• Minh Thúy

    Âm Dương Khó Giải 

    Âm Dương Khó Giải

    Tôi lớn lên từ khu xóm gần hồ Tịnh Tâm. Trong xóm tôi ở toàn các ông Giáo, ông Trợ,
    ông Phán, ông Nghè, ông Thông được ghép tên thật phía sau, và người ta thường gọi như thầy
    Trợ Hiếu, bác Phán Quỳnh ..v..v…Tôi xin kể về gia đình bà Thông Hợp và gia đình thầy Giáo
    Mạnh.

    Chuyện thứ nhất

    Cách đây hơn 50 năm về trước, nhà tôi ở đối diện với khu biệt thự kín cổng cao tường, có
    cây vú sữa rậm rạp um tùm phủ ngay cổng vào. Bà Thông Hợp phân chia rất nhiều ngôi nhà
    trong khuôn viên, dành cho các con lập gia đình sinh sống. Người con trai trưởng tên Hùng có vợ
    bốn con ở căn nhà cao, cửa sổ nhìn qua nhà tôi. Trông anh ốm yếu, nước da xanh mét, trên người
    luôn có vết bầm tím. Anh ít tiếp xúc với ai. Trước anh có đi dạy tiểu học nhưng sau bệnh hoạn
    triền miên nên ở nhà, vợ anh làm y tá.
    Mỗi đêm thỉnh thoảng vọng qua nhà tôi tiếng anh Hùng “tao cũng sẽ giết mi’, rồi nghe có
    tiếng như ai đấm đá nhau. Sáng ra người ta để ý mặt mày anh sưng vù, tình trạng như vậy hoài
    nên ai cũng quen mắt nghĩ anh bị bệnh tâm thần. Một lần mẹ tôi sai đem qua chị vợ chai nước
    mắm, đi ngang phòng giữa tôi thấy anh ngồi nói một mình. Tôi tò mò hỏi “không có ai sao anh
    nói chuyện vậy?”, chị buồn rầu “tối ngày cứ vậy hoài đó, bệnh chẳng thuyên giảm tý mô, chị mệt
    mỏi lắm”.
    Thế rồi mùa học thi gạo bài, hồi đó các anh lớn rủ nhau học dưới cột đèn ngoài đường.
    Đêm nào anh cả tôi cũng ngồi dưới cột đèn miệt mài ôn luyện. Bỗng một đêm vào khoảng hai,
    ba giờ sáng, anh chạy thình thịch vào bật đèn sáng thức cả nhà dậy. Anh hổn hển kể” con đang
    học, tình cờ ngẩng đầu lên thấy một người con gái tóc ngang lưng mặc bộ trắng toát đi vào ngõ
    nhà bà Thông Hợp, tưởng mình hoa mắt nhìn kỹ lại rất rõ ràng là cô gái đang đi, rồi nhìn theo
    xem cô đi tới đâu nhưng sau đó không thấy nữa, người lạnh xương sống chạy lẹ vào đây.”
    Từ đó anh không dám ra cột đèn nữa, mà mẹ tôi cũng cấm đoán các con khi trời chạng
    vạng không được bước ra đường nữa. Lúc vợ anh Hùng qua nhà mua sữa, đường, mẹ tôi kể nhỏ
    cho chị nghe. Chị rất mến mẹ tôi nên dặn giữ kín chuyện, rồi kể rằng: Hồi thanh niên anh Hùng
    có quen cô bạn học, hai người thương nhau nhưng bị bà Thông Hợp chê không được môn đăng

    hộ đối, nhất định không chấp nhận, sau cô kia thắt cổ tử tự chỉ mới mười bảy tuổi, và từ đó anh
    Hùng cũng bị bệnh ma vương không chữa trị được.

    Chuyện thứ hai

    Nhà tôi có bậc thềm xi măng rộng được che bóng mát rậm của cây nhãn. Mỗi trưa hè các
    bác trong xóm thường qua ngồi hóng gió và “tám” chuyện. Lúc nhỏ tôi có tật hay bung búi tóc
    của mẹ ra vọc và bắt chí, nên nghe được chuyện O Hương (em thầy Giáo Mạnh) cất căn nhà nhỏ
    trong vườn nhà anh.
    Con trai đầu O Hương học sư phạm Quy Nhơn quen cô nào trong đó, có đứa con trai
    bồng về ra mắt Nội. O giận lắm vì lỡ hứa kết sui gia với bạn, O không chấp nhận. Con trai O
    thuê nhà sau bờ thành hồ Tịnh Tâm cho mẹ con ở tạm, chờ tình hình giải quyết. Không ngờ O
    giận lẫy nghiêm khắc không nhìn mặt. Cô kia một đêm nọ dại dột cắt tay lấy máu viết lá thư
    tuyệt mạng, rồi bồng con đến cầu Bạch Hổ nhảy xuống sông tự vẫn, trong lúc cầu mới xây xong
    sắp khánh thành. O Hương hối hận lặng lẽ đến đem xác hai mẹ con về chôn, nhưng bị người ta
    chửi rủa quá, nên gia đình O dọn vào Nam sinh sống.
    Ngôi nhà hương hỏa thờ tự của thầy giáo Mạnh có khu vườn rất rộng, chính O Hương đã
    xây ngôi nhà nhỏ bên góc. Vợ thầy rất thân với mẹ tôi, thường qua lại, rủ nhau xem cải lương
    đoàn Kim Chung hát, xem xi-nê phim Tàu “Hồn Bướm Mơ Tiên”. Năm 1971 một hôm bác bị
    bệnh cảm cúm, sợ lây bệnh cho con nên muốn nằm ngủ ngôi nhà sau. Tự dưng nửa đêm anh
    Ngọc (con đầu) đang nằm ngủ chợt thức giấc thấy vạt lửa đỏ vụt qua khung cửa kính. Anh vùng
    dậy la làng tung cửa chạy theo dập lửa, bác gái chạy thật nhanh ra cổng, thì loạng choạng té
    xuống hố có vũng nước sau cơn mưa. Cả nhà thức dậy phụ bế bác gái vào đặt trên giường và gọi
    xe cấp cứu của bệnh viện. Trong lúc chờ đợi tiếng bác gái kêu gào hét lớn vang rõ trong đêm
    khuya “nói Ngọc đừng ra ngoài, công an đang ngồi trên nóc nhà rình bắt đó, Ngọc ơi không được
    ra ngoài.” Chỉ một câu đó bác gái lập đi lập lại, cả xóm không ai ngủ được vì tiếng thét hãi hùng,
    mẹ tôi mấy lần định chạy qua vì nóng ruột, nhưng anh tôi không cho sợ Nhân Dân Tự Vệ đang
    gác ngoài đường bắn lộn. Gần sáng xe cứu thương mới đến chở đi. Khoảng trưa xe chở xác về
    nhà, trên nệm những tấm da rớt lại từng mảng, mặt bác đen thui. Bác mất rồi thỉnh thoảng anh
    Ngọc chạy qua nhà tôi gọi mấy chị về, và đứng kể “tụi bây biết răng không? Tao bị ai xô xuống

    hố giống mạ lúc bị té rứa đó, hay là mạ xô không biết”, anh vừa kể vừa dơ tay chỉ mấy vết bùn
    dính áo trước sau, ai cũng sợ hãi im lặng hoang mang.
    Hai năm sau, một buổi sáng tôi còn nhớ rõ đang đi tới cổng nhà anh, xe bệnh viện đậu ở
    trước, thấy anh vừa đi vừa xoa bụng cười trả lời hàng xóm “đau bụng đi cầu nhiều lần chú ơi,
    qua bệnh viện khám thử xem”. Ai ngờ chỉ qua một đêm ngày mai xác anh được chở về (không
    biết có chính xác mà người thân nghi bị chích lộn thuốc). Trong khi thầy giáo Mạnh lại đi chơi
    xa trước đó một ngày. Thầy đi chẳng cho con cái biết tới đâu ở nhà ai. Các em anh Ngọc quá đau
    buồn chỉ biết ngồi khóc than trời đất. Các bạn dạy chung trường và bạn lính ra tay lo đám
    tang sắp xếp mọi bề. Anh Ngọc mất lúc 27 tuổi, đang dự tính lập gia đình với người bạn đồng
    nghiệp dạy chung trường.
    Ngày cuối cùng đưa đám xong thì buổi chiều từ đằng xa có bóng thầy Giáo Mạnh xuống
    xe lam đi bộ về. Một đám con nít bám đuôi theo thầy, bao nhiêu con mắt bà con lối xóm đều
    đứng đổ về phía thầy, tôi cũng đọc được trong ánh mắt thầy lộ vẻ ngạc nhiên lạ lùng. Vào cổng
    bước lên bậc thềm, đám nhỏ và người lớn cũng chạy theo. Thầy thấy quang cảnh khác lạ, phòng
    nhoi ra bên hông trái cây bàn thờ nghi ngút. Thầy thảng thốt thấy hình anh Ngọc trước khói
    hương. Thầy khóc gào “khốn nạn, người cha khốn nạn, đáng lẽ để ba chết, con phải sống Ngọc
    ơi, khốn nạn quá…” Thầy ngồi bệt xuống kể lể cho các con nghe: bốn hôm trước ba nằm ngủ, tự
    dưng thấy hai ông cầm giáo mác mặc quần áo màu đỏ đến đứng đầu giường nói “ta đến bắt nhà
    người đi, nhưng chưa tới số, hai hôm nữa sẽ trở lại đón”. Thầy thức dậy hoảng sợ quá, lặng lẽ
    dọn hành lý trốn con cái vào Phan Rang chơi với bạn không cho ai hay, như đi trốn lời cảnh báo
    của hai ông áo đỏ.
    Từ đó đến nay không nghe chuyện gì xảy ra nữa. Ngôi nhà buồn tênh vì các chị em gái đi
    lấy chồng xa. Chỉ còn em trai út lấy vợ nối tiếp thờ tự hương hỏa. Cô dâu út rất mộ đạo, hay đi
    Chùa tụng kinh niệm Phật, làm công quả giúp các hội từ thiện. Có lẽ cô đã cúng bái cầu siêu các
    vong hồn người mất nên được yên ổn chăng?
    Chuyện âm dương thật khó hiểu và huyền bí

    Minh Thúy Thành Nội
    Tháng 10/2023

  • Huệ Thu,  Minh Thúy,  Phương Hoa,  Tin tức

    Vĩnh Biệt Nhà văn Diệu Tần

    Nhà Văn Diệu Tần NGUYỄN TINH VỆ

    Pháp danh: THIỆN PHỔ

    Cựu Sĩ Quan Công Binh /QLVNCH

    Ông cũng là Nguyên Đệ Nhất Phó Chủ Tịch VBVNHN

    Sanh ngày 9 tháng 10 năm 1932 tại Hải Dương, VN.

    Đã từ giã Anh Chị Em Văn Nghệ vào Thứ Năm. ngày 19 tháng 10 năm 2023, tuần vừa qua.

    (nhằm ngày mùng 5 tháng 9 năm Quý Mão)

    Tại San Jose, tiểu bang California, Hoa Kỳ.

    Hưởng Đại Thọ 92 Tuổi

    Tính tình Ông rất hiền hòa, hòa đồng, ăn nói nhỏ nhẹ, dễ thương, đễ mến với tất cả Anh Chị Em trong VTLV. Mới cách đây vài tháng, trong một cuộc sinh hoạt, Ông đã tặng mỗi người một tác phẩm, có tên “Thành Ngữ & Việt Ngữ”. Không ngờ, đây lại là lần cuối cùng sinh hoạt với VTLV của Ông!

    Sự ra đi của Ông, là một mất mát lớn cho VTLV nói riêng, cho văn học VN nói chung. Ông chuyên viết sách giáo khoa trước 75 và sang Hoa Kỳ, giảng dạy tại Viện Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng tại Monterey, Ca. Ông là cây bút gạo cội, viết văn từ 1955!

    VTLV chúng tôi, thành kính chia buồn cùng Tang Quyến.

    Nguyện cầu cho Anh hồn Nhà Văn Diệu Tần sớm về nơi Vĩnh Phúc

    Thành Kính Phân Ưu và Vô Cùng Thương Tiếc

    Tiễn Biệt Bác Diệu Tần

    Mưa sầu trắng xóa phủ ngoài sân

    Nhận được nguồn tin bác Diệu Tần

    Bỏ lại anh em buồn hết kể

    Ra đi bạn hữu tiếc vô ngần

    Văn Thơ cổ thụ chương tràn ý

    Lạc Việt cây cao phú ngập vần

    Thiện Phổ cầu xin về cõi Phật

    Hương lòng tiễn biệt kính thành dâng

    Minh Thúy Thành Nội

    Tháng 10/22/2023

    Chào Vĩnh Biệt Nhà Văn Diệu Tần

    Nhà văn Diệu Tần ra đi rồi!

    Bệnh già hết chữa thế là thôi…

    Văn chương nhắc nhớ thời dâu biển

    Sách vở lung linh cuộc đổi đời!

    Tỵ nạn… mưu sinh nghề dạy học

    Hồi hương mong ước bóng mây trôi!

    Sức mòn tuổi hạc làm sao trốn?

    Bằng hữu thương anh, nhớ nụ cười!

    Huệ Thu & Bùi Ngọc Tô

    Truyện Ngắn: Đỉnh Hải Vân

    Diệu Tần

    Lóng ngóng chờ xe đi nhờ vào Quảng Ngãi, trung uý Đỗ Thanh Đào, ban tham mưu một trung đoàn đóng ở miền núi Ba Tơ, vừa mệt vừa đói. Những nắm cơm cô em gái Đào nắm cho khi rời quê, Đào đã ăn hết nắm cuối cùng ở thị trấn Đông Hà này rồi.

    Đào thấy một đoàn năm xe tải bộ đội có mui che kín mít phóng trên đường số 1. Mừng trong bụng, Đào đứng sát lề đường bụi dơ dơ tay vẫy xin quá giang. Gặp xe quân đội là không lo tiền vé xe, lại còn có thể đi thẳng đến thị xã Quảng Ngãi không biết chừng.

    Từng chiếc xe phóng tung trời, trên buồng lái còn có bóng phụ nữ. Không chiếc nào dừng lại đón Đào cả. Kẻ lái chiếc xe sau cùng còn ngoái cổ lại, trợn mắt quát:

    – Muốn chết hả? Sao đứng ra ngoài đường.

    Đào chán nản vào mái hiên một quán ăn ngồi nghỉ. Khát khô cả họng, lại thêm bụi đường bắn vào miệng mũi làm Đào thở khèn khẹt. Dù gì cũng phải uống hớp nước, đói có thể cầm cự được chứ khát khó nhịn. Chiếc bình đông nước đem theo đã cạn, chàng trung uý đi phép về lại đơn vị, bước vào quán nói nhỏ với cô đứng trong quầy:

    – Chị làm ơn bán cho tôi mấy trăm đồng nước chè.

    Cô gái ngạc nhiên trả lời:

    – Chúng tôi không bán nước trà, chỉ bán cơm thôi. Anh ăn cơm rồi uống trà khỏi trả tiền.

    Đào nhăn nhó:

    – Tôi ăn no rồi, chỉ cần nước uống thôi.

    Cô gái nhìn ông khách bộ đội như nhìn một vật lạ:

    – Anh đưa bình đây tôi lấy cho, khỏi trả tiền.

    – Cám ơn chị nhiều.

    Đào lại ra phía hè ngồi uống nước. Loáng thoáng Đào nghe một nhóm bốn người, một đàn bà, ba đàn ông từ quán bước ra, nói chuyện. Người đàn bà hơi đẩy đà có nước da thật trắng, cặp mắt lẳng lơ, dáng chừng là chủ xe, nói:

    – Cơm rượu no đủ rồi, lái cho ngon lành nhe anh.

    Người chồng:

    – Bảo đảm, em thấy có bao giờ anh gây ra tai nạn không?

    Một thanh niên, có lẽ là người em:

    – Đi một lèo đến Huế hãy ăn cơm tối. Từ đó em sẽ lái thay anh.

    Nghe được câu chuyện, Đào đứng bật dậy, hỏi người đàn bà:

    – Thưa chị, chị làm ơn cho tôi đi nhờ vào Huế được không ạ?

    Người đàn bà nhìn Đào từ đầu xuống chân như nhìn kẻ ăn mày:

    – Xe chúng tôi chạy về Quảng Ngãi. Anh muốn quá giang cũng được.

    Đào mừng quá:

    – Xin chị cho theo vào Quảng Ngãi luôn. Cám ơn anh chị quá.

    Người chồng nhìn Đào với vẻ nghi ngờ, cái nhìn đánh giá thật thấp:

    – Chúng tôi đi còn ghé nhiều nơi, mất nhiều thì giờ lắm.

    Chỉ sợ mất dịp may hiếm có, Đào cầu khẩn:

    – Thưa đi bao lâu cũng được. Bộ đội quen vất vã cực nhọc rồi.

    Người chồng không nhìn lại, tặc lưỡi:

    – Ồ, muốn đi thì leo lên xe.

    Đó là một chiếc xe tải cở nhỏ, có càng bịt kín. Người phụ lái là Lợi và người em tên Cường cùng với Đào ngồi phía sau. Vợ chồng Hoa và Mai ngồi buồng lái.

    Thế là gặp may, không còn lo chuyện đón xe đi nhờ nữa, lại được về đến Quảng Ngãi. Đào ngồi thở, nhớ đến tia nhìn của vợ chồng chủ xe lúc nãy. Ngẫm lại bản thân, Đào thấy mình bị đánh giá thấp cũng không có gì là lạ. Toàn con người Đào phủ một lớp bụi đỏ từ mũ đến đôi giày vải rách. Đào đã cẩn thận gở quân hàm hai sao vàng một vạch ở ve áo ra rồi. Chỉ còn cái mũ mềm trên đầu là không tháo được huy hiệu sao vàng trong vành tròn vàng ra được, cho người tinh ý biết Đào là sĩ quan quân đội nhân dân.

    Khác với dự tính, để tranh thủ thời gian, họ không ghé thành phố Huế. Chiếc xe chỉ ghé lại ở một ngã tư trên quốc lộ. Bốn người vào quán ăn cơm. Lợi, người phụ xe hỏi Đào:

    – Tối rồi, vào ăn cơm chứ?

    Đào ấp úng:

    – Mời các anh chị cứ tự nhiên. Tôi sẽ ăn sau.

    Mai lẩm bẩm, nhưng Đào nghe được:

    – Cái ngữ này không có tiền vào quán đâu. Kệ hắn.

    Đào đói lắm, cũng phải mua tí cơm bỏ bụng chứ chịu gì nổi. Trước khi rời nhà cô em gái dúi cho Đào hai mươi nghìn đồng, tiền bán đàn gà.

    – Anh ăn hết cơm nắm rồi mua cơm dọc đường kẻo đói chết.

    Đào chưa mua cơm đã mua hết ba nghìn tiền thuốc rê Cẩm Lệ rồi. Tật hút thuốc rê của Đào là đầu mối bất hoà giữa người chủ xe và người đi nhờ xe.

    Mùi khói rẻ tiền khét lẹt khiến Hoa phát ho, tuy mụ ta đã ngồi trên buồng lái. Mai quay lại hỏi:

    – Anh hút thuốc gì khét quá thể. Làm ơn bỏ đi dùm.

    Đào cố hút cho xong điếu thuốc. Mai lại nhắc:

    – Làm ơn quay ra sau hút đi, thuốc gì hôi quá!

    Đào bực lắm, nhưng ở thế kẹt, đành chịu. Một lúc sau nhảy ra xe, Đào chọn một quán nhỏ nhất, rụt rè bước vào bảo nhỏ bà bán quán:

    – Bà làm ơn bán cho tôi ba bát cơm trắng, tôi có thức ăn ngoài xe.

    – Không bán cơm trắng anh ơi. Để cơm bán cơm dĩa cho khách. Anh ăn cơm dĩa đi, sườn hay gà.

    – Thôi làm ơn mà, bộ đội về phép làm gì có nhiều tiền.

    Bà quán lại ngó Đào như một quái vật vừa ngạc nhiên vừa thương hại. Trả một ngàn đồng lấy ba bát cơm trắng, Đào quay đi nghe được câu nói:

    – Biết đi bộ đội ít tiền thì đừng có đi nữa được không?

