Lê V. Hải,  Tin thế giới

Biến Chuyển Thời Cuộc: Nhà báo Lê Văn Hải

Thông Báo

Biến chuyển thời cuộc

Mấy ngày qua, nhiều Quý Vị theo dõi những bản tin và hình hí họa, về Cuộc chiến Nga Sô xâm lược Ukraine, do anh LVHải gởi đi. Nên đã đề nghị: Đây là mốc điểm thay đổi quan trọng. Có thể ảnh hưởng đến an ninh toàn thế giới! Sau Nga, đến Trung Cộng đòi chiếm Đài Loan, chưa kể đến Việt Nam, thống trị cả Biển Đông. Rồi Bắc Hàn bắt đầu quậy! Có thể dẫn đến thế chiến Thứ Ba! nếu Nga nổi điên! bấm nút bom nguyên tử!

Chính vì thế, mới có bản tin “Biến Chuyển Thời Cuộc” (tổng hợp tin tức, bài viết liên quan vấn đề) này, để theo dõi sát tình hình chiến sự. Mà phát súng lệnh, do bạo chúa Putin vừa bắn ra, qua “Cuộc chiến xâm lăng Ukraine!”

Nguyện cầu cho Thế Giới yên bình! Chiến Tranh vẫn là giải pháp xấu nhất, tàn bạo nhất, để giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp! Ai cũng cầu điều đó không xảy ra. Nhưng…bom đạn đã nổ! Hàng ngàn người Ukraine đã chết! Máu đã đổ! Thần chết có cơ hội xưng vương, làm bá chủ trái địa cầu!

Tin Quốc Tế

Liên Hiệp Âu Châu Cấp Quy Chế Bảo Vệ Tạm Thời Cho Người Tị Nạn Ukraine

BRUSSELS (VNC) – Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay hôm 3/3/2022, toàn bộ 27 quốc gia thành viên Liên Hiệp Âu Châu đã nhất trí cấp quy chế bảo vệ tạm thời cho người tị nạn Ukraine.

Lần đầu tiên khối 27 nước Âu Châu kích hoạt chỉ thị “bảo vệ tạm thời”, được lập ra từ năm 2001 để tiếp nhận người tị nạn, nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng nhân đạo từ chiến tranh Ukraine. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có kế hoạch chính thức về việc phân phối người tị nạn từ Ukraine giữa các nước thành viên.

Cho đến nay, những người mang hộ chiếu Ukraine chỉ có thể ở lại trong Liên Hiệp Âu Châu tối đa 90 ngày mà không cần xin thị thực. Từ Brussels (thủ đô của Bỉ) thông tín viên RFI Jean-Jacques Héry giải thích về chỉ thị “bảo vệ tạm thời”:

“Với việc kích hoạt chỉ thị này, một người có quốc tịch Ukraine chạy tị nạn đến một trong 27 quốc gia thành viên sẽ được tự động được bảo vệ và có thể tự do đi lại trong khối. Những người tị nạn này sẽ được cấp giấy phép cư trú, được hưởng trợ cấp xã hội và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Người lớn có thể đi làm và trẻ em có thể đến trường. Quy chế bảo vệ này có thời hạn một năm và có thể được gia hạn đến 3 năm. Đối với cư dân ở Ukraine mang một quốc tịch khác, đã hiện diện và định cư ở Ukraine từ lâu, họ có thể sẽ được cấp quy chế bảo vệ tạm thời của Liên Hiệp Âu Châu, hoặc họ phải tuân theo luật pháp của quốc gia tiếp đón, tùy theo quyết định của quốc gia đó.

Đại diện từng quốc gia thành viên đã hoan nghênh quyết định hôm qua của Liên Hiệp Âu Châu. Quốc vụ khanh đặc trách tị nạn và di cư của Bỉ, ông Sammy Maddi cho biết: “Về những người tị nạn khác, ví dụ như các sinh viên Phi Châu du học tại Ukraine, họ không được hưởng cơ chế này. Tuy nhiên, họ sẽ được bảo vệ ngay lập tức. Nếu họ muốn, họ có thể được đưa về nước họ. Những người đến từ một quốc gia đang có chiến tranh, nếu đủ điều kiện xin tị nạn, vẫn có thể nộp đơn trong Liên Hiệp Âu Châu”.

Cũng hôm 3/3, Hoa Kỳ tuyên bố cấp quy chế “bảo vệ tạm thời” cho những người Ukraine đã hiện diện tại nước này. Như vậy, họ tránh nguy cơ bị trục xuất và có quyền làm việc tại Hoa Kỳ. Theo thông tấn xã AFP, ước tính hiện có khoảng 4.000 người Ukraine tại Hoa Kỳ sống không có giấy tờ và có nguy cơ bị trục xuất.

Ba Tây cũng tuyên bố cấp visa nhân đạo cho người Ukraine có hiệu lực 180 ngày. Đối với những người Ukraine đã có mặt tại Ba Tây, họ có thể xin cấp thẻ cư trú 2 năm.

Tổng Thống Nga Nói Với Tổng Thống Pháp: Nga Sẽ Đạt Được Các Mục Tiêu của Mình ở Ukraine

MOSCOW (VOA/Reuters) – Ðiện Cẩm Linh cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin nói với nhà lãnh đạo Pháp Emmanuel Macron hôm thứ Năm (3/3/2022) rằng Nga sẽ đạt được các mục tiêu của cuộc can thiệp quân sự vào Ukraine cho dù có xảy ra điều gì đi nữa.

Trong một tuyên bố được đưa ra sau khi Tổng thống Pháp và Nga có cuộc điện đàm, Ðiện Cẩm Linh nêu rõ các mục tiêu của họ bao gồm việc phi quân sự hóa và trung lập hóa Ukraine.

Vẫn bản tuyên bố nói rằng bất kỳ nỗ lực nào của Kyiv nhằm trì hoãn các cuộc đàm phán giữa các viên chức Nga và Ukraine sẽ dẫn đến việc Mạc Tư Khoa tăng thêm các yêu sách vào danh sách mà nước này đã đặt ra.

(Hình AFP: Hai Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hồi tháng 12/2021.)

“Ông Vladimir Putin đã nêu chi tiết về các cách tiếp cận và điều kiện cơ bản trong bối cảnh có cuộc đàm phán với các đại diện của Kyiv. Điều này khẳng định rằng, trước hết, chúng ta đang nói về việc phi quân sự hóa và trung lập hóa Ukraine, để không có mối đe dọa nào đối với Liên bang Nga sẽ xuất phát từ lãnh thổ của Ukraine”, một đoạn trong tuyên bố nêu rõ.

“Có một điều được nhấn mạnh, đó là các nhiệm vụ của chiến dịch quân sự đặc biệt sẽ được hoàn tất trong bất kỳ trường hợp nào, và nỗ lực câu giờ bằng cách kéo dài các cuộc đàm phán sẽ chỉ dẫn đến một việc, đó là từ vị thế đàm phán của chúng tôi sẽ có thêm các yêu sách đối với Kyiv”, vẫn theo bản tuyên bố.

Tuyên bố nói thêm rằng “hoạt động đặc biệt” của Nga ở Ukraine đang diễn ra “theo đúng kế hoạch”. Tuyên bố cũng đưa ra lập luận rằng các tin tức nói các lực lượng Nga đang bắn phá Kyiv là một phần của “chiến dịch tung tin sai lệch chống Nga” và các lực lượng Nga đang làm tất cả những gì có thể để bảo vệ dân thường.

Nga gọi các hành động của họ ở Ukraine là một “chiến dịch đặc biệt” không nhằm chiếm đóng lãnh thổ mà chỉ nhằm phá tan khả năng quân sự của nước láng giềng phía Nam cũng như bắt giữ những người mà Nga coi là những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc nguy hiểm.

Tổng Thống Putin: Các Nước Láng Giềng của Nga Chớ Có Leo Thang Căng Thẳng

MOSCOW (VOA) – Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ trích thuật tin của thông tấn xã Reuters cho hay hôm thứ Sáu (4/3/2022), Tổng thống Vladimir Putin kêu gọi các nước láng giềng của Nga chớ có leo thang căng thẳng. Lời kêu gọi được đưa ra ở thời điểm đã được 8 ngày kể từ khi Mạc Tư Khoa đưa quân xâm lược Ukraine.

“Không hề có ý định xấu nào đối với các nước láng giềng của chúng tôi. Và tôi cũng khuyên họ chớ có leo thang tình hình, chớ có đưa ra bất kỳ hạn chế, cấm đoán nào. Chúng tôi thực hiện mọi nghĩa vụ của mình và sẽ tiếp tục thực hiện chúng”, ông Putin phát biểu trên truyền hình.

“Chúng tôi hiện hoàn toàn không thấy cần phải làm trầm trọng thêm hoặc xấu đi mối quan hệ của chúng ta. Và tất cả các hành động của chúng tôi, nếu chúng nảy sinh, đều luôn nảy sinh chỉ vì phải đáp lại một số hành động không thân thiện, những hành động chống lại Liên bang Nga”, vẫn lời ông Putin.

Buổi tường thuật trên truyền hình cho thấy ông Putin ở trong tư dinh tại ngoại ô Mạc Tư Khoa và tham gia qua mạng một buổi lễ thượng cờ khai trương một tuyến phà ở miền Bắc nước Nga.

Cũng hôm 4/3, các Ngoại trưởng của khối Liên Hiệp Âu Châu họp ở Brussels và nói rằng khối này sẽ tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với Nga.

Bộ trưởng Ngoại giao Ái Nhĩ Lan Simon Coveney cho biết vòng trừng phạt thứ tư có thể ảnh hưởng đến nhiều ngân hàng nữa của Nga trong việc họ tiếp cận với hệ thống chuyển tiền quốc tế SWIFT, cũng như cấm các tàu Nga đến các cảng Âu Châu và cắt giảm nhập cảng từ Nga.

Ông nói: “Tôi cũng nghĩ rằng chúng tôi sẽ cấm các mặt hàng nhập cảng khác như thép, gỗ, nhôm và có thể cả than nữa”.

Tuy nhiên, ngay lúc này vẫn chưa rõ khi nào 27 quốc gia EU có thể nhất trí về các biện pháp cụ thể.

Nga Lần Đầu Tiên Nhìn Nhận Số Thương Vong của Quân Đội Tại Ukraine

MOSCOW (VNC) – Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay hôm 2/3/2022, lần đầu tiên Bộ Quốc phòng Nga nhìn nhận con số thương vong của quân đội trong cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine.

