Chiều Chúa Nhật 24 tháng 9, 2023, Hội Văn Thơ Lạc Việt (VTLV) San Jose, miền Bắc Cali, tổ chức buổi họp mặt chào đón một thành viên phương xa, nhà văn Hồng Thủy, đương kim Chủ Tịch Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Vùng Đông Bắc Hoa Kỳ (VBVNHN VĐBHK)
Bầu trời San Jose chiều hôm nay nắng vàng như dịu xuống. Gió nhè nhẹ, những chòm mây bạc bay tản mác, lung linh, như hoà cùng niềm vui và lòng hiếu khách của mọi người tại một góc nhỏ của thành phố Thung Lũng Hoa Vàng. Nơi đó là tư gia của cựu Chủ Tịch, cũng là cố vấn VTLV, văn thi sĩ Chinh Nguyên.
Một dãy bàn dài được bày biện rất tươm tất cạnh phòng thu âm ghi hình, nơi anh Chinh Nguyên dùng để phỏng vấn các nhân vật cộng đồng, các văn thi sĩ, và thực hiện Talkshow, cho chương trình của đài VNA-TV. Tôi đến được một lúc thì cuộc phỏng vấn nhà văn Hồng Thuỷ do anh Chinh Nguyên thực hiện cùng với sự tham dự của nhà thơ Lê Tuấn hoàn tất. Chị bước ra ngoài, nhìn tươi mát trong chiếc áo dài xanh được “design” hoa văn phá cách – nhưng rất nhu mì – dù nét mặt phảng phất chút mệt mỏi vì đã trải qua một chuyến bay dài từ miền Đông qua; và vì mấy ngày trước đó được bạn bè tại địa phương nhiệt tình chào đón, tiệc tùng suốt sáng thâu đêm. Niềm vui gặp lại nhóm đàn em Văn Bút tại Văn Thơ Lạc Việt và những người bạn cố cựu từ thời Nữ Trung Học Trưng Vương Sài Gòn đã giúp chị khỏe ra.
VTLV phỏng vấn nhà văn Hồng Thủy
Khách đến lai rai. Mỗi người đều mang theo một hay hai món đặc biệt của riêng mình. Thôi thì toàn mỹ vị cao lương hay có thể gọi là “Sơn hào hải vị”. Từ bánh kem, bánh thạch, bánh carrot, bánh ít; đến xôi cẩm, xôi dứa, xôi đậu xanh; rồi thì miến xào cua, chả giò, cháo cá, bánh nếp trần, và trái cây các loại….
Những vòng ôm, những câu chào câu hỏi, những ánh mắt rạng rỡ cùng những nụ cười … thả ga, làm cho bầu không khí thật rộn ràng, sôi nổi, vẻ hạnh phúc hiện rõ trên khuôn mặt mọi người. Nói sao cho hết niềm vui. Một số trong nhóm hội viên VTLV và thân hữu có mặt hôm nay đồng thời cũng là thành viên Văn Bút VNHN VĐBHK, có người lâu nay chỉ sinh hoạt trong Văn Bút từ xa, đây là lần đầu gặp mặt Chủ Tịch Hồng Thủy, cho nên sự hào hứng càng nhân lên gấp bội. Vừa đón “đồng môn” vừa đón “boss”; Có anh chị đến từ miền xa, xa tận Sacramento – thủ phủ Cali – như vợ chồng nhà văn Dương Vũ; một số đến từ vùng Đông Vịnh (East Bay), Vịnh Monterey, và Livermore phố Núi … Số còn lại và Ban Điều Hành VTLV thì toàn là “thổ Địa” của San Jose và vùng phụ cận. Tất cả thực khách cũng trên vài chục người, đủ làm cho ngôi nhà vốn ấm áp của ông cố vấn VTLV càng thêm ấm.
Chủ Tich VTLV, Không Quân Lê Văn Hải, người nổi tiếng là “nhân-vật-rất-hào-phóng-và-chịu-chơi” (lời của bà con trong cộng đồng Việt ở San Jose). Thành viên VTLV nào ở xa đến Bắc Cali đều được mọi người đón chào vui vẻ, huống chi là thành viên “nặng ký” như nhà văn Hồng Thủy, Chủ Tịch VBVNHN VĐBHK. Hồi tháng trước, trong buổi Tiệc mừng sinh nhật chung VTLV và Ra Mắt Sách của nhà thơ Cao Bồi Già, khi nghe tin chị Hồng Thủy sắp sang Cali dự đại hội cựu Học Sinh Trưng Vương Nam Cai, và chị sẽ dừng chân ghé lại Bắc Cali một tuần, anh Lê Văn Hải tỏ ra vô cùng vui vẻ và hào hứng. “VTLV chúng ta sẽ tổ chức đón tiếp chị Hồng Thủy thật long trọng nhé các bạn!” Anh nói với Ban Điều Hành. Và chính anh Hải đã chọn ngày, lên chương trình, ra thông báo mời tham dự buổi tiếp đón chị Hồng Thủy, kể cả việc cùng anh Chinh Nguyên xếp lịch ghi hình phỏng vấn chị cho đài VNA -TV. Mọi việc đã chuẩn bị kỹ càng. Nhưng rất tiếc đến giờ chót anh Hải có việc “vui bất ngờ” phải bay đi Nhật gấp nên vắng mặt.
