• Bình luận,  Tài liệu,  Văn

    Mai Thanh Truyết: Một nhà báo, nhà chính trị hay một nhà Khoa Học?

    Tài liệu sưu tầm. Nguồn: Internet

    Mai Thanh Truyết: Một nhà báo, nhà chính trị hay một nhà Khoa Học?

    Nói đến Tiến si Mai Thanh Truyết thì đồng bào hải ngoại, nhất là những ai sống ở Nam Cali hẳn không xa lạ.  Lại càng không xa lạ đối với những ai hằng quan tâm đến những vấn đề thời sự, khoa học và môi trường v.v…

    Nói về những bài viết của Tiến sĩ Mai Thanh Truyết, chúng tôi nhận thấy ông không viết về đề tài nào khác hơn ngoài những vấn đề có liên quan đến khoa học. Ông không viết về một xứ sở nào khác ngoài đất nước Việt Nam cùng với những vấn đề nóng bỏng của nó. Và nếu có đi vào tìm hiểu một số khía cạnh thuộc về môi trường, hoặc phương thức sản xuất của một số nước nào đó thì cung chỉ là cốt để soi sáng cho tình trạng chậm tiến của đất nước Việt Nam. Chúng ta có thể thấy rõ chủ trương (chính trị) của cầm quyền CSVN đã và đang “ăn thông” với CSTQ để làm hại đất nước và người dân về nhiều phương diện. Sự kiện này được thấy rõ qua việc làm vô trách nhiệm cùng thái độ ươn hèn, khuất phục của CSVN đối với sự xâm thực một cách có chiến lược của CSTQ cùng những hiểm hoạ của nó.

    Những đề tài mà ông đã nói lên hoặc viết ra thực tình mà nói, trong khuôn khổ một bài nhận định ngắn này, với một kiến thức hạn hẹp của người viết như thế này, không sao kể hết và nói xuể. Sở dĩ như vậy vì các bài viết hoặc nói chuyện của ông vô cùng phong phú và đa dạng. Đại để có thể nói một cách không đắn đo rằng: Dù dưới bất cứ một đề tài nào, ông cũng chứng tỏ một sự vững vàng trong lập luận, chính xác về nguồn tin, rất khoa học khi phân tích và không thể phủ nhận chất hăng hái trong lối trình bày. Nếu bảo rằng ông là một nhà hùng biện thì cũng không đúng, và cũng không đúng hẳn khi nói rằng ông có “khoa ăn nói” như những người có tiếng là nói năng hay. Nhưng ông có một cái độc đáo riêng, “Mai thanh Truyết” là Mai Thanh Truyết. Không thể lầm lẫn với một Phan văn Song hay Nguyễn văn Trần-hai người bạn thân mà trong quá trình hoạt động Cộng Đồng chúng tôi có hân hạnh được biết. Lại càng không giống như Luật sư Trần Thanh Hiệp, một nhà tranh đấu có tiếng từ lâu, và là một trong những người bạn thân cũ của ông.

    Điều quan trọng người viết muốn nhấn mạnh ở đây chính là giá trị của những bài viết của ông. Nó phản ảnh rất trung thực con người ông, lời nói cũng như việc làm. Nhất là có một tác dụng đáng kể: vừa chính xác, vừa có tính cách vô vị lợi. Và đó cũng chính là con người của ông. Có thể nói kể ra cũng bằng thừa, những điều ông đã viết, đã lên án, đã vạch trần và đã tố cáo cho mọi người, khắp nơi, trong cũng như ngoài nước biết rõ, biết chính xác về những điều ông thấy, đọc, nghe và nghiên cứu. “Tự giác, giác tha”, ông không chỉ là một nhà khoa học, một ông thầy dạy học, một đảng viên kỳ cưụ của Đại Việt Quốc Dân Đảng, một nhà tranh đấu, và thêm vào đó là một Phật tử chân chính nhưng không câu nệ. Nếu đi sâu vào từng khía cạnh một thì không thể kể hết, nên chỉ còn cách là mời các thức giả vào nghiên cứu những khía cạnh ông viết, nói và chia xẻ.

    Những đề tài trong quá trình tranh đấu của Tiến sĩ Mai Thanh Truyết có thể nói “vô tận”, nghĩa là “không có điểm bắt đầu và cũng không có điểm kết thúc” (lời ông nói trong một cuộc phỏng vấn về vấn đề hâm nóng toàn cầu). Một nhà chính trị không lập thuyết, một nhà khoa học không ngồi trong tháp ngà tư tưởng để chỉ nghiên cứu trên lý thuyết, nói cách khác một nhà hoá học thực nghiệm, Ông không chỉ mãn nguyện và an vị trong phòng thí nghiệm là đủ. “Con người” ông quả có nhiều “nghịch lý”. Là một chuyên viên phụ trách vấn đề phát thải tại Mỹ lại thường xuyên nghiên cứu về môi trường mãi tận Việt Nam. Từ bãi rác Đông Thạnh miền Nam đến vấn đề những dòng sông chết ở miền Bắc. Từ vấn đề Đồng Bằng sông Cửu, đến việc khai thác Bauxite tại Cao nguyên Trung phần Việt Nam. Ông “đi” khắp nơi, và đặc biệt chú trọng đến vấn đề môi trường ô nhiễm theo nghĩa toàn diện (không khí, đất và nước…vốn là những điều kiện cần cho cuộc sinh tồn của nhân sinh).

    Đó là việc làm và là con người của Tiến sĩ Mai Thanh Truyết. Nhưng vượt trên hết là một con người đấu tranh, đấu tranh theo nghĩa thiết thực nhất. Về điểm này có thể nói, ông còn nặng nợ với núi sông; mà hai điểm chính yếu và nổi bật nhất là đất nước và người dân: Nặng lòng với đất nước, quan tâm cho cuộc sống người dân. Phi tâm huyết, một người không thể làm được như vậy. Rõ ràng là ông đa đoan, cho nên:

    Lại mang lấy một chữ tình,

    Khư khư mình buộc lấy mình vào trong” (Kiều)

    như một nàng Kiều nặng tình với Kim Trọng. Nhưng “tình” đây chính là tình đối với đất nước, thiên nhiên, môi trường thiên nhiên và mối quan tâm đến con người. Và, ông không chịu ngồi yên một chỗ, hết “keo” này, ông bày “keo” khác.

    Cho nên khi nói đến việc làm của ông mà không nói đến con nguời thì quả là một điều thiếu sót. Tôi không sống ở Mỹ nhung qua những mẩu đối thoại cá nhân, hoặc những bài nói chuyện với cộng đồng thì có thể biết được ông nghĩ gì và muốn gì… Chưa bao giờ ông đề cập đến con người của ông nhưng qua lối diễn tả, cách tiếp xúc, và lời lẽ đặc biệt “Nam Kỳ“ của ông người ta thấy thể hiện một sự chân chất, không màu mè, kiểu cách. Ông thân thiện với tất cả mọi người, dễ dàng và cởi mở. Quả thực Tiến si MTT có một cái gì làm người ta quý mến và cảm phục. Cảm phục không phải vì “tài năng xuất chúng” nhưng vì sự kiên tâm tranh đấu không mệt mỏi của ông.  Đối với cộng đồng chúng tôi thì mối liên hệ với ông Tiến Sĩ họ Mai này lại có phần hơi đặc biệt. Đặc biệt là vì chúng tôi có những ý kiến chia xẻ cùng những nhận định về thời cuộc hay nói chung là về vấn đề liên quan đến Việt Nam. Có thể nói, không “ngoa”, rằng Mai Thanh Truyết là một người có tâm huyết với đất nước, một trong số hiếm những nhà tranh đấu chân chính hiện nay.

    Hơn thế nữa, có thể nói khá chính xác rằng hiện nay ở Cali ông là người duy nhất gióng lên tiếng chuông báo động cho đồng bào thường xuyên nhất, tích cực nhất, những điều nóng bỏng nhất và cũng thiết thực nhất . Chỉ nguyên phản ứng của quần chúng đối vấn đề thực phẩm có độc tố, dù là tán thành hay phản đối- mà đa số vì muốn bảo đảm sức khỏe an toàn- đều hưởng ứng khá mạnh mẽ. …cũng đủ thấy việc làm của ông không phải là thừa. Ấy là chưa kể còn nhiều lãnh vực khác mà ông luôn luôn một mình, một ngựa có ông đi hàng đầu”.

    Nhưng điều tôi muốn nói ở đây không phải chỉ là vì những hoạt động của ông đối với đất nước trong suốt hai mươi năm qua- Những đóng góp ấy không phải là nhỏ, trái lại rát phong phú và đa dạng. Đa dạng như chính con người của ông – mà là ý nghĩa và cộng đồng chúng tôi được hân hạnh gặp Tiến si Mai Thanh Truyết vào buổi xế chiều một ngày tháng 7 tại một thành phố Miền Tây Canada. Lúc ấy là vào mùa hè nên thời tiết thật đẹp, nắng vàng ấm và không khí trong trẻo. Thời tiết này giúp cho việc tham dự buổi nói chuyện của ông về một đề tài tưởng là khô khan nhưng lại vô cùng hấp dẫn.

    Hôm ấy, ông đến với cộng đồng theo lời mời của Hội Ái Hữu Đồng Bằng sông Cửu Long, đồng thời cũng là chỗ anh em thân tình cũ với ông. Chúng tôi đến tham dự buổi nói chuyện của ông về vấn đề “Dioxin và Chất Độc Da Cam” mà ông mới xuất bản không lâu trước đó và đã cho ra mắt, cách đây hai năm. Buổi nói chuyện thật sôi nổi với nhiều câu hỏi sâu sắc được đặt ra. Và ông đã giải đáp thấu đáo với những dẫn chứng cụ thể và chính xác. Thật là cần thiết để đồng bào Việt Nam có thể được nghe chính lời của một nhà hoá học đã chịu bỏ công nghiên cứu kỹ lưỡng; để có thể đưa ra những luận cứ có giá trị, hầu “giải độc” cho mọi người về tất cả những gì mà CSVN đã gây ra, và rêu rao khiến người dân hoang mang.

    Nhưng đây chỉ mới là một ví dụ trong nhiều ví dụ về những công việc mà Tiến si Mai thanh Truyết đã và đang theo đuổi. Chỉ trong suốt hai năm qua kể từ ngày đó, ông đã làm không biết bao nhiêu việc. Những thức giả hằng quan tâm đến thời cuộc và theo dõi việc làm của những nhà tranh đấu thì sẽ dễ thấy. Hình như ông không chịu ngồi yên để chỉ “khóc cười theo vận nước nổi trôi” như nhiều người khác, mà ông càng tranh đấu càng hăng say. Ông không chỉ dừng ở địa hạt Dioxin để nói lên cái thực chất của sự giả dối che đậy của nhà nước CSVN khi nhân danh vấn đề nhân đạo để …vòi tiền Mỹ .

    Ông còn lưu tâm đến nhiều khía cạnh thiết thực khác như vấn đề ô nhiễm Việt Nam- một sự ô nhiễm toàn diện – và là một vấn đề nóng bỏng hiện nay. Ông đã nêu lên những dẫn chứng thật cụ thể cho việc làm của mình. Ông đã báo động cho mọi người thấy đây là một vấn đề trầm trọng không thể bỏ qua. Như đã nói trên, đây là một vấn đề toàn diện và bao trùm mọi lãnh vực, từ y tế (ô nhiễm dược phẩm), kinh tế (sản xuất hàng loạt thu hoạch lợi nhuận tối đa),  cho đến đời sống xã hội (ô nhiễm thực phẩm, môi trường)… Những sự kiện này đã ảnh hưởng nặng nề đến cuộc nhân sinh (vụ nhà máy lọc dầu Dung Quất đã không thực hiện đúng tiêu chuẩn sản xuất nên có khả năng làm hại môi trường, và qua đó ảnh hưởng tai hại cho sức khỏe và cuộc sống người dân nói chung. Mặc dù chẳng bao lâu nhà máy này đã phải đóng cửa vì một số lỗi lầm trong xây cất, ông vẫn thấy có bổn phận phải nêu lên vì còn rất nhiều những công ty sản xuất với tính cách làm ăn tắc trách như vậy .

    Hoặc như vụ công ty chế tạo Bột Ngọt Vedan đã mặc sức thải ra lòng sông những chất phế thải mà không hề xót xa cho sự sống của dòng sông. Sự kiện này và nhiều trường hợp tương tự cho thấy các công ty sản xuất tại Việt Nam hầu như chỉ nhắm vào nguồn lợi kinh tế mà không quan tâm đến phẩm chất của việc sản xuất cũng như của những thành phẩm. Và nhất là không hề để ý đến hậu quả của việc làm của họ. Hiện tượng này không những đã làm ô nhiễm môi trường vật lý mà còn ô nhiễm cả cuộc sống người dân v.v… Đứng trước tình cảnh và nông nỗi ấy của đất nước, ông không thể “im lặng là vàng” được.

    Là một nhà hoá học, Giám Đốc một cơ quan xử lý chất phế thải (nói nôm na là rác) tại Hoa Kỳ ông đã biết lợi dụng những tiện nghi khoa học, và đem kiến thức gặt hái trong ngành ra ứng dụng vào thực tế để soi rọi vào những gì đang được CSVN thực hiện ngay trên đất nước Việt Nam. Chính cái nhìn “soi mói” cần thiết này đã mang lại tác dụng đôi:

    • Một đàng người dân có thể thấy rõ cái sai trái và âm mưu che giấu ở bên trong những việc làm lấy lệ, vô trách nhiệm và vụ lợi của kẻ cầm quyền vô minh nhưng “bá đạo”.
    • Mặt khác, việc làm này cũng không ngoài mục đích cảnh báo nhóm người nắm quyền sinh sát ở trong nước về những hiểm họa đang và sẽ xảy ra. Với một niềm mong muốn, họa may họ có còn một chút nhất điểm lương tâm mà thay đổi phương thức quản lý sản xuất và môi trường tử tế hơn. Không khó để nhận thấy rằng trong mọi vấn đề, ông luôn muốn hữu hiệu hoá kiến thức của mình, nghiên cứu, tìm tòi thêm để sau đó mới đúc kết lại và quảng bá cho quần chúng. Về phương diện này, có người đã coi ông như là một học giả và luôn đi tiên phong.

    Nói về việc làm của Tiến si Mai Thanh Truyết thì còn nhiều điều để nói. Mối ưu tư toàn diện của ông đối với sự lành mạnh của môi trường là gì nếu không phải xuất phát từ một khối óc hiểu biết và một trái tim sôi sục vì sự tồn vong của đất nước, muốn làm một cái gì ích cho nước, lợi cho dân.

    Trên đây, người viết mới chỉ đan cử một vài ví dụ tiêu biểu trong vô số những hoạt động của Tiến si Mai Thanh Truyết mà độc giả có thể thấy trên mạng, trên báo chí, truyền thanh, truyền hình v.v…

    Về phương diện chính trị, như đã nói trên, tuy ông không phải là một nhà chính trị thuần túy, hay nhà bình luận thời cuộc vì ông không “sống” vì chính trị, nhưng chính bản thân, ống đã dấn thân vào công cuộc chung. Trong vai trò Đệ Nhất Phó Chủ Tịch của Đại Việt Quốc Dân Đảng Đại Việt, Tiến si Mai Thanh Truyết tin vào sức vươn lên của con người trong nhiều lãnh vực, để tiến tới tương lại. Trong bài viết cũng như trong các mẩu đối thoại, ông chủ trương một thái độ lành mạnh. “Lành” trong chính trị có nghĩa là không chỉ dừng tại chỗ để ca ngợi thành quả đã qua hoặc tiếc thương những gì đã mất. “Mạnh”, vì Ông quả là một con người đa diện, mà “diện” nào cũng dám nói thẳng thắn, không do dự.

    Về mặt tôn giáo, ông đã chứng tỏ là một Phật tử sống với chân tâm, không vụ hình thức. Với ông, nhận thức và hành động là một: Ông không thể ngoảnh mặt làm ngơ trước những gì sai trái. Biết mà không nói, không phải là hiểu biết thật sự. Ông không chỉ bo bo giữ cho riêng mình những kiến thức thâu thập trong cuộc sống, trong xã hội, trên thế giới, nhất là trong địa hạt chuyên môn của mình. Cho nên ông phải truyền bá, phổ biến sau khi đã hấp thụ thấu đáo và tiêu hóa.  Công việc này xuất phát từ một đam mê, một khối óc hiểu biết và một tấm lòng đối với đất nước.

    Nói như thế, để thấy rằng Tiến sĩ họ Mai mặc dù không có ý định làm chính trị, cũng không phải là nhà lập thuyết về chính trị; nhưng cũng như bao nhiêu người có lòng khác, ông đã dấn thân vào đại cuộc từ lâu. Trong vai trò Đệ Nhất Phó Chủ Tịch của Đại Việt Quốc Dân Đảng, ông luôn chứng tỏ một thái độ năng động – của một người lãnh đạo có tinh thần trách nhiệm cao- trong việc hướng dẫn người trẻ nhận định tình hình và đi theo đúng con đường chính bằng một cái nhìn khai phóng và sáng tạo (website daiviet.us)

    Từng giữ chức Trưởng Ban Hoá học tại trường Đại học Sư phạm Sài Gòn, và Giám đốc Học Vụ Viện Đại Học Tây Ninh, nơi ông đã từng giảng dạy vừa điều hành, ông đã đem kinh nghiệm giảng dạy và tổ chức trong quá khứ phối hợp với kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn nước ngoài để tiếp tục dìu dắt đàn em đi tiếp con đường tranh đấu cho dân tộc. Ông đã từng nhắn nhủ họ, trong những buổi nói chuyện, hội thảo, nhìn về tương lai với một niềm tin vững chãi. Vai trò hướng dẫn của một người thầy còn được thể hiện trong việc ông tham gia vào các sinh hoạt giáo dục, đóng góp ý kiến, tìm tòi tài liệu, liên lạc mọi giới. Và mỗi khi có cơ hội là ông bắt tay vào để phổ biến những kiến thức và kinh nghiệm của mình.

    Để có thể hiểu thấu đáo việc làm của Tiến sĩ đa dạng họ Mai này, theo thiển ý, cách tốt nhất là xin đi vào “Blog” của ông (maithanhtruye.blogspot.com), hoặc vào trang website của Hội khoa Học kỹ Thuật (vastvietnam.com)  hay của Đại Việt Quốc Dân Đảng (daiviet.us).                    

    Vancouver, một ngày Mùa Hạ, 2010

    Nguyễn thị Ngọc Dung

    Nguyên Chủ tịch Cộng đồng vùng Great Vancouver

  • Bình luận

    Người thi sỹ tài hoa trong “Vang bóng một thời”

    Khuất Bình Nguyên

    Không phải ngẫu nhiên mà cậu Sen kẻ Bưởi – cái biệt danh thân thiết người đời gọi Tô Hoài, lại chọn Nguyễn Tuân làm nhân vật chủ chốt trong thiên hồi ký Cát bụi chân ai nhiều dí dỏm, chua cay và không biết bao nhiêu là não nùng trần ai của ông. Thảo nào mà tôi cũng như bao người khác đã và đang mê đọc Nguyễn Tuân, đặc biệt là Vang bóng một thời ngay từ khi còn trẻ. Nhưng càng về già, khi thấu hiểu lẽ đời và ở cái tuổi người ta ai nấy đều muốn tìm lại sự thanh bình của quá khứ giữa thời buổi ồn ã của xã hội thị trường, lại càng muốn đọc. Sự trải nghiệm dư vị đắng cay của lòng trung thực cũng như sự thật phũ phàng về tráo trở của người đời thì càng yêu thêm những giá trị nhân bản trong văn chương Nguyễn Tuân tỏa ra từ cái ánh sáng lấp lánh yêu thương và nhiều khi mờ tỏ của cái ngày xưa dường như mới xảy ra ngày hôm qua và cái ngày nay của lương tâm con người, làm nên vẻ đẹp kỳ lạ có một không hai trong văn chương Việt Nam hiện đại.

    Tôi đọc sách Tùy viên thi thoại của Viên Mai ở quyển 2 thiên thứ 28 thấy ông ấy kể lại trong mơ một kẻ ăn mày bận áo mão đời xưa nói rằng: Văn các đời Ngụy, Tấn là thơ trong văn.Thơ các đời Tống, Nguyên là văn trong thơ. Nhiều nhà văn lớn cổ kim đông tây, trong văn của họ có thơ và họ là nhà thơ trữ tình đích thực trên chiếu trải văn xuôi mọi thời đại. Nguyễn Tuân là một người như thế trong Vang bóng một thời.

    Nghe nói lúc sinh thời, ông Nguyễn Tuân cũng làm thơ. Kịp khi người bạn vong niên tóc trắng da đồng của tôi – nhà thơ Ngô Thế Oanh có chép tay cho ba bài thơ của ông Nguyễn lên trên mặt sau của mấy tờ lịch cũ. Bài SayKhúc tương tư viết theo thể lục bát, song thất lục bát đăng trên tờ An Nam tạp chí số 5 ngày 1 tháng 12 năm 1932. Và bài Giăng liềm viết về sự hồi sinh của Điện Biên Phủ theo thể thơ tự do đăng trên báo Văn học số 22 ngày 25 tháng 12 năm 1958. Cách nhau đúng 26 năm! Tôi giật mình sửng sốt vì không nghĩ đó là Nguyễn Tuân. Nếu như ông Nguyễn lấy nghiệp viết thơ làm chính thì không biết có được ngồi gần cùng chiếu với ông Tản Đà để mà nợ men gấp mấy nợ tình, cõi trần ướm hỏi Lưu Linh mấy chàng hay không ? Nhưng sự đời lại không bao giờ có chữ nếu như thế xảy ra. Cái mệnh của ông Nguyễn là làm thơ trên những dòng văn xuôi chải chuốt vô tiền khoáng hậu mà tôi được thấy.

    Trên đường đi tìm cái đẹp của thời xưa yêu dấu như những áng mây cách xa chừng vài chục năm thôi, từng trang của Vang bóng một thời được viết nên bởi một tâm hồn thi sỹ tài hoa. Nguyễn Tuân viết truyện ngắn của ông không phải bằng sự lạnh lùng thường thấy của người viết văn xuôi mà bằng cảm xúc thiết tha hòa quyện tự nhiên với nghệ thuật lựa chọn ngôn từ điêu luyện vốn là đòi hỏi nghiêm cẩn và trước tiên của thi ca đã làm nên chất thơ vừa dạt dào cảm xúc vừa kiêu bạc sang trọng mà trang nhã một cách quý phái. Người ta thường nhấn mạnh cái chất khinh bạc cùng với biểu hiệu ông vua tùy bút. Nhưng trong văn ông còn đậm đà cảm xúc trữ tình say đắm của một thi nhân. Hãy xem một đôi dòng ông viết trong truyện Thả thơ: Và trên trần, có một gia đình đang lúng túng vì sự hiu quạnh … Trời đất ôi! Trên mấy gốc tre cằn không đủ gây thành bụi ấm, trận gió thanh bạch cứ lào rào thổi mãi và cảnh cô quạnh ấy của cha con quan phủ vào buổi xế chiều bên cạnh cái lâu đài quyền lực với tường thành, lầu canh đang phai tàn giống như chính cuộc đời của họ. Tiếng trống phủ trên lầu canh cứ điểm những tiếng vô vị vào một tư thất lạnh lẽo … Có những đêm mưa to gió lớn làm nhòe đi tiếng trống phủ cầm canh. Vâng. Nhòe đi tiếng trống phủ cầm canh. Đã như một câu thơ nguyên vẹn mất rồi.

    Văn chương Nguyễn Tuân là sự trang trải giữa cái sang trọng với sự tràn ngập của cảm xúc trữ tình được đặt trên nền tảng và sự soi sáng của chủ nghĩa nhân văn.

