-
Việt Nam Từ Trên Cao
Việt Nam Từ Trên Cao
Trước đây Cao Kỳ Nhân làm việc tại 1 công ty kiến trúc của nước ngoài, nhưng kể từ lúc cầm máy ảnh trên tay anh đã nhận ra đây mới là đam mê thực sự.
Andy Van
Được đi đây đi đó, chụp lại những cảnh đẹp của quê hương đất nước, tìm hiểu văn hóa của từng vùng miền đó là những trải nghiệm tuyệt vời. Kể từ đó, chàng trai trẻ đã quyết định chọn nhiếp ảnh là con đường mà mình tiếp tục sẽ đi.
Việt Nam có nhiều cảnh đẹp và văn hóa vô cùng phong phú. Nơi đâu cũng có vẻ đẹp rất riêng, rất đặc sắc. Là người đam mê nhiếp ảnh nên khi chụp được một tác phẩm đẹp và được mọi người ghi nhận là một niềm hạnh phúc vô cùng đối với Nhân.
Để chụp được một bức ảnh đẹp là không dễ dàng gì. Phải thức khuya, dậy sớm, lọ mọ cả đêm hôm để đi chụp ảnh. Đôi khi để canh chờ khoảnh khắc đẹp Nhân phải nằm vùng nơi đó trong 1 thời gian dài mới có thể chụp được 1 bức ảnh ưng ý.
Chia sẻ với phóng viên, Kỳ Nhân nói: “Đi chụp ảnh trước là để trải nghiệm, để ngắm cảnh đẹp, tìm hiểu văn hóa của từng vùng miền. Và sau đó là muốn khoe với mọi người rằng: Quê hương tôi đẹp tuyệt vời!”
Chùm ảnh Việt Nam nhìn từ trên cao là những bức ảnh tinh túy nhất được Cao Kỳ Nhân chọn lọc ra trong hàng trăm bức ảnh được chụp trải dài từ Bắc vào Nam trong gần 3 năm qua.
Mùa lúa chín ở Phong Nậm, Cao Bằng. Nơi đây có địa hình với núi non trùng điệp, có thung lũng vàng ươm khi mùa lúa chín và con sông Quây Sơn xanh biếc chảy quanh ôm các ngọn núi.
Tại Y Tý, Lào Cai khi mùa nước đổ về các ruộng bậc thang cũng là lúc những người nông dân bắt đầu vào mùa lúa mới.
Khoảnh khắc sương bao phủ tuyệt đẹp trên những đồi chè Mộc Châu.
Tam Cốc, Ninh Bình luôn rực rỡ vào mùa lúa chín. Những ruộng lúa chín vàng trải dài theo con sông Ngô Đồng .
Người nông dân đang chăn trâu tại 1 hồ nước ở Huế, tạo nên 1 vẻ đẹp như 1 bức tranh quê đầy dung dị.
Mảng màu tương phản khi ngắm nhìn Làng chài Dốc Lết, Khánh Hòa từ trên cao
Sóng sương kỳ lạ và trải dài khắp núi đồi Gia Lai.
Rừng dừa nước nằm dưới cầu Cửa Đại, thuộc sông Thu Bồn, Hội An.
Mỗi năm từ tháng 4 đến tháng 8 là mùa biển đẹp nhất của Phú Yên, và cũng là mùa đánh bắt cá cơm nơi đây. Những chiếc lưới khổng lồ tạo ra nhiều hình thù đẹp mắt khi chụp ảnh từ trên cao.
Cây cô đơn nằm nổi bật trên 1 ruộng đất đỏ vừa mới được cày xới tại huyện Bác Ái, Ninh Thuận
Sương phủ 1 cách huyền ảo trên những ngọn núi đồi hùng vĩ ở B’lao, Bảo Lộc, Lâm Đồng.
Ruộng muối Long Điền, Bà Rịa – Vũng Tàu có thể nói là 1 trong những ruộng muối đẹp nhất Việt Nam.