Chủ Tich VTLV Lê Văn Hải,nhà văn Chinh Nguyên, và nhà văn Hồng Thủy
Trước khi nhập tiệc, anh Chinh Nguyên và TS Nguyễn Hồng Dũng đại diện Chủ Tịch VTLV Lê Văn Hải lên nói lời chào mừng nhà văn Hồng Thủy. Anh Hồng Dũng với vẻ tôn kính, nhưng không kém phần dí dỏm, gọi chị Hồng Thủy là “nhà văn lão làng” vì khi chị bắt đầu viết văn thì anh mới… vừa được sinh ra. Và chị Hồng Thủy đã đáp lại bằng những câu rất khiêm nhường nhưng cũng dí dỏm với cái phong-cách-rất-Bắc-Kỳ, duyên dáng, và dễ thương. Chị nói các anh ấy “long trọng hóa” chị quá, chứ thực ra VTLV đầy những “tôm hùm” còn chị chỉ là “con tép” và “Hậu sinh khả úy, tài không tính tuổi…” làm mọi người thích thú cười vang cùng những tiếng vỗ tay như rung rinh cả ngôi nhà; và tiếng cười tiếng nói vọng lại dội quanh rền cả phòng thu âm của gia chủ, như một bản hòa tấu vui tươi rộn ràng trong buổi chiều thu.
Nhà văn Chinh Nguyên, TS Nguyễn Hồng Dũng, và nhà văn Hồng Thủy
Xen vào giữa bữa ăn là mục ký sách, tặng sách, trao quà cho nhau. Chị Hồng Thủy là người nhận quà nhiều nhất, vì ai cũng muốn tặng người chị xa chút quà lưu niệm
Thức ăn thật ngon, hình chụp thật đẹp, tình cảm thật đậm đà, ánh mắt nhìn thật ấm áp, chứa đầy yêu thương. Chiều tối mọi người chia tay ra về còn được togo rất nhiều món ngon, vì chị Thanh phu nhân hiền dịu của anh cố Vấn Chinh Nguyên ép uổng bắt thực khách phải chia sẻ bớt thức ăn đem về.
Chưa xa mà đã nhớ. Tiễn chị Hồng Thuỷ ra xe, tôi hẹn gặp lại chị với cõi lòng đầy vương vấn. Cảm xúc buổi hội ngộ cùng chị tại San Jose đến bây giờ vẫn còn đong đầy man mác trong tôi. Chị Hồng Thủy và nhóm chị em San Jose chúng tôi còn có những tình cảm vô cùng thú vị và thân thiết không-thể-nói-hết-bằng-lời. Đó là hai nhóm sinh hoạt toàn là “phe kẹp tóc”: Hội Cô Gái Việt do Hội Trưởng Phương Thúy điều hành, và Hội Minh Châu Trời Đông do Hội Trưởng Ngọc Hà và Đỗ Dung quản lý. Chúng tôi cũng sinh hoạt đều đặn, văn thơ thi phú chia sẻ đủ bốn mùa tám tiết.
Tóm lại, lần này Văn Thơ và Văn Bút gặp nhau tại San Jose trong tình nghĩa thật đậm đà trân quý đã đem lại cho mọi người niềm hạnh phúc vô biên.
VĂN THƠ và VĂN BÚT.
Dù hai hội văn thơ với tên gọi khác nhau, lần họp mặt này mọi người đã nhận ra, Văn Bút hay Văn Thơ trên bốn biển cũng đều là một nhà trong lãnh vực văn chương, có chung một mục đích bảo tồn Văn hóa và Quốc ngữ của dân tộc Viêt Nam, một dân tộc có lịch sử trên bốn nghìn năm văn hiến.
