• Tin tức

    Tưởng Niệm Nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn (1936 – 2023)

    Nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn sinh tại huyện Gia Lâm thuộc tỉnh Bắc Ninh (về sau đổi thành quận Gia Lâm tỉnh Hà Nội) và di cư vào Nam năm 1954.

    Ông đóng góp nhiều sáng tác văn học nghệ thuật dưới nhiều dạng: tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch nói, bút ký. Tác phẩm Áo mơ phai đoạt Giải Văn học Nghệ thuật của Việt Nam Cộng hòa năm 1973.

    Nguyễn Đình Toàn viết nhiều truyện dài đăng thành nhiều kỳ trên các báo chí Việt Nam Cộng hòa như tạp chí VănVăn Học và các nhật báo như Tự DoChính LuậnXây dựng, và Tiền Tuyến.

    Ông cũng có tay trong việc phát triển tân nhạc Miền Nam qua chương trình phát thanh Nhạc chủ đề trên đài phát thanh quốc gia Việt Nam Cộng hòa mỗi tối Thứ Năm.

    Sau năm 1975, ông bị bắt và giam học tập cải tạo 10 năm mới được thả. Năm 1998 ông cùng vợ được xuất cảnh sang Hoa Kỳ và định cư ở California nơi ông tiếp tục viết cho báo Viet Tide.

    Những nhạc phẩm trứ danh nhất của ông gồm “Sàigòn niềm nhớ không tên” (nguyên nhan đề là “Nước mắt cho Sàigòn”) và “Tình khúc thứ nhất”, “Em đến Thăm Anh Đêm Ba Mươi” do Vũ Thành An phổ nhạc. Ca sĩ Khánh Ly đã thâu âm và phát hành hai dĩa hát với những sáng tác của ông.

    Ông tạ thế hồi 19 giờ 15 phút ngày 28 tháng 11 năm 2023 tại tư gia, theo giờ California.

    Thương Tiếc Nhạc Sĩ Nguyễn Đình Toàn 

    Nhạc sĩ Đình Toàn bỏ chớm đông 

    Còn đây tác phẩm tiếc trong lòng 

    Thương tình độc giả buồn yêu bạn 

    Thấm cảnh hiền thê khổ khóc chồng 

    Gió lạnh đìu hiu lùa trước ngõ

    Mưa sầu ảm đạm rớt ngoài song 

    Trầm ngâm quán tưởng Sinh rồi Lão

    Bệnh, Tử am tường lẽ Sắc, Không 

              Minh Thúy Thành Nội 

                 Tháng 12/1/2023

  • Huệ Thu,  Minh Thúy,  Phương Hoa,  Tin tức

    Vĩnh Biệt Nhà văn Diệu Tần

    Nhà Văn Diệu Tần NGUYỄN TINH VỆ

    Pháp danh: THIỆN PHỔ

    Cựu Sĩ Quan Công Binh /QLVNCH

    Ông cũng là Nguyên Đệ Nhất Phó Chủ Tịch VBVNHN

    Sanh ngày 9 tháng 10 năm 1932 tại Hải Dương, VN.

    Đã từ giã Anh Chị Em Văn Nghệ vào Thứ Năm. ngày 19 tháng 10 năm 2023, tuần vừa qua.

    (nhằm ngày mùng 5 tháng 9 năm Quý Mão)

    Tại San Jose, tiểu bang California, Hoa Kỳ.

    Hưởng Đại Thọ 92 Tuổi

    Tính tình Ông rất hiền hòa, hòa đồng, ăn nói nhỏ nhẹ, dễ thương, đễ mến với tất cả Anh Chị Em trong VTLV. Mới cách đây vài tháng, trong một cuộc sinh hoạt, Ông đã tặng mỗi người một tác phẩm, có tên “Thành Ngữ & Việt Ngữ”. Không ngờ, đây lại là lần cuối cùng sinh hoạt với VTLV của Ông!

    Sự ra đi của Ông, là một mất mát lớn cho VTLV nói riêng, cho văn học VN nói chung. Ông chuyên viết sách giáo khoa trước 75 và sang Hoa Kỳ, giảng dạy tại Viện Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng tại Monterey, Ca. Ông là cây bút gạo cội, viết văn từ 1955!

    VTLV chúng tôi, thành kính chia buồn cùng Tang Quyến.

    Nguyện cầu cho Anh hồn Nhà Văn Diệu Tần sớm về nơi Vĩnh Phúc

    Thành Kính Phân Ưu và Vô Cùng Thương Tiếc

    Tiễn Biệt Bác Diệu Tần

    Mưa sầu trắng xóa phủ ngoài sân

    Nhận được nguồn tin bác Diệu Tần

    Bỏ lại anh em buồn hết kể

    Ra đi bạn hữu tiếc vô ngần

    Văn Thơ cổ thụ chương tràn ý

    Lạc Việt cây cao phú ngập vần

    Thiện Phổ cầu xin về cõi Phật

    Hương lòng tiễn biệt kính thành dâng

    Minh Thúy Thành Nội

    Tháng 10/22/2023

    Chào Vĩnh Biệt Nhà Văn Diệu Tần

    Nhà văn Diệu Tần ra đi rồi!

    Bệnh già hết chữa thế là thôi…

    Văn chương nhắc nhớ thời dâu biển

    Sách vở lung linh cuộc đổi đời!

    Tỵ nạn… mưu sinh nghề dạy học

    Hồi hương mong ước bóng mây trôi!

    Sức mòn tuổi hạc làm sao trốn?

    Bằng hữu thương anh, nhớ nụ cười!

    Huệ Thu & Bùi Ngọc Tô

    Truyện Ngắn: Đỉnh Hải Vân

    Diệu Tần

    Lóng ngóng chờ xe đi nhờ vào Quảng Ngãi, trung uý Đỗ Thanh Đào, ban tham mưu một trung đoàn đóng ở miền núi Ba Tơ, vừa mệt vừa đói. Những nắm cơm cô em gái Đào nắm cho khi rời quê, Đào đã ăn hết nắm cuối cùng ở thị trấn Đông Hà này rồi.

    Đào thấy một đoàn năm xe tải bộ đội có mui che kín mít phóng trên đường số 1. Mừng trong bụng, Đào đứng sát lề đường bụi dơ dơ tay vẫy xin quá giang. Gặp xe quân đội là không lo tiền vé xe, lại còn có thể đi thẳng đến thị xã Quảng Ngãi không biết chừng.

    Từng chiếc xe phóng tung trời, trên buồng lái còn có bóng phụ nữ. Không chiếc nào dừng lại đón Đào cả. Kẻ lái chiếc xe sau cùng còn ngoái cổ lại, trợn mắt quát:

    – Muốn chết hả? Sao đứng ra ngoài đường.

    Đào chán nản vào mái hiên một quán ăn ngồi nghỉ. Khát khô cả họng, lại thêm bụi đường bắn vào miệng mũi làm Đào thở khèn khẹt. Dù gì cũng phải uống hớp nước, đói có thể cầm cự được chứ khát khó nhịn. Chiếc bình đông nước đem theo đã cạn, chàng trung uý đi phép về lại đơn vị, bước vào quán nói nhỏ với cô đứng trong quầy:

    – Chị làm ơn bán cho tôi mấy trăm đồng nước chè.

    Cô gái ngạc nhiên trả lời:

    – Chúng tôi không bán nước trà, chỉ bán cơm thôi. Anh ăn cơm rồi uống trà khỏi trả tiền.

    Đào nhăn nhó:

    – Tôi ăn no rồi, chỉ cần nước uống thôi.

    Cô gái nhìn ông khách bộ đội như nhìn một vật lạ:

    – Anh đưa bình đây tôi lấy cho, khỏi trả tiền.

    – Cám ơn chị nhiều.

    Đào lại ra phía hè ngồi uống nước. Loáng thoáng Đào nghe một nhóm bốn người, một đàn bà, ba đàn ông từ quán bước ra, nói chuyện. Người đàn bà hơi đẩy đà có nước da thật trắng, cặp mắt lẳng lơ, dáng chừng là chủ xe, nói:

    – Cơm rượu no đủ rồi, lái cho ngon lành nhe anh.

    Người chồng:

    – Bảo đảm, em thấy có bao giờ anh gây ra tai nạn không?

    Một thanh niên, có lẽ là người em:

    – Đi một lèo đến Huế hãy ăn cơm tối. Từ đó em sẽ lái thay anh.

    Nghe được câu chuyện, Đào đứng bật dậy, hỏi người đàn bà:

    – Thưa chị, chị làm ơn cho tôi đi nhờ vào Huế được không ạ?

    Người đàn bà nhìn Đào từ đầu xuống chân như nhìn kẻ ăn mày:

    – Xe chúng tôi chạy về Quảng Ngãi. Anh muốn quá giang cũng được.

    Đào mừng quá:

    – Xin chị cho theo vào Quảng Ngãi luôn. Cám ơn anh chị quá.

    Người chồng nhìn Đào với vẻ nghi ngờ, cái nhìn đánh giá thật thấp:

    – Chúng tôi đi còn ghé nhiều nơi, mất nhiều thì giờ lắm.

    Chỉ sợ mất dịp may hiếm có, Đào cầu khẩn:

    – Thưa đi bao lâu cũng được. Bộ đội quen vất vã cực nhọc rồi.

    Người chồng không nhìn lại, tặc lưỡi:

    – Ồ, muốn đi thì leo lên xe.

    Đó là một chiếc xe tải cở nhỏ, có càng bịt kín. Người phụ lái là Lợi và người em tên Cường cùng với Đào ngồi phía sau. Vợ chồng Hoa và Mai ngồi buồng lái.

    Thế là gặp may, không còn lo chuyện đón xe đi nhờ nữa, lại được về đến Quảng Ngãi. Đào ngồi thở, nhớ đến tia nhìn của vợ chồng chủ xe lúc nãy. Ngẫm lại bản thân, Đào thấy mình bị đánh giá thấp cũng không có gì là lạ. Toàn con người Đào phủ một lớp bụi đỏ từ mũ đến đôi giày vải rách. Đào đã cẩn thận gở quân hàm hai sao vàng một vạch ở ve áo ra rồi. Chỉ còn cái mũ mềm trên đầu là không tháo được huy hiệu sao vàng trong vành tròn vàng ra được, cho người tinh ý biết Đào là sĩ quan quân đội nhân dân.

    Khác với dự tính, để tranh thủ thời gian, họ không ghé thành phố Huế. Chiếc xe chỉ ghé lại ở một ngã tư trên quốc lộ. Bốn người vào quán ăn cơm. Lợi, người phụ xe hỏi Đào:

    – Tối rồi, vào ăn cơm chứ?

    Đào ấp úng:

    – Mời các anh chị cứ tự nhiên. Tôi sẽ ăn sau.

    Mai lẩm bẩm, nhưng Đào nghe được:

    – Cái ngữ này không có tiền vào quán đâu. Kệ hắn.

    Đào đói lắm, cũng phải mua tí cơm bỏ bụng chứ chịu gì nổi. Trước khi rời nhà cô em gái dúi cho Đào hai mươi nghìn đồng, tiền bán đàn gà.

    – Anh ăn hết cơm nắm rồi mua cơm dọc đường kẻo đói chết.

    Đào chưa mua cơm đã mua hết ba nghìn tiền thuốc rê Cẩm Lệ rồi. Tật hút thuốc rê của Đào là đầu mối bất hoà giữa người chủ xe và người đi nhờ xe.

    Mùi khói rẻ tiền khét lẹt khiến Hoa phát ho, tuy mụ ta đã ngồi trên buồng lái. Mai quay lại hỏi:

    – Anh hút thuốc gì khét quá thể. Làm ơn bỏ đi dùm.

    Đào cố hút cho xong điếu thuốc. Mai lại nhắc:

    – Làm ơn quay ra sau hút đi, thuốc gì hôi quá!

    Đào bực lắm, nhưng ở thế kẹt, đành chịu. Một lúc sau nhảy ra xe, Đào chọn một quán nhỏ nhất, rụt rè bước vào bảo nhỏ bà bán quán:

    – Bà làm ơn bán cho tôi ba bát cơm trắng, tôi có thức ăn ngoài xe.

    – Không bán cơm trắng anh ơi. Để cơm bán cơm dĩa cho khách. Anh ăn cơm dĩa đi, sườn hay gà.

    – Thôi làm ơn mà, bộ đội về phép làm gì có nhiều tiền.

    Bà quán lại ngó Đào như một quái vật vừa ngạc nhiên vừa thương hại. Trả một ngàn đồng lấy ba bát cơm trắng, Đào quay đi nghe được câu nói:

    – Biết đi bộ đội ít tiền thì đừng có đi nữa được không?

    Đào trèo lên sau xe, lấy muổng nhựa xúc cơm ăn ngấu nghiến. Bà quán thương tình người ít tiền đã rưới vào cơm cho một ít nước mắm pha. Đào ăn ngon lành, xong làm một hớp nước trà. Nhìn trước nhìn sau chủ xe chưa ra, Đào lấy điếu thuốc rê ra hút cho mau. Đang mơ màng, bốn người đã kéo ra xe. Mai hít thấy hơi khói, nhăn mặt khó chịu:

    – Tôi đã nói anh đừng hút nữa. Anh muốn ngồi trên xe này thì nhịn thuốc đi, còn thích hút, xin mời anh đón xe khác.

    Tuy giận lắm nhưng Đào đành chịu, nói nhỏ và vất điếu thuốc đi.

    – Xin lỗi anh, tôi không hút nữa.

    Lợi móc bao thuốc lá Winston ra bảo:

    – Này, bạn hút một điếu cho vui.

    Trong đời, chưa bao giờ Đào dám hút một điếu thuốc thơm nước ngoài, run run đở lấy điếu thuốc có sợi vàng óng.

    – Cám ơn chú quá, chú Lợi.

    Cường cầm tay bánh thay cho Mai. Họ bảo Đào lên ngồi ca bin chung với Lợi, lấy chỗ sau xe cho vợ chồng Mai, Hoa ngủ. Đào tình cờ nhìn thấy Hoa xách xuống một túi vải căng phồng, đồng thời còn bắt gặp một khoảng da thật trắng ở eo áo. Chàng trung uý độc thân rùng mình vì khoảng da thịt ấy. Xe chạy một quãng, Đào nghe tiếng lục cục sau xe cùng tiếng cười rúc rích.

    – Này đừng có lộn xộn, anh kỳ quá.

    Tiếng cười đàn bà trẻ đối với Đào lúc này thật khêu gợi. Ngót bốn chục tuổi đầu vẫn chưa có tiền lấy vợ. Đào nghèo quá, nghèo rớt mùng tơi. Thèm lấy vợ nhưng đào đâu ra tiền? Lấy gái tân trẻ, đã không dám mơ đến, có một hai đám goá chồng, Đào gấm ghé, bị họ từ chối khéo. Chỉ vì lương trung uý phải sống rất chật vật. Ăn cơm trong trại, mặc quần áo bộ đội, hút thuốc rê, không bao giờ dám uống rượu và cà phê. Đào gầy và đen, tóc lấm tấm bạc, nhất là ở tóc mai, trông như người đã năm mươi tuổi. Ở vùng Ba Tơ, Gia Vực rất hiếm người Kinh, chỉ có các cô gái Thượng. Một hôm tình cờ nhìn được cặp vú to đen nhẫy, tròn căng của cô gái Thượng tắm vòi nước ngoài khe đá, Đào xúc động tình dục quá chừng. Từ đó Đào hay lò mò ra các khe có vòi nước.

    Quay qua hỏi chuyện Lợi, do Đào biết chỉ có Lợi là không ghét mình.

    – Các anh chị đi công tác đâu về đấy?

    Cường hừ một tiếng:

    – Công với tư tác gì. Thời buổi này còn đi công tác là đói dài dài. Cứ diễn vai công nhân, bộ đội hoài là đi tàu suốt.

    Lợi trả lời thêm:

    – Đem hàng ra Vinh bán ấy mà. Cất đường thẻ và đường phổi Quảng Ngãi ra bán cho các cửa hàng tư nhân ngoài ấy.

    Cường lườm Lợi:

    – Sao mau miệng thế? Bị chửi mãi vẫn cái tật không chừa.

    Đào xì xầm nói chuyện với Lợi và Cường, chợt có tiếng nói ở phía sau:

    – Nói nhỏ cho người ta ngủ. Cả cái anh bộ đội nữa, không biết điều gì cả. Cho đi nhờ xe cứ oang oang cái mồm. Kỳ quá!

    Đào phải im, không dám nói chuyện nữa. Tuy xe xóc, nhưng Đào cũng thiu thiu ngủ. Trong cơn chập chờn, loáng thoáng nghe Lợi và Cường thì thầm.

    – Chuyến này ông Mai vớ bở.

    – Có lời đến vài “tê” không?

    – Cỡ độ năm “tê” là ít. Dân Hà Tĩnh, Nghệ An thấy đường như mèo thấy mỡ.

    – Tay bộ đội này ngủ ngon lành nhỉ? Ông bà ấy cũng ngáy đều rồi.

    Độ năm giờ sáng trời còn tờ mờ, Đào thức giấc. Tiếng nói chuyện vẫn rì rầm.

    – Ông bà ấy du dương trên xe được tài thật!

    – Lại muốn nghe chửi à?

    Đào quay lại sau xe còn thoáng thấy bắp chân trắng mờ mờ của Hoa. Người cán bộ quân sự nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam lại lờ mờ chìm vào giấc ngủ. Trong cơn mê thấp thoáng bộ ngực đen bóng và bắp chân trắng ám ảnh. Đào thức giấc vì tiếng ho và tiếng Mai chửi:

    – Cha tiên sư hai thằng quỷ không cho chúng tao ngủ, nói chuyện rầm rầm.

    Cường bào chữa:

    – Không nói chuyện nhỡ buồn ngủ leo xuống đèo là chết cả đám.

    – Câm cái mồm mày lại, còn cãi hả? Còn cái người kia hút thuốc rê phun vải trong xe, hôi quá không ngủ được.

    Đào thấy cần phải lên tiếng:

    – Từ lúc anh dặn, tôi có dám hút nữa đâu!

    – Không hiểu sao có người có thể hút thứ thuốc vất đi đó được. Bận sau gặp cỡ này, xin vái cả nón không dám cho đi nhờ.

    Bị chạm tự ái, Đào phản ứng:

    – Anh nói thế chứ, tôi ít tiền hút thuốc rê, anh có nhiều tiền hút thuốc thơm. Có gì lạ đâu?

    Nghe giọng lý luận của đối phương, Mai càng tức:

    – Khi nào anh có xe riêng hay ngồi xe bộ đội, hút gì mặc xác anh. Còn đi xe tôi là không được hút.

    Đào vẫn nén giận:

    – Anh cho tôi đi nhờ, nhưng anh hơi thiếu lịch thiệp.

    – Vậy đó, có tức thì đón xe khác đi. Chỉ cần lịch sự với người lịch sự thôi.

    Nếu bỏ xe này, Đào nghĩ biết bao giờ gặp xe khác dọc đường bằng lòng cho quá giang lúc tờ mờ sáng này. Còn đúng mười sáu nghìn đồng trong túi làm sao đủ tiền mua vé xe hàng về đến đơn vị, chưa kể tiền ăn dọc đường. Đào đã phải nhịn ba năm rồi vay thêm tiền bạn bè mới đủ tiền vé một lượt về Thanh Hoá. Đào nói nhưng không rời khỏi xe.

    – Tôi có làm gì bất nhã đâu, anh đừng nóng chứ!

    – Không bất nhã à, vợ chồng người ta ngủ cứ bô bô cái miệng. Phun khói hôi như chuột chết vào xe người ta, còn lý sự cùn.

    Đào giận tím mặt, không nói được câu nào nữa. Hoa lên tiếng:

    – Thôi người ta im rồi, sao anh nóng quá. Thôi, nằm xuống nghỉ đi cưng.

    Có tiếng hôn và tiếng cười khúc khích của Hoa. Đây là lần và chạm mạnh và lâu với đời thường bên ngoài. Ở ngoài đời người ta sống thoải mái nếu có tiền. Ăn uống phủ phê, rượu, thuốc lá thơm, đàn bà đẹp lại có cả túi tiền. Ăn ngủ đi lại tuỳ tiện. Còn Đào, nếp sống đơn vị chẳng những chật vật vì đồng lương, còn sống lên gân, giả tạo. Bỗng Đào thấy mình bị lừa dối kinh khiếp. Cơn giận của Đào không bùng lên bằng lời nói được. Nước da đen tái lúc giận chuyển sang màu tím xanh như người chết vì bị sét đánh. Phải nén giận làm bàn tay Đào run run, hai cánh môi cũng run run. Bất giác Đào đụng phải bao súng cứng trong túi xách. Chắc phải nổ súng mới hả được giận. Đào không đeo súng, đã cất đi, nghĩ rằng nếu đi xe quân đội hay xe hàng mới tiện đeo quân hàm và đeo súng hẳn hoi. Trong giấc mơ vừa rồi thân thể hở hang phụ nữ đã làm Đào dâng lên một thèm muốn khó tả. Đang bị dồn nén, ẩn ức cả về nghèo đói, tiền bạc, bị lừa bịp bằng lời nói, lại bị những lời xỉ vả của một kẻ đắc thế. Mặt Đào nóng bừng bừng. Hoa lại dại dột hôn hít vuốt ve chồng, Đào cho đó là một xúc phạm, cũng như Hoa đã khơi động nỗi đau thầm kín của Đào là đã vô tình để hở những khoảng da thịt kêu gọi. Đào chợt nhớ đến cái túi xách căng phồng, lúc nào cũng được đeo sát người Hoa, kể cả lúc đi ngủ.