    Có người chê Bạch Cư Dị hồi ở Hàng Châu, thơ nhớ nhung kỹ nữ nhiều hơn là thơ nhớ nhân dân. Lời bàn người xưa cho là thô lậu ấy chẳng thể cản trở được sự trường tồn của văn chương Hương Sơn cư sỹ! Văn của Vang bóng một thời cũng thế. Nghệ thuật thi ca của Nguyễn Tuân là đi tìm cái đẹp thanh cao ở những kiếp đời trần tục cay đắng nhất. Nguyễn Tuân nâng niu trân trọng với cảm xúc về cái đẹp thanh nhã và sự lương thiện ở những phận người thất thế, đen bạc và cùng cực. Người hỏng thi. Lại là của Khoa thi cuối cùng. Thấy dặm hòe vùng Sơn Nam Hạ ngả màu vàng thì lòng bắt đầu bận bịu. Dưới mảnh trời sụt sùi hoa hòe nở đều, làm ấm lại lòng người sỹ tử đi thi trên những con thuyền nhỏ li ti đi về như lá tre rụng mùa thu giữa xứ đồng chiêm nước ngập nuốt hẳn bờ. Cảnh sắc tựa như san sẻ, neo về nỗi buồn không lấy lại. Tại nhà trọ ở thành Nam, người hỏng thi vẫn chơi sang bằng việc uống hết ba bình rượu cúc vào một đêm dài nhất trong một đời người … Với người tử tù chờ thi hành án chết thì hỏi còn vương vấn và khí phách nỗi gì? Vậy mà Nguyễn Tuân đã tìm ra vẻ đẹp vừa ngang tàng vừa khoáng đạt của một bậc nho gia. Chữ viết đẹp lắm, vuông lắm như nhân cách của ông Huấn Cao vào lúc đời thường thường rất khảnh. Chỉ viết chữ cho người tri kỷ. Mà có chữ ấy treo lên là một vật báu trên đời. Tôi đọc nhiều lần Chữ người tử tù, chẳng hiểu sao lại bâng khuâng nhớ nhà thơ được đời gọi là bậc thánh Cao Bá Quát mà cách đây đã lâu tôi về tận quê ông ở làng Sủi, bên kia sông Hồng, trèo lên bệ cao đánh chiếc khánh đá cổ phát ra cho đủ 9 tiếng trầm buồn, cũng như leo lên núi Sài Sơn tìm bài thơ Cao Chu Thần đã viết. Nguyễn Tuân dựng lại cảnh người tử tù Huấn Cao viết chữ mang một giọng điệu sử thi: Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ vẳng tiếng mõ trên vọng canh, dưới ánh sáng đỏ rực của bó đuốc tẩm dầu, Người tử tù đã viết chữ trên khuông lụa trắng để viên cai ngục phải chắp tay vái với dòng nước mắt nghẹn ngào cảm phục về tài năng và nhân cách. Người tử tù trở thành người bề trên dạy bảo kẻ đương quyền kia hãy tìm nơi lương thiện mà sống. Chữ người tử tù là bài thơ hay nhất về chữ tượng hình. Cũng như thế, ông Nguyễn Tuân dựng lên khung cảnh huyễn hoặc trong sự chuẩn bị và đối thoại hết sức bình thản của những kẻ cướp giang hồ với những cái tên dân dã: bọn Huần, Cai Xanh, Phó Kinh, Lý Văn … mà ông thân ái gọi là Những kẻ bất đắc chí được gói gọn trong 3 chữ Nghèo – Cực – Khái đi lấy chỗ tiền bạc của bọn bất nghĩa đem chia cho anh em khác nghèo như mình. Cả những thứ vũ khí cũng được gọi bằng những tên thật nhã: bút chì, bút chùng… Nguyễn Tuân không mô tả trực tiếp vụ cướp mà chỉ muốn người ta nhìn thấy cái vẻ đẹp tình người của tiếng bạc ấy.

    Tìm ra cái đạo lý làm người và vẻ đẹp dung dị mà cao sang của những việc sinh hoạt đời thường như uống trà, đúng hơn là uống trà tàu và việc đánh bạc bằng thơ; cảm hứng thi ca của Nguyễn tìm thấy vẻ đẹp của những kẻ hết thời, thất thế. Những chiếc ấm đất, Chén trà trong sương sớm. Đánh Thơ, Thả Thơ … Những quan viên đang tại vị bây giờ, những người mà Nguyễn Tuân gọi là cái xã hội đàn ông mặc áo xanh ẩm ướt, không hiểu có giật mình và đỏ mặt khi đọc những truyện ấy trong sự thích thú ngấm ngầm hay không?

    Có người so sánh Edgard. A. Poe với Nguyễn Tuân và cho rằng văn của Poe cảm xúc sơ sài thôi. Văn của Nguyễn Tuân cảm xúc lại vô cùng tinh tế. Tôi không dám chắc điều này. Bởi sự kinh dị đầy linh ứng của Poe trong nguyên bản tiếng Anh. Có điều rõ ràng là hầu hết các câu chuyện của Vang bóng một thời thật giản dị. Nguyễn Tuân tựa vào cái cốt chuyện giản dị không khêu gợi bằng những tình tiết éo le ấy để từ đó dọc theo con đường đi tìm cái đẹp phần nhiều trong nỗi hoài nhớ ngày xưa nhằm bày tỏ và đôi lúc dâng lên như lên đồng cảm xúc thi ca về vẻ đẹp muôn thuở của con người mà ta lại dễ dàng nhận thấy đó là cảm xúc và tình yêu đôi khi thiên vị cho văn hóa của cả một vùng đất với những đặc trưng riêng không gì pha trộn được. Vì lẽ ấy, văn của Nguyễn Tuân sẽ còn lại mãi.

    Tôi đọc Vang bóng một thời thấy dường như phảng phất văn hóa xứ Đoài ở đâu đây. Cái xứ sở nghèo túng nhàn nhạt pha trộn giữa cái xưa cũ của mới ngày hôm qua với cái bóng dáng nghìn năm chưa mất của sông núi và cõi đời đâu đó vẫn còn ẩn hiện tới bây giờ. Đó là bài thơ ẩn chứa một tiếng thở dài của nơi tôi sinh ra và bị nhiễm vào cái đó từ buổi thiếu thời. Không có ở đâu nhiều đình chùa cổ và sự tích làm người như ở nơi đây. Đó là nơi muôn năm của cái cũ. Cái tàn lọng của quá khứ cứ che bóng người đi ở xứ sở này. Nguyễn Tuân thật kỳ tài khi viết về điều đó. Mặc dù ông không phải là người Sơn Tây. Văn hiến xứ Đoài chính là cái tàn lọng của quá khứ ấy che cái bóng nhiều huyền thoại và lãng tử trong văn chương Vang bóng một thời. Trên đỉnh non Tản. Chữ người tử tù và nhất là Ngôi mả cũ.

    Hồi năm 1940, nhà văn Thạch Lam coi Ngôi mả cũ là truyện hay nhất của tập. Tôi không đồng với ý đó của ông. Nhưng rõ ràng câu chuyện ấy mang đậm phong vận xứ Đoài, trên cái chiếu đất dằng dặc mùi côi cút ở rừng Hưng Hóa. Ở thành Sơn Tây, người ta vẫn thường nghe thấy tiếng kèn tàu, loa đồng và trống trận nổi lên trong thành xây đá tổ ong của tỉnh Sơn, nơi quân cờ đen tế cờ thu quân. Rồi thì cái đoạn đường vỏn vẹn chừng trên dưới 30 dặm bây giờ vẫn còn đó mà xa xôi hoài niệm quá chứng với những cái tên xóm tên làng đến giờ còn chưa đổi. Làng Vòng. Làng Nhổn. Trạm Trôi. Phủ Hoài. Sơn … Qua con mắt thi sỹ Nguyễn Tuân mà hình dung ra cái đằng đẵng của con đường xứ Đoài cát bụi và xiêu diêu ấy. Cả cái bến đò sông Hát cổ xưa đã bị đất và cỏ vùi kín tự bao giờ mà sao Vang bóng một thời còn cho các nhân vật của mình đi qua thật là chậm chạp trong thấp thoáng bóng nước, bóng mây của thời xưa cũ. Cũng phải thôi. Vì cách thời ấy không xa, trong một cuốn du ký có tên là Một chuyến du hành đến đàng ngoài của một người phương Tây – William Dampiere viết năm 1688 nói rằng từ phố Hiến phải mất 2 ngày mới lên được Kẻ Chợ. Có người bảo với tôi truyện ngắn Trên đỉnh non Tản là thiên tùy bút, là bài thơ đặc sắc nhất về đồng đất xứ Đoài, nơi con người trong mỗi thôn làng sống chung với huyền thoại ngấm vào giọng nói của họ còn lại mãi từ ngàn xưa. Là bởi vì theo Nguyễn Tuân, trong bốn vị tứ bất tử của nước Nam ta thì người hay biến hóa nhiều nhất và tàng hình lẫn vào đám người trần mắt thịt là thánh Tản Viên. Và ông Phủ Quốc chỉ lỡ miệng nói mấy câu: đứng ở mái Nam đền Thượng nhìn xuống trông được cả khói của kinh thành Thăng Long… mà thánh phạt vì lộ thiên cơ phải lăn đùng ra chết. Viên đá cuội vô tri đã hai lần mang sứ mệnh con người trong Vang bóng một thời. Lần trước là Hương cuội làm cái cớ cho mấy vị hàn nho uống rượu ngâm thơ. Lần này đá cuội mang trộm từ đỉnh núi Tản về trong tay viên Phủ Quốc vừa lăn ra chết đập ra có mùi hương đượm của quả men rượu ủ trấu … Vỏ đá cuội còn lại đem thả vào bát nước mưa kinh niên uống thấy say ngát vô cùng! Rõ thật là Nguyễn Tuân. Và tôi biết trong mỗi người đàn ông xứ Đoài bây giờ vẫn còn giấu một mảnh vỏ đá như thế, mỗi khi họ bước vào một cuộc thành bại ở đời. Chao ôi! Bóng dàng thời xưa của văn hiến xứ Đoài cư như che lọng trong Vang bóng một thời. Văn chương của thi sỹ Nguyễn Tuân đã bảo tồn giá trị văn hóa của cả một dải đất phía tây Kinh thành Thăng Long giờ đã ít nhiều mai một. Sực đến khi Cát bụi chân ai ra đời, ông Tô Hoài viết: Cuộc đời phóng túng và nếp nhà quan các cụ nội đại thần trị nhậm đất Sơn Tây, đã in đậm, đã mờ chồng lên ngày tháng đời con đời cháu tự bao giờ … Chữ người tử tù, Đỉnh non Tản và tất cả vang bóng của ông đều phảng phất Sơn Tây. Tôi không chắc hẳn là như thế. Lúc sinh thời, không thấy nói cụ tú Hải Văn, tú tài khoa thi sau cùng, thân phụ Nguyễn Tuân đã từng trị nhậm ở đất này … Chỉ thấy Nguyễn hay cùng Tô Hoài, Nguyên Hồng lên Sơn, thường ngồi bên hào nước của tòa thành đã đổ nát dưới thời gian và dưới gốc cây sữa đã quá nhiều cằn cỗi quên cả nở hoa theo mùa ở nơi nửa tỉnh nửa quê. Nhưng tìm làm chi cái nguồn gốc xa mờ đó của văn chương. Hãy để quá khứ yên lặng như thế. Cũng giống như chúng ta không còn ai tìm nữa ai là người nguyên mẫu của Tóc chị Hoài. Mặc dầu, ở Sà Goông, có người đàn bà nhận thầm qua bao nhiêu mưa nắng năm trường trong đời người và trong cách trở Bắc Nam là bóng dáng ấy đấy thôi. Cũng như thân phận của cô đào Chu Thị Năm, người cùng thời với ca nương Quách Thị Hồ, dõi theo chàng Nguyễn lên chiến khu Việt Bắc thời kháng Pháp. Chàng đi đâu nàng cũng biết và thường gửi vàng cho chàng tiêu pha … Người ấy đã mờ hẳn, đừng có mà tìm ở phố Khâm Thiên vì cuộc bể dâu, ta chỉ còn tên phố bây giờ …?

    Trở về với văn chương Nguyễn Tuân, đâu chỉ để yêu một thời đã qua. Cuối thế kỷ 20 và tràn sang thế kỷ 21, một số người muốn đi tìm góc tối của cái ban ngày. Vết sẹo sau lưng của bức tượng thờ muôn thuở. Mùi xú khí giả tưởng của hoa tử đinh hương. Treo cái tục tĩu vào cổ tượng đài vốn được coi là thiêng liêng … Tức là mỹ học của việc đi tìm cái xâú xí trong cái đẹp. Một con đường khác ngược lại với con đường của Nguyễn Tuân. Mặc dầu con đường của Nguyễn không phải lúc nào cũng êm xuôi cả. Ví như tôi hơi ngờ ngợ khi người ta cố gắng gắn vào cái ý nghĩa xã hội nào đấy của Bữa tiệc máu hay Chém treo ngành. Trong Vang bóng một thời, chỉ có một lần duy nhất, ông Nguyễn Tuân đã để chủ nghĩa duy mĩ của mình đi hơi xa một chút. Xa đến mức thiếu chút nữa người đọc cảm thấy cái đẹp của Chém treo ngành ở cái đoạn đao phủ Bát Lê tập chém người bằng cách vừa chém chuối vừa hát, hay việc mô tả chẻ đôi cây tre đực dài ra cặp cổ người tử tù như lối cặp gắp chả chim mà nướng … Nói thế để cho hết nhẽ. Không ai phản đối và cũng không việc gì phải phản đối mỹ học đi tìm cái xấu xí trong cái đẹp. Nhưng văn chương tuyệt đối không phải là nơi tôn thờ sự tục tĩu tầm thường, đi ngược lại những giá trị  nhân bản của con người. Người xưa từng nói: Nhờ văn mà kinh luân được quốc gia. Chỉnh lý được pháp độ. Làm vẻ vang cho sự nghiệp. Làm giàu đẹp cho văn tự… Sự tục tĩu tầm thường mang dáng vẻ của sự phá cách, liệu có làm được những điều ấy chăng? Người viêt văn chưa kịp làm được việc góp phần chấn hưng đất nước mà có thể, rất có thể lại làm trầm trọng thêm những tai ương của thời cuộc trong cơn bế tắc của chính người viết. Tất cả người cầm bút không ai mong muốn điều  đó.

    Sang năm 2017, đúng 30 năm Nguyễn Tuân trở về giời. Cuộc đời ông xê dịch bốn biển là nhà mà lại còn thiếu quê hương nữa. Không biết giờ này ông đang ở đâu? Cái tín ngưỡng của người Việt chúng ta muôn đời quan niệm rằng: người cõi âm ở chung với người trên dương thế.Ngày tết lễ, họ ở ngay trong nhà ngày xưa. Nhưng Nguyễn Tuân có biết bao nhiêu nhà.

    Nhà số 49 Hàng Bạc. Bao lâu rồi nó vẫn khép nép đứng ở góc này bởi số 47 nhô ra một chút. Cạnh đó, nhà 51 lại được trùng tu bởi một dự án giữa tỉnh Toulouse-Pháp với Ủy ban Hà Nội. Có treo biển đồng hẳn hoi. Không hiểu họ có nhớ sát vách 51 là nơi sinh thành của một trong những văn tài đặc sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại hay không? Phía trước tầng trệt của rìa bên phải nhà 49 là quầy bán ngọc và sửa chữa đồ trang sức bằng bạc. Rìa bên trái là lối nhỏ đi vào phía trong sâu lắm. Một lối kiến trúc đặc sản của nhà phố cổ Hà nội. Có chừng 5 hộ dân đang ở. Không một  ai biết được cái vinh dự họ được ở trong ngôi nhà, cách đây hơn 100 năm-năm 1910- Nhà văn Nguyễn Tuân đã cất tiếng khóc  chào đời ở đây. Một đôi vợ chồng già ở ngay phòng đầu tiên của số 49. Như là nghiệp chướng của chủ nghĩa xê dịch, chủ nhân của 12 thước vuông ấy nghe nói là người Nam Bộ. Bộ đội miền Nam tập kết ra Bắc từ 1954-1955; Giờ lại trở thành dân phố cổ của kinh thành Thăng Long xưa, ngày ngày chắp nối quãng đời còn lại bắc cầu cho hai thế kỷ mịt mù sương khói. Đối chính diện bên kia đường là đình Kim Ngân – Số 42 Hàng Bạc. Ngôi đình được lập ra mấy thế kỷ trước làm nơi thu bạc nén cho sinh hoạt Hoàng Thành. Bây giờ ở ngôi đình này, cứ 20 giờ đêm thứ 4, thứ 6 và chủ nhật hang tuần đều có hát ca trù – lối hát thơ đặc biệt của người Việt, bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ 15 gắn với sự ra đời của cây đàn đáy. Người ta có hẳn một tờ bướm màu rượu vang đỏ giới thiệu ca trù bằng tiếng Anh. Cái thứ tiếng không có dấu – phương tiện của mấy ông thực dân, giờ đây rất quen thuộc với người phố cổ. Chẳng khác gì trẻ con mặc váy thổ cẩm, đeo vòng bạc ở phố núi gần nhà thờ đức mẹ Mân Côi trên Sa pa nói sõi tiếng Anh như tiếng Mèo. Catru – a form of Vietnamese traditional music, was recognized by UNESCO in 2009 as a world intangible culture heritage. Dường như, một lần nữa, trời đất lại chiều lòng cái xê dịch của ông Nguyễn mang tiếng tom chát bị ngắt quãng đến mức xót xa bởi 3 dây đàn đáy, nghe như nhấc lên đặt xuống của thân phận con người; cái thứ nghệ thuật vừa thượng lưu vừa trần tục đời thường lúc sinh thời ông Nguyễn rất thích, về ngay trước cửa nhà nơi ông đã sinh ra.

    Cách một ngày nữa là rằm tháng 8. Không khí tết trung thu đã có mặt dểnh dang ở sân đình Kim Ngân. Người ta treo những chiếc nón quai thao với quai nón là những rải lụa buông dài đủ màu mà phần nhiều là màu hồng và màu thanh thiên. Đây đó, đặt một vài đầu sư tử nhiều màu theo kiểu truyền thống có nhẽ có từ thời Nguyễn Tuân. Tôi bước vào trong đình đặt mấy đồng bạc lẻ lên bàn thờ lễ, cầu may được thấy Nguyễn Tuân. Dường như, ở bên số 49, Nguyễn Tuân tay cầm gậy song, mặc bộ áo cánh lụa màu cậy nhà Phật, vốn là quà tặng của một người nhận thầm là Tóc chị Hoài tặng cho nhà văn sau năm 1975. Trời mùa này ở phố cổ Hà Nội dâng lên một màn sương khói của tiết thu se lạnh. Từ đình Kim Ngân này, sớm mai trời còn nhạt mặt người, nhà văn của chúng ta có thể đi bộ ra Ô Quan Chưởng để đợi bóng những cô hàng rượu từ bến Bồ Đề sang đây. Nhà văn sẽ nhập vai vào nhân vật của mình có tên gọi Bố Ô làm người ăn mày rượu đáng yêu trong truyện Yêu Ngôn như ông đã viết. Bây giờ ông không phải sang sông đến xóm Thượng Cát nghe đào nương hát ca trù trong những quán bình dân rách rưới và ẩm ướt của Một đêm họp đưa ma Phụng nữa. Uống rượu bằng bát gỗ ở Ô Quan Chưởng xong, lại về đình Kim Ngân nghe con cháu Quách Thị Hồ hát ca trù nhấc lên đặt xuống phận người như những ngày xưa. Có tiếng hỏi. Bốn biển là nhà. Ngài thường ngự tại đâu? Ông Nguyễn bảo. Cũng tùy. Nhưng thường ở bên số 90 Trần Hưng Đạo. Ở bên ấy còn để chiếc va li da cũ màu nâu nhạt trên nóc tủ sách. Dường như đó là chiếc va li trong thiên tùy bút cùng tên viết tặng bà Tuệ, vợ Ông từ hồi ở tỉnh Thanh. Cả những chiếc ấm đất đặt dưới sàn gỗ và trên những bức họa đang phôi pha dần theo năm tháng. Thi thoảng đi taxi qua mặt hồ Hoàn Kiếm lên Hàng Bạc nghe hát ca trù.

    106 năm. Kể từ khi ông sinh ra. Cuộc đời có biết bao nhiêu xê dịch – Cái con người có lúc đã không biết sợ thời gian nữa. Tự nhận là kẻ không có dĩ vãng. Lắm khi lặng lẽ nhìn vào buổi chiều trơ trẽn mà cảm thán hình như buổi chiều nào cũng đều không có hoàng hôn. Nhưng lại mắc bệnh chơi mưa như thiên tùy bút Chiếc va li mới đã viết: Mỗi lần ở đâu đó gặp mưa lại tưởng như mình già thêm một ít. Con người tưởng như sớm nắng chiều mưa ấy, lại là người ngay từ khi mới cầm lấy sự bút nghiên đã cảm nhận sâu sa cái cao cả và lương tâm của người viết văn đi tìm cái đẹp. Một người viết văn để yêu sống, để tìm nhân loại, đi tìm mình trong nhân loại, để được thấy nhân loại trong mình mình. Đó là lời tâm sự nghề văn say đắm và trang trọng nhất mà ông Nguyễn đã từng nói. Nguyễn Tuân đã ra đi xa lắm. Ba mươi năm rồi. Chỉ còn lại văn chương ghi dấu ấn nhà văn như là một thi sỹ trong Vang bóng một thời đã không mệt mỏi tụng ca và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống như một phần nhân loại mang tên Việt Nam vẫn còn lại mãi cho muôn đời sau.

    Mùa thu, 2016

  • Bình luận

    Cái chết của tâm hồn người Việt Nam

    da dieu 1

    Cá chết tại Việt Nam chỉ là mặt nổi của vấn đề đang được che dấu vì thực chất còn nhiều cái chết đang bị che đậy dưới ách thống trị của đảng cộng sản VN đó là những cái chết của tâm hồn VN, cái chết của lương tâm, cái chết của luân thường đạo lý, cái chết của lý trí (nhìn thấy nhưng sợ mất miếng cơm manh áo nên phải ngậm miệng là ngơ) và cái chết của sử lệ thuộc chính trị (lệ thuộc Tầu Cộng lệ thuộc Việt Cộng do đó sẵn sàng làm Hán ngụy, bán nước cầu vinh)

    Cái chết của tâm hồn người Việt Nam

    image

     Trong chuyến thăm vùng biển Vũng Áng, Hà Tĩnh, chứng kiến cảnh chết chóc tràn bờ, Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt nhận định: “Tôi thấy cái chết của biển cũng như của cá nó chỉ là cái ngọn vấn đề, cái chính gây ra cái chết này là do cái chết của tâm hồn con người. Tôi thấy có ít nhất có bốn cái chết: cái chết của lương tâm, cái chết của luân lý, cái chết của lý trí, cái chết của chính trị.” 

    image

     

    Lương tâm là ơn Chúa ban cho người ta để người ta phân biệt được điều gì tốt điều gì xấu, khi làm điều tốt thì lương tâm thanh thản, an ủi còn khi làm điều xấu lương tâm cắn rứt. Nhưng khi lương tâm chết rồi nó không còn cắn rứt nữa. Cho nên khi làm điều xấu mà nó không còn cắn rứt nữa thì lương tâm đó chết rồi. 

    Luân lý là những chuẩn mực, quy luật để hành xử cho đúng đạo lý. Khi cư xử không còn theo đạo lý nữa, không còn biết đâu là xấu – tốt thì luân lý đó chết rồi, nó không bị chi phối bởi những chuẩn mực đạo đức, không còn quy tắc đạo lý nữa.

    image

    Lý trí là sự hiểu biết để giúp người ta biết phân định những giá trị cao thấp khác nhau như Đức Thánh Cha nói rằng: “thời gian lớn hơn không gian, toàn phần lớn hơn một phần”. Bây giờ người ta chọn một phần mà quên đi toàn phần thì cái đó là cái chết của lý trí không còn phân định được và chọn các giá trị thấp mà bỏ các giá trị cao. 

    Chính trị chính là nghệ thuật tổ chức sắp xếp để cho mọi người được hạnh phúc. Khi việc mưu cầu hạnh phúc cho con người đã chết thì biển chết, cá chết là hậu quả.” Lời nhận định của một nhà lãnh đạo tôn giáo quả thật rất sâu sắc và chí lý.

    image

    Đất nước VN đang đối phó với cái chết thể lý do nhiễm độc mà ai cũng thấy sờ sờ trước mắt, ngay trên mâm cơm nhà mình mỗi ngày. Nhưng sự nhiễm độc này chưa tàn phá và chết chóc cho bằng sự nhiễm độc trong tâm hồn mà Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp trong bài giảng ngày 13.06, lễ thánh Antôn tại Trại Gáo, Vinh đã nói: “Hôm nay người dân VN với mâm cơm đầy nghi nan, không biết đâu là thực phẩm bẩn – sạch và ranh giới giữa chúng rất mong manh. Một số người ham lợi nhuận, vì đồng tiền đã bán rẻ lương tâm, chế biến những thực phẩm bẩn đem bán trên thị trường.” 

    Hai vị chủ chăn cùng chung một nhận định về cái chết trong tâm hồn con người. Đây là thứ chất độc đáng sợ hơn cả! Bởi độc bên ngoài, theo thời gian người ta có thể cùng chung tay loại trừ nó, nhưng độc tố hận thù trong lòng khiến người ta hại nhau, giết nhau một cách thản nhiên thì không còn thời gian để cứu vớt. 

    image

    Máu độc trong tâm hồn là hậu quả một nền giáo dục độc tôn do Đảng Cộng Sản VN Vô Thần cai trị hơn 70 năm ngoài Miền Bắc và hơn 40 năm trong Miền Nam. Một nền giáo dục mà theo lời nhận định của Đức Cha Phaolô là “đã bị nhiễm bẩn” bởi lòng bạo lực, thù hận và ích kỷ. Bao thế hệ trẻ VN dưới mái trường XHCN đã được “dạy” cho biết về lòng thù hận đối với Mỹ, Ngụy. Tôi còn nhớ như in ngày mình được học về lòng căm thù “thằng Ngụy”. Đầu óc non nớt trẻ thơ chưa hiểu “thằng Ngụy” là thằng nào mà nó phải đáng nguyền rủa như thế! Tôi đem thắc mắc ấy về hỏi Cha tôi, vốn là một cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa, Cha tôi cười chua chát và chỉ vào mình: 

    “Là thằng này đó con!”

    image

    Những khái niệm về sự quảng đại, lòng bao dung, ơn tha thứ là những mệnh đề khó hiểu. Bởi thế, khi cá chết trắng Miền Trung, bao gia đình đớn đau tuyệt vọng, đói khát lầm than, nhiều người đến làm từ thiện thì họ lại nêu ra câu hỏi: “làm từ thiện để làm gì?”, trên một chương trình truyền hình hẳn hoi. 