Về phía Ukraine, Bộ Quốc phòng nước này hôm 2/3, loan báo quyết định trao trả các tù binh Nga cho các bà mẹ của họ, nếu đến Kyiv nhận con. Từ Mạc Tư Khoa, đặc phái viên Anissa El Jabri cho biết thêm chi tiết:

Có 498 quân nhân tử trận và 1.587 bị thương trong “chiến dịch quân sự đặc biệt”, theo cách nói của Bộ Quốc phòng Nga. Sau đó, bộ này đưa ra con số thiệt hại bên phía Ukraine, mà theo Mạc Tư Khoa cao hơn nhiều. Ngược lại không có một lời nào về các tù binh, tuy hình ảnh những người lính trẻ được Ukraine cho phép gọi điện về cho gia đình ở Nga vẫn còn trên internet.

Tự do ngôn luận ở Nga ngày càng bị siết chặt: có những trẻ em từ 7 đến 10 tuổi đi biểu tình với cha mẹ ở Xibêri cũng bị bắt giữ trong các cuộc xuống đường hiếm hoi. Nhà đối lập Navalny đã kêu gọi biểu tình hàng ngày từ 19 giờ, nhưng tại Mạc Tư Khoa các nhà tù nay đã chật cứng.

Tối nay, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Ukraine bắt đầu, với một đề nghị mới của Nga là ngưng bắn. Tuy nhiên tại Mạc Tư Khoa, lo ngại đang tăng lên, một cuộc họp của Hội đồng Liên bang ngoài dự kiến sẽ diễn ra ngày 4/3.

Những lời đồn đãi lan rộng: Do chiến tranh, chính quyền sẽ tuyên bố thiết quân luật, với việc kiểm duyệt tin tức quân sự, cấm mọi cuộc tụ họp, biểu tình, và cấm tất cả các tổ chức bị cho là làm hại đến an ninh quốc gia.

Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc Biểu Quyết Nghị Quyết Lên Án Nga

NEW YORK (VNC) – Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay sau hai ngày các nước thành viên thay phiên nhau phát biểu, hôm 2/3/2022, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc sẽ bỏ phiếu về Dự thảo Nghị quyết lên án nước Nga về cuộc xâm lăng Ukraine, đồng thời yêu cầu Mạc Tư Khoa rút quân “ngay lập tức”.

Phương Tây và Liên Hiệp Quốc cáo buộc Nga vi phạm điều 2 của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, theo đó các nước thành viên không được đe dọa và sử dụng vũ lực để giải quyết khủng hoảng. Về phần Mạc Tư Khoa, họ khẳng định chỉ hành xử quyền tự vệ theo điều 51 của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc.

Để được thông qua, Dự thảo Nghị quyết về Ukraine phải thu được hai phần ba số phiếu thuận. Tuy nhiên, Nghị quyết của Đại Hội Đồng không tính ràng buộc pháp lý như Nghị quyết của Hội Đồng Bảo An.

Liên Hiệp Âu Châu Đồng Thuận Loại Nhiều Ngân Hàng Nga Khỏi Hệ Thống Swift và Cấm RT và Sputnik Hoạt Động

BRUSSELS (VNC) – Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) trích thuật tin của thông tấn xã AFP cho hay hôm 1/3/2022, 27 quốc gia thành viên Liên Hiệp Âu Châu (EU), trong cuộc họp cấp Ðại sứ, đã đồng thuận quyết định loại trừ một số ngân hàng của Nga khỏi hệ thống Swift, hệ thống chuyển thông tin tài chánh.

Theo thông tấn xã AFP, các ngân hàng Nga bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt này là: VTB Bank PJSC, Bank Rossiya, Bank Otkritie, Novikombank, Promsvyazbank PJSC, Sovcombank PJSC và VEB.RF.

Đáng chú ý là trong danh sách này không có tên của hai ngân hàng lớn khác của Nga. Đầu tiên là Gazprombank, ngân hàng lớn thứ ba và là một chi nhánh của tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom của Nga. Ngân hàng này không nằm trong danh sách bị trừng phạt không phải là điều đáng ngạc nhiên, bởi một số quốc gia bao gồm cả Đức lo ngại rằng họ có thể không được cung cấp khí đốt nữa.

Liên Hiệp Âu Châu cũng đã quyết định không trừng phạt Sberbank, ngân hàng lớn nhất của Nga. Hôm 1/3, Ngân hàng Trung ương Âu Châu (ECB) đã cảnh báo nguy cơ phá sản của một số chi nhánh ở Âu Châu của Sberbank.

Những lệnh trừng phạt mới này sẽ bắt đầu có hiệu lực từ hôm nay 2/3, sau khi quyết định trừng phạt được công bố trên Công báo của EU, trong đó có nêu rõ tên của các ngân hàng liên quan.

Cũng trong ngày hôm qua, Liên Hiệp Âu Châu đã chính thức thông qua lệnh cấm phát sóng ở EU của cơ quan truyền thông nhà nước Nga Russia Today (RT) và Sputnik.

Một viên chức Âu Châu đã nhấn mạnh rằng hai cơ quan này không phải là cơ quan truyền thông mà là công cụ đưa tin sai lệch được tài trợ bởi Ðiện Cẩm Linh. Và lệnh cấm sẽ được duy trì cho đến khi Nga chấm dứt xâm lược Ukraine.tin cong dong (1).jpg

 Tin Cộng Đồng

Thư Mời Cộng Đồng Nam Cali Tham Dự Đêm Biểu Tình và Thắp Nến Hỗ Trợ Ukraine Chống Nga Xâm Lăng

(Westminster, CA) – Cộng Đồng Việt Nam tại Quận Cam sẽ tổ chức cuộc biểu tình và thắp nến  để tỏ bày lòng đoàn kết và hỗ trợ đối với người dân và đất nước Ukraine đang chống lại cuộc xâm lăng man rợ của Quân Đội Nga dưới tay nhà độc tài Vladimir Putin được tổ chức vào chiều Chủ Nhật, 6 tháng 3 từ 5 giờ đến 9 giờ tối tại Khu Phước Lộc Thọ, 9200 Bolsa Ave., Westminster, CA 92683.

Cuộc xâm lăng man rợ của Quân Đội Nga đang gây chấn động và chống đối trên toàn thế giới. Cộng đồng tỵ nạn Cộng Sản Việt Nam là những người yêu chuộng hòa bình và phần lớn đã trãi qua những kinh nghiệm đơn thân chống trả lại sự xâm lăng của cộng sản, trong đó có sự hỗ trợ của Liên Bang Sô Viết Nga, rất cảm thông với những đau thương của người dân Ukraine với những chết chóc, tàn phá, gia đình ly tán và thường dân bị giết chóc một cách vô tội vạ. Cộng Đồng Tỵ Nạn Cộng Sản Việt Nam không thể ngồi yên trước lòng dũng cảm và tinh thần chiến đấu kiên cường của người dân và Quân Đội Ukraine.

Xin mời đồng hương người Việt từ khắp mọi nơi và đủ mọi thành phần đến tham dự để tỏ lòng hỗ trợ và đoàn kết của cộng đồng tỵ nạn cộng sản Việt Nam đối với quê hương, đất nước và người dân Ukraine.

Thị Trưởng Tạ Đức Trí và Nghị Viên Charlie Nguyễn Mạnh Chí từ Thành Phố Westminster sẽ phối hợp tổ chức buổi biểu tình và thắp nến này. Mọi thắc mắc xin liên lạc về (714) 329-2280 hay Jlepoohbear@gmail.comtin viet nam.jpg

Tin Việt Nam

Chiến Sự Ukraine: Việt Nam Quan Ngại, Đại Diện Lâm Thời Ukraine Thất Vọng Vì Việt Nam Bỏ Phiếu Trắng

HÀ NỘI (RFA) – Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 3/3/2022 nói Việt Nam hết sức quan ngại về tình hình ở Ukraine và kêu gọi các bên kiềm chế, chấm dứt các hành động sử dụng vũ lực để tránh gây thêm thương vong.

Trả lời các câu hỏi của phóng viên tại họp báo thường kỳ ở Hà Nội về Nghị quyết mới được thông qua tại Liên Hiệp Quốc lên án Nga xâm lược Ukraine, phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng nói:

“Liên quan đến phiên họp khẩn cấp đặc biệt của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc về tình hình Ukraine và việc bỏ phiếu Nghị quyết tại đây, quan điểm của chúng tôi là Việt Nam luôn theo dõi sát sao và hết sức quan ngại trước tình hình xung đột vũ trang tại Ukraine đang ảnh hưởng tới hòa bình, ổn định tại khu vực và trên thế giới”.

Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định lập trường của Việt Nam là tránh dùng vũ lực, “nối lại đối thoại và đàm phán thông qua tất cả các kênh nhằm đạt được giải pháp lâu dài, có tính đến lợi ích chính đáng của tất cả các bên, trên cơ sở phù hợp với Hiến chương của Liên Hiệp Quốc các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế”.

Đây cũng là lập trường mà Đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc Đặng Hoàng Giang đưa ra trong phát biểu tại phiên họp khẩn về vấn đề Ukraine ở Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 1/3 vừa qua.

Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 2/3 đã thông qua Nghị quyết lên án Nga xâm lược Ukraine, đồng thời kêu gọi Nga phải rút quân ngay lập tức.

Nghị quyết được thông qua với 141 phiếu tán thành trong tổng số 193 phiếu. Việt Nam, Cuba, Venezuela, và Trung Quốc nằm trong số 35 nước bỏ phiếu trắng. Năm nước bỏ phiếu chống bao gồm Nga, Belarus, Bắc Hàn, Eritrea và Syria.

Sau bỏ phiếu, Đại biện lâm thời Ukraine tại Việt Nam là bà Nataliya Zhynkina đã viết trên Facebook của mình: “Trong số tất cả các thành viên ASEAN chỉ có Việt Nam và Lào bỏ phiếu trắng.

Việt Nam ơi, quê hương thứ hai của tôi, tôi rất thất vọng” Bài Vở:

Ủy Viên Năng Lượng EU: Trừng Phạt Sẽ Làm Cạn Kiệt Dần Nguồn Thu Từ Dầu Mỏ của Nga

VOA Tiếng Việt-Reuters

*

Các biện pháp trừng phạt mà Liên Hiệp Âu Châu (EU) áp đặt đối với Nga vì xâm lược Ukraine sẽ dần dần ảnh hưởng đến thu nhập từ dầu mỏ của Mạc Tư Khoa, dù không nhắm trực tiếp vào xuất cảng dầu và khí đốt của Nga, người đứng đầu chính sách năng lượng của EU cho biết hôm 3/3/2022.