    Lời năm triệu, ít nhất cũng phải có gấp đôi như thế tiền vốn. Đột nhiên ý định giết người lại bùng lên. Một công hai việc. Phải giết thằng chồng đã dám hỗn hào chửi rủa mình. Từ khi đeo quân hàm sỹ quan đến giờ, chưa bao giờ Đào bị xỉ vả nặng thế. Luôn luôn được nghe lời khen tặng, tâng bốc, nịnh bợ, tuy biết là giả dối, từ nhân dân và anh em đội viên. Sẽ lấy túi tiền trốn về quê trở lại, ai biết được. Ông bố đã ngoài bảy mươi ốm yếu. Đứa em gái làm nông không đủ sống. Nó không đẹp lại nghèo không lấy được chồng. Ít nhất trong túi kia phải có mười triệu đồng. Giời ơi! Chưa bao giờ Đào có trong tay một trăm nghìn chứ đừng nói mười triệu đồng. Sẽ đem tiền về quê kéo ông bố và đứa em gái trốn ra Hà Nội hay Hải Phòng, thay tên đổi họ, xin thường trú, vào hộ khẩu đút lót độ mười vạn đồng là xong.

    Thấy ánh mắt kỳ lạ của Đào, Lợi vỗ vai:

    – Này hút điếu thuốc thơm cho đỡ buồn.

    Hơi thuốc thơm, Đào bớt run tay, nhưng vẻ sang quý của điếu thuốc lại càng thúc giục ý định phải nổ súng.

    Cường cho xe ghé Lăng Cô để ăn sáng, trước khi leo đèo. Khác với dự đoán của bốn người, Đào đường hoàng bước vào quán, ngồi bàn riêng lặng lẽ gọi một tô bún bò và một ly cà phê sữa nóng. Trước khi đoạt mười triệu, còn mười sáu nghìn lẻ tiêu cho hết. Khi Đào ăn thêm chiếc kẹo mè xửng, mua đem theo hai đòn bánh tét rồi cho hết tiền lẻ chủ quán là lúc số phận Mai, Hoa, và Cường đã được quyết định. Đồ ăn thức uống thơm ngon thế này tại sao nửa đời người mình cực khổ nhịn thèm như một nhà tu? Nhưng phải tha thằng Lợi, chú em dễ thương, đã biết mời mình hai điếu thuốc thơm.

    Từ lúc lên xe để leo đèo không ai nói chuyện nữa. Đào ngầm quan sát chờ cơ hội, chờ địa thế tốt. Hoa bám chặc cánh tay Mai bước lên xe. Thằng Cường nhìn Đào vẻ chế nhạo, nghèo mà ham. Lợi thì thắc mắc không hiểu sao Đào lại ăn sang thế. Theo lệnh Mai, Lợi ra sau xe để Cường lái không bị vướng víu. Gió thổi vù vù, tay lái Cường khá vững. Hắn phanh ken két ở những khúc quanh gắt. Mùi thuốc thơm phảng phất. Đào quay ra hít thở không khí trong lành bên ngoài. Mây và sương còn phủ kín đỉnh đèo. Sương là đà xuống ngang mắt Đào, mát lạnh. Những giải mây từ trên cao như những giải lụa trắng. Cuộc đời trong sáng đẹp biết bao! Cảnh vật hùng vĩ biết bao, tại sao phải sống nghèo? Nghĩ đến cái nhục qua những ánh mắt khinh rẻ, thương hại, những câu chì chiết nặng nề, Đào lại bừng bừng nổi giận. Vỗ vỗ vào túi xách rồi mở sẵn nút cài, Đào yên tâm khẩu P38 vẫn nằm bên trong. Đến một khúc có đất rộng bằng phẳng, Đào cúi xuống thật nhanh rút súng lên đạn dí vào nách Cường gằn giọng:

    – Đến chỗ kia đậu lại nếu không tao bắn mày ngay.

    Cường kinh ngạc tột cùng, cho xe đậu lại chỗ Đào muốn.

    – Tắt máy đi.

    Cường theo lệnh nhưng lại phác cử chỉ chống đối bị bắn ngang hông gục trên tay lái. Đào tung cửa chạy vòng ra sau, không nói không rằng nhắm bắn Mai trước lúc hắn định nhảy xuống cửa sau xe. Sức Mai khá mạnh bị bắn trúng ngực nhưng vẫn nhào vào Đào. Đào ngã nhưng chồm dậy đuổi theo Hoa đang lạch bạch chạy xuống dốc. Một phát vào đầu, nạn nhân chết ngay. Đào chạy trở lại xe, Mai vẫn chưa chết hẳn, được tặng thêm một viên kết liễu. Chừng đó thời gian đã đủ cho Lợi chạy được một quãng xa. Đào dơ tay gọi loa:

    – Tha cho chú, chú Lợi.

    Lợi cắm đầu chạy về phía Lăng Cô. Quay về xe Đào giật lấy cái túi vải. Mở ra Đào loá mắt, tiền 1000 và 5000 đồng đầy ăm ắp. Thay băng đạn khác vì đã bắn đi bốn viên. Tiếng súng nổ nghe đanh và lạnh, buổi sáng vắng lặng đã vang đi xa.

    Giám đốc công an Thừa Thiên-Huế, đại tá Nguyễn Hồng Bàng đích thân chỉ huy cuộc vây bắt hung thủ. Lão huy động một lực lượng hùng hậu gồm cảnh sát điều tra, cảnh sát đặc nhiệm, có vũ trang tiểu liên, cảnh sát giao thông và hình sự kinh tế. Đồn bộ đội biên phòng trên đỉnh đèo cùng phối hợp với cảnh sát, cộng thêm công an huyện Phú Lộc và xã Lộc Hải. Bàng còn gọi máy xin công an Quảng Nam – Đà Nẵng tiếp tay vây ở phía Liên Chiểu. Lão bố trí các ổ mật phục, người đón lõng ở các ngã đường, bến xe, ga xe lửa, phối hợp với bao vây truy lùng. Bàng quyết bắt cho được Đào để lấy tiếng, bởi lão đang nhắm vào ghế trưởng khối hình sự kinh tế, một chỗ hái ra tiền và có cơ được lên tướng.

    Quá mệt, Đào lẫn vào một khe suối cách đường nhựa vào khoảng ba cây số, còn nghe tiếng xe chạy vi vút bên ngoài. Giở túi ra đếm được tất cả 14 triệu 780 nghìn đồng, con số vượt xa ước đoán của Đào. Đào chưa có đủ thời giờ để hối hận, còn quá sung sướng với số tiền quá lớn. Niềm sung sướng trộn lẫn với lo lắng làm sao trốn thoát và bảo vệ được số tiền. Có đầu óc quân sự, Đào tính như sau: Chúng nó sẽ bao vây và chú trọng mặt Bắc, mặt Lăng Cô cho rằng mình sẽ đi xuôi xuống đèo để trốn về Thanh Hoá. Vậy mình sẽ vượt tắt đường đèo đi về phía Nam, nhưng cuối cùng Đào lại đổi ý, vì đi về Nam lại càng xa quê hơn, thêm khó ra. Đào uống hớp nước rồi tiếp tục vượt suối leo đèo lướt lên lau lách. Sẽ phải thay hình đổi dạng, thuê cho được xe, bất cứ xe nào, đi cho khỏi địa bàn Thừa Thiên. Khỏi Thừa Thiên coi như đã thoát, Đào sẽ ghé từng thị trấn mua vàng lá, rồi thuê xe con trốn về quê.

    Cơn giận qua, bốn phát súng đã giải tỏa được nỗi dồn nén, căm hận. Đào không còn nhớ đến Mai, Cường, chỉ nhớ đến khoảng da bụng trắng nõn của Hoa nằm chết trên lề đường, và nhớ đến hai điếu thuốc ngoại đầy tình nghĩa Lợi cho. Đào tiếc rẻ đã quá nhân đạo với Lợi, tha cho Lợi. Chính Lợi bây giờ là nguồn tin tức cho công an. Phải chi mình bắn nó luôn cho tịt ngòi truy tầm. Băng đèo lội suối đến sẫm tối, đến đâu mệt thì ngồi thở. Đào đã vất bao súng, vất mũ và cả hai túi xách đi. Thay bộ áo quần dân sự, lấy một áo sơ mi làm thành tay nải đựng tiền. Đào ăn một đòn bánh tét rồi uống hết nước trà, xuống suối lấy sẵn một bình đông nước khác để phòng xa. Khẩu súng ngắn đã được giấu trong thắt lưng. Mình sẽ đem vàng về phụng dưỡng bố già, nuôi em cấp vốn cho buôn bán. Riêng mình sẽ là một người mới, sẽ chọn một cô vợ trẻ biết kinh doanh, sẽ mua một ngôi nhà nhỏ. Tương lai màu hồng ấy động viên thúc giục Đào đi băng băng quên cả lau lách cắt ống chân, quên cả hiểm nguy đang chờ đón. Sẽ không còn ai dám khinh mình nữa, Đào thấy rõ một điều từ xưa chưa được thấy. Ở xã hội đảo điên bát nháo này giá trị đồng tiền là mạnh nhất, trong khi người ta cứ lừa dối nhau bằng những mỹ từ cao đẹp. Thằng Mai là cái thá gì mà dám khinh mình. Mình vào sinh ra tử, còn nó làm gì trong chiến tranh vừa qua? “Biết ít tiền thì đừng có đi bộ đội nữa được không?” Đây là một chân lý rành rành. Đào thấy rõ là mình bất lực, không có vây cánh, chỉ lý luận hảo để hai mươi năm qua mới leo lên được trung uý. Bạn bè và đàn em Đào, có ô dù lên vùn vụt. Bởi họ kiếm được tiền bất hợp pháp và biết nộp cho ô dù. Còn Đào lý tưởng quá, ngây ngô quá nên mới bị khinh rẽ, bị bỏ quên. Như thế vụ bất hoà, cơn dồn nén vừa qua chỉ là một cái cớ phụ, như giọt nước đầy tràn. Nói theo kinh điển chỉ tất nhiên như hủy thể của một hủy thể, mâu thuẫn đột biến để biến hoá thôi.

    Chín giờ tối, Đào tìm được đến ga Bắc Hải Vân, nhưng không định đón tàu đi ra Huế. Đi bằng phương tiện này dễ bị tóm cổ. Đào đứng hỏi thăm một người dân bên ngoài ga, định tìm chỗ ngủ để sáng mai thay hình đổi dạng thuê xe lam đi Quảng Trị rồi sẽ ra thẳng Thanh Hoá. Chỉ hành động riêng lẻ, không kế hoạch nghiên cứu dự trù trước, Đào có rất nhiều sơ hở và sẽ gặp nhiều khó khăn không thể vượt qua được. Nhưng chuyện đã lỡ, đâm lao phải theo lao.

    Bỗng có ánh đèn pin rọi loang loáng về phía Đào. Một sĩ quan công an tiến đến đòi kiểm trả giấy tờ. Đào định bỏ chạy nhưng đã muộn, từ ba phía đã có ba công an khác vây lại. Đào cố bình tĩnh tìm cách đối phó.

    – Anh không có quyền kiểm tra tôi, tôi là cán bộ quân sự.

    – Cứ đưa xem, anh đang mặc quần áo dân thường.

    Đào đưa ra giấy chứng minh và giấy phép, có ghi rõ: “Trung uý Đỗ Nguyên Đào tức Đỗ Thanh Đào, sinh năm 1954 quê ở Thọ Xuân, Thanh Hoá.” Đào trì hoãn để tìm giây phút thuận tiện chống trả.

    – Anh cho kiểm trả cả cái túi kia nữa.

    – Anh không có quyền, gọi đội kiểm soát quân sự đến đây nói chuyện.

    – Cướp của giết người trên đỉnh đèo, trốn sao được, còn già lọng.

    – Tôi cấm anh không được vu oan cho một sỹ quan quân đội nhân dân.

    – Là nghi can và chắc chắn là tội phạm, anh không đáng hưởng quy chế cán bộ quân sự.

    – Tôi thách anh đụng vào sở hữu của tôi. Tôi sẽ kiện anh đến Viện Kiểm Sát cao nhất.

    Nhanh như cắt, Đào thò tay vào túi rút súng ra, nhưng đối phương còn nhanh hơn. Hắn dùng một thế võ quật sấp Đào xuống, tước khẩu P38. Hai người khác đã dí súng vào lưng, và người thứ ba lấy còng số tám khoá tay Đào lại. Đào biết mình đã thất bại, thất bại hoàn toàn, thất bại một cách rất mau chóng và dễ dàng, không buồn vùng vẫy cựa quậy nữa. Tổ trưởng công an tháo băng đạn và tìm thấy hai viên trong túi tiền. Hắn lẩm bẩm:

    – Bắn bốn viên còn lại hai viên lẻ là đúng rồi. Làm xấu tiếng quân đội. Cán bộ gì đi cướp của giết một hơi ba mạng?

    Đến phút này lại càng bị khinh khi, Đào lại nổi giận, giận bản thân đã để bị bắt dễ dàng. Đào được kéo ngồi dậy, bèn nhảy tung lên đá vào cạnh sườn tên tổ trưởng thật mạnh và hét:

    – Công an chúng mày thì có gì hơn?

    Một báng súng AK giáng vào ngực Đào. Những ngôi sao li ti lóe quanh đầu, Đào ngất đi. Hồi sau không rõ mê hay tỉnh, Đào lờ mờ thấy mình đang lênh đênh trên biển Lăng Cô ngồi trên bè với cô gái Thượng ngực trần, rập rền rập rền sóng nước. Đó là khi Đào đã bị vất lên xe giải về Huế. Trong sóng nước mù xa, như sương sa, như mây vờn trên đỉnh Hải Vân, chập chờn khuôn mặt ông bố nhăn nheo với chòm râu bạc lưa thưa, khuôn mặt cô em gái xanh xao đầy nước mắt. Lãng đãng đâu đây, Đào nghe tiếng cười lẳng lơ và thấy ẩn hiện bắp chân trắng của Hoa. Những con mắt lần lượt hiện ra và chiếu vào Đào, ánh mắt lái xe bộ đội dọa nạt, ánh mắt hai phụ nữ bán quán thương hại, ánh mắt Mai, Cường, Hoa khinh bỉ.

    Ngất đi, Đào không nghe được mẫu đối thoại giữa giám đốc công an và tổ trưởng bắt Đào.

    – Thưa thủ trưởng, giờ ta lập biên bản ra sao? Bộ đội đi giết người cướp của là kẹt lắm.

    – Ồ, ĐM, có gì đâu, đơn giản thôi. Bảo hình sự và điều tra chữa biên bản đi. Cứ cho nó là thằng nghiện ma tuý, mạo nhận danh bộ đội đi làm bậy. Thế là gọn nhất, nghe rõ chưa?

    Diệu Tần

    CHÚC THỌ CỤ HÀ

    Mừng Cụ thôn Hà đã đổi tên *

    Chín lăm tuổi hạc thật là hên

    Xuân Ninh vào đạo mong sống lại

    Mai Thảo đòi tên nổi miếu đền **

    Chúa ngự trên cao ra phép lạ

    Phật ngồi dưới thế nối thiền duyên

    Thế là xong nhỉ, là vui nhỉ !

    Chúc Cụ Phê-Rô hưởng phước tiên

    Diệu Tần kính chúc

    Nhà Văn – Nhà Thơ PHƯƠNG HOA – Diệu Tần Giới Thiệu

    Tác giả vừa gởi cho tôi ba cuốn tập Truyện Ngắn: “Yêu Nhau Mấy Núi”, “Chung Một Ước Mơ” và “Thằng Nước Mắm” chẳng phải chuyện đời thường. Số trang cộng lại là trên 900 trang. Đến nay, tôi đã nghiền ngẫm kỹ thấy quá hay. Những chuyện đời thường được ghi lại chính xác, không có lỗi chính tả và không hư cấu. Đó là những mảnh đời kết cuộc có hậu với lời văn súc tích, bình dị, nhưng vẫn được viết khá sâu sắc. Đã có vài chuyện chấm hết có đau thương, những lầm lỗi là do con người, do trời, do thượng đế bầy ra, nhưng vẫn đầy tính nhân bản, những tấm gương sáng xen lẫn với những u ám, bão táp.

    Tôi có một bài tựa ngắn mở đầu của “Chung Một Ước Mơ” nhưng chưa đủ. Tập chuyện đầu có một chủ đề: để làm quen với độc giả, Phương Hoa đã tự giới thiệu “làm quen” tự nói về nội dung chuyện thật khéo và đầy đủ.

    Tôi thích nhất là chuyện kể về thằng “gút gồ” và trụ sở Google, chuyện người con trai của chính tác giả, em thật giỏi và có óc sáng tạo, thông minh, nhìn xa trông rộng, rõ ràng là cha mẹ nào con nấy. Người tài và giỏi Hoa Kỳ luôn đi trước. Thiên hạ vì đầu óc sáng tạo, chưa chi đã lo cạnh tranh với Tập Cận Bình về Nam Cực, với Nga về Bắc Cực, chưa chi đã lo SpaceX, lập hẳn một cơ quan chính thức về không gian, vũ trụ, để tìm đất mới. Người Mỹ luôn luôn tìm cái mới lạ tân tiến hơn. Người Mỹ còn có tấm lòng vị tha rộng lớn như đại dương. Trong khi chính dân Mỹ cho tới nay mới chỉ có non 10% được chích ngừa Covid 19, nhưng đã đóng góp qua Liên Hiệp Quốc vài triệu liều chích ngừa bệnh quái ác đại dịch. Thật là cao quý.

    Tập thứ hai đi sâu vào tìm hiểu xã hội Mỹ và gia nhập thật sự vào văn hóa Mỹ.

    Ngắm bìa sách đã thấy vang lên câu hò “… mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua…”. Nhân vật Ngọc Trâm đã nói đến tình yêu đôi lứa, gia đình. Tôi nghĩ sẽ không nên nói đến những chi tiết khác, nhận xét khác của các vị đã bàn khảo chưa chi đã tỏ ý cạnh tranh đối đầu ở Bắc Cực với Nga, đã lập hẳn chính thức chuyện họ vào không gian SpaceX, đã vội vàng lên tiếng đất đai ở Nam Cực. Nước Mỹ dân số hơn 300 triệu, nhưng đã giàu lòng vị tha, đóng góp hơn vài triệu liều thuốc chích ngừa đại dịch Covid 19 cho những nước nghèo, hướng dẫn các nước Nhật, Ấn Độ, Úc về các loại thuốc trừ dịch, phương thức điều trị, v.v…  Văn, thơ, nhạc của nghệ sĩ văn hóa Cao Minh Hưng, thi sĩ Hồng Thủy, nhà thơ Chinh Nguyên, nhà văn Lê Nguyên Hằng, nhà văn Nguyễn Văn Sâm…là những người đã viết cảm nhận và giới thiệu trong ba tuyển tập của Phương Hoa.

    Một ý khác của tôi về hai chữ “đời thường”: Nếu có nghĩa là đời sống thẳng lọng, ít đổi thay, đôi khi chán mứa, u buồn, trên thực tế, qua ngòi bút Phương Hoa lột tả: đời sống sôi động, sóng gió qua những biến chuyển liên tiếp đã đi sâu hơn nữa đời sống Mỹ, đặc biệt qua Tuyển Tập 3, coi như 3 tuyển tập chị viết cho nhật báo Việt Báo. Đời sống đó đã biến một người di cư thành một người khác. Điển hình là chuyện kể “Người Có Bảy Đời Chồng” rồi Tiệc Gà Tây, Người Đãi Vàng”, “Hoa Poppy”…

    Theo người khó tính, bất cứ người thanh niên nào thành công trên đất Mỹ, nhưng trong gia đình vẫn nên theo văn hóa Á Đông. Mình là khách ở trọ, quê hương đích thực là Việt Nam. Có người có thể cho rằng chị Phương Hoa đã quá lạc quan, mình ở đất nước người, trước sau gì vấn đề immigrant thôi, cả con cháu mình cũng vậy, dân da trắng đến đất nầy từ cuối thế kỷ XIIIV, là đất mua của Nga, của dân La tinh và đất riêng lâu đời của người da đỏ, ông Trump đã từng nói đến thời dân ngoại hạng là da trắng! Người da trắng đứng đầu các sắc dân vàng, đen, đỏ… Dạo tôi chưa về hưu có nghe nói giáo sư Nhật thường giữ gia phong theo văn hóa riêng; tuy nhiên các nữ giáo sư là người Mỹ da trắng. Quay sang các giáo sư người Trung Quốc và Hàn Quốc, tôi thấy rõ ra là họ đã giữ được nếp sống bảo thủ trong gia đình. Lời chúc Tết đầu năm, khi nghe các sinh viên Mỹ tuy nói tiếng Quảng Đông “Cống Hỷ Phát Xồi” họ nhăn mặt vì lời chúc đã xưa quá rồi, cái gì hễ qua rồi thì bỏ, điều gì hay hãy giữ lấy.