    Đào trèo lên sau xe, lấy muổng nhựa xúc cơm ăn ngấu nghiến. Bà quán thương tình người ít tiền đã rưới vào cơm cho một ít nước mắm pha. Đào ăn ngon lành, xong làm một hớp nước trà. Nhìn trước nhìn sau chủ xe chưa ra, Đào lấy điếu thuốc rê ra hút cho mau. Đang mơ màng, bốn người đã kéo ra xe. Mai hít thấy hơi khói, nhăn mặt khó chịu:

    – Tôi đã nói anh đừng hút nữa. Anh muốn ngồi trên xe này thì nhịn thuốc đi, còn thích hút, xin mời anh đón xe khác.

    Tuy giận lắm nhưng Đào đành chịu, nói nhỏ và vất điếu thuốc đi.

    – Xin lỗi anh, tôi không hút nữa.

    Lợi móc bao thuốc lá Winston ra bảo:

    – Này, bạn hút một điếu cho vui.

    Trong đời, chưa bao giờ Đào dám hút một điếu thuốc thơm nước ngoài, run run đở lấy điếu thuốc có sợi vàng óng.

    – Cám ơn chú quá, chú Lợi.

    Cường cầm tay bánh thay cho Mai. Họ bảo Đào lên ngồi ca bin chung với Lợi, lấy chỗ sau xe cho vợ chồng Mai, Hoa ngủ. Đào tình cờ nhìn thấy Hoa xách xuống một túi vải căng phồng, đồng thời còn bắt gặp một khoảng da thật trắng ở eo áo. Chàng trung uý độc thân rùng mình vì khoảng da thịt ấy. Xe chạy một quãng, Đào nghe tiếng lục cục sau xe cùng tiếng cười rúc rích.

    – Này đừng có lộn xộn, anh kỳ quá.

    Tiếng cười đàn bà trẻ đối với Đào lúc này thật khêu gợi. Ngót bốn chục tuổi đầu vẫn chưa có tiền lấy vợ. Đào nghèo quá, nghèo rớt mùng tơi. Thèm lấy vợ nhưng đào đâu ra tiền? Lấy gái tân trẻ, đã không dám mơ đến, có một hai đám goá chồng, Đào gấm ghé, bị họ từ chối khéo. Chỉ vì lương trung uý phải sống rất chật vật. Ăn cơm trong trại, mặc quần áo bộ đội, hút thuốc rê, không bao giờ dám uống rượu và cà phê. Đào gầy và đen, tóc lấm tấm bạc, nhất là ở tóc mai, trông như người đã năm mươi tuổi. Ở vùng Ba Tơ, Gia Vực rất hiếm người Kinh, chỉ có các cô gái Thượng. Một hôm tình cờ nhìn được cặp vú to đen nhẫy, tròn căng của cô gái Thượng tắm vòi nước ngoài khe đá, Đào xúc động tình dục quá chừng. Từ đó Đào hay lò mò ra các khe có vòi nước.

    Quay qua hỏi chuyện Lợi, do Đào biết chỉ có Lợi là không ghét mình.

    – Các anh chị đi công tác đâu về đấy?

    Cường hừ một tiếng:

    – Công với tư tác gì. Thời buổi này còn đi công tác là đói dài dài. Cứ diễn vai công nhân, bộ đội hoài là đi tàu suốt.

    Lợi trả lời thêm:

    – Đem hàng ra Vinh bán ấy mà. Cất đường thẻ và đường phổi Quảng Ngãi ra bán cho các cửa hàng tư nhân ngoài ấy.

    Cường lườm Lợi:

    – Sao mau miệng thế? Bị chửi mãi vẫn cái tật không chừa.

    Đào xì xầm nói chuyện với Lợi và Cường, chợt có tiếng nói ở phía sau:

    – Nói nhỏ cho người ta ngủ. Cả cái anh bộ đội nữa, không biết điều gì cả. Cho đi nhờ xe cứ oang oang cái mồm. Kỳ quá!

    Đào phải im, không dám nói chuyện nữa. Tuy xe xóc, nhưng Đào cũng thiu thiu ngủ. Trong cơn chập chờn, loáng thoáng nghe Lợi và Cường thì thầm.

    – Chuyến này ông Mai vớ bở.

    – Có lời đến vài “tê” không?

    – Cỡ độ năm “tê” là ít. Dân Hà Tĩnh, Nghệ An thấy đường như mèo thấy mỡ.

    – Tay bộ đội này ngủ ngon lành nhỉ? Ông bà ấy cũng ngáy đều rồi.

    Độ năm giờ sáng trời còn tờ mờ, Đào thức giấc. Tiếng nói chuyện vẫn rì rầm.

    – Ông bà ấy du dương trên xe được tài thật!

    – Lại muốn nghe chửi à?

    Đào quay lại sau xe còn thoáng thấy bắp chân trắng mờ mờ của Hoa. Người cán bộ quân sự nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam lại lờ mờ chìm vào giấc ngủ. Trong cơn mê thấp thoáng bộ ngực đen bóng và bắp chân trắng ám ảnh. Đào thức giấc vì tiếng ho và tiếng Mai chửi:

    – Cha tiên sư hai thằng quỷ không cho chúng tao ngủ, nói chuyện rầm rầm.

    Cường bào chữa:

    – Không nói chuyện nhỡ buồn ngủ leo xuống đèo là chết cả đám.

    – Câm cái mồm mày lại, còn cãi hả? Còn cái người kia hút thuốc rê phun vải trong xe, hôi quá không ngủ được.

    Đào thấy cần phải lên tiếng:

    – Từ lúc anh dặn, tôi có dám hút nữa đâu!

    – Không hiểu sao có người có thể hút thứ thuốc vất đi đó được. Bận sau gặp cỡ này, xin vái cả nón không dám cho đi nhờ.

    Bị chạm tự ái, Đào phản ứng:

    – Anh nói thế chứ, tôi ít tiền hút thuốc rê, anh có nhiều tiền hút thuốc thơm. Có gì lạ đâu?

    Nghe giọng lý luận của đối phương, Mai càng tức:

    – Khi nào anh có xe riêng hay ngồi xe bộ đội, hút gì mặc xác anh. Còn đi xe tôi là không được hút.

    Đào vẫn nén giận:

    – Anh cho tôi đi nhờ, nhưng anh hơi thiếu lịch thiệp.

    – Vậy đó, có tức thì đón xe khác đi. Chỉ cần lịch sự với người lịch sự thôi.

    Nếu bỏ xe này, Đào nghĩ biết bao giờ gặp xe khác dọc đường bằng lòng cho quá giang lúc tờ mờ sáng này. Còn đúng mười sáu nghìn đồng trong túi làm sao đủ tiền mua vé xe hàng về đến đơn vị, chưa kể tiền ăn dọc đường. Đào đã phải nhịn ba năm rồi vay thêm tiền bạn bè mới đủ tiền vé một lượt về Thanh Hoá. Đào nói nhưng không rời khỏi xe.

    – Tôi có làm gì bất nhã đâu, anh đừng nóng chứ!

    – Không bất nhã à, vợ chồng người ta ngủ cứ bô bô cái miệng. Phun khói hôi như chuột chết vào xe người ta, còn lý sự cùn.

    Đào giận tím mặt, không nói được câu nào nữa. Hoa lên tiếng:

    – Thôi người ta im rồi, sao anh nóng quá. Thôi, nằm xuống nghỉ đi cưng.

    Có tiếng hôn và tiếng cười khúc khích của Hoa. Đây là lần và chạm mạnh và lâu với đời thường bên ngoài. Ở ngoài đời người ta sống thoải mái nếu có tiền. Ăn uống phủ phê, rượu, thuốc lá thơm, đàn bà đẹp lại có cả túi tiền. Ăn ngủ đi lại tuỳ tiện. Còn Đào, nếp sống đơn vị chẳng những chật vật vì đồng lương, còn sống lên gân, giả tạo. Bỗng Đào thấy mình bị lừa dối kinh khiếp. Cơn giận của Đào không bùng lên bằng lời nói được. Nước da đen tái lúc giận chuyển sang màu tím xanh như người chết vì bị sét đánh. Phải nén giận làm bàn tay Đào run run, hai cánh môi cũng run run. Bất giác Đào đụng phải bao súng cứng trong túi xách. Chắc phải nổ súng mới hả được giận. Đào không đeo súng, đã cất đi, nghĩ rằng nếu đi xe quân đội hay xe hàng mới tiện đeo quân hàm và đeo súng hẳn hoi. Trong giấc mơ vừa rồi thân thể hở hang phụ nữ đã làm Đào dâng lên một thèm muốn khó tả. Đang bị dồn nén, ẩn ức cả về nghèo đói, tiền bạc, bị lừa bịp bằng lời nói, lại bị những lời xỉ vả của một kẻ đắc thế. Mặt Đào nóng bừng bừng. Hoa lại dại dột hôn hít vuốt ve chồng, Đào cho đó là một xúc phạm, cũng như Hoa đã khơi động nỗi đau thầm kín của Đào là đã vô tình để hở những khoảng da thịt kêu gọi. Đào chợt nhớ đến cái túi xách căng phồng, lúc nào cũng được đeo sát người Hoa, kể cả lúc đi ngủ.

    Lời năm triệu, ít nhất cũng phải có gấp đôi như thế tiền vốn. Đột nhiên ý định giết người lại bùng lên. Một công hai việc. Phải giết thằng chồng đã dám hỗn hào chửi rủa mình. Từ khi đeo quân hàm sỹ quan đến giờ, chưa bao giờ Đào bị xỉ vả nặng thế. Luôn luôn được nghe lời khen tặng, tâng bốc, nịnh bợ, tuy biết là giả dối, từ nhân dân và anh em đội viên. Sẽ lấy túi tiền trốn về quê trở lại, ai biết được. Ông bố đã ngoài bảy mươi ốm yếu. Đứa em gái làm nông không đủ sống. Nó không đẹp lại nghèo không lấy được chồng. Ít nhất trong túi kia phải có mười triệu đồng. Giời ơi! Chưa bao giờ Đào có trong tay một trăm nghìn chứ đừng nói mười triệu đồng. Sẽ đem tiền về quê kéo ông bố và đứa em gái trốn ra Hà Nội hay Hải Phòng, thay tên đổi họ, xin thường trú, vào hộ khẩu đút lót độ mười vạn đồng là xong.

    Thấy ánh mắt kỳ lạ của Đào, Lợi vỗ vai:

    – Này hút điếu thuốc thơm cho đỡ buồn.

    Hơi thuốc thơm, Đào bớt run tay, nhưng vẻ sang quý của điếu thuốc lại càng thúc giục ý định phải nổ súng.

    Cường cho xe ghé Lăng Cô để ăn sáng, trước khi leo đèo. Khác với dự đoán của bốn người, Đào đường hoàng bước vào quán, ngồi bàn riêng lặng lẽ gọi một tô bún bò và một ly cà phê sữa nóng. Trước khi đoạt mười triệu, còn mười sáu nghìn lẻ tiêu cho hết. Khi Đào ăn thêm chiếc kẹo mè xửng, mua đem theo hai đòn bánh tét rồi cho hết tiền lẻ chủ quán là lúc số phận Mai, Hoa, và Cường đã được quyết định. Đồ ăn thức uống thơm ngon thế này tại sao nửa đời người mình cực khổ nhịn thèm như một nhà tu? Nhưng phải tha thằng Lợi, chú em dễ thương, đã biết mời mình hai điếu thuốc thơm.

    Từ lúc lên xe để leo đèo không ai nói chuyện nữa. Đào ngầm quan sát chờ cơ hội, chờ địa thế tốt. Hoa bám chặc cánh tay Mai bước lên xe. Thằng Cường nhìn Đào vẻ chế nhạo, nghèo mà ham. Lợi thì thắc mắc không hiểu sao Đào lại ăn sang thế. Theo lệnh Mai, Lợi ra sau xe để Cường lái không bị vướng víu. Gió thổi vù vù, tay lái Cường khá vững. Hắn phanh ken két ở những khúc quanh gắt. Mùi thuốc thơm phảng phất. Đào quay ra hít thở không khí trong lành bên ngoài. Mây và sương còn phủ kín đỉnh đèo. Sương là đà xuống ngang mắt Đào, mát lạnh. Những giải mây từ trên cao như những giải lụa trắng. Cuộc đời trong sáng đẹp biết bao! Cảnh vật hùng vĩ biết bao, tại sao phải sống nghèo? Nghĩ đến cái nhục qua những ánh mắt khinh rẻ, thương hại, những câu chì chiết nặng nề, Đào lại bừng bừng nổi giận. Vỗ vỗ vào túi xách rồi mở sẵn nút cài, Đào yên tâm khẩu P38 vẫn nằm bên trong. Đến một khúc có đất rộng bằng phẳng, Đào cúi xuống thật nhanh rút súng lên đạn dí vào nách Cường gằn giọng:

    – Đến chỗ kia đậu lại nếu không tao bắn mày ngay.

    Cường kinh ngạc tột cùng, cho xe đậu lại chỗ Đào muốn.

    – Tắt máy đi.

    Cường theo lệnh nhưng lại phác cử chỉ chống đối bị bắn ngang hông gục trên tay lái. Đào tung cửa chạy vòng ra sau, không nói không rằng nhắm bắn Mai trước lúc hắn định nhảy xuống cửa sau xe. Sức Mai khá mạnh bị bắn trúng ngực nhưng vẫn nhào vào Đào. Đào ngã nhưng chồm dậy đuổi theo Hoa đang lạch bạch chạy xuống dốc. Một phát vào đầu, nạn nhân chết ngay. Đào chạy trở lại xe, Mai vẫn chưa chết hẳn, được tặng thêm một viên kết liễu. Chừng đó thời gian đã đủ cho Lợi chạy được một quãng xa. Đào dơ tay gọi loa:

    – Tha cho chú, chú Lợi.

    Lợi cắm đầu chạy về phía Lăng Cô. Quay về xe Đào giật lấy cái túi vải. Mở ra Đào loá mắt, tiền 1000 và 5000 đồng đầy ăm ắp. Thay băng đạn khác vì đã bắn đi bốn viên. Tiếng súng nổ nghe đanh và lạnh, buổi sáng vắng lặng đã vang đi xa.

    Giám đốc công an Thừa Thiên-Huế, đại tá Nguyễn Hồng Bàng đích thân chỉ huy cuộc vây bắt hung thủ. Lão huy động một lực lượng hùng hậu gồm cảnh sát điều tra, cảnh sát đặc nhiệm, có vũ trang tiểu liên, cảnh sát giao thông và hình sự kinh tế. Đồn bộ đội biên phòng trên đỉnh đèo cùng phối hợp với cảnh sát, cộng thêm công an huyện Phú Lộc và xã Lộc Hải. Bàng còn gọi máy xin công an Quảng Nam – Đà Nẵng tiếp tay vây ở phía Liên Chiểu. Lão bố trí các ổ mật phục, người đón lõng ở các ngã đường, bến xe, ga xe lửa, phối hợp với bao vây truy lùng. Bàng quyết bắt cho được Đào để lấy tiếng, bởi lão đang nhắm vào ghế trưởng khối hình sự kinh tế, một chỗ hái ra tiền và có cơ được lên tướng.

    Quá mệt, Đào lẫn vào một khe suối cách đường nhựa vào khoảng ba cây số, còn nghe tiếng xe chạy vi vút bên ngoài. Giở túi ra đếm được tất cả 14 triệu 780 nghìn đồng, con số vượt xa ước đoán của Đào. Đào chưa có đủ thời giờ để hối hận, còn quá sung sướng với số tiền quá lớn. Niềm sung sướng trộn lẫn với lo lắng làm sao trốn thoát và bảo vệ được số tiền. Có đầu óc quân sự, Đào tính như sau: Chúng nó sẽ bao vây và chú trọng mặt Bắc, mặt Lăng Cô cho rằng mình sẽ đi xuôi xuống đèo để trốn về Thanh Hoá. Vậy mình sẽ vượt tắt đường đèo đi về phía Nam, nhưng cuối cùng Đào lại đổi ý, vì đi về Nam lại càng xa quê hơn, thêm khó ra. Đào uống hớp nước rồi tiếp tục vượt suối leo đèo lướt lên lau lách. Sẽ phải thay hình đổi dạng, thuê cho được xe, bất cứ xe nào, đi cho khỏi địa bàn Thừa Thiên. Khỏi Thừa Thiên coi như đã thoát, Đào sẽ ghé từng thị trấn mua vàng lá, rồi thuê xe con trốn về quê.

    Cơn giận qua, bốn phát súng đã giải tỏa được nỗi dồn nén, căm hận. Đào không còn nhớ đến Mai, Cường, chỉ nhớ đến khoảng da bụng trắng nõn của Hoa nằm chết trên lề đường, và nhớ đến hai điếu thuốc ngoại đầy tình nghĩa Lợi cho. Đào tiếc rẻ đã quá nhân đạo với Lợi, tha cho Lợi. Chính Lợi bây giờ là nguồn tin tức cho công an. Phải chi mình bắn nó luôn cho tịt ngòi truy tầm. Băng đèo lội suối đến sẫm tối, đến đâu mệt thì ngồi thở. Đào đã vất bao súng, vất mũ và cả hai túi xách đi. Thay bộ áo quần dân sự, lấy một áo sơ mi làm thành tay nải đựng tiền. Đào ăn một đòn bánh tét rồi uống hết nước trà, xuống suối lấy sẵn một bình đông nước khác để phòng xa. Khẩu súng ngắn đã được giấu trong thắt lưng. Mình sẽ đem vàng về phụng dưỡng bố già, nuôi em cấp vốn cho buôn bán. Riêng mình sẽ là một người mới, sẽ chọn một cô vợ trẻ biết kinh doanh, sẽ mua một ngôi nhà nhỏ. Tương lai màu hồng ấy động viên thúc giục Đào đi băng băng quên cả lau lách cắt ống chân, quên cả hiểm nguy đang chờ đón. Sẽ không còn ai dám khinh mình nữa, Đào thấy rõ một điều từ xưa chưa được thấy. Ở xã hội đảo điên bát nháo này giá trị đồng tiền là mạnh nhất, trong khi người ta cứ lừa dối nhau bằng những mỹ từ cao đẹp. Thằng Mai là cái thá gì mà dám khinh mình. Mình vào sinh ra tử, còn nó làm gì trong chiến tranh vừa qua? “Biết ít tiền thì đừng có đi bộ đội nữa được không?” Đây là một chân lý rành rành. Đào thấy rõ là mình bất lực, không có vây cánh, chỉ lý luận hảo để hai mươi năm qua mới leo lên được trung uý. Bạn bè và đàn em Đào, có ô dù lên vùn vụt. Bởi họ kiếm được tiền bất hợp pháp và biết nộp cho ô dù. Còn Đào lý tưởng quá, ngây ngô quá nên mới bị khinh rẽ, bị bỏ quên. Như thế vụ bất hoà, cơn dồn nén vừa qua chỉ là một cái cớ phụ, như giọt nước đầy tràn. Nói theo kinh điển chỉ tất nhiên như hủy thể của một hủy thể, mâu thuẫn đột biến để biến hoá thôi.

    Chín giờ tối, Đào tìm được đến ga Bắc Hải Vân, nhưng không định đón tàu đi ra Huế. Đi bằng phương tiện này dễ bị tóm cổ. Đào đứng hỏi thăm một người dân bên ngoài ga, định tìm chỗ ngủ để sáng mai thay hình đổi dạng thuê xe lam đi Quảng Trị rồi sẽ ra thẳng Thanh Hoá. Chỉ hành động riêng lẻ, không kế hoạch nghiên cứu dự trù trước, Đào có rất nhiều sơ hở và sẽ gặp nhiều khó khăn không thể vượt qua được. Nhưng chuyện đã lỡ, đâm lao phải theo lao.

    Bỗng có ánh đèn pin rọi loang loáng về phía Đào. Một sĩ quan công an tiến đến đòi kiểm trả giấy tờ. Đào định bỏ chạy nhưng đã muộn, từ ba phía đã có ba công an khác vây lại. Đào cố bình tĩnh tìm cách đối phó.

    – Anh không có quyền kiểm tra tôi, tôi là cán bộ quân sự.

    – Cứ đưa xem, anh đang mặc quần áo dân thường.

    Đào đưa ra giấy chứng minh và giấy phép, có ghi rõ: “Trung uý Đỗ Nguyên Đào tức Đỗ Thanh Đào, sinh năm 1954 quê ở Thọ Xuân, Thanh Hoá.” Đào trì hoãn để tìm giây phút thuận tiện chống trả.

    – Anh cho kiểm trả cả cái túi kia nữa.

    – Anh không có quyền, gọi đội kiểm soát quân sự đến đây nói chuyện.