Mây mờ che phủ tòa nhà cao nhất Việt Nam – Land Mark 81, thành phố Sài Gòn
Vương quốc gạch gốm Mang Thít của Vĩnh Long có thể nói là 1 di sản văn hóa độc đáo của Vĩnh Long nói riêng và Việt Nam nói chung.
Cánh đồng ngập vàng lúa chín tại Tà Pạ, An Giang luôn đẹp rực rỡ vào mỗi mùa lúa chín.
Lam Giang; ảnh: Cao Kỳ Nhân
-
19 LOẠI CHIM CÓ THỂ BẠN CHƯA BAO GIỜ THẤY
19 LOẠI CHIM CÓ THỂ BẠN CHƯA BAO GIỜ THẤY
1. The Secretary Bird
2. Victoria Crowned Pigeon
3. The Harpy Eagle
4. Cock of the Rock
5. Blue Tailed Tit
6. Inca Tern
7. Strawberry Finch
8. Taiwan Blue Magpie
9. Mountain Blue Bird
10. South Philippine Dwarf Kingfisher
11. Blue Crowned Pigeon
12. Sword-Billed Hummingbird
13. The Black-Throated Bushtit
14. Crested Duck
15. Malaysian Large Frogmouth And Her Baby
16. Plate-Billed Mountain-Toucan
17. Mandarin Duck
18. Grandala
19. Bearded Reedling
-
Hình ảnh Đệ nhị Cộng hòa Việt Nam (1967-1975)
-
Bộ ảnh sinh hoạt của người Bình Dương xưa dưới thời Pháp thuộc
Bộ ảnh hiếm về cuộc sống sinh hoạt của người Bình Dương xưa dưới thời Pháp thuộc
Tỉnh Bình Dương ngày nay là một phần của tỉnh Thủ Dầu Một xưa. Tỉnh Thủ Dầu Một được thành lập tháng 12/1899, tách từ tỉnh Biên Hòa. Tháng 10/1956, tỉnh này được giải thể để thành lập tỉnh Bình Dương và một phần tỉnh Bình Long.
Khu chợ của thị trấn Thủ Dầu Một, tỉnh lỵ của tỉnh Thủ Dầu Một thời thuộc địa, ngày nay là thành phố Thủ Dầu Một trực thuộc tỉnh Bình Dương.
Một dãy phố buôn bán ở chợ Thủ Dầu Một thập niên 1920
Thời điểm này chưa có điện, mỗi góc chợ có một trụ đèn đường chiếu sáng bằng đèn dầu, có dây treo vào ròng rọc để hạ xuống thắp đèn mỗi tỗi hay để châm dầu. Ở cuối đường có mái nhà hình bát giác là chợ cá, phía sát bờ sông
Gánh hủ tiếu bán rong ở chợ Thủ Dầu Một thập niên 1920
Người dân mua bán ở bến đò chợ Thủ Dầu Một thập niên 1920
Những chiếc quang gánh thân thuộc của người Việt xưa nay hiếm còn thấy trên phố
Những chiếc lu khạp đặc trưng của vùng đất Thủ xưa nay – Hình chụp thập niên 1920
Bến phà cạnh chợ cá Thủ Dầu Một, chữ BAC trên biển hiệu, trong tiếp Pháp “BAC” có nghĩa là phà, đò ngang.
Thuyền chở hàng trên sông thập niên 1900
Con đường dọc bến sông thập niên 1920, có lẽ là đường Bạch Đằng ngày nay?!
Một bức ảnh khác chụp bến sông này
Một ngôi trường ở Thủ Dầu Một thập niên 1920
Một con đường rải nhựa ở Thủ Dầu Một thập niên 1920
Đường từ Thủ Dầu Một về Sài Gòn thập niên 1920
Doanh trại Vassoigne của quân đội Pháp tại Thủ Dầu Một thập niên 1920, trước 1975 là trường Công Binh của QLVNCH, ngày nay là trường Công Binh Bình Dương
Những dãy nhà kiên cố được xây theo kiến trúc Pháp của khu doanh trại
Giờ thể dục của học sinh trường Thiếu Sinh Quân trong khu doanh trại
Chùa bà Thủ Dầu Một thập niên 1920
Một ngôi nhà có kiến trúc độc đáo ở Thủ Dầu Một
Toàn cảnh đình Bà Lụa xưa
Nhà của một ngư dân Thủ Dầu Một.
