Âm Nhạc,  Thơ,  TRANG TƯỞNG NIỆM THÁNG TƯ ĐEN,  Văn,  Văn Thơ Lạc việt,  Video

VTLV TRANG THƠ VĂN NHẠC – TƯỞNG NIỆM THÁNG TƯ ĐEN – CAO MỴ NHÂN – ĐỖ DUNG – TUYẾT PHAN – VÕ ĐẠI TÔN – MINH THÚY – PHƯƠNG HOA – LÊ XUÂN NHUẬN – Và NHIỀU VĂN THI NHẠC SĨ VTLV Cùng Thân Hữu.

RETURN THE TRUTH ABOUT THE AIRCRAFT CASE ON SATURDAY AFTERNOON, APRIL 20, 1974 AT PHU BAI AIRPORT, HUE,

49 YEARS…APRIL IS AGAIN

Air Hijacking in April 1974 in Hue – Nguyen Phuc Lien Thanh

Le Xuan Nhuan would like to temporarily answer 2 points:

1–             At that time, throughout the Republic of Vietnam, it was difficult to find a North Vietnamese Communist flag (red flag with yellow star, of the Democratic Republic of Vietnam) because the Communist Party thoroughly implemented present the guise that “national forces in the South automatically stood up against the Republic of Vietnam regime, but the Communist Party of Vietnam did not intervene in South Vietnam”; Therefore, Lien Thanh and the National Police of Thua-Thien/Hue could not find a single communist flag. When the plane drove slowly into Phu Bai airport headquarters, the hijacker clearly saw that there was no communist flag, meaning that Dong-Hoi airport did not belong to the Communist North, so he detonated the bomb. grenades.

2-             The Air Vietnam aircraft in this case is a Douglas C-54A (XV-NUM), 4-pinner, or DC-4, with a height of 27ft 6in (8.38 meters), from the ground to the doorstep. Getting into the plane is very high. The plane stops but there are no stairs up/down, making it difficult to easily jump into the plane like in a movie.

DC-4.JPG

Very high view of Douglas R5D-2.jpg

Footnote: In the evening of the same day, Air Vietnam took another plane to Phu Bai, with 2 passengers, Lieutenant Colonel Trinh Van Ca (Head of E-2, aka Director of Counter-Intelligence and Internal Affairs, directly under Colonel Huynh Thoi Tay, Head of the Central Special Branch); together with Lieutenant Colonel Tran Phuoc Thanh (formerly Director of the Central-Nguyen Trung-Phan National Police Department, now Chief of Security Department of the Vietnam Civil Aviation Department.

3-             I briefly presented everything I had done, then together with Major Ngo Phi Dam (Chief F, Chief of Operations of my E-6) boarded the Allied Friend’s helicopter to fly back. Da-Nang because it was already dark.

4-             A few days later, while working at the Central Special Police Branch, I met and talked privately with Lieutenant Colonel Trinh Van Ca. He told me that Major Truong Cong An (Chief F, Chief of the Thua-Thien/Hue Special Police Department, privately confessed to him that in the recent “no shortage” incident, the Police outside That time, we could not find a single North-Vietnamese Communist flag to use in the plan to disguise Phu-Bai as Dong-Hoi.

5-             Returning to my assignment, I went to Hue to meet Major An privately, and An also confessed the same to me.

6-             As for the difference between Gia-Lam airport and Dong-Hoi airport, about a month later, Lieutenant Colonel Tran Phuoc Thanh, on a trip passing by my house, stopped by to visit me and tell me- It was revealed that Chief Pilot Duong Van Em decided on his own initiative that if he had to fly far, he would choose Dong-Hoi airport which is closer and smaller to avoid confusion because Gia-Lam is too big. The name Dong-Hoi thus entered the records of the astronaut world (although April was mistaken for February: February 20, 1974): https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_accidents_and_incidents_involving_the_Douglas_DC-4

As for Gia-Lam, the flight attendant named Hong, who from beginning to end walked closely and talked to the hijacker, answered my interview questions.

LE XUAN NHUAN

If you want to know more details, please read the memoir “The Central Region’s Chaos

LỜI DÂNG LÊN MẸ VIỆT NAM
(49 NĂM – LƯU VONG)

VÕ ĐẠI TÔN (Hoàng Phong Linh)
MẸ VIỆT NAM ơi
49 năm rồi
Áo con đã rách.
Còn sợi chỉ nào, từ nguồn thiêng huyết mạch
Cho con xin, vá lại áo Đời.
Con đã đi, đường gai góc mòn hơi
Xuyên rừng núi, mồ hôi pha trộn máu.
Về quê hương, nguyện lòng son chiến đấu
Nửa đường đi thành đêm tối lao tù.
Mười năm ôm hận nghìn thu
Lênh đênh chìm theo vận Nước.
Và hôm nay, vạn nẻo đường xuôi ngược
Con vẫn còn tiếp bước Cha Ông.
*
Bao nhiêu năm – Mẹ đã đau lòng
Nghe con khóc từ trùng dương sóng chuyển.
Huyền sử xưa năm mươi con theo Cha về biển
Giống Rồng Thiêng mở rộng cõi bờ.
Còn hôm nay vì hai tiếng Tự Do
Trăm ngàn thây vùi tan nơi vực thẳm.
Năm mươi con vượt rừng sâu muôn dặm
Theo Mẹ hiền – thơm nửa máu dòng Tiên.
Dựng quê hương hùng sử khắp ba miền
Nay Văn Hiến cằn khô cùng sỏi đá.
Những địa danh chôn xương tù gục ngã
Tên kinh hoàng, tủi nhục đến nghìn năm.
Hoàng Liên Sơn không nấm mộ con nằm
Cổng Trời nghe máu khóc.
Dã thú vờn quanh, xiềng gông, tang tóc,
Nghĩa “Con Người” thua chữ sắn khoai.
*
Bao nhiêu năm – em bán hình hài
Tìm miếng cơm manh áo.

Đại Hàn, Đài Loan, xông xáo
Mua em về làm món đồ chơi.
Năm nghìn năm dù nước lửa dầu sôi
Chưa bao giờ mẹ bán con vì đói.
Bầy trẻ thơ còm cõi
Bươi rác nghèo, rách rưới lang thang.
Nghe quanh mình loa vẫn thét “vinh quang”
Đường Tương Lai đá cũng tan thành lệ.
*
Bao nhiêu năm tưởng chào vui thế hệ
Ngẩng cao đầu, tay vói đến năm Châu.
Nhưng cội nguồn và đạo lý chìm sâu
Lo sáng tạo những đua đòi vật chất.
Mùi kim tiền thơm hơn bánh mật
Giấc mơ vàng : – mong thoát khỏi quê hương.
Thúy Kiều xưa, rơi sóng nước Tiền Đường
Nay viết lại thành Tiền Giang, phản động ! () Lũy tre xanh, cánh tay thần Phù Đổng Bao anh hùng dựng Nước thuở ban khai Còn lại đây hoang phế cả đền đài Tên Hùng Vương đành thua tên Bill Gates. ().
Túi càn khôn đã nghèo, thêm rỗng tuếch,
Văn Hóa này còn lại tiếng “bia ôm” !
*
Bao nhiêu năm – răng hổ đói đỏ ngòm
Luôn gầm thét, xé tươi hồn Dân Tộc.
Từ địa đạo ùn lên bao cơn lốc
Thành “đại gia” chễm chệ một phương trời.
Miệng “vô sản” toàn men rượu nồng hơi,
Tay “chuyên chính” ôm bao đầy châu báu.
Dinh thự nguy nga, dựng lên từ máu
Của nhân dân khổ hạnh một đời.
Người thương binh ngẩng mặt nhìn trời
Nghe tiếng khóc trong tiếng cười vang vọng.
Chiếc xe lăn bánh mòn, gãy gọng
Lê thân tàn về cuối hẻm đơn côi.
*

MẸ VIỆT NAM ơi
49 năm rồi, niềm đau quặn thắt.
Đã có bao người lửa lòng nguội tắt
Dĩ vãng quên rồi, hiu hắt tình Quê ?.
Lớp già nua mơ ước nẻo về
Không nhắm mắt, cuối đời lên tiếng nấc.
Còn tuổi trẻ hồn nhiên hoa mật
Nơi xứ người chấp nhận quê hương.
*
Nhưng một ngày mai :
Đường hoa nở hướng dương
Hành trình thôi cúi mặt.
Sẽ có những đàn con vòng tay siết chặt
Kéo mặt trời về lại phương Đông.
Tổ Quốc sẽ tươi hồng
Giữa hào quang Dân Tộc.
Cây Tự Do sẽ đâm chồi nẩy lộc
Lửa Nhân Quyền bừng sáng nẻo thâm u.
Mái trường vui thay thế chốn lao tù
Cho con học từ cội nguồn Nhân Bản.
Không kẻ nào được quyền mua bán\
Thịt da em, nguồn sống của Rồng Tiên.
Hồn Tổ Quốc linh thiêng
Đài cao về chiếm ngự.
Cuộc hành trình từ quê hương – viễn xứ –
Chuyển xoay thành trẩy hội hoa đăng.
Từ phương Nam tung vút cánh chim Bằng
Thành Rồng thiêng Đông Á.
Từ núi cao nghiêng mình ra biển cả
Rạng ngời soi hai chữ : VIỆT NAM.
*
Lời trần tình bao nhiêu năm
Con viết bằng tim máu.
Từ nỗi đau âm thầm chôn giấu
Kính dâng lên TỔ QUỐC hằng yêu.
Mỗi chữ-vần mong gói trọn một điều :
Từ Tâm Thức xin góp chung Hành Động.
Đại cuộc Toàn Dân ban con Lẽ Sống
Hiến dâng đời cho trọn nghĩa Quê Hương.