    – Cướp của giết người trên đỉnh đèo, trốn sao được, còn già lọng.

    – Tôi cấm anh không được vu oan cho một sỹ quan quân đội nhân dân.

    – Là nghi can và chắc chắn là tội phạm, anh không đáng hưởng quy chế cán bộ quân sự.

    – Tôi thách anh đụng vào sở hữu của tôi. Tôi sẽ kiện anh đến Viện Kiểm Sát cao nhất.

    Nhanh như cắt, Đào thò tay vào túi rút súng ra, nhưng đối phương còn nhanh hơn. Hắn dùng một thế võ quật sấp Đào xuống, tước khẩu P38. Hai người khác đã dí súng vào lưng, và người thứ ba lấy còng số tám khoá tay Đào lại. Đào biết mình đã thất bại, thất bại hoàn toàn, thất bại một cách rất mau chóng và dễ dàng, không buồn vùng vẫy cựa quậy nữa. Tổ trưởng công an tháo băng đạn và tìm thấy hai viên trong túi tiền. Hắn lẩm bẩm:

    – Bắn bốn viên còn lại hai viên lẻ là đúng rồi. Làm xấu tiếng quân đội. Cán bộ gì đi cướp của giết một hơi ba mạng?

    Đến phút này lại càng bị khinh khi, Đào lại nổi giận, giận bản thân đã để bị bắt dễ dàng. Đào được kéo ngồi dậy, bèn nhảy tung lên đá vào cạnh sườn tên tổ trưởng thật mạnh và hét:

    – Công an chúng mày thì có gì hơn?

    Một báng súng AK giáng vào ngực Đào. Những ngôi sao li ti lóe quanh đầu, Đào ngất đi. Hồi sau không rõ mê hay tỉnh, Đào lờ mờ thấy mình đang lênh đênh trên biển Lăng Cô ngồi trên bè với cô gái Thượng ngực trần, rập rền rập rền sóng nước. Đó là khi Đào đã bị vất lên xe giải về Huế. Trong sóng nước mù xa, như sương sa, như mây vờn trên đỉnh Hải Vân, chập chờn khuôn mặt ông bố nhăn nheo với chòm râu bạc lưa thưa, khuôn mặt cô em gái xanh xao đầy nước mắt. Lãng đãng đâu đây, Đào nghe tiếng cười lẳng lơ và thấy ẩn hiện bắp chân trắng của Hoa. Những con mắt lần lượt hiện ra và chiếu vào Đào, ánh mắt lái xe bộ đội dọa nạt, ánh mắt hai phụ nữ bán quán thương hại, ánh mắt Mai, Cường, Hoa khinh bỉ.

    Ngất đi, Đào không nghe được mẫu đối thoại giữa giám đốc công an và tổ trưởng bắt Đào.

    – Thưa thủ trưởng, giờ ta lập biên bản ra sao? Bộ đội đi giết người cướp của là kẹt lắm.

    – Ồ, ĐM, có gì đâu, đơn giản thôi. Bảo hình sự và điều tra chữa biên bản đi. Cứ cho nó là thằng nghiện ma tuý, mạo nhận danh bộ đội đi làm bậy. Thế là gọn nhất, nghe rõ chưa?

    Diệu Tần

    CHÚC THỌ CỤ HÀ

    Mừng Cụ thôn Hà đã đổi tên *

    Chín lăm tuổi hạc thật là hên

    Xuân Ninh vào đạo mong sống lại

    Mai Thảo đòi tên nổi miếu đền **

    Chúa ngự trên cao ra phép lạ

    Phật ngồi dưới thế nối thiền duyên

    Thế là xong nhỉ, là vui nhỉ !

    Chúc Cụ Phê-Rô hưởng phước tiên

    Diệu Tần kính chúc

    Nhà Văn – Nhà Thơ PHƯƠNG HOA – Diệu Tần Giới Thiệu

    Tác giả vừa gởi cho tôi ba cuốn tập Truyện Ngắn: “Yêu Nhau Mấy Núi”, “Chung Một Ước Mơ” và “Thằng Nước Mắm” chẳng phải chuyện đời thường. Số trang cộng lại là trên 900 trang. Đến nay, tôi đã nghiền ngẫm kỹ thấy quá hay. Những chuyện đời thường được ghi lại chính xác, không có lỗi chính tả và không hư cấu. Đó là những mảnh đời kết cuộc có hậu với lời văn súc tích, bình dị, nhưng vẫn được viết khá sâu sắc. Đã có vài chuyện chấm hết có đau thương, những lầm lỗi là do con người, do trời, do thượng đế bầy ra, nhưng vẫn đầy tính nhân bản, những tấm gương sáng xen lẫn với những u ám, bão táp.

    Tôi có một bài tựa ngắn mở đầu của “Chung Một Ước Mơ” nhưng chưa đủ. Tập chuyện đầu có một chủ đề: để làm quen với độc giả, Phương Hoa đã tự giới thiệu “làm quen” tự nói về nội dung chuyện thật khéo và đầy đủ.

    Tôi thích nhất là chuyện kể về thằng “gút gồ” và trụ sở Google, chuyện người con trai của chính tác giả, em thật giỏi và có óc sáng tạo, thông minh, nhìn xa trông rộng, rõ ràng là cha mẹ nào con nấy. Người tài và giỏi Hoa Kỳ luôn đi trước. Thiên hạ vì đầu óc sáng tạo, chưa chi đã lo cạnh tranh với Tập Cận Bình về Nam Cực, với Nga về Bắc Cực, chưa chi đã lo SpaceX, lập hẳn một cơ quan chính thức về không gian, vũ trụ, để tìm đất mới. Người Mỹ luôn luôn tìm cái mới lạ tân tiến hơn. Người Mỹ còn có tấm lòng vị tha rộng lớn như đại dương. Trong khi chính dân Mỹ cho tới nay mới chỉ có non 10% được chích ngừa Covid 19, nhưng đã đóng góp qua Liên Hiệp Quốc vài triệu liều chích ngừa bệnh quái ác đại dịch. Thật là cao quý.

    Tập thứ hai đi sâu vào tìm hiểu xã hội Mỹ và gia nhập thật sự vào văn hóa Mỹ.

    Ngắm bìa sách đã thấy vang lên câu hò “… mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua…”. Nhân vật Ngọc Trâm đã nói đến tình yêu đôi lứa, gia đình. Tôi nghĩ sẽ không nên nói đến những chi tiết khác, nhận xét khác của các vị đã bàn khảo chưa chi đã tỏ ý cạnh tranh đối đầu ở Bắc Cực với Nga, đã lập hẳn chính thức chuyện họ vào không gian SpaceX, đã vội vàng lên tiếng đất đai ở Nam Cực. Nước Mỹ dân số hơn 300 triệu, nhưng đã giàu lòng vị tha, đóng góp hơn vài triệu liều thuốc chích ngừa đại dịch Covid 19 cho những nước nghèo, hướng dẫn các nước Nhật, Ấn Độ, Úc về các loại thuốc trừ dịch, phương thức điều trị, v.v…  Văn, thơ, nhạc của nghệ sĩ văn hóa Cao Minh Hưng, thi sĩ Hồng Thủy, nhà thơ Chinh Nguyên, nhà văn Lê Nguyên Hằng, nhà văn Nguyễn Văn Sâm…là những người đã viết cảm nhận và giới thiệu trong ba tuyển tập của Phương Hoa.

    Một ý khác của tôi về hai chữ “đời thường”: Nếu có nghĩa là đời sống thẳng lọng, ít đổi thay, đôi khi chán mứa, u buồn, trên thực tế, qua ngòi bút Phương Hoa lột tả: đời sống sôi động, sóng gió qua những biến chuyển liên tiếp đã đi sâu hơn nữa đời sống Mỹ, đặc biệt qua Tuyển Tập 3, coi như 3 tuyển tập chị viết cho nhật báo Việt Báo. Đời sống đó đã biến một người di cư thành một người khác. Điển hình là chuyện kể “Người Có Bảy Đời Chồng” rồi Tiệc Gà Tây, Người Đãi Vàng”, “Hoa Poppy”…

    Theo người khó tính, bất cứ người thanh niên nào thành công trên đất Mỹ, nhưng trong gia đình vẫn nên theo văn hóa Á Đông. Mình là khách ở trọ, quê hương đích thực là Việt Nam. Có người có thể cho rằng chị Phương Hoa đã quá lạc quan, mình ở đất nước người, trước sau gì vấn đề immigrant thôi, cả con cháu mình cũng vậy, dân da trắng đến đất nầy từ cuối thế kỷ XIIIV, là đất mua của Nga, của dân La tinh và đất riêng lâu đời của người da đỏ, ông Trump đã từng nói đến thời dân ngoại hạng là da trắng! Người da trắng đứng đầu các sắc dân vàng, đen, đỏ… Dạo tôi chưa về hưu có nghe nói giáo sư Nhật thường giữ gia phong theo văn hóa riêng; tuy nhiên các nữ giáo sư là người Mỹ da trắng. Quay sang các giáo sư người Trung Quốc và Hàn Quốc, tôi thấy rõ ra là họ đã giữ được nếp sống bảo thủ trong gia đình. Lời chúc Tết đầu năm, khi nghe các sinh viên Mỹ tuy nói tiếng Quảng Đông “Cống Hỷ Phát Xồi” họ nhăn mặt vì lời chúc đã xưa quá rồi, cái gì hễ qua rồi thì bỏ, điều gì hay hãy giữ lấy.

    Nói chung ba tuyển tập của nhà văn, nhà thơ Phương Hoa thật có giá trị văn học đáng phục, đáng nể. Vậy đến bao giờ chị cho ra mắt tuyệt phẩm đời viết văn, làm thơ của chị. Chị đang hồi sung sức sáng tác. Tác phẩm tuyệt vời đó sẽ được đón nhận nồng nhiệt hơn nữa. Đời viết văn thường khó kéo dài, mục đích viết để giải trí, để lại cho con cháu.

    Tôi xin trân trọng giới thiệu ba tuyển tập của nhà văn Phương Hoa.

    Diệu Tần

    14/3/2021

  • Thái Lan,  TRUYỆN DỊCH

    L’épave (Henry Gréville) – Mảnh Tàu Nổi Trôi -Thái Lan Dịch

    L’épave (Henry Gréville) – Mảnh Tàu Nổi Trôi(Thái Lan Dịch)

    Henry Gréville

    L’épave – Henry Gréville

    Le vent qui soufflait en tempête depuis la veille au soir s’était calmé un instant ; un rayon de soleil, jaune et pâle, traversa les nuages et fit briller comme de l’étain neuf les toits de schiste bleuâtre. Roger ouvrit la fenêtre ; la senteur âpre et bien connue du varech poussé sur les plages par les hautes marées le saisit à la gorge, et il l’aspira avec délices en fermant les yeux pendant un instant. Les arbres avaient assez bien résisté ; beaucoup de feuilles brunes jonchaient le sol, mais les hêtres perdent leur feuillage de bonne heure, et les ouragans n’effraient pas les troncs serrés en rang épais le long des grandes avenues, sur les haies doubles, ni leurs branches enchevêtrées, courbées dès l’enfance dans la direction la plus fréquente du vent. Quelques rosiers remontants n’avaient plus leurs roses de la veille, quelques tiges grêles avaient cédé dans le parterre, et c’était tout.

    159 Roger interrogea le ciel du regard. – Dites donc, monsieur, lui dit la vieille servante qui venait aussi examiner le temps, est ce que ce n’est pas fini, le sabbat de cette nuit ? – Je crois plutôt que cela va recommencer, répondit-il. Les grands nuages s’avançaient en masses régulières et lourdes comme des escadrons de cavalerie ; leur teinte uniforme, leurs bords réguliers, annonçaient qu’ils venaient de loin, ils arrivaient de l’horizon, vite mais sans hâte fébrile, dans toute leur puissance et leur majesté. Le rayon jaunâtre qui glissait entre les nuées venait du second tiers de l’horizon ; le zénith appartenait tout entier à ces cohortes redoutables. La pluie tombait par intervalles, droite et régulière, car le vent ne soufflait plus à la surface de la terre, et de moins accoutumés à ces fausses accalmies eussent cru le danger passé. Roger prêta l’oreille, et le grand fracas des vagues qui déferlaient à une lieue de là, sur la plage, lui arriva comme l’écho d’une bataille.

    Le froissement des galets roulés rappelait les 160 mitrailleuses, les lourdes vagues, s’écroulant à pic, imitaient les coups de canon… Il écoutait la tête penchée. Soudain, l’ouragan reprit, le vent souffla en foudre, comme disent les marins, les branches des hêtres craquèrent et se rompirent sous cet assaut inattendu. Du fond du ciel, d’énormes masses nouvelles, presque noires accoururent, se précipitèrent sur les lourds escadrons réguliers, puis, emportées par un courant irrésistible, se déchiquetèrent en lambeaux qui s’en allèrent on ne sait où. Les nuages gris disparurent roulés par la tempête, une brume noirâtre envahit le ciel, fondue en petite pluie fine qui frappait douloureusement le visage, et au-dessus des bruits de la terre ainsi violentée dans tout ce qui croît à sa surface, l’écroulement des vagues monstrueuses frappa régulièrement la grève, semblable au roulement du tonnerre.

    Roger ferma sa fenêtre, descendit l’escalier de granit qui résonnait sous les clous de ses souliers de chasse, et, passant devant la servante, se trouva dans le jardin. – Monsieur, est-ce que vous sortez ? Il n’y pas 161 de bon sens. – C’est trop beau, répondit-il de son ton calme ; il faut que j’aille voir cela. Pendant que la vieille femme grommelait et levait les mains au ciel, il était déjà sur la route, et marchait résolument à la rencontre de l’ouragan furieux. Le paletot bien boutonné, les mains enfoncées dans ses poches, offrant au vent aussi peu de prise que possible, il fit assez rapidement un quart du chemin, protégé par l’abri des haies de terre battue qui enclosent les pièces de terre, et qui faisaient obstacle au vent de la mer.

    Mais, au premier coude de la route, cet abri disparut, et il se trouva en butte à toute la rage de la tempête; vainement il voulut résister, il se trouva soudain acculé contre l’angle du chemin. Baissant la tête, s’adossant au mur, il attendit un moment plus favorable ; bientôt il put lever les yeux et regarder devant lui. Le soleil brillait toujours, et sa clarté pâle, presque blanche, donnait un singulier aspect maladif aux objets qu’elle éclairait. Les brumes qui passaient en courant dans le ciel empêchaient le plus souvent ses rayons d’arriver jusqu’à la terre, et c’est l’Océan seul qui les recevait. Entre les deux hautes collines couronnées de bruyères qui descendaient en pente abrupte dans la vallée jusqu’au rivage, le coin de mer que Roger pouvait apercevoir semblait une vaste coupe pleine d’écume et de reflets métalliques. L’onde affolée au large se brisait en vagues contrariées, formant des bandes immenses qui accouraient frénétiquement à l’assaut d’un rocher noir, le recouvraient et retombaient en un bouillonnement laiteux qui se répandait au loin comme une nappe d’huile ; puis la vague, se reconstituant, prenait de plus en plus d’ampleur, et immense, effrayante, venait battre le galet qui s’écroulait avec fracas sous ces coups épouvantables.

    Saisi d’un désir irrésistible de contempler de plus près ce spectacle étonnant, Roger rassembla ses forces, et se lança en courant sur la route en pente. À mesure qu’il descendait, la violence du vent diminuait, et, quand il fut au fond de la 163 vallée, il se trouva dans une zone presque calme. Il ralentit sa course, reprit haleine, secoua ses vêtements et regarda autour de lui. À quelques pas en avant marchait une forme brune, la tête enveloppée d’un voile épais, aux plis serrés ; il n’eut pas besoin de la regarder deux fois, un tressaillement de son cœur lui avait appris le nom de cette promeneuse hardie. En toute autre circonstance, il eût peut-être rebroussé chemin, – à quoi sert de se parler quand on ne peut s’entendre ? – Mais il est des jours où un esprit de vaillantise et d’audace s’empare de nous et nous porte plus loin que ne le voudrait notre raison, si on la consultait ; Roger doubla le pas et rejoignit la promeneuse. – Par ce vent affreux ? lui dit-il, au moment où il se trouva près d’elle.

    Elle tressaillit aussi, non de frayeur, et répondit : – Rien au monde n’est plus beau. – C’est mon avis, dit Roger. Ils se remirent à marcher de conserve dans l’air apaisé de ce coin de vallée, protégé par une haute colline. – Vous allez loin ? demanda-t-il au bout d’un instant. – Jusqu’au rivage. Je suis sortie exprès pour voir l’effet de ce soleil étrange sur cette mer en furie. Il y a là un contraste qui me navre et qui m’attire. N’est-il pas vrai que le soleil ne devrait briller que sur des scènes de paix, sinon de joie ? – Les malheureux ont pourtant quelque droit à un peu de consolation, répondit Roger. – Ah ! reprit-elle avec amertume, un tel soleil ne console pas… il ne fait qu’éclairer les souffrances, et les souffrances préfèrent l’obscurité. Roger ne répondit pas. Ils ne voyaient plus l’Océan, et une sorte de calme semblait renaître en eux. Après Quelques minutes, il interrogea encore sa compagne, mais avec une espèce de soumission mélancolique. – Vous vouliez quitter ce pays, dit-il ; n’avez vous point changé d’avis?

    – Que sais-je! répondit-elle avec amertume. Est-ce que je sais ce que je veux? J’en viendrai à me fuir moi-même; – mais cela, c’est ce qu’aucun voyage, si lointain qu’il soit, ne peut me donner. J’ai vu bien des contrées, et mon humeur est toujours la même, elle ne changera pas, allez ! – Détestez-vous ce pays plus qu’un autre ? demanda-t-il, avec cette même tendresse craintive que démentaient ses yeux hardis et sa bouche résolue. Elle secoua la tête sans répondre. Une douceur fugitive détendit ses traits contractés par l’amertume. – Non ! plus que tout autre, je l’aime ou j’ai cru l’aimer… J’y serais morte avec joie, mais je ne peux pas mourir, rien ne me tue ! L’amertume reparut sur ses traits délicats, et elle fit de la main un geste plein de colère hautaine. – Il faut que je m’en aille ! reprit-elle aussitôt: oui, il faut que je m’en aille. Je n’ai que trop 16 attendu. Elle prononça ces derniers mots d’une voix toute pleine de reproches et d’angoisses. – Vous pourriez être heureuse ici, reprit Roger, vous y êtes aimée… Vous ne le serez jamais mieux ni plus ailleurs… mais ailleurs, on vous attend sans doute!

    – M’attendre! Et qui, grand Dieu! m’attendrait ? Où? Je n’ai plus rien : ni patrie, ni famille: j’ai tout brisé autour de moi. J’ai changé mon or pur contre du cuivre empoisonné, et depuis lors personne, non, personne, entendez vous, Roger ? ne m’aime ni ne m’attend. La route tournait subitement, une rafale aiguë leur ferma la bouche à tous les deux. Le rivage était proche ; sans se toucher la main, sans presque sembler se connaître, ils gravirent le mur de galets que les hautes marées élèvent chaque fois, et qui protège le village contre les coups de mer, puis ils s’arrêtèrent pleins d’une horreur sacrée. À dix pas d’eux, battant son plein, la mer 167 attaquait la terre, sa vieille ennemie, avec la rage de sa plus formidable colère. Quelques pouces de plus, et la digue protectrice était franchie ; – mais le soleil déclinait vers l’horizon, et, pour ce jour là, l’Océan n’irait pas plus loin. La violence du choc faisait trembler sous leurs pieds l’amas de galets mal entassé ; un frisson, non d’épouvante, mais de respect pour cette force indomptable, les secouait de la tête aux pieds ; ils s’assirent sur le galet, à quelque distance l’un de l’autre.