    Sự im lặng, làm ngơ của nhà cầm quyền trước tình trạng nhiễm bẩn môi trường biển, cá chết hàng loạt hơn 70 ngày qua không phải là ngẫu nhiên. Họ thừa cơ sở dữ liệu để có thể tuyên bố nguyên nhân trong 1 ngày, nhưng cố tình che đậy. Đó chính là thứ độc hại trong tâm hồn mà CS đã chủ mưu từ khi lên cầm quyền.

    image

    Giả như tuyên bố nhanh nhà máy Formosa là thủ phạm thì chẳng khác nào thừa nhận việc làm phi nhân của mình khi vì lợi lộc của một nhóm lợi ích mà gây thiệt hại cho toàn dân. Nếu chỉ mặt Formosa cũng đồng nghĩa việc thừa nhận hối lộ, để làm ngơ cho Trung cộng hoàn toàn thao túng trên đất Việt. 

    Vì lẽ, Cộng sản xây dựng học thuyết không phải trên lòng yêu thương, tình đồng loại hay sự dấn thân cho lợi ích cộng đồng mà hoàn toàn ngược lại. Sức mạnh của người Cộng sản hình thành trên nền tảng của lòng ích kỉ, tính thù hận và óc vụ lợi. Lúc mới hình thành, người Cộng sản đã dựa vào hạt gạo tình thương của nhân dân để mà sống, đến khi phát triển, có chỗ dựa thì họ quay sang đề phòng nhân dân và hoàn toàn xa rời nhân dân.

     

    water red smoke sea moon

    Đến khi nắm quyền lực trong tay, họ tồn tại bằng cách duy trì lòng thù hận, giáo dục về lòng thù hận và phát triển lòng thù hận. Lòng thù hận luân chuyển trong lòng chế độ như một thứ máu độc, nó kích thích tính ích kỉ, sự dửng dưng và vô cảm trước nỗi đau đồng loại. Và chưa bao giờ mà thứ máu độc này lại hoành hành trên dân tộc Việt Nam như bây giờ. 

    Và một khi chất độc tâm hồn đã gây cái chết trong lòng người, thì mọi thứ độc tố bên ngoài chỉ còn là phụ tùy.

    GNsP

    22.06.2016

     
    image
  • Bình luận

    Tân Cương & Việt Nam

    Tân Cương & Việt Nam

    Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

    Trong những ngày qua, cuộc xung đột của sắc tộc Uighur tại Tân Cương đã gợi lại cho người Việt Nam phải nhớ đến dòng lịch sử của dân tộc. Nhớ về lịch sử để hãnh diện và cám ơn tổ tiên và đồng thời cũng lo lắng cho hiện tại của đất mình. Thực sự mà nói, nếu không có cuộc xung đột của người Urumqi vừa qua, có lẽ người Việt Nam chúng ta cũng ít người biết đến họ là ai và bối cảnh lịch sử của họ ra sao.

    Nói về Tân Cương, Tân Cương là một vùng chiến lược, sát biên những nước như Nga, Iran, Afghanistan, nhất là các nước Trung Á cùng theo Hồi Giáo và ngôn ngữ và chủng tộc liên hệ với người Uighur. Theo sử sách ghi chép sắc tộc Uighur đã bị đế quốc Mông Cổ thống trị từ thế kỷ mười hai, bắt đầu khoảng năm 1218, sự thống trị này rất dài dưới nhiều hình thức và cho đến thế kỷ thứ mười tám, họ lại tiếp tục bị nhà Thanh chiếm đóng và trở thành Tân Cương, một cái tên mang ý nghĩa một cương giới mới của người Tầu. Trong khoảng thời gian thuộc nhà Thanh, vào thế kỷ thứ mười chín, người Uighur và người Hồi cũng đã có những cuộc nổi dậy giành độc lập, nhưng rất tiếc những tháng ngày độc lập của họ chỉ giữ được từng giai đoạn rất ngắn, và sau cùng đến năm 1949 thì hoàn toàn thúc thủ để trở thành một khu tự trị thuộc quyền khống chế của Trung Cộng cho đến hôm nay.

    Hiểu về bối cảnh lịch sử của người Uighur và Tân Cương, chắc chắn người Việt Nam không thể quên được những giai đoạn lịch sử hào hùng nổi bật của dân tộc trong suốt hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước. Cùng trong thời gian thế kỷ thứ mười hai, khi người Uighur bị thúc thủ, thì tại Việt Nam, với truyền thống bất khuất, Hưng Đạo Vương đã anh dũng đánh tan quân Mông với trận Bạch Đằng, giành được chủ quyền để tiếp tục xây dựng bờ cõi… Tiếp theo sau, vua Lê Lợi đại phá quân Minh vào năm 1428 và các cuộc kháng chiến nối tiếp, kéo dài với nhiều thế hệ đến thế kỷ thứ mưới bảy, sau khi Lê Chiêu Thống “Cõng rắn cắn gà nhà”, Quang Trung Đại Đế đã xuất hiện với những chiến tích lẫy lừng và để lại trên dòng lịch sử một “Gò Đống Đa” với hàng vạn xác quân Thanh vào năm 1789. Tiếp nối dòng lịch sử với những thăng trầm, suy, thịnh của nhà Nguyễn và để lại cho con dân Việt Nam một giải giang sơn gấm vóc hôm nay. Một điều đau buồn, khi vận nước suy vi trong thế trận của các cường quốc trên thế giới, đất nước đã bị bọn tham tàn, hèn nhược CSVN chiếm lĩnh, để ngày nay từng phần đất từng được vun, bồi bằng xương máu của biết bao nhiêu anh hùng liệt nữ, đang tức tưởi mất dần trong tay Tầu cộng…

    Hôm nay nhìn về Tân Cương, là con dân Việt Nam, chắc chắn ai cũng thấy được những niềm tự hào của lịch sử, nghĩ về những công lao xương máu của tiền nhân. Tuy nhiên, không phải chỉ biết ôm ấp những tự hào ấy một cách thụ động yếm thế. Ngược lại, phải làm sao đoàn kết, vực dậy sức mạnh hào hùng bất khuất, cùng nhau đòi lại quyền tự quyết, hầu có thể giữ vững bờ cõi, bảo vệ và phát huy niềm tự hào ấy trong vĩnh cửu.

    Trong hoàn cảnh đau buồn, uất nhục của đất nước dưới ách thống trị dã man và hèn nhược cuả tập đoàn CSVN, nếu người dân Việt Nam, không thể vứt bỏ những vị kỷ thấp hèn của nội tâm, để cùng nhau vùng lên tận diệt bọn sói lang này, chắc chắn Việt nam sẽ là một Tân Cương thứ hai trong một tương lai gần. Bằng chứng hiển nhiên cho thấy những hiện tượng đã và đang xẩy ra, có thể coi như những thông điệp báo trước cho một viễn cảnh uất nhục vong quốc gần kề. Những hiện tượng người dân Trung cộng tràn vào Việt Nam không cần Visa; Trung cộng lấn chiếm biển đông, cấm ngư dân Việt Nam hành nghề trên chính vùng biển của quốc gia mình; Trung cộng khai thác Boxite tại tây Nguyên, và mới đây 200 công nhân Trung cộng tấn công, hà hiếp một làng Việt Nam, nhưng đám lãnh đạo CSVN vẫn cúi đầu ú ớ lấy lệ như một con chó trung thành, khiếp nhược dưới chân ông chủ.

    Sự thật hiển nhiên trong cuối tháng sáu vừa qua, bọn lãnh đạo CSVN đua nhau chạy sang Bắc Kinh vuốt ve quan thầy như sự kiện Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng CSVN đã “phấn khởi, hồ hởi” tung hô “16 chữ vàng”; Nguyễn Sinh Hùng, Phó thủ tướng cũng xum xoe với ”Tình hữu nghị truyền thống giữa hai đảng, hai nhà nước và nhân dân hai nước Việt Trung là tài sản qúy báu, cần hết sức giữ gìn và không ngừng phát huy mạnh mẽ..”. Còn Nông Đức Mạnh, nhân vật cao nhất của đảng thì gập mình, ngóc cổ “cảm ơn sự giúp đỡ to lớn mà đảng, nhân dân trung Quốc đã dành cho Việt Nam”. Đó là chưa kể đến hành động bán nước qua công hàm xác nhận chủ quyền của Trung cộng mà Phạm Văn Đồng đã ký năm 1958; Lê Công Phụng thay mặt cho đảng, nhà nước CSVN ký hai Hiệp định, phân định biên giới và đã dâng hiến một phần giang sơn vào năm 1999-2000, để rồi Nam Quan, Bản Giốc đã vĩnh viễn tách rời thân thể mẹ Việt Nam một cách tức tưởi, đau thương…

    Nhìn lại hoàn cảnh người Uighur tại Tân Cương hiện tại, có thể nói khó khăn hơn Việt nam rất nhiều, theo nhiều tài liệu cho biết, trong 60 qua qua kể từ năm 1949, sau khi Trung cộng hoàn toàn chiếm đóng và khống chế, con số người Hán ở Tân Cương đã tăng từ 6% lên 40%, chưa kể các lực lượng quân đội đồn trú và gia đình của họ. Như vậy, nếu dân Việt Nam không kết hợp được các lực lượng Tôn giáo, đảng phái, phe nhóm để cùng vực dậy sức mạnh của dân tộc, hầu có thể đòi lại quyền tự quyết từ bàn tay độc tài toàn trị CSVN thì tương lai trong vài chục năm nữa sẽ ra sao???…

    Xoay quanh vấn đề xâm lăng chủng tộc, chiếu theo thống kê hiện tại, khoảng 20 triệu thanh niên Tầu cộng không thể lập gia đình vì nạn trai thừa gái thiếu. Vì vậy, hiện nay đã có rất nhiều thanh niên Tầu cộng xin tình nguyện sang Việt làm việc và tìm cách lập gia đình ở lại. Hơn nữa, trong chính sách độc tài toàn trị của CSVN, tham nhũng đã được phát triển rất mạnh như một quốc sách, đại đa số người dân Việt càng ngày càng đói rách tận cùng. Trong khi đó, với bản chất hèn nhược tay sai của CSVN, thanh niên Tầu cộng tất nhiên sẽ được đối xử ưu tiên, o bế như “quốc khách”, phần tài chánh cũng khá hơn người Việt Nam rất nhiều. Như vậy thử hỏi, trong vài chục năm nữa, sẽ có bao nhiêu dân Tầu cư ngụ trên đất nước Việt, và lúc đó hoàn cảnh Việt Nam sẽ có thể thê thảm hơn Tân Cương và Tây Tạng hiện nay.

    Sau cùng, trước viễn cảnh đen tối của đất nước, thiết nghĩ người dân Việt Nam hãy cam đảm dứng dậy như người dân Uighur tại Tân Cương trong mọi lãnh vực và mọi hoàn cảnh, chỉ có sức mạnh dân tộc mới có thể cứu nguy cho đất nước như đã từng thể hiện qua những giai đoạn của tiền nhân trên dòng lịch sử. Thực sự mà nói, lý do nổi dậy của người Uighur tại Tân Cương có thể tạm ví như những người dân oan, những trù dập đàn áp tôn giáo, bắt bớ, khủng bố những nhà bất đồng chính kiến tại Việt Nam..v..v… . Vì thế, ngay trong thời gian này, CSVN đang mở cửa bang giao với các nước tự do trên thế giới và nội bộ cũng có nhiều lúng túng. Đồng thời các phong trào đấu tranh đang dâng cao trong và ngoài nước. Đo đó, thiết nghĩ đây là cơ hội tốt nhất để có thể vực dậy được sức mạnh dân tộc, nếu mọi người Việt nam trong và ngoài nước, chúng ta cùng ý thức được trách nhiệm của chính mình với tổ quốc, chắc chắn chế độ tham tàn, dã man, hèn mạt CSVN phai ra đi, đất nước và dân tộc sẽ được an vui trong ánh sáng vinh quang, tự hào của lịch sử.

    Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

    http://nsvietnam. com/online/ binhluan/ 071909-tancuong. html

  • Bình luận

    Sơn Ðiền Nguyễn Viết Khánh : Âm Mưu Nguyên Tử Iran

    Sơn Ðiền Nguyễn Viết Khánh: Âm Mưu Nguyên Tử Iran

    ÐSự cảnh giác nói trên cho biết hồi tháng 1 năm 2010 Iran loan báo đã thực hiện được vài lần thí nghiệm thanh lọc uranium mà trên lý thuyết có thể dùng để làm một đầu đạn nguyên tử. Sau đó Iran chối cãi và nói các cuộc thí nghiệm chỉ diễn ra mấy tháng sau. Vào tháng 5 năm nay, khi các thanh sát viên quốc tế đến xem Phòng Thí nghiệm Jaber Ibn Hayan ở Teheran, những dụng cụ thí nghiệm thanh lọc nguyên tử đã bị đem dấu ở nơi khác rồi. Tuy nhiên đến tháng 6, Iran nói không hề thí nghiệm lọc nguyên tử và cũng không hề có việc đem dấu các dụng cụ thanh lọc. Iran ra tuyên bố nói bản báo cáo của Cơ quan Nguyên tử quốc tế là “giả tạo chỉ nhằm gây ảnh hưởng đối với dư luận quốc tế”.

    Về vụ cấm hai thanh sát viên, người cầm đầu Tổ chức Nguyên tử năng của Iran, Ali Akbar Salehi nói trên TV Teheran rằng Cơ quan Nguyên tử năng quốc tế đã được thông báo về vụ cấm hai thanh sát viên, như ông ta không chịu nói rõ tên tuổi hai người đó. Salehi nói: “Tuần trước chúng tôi đã nói rõ cho Cơ quan quốc tế tên hai thanh sát viên bị cấm vào nước Iran. Hai người này từ nay không được phép đến Iran. Báo cáo của hai người đó là giả tạo và họ đã tự công bố ra trước khi được Cơ quan quốc tế cứu xét”. Salehi còn nói Iran trung thành với những sự giao ước quốc tế và các thanh sát viên của Cơ quan Nguyên tử năng vẫn được đến thanh tra các phòng thí nghiệm và nhà máy thanh lọc nguyên tử của Iran.

    Thiết tưởng cũng nên nhắc lại từ năm 2006, sau khi hồ sơ về vụ nguyên tử của Iran được đệ trình Hội Ðồng Bảo An LHQ, Iran chỉ giới hạn sự hợp tác của họ với quốc tế trong Hiệp ước Cấm sự lan tràn của Vũ khí Hạt nhân. Ðến năm nay từ hồi đầu tháng 6, Hội đồng Bảo An LHQ ra lệnh trừng phạt Iran đến đợt thứ 4 về Chương trình Nguyên tử của nước này. Sở dĩ có lệnh đó là vì Iran đã không chịu ngưng việc thanh lọc chất uranium. Như mọi người đã biết công cuộc thanh lọc này tạo ra hai loại nguyên liệu: uranium để chạy máy tạo ra điện và uranium để làm bom nguyên tử nếu thanh lọc uranium đến độ cao.

    Ðến thứ Ba tuần này Iran đã phải đổi giọng và nói sẵn sàng nói chuyện lại với Cơ quan Nguyên tử năng quốc tế theo sự gợi ý của Pháp. Nước Pháp cho đến nay đã 4 lần biểu quyết trừng phạt Iran về âm mưu chế tạo vũ khí nguyên tử. Tổng Thống Pháp Nicolas Sarkozy đề nghị mở cuộc đàm phán giữa Iran và Cơ quan Nguyên tử năng quốc tế, trong đó có đề nghị trao đổi nhiên liệu hạt nhân. Ngoại trưởng Iran Mottaki trong một cuộc phỏng vấn trên đài TV, hoan nghênh đề nghị của TT Pháp và nói: “Chúng tôi tin có những dấu hiệu nghiêm chỉnh do Pháp đưa ra để đưa đến một hành động vô tư”.

    Ðiều này trên thực tế cho thấy Iran đã phải lùi một bước vì một lý do dễ hiểu. Iran đang gặp phải những khó khăn kinh tế rất gay go. Trong nội bộ Iran đã có những cuộc biểu tình chống đối lớn và liên tiếp mặc dù đã có những sự đàn áp đẫm máu của bọn Vệ binh Cách mạng và đám “dân quân” làm tay sai của chúng. Ở đây thiết tưởng cũng nên nhìn đến chế độ cai trị của nước này. Tổng Thống Iran Ahmadinejad là người nổi tiếng cho đến nay vì những lời lẽ huênh hoang phách lối đả kích Mỹ và các nước Tây phương, thật ra chỉ là bù nhìn tay sai của bọn Vệ Binh Cách mạng. Chế độ cai trị của Iran sự thật là một chế độ độc tài của một nhóm quân nhân quá khích, chớ không phải là một kẻ độc tài duy nhất như các tên độc tài khét tiếng vào khoảng giữa Thế kỷ 20: Hitler của Ðức Quốc Xã và Stalin của Cộng sản Nga.

    Chỗ yếu của Vệ Binh Cách Mạng Iran là chúng không phải một cá nhân duy nhất nắm quyền sinh sát, mà là một tập hợp của một bọn người võ biền cuồng tín, lấy tôn giáo làm cái khiên để che đậy những tham vọng cá nhân của chúng. Nhưng khi đã là một nhóm tham vọng mù quáng, lẽ tất nhiên chúng có sự ghen tị ngấm ngầm lẫn nhau. rút cuộc chỗ yếu nhất của chúng là không tránh được sự tan vỡ. Chúng tôi thiết nghĩ đây là một tấm gương lớn cho các “nhóm” độc tài, độc đảng còn rơi rớt trên thế giới ngày nay.

    Riêng đối với Iran, TT Ahmadinejad chỉ là một anh bù nhìn có lẽ cũng muốn thoát ra khỏi cái gông cùm đó, nên rất có thể đang tìm cách thoát ra khỏi sự kiềm chế của Vệ Binh Cách Mạng. Bởi thế Ahmadinejad đã nắm lấy cơ hội đề nghị của Pháp để Iran một mặt giải quyết được vụ phong tỏa kinh tế, một mặt giải quyết được nạn “tập đoàn độc tài” đang lần át quyền hành của một Tổng Thống. Nhưng sẽ là một sai lầm lớn nếu Ahmadinejad âm thầm tự xây dưng một chế độc độc tài cá nhân. Bởi vì dân Iran ngày nay đã thức tỉnh hơn thời xưa rất nhiều, họ sẽ nhân cơ hội này tranh đấu quyết liệt để xây dựng một chế độ tự do dân chủ theo xu thế không thể tránh của Thế kỷ 21.

    Cũng vào sáng Thứ ba tuần này, đài TV quốc gia Iran loan báo nước này sẽ gửi một tầu viện trợ đến Gaza mang theo 1,000 tấn đồ viện trợ cho người dân ở đây. Iran coi Israel là kẻ thù không đội trời chung, và cho đến nay vẫn ủng hộ bọn khủng bố Hamas. Có thể chuyến tầu tiếp cứu này sẽ đụng độ vói quân lực Do thái. Theo đài TV Iran thuật lời phát ngôn nhân Adibzadeh, chuyến tầu chở hàng đã khởi hành vào Chủ Nhật trong chuyến đi dự liệu trong 14 ngày. Chuyến tầu được mệnh danh là “Trẻ em của Gaza” chở theo 10 hành khách, trong đó có 5 ký giả, ngoài những thủy thủ trên tầu. Hãy theo dõi chuyến đi này và chúng ta không quên hồi tháng 5, quân đội Israel đã ngăn chặn một đoàn 6 tầu chở đồ tiếp tế của Thổ Nhĩ Kỳ đến Gaza và bắn chết 9 người trên tầu.

    Sơn Ðiền Nguyễn Viết Khánh

  • Bình luận

    GS Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh: NGUY VÀ CƠ

    GS Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh: NGUY VÀ CƠ

    Mấy tuần trước, Giáo sư David M. Kennedy dạy lịch sử tại Đại học Stanford, đã nhắc đến từ “nguy cơ” của chữ Hán và tách rời hai chữ “nguy” và “cơ”, để dùng phép ẩn dụ chỉ ra rằng trong hiểm họa cũng có cơ may. Trong lịch sử Mỹ, Franklin. D. Roosevelt (Dân chủ), năm 1920 đã viết một câu nhận định có nhiều ý nghĩa cho đảng ông: “Đảng Dân Chủ không có hy vọng lên cầm quyền, trừ phi đảng Cộng Hòa đưa đất nước đến một thời kỳ suy thoái kinh tế nghiêm trọng”. Mười năm sau, trong thập niên 30, nước Mỹ lâm vào một nạn suy thoái kinh tế nguy hiểm hơn Roosevelt dự tưởng, khiến ngày nay người ta gọi đó là một cuộc “đại suy thoái” của Mỹ. Năm 1933, F. D. Roosevelt được bầu làm Tổng Thống và ông đã từ trần năm 1945 vào giai đoạn chót của Thế chiến II. Ngày nay lịch sử ghi nhận sau TT Lincoln, F. D. Roosevelt là vị Tổng Thống vĩ đại đứng hàng thứ 2 của nước Mỹ.

    Từ hơn 80 năm trước, nhận định của Roosevelt đã cho thấy sự tranh chấp chính quyền giữa hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa đã gay gắt như thế nào. Ông đã để lại một bài học quan trọng cho hậu thế: “Hãy tìm sự thỏa hiệp giữa hai đảng để đưa nước Mỹ đi lên, vì chính đảng làm việc cho quyền lợi và hạnh phúc của dân chớ không phải vì quyền lợi riêng tư của đảng”. Thỏa hiệp luỡng đảng hay tinh thần làm việc lưỡng đảng, ai cũng nói được nhưng làm thì rất khó. Bài học của quá khứ ai cũng thích nói, nhưng lịch sử đã cho thấy quá khứ khác với hiện tại, và sẽ còn khác hẳn so với tương lai bởi vì trong chuỗi dài của lịch sử, nếp sống và tư tưởng của người dân tiến hóa hóa mỗi ngày một mạnh. Bởi vậy sự thỏa hiệp lưỡng đảng cần phải đặt trên một căn bản không phải chỉ ký kết một thỏa hiệp nhất thời, mà còn tạo ra một sự “giao ước mới” với người dân (chính trường Mỹ đã có từ gọi là New Deal), để vận động đa số dân chúng ủng hộ. Cái New Deal của đầu Thế kỷ 21 này vỏn vẹn nằm trong một cụm từ duy nhất: “An toàn cho người dân chớ không phải an toàn cho đảng”.

    Vậy Tổng Thống Barack Obama ngày nay đã lãnh hội được bài học như thế nào? Và Quốc hội Mỹ đã làm gì để thực hiện sự giao ước xã hội mới với người dân? Ngay sau khi Obama được bầu làm Tổng Thống cuối năm 2008, người ta đã thấy đảng Cộng Hòa lên tiếng chỉ trích như thông lệ, rồi sau các phần tử cực đoan của đảng này đã tổ chức một mặt trận quy mô để chống đối mọi việc làm, mọi quyết định của TT Obama kéo dài trong suốt nửa năm đầu của 2009 mỗi ngày một quyết liệt hơn sau khi đảng Dân Chủ chiếm đa số ở cả hai viện Quốc hội. Nhóm cực đoan này đánh phá mọi chủ trương của đảng Dân Chủ trong các vấn đề đối ngoại, kể cả hai cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan, và đặc biệt là các vấn đề đối nội, trong đó quan trọng nhất là tình hình kinh tế và ngân sách quốc gia. Về mặt này phe thiểu số cực đoan có sách lược là cứ phá phách mọi kế hoạch cho bằng được để đến năm 2012 kinh tế vẫn không ngóc đầu lên được là đảng của họ sẽ nắm phần chắc lấy lại được Bạch Ốc trong tay Obama.

    Thế nhưng chính nhóm thiểu số này đang làm đảng Cộng Hòa rạn nứt, nhiều đảng viên ôn hòa, có óc cởi mở tỏ ra bực bội với nhóm cực đoan. Đảng Cộng Hòa là đảng bảo thủ, phần lớn những nhân vật quan trọng của đảng đều là những nhà đại tư bản. Những tư tưởng bảo thủ vẫn đáng quý ở một nước như nước Mỹ mới lập quốc có hơn 230 năm, chưa có truyền thống giá trị đạo đức giữ vững cả ngàn năm như các nước khác. Mặt khác chủ nghĩa tư bản đến một mức độ nào đó không phải là xấu, nếu biết tự loại bỏ lòng tham quá trớn và vô trách nhiệm. Tôi nghĩ phần đông người Cộng Hòa sẵn sàng tiếp nhận chủ trương “giao ước xã hội mới” do TT F.D. Roosevelt đề ra.

    Nói chung những người Cha tạo ra Hiến pháp để khai sáng Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ đã thiết lập một nền trật tự chính trị đặt trên nguyên tắc “kiểm tra và quân bình”. Nguyên tắc này đã có lúc làm tê liệt hệ thống chính trị. Nó cản trở sự thích ứng mau lẹ với những thực tế của những thay đổi về kinh tế và xã hội của con người. Thành ra có khi nó đưa đến một trạng thái mà không một văn bản chính trị nào dư liệu được, đó là sự toa rập tệ hại giữa hiểm họa và cơ hội chủ nghĩa. Nói cách khác đó là nạn song hành của cặp “thí mạng cùi và lòng tham không đáy”.