27 quốc gia EU đã áp đặt một số gói trừng phạt đối với Nga, bao gồm lệnh cấm xuất cảng các kỹ thuật lọc dầu cụ thể từ Âu Châu sang Nga, khiến việc hiện đại hóa các nhà máy lọc dầu của Nga trở nên khó khăn và tốn kém hơn.

“Những kỹ thuật này được làm ra ở Âu Châu, không thể dễ dàng đặt mua chúng với các nhà cung cấp khác trên toàn cầu”, Ủy viên Âu Châu phụ trách về Năng lượng, Kadri Simson, cho biết.

“Vì vậy, chúng ta sẽ thấy rằng theo thời gian, nguồn thu của Nga từ dầu tinh lọc sẽ bị cạn kiệt, ngành này mang lại doanh thu 24 tỉ Euro cho Nga vào năm 2019”, bà Simson nói với ủy ban của Nghị viện Âu Châu.

Doanh thu bán dầu và khí đốt của Nga năm 2021 chiếm 36% tổng ngân sách của nước này, vượt xa những dự báo ban đầu do giá cả tăng vọt.

Các biện pháp trừng phạt của EU không nhắm trực tiếp vào hoạt động xuất cảng dầu khí của Nga. Nếu làm như vậy sẽ khiến Mạc Tư Khoa mất đi một phần doanh thu đáng kể, nhưng cũng gây ra tác động kinh tế lớn đối với Âu Châu và có thể đẩy giá khí đốt vốn đã cao hiện nay lên cao hơn nữa.

Âu Châu nhập cảng đến 90% khí đốt, và khoảng 40% trong số này là từ Nga.

EU nói họ có thể đối phó với sự gián đoạn một phần về nguồn cung từ Nga trong mùa Đông này, nhờ vào việc tăng cường nhập cảng khí đốt tự nhiên hóa lỏng và dự trữ khí đốt.

Các nhà phân tích cho biết việc ngừng cung cấp hoàn toàn hoặc kéo dài sẽ đòi hỏi các biện pháp khẩn cấp để cắt giảm nhu cầu về nhiên liệu, chẳng hạn như đóng cửa các nhà máy.

Tất cả các nước EU đều có kế hoạch dự phòng để ứng phó với những cú sốc về nguồn cung khí đốt.

Các nước EU được yêu cầu có kho dự trữ dầu khẩn cấp trong ít nhất 90 ngày. Hầu hết các quốc gia đều có dự trữ trên mức đó.

EU hiện đang đàm phán một loạt các chính sách mới về biến đổi khí hậu, trong đó Brussels dự kiến sẽ cắt giảm 23% sự phụ thuộc của EU vào khí đốt vào năm 2030.

Ủy ban cũng sẽ đề xuất các biện pháp vào tuần tới để mở rộng năng lượng tái tạo nhanh hơn và lấp đầy kho khí đốt của Âu Châu trước mùa Đông tới.

Dòng khí đốt từ Nga đến Âu Châu vẫn ổn định kể từ khi cuộc xâm lược nổ ra, mặc dù giá cả đã tăng vọt do lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung.

Tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga nói việc xuất cảng khí đốt thông qua Ukraine đáp ứng dnhu cầu của người tiêu dùng.

Chủ Tịch Hạ Viện Hoa Kỳ Ủng Hộ Mỹ Ngừng Nhập Cảng Dầu của Nga

VOA Tiếng Việt-AP

*

(Hình AP: Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi (phải) và Phó Tổng thống Kamala Harris (trái) tại buổi đọc Thông điệp Liên bang của Tổng thống Joe Biden, 1/3/2022.)

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi nói hôm 3/3/2022 rằng bà ủng hộ việc cấm nhập cảng dầu của Nga vào Mỹ, đây là sự ủng hộ mạnh mẽ có thể tiếp thêm sức mạnh cho Tổng thống Joe Biden khi Mỹ và các đồng minh toàn cầu tìm cách cô lập chế độ của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

“Tôi hoàn toàn ủng hộ việc đó”, bà Pelosi nói về việc chấm dứt nhập dầu của Nga vào Mỹ. “Hãy cấm nhập”, vẫn lời bà.

Việc tìm được điểm chung trong động thái dùng chính sách năng lượng để chống lại cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine sẽ là một bước đột phá đối với Quốc hội Mỹ lâu nay bị chia rẽ. Quốc hội Mỹ đã thể hiện quyết tâm cao trong việc cùng đoàn kết và ủng hộ người Ukraine nhưng họ gặp khó khăn về các bước cụ thể có thể giúp nền Dân chủ kiểu phương Tây này chống lại cuộc xâm lược của Nga .

Các đảng viên Cộng hòa những ngày gần đây thúc đẩy về lệnh cấm nhập dầu của Nga, với sự ủng hộ của một số đảng viên Dân chủ mong muốn trừng phạt ông Putin. “Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta đè bẹp ngành dầu khí trong nền kinh tế Nga?” Thượng Nghị sĩ Lindsey Graham, đảng Cộng hòa-tiểu bang South Carolina, nêu ý kiến ý. “Đó sẽ là một đòn hỗn hợp chết chóc giáng xuống nền kinh tế Nga”, vẫn lời ông Graham.

Thượng Nghị sĩ Ed Markey, một đảng viên Dân chủ theo đường lối tự do thuộc tiểu bang Massachusetts và là người ủng hộ hàng đầu cho các chiến lược về biến đổi khí hậu, cũng ủng hộ lệnh cấm nhập cảng.

Tuy nhiên, cho đến nay, Tổng thống Biden không mặn mà, ông lo ngại rằng lệnh cấm có thể làm gián đoạn thị trường toàn cầu hơn nữa và làm tăng giá xăng hiện đã khá cao rồi. Giá xăng trung bình ở Mỹ là gần 3,73 Mỹ kim một gallon (xấp xỉ 0,99 Mỹ kim/lít) hôm 3/3, tăng thêm gần 1 Mỹ kim so với một năm trước.

Thượng Nghị sĩ Joe Manchin, đảng Dân chủ-tiểu bang West Virginia, và Thượng Nghị sĩ Lisa Murkowski, đảng Cộng hòa-tiểu bang Alaska, trong một cuộc họp báo hôm 3/3 đã giới thiệu một Dự luật lưỡng đảng nhằm ngăn chặn việc Mỹ nhập cảng dầu của Nga.

Nội dung Dự luật là sẽ ngăn chặn việc nhập cảng dầu của Nga vào Mỹ bằng cách tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, đây là việc mà Tổng thống Biden có thể tự mình ban bố. Dự luật nhận được sự ủng hộ của lưỡng đảng.

Ngành năng lượng có mức độ quan trọng rất cao đối với nền kinh tế Nga và ngành này cũng là thế lực chính trị khiến nhiều nước phải phụ thuộc vào chế độ của ông Putin.

Mỹ nhập cảng một lượng dầu nhỏ nhưng cũng đáng kể từ Nga – khoảng 7% tổng lượng nhập cảng dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ. Một số tổ chức công nghiệp của Hoa Kỳ cho rằng có lẽ con số đó thậm chí còn thấp hơn thế. Năm 2021, Mỹ nhập cảng khoảng 245 triệu thùng dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ từ Nga.

EU Tính Trừng Phạt Nga Thêm Nữa, NATO Từ Chối Giúp Ukraine Về Vùng Cấm Bay

VOA Tiếng Việt-Reuters

*

(Hình REUTERS, tư liệu: Viên chức phụ trách chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell.)

Liên Hiệp Âu Châu (EU) sẽ tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với Nga, các Ngoại trưởng của khối cho biết hôm thứ Sáu (4/3/2022) khi họ họp ở Brussels (Bỉ), nhưng họ không ủng hộ lời kêu gọi của Kyiv về hành động quân sự có nguy cơ kéo Liên minh Phòng thủ Bắc Ðại Tây Dương (NATO) vào cuộc chiến.

Người giữ chức vụ tương đương như Ngoại trưởng của khối, Josep Borrell, nói rằng tất cả các phương án hiện vẫn đang được bàn thảo, liên quan đến các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga vì họ xâm lược nước láng giềng Ukraine.

“Chúng tôi sẽ xem xét mọi thứ”, ông Borrell nói với các phóng viên khi được hỏi liệu EU có thể ngừng nhập cảng khí đốt từ Nga không.

Bộ trưởng Ngoại giao Ái Nhĩ Lan Simon Coveney cho biết vòng trừng phạt thứ tư có thể ảnh hưởng đến nhiều ngân hàng nữa của Nga trong việc họ tiếp cận với hệ thống chuyển tiền quốc tế SWIFT, cũng như cấm các tàu Nga đến các cảng Âu Châu và cắt giảm nhập cảng từ Nga.

Ông nói: “Tôi cũng nghĩ rằng chúng tôi sẽ cấm các mặt hàng nhập cảng khác như thép, gỗ, nhôm và có thể cả than nữa”.

Tuy nhiên, ngay lúc này vẫn chưa rõ khi nào 27 quốc gia EU có thể nhất trí về các biện pháp cụ thể.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã kêu gọi khối các đồng minh phương Tây thực thi vùng cấm bay kể từ khi cuộc xâm lược của Mạc Tư Khoa nổ ra cách đây 9 ngày.

Các cường quốc phương Tây đã trừng phạt Nga, bao gồm các hạn chế đối với hoạt động của Ngân hàng Trung ương và thu giữ tài sản từ các nhà tài phiệt tỉ phú.

Các thành viên NATO đã chuyển vũ khí đến Ukraine, nhưng không có các hành động quân sự có thể khiến họ rơi vào xung đột trực tiếp với Nga là nước có vũ khí nguyên tử.

Hôm 4/3, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken khẳng định liên minh NATO sẽ bảo vệ “từng centimet” lãnh thổ của khối trước bất kỳ cuộc tấn công nào. Ukraine, một nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ và từng lệ thuộc vào Mạc Tư Khoa, muốn gia nhập Liên Hiệp Âu Châu và khối liên minh quân sự phương Tây, tuy vậy, ở thời điểm hiện tại, Ukraine không phải là thành viên của cả hai khối.