    Nói chung ba tuyển tập của nhà văn, nhà thơ Phương Hoa thật có giá trị văn học đáng phục, đáng nể. Vậy đến bao giờ chị cho ra mắt tuyệt phẩm đời viết văn, làm thơ của chị. Chị đang hồi sung sức sáng tác. Tác phẩm tuyệt vời đó sẽ được đón nhận nồng nhiệt hơn nữa. Đời viết văn thường khó kéo dài, mục đích viết để giải trí, để lại cho con cháu.

    Tôi xin trân trọng giới thiệu ba tuyển tập của nhà văn Phương Hoa.

    Diệu Tần

    14/3/2021

  • Lê Tuấn,  Thơ,  Tin tức,  Tin Văn Thơ Lạc Việt,  Video

    Video Tang Lễ Cựu Trung Tá Nguyễn Đình Tạo – Nhà thơ Đông Anh – Thành viên VTLV tiễn đưa.

     
    Chiều chủ nhật ngày 16 tháng 7, 2023. Thành viên VTLV đã đến thăm viếng tang lễ Cố Trung Tá Nguyễn Đình Tạo tức nhà thơ Dông Anh, ông cũng là người đồng sáng lập VTLV, Cựu chủ tịch VTLV.
    Phân ưu chia buồn một nhà thơ, chỉ có ngôn tử của thơ mới diễn tả hết ý nghĩa của sự lắng đọng trong ngô ngữ.
    Xin gửi đến tang quyến bài thơ. Tưởng nhớ nhà thơ Đông Anh.
     

    Tưởng nhớ nhà thơ Đông Anh

     
    Lắng nghe hạt bụi vô thường
    Đời vừa khép lại nẻo đường trần gian
    Thi nhân bút hiệu Đông Anh
    Trở về cát bụi cao xanh mây trời.
    Vẹn toàn bổn phận ở đời
    Chinh nhân thao lược đổi dời bao phen
    91 năm thơ phú ngợi khen
    Đường trần mãn hạn ngọn đèn tắt hương.
    Một đời mưa gió bụi đường
    Lao xao tiếng gọi vô thường đổi thay
    Ngậm ngùi tiễn biệt hôm nay
    Nguyễn Đình Tạo trời mây vĩnh hắng.
    Lê Tuấn
    Thành kính phân ưu
     

    CÁO PHÓ

    Trong niềm tin vào Chúa Phục Sinh, Gia Đình chúng tôi trân trọng kính báo cùng Thân Bằng Quyến thuộc và bạn hữu xa gần:
    Chồng, Cha, Ông Nội, Ông Ngoại, Ông Cố của chúng tôi là:
    ÔNG GIACÔBÊ NGUYỄN ĐÌNH TẠO
    -Nguyên Sĩ Quan Huấn Luyện Viên Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam
    -Nguyên Trung Tá Quận Trưởng Bảo Lộc, Tuyên Đức
    -Nguyên Ủy Viên Thường Vụ Liên Hội Người Việt Quốc Gia Bắc Cali
    -Nguyên Chủ Tịch, Sáng Lập Văn Thơ Lạc Việt
    Sinh ngày 02 tháng 2 năm 1933 tại Dục Nội, Đông Anh, Phúc Yên Việt Nam
    Đã được Chúa gọi về lúc 0 giờ 45 sáng ngày 28 tháng 6 năm 2023 tức ngày 11 tháng 5 Năm Quý Mão tại San Jose California, USA
    HƯỞNG THỌ 91 TUỔI
    Linh cửu được quàn tại Darling Fisher Garden Chapel
    471 East Santa Clara Street, San Jose CA 95112
    CHƯƠNG TRÌNH TANG LỄ
    CHÚA NHẬT 16 THÁNG 7, 2023
    03:00PM: LỄ NHẬP QUAN VÀ PHÁT TANG
    4:00PM -6:00PM
    NGHI THỨC TƯỞNG NIỆM & VINH DANH
    4:00PM: Lễ Phủ Quốc Kỳ (Khóa 110 Phụ Trách)
    4:15PM- 5:00PM: Phần Tưởng Niệm & Vinh Danh
    Quan Khách, Hội Đoàn Phát Biểu
    5:00PM-8:00PM: Thăm Viếng
    THỨ HAI 17 THÁNG 7, 2023
    THÁNH LỄ TIỄN ĐƯA: 12:30PM
    CHAPEL OF THE VIETNAMESE MARTYRS (ĐỀN THÁNH TỬ ĐẠO)
    685 Singleton Road, San Jose CA 95111
    Sau Thánh Lễ Tiễn Đưa là Lễ Di Quan về Los Gatos Memorial với nghi thức Hỏa Táng
    TANG GIA ĐỒNG KÍNH BÁO
  • Lê Tuấn,  Thơ,  Tin tức

    Những Vần Thơ Tưởng Niệm Tháng Tư Đen

    Tờ Lịch Tháng Tư

    Tờ lịch cuối cùng tháng ba rơi xuống

    Tháng tư lệ tràn nấc nghẹn đau thương

    Dòng người di tản chen nhau chạy giặc

    Đại lộ kinh hoàng người chết đầy đường.

    Máu chảy trên đường thây người chồng chất

    Người lính chết vết đạn thủng qua tim

    Xác mẹ bên đường con thơ còn bú

    Tan nát lòng đau vội vã đi tìm.

     

    Cái nón sắt nằm ngửa còn đọng nước

    Soi bóng người hốt hoảng bước qua mau

    Đôi giầy trận dặm trường vướng bùn đất

    Mẹ con, vợ chồng, người người gọi nhau.

     

    Từng mảnh vỡ trong tim người rướm máu

    Nước mắt cạn giòng mặn chát trên môi

    Chạy về nơi tránh xa bày giặc đỏ

    Hướng về Nam theo vận nước nổi trôi.

     

    Tháng tư cả nước đeo vành tang trắng

    Tiếng khóc nghẹn ngào giọt lệ long lanh

    Tháng tư nơi đây hoa đào vẫn nở

    Cánh hồng rơi giữa đất trời cao xanh.

     

    Lê Tuấn

    Nhìn tờ lịch tháng tư rơi

     
    Ngày Đó Tháng Tư

    Em hỏi tôi ngày đó tháng tư
    Một thời thay đổi chuyện nắng mưa
    Thời gian dịch chuyển từ hôm đó
    Lịch sử còn ghi chuyện thắng thua.

    Dĩ vãng qua rồi tưởng đã quên
    Nào ngờ mắt lệ vẫn ưu phiền
    Tình xưa như lá rơi về cội
    Sông nước quê xưa, bóng mẹ hiền.

    Còn nhớ con đường chung lối đi
    Sài Gòn nỗi nhớ ngày chia ly
    Dòng sông nước chảy chia đôi ngã
    Nỗi nhớ trong lòng bao nghĩ suy.

    Đã biết từ nay sẽ vấn vương
    Phương trời xa vắng cõi vô thường
    Chia tay cách biệt, lòng buồn lắm
    Non nước rồi đây lắm đoạn trường.

    Đã mất nhau rồi xa thật xa
    Người xưa có nhớ bóng chiều tà
    Ngày đi vĩnh biệt đầy thương nhớ
    Mắt lệ chan hoà nỗi xót xa.

    Còn nhớ ngày xưa đã một thời
    Chiến tranh lửa khói cắt chia đôi
    Cho tình xuân chết, đời ngăn cách
    Từ đấy tháng Tư, nước mắt rơi.


    Chung bước bên nhau cả một đời

    Dặm trường đất lạ vẫn chung đôi
    Ngày buồn đánh thức hồn thương nhớ
    Tháng Tư vận nước đã chuyển dời.

    Lê Tuấn
    Tháng tư buồn

    Tháng Tư Sương Khói

    Chiều sương khói cánh chim gầy
    Hoàng hôn bóng xế chứa đầy hương xưa
    Gió lay cánh mỏng lưa thưa
    Cõi hồn hiu hắt đẩy đưa đoá sầu.

    Ta nghe mưa lạnh thiên thâu
    Tiễn đưa nhau đến bên cầu hoa trôi
    Ngày mai tình chợt lẻ loi
    Dòng sông bên lở, bên bồi thương nhau.

    Trước hiên rụng trắng hoa cau
    Gió lùa ngọn cỏ bông lau cuối trời
    Đường quê một giải xa vời
    Mùi hương lúa mới gió khơi giấc nồng.

    Ta nhìn về một dòng sông
    Con đò bến cũ đợi mong người về
    Quê Mẹ ấm áp chân quê
    Đong đầy câu hát đam mê đất trời.

    Nào ngờ vật đổi sao rời
    Tháng tư ngày cuối, đổi dời quê hương
    Chiến tranh tàn phá tan thương
    Người dân chân chính, tìm đường vượt biên.

    Biển xa chia cắt hai miền
    Tình người biến loạn đảo điên một thời
    Người chiến sĩ súng buông rơi
    Nỗi buồn mất nước, lòng người quặn đau.

    Tháng Tư hoa nở đoá sầu
    Đoạn trường nhiều nỗi bể dâu đời người
    Cánh chim khuất bóng biển khơi
    Mình ta đứng giữa đất trời mênh mông.

    Sài Gòn nỗi nhớ chờ mong
    Phố xưa tình cũ, chờ trông người về
    Bình yên một buổi chiều quê
    Khói lam chiều muộn, gây mê cõi hồn.

    Lê Tuấn

     

    Tháng Tư Mất Quê Hương

     

    Lâu lắm rồi tháng tư buồn ngày ấy

    Không hiểu sao tôi vẫn nhớ vẫn thương

    Cuối tháng Tư tôi đã mất quê hương

    Rồi xa mãi trong nỗi buồn biệt xứ.

     

    Miền Nam Tự Do trong cơn đột tử

    Triệu nén nhang buồn lịch sử sang trang

    Ngày Quốc Hận, cõi hồn đau vô tận

    Đất Mẹ buồn, phủ trắng một màu tang.

     

    Miền Nam biến thành nhà tù cộng sản

    Giam giữ trái tim, yêu chuộng hoà bình

    Bắt người yêu nước giam vào ngục tối

    Để văn thơ phá vỡ những nhục hình.

     

    Tù cải tạo giam toàn những nhà thơ

    Là đêm tối ánh sao trời rực rỡ

    Bài thơ thức tỉnh thế giới loài người

    Thoát khỏi u mê, phá vỡ đôi bờ.

     

    Bắt hết tự do giam vào ngục tối

    Tù nhân lương tâm, xứng đáng con người

    Là tình yêu biết hy sinh cống hiến

    Cho quê hương, lịch sử sáng ngời.

     

    Lê Tuấn

    Người lính già chưa giải ngũ

    Tưởng nhớ ngày 30 tháng 4, 1975

     

     

    Tháng Tư Chia tay

     

    Tháng Tư về nắng hạ còn lưa thưa

    Khói bụi hồng cơn mưa chiều rất lạ

    Bóng chim hốt hoảng xa bay cuối phố

    Gọi nhau về theo lối cũ em qua.

     

    Tháng Tư nở muộn loài hoa tím dại

    Chiến tranh về để lại những thương đau

    Những mặt người lấp ló nơi đầu ngõ

    Lo sợ điều gì? Muôn vạn nỗi sầu.

     

    Lời nghẹn ngào bao điều chưa muốn nói

    Chia cắt từ đây, nơi đất mẹ xa vời

    Cho thương khóc một người đi biền biệt

    Gói trọn trong tim ký ức bồi hồi.

     

    Tháng Tư lại về gợi nhớ thêm buồn tủi

    Biển chia xa đẩy lùi bóng chim bay

    Ngày vĩnh biệt xa nhau là xa mãi

    Sao còn buồn tháng Tư, ngày chia tay.

    Lê Tuấn

     

  • Lê Tuấn,  Tin tức,  Tin Văn Thơ Lạc Việt

    Hội Ngộ Sau 60 Mươi Năm – Rồi Vội Vã Chia Tay

    Hội ngộ sau 60 mươi năm gặp lại.

    Rồi vội vã chia tay

     

                                                                               Lê Tuấn

    Một quá khứ xa thật xa của một thời còn rất trẻ và hồn nhiên trong trắng, không sôi nổi lắm nhưng rất đẹp.

    Bỗng nhiên trên 60 mươi năm sau sống lại trong một tình cờ hội ngộ. những kỷ niệm mờ mờ trong trí nhớ, bỗng kết nối thành hình như bức tranh mới phác hoạ trên khung vẽ, đang còn dang dở rồi bị bỏ quên từ lâu trong góc tối của căn nhà kho lâu ngày bụi bám, lớp bụi thờ gian thật cũ kỹ bám trên mặt bức tranh.

    Như một phép mầu có một cơn gió thổi qua và lớp bụi đó bay đi, cho những khuôn mặt năm xưa ẩn hiện và dần dần rõ nét, sự nhẹ nhàng ấm áp sắc màu của đời sống nguyên thuỷ như đổ tràn trên bức tranh làm cho lớp bụi thời gian như được hồi sinh.

    Đó chỉ là sự dạo đầu cho một câu chuyện, hơn một năm trước tôi được nữ sĩ Phương Hoa giới thiệu tham gia vào nhóm VBVNHN VDBHK chủ tịch là nữ sĩ Hồng Thuỷ, tôi có nói với Phương Hoa

    • Tôi biết Hồng Thuỷ vì sự liên hệ họ hàng
    • Phương Hoa nghe thế liền báo cho Hồng Thuỷ biết

    Từ đó anh em chúng tôi gặp lại nhau sau hơn 60 mươi năm xa cách.

    Sự liên hệ họ hàng là vì “Mẹ tôi và Mẹ của Hồng Thuỷ là chị em đôi bạn dì” Mẹ tôi lại ở vai trên nên được gọi là chị. Hơn nữa tôi thường xuyên chở Mẹ tôi đến thăm Mẹ Hồng Thuỷ khi bà còn ở Việt Nam do đó bà rất có cảm tình với tôi.

              Đây cũng là cái duyên cho tôi trở thành một hội viên trong nhóm VBVNHN VĐBHK.

              Dựa theo câu nói của người xưa

              “Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ

    Vô duyên đối diện bất tương phùng”

    Có một nhóm 7 người từ California tổ chức chuyến đi thăm Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn vào ngày 29 tháng 4 đến ngày 4 tháng 4 năm 2023.

    Đi thăm viếng mùa lễ hội Hoa Anh Đào Washington DC, tôi nghe nói rất nhiều về hoa anh đào Washington nhưng chưa một lần ghe thắm.

     Trong chuyến đi lần này được sự đón tiếp rất chân tình của anh chị Cửu Viên & Hồng Thuỷ.

    Anh chị đã có lời mời phái đoàn chúng tôi đến ở tại nhà anh chị. Đây là dịp hội ngộ giữa anh chị em California đối với sự đón tiếp thật chân tình của Anh Chị Cửu Viên & Hồng Thuỷ.

    Hơn thế nữa đối với tôi đây là sự gặp gỡ cần thiết để xoá tan lớp bụi thời gian của anh em chúng tôi. Vợ chồng Cửu Viên & Hồng Thuỷ.

    Vừa xuống phi trường Washington Dulles chúng tôi đã nhận ra sự có mặt của Anh Viên đến đón, nhìn anh Viên tôi nhận thấy anh trẻ hơn 10 tuổi so với tuổi đời, anh rất nhiệt tình, tháo vác, năng nổ hướng dẫn chúng tôi.

    Chúng tôi chia làm hai nhóm một nhóm đi theo xe anh Viên về nhà, còn nhóm của tôi và anh Thái Phạm đi thuê xe, chúng tôi sẽ về sau. Chúng tôi có một tuần lễ ở nơi này nên rất cần thuê một chiếc xen Van để làm phương tiện di chuyển.

    Chúng tôi được anh chị Cửu Viên & Hồng Thuỷ đón tiếp tại tư gia, sự chuẩn bị như một khách sạn 5 sao (Five Start Hotel). Mỗi cặp vợ chồng hay riêng lẻ đều có một phòng ngủ riêng rất chu đáo.

    Chị Hồng Thuỷ rất tâm lý vì chúng tôi bay đường dài, nên đã chuẩn bị một món phở bò rất ngon, mỗi người một tô phở bò thơm phức đậm đà tình cảm, ngày hôm sau chị Hồng Thuỷ còn thiết đãi chúng tôi món búm riêu cũng tuyệt vời.

     Anh Viên còn ân cần khui chai rượi vang đỏ, tận tay rót từng ly mời chúng tôi, chất rượu nho thật ngọt ngào mang hương vị của Rượu Vang Sapa California. Tôi chợt nhớ một bài thơ viết đã lâu xin trích hai câu thơ viết ra đây cho vui:

    Buồn uống ly rượu đỏ

    Chết còn nhớ môi em.

     

    Sự ân cần tiếp đón khách từ phương xa của anh chị Cửu Viên & Hồng Thuỷ rất tuyệt vời, đã để lại trong tâm hồn anh chị em chúng tôi những chân tình thật vô giá.

    Từ nơi anh tôi đã học được lòng nhiệt tình hiếu khách, một tâm hồn bao dung, hiền hoà, lúc nào anh cũng nở một nụ cười.

    Mặc dù trong quá khứ anh Viên là Hải Quân Đại Tá Tư Lệnh Vùng Ba Sông Ngòi. Nhưng ở nơi anh không thể hiện chút uy quyền nào, “dù chỉ là một chút thoáng hiện vì chức vụ trong quá khứ”, ở nơi anh tôi nhận thất một con người rất giản dị, thật đôn hậu, hiền hoà và hoà đồng với mọi người.

    Tôi không biết nói gì hơn là:

    • Cám ơn – Cám ơn thật nhiều

    Tại nhà Anh Viên & Hồng Thuỷ tôi là người thức dậy sớm nhất, 6 giờ sáng là tôi đã ngồi tại cái bàn tròn trong gian bếp ấm cúng, tự pha cho mình một ly cà phê, Anh Viên có chỉ dẫn cách pha cà phề và dặn dò:

    • Anh Viên nói: Ai thức sớm thì cứ tự nhiên như ở nhà.

    Tôi nghe lời anh nên rất tự nhiên xuống gian bếp và ngồi tại cái bàn tròn

    nhâm nhi tách cà phê, mở cái laptop mang theo để nghe thật nhỏ những bài tình ca thật lãng mạng, tôi thả hồn vào dòng nhạc và lang thang trong những vần thơ chợt đến, tôi đã viết nhiều bài thơ tại nơi này.

    Xin trích dẫn một bài thơ viết về hoa anh đào Washington DC.

    Lạc Bước Vườn Đào

    Tôi đứng giữa vườn đào cánh trắng

    Thấy hoa đào lất phất bay bay

    Như bông tuyết trắng mênh mông đến

    Giây phút chạnh lòng tình đắm say.

     Cảm nỗi thương lòng nhìn liễu rũ

    Hồ thu cảnh đẹp em đi qua

    Hoa đào trắng diểm trên màu áo

    Vạt lụa tung bay đủ sắc màu.

     Tia nắng ban mai soi bóng nước

    Long lanh gợn sóng lòng bâng khuâng

    Hoa rơi gió thổi bay xa mãi

    Nỗi nhớ dâng đầy tình thế nhân.

     Tôi đến đây như người lạc lối

    Giữa vườn đào biết lối nào đi

    Thi nhân đậm nét hồn du khách

    Viết vội vần thơ mộng ước gì.

    Lê Tuấn

    04-02-23

    Một lúc sau Anh Viên thức dậy bước vào gian bếp, tôi nghe tiếng ho húng hắng, vì mấy hôm nay anh Viên bị viêm họng.

    Anh Viên nở nụ cười lên tiếng chào:

    • Good morning anh Tuấn
    • Tôi cám ơn và chao anh buổi sáng

    Anh Viên tự tay làm điểm tâm cho tôi, món trứng ốp la và bánh mì nòng

    dòn, rồi anh cùng tôi ngồi vào bàn tâm sự cho vui, không phải riêng tôi mà Anh Viên tự tay làm điềm tâm cho mọi người, đều có sự đón tiếp thật công bằng.

    Đó cũng là những tình cảm thân thương mà anh đã dành cho mọi người.

    Thật là ái ngại nhóm chúng tôi đã làm phiền anh chị mất cả tuần lễ để lo cho chúng tôi, mỗi bữa cơm tối đều do anh chị phục vụ, sau bữa cơm tối chúng tôi còn quay quần bên nhau ca hát Karaoke rất vui.

    Chúng tôi đã một lần đến thăm gia đình Anh Viên & Hồng Thuỷ, một lần đến thăm thủ đô Washington DC, thăm nhiều nơi có những thắng cảnh thật đẹp.

    Rồi cũng đến ngày chia tay trở về nhà. Chúng tôi đã mang theo những gì? Ngoài những bức ảnh kỷ niệm, những đoạn phim và đặc biệt những tình cảm thật sâu đậm trong tâm hồn mà anh chị Cửu Viên & Hồng Thuỷ đã để lại.

    Một lần nữa xin đa tạ những ân tình của anh chị Cửu Viên & Hồng Thuỷ.

     Ngày 11 tháng, 2023 có một hung tin đến bất ngờ như tiếng xét đánh ngang tai, lúc 12 giờ đếm tôi nhận được tin nhắn Anh Viên đã ra đi. Sáng hôm sau thức dậy tôi vội đọc email xác nhận thì qủa đúng như thế

     Không ai học được chữ ngờ. Qủa thật đời sống là vô thường đến và đi rất vội vã. “cuộc đời sớm họp tối tan là như thế”

    Chỉ cần một chút tĩnh tâm và suy tư thì tất cả mọi người đều nhận thấy điều này. Danh vọng, tiền tài, giầu sang phú quý hay khổ đau tất cả đều sẽ tan biến đi, một khi con người vừa nằm xuống nhắm mắt suối tay.