Văn Thơ bốn bể chung nhà
Văn Thơ – Văn Bút đều là… văn chương
Xin kèm theo đây YouTube của phóng viên VTLV Mạc Phương Đình, ghi lại một số hình ảnh và những lời tâm tình của nhà văn Hồng Thủy và các đại diên VTLV trong buổi tiệc chào đón:
Và dưới đây là YouTube của nhà thơ Lê Tuấn – VTLV:
Miền Bắc Cali – Sep25, 3023
Phương Hoa
THƠMINH THÚY THÀNH NỘI
Văn Thơ Lạc Việt Chào Mừng Chị Hồng Thuỷ
Chị đã đến khi mùa thu thức dậy Bắc Cali nhộn nhịp nét hân hoan “Lạc Việt Văn Thơ “tiếp đón chu toàn Thành viên hội lần đầu tiên gặp mặt
*
Là chủ tịch “Văn Bút Vùng Đông Bắc “ Biển văn chương sinh hoạt lớp hàng đầu Ý tưởng tràn diễn đạt nghĩa thâm sâu Chị Hồng Thuỷ mời vào không ngần ngại
*
Tình nghĩa đẹp Chinh Nguyên và Lê Hải Họp mặt cùng “Cô Gái Việt “ thân yêu “Minh Châu Trời Đông” nữa quý hóa nhiều Lưu hình ảnh, tiệc tùng ôi mộng thỏa
*
Hòa vạt nắng hồn thu vừa buông xõa Giữa khung chiều gió thoảng lá vàng rơi Ôi giấc mơ dệt thắm bóng mây trời Cho tôi giữ vào ngăn vùng kỷ niệm Minh Thúy Thành Nội Tháng 9/24/2023
THƠ NHƯ THU
ĐÓN MỪNG CHỊ YÊU!
Hai tư, tháng chín ngày vui! Đón chào Hồng Thủy chị tui đó mà! Mọi người đã đến từ xa Đâu màng khoảng cách thật là quý ghê! Thức ăn một dãy ê hề Miến xào, xôi cẩm người mê quá trời! Chả giò hấp dẫn nào lơi Ít trần xanh, trắng xin mời nhón tay Phồng tôm giòn rụm đã bày Tôm rim, cháo cá gừng cay ấm lòng Rau câu, bánh ngọt chờ trông Quít, nho tráng miệng thầm mong đoái hoài! Tưng bừng chuyện vãn hăng say Vàng, xanh, tím, đỏ…áo dài xôn xao! Chị em cất tiếng ngọt ngào Phó nhòm chụp mãi làm sao khước từ Phone trao bấm lẹ đã nư Món ngon vẫn đợi nhưng chừ bụng căng!
Bạn yêu lại quá ân cần
Bê tô cháo nóng tình thân dặn dò
Bỏ thêm chút đỉnh hành ngò
Mùi thơm ngào ngạt, quý O vô cùng!
Cảm ơn Anh Chị nói chung
Trời Đông, Lạc Việt khắp vùng vang danh
Hiên chiều nắng ngã thật nhanh
Ra về bịn rịn chẳng đành bước chân…
Như Thu
09/25/2023
VTLV – XƯỚNG NGÔN VIÊNĐÀI TRUYỀN HÌNH VNA-TV, TS Nguyễn Hồng Dũng Phỏng Vấn nhà văn Hồng Thủy, Chủ Tịch VBVNHN VĐ HOA KỲ. (PHẦN 1)
VTLV – XƯỚNG NGÔN VIÊNĐÀI TRUYỀN HÌNH VNA-TV, TS Nguyễn Hồng Dũng Phỏng Vấn nhà văn Hồng Thủy, Chủ Tịch VBVNHN VĐ HOA KỲ. (PHẦN 2)
Sau một năm ngồi nhà nhìn Covid-Vũ Hán 19 đi qua cửa nhà. Chinh Nguyên ngồi gõ keyboard soạn được Tuyển Tập Thơ Chinh Nguyên – Bơ Vơ. Tác phẩm Bơ Vơ dầy: 351 trang. Xin mời quý vị hổ trợ tác giả: Giá vốn 9:02 + bưu phí. E-mail: cnchinhnguyen7@gmailcom. Tele: (669) 225-6043 Thành thật cám ơn.
Ở trên đất Mỹ này, tôi gặp cô em tên Thanh 10 năm trước, lúc cô còn đang học tại San Jose State ngành Graphic Design, chúng tôi thường gặp gỡ trong vài sinh hoạt từ thiện. Cô rất năng nổ giỏi giang, tốt bụng và đầy tình người.
Mỗi đầu năm cô thường gởi tình thương về các Chùa nuôi cô nhi, các hội người mù với khoảng tiền không nhỏ. Khi còn ở VN cô là một hoạ sĩ, cho nên qua Mỹ cô theo học môn Graphic Design 4 năm, hiện tại làm marketing (quảng cáo) cho một hãng ở San Jose.