Một cây cầu bắc qua sông ở làng Hưng Định, Thủ Dầu Một thập niên 1920
Một người dân đội nón lá đi qua cầu
Chợ Lái Thiêu ở quận Lái Thiêu, tỉnh Thủ Dầu Một.
Chợ Lái Thiêu thập niên 1920 nằm sát bến sông
Lái Thiêu thập niên 1920 là một vùng đất giao thương sầm uất
Phát gạo cho người dân bản xứ trong nạn đói năm 1911 tại Đình Thủ Dầu ở Lái Thiêu
Xưởng vẽ tranh kính ở Lái Thiêu.
Xưởng nhuộm của dân địa phương tại Lái Thiêu.
Lò sản xuất đường mía ở Lái Thiêu.
Bỏ mía vào máy ép để lấy nước cốt mía làm đường
Chiếc máy ép mía thô sơ này hoạt động nhờ sức kéo của hai con trâu và một em bé ngồi trên trục quay để điều khiển. Mái nhà xưởng lợp ngói được dỡ ngói ra cho chiếu sáng vào chiếc máy, có lẽ để đủ ánh sáng chụp hình chi tiết, vì vào thời gian này chưa có điện ở đây và phim chụp còn là loại dùng hoá chất (gélatino-bromure) bôi lên kính.
Khu đồn điền trồng dứa ở Lái Thiêu.
Đồn điền mía và đường sắt ở tỉnh Thủ Dầu Một năm 1946.
Bến sông tại làng nghề gốm ở Lái Thiêu.
Một tòa nhà hành chính ở Lái Thiêu.
Cảnh họp chợ tại một ngôi làng ở Lái Thiêu.
Chùa Cô Hồn 1918, hiện nay là khu vực trường THCS Phú Cường, P.Phú Cường, TDM (?!)
Nguồn: Mạnh Hải Flickr
-
30 tấm ảnh màu đẹp nhất của đường phố Saigon thập niên 1960
30 tấm ảnh màu đẹp nhất của đường phố Saigon thập niên 1960
Bộ ảnh màu chọn lọc với những hình ảnh đẹp nhất của Sài Gòn trong thập niên 1960, đã cách đây trên dưới nửa thế kỷ. Dưới mỗi hình đều có chú thích địa điểm và thời điểm chụp ảnh.
Sài Gòn thời điểm này đang trải qua nhiều khó khăn, chịu áp lực nặng nề của cuộc chiến. Các vùng ven vẫn rất phức tạp và nghèo nàn. Tuy nhiên các vùng trung tâm của thành đô vẫn rất náo nhiệt, phồn hoa, xứng danh tên gọi “Hòn ngọc viễn đông”.
Đây là tuyển chọn hình ảnh phần 12, độc giả có thể xem lại 11 phần khác trong link ở cuối bài viết này.
Bến Bạch Bằng năm 1965 với các tàu chiến trên bến sông.
Bệnh viện Grall trên đường Gia Long năm 1965, nay là Lý Tự Trọng. Bệnh viện này ngày nay là BV Nhi Đồng 2.
Vào mùa mưa năm 1964, sét đánh gãy mất 1 tháp chuông. Hình này là năm 1965, khi đang sửa lại tháp.
Ngã 6 Phù Đổng năm 1965-1966 khi chưa có tượng Phù Đổng Thiên Vương.
Nhà thờ Thánh Jeanne d’Arc trên đường Hùng Vương năm 1966
Tòa Đô Chánh 1966
Đường Võ Tánh năm 1966, nay là đường Nguyễn Trãi
Đôi tình nhân trên đường Hồng Thập Tự năm 1967 (nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai). Bên tay phải là Cercle Sportif, sau 75 là Cung văn hóa Lao Động số 55 NTMK.