    Vậy Tổng Thống Obama đối phó với tình tình “nguy và cơ” lúc này như thế nào? Ngay lúc chưa hết tuần trăng mật 100 ngày, Obama đã bị các phần tử cực đoan của đảng Cộng Hòa đánh phá tơi bời. Tôi nghĩ một nhà luật học như Obama không ngạc nhiên chút nào trước tình trạng này. Mấy tháng trước, khi một ký giả trên TV hỏi ông có cảm thấy gánh quá nặng vì những cuộc khủng hoảng đang đua nhau đè lên đất nước này hay không, Obama nói “Lúc này đầy hiểm nguy, nhưng cũng đầy khả năng”. Đó là lúc hệ thống chính trị bắt đầu tiến lên một cách hữu hiệu.

    Roosevelt thời xưa cũng không có lời phát biểu nào hay hơn thế. Vị Cựu TT vĩ đại của Mỹ đã chủ trương một sự cải cách mà trung tâm điểm là sự an toàn của người dân. Tiếc rằng cuộc Thế chiến II Mỹ lâm vào để đánh nạn độc tài Quốc xã đã khiến Roosevelt không có thời giờ thực hiện cuộc cải cách đó. Thế nhưng muốn được so sánh với Roosevelt, Obama cần được dư luận quần chúng Mỹ phán xét, không phải chỉ riêng việc ông cứu nguy nền kinh tế như thế nào, mà quan trọng nhất là ông đã biết nắm lấy cơ hội để thúc đẩy chúng ta có ý chí vùng lên tự chấn chỉnh và thích ứng với thời thế mới của Thế kỷ 21.

    Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh.

  • Bình luận

    Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh: AFGHA:= CHIẾN LƯỢC MỚI

    Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh: AFGHA:CHIẾN LƯỢC MỚI

    Những quyết định đầu tiên tướng Petraeus ra lệnh sẽ được theo dõi chặt chẽ, không phải bởi dân chúng Afgha mà bởi chính quân đội ngoài mặt trận. Ngay trong buổi lễ tiếp nhận quyền chỉ huy cuộc chiến, ông đã nhấn mạnh sự an toàn của dân chúng tiếp tục là mối quan tâm lớn lao của quân đội. Ông nói khi quân Mỹ và đồng minh NATO cùng với quân đội của chính phủ Afgha mở cuộc hành quân, “mọi lực lượng võ trang phải dùng mọi thủ đoạn để bảo vệ an toàn cho người dân”. Câu nói này có một ý nghĩa ngầm rất quan trọng. Đó là bảo vệ an toàn cho dân tuyệt nhiên không phải bằng cái mạng sống của quân đội.

    Trước khi tướng McChrystal tựu chức Tổng tư lệnh chiến trường vào tháng 6 năm 2009, các lực lượng quân đồng minh từ bên ngoài đến đã lỡ tay gây ra nhiều cái chết trong dân chúng cùng với những cái chết của bọn phiến loạn, bởi vì loạn quân đã cố ý dùng dân chúng làm bia đỡ đạn cho chúng. Sau khi tựu chức tướng McChrystal đã thay đổi lệnh hành quân, để dân chúng khỏi chết oan nên số tử vong trong dân chúng đã hạ xuống.

    Trong buổi lễ tựu chức trước đám đông tại Đại bản doanh quân NATO, đại tướng Petraeus đã ngợi khen tướng McChrystal như sau: “Những tiến bộ thực hiện được trong mấy tháng qua – trước quân thù luôn luôn liều mạng – là kết quả của sự sáng suốt, nghị lực và quyền chỉ huy. Petraeus còn nói nhiều người đã làm việc cực nhọc dưới quyền chỉ huy của tướng McChrystal trong chiến lược chống phiến loạn. Vậy từ nay chiến lược mới của Petraeus như thế nào? Ở đây thiết tưởng cũng nhắc lại trước đây, khi còn là chỉ huy mặt trận Iraq, Petraeus đã nổi tiếng vì một chiến lược dân quân phối hợp chống phiến loạn và khủng bố, khiến quân Mỹ đã có kế hoạch rút quân bộ chiến ra khỏi nước này vào năm 2011.
    Petraeus cũng là người chống lại mọi dư luận hoài nghi hay chủ bại ở chính trường Thủ đô Mỹ. Ông nói chiến tranh Afghanistan ngầy ngật khó khăn, nhưng nhấn mạnh đến những kết quả thực tế: Hơn 7 triệu trẻ em đã được cắp sách đến trường so với con số 1 triệu em từ 10 năm trước đây; trẻ em được chích ngừa nhiễm trùng 70% hay hơn; xây cất thêm nhiều đường lộ mới; kinh tế nở rộ ở nhiều thành phố hay thị trấn. Ông tuyên bố: “Sau nhiều năm chiến tranh, nay chúng ta đã đi đến một thời điểm khẩn trương. Chúng ta cần phải chứng minh cho nhân dân Afgha – và cho cả thế giới
    -thấy rằng bọn al-Qaida và nhóm liên minh cực đoan của chúng sẽ không được phép trở lại một lần nữa tái lập các mật khu của chúng ở Afghanistan, để từ đó lại phóng ra các cuộc tấn công đánh vào dân chúng Afgha và tấn công các nước yêu chuộng hòa bình trên thế giới”.

    Sáng thứ Hai đầu tuần này, nguồn tin UPI cho biết đại tướng Petraeus đã gửi một bức thư cho quân đội và nhân viên dân sự của Lực lượng Yểm trợ An ninh Quốc tế NATO. Trong thư này Petraeus viết: “Các lực lượng đồng minh ở Afghanistan sẽ không nề hà giết chết, bắt sống hay làm bọn phiến loạn quay đầu trở lại trong khi làm nhiệm vụ bảo vệ dân chúng. Chúng ta không từ nan, không ngại khó khăn, chúng ta quyết đem cuộc chiến đấu đến kẻ thù và chúng ta sẽ tiếp tục làm như vậy”.

    Petraeus còn nói với quân sĩ của ông như sau: “Với sự bành trướng của Lực lượng Yểm trợ An ninh Quốc tế NATO và sự tăng trưởng của quân đội quốc gia Afghanistan – với hai thế lực này làm việc chung với nhau – chúng ta sẽ bảo đảm cho người dân Afghanistan “không bao giờ còn bị cai trị bởi những kẻ chủ trương bạo động bừa bãi và bọn cực đoan chủ nghĩa vuợt qua mọi biên giới quốc gia”.

    Một tin mới nhất từ Afghanistan cho biết sáng thứ Ba Cảnh sát Bài trừ Ma túy của chính quyền Afgha và các lực lượng An ninh quốc tế đã giết chết 64 người và bắt giam 10 người trong một cuộc hành quân 3 ngày tại tỉnh Helmand ở biên giới ráp ranh Pakistan. Nhà cầm quyền cũng tịch thu được 16,641 kí-lô nha phiến trong cuộc hành quân. Diễn biến này xẩy ra tối Chủ nhật, nhưng đến đầu tuần này chính quyền mới loan báo đầy đủ chi tiết.

    Bộ Quốc phòng Afgha loan báo 64 kẻ bị giết đều là bọn “khủng bố”. Trong cuộc hành quân, lực lượng của chính phủ đã giải thoát được 14 người dân bị bọn khủng bố bắt giam. Điều cần lưu ý là nông dân Afghanistan từ xưa vẫn quen trồng ma túy để sinh sống. Số người nghiền ma túy không phải ít. Bọn khủng bố Taliban do al-Qaida huấn luyện và yểm trợ, đã khuyến khích dân miền thôn dã trồng ma túy, bởi vì chúng lấy nhựa nha phiến ngầm đưa ra nước ngoài bán lấy tiền. Tiền đó chúng dùng để mua chuộc dân chúng và cũng là quỹ tổ chức các cuộc đánh bom tự sát hay các trận đánh du kích phá hoại an ninh trật ở các thị trấn, thành phố ở nước này.

    Chúng tôi thiết nghĩ cuộc chiến lâu nhất do Tổng Thống Bush khởi sự từ năm 2001 có hy vọng sẽ kết thúc trong một thời gian ngắn với chiến lược của tướng Petraeus. Chiến lược chỉ là lý thuyết, kết quả của một sự suy tư của con người. Suy tư là do trí tuệ trong bộ óc mà có, bởi vậy tôi nghĩ đến luật tiến hóa chung cho cả nhân loại. Ở đâu có con người là có bộ óc tiến hóa, nó không dậm chân đứng lỳ một chỗ, mà với thời gian nó sẽ tiến ngày một nhanh hơn trước. Đánh họa khủng bố là phải đánh bằng bộ óc.

    Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh

  • Bình luận

    Chủ đề thay đổi

    CHỦ ĐỀ THAY ĐỔI


    Trong năm đầu tiên đến định cư ở Mỹ, nhà báo Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh đã viết bài quan điểm này. Chúng tôi nhận thấy bài viết có nhũng điểm phù hợp với tình hình cuộc tranh cử ở Mỹ năm 2008, cũng như những vấn đề đổi mới của các chế độ Cộng Sản trên thế giới, từ Nga cho dến Việt Nam trong cả chục năm qua. Bởi vậy chúng tôi đã xin phép được đăng lại bài báo nay. LTS.

     

     

    “Thay đổi” có vẻ là từ ngữ của thời đại, Nói đến thay đổi ai cũng thích, ai cũng đòi thay đổi, đôi khi chẳng cần biết thay đổi cái gì, hay thay đổi thế nào. Có lẽ trừ những người đã cằn cỗi, muốn giậm chân tai chỗ cho qua ngày, trừ những kẻ chỉ muốn ôm lấy vinh quang, tưởng tượng hay có thật của quá khứ để mà sống, hầu hết mọi con người bình thường đều muốn có thay đổi với ước vọng muốn thấy một ngày mai hơn hẳn hôm nay. Còn gì khích lệ hơn cho tiến bộ và phát triển bằng một nềm tin vững chắc là tương lai nhất định sẽ rực rỡ và huy hoàng hơn hiện tại.

     

    Trong cuộc tranh cử tổng thống Mỹ năm 1992, chủ đề tranh cử gồm hai chữ đơn giản là “thay đổi” đã có vẻ gần như một phép lạ huyền diệu, bởi vì nó đã làm cho tòa Bạch Cung đổi chủ. Một khi cuộc sống trong hiện tại chỉ toàn những khó khăn chật vật, những thất vọng và bất mãn, sự đòi hỏi thay đổi để mong tìm một cái gì tốt đẹp hơn cũng chỉ là phản ứng tự nhiên của người dân. Ngay tại đất nước Việt Nam của chúng ta, những đợt sóng đòi hỏi như vậy đã cuồn cuộn dâng trào từ bao lâu nay, mỗi ngày một mạnh, mỗi ngày một rõ rệt hơn, và ngay chính tai Liên Sô và các nước Đông Âu trong đầu thập kỷ này, những đợt sóng đó đã đánh gục những chế độ đàn áp khắt khe nhất.

     

    Nhưng nếu nói rằng đòi hỏi thay đổi chỉ là nhu cầu tùy lúc của con người thì thật không đúng lắm. Thật ra nhu cầu thay đổi là một trong những bản năng tiềm ẩn của con người và đó cũng là lý do tại sao con người đã sinh tồn được cho đến ngày nay. Vì thế chính những người có cuộc sống no đủ mãn  nguyện với hiện tại của mình, cũng vẫn có ẩn núp trong tiềm thức của mình một nhu cầu thay đổi.

     

    Sự thay đổi có những ý nghĩa trọng đại như vậy, nhưng có điều là từ ngữ “thay đổi”, thường khi bị bóp méo và đã bị lạm dụng khá nhiều. Thay đổi không có nghĩa là “có mới nới cũ” như câu tục ngữ châm biếm của người bình dân Việt Nam dùng để mỉa mai những kẻ tham lam, và lại được những kẻ cổ hủ lạc hậu ngày nay lợi dụng dể chỉ trích những đầu óc cầu tiến.  Đồng thời hai chữ “thay đổi” cũng bị lạm dụng và lợi dụng khá nhiều trong thời buổi chính trị phức tạp như trong những năm gần đây.

     

    Những người Cộng Sản là nạn nhân đầu tiên của các đợt sóng đòi hỏi thay đổi. Năm 1985, khi ông Mikhail Gorbachev lên cầm quyền ở Liên Sô, những người Cộng Sản đã phải nhìn nhận có một cái gì không ổn trong cái khung giáo điều cứng nhắc ý thức hệ của họ rồi. Thật ra trước đó nhiều năm, những lý thuyết gia sáng suốt của Cộng Sản cũng đã đánh hơi thấy mối nguy đang tiềm ẩn đe dọa đến cỗi rễ lý tưởng của họ, khi mà tri và thức của người dân bị trị đã phát triển mạnh đến độ tức nước vỡ bờ, không có sức mạnh nào cản nổi. Nhưng thời đó, phe giáo diều cứng nhắc còn ngự trị, ai dám hở môi? Kẻ mới manh nha một chút như  Khruschev đã bị tặng ngay nhãn hiệu “xét lại” và bị lật nhào, còn giữ được mạng sống là may. Điều đáng chú ý là kẻ tố cáo Khruschev dữ dội nhất thời đó lại là bọn lãnh đạo Trung Cộng, những người giáo điều ù lỳ nhất dưới trướng của Mao Trạch Đông, có lẽ vì phe giáo điều Trung Cộng còn được bện thêm một cái vỏ thép cứng hơn nữa, rất khôi hài trong ý thức hệ Cộng Sản về vô sản quốc tế là : “sự tự mãn dân tộc tính”, đại khái với quan niệm “tư tưởng Mao-ít còn hơn cả tư tưởng Lê-nin-nít”. Nhưng cũng có thể con cháu của Đức Khổng Phu Tử, quen với ý niệm hình nhi thượng học sâu sắc từ mấy ngàn năm nay, đã nhìn thấy rõ cái nguy của sự thụt lùi, dù chỉ có nửa bước của cái gọi là xét lại đó. Nói một cách nôm na là dân Á Đông đã “thâm” hơn dân da trắng phổi bò của Tây Phương vậy.

     

    Dù sao, khi ông Gorbachev lên cầm quyền là thời cơ đã chín mùi để ông mở cái khoá miệng và xác nhận cần phải có sự thay đổi. Nhưng ông đã làm thế nào ? Đây là điểm khôi hài nhất: Ông vừa làm….. vừa run. Có thể ông là người có lý tưởng hơn, nên ông sợ rằng thay đổi có thể làm sụp đổ luôn cái lý tưởng Cộng Sản mà ông muốn cứu vãn cho bằng được. Nhưng cũng có thể ông chỉ là một người như mọi người khác, nghĩa là ông sợ cho cái mạng sống của ông. 

     

    Bởi vậy ông đã lợi dụng khát vọng đòi hỏi thay đổi của người dân, bóp méo đi một chút để vừa giữ ý thức hệ, lại vừa giữ được mạng sống của mình. Ông đưa ra chủ trương Glasnot và Perestroika. Theo tiếng Nga, hai chữ đó chỉ có nghĩa là “cởi mở” và “tái cấu trúc”. Cởi mở cũng như mở cửa thêm cho rộng ra để căn nhà Cộng Sản chủ nghĩa khỏi tối tăm, u uất và… rùng rợn như trước nữa, và tái cấu trúc xây lại một vài bức tường, mở thêm vài căn phòng để cho nó hấp dẫn hơn. Tóm lại ông muốn thay đổi, nhưng căn nhà vẵn còn là căn nhà chớ không phải đem phá nó đi, đào cả móng lên và xây căn nhà khác.

     

    Người ta đã thấy kết quả của ông. Điều thú vị nhất là chỉ mới mở thêm cửa ra đôi chút và phá đi một bức tường nhỏ mà căn nhà đã sụm luôn. Và điều thú vị hơn nữa cho chính bản thân ông  Gorbachev là ông giữ được mạng sống nhờ cuộc thế đã đổi thay, thế giới đã biến chuyển. Nếu như ông làm việc đó dưới thời Stalin thì chưa kịp trở tay, hồn ông đã du Địa phủ. Hoặc nhẹ nhàng hơn như dưới thời Brejnev, ông đã đi lãnh một chức giám đốc một nông trường tập thể gồm mấy trăm con bò chết đói ở một xứ xa xôi hẻo lánh nào đó trong vùng băng tuyết ở Siberia.

     

    Trong số những người Á Đông theo con đường “ngon cờ Mác-Lê bách chiến bách thắng”, ngoài những người Cộng Sản Trung Hoa, rất thâm và độc như những ông quân tử Tàu… Cộng, tất nhiên chúng ta không thể quên những nhà Cộng Sản Việt Nam, cũng rất khôn nhưng không ngoan, nghĩa là cái khôn vặt, khôn láu cá của những dân cờ bạc bịp, cái trí trá tiểu xảo sặc mùi anh lý trưởng với cái nhìn không vượt ra ngoài được lũy tre xanh của làng xóm nhỏ. Vì thế khi các bậc đàn anh Liên Sô bắt buộc phải đi nước cờ Glasnot và Perestroika, ở Việt Nam, ban lãnh đạo Cộng Sản cũng đưa ra một từ rất kêu, nhưng lại rất mập mờ đánh lận con đen là “đổi mới”.

     

    Thế nào là đổi mới và đổi mới cái gì, kết quả ra sao ? Trong một dịp khác có lẽ chúng ta cũng nên nhìn kỹ hơn cái trò hề bịp bợm của lá bài đổi mới này. Nhưng ở đây chúng ta chỉ ngắn gọn trong ba chữ “vẫn như cũ” . Thật ra đề tài đổi mới đã được bàn cãi nhiều trong mấy năm qua, nhưng chỉ ở trong giới những người Việt sống ở hải ngoại mà thôi, còn ở trong nước đây là một đề tài tối kỵ, đụng vào nó là có thể đưa bạn vào bóng tối vĩnh viễn hay có thời hạn với cái mũ chụp quen thuộc như phản động hay gián điệp…trừ khi bạn nói đúng theo chiều hướng mà đảng đã quy định. Ý nghĩa và chiều hướng đổi mới theo sách vở của đảng chỉ là không thay đổi gì hết. Đổi mới chính trị ư ? Đây chính là màn lừa bịp dài dài, thay đổi vài lớp lang, hoán chuyển một vài diễn viên chóp bu, biểu diễn thêm một vài trò khác về hiến pháp gọi là bầu cử Quốc hội. Ở vào thời đại dân trí tiến triển như thế này, mà lại đem cái trò tiểu xảo ra dùng như bọn tổng lý ngày xưa để mà mắt dân đen thì thật nực cười. Và còn đem cái trò bịp bợm nhà quê đó để lường gạt quốc tế thì còn gì khôi hài hơn nữa.

     

    Còn đổi mới kinh tế thì sao ? Đây là một hành động theo nhu cầu. Khốn thay nhu cầu đó không phải là của dân, mà là của đảng, để cứu nguy cho đảng đang tụt dốc nguy hiểm và nhất là để giữ lại quyền lực thống trị trong tay một thiểu số. Thành ra công cuộc đổi mới kinh tế của đảng Cộng Sản Việt Nam rút cuộc tạo ra một hình ảnh cũng tức cười chẳng kém : Đó là hình ảnh một lũ kiến bị hun nóng ở phía dưới, đang chạy loạn xạcuống cà kê lên. Mở cửa, đi theo kinh tế thị trường, gọi vốn ngoại quốc đầu tư, nghe thì thật đẹp thật hấp dẫn, nhưng thực tế thì mọi suy tư mọi hành động đều lẩn quẩn ở trong một cái vòng tròn có đến hai lần vạch ngăn chặn lại, không thoát ra ngoài được, chẳng khác nào một con quỷ bị hai cái vòng phù thủy cản lối, cứ đụng đầu thì phải dội lại.

     

     Cái vòng đai thứ nhất bằng thép, đó là giáo điều của ý thức hệ. Cởi mở kinh tế mà đụng phải những điều cấm kỵ của ý thức hệ Cộng Sản là phải dội lại. Cái vòng đai thứ hai, tuy không làm bằng thép nhưng nó kiên cố vô cùng: Đó là sự sợ hãi. Mở cửa ra quá trớn, ngộ lỡ phản động nó về, ngoại quốc nó đến lũng loạn, gián điệp nó vô nó xúi giục tạo loạn lật đổ thì sao ? Mọi ý chí đổi mới đụng đến chỗ này là bị co vòi lại. Thật đúng như kiểu con kiến mà leo cành đa, leo phải cành cụt leo ra leo vào..!

       

         Nhìn qua một vài cố gắng gọi là thay đổi đó, không phải để phán đoán hay chỉ trích làm gì cho mất công, mà thật ra để tìm một vài luận cứ cho chủ đề thay đổi của chính chúng ta. Có thể đó là những kinh nghiệm, những cái gương tầy liếp để suy nghĩ đến nhu cầu thay đổi.
      

         Thay đổi trước hết là phải thành thật. Thành thật với người và thành thật với chính bản thân chúng ta. Chúng ta thay đổi không phải vì quyền lợi của cá nhân chúng ta hay của một tập thể nào, mà vì quyền lợi của toàn dân và của đất nước chúng ta.


         Thay đổi là phải can đảm. Không phải dễ dàng gì mà con người có thể dứt khoát từ bỏ được những thành kiến, những tập quán cũ để đi tìm cái mới. Phải có can đảm mới dám từ bỏ được sự an toàn của hiện hữu, dù cho cái hiện có cũng chẳng được thỏa mãn lắm, để đi vào một con đường mới có ít nhiều may rủi. Nhưng thay đổi cũng không phải là nhắm mắt nhẩy vào một cái hố hư không, vô đáy. Với kiến thức cao, với sự suy tính kỹ càng, với sự góp ý để đi tới đồng thuận trong bài toán gồm nhiều ẩn số mà chúng ta đi vào, chúng ta có thể tăng cường rất nhiều xác suất “may” và giảm thiểu đến tối đa cái rủi.


         Thay đổi là phải dứt khoát với quá khứ. Ở đây có thể có sự hiểu lầm, cần xác định cho rõ. Chúng ta không thể ôm lấy quá khứ để mà sống, nhưng chúng ta cũng không nên quên rằng quá khứ có những bài học không thể quên, nhất là có những cái gốc mà bất luận cuộc đổi thay như thế nào, chúng ta cũng phải giữ cho bằng được.


         Cái gốc đó là đất nước chúng ta với ngàn năm uy linh sông núi, là dân tộc với những truyền thống cao đẹp về đạo nghĩa mà ông cha chúng ta để lại.


         Cái gốc đó là lý tưởng của chúng ta, Lý tưởng dân tộc chủ nghĩa, quyết tâm phục vụ cho nước cho dân với một tinh thần ái quốc mãnh liệt.


         Sau hết, chúng ta còn có những cái rễ vô cùng quan trọng để từ đó bắt nguồn cho mọi tư tưởng và hành động của chúng ta. Đó là tinh thần cách mạng. Các đảng phái quốc gia hiện nay hay sau này dù có biến thiên đi để trở thành những chính đảng hay những đoàn thể khác có tính chất tập hợp quần chúng, cũng không nên quên rằng chúng ta đãbắt nguồn từ những đảng cách mạng, hoạt động trong bóng tối trong thời kỳ chống thực dân và chống Cộng Sản. Tinh thần cách mạng là gì,  nếu không phải là tinh thần trách nhiệm quả cảm, hy sinh, chịu đựng, để thực hiện cho bằng được lý tưởng của chúng ta.

     

        Vậy thì thay đổi bắt đầu từ đâu ? Bắt đầu từ chính chúng ta, từ mỗi người chúng ta.

     

    Ngày 30 tháng 11 năm 1992

    Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh.    


          

     

     

     

     

     

                       

                                                                                                                                                               

      

     

  • Bình luận

    GS Sơn Ðiền Nguyễn Viết Khánh: BIÊN CƯƠNG MỚI

    GS Sơn Ðiền Nguyễn Viết Khánh: BIÊN CƯƠNG MỚI

    Trong suốt tuần qua, Trung Quốc đã gặp khó khăn lớn ở Tân Cương vì vụ nổi loạn của dân thiểu số gốc Hồi tại tỉnh này khiến có 180 người chết và 1,680 người bị thương. Ðến đầu tuần này Cảnh sát Trung Quốc lại bắn chết thêm 2 người Hồi và 1 người bị thương, tình thế rất gay go. Tên gọi là Tân Cương tức “Biên giới mới” đã được đặt ra năm 1949 khi quân Cộng Sản Tầu chiếm toàn thể Hoa lục, khiến chính phủ Trung Hoa Quốc dân đảng phải di tản ra đảo Ðài Loan. Tân Cương chiếm một vùng đất rất rộng lớn phần lớn là núi non hiểm trở ở phía Tây Hoa Lục, biên cương chạy dài từ Tây Bắc giáp Mông cổ, xuống đến ranh giới các nước Trung Á như Kazakhstan, Kyrgystan. Kế đó là vùng Tây Nam có khu Tự trị Tây Tạng, giáp ranh giới các nước Afghanistan, Pakistan và Ấn Ðộ. Ngày nay Tân Cương đã trở thành một vùng kinh tế trù phú vì ở dưới vùng núi này có nhiều mỏ dầu lửa. Ngoài ra phong trào du khách đến miền này đã phát triển mạnh, khiến Urumgi, thủ phủ Tân Cương – phía Bắc gần biên giới Mông Cổ – đã trở thành một đô thị hiện đại, với những tòa nhà chọc trời. Hiện nay kỹ nghệ dầu khí của Tân Cương đem về cho Bắc Kinh mỗi năm 61 tỷ đô-la Mỹ, một trong những ngành kỹ nghệ tiến mau nhất của kinh tế Trung Quốc.

