Bình luận

GS SD Nguyễn Viết Khánh: VĂN HÓA VÀ TÔN GIÁOTinh Thần Lưỡng Đảng

Tinh Thần Lưỡng Đảng

Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh

Tổng Thống Barack Obama đã từ trại David trở về Bạck Ốc kết thúc vụ nghỉ hè của ông, sẵn sàng đối phó với những khó khăn đang chờ đợi. Quốc hội cũng hết hạn nghỉ hè và tái nhóm thứ Ba tuần này. Đến thứ Tư, Obama sẽ ra trước Lưỡng viện Quốc hội đề cập đến tất cả những khó khăn đối nội cũng như đối ngoại. Trong các vấn đề này về mặt đối ngoại có hai chuyện cấp bách cần phải có quyết định sớm chớ không thể chần chờ để thương lượng như mọi vấn đề ngoại giao thông thường. Đó là hai cuộc chiến tranh Iraq và Afghanistan, nơi số thương vong Mỹ và đồng minh cũng như dân chúng tiếp tục gia tăng.
Tại Iraq trên toàn quốc hôm thứ Hai đầu tuần có 12 người dân, kể cả 2 trẻ em bị chết vì bom. Trong số này có 8 người chết vì xe bom tự sát ở một trạm kiểm soát tại thị trấn Ramadi, một cứ địa trước đây của al-Qaida. Thị trấn này có 540,000 dân, thuộc tỉnh Anbar nằm ở phía Tây Iraq, tức gần nước Syria. Hồi tháng 9 năm ngoái, Thủy quân Lục chiến Mỹ đã trao quyền kiểm soát bảo vệ an ninh của Anbar cho 28,000 Cảnh sát và 8,000 binh sĩ Iraq. Ngoài ra cũng trong ngày thứ Hai, các vụ tấn công xe hơi ở thủ đô Baghdad đã khiến 2 thường dân chết và 11 người khác bị thương. Đồng thời tại Kirkuk, một thị trấn ít người, hai anh em nhỏ 9 và 14 tuổi đã bị chết vì bẫy mìn trong khi chúng vui chơi. Tính từ ngày 1 tháng 9 đến nay ở Iraq có 450 người Iraq chết – 393 thường dân, 48 Cảnh sát và 15 lính – con số cao nhất từ tháng 7 năm 2008 khi có 465 người chết. Ngày 19 tháng 8 vừa qua, vụ khủng bố tấn công các bộ Ngoại giao và Tài chính của chính phủ Iraq đã giết chết 19 người và làm 600 người bị thương ở ngay Thủ đô Baghdad. Dư luận Mỹ đang đặt câu hỏi liệu chính quyền của Maliki có giữ nổi Baghdad sau khi quân Mỹ rút lui hay không?
Trong khi đó mặt trận Afghanistan còn tệ hại hơn. Đầu tuần này một nhóm độc lập tranh đấu cho Nhân quyền loan báo một vụ bắn phi đạn của chiến đấu cơ NATO hôm thứ Sáu tuần trước nhắm vào 2 xe bồn chở xăng bị quân khủng bố cướp đi, đã làm chết 70 thường dân khi bồn xăng trúng đạn bị nổ tan. Hai phi cơ này là của Không quân Mỹ đã hành động theo lời yêu cầu của bộ Tư lệnh Đức trong thành phần đồng minh của NATO. Ngay từ tuần trước sau khi đánh phá 2 bồn xăng, bộ Tư lệnh Đức đã nói cần phải đánh ngay các bồn xăng vì e ngại bọn khủng bố sẽ dùng làm xe bom tự sát đánh thẳng vào đồn binh của quân Đức trong tỉnh Kunduz gần đó. Mohammad Omar, Thống đốc tỉnh Kunduz nói ông ủng hộ vụ đánh bồn xăng, vì có đến 72 tay súng Taliban vị chết cùng một lúc. Nhưng bọn Taliban cũng ra một thông cáo kêu gọi Liên Hiệp Quốc điều tra vụ oanh kích vì có đến 500 dân làng chết. Vụ Taliban đưa ra con số dân chết quá lớn hiển nhiên là bịa đặt, nhưng vụ đánh hai xe bồn xăng chỉ có 2 tên khủng bố chết, còn dân làng ùa ra ngoài để múc xăng khi xăng chẩy lênh láng, đến lúc lửa bắt tới làm nổ bồn xăng đã khiến 70 người dân chết.
Vụ quân đồng minh NATO dùng võ lực quá đáng cũng gây ra sự bất mãn. Một nhóm Từ thiện đầu tuần này tố cáo quân lực Mỹ đã phá cửa xông vào một bệnh viện hàng tỉnh, bắt trói nhân viên bệnh viện và cả những người từ bên ngoài đến bệnh viện thăm người nhà nằm ở đó. Các vụ dùng sức mạnh quá lố như vậy đã làm dân chúng Afghanistan nổi giận và cả dư luận bên ngoài cũng phê phán. Vì thế tướng Mỹ Stanley McCrystal, vị tư lệnh cao nhất của Mỹ và NATO đã đưa ra những lệ luật rõ ràng để tránh gây thương vong cho người dân. Ông hứa sẽ điều tra vụ phi cơ đánh 2 bồn xăng. Trước tình thế đó đa số dư luận Mỹ đã tỏ ý muốn Mỹ rút quân khỏi Afghanistan.