MẸ VIỆT NAM ơi
Dù gian lao xin tiếp máu Lên Đường
Cho con về với Mẹ.
Vững chân đi, qua trăm ngàn dâu bể
Được quỳ ôm từng mảnh đất quê Cha.
Phút cuối đời xin biến lệ thành hoa
Giữa triều vui Dân Tộc.
Trong lòng con : – Vĩnh hằng TỔ QUỐC
Huy hoàng Văn Hiến – Tự Do !.
VÕ ĐẠI TÔN. (Hoàng Phong Linh)
Ghi chú :

  • Văn Học – Trong kỳ thi tốt nghiệp trung học tại Việt Nam năm 2004, qua
    đề tài bình luận về truyện Kiều của Nguyễn Du, đã có nhiều thí sinh nộp bài
    viết : Thúy Kiều vì buồn chuyện gia đình đã tự vận tại sông Tiền Giang, may
    nhờ một nữ cán bộ cộng sản vớt lên, cải tạo tư tưởng phản động, Thúy Kiều
    giác ngộ, xin được kết nạp vào dảng.
  • Lịch sử – Trong cuộc thăm dò ý kiến sinh viên các trường đại học ở Việt
    Nam về các vĩ nhân thế giới và dân tộc, đa số sinh viên đều tuyển chọn Bill
    Gates làm thần tượng số 1 của giới thanh niên hiện nay trong nước.

THƠ  XƯỚNG – HỌA

KHÓC SAIGON

Hốt hoảng chìm trong lửa bạo tàn

Sài Gòn run rẩy chít khăn tang

Người đi cách biệt, sầu câm nín

Kẻ ở chia tay tiếng khóc than

Rừng thẳm chiều buông,  cải tạo

Mồ hoang vạn nấm lệ dâng tràn

Bắc Nam cùng giống, sao thù hận?

Trách nhiệm về ai hỏi thế gian ?

Mặc Khách (1975)

THÁNG TƯ NĂM ẤY (Bài Họa)

Tháng Tư năm ấy bởi tham tàn

Hòn Ngọc Viễn Đông đau đớn tang

Kẻ bước hồn thương còn bịn rịn

Người ngồi tim thảm vẫn sầu than

Thân nhân dương thế bặt tin tới

Cải tạo cõi âm khiến lệ tràn

Cộng sản chủ trương gieo độc ác

Giặc Hồ qủy đỏ chốn dân gian

Doãn Thường, 22-4-2019

KHÓC SÀI GÒN (Bài Họa)

Cứ nghĩ rằng sau cuộc chiến tàn

Nỗi đau cả nước được phi tang

Sái Gòn hướng tới xây hưng thịnh

Hà Nội vươn lên xóa oán than

Từng bước thực thi dân chủ khắp

Mỗi nơi bày tỏ ấm no tràn.

Chằng ngờ rặt thấy trò man rợ,

Chú phỉnh mà thôi, toàn dối gian !

Thái Huy

CUỘC CHIẾN TÀN (Bài Họa)

Giặc đến thành đô cuộc chiến tàn

Trời Nam ảm đạm một màu tang

Lìa cha lạc mẹ lời ta thán

Nát cửa tan nhà tiếng oán than

Phụ tử chia ly dòng thảm đượm

Phu thê cách biệt giọt sầu tràn

Quân dân cán chính đời cay đắng

Bởi lũ cai tù quá ác gian

Đinh Tường

HẬN TIẾC THÀNH DÔ (Bài Họa)

ĐỌC XUÔI:

Đô thành tiếc hận khóc canh tàn,

Việt tộc cùng chia lệ tóc tang.

Mồ mả tỏ tiên đành xới bỏ,

Vợ chồng con trẻ khóc buồn than !

Nô vong* tủi nhục thân dầu dãi,

Khổ luỵ thương đau máu chảy tràn !

Bờ cõi nước non sầu rẽ bán…

Hồ quân rõ ác tặc tà gian !

ĐỌC NGƯỢC:

Gian tà tặc ác rõ quân hồ,

Bán rẽ sầu non nước cõi bờ.

Tràn chảy máu đau thương luỵ khổ,

Dãi dầu thân nhục tủi vong nô.

Than buồn khóc trẻ con chồng vợ,

Bỏ xới đành tiên tổ mả mồ !

Tang tóc lệ chia cùng tộc Việt…

Tàn canh khóc hận tiếc thành đô !

Liêu Xuyên

TẠ TỪ MẸ

 Đêm vẫn vô tình cơn gió lạnh

Gió mang rét buốt buổi tàn đông

Men theo khe cửa lùa vào Mẹ

Làm buốt tim con xót xa lòng

Đêm vắng lặng mơ hồ thăm Mẹ

Đôi tay khô hốc cánh tay gầy

Bước đi nghiêng ngã thân tàn tạ

Con sợ Mẹ buổn chẳng dám lay

Con bất hiếu không ngày phụng dưỡng

Bao năm xa Mẹ tuổi còn thơ

Hồn nỗi trôi bên bờ sinh tử

Đời trai chinh chiến chẳng được nhờ

Căn nhà nhỏ từ đây trống vắng

Con mãi rừng sâu khuất tuổi xanh

Đã bao năm mỏi mòn lao khổ

Sống qua ngày hơi thở mong manh

Đêm dần tàn gịó mùa rét mướt

Giấc mơ buồn nhớ Mẹ lệ tuôn

Thăm Mẹ lần cuối con từ tạ .

Nếu không còn gặp, Mẹ đừng buồn !

Mặc Khách

         (  Đêm trong tù 1982 )

MỒ CHÔN TUẤN KIỆT

(Chiến tranh_Ngục tù)

Áo rách thay hòm chôn xác bạn

Nghìn năm còn mãi lệ xót xa

Lòng dân run sợ hồn ta thán

Gió hú oan hồn tiễn thây ma

Hồn dật dờ nương theo làn gió

Chập chờn bay về cõi hư vô

Rừng âm u cất lời ma quái

Giữa đêm khuya xào xạc đáy mồ

Rừng sâu vùi chôn bao tuấn kiệt

Nơi đọa đày Cải Tạo cùm gông

Họ, những Anh hùng Thế hệ trẻ

Xếp bút nghiên trên dưới đôi mươi

Vì Giang sơn Tổ Quốc Miền Nam

Xông pha trận chiến giữ lòng trung

Giờ vùi thây rừng sâu nước độc

Cho người đào tẩu sống yên vui

Những hình ảnh bi hùng còn mãi

Từng thây người cản bước xâm lặng

Người giàu sang quyền cao chức trọng

Cùng nhau trốn chạy mặc tàn quân

Tôi ước mong trái tim ngưng đập

Cho hồn nhẹ bước muôn nơi

Bay theo mây hòa cùng với gió

Quên, quên đi thống khổ kiếp người !

Mặc Khách

(U.Minh 1981)

Theo Dòng Nước Xoáy

Đỗ Dung

1-Mưa xối xả như giận dữ trút nước xuống thành phố, thỉnh thoảng sấm sét đì đùng và những lằn chớp ngoằn ngoèo trên không. Cu Chou nép mình trong lòng mẹ ngủ ngon lành. Ngọc ôm chặt thằng bé như cố gắng che chở con, mắt mông lung nhìn qua cửa sổ. Những chùm bông giấy tím trên bờ tường rào run rẩy và cây bông sứ như đứng oằn mình chịu đựng cơn dông. Nhìn khuôn mặt ngây thơ của con, hai dòng lệ ứa ra rồi nàng dụi mặt vào người con, thút thít khóc. 

Chiều hôm ấy, khi đi làm về, Khương buồn bã, chẳng nói năng gì, cất cặp sách, thay quần áo rồi ngồi thừ ra suy nghĩ, chẳng thiết đến bữa ăn. Thấy không khí nghiêm trọng Ngọc không dám lên tiếng, đợi đến tối sẽ gạn hỏi cho ra nhẽ. 

Buổi tối, sau khi cơm nước, dọn dẹp xong, hai vợ chồng đang sửa soạn cho con đi ngủ thì tiếng chuông cửa reo. Mở cửa ra, sáu người trong quân phục với súng ống lăm lăm, đứng ngay trước cổng. Ngọc hoảng hốt, sợ hãi không biết tai ương nào sắp giáng xuống gia đình nàng đây. Khương ra mở cổng, sáu người bộ đội tràn vào, dàn trận như đang hành quân bố ráp, bốn người súng AK cặp nách, hai người súng ngắn trên tay. 