    Những gì có thể mang theo đó là tâm hồn, sự trong sáng hiền hoà, đạo đức từ tâm hồn sẽ tồn tại mãi mãi.

    “Sống là đến – Tử là quy” con người đến với thế gian là để trải nghiệm cuộc đời, và khi chết đi là quay đầu trở về từ nơi đến.

     Sự vô thường của định luật (Sinh, lão, bệnh, tử) là như thế. Đời sống thì rất mong manh, nhưng cái chết thì chắc chắn sẽ đến không biết lúc nào.

    Nhà thơ Bùi Giáng đã ý thức sâu xa về sự hữu hạn này, nên ông đã viết câu thơ:

    “Nhưng em hỡi trần gian ôi ta biết,
    Sẽ rời xa vĩnh viễn với người thôi.”

     

    Anh Bùi Cửu Viên đã nằm xuống như một người chân chính và thánh thiện, thể xác của anh dù có tan biết nhưng tâm hồn anh vẫn toả sáng rực rỡ như những ánh sao trên trời và hương linh của anh vẫn bay cao về yên nghỉ trên nước Thiên Đàng nơi có tình thương bao la của Thiên Chúa che chở.

    Chỉ thương cho người vợ, người đầu ấp tay gối trong một cuốc tình gắn bó trên 60 mươi năm, cuốc tình này đã trở nên hơi thở của đời sống, một khi không khí của đời sống bị chia cắt, liệu rằng người vợ có chịu đựng được sự mất mát to lớn này hay không?

    Điều mà chúng ta nên cầu nguyện và an ủi thật nhiều cho một người đó là chị Hồng Thuỷ. Xin chị hãy bình tĩnh, hãy lắng đọng trong tâm hồn để sẵn sàng đón nhận sự thật, về sự ra đi của anh Viên.

    Tôi không biết nói gì hơn là góp lời cầu nguyên. Xin Thiên Chúa ban hồng ân của ngài đến với gia đình Hồng Thuỷ.

    Tôi có ngẫu hứng viết bài thơ chia buồn, xin được chia sẻ

     Thương Nhớ  Đại Tá Bùi Cửu Viên

    Trời vừa hừng sáng nhận hung tin

    Như tiếng sấm sét nổ trong lòng

    Một người nằm xuống buồn thương xót

    Bùi Cửu Viên, đã chảy suôi dòng.

     Tiễn người đi trời buồn như khóc

    Tiếng nghẹn ngào nức nở thâu đêm

    Hồng Thuỷ vợ hiền lòng thổn thức

    Tan nát lòng đau cả nỗi niềm.

     Người đi xa mãi không về lại

    Ở tận cao xanh cõi hiển linh

    Vẫn biết đời chỉ là cõi tạm

    Nhưng sao nhớ mãi những ân tình.

     Một mai lẻ bóng cõi lòng em

    Đêm vắng chong đèn dõi mắt xem

    Cái bóng bên tường anh hiện hữu

    Bốn mùa thay lá rớt bên thềm.

     Đơn lẻ mình em chiều phố vắng

    Hẹn lòng ôm lấy mối tình riêng

    Anh đi biền biệt phương trời rộng

    Trên nước Thiên Đàng nơi cõi thiêng.

     Lê Tuấn

    Khóc thương một người anh Hải Quân Đại Tá Bùi Cữu Viên. Đã sớm vội ra đi bỏ lại người vợ hiền Hồng Thuỷ tràn ngập nỗi niềm thương khóc cho người chồng đã vội ra đi – 04-11-23

     

              Bài viết ngắn này không đủ diễn tả hết những chân tình mà anh chị Cửu Viên & Hồng Thuỷ đã để lại trong tâm hồn chúng tôi.

              Không có ngôn từ nào có thể diễn tả hết nỗi đau mất đi người thân, không có lời nào có thể an ủi hương linh người đã bay xa, và tâm hồn người còn ở lại.

    Thôi thì xin góp tiếng trong lời kinh cầu nguyện và xin phó thác mọi chuyện cùng Thiên Chúa.

    Như lời phó thác cuối cùng của Chúa Jesu trên thập tự giá:

    “Lạy Cha. Con xin phó thác hồn con trong tay Cha”

     

              Chúng tôi đã một lần đến thăm gia đình Anh Viên & Hồng Thuỷ, một lần đến thăm thủ đô Washington DC, thăm nhiều nơi có những thắng cảnh thật đẹp. Rồi cũng đến ngày chia tay trở về nhà.

    Chúng tôi đã mang theo những gì? Ngoài những bức ảnh kỷ niệm, những đoạn phim và đặc biệt những tình cảm thật sâu đậm trong tâm hồn mà anh chị Cửu Viên & Hồng Thuỷ đã để lại.

    Một lần nữa xin đa tạ những ân tình của anh chị Cửu Viên & Hồng Thuỷ.

     Trân trọng

    Lê Tuấn 

     

     

     

     

     

     

     

  • Tin tức

    365 Và 48 – Phong Châu

    365 Và 48

    Con số 365 có gì lạ chứ?

    Số 365 nếu không có thêm vài chữ kèm theo sau thì chắc chắn là vô nghĩa. Chẳng có ai đứng trước bàng dân thiên hạ mà nói trổng con số 365. Ba trăm sáu mươi lăm cái gì mới được chứ! Như 365 đồng. 365 cái bánh. 365 cục kẹo vân vân…365 cái, 365 cục là những con số hữu hình người ta có thể đếm được.

    Có con số 365 mà thiên hạ thường hay nhắc tới là con số vừa vô hình vừa hữu hình. Đó là con số có kèm một chữ theo sau. Chữ “ngày”. 365 ngày! Một năm có 365 ngày. Mỗi năm lại có 12 tháng. Mỗi tháng lại có 4 tuần. Mỗi tuần có 7 ngày. Mỗi ngày có 24 giờ. Hai ngày có 48 giờ (thường gọi là 48 tiếng đồng hồ).

    Tôi dùng con số 365 ngày và 48 giờ để tán chuyện tầm phào thuộc loại “thiên hạ sự”. Trước hết 365 ngày là gì? Trả lời ngay! Đó là 365 ngày kể từ ngày 24 tháng 2 – 2022 khi đạị quân Nga do ông tổng thống Putin làm tổng tư lệnh, đang đêm xua 200 ngàn quân cùng tất cả các loại vũ khí tối tân nhất như súng đạn, hỏa tiễn, máy bay, xe tăng, thiết giáp, tàu chiến…sang đánh một quốc gia láng giềng nằm ở mạn tây với dân số chỉ bằng một phần tư dân số nước Nga. Tổng thống Putin tuyên bố cho toàn thế giới biết đây là một “chiến dịch quân sự đặc biệt và chỉ trong vòng 48 tiếng đồng hồ là chúng tôi sẽ chiến thắng!. Cả thế giới chấn động và bàng hoàng trước hành động của Nga. Nhiều quốc gia lên án hành động của Nga gọi đây là một cuộc xâm lược và Liên hiệp quốc lên án hành động này trừ vài nước độc tài phản dân chủ như Tàu, Việt, Cu, Triều…và vài nước được Nga Tàu bịt mõm từ lâu.

    Lực lượng quân xâm lăng ồ ạt tiến vào các thành phố làng mạc, kể cả thủ đô Kiev. Ngoài những hình ảnh xương tan thịt nát máu đổ đầu rơi, người ta còn thấy hình ảnh các chiến sĩ trong đoàn “giải phóng quân” hớn hở ôm những chiếc tivi, những chiếc bồn cầu và nhiều loại hàng hóa khác để gửi về làm “quà chiến thắng” cho người thân ở quê nhà. Hào hùng thay đại quân Nga!

    Kho rượu Vodka được xuất ra một số lớn cùng với vô số đèn hoa, loa nhạc, banner, cờ xí…đã sẵn sàng để chuyển sang Kiev. Vị cố vấn có hai con mắt sâu hoắm nhét vào túi áo trên của tổng thống bài diễn văn “mừng chiến thắng” vừa mới viết. Cả thủ đô Moscou cùng với hơn 145 triệu dân Nga chuẩn bị tràn ra đường hát mừng chiến thắng. Có tin từ tư lệnh các mặt trận đưa về: “đã chiếm được một vài thôn làng, quân giải phóng đang tiến vào thủ đô Kiev, quân Ukaina chết khắp nơi, quân ta tiêu diệt nhiều xe tăng thiết giáp của địch…”.

    Vị tổng thống vĩ đại của nước Nga ngồi trong căn phòng sang trọng ở điện Kremlin, trước máy điện thoại để chờ vị bộ trưởng quốc phòng Shoygu gọi vào báo tin “đất nước Ukraina đã được giải phóng”. Đã hai ngày ngài không ngủ, thỉnh thoảng chỉ nốc một cốc Vodka cho ấm người. Cái lạnh mùa đông vẫn còn quanh quất đâu đây. Nhưng ngài đã hoàn toàn thất vọng. 48 tiếng đồng hồ trôi qua. Thêm 48 tiếng nữa. Thêm 48 tiếng nữa. Và thêm không biết bao nhiêu lần 48 tiếng nữa. Vị tổng tư lệnh điếng cả người, mất ăn mất ngủ khi được biết có những “danh tướng” “danh tá” đã “một đi không trở lại” và hàng lớp lớp binh sĩ đã “thiết giáp bọc thây” “xe tăng bọc thây” “máy bay bọc thây” “tàu chiến bọc thây” chứ không là “da ngựa bọc thây” như quân Mông Cổ của thế kỷ 14 ngày nào…

    Ở phương đông có một người đang nóng lòng chờ đợi chiến thắng từ quân “giải phóng Nga”. Đó không ai khác hơn là viên tướng da vàng mũi tịt mang tầm cỡ “chiến lược da” cấp xã ấp. Viên tướng này cũng mang tâm trạng thất vọng não nề như ngài tổng thống nước Nga “chờ tin chiến thắng”. Sau khi nốc liền tù tì hết vài xị rượu đế loại đặc biệt sản xuất tại làng Sen xứ Nghệ, “chiến lược da” quơ chân vung tay và há mồm dõng dạc tuyên bố: “tôi cho thêm thời gian để quân “giải phóng” giật chiến thắng. Đó là cuối tháng ba này” (31 tháng 3 – 2022). Đồng thời cả triệu chiếc loa toòng teeng trên các cột điện “chưa biết đi” suốt dọc dải đất hình chữ S lải nhải điệp khúc “chúng tôi theo chính nghĩa chứ không theo phe”. Không sai! Theo chính nghĩa là mang quân đi xâm lược. Theo chính nghĩa là vác bồn cầu và tivi làm chiến lợi phẩm đầu tiên dâng cho bác và đảng. Nga và Việt tuy rằng khác chủng nhưng cùng chung một tuyên ngôn, chung một cương lĩnh “cướp”.

    “Quân giải phóng”tiến vào Kiev bị đánh bật lui ngay. Chiếm vài thị trấn gần biên giới để lập các “ủy ban quân quản” (nghe quen quen) và lùa đàn bà con nít đưa về hướng tử địa Seberia quanh năm buốt giá. Đạn pháo chui vào trường học, nhà thương, nhà thờ và các khu cư dân. Các hệ thống giao thông và tiện ích xã hội ngày ngày hứng chịu cả trăm cuộc pháo kích…Nhiều lắm không kể xiết. Đã có đợt bắt lính 200 ngàn quân. Đang sắp hốt thêm một triệu quân nữa. Đoàn quân đánh thuê xuất phát từ những nhà tù hình sự cũng bắt đầu khập khiễng. Máy bay không người lái từ Iran bay qua vài ngàn chiếc, bác Tập cũng sẽ đưa vũ khí sang, chú Ủn thậm thò thậm thụt muốn viện trợ. Điểm hẹn một cuộc tổng tấn công (nghe cũng quen quen) quy mô để làm quà cho ngày thứ 365 cũng chẳng nên cơm cháo gì! Thế là xong.

    Trải qua 365 ngày tràn đầy ước mơ hão huyền, ngài Putin mơ cái ngày được đứng trên bục cao, trước công trường ở thủ đô Kiev được giải phóng để đọc bài diễn văn mừng chiến thắng. Ước mơ  đã trôi qua. Trước “ngày đầy năm” bốn hôm, tức là ngày 20 tháng 2 – 2023 có một gã “khổng lồ” mang kiếng đen đi bên cạnh tổng thống Ukraina tại thủ đô Kiev. Nười đó không ai khác hơn là tổng thống nước Cờ Hoa.

    Phong Châu –  Ngày 24 tháng 2 – 2023

  • Giao Chỉ,  Tin tức

    Thiên Vũ tại thủ đô Cali – GIAO CHỈ San Jose

    Thiên Vũ tại thủ đô Cali

    Công Tố Viên Hồ Quang Thiên Vũ làm lễ tuyên thệ nhậm chức

    Chánh Biện Lý  Thủ Phủ Sacramento.

    download (8).jpg

    Người Mỹ gốc Việt đầu tiên tại Ca li được bầu vào chức vụ này.

    (CA News) Vào lúc 12:15 trưa ngày thứ ba 3 tháng 1, 2023 Chánh Biện Lý Hồ

    Quang Thiên Vũ đã làm lễ tuyên thệ nhậm chức tại Kotsiopoulos Library

    Galleria ở Thủ Phủ Sacramento đánh dấu một một điểm mới của

    nền Tư pháp Hoa Kỳ khi một người Việt Nam đầu tiên trên đất Mỹ đắc

    cử vào chức vụ Chánh Biện Lý tại Thủ Phủ Sacramento.

    TT-Thien-Ho-2.png

    Mở đầu buổi lễ Tuyên Thệ Nhậm Chức của Chánh Biện Lý  

      là Toán Quân Danh Dự của Cảnh Sát Cơ Động tiến vào vị trí

    hành lễ với lời Tuyên Thệ Dưới Cờ: “Pledge of Allegiance” và sau đó là

    Quốc Ca Hoa Kỳ được hát bởi một Sỉ Quan Cảnh Sát người Mỹ gốc

    Việt Duke Nguyễn.

    Thẩm Phán Tòa Thượng Thẩm Liên Bang Carlton Davis chủ tọa Lễ

    Tuyên Thệ khi xướng lời tuyên thệ và Chánh Biện Lý Hồ Quang Thiên

    Vũ đã lập lại lời tuyên hứa: “ Tôi, Hồ Quang Thiên Vũ

    xin thề trung thành và bảo vệ Hiến Pháp Hiệp Chủng Quốc Hoa

    Kỳ cũng như luật lệ của Tiểu Bang California chống lại mọi kẻ thù,

    ngoại quốc cũng như trong nước, luôn luôn tôn trọng sự bình đẳng,

    quyền căn bản của mọi người, không phân biệt chủng tộc, màu da, phái tính..”             

    Hiện diện trong Lễ Tuyên Thệ có trên 500 quan khách trong đó hơn 80 Thẩm Phán

    Liên Bang và Tiểu Bang, Thị Trưởng các Thành phố Sacramento, Elk Grove, Folsom, Arden-Arcade, Citrus  

    Heights, Rancho Cordova, Carmichael, Florin, Antelope, North Highlands.                                                                        

    Cảnh Sát Trưởng của các Thành Phố trực thuộc Sacramento,                                                                                                               

    Sacramento Sheriff cùng với gia đình và thân nhân của tân Chánh Biện Lý.

    Về phía Cộng Đồng Việt Nam tại Sacramento cùng với đại diện các

    cộng đồng thuộc các sắc dân thiểu số như Hmong, Thái Lan, Đài Loan,

    Nhật Bản, Nam Hàn người ta nhận thấy có sự hiện diện của Phái Đoàn

    Việt Nam đến từ San Jose: Hội Đồng Hương Ninh Thuận, Phan Rang,                                                                  

    Ông Cao Hồng  Giám Đốc Việt Museum.

    Trả lời cho Nhật Báo Sacramento Bee,  Hồ Quang Thiên Vũ đã trả lời:

    “Hiểu rõ vai trò của tôi trong việc bảo vệ công lý tại Thủ Phủ Sacramento . Kể từ ngày

    lập quốc đến nay, trước tôi đã có đến 35 Chánh Biện Lý. Tôi là Chánh Biện Lý thứ 36.

    Hôm nay ở đây tôi đã nhìn về họ. Mỗi người trong 35 Chánh Biện Lý trước đây đều là

    những Công Tố Viên tài ba, những luật sư giỏi, vài người trong số đó sau này đã trở

    thành những thẩm phán tài năng. Nhưng với riêng tôi đây là một ngày lịch sử.

     Trong số 2400 Chánh Biện Lý được

    bầu khắp Hoa Kỳ, tôi là người Mỹ Á Châu thứ 5 nhưng là người Mỹ

    gốc Việt thứ nhất được bầu vào chức vụ này. Do đó, tôi là người Việt Nam tị nạn Cộng

    Sản, đại diện cho sắc dân thiểu số trong guồng máy tư pháp Hoa Kỳ.  .”  

    Khi các cơ quan truyền thông Hoa Kỳ như ABC, CBS, NBC, CapRadio

    phỏng vấn, ông đã phát biểu: “Các phiếu bầu đã bày

    tỏ ước mong của dân chúng tại Thủ phủ Sacramento là muốn có một đời sống an lành

    không bị đe dọa, không bị áp bức, không bị kỳ thị. Tôi đã hứa trong cuộc vận động

    tranh cử, và tôi sẽ thực hiện những gì mà dân chúng mong muốn là có một đời sống

    an bình và hạnh phúc.” Nhiệm vụ hàng đầu của Chánh Biện Lý là đảm bảo sự bình

    đẳng và quyền được bảo vệ không phân biệt màu da, chủng tộc, giới tính.”

    Tưởng cũng nên nhắc lại, Chánh Biện Lý Hồ Quang Thiên Vũ từng là

    Công Tố Viên nổi tiếng trong vụ án “Kẻ Sát Nhân của Tiểu Bang Vàng,

    Joseph DeAngelo, người đã sát thủ và hiếp dâm hàng chục nạn nhân trải

    dài trong tiểu bang California trong suốt 2 thập niên 70 và 80. Với kinh

    nghiệm công tố ông cũng là Giáo Sư dạy môn biện hộ trước Tòa tại

    Trường Đại Học Luật Mcgeorge Law School ở Sacramento. Công Tố

    Viên Hồ Quang Thiên Vũ được trao giải “Công Tố Viên năm 2017”

    (Annual Prosecutor of 2017) do Hiệp Hội Luật Sư Thủ Phủ Sacramento

    và Hiệp Hội Công Tố Viên gốc Á Châu lập nên.

    Ông nói kinh nghiệm là một người Việt Nam tị nạn Cộng Sản cũng đã

    giúp ông đi đến quyết định tranh cử chức vụ Chánh Biện Lý tại thủ phủ

    Sacramento.  “ Là một di dân, một người tị nạn. Tôi hiểu rõ sự nghèo khổ và sự khó

    khăn khi chúng ta sống trong cảnh túng thiếu. Tôi cũng hiểu rõ những

    đau đớn khi chúng ta bị kỳ thị. Quý vị thấy không, chúng ta có Nữ Thần

    Công Lý, một tay cầm thanh gươm biểu tượng cho trách nhiệm và tay

    kia cầm một cái cân biểu tượng cho sự bình đẳng, công bằng và lẽ phải.”

    Công Tố Viên Hồ Quang Thiên Vũ là người Việt Nam đầu tiên tại Hoa

    Kỳ đắc cử vào chức vụ Chánh Biện Lý này. Trước đây ông là cư dân của

    thành phố San Jose, từng là Phó Biện Lý của Contra Costa County,

    Santa Clara County, và Sacramento County .  Ông  cũng là trưởng nam của

    ông bà Phó Tế Hồ Quang Nhựt ở San Jose, một người trước đây có nhiều sinh

    hoạt trong Cộng Đồng Việt Nam, đương kim Tổng Thư Ký Hội Đồng

    Quản Trị IRCC-Viet Museum và từng là Đại Biểu chính thức của Đảng Cộng

    Hòa trong nhiều năm tại California (California Republican Official

    Delegate)  

    Giao Chi San Jose.   giaochi12@gmail.com  (408) 316 8393

  • Biên khảo,  Lê Tuấn,  Tin tức,  Văn

    Minh Đức Hoài Trinh & Phạm Duy

     Tế Luân

    Tôi tình cờ lướt trên Facebook và bắt gặp một bài viết khá hấp dẫn về sự cảm nhận qua hai ca khúc phổ thơ của Minh Đức Hoài Trinh, đó là “Kiếp nào có yêu nhau” và “Đừng bỏ em một mình”, nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc.

    Bài viết này đã tạo cho tôi chất kích thích từ đó tôi đã tham khảo thêm nhiều trang website để tìm hiểu thêm.

    Trước khi đi vào hai ca khúc “Kiếp nào có yêu nhau” và “Đừng bỏ em một mình” nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc.

    Cá nhân tôi hiện tại là thành viên mới của VBVNHN DBHK, cũng tìm hiểu chút ít về sự hình thành của VBVNHN. Tôi xin nhắc đến vai trò chủ tịch VBVNHN của nhà thơ Minh Đức Hoài Trinh

    Hơn nữa nhà thơ Minh Đức Hoài Trinh là người có công tái lập Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại (1978-1979)

    Sau khi Cựu Chủ tịch VBVN Cộng Hoà là thi bá Vũ Hoàng Chương (1969-1973), từ nhà tù khám Chí Hoà (Do cộng sản bắt giam) vì bệnh nặng được thả ra, 5 ngày sau ông đã qua đời vào ngày 6 tháng 9 năm 1976 tại Sài Gòn hưởng thọ 60 tuổi (1916-1976). 