    Ở Tân Cương từ xa xưa vẫn có nhiều sắc dân thiểu số vùng Trung Á sinh sống, nhưng có một sắc dân gọi là tộc Uighur (đọc theo âm Việt là uây-ghơ) được thế giới sớm biết đến nhiều nhất, vì sắc tộc này sống trên con đường bộ do Marco Polo (Thế Kỷ 13) tìm ra để từ Venice (Ý) giao thương với các nước Trung Á. Tộc “uây-ghơ” theo đạo Hồi từ thế kỷ 7, có điểm đặc biệt là cho đến nay vẫn cách biệt với sự phát triển của Hồi giáo ở Trung Ðông, để giữ được bản sắc hiền lành theo dân tộc tính của họ. Người Trung Hoa thời cổ đã biết đến sắc tộc này khi có con đường “Tơ lụa” giao thương với người Âu châu, nên gọi đó là dân “Hồi” (chữ Hán có nghĩa là trở về), có lẽ đó là những người đã bỏ vùng núi khô cằn ra đi kiếm ăn, nay trở về sống trên đường Tơ Lụa để làm ăn với khách buôn giầu có từ bên ngoài đến. Khi người Tầu thấy họ làm lễ tôn giáo một cách khác các tôn giáo thời đó ở bên Tầu, nên cũng gọi luôn tôn giáo đó là “Hồi giáo” cho tiện.

    Tôi đặc biệt muốn nhấn mạnh đến chữ Hồi giáo ở đây, vì từ lâu bao lâu nay tôi vẫn thắc mắc tại sao báo chí Việt ngữ vẫn dùng chữ Hồi giáo để gọi tôn giáo Muslim hay Islam do Ðấng Tiên tri Mohammed thành lập vào Thế kỷ 7 ở Á rập, Trung Ðông. Nguyên nhân chính là vì vào thời điểm trước khi văn hóa Pháp tràn vào Việt Nam đầu thế kỷ 18, các bậc tiền nhân của chúng ta vẫn dùng chữ Hán Nôm để tìm hiểu về thế giới bên ngoài. Bởi vậy khi thấy Hán tự dịch Muslim là đạo Hồi, nên cũng gọi đó là đạo Hồi. Ðến nay trong ngôn ngữ dân gian Việt Nam vẫn có chữ đạo Hồi. Người Tầu gọi cả Pakistan là Hồi Quốc, tiếng Việt vẫn quen dùng tên nước đó như vậy, trong khi trong chữ Pakistan không có gì dính đến tôn giáo, mặc dù đa số người Pakistan cũng theo đạo Hồi. Tôi nghĩ các học giả Việt Nam ngày nay cũng nên sửa chữa lại tên gọi của một số các địa danh ngoại quốc khác bằng những chữ thế giới thường dùng, thay vì dùng theo âm Hán tự, thí dụ như Hoa Thịnh Ðốn, Ba Lê, Luân Ðôn v.v… như thời cổ.

    Hãy trở lại câu chuyện “Biên Cương Mới”. Khu Tân Cương do Cộng sản Tầu đặt ra từ năm 1949 đã làm bộc lộ rõ ý đồ thâm độc của chủ nghĩa “bành trướng Bắc Kinh”. Nước Trung Hoa có dân số đông nhất thế giới, sinh sản mau lẹ, nên bắt buộc phải mở rộng bờ cõi từ thời buổi xa xưa nhất của lịch sử. Hiện nay dân số Trung Quốc có 1 tỷ 318 triệu người, người gốc Hán chiếm 92%, còn 8% là những gốc dân thiểu số đủ loại. Dân gốc Hán nhiều như vậy, nhưng lại sống đông đúc nhất ở một dải đất ở miền Ðông Hoa lục, kéo dài xuống theo bờ biển Ðông Hải. Diện tích toàn thể Trung Quốc kể cả các khu tự trị dân thiểu số như Nội Mông, Tân Cương và Tây Tạng, tính chung là 9,572,900 cây số vuông. Bản đồ cho thấy rõ các khu tự trị này chiếm hơn một nửa diện tích toàn thể lãnh thổ, phần còn lại là vùng của dân gốc Hán.

    Chế độ Cộng sản Tầu hiện nay chủ trương bành trướng lãnh thổ cho dân Tầu – hiện đã bằng 1/5 dân số cả thế giới – để có đủ đất sống và sinh sản thêm nữa. Nhưng Bắc Kinh khôn ngoan giở trò “bành trướng thầm lặng” bằng cách cho dân gốc người Hán (tức người Tầu) di dân thật nhiều qua các lãnh thổ láng giềng mà họ đã chiếm, gọi là khu “tự trị” nhưng do chính quyền Trung ương trực tiếp cai trị, chẳng khác gì một tỉnh Trung Quốc. Người ta đã thấy hình ảnh khu gọi là “tự trị” Tây Tạng. Khi người gốc Tầu đông hơn người gốc bản xứ, khu tự trị sẽ biến thành một tỉnh Trung Quốc. Tôi nghĩ những nước láng giềng của Trung Quốc có tinh thần dân tộc mạnh đã nhìn thấy rõ ý đồ của Trung Cộng, nên dân chúng phải đề phòng. “Biên cương mới” là bài học cho dân tộc Việt Nam.

    Tân Cương hiện nay có tổng số dân là 20 triệu người kể cả dân Tầu, trong đó chỉ có 8 triệu người sắc tộc “uây-ghơ”. Thủ phủ Urumqi đông dân cư nhất có 1.3 triệu người, nhưng đại đa số là dân Tầu thứ thiệt, còn dân bản xứ “uây-ghơ” đã bị gạt ra ngoài rìa thành phố, bởi vì thương gia Tầu Cộng đến đây định cư, dùng tiền bạc mua hết đất ở thành phố. Ngoài Urumqi, tình hình các thành phố khác ở Tân Cương cũng tương tự, chẳng hạn thành phớ lớn thứ hai của Tân Cương là Kashgar và nhiều thành phố nhỏ hơn ở phía Nam cũng có loạn. Trong hơn một tuần qua hàng chục ngàn Cảnh sát mặc áo giáp, nón sắt, võ trang súng liên thanh và cả quân đội chính quy Trung Quốc đã ùn ùn kéo vào Urumqi và các thành phố khác của Tân Cương. Nhà cầm quyền Trung ương ở Bắc Kinh đã đặc biệt cho những hình ảnh đó chiếu trên TV để cảnh cáo các khu vực khác trong nước, đồng thời cũng cho thế giới biết để quy lỗi cho người sắc tộc thiểu số đã nổi loạn đánh phá và giết chóc những người gốc Hoa lương thiện đến làm ăn buôn bán.

    Bất chấp sự đàn áp của Cảnh sát võ trang Tầu, phong trào đòi độc lập của dân thiểu số Tân Cương vẫn tiếp tục. Trong thập niên 90, với sự sụp đổ của Liên Sô, phong trào Hồi giáo ở Trung Á đã gia tăng sức mạnh, tinh thần độc lập dân tộc ở các nước Trung Á mỗi lúc một cao. Ngoài ra những người gốc “uây-ghơ” hiện di tản khắp mọi nơi trên thế giới, họp thành những khối nhỏ cũng đã biểu tình kêu gọi sự chú ý của công luận về những vụ đàn áp dã man của Quân đội và Cảnh sát Tầu ở Tân Cương. Mục tiêu của Bắc Kinh là bành trướng lãnh thổ để dân gốc Hán của họ có đủ đất sống, nhưng khi họ chủ trương tiêu diệt văn hóa và ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số, họ đã phạm phải một sai lầm nghiêm trọng.

    Sơn Ðiền Nguyễn Viết Khánh

  • Bình luận

    Sơn Ðiền Nguyễn Viết Khánh: Tính Sổ Chiến Tranh

    Sơn Ðiền Nguyễn Viết Khánh: Tính Sổ Chiến Tranh

    Nước Mỹ đã mắc phải hai cuộc chiến ngay từ lúc khởi đầu Thế kỷ 21, đến nay vẫn kéo dài suốt 10 năm chưa dứt, và cuốn sổ nợ chiến tranh đã báo hại nền kinh tế Mỹ, làm lủng túi tiền của người dân và cũng làm mồi cho chủ nghĩa phe đảng muốn lợi dụng mọi cách để hạ dối thủ trong cuộc bầu cử trung hạn sắp tới. Hai cuộc chiến đó là Afghanistan và Iraq. Chúng tôi muốn nhắc lại vài nét lịch sử bởi vì nếu biết rõ được quá khứ, chúng ta có thể hình dung được tương lai phần nào. Câu hỏi đầu tiên được đặt ra là tại sao Mỹ và cả các đồng minh dính vào hai cuộc chiến nói trên. Sau Thế chiến II, có hai nước chiến thắng nổi bật là Hoa Kỳ và Liên bang Sô Viết đã đánh tan phe trục là Ðức, Ý và Nhật. Sau đó LHQ thành hình nhưng điều đáng buồn là Nga Sô đã gây ra cuộc chiến tranh lạnh đưa đến hậu quả là tình hình thế giới trở nên gai góc như ngày nay.

    Chiến tranh lạnh do Liên Sô gây ra với tham vọng bành trướng chủ nghĩa Mác-xít khắp hoàn cầu. Cố nhiên Mỹ đã làm mọi cách để chặn đứng sự bành trướng này. Chúng tôi muốn bỏ qua vấn đề Việt Nam vì chúng ta đã biết quá rõ, để trước hết nói đến Afghanistan hợp với thời cuộc hơn. Ðây là một nước Trung Á, nằm giữa Iran và Pakistan xa về phía Bắc, thành ra không có bờ biển Á Rập mà tiếp giáp với Turkmenistan, vốn là một thành phần của Liên bang Sô Viết thời trước. Khoảng năm 1980 giữa thời chiến tranh lạnh, Liên Sô đã cho một số cán bộ Turkmenistan thu nhận những thanh niên từ Afghanistan qua để truyền bá chủ nghĩa Cộng sản.

    Nhóm cán bộ Cộng sản Afgha về nước, ngấm ngầm bành trướng, thu thập những người còn trẻ và khi đã có thanh thế nhờ Cộng sản chuyển giúp vũ khí, chúng đã cướp được chính quyền và lập ra chế độ Mác-xít ở Thủ đô Kabul. Thời này cũng là lúc Mỹ chú ý đến tình hình ở Ðông Nam Á kể cả Trung Nam Á. Khi Cộng sản Afgha chiếm được Kabul, Mỹ lập tức liên lạc chặt chẽ với chính quyền Hồi giáo Pakistan cũng đang lo lắng về vụ nước láng giềng Afgha do Cộng sản cai trị. Tình thế bắt đầu đổi khác khi người Hồi Pakistan qua lại biên giới nói chuyện với người Hồi Afgha. Từ thời xa xưa, đối với những người đạo Hồi ở hai bên không có đường biên giới. Nhiều nơi vùng giữa Pakistan và Afghanistan lại là một làng mạc thôn xóm của người Hồi.

    Vì thế khi Cộng sản thành hình ở Afgha, dân Hồi bên này và bên kia biên giới đi lại với nhau như đi chợ. Ðó cũng là lúc CIA và biệt kích Mỹ đến Pakistan để bí mật huấn luyện và trang bị vũ khí cho thanh niên Hồi giáo Afgha có mặt tại Pakistan. Năm 1983 đám thanh niên này về nước, bắt đầu đánh du kích chống quân Chính quyền Cộng sản ở Kabul. Hồng quân Sô viết đàn áp dữ dội, dùng trực thăng và đại bác tiễu trừ “loạn quân”. Nhưng loạn quân cũng có vũ khí tối tân, chẳng hạn rốc kết bắn chiến xa hay trực thăng của địch. Hồng quân chịu không thấu, đến năm 1987 quân đội Nga phải rút hết về nước, kéo theo lũ cán bộ Cộng sản cao cấp Afgha. Và trớ trêu thay, trong số những thanh niên Hồi giáo đánh đuổi Cộng sản Nga, không phải chỉ có những thanh niên Hồi giáo Afgha mà còn có nhiều thanh niên Hồi giáo ở Trung Ðông lén lút qua để tình nguyện đánh Nga cứu đạo Hồi. Trong số những người đi học môn du kích Mỹ lúc đó có một chàng trai tên là Osama bin Laden.

    Hãy trở lại Thế kỷ 21 với Tổ chức Khủng bố có tên là al-Qaida. Vào năm 2001, bọn khủng bố đã cướp một phi cơ chở khách ở Mỹ rồi dùng phi cơ đó lao vào tòa nhà Trung Tâm Thương mại Thế giới ở New York gây ra một vụ khủng bố khủng khiếp chưa từng thấy. Hôm sau một ông già xuất hiện trên màn hình TV nói tổ chức đánh bom là al-Qaida do ông ta huấn luyện. Ông già đó chính là Osama bin Laden. Vào tháng 10 năm 2001, TT George W. Bush ra lệnh quân Mỹ tấn công, đổ bộ vào vào Afghanistan để truy lùng bin Laden và đồng bọn là Taliban nhưng không có kết quả. Ba năm sau TT Bush ra lệnh quân Mỹ đổ bộ vào Iraq đánh tan chính quyền của Saddam Hussein vì lý do tên độc tài này có vũ khí giết người hàng loạt (tức bom nguyên tử), nhưng tin tình báo đã sai. Dù vậy Saddam Hussein cũng bị kết án tử hình và bị thắt cổ chết.

    Hai cuộc chiến kéo dài đến nay mà vẫn chưa thấy ánh sáng ở cuối đường hầm. Bây giờ là lúc tính sổ chiến tranh. Chiến tranh càng dài sổ nợ càng lớn. Nợ ai vậy? Tiền bạc không phải từ trên trời rớt xuống mà do người dân đóng thuế để chính quyền có tiền chi dùng và quân bình ngân sách. Nếu không làm được như vậy, người dân sẽ lãnh đủ khi kinh tế suy thoái không cách nào gỡ. Thay vì cứu nguy sự sống còn của người dân, người ta chỉ thấy trên chính trường Mỹ hai phe đối nghịch gia tăng các chiêu thế chính trị càng gần ngày bầu cử càng đánh lớn đến độ “xáp lá cà” để ăn thua đủ.

    Ðầu tuần này, TT Obama loan báo chương trình rút quân Mỹ khỏi Iraq để trao trách nhiệm cho chính quyền Iraq, ông nói: “Tôi đã nói rõ vào ngày 31-8-2010 sứ mạng chiến đấu của quân đội Mỹ sẽ chấm dứt”. Vụ rút quân này gồm 50,000 quân, so với số quân 144,000 khi Obama tựu chức. Số quân Mỹ còn lại có nhiệm vụ “cố vấn và yểm trợ các lực lượng an ninh Iraq, bảo vệ các viên chức và các cơ sở của Mỹ, tổ chức các cuộc hành quân chống khủng bố”. Sứ mạng của Mỹ thay đổi từ “Hành quân cho Tự do Iraq” thành “Hành quân Bình minh mới”. Số quân Mỹ lưu lại 50,000 người sẽ rút hết vào cuối năm 2011, như TT George W. Bush đã thỏa hiệp với chính quyền Iraq trước ngày ông Bush rời khỏi ghế Tổng Thống.

    Chúng tôi nghĩ quyết định rút quân của TT Obama là điều đáng hoan nghênh. Bởi vì xét theo tình thế hiện nay, việc tiễu trừ khủng bố al-Qaida ở nước nào phải là nhiệm vụ của chính quyền và dân chúng nước đó. Mỹ chỉ có thể yểm trợ bằng mọi cách kể cả không lực, chớ không nên đổ quân vào nước có khủng bố hoành hành, bởi vì làm như vậy bọn al-Qaida hay đồng lõa có thể tố cáo quân Mỹ là ngoại xâm để hô hào dân trong nước nổi lên chống đối.

    Riêng về tình hình tranh cử ở Mỹ hiện nay, việc tính sổ chiến tranh đang trở thành những trận đánh giáp lá cà để ăn thua đủ giữa các thành phần chính trị, bất chấp những khó khăn kinh tế do hậu quả của hai cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan. Ðó là điều đáng buồn.

    Sơn Ðiền Nguyễn Viết Khánh

  • Bình luận

    Tạo thành lịch sử

    TẠO THÀNH LỊCH SỬ

    Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh

     

    Kết thúc cuộc vận động làm ứng cử viên Tổng Thống, bà Hillary Clinton đã có một diễn từ rất hay về chính trị, nhưng cũng đầy tình cảm chân thành. Đó là một sự phối hợp tuyệt vời giữa khối óc và con tim. Nhìn hình ảnh trên TV cuộc họp ở Thư viện quốc gia Washington đông nghẹt người, nhiều đợt đứng lên vỗ tay hoan hô vang dậy, tôi có cảm tưởng đây là một cuộc họp chào mừng một ứng cử viên đã thắng chớ không phải một người đã thua. Nhận xét này quá đáng chăng? Ngay lúc đó tôi đã có cảm nghĩ bài diễn từ có nhiều ý nghĩa sâu sắc, đáng chiếm một trang sử nước Mỹ làm gương cho hậu thế. Và 18 triệu phiếu trong đảng Dân chủ đã bầu cho bà Clinton cũng đủ là một sự kiện lịch sử. Bà chỉ kém phiếu Obama có một chút ít mà thôi.

     

    Sự thật Hillary Clinton đã tạo thành lịch sử từ 8 năm trước. Bà là vị Đệ nhất Phu nhân đầu tiên trong lịch sử Mỹ sau khi chồng hết nhiệm kỳ ra khỏi Bạch Cung, đã có một sự nghiệp chính trị dân cử. Năm 2000 bà đã đắc thắng vẻ vang làm Thượng nghị sĩ New York . Vậy tại sao bà đã thua trong cuộc đấu với Thượng nghị sĩ Barack Obama? Nhắc lại vài chuyện đã qua không phải vô ích, vì kinh nghiệm của quá khứ là bài học của tương lai. Goliath đã bị David hạ chỉ vì người khổng lồ đã quá coi thuờng chú bé nhóc con. Từ tháng 1-07, khi bà Clinton tuyên bố ra ứng cử Tổng Thống, đa số dân Mỹ quá thất vọng về Tổng Thống Bush, đã mong  sẽ có sự thay đổi. Các poll lúc đó chỉ nhìn đến Hillary để xem ưu thế tiến triển như thế nào chớ không lưu ý đến một ông Obama, lính mới ra lò trong làng chính trị cao cấp ở Washington DC . Nhưng từ đầu năm 2008 mọi người mới té ngửa. Obama không phải tầm thường. Đây không phải là một David chỉ bắn lén một phát mà trúng. Đây là một người có nhiều biệt tài về đấu tranh chính trị, nhất là khoa ăn nói.

     

    Cố nhiên việc Hillary chấm dứt cuộc vận động làm ứng cử viên Tổng Thống không có nghĩa là sự nghiệp chính trị của bà đã kết thúc. Theo thiển ý sự nghiệp đó nhờ trận đấu này đã vọt lên cao chưa từng thấy. Trong các ưu tiên bà nêu ra có vấn đề “bảo hiểm sức khỏe” cho tất cả mọi người dân, vì hiện nay hàng triệu người vẫn không có bảo hiểm y tế. Nhưng ý kiến của Hillary quan trọng nhất vẫn là việc xóa sạch dấu vết còn lưu cữu của nạn kỳ thị giới tính và mầu da. Trong các sở làm, lương bổng phụ nữ vẫn kém lương lậu đàn ông, mặc dầu có nhiều trường hợp phụ nữ làm việc giỏi hơn, có nhiều sáng kiến hơn và chuyên cần hơn đàn ông. Từ năm 1848 Mỹ đã có phong trào tranh đấu cho nữ quyền, nhưng đến năm 1920 phụ nữ Mỹ mới có quyền đi bỏ phiếu. Sau cuộc chiến tranh Nam-Bắc, Tổng Thống Abraham Lincoln đã ký sắc lệnh giải phóng người da đen khỏi ách nô lệ, nhưng nạn kỳ thị vẫn tiếp tục dai dẳng suốt 200 năm sau. Mãi đến khi nhờ sự tranh đấu quyết liệt của bà Rosa Parks, một phụ nữ da đen năm 1954, người da đen mới được ngồi chung xe buýt với người da trắng. Cũng năm đó trẻ em da đen được học cùng lớp với trẻ em da trắng. Hillary đã kết thúc cuộc vận động làm ứng viên Tổng Thống, nhưng Mỹ vẫn có Phong trào Nữ quyền hiện đại rất mạnh kể cả phụ nữ da mầu vẫn cam kết đứng sau lưng bà.

     

    Người ta đã thấy rõ tư cách một người làm chính trị như bà Hillary. Bà ra tranh cử không phải chỉ vì chức vụ vì danh lợi, mà chỉ vì muốn có cơ năng lãnh đạo theo đường hướng mà bà tin là đúng để phục vụ quyền lợi chính đáng của dân của nước. Tháng 5 vừa qua khi thấy Hillary kém phiếu, nhiều ông kể cả các ông da trắng nêu câu hỏi chát chúa: Tại sao Hillary không bỏ cuộc ngay đi cho rồi mà còn tiếp tục đấu với Obama? Câu hỏi thật vô vị, nếu không kiên trì chiến đấu cho đến phút chót, chẳng hóa ra chưa đấu xong đã buông tay đầu hàng, còn gì tư cách một người lãnh đạo? Bây giờ  mọi việc đã rõ rệt. Obama hơn phiếu dù chỉ hơn chút ít, Hillary chính thức tuyên bố kết thúc trận đấu trong nội bộ đảng Dân Chủ chớ không kéo dài đến ngày Đại hội Đảng vào tháng 7. Lý do ưu tiên là tránh cho đảng Dân Chủ khỏi bị chia rẽ thành hai mảnh mà đoàn kết lại để sẵn sàng chờ cuộc đấu với đảng Cộng Hòa tranh chức Tổng Thống vào tháng 11 năm nay. Tuần này khi Hillary cùng chồng và cô con gái đi nghỉ một tuần, một câu hỏi khác lại được đặt ra: Liệu Hillary có đứng chung danh sách ứng cử với Obama làm Phó Tổng Thống hay không? Lúc này còn quá sớm để trả lời.

     

    Hai ngày trước lúc tuyên bố ngưng vận động tranh cử, bà Clinton và ông Obama đã họp riêng khoảng một tiếng đồng hồ trong phòng khách tư thất của bà Diana Feinstein. Khi rời khỏi phòng họp hai người đều có bộ mặt tươi cười. Nhưng điều đó không có nghĩa là vấn đề lựa chọn ứng viên Phó Tổng Thống đã giải quyết xong. Chỉ biết chắc là trong diễn từ của bà Hillary dài 30 phút, bà đã nói đến tên ông Obama 14 lần để tuyên bố hoàn toàn ủng hộ ông tranh cử Tổng Thống. Đặc biệt có một câu nói làm tôi suy nghĩ nhiều. Hillary nói: “Trong 40 năm qua đã có 10 lần bầu Tổng Thống nhưng đảng Dân Chủ chỉ trúng cử có ba lần và có hai Tổng Thống. Người đắc cử hai lần làm Tổng Thống 8 năm là người có mặt ở đây với chúng ta hôm nay”. Hillary không nói đến tên ông chồng nhưng toàn thể cử tọa hoan hô vỗ tay rào rào.

     

    Hillary cười nói tiếp: “Chúng ta đã đạt được những tiến bộ kỳ diệu trong thập niên 90 dưới quyền một ông Tổng Thống Dân Chủ, bây giờ chúng ta hãy hợp tác giúp Barack Obama làm Tổng Thống sắp tới của chúng ta”. Bà không hề nói bà có thể nhận lời làm ứng viên Phó Tổng Thống trong danh sách của Obama, bởi vì vấn đề lựa chọn một ứng viên Phó Tổng Thống rất phức tạp. Nhưng dù bà có đứng chung danh sách hay không, hoài bão chính trị của bà vẫn cao. Bà nói: “Nếu chúng ta đã phóng được 50 phụ nữ lên không gian quỹ đạo vòng quanh Trái Đất, lẽ nào rồi đây chúng ta không phóng được một phụ nữ qua ngưỡng cửa phòng Bầu dục Bạch Cung”. Tôi nghĩ “chúng ta” ở đây bà muốn nói đến các ông. Bởi vì các ông, nhiều người ở ngay trong đảng Dân Chủ, khi phải chọn môt nữ ứng cử viên Tổng Thống đã ngần ngại vì cho rằng một bà lên làm Tổng Thống tức Tổng Tư Lệnh Quân đội nghe thật kỳ, liệu có làm nên trò trống gì hay không?

     

    Tôi chỉ là một người dân gốc Việt, bỗng nghĩ đến Bà Trưng ở Việt Nam và cả bà Jeanne d’Arc ở Pháp. Các ông làm Tổng Tư Lệnh cho đến nay cũng có ông không làm nên trò trống gì mà còn làm khổ cho dân. Bởi vậy tôi xin thưa với mấy đấng đực rựa còn nặng trĩu óc cổ hủ: “Thời nay đã đến lúc phụ nữ vùng lên rồi”.