Mấy người mang súng AK ngừng lại ngoài sân.  Hai người bộ đội có vẻ như cấp chỉ huy bước vào phòng khách cùng vợ chồng Khương, hỏi tên và một số chi tiết về cá nhân chàng rồi nói như ra lệnh: 

– Mời anh theo chúng tôi về Ủy Ban Quân Quản làm việc. 

Ngọc cuống quýt: 

– Thưa các anh, các anh cho địa chỉ để sáng nhà tôi lên trình diện các anh được không? 

Người ấy lạnh lùng: 

– Chúng tôi được lệnh đưa anh đi ngay. Khẩn trương lên! 

Trong khi Khương vào thay quần áo, Ngọc lấy một túi vải sắp một bộ đồ mặc nhà, một áo lạnh và một số vật dụng vệ sinh như bàn chải đánh răng, khăn mặt … cho chồng.  Nàng nghĩ nhỡ Khương phải ở lại qua đêm. 

Nhìn chồng đi giữa những người bộ đội, bước lên chiếc xe bít bùng, dù không bị còng tay nhưng cũng bị áp giải như tội phạm, Ngọc bàng hoàng, thảng thốt. Đang đêm khuya, nhà không có phương tiện để liên lạc với bên ngoài, Ngọc điếng người vì sợ hãi.  Cả đêm nàng không ngủ, nằm ôm con, miệng lâm râm niệm Phật và mong trời mau sáng để chạy về nhà mẹ hay nhà chị Lan, để rúc vào lòng mẹ hay lòng chị mà khóc, mà kể lể, mà tìm sự chở che. 

2-Sáng sớm tinh mơ, chị Lan đang đảo đều nếp với khoai mì trong chõ, sửa soạn cho mỗi người một chén đầy xôi khoai mì trộn chút muối mè-đậu phộng cho chắc bụng trước khi người đi học, kẻ đi làm. Nhìn chõ xôi chị bất giác thở dài, trưa hôm qua sau khi được gọi ra xếp hàng ở tổ dân phố để mua thực phẩm, chị vác về một bao khoai mì, khoai lang mà ngán ngẩm. Khoai lang đã nhiều chỗ bị sùng, khoai mì sắp chạy chỉ. Chị phải bỏ nguyên buổi tối ngồi gọt vứt những chỗ hư, chừa lại một ít nấu ăn ngay ngày sau, chỗ còn lại sắp vào cái mẹt lớn, định phơi khô để sẽ độn với gạo nấu ăn dần. Anh Luận, chồng chị, sĩ quan cấp tá đã đi trình diện học tập, tưởng một tháng thì về mà đến nay đã hơn một tháng vẫn bặt vô âm tín. Nhìn đàn con dại, bốn đứa từ 10 đến 16 tuổi, đang sức lớn, cơm chẳng đủ mà ăn, tương lai mờ mịt, biết sẽ về đâu. 

Bỗng tiếng đập cưả rồi tiếng Ngọc như rên rỉ: 

– Chị Lan! Chị Lan ơi…! 

Thằng Chương, con trai lớn nghe tiếng dì, chạy vội ra đỡ chiếc xe đạp mini của Ngọc, bế cu Chou đang phụng phịu vì còn ngái ngủ vào nhà. Ngọc như đổ ập vào người chị, tiếng nói đứt quãng qua tiếng nấc uất hận, nghẹn ngào: 

– Đêm hôm qua… người ta… đến nhà em… bắt anh Khương đi rồi… chị ơi… 

Nói xong nước mắt Ngọc tuôn ra như suối, ướt đẫm vai áo chị Lan. 

– Cả đêm qua em không ngủ được phải không? Thôi vào đây nằm nghỉ, chị pha cho em ly sữa nóng, uống cho khỏe, em hãy ngủ một giấc cho lại sức. Ốm đau lại khổ! Từ từ… ta tính! 

Nói để vỗ về, an ủi em nhưng hai dòng lệ cũng chảy dài qua khoé mắt chị Lan. 

Một đêm thức trắng vì sợ hãi, qúa mệt mỏi nên sau khi uống ly sữa nóng, Ngọc nằm ngay xuống chiếc đi văng trong phòng khách nhà chị ngủ thiếp đi. Nhìn nét mặt mệt mỏi của cô em út, chị Lan thở dài.  Con bé được cưng chiều từ nhỏ, cả nhà yêu thương vì Ngọc xinh xắn, học giỏi và ngoan ngoãn. Khi lập gia đình lại gặp nơi tử tế, chồng quý, chồng cưng… Thế mà giờ đây gặp cơn bão tố thế này. Thật tội cho em. 

Hôm nay không có giờ dạy, Lan rút một tờ giấy trắng viết đơn cáo bịnh xin nghỉ hai ngày để ở nhà giúp Ngọc. Chị đưa lá đơn cho Chương, dặn con khi đi học nhớ ghé qua trường của mẹ nộp cho mẹ. Đợi Ngọc thức dậy Lan sẽ cùng em sang báo tin cho bố mẹ nàng, báo cho bên nội thằng cu Chou. 

3-Cụ Tham Minh đang cầm cây chổi lông gà phủi bụi trên những khung ảnh Ông Bà bầy trên bàn thờ bằng gỗ cẩm lai vẫn còn được đặt trang trọng trong phòng khách.  Nghe tiếng bi bô của thằng bé con, cụ quay lại, hai cô con gái đang dắt tay thằng bé bước lên thềm. 

– Bố ạ! 
– Hai chị em có việc gì mà rủ nhau sang đây sớm thế? 

Lan ngập ngừng: 

– Thưa bố… Chú Khương bị bắt đêm hôm qua. 

Cây chổi lông gà rơi tuột khỏi tay, cụ bước vội đến chiếc tràng kỷ ngồi phịch xuống: 

– Kể cho bố nghe, sự việc thế nào? 

Lan thay Ngọc kể lại những diễn biến xảy ra tại nhà Ngọc hôm qua trong khi Ngọc ngồi bên tủi thân ôm con rấm rứt khóc. 

Mặt cụ ông như sạm lại, cụ không biết nói sao. Năm nay cụ đã hơn bảy chục tuổi, suốt đời hai cụ đã lo nuôi dạy bầy con sáu đứa đến lớn khôn, học hành thành đạt. Tưởng rằng hai cụ sẽ được hưởng những ngày tháng bình yên tuổi già, vui với mấy chậu kiểng ngoài sân, thỉnh thoảng con cháu về thăm hay có nhớ con nhớ cháu thì cụ chỉ cần ra đường vẫy chiếc xích lô là có thể đến với chúng nó. 

Bây giờ hai người con trai của cụ nhà bị niêm phong từ 30/4 đến nay.  Chưa biết hai gia đình đó sống chết thế nào, có đi được đến nơi, đến chốn hay không. Hai cô con gái kẹt lại, cô lớn chồng đi cải tạo không biết ngày về, cô út chồng bị áp giải đi thế này. Đúng là tai trời ách nước. Vận mệnh con người phải nổi trôi theo vận mệnh chung. 

Cụ nghĩ đến Khương, anh con rể út hợp tính, hợp nết với cụ, một thanh niên cương trực, thẳng thắn, trong sạch, nặng lòng với quê hương. Những lúc giỗ tết, trong khi đàn bà con gái lo việc cỗ bàn dưới bếp Khương hay ngồi tiếp chuyện cụ, thân tình như con trai. Anh kể cho cụ về những ngày anh mới chân ướt chân ráo đến Paris, kinh thành ánh sáng, còn ngơ ngác hoang mang đã bị những cán bộ CSBV níu kéo mua chuộc bằng những phương pháp rất tinh vi. Những thành phần quốc gia nhưng thiên tả cũng có rất nhiều, họ thu phục đám thanh niên nhẹ dạ, dời quê hương khá lâu và không am tường về hiện tình đất nước.  Trong khi nhân viên của toà Đại Sứ VNCH lại quá lơ là, không để ý đến cuộc sống, đến sinh hoạt của sinh viên du học. Khương còn kể với cụ rằng có lần anh đã cùng nhóm sinh viên thuộc phe VNCH chính thức đối đầu với nhóm cán bộ Cộng Sản. Sau đó phe Quốc Gia cũng mời anh vào hoạt động chính trị với họ nhưng anh đã từ chối. 

Mới đây, một anh bạn học cùng thời với Khương, về giảng dạy tại Trường Y khoa, đang âm thầm thành lập Mặt Trận Phục Quốc, có liên lạc và thuyết phục anh hợp tác. Anh đang phân vân giữa trách nhiệm với đất nước và trách nhiệm với gia đình. Bây giờ nghe tin này, cụ chưa biết mức độ nghiêm trọng cỡ nào. Khương bị bắt oan hay anh đã nhúng tay, hợp tác với tổ chức mà anh đã có lần kể với cụ. Nghĩ thương chàng rể lại xót xa cho con gái mình. Cụ chẳng biết nói sao, nhìn lên trần nhà, một con thạch sùng giương đôi mắt nhỏ, đen láy nhìn cụ như chia sẻ rồi tặc lưỡi, quẫy đuôi bò đi. 

Lan và Ngọc sửa soạn ra về thì cụ bà tay xách giỏ chợ bằng nilon có bó rau muống thò ra khỏi miệng giỏ, đẩy cửa bước vào đon đả: 

– Hai chị em sang chơi hả? Các con đến lâu chưa? 