“Chúng tôi là một liên minh phòng thủ. Chúng tôi không muốn có xung đột. Nhưng nếu xung đột xảy ra với chúng tôi, chúng tôi sẵn sàng đối phó”, ông Blinken nói.

Trong khi một số quốc gia NATO tỏ ý sẵn sàng thảo luận về vùng cấm bay, họ cũng đã nêu rõ là họ thận trọng về vấn đề này.

Ngoại trưởng Gia Nã Ðại Melanie Joly cho rằng NATO phải tránh gây ra một cuộc xung đột lớn hơn. Văn phòng Tổng thống Pháp mô tả yêu cầu về vùng cấm bay là “rất khó đáp ứng được”.

Hôm 3/3, Tổng thống Ukraine Zelenskiy nói rằng nếu khối các đồng minh không đáp ứng đề nghị của ông về việc bảo vệ bầu trời Ukraine, thay vào đó, họ cần cung cấp cho Kyiv thêm nhiều máy bay chiến đấu.

Nga Chiếm Nhà Máy Nguyên Tử Ukraine, Gây Lo Ngại Về Việc Giám Sát Phóng Xạ

VOA Tiếng Việt-Reuters

*

Các chuyên gia nguyên tử nói rằng việc Nga chiếm một nhà máy điện nguyên tử của Ukraine làm dấy lên lo ngại về khả năng tiếp cận dữ liệu bức xạ, mặc dù họ nhấn mạnh rằng họ không thấy có những nguy cơ phóng xạ tức thời và một cơ quan giám sát của Liên Hiệp Quốc nói rằng các lò phản ứng của nhà máy không bị hư hại.

Quân Nga đã chiếm được nhà máy Zaporizhzhia – nhà máy lớn nhất Âu Châu – sau khi tấn công vào sáng sớm thứ Sáu (4/3/2022), gây ra hỏa hoạn ở một cơ sở huấn luyện cao 5 tầng liền kề, chính quyền Ukraine cho biết.

Trái lại, phía Nga đổ lỗi về vụ tấn công nhà máy này cho “những kẻ phá hoại Ukraine”, theo cách dùng từ của Nga.

Trong một cuộc họp báo hôm 4/3, Giám đốc Cơ quan Nguyên tử Năng Quốc tế (IAEA), ông Rafael Grossi cho hay các lò phản ứng của Zaporozhzhia không bị hư hại và các nhân viên Ukraine vẫn tiếp tục vận hành các cơ sở nguyên tử trong khi quân Nga kiểm soát khu vực này.

Hệ thống giám sát bức xạ tại địa điểm này vẫn hoạt động bình thường và không xảy ra tình trạng phát tán chất phóng xạ, ông Grossi cho biết.

Park Jong-woon, Giáo sư tại khoa năng lượng và kỹ thuật điện của Đại học Dongguk, nói ông nghĩ rằng việc chiếm giữ nhà máy không gây ra mối nguy phóng xạ ngay lúc này, nhưng ông nói thêm rằng Nga có thể ngăn cản việc truy cập công khai vào dữ liệu bức xạ, từ đó gây ra nhiễu loạn thông tin.

Ông Park, người từng làm việc tại các hãng điện quốc doanh từ năm 1996 đến 2009, và cũng tư vấn về việc xây dựng các lò phản ứng nguyên tử, nói tiếp: “Họ có thể khiến mọi người thắc mắc, khiến người ta hoang mang và gieo rắc nỗi sợ hãi”.

Vụ hỏa hoạn tại cơ sở Zaporizhzhia đã được dập tắt nhưng nó đã làm dấy lên “mối lo ngại rất hiện hữu” về khả năng xảy ra thảm họa, Edwin Lyman, Giám đốc an toàn điện nguyên tử thuộc Hội Liên hiệp các Nhà khoa học Hữu trách ở thủ đô Hoa Thịnh Ðốn của Mỹ, nói.

Ông Lyman nói cụ thể hơn: “Ví dụ, giả định rằng đám cháy lan rộng, mặc dù trường này có vẻ không phải như vậy, nó có thể vô hiệu hóa hệ thống điện của nhà máy và dẫn đến một sự kiện rất giống như vụ Fukushima nếu hệ thống làm mát không được khôi phục kịp thời”.

Trên bình diện rộng hơn, các chuyên gia bày tỏ lo lắng về khả năng tiếp cận dữ liệu thời gian thực cần thiết để đánh giá tình hình bức xạ trên mặt đất.

Trang web chính thức đăng các kết quả đo phóng xạ tại địa điểm Zaporizhzhia không thể truy cập được ngay trong buổi chiều 4/3, ông Lyman cho hay.

Theo Kenji Nanba, người đứng đầu Viện Phóng xạ Môi trường của Đại học Fukushima và từng tham gia một dự án nghiên cứu chung với các nhà khoa học Ukraine, kể từ khi quân Nga chiếm quyền kiểm soát Chernobyl vào tuần trước – là nơi đã xảy ra thảm họa nguyên tử tồi tệ nhất thế giới và hiện là nhà máy điện không còn hoạt động – việc giám sát mức độ phóng xạ ở đó đã trở nên khó khăn hơn.

Dân Mỹ và Gia Nã Ðại Tình Nguyện Sang Ukraine Chống Nga Xâm Lược

VOA Tiếng Việt-Reuters

*

(Hình REUTERS: Cảnh đổ nát của một tòa nhà tại thành phố Kharkiv, Ukraine.)

Một Kỹ sư nhu liệu điện toán tại Texas và một đầu bếp tại British Columbia nằm trong số hàng chục người dân Mỹ và Gia Nã Ðại đáp ứng khi Ukraine kêu gọi tình nguyện viên ngoại quốc tới Ukraine cùng chiến đấu chống lại Nga xâm lược.

Các chính phủ Mỹ và Gia Nã Ðại không gởi quân đến Ukraine vì sợ gây ra thế chiến. Người dân Mỹ và Gia Nã Ðại nói với thông tấn xã Reuters họ bị thôi thúc bởi sức kháng chiến mạnh mẽ của Ukraine. Nhiều người tin rằng các quyền dân chủ tại quê hương họ có thể bị tổn hại nếu họ không làm gì để bảo vệ Âu Châu.

Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskiy, ngày 27/2/2022 kêu gọi thành lập một đội quân “tình nguyện quốc tế”.

Một số tình nguyện viên trẻ đã đi thẳng đến Ukraine để ghi tên nhập ngũ.

Những người khác đăng ký tại các Tòa Ðại sứ và Tòa Lãnh sự Ukraine trước khi bỏ việc hay rời trường Đại học.

Cuộc động viên diễn ra trong lúc pháo binh Nga nã pháo vào Kharkiv, thành phố lớn thứ hai của Ukraine.

“Tôi cảm thấy mặc cảm tội lỗi nếu không đi”, anh Dax, 26 tuổi, một cựu chiến binh của sư đoàn Bộ binh không vận 82 tinh nhuệ Mỹ, dự trù sẽ khai triển cùng với các binh sĩ Mỹ khác. Giống như nhiều người tình nguyện, cư dân Alabama này từ chối cho biết tên vì lý do an ninh.

Ông Bryson Woolsey, một đầu bếp Gia Nã Ðại, đã bỏ việc làm hôm 27/2 sau khi nghe lời kêu gọi của Tổng thống Ukraine dù chưa được huấn luyện quân sự. Ông dự trù mua vé máy bay đi Ba Lan rồi vào Ukraine để tình nguyện chiến đấu.

“Tôi cảm thấy phải làm một việc gì đó”, ông Woolsey, 33 tuổi, ở vùng Powell River, British Columbia, nói. Ông cho biết cảm thấy bất an khi nhìn thấy hình ảnh phụ nữ và trẻ em bị thương tại Ukraine.

Ngoại trưởng Gia Nã Ðại, Melanie Joly, ngày 27/2 nói công dân Gia Nã Ðại tuỳ ý quyết định có muốn gia nhập lữ đoàn quốc tế Ukraine hay không. Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, trong một email gởi Reuters, nói công dân Mỹ được yêu cầu chớ nên đến Ukraine.

Không phải tất cả những người tình nguyện đều muốn chiến đấu.

Tại Quebec, ông Julien Auger, một Bác sĩ 35 tuổi, đang chuẩn bị rời gia đình để trở thành nhân viên cứu thương cho BộY tế Ukraine để cung cấp trợ giúp nhân đạo “trung lập”.

Trong những nhóm online, các cựu chiến binh cảnh báo các tình nguyện viên thiếu huấn luyện tác chiến rằng họ đang đi vào vùng xung đột nơi mà sự thiếu kinh nghiệm có thể là gánh nặng cho chính họ và cho những người khác.

Chuyện này không cản chân những người như anh Tai B, 23 tuổi, học về báo chí tại New York.

“Tôi không muốn trở thành anh hùng, hay là một người tử vì đạo, tôi chỉ muốn cuối cùng làm việc gì đó đúng đắn”, anh Tai nói. Anh có thể nấu nướng, sửa chữa cơ khí căn bản và biết cách sử dụng vũ khí. Anh nói đã liên lạc Tòa Ðại sứ Mỹ tại Ukraine để đăng ký vào “đoàn quân tình nguyện quốc tế”.

Ông Hyde, 28 tuổi, ở trung tây nước Mỹ, cho hay đã có mặt tại Kyiv và sẽ bắt đầu huấn luyện quân sự ngày 2/3.

“Tôi không cam tâm để Âu Châu lại một lần nữa lâm vào cảnh chiến tranh”, anh Hyde nói.

Tại Austin, Texas (Mỹ), một chuyên viên phát triển nhu liệu điện toán cho hay sẽ dùng kinh nghiệm là một học viên quân sự để chiến đấu cho Ukraine.

“Nếu họ sẵn sàng bảo vệ dân chủ thì tôi nghĩ những người được hưởng lợi từ một xã hội dân chủ phải có nhiệm vụ hỗ trợ họ”, một bạn trẻ 25 tuổi không muốn nêu tên nói. “Tôi sẽ không cho cha mẹ mình biết cho tới khi nào đi ra phi trường”.

Các Tập Đoàn Hàng Đầu Mỹ Ngưng Hoạt Động ở Nga

VOA Tiếng Việt-Reuters

*

(Hình REUTERS: Một đại lý của Apple ở thành phố Kaliningrad, Nga. Apple đã quyết định ngưng bán các sản phẩm của họ ở Nga.)