Dinh Gia Long trên đường Gia Long năm 1967, nay là Bảo Tàng Thành Phố trên đường Lý Tự Trọng.
Tượng đài “Tổ quốc – Không gian” phía trước Tòa Đô chánh, khách sạn REX. Năm 1967, trong đợt xây dựng các tượng đài biểu trưng của các binh chủng, Không quân đã cho dựng nên một tác phẩm điêu khắc kỷ hà để nói lên tinh thần bảo vệ vùng trời và Tổ quốc.
Biển quảng cáo trước ga xe lửa cũ, gần chợ Bến Thành năm 1967
Công trường Lam Sơn năm 1967 trước Hạ Nghị Viện.
Hình ảnh rất phong độ của thanh niên Sài Gòn. Hình chụp ở đoạn giao lộ Lê Lợi – Nguyễn Huệ năm 1967.
Tòa Đô Chánh 1967
Tòa Đô Chánh 1967
Đại lộ Nguyễn Huệ năm 1967
Bến Bạch Đằng 1967
Góc chụp từ đường Tự Do ra hướng sông Sài Gòn năm 1967. Chóp nhọn là của tòa nhà Saigon Palace ở góc Tự Do – Ngô Đức Kế.
Đại lộ Nguyễn Huệ năm 1967
Sài Gòn 1967
Saigon by night. Đại lộ Nguyễn Huệ về đêm
Thương xá TAX
Tòa Đô Chánh năm 1968. Nhà bên phải có một ống rất to. Đó là ống thông rác của các tầng. Cư dân sẽ bỏ rác từ trên để rác đi thẳng xuống thùng rác lớn hứng bên dưới.
Đại lộ Lê Lợi đông đúc xe cộ năm 1968
Góc Lê Lợi – Công Lý. Bên phải là cư xá Tam Đa năm 1968
Trên đường Hai Bà Trưng năm 1969, sau lưng Hạ Nghị Viện. Nhà mái ngói bên phải là xưởng sản xuất a’ phiện.
Đại lộ Thống Nhất năm 1969, đường đến Dinh Độc Lập.
Đường Tổng Đốc Phương năm 1969, nay là đường Châu Văn Liêm
Tòa Đô Chánh 1969, bồn phun nước vòng xoay Bồn Kèn
Đại lộ Nguyễn Huệ, nhìn ra bến Bạch Đằng.
-
Bộ ảnh Việt Nam xưa cách đây 100 năm
Bộ ảnh Việt Nam xưa cách đây 100 năm
Những bức ảnh hiếm còn sót lại dưới đây sẽ giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời các bạn cùng xem.
▼ Một chợ bán lợn ở Bắc Kỳ, ảnh chụp đầu thế kỷ 20.
▼ Tứ đại mỹ nhân Hà thành, ảnh chụp năm 1930.
▼ 2 cậu bé ở Bắc Kỳ được giao nhiệm vụ đạp guồng bơm nước vào ruộng, ảnh chụp đầu thế kỷ 20.
▼ Sông Tam Bạc, Hải Phòng, ảnh chụp khoảng năm 1910.
▼ Cảng Hải Phòng nhìn từ trên cao, ảnh chụp 1931.
▼ Những em bé đang bắt cá ở bãi đá, Đồ Sơn, Hải Phòng, ảnh chụp đầu thế kỷ 20.
▼ Người Việt bản địa Nam Kỳ chăm sóc cá sấu trong vườn thú ở Mỹ Tho, ảnh chụp năm 1912.
▼ Người Hoa đang nhổ lông vịt ở chợ lớn Nam Kỳ, ảnh chụp khoảng 1920.
▼ Một cụ bà bán hàng rong ở Nam Kỳ, ảnh chụp đầu thế kỷ 20.
▼ Người nông dân ở Tây Ninh, Nam Kỳ, ảnh chụp đầu thế kỷ 20.
▼ Đầu kéo chạy hơi nước vận chuyển mía ở Tây Ninh, Nam Kỳ, ảnh chụp năm 1915.
▼ Một con đường làng ở Thủ Đức, Nam Kỳ, ảnh chụp năm 1909.