Cụ như khựng lại: 

– Sao hai đứa mắt đỏ hoe thế này? Có chuyện gì vậy con? 

Như được khơi nguồn, Ngọc khóc nức nở, cụ bà chạy vội đến ôm cô con út. Ngọc được thể gục vào lòng mẹ tức tưởi. Cu Chou giương đôi mắt tròn xoe nhìn mọi người rồi cũng bật lên khóc oà. Sau khi nghe con kể rõ nguồn cơn cụ bà thở dài: 

– Hai chị em ở lại ăn cơm với bố mẹ, mẹ mới mua được miếng thịt thăn ngon tính làm ruốc, thôi để mẹ rim lên cả nhà ăn với rau muống luộc, nhà cũng còn lọ dưa muối. Từ từ ta tính. 

Cụ lập lại y như những lời Lan đã an ủi em, từ từ ta tính. 

Cơm nước dọn dẹp xong xuôi, con cháu ra về hết, hai cụ ngồi nhìn nhau buồn bã. Buổi sáng, sau khi ghé khu chợ trời bán bớt một mớ quần áo cũ của Quân và Nga, hai người con bên Pháp, cụ bà đi ngang qua nhà Vinh, anh con trưởng. Căn nhà đã được trưng dụng, mặt tiền nhà đã là cửa hàng hợp tác xã của phường chứa đầy cá khô. Đã gần ba tháng mà chưa có tin tức chính thức nào của con, hai cụ cũng rất nóng ruột. Cụ thương anh con trưởng hiền lành như đất, chọn nghề giáo, làm tròn bổn phận giảng dậy, uốn nắn thế hệ tương lai. Chị Vinh con nhà tử tế, bạn học với Lan, cũng nhà giáo nhưng lanh lợi hơn chồng, sanh được hai thằng con khỏe mạnh, đẹp trai, thằng lớn đã vào đại học, thằng em cũng sắp xong trung học. Cụ mừng lắm, sau khi gả chồng cho Ngọc, cô gái út cụ đã định bụng khi già yếu sẽ thu xếp về với nhà anh cả nhưng nay cớ sự thế này! Nghĩ đến Khanh, con trai Út, cụ lại thương, lấy vợ mấy năm trời, vợ còn đi học nên chả dám sanh đẻ, cô vợ vừa ra trường, mới mừng rỡ báo tin với cha mẹ là sắp được làm cha thì lại trời đất tai ương thế này, cho đến nay vẫn chưa tin tức. Cuộc sống của cụ từ ngày về nhà chồng êm ả, sanh sáu người con cứ đổi đầu, một trai rồi một gái, Vinh-Lan-Quân-Nga-Khanh-Ngọc. Nghĩ đến Ngọc cụ không ngăn được dòng nước mắt xót xa.  Một thân một mình với đứa con nhỏ chưa đầy hai tuổi, Ngọc làm sao chống chọi với đời. Cụ bàn với cụ ông sang bảo mẹ con Ngọc thu xếp về nhà bố mẹ mà ở, mà nương tựa với nhau.

 4-Lan là cô giáo của một trường Nữ Trung Học lớn tại Saigon.  Sau ngày 30/4 chị đến trường trình diện ngay và ghi tên xin đi dạy lại, mong được là công nhân viên, có công việc ở thành phố để gia đình khỏi bị đi kinh tế mới.

Sau những lớp học tập chính trị cho thông suốt chủ trương đường lốí cách mạng, chị được lưu dung nhưng phải đổi sang một trường Trung Tiểu Học nhỏ tại Quận Mười Một.  Hàng ngày phải gò lưng đạp xe từ Tân Định sang tuốt khu Chợ Lớn với đồng lương chết đói không nuôi nổi một miệng ăn. Vì sự thay đổi cả một ý thức hệ nên mọi sinh hoạt trong trường cũng đảo lộn. Đứng trên bục giảng nhìn lũ học trò lẫn lộn trai gái; áo quần luộm thuộm, nhơm nhếch; mặt mũi ngơ ngáo, bơ phờ.  Xuống phòng giáo viên những khuôn mặt đồng nghiệp xa lạ, lạnh lùng.  Chẳng biết tư tưởng người khác như thế nào nên mọi người đều lặng thinh.  Ai cũng phập phồng lo lắng và chẳng biết tin ai mà tâm sự. 

Anh Luận, chồng chị, đi học tập qúa một tháng vẫn chẳng có tin tức gì. Nhìn bốn đứa con còn nhỏ dại, Chương 16, Văn 14, Nhu 12, bé Út Hiền mới hơn 9 tuổi, không biết tương lai chúng ra sao, cuộc đời mấy mẹ con chị trôi về đâu. Làm sao một mình chị có thể cáng đáng công việc vừa làm mẹ vừa làm cha, vừa phải kiếm tiền nuôi con, vừa phải có thì giờ theo dõi, dạy dỗ, giáo dục con trong thời buổi nhiễu nhương này.  Nhất là trẻ con ở lứa tuổi mới lớn, dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh như bầy con của chị.

Đồng lương không đủ sống, Lan phải gom góp đồ đạc trong nhà, bán đi những thứ không cần thiết để lo tiền chợ. Ngày nay đi dạy học không mặc áo dài nữa, chị soạn mấy chiếc áo dài cũ và một số quần áo đã chật của các con bỏ vào chiếc giỏ cói đem ra chợ trời.

–     Cô ạ!

Giọng nói quen thuộc khiến Lan quay lại.

–     Cô, em không thấy cô lên trường …em tưởng…Cô khoẻ không?

Nhìn con bé Liên, học trò cưng ở trường cũ rưng rưng nhận cô giáo, Lan cũng nghẹn ngào.

–     Cô chuyển trường khác.  Trường mình hồi này ra sao hả em?

Liên kéo Lan vào quán cà phê nhỏ gần đó

–     Em mới nghỉ học rồi cô ạ.

–     Em đang học Lớp Mười Một mà, còn chưa đầy hai năm nữa là hết bậc Trung học sao em không cố gắng cho xong?

–     Thưa cô, ba em đi học tập, chị em xong Tú Tài có được vào Đại học đâu cô, chị xin dạy lớp mẫu giáo ở gần nhà, không biết được bao lâu. Hai thằng em trai em chắc đến tuổi cũng phải đi nghĩa vụ.  Mẹ em cực quá, em quyết định ở nhà buôn bán kiếm tiền giúp mẹ em.

Lan thở dài:

–     Em là học sinh giỏi, bỏ ngang như thế này uổng qúa.

–     Học làm gì hả cô? Vào trường chỉ lo phấn đấu để được là đối tượng đoàn. Bọn học trò ngoài Bắc vào phần nhiều hỗn xược.  Thày cô cũng lo trăm thứ việc bên ngoài, tối ngày lo họp, lại còn phải vào những tổ sản xuất, thi đua lao động tốt để lập thành tích… học gì cô?

Rồi cô bé hạ giọng:

–     Em lo kiếm tiền, kiếm đường đi cô ạ.  Em không thể sống dưới chế độ này.

Nhìn Liên, Lan nhớ cô học trò giỏi, ngoan, hiền mà chị thương mến, nhớ hình ảnh cô học trò mắt sáng long lanh nhìn lên bục giảng. Bây giờ em mặc bộ bà ba đen, gầy gò, phờ phạc. Một nỗi xót thương dâng trào.  Chị nghĩ đến thân phận mình và chạnh nghĩ đến bầy con.  Không biết trong những tâm hồn non trẻ đó, chúng suy nghĩ những gì.

–     Cô muốn bán những thứ gì hả cô?

Liên hỏi, Lan hé chiếc giỏ cói cho Liên xem.

–     Cô đưa em, cô ngồi đây đợi em một chút em đem bán hộ cô.  Cô lạ mặt họ ép giá.

Nhìn con bé xách chiếc giỏ thoăn thoắt bước đi, ruột Lan như quặn thắt. Chỉ một thoáng, Liên cầm chiếc giỏ không về, dúi một nắm tiền vào tay Lan cười ngỏn ngoẻn:

–     Em đứng luẩn quẩn ở đây, ai bán gì em mua, ai mua gì em bán cô ạ.  Em không có hàng quán nào hết, chạy hàng thôi.

–     Sao em giỏi thế?

Lan rút vài tờ giấy bạc đưa Liên:

–     Cám ơn em, cho cô gửi.

Liên ngậm ngùi:

–     Cô ơi, cô cầm lấy, nhìn cô mặc áo bà ba, đội nón lá, đạp xe đạp, phải đi bán cả quần áo cũ là em xót xa lòng dạ lắm rồi.  Cô về đi, khi nào cần gì cô cứ ra khu này là có em.

Thày trò nắm chặt tay nhau cùng ngăn dòng nước mắt chỉ trực tuôn trào.

Chia tay Lan, hòa mình vào dòng người xuôi ngược trong khu chợ trời, Liên không cầm được nước mắt. Hình ảnh cô giáo Lan mà Liên đã tôn thờ, yêu qúy thay đổi đến thế sao. Cô giáo Lan dịu dàng, áo quần luôn tươm tất, giảng bài rất rõ ràng, dễ hiểu. Cô luôn để ý, ân cần với tất cả học trò, uốn nắn từ lời ăn, tiếng nói, cách cư xử ở đời… Cô là thần tượng của biết bao thế hệ nữ sinh.  Cô ơi, chúng em vất vả, lam lũ thì được nhưng nhìn cô như thế này em không chịu được, đau lòng lắm, cô ơi.