    Étroitement enveloppée dans son vêtement d’un brun très foncé, qui laissait deviner son corps svelte et nerveux, la tête légèrement inclinée en avant sous le voile qui serrait ses tempes et ses cheveux noirs, elle semblait la statue de la concentration. Roger ne voyait que son profil délicat de médaille grecque, et cependant il sentait le regard de ses yeux verts se fixer sur les vagues comme pour les interroger. Dans cette courte conversation sur la route, elle venait de lui révéler la plaie de son cœur, jusque-là si religieusement cachée. Elle avait aimé, au loin sans doute, car, dans ce pays qu’elle habitait depuis deux ans, personne ne savait rien d’elle, sinon qu’elle était bonne et charitable, assez riche pour n’avoir besoin de personne, assez simple pour ne rien posséder de meilleur que les autres, assez réservée pour que personne n’osât l’interroger. Pourquoi Roger s’était-il épris de cette énigme vivante ? Pourquoi, lui qui pouvait choisir parmi toutes les jeunes filles du pays et de la ville voisine, avait-il vécu depuis dix-huit mois dans une retraite presque absolue, voyant rarement la jeune femme, et ne trouvant plus de plaisir auprès d’aucune autre ? C’est peut-être parce qu’il avait trouvé en elle ce qui précisément manquait aux autres : l’intelligence pour partager ses goûts artistiques fruit de ses études, la connaissance du monde, qui fait que l’on s’entend aussitôt entre gens bien élevés, – et la beauté, – la beauté absolue, celle des lignes, qu’éclaire, comme une flamme intérieure, le sens du beau et du bien poussé à sa plus haute limite.

    Il l’aimait, et ne pouvait le lui dire ; entre elle 169 et lui, elle avait toujours placé une barrière infranchissable de dignité glaciale ; pourquoi aujourd’hui avait-elle levé un coin du voile qui couvrait sa vie mystérieuse ? Et lui, chose bizarre, au lieu de se sentir froissé de ce demi-aveu, il en éprouvait une sorte de joie inquiète et troublée. C’est qu’il vivait loin du monde. Lui aussi n’avait trouvé qu’un métal méprisable en échange de ses trésors, et le monde lui importait si peu qu’il ne tenait plus à lui. Mais elle… n’aimait-elle vraiment plus rien ? Jadis, dans leurs premiers entretiens, elle avait paru détachée de tout ; une amertume souveraine, un dédain glacial, étaient le fond de sa philosophie ; mais en ces derniers temps, elle avait semblé s’attendrir ; parfois, sa voix émue avait laissé tomber l’entretien commencé… Sentait-elle la vie revenir à son âme desséchée ? Ce n’est pas à vingt-quatre ans qu’on est sûre d’être à jamais morte au bonheur ! Tout en songeant à ces choses, il la regardait, et s’efforçait de deviner quelle pensée douloureuse attachait ses yeux sur l’Océan en furie. Il vit une larme, ce n’était pas une goutte d’eau, se détacher des longs cils noirs et rouler sur les joues pâles, où le poudrin de la mer attirait une teinte à peine rosée. Les larmes se succédèrent lentement d’abord, puis plus pressées, et lui n’osait parler, n’osait approcher, craignant de lui rappeler sa présence peut-être oubliée, craignant de la faire s’enfuir, pour cacher la faiblesse de ce cœur jusque-là si bien fermé. Que n’eût-il pas donné pour essuyer avec ses lèvres ces larmes silencieuses, irrécusable preuve de longues douleurs subies dans la nuit et dans la solitude ? Qui donc avait pu la blesser, cette âme fière, si digne d’estime et d’amour ?

    Ah! quel que fût son destin dans le passé, elle avait été victime, non coupable, ses yeux purs et son front honnête l’attestaient hautement. Les vagues énormes déferlaient devant eux, si près qu’elles semblaient à chaque fois vouloir les engloutir. Elles accouraient du large avec une crête d’écume de plus en plus haute et mousseuse ; à travers l’onde glauque on voyait la clarté du 171 soleil ; souvent, un rayon jaune filtrait, bien loin, sur le sable fin que laissait voir la vague transparente. Elle approchait rapidement, haute de quinze pieds, se recourbant en volute frangée ; arrivée au bord du galet, elle s’écroulait tout d’une masse, comme s’écroulerait un palais, avec un bruit terrible, et se précipitait à l’assaut des galets, puis, redescendant la pente du rivage, courait à la rencontre d’une autre qu’elle prenait corps à corps, et réduisait en poussière d’écume impalpable et salée.

    Les flocons que les marins appellent les papillons blancs de la mer s’envolaient au fond des terres où les moutons parqués dans la lande les voyaient avec surprise tomber sur les fleurs des ajoncs. La jeune femme tourna la tête vers Roger ; le vent avait séché ses larmes, et de son désespoir récent il ne lui restait plus qu’une expression navrée. Elle se leva et dit quelques mots. Il ne pouvait l’entendre au milieu de ce fracas, et il se rapprocha pour pouvoir lui répondre. Ils étaient tout près l’un de l’autre ; cependant il restait entre eux un petit espace qui ne permettait pas même à leurs vêtements de se toucher. Elle lui montrait du doigt, à quelque distance, un objet sombre, qui, porté par les eaux, avançait et reculait sans pouvoir toucher le rivage ; cependant, repris par une vague plus forte, il se trouva bientôt sous leurs yeux. Dans l’onde verte et transparente, il semblait d’un noir intense ; c’était une simple planche arrachée à quelque barque ; elle ne portait aucune indication et n’offrait rien d’intéressant. – C’est une épave, dit Roger. Pour s’entendre, ils devaient se parler à l’oreille, et son souffle effleura la joue de sa compagne. – En arrive-t-il beaucoup ainsi ? demanda-t elle d’une voix lente, comme épuisée par l’intensité de la douleur.

    – Parfois, après les grandes tempêtes. Quoique ce soit défendu par les lois, on n’ôtera pas de la tête de nos paysans que le droit d’épave est un droit sacré. 173 – Le droit d’épave ? répéta la jeune femme en tournant la tête vers Roger. Il vit alors dans ses yeux profonds l’immensité d’une douleur irrémédiable ; il y vit aussi, telle que le rayon jaune dans la vague transparente, la clarté d’une tendresse douloureuse qui s’épanchait sur lui, sans joie et sans espoir. Troublé, il continua : – Oui, dans leur idée, l’épave appartient à celui qui la sauve ; il a parfois bien du mal à la disputer à la mer, il la tire à grand-peine hors de la portée des vagues, on ne peut lui persuader ensuite qu’elle n’est pas à lui… C’est la loi du pays : l’épave est à celui qui l’a planche me fait de la peine ; elle ne peut ni sauvée. Elle répéta machinalement : – L’épave est à celui qui l’a sauvée. L’épave allait et venait sous leurs yeux, tantôt rejetée sur le sable, tantôt reprise par la vague, tournée et retournée cent fois en une minute.

    La jeune femme se leva et fit quelques pas. – Allons plus loin, dit-elle ; cette pauvre planche me fait de la peine ; elle ne peut ni s’écarter ni trouver un port. – Elle trouvera bien quelqu’un pour la sécher et la brûler, répondit Roger. – Eh bien ? fit-elle en tournant vers lui son visage soudain enfiévré, elle sera au moins bonne à quelque chose ! Elle apportera dans la cabane la flamme et la chaleur qu’elle possède en elle… cela ne vaut-il pas mieux que d’errer toujours, incessamment battue par les tempêtes ? Elle s’assit sur le galet et promena son regard autour de l’horizon toujours chargé de nuages. Le soleil avait disparu, et toute la tristesse de la tempête revenait plus intense, avec une pluie méchante et rageuse qui les frappait au visage ; elle ne la sentait certainement pas.

    L’endroit où ils s’étaient assis formait une petite crique, et la vague, moins profonde, y était, aussi moins bruyante. Ils pouvaient se parler et s’entendre ; cependant il se trouvait tout près d’elle. – J’aurais aimé, dit-elle, de cette voix trempée de larmes qui la rendait si vraie et si touchante, 175 une petite maison avec un jardin, beaucoup d’air, beaucoup de lumière, du soleil de tous les côtés… un peu d’aisance, – mais cela, je l’ai et ne le dois à personne, c’est tout ce qui me reste de mon enfance heureuse ; – j’aurais voulu un être à aimer, qui ne fût pas un chien, car les chiens meurent avant vous, et on les pleure… un être à aimer, qui ne m’eût ni en mépris ni en pitié, qui m’aimât comme une créature semblable à lui… et pour celui-là, – ainsi que l’épave de là-bas, – j’aurais donné ma flamme et toute ma chaleur, dussé-je mourir rapidement consumée… mais pas sans avoir fait un peu de bien, pas sans avoir connu la joie du sacrifice récompensé… je n’ai jamais connu que l’autre, celui qu’on vous reproche, en vous disant : Je ne l’avais pas demandé ! Il la regardait, interdit, n’osant la comprendre, n’osant lui répondre. Est-ce que vraiment elle voudrait, après tant de souffrances, qu’il ignorait, mais qu’il devinait si bien, mettre sa main dans celle d’un honnête homme, simple de cœur et de goût, sans grande fortune, elle faite pour porter hardiment toutes les couronnes ?

    – Mais non, reprit-elle, je suis l’épave qui flotte à toutes les vagues, qui bat tous les rivages, et je mourrai réduite en poussière contre tous les rochers de la vie, sans avoir éclairé ni réchauffé de foyer. Elle s’était levée et marchait sur le sable que la mer, en se retirant, laissait à sec peu à peu. Une vague monstrueuse s’avançait, Roger se recula instinctivement, croyant que sa compagne faisait de même. Soudain, dans l’écroulement du flot, il entendit un cri et vit rouler une forme brune. Semblable à l’épave, elle flottait dans la transparence glauque de la vague, abandonnée comme un corps inerte. Sans pousser un cri, les dents serrées, décidé à reprendre sa proie à l’Océan trop avide, il entra dans l’eau, reçut sur la tête le choc de deux ou trois lames, plongea, reparut, saisit le corps qui ne résistait pas, et le rapporta sur le rivage, serré contre sa poitrine. Il courut jusque derrière le galet, et là, sur une couche de sable fin, il déposa celle qu’il avait reconquise.

    Elle ouvrit les yeux et les fixa sur lui, avec quelle douceur soumise, avec quelle tendresse éperdue ! – Vous m’avez sauvée, lui dit-elle d’une voix faible, et sans pouvoir remuer, dans le grand engourdissement de tout son être. Je suis l’épave. Savez-vous que l’épave est à celui qui la sauve ? – Je le sais, répondit-il, en la regardant comme une mère regarde un enfant malade. C’est ainsi que vous êtes à moi pour toujours.

    Paris, 9 mars 1879. 

    Henry Gréville

    Bài Dịch: Mảnh Tàu Nổi Trôi

    Cơn gió bão từ tối hôm trước đã dịu đi trong giây lát; một tia nắng vàng nhạt xuyên qua mây khiến những mái nhà đá phiến xanh sáng bóng. Roger mở cửa sổ; anh nghe mùi tảo quen thuộc dạt vào bãi biển khi thủy triều dâng cao, và anh nhắm mắt lại hưởng một cách thích thú. Cây cối vẫn mạnh mẽ chống chọi lại bão tố ; nhiều chiếc lá nâu vương vãi trên mặt đất, những đám cây sồi rụng lá sớm, bao nhiêu cơn lốc không làm những thân cây dày đặc dọc các con đường rộng chùng lòng, chúng đã uốn cong theo hướng gió ngay từ khi chúng còn bé. Một vài bụi hồng mọc lại đã rụng hoa từ đêm trước, chỉ còn trơ trụi vài cành cây mảnh mai.

    Roger nhìn lên bầu trời, suy nghĩ.

    Bà giúp việc cũng đến nhìn trời và nói:

    -Thưa ông, buổi lễ hội của trời đất đêm qua vẫn chưa tan sao ạ?

    -Tôi nghĩ bão vẫn tiếp tục, bà ạ, anh trả lời.

    Những đám mây lớn ào tới một cách nặng nề như những đội kỵ binh; màu sắc đồng nhất của chúng, với đường viền đều đặn, cho ta biết chúng đến từ rất xa, từ chân trời, nhanh chóng, mạnh mẽ và uy nghi. Tia sáng vàng nhạt lướt giữa những đám mây đến từ phần bên kia của chân trời; thiên đỉnh hoàn toàn thuộc về những đoàn quân ghê gớm này. Mưa rơi liên tục và đều đặn, vì gió không còn thổi trên mặt trái đất nữa, và những người không quen với sự yên tĩnh giả tạo này sẽ tin rằng mối nguy hiểm đã qua. Roger lắng nghe, và tiếng sóng vỗ lớn cách xa hàng dặm trên bãi biển vang đến tai anh như tiếng vang của một trận chiến.

    Những đám mây xám biến mất do cơn bão cuốn đi, một làn sương mù đen kịt lan ra trên bầu trời, rồi nhung hạt mưa nhỏ quất vào mặt làm rát da, và thêm vào những tiếng rền vang của mặt đất, từng đợt sóng khủng khiếp đập vào bờ như sấm sét.

    Roger đóng cửa sổ lại, đi xuống cầu thang bằng đá granit, tiếng giày vang lên.

    – Thưa ông, ông định ra ngoài đấy ư? Có lẽ không nên đâu ạ.

    – Khung cảnh đẹp quá, tôi phải đi xem đây, anh trả lời bằng giọng bình tĩnh.

    Bà lão đang càu nhàu và giơ tay lên trời, anh đã ra ngoài đường, kiên quyết đón cơn cuồng phong dữ dội. Cài cúc chiếc áo khoác, hai tay thọc vào túi, để gió không thể tấn công được, anh nhanh chóng bước đi, qua đám hàng rào bằng đất bao quanh các thửa đất chắn gió mạnh từ biển thổi vào-

    Mặt trời vẫn chiếu sáng, một thứ ánh sáng nhợt nhạt gần như trắng khiến những vật thể được chiếu sáng có vẻ yếu đuối một cách kỳ lạ . Sương mù bay qua bầu trời ngăn cản tia sáng chiếu vào trái đất và chỉ có đại dương tiếp nhận ánh sáng. Sóng cuồng trên biển vỡ thành từng đợt đối nhau, tạo thành những dải mênh mông lao điên cuồng tấn công vào tảng đá đen, bao phủ mỏm đá rồi lại rơi xuống thành đám bọt trắng đục lăn ra xa như một tấm dầu; rồi làn sóng lập lại, ngày càng mạnh hơn, to lớn, đáng sợ, đánh vào những viên đá cuội, sụp đổ hẳn bởi những cú va chạm khủng khiếp.

    Bị thôi thúc bởi mong muốn được chiêm ngưỡng cảnh tượng đáng kinh ngạc này kỹ hơn, Roger cố gắng bắt đầu chạy xuống con đường dốc. Khi anh đi xuống, cường độ gió giảm dần, và khi anh đến bên dưới thung lũng, anh thấy mình ở một vùng gần như yên tĩnh. Anh bước chậm lại, lấy lại hơi thở, rũ những hạt nước trên áo và nhìn xung quanh. Anh nhìn thấy phía trước một hình dáng mờ mờ, đầu quấn khăn; anh không cần phải nhìn hai lần, trong trái tim hồi hộp của anh đã cho anh biết tên của người bộ hành rất dạn dĩ này.

    Nếu như vào một thời điểm khác, có lẽ anh đã quay gót đi – nói chuyện với nhau có ích gì khi chúng ta không thể hiểu nhau? – Nhưng có những ngày mà sự dũng cảm và táo bạo chiếm lấy hồn ta và đưa ta đi xa hơn những điều lý trí mong muốn, nếu ta tham khảo ý kiến của suy xét bình tĩnh và cẩn thận; Roger bước nhanh và đến bên cô ấy. – Cô dám ra ngoài với cơn gió khủng khiếp này ư? anh hỏi cô, lúc đã đến bên cạnh cô gái.

    Cô giật mình, vì đột ngột chứ không phải vì sợ hãi và đáp:

    – Cảnh vật bây giờ thật là tuyệt!

    – Tôi cũng nghĩ như vậy, Roger nói.

    Họ lại bước đi bên nhau trong không khí đã lắng dịu ở góc thung lũng này, ngọn đồi cao đã ngăn chặn cơn bão.

    – Cô định đi xa không? anh lại hỏi.

    – Tôi muốn đến bờ biển. Tôi cố tình đi ra ngoài để xem mặt trời kỳ lạ này ảnh hưởng thế nào trên vùng biển đang nổi cơn thịnh nộ này. Có một sự tương phản làm tôi ngao ngán nhưng vẫn có điều gì quyến rũ tôi. Phải chăng mặt trời chỉ nên chiếu sáng những cảnh bình yên, hay ít ra là niềm vui thôi ?

    – Những người bất hạnh vẫn có quyền được an ủi một chút chứ, Roger trả lời.

    -Vâng! cô cay đắng trả lời,- ánh nắng như vậy không an ủi được… nó chỉ soi sáng nỗi đau, và nỗi đau lại thích bóng tối hơn.

    Roger không trả lời. Họ không còn nhìn thấy Đại dương nữa và một cảm giác bình yên dường như đang trở lại trong họ. Sau vài phút, anh ta lại hỏi người bạn đồng hành, với giọng chấp nhận một cách buồn bã.

    – Cô muốn rời khỏi đất nước này, cô không thay đổi ý định sao?

    –Làm sao tôi biết được! Cô trả lời một cách cay đắng. Tôi có quyền biết mình muốn gì không? Tôi còn phải chạy trốn khỏi chính mình nữa cơ mà – nhưng muốn có được điều đó, bất cứ một cuộc hành trình nào, dù xa xôi đến đâu, cũng không thể cho tôi toại nguyện. Tôi đã đi qua rất nhiều quốc gia, tâm trạng của tôi vẫn sẽ không thay đổi, thế thôi!

    – Cô thù ghét đất nước này hơn bất kỳ nơi nào khác phải không? anh hỏi với vẻ dịu dàng e ngại trái ngược với vẻ dạn dĩ của đôi mắt và nét cương nghị từ đôi môi.

    Cô lắc đầu không trả lời. Một cảm giác ngọt ngào thoáng qua làm nét căng thẳng vì cây đắng trên gương mặt cô dịu bớt đi.

    -Không! tôi yêu anh ấy hoặc tôi nghĩ rằng tôi yêu anh ấy… Tôi có thể chết vì vui sướng, nhưng tôi không thể chết, không thể! Sự cay đắng lại hiện lên trên nét mặt thanh tú của cô, và cô khoát tay, giận dữ một cách kiêu kỳ. – Tôi phải đi đây! đúng rồi, tôi phải đi. Tôi đã chờ đợi quá lâu. Những lời này được thốt ra với vẻ đầy trách móc và lo sợ.

    – Cô vẫn ở lại đây, có thể cô sẽ hạnh phúc, Roger tiếp tục, cô sẽ có được tình yêu … Cô sẽ không vui và hạnh phúc hơn ở bất cứ nơi nào khác … nhưng biết đâu ở nơi nào đó, có thể có người đang mong đợi cô!

    -Chờ tôi! Lạy Chúa ơi! Người nào sẽ đợi tôi chứ? Ở đâu? Tôi không còn gì cả: quê hương cũng không, gia đình cũng không: tôi đã phá vỡ mọi thứ xung quanh mình. Tôi đã đổi vàng nguyên chất của mình để nhận lấy đồng tẩm độc, và kể từ đó không còn ai, không một ai, anh nghe không, Roger? không một ai yêu tôi hoặc chờ đợi tôi.

    Con đường bỗng rẽ ngoặt gấp, rồi một cơn gió cực mạnh ào đến khiến cả hai phải ngậm miệng lại.

    Họ đã đến gần bờ biển; không chạm tay vào nhau, có vẻ như không hề quen biết nhau, họ trèo lên bức tường đá cuội mà mỗi lần thủy triều dâng cao lại bồi thêm vào, làm thành bờ đập bảo vệ ngôi làng khi sóng biển tràn vào, rồi họ dừng lại, kinh hoàng nhìn cảnh vật. Cách chỗ họ ngồi chừng mười sải chân, sóng biển đang tấn công mặt đất, kẻ thù từ xưa nay, và họ thẫn thờ như thế trước sức mạnh không chế ngự được của thiên nhiên.

    Qua bộ quần áo màu nâu sẫm nàng quấn quanh mình, ta có thể hình dung thân hình mảnh khảnh đang lo âu, đầu hơi nghiêng về phía trước dưới tấm khăn che sát mặt với mái tóc đen huyền, cô ấy như là bức tượng, đang cố gắng tập trung. Roger chỉ nhìn thấy hình dáng như ảnh tượng Hy Lạp thanh tú của cô, và cảm nhận đôi mắt xanh thật đẹp đang nhìn chằm chằm vào những con sóng như đang muốn biết chúng sẽ cuốn dữ dội thế nào đây. Lúc nãy khi kể lể vài dòng, cô vừa tiết lộ cho anh biết vết thương trong lòng cô, mà từ bấy đến nay vẫn được che giấu một cách thật chu đáo. Cô đã yêu, chắc là một người nào ở rất xa, bởi vì qua hai năm cô sống nơi đây, không ai biết gì về cô, ngoại trừ tính tình cô rất bác ái, không cần giúp đỡ về những nhu cầu, rất giản dị, không xa hoa cầu kỳ, rất dè dặt nên không ai dám hỏi han điều gì về cuộc sống riêng tư.