Một số công ty danh tiếng nhất của Mỹ bao gồm Apple, Google, Ford, Harley-Davidson và Exxon Mobil đã chỉ trích và tẩy chay Nga do cuộc xâm lược của họ ở Ukraine, dưới áp lực liên tục từ các nhà đầu tư và người tiêu dùng lên án cuộc xâm lược.

Hãng Apple vào cuối ngày 1/3/2022 cho biết họ đã ngừng bán iPhone và các sản phẩm khác ở Nga, và nói thêm rằng họ đang thực hiện các thay đổi trên các ứng dụng bản đồ của họ để bảo vệ thường dân ở Ukraine.

Các công ty kỹ thuật khác trong đó có Google đã loại các hãng truyền thông nhà nước Nga ra khỏi kho tin tức của họ và hãng xe hơi Ford Motor – với ba nhà máy liên doanh ở Nga – nói với đối tác sản xuất của họ ở Nga rằng họ đang đình chỉ hoạt động tại nước này. Hãng xe gắn máy Harley-Davidson đã đình chỉ các lô hàng xuất sang Nga.

Hãng dầu khí Exxon Mobil cho biết họ sẽ ngừng hoạt động tại Nga và đang thực hiện các bước để rút khỏi liên doanh Sakhalin-1, theo bước hãng năng lượng khổng lồ Shell và BP, nhà đầu tư ngoại quốc lớn nhất ở Nga.

Nhiều tập đoàn đã lên tiếng rõ ràng một cách bất thường trong việc lên án Nga.

“Chúng tôi quan ngại sâu sắc về cuộc xâm lược Ukraine của Nga và sát cánh với tất cả những người đang phải chịu đau khổ do bạo lực”, Apple tuyên bố.

“Ford quan ngại sâu sắc về cuộc xâm lược Ukraine và các mối đe dọa nó đặt ra đối với hòa bình và ổn định. Tình hình đã buộc chúng tôi đánh giá lại hoạt động của mình ở Nga”, Ford ra tuyên bố cho biết.

“Chúng tôi lên án hành động quân sự của Nga vi phạm toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine và gây nguy hiểm cho người dân”, Exxon nói và cho biết họ sẽ không đầu tư vào các dự án phát triển mới ở Nga.

Các công ty kỹ thuật lớn cũng đang tiếp tục nỗ lực ngăn không cho quân đội Nga lợi dụng các sản phẩm của họ.

Apple cho biết họ đã chặn tải ứng dụng của một số báo chí được nhà nước Nga hậu thuẫn bên ngoài quốc gia này.

Microsoft trước đó cho biết họ sẽ loại bỏ ứng dụng di động của hãng truyền thông nhà nước Nga Russia Today (RT) khỏi kho ứng dụng Windows và cấm quảng cáo trên các hãng truyền thông do nhà nước Nga tài trợ. Google đã cấm RT và các kênh khác của Nga nhận tiền quảng cáo trên các trang web, ứng dụng và video YouTube, tương tự như động thái của Facebook.

Tổng Thống Biden Trong Thông Diệp Liên Bang Quốc Hội Mỹ Đứng Dậy Tán Dương Tinh Thần Chiến Đấu Của Người Dân Ukraine

VOA Tiếng Việt-Reuters

(Hình REUTERS, tư liệu: Viên chức phụ trách chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell.)

Liên Hiệp Âu Châu (EU) sẽ tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với Nga, các Ngoại trưởng của khối cho biết hôm thứ Sáu (4/3/2022) khi họ họp ở Brussels (Bỉ), nhưng họ không ủng hộ lời kêu gọi của Kyiv về hành động quân sự có nguy cơ kéo Liên minh Phòng thủ Bắc Ðại Tây Dương (NATO) vào cuộc chiến.

Người giữ chức vụ tương đương như Ngoại trưởng của khối, Josep Borrell, nói rằng tất cả các phương án hiện vẫn đang được bàn thảo, liên quan đến các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga vì họ xâm lược nước láng giềng Ukraine.

“Chúng tôi sẽ xem xét mọi thứ”, ông Borrell nói với các phóng viên khi được hỏi liệu EU có thể ngừng nhập cảng khí đốt từ Nga không.

Bộ trưởng Ngoại giao Ái Nhĩ Lan Simon Coveney cho biết vòng trừng phạt thứ tư có thể ảnh hưởng đến nhiều ngân hàng nữa của Nga trong việc họ tiếp cận với hệ thống chuyển tiền quốc tế SWIFT, cũng như cấm các tàu Nga đến các cảng Âu Châu và cắt giảm nhập cảng từ Nga.

Ông nói: “Tôi cũng nghĩ rằng chúng tôi sẽ cấm các mặt hàng nhập cảng khác như thép, gỗ, nhôm và có thể cả than nữa”.

Tuy nhiên, ngay lúc này vẫn chưa rõ khi nào 27 quốc gia EU có thể nhất trí về các biện pháp cụ thể.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã kêu gọi khối các đồng minh phương Tây thực thi vùng cấm bay kể từ khi cuộc xâm lược của Mạc Tư Khoa nổ ra cách đây 9 ngày.

Các cường quốc phương Tây đã trừng phạt Nga, bao gồm các hạn chế đối với hoạt động của Ngân hàng Trung ương và thu giữ tài sản từ các nhà tài phiệt tỉ phú.

Các thành viên NATO đã chuyển vũ khí đến Ukraine, nhưng không có các hành động quân sự có thể khiến họ rơi vào xung đột trực tiếp với Nga là nước có vũ khí nguyên tử.

Hôm 4/3, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken khẳng định liên minh NATO sẽ bảo vệ “từng centimet” lãnh thổ của khối trước bất kỳ cuộc tấn công nào. Ukraine, một nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ và từng lệ thuộc vào Mạc Tư Khoa, muốn gia nhập Liên Hiệp Âu Châu và khối liên minh quân sự phương Tây, tuy vậy, ở thời điểm hiện tại, Ukraine không phải là thành viên của cả hai khối.

“Chúng tôi là một liên minh phòng thủ. Chúng tôi không muốn có xung đột. Nhưng nếu xung đột xảy ra với chúng tôi, chúng tôi sẵn sàng đối phó”, ông Blinken nói.

Trong khi một số quốc gia NATO tỏ ý sẵn sàng thảo luận về vùng cấm bay, họ cũng đã nêu rõ là họ thận trọng về vấn đề này.

Ngoại trưởng Gia Nã Ðại Melanie Joly cho rằng NATO phải tránh gây ra một cuộc xung đột lớn hơn. Văn phòng Tổng thống Pháp mô tả yêu cầu về vùng cấm bay là “rất khó đáp ứng được”.

Hôm 3/3, Tổng thống Ukraine Zelenskiy nói rằng nếu khối các đồng minh không đáp ứng đề nghị của ông về việc bảo vệ bầu trời Ukraine, thay vào đó, họ cần cung cấp cho Kyiv thêm nhiều máy bay chiến đấu.

Nga Chiếm Nhà Máy Nguyên Tử Ukraine, Gây Lo Ngại Về Việc Giám Sát Phóng Xạ

VOA Tiếng Việt-Reuters

*

Các chuyên gia nguyên tử nói rằng việc Nga chiếm một nhà máy điện nguyên tử của Ukraine làm dấy lên lo ngại về khả năng tiếp cận dữ liệu bức xạ, mặc dù họ nhấn mạnh rằng họ không thấy có những nguy cơ phóng xạ tức thời và một cơ quan giám sát của Liên Hiệp Quốc nói rằng các lò phản ứng của nhà máy không bị hư hại.

Quân Nga đã chiếm được nhà máy Zaporizhzhia – nhà máy lớn nhất Âu Châu – sau khi tấn công vào sáng sớm thứ Sáu (4/3/2022), gây ra hỏa hoạn ở một cơ sở huấn luyện cao 5 tầng liền kề, chính quyền Ukraine cho biết.

Trái lại, phía Nga đổ lỗi về vụ tấn công nhà máy này cho “những kẻ phá hoại Ukraine”, theo cách dùng từ của Nga.

Trong một cuộc họp báo hôm 4/3, Giám đốc Cơ quan Nguyên tử Năng Quốc tế (IAEA), ông Rafael Grossi cho hay các lò phản ứng của Zaporozhzhia không bị hư hại và các nhân viên Ukraine vẫn tiếp tục vận hành các cơ sở nguyên tử trong khi quân Nga kiểm soát khu vực này.

Hệ thống giám sát bức xạ tại địa điểm này vẫn hoạt động bình thường và không xảy ra tình trạng phát tán chất phóng xạ, ông Grossi cho biết.

Park Jong-woon, Giáo sư tại khoa năng lượng và kỹ thuật điện của Đại học Dongguk, nói ông nghĩ rằng việc chiếm giữ nhà máy không gây ra mối nguy phóng xạ ngay lúc này, nhưng ông nói thêm rằng Nga có thể ngăn cản việc truy cập công khai vào dữ liệu bức xạ, từ đó gây ra nhiễu loạn thông tin.

Ông Park, người từng làm việc tại các hãng điện quốc doanh từ năm 1996 đến 2009, và cũng tư vấn về việc xây dựng các lò phản ứng nguyên tử, nói tiếp: “Họ có thể khiến mọi người thắc mắc, khiến người ta hoang mang và gieo rắc nỗi sợ hãi”.

Vụ hỏa hoạn tại cơ sở Zaporizhzhia đã được dập tắt nhưng nó đã làm dấy lên “mối lo ngại rất hiện hữu” về khả năng xảy ra thảm họa, Edwin Lyman, Giám đốc an toàn điện nguyên tử thuộc Hội Liên hiệp các Nhà khoa học Hữu trách ở thủ đô Hoa Thịnh Ðốn của Mỹ, nói.

Ông Lyman nói cụ thể hơn: “Ví dụ, giả định rằng đám cháy lan rộng, mặc dù trường này có vẻ không phải như vậy, nó có thể vô hiệu hóa hệ thống điện của nhà máy và dẫn đến một sự kiện rất giống như vụ Fukushima nếu hệ thống làm mát không được khôi phục kịp thời”.

Trên bình diện rộng hơn, các chuyên gia bày tỏ lo lắng về khả năng tiếp cận dữ liệu thời gian thực cần thiết để đánh giá tình hình bức xạ trên mặt đất.

Trang web chính thức đăng các kết quả đo phóng xạ tại địa điểm Zaporizhzhia không thể truy cập được ngay trong buổi chiều 4/3, ông Lyman cho hay.