Đạp xe đi giữa lòng phố Sài Gòn nắng gắt nhưng lòng Lan như tê buốt. Hôm nay gặp cô học trò cũ ở hoàn cảnh này khiến Lan nhớ lại bao sự việc đau lòng mà chị đã chứng kiến.  Một hôm nhìn thấy một thày giáo dạy cùng trường đang cong lưng đạp chiếc xich lô chở khách ngược chiều gió, Lan phải lảng ngay, tránh cảnh gặp gỡ bẽ bàng của hai nhà giáo. Chị biết ông thày đó có năm đứa con thơ mà đứa bé nhất chưa đầy một tuổi.  Chỉ có lương giáo chức không thôi thì làm sao nuôi nổi từng ấy miệng ăn, thương làm sao! Rồi một lần chị gặp một cô bé trạc tuổi thằng Chương đứng thút thít ở gần cầu xa lộ.  Cô bé nhìn thấy chị thì oà lên khóc gọi tên cô Lan.  Hoá ra cô cũng là học trò nơi trường cũ chị dạy. Hỏi chuyện mới biết cô đi buôn than từ Long Thành về, bị cảnh sát kinh tế bắt được nên tịch thu hết hàng hóa, may là không bị bắt giam. Khổ quá, đúng là tính quẩn tính quanh, buôn bán lời lãí bao nhiêu với một nhúm than nếu đi chót lọt! Tuổi các em phải đang ngồi trong lớp học, bồi đắp kiến thức để sửa soạn cho tương lai. Lan lại nghĩ đến học sinh nơi trường mới.  Chị dạy đệ nhị cấp nhưng trường này chỉ có tới lớp Chín nên chị được xếp dạy hai lớp Tám và Chín.  Ngày nào loa nhà trường cũng phát động chương trình “Kế hoạch nhỏ”.  Các em phải từng nhóm, mỗi đứa một cái túi và một đôi que tre, đi bới gắp từng mẩu giấy vụn, từng mảnh bao ni lông rách dưới đường, trong bãi rác, trong khe rãnh… Em nào muốn đạt danh hiệu “Dũng sĩ kế hoạch nhỏ” thì về nhà vét hết sách báo cũ, thậm chí ngay cả những cuốn sách giáo khoa còn tốt nguyên đem nộp. Đầu óc đâu để học, lúc nào cũng nghĩ đến việc thi đua để làm dũng sĩ, để làm anh hùng lao động… Phận giáo chức cũng thê lương không kém, thiên chức nhà giáo bây giờ không phải là uốn nắn, dạy dỗ, vun trồng những đứa trẻ trở thành những người hữu dụng sau này.  Những khóa học chính trị nhồi nhét như vẹt để rồi thày cô lại lập lại như vẹt với học sinh, dù chính trong thâm tâm nhà giáo cũng biết đó là những điều dối trá. Dưới mắt học trò thày cô cũng eo sèo khi chia nhau từng miếng thịt, từng xâu cá lúc có loa gọi xuống nhận nhu yếu phẩm. Rồi vì sinh kế thày cũng phải chạy xe ôm, ngồi đầu đường làm nghề vá lốp xe, sửa đồng hồ, bơm bút bi. Cô lo bán qùa ở cưả trường hay đi bán quần áo cũ như Lan hôm nay. Thì giờ đâu, tâm trí đâu lo chuyện giáo dục, dạy dỗ. Còn đâu hình ảnh tốt đẹp của thày cô cho học trò chiêm ngưỡng, noi theo.

Lan nhớ đến số tiền mới có mà chị đã cẩn thận bỏ vào túi aó trong.  Nghĩ đến các con, chị tự nhủ, chị sẽ trích ra một chút, vào chợ mua một miếng thịt quay và ít rau.  Chị sẽ luộc mớ mì sợi do chị mới đổi túi bột mì được mua phân phối hôm qua.  Đãi các con một bữa ăn cho tươm tất. Tội nghiệp hai thằng con trai đang sức lớn phải bóp mồm bóp miệng, ăn như chẳng đủ no vì chúng nó cũng ý tứ nhìn trước nhìn sau. Không có bánh hỏi thịt quay như ngày xưa nhưng các con chị cũng sẽ có mì sợi luộc thay cho bánh hỏi.  Chị sẽ pha một tô nước mắm thật ngon với rau sống đủ thứ,  các con chị có một bữa ăn cải thiện, mì luộc thịt quay ngon lành.

Đỗ Dung

THƠ ĐẦU THÁNG TƯ. – CAO MỴ NHĂN

Thơ ươm tuyết nguyệt phong hoa

Tình sầu diễm tuyệt như là núi sông

Yêu hơn mưa lũ ngập đồng

Anh trong huyễn mộng đầy lòng em thôi

*

Vẫn anh bẻ kiếm bên trời

Mây trôi đáy nước tuyệt vời nhớ em

Mùa xuân mang hết thần tiên

Về nhân gian để cho em tặng mình

*

Khói rừng lại ngỡ lửa binh

Quan san ngay thủa chiến chinh lụn tàn 

” Mai ta đi dọc Việt Nam

Tìm tên chiến hữu viết tràn non cao  

*”

Xa đưa tiếng trúc tiêu dao

Áo xanh xẻ đá làm đau hồn vàng  

Quyên ca khản giọng cuối đường

Tháng tư bao nét sầu thương vỡ nguồn …

CAO MỴ NHÂN (HNPD)
    1 – 4 – 2024

GIAO CHỈ SAN JOSE

Bài số 1, Quốc Hận 2014

Xem tiếp bài số 2  (The heroes next door)

Tháng 4 và bia đá tưởng niệm.

Bài viết năm 2014 của Giao Chỉ. San Jose.

Lễ khánh thành bức tường tưởng niệm bảy vị anh hùng tuẫn tiết 30 tháng tư 1975 tổ chức 10 giờ sáng thứ bảy ngày 5 tháng 4-2014. Tại Viện Bảo Tàng Việt Nam số 1650 Senter Rd, San Jose CA 95112. Lối vào chính số 633 trên đường Phelan San Jose. Tôi riêng nghĩ rằng dù gọi là bức tường nhưng ý nghĩa như một mộ bia tập thể cho 7 vị anh hùng. Gọi là khánh thành nhưng mang hình thức một ngày tang lễ muộn màng gần nửa thế kỷ. Tôi viết bài này tặng cho các bạn trẻ đã hoàn tất một công tác ý nghĩa từ cả hai cõi âm dương. Người góp công đầu là cô Hoàng Mộng Thu.

Tháng tư 75, năm cùng tháng tận.

Tháng 4 năm 2014 tại Hoa Kỳ tôi ghi lại chuyện 39 năm về trước. Cuối tháng 12 năm 1974  Bắc quân dốc toàn lực tổng tấn công miền Nam. Trận mở đầu thăm dò đánh Phước Long. Địch vừa đánh vừa nhìn qua Hoa Thịnh Đốn. Hoa Kỳ án binh bất động. Sau Paris, tù binh đã trở về, quốc hội Mỹ quay lưng nhìn về hướng khác. Khi Sông Bé, thị trấn đầu tiên của Nam Việt Nam kêu cứu. Saigon chỉ còn trong tay một phần của liên đoàn 81 để gửi lên tiếp viện. Những người lính biệt kích anh hùng mỏi mệt vừa từ mặt trận Phước Thành được kéo về tưởng chừng sau 3 tháng hành quân nay tạm nghỉ. Nào ngờ lại được trực thăng vận xuống giữa vùng lửa đạn để đánh trận tuyệt vọng tại Phước Long. Ngày 6 tháng 1 năm 1975 Phước Long hoàn toàn thất thủ. Đây là trận mở đầu cho cuộc chiến tranh kết thúc. Kể từ Genève 54 chia đôi đất nước, sau 21 năm từ chiến tranh chính trị đến chiến tranh quân sự, miền Nam lại thua trận chỉ trong 3 tháng mở đầu của năm 1975.

Sau Phước Long, Saigon trải qua cái tết 75 buồn bã rồi cùng một lượt các chiến trường nổ súng. Ngoại trừ miền Tây tạm yên, các mặt trận đều bị tấn công. Từ miền Đông, lên cao nguyên, xuống duyên hải và ra miền Trung. Năm sư đoàn cộng sản tấn công Ban Mê Thuộc ngày 1 tháng 3-1975. Ngày 8 tháng 3-1975 thêm 5 sư đoàn cộng sản tấn công Huế, cùng 1 lượt 3 sư đoàn đánh vào Quảng Ngãi.

Riêng Ban Mê Thuộc hoàn toàn do cộng sản kiểm soát ngày 14 tháng 3-1975. Qua ngày hôm sau tổng thống Nguyễn văn Thiệu ra Cam Ranh đưa quyết định bất hạnh nhất của đời binh nghiệp khi ra lệnh rút quân đoàn II. Tiếp theo là một loạt các lệnh bất thường cho quân đoàn I.