    Tại sao Roger lại say mê sinh vật bí ẩn này? Tại sao? trong khi anh có thể lựa chọn trong các cô gái trẻ ở miền này cũng như vùng lân cận, nơi anh đã trải qua mười tám tháng gần như hoàn toàn hưu trí, và thật hiếm khi anh gặp cô gái này, phải chăng anh không còn tìm thấy niềm vui ở bất kỳ ai khác? Phải chăng vì anh đã tìm thấy ở cô những điều thiếu sót ở những người kia: trí thông minh để cùng chia sẻ sở thích nghệ thuật của anh, – đó là thành quả học tập của anh-, chia sẻ những hiểu biết về thế giới,…những điều căn bản mang sự hòa hợp giữa hai người. – và thêm nữa vẻ đẹp, – vẻ đẹp tuyệt đối của những đường nét, được hoàn chỉnh ở đỉnh cao nhất cho tình yêu nồng nàn.

    Anh yêu nàng, nhưng không thể thổ lộ; giữa cô và anh, cô luôn đặt một rào cản không thể vượt qua bằng một sự trang nghiêm lạnh giá; tại sao hôm nay cô lại vén ra một góc màn cuộc đời bí ẩn của mình?

    Và thật kỳ lạ, thay vì cảm thấy bị xúc phạm khi nghe lời thú nhận nửa vời này, anh lại cảm thấy một niềm vui xen lẫn lo lắng và bối rối. Đó là bởi vì anh sống xa thế giới. Anh ta cũng chỉ tìm thấy một thứ chất liệu con người không đáng kể khi phải đổi lấy kho báu của mình, và bây giờ anh không còn quan tâm đến thiên hạ và môi trường nữa. Nhưng đối với nàng… có thật là nàng không còn yêu thích gì nữa hay sao? Trước đây, khi đầu tiên trò chuyện, cô ấy dường như dửng dưng với mọi việc ; sự cay đắng tột bậc, thái độ khinh thường lạnh giá, là căn bản triết lý sống của nàng; nhưng dạo gần đây cô ấy có vẻ dịu dàng hơn; đôi khi, giọng nói đầy cảm xúc của cô đã ngưng hẳn khi vừa mới bắt đầu kể một câu chuyện nào đó …

    Có phải cô cảm thấy tâm hồn khô héo của mình đang sống lại?

    Vừa miên man suy nghĩ , anh nhìn cô và cố đoán xem suy nghĩ chua cay nào khiến cô dán chặt mắt vào đại dương đang cuồng nộ. Anh nhìn thấy một giọt nước mắt, không phải nước mưa hoặc nước biển, đang rơi từ hàng mi đen dài, lăn xuống đôi má nhợt nhạt, và hạt mưa nhẹ vừa phủ lên màu hồng phấn. Nhìn những giọt nước mắt tiếp tục rơi từ từ, sau đó nhanh hơn, anh không dám hé môi, không dám lại gần, e sợ cô sẽ nhớ rằng anh đang hiện diện nơi đây, và sẽ chạy đi, để che giấu trái tim yếu đuối từ lâu nay vẫn một mực khép kín. Ước gì anh có thể đổi tất cả những gì anh sở hữu để lau những giọt nước mắt thầm lặng này bằng đôi môi mình, những giọt nước mắt làm bằng chứng rõ ràng về những nỗi đau không ngớt trong cô đơn, khi màn đêm buông xuống? Ai là người có thể làm tổn thương một tâm hồn kiêu hãnh, đáng được quý trọng và yêu thương này?

    Trên vùng đồng cỏ, đàn cừu ngạc nhiên nhìn những bông bọt biển mà các thủy thủ gọi là bướm trắng của biển rơi xuống những bông hoa cây bấc. Cô gái quay đầu nhìn về phía Roger; gió đã lau khô nước mắt của nàng, và nỗi tuyệt vọng ban nãy chỉ còn lại nét âu sầu. Cô đứng dậy và nói điều gì mà anh không nghe được, chung quanh quá ồn; anh tiến lại gần hơn. Họ đang đứng sát bên nhau; nhưng giữa hai người vẫn còn một khoảng trống, và quần áo của họ cũng không chạm vào nhau.

    Cô chỉ cho anh xem một vật thể màu sẫm bị nước mang theo con sóng, lao đến rồi lại bị cuốn đi mà không thể nào tấp vào bờ được; nhưng rồi một ngọn sóng mạnh đã mang vật ấy đến chỗ họ đang đứng. Trong làn sóng xanh trong suốt, hình thù ấy thành một màu đen đậm; và đó chỉ là một mảnh ván bị tách ra từ một chiếc thuyền nào đó; không thấy dấu hiệu nào để nhận biết, cũng không có gì đáng quan tâm.

    – Đó là một mảnh xác tàu, Roger nói.

    Họ phải đến gần sát tai nhau thì mới có thể nghe được, và hơi thở của anh phả vào má nàng.

    – Những mảnh tàu như thế này có thường trôi đến không? cô hỏi bằng giọng chậm rãi, như thể kiệt sức vì nỗi khổ đau khôn cùng.

    – Đôi khi, sau những cơn bão lớn. Dù bị pháp luật cấm nhưng người nông dân luôn nghĩ rằng quyền được giữ xác tàu đắm là một quyền thiêng liêng.

    – Quyền giữ xác tàu đắm? nàng hỏi lại, nhìn về phía Roger.

    Anh vừa nhìn thấy trong đôi mắt sâu thẳm của cô nỗi đau không thể nguôi ngoai; và nỗi đau dịu dàng ấy không có niềm vui và không có hy vọng, giống như tia sáng màu vàng trong làn sóng trong suốt đang tuôn ra trên người anh.

    Cảm thấy bối rối, anh nói tiếp:

    – Đúng vậy, theo quan niệm của họ, xác tàu thuộc về người đã nhặt được; đôi khi họ thật khó khăn khi phải giằng co với biển, thật vất vả mới kéo ra khỏi làn sóng hung dữ, rồi sau đó lại được xét rằng mảnh tàu đắm ấy không thuộc quyền sở hữu của mình …

    Thế nên luật của xứ này là: xác tàu sẽ thuộc về người đã mang được mảnh tàu về.

    Cô lặp lại, không suy nghĩ :

    – Xác tàu đắm thuộc về người đã cứu nó.

    Mảnh gỗ của xác tàu trôi đến rồi lại bị cuốn đi trước mắt họ, có khi bị ném lên cát, có khi bị sóng cuốn, đưa lên đưa xuống hàng trăm lần trong một phút.

    Người phụ nữ đứng dậy và bước đi.

    – Ta hãy đi xa hơn phía đằng kia, – cô nói; – tôi thấy miếng gỗ này tội nghiệp quá ; nó không thể đi xa cũng như không thể tìm thấy một nơi để tấp vào.

    – Nó sẽ tìm được người sấy khô và cho vào lò sưởi, Roger trả lời.

    – Vậy sao? – nàng quay nhìn anh ấy, gương mặt bỗng đỏ hồng lên – Ít ra thì nó cũng sẽ có ích ! Nó sẽ mang lửa và hơi ấm từ trong mình nó vào trong căn lều còn hơn là lang thang mãi, rồi bị bão giông vùi dập, anh thấy không?

    Cô ngồi trên một tảng đá và nhìn phía chân trời vẫn còn tràn ngập mây xám. Mặt trời đã biến mất, và nỗi u sầu do cơn bão mang đến lại trở nên sâu đậm hơn, với những giọt mưa dữ dội quất mạnh vào mặt họ; có lẽ nàng cũng không còn không cảm nhận được điều đó.

    Nơi họ ngồi là một cái vịnh nhỏ, ít sóng hơn và ít ồn ào hơn. Họ có thể nói chuyện và nghe thấy nhau; nhưng anh vẫn ngồi rất gần bên cô.

    Cô nói, bằng một giọng nói đẫm nước mắt, chân thật và cảm động:

    -Tôi ước gì có được một ngôi nhà nhỏ có vườn, chung quanh là cảnh vật bao la, tràn ngập ánh sáng, tia nắng rọi khắp nơi… một chút gì thật thoải mái, – những điều này tôi đã sở hữu và không nợ ai cả, đó là tất cả những gì còn lại của tuổi thơ hạnh phúc của tôi.–Tôi mong muốn có một sinh vật để yêu thương, không phải là loài chó, bởi vì chúng sẽ ra đi trước mình, và ta lại thương khóc chúng…mà một sinh vật để yêu, không khinh miệt, hoặc thương hại tôi, một sinh vật sẽ yêu thương tôi như một tạo vật tương đồng với họ… và đối với người ấy, – cũng như mảnh tàu trôi nổi ở đằng kia, – tôi sẽ sưởi họ bằng ngọn lửa con tim nồng nàn và toàn bộ hơi ấm của mình, cho dù tôi sẽ suy mòn kiệt sức rất nhanh … nhưng trước đó tôi phải hoàn thành được điều gì đó, phải tận hưởng được niềm vui khi đã hy sinh như thế … từ trước đến nay tôi chỉ nếm được điều ngược lại, luôn bị trách cứ rằng: “Tôi đâu có đòi hỏi việc này đâu!” –

    Anh nhìn cô, sững sờ, không đủ can đảm để hiểu những điều cô vừa thổ lộ, không dám trả lời. Nàng có thực sự ao ước, sau bao nhiêu đau khổ nàng đã gánh chịu mà anh không hề biết đến, nhưng anh đã đoán rất rõ, và người phụ nữ này, một người quả cảm đã mang bao nhiêu gánh nặng mà cuộc đời đã nghiệt ngã ban tặng cho cô, nàng có thực sự muốn giao thân phận mình vào tay một gã chính trực, rất đơn giản trong tình yêu và nhãn thức, với cơ nghiệp không có gì gọi là bao la vĩ đại không?

    – Nhưng không đâu, nàng trả lời, tôi là xác tàu trôi trên sóng, đập vào bờ biển khắp nơi và tôi sẽ tan thành cát bụi bám vào tất cả những tảng đá của cuộc đời, mà không bao giờ thắp sáng hay sưởi ấm một mái ấm gia đình nào. Cô đứng lên và đi trên cát đã dần khô khi nước biển rút đi. Một đợt sóng khổng lồ đang ập tới, Roger bước lùi theo bản năng và nghĩ rằng người bạn đồng hành cũng đang bước lùi.

    Đột nhiên, khi thủy triều vừa dâng lên và rút đi, anh nghe thấy tiếng kêu la và nhìn thấy một dáng hình màu nâu đang bị cuốn đi. Trông như một xác tàu bị đắm, vật thể đang trôi nổi trong làn sóng trong suốt lạnh lẽo và đen ngòm, trơ trọi như một cơ thể vô tri.

    Mím môi thật chặt, anh quyết tâm lấy lại miếng mồi từ đại dương tham lam, và lao nhanh xuống nước, đầu anh hứng chịu những ngọn sóng dữ chém vào, anh ngụp xuống, trồi lên, nhanh chóng giành lấy thân thể bất động, ôm thật chặt và bơi vào bờ. Anh chạy đến phía sau tảng đá, rồi đặt món quà mà anh ta vừa tranh giành được với sóng biển trên một lớp cát mịn.

    Cô mở mắt và nhìn anh, thật dịu dàng, thắm thiết, say đắm:

    -Anh đã cứu tôi, cô nói với anh bằng một giọng yếu ớt, không thể cử động vì toàn thân tê cóng.

    Tôi là xác tàu đắm. Anh biết rằng xác tàu trở thành sở hữu của người cứu nó không?

    -Tôi biết, anh trả lời, và nhìn cô như một người mẹ nhìn đứa con đau yếu.

    – Vì thế nàng sẽ thuộc về ta . . . đến thiên thu-

    Thailan dịch

  • Minh Thúy

    Hình Ảnh Buổi RMS “Dòng Chảy”

     

    Dòng Chảy

    Thân tặng Nhà văn Tôn Nữ Áo Tím

    Sông Hương nước chảy sóng xuôi dòng                  
    Áo tím phai màu vẫn đợi mong
    Tôn nữ triều xưa chìm mộng tưởng
    Thần gầy gió bạt trải long đong

    Bởi duyên hồ điệp ẩn chìm sâu
    Mà nẻo gió sương phủ bạc đầu
    Hạnh phúc nhạt nhoà theo giọt lệ
    Gối trăng nhặt những mảnh tình sầu

    Soi gương ẩn hiện bóng Hoàng Thành
    Áo trắng vương chiều giọt nắng hanh
    Đồng Khánh ngày xưa thời ước hẹn
    “Con Đường Phượng Vỹ” lá cây xanh

    Trao thầm thông điệp viết miên man
    “ Dòng Chảy” đàn ru khúc nhạc vàng
    Văn hóa xứ người lưu tiếng Việt
    Biển chương tác phẩm đã trình làng .
                Minh Thúy Thành Nội
                  Tháng 10/14/2023

  • Giao Chỉ

    Lịch Sử Vùng Đất ISRAEL, PALESTINE, VÀ JERUSALEM – Giao Chỉ San Jose & Thông Báo: Dân Sinh News Radio Tiếp Tục Chương Trình Với Đề Tài Đặc Biệt: “Hỏi Bác Giao Chỉ”

    Dân Sinh News Radio tiếp tục chương trình

    Đề tài đặc biệt: Hỏi bác Giao Chỉ

    Xin giới thiệu để quý thân hữu thung lũng điện tử San Jose đón coi 9 giờ sáng thứ bẩy trên băng tần 1500. Sáng lập viên Dân Sinh thuộc cơ quan IRCC do anh Phạm Phú Nam hiện còn nằm nhà thương.  Cô Mỹ Linh tiếp tục phụ trách. Chương trình kỳ này dưới tựa đề đặc biệt dành cho vị cao niên 90 tuổi giãi bày tâm sự của một kiếp người. 20 năm tuổi trẻ Hà Nội. 20 năm quân đội Cộng Hòa Sài Gòn và hơn 40 năm San Jose Cali USA. Những câu hỏi trực tiếp. Bác là ai. Bác làm những công việc gì suốt nửa đời luân lạc. Bác nhận xét gì về quê hương Hoa Kỳ. Sẽ giãi bày toàn bộ về một kiếp người. Một người trẻ di cư 20 tuổi đi tìm tương lai. Một trung niên 40 di tản không biết làm gì cho hết nửa đời sau. Sau cùng một người già 90 tuổi bạn bè đã bỏ đi hết sẽ nói điều gì cho thế hệ tương lai. Hãy nghe chương trình Hỏi bác Giao Chỉ vào mỗi sáng thứ bẩy. Hãy nghe những suy nghĩ thành thực và chân thành cho đến khi hết pin. 20 năm đầu ngoài Bắc là những năm Hy Vọng, 20 năm sau trong Nam là những năm Trách nhiệm và 40 năm vừa qua là thời kỳ Huấn nhục để xây dựng. Chịu mọi nhục nhã để lấy tro tàn lịch sử mà xây Viện bảo tàng. Viện bảo tàng là linh hồn của dân tộc. Việt Museum là linh hồn của cộng đồng Việt lưu vong. Hãy nghe để thông cảm. Hãy nghe để cùng đem quá khứ huy hoàng để gửi tương lai vĩnh cửu. Nếu ở xa không nghe đuợc chương trình Hỏi bác Giao Chỉ, chúng tôi sẽ in thành bản văn phổ biến sau.

    Giao Chi San Jose.   giaochi12@gmail.com  (408) 316 8393


    ISRAEL, PALESTINE VÀ JERUSALEM
    – Giao Chỉ San Jose

    (Có một bài viết về lịch sử Do Thái và Palestine, được cho là của Dũng Phan, đang lan truyền trên mạng. Đây là bài viết rất hay nhưng khá dài. Tôi xin phép rút ngắn lại, để chúng ta có khái niệm về lịch sử vùng đất này – Xuân Sơn Võ)

    Hận thù truyền kiếp.

    Chuyện từ Jerusalem. Dân tộc, tôn giáo và lịch sử.

    Giao Chỉ: Cảm ơn các bạn đã gửi cho tôi bài viết của tác giả viết về đề tài lịch sử .Thánh Chiến trên 3 ngàn năm, nhưng xương máu và hận thù vẫn còn tiếp diễn cho đến hôm nay.

    Những gì mới xảy ra đầu tháng 10 năm 2023 tại miền đất Khổ bên Do Thái. Chúng ta sẽ không hiểu được nếu không đọc qua lịch sử của một dân tộc xuất sắc nhưng cũng bất hạnh nhất thế giới. Lập quốc từ 3 nghìn năm nhưng bị La Mã đô hộ. 1000 năm sau có một người sinh ra là Jesus sẽ lãnh đạo dân Do Thái chống La Mã, nhưng đã bị kẻ thù giết chết trên cây thánh giá. Người chết đi để lại Do Thái Giáo và Kinh Cựu Ước. Người chết đi nhưng vẫn có tín đồ tin rằng người đã Phục sinh và ra đi lần sau đã để lại Thiên chúa giáo và Kinh Tân Ước. 600 năm trước nhà tiên tri Muhammad ra đời đem theo Kinh Coran lập ra Hồi Giáo. Cả ba tôn giáo đều tôn thờ vùng đất thiêng Jerusalem và thù hận với các tín ngưỡng khác trở thành mối thù truyền kiếp. Dân Do Thái mất nước từ thời từ thời La Mã lang thang khắp thế giới và bị Đức quốc xã giết chết hàng triệu người trong đệ nhị thế chiến. Sau chiến tranh trở về lập quốc tại vùng đất thiêng lại trở thành kẻ cướp đất của dân Hồi giáo Parestine. Cuộc chiến dành dân lấn đất trải qua trăm năm và không thể giải hòa.

    Người dân Hồi Giáo Parestine sẽ không thể chấp nhận mất nhà mất đất ngay trên miền đất thánh và họ đã chấp nhận lấy chính thân xác làm võ khi chống Do Thái. Phải đọc lại lịch sử Jerusalem mới hiểu được nỗi đau thương trầm luân của vùng đất lịch sử phát sinh ra cả 3 tôn giáo tham dự vào chiến tranh gọi là Thánh Chiến.

    Bài viết của tác giả có thể không đúng theo ý các tôn giáo nhưng vẫn cho độc giả các khái niệm chung về lịch sử. Xin chuyển đến các bạn để tham khảo và cảm ơn tác giả.

    Israel.jpg

    3.000 năm trước đây, David, một chàng chăn cừu người Do Thái, đã đánh bại người khổng lồ Goliath, rồi lập ra vương quốc Do Thái ở phía Tây bán đảo Ả rập, lấy Jerusalem làm thủ đô. Người Do Thái khi đó có tôn giáo là Do Thái giáo. Sau một thời gian, quốc gia Do Thái này bị Đế quốc Babylon, và sau này là Đế quốc La Mã xâm lược và chiếm đóng.

    1.000 năm sau ngày Do Thái lập quốc, khi đất nước đang nằm dưới sự thống trị của La Mã, thì có một người Do Thái xuất hiện và thay đổi lịch sử thế giới. Đó chính là Chúa Jesus. Người Do Thái đợi ngày ông giải phóng dân tộc khỏi đế chế La Mã. Nhưng, đế chế La Mã đã đóng đinh ông lên cây thập giá. Nhiều người Do Thái tin rằng chúa Jesus đã chết. Nhưng một bộ phận khác thì tin rằng Chúa Jesus sẽ phục sinh và đưa họ ra khỏi dòng khổ ải trầm luân. Bộ phận này tách thành một tôn giáo riêng, đấy chính là Thiên Chúa giáo.

    600 năm sau ngày Thiên Chúa giáo ra đời, trên cùng mảnh đất từng có Vua David, Chúa Jesus, xuất hiện một chàng trai trẻ, tên là Muhammad. Muhammad tự nhận mình là “Nhà tiên tri”, là sứ giả của thượng đế, là người phát ngôn của Thượng đế. Ông phổ biến KINH KORAN, và cho rằng đó mới là quyển kinh gốc mà thượng đế ban cho, là quyển kinh nguyên thuỷ và trọn vẹn. Ông cho rằng Kinh Cựu Ước của Do Thái giáo và Kinh Tân Ước của Thiên Chúa giáo chỉ là những dị bản so với bản nguyên thuỷ và đã bị bóp méo. Và từ đó, đạo Hồi ra đời.