     

     Bình luận gia Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh

  • Bình luận

    Gs Sơn Ðiền Nguyễn Viết Khánh: KỲ THỊ CHỦNG TỘC

    Gs Sơn Ðiền Nguyễn Viết Khánh: KỲ THỊ CHỦNG TỘC

    Nạn kỳ thị chủng tộc là một chương quái đản dài nhất trong lịch sử nhân loại. Nạn này có gốc từ thời xa xưa là thói kỳ thị mầu da khi loài người lan tràn khắp năm châu và có đủ phương tiện giao thông để tiếp xúc với nhau bằng đường bộ và đường thủy vào thời vài thế kỷ trước Tây nguyên. Nhưng loài người nguyên do xuất phát từ đâu? Chúng ta đã biết loài người tiền sử gốc ở Phi châu. Theo các di cốt khảo cổ học tìm được, loài người có trí khôn (homosapiens) đã sinh ra ở vùng ngày nay là nước Ethiopia, cố nhiên đó là người gốc da đen. Khoảng 45,000 năm trước đây, loài người đó bắt đầu từng nhóm kéo nhau di chuyển về phương Bắc. Vùng đất tiên khởi quá nóng, loài thứ dữ quá nhiều, nên họ phải tìm cách thích ứng để sống còn. Họ đi về hướng Bắc khí hậu mát hơn, nhưng lại đụng phải bờ biển Ðịa Trung Hải. Nhưng sau họ tìm được bờ biển Hồng Hải có đường Bắc tiến, dần dần đến một nơi gần kinh đảo Suez ngày nay, họ đã gặp mảnh đất nhỏ nối liền từ Phi châu qua Trung Ðông.

    Từ Trung Ðông họ chia ra nhiều chi nhánh, tỏa lên Âu Châu ở phía Bắc và qua Trung Á rồi đến Á châu ở hướng Ðông. Khung cảnh sống khác, khí hậu khác, thực phẩm kiếm được cũng khác nên lâu dần suốt trong mấy chục ngàn năm qua, mầu da họ đổi khác, đó cũng là luật tiến hóa tự nhiên để sống còn. Họ không còn nhớ cái gốc của họ là da đen xuất phát từ Phi Châu. Christopher Columbus tìm ra Mỹ châu vào năm 1492 và trong khoảng thời gian ba thế kỷ sau đó, di dân từ các nước Tây Âu như Anh, Pháp, Ðức, Ðan Mạch…dần dần kéo đến Bắc Mỹ gọi là “Thế giới mới” rất đông để khai khẩn tìm nơi sinh sống. Ðất rộng mênh mông, ở đây vốn đã có những sắc dân thiểu số lúc đó gọi là người Indians, ngày nay chúng ta gọi họ là người “da đỏ”. Cũng trong thời gian này đã nẩy sinh tệ nạn buôn bán người da đen làm nô lệ vô cùng tàn bạo từ Phi châu qua Bắc Mỹ. Người Ðạn Mach thời đó là nhóm người cầm đầu nạn buôn nô lệ. Cùng thời các nước văn minh lớn như Anh và Pháp đều đã có thuộc địa ở vùng ven biển Phi Châu. Các tay buôn bỏ tiền ra mua người hay bắt người da đen ở các vùng rừng rậm đói khổ, rồi cùm lại, bỏ xuống hầm tầu như chở các thú vật để đem qua “tân thế giới” bán cho dân da trắng định cư ở đó. Những nô lệ nổi loạn đều bị bắn chết, quẳng xác xuống biển. Các kẻ da trắng buôn nô lệ tàn bạo đã phản lại cái gốc thủy tổ của họ ở Phi châu là người da đen.

    Về phía di dân lúc đầu có người Tây Ban Nha, sau đó dân Anh và Pháp chiếm đa số. Tất cả các di dân đó đều lập thành những “khu thuộc địa” của nước họ. Ở nước Mỹ ngày nay lúc đầu có các vùng của người Anh và Pháp, nhưng người gốc Anh đông hơn nên sau cuộc chiến tranh ngắn, người gốc Pháp rút về Canada ở phía Bắc, còn ở phía Nam chính quyền thuộc địa Pháp rút xuống Mexico. Ở nước Mỹ, vì bất mãn với chính quyền thuộc địa Anh quốc, di dân gốc người Anh đã nổi lên làm Cách mạng năm 1775, đưa đến bản Tuyên ngôn Ðộc lập năm 1776. Chính quyền liên bang Mỹ độc lập bắt đầu từ đây. Kế đó đến thời Tổng Thống Abraham Lincoln (1861-65), ông đã chủ trương cấm nô lệ khi đưa ra Tu chính án 13 được chấp thuận năm 1865. Sự kỳ thị mầu da là trái luật, nhưng cũng giống như sự kỳ thị sắc tộc vẫn còn phảng phất trong dân chúng trong nhiều năm qua.

    Bây giờ thì sao? Nước Mỹ đã có một vị Tổng Thống đầu tiên gốc da mầu. Hai tuần trước, Tổng Thống Barack Obama đi thăm Phi châu. Obama có người cha gốc da đen ở Kenya, người ta đã tưởng ông về thăm quê nội. Bất ngờ ông đã đến thăm nước Ghana ở bờ biển Tây Phi. Ghana là một nước dân chủ nhỏ, nhưng ở đây có một đền Tưởng niệm những người da đen đã chết vì nạn mua bán nô lệ. Thời xưa Ghana là nơi tập trung những nguời bị bắt làm nô lệ từ nhiều nơi ở Phi châu đem đến, chờ đưa xuống tầu. Những cảnh đánh đập dã man, có khi làm chết người đã xẩy ra. Các con tầu chở nô lệ vượt biển đến gần Mỹ châu đều ghé đảo nhỏ St Croix thuộc nhóm đảo Virgin trong biển Caribbean gần Puerto Rico. Các đoàn người nô lệ bị trói đưa lên bộ, vào nhà tù ST Croix để cùm hàng tuần hàng tháng, chờ khách hàng đến trả tiền mua nô lệ đem vào đất liền bán cho bọn di dân ở Mỹ. Nhiều người da đen đã chết vì đói, vì bệnh thê thảm ở địa ngục trần gian này. Bọn cai tù coi họ như súc vật hôi thối nhơ bẩn, nên chỉ bồng súng đứng xa, không thèm hỏi han chi hết.

    Chúng tôi nhắc lại một giai đoạn đen tối của loài người, không phải để hận thù những kẻ tham tàn đã mất hẳn tính người mà coi đó như những kinh nghiệm của quá khứ để làm gương cho tương lai. Vậy TT Obama phải làm gì để dứt hẳn các tàn dư của nạn kỳ thị mầu da và sắc tộc? Chúng tôi thiết nghĩ những tàn dư đó không còn quan trọng nữa, trước sau nó cũng biến mất với thời gian. Ðiều cần thiết nhất là phải nhìn đến những giới trẻ, những thế hệ kế tiếp của các sắc dân da mầu, bất luận mầu đen, mầu vàng hay mầu nâu hiện sống trong các cộng đồng sắc tộc ở đất nước này. Chúng ta đã có cái may là được sống ở một nước hiện đại hàng đầu của thế giới, một môi trường tốt nhất để con em chúng ta học hỏi mở rộng kiến thức về mọi ngành mọi mặt. Thế nhưng những cám dỗ để đưa đến sa đọa, mất hẳn tính người cũng không phải ít.

    Cuối tuần qua TT Obama đã đưa ra một thông điệp rất đáng chú cho những người Mỹ gốc Phi cũng giống như ông. Một thông điệp đầy tình thương nhưng cũng khá cứng rắn cho giới cha mẹ của những đứa trẻ đang lớn lên. Ông nhấn mạnh họ cần phải thúc đẩy các con em của họ có những suy tư trong sáng và thiết thực để vượt qua khỏi những mộng ảo muốn trở thành những ngôi sao sáng màn bạc, thể thao hay ca nhạc. Nhân dịp kỷ niệm 100 năm của NAACP, nhóm tranh đấu cho quyền công dân lâu đời nhất của người Mỹ gốc Phi, ông kêu gọi người da đen hãy gánh lấy trách nhiệm của chính mình thay vì dựa vào những chương trình của chính phủ. Ông nói người da đen phải lấy lại tinh thần tranh đấu kiên trì về quyền công dân từ nửa bán thế kỷ trước để đối phó với những khó khăn trong cuộc sống hiện nay như không có việc làm, tiền chữa bệnh gia tăng và nạn HIV-AIDS.

    Obama nói: “Giáo dục là con đường đưa tới tương lai tốt đẹp hơn. Tôi mong con em chúng ta phải có đầu óc ước mơ trở thành các nhà khoa học, kỹ sư, bác sĩ và giáo sư. Tôi mong chúng ước mơ trở thành ông bà Tòa ở Tối Cao Pháp Viện, trở thành Tổng Thống của nước Mỹ”. Vậy trong một cộng đồng đa chủng, làm thế nào để tránh khỏi sự kỳ thị chủng tộc? Với tư cách một người dân gốc Á, tôi xin trả lời: Ðừng để các chủng tộc khác khinh rẻ chủng tộc của chính mình.

    Sơn Ðiền Nguyễn Viết Khánh.

  • Bình luận

    Sơn Ðiền Nguyễn Viết Khánh: Pakistan Hai Mối Họa

    Sơn Ðiền Nguyễn Viết Khánh: Pakistan Hai Mối Họa

    Vào dịp mùa gió bão lớn ở Về vụ bão lụt ở Pakistan, các giới chức cho biết trên toàn quốc có tới 13 triệu dân đã bị ảnh hưởng bởi các trận lụt. Khoảng 1,600 người đã chết, 2 triệu người mất nhà, phần lớn ở Tây Bắc là vùng bị lụt nặng nhất. Hai tuần qua nước lụt đã cuốn đi nhiều đường lộ cầu cống và các tuyến giao thông, làm trở ngại công cuộc cứu trợ của các tổ chức thiện nguyện tư nhân và chính phủ. Những vụ mưa lớn tầm tã đã cản trở các chuyến bay trực thăng, không cất cánh được để cứu người hay chuyển vận đồ tiếp tế.

    Trong khi chính phủ Pakistan kêu gọi toàn dân đoàn kết để cứu trợ nạn nhân bão lụt, những người Hồi giáo xưa nay chủ trương cứng rắn đã ào ạt đổ vào tiếp tay với chính quyền trong việc tiếp tế cho nạn nhân. Ðây là điều có ý nghĩa nhất, bởi vì như chúng ta đã biết ngoài mối họa thiên tai, Pakistan còn đang chịu một mối họa nhân tai do bọn khủng bố Taliban gây ra. Bọn này đã từng đánh bom hồi năm ngoái ở một thị trấn có Ðại bản doanh quân đội nằm sát Thủ đô. Từ đó các vụ đánh bom lớn nhỏ xẩy ra liên tiếp. Gần đây vào tháng trước, tại vùng Pashtun tiếp giáp với Afghanistan, 2 kẻ đánh bom tự sát đi trên xe gắn máy đã giết chết 102 người dân kể cả trẻ em và phụ nữ. Hồi năm ngoái Pakistan đã mở hai cuộc tấn công lớn vào vùng có quân Taliban từ Afghanistan vượt biên qua ẩn núp.

    Cuối tuần qua Hải quân Pakistan cho ca-nô tiến đến vùng bị lụt và chở nạn nhân còn bị kẹt vì đường xá và cầu cống đã bị nước cuốn trôi hết. Nước lụt còn dâng cao tràn đến vùng Tây Bắc đến tỉnh Punjab, đến miền Nam thị trấn Sindh kéo dài đến hơn 1,000 cây số. Riêng ở phía Ðông tỉnh này, 1,4 triệu acres (mẫu theo số đo lường của Anh) đã bị hủy diệt, 4.2 triệu dân ở đây bị ảnh hưởng. Trong khi đó Tổng Thống Pakistan Ali Zardari lại đi thăm một số nước Âu châu để vận động viện trợ cho kế hoạch trừ diệt nạn khủng bố ở trong nước. Một số dư luận đã lên tiếng chỉ trích, nhưng giới quân sự Pakistan không hề có ý phản đối, họ cho rằng nạn khủng bố là mối họa lớn hơn cho đất nước.

    Cho đến nay tình hình kinh tế Pakistan vẫn èo uột xuống thấp vì nạn khủng bố gây loạn, nên chỉ còn trông vào viện trợ của nước ngoài, nhưng vì tình hình chính trị bất ổn nên viện trợ quốc tế chỉ có giới hạn. Quân đội Pakistan chú trọng vào việc tiễu trừ bọn Taliban từ Afghanistan chạy qua ẩn náu, nên quân đội cũng không thể đem toàn lực cứu dân bị bão lụt. Các giới chức lãnh đạo quân đội cho rằng nạn lụt chỉ là nhất thời, nạn khủng bố là mối họa dài hạn, nếu không dốc toàn lực đối phó trường kỳ, Pakistan sẽ lọt vào tay bọn Taliban trong khi chúng đang gây chiến với quân đội Mỹ và đồng minh NATO ở Afghanistan.

    Trước tình thế đó Mỹ đã cho các trực thăng bay chính thức lần đầu tiên vào đất Pakistan để cứu trợ nạn nhân bão lụt ở Punjab. Trực thăng Mỹ đã chở đồ cứu trợ khẩn cấp cho các nạn nhân, và đưa hàng trăm nạn nhân bị kẹt trong vùng bão lụt đến nơi an toàn. Phát ngôn nhân tòa Ðại sứ Mỹ cho biết 800 người đã được trực thăng cứu và đồ tiếp tế đã được phân chia cho một số các nạn nhân. Nếu nạn nhân bão lụt trông chờ thế giới bên ngoài đến cứu họ, cho đến nay họ chỉ thấy trực thăng Mỹ. Thường ngày dân Pakistan chỉ được nghe bọn Taliban tuyên truyền “Mỹ đã đem quân chiếm Afghanistan nên sẽ chiếm luôn cả Pakistan”, giờ đây dân chúng Pakistan đã có thể thấy rõ trong lúc hoạn nạn bọn Taliban lẩn trốn, chỉ có Mỹ đến cứu họ.

    Trong khi đó tình hình ở Afghanistan cũng khá gay go, một phái đoàn Viện trợ Quốc tế đã bị Taliban tấn công làm chết 10 người. Trong số 10 người này có 6 người Mỹ, 2 người Afgha, 1 người Ðức và 1 người Anh. Tất cả đều là bác sĩ, nữ y tá. Phái đoàn này gồm có Trưởng đoàn Tom Little, bác sĩ nhãn khoa ở New York, đã làm việc ở Afghanistan trên 30 năm; Dan Terry 64 tuổi một người đã từng là cựu chiến binh lâu năm ở Afgha; Bác sĩ Thomas Grams 51 tuổi, đã bỏ nghề chữa răng ở Colorado từ 4 năm trước để làm việc toàn thời gian giúp trẻ em nghèo ở Afgha; Bác sĩ Karen Woo 36 tuổi, công dân Anh duy nhất trong phái đoàn; Glen Lapp 40 tuổi, y tá ở Lancaster đến Afgha từ năm 2008, đã tình nguyện ở lại để giúp Chương trình Nhãn khoa thiện nguyện ở Afgha; bà Cheryl Beskett 32 tuổi, con của một mục sư Knoxville, Tenn. Còn 2 người là người Afgha lo việc hậu cần.

    Phái đoàn đã leo núi – không đem võ khí và cũng không có an ninh đi theo. Họ đã đi xe hơi từ thủ đô Kabul đến thung lũng hẻo lánh Parun trong tỉnh Nuristan ở cách Bắc Kabul khoảng 260 cây số. Ðến thung lũng họ xuống xe đi bộ theo đường núi suốt 10 tiếng đồng hồ đem theo thuốc men cho những người dân Afgha sống ở thôn xóm hẻo lánh trên núi. Họ đã làm việc trong hai tuần lễ ở vùng này. Khi trở về chiếc xe đã bị phục kích trên đường. Bọn Taliban đã lên tiếng nhận trách nhiệm, quy lỗi cho những người thiện nguyện này là bọn do thám cho Mỹ và tuyên truyền giảng đạo để những người Hồi giáo bỏ đạo đi theo Thiên chúa giáo. Tổ chức Viện trợ Quốc tế đã cực lực cải chính, nói phái đoàn không đi truyền đạo và cũng không hề khuyên người dân vùng núi bỏ đạo Hồi. Khi họ trở về hết đường núi để lên xe hơi, họ đã bị quân Taliban bắn chết hết. Riêng có tài xế người Afgha sau khi quỳ xuống đọc kinh Coran, được chúng tha không giết.

    Bây giờ hãy trở lại thời Chiến tranh lạnh. Năm 1987, sau khi quân đội Liên Sô phải bỏ chạy ra khỏi Afghanistan, một nhóm Hồi giáo cực đoan chiếm được chính quyền trung ương ở Kabul. Họ cai trị bằng luật Hồi giáo duy căn. Xã hội đất nước này hỗn tạp, gồm nhiều thành phần chủng tộc khác nhau, văn hóa xuống dốc vì phụ nữ trẻ em không được đến trường học, còn già trẻ phải đi trồng cây nha phiến theo lệnh của chính quyền. Người dân nghiền thuốc phiện rất nhiều, trở thành yếu ớt, bệ rạc kéo dài đến ngày nay. Văn hóa Afghanistan đã thua xa văn hóa Pakistan trước là thành phần của Ấn Ðộ, nên có một nền văn hóa rất cao. Bản báo cáo mới nhất của LHQ cho biết trong nửa đầu năm 2010, số dân Afgha bị phản loạn giết đã tăng 25% so với cùng thời kỳ năm ngoái.

    Xét tình trạng trên, chúng tôi nghĩ Mỹ và cả Liên Hiệp Quốc nên viện trợ bão lụt cho Pakistan, để người dân nước này vốn đã sẵn có kiến thức cao nhìn thấy rõ chân tướng của khủng bố Taliban đã xâm nhập đất nước của họ.

    Sơn Ðiền Nguyễn Viết Khánh

  • Bình luận

    CƠN ÁC MỘNG GIẤY NỢ

       CƠN ÁC MỘNG GIẤY NỢ
     
        Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh
     Từ mấy tuần qua nước Mỹ đã lâm vào một cơn bão lửa tài chính, một cuộc khủng hoảng tín dụng đe dọa kéo sập cả một tòa lâu đài vĩ đại nhất thế giới là Thị trường Chứng khoán Wall Street New York liên hệ đến các công ty kinh doanh rường cột của toàn bộ nền kinh tế Mỹ. Tín dụng là tiền cho vay có thế chấp theo luật định, các tổ chức hoạt động trong lãnh vực này là các công ty tài chính, các tập đoàn bao gồm các ngân hàng lớn nhỏ, các hãng bảo đảm cho sự thế chấp đó, và các tổ hợp các công ty bảo hiểm đủ mọi mặt kể cả bảo hiểm nhân thọ, tai nạn, đầu tư v.v… Tín dụng bị khủng hoảng vì các món nợ khó đòi, kẻ đi vay không có khả năng trả nợ. Ở đây nổi bật nhất là những món nợ đi vay để mua nhà.
    Tín dụng là một tập quán rất quan trọng trong các chế độ tư bản, bởi vì vay tiền để làm ăn sinh lời lớn để có thừa tiền trả nợ và vẫn còn có lời. Đó là đồng tiền đẻ ra tiền vậy. Thế nhưng về mặt giấy nợ mua nhà, nó đã gặp khủng hoảng vì giá nhà xuống thấp trong hoàn cảnh kinh tế Mỹ trì trệ từ nhiều năm qua do nhiều nguyên nhân như ngân sách quốc gia thâm thủng, tổn phí chiến tranh chống khủng bố lên cao, kinh doanh yếu kém, nạn thất nghiệp gia tăng. Nguyên nhân chính của cơn bão hiện nay vẫn là lòng tham của giới kinh tài Mỹ. Thêm vào đó là sự lơ là chấp hành điều lệ nợ thế chấp. Nó gây họa lớn vì cơ cấu tổ chức các công ty tài chính dính liền với nhau trong một mạng lưới vô cùng phức tạp để mua bán đổi chác các giấy nợ, gọi là trái phiếu. Nếu đồng đô-la là tiền, đó cũng chỉ là một tờ giấy. Trái phiếu cũng là một tờ giấy, nhưng đô-la có sự bảo đảm của chính phủ Mỹ, còn trái phiếu chỉ có sự bảo đảm của các công ty tài chính tư doanh. Để làm cho sự bảo đảm trái phiếu có giá trị hơn, các tập đoàn tài chính họp nhau lại thành các tập thể đại công ty hay siêu công ty lừng danh trên thế giới. Họ nâng đỡ lẫn nhau để bảo đảm các món tiền cho vay. Vì thế đã dính là dính cả chùm.
    Cơn bão lốc bắt đầu từ hai tuần trước khi hai công ty đầu tư lớn phải khai phá sản vì thua lỗ nặng. Sự liên hệ chồng chéo cái nọ kéo cái kia, vì liền sau đó hai siêu công ty tài chính lâu đời là Freddie Mac và Fannie Mae cũng chuẩn bị khai phá sản vì thua lỗ nặng, chỉ số cổ phiếu của họ tại Thị trường Chứng khoán tụt dốc thê thảm, tình thế này có nghĩa là phản ứng dây chuyền sẽ xẩy ra dữ dội. Chính vì thế chính phủ phải can thiệp cấp tốc trước khi quá muộn. Ngày 7 tháng 9, Bộ Tài chính bơm vào 2 công ty này 200 tỷ đô-la để cứu nguy phá sản, đặt dưới sự bảo hộ của chính phủ. Đây cũng là một hình thức quốc hữu hóa. Chỉ số Thị trường Chứng khoán nói chung chỉ nhích lên một chút nhưng rồi lại tụt xuống ngay. Sau đó một Công ty Bảo hiểm khổng lồ có ảnh hưởng đến các thị trường tiền tệ toàn thế giới là AIG (American Insurance Group) cuối tuần trước cũng chuẩn bị khai phá sản. Bộ Tài chính đã đỡ đòn cho nó ngay lập tức bằng cách bơm đến 85 tỷ đô-la vào công ty với hình thức cho vay trong hai năm, nhưng cũng một là cách quốc doanh hóa.
    Tuy nhiên các giới kinh-tài Mỹ nhìn thấy ngay một sự thật phũ phàng. Cả một thành phố lộng lẫy đang bị nạn cháy, nếu chỉ cho lính Cứu hỏa phun vòi rồng dập tắt ngọn lửa cho hai ba căn nhà thì có ích gì? Vì thế chiều chủ nhật vừa qua sau cuộc họp cấp tốc giữa Tổng Thống Bush, Bộ trưởng Tài chính Paulson và Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ liên bang Bernake, đã có thông báo cho biết Chính phủ lập một quỹ 700 tỷ đô-la cứu nguy các công ty tài chính sắp khai phá sản. Theo các chuyên gia Mỹ có lẽ phải cần đến 1,000 tỷ mới đủ. Dù sao đề nghị lập quỹ 700 tỷ đã được đưa ra Quốc hội đầu tuần này để thảo luận và biểu quyết thành luật.
    Ở đây hãy hỏi các số tiền 700 tỷ hay 1,000 tỷ ở đâu ra mà lắm thế? Nó không phải từ trên trời rớt xuống mà do tiền đóng thuế hàng năm của người dân Mỹ. Và bây giờ lấy hàng tỷ đô-la của dân đóng thuế giúp cho các công ty kinh-tài tiếp tục tồn tại để họ lại tung tiền cho vay thêm nữa hay sao? Vì câu hỏi đó, đạo dự luật 700 tỷ đưa ra trước Quốc hội có kèm theo những cam kết của chính phủ xét lại luật lệ và quy chế cho vay để tránh tệ nạn lạm dụng. Thứ ba tuần này, Ủy ban Ngân hàng Thượng viện họp trong khi chỉ số Dow Jones Thị trường chứng khoán xuống 375.75 điểm, tức mất 3.3%, vì  giới kinh doanh và cả dân chúng Mỹ lo sợ còn nhiều vụ báo nguy phá sản lớn nữa sẽ xẩy ra. Vậy cần phải làm cho lẹ.
    Thế nhưng khó khăn không phải nhỏ. Quốc hội Mỹ đã có kinh nghiệm làm cho lẹ rồi. Đó là lúc biểu quyết cấp tốc cho phép TT Bush đem quân đánh Iraq năm 2003. Hậu quả của cái "làm cho lẹ" đó còn kéo dài cho đến ngày nay với tất cả nỗi bi đát của nó, rút ra rất khó. Bởi thế dự luật dùng tiền của dân đóng thuế để cứu các vị tài chủ vỡ nợ cần phải được cứu xét cho kỹ. Tuần này, Ủy ban Ngân hàng Thượng viện họp bàn cãi sôi nổi và có những điều đáng chú ý chẳng hạn như nếu đã muốn cứu nguy cho hệ thống tài chính trên toàn nước Mỹ sắp sụp đổ, tại sao không cứu nguy cho những người dân nợ mua nhà sắp mất nhà? Dự án quốc hữu hóa các công ty sắp vỡ nợ dù là tạm thời nhưng vẫn có nghĩa là chính phủ "mua" những món nợ khó đòi đó bằng tiền của dân đóng thuế, vậy thì dân trở thành chủ các món nợ đó. Dân đã có lỗi lầm gì mà được hưởng cái "diễm phúc" lớn như thế? Bởi vậy sau này nếu hết cơn bão lửa kinh-tài, các công ty cho vay nợ đến khi có lời, số lời đó cũng phải chia cho dân đóng thuế một phần. Đồng thời cũng phải tính đến việc hỏi thăm sức khỏe các vị tài chủ đã vơ vét hàng tỷ đô-la trong cả chục năm trước đây, rồi để lại cả đống bầy nhầy cho hậu thế phải quyét dọn cho sạch. FBI đang diều tra.
    Cuộc bàn thảo tại Thượng Viện có thể rất dài, nhưng các nghị sĩ của cả hai đảng nói có thể trong 7 ngày sẽ có biểu quyết. Một một nghị sĩ Cộng Hòa, theo tin AP hôm thứ ba, nói đùa: "Không phải vì Chúa Trời tạo ra Thế giới trong 7 ngày mà chúng ta bắt buộc phải hoàn thành đạo luật trong 7 ngày". Như vậy cơn ác mộng giấy nợ rốt cuộc rồi cũng phải hết chăng? Thời nay dân Mỹ vẫn còn bị ám ảnh về cuộc đại suy thoái kinh tế kinh hoàng nhất trong lịch sử năm 1929. Tôi nghĩ tình thế mỗi thời một khác, nước Mỹ ngày nay đã tiến bộ hơn rất nhiều so với 80 năm trước. Chỉ có điều phiền là chìa khóa để chữa dứt nọc căn bệnh tín dụng là hai chữ …"tín nhiệm". Nó không nằm trong luật pháp, điều lệ hay máy móc. Nó nằm trong lòng người.
     