Theo Kenji Nanba, người đứng đầu Viện Phóng xạ Môi trường của Đại học Fukushima và từng tham gia một dự án nghiên cứu chung với các nhà khoa học Ukraine, kể từ khi quân Nga chiếm quyền kiểm soát Chernobyl vào tuần trước – là nơi đã xảy ra thảm họa nguyên tử tồi tệ nhất thế giới và hiện là nhà máy điện không còn hoạt động – việc giám sát mức độ phóng xạ ở đó đã trở nên khó khăn hơn.

Dân Mỹ và Gia Nã Ðại Tình Nguyện Sang Ukraine Chống Nga Xâm Lược

VOA Tiếng Việt-Reuters

*

(Hình REUTERS: Cảnh đổ nát của một tòa nhà tại thành phố Kharkiv, Ukraine.)

Một Kỹ sư nhu liệu điện toán tại Texas và một đầu bếp tại British Columbia nằm trong số hàng chục người dân Mỹ và Gia Nã Ðại đáp ứng khi Ukraine kêu gọi tình nguyện viên ngoại quốc tới Ukraine cùng chiến đấu chống lại Nga xâm lược.

Các chính phủ Mỹ và Gia Nã Ðại không gởi quân đến Ukraine vì sợ gây ra thế chiến. Người dân Mỹ và Gia Nã Ðại nói với thông tấn xã Reuters họ bị thôi thúc bởi sức kháng chiến mạnh mẽ của Ukraine. Nhiều người tin rằng các quyền dân chủ tại quê hương họ có thể bị tổn hại nếu họ không làm gì để bảo vệ Âu Châu.

Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskiy, ngày 27/2/2022 kêu gọi thành lập một đội quân “tình nguyện quốc tế”.

Một số tình nguyện viên trẻ đã đi thẳng đến Ukraine để ghi tên nhập ngũ.

Những người khác đăng ký tại các Tòa Ðại sứ và Tòa Lãnh sự Ukraine trước khi bỏ việc hay rời trường Đại học.

Cuộc động viên diễn ra trong lúc pháo binh Nga nã pháo vào Kharkiv, thành phố lớn thứ hai của Ukraine.

“Tôi cảm thấy mặc cảm tội lỗi nếu không đi”, anh Dax, 26 tuổi, một cựu chiến binh của sư đoàn Bộ binh không vận 82 tinh nhuệ Mỹ, dự trù sẽ khai triển cùng với các binh sĩ Mỹ khác. Giống như nhiều người tình nguyện, cư dân Alabama này từ chối cho biết tên vì lý do an ninh.

Ông Bryson Woolsey, một đầu bếp Gia Nã Ðại, đã bỏ việc làm hôm 27/2 sau khi nghe lời kêu gọi của Tổng thống Ukraine dù chưa được huấn luyện quân sự. Ông dự trù mua vé máy bay đi Ba Lan rồi vào Ukraine để tình nguyện chiến đấu.

“Tôi cảm thấy phải làm một việc gì đó”, ông Woolsey, 33 tuổi, ở vùng Powell River, British Columbia, nói. Ông cho biết cảm thấy bất an khi nhìn thấy hình ảnh phụ nữ và trẻ em bị thương tại Ukraine.

Ngoại trưởng Gia Nã Ðại, Melanie Joly, ngày 27/2 nói công dân Gia Nã Ðại tuỳ ý quyết định có muốn gia nhập lữ đoàn quốc tế Ukraine hay không. Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, trong một email gởi Reuters, nói công dân Mỹ được yêu cầu chớ nên đến Ukraine.

Không phải tất cả những người tình nguyện đều muốn chiến đấu.

Tại Quebec, ông Julien Auger, một Bác sĩ 35 tuổi, đang chuẩn bị rời gia đình để trở thành nhân viên cứu thương cho BộY tế Ukraine để cung cấp trợ giúp nhân đạo “trung lập”.

Trong những nhóm online, các cựu chiến binh cảnh báo các tình nguyện viên thiếu huấn luyện tác chiến rằng họ đang đi vào vùng xung đột nơi mà sự thiếu kinh nghiệm có thể là gánh nặng cho chính họ và cho những người khác.

Chuyện này không cản chân những người như anh Tai B, 23 tuổi, học về báo chí tại New York.

“Tôi không muốn trở thành anh hùng, hay là một người tử vì đạo, tôi chỉ muốn cuối cùng làm việc gì đó đúng đắn”, anh Tai nói. Anh có thể nấu nướng, sửa chữa cơ khí căn bản và biết cách sử dụng vũ khí. Anh nói đã liên lạc Tòa Ðại sứ Mỹ tại Ukraine để đăng ký vào “đoàn quân tình nguyện quốc tế”.

Ông Hyde, 28 tuổi, ở trung tây nước Mỹ, cho hay đã có mặt tại Kyiv và sẽ bắt đầu huấn luyện quân sự ngày 2/3.

“Tôi không cam tâm để Âu Châu lại một lần nữa lâm vào cảnh chiến tranh”, anh Hyde nói.

Tại Austin, Texas (Mỹ), một chuyên viên phát triển nhu liệu điện toán cho hay sẽ dùng kinh nghiệm là một học viên quân sự để chiến đấu cho Ukraine.

“Nếu họ sẵn sàng bảo vệ dân chủ thì tôi nghĩ những người được hưởng lợi từ một xã hội dân chủ phải có nhiệm vụ hỗ trợ họ”, một bạn trẻ 25 tuổi không muốn nêu tên nói. “Tôi sẽ không cho cha mẹ mình biết cho tới khi nào đi ra phi trường”.

Các Tập Đoàn Hàng Đầu Mỹ Ngưng Hoạt Động ở Nga

VOA Tiếng Việt-Reuters

*

(Hình REUTERS: Một đại lý của Apple ở thành phố Kaliningrad, Nga. Apple đã quyết định ngưng bán các sản phẩm của họ ở Nga.)

Một số công ty danh tiếng nhất của Mỹ bao gồm Apple, Google, Ford, Harley-Davidson và Exxon Mobil đã chỉ trích và tẩy chay Nga do cuộc xâm lược của họ ở Ukraine, dưới áp lực liên tục từ các nhà đầu tư và người tiêu dùng lên án cuộc xâm lược.

Hãng Apple vào cuối ngày 1/3/2022 cho biết họ đã ngừng bán iPhone và các sản phẩm khác ở Nga, và nói thêm rằng họ đang thực hiện các thay đổi trên các ứng dụng bản đồ của họ để bảo vệ thường dân ở Ukraine.

Các công ty kỹ thuật khác trong đó có Google đã loại các hãng truyền thông nhà nước Nga ra khỏi kho tin tức của họ và hãng xe hơi Ford Motor – với ba nhà máy liên doanh ở Nga – nói với đối tác sản xuất của họ ở Nga rằng họ đang đình chỉ hoạt động tại nước này. Hãng xe gắn máy Harley-Davidson đã đình chỉ các lô hàng xuất sang Nga.

Hãng dầu khí Exxon Mobil cho biết họ sẽ ngừng hoạt động tại Nga và đang thực hiện các bước để rút khỏi liên doanh Sakhalin-1, theo bước hãng năng lượng khổng lồ Shell và BP, nhà đầu tư ngoại quốc lớn nhất ở Nga.

Nhiều tập đoàn đã lên tiếng rõ ràng một cách bất thường trong việc lên án Nga.

“Chúng tôi quan ngại sâu sắc về cuộc xâm lược Ukraine của Nga và sát cánh với tất cả những người đang phải chịu đau khổ do bạo lực”, Apple tuyên bố.

“Ford quan ngại sâu sắc về cuộc xâm lược Ukraine và các mối đe dọa nó đặt ra đối với hòa bình và ổn định. Tình hình đã buộc chúng tôi đánh giá lại hoạt động của mình ở Nga”, Ford ra tuyên bố cho biết.

“Chúng tôi lên án hành động quân sự của Nga vi phạm toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine và gây nguy hiểm cho người dân”, Exxon nói và cho biết họ sẽ không đầu tư vào các dự án phát triển mới ở Nga.

Các công ty kỹ thuật lớn cũng đang tiếp tục nỗ lực ngăn không cho quân đội Nga lợi dụng các sản phẩm của họ.

Apple cho biết họ đã chặn tải ứng dụng của một số báo chí được nhà nước Nga hậu thuẫn bên ngoài quốc gia này.

Microsoft trước đó cho biết họ sẽ loại bỏ ứng dụng di động của hãng truyền thông nhà nước Nga Russia Today (RT) khỏi kho ứng dụng Windows và cấm quảng cáo trên các hãng truyền thông do nhà nước Nga tài trợ. Google đã cấm RT và các kênh khác của Nga nhận tiền quảng cáo trên các trang web, ứng dụng và video YouTube, tương tự như động thái của Facebook.

Tổng Thống Biden Trong Thông Diệp Liên Bang Quốc Hội Mỹ Đứng Dậy Tán Dương Tinh Thần Chiến Đấu Của Người Dân Ukraine

VOA Tiếng Việt-Reuters

*

(Hình AP: Tổng thống Joe Biden trình bày bài diễn văn Thông điệp Liên bang trước Quốc hội tại Điện Capitol, ngày 1/3/2022, ở Hoa Thịnh Ðốn.)

Tổng thống Mỹ Joe Biden dẫn đầu những tràng vỗ tay nhiệt liệt ủng hộ người dân Ukraine đang đối mặt với vòng vây của Nga trong bài diễn văn Thông điệp Liên bang, đả kích Tổng thống Vladimir Putin vì điều mà ông gọi là “cuộc xâm lược vô cớ và có dự mưu”.

“Mỗi người chúng ta, nếu có thể, hãy đứng dậy và gửi một tín hiệu không thể nhầm lẫn đến Ukraine và thế giới”, ông Biden nói.

Vốn thường chia rẽ về đảng phái, các Nghị sĩ thuộc Đảng Dân chủ lẫn Cộng hòa đứng dậy nhiệt liệt tán dương Ukraine, nhiều người vẫy cờ Ukraine và reo hò trong nghị trường Hạ viện nơi họ đến nghe bài diễn văn của ông Biden.

Trong một phát biểu không nằm trong nội dung soạn trước, ông Biden nói về ông Putin: “Ông ta không biết chuyện gì sắp xảy tới”.