    Như vậy, cả 3 tôn giáo là Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo, và Hồi giáo đều xem Jerusalem là vùng đất thánh của mình. Vua David chọn Jerusalem là kinh đô, Chúa Jesus xuất hiện ở Jerusalem, và nhà tiên tri Muhammad đã bay lên thiên đường từ Thánh Đường Đá ở Jerusalem.

    Sau thời gian đầu lập quốc, người Do Thái đã bị mất nước và bị đô hộ cả ngàn năm cho đến khi Thiên Chúa giáo ra đời. 300 năm sau khi ra đời, Thiên Chúa giáo trở thành tôn giáo mạnh nhất của vùng đất ban đầu là của nhà nước Do Thái. 300 năm sau đó, Hồi giáo ra đời. Khi đó, người La Mã đang cai trị vùng đất này, và lập ra một khu vực chung cho cả 3 tôn giáo, gọi là Palestine, với mục đích đồng hóa người Do Thái.

    Để tranh giành vùng đất thiêng Jerusalem, các tín đồ Thiên Chúa giáo ở châu Âu đã phát động một cuộc Thánh chiến, gọi là Thập tự chinh, kéo dài từ thế kỉ 11 đến thế kỉ 13, với mục tiêu: “Giải phóng vùng Đất Thánh và vùng đất thiêng Jerusalem khỏi người Hồi giáo, giải phóng những tín đồ Thiên Chúa giáo khỏi sự thống trị của Hồi giáo”.

    Thế nhưng, từ khoảng thế kỉ thứ 14, vùng đất Palestine lại thuộc về Đế chế Ottoman, một đế chế theo Hồi giáo. Người Do Thái lại tiếp tục bị đô hộ dưới đế chế Ottoman cho đến tận đầu thế kỉ 20, và sau đó bị Phát xít Đức tàn sát với mong muốn diệt vong dân tộc Do Thái.

    Sau chiến tranh thế giới thứ 2, với 33 phiếu thuận, 13 phiếu chống và 10 phiếu trắng, đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã chia phía Đông Palestine thành hai nhà nước: một phần là của người Palestine theo đạo Hồi, phần còn lại là người Palestine theo đạo Do Thái (tức là nước Israel). Jerusalem trở thành đặc khu được Liên Hiệp Quốc bảo vệ.

    Để chống lại việc thành lập nhà nước Israel của người Do Thái, năm 1948. Liên quân Ả Rập bao gồm Ai Cập, Syria, Jordan, Lebanon, Iraq, Ả Rập Saudi, Yemen và Palestine đã sát cánh cùng nhau quyết tâm tiêu diệt Israel. Kết quả không ngờ được đã xảy ra, Israel mới thành lập nước đã đập tan tác cả 5, 6 quốc gia kia.

    Đến năm 1967, có một cuộc chiến tranh gọi là “Chiến tranh 6 ngày”, cũng do các nước Ả rập theo đạo Hồi phát động, nhằm tiêu diệt đất nước Israel của người theo Do Thái giáo. Israel thêm một lần nữa chiến thắng. Nhưng lần này họ chiếm luôn Jerusalem.

      Open bài đầy đủ sau đây của Dũng Phan. Rất hay. Bài này viết trước khi xẩy ra biến cố Hamas tấn công.

    https://www.facebook.com/dung.phan.77/posts/pfbid0353GdqpWExziVGohQ8fGoMSuiX1GVHJyTsfMsd1gGZNGsBdDAz7CK7yViCjsXuJQXl

  • Thái Lan

    Sân bay quốc tế O’Hare

    image.png

    HAI CHUYỆN THẬT HAY VÔ CÙNG

    – O’Hare là tên phi trường quốc tế ở Chicago .
    – Al Capone, 1 tên gangster khét tiếng một thời ở Mỹ.
    – Easy Eddie là luật sư của Al Capone

    Có rất nhiều quân nhân Mỹ can trường trong Thế chiến thứ hai. Một trong những anh hùng đó là O’Hare – Trung Tá Phi Công Hải Quân Butch. Trung Tá O’Hare là phi công khu trục phục vụ trên hàng không mẫu hạm Lexington trong vùng biển Nam Thái Bình Dương.

    Câu chuyện thứ nhất

    Một hôm, phi đoàn của O’Hare được giao thi hành một phi vụ quan trọng. Sau khi cất cánh, liếc nhìn bảng đồng hồ, ông nhận ra có chuyện không ổn, hoặc là đồng hồ báo xăng bị hư hoặc là ai đó đã không bơm đẩy xăng cho ông. Với tình trạng này, ông không đủ xăng để hoàn thành nhiệm vụ và trở về. Trung tá O’Hare báo với Phi Đoàn Trưởng và được lệnh phải quay về. Ông miễn cưỡng rời khỏi đội hình và quay trở lại hàng không mẫu hạm.
    Trên đường về, bỗng O’Hare thấy một cảnh tượng làm ông dựng tóc gáy: Dưới thấp xa xa trước mặt ông là một phi đoàn oanh tạc cơ của Nhật đang trên đường tiến về hạm đội Hoa kỳ. Phi đoàn khu trục của Hoa Kỳ đã bay đi thi hành nhiệm vụ và hạm đội không còn bảo vệ. Dù có gọi, phi đoàn khu trục cũng không thể trở về kịp để cứu và cũng không đủ thời gian để báo về hạm đội mối nguy hiểm sắp đến. Việc duy nhất còn có thể làm là bằng bất cứ giá nào cũng phải xua đuổi, phá tan hoặc chuyển hướng đội oanh tạc cơ Nhật.
    Trung Tá Phi Công Hải Quân Hoa Kỳ Butch O’Hare.

    Không còn nghĩ đến an nguy cho mình, trung tá O’Hare lao thẳng vào đội hình phi đoàn oanh tạc cơ Nhật, bốn nòng súng 50 ly gắn trên cánh nhả đạn đỏ rực, ông nhắm bắn hết chiếc này đến chiếc khác. Đến khi hết đạn, ông vẫn tiếp tục tấn công, liều lĩnh đâm thẳng vào các phi cơ Nhật, cố gắng cắt đuôi chiếc này, hay cắt cánh chiếc kia mong cho họ không điều khiển và bay được. Trong đáy cùng tuyệt vọng, ông đã làm bất cứ gì có thể làm để các oanh tạc cơ Nhật không đến được hạm đội Hoa kỳ.
    Cuối cùng, các phi công Nhật bối rối và chuyển hướng. Thở ra nhẹ nhõm, trung tá O’hare lê lết chiếc máy bay tả tơi của mình về lại hàng không mẫu hạm. Ông báo cáo sự việc, chiếc máy quay phim gắn trên phi cơ là bằng chứng rõ ràng nhất. Nỗ lực trong tuyệt vọng để bảo vệ hải đội Hoa kỳ, ông đã hạ 5 chiếc oanh tạc cơ Nhật.
    Đó là ngày 20/2/1942. Trung tá O’Hare là phi công Hải Quân đầu tiên trong quân chủng được trao tặng Huân Chương Danh dự của Quốc Hội Liên Bang Hoa kỳ. Năm 1943, trung tá O’Hare tử trận trong một cuộc không chiến lúc ông 29 tuổi. Để không ai có thể quên được người anh hùng này, phi trường thành phố Chicago, quê hương ông, đã được đặt tên là phi trường O’Hare.

    Câu chuyện thứ hai

    Hơn 15 năm trước đó, tại thành phố Chicago có một người mang biệt danh là Al Capone. Trong thời gian này, Al Capone hầu như làm chủ thành phố, trở thành ông trùm mafia nổi tiếng nhất Chicago và nước Mỹ thời đó …
    Easy Eddie là luật sư của Al Capone. Chắc chắn Eddie rất giỏi, tài năng của Eddie đã giúp Al Capone nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Để tỏ lòng biết ơn, Al Capone hậu đãi Eddie rất lớn. Không chỉ tiền bạc mà còn tài sản. Gia đình Eddie sống trong một lâu đài lớn, chiếm nguyên một đoạn đường của thành phố Chicago.

    Edward Joseph O’Hare hay còn gọi là “Easy Eddie”, sinh ngày 5/9/1893 – 8/11/1939), luật sư ở St. Louis.
    Ông trùm Al Capone (1899-1947) chỉ đạo các băng nhóm tội phạm tại Chicago suốt những năm 1920s.

    Như mọi người cha khác, Eddie có một “nhược điểm”, ông có một con trai và yêu con vô cùng. Cậu bé có một cuộc sống hoàn hảo. Và mặc dù chìm ngập trong thế giới tội ác, Eddie cũng đã có những cố gắng dạy con biết thế nào là phải, trái.
    Eddie đã dạy cậu con trai vượt lên từ cuộc sống nhớp nhúa của chính mình, ước mong con sẽ là người tốt … Dù giàu có và quyền thế, nhưng vẫn có một thứ Eddie không thể cho con, một thứ mà chính Eddie đã trót bán cho Al Capone: Đó chính là danh dự.
    Qua nhiều đêm trằn trọc thao thức, Eddie quyết định cố gắng rửa sạch những vết nhơ dưới cái tên của mình, ngõ hầu cho con biết thế nào là trung thực và ngay thẳng.

    Và cuối cùng, Eddie quyết định ra trước tòa làm nhân chứng, chống lại ông trùm, biết rằng giá phải trả sẽ không nhỏ. Trên hết thảy, Eddie muốn phục hồi tên tuổi mình, hy vọng sẽ để lại cho con tấm gương và danh dự.
    Eddie đã ra trước tòa làm nhân chứng, trùm Al Capone vào tù. Vài tháng sau, Eddie gục ngã trong cơn mưa đạn trên một con đường lẻ loi ở Chicago.

    Vậy hai câu chuyện này có liên quan gì với nhau?
    O’Hare – Trung tá phi công hải quân Butch chính là con trai của Easy Eddie.

    Tuổi thơ và tấm gương của người cha luôn để lại dấu ấn cực kỳ sâu sắc cho cả cuộc đời này!

    Sưu tầm
    https://en.wikipedia.org/wiki/Edward_O%27Hare

    O’Hare là tên phi trường quốc tế ở Chicago 

    Thành phố Chicago trông thật nổi bật bên sự êm đềm của dòng sông

    Những thông tin thú vị về Chicago

    1. Vườn thú Lincoln

    Với diện tích 14 ha, Vườn thú Lincoln, nằm ở phía tây của hồ Michigan là một trong số ít các vườn thú trên thế giới cho phép du khách vào cổng miễn phí.

    2. Viện bảo tàng nghệ thuật

    Ngoài bảo tàng Louvre ở Paris, Pháp; Viện Nghệ thuật Chicago, nằm trên South Michigan Avenue đang lưu giữ bộ sưu tập lớn nhất của những bức tranh ấn tượng nhất.

    3. Sông Chicago

    Đây là con sông duy nhất trên thế giới chảy ngược. Lý do là bởi vì các nguy cơ về sức khỏe của người dân, trong năm 1800 và đầu những năm 1900 người ta đã tiến hành đảo ngược dòng chảy của sông.

    4. Ngân hàng máu đầu tiên

    Năm 1937, Chicago là ngân hàng máu đầu tiên tại Mỹ.

    5. Sự ra đời của dây kéo

    Dây kéo ra đời vào năm 1851, hệ thống làm sạch chân không vào năm 1868 và các bánh xe Ferris vào năm 1893, tất cả đều được phát minh tại Chicago.

    6. Truyền hình màu

    Năm 1956 lần đầu tiên tất cả truyền hình màu xuất hiện lần đầu ở Chicago với WMAQ-TV, một sản phẩm của NBC.

    7. Cửa hàng McDonald đầu tiên

    Ray Kroc đã mở nhà hàng McDonald đầu tiên tại Des Plaines, ngoại ô Chicago, vào ngày 15/4/1955.

    Xem Thêm lịch khởi hành và giá tour du lịch mỹ: tại đây

    8. Cái nôi của Walt Disney

    Walt Disney đã được sinh ra tại Chicago vào ngày 05/12/1901. Ông cũng tham dự trong việc hình thành của Viện Nghệ thuật Chicago.

    9. Thư viện công cộng

    Từ đống tro tàn trong trận hỏa hoạn lớn ở Chicago năm 1871 thư viện công cộng Chicago đã được xây dựng.

    10. Chiếc điện thoại di động đầu tiên

    Martin Cooper, một người gốc Chicago, phát minh ra điện thoại di động đầu tiên. Ngày 03/04/1973, Cooper thực hiện cuộc gọi điện thoại đầu tiên tại thành phố New York.

  • Thái Lan

    Chicago – Thành phố Gió

    Đây là thành phố lớn thứ 3 ở Mỹ. Chicago là nổi tiếng vì là một trong những thành phố lớn tại Mỹ, độc đáo với kiến trúc chọc trời đầu tiên trên thế giới.

    Chicago nằm ở đông bắc bộ tiểu bang Illinois, trên bờ tây nam của hồ Michigan. Đây là thành phố chính của vùng đô thị Chicago tại Trung Tây Hoa Kỳ và vùng Ngũ Đại Hồ. Chicago nằm trên một đường phân thủy lục địa tại điểm Chuyển tải Chicago, nối lưu vực sông Mississippi và lưu vực Ngũ Đại Hồ. Thành phố nằm bên hồ nước ngọt Michigan rộng lớn, và hai sông là sông Chicago qua trung tâm và sông Calumet chảy qua vùng công nghiệp South Side. Lịch sử và kinh tế của Chicago gắn chặt với hồ Michigan. Phần lớn vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy của khu vực trước đây sử dụng sông Chicago, song hiện nay các tàu to chở hàng trên hồ sử dụng cảng Lake Calumet tại South Side. Hồ Michigan giúp điều hòa khí hậu cho Chicago; khiến cho các khu phố ven hồ có chút ấm hơn vào mùa đông và mát hơn vào mùa hạ.

     Từ hai thập niên cuối của thế kỷ 19, Chicago là điểm đến của các làn sóng nhập cư từ Nam, Trung và Đông Âu, như người Ý, người Do Thái, người Ba Lan, người Bosnia, và người Séc.  Năm 1930, hai phần ba số người Mỹ gốc Phi tại Chicago sống tại các khu vực mà người Da đen chiếm khoảng 90% dân số. South Side của Chicago là nơi tập trung đông người Da đen đô thị thứ nhì tại Hoa Kỳ, sau Harlem tại New York.

      Trên một nửa dân số của tiểu bang Illinois sống tại vùng đô thị Chicago. Chicago là thành phố lớn nhất tại siêu đô thị Ngũ Đại Hồ.

    Hồ Michigan, một trong Ngũ Đại Hồ, bao la như biển

    Nhiều lãnh đạo tôn giáo thế giới từng đến Chicago, bao gồm mẹ Theresa và Đạt Lai Lạt Ma thứ 14. Giáo hoàng Gioan Phaolô II đến Chicago vào năm 1979 trong chuyến công du đầu tiên của ông tới Hoa Kỳ sau khi được bầu làm giáo hoàng.

    Cách thuật nhớ phổ biến để nhớ lại tên của các hồ là chữ “HOMES”  (tiếng Anh:  “những cái nhà”), tức là Huron, Ontario, Michigan, Erie và Superior, nhưng cách này không có thứ tự đặc biệt nào. Những cách khác, thí dụ như Sister Mary Hates Ecumenical Overtures (“Xơ Maria ghét những ca khúc khởi đầu của nhà thờ”) hay She Made Harry Eat Onions (“Bà ấy bắt Harry phải ăn hành”), xếp các hồ từ phía tây đến phía đông.

    Đi bộ dọc hồ Michigan
    Đi thuyền trên hồ

     Chicago là quê hương của những tòa nhà chọc trời đầu tiên và là một trong những thành phố được xây dựng đẹp nhất trên thế giới. Nếu du khách có dịp du ngoạn đến “thành phố của gió”  , thì đừng quên chiêm ngưỡng những tòa nhà lộng lẫy, nổi tiếng nhất thành phố xinh đẹp này.

    Tháp Willis

    Tháp Willis được công nhận là tòa tháp cao nhất ở Chicago và một trong những tòa nhà nổi tiếng nhất trên toàn cầu. Hoàn thành vào năm 1973, nó đã đạt danh hiệu tòa nhà cao nhất thế giới cho đến năm 1998. Ngày nay nó vẫn là tòa nhà cao thứ hai tại Hoa Kỳ và trước đây được gọi là Tháp Sears cho đến hết năm 2009.

    Tháp Willis nổi bật giữa thành phố Chicago về đêm

     Chicago là quê hương của những tòa nhà chọc trời đầu tiên và là một trong những thành phố được xây dựng đẹp nhất trên thế giới. Nếu du khách có dịp du ngoạn đến “thành phố của gió”  , thì đừng quên chiêm ngưỡng những tòa nhà lộng lẫy, nổi tiếng nhất thành phố xinh đẹp này.

    Tháp Willis

    Tháp Willis được công nhận là tòa tháp cao nhất ở Chicago và một trong những tòa nhà nổi tiếng nhất trên toàn cầu. Hoàn thành vào năm 1973, nó đã đạt danh hiệu tòa nhà cao nhất thế giới cho đến năm 1998. Ngày nay nó vẫn là tòa nhà cao thứ hai tại Hoa Kỳ và trước đây được gọi là Tháp Sears cho đến hết năm 2009.

    Chicago : “Thành phố Gió” (WINDY CITY)

    1/- Thành Phố Của Túi Gió
    Một báo cáo chính xác hơn là cái tên này đã được các nhà báo thời đó từ các thành phố khác đặt ra để chỉ Chicago. Một điều cần lưu ý là những phóng viên này không sử dụng tên này như một thuật ngữ thể hiện sự quý mến. Thay vào đó, họ dùng nó với ý nghĩa rằng thành phố đầy rẫy những “túi gió”, tức là những người tham lam chỉ quan tâm đến tiền bạc. Cụ thể hơn, những kẻ túi gió này là những chính trị gia và những người nổi tiếng. Ví dụ, một phóng viên của tờ Chicago Daily Tribune tuyên bố rằng thành phố có một lực lượng cảnh sát vô dụng đang thể hiện sự phù phiếm của mình trong thành phố lộng gió. Một phóng viên khác từ Milwaukee cũng viết điều tương tự và đề cập đến đạo đức thối nát mà Chicago đã so sánh với Milwaukee. Sau khi hai nhà báo này bắt đầu sử dụng cái tên này, nhiều nhà báo cũng thúc đẩy việc sử dụng cái tên này. Đáng chú ý, hầu hết những nhà báo đó đều đến từ thành phố New York do thất bại cay đắng.

    2/- Chicago được gọi là “Thành phố Gió” vì có hai lý do khả thi. Một là do những cơn gió lạnh thổi từ hồ Michigan. Hai là do các thành viên của các thành phố đối thủ đã đặt cho Chicago cái tên này để chế giễu các chính trị gia và cư dân tự mãn của thành phố này. Thuật ngữ này được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1856 để chỉ Green Bay, nhưng sau đó được liên kết với Chicago vào năm 1876 do sự cạnh tranh của thành phố này với Cincinnati-

    Sự cạnh tranh với Cincinnati
    Theo đó, rõ ràng là Chicago không tự đặt tên cho mình nhưng đây là cái tên mà thành phố đã học cách áp dụng trong nhiều năm. Như đã nói trước đó, Cincinnati cũng là nơi được sử dụng cái tên này nhiều nhất có thể do sự cạnh tranh giữa hai thành phố. Sự cạnh tranh của họ liên quan đến việc buôn bán thịt đóng gói.

    Bắt đầu từ thập niên 1960, giống như hầu hết thành phố tại Hoa Kỳ, nhiều cư dân da trắng của thành phố chuyển đến vùng ngoại ô, các khu phố biến đổi hoàn toàn về phương diện chủng tộc.[38] Thay đổi kết cấu trong công nghiệp khiến những công nhân tay nghề thấp chịu ảnh hưởng nặng nề. Năm 1966, Martin Luther King, Jr. và Albert Raby lãnh đạo Phong trào Tự do Chicago, phong trào lên đến đỉnh với các hiệp định giữa Thị trưởng và các lãnh đạo phong trào. Các dự án xây dựng lớn được tiến hành trong thời gian nhiệm kỳ của Richard J. Daley, gồm có tháp Sears (nay gọi là Willis Tower), Đại học Illinois ở Chicago, McCormick Place, và Sân bay quốc tế O’Hare.