Cô lập gia đình với người Mỹ tên Tom, sau cuộc gặp gỡ trên khu đồi, lúc cô đặt giá vẽ bóng chiều trong ánh nắng nhạt nhòa rơi trên những muộn phiền, nỗi nhớ nhà khôn nguôi, với cánh én bay xa về tổ, với gió chiều lao xao giữa cô đơn, với vầng mây lờ lững phiêu lãng …và rồi cô bắt gặp ống kính chụp hình của Tom đang hướng về phía cô.
Từ đó hai người quen và kết nhau ở điểm họ mê cảnh đẹp thiên nhiên, thường trang trải nỗi lòng theo trời mây trăng gió trên nét vẽ, trên máy chụp hình.
Tom làm việc tại nhà với công việc Real Estate Investment, tánh tình rất hiền lành dễ mến. Thanh có thêm một số bạn và chúng tôi họp thành nhóm nhỏ. Các cô còn trẻ tuổi, rất cởi mở vui vẻ luôn miệng nói “Thỉnh thoảng phải gặp nhau để thay đổi không khí”, và ngôi nhà của Thanh là nơi tụ họp với điều kiện chỉ có phụ nữ.
Chúng tôi tổ chức sinh nhật cho nhau, khi có cuộc họp mặt là Tom sáng sớm lái xe ra khỏi nhà tôn trọng điều lệ vợ mình đặt ra, và dĩ nhiên chúng tôi cũng chỉ đến một mình.
Các em khuyến khích tôi tham gia vào sinh hoạt người Mỹ. Đó là việc quá cao đối với khả năng của tôi, vì tôi nghĩ chỉ có những vị đỗ đạt tại các trường học Hoa Kỳ, các vị thông thạo Anh Ngữ mới làm được. Chính những lúc tôi rụt rè thì các em luôn thoải mái đưa ra lập luận:
– Chị có biết xã hội phải muôn mặt, sự hợp lực luôn cần mọi tầng lớp. Ông kỹ sư cũng cần đi cúp tóc, bà bác sĩ cũng cần thợ may quần áo để mặc, em làm mệt nhọc về không nấu nổi cũng cần tiệm bán cơm v..v…như vậy mới thành xã hội.
Các em rủ tôi tham gia đi diễn hành, hoà niềm vui trong ngày lễ Độc Lập của Mỹ
Tại sao lại không nhỉ ? Được diễn hành cùng dân bản xứ và các sắc dân khác nhau trên xứ Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, chẳng phải tìm vinh quang hay thi đua, chỉ đơn giản là để mừng ngày ra đời của một đất nước vĩ đại mà hiện tôi cũng là công dân Mỹ.
Thanh và chồng là Hội viên của ABC club, một tổ chức có tính cách giáo dục, hướng dẫn huấn luyện tuổi trẻ tập dạn dĩ, phải phát biểu ý kiến trước đám đông, tập nói ngắn gọn dễ hiểu để trong tương lai có thể trở thành Leadership (lãnh đạo), hay mọi lãnh vực khác.
Chương trình này đã sinh hoạt gần trăm năm trên nước Mỹ có tên là ABC Toastmasters, gần 15 năm trở lại đây đã mở rộng trên thế giới .ABC Toastmasters thường có cuộc hội họp vào mỗi thứ bảy lúc 10 giờ sáng tại Unitek College nằm trên đường Auto Mall Parkway. Trong cuộc hội họp bất cứ ai cũng có thể lên thực tập, nói đề tài nào đó, các diễn giả lắng nghe và nhận xét phong cách diễn đạt, rồi đúc kết nêu lên khiếm khuyết như nói dài dòng, thế đứng chưa được tự tin, giọng nói còn run ..v..v…
ABC Toastmasters đã đóng góp diễn hành vài năm qua và được xếp hạng nhì năm ngoái.
Bây giờ tôi xin kể tiếp về ngày vui lễ Độc Lập. Sáng sớm tôi lái xe đến nhà Thanh như đã hẹn, trong lúc chờ đợi tôi ra vườn ngắm cảnh thư thả với không khí trong lành. Ánh nắng ban mai thật dễ chịu, thỉnh thoảng có những cơn gió mát, đôi khi hơi lạnh, nhưng rồi những tia nắng ấm kéo lại cảm giác quân bình của thời tiết.
Tách cà phê chủ nhà trao, tôi nhâm nhi từng ngụm, hơi nóng và mùi thơm thấm vào môi lưỡi, tận hưởng những giây phút an nhàn thanh thản. Nhìn ngắm những đoá hoa xinh như mộng mở hé, e ấp đọng những giọt sương mai long lanh như thiếu nữ độ tuổi dậy thì tươi sáng, lòng tôi thấy phơi phới, rộn ràng đón nhận cảm giác vui mừng ngày lễ Độc Lập nơi xứ người.