    Chức vụ Chủ Tịch Văn Bút Việt Nam kể từ ngày đó xem như bỏ trống, trong thời gian này chính quyền cộng sản đã chiếm Miền Nam VN.

    Năm 1978. Trước tình trạng đàn áp nhân quyền khốc liệt tại Việt Nam, vài cựu hội viên VBVN tị nạn tại Âu Châu:

    Đứng đầu là Ký giả Đạo Cù Trần Tam Tiệp, cùng với nhà thơ Minh Đức Hoài Trinh, Luật sư Trần Thanh Hiệp và thi sĩ Nguyên Sa, tích cực vận động tái thành lập Trung Tâm Văn Bút Việt Nam Lưu Vong (sau này đổi thành Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại) và chính thức ra mắt vào ngày 25-6-1978 tại Paris. 

    Một năm sau (1979) Đại hội PEN lần thứ 44 tại Brazil đã công nhậnVăn Bút Việt Nam Hải Ngoại là thành viên chính thức của PEN

    Nhà thơ Minh Đức Hoài Trinh là chủ tịch đầu tiên VBVNHN nhiệm kỳ (1978-1979)

    Sau này nhà thơ Minh Đức Hoài Trinh phụ trách vai trò chủ tịch VBVNHN thêm một lần nữa nhiệm kỳ (2001-2002)

     Bài viết này tôi chỉ ghi lại một vài điểm chính và nổi bật nhất về tiểu sử của nhà thơ Minh Đức Hoài Trinh. (Theo nguồn Wikipedia tiếng Việt).

    Minh Đức Hoài Trinh tên thật là Võ Thị Hoài Trinh sinh ngày 15 tháng 10 năm 1930 tại Huế, thân phụ là ông Võ Chuẩn Tổng Đốc Tỉnh Quảng Nam. Bà mất ngày 9 tháng 6 năm 2017 tại Huntington Beach, California USA.

    Bà là nữ Văn Sĩ, Phóng Viên chiến trường. Bà mang tên một số bút hiệu

    khác như Hoàng Trúc, Nguyễn Vinh, Bằng Cử


    Vốn là một tiểu thư xứ Huế, thuộc dòng tộc quan lại, cha bà là Tổng đốc tỉnh

    Quảng Nam. Năm 17 tuổi (1947) nàng ra Thanh Hóa để vào chiến khu kháng Pháp.

    Duyên gặp gỡ nhạc sĩ Phạm Duy.

    Phạm Duy gặp cô lần đầu khi theo gánh hát lưu diễn ở Huế, lần thứ hai trong chiến khu và lần thứ ba tại Paris Pháp.

    “Phạm Duy đã viết về nàng một đoạn trong hồi ký như sau:

    Tôi bấy giờ đang là quân nhân, bỗng gặp lại Minh Đức Hoài Trinh lúc đó được mười bảy tuổi từ thành phố Huế thơ mộng chạy ra với kháng chiến. Nàng còn đem theo đôi gót chân đỏ như son và đôi mắt sáng như đèn pha ô tô.

    Từ tướng Tư lệnh Nguyễn Sơn cho tới các văn nghệ sĩ, già hay trẻ, độc thân hay đã có vợ con, ai cũng đều mê mẩn cô bé này.

    Năm 1954, tôi gặp Minh Đức Hoài Trinh lần thứ ba khi tôi tới Paris ở khoảng hai năm. Nàng đã rời Việt Nam, đang sống với một người em trai trong một căn phòng nhỏ hẹp.

    Ba lần gặp nhau là rất hy hữu, tôi bèn giao lưu với nàng và soạn được hai bài ca bất hủ.”

    Cây đũa thần âm nhạc của Phạm Duy khi đã phổ nhạc cho bất cứ bài thơ nào thì bài thơ đó cùng với thi sĩ sẽ được chắp cánh bay cao.

    Thiên tài âm nhạc Phạm Duy còn có một tâm hồn rất nhạy bén với thơ, mang đầy cảm xúc rất dễ hoà nhập và rung động vào từng ý thơ, đôi khi ông đã thay đổi lời thơ, thêm vào những câu thơ nhưng vần điệu mà vẫn chảy xuôi theo ý thơ và phù hợp với tổng thể của bài thơ, ông đã thực sự chắp cánh cho những bài thơ.

    Trở lại với hai ca khúc Phạm Duy phổ thơ của Minh Đức Hoài Trinh. Cả hai ca khúc đều trở nên nổi tiếng trong nền âm nhạc VN. Kiếp Nào Có Yêu Nhau và Đừng Bỏ Em Một Mình.

    Riêng ca khúc “Đừng bỏ em một mình” thơ Minh Đức Hoài Trinh, Phạm Duy phổ nhạc, là ca khúc nghe qua là cảm nhận được sự ma quái, lạnh người nhất từ lời thơ cho đến phần âm nhạc và phối âm. Tôi sẽ trình bày sau.

    Cảm nhận về ca khúc “Kiếp nào có yêu nhau”. Chúng ta nên đi vào những chi tiết đặc biệt của từng câu thơ lời nhạc, để nhận thấy tài năng cảm nhận và hoà nhập vào hồn thơ của nhạc sĩ Phạm Duy.

    Nguyên bản bài thơ (Kiếp nào có yêu nhau) tác giả Minh Đức Hoài Trinh.

    Anh đừng nhìn em nữa
    Hoa xanh đã phai rồi
    Còn nhìn em chi nữa
    Xót lòng nhau mà thôi

    Người đã quên ta rồi
    Quên ta rồi hẳn chứ
    Trăng mùa thu gãy đôi
    Chim nào bay về xứ

    Chim ơi có gặp người
    Nhắn giùm ta vẫn nhớ
    Hoa đời phai sắc tươi
    Đêm gối sầu nức nở

    Kiếp nào có yêu nhau
    Nhớ tìm khi chưa nở
    Hoa xanh tận nghìn sau
    Tình xanh không lo sợ

    Lệ nhoà trên gối trắng
    Anh đâu, anh đâu rồi
    Rượu yêu nồng cay đắng
    Sao cạn mình em thôi

    MDHT

    Mở đầu ca khúc là câu hát “Đừng nhìn em nữa anh ơi! Hoa xanh đã phai rồi. Hương trinh đã tan rồi.

    Trong nguyên bản bài thơ không có câu “Hương trinh đã tan rồi” đây là một trong những câu nhạc sĩ Phạm Duy đã tự ý thêm vào, một cách cố ý, khi phổ nhạc bài thơ. Tuy nhiên khi viết thêm lời thơ lại rất hợp với ý thơ.

    Chúng ta thử so sánh lời ca khúc do nhạc sĩ Phạm Duy viết và nguyên bản bài thơ của Minh Đức Hoài Trinh.

    Phải nói rằng nhạc sĩ Phạm Duy chỉ mượn ý bài thơ để viết nhạc, lời ca khúc được nhạc sĩ thay đổi, chỉ giữ lại ý thơ.

    Đừng nhìn em nữa anh ơi
    Hoa xanh đã phai rồi
    Hương trinh đã tan rồi (bài thơ không có câu này)
    Đừng nhìn em, đừng nhìn em nữa anh ơi
    Đôi mi đã buông xuôi, môi răn đã quên cười. “được thêm vào”
    Hẳn người thôi đã quên ta
    Trăng Thu gẫy đôi bờ
    Chim bay xứ xa mờ.
    Gặp người chăng, gặp người chăng, nhắn cho ta
    Hoa xanh đã bơ vơ đêm sâu gối ơ thờ.

    Kiếp nào có yêu nhau
    Thì xin tìm đến mai sau
    Hoa xanh khi chưa nở
    Tình xanh khi chưa lo sợ
    Bao giờ có yêu nhau
    Thì xin gạt hết thương đau
    Anh đâu anh đâu rồi?
    Anh đâu anh đâu rồi?

    Đừng nhìn nhau nữa anh ơi
    Xa nhau đã xa rồi, quên nhau đã (đã) quên rồi
    Còn nhìn chi, còn nhìn chi nữa anh ơi
    Nước mắt đã buông rơi theo tiếng hát qua đời
    Đừng nhìn nhau nữa… anh ơi!

    Đến cả lời thơ cũng được thay đổi từng câu, từng chữ, để lời thơ mang thêm

    tiếng nhạc vừa để tương ứng với âm vực thấp cao, trầm bổng của nốt nhạc:

    Ví dụ:
    “Trăng mùa thu gãy đôi” đổi thành Trăng thu gãy đôi bờ
    “Chim nào bay về xứ” đổi thành Chim bay xứ xa mờ
    “Hoa đời phai sắc tươi” đổi thành Hoa xanh đã bơ vơ
    “Đêm gối sầu nức nở” đổi thành Đêm sâu gối ơ thờ.

    Tâm hồn nhạc sĩ Phạm Duy rất đồng cảm và nhạy bén với thơ, sự rung động

    trong tâm hồn ông như hoà nhập vào hồn thơ, những ngôn từ của ông thay đổi làm thăng hoa thêm cho bài thơ và chắp cánh cho ca khúc và tên tuổi thi sĩ bay cao.

    Nếu không nhờ nhạc sĩ Phạm Duy, thì tác giả bài thơ Kiếp Nào Có yêu Nhau, cũng không hề nổi tiếng đến như thế,

    Thái Thanh, giọng hát vẫn được xem là gắn liền với nhạc Phạm Duy, cũng gắn liền với bài hát này. Những giọng ca sĩ khác, mỗi giọng hát có cách thể hiện riêng, với nhiều người yêu nhạc và yêu bài hát này, Thái Thanh vẫn là giọng

    hát thể hiện được trọn vẹn cái hồn của bài nhạc.

    Đến ngày nay nhiều người vẫn còn nhớ giọng hát cao vút của Thái Thanh và “Kiếp Nào Có Yêu Nhau” trong vở kịch “Áo Người Trinh Nữ” trình diễn trên Đài Truyền Hình Việt Nam (1967).

    Vào thời điểm đó vở kịch đã lấy đi không ít nước mắt của khán giả.

    Gần đây nhất ca khúc “Kiếp nào có yêu nhau” do ca sĩ Thái Thanh trình bày đã tạo cảm hứng cho đạo diễn điện ảnh trẻ tuổi người Mỹ gốc Việt Dustin Nguyễn, mới hoàn thành bộ phim tình cảm mang tên (Bao Giờ Có Yêu Nhau)

    Bộ phim đã ra mắt khán giả ngày 9 tháng 5 năm 2016. Đây cũng là tác phẩm thứ 3 của đạo diễn Dustin Nguyễn.

    Đạo diễn Dustin Nguyễn đã tâm sự:

    “Tôi chọn ca khúc ‘Kiếp Nào Có Yêu Nhau’ làm nhạc phim vì nội dung bài hát quá phù hợp với chuyện phim. Ca khúc bất hủ ấy không chỉ nói về kiếp người, sự luân hồi, mà còn khắc họa cả câu chuyện tình bất hạnh, tiếc nuối. Bên cạnh đó, giọng ca của nghệ sĩ Thái Thanh mang màu sắc liêu trai, ám ảnh và cực kỳ ma mị. Ca khúc này được lồng ghép vào phim chắc hẳn sẽ chạm được đến trái tim khán giả.”

    Ca khúc “Kiếp Nào Có Yêu Nhau” phù hợp với giọng nữ hơn là giọng nam, dạo gần đây có nhiều ca sĩ tự ý đổi lời bài hát, nhất là những chữ (Em) sang (Anh) không phù hợp chút nào.

    Ví dụ: Nam ca sĩ đổi chữ (Em) sang (Anh) nghe nó chướng làm sao, vì từ ngữ Hoa Xanh và Hương Trinh để dành cho phụ nữ, nếu anh ca sĩ nam (đàn ông) mà hát đổi lời thì hoá ra anh ta lại cái, đồng bóng hay BD (Gay) hay xao?

    Đừng nhìn anh! Đừng nhìn anh nữa…, em ơi!
    Hoa xanh đã phai rồi!
    Hương trinh đã tan rồi!

    Trở lại với ca khúc (Đừng bỏ em một mình) Nhạc sĩ Phạm Duy phổ thơ

    Minh Đức Hoài Trinh.

    Chúng ta hãy đọc lại nguyên bản bài thơ:

    Đừng bỏ em một mình
    Khi trăng về lạnh lẽo
    Khi chuông chùa u minh
    Chậm rãi tiếng cầu kinh

    Đừng bỏ em một mình
    Khi mưa chiều rào rạt
    Lũ chim buồn xơ xác
    Tìm nhau gục vào mình

    Đừng bỏ em một mình
    Trời đất đang làm kinh
    Rừng xa quằn quại gió
    Thu buốt vết hồ tinh

    Đừng bỏ em một mình
    Đừng bắt em làm thinh
    Cho em gào nức nở
    Hoà đại dương mông mênh

    Đừng bỏ em một mình
    Biển đêm vời vợi quá
    Bước chân đời nghiêng ngả
    Vũ trụ vàng thênh thênh

    Đừng bỏ em một mình
    Môi vệ thần không linh
    Tiếng thời gian rền rĩ
    Đường nghĩa trang gập ghềnh

    Đừng bỏ em một mình
    Bắt em nghe tiếng búa
    Tiếng búa nện vào đinh
    Hoà trong tiếng u minh

    Đừng bỏ em một mình
    Bóng thuyền ma lênh đênh
    Vòng hoa tang héo úa
    Yêu quái vẫn vô tình

    Đừng bỏ em một mình
    Cho côn trùng rúc rỉa
    Cỏ dại phủ mộ trinh
    Cho bão tố bấp bênh

    Đừng bỏ em một mình
    Mấy ngàn năm sau nữa
    Ai mái tóc còn xinh
    Đừng bỏ em một mình

    MDHT

     

    Khi ᴄa sĩ Hᴏànɡ Oanh thựᴄ hiện ᴄhươnɡ tɾình ρhát thanh Thi Văn Taᴏ Đàn

    năm 1995, nữ ᴄa sĩ ᴄó hỏi Minh Đức Hᴏài Tɾinh νề hoàn cảnh nào bà sáng tác bài thơ này.

    Nhà thơ Minh Đức Hoài Trinh ᴄhᴏ biết như saᴜ:

    “Một hôm tôi đến thăm νiếnɡ νiện bảᴏ tànɡ Mᴜséе dᴜ Léᴏn ở Pháρ, tôi thấy ᴄái xáᴄ ướρ khô ᴄủa 1 nɡười đàn bà 800-900 năm νề tɾướᴄ. Tôi ᴄhợt nɡhĩ đến ᴄᴏn nɡười này thời xᴜân tɾẻ ᴄó mái tóᴄ dài bᴜônɡ xᴜốnɡ lưnɡ. Mớ tóᴄ ᴄòn đó khá nɡᴜyên νẹn nhưnɡ ᴄòn đượᴄ baᴏ lâᴜ?

    Tôi νiết bài thơ này khônɡ ρhải là lời ᴄủa 1 nɡười ᴄᴏn ɡái nói νới 1 nɡười ᴄᴏn tɾai, mà là lời ᴄủa ᴄᴏn nɡười bé nhỏ nói νới νũ tɾụ đứnɡ tɾướᴄ mặt đại dươnɡ mônɡ mênh. Thеᴏ tôi khônɡ ᴄó âm thanh nàᴏ ɡhê ɾợn bằnɡ âm thanh ᴄủa búa nện tɾên đinh ᴄùnɡ nhịρ điệᴜ ᴄủa tiếnɡ ᴄầᴜ kinh. Phải thứᴄ sᴜốt đêm mới hiểᴜ đượᴄ sự bᴜốt ɡiá ᴄủa νết ᴄhân lũ hồ tinh.”

    Đừnɡ bỏ еm một mình đừnɡ bỏ еm một mình, trời lạnh qúa, trời lạnh qúa sao đành bỏ em một mình.

    Câu nói được lập lại hai lần như nhắc nhở như nỉ nᴏn, như νan nài ᴄủa một ᴄô ɡái sớm lìa tɾần ở tᴜổi đời ᴄòn ɾất tɾẻ. Tɾᴏnɡ một bᴜổi ᴄhiềᴜ lộnɡ ɡió, áᴏ qᴜan ᴄủa ᴄô đượᴄ hạ xuống huyệt sâu nơi nɡhĩa tɾanɡ bᴜồn νà lạnh lẽᴏ.

    Bài hát νới nhữnɡ từ “đừnɡ bỏ еm một mình” đượᴄ lặρ lại liên tụᴄ, tănɡ thêm ρhần ai ᴏán, bi thươnɡ, như là đặt nɡười nɡhе νàᴏ đúnɡ bối ᴄảnh ᴄủa một buổi chiều gió lộng trong nghĩa trang buồn, nɡhе ɾõ từnɡ lời ᴄầᴜ kinh đưa nɡười xuống mộ sâu đất lạnh

    Đừng bỏ em một mình
    Đừng bỏ em một mình
    Trời lạnh quá trời lạnh quá sao đành bỏ em một mình

    Đừng bỏ em một mình
    Đừng bỏ em một mình
    Chiều lộng gió chiều lộng gió sao anh đành bỏ em

    Lời nào đó lời nào đó
    Tiếng ân tình hay tiếng cầu kinh
    Nhạc nào đó nhạc nào đó
    Nhạc gọi người hay nhạc gọi hồn

    Đừng lặng thinh đừng lặng thinh
    Với tiếng chày tiếng búa nện đinh
    Đừng toả hương đừng toả hương
    Khói hương vàng che khuất người thương

    Đừng bỏ em một mình
    Đừng bỏ em một mình
    Đường về nghĩa trang mông mênh đừng bỏ em

    Đừng bỏ em một mình
    Đừng bỏ em một mình
    Đường về nghĩa trang lênh đênh đừng bỏ em

    Đừng bỏ em một mình
    Đừng bỏ em một mình
    Cùng một lũ cùng một lũ côn trùng rỉa rúc thân hình

    Đừng bỏ em một mình
    Đừng bỏ em một mình
    Một mồ trinh chênh vênh chờ cỏ xanh

    Đừng bỏ em một mình
    Đừng bỏ em một mình
    Đường về nghĩa trang mông mênh đừng bỏ em

    Đừng bỏ em một mình
    Đừng bỏ em một mình
    Đường về nghĩa trang lênh đênh đừng bỏ em

    Đừng bỏ em một mình
    Đừng bỏ em một mình
    Cùng một lũ cùng một lũ côn trùng rỉa rúc thân hình

    Đừng bỏ em một mình
    Đừng bỏ em một mình
    Một mồ trinh chênh vênh chờ cỏ xanh

    Đừng bỏ em một mình
    Đừng bỏ em một mình
    Vài ngàn đời sau nữa
    Vài ngàn đời sau nữa
    Vài ngàn đời sau nữa
    Ai mái tóc còn xanh

    (Lời ca khúc do nhạc sĩ Phạm Duy viết)


    Lắng nghe lời ca khúc hoà quyện trong những nốt nhạc và phần hòa âm,

    nghe mà rợn người như Thần Chết đang hiện diện đâu đây.

    Nhạc gọi hồn hay nhạc gọi người, với tiếng chày tiếng búa nện đinh, rồi nghe tiếng côn trùng rúc rỉa thân mình

    Nghe mà nổi cả da gà, ớn lạnh xương sống. Nghe trọn ca khúc là lời của cô gái trẻ vừa mới lìa đời, nằm trong quan tài mà tâm hồn vẫn quyến luyến cõi trần gian.

    Nằm trong quan tài mà linh hồn còn nghe được tiếng búa đóng những cái đinh sắt trên nắp hòm gỗ, vang vọng tiếng cầu kinh của người thân và ngửi mùi nhang khói thoảng bay.

    Rồi tiếng động va chạm khiêng quan tài, trên con đường ra nghĩa trang gập gềnh chao nghiêng.

    Nghe tiếng sợi dây thừng kéo xuống huyệt sâu, những nắm đất ào ạt đổ lên huyệt mộ rồi lấp lại. để cho một lũ côn trùng rúc rỉa thân hình.

    Đừng bỏ em một mình. Một mồ trinh chênh vênh chờ cỏ xanh. Thật là buồn thảm xót xa cho thân phận một kiếp người.

    Nhạc sĩ Phạm Duy đã để lại một ca khúc thật tuyệt vời, nói lên thân phận con người, cát bụi trở về với cát bụi. đây cũng là lẽ vô thường của tạo hoá.

    Chúng ta hãy dành cho nhạc sĩ Phạm Duy và nhà thơ Minh Đức Hoài Trinh lòng tri ân và lời cảm tạ chân tình, vì chỉ có những người nghệ sĩ tài năng mới để lại những tác phẩm tuyệt vời trong kho tàng văn học nghệ thuật.

    “Không có thi nhân, không có nghệ sĩ, con người sẽ chán ngấy vì sự đơn điệu của tự nhiên.” Danh hoạ Vincent Van Gogh.

    Bài viết xin chấm dứt tại đây.