Hà Nội vừa đánh vừa thăm dò Hoa Thịnh Đốn. Saigon vừa rút lui cũng vừa thăm dò Hoa Thịnh Đốn.

Mọi việc không còn như xưa. Ngân khoản viện trợ cuối cùng của Hoa Kỳ chỉ đủ dành để cất lều và dự trù nuôi ăn cho hàng ngàn người tỵ nạn đến Mỹ. Qua tháng 4 phòng tuyến cuối cùng của Saigon tan vỡ tại Xuân Lộc. Sau khi ban hành những quyết định sai lầm tai hại khôn cùng, tổng thống Thiệu từ chức với bài diễn văn oán trách đồng minh Hoa Kỳ. Nhưng ông cũng vẫn được đồng minh chở đi kịp thời ra khỏi nước. Phó tổng thống Trần văn Hương lên cầm quyền cố giữ cho đủ 1 tuần rồi thể theo yêu cầu của quốc hội giao quyền cho đại tướng Dương văn Minh.

Lúc đó nước đã đến chân, không còn giải pháp nào để lựa chọn. Hải quân VNCH trước khi ra khơi lần cuối đã cử đề đốc tham mưu trưởng Diệp Quang Thủy lên gặp ông Minh để mời xuống tàu. Đại tướng Minh với chút khí phách Nam Kỳ đã từ chối để ở lại nhận ngàn cân tủi nhục. Lúc đó là chiều 29 tháng 4-1975.

Cũng vào chiều 29 tháng 4-1975 được tin vợ con đã vào Tân Sơn Nhất để di tản, tướng Phạm văn Phú, tư lệnh quân đoàn II uống thuốc tự vận tại nhà. Trên đường vào phi trường, được tin chồng tự vẫn, bà Phú và con quay trở về đưa chồng vào nhà thương Đồn Đất (Grall).

Sáng 30 tháng 4 khi tướng Minh còn đang soạn bài kêu gọi buông súng, tướng Phú đã qua đời. Ông chết trước khi có lệnh đầu hàng. Tướng tư lệnh quân đoàn II tự vẫn để trả món nợ của riêng ông về trách nhiệm mặt trận cao nguyên.Tướng Phạm văn Phú, nguyên là tù binh trận Điện Biên Phủ, quê Hà Đông, khi chết ông 47 tuổi. Ông ra đi trước khi chiến tranh chấm dứt được vài giờ. Gia đình đã trở lại chôn cất ông và sau đó kẹt lại tại Việt Nam.

Bia đá tưởng niệm.

Những cái chết anh hùng.

Trong lịch sử kháng Pháp của dân tộc Việt đã có biết bao nhiêu anh hùng tuẫn quốc. Năm 1867 trong Nam có cụ Phan thanh Giản tự vẫn để nhận tội làm mất 3 tỉnh miền Tây. Năm 1873 cụ Nguyễn Tri Phương tự vẫn ở ngoài Bắc, tiếp theo năm 1882 tổng đốc Hà Nội, cụ Hoàng Diệu tự vẫn vì không giữ được thành.

Chuyện bây giờ ở thời cận đại là cái chết của các anh hùng Việt Nam Cộng Hòa vào tháng 4-1975. Trong cái tháng 4 oan nghiệt đó hàng trăm quân cán chính đã tự vẫn. Tuy nhiên để ghi nhận vào bảng vàng, bia đá, chúng ta cần có đủ hình ảnh, nhân chứng, tài liệu thật chính xác.

* Cái chết mở đầu trước giờ cuối cùng của cuộc chiến là của thiếu tướng Phạm văn Phú. Tiếp theo ngay sau khi đại tướng Dương văn Minh tuyên bố đầu hàng trưa 30 tháng 4-75 thì người tự vẫn công khai và đầu tiên là trung tá cảnh sát Nguyễn văn Long, quê ở Huế 56 tuổi. Ông tự tử bằng súng lục lúc 11:30 ngay trước tượng thủy quân lục chiến Việt Nam, ngó qua quốc hội. Những người vô danh và anh nhà báo Pháp chở xác ông vào nhà thương Đồn Đất của Pháp. Tình cờ tướng Phú cũng chết tại nhà thương này vào buổi sáng cùng ngày.

Trong khi tại Saigon có 2 chiến binh tự sát thì trung tá Đỗ Đình Vượng dẫn trung đoàn về bộ tư lệnh sư đoàn 5 tại Bến Cát. Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ tư lệnh sư đoàn mời các sĩ quan tập trung về ăn cơm trưa. Mọi người không còn ai bình tĩnh mà ăn uống. Riêng ông Vỹ ăn đủ 3 bát cơm thường lệ rồi cho lệnh các đơn vị trưởng tùy nghi. Ông lui vào phòng riêng dùng súng tự vẫn. Ông là người thứ ba.

Tướng Lê Nguyên Vỹ quê Sơn Tây chết năm 42 tuổi. Vợ con di tản qua Mỹ mấy tháng sau mới biết tin. Gia đình sau này bốc mộ đem về quê cũ tại Sơn Tây, Bắc Việt. Bàn thờ ông để trong đình làng ghi rõ là Lê tướng công, tư lệnh sư đoàn số 5 quân đội Saigon.

Người thứ tư tuẫn tiết bằng thuốc độc là chuẩn tướng Trần văn Hai tư lệnh sư đoàn 7 tại căn cứ Đồng Tâm, Mỹ Tho. Trước khi ra đi vào chiều 30 tháng 4-1975 tướng Hai có điện thoại từ giã tướng Hoàng văn Lạc tư lệnh sư đoàn 9. Ông Hai quê Gò Công, qua đời năm 50 tuổi.

Người thứ năm là tướng Lê văn Hưng, tư lệnh phó quân đoàn 4, tự vẫn bằng súng vào buổi tối 30 tháng 4-1975. Ông Hưng lúc qua đời có đông đủ vợ con và các sĩ quan cận vệ. Lúc đó khoảng 9 giờ tối. Ông quê ở Gia Định và ra đi năm 42 tuổi.

Vị tư lệnh quân đoàn 4, thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam đã sống 1 ngày 30 tháng 4 rất dài. Riêng ngày 29 ông đã nhận lệnh đón phái đoàn chính phủ VNCH từ Saigon xuống, nhưng rồi lệnh hủy bỏ. Suốt ngày 30 tháng 4, ngay sau lệnh đầu hàng ông đã có dịp gặp phái đoàn cộng sản 2 lần nhưng rồi lại cho biết chưa sẵn sàng. Chiều 30 tháng 4 ông còn đi thăm thương binh tại quân y viện Phan thanh Giản. Qua đêm không ngủ, sau khi thắp hương thỉnh chuông lạy Phật, tướng Nguyễn Khoa Nam lấy súng lục tự tử vào sáng 1 tháng 5-1975. Ông Nam sinh quán Thừa Thiên, chết độc thân năm 48 tuổi.

Người sau cùng ghi danh trên bảng tưởng niệm là đại tá Hồ Ngọc Cẩn. Ông Cẩn chiến đấu đến giờ phút cuối trong ngày 30 tháng 4-1975 và bị bắt tại Chương Thiện. Ông là một trong các sĩ quan đã tiếp tục chiến đấu. Đại tá Hồ Ngọc Cẩn bị bắt giam, bị tra tấn hành hạ suốt 4 tháng. Ông bị xử bắn tại sân vận động Cần Thơ ngày 4 tháng 8-1975. Ông Cẩn quê Rạch Giá, khi qua đời trẻ nhất 37 tuổi. Cùng bị xử bắn có 4 vị quận trưởng Chương Thiện và các trưởng ty. Tiểu khu Chương Thiện quyết chiến đến giây phút cuối nên bị xử bắn nhiều nhất.

Bia đá tưởng niệm.

Bia Đá ngàn thu.

Trong chiến sử thế giới, hai bên tử sĩ hy sinh là chuyện thường tình. Khi nước Nhật bại trận, các sĩ quan theo tinh thần võ sĩ đạo truyền thống, nhiều người tự vận. Chuyện này đã được thế giới biết đến.

Tuy nhiên, sau chiến tranh Việt Nam, con số sỹ quan, và chiến binh tự vẫn hàng trăm người, quả thực là điều đáng kính phục. Đặc biệt là cái chết của cấp chỉ huy. Xúc động vì những hy sinh cao cả đó, biệt đoàn văn nghệ Lam Sơn tại San Jose đã vận động gây quỹ và lập bức tường tưởng niệm để hình ảnh các anh hùng QLVNCH được lưu lại với bia đá ngàn thu. Nguyên khối đá chính nặng 8 ngàn pounds. Tất cả 3 khối đá, bệ đá và khối cement chân bệ tổng cộng trên 30 ngàn tấn. Trên bia đá khắc hình ảnh 7 vị anh hùng. Hai bên là lời tri ân bằng Anh ngữ và Việt Ngữ. Khối đá quý như là 1 loại cẩm thạch vĩ đại từ Ấn Độ được cắt sẵn theo kích thước và chở qua California. Tại xưởng làm mộ bia có máy tạo hình. Lại thêm chuyên viên từ Phi Luật Tân làm bằng tay hình ảnh 7 vị anh hùng VNCH. Phía sau là hình bóng các chiến binh Việt Nam.