  • Bình luận

    Sơn Ðiền Nguyễn Viết Khánh: CÁCH MẠNG TRUYỀN THÔNG

    Sơn Ðiền Nguyễn Viết Khánh: CÁCH MẠNG TRUYỀN THÔNG

    Cách mạng đi đôi với truyền thông là lẽ tự nhiên. Cách mạng là một biến cố làm thay đổi chế độ cai trị và nếp sống xã hội, văn hóa của cả một dân tộc. Nhưng cách mạng không thể do một cá nhân làm được mà phải có một số người dân đông đảo cùng làm theo. Chính vì thế điều kiện tất yếu là phải có truyền thông, tức là phổ biến cho quần chúng. Riêng ngành truyền thông tự nó cũng có những cuộc cách mạng quan trọng do khoa học kỹ thuật đem lại. Từ thời phát minh ra điện lực, khoa học vào đầu thế kỷ 20 đã tạo ra một bước tiến mới là sử dụng “vô tuyến điện”. Người ta đã thấy những phong trào cách mạng lợi dụng máy radio để tuyên truyền vào khoảng trước và sau Thế chiến II. Rồi đến giữa Thế kỷ 20, ngành tuyền thông lại tiến thêm một bước nữa, đó là kỹ thuật sử dụng chất bán dẫn để thu nhỏ máy radio thành một vật nằm gọn trong lòng bàn tay.

    Hãy nhìn xem các “chuyên gia cách mạng” lợi dụng phương tiện mới này như thế nào. Cuộc cách mạng Islam (Hồi giáo) ở Iran năm 1979, lật đổ chế độ Vương quốc đã thành công nhờ Trưởng lão Shi-a Ruhollah Khomeini sống lưu vong ở nước ngoài, dùng radio hô hào dân chúng nước này nổi loạn. Sự kiện đó đã được một người tên là Osama bin Laden, gốc Ả rập ở Arabia (Hồi Giáo Sun-ni) chú ý. Nhưng qua đến cuối Thế kỷ 20, kỹ thuật vô tuyến lại có tiến bộ nữa là truyền hình (television). Bin Laden thành lập đội quân khủng bố al-Qaida, đã nắm ngay lấy kỹ thuật TV để tấn công Mỹ vào đầu Thế kỷ 21, đồng thời tuyên truyền phát triển phong trào khủng bố Hồi giáo đi khắp thế giới. Ngay sau vụ khủng bố tấn công Mỹ ngày 11-9-01, người ta thấy hình ảnh bin Laden xuất hiện trên màn hình TV khắp thế giới.

    Nhưng trớ trêu thay, sau cái mặt lợi của TV và video lại có mặt trái của nó là làm hại mọi chủ trương thiết lập chế độ độc tài độc đảng hay tôn giáo toàn trị núp sau cái bình phong gọi là Cộng hòa hay Dân chủ. Cái gương trước mắt là tình hình ở Iran hiện nay. Ahmadinejad tái đắc cử Tổng Thống và được Lãnh tụ Tối cao Ali Khamenei chuẩn y bất chấp sự chống đối của phe ôn hòa đối lập. Nhưng tuần trước người ta thấy có sự rạn nứt trong nội bộ phe cứng rắn là sự bất đồng ý kiến trong việc Ahmadinejad bổ nhiệm chức vụ Ðệ nhất Phó Tổng Thống. Lãnh tụ Tối cao Ali Khamenei đã ra lệnh cho Ahmadinejad hủy bỏ sự bổ nhiệm đó. Iran là một nước theo chế độ Cộng hòa Hồi giáo, chữ Cộng hòa có nghĩa là mọi chức vụ trong chính phủ đều do dân bầu. Lãnh tụ Tối cao không do dân bầu mà do Giáo hội bầu, nhưng lại có quyền lực tối, cao hơn cả Tổng Thống do dân bầu. Vậy ai là chủ thật sự nước Cộng hòa Iran? Làm chủ thật sự là một tổ chức gọi là “Vệ Binh Cách Mạng”, được thành lập từ năm 1979 sau khi cuộc cách mạnh thành công. Cái tên “Vệ Binh” thật hiền lành, nhưng ngày nay nó đã trở thành một sức mạnh quân sự khủng khiếp.

    Vệ Binh Cách Mạng có 120,000 quân, gồm đủ quân chủng Hải, Lục, Không quân, các đơn vị phóng hỏa tiễn, võ khí và võ trang nhiều hơn gấp bội quân đội chính quy Iran. “Vệ Binh” còn điều khiển một tổ chức dân quân rộng lớn gồm cả triệu người võ trang, có tên gọi là Basij. Ngoài sức mạnh quân sự ghê gớm, trong những năm gần đây “Vệ Binh” còn tóm thâu một một mạng lưới lớn bao gồm các thế lực kinh tế và chính trị trong mọi khía cạnh đời sống của người dân Iran. Vai trò của nó đã vượt lên trên nhiệm vụ “bảo vệ” để đi đến “ngự trị cách mạng”. Một số chuyên gia bên ngoài cho rằng Lãnh tụ Tối cao Iran ngày nay có thể cũng phải tuân theo lệnh của “Vê Binh”. Các giới chức Mỹ tin rằng “Vệ Binh” làm mũi dùi tiên phong cho Iran liên kết với các nhóm Hồi giáo ở bên ngoài, như nhóm Shi-a ở Iraq, vì thế chính phủ Mỹ vẫn coi “Vệ Binh” là bọn yểm trợ khủng bố.

    Ở Iran lãnh tụ đối lập ứng cử viên Tổng Thống Hossein Mousavi đã tố cáo Ahmadinejad gian lận bầu cử, ông cùng các lãnh tụ chủ trương cải cách kêu gọi các trưởng lão Shi-a ngăn cản mọi hành động võ lực chống người biểu tình. Họ cảnh cáo chế độ Cộng hòa Hồi giáo Iran đang mang họa mở rộng “chủ nghĩa bạo chúa”. Các chuyên gia bên ngoài cho rằng “Vệ Binh Cách Mạng” đã nẩy nở từ lâu nên khó lòng ngăn lại được. Frederic Teller, trong nhóm “Nghiên cứu các cuộc khủng hoảng thế giới” ở Brussels, cho rằng cuộc khủng hoảng ở Iran hiện nay chưa chắc đã đưa đến một cuộc đảo chính mà chỉ đưa đến những vụ đàn áp tàn bạo hơn. Tổng tư lệnh “Vệ Binh” còn nói đến việc sử dụng lực lượng dân quân Basij vào những công tác không phải quân sự. Ðiều này có nghĩa là cả triệu dân quân sẽ len lỏi vào trong đám thường dân để làm tai mắt cho bọn chỉ huy “Vệ Binh”.

    Như vậy vụ nổi dậy của phe cải cách Iran rút cuộc sẽ bị diệt tan chăng? Tôi muốn trả lời bằng chủ đề “Cách Mạng Truyền Thông”. Kỹ thuật truyền thông bằng hình ảnh đã làm chấn dộng lòng người rất mau lẹ, hơn cả những bài báo viết hay báo nói của các phóng viên có mặt tại chỗ. Các phóng viên nước ngoài hay nguời Iran làm việc cho nước ngoài đều bị cấm đến những khu có biểu tình, nhưng vẫn có hàng chục hàng trăm thanh thiếu niên nam nữ Iran đã tự động làm phóng viên tài tử bằng cell phone của họ để viết nhanh vài hàng chữ kèm theo hình ảnh rồi truyền ra bên ngoài đến các cứ điểm lưới (Website) dàng riêng cho đời sống xã hội toàn cầu như myspace, facebook và twitter. Twitter sinh sau đẻ muộn, nhưng website này đang làm một cuộc cách mạng trong nghề báo viết Bình luận thời cuộc khi nó chấp nhận 140 chữ viết trên cell phone về các biến cố quan trọng đang hay đã xẩy ra. Chỉ một hình ảnh thoáng qua trong một vài giây đồng hồ, thí dụ như hình một cô gái bị bắn chết khi cầm cell phone gọi cũng đủ gây chấn dộng, hay một vài giòng chữ ngắn gọn viết ra để ghi những cảm xúc đầu tiên cũng đủ nói lên tất cả sự tàn bạo của một chế độ độc tài bịt mồm bịt mắt dân chúng. Những ý kiến đó có thể là bồng bột, nhưng trong khoảng khắc vài giây đồng hồ nó được phổ biến cho hàng triệu người trên thế giới cùng đọc và từ đó đưa đến những suy tư khác của một số đông hơn gấp bội và tiếp tục tăng nữa theo cấp số nhân, tạo thành thành một sự trao đổi ý kiến chưa từng có trong lịch sử báo chí quốc tế, do bàn tay và khối óc của thế hệ trẻ ngày nay. Kiến thức nở rộ, kèm theo ý chí của giới trẻ khắp thế giới sẽ thúc đẩy hành động.

    Hiến pháp, luật pháp chỉ là những tờ giấy che đậy những gì đen tối nhất. Ở đây các nhân vật chính thức cầm đầu chính quyền sự thật chỉ là những anh hề diễn trò trên sân khấu vở tuồng độc tài độc đảng. Quyền lực trong những cái gọi là “Cộng Hòa” như vậy đều từ mũi súng mà ra, nếu không có súng bảo vệ, “bạo chúa” chỉ có chết. Cách mạng truyền thông đã làm cho giới trẻ ở nhiều nước trên thế giới nhìn thấy rõ chân lý này. Sức mạnh truyền thông sẽ làm trí tuệ giới trẻ mở rộng thêm nữa trong các thế hệ sắp tới. Tôi tin các quái thai thời đại là các chế độ độc tài bất luận từ nguồn gốc nào cũng sẽ sớm sụp đổ trên toàn cầu.

    Sơn Ðiền Nguyễn Viết Khánh

  • Bình luận

    CANH BẠC CHỨNG KHOÁN (Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh)

     
     
     
    Đầu tuần trị giá chứng khoán đã nhẩy lên trở lại. Chỉ số Dow Jones industrials vọt lên đến 936 điểm, tức là lấy lại 1,200 tỷ đô- la nội trong một ngày, một mức tăng có tính lịch sử. Mọi người mừng rơn, con quỷ chứng khoán đã ngóc đầu trở lại thay vì tiếp tục lao xuống vực thẳm. Đó là nhờ chính phủ Mỹ có kế hoạch bơm 700 tỷ đô -la cứu nguy cho nó. Tình trạng này bỗng làm tôi nhớ đến một câu tục ngữ trào phúng của Việt Nam thời đại mới: "Tiền là Tiên là Phật, là sức bật của…chứng khoán". Tuy nhiên nạn xuống dốc chứng khoán vẫn chưa dứt. Qua ngày thứ ba 14-10, trị giá chứng khoán chập chờn để rồi đến cuối ngày nó mất 76 điểm. Đến sáng thứ tư 15-10 có dấu hiệu đáng ngại. Ngay lúc Thị trường Wall Street mới mở cửa, chỉ số Dow Jones mất thêm hơn 36 điểm, kéo theo sự mất giá của các thị trường chứng khoán trên toàn thế giới. Tại sao có tình trạng này?
     
    Thiết tưởng cũng nên nhắc lại một vài biến chuyển rất mau lẹ trong những ngày vừa qua. Hôm chủ nhật, sau khi Quốc hội Mỹ chấp thuận kế hoạch 700 tỷ cứu nguy kinh tế, TT Bush đã triệu tập một phiên họp với G7, tức 7 nước giầu nhất thế giới, và 20 nước có nền kinh tế đang phát triển mạnh. Kinh tế Mỹ mạnh nhất thế giới có liên quan chặt chẽ đến các nền kinh tế khác vì mối quan hệ thương mại và tiền tệ, nên coi Mỹ là nước lãnh đạo. Cuộc họp có thành quả tốt, nên ngay sau đó chỉ số chứng khoán của các nước khác đã lên trong hai ngày. Nhưng đến ngày 15-10 khi chỉ số chứng khoán của Mỹ xuống, chỉ số chứng khoán của các nước khác cũng xuống luôn, với những số điểm nhỏ hơn của Mỹ.
     
    Vậy tại sao cái đầu tầu là chỉ số của Mỹ lại chập chờn mà không tiếp tục lên nữa? Hôm thứ ba, Mỹ loan báo một kế hoạch mới là sử dụng 250 tỷ trong số 700 tỷ để mua một phần nửa các cổ phần của những ngân hàng lớn nhỏ đang lâm cảnh phá sản. Kế hoạch này có thể đã làm chỉ số chứng khoán New York chỉ tăng mạnh được một ngày rồi lại tụt dốc, dù tụt có một phần nhỏ. Nguyên nhân có thể là sự thiếu niềm tin của dân chúng vì trước mắt sự mua bán, bán buôn và bán lẻ, đang lâm cảnh tụt dốc đáng ngại, cộng thêm với nạn thất nghiệp lan rộng. Sáng thứ tư TT Bush và cả Bộ trưởng Tài chính Henry Paulson đều nói sự tín nhiệm và tiền của chính phủ bỏ ra sẽ phục hồi sự lành mạnh của nền kinh tế, nhưng cần phải có thời gian và sự kiên nhẫn. Cần thời gian là đúng vì không thể có phép lạ làm kinh tế phục hồi ngay tức khắc, nhưng cũng có nghĩa là gánh nặng làm kinh tế đi lên được chuyển qua vị Tổng Thống và chính phủ sắp tới của Mỹ bắt đầu từ năm 2009.
     
    Bởi vậy sự cứu nguy kinh tế cũng là một canh bạc chứng khoán. Trong khi chờ đợi kết quả canh bạc này, người ta thấy một tin từ trời Âu đưa lại. Giải thưởng Nobel về kinh tế năm nay đã được Ủy ban chấm giải tại Thụy Điển tặng cho một học giả Mỹ, Tiến sĩ Paul Krugman, về công cuộc phân tích của ông cho thấy kinh tế phát triển từng mức ảnh hưởng như thế nào đến mô hình thương mại và vị trí kinh tế của một nước. Điều đặc biệt là chuyên gia kinh tế này năm nay 55 tuổi được lãnh giải Kinh tế trị giá 1.4 triệu đô-la mà không phải chia sẻ với ai. Từ năm 2000 đến nay ông là người được lãnh giải Kinh tế một mình, bình thường giải này vẫn có đến 2 hay 3 người cùng lãnh. Viện Khoa học Hoàng gia Thụy Điển ca ngợi Krugman đã nêu ra một lý thuyết mới để trả lời các câu hỏi về thương mại tự do, và ghi nhận lý thuyết của ông đã khích lệ cho một lãnh vực khảo cứu rất sâu rộng.
     
    Trong bằng tưởng lục của giải Nobel có ghi: Thương mại tự do và tình trạng đô thị hóa trên toàn cầu ảnh hưởng đến những cái gì? Ở đây Krugman đã hợp nhất được nhiều ngành khảo cứu khác nhau trên các lãnh vực thương mại quốc tế và địa dư kinh tế. Ngoài công việc khảo cứu về kinh tế ở Viện Đại học New Jersey, Krugman còn là một nhà báo. Ông chuyên giữ cột mục kinh tế cho báo New York Times. Ông cũng thường viết bài cho một số các tạp chí Mỹ. Về cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay ở Mỹ, ông nói: "Thật kinh hoàng", ông so sánh với vụ khủng hoảng tài chính kinh tế Á châu trong thập niên 1990. Trên cột mục của tờ New York Times, Krugman cho đến nay vẫn chỉ trích gắt gao chính sách kinh tế của TT Bush và đảng Cộng Hòa.
     
    Ở Mỹ việc cứu nguy chứng khoán đi song song với cuộc tranh cử Tổng Thống. Nhiều đề tài khác nhau đã được cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa nêu ra để vận động tranh cử. Nhưng từ hai tháng qua chỉ có một chủ đề nổi bật nhất và cũng là đề tài tranh cãi gay go nhất, còn những màn xuyên tạc và chụp mũ cá nhân chỉ là chuyện bên lề không mấy ai chú ý. Chủ đề đó là kinh tế bởi vì giữa lúc dân Mỹ lo sợ về đồng tiền khó kiếm, tín dụng khó trả và thất nghiệp lan tràn, các màn bới móc cá nhân chỉ quật ngược lại tác giả của nó. Đại đa số dân Mỹ quan tâm đến công việc làm ăn của họ, giới trung lưu cũng như tiểu thương và người dân nghèo đều lo lắng trước tình trạng kinh tế xuống dốc.
     
    Vào tối thứ Tư tuần này, có chương trình dự liệu từ trước là cuộc tranh luận hiệp III giữa hai ứng cử viên Tổng Thống Barack Obama và John McCain. Hôm thứ ba ông McCain hiện kém điểm Obama trong các poll thăm dò, cho biết ông cũng có kế hoạch 52 tỷ để cứu nguy kinh tế, ngoài kế hoạch 700 điểm của chính phủ Bush. Đây cũng là cách ngầm cho cử tri Mỹ hiểu ông đã tách rời khỏi TT Bush hiện chỉ được 25% dân chúng tán thưởng. Nhưng đặc điểm của kế hoạch John McCain là tìm cách bớt tiền thuế đánh vào lợi nhuận của các đại công ty Mỹ. Người ta trông chờ cuộc tranh luận của hai vị tranh cử Tổng Thống, coi trận đấu chót này có thể quyết định thắng bại trong cuộc bầu cử sắp tới ngày 4-11. Theo poll của CNN sáng thứ tư, Obama được 50%, McCain 42%. Tuy nhiên không thể xác quyết ai sẽ thắng, vì còn nhiều chuyện bất ngờ có thể xẩy ra. Trước hết hãy chờ xem phản ứng của dư luận Mỹ về cuộc tranh luận hiệp chót tối thứ tư mà người ta cho rằng sẽ quyết định số phận của McCain và cả đảng Cộng Hòa trong cuộc bầu cử sắp tới.
     
    Nếu đề tài chính là kinh tế, nguồn gốc của nó hiển nhiên là hai chữ tín nhiệm. Bởi vậy vấn đề đặt ra cho người dân đi bỏ phiếu là giữa Barack Obama và John McCain, cử tri tin ở người nào, mọi vấn đề khác không còn quan trọng nữa.
     
  • Bình luận

    Sơn Ðiền Nguyễn Viết Khánh: DI SẢN CHIẾN TRANH LẠNH

    Sơn Ðiền Nguyễn Viết Khánh: DI SẢN CHIẾN TRANH LẠNH

    Sự bất đồng có tính cách cục bộ nhằm vào quyền lợi kinh tế ở các khu vực có nhiều mỏ dầu lửa ở Ðông Bắc Iraq, một vùng nằm sát biên giới của Iran. Hiện nay Mỹ đang thực hiện việc chuyển giao trách nhiệm bảo vệ an ninh cho quân đội, Cảnh sát và lực lượng an ninh của Iraq, nhưng điều đáng ngại là trong nhiều trường hợp chính quyền Iraq đã không cáng đáng nổi nhiệm vụ này. Về việc hòa giải, Maliki có vẻ đã đi một nước cờ chiến lược mới vào chủ nhật vừa qua khi ông đến Bắc Iraq mở một cuộc họp đặc biệt với lãnh tụ Kurd là Masoud Barzani, có danh xưng là Tổng Thống Chính phủ Khu vực Kurd, để tìm một thỏa hiệp về việc khai thác dầu lửa. Kết quả Barzani cho biết một phái đoàn cao cấp Kurd sẽ đến Baghdad. Tuy nhiên vấn đề còn gai góc, vì ở vùng Kurd tiếp giáp với Iraq, còn có người Á rập và sắc tộc Turk sinh sống. Những người này vẫn sợ nạn độc quyền của người Kurd. Ðầu tuần này xe bom nổ làm chết 3 người ở một thị trấn nhỏ của trong tỉnh Anbar ở miền Tây Iraq, nơi có nhiều nguời Sun-ni cư ngụ. Tính từ ngày 20/7 đã có 24 người chết vì vì bom ở tỉnh này. Tuần trước một loạt những vụ đánh bom vào các đền Hồi giáo Shi-a ở thủ đô Baghdad đã giết chết 31 người. Ðó là nạn chém giết lẫn nhau giữa hai hệ phái Sun-ni và Shi-a.

    Ở Afghanistan tình thế có vẻ còn khó khăn hơn. Hôm thứ hai một quả bom nổ do điều khiển từ xa đã làm chết 10 người, 30 người bị thương trong chợ rau quả thành phố Herat, thuộc miền Tây gần biên giới Iran. Một phát ngôn nhân của Taliban tuyên bố bom đó nhằm vào Cảnh sát trưởng quận Inji lân cận. Các vụ đánh bom đã gia tăng trong mùa hè năm nay, vì nhóm phiến loạn Taliban đã thề phá rối cuộc bầu cử Tổng Thống vào ngày 20/8. Hiện nay quân đội NATO và Mỹ có 101,000 người ở nước này. Riêng Mỹ đã gia tăng đến 62,000 quân trong tổng số kể trên, tức là Mỹ đã tăng gấp đôi quân số so với một năm trước.

    Trong tháng 8 quân đội đồng minh đã có 9 người chết vì giao tranh hay vì bị bom, kể cả 3 quân Mỹ hôm thứ bẩy và thêm 3 người hôm chủ nhật, 2 Gia Nã Ðại và 1 Pháp. Tháng 7 là tháng quân đồng minh chết nhiều nhất kể từ năm 2001 khi quân đội đồng minh do Mỹ lãnh đạo đánh chiếm Afghanistan, lật đổ chính quyền Taliban lúc đó bao che trùm khủng bố Osama bin Laden. Trong tháng 7 vừa qua quân đồng minh có 74 người tử trận, trong đó có 43 Mỹ. Phần lớn quân phiến loạn Taliban dùng bom chôn ngoài đường để tấn công quân đồng minh. Quân đội Mỹ cho biết bọn phiến loan nay sử dụng các loại bom có ít hay không có chất kim loại nên rất khó dò tìm. Bọn Taliban còn dùng cách chôn chồng nhiều quả bom lên nhau, và đặt nhiều bẫy bom trong một khu nhỏ. Các Tư lệnh Mỹ dự liệu các vụ đánh bom còn gia tăng thêm cho đến ngày bầu cử 20/8.

    Các cuộc chiến khó khăn ở Iraq và Afghanistan làm nổi bật một vấn đề chiến lược chiến thuật rất quan trọng vào đầu thế kỷ 21. Dùng Bộ binh để đánh khủng bố hay can thiệp vào các vấn đề nội bộ của một nước để giúp xây dựng hòa bình và dân chủ là một sai lầm nghiêm trọng. Bộ binh Mỹ và đồng minh đều là quân đội hiện đại nhất thế giới, nhưng đã bất lực trước các nhóm khủng bố vài ngàn người chỉ vì đó là những kẻ lẩn vào trong dân chúng, thành ra chúng vô hình. Chúng chỉ hiện hình sau khi bom tự sát nổ. Thành ra siêu cường đem đại quân đến đánh nhau với những kẻ vô hình, khác nào đem mỡ đến miệng mèo, để chúng sơi tái từng miếng, tích lũy thành số tổn thất thương vong rất lớn.