    Viết xong ngày 25 tháng 2 năm 2023

    Tế Luân

    Tài liệu tham khảo:

    • wikipedia
    • Lê Hữu – net
    • Hình ảnh minh hoạ “Google Images”

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

  • Phạm Phan Lang,  Tin tức

    Hình Ảnh Picnic “Ngày Hè Của Lính và Gia Đình” San Jose, 24/7/2022 – PHẠM PHAN LANG

     Cách đây hơn một tháng, PL và OX Barry có dịp về San Jose tham dự buổi Picnic Ngày Hè Của Lính & Gia Đình được tổ chức vào ngày Chủ Nhật, 24/7/2022 từ10:30 am – 4:00 pm tại Lake Cunningham Park, San Jose, CA.

            Buổi picnic Ngày Hè Của Lính & Gia Đình năm nay đánh dấu năm thứ 8 buổi Picnic được tổ chức nhằm mục đích tạo cơ hội thắt chặt tình Đoàn Kết “Huynh Đệ Chi Binh” giữa Quân Binh Chủng QLVNCH và Dân – Cán -Chính VNCH tại miền Bắc California.  Số người tham dự rất đông, khoảng 1000 người trong đó có nhiều nam, nữ cựu quân nhân QLVNCH mặc quân phục rất nghiêm chỉnh.  VT-NTH có trên 20 cựu học sinh: Bs Phạm Đức Vượng (trong BTC), anh Trương Khương, chị Thu Hương, anh Nguyễn Cư & Hoa, anh Tuấn Hùng & Ngọc Diệp, Dũng & Sương Mai, PCNinh & Ánh Tuyết, Bang & Võ Thanh Tùng, Kim Lệ, Thu Phong, Bích Đào, Kim Trân, Diệp Bình, Bích Diệp, Minh Phượng, Đăng Hà, Mộng Huyền…. Ngoài ra, không hẹn mà PL cũng đã gặp được một số bạn trong nhóm Văn Thơ Lạc Việt (VTL) ở Bắc Cali như thi sĩ Mạc Phương Đình, văn thi sĩ Minh Thuý, nhà báo Lê Diễm…

            Chương trình ngoài phần ẩm thực rất ngon (xôi, thịt nướng, bánh mì, dưa hấu, kem cây…) còn có nghi thức chào quốc kỳ Hoa Kỳ, VNCH và Phút Mặc Niệm, chào mừng/giới thiệu quan khách, xổ số và văn nghệ với chủ đề Tình Lính, Quê Hương và Mùa Hè. Trong phần văn nghê đặc biệt nhất là màn Line Dance do nhóm Nữ Trung Học Nha Trang trình diễn thật ngoạn mục và đặc sắc được nhiều người vỗ tay hoan hố, tán thưởng… Có lẽ do màn vũ đầy sinh động này khơi mào nên sau đó nhiều người ra sàn nhảy tạo nên một bầu không khi hứng khởi và vui nhộn…

            Buổi picnic chấm dứt trong sự luyến tiếc của mọi người cho một ngày vui qua mau.  PL và Barry xin cám ơn anh Bs PDVượng đã mời tham dự buổi picnic ý nghĩa và cám ơn quí anh chị/bạn VT-NTH và VTLV đã cho PL và Barry một ngày với kỷ niệm vui, đẹp khó quên.

     Xin mời xem hình ảnh picnic.

    https://photos.app.goo.gl/AFrB4bmzL4ZDTeCz9

     Video Picnic Ngày Hè Của Lính & Gia Đình

            Kính chúc an vui.

    Thân kính,

    Phan Lang

  • Kiều Mỹ Duyên,  Tin tức

    Hội Ngộ Liên Trường và Đồng Hương Tây Ninh

    KIỀU MỸ DUYÊN

    “Ngày mai, thứ Bảy ngày 16/7/2022, có buổi Hội Ngộ Liên trường và Đồng Hương Tây Ninh ở Thánh Thất Châu Đạo California tại 14072 Chestnut Street, Westminster, Califorinia. Mời chị đến nhé!”

    Đó là lời mời của anh Phạm Thái, một đồng hương Tây Ninh và cũng là thành viên Hội Văn Thơ Lạc Việt ở San Jose, khi đến thăm chúng tôi.

    Tôi vẫn nhớ trước dịch cúm Covid-19, Nhà văn Việt Hải khi thực hiện Nguyệt san Tây Ninh để phát hành trong ngày đại hội có mời tôi viết bài về Tây Ninh. Thật khó mà chối từ  vì anh rất nhiệt thành. Vả lại, trong cuộc sống của gia đình chúng tôi có liên hệ ít nhiều với người Tây Ninh.  Cậu tôi lấy vợ người Tây Ninh, nên khi xưa lúc còn nhỏ, tôi đã được đến nơi ấy nhiều lần.

    Tây Ninh với nhiều điều để nhớ, nhiều người để thương. Người dân nơi đây với lòng quảng đại, chân chất, nhiều tình cảm và rất hiếu khách.

    Bửu tháp Đức Hộ pháp (nơi đặt kim thân của Hộ pháp Phạm Công Tắc sau khi được đưa về từ Campuchia năm 2006) trong khuôn viên Tòa Thánh Tây Ninh.
     

    Tỉnh Tây Ninh nằm sát biên giới Cambodia, nổi tiếng có núi Bà Đen và Thánh thất Cao Đài. Hàng năm, có hàng triệu du khách khắp nơi trên thế giới đến thăm viếng. Trước năm 1975, mọi người dân mỗi khi đi ngang qua tòa thánh đều ngả mũ kính cẩn chào. Tôi còn nhớ, trước tòa thánh là một rừng cây cổ thụ, bóng mát phủ quanh năm. Giáo chủ Đạo Cao Đài là ông Phạm Công Tắc (18901959) với rất nhiều giai thoại. Ngài tự là Ái Dân, biệt hiệu Tây Sơn Đạo, là một trong những lãnh đạo tinh thần và người dẫn đầu trong việc khởi xướng xây dựng, hình thành, phát triển và kiện toàn hệ thống tôn giáo của Đại Đạo. Ông cũng là một nhân sĩ trí thức dấn thân nổi tiếng ở Việt Nam trong thế kỷ 20. Việc xây dựng được tiến hành liên tục trong hơn 4 năm và mãi đến ngày 1 tháng 2 năm 1955, Đại lễ Khánh thành Tòa Thánh và các cơ sở Đạo trong vùng Thánh địa mới được tổ chức.        

    Nhiều du khách thập phương đến viếng Điện Bà.

    Núi Bà Đen với truyền thuyết về người con gái chết oan, nàng trở nên linh thiêng đã cứu nhân độ thế, mang lại nhiều may mắn, tài lộc cho nhiều người.

    Tây Ninh là miền đất địa linh nhân kiệt, đã sản sinh ra những người con tài giỏi và có sĩ khí; điển hình như giáo sư Nguyễn Ngọc An, sau này ông đã là tổng trưởng thông tin chiêu hồi.  Được biết, dù có nhiều phương tiện di tản nhưng ông đã ở lại và về Tây Ninh để chiến đấu chống cộng sản. Sau đó, ông sang Mỹ theo diện H.O và định cư ở Washington D.C. Khi còn sinh thời tại Hoa kỳ, giáo sư An vẫn thường căn dặn và nhắc nhở học trò tiếp tục chiến đấu để quê hương thật sự có Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền. Giáo sư Nguyễn Ngọc An đã từng dạy học dạy học tại trung học Trảng Bàng, và cũng là hiệu trưởng trường trung học Tân Dân ở Hóc Môn, Gia Định. Ông đã có lần bị ám sát hụt và dùng võ tự vệ khuất phục kẻ ám sát. Con trai của giáo sư là bác sĩ Hoàng đã tình nguyện ra mặt trận chiến đấu thuộc binh chủng thiết giáp.  Sau này khi định cư ở Pháp, ông đã học lại và trở thành bác sĩ tim mạch. Oái oăm thay, ông lại qua đời vì bệnh tim.

    Khi tôi vừa đến địa điểm tổ chức, rất đông đồng hương đã có mặt. Một số quan khách từ rất xa như Canada, Texas, Kansas… và nhiều thành phố khác ở khắp nơi trên Hoa Kỳ như Cô Ngô Kim Thanh, cựu học sinh Trung học Văn Thanh đến từ Florida, cô Tô Thị Tư, cựu học sinh Lê văn Trung đến từ Kansas, ông Nguyễn Phiên, cựu học sinh Trung học Công Lập Tây Ninh đến từ Canada… và những khuôn mặt quen thuộc tại Nam California như ông Phạm Ngọc Lân, Hoa Thế Nhân, Ngô Thành Thảo, bà Lê Kim Thao, Kamila Hằng Phương, bà quả phụ phu nhân bác sĩ Stephen Đỗ … cùng với sự hiện diện của một số nhân vật trong giới truyền thông báo chí như nhà văn Phạm Quốc Bảo, Đại diện Nhà báo Người Việt, Ký giả Lâm Hoài Thạch…

    Ông Ngô Thành Thảo ngỏ lời chào mừng quan khách
    Bà Lê Kim Thao, trưởng ban tổ chức phát biểu trong buổi hội ngộ.
    Ông Phạm Ngọc Lân, Hội Trưởng Tây Ninh Đồng Hương Hội, phát biểu trong buổi hội ngộ

    Mở đầu chương trình đại hội là phần nghi lễ chào quốc kỳ và tưởng niệm. Sân khấu rực rỡ, trang trọng với những tà áo dài trong bản quốc ca Việt Nam và Hoa Kỳ. Bà Lê Kim Thao, trưởng ban tổ chức và ông Phạm Ngọc Lân, Hội trưởng Hội Đồng Hương Tây Ninh ngỏ lời chào mừng cảm tạ quý khách và đồng hương. Tiếp theo, ông Ngô Thành Thảo giới thiệu quan khách tham dự. Bà Trương Vân Lang, Hội trưởng Hội Đồng Hương Tây Ninh Bắc California đã lên sân khấu phát biểu cảm tưởng và cho biết rất vui vì trong hai năm qua, đây là lần đầu tiên đồng hương Tây Ninh có cơ hội họp mặt. Thật cảm động khi một số “dâu, rể” Tây Ninh cũng lên chia sẻ tâm tình. Ông Lưu Hữu Hành cũng không quên nhắc đến những đồng hương đã ra đi vĩnh viễn và xin mọi người dành một phút tưởng niệm, cầu nguyện cho bằng hữu.

    Nhà văn Phạm Quốc Bảo (Rể Tây Ninh), Phạm Ngọc Lân (Hội trưởng Hội ĐHTN)
    Phạm Ngọc Lân, Nguyễn, Lý Sáng (Cựu Hội trưởng Hội ĐHTN)
    Cựu giáo sư Nguyễn Phiên

    Đặc biệt trong đại hội, Ông Vũ Đình Thọ, một cựu sĩ quan cựu tù nhân chính trị đã kể lại một ân tình với người dân Tây Ninh mà ông không bao giờ quên, là có lần một chị bán hàng rong khi gặp những người cải tạo khi đi làm rẫy, đã tặng luôn một gánh khoai cho các anh em tù nhân, dù chị không dư dả gì. Vì thế, họ đã luôn đến tham dự những buổi hội ngộ của Đồng Hương Tây Ninh để nói lên tấm lòng tri ân và khâm phục nghĩa khí, tinh thần bất khuất và lòng hào sảng của người dân Tây Ninh.

    Tôi được mời lên kể những kỷ niệm về Tây Ninh. Tôi đã từng viết nhiều bài về Tây Ninh và núi Bà Đen linh thiêng. Được biết, chúa Nguyễn Ánh trước khi chạy sang Cambodia đã từng đến núi Bà Đen cầu nguyện. Theo truyền thuyết, bà Đen tên thật là Lý Thị Thiên Hương, con ông Lý Thiện – vị quan trấn nhậm Trảng Bàng triều Nguyễn và bà Đặng Ngọc Phụng – người gốc Bình Định. Nàng rất xinh đẹp, con nhà gia giáo nên được nhiều người để ý. Trong làng có chàng trai tên Lê Sỹ Triệt mồ côi cả cha lẫn mẹ, may được nhà sư Trí Tân nuôi dưỡng nên văn hay võ giỏi cũng tỏ lòng cảm mến nàng. Một vị quan nọ muốn nàng về làm thiếp, đã sai một thầy võ tên Châu Thiện bắt cóc khi nàng trên đường lên núi cúng Phật. Giữa lúc nguy khốn, Lê Sỹ Triệt dũng cảm xông ra bảo vệ nàng. Cảm động trước tầm lòng nghĩa hiệp của chàng, Thiên Hương đã về thuật lại với cha mẹ và được cha mẹ đồng ý gả cho Lê Sỹ Triệt.

    Tuy nhiên, hai người chưa kịp thành hôn thì Lê Sỹ Triệt phải lên đường tòng quân. Thiên Hương ở nhà hứa giữ trọn danh tiết. Ngày nọ, nàng lại lên núi lễ Phật và thăm dưỡng phụ của chồng là nhà sư Trí Tân, thì bị bọn Châu Thiện vây bắt, toan làm nhục. Thiên Hương cùng đường và nhảy xuống khe núi tử tiết.

     Anh Bi, con người cậu, đã từng đưa tôi viếng núi Bà Đen. Đường lên núi rất khó. Từng đoàn người đi bộ, đi xe đạp, hoặc xe gắn máy lên tận đỉnh núi để cầu nguyện vì nơi này rất linh thiêng. Dường như ai cầu mong gì cũng được như ý.  Hiện nay, đã có cáp treo đưa du khách lên núi nhanh hơn và có thể quan sát toàn diện cảnh đẹp của núi Bà Đen.

    Đi cáp treo lên núi Bà Đen.

    Buổi hội ngộ Đồng hương Tây Ninh diễn ra thật vui! Các món ăn chay thịnh soạn, rất ngon và trình bày đẹp mắt. Dường như mọi người chỉ muốn hàn huyên tâm sự vì đã lâu không gặp nhau. Ông Nguyễn Phiên, cựu giáo sư, cùng gia đình đến từ Canada, gặp lại người bạn cùng lớp Phạm Thái sau hơn 50 năm xa cách. Họ huyên thuyên ôn lại những kỷ niệm xưa… Khung trời học sinh như đang bừng sáng trên khuôn mặt của hai người.

    Chương trình văn nghệ thật đặc sắc với các ca sĩ “cây nhà lá vườn” trong những bản nhạc đầy kỷ niệm. Mở đầu chương trình, bản hợp ca “Dòng An Giang” của Anh Việt Thu đã làm mọi người bùi ngùi nhớ đến người nhạc sĩ tài hoa bạc mệnh ấy. Trong chương trình văn nghệ, có sự góp mặt đặc biệt của Mai Nương, phu nhân cố nhạc sĩ Trịnh Lâm Ngân, người nhạc sĩ được mọi người biết đến qua những nhạc phẩm thời chiến chinh và hai nhạc phẩm nổi tiếng được mọi người yêu thích phải kể đến là “Một Mai Giã Từ Vũ Khí” và “Qua Cơn Mê”.

    Ban tổ chức cũng cho biết trước đây, khi chưa có dịch cúm Covid-19, mỗi năm đồng hương Tây Ninh họp mặt 2 lần hội ngộ vào dịp Xuân và Hè, nhưng năm nay chỉ tổ chức được một lần ở thành phố Westminster, Nam California.

    Ngô Thiện Đức

    Bà Lê Kim Thao, trưởng ban tổ chức đã chuẩn bị rất chu đáo, từ việc đón tiếp khách tham dự cho đến việc chuẩn bị các món ăn… Hai anh em Ngô Thành Thảo và Ngô Thiện Đức đã được mọi người tuyên dương vì đã luôn luôn tích cực hỗ trợ Tây Ninh Đồng Hương Hội.

    Hình chụp kỷ niệm các quan khách tham dự
    Kiều Mỹ Duyên dự Hội Ngộ Liên Trường Và Đồng Hương Tây Ninh cùng anh Phạm Thái, đến từ San Jose (áo trắng, ngồi bên phải) và Tina Phạm, chị gái của anh Phạm Thái.

    Buổi họp mặt chấm dứt khoảng 2 giờ chiều. Mọi người ra về trong niềm luyến tiếc và mong ước được gặp lại nhau trong lần hội ngộ kỳ tới.

    Orange County, 18/7/2022

    KIỀU MỸ DUYÊN

    (kieumyduyen1@yahoo.com)

  • Lê V. Hải,  Tin địa phương

    Giới Thiệu Đại Hội (Toàn Thế Giới) Nữ Quân Nhân VNCH Kỳ 7 Tại San Jose! LÊ VĂN HẢI

    Nhân dịp này, xin vinh danh Nữ Quân Nhân VNCH, Những đóa hồng…gai! trong thời chinh chiến.

    Trong những năm chiến trường (60, 70) VN sôi động, ngập tràn máu lửa, hàng hàng lớp lớp thanh niên đã từ giã bút nghiêng, sách vở, đứng lên đáp lời sông núi, lên đường nhập ngũ tòng chinh!

    Bên cạnh những chàng trai, trở thành những người Lính kiêu hùng, cũng có hằng ngàn, ngàn thiếu nữ, mang trong tim dòng máu hùng anh, bất khuất của Nhị Vị Trưng Vương, của Bà Triệu… đã tình nguyện gia nhập vào Đoàn Nữ Quân Nhân của QLVNCH, sát cánh với những người trai hùng, bảo vệ Quê Hương Miền Nam, tự do, dân chủ, thịnh vượng trên 20 năm.

    Hình ảnh những phụ nữ trong bộ Quân Phục, sát vai chiến đấu với những người Lính chiến, là những hình ảnh đẹp khó quên, Nam Nữ không phân biệt, “giặc đến nhà, đàn bà phải đánh!” trong cuộc chiến chống quân CS xâm lăng.

    Số phận nghiệt ngã sau Tháng Tư Đen và vẫn tìm đến nhau!

    Sau 30 Tháng Tư, 1975, cùng chung thân phận  của các quân nhân trong QLVNCH, các chị em  Nữ Quân Nhân cũng tan hàng, người bị kẹt lại VN phải đi tù cải tạo, kẻ vượt biên chôn mình trong biển cả mênh mông, trong rừng sâu, hay  phiêu dạt khắp bốn phương trời.

    NQN còn sống, dù trận chiến đã im tiếng súng gần nửa thế kỷ, nhưng họ vẫn mang tinh thần “sống chết có nhau!” một thời. Nên vẫn tìm về với nhau, qua các cuộc Hội Ngộ khắp nơi trên toàn thế giới. Đặc biệt ngày 7 tháng 8 năm nay, Đại Hội Kỳ 7! Sẽ được tổ chức tại San Jose, nơi thành phố có đông người Việt nhất tại Hải ngoại.

    Chiều Hội Ngộ nhiều ý nghĩa này, sẽ được mở rộng cho các Hội đoàn Quân Đội, Đồng Hương, Gia Đình và Quý Quan Khách tham dự.

    Tại Nhà Hàng Dynasty (lầu 2) 1001 Story Rd, San josé, Ca 95122.

    Quý Vị muốn chung vui, với những Người Nữ Chiến Binh một thời này, xin liên lạc: NQN Nguyễn Thị Đào (408) 300-2426, NQN Hoàng Huyền (408) 728-1357, NQN Thị Bé Bảy (703) 313-6151.

    Đây là bữa tiệc vui, đầy tràn tình “Huynh đệ chi binh”, hiếm có tại Miền Thung Lũng Hoa Vàng.

    Xin đóng góp 60 đô la cho mỗi phần ăn, chưa kể người tham dự, sẽ được tặng một món quà kỷ niệm nhiều ý nghĩa! (Do một ân nhân bảo trợ!)

    Ít nét về Những “Thiên thần áo trắng!” và “Thiên thần áo xanh!”

    Mặc dầu với quân số khá đông, trên 6000, trong đó có 600 sĩ quan, Đoàn Nữ Quân Nhân đã góp phần tích cực, hữu hiệu trong cuộc chiến chống Cộng Sản xâm lăng. Tuy nhiên, nhiều người có một ý niệm rất mù mờ, về vai trò của người Nữ Quân Nhân trong Quân Lực VNCH.  Hầu như nhiều người nghĩ, sự hiện diện của các chị em, chỉ là những bông hoa để tô điểm cho Quân Đội thêm tươi mát, thế thôi.

    Sự thực thì, cứ mỗi một thiếu nữ gia nhập vào Đoàn Nữ Quân Nhân, thì ít nhất hơn một nam quân nhân phục vụ ở hậu phương, được thuyên chuyển ra chiến đấu ở tiền tuyến. Vì họ đã làm thay nhiệm vụ các nam quân nhân này. Các chị em nữ quân nhân, đã được huấn luyện thành những chuyên viên rất giỏi chuyên môn, để thay thế nam quân nhân, hoàn tất nhiệm vụ một cách tốt đẹp, yểm trợ hữu hiệu ở hậu phương. Chưa kể họ còn sát vai cứu thương ngoài trận chiến. CS không tôn trọng luật lệ, nhiều NQN vẫn bị hy sinh, bị bắn chết trong khi làm nhiệm vụ cứu thương!

    Mặc dầu nữ quân nhân không tác chiến hiểm nguy, như những nam quân nhân ngoài mặt trận,  nhưng xương máu của các chị em, cũng thấm đẩm trong lòng đất Mẹ, qua những chuyến công tác liên tỉnh, liên vùng, bị giật mìn, bị pháo kích, bị  bắn rớt phi cơ…

    Trong Nghĩa Trang Quân Đội có mộ của NQN Hồ Thu Hương, của Ngọc Sương, của Thiếu Uý Quỳnh Hoa… nhiều lắm! Họ cũng vì Dân, vì Nước mà hy sinh.