Ông Biden đang tìm cách điều chỉnh lại đường hướng mà ông lèo lái đất nước sau năm đầu tiên nắm quyền được đánh dấu bởi tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và hàng ngàn tỉ Mỹ kim rót vào các chương trình mới, nhưng bị đè nặng bởi lạm phát cao nhất trong 40 năm qua và đại dịch virus Corona kéo dài.

Bài diễn văn thường niên trước Quốc hội cho ông Biden cơ hội làm nổi bật chủ trương của mình, trấn an những người Mỹ đang hoang mang và tìm cách vực dậy tỉ lệ ủng hộ sa sút của công chúng trong các cuộc khảo sát ý kiến trong lúc có những cảnh báo nghiêm trọng là phe Dân chủ của ông có thể vấp phải thất bại trong cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng 11.

Lần đầu tiên sau nhiều tháng, các thành viên Quốc hội không phải đeo khẩu trang trong nghị trường để phòng ngừa đại dịch.

Trước khi ông Biden đến, các lá cờ Ukraine đã được phân phát cho người tham dự. Một số thành viên nữ của Quốc hội mặc trang phục màu cờ vàng và xanh lam.

Thách thức của Biden là cho người Mỹ thấy rằng ông đang lãnh đạo tốt phản ứng của phương Tây đối với giai đoạn căng thẳng nhất trong quan hệ với Nga kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc 30 năm trước.

Việc Nga xâm lược Ukraine đã thử thách khả năng phản ứng nhanh chóng của ông Biden trước các sự kiện mà không đưa lực lượng Mỹ tham chiến.

Mỹ và các đồng minh đã áp đặt hàng loạt những chế tài nhắm vào nền kinh tế và hệ thống tài chánh của Nga, chính ông Putin và giới tài phiệt thân cận của ông ta. Nhiều biện pháp trừng phạt đang được hoạch định.

Cuộc khủng hoảng đã buộc ông Biden phải viết lại bài phát biểu để tập trung vào việc đoàn kết người Mỹ quanh nỗ lực toàn cầu nhằm trừng phạt Mạc Tư Khoa và ủng hộ Kyiv.

Ông đưa ra những lời chỉ trích nặng nề nhắm vào ông Putin trong phát biểu của mình, nói rằng nhà lãnh đạo Nga đã tính toán sai lầm tai hại về tình hình sẽ diễn tiến ra sao và giờ đây “nền kinh tế Nga đang chao đảo và chỉ một mình Putin phải chịu trách nhiệm”.

“Ông ta nghĩ rằng ông ta có thể thản nhiên tiến vào Ukraine và thế giới sẽ nhún nhường. Thay vào đó, ông ta va phải một bức tường sức mạnh mà ông ta không bao giờ hình dung được. Ông ta va phải người dân Ukraine”, ông Biden nói. “Từ Tổng thống Zelenskyy đến mọi người Ukraine, sự quả cảm, sự can đảm, sự quyết tâm của họ, đã gợi cảm hứng cho thế giới”.

‘Có Dự Mưu và Vô Cớ’

Ông Biden nói ông Putin đã phớt lờ những nỗ lực ngăn chặn chiến tranh.

“Cuộc chiến của Putin có dự mưu và vô cớ. Ông ta khước từ các nỗ lực ngoại giao. Ông ta nghĩ rằng phương Tây và Liên minh Phòng thủ Bắc Ðại Tây Dương (NATO) sẽ không đáp trả. Và, ông ta nghĩ rằng ông ta có thể chia rẽ chúng ta ở nhà”, ông Biden nói. “Putin đã sai. Chúng ta đã sẵn sàng”.

Ông Biden loan báo Mỹ sẽ cùng các quốc gia khác cấm các chuyến bay của Nga bay vào không phận của Mỹ.

(Hình AFP: Đại sứ Ukraine tại Mỹ Oksana Markarova ghi nhận tràng pháo tay vinh danh người dân đất nước bà từ Đệ nhất Phu nhân Jill Biden trong khi Tổng thống Joe Biden trình bày diễn văn Thông điệp Liên bang trước Quốc hội, ở Hoa Thịnh Ðốn, ngày 1/3/2022.)

Để bày tỏ sự ủng hộ đối với Ukraine, đệ nhất phu nhân Jill Biden mời Ðại sứ Ukraine tại Mỹ, Oksana Markarova, làm khách mời danh dự của bà đến nghe diễn văn. Bà đi chung xe với gia đình Biden từ Tòa Bạch Ốc đến Điện Capitol.

Đối mặt với lạm phát gia tăng và trở nên trầm trọng hơn bởi cuộc khủng hoảng Nga, và bị phe Cộng hòa cáo buộc để cho nó vượt ra ngoài tầm kiểm soát, ông Biden kêu gọi các công ty sản xuất thêm xe hơi và chất bán dẫn hơn ở Mỹ để người Mỹ bớt phụ thuộc vào nhập cảng.

Cũng có những khoảnh khắc mang tính đảng phái trong suốt bài diễn văn. Hai nhà Lập pháp cực hữu của Đảng Cộng hòa, Lauren Boebert và Marjorie Taylor Greene, hét lên “hãy xây bức tường” để thể hiện sự bất bình với chính sách di trú của ông Biden. “Ngồi xuống”, một Nghị sĩ Dân chủ hét lại đáp trả.

Bản thân ông Biden cũng đưa ra một số chỉ trích đối với phe cấp tiến trong nội bộ đảng của ông, những người thườn đả kích cảnh sát về những vụ giết người da đen. Ông nói: “Câu trả lời không phải là ngừng tài trợ cho cảnh sát mà là tài trợ cho cảnh sát. Tài trợ cho họ. Tài trợ cho họ. Tài trợ cho họ bằng nguồn lực và đào tạo… để bảo vệ cộng đồng”.

Ông Biden có một số tiến bộ để nêu bật: Nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn bất cứ lúc nào kể từ năm 1984 với 6,6 triệu việc làm được tạo ra, chính phủ phân phối hàng trăm triệu liều vaccine COVID-19 và việc ông đề cử người phụ nữ gốc Phi đầu tiên phục vụ tại Tòa án Tối cao, Ketanji Brown Jackson.

“Chúng ta có sự lựa chọn. Một cách để chống lạm phát là giảm lương và khiến người Mỹ nghèo hơn. Tôi có một kế hoạch hay hơn để chống lạm phát”, ông Biden nói. “Thay vì dựa vào các chuỗi cung ứng ngoại quốc, hãy sản xuất tại Mỹ… Kế hoạch chống lạm phát của tôi sẽ giảm chi phí của bạn và giảm thâm thủng ngân sách”.

Thống đốc Iowa, Kim Reynolds, người trình bày phát biểu đáp từ của phe Cộng hòa về bài diễn văn của ông Biden, chỉ trích cách ông giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine và lạm phát tăng vọt ở Mỹ.

“Thay vì đưa nước Mỹ tiến lên, có cảm giác như Tổng thống Biden và đảng của ông ấy đã đưa chúng ta quay ngược thời gian trở lại những năm cuối thập niên 70 và đầu thập niên 80. Khi lạm phát tăng vọt làm các gia đình lao đao, một làn sóng tội phạm bạo lực đang ập xuống các thành phố của chúng ta, và quân đội Soviet tìm cách vẽ lại bản đồ thế giới”, bà nói.

Phe Cộng hòa nói rằng chính quyền đã không hành động đủ nhanh để nới lỏng các hạn chế đại dịch khi số ca nhiễm giảm xuống. Hơn 2.000 người Mỹ chết hàng ngày vì COVID-19, theo mức trung bình bảy ngày mới nhất, cao nhất so với bất cứ quốc gia nào trên thế giới.

Ông Biden nói hầu hết đất nước sẽ không còn phải đeo khẩu trang nữa.

“Tôi biết các bạn mệt mỏi, bực bội và kiệt sức”, ông nói. “Nhưng tôi cũng biết điều này…. Đêm nay tôi có thể nói rằng chúng tôi đang tiến về phía trước một cách an toàn, trở lại với những thói quen bình thường hơn”.

“Vì vậy, đêm này, trong năm thứ 245 của chúng ta trong tư cách là một quốc gia, tôi đến để báo cáo về Tình trạng Liên bang của của chúng ta. Và báo cáo của tôi là: Tình trạng Liên bang vững mạnh – bởi vì bạn, người dân Mỹ, là những người mạnh mẽ. Ngày hôm nay chúng ta mạnh hơn chúng ta một năm trước. Và một năm nữa chúng ta sẽ mạnh hơn chúng ta hiện nay”, ông Biden nói.

Thông Điệp Liên Bang Hoa Kỳ: Cảnh Cáo Putin và Thúc Đẩy Chương Trình Nghị Sự Quốc Nội

VOA Tiếng Việt

*

(Hình AP: Giải phát không phải là cắt ngân sách cảnh sát, mà là trao ngân sách cho cảnh sát cùng tài nguyên và huấn luyện cần thiết để họ bảo vệ cộng đồng.)

Dưới đây là các trích đoạn trong Thông Điệp Liên Bang của Tổng thống Joe Biden, đọc tại Quốc hội Hoa Kỳ tối 1 tháng Ba, 2022. Các tiểu tựa do Ban tiếng Việt của Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) chọn đặt.

“Putin Đã Sai”

Trong suốt chiều dài lịch sử, chúng ta đã học được bài học này – khi các nhà độc tài không phải trả giá cho sự hung hăng của họ, họ sẽ càng tạo thêm loạn lạc. Họ cứ lấn tới. Và, cái giá và mối đe dọa đối với Mỹ và thế giới tiếp tục tăng lên.

Đó là lý do tại sao Liên minh Phòng thủ Bắc Ðại Tây Dương (NATO) được thành lập để bảo đảm hòa bình và ổn định ở Âu Châu sau Đệ nhị Thế chiến. Hoa Kỳ là một thành viên cùng với 29 quốc gia khác.

NATO có vai trò quan trọng. Ngoại giao Mỹ có vai trò quan trọng.

Cuộc chiến của ông Putin đã được tính toán trước và ông ấy đã vô cớ tấn công. Ông phủi hết những nỗ lực ngoại giao. Ông ta nghĩ rằng phương Tây và NATO sẽ không đáp trả. Và, ông ta nghĩ rằng ông ta có thể chia rẽ chúng ta ở đây, ở trên nước Mỹ.

Putin đã sai. Chúng ta đã sẵn sàng.

‘Dùng Sự Thật Để Đẩy Lùi Lời Nói Dối của Nga’

Cuộc tấn công mới nhất của Putin vào Ukraine đã được tính toán trước và ông ấy đã tấn công vô cớ.