Vụ tấn công 2 bồn xăng cũng làm dư luận ở Đức phẫn nộ, báo chí Đức loan tin và đưa ra những hình ảnh những người chết nằm la liệt ở gần nơi xẩy vụ không kích, làm gia tăng phong trào chống chiến tranh Afghanistan ở nước Đức. Hiện có 4,200 quân Đức đóng ở Bắc Afghanistan – đây là thành phần quân lớn thứ ba sau Mỹ và Anh trong khối NATO. Đức rất ngần ngại, không muốn gia tăng thêm quân ở nơi này, trái với chủ trương hiện nay của NATO. Dân Đức sợ lính của họ sẽ chết thêm. Đối với dân Đức hiện nay, vụ quân Đức tham chiến ở nước ngoài chỉ gợi lại cho họ những hình ảnh không vui của thời quân phiệt Đức Quốc xã. Tổng Thống Obama đã có quyết định từ trước là sẽ tăng thêm quân Mỹ ở Afghanistan. Nhưng tình thế có vẻ đã có những biến chuyển mới. Ngày 28-8, Afghanistan đã có cuộc bầu cử Tổng Thống, cho đến nay vẫn chưa có kết quả chính thức. Tin mới nhất cho biết cựu Tổng Thống Karzai đã dẫn đầu 54%, nhưng đối thủ Abdullah Abdullah liên tục tố cáo Karzai gian lận trong việc kiểm phiếu. Một Ủy hội kiểm tra độc lập được LHQ ủng hộ đã yêu cầu xét lại kết quả bầu cử. Sự nghi ngờ có gian lận sẽ gây khó khăn cho Tây phương trong nỗ lực ổn định tình hình Afghanistan và tạo sự ủng hộ của dân chúng trong công cuộc tiễu trừ bọn Taliban.
Về mặt đối nội TT Obama gặp những khó khăn chồng chất về việc biểu quyết ngân sách quốc gia, liên quan đến một vụ đã được dân ch&uacute
;ng theo dõi từ lâu qua các màn tranh cãi đối nghịch gay go giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ về Bảo hiểm Y tế. Tối thứ Tư khi ông ra trước Quốc Hội Lưỡng viện, đó là một sự thử thách rất lớn cho 8 tháng đầu của nhiệm kỳ Tổng Thống của ông. Mặc dù đảng Dân Chủ có đa số tại cả hai viện, nhưng cả hai đảng đều có những phần tử cực đoan chống lại sự cải cách Bảo hiểm y tế. Khi còn ở trại David thứ sáu tuần trước, Obama đã nói chuyện với Chủ tịch Hạ viện, bà Nancy Pelosy, và Thượng nghị sĩ Harry Reid, lãnh tụ đa số Dân chủ tại Thượng viện.
Tại Ủy ban Tài chính Thượng viện hiện nay có một nhóm 6 Nghị sĩ, 3 Cộng Hòa và 3 Dân Chủ, đang nỗ lực tìm một sự dung hòa giữa hai đảng để thông qua đạo luật Cải tổ Bảo hiểm Y tế của TT Obama. Trong nhóm này có TNS Max Baucus (Dân Chủ) đề nghị kế hoạch lập các hãng bảo hiểm không lấy lời để cạnh tranh với những công ty bảo hiểm lấy lợi nhuận như hiện nay vẫn có. Baucus cho biết ông sẽ đưa ra đề nghị này nếu cho đến ngày 15 tháng 9 vẫn không đạt được sự dung hòa giữa hai đảng về Bảo hiểm Y tế. Báo New York Times cũng ghi nhận một yếu tố rõ rệt nhất của đề nghị cải tổ Bảo hiểm Y tế do Obama đưa ra là làm cho kế hoạch của chính phủ cạnh tranh với Bảo hiểm của các đại công ty tư nhân, để bớt gánh nặng cho ngân sách quốc gia. Liệu hai bên Cộng Hòa và Dân Chủ có đi đến sự dung hòa theo tinh thần hợp tác lưỡng đảng không? Chúng tôi mong có chuyện đó. Chúng tôi thiết nghĩ tinh thần lưỡng đảng có nghĩa là làm việc có lợi cho dân, không phải cho bất cứ đảng nào hay cho cả hai đảng. Nếu thiếu yếu tố đó, tinh thần lưỡng đảng sẽ không còn ý nghĩa gì nữa.

 SƠN ĐIỀN NGUYỄN VIẾT KHÁNH