    Nào hết đâu, người chị cả của Gia Đình Nữ Quân Nhân, là Cố Đại Tá Trần Cẩm Hương đã bị đi tù cải tạo từ nam chí bắc hơn mười năm! Sau khi được trả tự do, bà tiếp tục bị đày đọa và đã từ giả chị em, về cõi vĩnh hằng năm 1986.

    Trong hai lãnh vực Y Tế và Xã Hội, người NQN không phải chỉ đòi hỏi khả năng chuyên  môn, mà phải có một tấm lòng thiết tha với tình người dân và đất nước. Trong ngành Y tế, các chị em làm công việc của một “Nữ cứu thương”, đem bàn tay mềm mại và trái tim nhân ái của mình, ra hàn gắn, xoa dịu phần nào nỗi khổ đau của chiến tranh, thể hiện trên thân thể của người lính chiến, của những anh em Thương Phế Binh. Một thời  xưng tụng các chị em NQN, là những “Thiên thần áo trắng!” Đủ thấy, họ mang phép lạ của một Bà Tiên, của một Thiên Thần! xoa dịu nỗi thương dau!

    Trong ngành Xã Hội, các chị em không phải chỉ lo những vòng hoa chiến thắng và những gói quà ngày xuân ra tiền đồn, …mà họ là những người thật sự  giúp đỡ gia đình để người lính an lòng chiến đấu ngoài mặt trận. Trong lúc người lính đi hành quân xa nhà, gần như bất cứ việc gì vợ con họ cần giúp đỡ, họ đều đến Phòng Xã Hội, có những người NQN giúp đỡ, từ việc giúp đưa trẻ con đi khám ở bệnh xá, cho đến việc học hành của trẻ thơ lớp mẫu giáo, có hàng đống việc cần giúp trong các trại gia binh.

    Khi người lính bị thương được tải về một bệnh viện ở xa, trong lúc nằm trên giường bệnh, ai giúp họ liên lạc với đơn vị, người vợ làm sao đi thăm chồng, ăn ở đâu lúc xa nhà, làm sao lãnh  lương của chồng, rồi tiền tử! Ai lo phương tiện cho người thương binh trở về đơn vị cũ” Ai giúp chôn cất những tử sĩ chưa có người thân nhân…  Mọi việc được hoàn tất tốt đẹp, bởi bàn tay nhân từ và tâm huyết phục vụ, của người NQN Trợ Tá Xã Hội.

    Trong những trận đánh lớn, xác tử sĩ được chuyển thẳng về Quân Y Viện hay Nghĩa Trang Quân Đội. Nữ Trợ Tá Xã Hội là người giúp các quả phụ nhận diện xác chồng! liên lạc với phòng Tuyên Úy, mời quý vị lãnh đạo tinh thần đến làm lễ. Rưng rưng nước mắt, chia sẻ niềm đau, giúp quấn lên đầu trẻ mồ côi Cha những vành khăn tang trắng. Lắng nghe lời khóc than của người quả phụ, chia sẻ nỗi đau, dìu đỡ những bà mẹ già, tiễn con trai, tử trận, xác vẫn còn nóng hổi, đến nơi an nghỉ cuối cùng! Cảnh đau thương này, diễn ra hàng ngày, suốt hơn 20 năm, trong cuộc chiến!

    Dưới cái nắng thiêu đốt của miền nhiệt đới, nhiều xác tử sĩ phải chờ lâu, chưa có thân nhân đến nhận, xình chương, hơi thối không thể tưởng và người NQN Trợ Tá Xã Hội, phụ với các nam quân nhân lo công tác chôn cất. Làm việc ngày này qua ngày khác, trong cái môi trường nặc nồng ám khí! Người NQN Trợ Tá Xã Hội trong Quân Lực VNCH, phải là những người rất nặng tình yêu với đất nước và chiến sĩ, mới có thể chịu đựng nổi!

    Họ được tôn vinh là những “Thiên thần áo xanh!”, đã đem bàn tay bé nhỏ và trái tim dào dạt tình người, ra phục vụ đất nước, quê hương.

    Hình ảnh đẹp của Họ, không bao giờ phai nhòa trong trái tim của Dân Quân miền Nam.

    Ít nét trong Quân Sử của Đoàn NQN

    Tưởng cũng nên nhắc sơ qua về sự hình thành của Đoàn Nữ Quân Nhân trong QLVNCH. Theo lời của Cố Trung Tá Hồ Thị Vẻ, từ năm 1950 ở Miền Trung, quân đội địa phương có Việt Binh Đoàn Trung Việt, Bộ Tham Mưu đặt tại Huế. Ở đây người ta thu nhận nữ nhân viên làm việc, và đồng nghĩa vụ với nam quân nhân.

    Tổng số những nữ nhân viên này có khoảng vài trăm, họ làm việc trong các văn phòng như: thư ký, đánh máy, kế toán, y tá trong quân y viện…

    Năm 1952 Ban Nữ Phụ Tá Bộ Tổng Tham Mưu được thành lập do một Nữ Sĩ Quan Pháp Melle Arlette Arnaud và Chuẩn Uý Nguyễn Thị Hằng là người đặt nền móng cho Đoàn Nữ Phụ Tá, trực thuộc Phòng Nhất (Một) Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH.

    Sau đó có rất đông phụ nữ được tuyển mộ vào phục vụ trong các văn phòng Tham Mưu, Ban, Ngành và các Cơ Quan trong Quân Đội Miền Nam kể cả Bộ Tư Lệnh Không Quân và Hải Quân.

    Đoàn Nữ Phụ Tá gồm các ban ngành:

    1. Tham Mưu: Thư ký, đả tự viên.

    2. Quân Y: Y tá và các chuyên viên khác trong ngành.

    3. Truyền Tin: Tổng Đài viên điện thoại, viễn ấn tự viên, mật mã viên.

    4. Quân Nhu: Gấp và sửa chữa dù, kế toán quân trang quân dụng .

    5. Xã Hội: Cán sự và Nữ Trợ Tá Xã Hội.

    Trong ngành Quân Nhu, một số NQN sửa chữa dù, còn được huấn luyện nhảy dù! nếu muốn,  để tham gia những phi vụ nhảy dù biểu diễn tại các vùng chiến  thuật. Nên những NQN với Mũ Đỏ trên đầu, nhìn rất oai hùng! không thua nam giới!

    Về ngành Xã Hội, người đầu tiên được mời làm Sở Xã Hội Quân Đội là Bà Trần Cẩm Hương, Cán sự Xã Hội từ Dòng Nữ Tu Saint Vincent de Paul. Sau này có nhiều cán sự xã hội đựơc đào tạo từ trường Cán Sự Xã Hội Caritas ở đường Tú Xương.

    Từ Tháng 10, 1959, Nha Xã Hội được phép tổ chức khối Sĩ Quan Xã Hội Quân Đội, thời gian thụ huấn chuyên môn là hai năm rưỡi. Các ứng viên phải có bằng Tú Tài và khi tốt nghiệp được mang cấp bậc Chuẩn Úy và được bổ nhiệm chức vụ Trưởng Phòng Xã Hội Sư Đoàn, khắp 4 vùng chiến thuật.

    Đến 1965, chiến tranh leo thang, rất cần thêm quân số, nên Bộ Quốc Phòng cho thành lập Đoàn Nữ Quân Nhân để tuyển phụ nữ vào phục vụ quân đội, thay thế nam quân nhân ở hậu phương. Sau đó Nữ Phụ Tá được sáp nhập vào Đoàn Nữ Quân Nhân. Văn Phòng Trưởng Đoàn  và Trung Tâm Huấn Luyện NQN được đặt tại đường Nguyễn Văn Thoại, ranh giới Quận 10 và 11 Saigon và  dưới sự chỉ huy của Bộ TTM/QLVNCH.

    Trưởng Đoàn Nữ Quân Nhân kiêm Trung Tâm Huấn Luyện/NQN đầu tiên, là Thiếu Tá Trần Cẩm Hương. Trung tâm Huấn luyện NQN đảm nhận việc tuyển mộ phụ nữ, từ 18 tuổi trở lên, muốn gia nhập quân ngũ.

    NQN được huấn luyện căn bản quân sự, tổ chức cơ cấu quân đội, chiến thuật, cơ bản thao diễn… học chút ít về vũ khí ở Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung.

    Tùy theo nhu cầu, các nữ quân nhân được huấn luyện chuyên môn tại các trường Tổng Quản Trị, Quân Y, Hành Chánh Tài Chánh, Quân Nhu, Xã Hội …Về sĩ quan Nữ Quân Nhân,  Trung Tâm Huấn Luyện NQN đã đào tạo được  bảy khóa. Bốn khóa căn bản sĩ quan Nữ Điều Dưỡng cho Không Quân và Hai khóa sĩ quan cho ngành Cảnh Sát.

    Một số sĩ quan căn bản và cao cấp NQN được  huấn luyện ở Hoa Kỳ, như ở Fort Mc Clellan, Alabama. Khóa Dân Sự Vụ ở Fort Gordon, Georgia.  Khóa Sĩ Quan Chiến Tranh Chính Trị  ở Foprt Bragg, North Carolina. Tổng Quản Trị tại Fort Benjamin Harrison, Indiana.

    Trong cuộc chiến chống CS xâm lăng, tuy Đoàn Nữ Quân Nhân đã không tạo được những chiến tích quân sự vẻ vang, lẫy lừng ngoài mặt trận,  nhưng các chị em là thành phần hỗ trợ tích cực ở hậu phương. Rất xứng đáng và  hãnh diện mình là con cháu của hai Bà Trưng,  Bà Triệu,  đã góp phần không nhỏ trong cuộc chiến chống Cộng Sản xâm lăng, đã tô thắm màu cờ và làm vẻ vang những trang sử oai hùng của dân tộc Việt.

    Hình ảnh Họ, sống mãi trong tim những Người Lính, người Dân Miền Nam.

    Hoan hô tinh thần hy sinh phục vụ Tổ Quốc của Nữ Quân Nhân VNCH!

  • Giao Chỉ,  Tin địa phương

    Những Cây Lúa Biết Cúi Đầu – Tin Về Bầu Cử California – Giao Chỉ San Jose-

    Những cây lúa biết cúi đầu

    Giao Chỉ San Jose.

    Viết về bầu cử và tác phong dân cử

    Lời nói đầu:

    San Jose kỳ này có 4 ứng cử viên gốc Việt tranh cử nghị viên thành phố và dân biểu CA. Cả 4 người đều không đạt được thành công. Chỉ duy có một đại úy cứu hỏa đứng hạng nhì sẽ còn cơ hội vào chung kết. Ứng cử là một thử thách, thắng bại là thường. Vấn đề là phải thua sao cho đẹp. Nếu thắng cử được vinh dự đóng vai dân cử vài năm rồi cũng qua đi. Vấn đề là làm sao tranh cử cho đẹp và hơn thế nữa thái độ khi thắng cũng như khi bại cuộc tranh đua không làm hại cho hạnh kiểm của cá nhân.Tranh cử và tranh đấu trong nghị trường cùng với người ủng hộ và lôi cuốn của truyền thông rất dễ làm cho vai chính trở thành con người đáng tiếc. Điều quan trọng là thái độ của ứng cử viên. Hãy sống sao cho đẹp. Dù được hay thua nếu đã đi gõ của từng nhà xin phiếu thì mong rằng có thể đi từng nhà để cảm ơn. Người tranh đấu khi vào chính trường luôn luôn biết chuẩn bị lá thư chúc mừng đối phương khi thua trận. Đã là chính khách tập sự cần biết sống cho đẹp. Sau đây xin báo cáo kết quả tạm thời cuộc thi đua năm 2022.

    Duyệt qua các kết quả:  

    Trước hết xin bắt đầu từ chức vụ thống đốc. Ông Gavin Newsom được 158 ngàn phiếu hơn 67% sẽ ở lại nhiệm kỳ 2. Điều đáng ghi nhớ là tổng cộng có 27 ứng cử viên ra tranh cử thống đốc. Đồng thời phần lớn các viên chức cấp tiểu bang đều đuoc tái cử.               Xuống đến địa phương San Jose dân biểu quốc hội khu 17 Ro Khanna, 18 bà Zoe và ông Jimmy khu 19 với kết qua trên 60% nên thắng cử dễ dàng.  

    Tranh cử cấp dân biểu tiểu bang khu 24 sẽ vào chung kết giữa Alex Loe va Kansen Chu. Luật sư Diệp Thế Lân đứng hạng tư có thể vì việc tranh cử chưa nỗ lực mặc dù tại đây anh là ứng cử viên Việt Nam duy nhất. Qua khu 25 dân biểu CA đương nhiệm Ash Kaira có trên 70% phiếu nên cũng tái cử dễ dàng. Ghế thị trưởng San Jose rất quan trọng kỳ này thêm nhiệm kỳ chuyển tiếp 2 năm nên ai vào chung kết có hy vọng tại chức đến 10 năm. Tổng cộng có 7 người tham dự nhưng sau cùng sẽ có bà giám sát viên Cindy Chavez và ông nghị viên Matt Mahon vào chung kết. Kết quả hiện nay bà Cindy đang dẫn trước 42,781 phiếu.Ông Matt có 35,487. Khoảng cách l à 6,794 phiếu

    Trong nghị trường San Jose năm nay có các khu 1,3,5, 7 bầu lại. Số 1 bà Rosemary trên 65% sẽ tái cử. Số 3 sẽ có 2 người vào chung kết. Số 5 đã có 2 người vào chung kết. Riêng bà Hạnh Giao đứng hạng ba. Rất tiếc cũng tại khu vực này có khá nhiều cử tri gốc Việt và không có ứng cử viên VN khác chia phiếu. Đây cũng là dịp thử thách cho tương lai.  

    Thị trưởng tương lai San Jose.

    Bà giám sát viên Cindy dẫn đầu được 42,781 và ông Matt có 35,487 phiếu. Nhưng chưa phải chung cuộc.  Hai vị này sẽ vào chung kết. Xin ghi rõ là cá nhân chúng tôi ủng hộ bà Cindy vì những lý do vừa cá nhân vừa lý trí. Từ gần 20 năm trước quen biết. Ngày đó cơ quan IRCC tổ chức gây quỹ Museum tại nhà hàng Kobe có ông đại tá không quân Vũ văn Ước hát bài ca Mễ tặng cô Cindy. Kỳ vừa qua lại có dịp ông thiếu tướng Luong Xuân Việt hát một bài tình ca có cô Cindy ngồi nghe tại hội trường County. Đó là chút tình cảm quen biết. Nhưng đáng kể hơn hết là những ngày tháng rất dài ông Dave và bà Cindy nỗ lực dành cho cộng đồng     Việt Nam. Sau cùng thái độ can đảm khi cả 2 giám sát viên đã quyết định dành trên 60 triệu US để xây trung tâm phục vụ Việt Mỹ. Quyết định can đảm là tại cao ốc của chính quyền đã chinh thức có cây cờ Vàng VNCH. Trên thế giới và khắp nước Mỹ không có công thự chính quyền nào có cờ vàng treo thường trực ngày đêm. Đây quả thực là một thách thức không một vị dân cử ở cấp bộ nào khác có thể làm được. Đối với chúng tôi người phụ nữ xứng đáng nhất ngồi vào ghế thị trưởng San Jose phải là Cindy Chavez. Bà là thân hữu của cộng đồng Việt Nam về cả tình cảm lẫn lý trí

    Sau cũng là chiến trường khu số 7:

    Kết quả bà Maya gốc Mễ đương kim nghị viên có 3594 phiếu được 44%. Đại Úy cứu hỏa Biên Đoàn về nhì được 2387 phiếu và cô Vân Lê đứng hạng 3 với 2140. Con số cách biệt giữa Maya và Biên Đoàn là 1207 phiếu và giữa Biên và Vân là 247 phiếu. Ghi nhận thêm các nhận xét như sau.

    1) Ai cũng nghĩ rằng phải chi có 1 người, phe ta đã chiến thắng. Nếu nghĩ xa không chắc gì một ứng cử viên Việt sẽ đương nhiên thu được phiếu của cả 2 người. Nhiều phần Maya sẽ thắng.

    2)Biên Đoàn và Vân Lê cách biệt 247 phiếu có thể coi cuộc chiến rất gay cấn. Dù thua cuộc nhưng Vân Lê chứng tỏ đã được khá nhiều người ủng hộ. Hai bên đều có thể nói là đối phương tranh cử đã phá phiếu của nhau. Nếu chỉ có một bên tranh cử với điều kiện tất cả các cử tri vẫn đi đông v à bầu cho một người duy nhất thì có thể đã thành công mà không cần chung kết. Đây là phép lạ không xảy ra.

    2)Biên Đoàn còn thua Maya 1207 phiếu. Sẽ phải nỗ lực và cần phép lạ để thắng trận chung kết. Những yếu tố sau đây cần ghi nhận. Cử tri của Maya lên đến số 3594 đã hết chưa. Con tiềm lực cử tri gốc Mễ tăng thêm bao nhiêu. Bao nhiêu cư tri Việt Nam vô tư đã bỏ phiếu cho Maya. Làm cách nào Biên xin được số phiếu của Vân Lê trong trận chung kết.  

    3)Đáp số rất quan trọng: Con số quan trọng cần tìm cho ra là cả Biên Đoàn và Vân Lê đã có được bao nhiêu phiếu của cử tri không phải Việt Nam. Con số cử tri không phải Việt Nam là lý tưởng phải đạt được trên con đường hội nhập vào dòng chính tại Hoa Kỳ. Nếu hiểu được rằng Lương Xuân Việt 10 tuổi đến Hoa Kỳ. Khi anh đi l ính là đại diện cho cộng đồng Việt Nam phục vụ cho nước Mỹ. Trong 34 năm quân vụ anh không phục vụ riêng cho cộng đồng Việt Nam. Một vị dân cử gốc Việt xứng đáng phải là người chứng tỏ khả năng, thiện chí và tâm huyết để đại diện  vào chính trường  phục vụ cho toàn thể khu vực, toàn thành phố, quận hạt.             Tìm được con số cử tri không phải gốc Việt đã bỏ cho đại điện Việt Nam là tìm được đáp số con đường thành công trên chính trường Hoa Kỳ.

    4) Hòa giải và đoàn kết: Trước cuộc bầu cử chúng tôi chỉ muốn có cơ hội mời 2 ứng cử viên khu 7 chụp bức hình chung để chứng tỏ tranh cử trong vòng lịch sử. Rất tiếc việc không thành. Bây giờ có nhiều người muốn xây dựng và đoàn kết cộng đồng bằng cách thuyết phục Vân Lê lên tiếng ủng hộ Biên Đoàn. Nếu trước đây việc tranh cứ không quá nặng nề thì việc này có thể. Có lẽ chúng ta cần một thời gian lắng dịu vừa phải. Phe Cứu hỏa phải tắt lửa hoàn toàn và mặt khác các ông bạn cao niên của tôi xét vì tương lai thực sự của cộng đồng nên có đôi lời lên tiếng khích lệ. Bác niên trưởng thiếu tướng Nguyễn Khắc Bình, đại tá Trần Thanh Điền, bác sĩ Phạm Đức Vượng là những hiền nhân quân tử rất cần nhẹ nhàng công khai lên tiếng theo lẽ phải và lương tâm. Kết quả ra sao là chuyện sau này. Khuyên con cháu trong nhà là việc phải làm. Sau bao nhiêu sóng gió Vân Lê và Biên Đoàn cũng l à con cháu VNCH. Trên cánh đồng vàng nước Nhật, người ta nói rằng những bông lúa chín là bông lúa cúi đầu. Hãy cúi xuống cho thiện tâm bay cao. Nếu tất cả cử tri phe ta quay lại bầu cho phe bên kia. Kết quả dù ra sao thì cuộc chiến thắng hòa giải đã thành công. Nếu chính Vân Lê ra sức cổ vũ. Biên Đoàn chiến thắng thì sự thành công sẽ là gương sáng cho cộng đồng Việt toàn quốc và cho cả thế hệ tương lai. Trong tiệc gây quỹ sắp tới ai sẽ là quý khách của Biên Đoàn. Những bông lúa quý giá nặng hạt như những hạt ngọc sẽ là những bông lúa biết cúi đầu. Cả hai bên, hãy cúi xuống cho thiện tâm bay cao.  

    Biện Lý gốc Việt Thiên Hồ.

    Vài hàng giới thiệu của Giao Chỉ  

    Miền Bắc CA kỳ này có tin vui nhưng không phải tại San Jose mà phải lên trên Sacramento. Cô Stephanie Nguyễn sẽ hy vọng trở thành dân biểu tiểu bang California khu số 10. Đặc biệt là người phụ nữ trẻ này đang dẫn đầu với trên 39% cử tri nên sẽ vào chung kết dành chiến thắng chung cuộc. Người thứ hai cũng từ thủ đô CA và là người Việt đầu tiên đoạt được chức vụ Chánh biện lý Sacramento. Anh chàng họ Hồ này đạt được quá 50% cử tri nên coi như chính thức. Đối thủ đã công khai gửi thư chúc mừng. Anh Thiên Hổ là con trai bác Hồ quang Nhựt tại San Jose đã tốt nghiệp luật và bắt đầu sự nghiệp Công Tố Viên từ nhiều năm qua tại Thủ đô CA.  Anh lập được rất nhiều thành tích vẻ vang và được các nhà dân cử cùng dân chúng tin tưởng. Điều cần ghi nhận là cả hai vị tân cử gốc Việt vào chính trường lập pháp và tư pháp đều thuộc thế hệ thứ hai, hội nhập thành cổng vào dòng chính nên được sự ủng hộ của mọi sắc dân kể cả người Mỹ bản xứ.   Người Việt tại địa phương đều hãnh diện có con em nhập cuộc để phục vụ cho mọi người chứ không phải chỉ dành cho cộng đồng Việt Nam.