    Năm 1999, các nhà chức trách Công viên Millennium và một nhóm các nhà sưu tập nghệ thuật, phụ trách bảo tàng và kiến trúc sư đã xem xét những đề xuất thiết kế điêu khắc của 30 nghệ sỹ. Ủy ban này đã chọn dự án điêu khắc của nghệ sỹ quốc tế nổi tiếng Anish Kapoor qua đề nghị của nghệ sỹ Jeff Koons để xây dựng một công trình150-foot (46m) thường trực tại công viên. Hợp đồng với Kapoor cũng nêu rõ rằng tác phẩm nghệ thuật phải được thiết kế để tồn tại khoảng 1000 năm. Phương án đề xuất của ông, sau được gọi là Cloud Gate, được lấy cảm hứng từ thủy ngân lỏng và được thiết kế để phản chiếu chân trời của Chicago. Cloud Gate là công trình công cộng ngoài trời đầu tiên bằng thép không gỉ của nghệ sỹ người Anh Anish Kapoor được dựng tại Mỹ. Tác phẩm ban đầu được dự tính nằm ở góc đông nam của Vườn Lurie, nhưng các quan chức công viên cuối cùng quyết định vị trí đặt ở AT & T Plaza, vị trí hiện tại của tác phẩm điêu khắc này.

    Cấu trúc thiết kế tượng đã nảy ra vô số tình huống phân vân, khó xử. Có những lo ngại rằng nó có thể giữ nhiệt và truyền nhiệt độ nóng, lạnh. Quá nóng để chạm vào nó về mùa hè và lạnh đến nỗi một cái lưỡi có thể dính vào nó vào mùa đông. Cũng đã có những ý kiến cho rằng sự thay đổi nhiệt độ trái ngược cực điểm như vậy có thể làm suy yếu cấu trúc. Rồi thì những graffiti, phân chim và dấu vân tay… cũng là vấn đề nhức nhối, vì chúng sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của tác phẩm điêu khắc. Vấn đề cấp bách nhất là việc mong muốn tạo ra một cấu trúc liền mạch duy nhất, không hàn. Norman Foster đã tính tới bao nhiêu phương án tưởng như không thể. Một vấn đề khác là tác phẩm điêu khắc ban đầu được ước tính nặng 60 tấn, vì không thể ước tính độ dày của thép tương thích với tạo hình thẩm mỹ mong muốn, nên cuối cùng, hiển nhiên, nó nặng tới 110 tấn và việc dàn dựng chịu lực phải được thực hiện sao cho nâng được nó. May mắn thay, tất cả các vấn đề đã được giải quyết.

    Điêu khắc không thể tiến triển mà không có sự sáng tạo và cảm hứng. Điều thực sự rất khó đối với các nhà điêu khắc là việc đi đến có một ý tưởng hay mà chưa ai có thể tưởng tượng ra. Anish Kapoor chính là một trong số các nghệ sĩ tài năng với Cloud Gate (tạm dịch là Cổng mây), công trình nghệ thuật nổi tiếng của ông.

    Cloud Gate – Khối điêu khắc hình trứng khổng lồ với trọng lượng 110 tấn, được gò tạo từ một loạt đồng nhất những tấm thép không có độ bóng cao. Bên ngoài tác phẩm điêu khắc tựa như tấm gương lớn phản chiếu bầu trời với những nóc nhà nổi tiếng của thành phố và những đám mây. Bên dưới tác phẩm điêu khắc, một vòm cầu cao chừng 3,7 mét, tạo nên “cửa” một buồng lõm, mời gọi du khách tản bộ xung quanh, chạm vào bề mặt như gương của tác phẩm và nhìn thấy muôn vàn hình ảnh phản chiếu biến dạng và kỳ thú của mình từ nhiều góc nhìn. Tác phẩm điêu khắc của Kapoor được dựng lên dựa trên nhiều chủ ý nghệ thuật, mặc dù vậy đối với nhiều khách du lịch chỉ đơn giản là xem tác phẩm điêu khắc với đặc tính phản quang độc đáo của nó là một cơ hội tuyệt vời để chụp ảnh.

    Tác phẩm điêu khắc này lần đầu tiên khi ra mắt được công chúng và các phương tiện truyền thông tên là The Bean (Hạt đậu), nhiều tháng sau nó mới được Anish Kapoor chính thức đặt tên là Cloud Gate. Cái tên đến từ thực tế là ba phần tư bề mặt bên ngoài của tác phẩm điêu khắc phản chiếu bầu trời, và tác phẩm điêu khắc này trông tựa như cái cổng vào bầu trời.

    Cloud Gate đã trở thành biểu tượng của thành phố Chicago. Công chúng đã ngay lập tức yêu thích nó, trìu mến đặt tên là Hạt đậu. Như có một quyền lực to lớn, nó thu hút tất cả những người dân địa phương, khách du lịch cũng như những người hâm mộ nghệ thuật. Đây là một trong những điểm thu hút việc chụp ảnh nhiều nhất trong thành phố, và hình ảnh của nó được sao chép trên các trang web internet và du lịch, các tạp chí nghệ thuật và kiến trúc.

    The American Welding Society (Hiệp hội hàn của Mỹ) đã công nhận Cloud Gate, MTH Industries và PSI như một nhóm liên kết, và quyết định trao cho họ giải thưởng Extraordinary Welding Award. Tác phẩm điêu khắc tại công viên Millennium này được nêu tên là một trong 10 thành tựu kiến trúc đẹp nhất năm 2004.

    Vài dòng về Anish Kapoor

    Anish Kapoor sinh ra tại Bombay vào năm 1954, và hiện đang sống và làm việc tại London. Ông đã học tại Hornsey College of Art (1973-1977) và Trường Nghệ thuật Chelsea, London (1977-1978).

    Kapoor là một trong một thế hệ các nhà điêu khắc người Anh, cũng như các đồng nghiệp điêu khắc Anh Tony Cragg và Richard Deacon, là những người đã đạt được sự công nhận quan trọng trong những năm 1980 và có chung mối quan tâm đến vật liệu sử dụng và hình thức nghệ thuật trừu tượng.

    Trong loạt sáng tác đầu tiên (1989-1990), ông tập trung vào hình hình học và màu sắc, sắp đặt những hình nửa vòng tròn, hình máy bay và các hình dạng khác được thể hiện với bảng màu sáng. Năm 1990, ông đại diện cho nước Anh tại Venice Biennale với “Void Field”, và trong suốt thập kỷ các tác phẩm điêu khắc của ông được đầu tư với nhiều tham vọng hơn, thao tác ngày càng cao cả về hình thức và không gian. Ông đã giành giải Turner năm 1991 và vào năm 2002 đã nhận được hợp đồng đặc biệt bởi Ủy ban Unilever cho hội trường Turbine của Tate Modern ở London.

    Ngoài việc được đặt mua tác phẩm cố định lớn của ông là Cloud Gate (2004) cho công viên Millennium ở Chicago. Trong suốt sự nghiệp của mình nhiều triển lãm cá nhân đã diễn ra tại MAC Grand-Hornu, Bỉ (2004); Museo Archeologico Nazionale, Naples (2004); Kunsthaus Bregenz (2003); Trung tâm Nghệ thuật đương đại Baltic, Gateshead (1999); Piazza del Plebiscito, Naples (1999); Hayward Gallery, London (1998); và Fondazione Prada, Milano (1995). Kapoor được đại diện bởi Gladstone Gallery ở New York-

    yt-icon

    *** Sân bay quốc tế O’Hare-

    image.png

    HAI CHUYỆN THẬT HAY VÔ CÙNG

    – O’Hare là tên phi trường quốc tế ở Chicago .
    – Al Capone, 1 tên gangster khét tiếng một thời ở Mỹ.
    – Easy Eddie là luật sư của Al Capone

    Có rất nhiều quân nhân Mỹ can trường trong Thế chiến thứ hai. Một trong những anh hùng đó là O’Hare – Trung Tá Phi Công Hải Quân Butch. Trung Tá O’Hare là phi công khu trục phục vụ trên hàng không mẫu hạm Lexington trong vùng biển Nam Thái Bình Dương.

    Câu chuyện thứ nhất

    Một hôm, phi đoàn của O’Hare được giao thi hành một phi vụ quan trọng. Sau khi cất cánh, liếc nhìn bảng đồng hồ, ông nhận ra có chuyện không ổn, hoặc là đồng hồ báo xăng bị hư hoặc là ai đó đã không bơm đẩy xăng cho ông. Với tình trạng này, ông không đủ xăng để hoàn thành nhiệm vụ và trở về. Trung tá O’Hare báo với Phi Đoàn Trưởng và được lệnh phải quay về. Ông miễn cưỡng rời khỏi đội hình và quay trở lại hàng không mẫu hạm.
    Trên đường về, bỗng O’Hare thấy một cảnh tượng làm ông dựng tóc gáy: Dưới thấp xa xa trước mặt ông là một phi đoàn oanh tạc cơ của Nhật đang trên đường tiến về hạm đội Hoa kỳ. Phi đoàn khu trục của Hoa Kỳ đã bay đi thi hành nhiệm vụ và hạm đội không còn bảo vệ. Dù có gọi, phi đoàn khu trục cũng không thể trở về kịp để cứu và cũng không đủ thời gian để báo về hạm đội mối nguy hiểm sắp đến. Việc duy nhất còn có thể làm là bằng bất cứ giá nào cũng phải xua đuổi, phá tan hoặc chuyển hướng đội oanh tạc cơ Nhật.
    Trung Tá Phi Công Hải Quân Hoa Kỳ Butch O’Hare.

    Không còn nghĩ đến an nguy cho mình, trung tá O’Hare lao thẳng vào đội hình phi đoàn oanh tạc cơ Nhật, bốn nòng súng 50 ly gắn trên cánh nhả đạn đỏ rực, ông nhắm bắn hết chiếc này đến chiếc khác. Đến khi hết đạn, ông vẫn tiếp tục tấn công, liều lĩnh đâm thẳng vào các phi cơ Nhật, cố gắng cắt đuôi chiếc này, hay cắt cánh chiếc kia mong cho họ không điều khiển và bay được. Trong đáy cùng tuyệt vọng, ông đã làm bất cứ gì có thể làm để các oanh tạc cơ Nhật không đến được hạm đội Hoa kỳ.
    Cuối cùng, các phi công Nhật bối rối và chuyển hướng. Thở ra nhẹ nhõm, trung tá O’hare lê lết chiếc máy bay tả tơi của mình về lại hàng không mẫu hạm. Ông báo cáo sự việc, chiếc máy quay phim gắn trên phi cơ là bằng chứng rõ ràng nhất. Nỗ lực trong tuyệt vọng để bảo vệ hải đội Hoa kỳ, ông đã hạ 5 chiếc oanh tạc cơ Nhật.
    Đó là ngày 20/2/1942. Trung tá O’Hare là phi công Hải Quân đầu tiên trong quân chủng được trao tặng Huân Chương Danh dự của Quốc Hội Liên Bang Hoa kỳ. Năm 1943, trung tá O’Hare tử trận trong một cuộc không chiến lúc ông 29 tuổi. Để không ai có thể quên được người anh hùng này, phi trường thành phố Chicago, quê hương ông, đã được đặt tên là phi trường O’Hare.

    Câu chuyện thứ hai

    Hơn 15 năm trước đó, tại thành phố Chicago có một người mang biệt danh là Al Capone. Trong thời gian này, Al Capone hầu như làm chủ thành phố, trở thành ông trùm mafia nổi tiếng nhất Chicago và nước Mỹ thời đó …
    Easy Eddie là luật sư của Al Capone. Chắc chắn Eddie rất giỏi, tài năng của Eddie đã giúp Al Capone nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Để tỏ lòng biết ơn, Al Capone hậu đãi Eddie rất lớn. Không chỉ tiền bạc mà còn tài sản. Gia đình Eddie sống trong một lâu đài lớn, chiếm nguyên một đoạn đường của thành phố Chicago.

    Edward Joseph O’Hare hay còn gọi là “Easy Eddie”, sinh ngày 5/9/1893 – 8/11/1939), luật sư ở St. Louis.
    Ông trùm Al Capone (1899-1947) chỉ đạo các băng nhóm tội phạm tại Chicago suốt những năm 1920s.

    Như mọi người cha khác, Eddie có một “nhược điểm”, ông có một con trai và yêu con vô cùng. Cậu bé có một cuộc sống hoàn hảo. Và mặc dù chìm ngập trong thế giới tội ác, Eddie cũng đã có những cố gắng dạy con biết thế nào là phải, trái.
    Eddie đã dạy cậu con trai vượt lên từ cuộc sống nhớp nhúa của chính mình, ước mong con sẽ là người tốt … Dù giàu có và quyền thế, nhưng vẫn có một thứ Eddie không thể cho con, một thứ mà chính Eddie đã trót bán cho Al Capone: Đó chính là danh dự.
    Qua nhiều đêm trằn trọc thao thức, Eddie quyết định cố gắng rửa sạch những vết nhơ dưới cái tên của mình, ngõ hầu cho con biết thế nào là trung thực và ngay thẳng.

    Và cuối cùng, Eddie quyết định ra trước tòa làm nhân chứng, chống lại ông trùm, biết rằng giá phải trả sẽ không nhỏ. Trên hết thảy, Eddie muốn phục hồi tên tuổi mình, hy vọng sẽ để lại cho con tấm gương và danh dự.
    Eddie đã ra trước tòa làm nhân chứng, trùm Al Capone vào tù. Vài tháng sau, Eddie gục ngã trong cơn mưa đạn trên một con đường lẻ loi ở Chicago.

    Vậy hai câu chuyện này có liên quan gì với nhau?
    O’Hare – Trung tá phi công hải quân Butch chính là con trai của Easy Eddie.

    Tuổi thơ và tấm gương của người cha luôn để lại dấu ấn cực kỳ sâu sắc cho cả cuộc đời này!

    Sưu tầm
    https://en.wikipedia.org/wiki/Edward_O%27Hare

    O’Hare là tên phi trường quốc tế ở Chicago 

  • PHÓNG SỰ,  Phương Hoa

    PHÓNG SỰ: Cuộc Thi “Đố Vui Cùng Học” – Niềm Vui Lớn Của Phụ Huynh Gốc Việt Bắc Cali – Phương Hoa

    TUỔI TRẺ HẢI NGOẠI

    (Quý tặng chương trình Tuổi Trẻ Hải Ngoại)

    TUỔI TRẺ HẢI NGOẠI cùng nhau

    Giữ gìn Quốc Ngữ dồi trau sáng chiều

    Việt Nam con cháu mến yêu

    Nghệ thuật – văn hoá – rất nhiều tài ba

    HỌC – CHƠI – KẾT NỐI vươn xa

    Quanh năm vườn Việt muôn hoa rộn ràng

    Nào! Nào! Ta hãy hát vang!

    Cháu con Hồng Lạc vững vàng tiến lên!

        Phương Hoa – SEP 2023

    Thành phố Thung Lũng Hoa Vàng, San Jose, là một trong những cái nôi văn hoá của cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ.  Đã có không biết bao nhiêu hội đoàn, đoàn thể, hội Văn Thơ, đài TV, Radio, Tuần San, Nguyệt San, và Nhật Báo tiếng Việt tồn tại lâu đời ở Bắc Cali.  Tất cả đều cùng mục đích bảo tồn Việt Ngữ và Văn Hoá Việt Nam nơi Hải ngoại.  Và hôm Thứ Bảy vừa qua, tại hội trường Santa Clara County, cuộc thi “Đố Vui Cùng Học” của chương trình Tuổi Trẻ Hải Ngoại được diễn ra vô cùng thành công, làm nức lòng các bậc phụ huynh và bà con cộng đồng Mỹ gốc Việt tại San Jose và các vùng phụ cận.

    Ban Tổ Chức cuộc thi gồm có:

    Tiến Sĩ Nguyễn Hồng Dũng (Văn Thơ Lạc Việt – San Jose)

    Cô Thanh Loan (TTL College – San Jose)

    Thái Phạm (Văn Thơ Lạc Việt – San Jose)

    Hùng Tâm (TTL CollegeSan Jose)

    Mở đầu chương trình là tiết mục chào cờ Mỹ và chào cờ VNCH.

    Tiếng hát vút cao bài Quốc Ca Hoa Kỳ của bé Jenny Đan Anh (Hình bên) làm cho bầu không khí cả hội trường gần như nín thở. Đây là lần đầu tiên tôi nghe bé hát, nên rất xúc động, và mừng cho cộng đồng Việt mình có được một tài năng hát bài quốc ca Mỹ “The Star-Spangled Banner” không kém các ngôi sao hát Quốc Ca Hoa Kỳ của Mỹ. Đến phần chào cờ VNCH thì cả hội trường cùng cất vang giọng hát bài Quốc Ca hùng tráng của VNCH với tất cả niềm tự hào. 

    Trưởng ban tổ chức Thanh Loan lên giới thiệu về chương trình  Tuổi Trẻ Hải Ngoại (TTHN). Cô cho biết, chương trình này rất mới, chỉ vừa được thành lập vào năm 2022, với mục đích giúp các em Mỹ gốc Việt trau dồi Việt Ngữ và hiểu biết về văn hóa truyền thống Việt Nam.  Các em còn được giúp đỡ, đào tạo, để phát triển tài năng qua các buổi trình diễn nghệ thuật vào những dịp lễ và các sinh hoạt cuối tuần. Theo Thanh Loan, Tuổi Trẻ Hải Ngoại bao gồm ba sinh hoạt chính:

    HỌC: Thiết lập môi trường học tập thú vị và bổ ích để các em có cơ hội học hỏi và phát triển tiếng Việt, thông qua trò chơi và đố vui, với các chủ đề khác nhau.

    CHƠI: Tạo ra môi trường hoạt động giải trí trong các buổi sinh hoạt văn nghệ.

    KẾT NỐI: Khuyến khích trẻ em kết nối với nhau và với cộng đồng cũng như tham gia các sinh hoạt thiện nguyện xã hội…

    Kế đến, quan khách thân hào nhân sĩ địa phương, thông tin báo chí, lãnh đạo cộng đồng, và văn thi sĩ, nghệ sĩ có mặt được giới thiệu. Nghị viên thành phố Biên Đoàn cũng lên phát biểu, ông nói rất hảnh diện khi thấy các bé nói tiếng Việt rành như vậy, và hứa sẽ tận tình giúp đỡ các hoạt động của Tuổi Trẻ Hải Ngoại để cho chương trình ngày càng phát triển mạnh hơn. Ông ngợi khen Ban Điều Hành và kêu gọi các vị dân cử Thành Phố nên ủng hộ cho chương trình, để 130 nghìn người Việt trong thành phố có con em được cơ hội học, giữ gìn ngôn ngữ và văn hóa Việt chúng ta.

    (Hình trên) Nghị viên Biên Đoàn và Ban Giám Khảo

    Cuộc thi Đố Vui Cùng Học gồm có 3 chủ đề: “Cách nói chuyện với ông bà cha mẹ”, “Lịch sự và lễ phép”, và cuối cùng là “Cách xưng hô”.  Ba phần thi chia ra cho ba độ tuổi, nhóm 1 từ độ tuổi Mẫu Giáo đến 7 tuổi, nhóm 2 từ 8 tuổi đến 12, và nhóm 3 từ 13 tuổi đến 18.

    Ban Giám Khảo cuộc thi gồm có 4 người: Tiến Sĩ Nguyễn Hồng Dũng, Luật Sư Betty Dương, GS Cẩm Bình, và người viết bài này.  Giám Khảo TS Nguyễn Hồng Dũng được mời lên phát biểu. Anh rất đồng lòng hưởng ứng việc làm đầy ý nghĩa của chương trình, với ước mong cộng đồng mình ủng hộ để các cuộc thi đố vui tiếng Việt được tồn tại và phát triển mạnh hơn.

    Sau khi Thanh Loan thông báo nội quy và thể lệ cuộc thi thì chương trình văn nghệ giúp vui bắt đầu. Các nhóm văn nghệ gồm có Đoàn Múa La Vang các em với những điệu múa rất dễ thương, và nhóm HipHop từ UC Davis họp cùng các College trình diễn rất chuyên nghiệp, nhất là đội văn nghệ nhí của trường Mầm Non Sao Mai đã làm khán giả mãi mê, xem đến ngẩn ngơ.  Mọi người thích thú với màn “Hiphop Dance” rất vui nhộn và điêu luyện của nhóm sinh viên.