Đọc Lịch sử, 4 tháng 7 là Independence Day cũng là ngày Quốc khánh của Hoa Kỳ. Năm 1779 bản Tuyên ngôn Độc lập ra đời, tuyên bố rằng mười ba thuộc địa đầu tiên ở Mỹ coi mình là một quốc gia mới, được gọi là Hoa Kỳ. Tác giả của bản Tuyên ngôn Độc Lập cùng đại diện 13 tiểu bang đầu tiên đã ký vào.
Lời mở đầu của bản Tuyên Ngôn là “Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng đấng tạo hoá đã ban cho họ những quyền tất yếu bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền được tự do mưu cầu hạnh phúc của mỗi công dân được luật pháp bảo vệ.”
Miên man về lịch sử và nguồn gốc ngày lễ, tôi uống cạn ly cà phê lúc nào không hay khi đang định nâng lên môi tiếp, cũng vừa đúng lúc các bạn réo gọi tập trung lên xe.
Điều đặt biệt là năm nào cũng có sự hiện diện của bà Mary mẹ chồng Thanh. Năm nay bà đã 87 tuổi nhưng tự lái xe một mình từ San Diego lên Fremont mất 8 tiếng đồng hồ cùng tham gia diễn hành.
Tinh thần người Mỹ rất mạnh mẽ và ý chí thật hào hùng. Chúng tôi đến địa điểm … sau hậu trường cảnh đông đúc đang chuẩn bị cho buổi diễn hành. Mọi người đã làm việc cực lực, hăng say, những công việc rất khó, nặng nhọc sửa soạn cho tiết mục của họ. Tôi đi quanh quan sát thấy rất nhiều hội đoàn như trường học, trung tâm thương mãi hay các sắc tộc có những màn riêng về sắc thái của họ. Nơi này các em nhỏ học mầm non được cô giáo tập dợt màn múa đầy hồn nhiên dễ thương. Nơi kia, trường dạy võ đang ôn lại màn kiếm đao, môn Karatedo các thiếu niên diễn thật ngoạn mục. Kìa ban trống nhạc đang sắp xếp vị trí biểu diễn và xem lại dụng cụ. Hàng xe hơi cổ điển được trang trí bằng màu đỏ, trắng, xanh, chứa đựng bộ máy lớn cùng loa và cờ trang trọng. Đoàn người diễn hành mặt mày hớn hở, chú tâm vào công việc của mình, ai ai cũng khoác y phục, đội mũ, mang tất hoặc cài nơ bông trên tóc bằng ba màu xanh trắng đỏ của lá cờ Mỹ.
Cảnh tượng sau hậu trường thật vui nhộn, tôi đi quanh quẩn chụp hình, thoải mái và hoà nhập.Đến giờ diễn hành, tôi được giao phó cầm bảng đi chung với các em Nhật, Phi, Ấn Độ và Việt Nam… theo sau xe classic của Tom (chồng Thanh) lái. Những bản nhạc yêu nước phát ra từ loa trên xe, tiếng nhạc xập xình hùng mạnh diễn hành trên những con đường dài. Chúng tôi khởi hành từ đường Civic Center, rồi đi qua đường chính Paseo Padre chạy dài cho đến khi chấm dứt nơi đường Capitol. Hai bên đường dân chúng mang ghế ra chuẩn bị đón xem, kẻ đứng người ngồi đông đúc chật ních suốt mấy con đường. Tiếng reo hò, cổ vũ chào nhau bằng câu “Happy July 4th”, có người chạy ra tiếp chúng tôi những chai nước lọc vì trời bắt đầu nắng gắt.
Trong nhóm chúng tôi có hai em hăng say dancing giữa đường rất ngoạn mục. Thanh cùng các em trai khác kéo thùng thổi bong bóng nước rất đẹp lôi cuốn các em nhỏ chạy ra theo đùa giỡn, cũng được thổi vào người, những bong bóng bay lên khiến các em nhỏ thích thú dang tay với và nhảy cười sung sướng. Cảnh tượng rất hào hứng đã mang ý nghĩa thiêng liêng của ngày lễ hội đủ sắc dân hợp lại, gây dựng lên quốc gia giàu mạnh, văn minh, tự do và dân chủ.
Buổi diễn hành chấm dứt sau một giờ trưa, trên đường về tôi thấy nhà nhà đều treo cờ trọng thể trước cửa, hầu như mọi người ở xa đều trở về ăn lễ cùng gia đình, các cháu của tôi cũng không ngoại lệ. Về nhà chị em nướng Barbecue gồm bò và gà đã được ướp tối qua, dùng bánh mì lát đơn giản cùng xà lách làm sẵn mua từ Costco.