    Cơ quan IRCC/Viet Museum xin chúc mừng ông bà thầy Sáu Hồ Quang Nhựt  tổng thư ký của hội đồng quản trị IRCC/VietMuseum

    Giao Chỉ Vũ Văn Lộc

  • Tin tức

    BÁT BÚN RIÊU – (Không Biết Tác Giả)Nguyễn Tuyết Nhung Sưu Tầm

    BÁT BÚN RIÊU

               Từ Auclair, theo đường Liên Tỉnh 53, ngược lên mạn Bắc là Salon Springs thì rẽ phải theo Hương Lộ “P” nhỏ hẹp ngoằn ngoèo lăn mình giữa những khu rừng phong ngút ngàn trùng điệp, tiếp tục thêm vào dăm vòng qua những lưng đồi thoai thoải dốc là tới thung lũng Nivagamond, Louisiana, trạm đặc khu của người da đỏ.

    Trời vào Thu, rừng phong đã thay chiếc áo choàng màu hồng lựu. Hơn nửa giờ lái xe, không một bóng người ngoài tiếng gió thở dài, tiếng lá khô sào sạc, tiếng rừng cây trăn trở, không còn một âm thanh nào khác. Tôi cảm tưởng như lạc vào 1 hành tinh xa lạ không sinh vật. Đồi lại đồi liền liền tiếp nối nhau sau cùng tới Nivagamond. Nơi đây có Viện Dưỡng Lão Lakeview mà theo lịch trình thì mỗi năm tôi phải đến một lần để thanh tra y vụ.

    Lần đầu tiên đến đây nên tôi không khỏi ngỡ ngàng tưởng dù hẻo lánh đến đâu ít ra cũng có xóm làng, một giáo đường nho nhỏ hay vài ngôi nhà be bé xinh xinh nhưng tuyệt đối không. Ngoài rừng phong đỏ lá chỉ có hồ nước trong veo xanh ngắt màu trời. Trung Tâm An Dưỡng Lakeview như tên gọi ẩn mình dưới tàng cây rợp bóng trên khu đất rộng.

     Quay lưng vô rừng thông nhìn ra mặt hồ phẳng lặng như gương, tôi ngẫm nghĩ, nơi đây có thể là điểm nghỉ ngơi lý tưởng cho những người quanh năm lao lực hoặc những ai muốn tìm sự quên lãng, còn chọn làm viện dưỡng lão thì hơi tàn nhẫn.

    Tuổi già vốn đã cô đơn mà nơi đây lại hầu như tách biệt với thế giới bên ngoài. Trừ y tá, y công và vài chuyên viên dịch vụ thì chẳng còn ai, người nào cũng bận bù đầu, rảnh rỗi đâu mà tán gẫu với những người già. Nhất là sau buổi cơm chiều khi hoàng hôn buông xuống, ai nấy đều đã về nhà thì bóng đêm chắc phải thật dài.

            Vừa đẩy cửa bước vào tôi đã giật mình vì gặp một hàng 6 chiếc xe lăn đang dàn chào. Trên mỗi xe là 1 lão ông hoặc lão bà độ bảy, tám mươi, mái tóc bạc phơ, mắt hom hem sau làn mục kính. Có người trông còn sáng suốt, người thì như xác không hồn. Họ chăm chú nhìn tôi từ đầu đến chân như quan sát một quái nhân đến từ hành tinh khác. Có lẽ vì tôi là người Á Châu duy nhất tới đây chăng? Cô y tá hướng dẫn như đoán được cảm nghĩ của tôi bèn nhoẻn miệng cười:

    – Ông ngạc nhiên lắm sao?

    Tôi ngập ngừng:

    – Bộ họ biết hôm nay tôi đến đây nên hiếu kỳ muốn trông thấy mặt tôi.

    Cô y tá khẽ lắc đầu:

    – Mỗi ngày đều như vậy, sáng nào họ cũng ngồi đó để mong chờ.

    – Chờ thân nhân tới đón?

     – Dạ thưa không.

    – Vậy hay là chờ bạn bè đến thăm?

    Cô y tá phì cười pha trò:

    – Ông nghĩ già ngần ấy tuổi mà còn hẹn bạn gái sao?

    – Không, ý tôi là bạn thông thường đấy.

    – Nếu những người bạn ấy chưa nằm xuống thì cũng đang ngồi xe lăn như họ tại một viện dưỡng lão nào đó thôi, rồi ngậm ngùi họ mong chờ những hình bóng không bao giờ đến, xa xôi trong ký ức.

    Rồi cô khẽ thở dài:

    – Tôi làm việc ở đây hơn 10 năm, đã chứng kiến nhiều hoạt cảnh, tháng nào cũng có người mới tới và cũng có người vĩnh viễn ra đi.

    – Chắc ít nhiều, lòng cô cũng có phần nào xao xuyến, phải không cô?

    – Thật tình mà nói lúc đầu thì có đấy, nhưng mà bây giờ tôi đã quen rồi.

    – Tôi nghĩ là cô rất mẫn cảm?

    – Chỉ là do tập luyện thôi chứ bằng không thì sẽ ngã quỵ đó ông!

    Chúng tôi vào thang máy lên tầng trên, một cụ già chống gậy tập tễnh vô theo. Cô y tá nhìn ông ta và hỏi:

    – Ông đi lên thang máy hay là đi xuống?

    Cụ đáp như cái máy, giọng nói khò khè yếu ớt khó nghe:

    – Đi.. đi xuống, rồi đi.. đi lên, rồi đi.. đi xuống , đi lên.

    Tôi nhận thấy ông ta chẳng nhìn ai cả, ánh mắt không hồn đang hướng về phương trời vô định. Dường như quá quen thuộc với những hiện tượng này, cô y tá thản nhiên nói:

    – Vậy thì xin ông bước ra chờ chuyến sau sẽ có người đi với, chúng tôi đang bận.

    Cô bèn nắm tay dẫn ông cụ ra ngoài rồi lạnh lùng khép cửa. Tôi thắc mắc:  – Nếu ông ấy lại tiếp tục bấm nút thang máy thì sao cô?

    – Chúng tôi đã lượng trước được điều ấy cho nên tất cả nút cắt điện trong viện đều gắn rất cao người già không thể với tới.

    – À thì ra vậy!

    Công tác xong trời cũng về chiều, tôi từ giã, cô y tá tiễn tôi ra cửa. Đoàn xe lăn vẫn còn dàn chào.

    Chợt trông thấy trong góc tối 1 ông lão độ trên dưới 80 đang cô đơn ngồi bất động trên xe lăn như pho tượng cũ. Điểm khác biệt khiến tôi chú ý là ông ta không phải người da trắng và cũng không hoà nhập vào toán dàn chào. Da ông màu đồng nâu có nhiều vết nhăn đậm nét thời gian hằn trên mặt. Mái tóc bạc phơ rủ loà xoà trên trán, vóc người bé nhỏ, mắt hom hem trân trối nhìn tôi như muốn nói điều gì. Tôi đoán chừng ông là thổ dân da đỏ. Hiếu kỳ tôi hỏi cô y tá:

    – Và vị dưỡng lão này cũng là người Indian hở cô? Tôi nghĩ đó là trách nhiệm của chính phủ liên bang chứ?

    Cô ta ngạc nhiên:

    – Ủa sao ông lại hỏi vậy?

    Tôi trỏ ông lão ngồi xe lăn:

    – Vậy không phải Indian là gì?

    Cô y tá phì cười:

    – Ông ta là người Á Đông đó ông ạ.

    Tôi giật mình:

    – Người Á Đông?

    – Dạ phải, dường như là Việt Nam đó.

    Thêm một lần kinh ngạc, tôi không ngờ nơi vùng đất hẻo lánh đìu hiu lạnh lẽo này cũng có người Việt cư trú. Tôi bèn hỏi dồn:

    – Sao cô biết ông ta là người Việt.

    – Dạ thưa ông hồ sơ có ghi đó ông ạ.

    – Vậy thì ông ấy vào đây lâu chưa cô?

    – Hơn 10 năm.

    Rồi cô khẽ lắc đầu:

    – Tội nghiệp, ông ta rất hiền lành dễ thương ai cũng quý mến cả. Nhưng hiềm chẳng nói được tiếng Anh cho nên suốt ngày cứ thui thủi một mình không có bạn.

    – Vậy thân nhân ông ấy có thường xuyên tới thăm ông ấy không?

    – Một lần cách đây lâu lắm, hẳn có uẩn khúc gì đây.

    Không cam tâm làm ngơ trước người đồng hương đang gặp cảnh bẽ bàng nơi đất khách, tôi tự giới thiệu tôi cũng là người Việt Nam. Cô ta trố mắt:

    – Ồ thế mà tôi cứ đinh ninh ông là người Trung Hoa.

    Tôi cười:

    – Trong mắt người Tây Phương, thì bất cứ ai da vàng cũng là người Tàu.

    Cô ta pha trò:

    – Cũng đâu phải lạ, nhiều anh Tàu nhan nhản khắp nơi. Ngay trong xóm da đỏ hẻo lánh tít mù trên miền Bắc cũng có. Lần nào qua đó tôi cũng ghé mua cơm chiên, chả giò vừa ngon vừa rẻ nhưng phải cái là…..

    Tôi nhoẻn miệng cười:

    – Mỡ dầu và bột ngọt hơi nhiều phải không cô?

    Cô ta cười xoà:

    – Phải nói là nhiều quá mới đúng. Khổ công tập thể dục cả tháng, ăn một bữa cơm Tàu là đâu vào đấy, có khi còn thặng dư là khác.

    Tôi quay lại vấn đề:

    – Tôi muốn tiếp xúc với ông lão người Việt để mà chào hỏi làm quen, có thể ông ấy cũng đang cần nói chuyện vì lâu lắm chưa có dịp.

    Cô y tá mừng rỡ:

    – Hay lắm, đó cũng là điều tôi mong muốn. Vùng này hẻo lánh quá nên không tìm ra người thông dịch, nhân tiện nhờ ông hỏi xem ông ấy có nhu cầu hay đề nghị gì hầu chúng tôi đáp ứng không?

    – Vâng, tôi sẽ cố gắng làm điều đó cô.

    Thấy tôi đi tới ông lão ngước lên, nhíu đôi mắt hom hem nhìn chầm chập, vừa ngạc nhiên vừa thoáng chút ngại ngùng. Tôi gật đầu chào:

    – Dạ thưa chào cụ ạ.

    Nét mặt rạng niềm vui, giọng nói run run vì xúc động:

    – Dạ chào, chào thầy, thầy người Việt à?

    Giọng ông hơi nặng và chân thật. Tôi thân mật nắm tay ông.

    – Thưa cụ cháu cũng là người Việt như cụ đấy ạ.

    Ông lại nghẹn ngào:

    – Cảm ơn Thiên Chúa, cảm ơn Đức Mẹ Từ Bi đã cho tôi gặp được ông.

    Tôi kéo ghế ngồi bên cạnh và bắt đầu trò chuyện.

    – Thưa cụ, vì sao cụ cho là cuộc gặp gỡ hôm nay là do Thiên Chúa và Đức Mẹ sắp đặt.

    – Tại đêm nào tôi cũng cầu nguyện ơn trên cho tôi gặp được người đồng hương.

    – Có chuyện gì khẩn cấp không thưa cụ?

    – Để được nói chuyện bằng tiếng Việt mình thôi.

    Cụ thở dài:

    – Lâu lắm rồi tôi chưa được nói hay là nghe tiếng mẹ đẻ.

    Nhức trong tim, tôi bùi ngùi thương cảm, một ước mơ thật đơn giản mà sao quá xa vời. Chúng tôi bắt đầu trò chuyện. Ông kể:

    “Tên tôi là Tỉnh, Nguyễn Văn Tỉnh, trước kia ở Bình Tuy, làm nghề biển, có thuyền đánh cá. Tuy không giàu, nhưng cuộc sống cũng sung túc. Tôi có vợ, 3 con trai, đứa lớn nhất còn sống thì giờ này cũng đã gần 50. Năm 75, Cộng Sản tràn vào, cả nước kéo nhau chạy nạn, sẵn phương tiện trong tay tôi chở vợ con vượt thoát, nhưng chẳng may là sau 3 ngày lênh đênh trên mặt biển thì gặp bão lớn tàu chìm. Tôi và đứa con út lên 6 được may mắn đã gặp tàu Mỹ nó vớt, còn vợ và 2 đứa con lớn thì mất tích thầy ạ. Sau đó thì tôi được bảo trợ về Louisiana, nơi đây có đông người đồng hương nên cũng đỡ buồn. Tôi bắt đầu tái tạo sự nghiệp, hùn hạp với bạn bè mua tàu đánh cá làm việc ngày đêm, trước là để vơi buồn, sau là tạo dựng tương lai cho thằng Út, giọt máu cuối cùng còn sót lại của tôi. Tôi ước mong thằng bé sẽ theo cha mà học nghề biển nhưng nó thì không muốn. Nó chỉ thích làm bác sĩ, kỹ sư ngồi nhà mát thôi chứ không chịu dãi nắng dầm mưa như bố, thế nên thầy biết không, vừa xong trung học là nó quyết chọn trường xa để mà tiếp tục theo đại học”.

    Ông ngừng lại một chút để dằn cơn xúc động rồi ngậm ngùi kể tiếp:

    “Tôi chỉ có mình nó, không thể sống xa con, nên quyết định là bán hết tài sản để mà dọn theo, bạn bè ai cũng ngăn cản thầy ạ, nhưng tôi quyết giữ lập trường, mang hết tiền dành dụm đến cái tiểu bang này mua 1 căn nhà nhỏ ở ngoại ô, còn chút ít thì gửi vào trong quỹ tiết kiệm lấy lời sống qua ngày. Hai cha con đùm bọc nhau, cuộc sống tuy chẳng sung túc nhưng chẳng nhẹ nhàng. Tuổi ngày một già thì sức khỏe càng yếu, năm ấy trời mưa đá, tôi bị ngã gẫy chân thầy ạ. Bác sĩ cho biết xương già thì không có lành được và phải vĩnh viễn ngồi trên xe lăn. Thằng Út ra trường có việc làm ở Nữu Ước.

    Tự biết là khó có thể theo con và không muốn làm trở ngại bước tiến thân của nó nên tôi xin vào viện dưỡng lão. Tôi lên tiếng trước thầy ạ cho nó khỏi bị khó xử. Nó giúp tôi làm thủ tục và hứa là khi nào làm ăn yên ổn nó sẽ đón tôi về. Các viện dưỡng lão tương đối khá đều hết chỗ, may thay trong lúc đang bối rối thì có anh bạn học người da đỏ quen Út mách cho tôi nơi này. Thấy con tôi buồn tôi bèn an ủi nó: nơi nào cũng là quê người, cũng giống nhau thôi, thỉnh thoảng con về thăm bố là bố vui rồi. Thế là cả ngôi nhà lẫn tiền dành dụm phải trao hết cho viện dưỡng lão, dĩ nhiên là tôi được nhận.”

    Ánh mắt xa xôi nhìn về phía chân trời đang có đàn chim chiều đang soải cánh ông chép miệng:

    – Chà nhanh quá, mới đó đã 10 năm rồi.

    – Thưa cụ, thời gian qua chắc là anh Út vẫn thường xuyên về thăm cụ chứ?

    – Ừ, một năm thì nó cũng trở lại, nó khoe tôi hình cô gái Mỹ và nó nói, dâu tương lai của bố đó. Rồi thầy biết không, từ đó biệt tăm luôn.

    – Cụ hoàn toàn không biết tin tức gì về anh ấy sao?

    – Không, mà thật tình tôi cũng không muốn biết nữa.

    – Tại sao, anh ấy là con trai duy nhất của cụ mà? Cháu sẽ giúp cụ tìm anh ấy nhé?

    Ông lão rơm rớm nước mắt:

    – Tôi sợ lắm, thầy ơi, thà biền biệt như thế mà tôi vẫn tin tưởng là nó đang sống tốt với vợ con ở một nơi nào đó trên quả đất còn hơn là biết tin buồn. Quả tình tôi không kham nổi.

    Tôi nghẹn lời nói không được, lát sau qua cơn xúc động, tôi bèn hỏi:

    – Giờ đây cụ có còn ước nguyện gì thì cụ cho cháu biết, cháu sẽ hết lòng giúp với tất cả khả năng của mình thưa cụ.

    Ông lão thở dài:

    – Già rồi còn được mấy năm trước mặt hở thầy?

    Ánh mắt chợt linh động, ông nhìn tôi và chép miệng:

    – À, mà tôi thèm một bát bún riêu quá.

    Hai tuần sau vào ngày Chủ Nhật, tôi nhờ chị bạn thân nấu giùm 2 bát bún riêu cua, bún nước để riêng, có đầy đủ chanh, rau, nước mắm, ớt hiểm tươi còn đặc biệt có thêm lọ mắm ruốc thật ngon. Tôi cho tất cả vào túi xách đem vào viện dưỡng lão Lakeview. Mất hơn 4 giờ, sau cùng tôi đã tới. Như lần trước, ông vẫn ngồi trên xe lăn gần cửa sổ cuối phòng.

    Bất ngờ trông thấy tôi ông mừng rỡ kêu lên:

    – Ồ kìa thầy, thầy lại về đây công tác hở thầy?

    Tôi chạy tới nắm tay ông:

    – Dạ thưa lần này thì cháu chỉ đến đây thăm cụ và cháu có một món quà đặc biệt mang biếu cụ đây.

    Lộ vẻ cảm động ông cụ nhoẻn cười đôi mắt nhăn nheo:

    – Bày vẽ làm chi hở thầy, đến thăm tôi là quý rồi thầy ơi.

    Tôi xin phép ban quản lý đưa cụ ra vườn vì thức ăn nặng mùi mắm ruốc nên tôi phải mang theo 1 lọ cồn nhỏ để đun nóng ngoài trời. Cụ chăm chú nhìn tôi bỏ bún ra tô, trộn rau ghém, nêm mắm ruốc, chan nước dùng nghi ngút bốc hơi, rắc chút tiêu thơm trên lớp gạch cua nổi vàng trên mặt. Nặn hai lát chanh tươi và sau cùng là ba trái ớt hiểm đỏ thơm nồng cay xé lưỡi. Không nén được thèm thuồng, chốc chốc cụ lại nuốt nước bọt. Tôi đặt tô bún riêu trước mặt và mời cụ cầm đũa. Cụ run giọng:

    – Cám ơn thầy, không ngờ hôm nay tôi còn được ăn bát riêu cua. Mời thầy cùng ăn cho vui ạ.

    – Cám ơn cụ, cháu đã ăn xong ở nhà, xin cụ dùng tự nhiên, bún riêu còn nhiều, hết tô này cháu sẽ hâm tô khác.

    Cụ trịnh trọng húp từng muỗng xúp, gắp từng đũa bún, cắn từng miếng ớt cay ngon lành như chưa từng được ăn ngon, chốc chốc cụ dừng tay để lau mồ hôi và luôn miệng khen tấm tắc:

    – Trời ơi, bún riêu ngon quá mà mắm ruốc thơm quá thầy ơi.

    Tôi cảm động đặt tay lên vai cụ:

    – Thưa nếu cụ bằng lòng nhận cháu làm con, cháu sẽ thay anh Út và thường xuyên thăm viếng cụ nhé.

    Cụ sững sờ nhìn tôi thật lâu như không tin ở tai mình rồi hai dòng nước mắt từ từ lăn dài trên đôi má hóp:

    – Trời ơi, sao tôi có được diễm phúc như vậy sao trời!

    Tôi yêu cầu ban quản lý ghi tên tôi vào danh sách thân nhân, và dặn dò khi có chuyện cần thì cứ gọi. Năm sau, còn một ngày nữa là Tết, tôi đã chuẩn bị xong quà cáp có cả trà thơm, mứt ngọt dự định sáng hôm sau Mồng Một đầu năm sẽ mang lên Lakeview mừng tuổi cụ. Đang ngon giấc, chợt có chuông điện thoại, tôi nhấc ống nghe, bên kia đầu dây tiếng cô y tá trực của viện dưỡng lão Lakeview:

     – Dạ thưa hỏi, có phải ông là ông Trần không?

    – Dạ vâng ạ, là chính tôi đây .

    – Dạ thưa ông, cụ Tỉnh đau nặng.

    – Tình trạng thế nào có nguy không cô?

    – À, đang nằm phòng hồi sinh bệnh viện ở thành phố đó thưa ông.

    – Cám ơn cô rất nhiều, ngày mai tôi sẽ đến cụ.

    – À ông nên đi sớm hơn đi là vì sợ không còn dịp nữa. Tôi rụng rời, ngoài trời tuyết rơi càng lúc càng nhiều, trời trở lạnh, gió giật từng cơn, hoa tuyết bay

    (Không biết tác giả)