    Việc siêu cường đem quân ra khỏi nước tham gia các cuộc chiến cục bộ chỉ có trong thời gian chiến tranh lạnh sau Thế chiến II. Ðầu tiên là cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-53), khi Bắc Hàn đem quân đánh Nam Hàn với sự trợ giúp của chí nguyện quân Trung Quốc, Mỹ và đồng minh đã tham chiến chống Cộng sản. Sau khi có ngừng bắn, Quân đội Cộng sản rút về Bắc Hàn, Mỹ và đồng minh không tiến quân lên giải phóng Bắc Hàn, nhìn nhận sự chia đôi Nam Bắc. Kế đó đến cuộc chiến tranh Việt Nam khi quân Cộng sản miền Bắc tấn công miền Nam từ năm 1956. Ðến năm 1965 đại quân Mỹ đổ bộ trực tiếp tham chiến giúp Việt Nam Cộng Hòa. Tuy nhiên đến năm 1972, chính phủ Nixon ký hiệp định ngừng bắn với Bắc Việt để rút hết quân Mỹ khỏi miền Nam Việt Nam, bỏ mặc quân đội và dân chúng vùng này cho Cộng sản Bắc Việt thôn tính.

    Tại sao Mỹ làm như vậy? Trước hết ở Việt Nam cũng như ở Bắc Hàn, Mỹ đem quân tham chiến tại chỗ là vì nhu cầu chiến lược của siêu cường. Mục tiêu của Mỹ chủ yếu là ngăn chặn sự bành trướng của khối Cộng sản mà kẻ cầm đầu là Liên Sô, còn chuyện giúp đỡ dân miền Nam Việt Nam chỉ là thứ yếu. Vì thế sau khi Ngoại trưởng Mỹ Henri Kissenger bất ngờ đến Bắc Kinh, TT Nixon bắt tay được với Mao Trạch Ðông, chiến lược chống Cộng của Mỹ đã toại nguyện ở Ðông Nam Á, vì đã chia rẽ được hai anh Cộng sản lớn nhất là Liên Sô và Trung Cộng, mặt trận Việt Nam không còn cần thiết nữa. Binh pháp từ thời cổ ở Âu cũng như ở Á đã có câu “Chia rẽ kẻ thù là thượng sách”.

    Chiến tranh lạnh đã để lại cho thế giới một di sản vô giá. Ðó không phải là một tấm gương để các thế hệ mai sau cứ theo đúng như thế mà làm. Di sản chỉ là một khối những kinh nghiệm được tích lũy trong trường đời, có kinh nghiệm tốt có kinh nghiệm xấu, tóm lại đó là những bài học chiến lược cho những kẻ đi sau. Hãy từ từ rút hết quân Mỹ và đồng minh ra khỏi Afghanistan. “Chỉ có Hồi giáo mới trừ được khủng bố Hồi giáo”. Tàn nhẫn quá chăng? Không nên quên “Chia rẽ kẻ thù là thượng sách” câu nói cổ nhân đã dạy chúng ta vẫn còn đó.

    Sơn Ðiền Nguyễn Viết Khánh

  • Bình luận

    Việt Nam Trước Thế Tam Giác Chiến

    Việt Nam Trước Thế Tam Giác Chiến

    Lê Văn

     

    Thăng trầm quan hệ ngoại giao Mỹ-Trung qua ảnh

    (VnMedia) – Năm 1971, đoàn đại biểu bóng bàn Mỹ đến thăm Trung Quốc, mở ra cánh cửa đi lại giữa hai nước. Ngày 1/1/1979, Trung Quốc và Mỹ chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Trải qua 30 năm, quan hệ Trung-Mỹ đã trở thành một trong những mối quan hệ song phương quan trọng nhất, giàu sức sống nhất. Tuy vậy, mối quan hệ này đã trải qua không ít thăng trầm.

    Lãnh đạo hai nước từ"nhiều năm khó gặp mặt một lần" đến hiện nay đi lại mật thiết. Cuộc đối thoại chiến lược hai nước từ không đến có, hiện nay đã xây dựng hơn 60 cơ chế hợp tác đối thoại. Kim ngạch thương mại hai chiều trong 30 năm đã tăng hơn 120 lần, hai bên đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của nhau. Sự đi lại giữa nhân dân hai nước bắt đầu từ số không, phát triển đến hiện nay mỗi ngày có hơn 5.000 người đi lại giữa hai bờ Thái Bình Dương.

    Sau đây là chùm ảnh mối quan hệ giữa Mỹ-Trung Quốc 30 năm qua:

     ảnh minh họa

    Sau khi đến Trung Quốc hôm 16/11 trong khuôn khổ chuyến công du Châu Á đầu tiên trên cương vị ông chủ Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tuyên bố rằng mối quan hệ Mỹ-Trung “không phải không có những bất đồng và khó khăn. Tuy nhiên, hai nước không nên là đối thủ của nhau”.  Bức ảnh chụp Tổng thống Obama đang từ máy bay xuống sân bay ở thành phố Thượng Hải.

     ảnh minh họa

    Đầu những năm 1970, Mỹ muốn tìm đến tới Trung Quốc để kiềm chế Liên Xô và giải quyết cuộc chiến tranh Việt Nam. Vì thế, sau màn “ngoại giao bóng bàn” năm 1971 tại Bắc Kinh, Henry Kisinger, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Nixon, đã thực hiện các chuyến công cán bí mật tới Bắc Kinh. Các nhà chiến lược của hai nước lần đầu tiên gặp mặt để bàn về các vấn đề thế giới. Ảnh chụp đội tuyển bóng bàn Mỹ đến thực hiện màn"ngoại giao bóng bàn" tại Trung Quốc. 

     ảnh minh họa

     Năm sau, Richard Nixon đến thăm chính thức CHND Trung Hoa và ký Thông cáo chung Thượng Hải 1972, đặt khuôn khổ đầu tiên cho quan hệ chiến lược Mỹ-Trung. Trong ảnh, Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông đang đón tiếp Tổng thống Richard Nixon.

     ảnh minh họa

    Năm 1974-1975, khi Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông đang cầm quyền, ông George H. W. Bush (Bush cha) được bổ nhiệm đến Bắc Kinh làm Đại sứ (ảnh trái). Đến tháng 2/1989, ông này đã trở lại Quảng trường Thiên An Môn với tư cách là Tổng thống Mỹ (ảnh phải)

     ảnh minh họa

    Năm 1997: Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân đến Mỹ, Đây là chuyến thăm đầu tiên của một người đứng đầu nhà nước Trung Quốc trong suốt hơn 1 thập kỷ.

     ảnh minh họa

     Đáp lại chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Giang Trạch Dân, năm 1998, Tổng thống Mỹ khi đó là Bill Clinton  sang thăm chính thức Trung Quốc. Trong ảnh, Tổng thống Bill Clinton cũng vợ và con gái thăm Vạn Lý Trường Thành.

     ảnh minh họa

    Tháng 5/1999, tên lửa của NATO bắn trúng Đại sứ quán Trung Quốc tại Belgrade trong cuộc chiến Serbia. Vụ việc này khiến người Trung Quốc nổi giận, biểu tình và ném đá vào Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh.

     ảnh minh họa

    Mối quan hệ giữa hai nước càng trở nên xấu đi sau khi một máy bay do thám của Mỹ va chạm với một máy bay của Trung Quốc ở đảo Hải Nam năm 2001. Phi công người Trung Quốc đã thiệt mạng trong vụ này trong khi phi hành đoàn Mỹ bị Trung Quốc bắt giữ. Trung Quốc chỉ thả tự do cho những người này sau khi Tổng thống Mỹ khi đó là George W.Bush nói lời xin lỗi.

     ảnh minh họa

    Tháng 12/2001, Trung Quốc gia nhập WTO và Tổng thống G. Bush trao cho Trung Quốc quy chế tối huệ quốc vĩnh viễn, mở ra giai đoạn bùng nổ quan hệ kinh tế, thương mại, tài chính giữa hai nước.

     ảnh minh họa

    Ảnh trên ghi lại hình ảnh Tổng thống Mỹ Barack Obama sau bài phát biểu trước các sinh viên Trung Quốc tại Thượng Hải. Tại đây, Tổng thống Obama tuyên bố ông không tìm cách ngăn cản sự vươn lên của Trung Quốc đồng thời kêu gọi cần có sự cân bằng thương mại đôi bên.

    Đan Khanh – (Tổng hợp)

     

    “> 

    Các tin mới khác:

  • Bình luận

    CHIẾN DỊCH TỐ CÁO (Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh)

     
     
    Việc cựu Đại tướng Colin Powell quả quyết ủng hộ ứng cử viên Tổng Thống Barak Obama đã gây sửng sốt cho cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ. Powell là một trong số những người Cộng hòa được kính mến nhất ở Mỹ. Vị Đại tướng 4 sao này trước đây đã từng là cố vấn an ninh quốc gia của Tổng Ronald Reagan (CH), Chủ tịch Ủy Ban Tham mưu Hỗn hợp Quân lực Mỹ trong lúc có cuộc chiến tranh Vùng Vịnh (thời TT George H.W. Bush) và Ngoại trưởng trong nhiệm kỳ I của TT Bush hiện nay. Trong cuộc tranh cử Tổng Thống năm nay, từ năm ngoái Powell đã ủng hộ ứng cử viên của đảng ông John McCain. Vậy tại sao bây giờ ông đổi ý?
     
    Tướng Powell là người Mỹ gốc Phi châu trước đây đã từng có ý định ra tranh cử Tổng Thống. Trong cuộc phỏng vấn dành cho đài NBC hôm chủ nhật Powell nói quyết định của ông ủng hộ Obama không phải vì vấn đề mầu da, như việc ông ủng hộ McCain lúc đầu đã chứng tỏ. Từ 10 tháng trước đây ông đã thấy cần phải lựa chọn giữa hai người. Powell nghĩ Obama là "biểu tượng cho một sự biến đổi của lịch sử nước Mỹ", Obama thuộc một thế hệ mới đang lên trong cuộc diện nước Mỹ và cả thế giới. Ông nói việc bầu Obama làm Tổng Thống Mỹ sẽ như một luồng điện kích thích nước Mỹ và hoàn cầu. Ông nói: "Việc một người Mỹ gốc Phi được bầu làm Tổng Thống Mỹ sẽ là một biến chuyển lịch sử. Việc này sẽ làm người Mỹ hãnh diện, không chỉ riêng người Mỹ gốc Phi, mà tất cả mọi người Mỹ, bất luận mầu da hay sắc tộc nào". Với sự ủng hộ của Powell, Obama nói sau khi đắc cử Tổng Thống ông sẽ mời cựu tướng Colin Powell làm cố vấn cao cấp cho ông về các vấn đề an ninh quốc gia, một chức quan trọng hàng đầu cho Tổng Thống. Như vậy, Obama đã bác bỏ được những lời chỉ trích nông cạn nói ông thiếu kinh nghiệm về chiến tranh và các vấn đề an ninh nội ngoại.
     
    Cựu tướng Powell nói ông đã thất vọng vì luận điệu tiêu cực trong cuộc vận động tranh cử của McCain. Ông đã thấy nghi ngại khi McCain chọn bà Sarah Palin, Thống đốc tiểu bang Alaska, đứng chung danh sách ứng cử Phó Tổng Thống. Trong những tuần lễ gần đây khi các polls thăm dò cho thấy Obama vượt trên McCain, một số người Cộng Hòa cực đoan đã cho rằng chương trình tranh cử của Palin có nhiều ưu điểm đưa ra những lời tố cáo kể cả bôi lọ, xuyên tạc cá nhân Obama, bởi vậy họ nhắm đưa Palin lên hàng đầu, biến cuộc vận động tranh cử thành một chiến dịch tố cáo. Chiến dịch này mở đầu bằng những lời rỉ tai, kể cả biểu ngữ ghi Obama "không là người Mỹ" mà là người Á rập theo Hồi giáo. Rồi đến vụ tố cáo Obama có liên hệ với "khủng bố" vì một nhóm phản chiến đã từng cho nổ bom năm 1968 (khi Mỹ tham chiến giúp Việt Nam Cộng Hòa chống cuộc tấn công của Cộng sản Bắc Việt), Obama lúc đó mới có 8 tuổi. Sau đến vụ Palin tố cáo Obama có liên hệ với ACORN, một tổ chức thiện nguyện chuyên giúp người nghèo và người vô gia cư, bị cáo buộc đã cho nhiều dân "hôm-lét" chút tiền còm đi nộp tên giả để lấy quyền được đi bỏ phiếu. Việc này FBI đang điều tra xem nhóm nào đã có âm mưu. Obama rất tán thành cuộc điều tra này.
     
    Gần đây nhất, Palin tặng cho Obama danh hiệu mới, gọi là kẻ theo "xã hội chủ nghĩa", làm nhiều người sững sờ vì từ ngữ này làm người ta nghĩ đến Cộng sản. Sự thật chủ nghĩa xã hội chỉ là một trong nhiều lý thuyết và biện pháp nhằm cải cách xã hội cho tốt đẹp hơn, tiên khởi phát sinh ở Pháp vào cuối thế kỷ 19 sau khi các nhà cách mạng Pháp lật đổ chế độ quân chủ đưa nước Pháp đến chế độ Cộng Hòa do dân làm chủ. Vào đầu thế kỷ 20, các nhóm quá khích ở Nga thúc đẩy nông nô nghèo khổ nổi lên làm cách mạng lật đổ Nga hoàng. Sau khi giết được cả gia đình Nga hoàng, các nhóm quá khích cực tả lợi dụng chủ thuyết xã hội, lập ra chế độ vô sản chuyên chính (tức là chính quyền độc tài). Chủ nghĩa cộng sản bắt đầu từ đây để bành trướng thành phong trào vô sản quốc tế, chống chế độ tư bản trên khắp thế giới.
     
    Nhưng hãy nhìn đến một khía cạnh ngược chiều của chủ thuyết xã hội ở Đức vào thập niên 30 Thế kỷ trước, Hitler lập ra chế độ Quốc xã, tức quốc gia xã hội chủ nghĩa. Ở đây chữ "quốc" là chủ nghĩa dân tộc (nationalism), bởi vậy là độc tài cực hữu. Chủ thuyết quốc xã của Hitler cao ngạo, cho rằng dân tộc Đức có gốc là bộ tộc Aryan từ thời tiền sử thông minh tài giỏi, nên mục tiêu ưu tiên của Quốc xã là tàn sát người gốc Do thái trong các lò hỏa thiêu man rợ. Sau khi Đức thua trận, Hitler tự sát, những tay cầm đầu Đức quốc xã đã bị tòa án quốc tế xử tử vì tội diệt chủng.
     
    Vậy giữa hai thuyết độc tài cực tả và cực hữu có thuyết nào trung dung ở giữa hay không? Chắc chắn là không vì khi đã gọi là "cực", không thể có sự dung hòa nào ở giữa. Nhưng có một chủ thuyết duy nhất có thể chống lại mọi chế độ độc tài dù tả hay hữu. Đó là chế độ dân chủ, tức dân làm chủ mà căn bản là quyền bầu cử tự do, kết quả của sự phối hợp giữa hai chủ thuyết Cộng hòa và Dân chủ. Không phải ngẫu nhiên mà nước Mỹ có hai chính đảng lớn nhất là đảng Cộng Hòa và đảng Dân Chủ, chính vì thế Mỹ trở thành một nước mạnh nhất thế giới, đã từng hy sinh biết bao xương máu và tiền bạc để trừ khử cả hai loại độc tài cực tả và cực hữu. Sau hai cuộc thế chiến và một cuộc chiến tranh lạnh qua đến Thế kỷ 21, bất cứ một dân tộc nào ngày nay cũng biết và ghê tởm các chế độ độc tài.
     
    Ở Mỹ chỉ còn 12 ngày nữa đến ngày tổng tuyển cử, nghĩa là bầu Tổng Thống, bầu Hạ Viện và một phần ba Thượng viện. Sáng thứ Tư, các polls thăm dò trên toàn quốc cho thấy Obama đã vọt lên số điểm có hai cột số trên McCain và đảng Dân Chủ có thể chiếm đa số lớn tại Quốc hội. Trong lúc tình hình nguy ngập cho đảng Cộng Hòa, người ta bỗng thấy nẩy ra hiện tượng Sarah Palin. Phe cực đoan trong đảng Cộng Hòa đã đẩy Palin vào cấp lãnh đạo vận động tranh cử cho cả đảng với những màn trình diễn đặc biệt nhẩy múa giống như các ngôi sao nhạc rock hấp dẫn nhiều người đến coi. Nhưng nếu chủ yếu là để nhắn nhủ cử tri Mỹ không nên bầu cho "tên xã hội chủ nghĩa" Obama, điều đó khác nào một sự nhục mạ, đánh giá thấp trình độ trí thức cao và kiến thức rộng của đa số người dân ở Mỹ.
     
    Dù với những nỗ lực phi thuờng đó, nếu Barack Obama vẫn trúng cử Tổng Thống thì sao? Không sao hết, chỉ cần chờ 4 năm nữa, đến lần bầu cử Tổng Thống năm 2012, đảng Cộng Hòa có thể sẽ đưa bà Palin ra ứng cử làm Tổng Thống với các màn nhạc giựt gân hơn nữa để lãnh đạo cả thế giới.
     
     
  • Bình luận

    Gs Nguyễn Viết Khánh: ÐỊA BÀN CHỐNG KHỦNG BỐ

    Gs Nguyễn Viết Khánh: ÐỊA BÀN CHỐNG KHỦNG BỐ

    Vậy bin Laden và bọn al-Qaida có gốc gác như thế nào? Vào cuối năm 1979 Liên Sô đã mở cuộc tấn công đánh chiếm Afghanistan, lập một chính quyền Cộng sản, bị sự phản kháng dữ dội của các nhóm du kích Hồi giáo gọi là “mujahideen”, chủ trương dùng Thánh chiến (jihad) để tiễu trừ bọn ngoại xâm. Ðó là thời kỳ chiến tranh lạnh, Mỹ tìm cách giúp du kích Hồi giáo đánh Nga. Với sự yểm trợ của Pakistan, Mỹ cấp vũ khí, giúp cả việc huấn luyện cho du kích chống Cộng ở Afghanistan. Trong số các du kích này có một người trẻ tuổi từ Á Rập Sê-út ở Trung Ðông đến. Tên anh ta là Osama bin Laden. Năm 1989, Liên Sô chịu không thấu, phải ký kết hòa ước rút quân khỏi Afghanistan, để lại một Tổng Thống thân Cộng. Liền sau đó các nhóm du kích Hồi giáo đánh lẫn nhau để tranh cướp chính quyền. Ðến năm 1996 nhóm Taliban phần lớn gồm những thanh niên Hồi giáo chiếm được thủ đô Kabul, thiết lập một chế độ Thần quyền cai trị theo luật Hồi giáo. Ðến năm 1998 nhóm khủng bố có tổ chức xuất hiện ở một vùng núi hiểm trở phía Ðông Afghanistan gần biên giới Pakistan. Người cầm đầu nhóm này chính là Osama bin Laden, vốn là con nhà triệu phú Á-Rập có nhiều tiền đã lập một căn cứ huấn luyện nhóm khủng bố al-Qaida, dưới sự bao che của chính quyền Taliban.

    Vậy tại sao bin Laden ra lệnh cho al-Qaida đánh thẳng vào Mỹ vào tháng 9 năm 2001? Rất có thể bin Laden đã có tư tưởng này ngay sau khi quân Liên Sô phải rút khỏi Afghanistan năm 1989. Hắn thấy một siêu cường tương đương với Mỹ vào lúc đó đã phải thất bại trước sức mạnh của “jihad”, vậy tại sao Hồi giáo không đánh luôn cả Mỹ và các nước Âu châu? Ðó là những nước từ lâu vẫn bị tố cáo lợi dụng di sản thời thuộc địa từ hơn hai thế kỷ trước để áp chế và trục lợi kinh tế ở các nước Trung Ðông. Tổ chức khủng bố al-Qaida lợi dụng việc Mỹ đánh Iraq trước hết để bành trướng thế lực ở Trung Ðông và sau ở nhiều nơi khác trên thế giới. Sở dĩ bin Laden cho tấn công Mỹ trước là để dằn mặt Mỹ không cho can thiệp vào việc nội bộ của Trung Ðông. Ngoài ra khủng bố đánh Mỹ mà Mỹ không ngăn chặn nổi cũng là một cách dằn mặt các nước Tây phương. Người ta đã thấy những gì xẩy ra trên hai mặt trận ở Afghanistan có quân Mỹ và quân khối NATO tham dự, và ở Iraq có quân Mỹ và quÐầu tuần này tình hình Iraq thật đáng quan ngại. Hai bom đặt trên xe vận tải đã nổ ở một làng người Hồi hệ phái Shi-a ở gần thành phố Mosul phía Bắc Iraq làm chết 28 nguòi, trong khi tại Baghdad 9 vụ nổ liên tiếp đã làm chết 22 người. Tính từ 3 ngày qua các vụ đánh bom đã giết chết 100 người Shi-a. Các vụ đánh bom đó do nhóm người Hồi Sun-ni nổi loạn hợp tác với al-Qaida (cũng gốc Sun-ni) thực hiện, nhằm gây lại các cuộc xung đột giữa hai hệ phái Sun-ni và Shi-a đã từng diễn ra khốc liệt trong những năm 2006 và 2007, làm chết hàng chục ngàn người. Vậy quân Mỹ có thể rút ra khỏi Iraq dự liệu vào năm 2011 hay không? Thủ tướng al-Maliki (gốc Shi-a) quả quyết nói các lực lượng an ninh của ông có đủ khả năng kiềm chế nạn bạo động trong khi quân đội Mỹ chuyển dần trách nhiệm an ninh cho chính quyền Iraq. Tôi nghĩ sự xung đột giữa hai phe Shi-a và Sun-ni ở Iraq đã có từ mấy chục năm qua, đây là chuyên nội bộ của Iraq, nên để cho dân nước này giải quyết.

    Trong khi đó cuộc chiến ở Afghanistan, có nhiều chuyện phức tạp hơn. Ở đây hiện có 101,000 quân NATO và quân Mỹ tham chiến. Trong số này quân Mỹ có 62,000 quân, tức là Mỹ đã tăng gấp đôi số quân. Từ đầu tháng 7 bọn phiến loạn do Taliban cầm đầu đã gia tăng các cuộc tấn công, khiến tháng đó là tháng thiệt hại nhiều nhất cho quân đồng minh: 74 người chết trong đó có 43 quân Mỹ. Người ta e rằng các trận chiến còn gia tăng hơn nữa trước ngày 20/8 là ngày bầu cử nhiệm kỳ mới của Tổng Thống, hiện vẫn do ông Hamid Karzai tại chức. Tình thế đặc biệt là dân nước này nghèo khổ, ít học, chỉ sống bằng nghề trồng nha phiến, và đa số cũng nghiền nha phiến. Quân NATO theo lệnh của LHQ cấm dân trồng nha phiến, nhưng bọn Taliban lại sẵn sàng cho dân trồng để lấy nha phiến bán ra nước ngoài đem tiền về dùng làm chiến phí. Thành ra quân NATO đi đến đâu, dân làng “nghiền” cũng ngấm ngầm báo động Taliban. Ðây là cuộc chiến rất khó khăn cho Mỹ và NATO.

    Tôi đã viết dùng quân đổ bộ vào một nước để đánh khủng bố là một sai lầm chiến lược. Ðịa bàn chống khủng bố nhằm chỉ một khu vực rộng lớn gồm đủ mọi nơi trên thế giới, không phải để tổ chức một thế liên minh quân sự, mà để tìm một sự hòa hợp cộng tác trong hòa bình vì lợi ích chung của cả thế giới. Các thế liên minh quân sự đã hết thời. Ở Iraq, quân Anh đã rút khỏi Iraq. Ở Afghanistan quân đồng minh NATO chỉ có danh nghĩa thời chiến tranh lạnh, còn bây giờ tham chiến chống khủng bố là hời hợt, chính vì thế Mỹ đã phải tăng thêm quân. Với chiến lược hòa hợp cộng tác, Mỹ nhằm vào đâu? Âu châu đã hết thời với NATO, các nước Nam Mỹ chỉ lo chuyện địa phương trên lục địa của họ. Phi Châu phần lớn nghèo khổ, chỉ Bắc Phi có các nước mạnh, dân trí cao, bọn khủng bố không bén mảng tới. Ở Á châu có Trung Quốc và các nước Ðông Nam Á là địa bàn Mỹ có thể nhìn đến để áp dụng chiến lược hòa hợp cộng tác về mặt kinh tế.

    Trung Quốc đang phải đối phó với Tân Cương, nhưng không lo người Hồi Trung Á đi theo khủng bố, mà chỉ lo phát triển kinh tế cho 1 tỷ 3 trăm triệu dân khỏi nổi loạn vì nghèo khổ. Trong khi đó ở Nam Á, Ấn Ðộ theo Ấn giáo đã thẳng tay trừng trị bọn Hồi giáo quá khích sau vụ đánh bom ở Mumbai. Ở Ðông Nam Á có khối ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Ðông Nam Á) là một thế lực kinh tế đang lên mạnh, tạo thành một thế chân vạc với kinh tế Trung Quốc và Nhật Bản. Xét trên toàn cầu, đây là một địa bàn quan trọng nhất. Mỹ nên tăng cường mối quan hệ hòa hợp với địa bàn này. Và khi Mỹ đã thay đổi địa bàn chiến lược, tất nhiên cũng phải thay đổi cả chiến thuật. Mỹ nên đánh khủng bố từ trên cao hay từ biển, thay vì dùng quân đổ bộ ở những nơi không có trận tuyến rõ rệt.

    Sơn Ðiền Nguyễn Viết Khánh.