Đến chiều cả gia đình, anh chị em con cháu hẹn ra bờ hồ Elizabeth, đem theo khăn trải, trái cây, chips, và nước uống để hứng gió sông chờ tối xem bắn pháo bông.
Người ta đông như kiến, vợ chồng, con cái, thậm chí, có bé chỉ mới vài tháng nằm trong car seat quấn khăn cũng được đem theo. Đúng 9 giờ tối bầu trời sáng rực, những bông hoa đủ màu sắc thi đua nhau rơi xuống với âm thanh rộn ràng náo nhiệt, liên tục không ngớt.
Tiếng la, tiếng reo hò, tiếng cười hợp lại tạo không khí tưng bừng náo nhiệt. Khi tiếng pháo từ từ chấm dứt, những bông hoa thưa thớt trả lại nền trời đen tối với các vì sao lấp lánh thì chúng tôi trở về nhà trong sự thoả mãn.
Đêm về… tôi thấm mệt với đôi chân rã rời vì đi bộ hơi nhiều, thỉnh thoảng còn sót tiếng pháo bắn lẻ tẻ đâu đó. Tôi tiếc nuối đứng nhìn qua khung cửa kính, bầu trời lại sáng lên khi một vài hoa pháo rơi xuống.
Tuy giấc ngủ đến muộn nhưng lòng tôi khoan khoái. Nằm trong bóng tối tôi mỉm cười nghĩ miên man về ngày lễ Độc Lập. Quê hương thứ hai đã cho tôi nhiều phước phần, có được điều kiện thực hiện chữ hiếu, giúp người thân nơi quê nhà, thực hiện những việc có ý nghĩa trong cuộc sống, và điều lớn nhất là cho tôi được hưởng bầu không khí tự do, no ấm.
Ngày mai chúng tôi cũng sẽ ăn mừng lễ tiếp với các thức ăn VN, ăn mừng các cháu học xa trở về, ăn mừng các cháu đúng mùa tốt nghiệp đại học, ăn mừng mọi sự thành công trên đất Mỹ.
Xin cảm ơn đất nước Hoa Kỳ, cảm ơn niềm vui hưởng của ngày lễ Độc Lập đầy thú vị.
ÂM DƯƠNG KHÍ CÔNG – MỘT PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TÂM TRÍ – KHÍ – LỰC CỦA VIỆT NAM NGUYÊN LÝ: KHÍ BÌNH => TÂM BÌNH; TÂM BÌNH => SÁNG SUỐT. ÂM DƯƠNG KHÍ CÔNG LÀ GÌ ? Âm Dương Khí Công là công phu luyện thở, nhằm điều chỉnh hai khí Âm và Dương trong hai mạch Nhâm và Đốc. Xin quý vị click vào hình để đọc.
Mùa Xuân là sự bắt đầu của thời gian theo chu kỳ hàng năm, nhưng theo tập quán tống cựu nghênh tân của dân Việt Nam, Xuân là mùa của hy vọng có những tin vui, những sự tốt lành của năm mới. Trong tinh thần đó, tôi lựa ra những bài tôi đã viết về Mùa Xuân kể từ khi đến định cư tại nước Mỹ để tạo thành tuyển tập này.
Tác phẩm Ca Dao Thời Cộng Sản đã được edit và update đầy đủ bao gồm quyển Một & Hai. Tại sao có tác phẩm này: Sau khi cha tôi mất, tôi rất e ngại phải đưa mẹ tôi về Việt Nam thăm các cô con gái của Mẹ. Tôi xuống Cần Thơ thăm bà cô và hỏi thăm cậu bé bán kem lối đi tới bến Ninh Kiều. Cháu bé bán kem nói với tôi: Đ. M. ông không biết bến Ninh Kiều ở đâu à. Tôi lắc đầu – Tôi biết trước 1975 nay quên rồi… cháu bán kem bỗng đọc câu ca dao: “CẦN THƠ CÓ BẾN NINH KIỀU, ĐỨNG QUANH TƯỢNG BÁC ĐĨ NHIỀU HƠN DÂN” ai chả biết bến Ninh Kiều ở đâu…! Tôi giật mình và sau đó về Sài Gòn gặp nhà văn đàn anh Vũ Ngọc Đĩnh. hỏi anh và cùng anh nghĩ tới cuốn Ca Dao Thời Cộng Sản. Anh viết được 2/3 cuốn tác phẩm thi qua đời năm 2016… và để lại cho tôi tiếp theo những ghi lại của anh về những câu “CA DAO THỜI CỘNG SẢN” còn dang dở cho trọn bộ gồm hai quyển Một và Hai, quyển hai đang layout…. thành thật cám ơn quý vị…! Xin quý vị click vào hình để đọc Ca Dao Thời Cộng Sản (quyển một).