Bia đá tưởng niệm.

Lễ khánh thành

Buổi lễ khánh thành là 1 ngày hết sức đặc biệt với sự tham dự của các quan khách Việt Mỹ. Ban tổ chức đã phổ biến thư trên báo chí, radio, TV và trên internet. Địa điểm tại Viện Bảo Tàng Việt Nam số 1650 Senter Rd, San Jose- CA 95112. Lối vào trên đường Phelan từ 10 giờ sáng thứ bảy ngày 5 tháng 4-2014. Quý bà, quý cô mặc áo dài, quý vị cựu quân nhân mặc quân phục. Chương trình  thực hiện bằng Anh và Việt ngữ.

Mở đầu nghi lễ chào cờ mặc niệm do toán quốc quân kỳ của US Army. Ban quân nhạc Hoa Kỳ hòa tấu quốc ca Hoa Kỳ và quốc ca Việt Nam Việt Nam Cộng Hòa. Phần nghi lễ quan trọng nhất là việc mở các tấm vải phủ trên bức tường. Ban tổ chức thực hiện 7 bóng bay lớn có viết chữ thảo danh tánh các vị anh hùng.Theo thứ tự ngày giờ hy sinh từng trái bóng và hương linh anh hùng sẽ bay lên trời xanh.

Mỗi bóng bay lên là có súng nổ. Khởi đầu là tướng Phạm văn Phú và sau cùng là đại tá Hồ ngọc Cẩn. Phần ý nghĩa nhất cần ghi nhận là lần đầu tiên ban tổ chức mời được tất cả đại diện các gia đình của 7 vị anh hùng từ bốn phương về tham dự. 7 vị tướng lãnh và cấp chỉ huy có danh trên bảng tưởng niệm đã trở thành các anh hùng bất tử tượng trưng cho cả QLVNCH. Đặc biệt các cựu chiến binh của quân đoàn 4, của sư đoàn 7, của tiểu khu Chương Thiện, của sư đoàn 5 BB, của cảnh sát quốc gia đều có thể tìm thấy ý nghĩa thiêng liêng, một chút riêng tư trong tình huynh đệ chi binh.

Bài báo này xin gửi đến các bạn như là 1 bản báo cáo và 1 lời ân tình.Bên cạnh bức tường tưởng niệm, còn có 1 biểu tượng hết sức ý nghĩa. Có thêm phần triển lãm một mộ bia lấy từ nghĩa trang quân đội đem về năm 2004.

Nếu chưa từng về thăm nghĩa trang quân đội, các bạn sẽ có dịp ghé đến đây thắp 1 nén hương cho người anh hùng tử sĩ vô danh. Một bia mộ đặt ngay tại Việt Museum nhân dịp khánh thành bức tường tưởng niệm. Đây là lễ giỗ 30 tháng 4 dành cho các anh hùng tuẫn tiết. Lễ giỗ muộn màng mà cộng đồng làm chung với gia đình tang gia 39 năm sau. Mọi người đến 1 lần với buổi lễ và sẽ nhớ suốt đời vì đã mang ý nghĩa thiêng liêng nối kết mối liên hệ giữa người ra đi trong lòng đất quê hương và người ở lại hải ngoại đến giây phút này. Bia đá đợi chờ, 39 năm sau.

I SỐ 2,

NHỮNG NGƯỜI HÀNG XÓM ANH HÙNG (The heroes next door)                                                                                            Giao Chỉ, San Jose.    

Lang thang đất lạ đến bao giờ? Trong trách nhiệm hoàn tất Viện bảo tàng thuyền nhân và Việt Nam Cộng Hoà chúng tôi đã xây tượng đài tưởng niệm và có bài viết về những tướng lãnh anh hùng tuẫn tiết 50 năm trước. Lại thêm có một danh sách do quý vị công phu ghi nhận các chiến binh tự vẫn mới nhận được. Bây giờ xin tâm sự chuyện riêng.Tháng tư năm 2024, chỉ còn một năm nữa là nửa thế kỷ. Anh chị em chúng ta, đã cùng trải qua biết bao hoàn cảnh. Nhưng nhà nào mà không mất mát. Riêng phần tôi đã nghĩ rằng m ình trải qua nửa thế kỷ trầm luân. Bây giờ ngồi viết Tâm Sự Vụn. Thời gian cuối năm 1975 gia đình tôi trôi dạt về xứ Springfield của tiểu bang Illinois, ông Giao Chỉ đi làm thợ sơn gầm xe tải để chống rỉ sét. Bên Cali có ông thi sĩ Cao Tần xuất bản tờ Bút Lửa. Ông viết ra những lời thơ bất hủ nói đến những chiến binh Việt Nam Cộng Hoà độc thân lạc đường vào đất Mỹ. Các chàng trai chiến binh tuổi 20 chưa vợ hay bỏ vợ ở quê nhà. Các anh nhớ về binh chủng , nhớ thời chinh chiến và nhớ gia đình nên đã được thi sĩ tặng cho câu thơ bất hủ: Hỡi người chiến binh một đời anh dũng, anh lang thang đất lạ đến bao giờ? Câu thơ cay đắng nghìn trùng . Câu thơ vô cùng nghiệt ngã trở thành tiếng chim gọi đàn đem ông Giao Chỉ 40 tuổi về đất San Jose. Rồi những anh lính già gặp nhau cùng họp đoàn với những anh lính trẻ. Sống bên nhau trên đất mới hầu hết những quân nhân một thời binh lửa đều vui vẻ lễ độ và hiền lành. Bỏ lại sau lưng tiếng đại bác và những đêm hỏa châu rực lửa. Biết bao lần họp mặt vẫn nhớ về tình chiến hữu. Kẻ lưu vong, người tù đầy. Bước chân đi, mặt còn nhìn lại. Nơi quê nhà xiềng xích trông theo..Chúng tôi họp mặt và cùng nhau xây dựng cộng đồng. Gặp ông Bùi đức Lạc thành lập Gia đình Mũ Đỏ. Nguyễn quan Vĩnh và Lê văn Thặng là có hội Không quân. Rồi đến hội Hải Quân. Hội cựu quân nhân, hội phụ huynh. Hướng đạo.Chúng tôi thành lập cộng đồng Việt tại San Jose. Hết sức hãnh diện nêu cao lý tưởng Xây dựng Cộng đồng và Giải phóng quê hương.

Bạn bè hàng xóm mới. Thời kỳ cuối thập niên 70 chúng tôi ở tuổi 40, bạn bè nào cũng toàn là bạn mới. Chỉ có vài ông bạn cùng khóa ở tuổi trung niên. San Jose trở thành một xóm làng mới mẻ và anh em chưa biết rõ về quá khứ của nhau.. Phải đến thập niên 90 mới có dịp tìm hiểu thêm nên ghi nhận biết bao nhiêu bạn bè đã trải qua những thời binh lửa đoạn trường. Bác trung tá Đỗ Hữu Nhơn đã từng nhảy vào chiến khu của cha Hóa lúc còn là trung úy.Trung tá phi công Nguyễn Quan Vĩnh đã bao phen đánh trận Bình Giả Đồng Xoài không yểm cho cả Nhảy Dù cùng Thủy quân Lục chiến. Anh cũng chính là anh hùng không quân được tuyên dương và dẫn phái đoàn đi du ngoạn Đài Loan. Còn bác pháo binh dù Bùi đức Lạc đã từng được ông bạn lữ đoàn trưởng hết lòng khen ngợi đã bao phen đi sát với lữ đoàn Mũ Đỏ trên khắp chiến trường. Chúng tôi sống với nhau trong xóm làng San Jose mà phải lâu năm mới biết đây chính là các người anh hùng hàng xóm. Kiểu Hoa Kỳ vẫn gọi The heroes next door. Những anh hùng ở nhà bên cạnh. Ở miền đất điện tử hiền lành trong tiểu bang CA, chúng tôi có may mắn đóng vai thân hữu với các giới chức dân cử địa phương. Cũng chẳng phải ảnh hưởng nhiều về đóng góp tài chánh hay vận động cử tri thân hữu. Chính thức chỉ là tình nghĩa lâu dài.

Tình thân dân cử địa phương

Ngày mới đến gặp cô Zoe Lofgren là sinh viên luật trẻ tuổi làm tình nguyện cho vị dân cử địa phương. Quen biết lâu dài trên 30 năm cho đến khi người đã thành bà dân biểu lão thành và kỳ cựu trong nghị trường. Trường hợp ông Dave thượng nghị sĩ CA và bà giám sát viên Cindy của County cũng là cánh quen biết từ khi quý vị mới bước chân vào các chức vụ học khu không lương.  Nhờ sự quen biết trên nhiều thập niên nên Tết năm nay Giáp Thìn 2024 chúng tôi lập được thành tích đầy hãnh diện. Nhân danh cơ quan dịch vụ di dân tị nạn tại địa phương trên 48 năm chúng tôi đã yêu cầu chức quyền dân cử tuyên dương 11 nhân vật cộng đồng.IMG_2484[1].JPG

San Jose City:

Thị trưởng thành phố San Jose tuyên dương 2 nhân vật.Bà Nguyễn Thị Đào và mục sư Hà Cẩm Đường.Thành tích phi thường có một không hai là người nữ quân nhân yêu thương Tượng Lính nhân dịp về tảo mộ ngh ĩa trang Biên Hòa đã tìm cách dựng lại bức tượng Tiếc Thương và đem được qua Mỹ. Tượng được đặt tại Việt Museum. Phần mục sư Hà Cẩm Đường vốn là cựu quân nhân vượt biển tốt nghiệp mỹ thuật đã đem cống hiến tất cả các tác phẩm hội họa về thuyền nhân cho viện bảo tàng.