Ông ta bác bỏ những nỗ lực ngoại giao hết lần này đến lần khác.

Ông ta nghĩ phương Tây và NATO sẽ không đáp trả. Và ông ta nghĩ rằng ông ta có thể chia rẽ chúng ta ở trong nước. Putin đã sai. Chúng ta đã sẵn sàng. Đây là những gì chúng ta đã làm.

Chúng ta đã chuẩn bị kỹ lưỡng và cẩn thận.

Chúng ta đã dành nhiều tháng để xây dựng một liên minh gồm các quốc gia yêu tự do khác từ Âu Châu và Mỹ Châu đến Á Châu và Phi Châu để đương đầu với Putin.

Tôi đã dành không biết bao nhiêu giờ đồng hồ để đoàn kết các đồng minh Âu Châu của chúng ta. Chúng ta đã chia sẻ trước với thế giới những gì chúng ta biết về việc Putin đang lên kế hoạch và chính xác về việc ông ấy sẽ tìm cách biện minh cho hành vi gây hấn của mình một cách sai trái như thế nào.

Chúng ta đã đẩy lùi những lời nói dối của phía Nga bằng sự thật.

Và giờ đây khi ông ta đã hành động, thế giới tự do đang buộc ông ta phải chịu trách nhiệm.

Không Xung Đột Vũ Trang Với Nga Tại Ukraine

Để tôi nói rõ, các lực lượng quân sự của chúng ta không và sẽ không can dự vào cuộc xung đột với lực lượng Nga ở Ukraine.

Các lực lượng của chúng ta sẽ không đến Âu Châu để chiến đấu ở Ukraine, mà là để bảo vệ các đồng minh NATO của chúng ta – trong trường hợp Putin quyết định tiếp tục tiến về phía Tây.

Vì mục đích đó, chúng ta đã huy động Bộ binh, Không quân và khai triển chiến hạm Mỹ để bảo vệ các nước NATO gồm có Ba Lan, Lỗ Ma Ni, Latvia, Lithuania và Estonia.

Như tôi đã nói rất rõ ràng rằng Mỹ và các đồng minh sẽ bảo vệ từng tấc đất của các nước NATO với toàn bộ sức mạnh tập thể của mình.

Và chúng ta vẫn sáng suốt. Người dân Ukraine đang phản công chỉ với lòng can đảm. Nhưng vài tuần tới, vài tháng tới sẽ rất khó khăn với họ.

Putin đã làm bùng phát bạo lực và hỗn loạn. Nhưng mặc dù ông ấy có thể có chiến thắng trên chiến trường – ông ấy sẽ phải tiếp tục trả giá cao về lâu dài.

Và một dân tộc Ukraine kiêu hãnh, vốn đã có 30 năm độc lập, đã nhiều lần cho thấy họ sẽ không tha thứ cho bất cứ ai tìm cách đẩy lùi đất nước của họ.

Tăng Năng Lực Sản Xuất Để Chống Lạm Phát

Chúng ta có một lựa chọn. Một cách để chống lạm phát là giảm lương và khiến cho người dân Mỹ nghèo hơn. Tôi có một kế hoạch tốt hơn để chống nạn lạm phát.

Giảm chi phí, chứ không phải lương của quý vị. Sản xuất thêm nhiều xe hơi và chất bán dẫn ở Mỹ. Thêm nhiều cơ sở hạ tầng và sáng tạo ở Mỹ. Hàng hóa sẽ di chuyển nhanh hơn và rẻ hơn ở Mỹ. Nhiều việc làm để quý vị có thể sống tốt ở Mỹ. Và, thay vì phải dựa vào chuỗi cung ứng ngoại quốc – hãy thiết lập chuỗi cung ứng ở Mỹ.

Các nhà kinh tế gọi đó là ‘tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế của chúng ta’. Tôi gọi đó là xây dựng nước Mỹ tốt đẹp hơn.

Kế hoạch chống lạm phát của tôi sẽ làm giảm chi phí của quý vị và giảm thâm hụt.

Chiến Lược Đầu Tư Vào Cơ Sở Hạ Tầng

Chúng ta sẽ không nói về các dự án cơ sở hạ tầng trong phạm vi tuần lễ.

Chúng ta sẽ có một thập kỷ đầu tư vào cơ sở hạ tầng.

Nó sẽ biến đổi nước Mỹ và đưa chúng ta đi đến giành thắng lợi trong cuộc ganh đua kinh tế của thế kỷ 21 mà chúng ta phải đối mặt với phần còn lại của thế giới – nhất là với Trung Quốc.

Như tôi đã nói với ông Tập Cận Bình – đánh cược với người dân Mỹ không bao giờ là điều tốt cả.

Chúng ta sẽ tạo ra việc làm tốt cho hàng triệu người dân Mỹ, hiện đại hóa đường sá, phi trường, hải cảng và đường thủy trên khắp nước Mỹ.

Và chúng ta sẽ làm tất cả để chịu đựng những tác động tàn phá của khủng hoảng khí hậu và thúc đẩy công lý môi trường.

Chúng ta sẽ xây dựng một mạng lưới trên toàn quốc gồm 500.000 trạm sạc xe điện, bắt đầu thay thế các đường ống nước nhiễm chì độc hại – nhờ vậy mọi trẻ em – và mọi người dân Mỹ – đều có nước sạch để uống ở nhà và ở trường, cung cấp Internet tốc độ cao giá cả vừa phải cho mọi người Mỹ – các cộng đồng thành thị, ngoại ô, nông thôn và bộ tộc.

Có 4.000 dự án đã được công bố.

Và tối nay, tôi thông báo rằng năm nay chúng ta sẽ bắt đầu sửa chữa hơn 65.000 dặm đường cao tốc và 1.500 cây cầu bị hư hỏng.

Hệ Thống Thuế ‘Không Công Bằng’

Và theo kế hoạch của tôi, không ai có thu nhập dưới 400.000 Mỹ kim một năm sẽ trả thêm một đồng thuế nào. Không ai hết.

Có một điều mà tất cả người Mỹ đều đồng ý là hệ thống tính thuế không công bằng. Chúng ta phải sửa nó.

Tôi không tìm cách trừng phạt bất cứ ai. Nhưng cần bảo đảm các tập đoàn và những người Mỹ giàu nhất bắt đầu phải trả thuế tương xứng.

Chỉ mới năm 2021, 55 tập đoàn trong nhóm Fortune 500 đã kiếm được 40 tỉ Mỹ kim lợi nhuận nhưng không phải trả đồng nào thuế thu nhập liên bang.

Điều đó chỉ là không công bằng. Đó là lý do tại sao tôi đề xuất mức thuế tối thiểu 15% cho các tập đoàn.

Chúng ta đã có hơn 130 quốc gia đồng ý về mức thuế tối thiểu toàn cầu để các công ty không thể né tránh trả thuế trong nước bằng cách đưa việc làm và nhà máy ra ngoại quốc.

Đó là lý do tại sao tôi đề xuất đóng các lỗ hổng để những người rất giàu không phải trả mức thuế thấp hơn giáo viên hoặc lính cứu hỏa.

Đó là kế hoạch của tôi. Nó sẽ giúp kinh tế tăng trưởng và giảm chi phí cho các gia đình.

Cởi Bỏ Khẩu Trang

Chỉ vài ngày trước, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) đã ban hành hướng dẫn mới về khẩu trang.

Theo những hướng dẫn mới này, đa số người Mỹ ở hầu hết đất nước hiện đã có thể không phải đeo khẩu trang nữa.

Và dựa trên các dự báo, thêm nhiều nơi trong nước sẽ đến được chỗ đó trong vài tuần nữa.

Nhờ vào những tiến triển mà chúng ta đã đạt được trong năm qua, COVID-19 không còn kiểm soát cuộc sống của chúng ta nữa.

Tôi biết một số người đang nói về ‘sống chung với COVID-19’. Tối nay – Tôi nói rằng chúng ta sẽ không bao giờ chấp nhận sống chung với COVID-19.

Chúng ta sẽ tiếp tục chiến đấu với con virus này như chúng ta đã chiến đấu với các căn bệnh khác. Và bởi vì đây là một loại virus biến đổi và lây lan, chúng ta sẽ cảnh giác.

Ngân Sách Cho Cảnh Sát và Kiểm Soát Súng

Hãy cùng nhau bảo vệ cộng đồng chúng ta, khôi phục niềm tin và buộc cơ quan chấp pháp phải đối mặt trách nhiệm.

Đó là lý do tại sao Bộ Tư pháp yêu cầu lực lượng cảnh sát gắn camera lên người, cấm đè nghẹt cổ và hạn chế lệnh bắt mà không gõ cửa.

Đó là lý do tại sao Kế hoạch Giải cứu nước Mỹ đã cấp 350 tỉ Mỹ kim mà các thành phố, tiểu bang và quận hạt có thể dùng để tuyển thêm cảnh sát và đầu tư vào các chiến lược đã được chứng minh như ngăn chặn bạo lực cộng đồng – những sứ giả đáng tin cậy giúp phá vỡ vòng xoáy bạo lực và sang chấn và mang lại hy vọng cho người trẻ.

Tất cả chúng ta cần đồng ý rằng câu trả lời không phải là ngưng cấp ngân sách cho cảnh sát. Câu trả lời là cấp ngân sách cho cảnh sát với các nguồn lực và chương trình huấn luyện họ cần để bảo vệ cộng đồng.

Tôi yêu cầu cả Đảng Dân chủ và Cộng hòa: Hãy thông qua ngân sách của tôi và giữ cho các khu dân cư của chúng ta an toàn.

Và tôi sẽ tiếp tục làm mọi thứ trong khả năng của mình để trấn áp nạn buôn bán súng và nạn súng ma vốn có thể mua trên mạng và chế tại nhà – chúng không có số series và không thể theo dõi.

Và tôi yêu cầu Quốc hội thông qua các biện pháp đã được chứng minh để giảm bạo lực súng đạn. Hãy thông qua kiểm tra lý lịch phổ quát. Làm sao mà bất cứ ai có tên trong danh sách khủng bố có thể mua được vũ khí?

Cấm vũ khí tấn công và băng đạn sát thương cao.

Hãy rút lại lá chắn truy tố giúp cho các nhà sản xuất súng trở thành ngành duy nhất ở Mỹ không thể bị kiện.

Những luật này không vi phạm Tu chính án thứ Hai. Chúng cứu mạng người.

bao chua mot.jpg