Kính mong quí vị hổ trợ bằng mọi phương tiện, để phát huy tinh thần tranh đấu bất bạo động của nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền, hầu sớm có tự do tôn giáo và nhân quyền trên quê hương. Kính chúc quí vị an bình. Chinh Nguyên
Chúng tôi ấn hành tập Thơ Kỷ Niệm này cũng là để kỷ niệm những bước chân hoang đi ngoài Tổ Quốc. Nhắc kỷ niệm xưa để luôn luôn thôi thúc một ngày về quê hương trong ánh nắng vàng tự do hạnh phúc. Đông Anh & Chinh Nguyên.
Tôi viết và gởi tới quý vị những bài thơ ngẫu hứng không niêm luật không tựa, và có tựa những bài thơ nói lên tình yêu không bao giờ xa rời, nỗi yêu thương không bao giờ đứt đoạn đã và đang ẩn hiện trong lòng chúng ta quê hương ngàn trùng xa cách, và tiếng mẹ như sóng vỗ bờ.
Tôi nghĩ rằng đó là sự nổi loạn của con tim hay sự trổi dậy của tình người, lời tình gọi mơ hồ như sóng biển chiều vọng lại xa xăm vời vợi thương yêu!
Mrs. Salle Hayden MA, NLP. Author, Editor và publish.
Lời bình của bà Salle Hayden, về tác phẩm “THORN IN THE HEART” của tác giả Chinh Nguyên. Thank you so much for sharing this book with me. Your feeling is quite clear. I know that there are many “kids” in the Vietnamese community who do not really know their parents’ and grandparents’ suffering. This book is an introduction to understanding the human tragedy that Vietnam had been for so long. I’m not sure that it has changed so much under the Communists, but we can’t see into that window, can we? I appreciate your skill and fervor.
Salle Hayden Tác phẩm “Thorn In The Heart” dầy 576 trang. Quý vị mua sách xin liên lạc: Chinh Nguyên E-mail cnchinhnguyen7@gmail.com. phone : 1(669) 225-6043 Gía: $30.00 Mỹ Kim. Hoặc xin quý vị click vào hình để đọc trọn bộ. Please, click on the picture below to read the novel
“MẸ TÔI” là những mảnh hồi ức mà tác giả gom lại để viết ra thành một tuyển tập. MẸ TÔI hay QUÊ HƯƠNG TÔI cũng là một nghĩa, nó bàng bạc chập chùng lẫn lộn nhau trong hồn tác giả như những khúc mắc không thể tách rời, và từ trong những kỷ niệm gắn chặt vào đời sống, tác giả đã chắt chiu mang theo như một hành trang của ba lần tỵ nạn cộng sản.
Nhà văn Cao Hành Kiện (Gao Xing Jian) trong bài diễn văn tiếp nhận giải Nobel văn chương năm 2000 đã phát biểu:
“Văn học môt khi uốn thành tụng ca của quốc gia, kỳ xí của dân tộc, miệng lưỡi của chính đảng, hoặc phát ngôn của một giai cấp, môt tập đoàn, cho dù có thể mở rộng thủ đoạn tuyên truyền, mở rộng thanh thế, rợp trời kín đất chi nữa, cái loại văn học đó cũng chôn vùi mất bản tính, không thành văn học, mà biến thành công cụ của quyền lực hoặc lợi ích.
Văn học muốn bảo vệ lý do tồn tại của chính nó và không biến thành công cụ của chính trị thì không thể không quay về với tiếng nói của cá nhân, bởi văn học trước hết là cảm thụ của cá nhân mà ra, có cảm mới có phát.”
Chính vì ý tưởng không muốn làm công cụ tuyên truyền cho bất cứ quyền lực chính trị nào nên tác giả đã cố gắng đứng ở vị thế khách quan, tuy nhiên sự thật vẫn là sự thật không thể chối cãi, và đôi khi vì xúc động nên tác giả đã ngả theo quan niệm riêng bởi sự sống thực trong mỗi chế độ chính trị mà viết ra những cảm nghĩ của mình, âu đó cũng là tiếng nói cảm thụ của cá nhân, tiếng sóng động vỗ bờ của tâm hồn, và là tiếng gọi cho công bằng của con người trong tự do và yêu thương nhân bản.