Santa Clara County

Tiếp theo bà Giám sát viên Cindy của Santa Clara County đã tuyên dương hai gia đình các anh Lại Đức Hùng và Phạm Phú Nam. Cả hai ở tuổi trung niên đã đóng góp trên 30 năm công tác cộng đồng cho thung lũng điện tử San Jose. Hai anh ra đi đã để lại rất nhiều thương tiếc cho bà con ở lại.

State of California

Lên đến phần tưởng lệ từ thủ đô CA tại Sacramento, thượng nghị sĩ Dave Cortese trao danh dự cho 3 vị trung tá của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Trung tá lực lượng đặc biệt Đỗ Hữu Nhơn, trung tá pháo binh nhảy dù Bùi Đức Lạc và trung tá phi công Nguyễn Quan Vĩnh. Đây là lần đầu tiên từ quốc hội tiểu bang vàng CA có ngoại lệ tuyên dương những người anh hùng trong chiến tranh Việt Nam mà vẫn còn tiếp tục hoạt động cho cộng đồng Việt tại Hoa Kỳ.

Quốc Hội Hoa Kỳ

Sau cùng đến phần tuyên dương kỳ diệu do bà dân biểu niên trưởng của chính trường Hoa Kỳ lần đầu tiên tuyên dương trường hợp anh hùng đã ra đi và anh hùng còn ở lại. Bản tuyên dương Việt Dzũng và vợ là Nguyễn Hoàng Anh với thành tích tuyệt vời. Các bạn trẻ này đã để lại cho người Việt hải ngoại những món quà tinh thần để gửi về quê hương. Đôi nạng của Việt Dzũng đã được người vợ Hoàng Anh và tổ chức Hưng Ca Huỳnh Lương Thiện San Fran đem về đặt tại Việt Museum. Bản tuyên dương thứ hai dành cho một nhân vật rất đặc biệt. Sĩ quan QLVNCH Huỳnh Công Ánh đã từng được mang danh chiến sĩ anh hùng và trở thành người tù bất khuất trong trại tù cộng sản. Thành tích đáng kể là ông đã vượt ngục và vượt biển thành công sau bao nhiêu gian khổ.

Qua đất Mỹ ông trở thành người thành công xây dựng sự nghiệp và thành tích đáng kể khi ông trở thành nhà tranh đấu bằng văn hóa qua tổ chức Hưng ca. Người thứ ba được quốc hội Hoa Kỳ tuyên dương là đại úy Nguyễn Hữu Luyện, gia nhập quân đội năm 1954 tại trường võ bị Đà Lạt và về phục vụ binh chủng nhảy dù. Năm 1966 đang là huấn luyện viên biệt kích nhảy Bắc, ông tình nguyện hướng dẫn các học viện cảm tử nhảy toán ra Bắc. Cũng như nhiều toán viên thử thách trắc nghiệm, toán của ông không thành công và đại úy Luyện trở thành người tù biệt giam suốt 21 năm. Ngay sau khi được qua Mỹ ông đã trở thành sinh viên cao học của đại học Hoa Kỳ tốt nghiệp ở tuổi cao niên. Ông năm nay đã 91 tuổi được bà dân biểu cao niên tuyên dương. Người sau cùng được tuyên dương cũng là nhân vật không còn nữa. Bản tuyên dương được bà dân biểu chính thức đọc trước cử tọa nguyên văn như sau. Certificate of special congressional recognition presented on Feb. 17-2024 to admiral Hoàng Cơ Minh for his nobility bravery and endurance commitment to his country in the pursuit of freedom.

Giấy chứng minh việc công nhận đặc biệt của Quốc hội trao vào ngày 17 tháng 2-2024 dành cho đề đốc Hoàng Cơ Minh vì lòng dũng cảm cao cả và sự cam kết bền bỉ với đất nước trong việc theo đuổi Tự Do.   Ký tên Zoe Lofgren, thành viên quốc hội Hoa Kỳ  

   Bà Zoe Lofgren đã từng được mệnh danh là nhà đấu tranh số một cho dân sinh Hoa Kỳ và dân quyền tại Việt Nam. Rất nhiều các chiến sĩ dân quyền Việt Nam đã được bà can thiệp và đưa qua Mỹ cũng như bước ra khỏi nhà tù tại Việt Nam.Tuy nhiên bà không thể biết ông Minh là ai. Với tình thân cá nhân và nhân danh Viet Museum, chúng tôi không nói chuyện với bà dân biểu hôm nay. Xin trở lại thời xưa, tôi nói với cô sinh viên luật khi cô còn đang tập sự và nghiên cứu cả đống hồ sơ quốc hội muốn tiễn đưa tổng thống Nixon. Xin kể rằng ngày quốc hận 2023 bà đích thân đọc tiểu sử các tướng lãnh Việt Nam tuẫn tiết tổng cộng 5 người. Có biết bao tướng lãnh Việt Nam bị tù đầy và bao nhiêu người khác di tản kịp thời tại Hoa Kỳ. Nhưng trước sau chỉ có 5 người tuẫn tiết.Tôi muốn có thêm hình ảnh của đề đốc Hoàng Cơ Minh là người thứ sáu trong Việt Museum. Khi loan tin chuyện ông Minh, không thấy tiếng dèm pha hay tán thưởng. Duy chỉ có bác Hoàng Cơ Lân bên Pháp tỏ ý vui mừng vì ông Minh lại là bà con bề trên của ông bác sĩ Lân.  

Trường hợp Hoàng cơ Minh

434864358_7987828237913717_6205863428082247246_n.jpg

                              Ông là người duy nhất tự vẫn trên đường trở về. Thưa quý vị chúng tôi sống đến ngày hôm nay để trả nợ ân tình giữa anh em hàng xóm láng giềng. Đất nước biết bảo anh hùng, thôi thì ghi danh được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Ông tướng Nguyễn Khoa Nam đến tối 30 tháng tư năm 1975 đã được tin tướng Phú quê Hà Đông 47 tuổi đã ra đi tại Sài Gòn vào buổi sáng, tướng Lê Nguyên Vỹ 42 tuổi quê Sơn Tây miền Bắc chết vào buổi trưa ở Lai Khê. Tướng Trần văn Hai 50 tuổi quê Gò Công tự vẫn tại Đồng Tâm và tướng Lê văn Hưng 42 tuổi quê Gia Định chết vào buổi tối ngày oan nghiệt tháng tư 49 năm xưa. Vị tư lệnh Nguyễn Khoa Nam quê Thừa Thiên đất Huế đã trải qua một đêm không ngủ với câu hỏi lại chính mình.  Đi để làm gì? Thắp một nén hương, thỉnh một hồi chuông trên bàn thờ Phật.Một phát súng nổ.Ông Nam là vị tướng thứ 5 sau cùng ra đi vào sáng 1 tháng 5-1975. Bây giờ tôi muốn xin đại diện quốc hội Hoa Kỳ tuyên dương vị tướng thứ 6. Đề đốc Hoàng cơ Minh, người đã gián tiếp làm MC cho bản trường ca về chuyến hải trình cuối cùng cứu đồng bào vượt biển và đem trọn vẹn đoàn tàu trả lại cho đồng minh Hoa Kỳ. Với khẩu hiệu Kháng chiến hay là chết. Ông là vị tướng duy nhất tự tử trên đường trở về. Hoàng cơ Minh quê Hà Nội chết bên Hạ Lào nhưng sau cùng kẻ thù đã đem xác ông về lại quê hương. Ông là vị tướng duy nhất được nước Mỹ tuyên dương sau nửa thế kỷ di cư tị nạn trầm luân

Nhân ngày cảm ơn nước Mỹ năm 2024 chúng tôi có được 11 bản tuyên dương thân hữu, 10 bản để tại Việt Museum. Các phó bản đều gửi cho các hàng xóm anh hùng. Chỉ riêng bản của đề đốc Hoàng Cơ Minh chưa biết làm sao gửi cho phu nhân.

Xin trân trọng báo cáo: Chúng tôi đã giải xong món nợ ân tình nửa đời người lưu vong. Tuyên dương 11 người thay cho cả ngàn anh hùng chung quanh chúng ta. Cuộc sống thừa không vô ích. Hỏi anh lính già một đời vất vả, mày lang thang đất lạ đến bao giờ. Mai này về thăm quê vợ sẽ gặp ông Nam ở Cần Thơ. Ông hỏi Đi để làm gì ? Sẽ có sẵn câu trả lời. Đâu có phải ra đi mà không biết làm gì cho hết nửa đời sau…

 Xin trân trọng báo cáo. Giao Chỉ San Jose.–

Giao Chi San Jose.   giaochi12@gmail.com  (408) 316 8393

error: Content is protected !!