▼ Những phụ nữ đang quay tơ dệt vải ở Ba Tri, Bến Tre, Nam Kỳ, ảnh chụp khoảng 1900-1920.
▼ Một tiệm giặt khô ở Lái Thiêu, Nam Kỳ, ảnh chụp đầu thế kỷ 20.
▼ Săn cọp.
▼ Một người đánh xe ngựa mặc áo tơi ở Sài Gòn, ảnh chụp năm 1930.
▼ Những em bé ở Sài Gòn, ảnh chụp đầu thế kỷ 20.
▼ Hồ Con Rùa – chụp từ tháp chuông nhà thờ Đức Bà đầu thế kỷ 20.
▼ Trẻ em hái lá dâu tằm ở Ba Tri, Bến Tre, ảnh chụp khoảng 1900-1920.
Nguồn: Dkn.tv
-
Thu nhớ
Mùa hè năm nay, cũng có những ngày nóng bức, nhưng vẫn có những ngày bầu trời sương mù giăng mắc, và chen lẫn một không gian, lành lạnh như mùa thu. Phải nói rằng mùa hè năm nay, trên vùng trời Thung Lũng Hoa Vàng, miền Bắc California, thật dễ chịu hơn mọi năm. Nhìn ngày tháng hôm nay, đã bước vào trung tuần tháng 9, có nghĩa là Tết Trung Thu, các hộp bánh trung thu, những lồng đèn, mang nhiều màu sắc, đã bày bán khắp nơi. Mùa thu đã trở về trên Thung Lũng Hoa Vàng, mùa thu là mùa của yêu thương, lãng mạn, mùa của thi nhân, mở rộng cõi lòng để viết nên những vần thơ thật trữ tình và lãng mạn. Tình yêu chính là nơi chốn bình an, là sức mạnh để thi nhân trải rộng tâm hồn qua những vần thơ lãng mạn, về mùa thu.
Cảm nhận từ những ngày mở đầu cho mùa thu năm nay, tôi ngẫu hứng viết hai bài thơ, (tình thơ viết cho mùa thu). Xin chia sẻ cùng các bạn, đọc cho vui, biết đâu những ngôn từ của thơ, sẽ làm cho tâm hồn chúng ta, có một chút nào đó rung động bởi mùa thu.
Chúc các bạn một mùa thu thật bình an, một tâm hồn thênh thang rộng mở, đón nhận tràn đầy niềm vui.
Trân trọng
Lê TuấnThu nhớ
Thu vàng gió nhẹ lá bay
Cho người vương vấn, tràn đầy nhớ thương
Mây trời mờ ảo khói sương
Thu vừa chạm ngõ cung đường lãng du.Nỗi buồn đâu phải mùa thu
Giăng sầu nỗi nhớ, tương tư bên nàng
Thương cho thân phận nhân gian
Nhớ nhau xin gửi mây ngàn bay xa.Nhắn người, hãy nhớ tình ta
Em về giữ lấy lụa là phấn son
Thế nhân bầy cuộc vuông tròn
Để cho thu nhớ, lối mòn tình xưa.Lê Tuấn
Một thoáng buồn chiều thu
Cỏ buồn lá cũng héo hon
Thu về bày cuộc vuông tròn hóa thân
Em về mỏi bước tần ngần
Phấn son che dấu bụi trần bơ vơTa về lạc bước trong thơ
Xa xăm nỗi nhớ còn chờ đợi nhau
Dấu chân, lá cuốn theo sau
Chiều thu man mác niềm đau bóng tà.Sớm mai em mở cổng ra
Thấy trong cổ tích như là chiêm bao
Ngoài sân hoa cỏ xôn xao
Lá thu lay động vẫy chào nắng mai.Ta về quên dấu hình hài
Mai sau còn lại chút tài văn thơ.Lê Tuấn
-
Stand with Hongkong
-
Đại hội Nhạc Truyền thống tại Nam California
Đại hội Nhạc Truyền thống tại Nam California
-
Thế giới đón mừng năm mới 2019
Thế giới đón mừng năm mới 2019