Dĩ vãng tác giả là những trắc trở đau lòng của lớp trẻ sinh ra trong nạn đói 1943, trưởng thành trong chiến tranh khói lửa của quê hương để rồi tất cả tan rã như xác pháo trắng tay mộng vỡ, và mang trên lưng sự nhục nhằn dân nhược tiểu kéo lê kiếp sống tỵ nạn nửa đời.
Biết đâu trong những khúc mắc oan khiên này, tác gỉa cũng có sự trùng hợp ngẫu nhiên với độc giả, và nếu có thật thì “Mẹ Tôi” là những lời tâm tình độc thoại với độc giả trong những buổi chiều buồn nhớ tới quê hương xa xôi vạn dặm.
Rất mong quý độc giả thông cảm trong khi đọc cuốn hồi ức tuyển tập tuyện ngắn “MẸ TÔI”.
Một chút xúc động hay một chút suy tư nếu có của quý vị thì đó cũng là nỗi niềm của quý vị đối với quê hương Việt Nam mà tôi đã thay quý vị viết ra, và kể như đó cũng là một mảnh tình quý vị lưu lại trong MẸ TÔI.
Dẫu biết Mẹ luôn phó thác cuộc đời trong Chúa Cứu chuộc
Dẫu biết Mẹ hưởng phúc ân chiêm ngưỡng Tôn Nhan
Thiên Chúa Ba Ngôi Tuyệt Mỹ vô vàn
Nhưng chúng con không sao ngăn nổi dòng lệ sầu khóc Mẹ !!
Ngàn Thu Vĩnh Biệt Mẹ !
Genève 02 Tháng 7 Năm 2010
Con thứ 12 của Mẹ,
Chúc Anh & Jeffrey H. Miller
Anh Chính Nguyên ơi
Mẹ em đang nằm trong bịnh viện. Em vừa đi thăm Mẹ em về. BS lắc đấu bảo cả nhà hãy sẵn sàng, không biết Bà sẽ fight tới chừng nào… Ngồi nghĩ đến Mẹ mà buồn, em lại cũng nghĩ đến anh năm ngoái khi cụ nhà mất, thật xót xa anh nhỉ?
Em vừa làm xong bài thơ ve Me gửi đến anh đây…. Thôi em buồn quá…. Không viết được nữa.
Mẹ Ơi!
Con vừa thăm Mẹ về xong
Nhìn Mẹ thiêm thiếp hai dòng lệ rơi
Bác Sĩ bảo Mẹ khổ rồi
Mong con bình tĩnh, bớt vơi lụy phiền
Ước mong Mẹ được bách niên
Nhưng Mẹ như thế con yên sao đành?
Mẹ già mòn mỏi thật nhanh
Mỹ miều ngày đó, mong manh bây giờ
Long lanh giọt lệ bơ vơ
Ngậm ngùi con chợt nhớ lời ngày xưa
Me dạy con biết bao Mùa
Mẹ dạy con biết, thêu thùa vá may
Bây giờ, hương cũ xa bay
Mẹ nằm mà chẳng, biết ngày, biết đêm
Cơn đau, ray rứt mẹ hiền
Lòng con dao cắt, triền miên canh dài
Buồn đau se sắt Mẹ ơi!
Nguyện Cầu Chư Phật, trên đài cao sang
Nhủ lòng thương xót Mẹ con
Chư Tăng Tịnh Độ, núi non trải dài
Lạy Phật hỷ xả đoái hoài
Nam mô cứu khổ, cứu nguy Mẹ Hiền….
Nam Mô A Di Đà Phật….Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát
Kiều Oanh Trịnh–viết cho Mẹ tôi đang nằm trong Viện Fairfax Hospital….
VA, July 17, 2010
Mẹ ơi…!
Mẹ ơi…! Mẹ đã thật đi rồi
Con cháu buồn riêng lệ mặn môi
Trăm năm một kiếp đời dâu bể
Rũ sạch hai tay… nước chảy suôi
Mẹ ơi…! thoáng chốc bỗng lòng đau
Vạn thủa âm dương chẳng gặp nhau
Thôi nhé mẹ đi đừng ngoảnh lại
Thế gian còn đó gánh thương sầu.
Con về giữa buổi nắng mai
Than ôi trời đất bỗng u hoài
Mẹ đi bỏ lại đàn con dại
Để nắng u buồn nên nắng phai
Mẹ ơi…! Xóm cũ bóng mẹ đâu
Hàng giậu hai bên lá rũ sầu
Một sáng con đi đầy mắt lệ
Nhỏ dài theo bước nhịp tim đau.
Mẹ đã xa rồi… thoát nợ vay….!
Đớn đau… tủi phận… mắt con cay
Trăn năm không gặp.. ngàn năm đợi
Mẹ cũng chẳng về, thế giới này….
………………………………………..