    Bé Jenny Đan Anh người hát bài Quốc Ca “The Star-Spangled Banner” trở lại cùng các bạn “Việt Trẻ” với những màn vũ đẹp vô cùng.

    Bé Jenny Đan Anh người hát bài Quốc Ca “The Star-Spangled Banner” trở lại cùng các bạn “Việt Trẻ” với những màn vũ đẹp vô cùng.

    Sau màn xổ số Lô Tô rất hào hứng, vui như ngày Tết do một anh có “tay nghề” hô Lô Tô của địa phương, thì Đố Vui Phần I bắt đầu. Thí sinh đợt thi này độ tuổi từ 3 – 7. Cuộc thi có 5 câu hỏi. Đội A là Đội Bướm – Đội B là Đội Ong.  Những câu hỏi đơn giản và các bé tranh nhau bấm chuông trả lời thật dễ thương.

    “Khi gặp người lớn em nên nói gì?” Đội A đã nhanh chóng bấm chuông. Và Câu trả lời “Dạ thưa

    cô con xin chào” đã lấy được điểm tuyệt đối từ tất cả các giám khảo.

    Hai đội thi: Đội A Đội Bướm – Đội B Đội Ong

    Cuộc thi càng về sau càng sôi nổi, vì độ tuổi các em càng lớn hơn thì câu hỏi càng khó hơn, và các câu trả lời của thí sinh càng hay, càng thú vị hơn.

    Quan khách ở lại xem đến giờ chót (hình trên)

    Xong phần thi lần II thì nhóm ba chị em: Nguyễn ANNA Bảo Châu, Nguyễn Linda Ngọc Châu, Nguyễn Victor Hồng Phúc với nhạc cụ dân tộc Đàn Tranh hòa tấu khúc “Bài Ca Tôm Cá” bằng những ngón đàn thật điêu luyện; khi thì tỏa nhẹ êm đềm như sương rơi như tơ giăng; khi lại mượt mà thướt tha như mây bay như gió lướt; lúc lại dồn dập chập chùng như sóng cuộn biển khơi… làm cả hội trường im phăng phắt, rồi bất chợt những tràng pháo tay vỡ òa khi các bé ngưng đàn.

    Nhạc cụ dân tộc Đàn Tranh hòa tấu khúc “Bài Ca Tôm Cá”- 3 chị em, từ trái sang:Victor, Linda, và Anna.

    Xen lẫn giữa các cuộc thi là nhiều tiết mục văn nghệ, đơn ca, song ca, đọc thơ tiếng Việt, hợp ca, vũ, nhạc hòa tấu… Màn ca vũ chót “Gieo Quẻ” vui nhộn của nhóm Việt Trẻ thật độc đáo.  Các bé từ độ tuổi Mầm Non đến cấp III, đến Đại Học, được đào tạo kỹ càng nên những màn trình diễn thật đặc sắc và chuyên nghiệp.

    Bầu không khí cuộc thi đầy hào hứng, sôi nổi; các em thí sinh hăng hái trả lời, những câu trả lời tiếng Việt rất rõ ràng, đúng văn phạm, và thật thông minh, cho những câu hỏi vô cùng thú vị và hữu ích mà Ban Tổ Chức đặt ra dựa theo tiêu chuẩn “Tiên Học Lễ, Hậu Học Văn” của nền giáo dục Việt Nam Công Hòa chúng ta ngày trước.  Tôi không ngăn được niềm vui và sự xúc động xao xuyến trào dâng trong lòng.  Vừa quan sát các em hai đội AB trả lời, vừa chấm điểm, tôi vừa viết vội mấy dòng thơ ghi lại cảm xúc “nóng hổi” của mình. Và đến cuối cuộc thi Giám khảo Nguyễn Hồng Dũng đã lên đọc để tặng Ban Tổ Chức, các em học sinh, và quan khách.

    Chúc Mừng Chương Trình “Đố Vui Cùng Học”

    (Điệp tự Mừng)

    Mừng chương trình rất thành công

    Mừng Ban Tổ Chức tấm lòng bao la

    Mừng mong “Tuổi Trẻ” tiến xa

    Mừng Hải ngọai hiệp một nhà cùng nhau

    Mừng gìn Việt Ngữ trước sau

    Mừng Văn Hóa Việt đẹp màu quê hương

    Mừng “Đố Vui Học” dễ thương

    Mừng mong tất cả đồng hương đồng hành

    Mừng phụ huynh có con xinh

    Mừng Thầy Cô dạy học sinh ngoan hiền

    Mừng nhiều bảo trợ hiệp duyên

    Mừng chung tất cả mọi miền bình an

    Mừng chúc may mắn toàn ban

    Mừng hết khán giả muôn ngàn niềm vui.

          Phương Hoa – SEP 2023

    Cuối ba cuộc thi là phần phát thưởng.  Các đội thắng Giải Nhất mỗi em được nhận bằng khen và một phần quà.  Nhưng các đội về Nhì mỗi em cũng nhận được một phần quà an ủi.  Mọi người từ học sinh đến phụ huynh đều vui vẻ, vì ai cũng nhận biết học và vui là chính.

    Giám khảo trao giải Nhất cho “Bé Chị Cả” Katelynn trong nhóm Chị Em Nhà Tím – thuộc vào đội thắng Giải Đố Vui Cùng Học..

    Giám Khảo phát bằng khen giải Nhất cho đội về Nhất và tặng quà an ủi cho đội về Nhì

    Chương trình quá thành công, quá hào hứng, cho nên trên hai trăm khán giả có mặt không một ai bỏ về sớm như thường những sự kiện khác.  Mọi người ở đến phút chót. Trong chương trình văn nghệ hôm nay tôi có “ấn tượng” rất sâu sắc với cô bé hát Quốc Ca Hoa Kỳ Jenny Đan Anh, và nhóm “Chị Em Màu Tím”, những cô bé áo tím dễ thương vô cùng trong một gia đình, đã có màn hợp ca “Bức Thư Gửi Lên Thiên Đường”.  Ngồi ở bàn giám khảo sát sân khấu nên tôi quan sát rõ, thấy rất rõ từng nét biểu cảm sống động hiện trên khuôn mặt của mỗi bé theo từng lời ca khi trình diễn, làm cho tôi xúc động vô cùng.

    Nhóm “Chị Em Màu Tím” đang trình diễn nhạc phẩm “Bức Thư Gửi Lên Thiên Đường”. 

    Sau khi bế mạc chương trình Đố Vui, khán giả được mời ra ngoài thưởng thức bữa ăn chiều. Quá nhiều thức ăn các loại, những món ăn mà Ban Tổ Chức đã dày công chuẩn bị.  Một dãy bàn đặt dọc theo hành lang của trung tâm trên sắp đầy đồ ăn thức uống, những món ăn Mỹ có, Việt có, thêm các loại bánh ngọt, xôi cẩm,  trái cây, đủ màu đủ sắc, nhìn bắt mắt vô cùng.

    Ra bên ngoài tôi có dịp trao đổi với nhiều bà con trong cộng đồng, ai nấy đều tỏ vẻ vui và thích thú với chương trình Đố Vui Cùng Học rất phong phú hôm nay.   Một chị phụ huynh nói chị ngồi xem suốt mấy tiếng đồng hồ mà không hề chán.  “Chương trình này cần nên giữ gìn và phát triển,” chị nói với nét mặt rất hớn hở.  Chị nhạc sĩ Thiên Phương của Văn Thơ Lạc Việt (VTLV) thì nói “Chương trình này hay lắm, đúng ra mình phải có từ lâu rồi.” Chị Thanh vợ anh Chinh Nguyên, Cố Vấn VTLV cười thật tươi khi tôi hỏi chị thấy sao về chương trình hôm nay, “Chương trình này nhiều người thích lắm, xung quanh mình ai cũng vỗ tay ào ào và không ai muốn đi về dù đã chấm dứt.”

    Gặp cô Trưởng Ban Tổ Chức Thanh Loan bên ngoài, tôi chúc mừng cô vì cuộc thi tiếng Việt hôm nay rất thành công, sẵn tiện hỏi cô mấy câu cho bài tường thuật.

    PH: Được biết chương trình Tuổi Trẻ Hải Ngoại mới thành lập năm 2022, nhưng đã có những bước tiến rất đáng kể, thú vị nhất là những buổi sinh hoạt văn nghệ và Talkshow về tuổi trẻ trên VNA-TV trong thời gian qua.  Xin cho hỏi, ý tưởng khởi thủy thành lập chương trình này có phải là của chính cô Thanh Loan? Nếu phải, xin cô vui lòng chia sẻ nguyên do nào khiến cô nẩy ra những ý tưởng vô cùng quý giá này, điều mà chắc chắn sẽ được cộng đồng Việt Hải ngoại đánh giá cao và yêu mến?

    TL: Thưa chị P. Hoa, chương trình này là do TL đề xuất, và với sự cộng tác của thầy Thái Phạm. Lý do là vì TL thích sinh hoạt với trẻ em. Và nhìn thấy các em Việt Nam sinh ra và lớn lên ở đây tiếng Việt rất giới hạn, và sự hiểu biết về văn hóa truyền thống VN càng ngày giảm đi. Nhất là, cộng đồng mình chưa có chương trình nào focus về việc khuyến khích giới trẻ học tiếng Việt.

    PH:  Tuyệt vời! Không ngờ một người ở vào độ tuổi thế hệ một rưỡi như Thanh Loan mà có lòng lo cho quê hương và ngôn ngữ của đất Mẹ Việt Nam.  Vậy cuộc thi tiếng Việt Đố Vui Cùng Học hôm nay có phải cũng là một trong những ý tưởng ngoạn mục của Thanh Loan?  Nếu không phải, thì đó là “công lớn” của ai? Và lý do nào, động lực nào giúp tạo nên cuộc thi này?

    TL: Mục tiêu của chương trình Tuổi Trẻ Hải Ngoại là giúp các em trau dồi tiếng Việt và hiểu biết về văn hóa truyền thống Việt Nam; đồng thời, giúp phát triển tài năng qua các buổi trình diễn nghệ thuật. Cho nên TL mới nghĩ ra CT Đố Vui Cùng Học, một chương trình có thể lôi cuốn giới trẻ tham gia, vì vừa chơi lại vừa có sự học hỏi trong đó.

    PH: Hoan hô Thanh Loan! Một ý tưởng quá là xuất sắc! Chương trình cuộc thi tiếng Việt lần đầu tiên hôm nay có thể coi như là “thử lửa”. Nhưng nhìn chung, hầu hết khán giả từ các vị thân hào nhân sĩ, đại diện dân cử, lẫn phụ huynh đều tỏ vẻ hài lòng và ủng hộ chương trình. Như vậy là khá thành công, vậy xin cô cho biết, bước kết tiếp của chương trình Tuổi Trẻ Hải Ngoại là gì?

    TL: Như TL giới thiệu vừa rồi, thì mục tiêu của chương trình Tuổi Trẻ Hải Ngoại là giúp các em trau dồi tiếng Việt và hiểu biết về văn hóa truyền thống Việt Nam.  Chương trình bao gồm 3 sinh hoạt chính: Học, Chơi, và Kết Nối.  Vì vậy TL còn muốn tạo thêm những buổi sinh hoạt mà toàn gia đình như ông bà, cha mẹ, và các em đều cùng sinh hoạt với nhau với các chủ đề liên quan đến tiếng Việt và Văn Hóa Việt mà chương trình sẽ đưa ra.

    PH: Thanh Loan có điều gì muốn tâm tình cùng các phụ huynh Việt có con em trong độ tuổi phù hợp với chương trình Tuổi Trẻ, và với cộng đồng Việt chúng ta?

    TL: Trên đây là những gì TL dự tính. Tuy nhiên TL và BTC không thể tiếp tục những chương trình kế tiếp nếu không có sự trợ giúp của phụ huynh và các nhà bảo trợ. Cho nên TL tha thiết mong phụ huynh và cộng đồng mình ủng hộ để cho chương trình được tiếp nối hoạt động. Tiện đây cho TL kính lời cám ơn đến các mạnh thường quân, những nhà bảo trợ cho chương trình hôm nay:  Anh Hội trưởng LV Hải và tất cả members VTLV, anh Hùng Tâm và trường TTL College, anh Hồng Dũng và Nhà hàng Di Lạc, Cô Chú Chinh Nguyên TVLV, ký giả Kiều Mỹ Duyên,  AC Thưởng Thanh – nhóm Lòng Chúa Thương Xót SMG, TS Nguyễn Minh Lợi, và đặc biệt là đài VNA-TV.  Tất cả quý vị đã cùng chung tay giúp cho chương trình Đố Vui Cùng Học ngày hôm nay “làm nên lịch sử”.

    Tôi đang định đi lấy thức ăn, thì nhìn thấy nhóm “Chị Em Màu Tím” ríu rít chụp hình với nhau gần cửa ra vào. Bốn chị em cộng với bé gái nhỏ nhất đều mặc màu tím đứng cùng mẹ Phương và bố Hải. Một gia đình may mắn có “Ngũ Long Công Chúa,” tôi bước lại nói, và cùng với Ban Tổ Chức chụp chung một tấm hình với họ.

    Tiện thể “bệnh nghề nghiệp” nổi lên, tôi liền phỏng vấn Phương, mẹ của các bé vài câu chớp nhoáng:

    “Chúc mừng gia đình cô có 5 bé gái rất dễ thương.  Đáng yêu quá! Xin cho hỏi, có nguyên do đặc biệt gì mà các bé chọn tên nhóm là “Nhà Tím”?

    Phương: Dạ thưa chị PH, em rất là vui mừng và hạnh phúc khi được tình thương mến của chị dành cho các con em,  “5 Chị Em Màu Tim”. Dạ các con em chọn cái nhóm ca nhạc tên “5 Chị Em Màu Tím” là vì các cháu rất yêu màu tím và em cũng vậy.  Từ khi các cháu còn bé tới giờ là lúc nào cũng chỉ thích mặc quần áo và đồ dùng màu tím, và ghét khi em mua quần áo màu khác, nên chúng chỉ mang có một hai lần rồi thôi, không bao giờ mang nữa. Sau đó thì chúng mặc lại đồ màu tím, cho nên sau này em chỉ mua toàn là đồ đặc biệt màu tím cho các cháu mà thôi.

    Hình trên:BTC chụp hình cùng “Nhóm Nhà Tím” – Từ trái hàng sau: NS Thái Phạm (VTLV), NS Thiên Phương (VTLV), chị Thanh và anh Chinh Nguyên (VTLV), Phượng (Mẹ Tím), Thanh Loan (TTL College), Phương Hoa (VTLV), Hùng Tâm (TTL College).

    “Dễ thương ghê!” Tôi nói. “Các bé bắt đầu tham gia văn nghệ từ khi nào và có đi học trường Việt Ngữ không? Động lực nào đưa “gia đình màu Tím” đến chương trình Đố Vui Cùng Học?

    Phương: Dạ các cháu đi tham gia văn nghệ từ khi bé lớn nhất, Katelynn, được 7 tuổi.  Bé đi thi hát, thi tài năng tại San Jose, và thắng giải Nhất là giải Quán Quân, và được lãnh thưởng 1 cái iPad.  Và rồi sau đó các cô chú ông bà khắp vùng thương nên mời bé Katelynn và các em Kassie, Katie, Kasslynn (bé út Kayleen chưa biết hát) đi hát cho rất nhiều chương trình thiện nguyện như, hát gây quỹ xây chùa và nhà thờ quanh vùng Bay Areas; gây quỹ cho người nghèo bị sứt môi; gây quỹ cho học sinh vô gia cư; và gây quỹ ủng hộ trẻ em đói trên toàn thế giới…nhiều lắm!

    “Oh! Katelynn và các em của bé giỏi ghê! Đã làm được những chuyện phi thường như vậy. Những tiết mục ca tiếng Việt mà các “Bé Tím” trình diễn lúc nãy quá hay và rất… bài bản.  Không biết các cháu có được đào tạo ca hát bởi trường lớp nào?

    Phương: Dạ cám ơn chị đã khen các cháu. Bé Katelynn (chị 2) thật là may mắn, được Thầy thích cái giọng hát của bé nên Katelynn nhận được full Scholarship của một trong những ca sĩ người Ý/Anh nổi tiếng nhất nhận dạy cho bé mỗi tuần.  Nhờ vậy mà bé Katelynn biết hát 4 thứ tiếng, Vietnamese, English, Italian, và Spanish. Còn về tiếng Việt của mình, các con em không chịu ai dạy chúng hát đâu, mà chỉ có mẹ Phương dạy thôi.

    “Hay quá! Wow! Rất hảnh diện cho bố Hải mẹ Phương vì bé Katelynn hát được 4 thứ tiếng. Cháu sẽ có một tương lai sáng lạng. Chúc mừng! Vậy hôm nay Phương có hài lòng về kết quả cuộc thi đố vui Việt Ngữ này không, và chương trình sắp tới của các cháu là gì?

    Phương: Dạ chương trình thật hay và rất có ý nghĩa, là bảo tồn tiếng Việt thương yêu của mình. Bé nào cũng giỏi và hay hết, yêu các cháu quá chừng! Sắp tới của các bé sẽ hát cho nhiều events, Trung Thu cho Vovinam, Trung Thu Thiếu Nhi chỗ Cô Cẩm Bình, chùa Quang Nghiêm, v.v…

    “Thanks Phương, người Mẹ hoàn hảo! Cô đã nuôi dạy các cháu rất tuyệt vời, phục vụ cho việc bảo tồn văn hóa và Việt Ngữ của chúng ta. Vậy Phương có ý kiến xây dựng nào muốn đóng góp cho Ban Tổ Chức cuộc thi hôm nay không?

    Phương: Dạ em muốn góp ý là mình nên làm một club dành cho các bé thế hệ trẻ Việt Nam cho vùng Santa Clara county và mình sẽ meet up với nhau mỗi tháng một lần (may be Friday after school) để các con gặp nhau vui chơi và cái quan trọng nhất là giữ tiếng Việt và gốc văn hóa Việt của mình, và ba mẹ của các bé cũng phải ở lại sinh hoạt chung với con mình và với các phụ huynh khác. Không thể chỉ chở đến nơi rồi “drop and go” vì các cháu cần được giúp đỡ khi chơi.

    Nói chuyện thêm với vài phụ huynh, tôi quen được Tâm Ngộ, mẹ của bé Jenny Đan Anh, cô bé hát bài Quốc Ca Hoa Kỳ hay đến hớp hồn người.  Khi được hỏi bé Đan Anh đã hát bài Quốc Ca Hoa Kỳ rất tuyệt vời, dù bài này rất khó hát, vậy bé đã học hát từ đâu, và bé bắt đầu hát Quốc Ca Hoa Kỳ từ khi nào, thì Tâm Ngộ cho biết, bé đã hát bài Quốc Ca Mỹ từ hồi 8, 9 tuổi.  “Và cũng nhờ ca sĩ Tuyết Nhi rèn luyện cho cháu, nên cháu hát mới tốt như vậy. Ngoài ra, Đan Anh cũng thuộc và hát bài Quốc Ca Việt Nam Cộng Hòa, vì cháu nói mình là người Việt Nam phải thuộc Quốc Ca Việt Nam,” cô nói thêm.

    Tôi thích thú và rất cảm động khi biết suy nghĩ của bé Đan Anh “Mình là người Việt Nam phải thuộc Quốc Ca Việt Nam” rồi nhớ lại khuôn mặt xinh xắn và ánh mắt rất tự tin của bé khi hát bài “The Star-Spangled Banner”.

    “Chúc mừng Tâm Ngộ,” tôi nói, “mong rằng Đan Anh mãi giữ suy nghĩ này khi bé lớn lên.”

    Tâm Ngộ còn cho biết cô nhận thấy chương trình Tuổi Trẻ Hải Ngoại do cô Thanh Loan tổ chức rất hay và ý nghĩa. “Người ta nói ‘Tiếng Việt còn Người Việt còn’ do vậy mình phải cố gắng duy trì, gìn giữ, bằng cách nói và đọc tiếng Việt với các con và còn dạy thêm cho các con về phong tục tập quán của người Việt; và cái quý nhất của người Việt mình là phải biết kính trên nhường dưới, lễ phép với Ông Bà Cha Mẹ, nên em ủng hộ chương trình Đố Vui Cùng Học có chủ đề là Tiên Học Lễ Hậu Học Văn của cô Thanh Loan.  Đối với em, lần đầu tiên mình tổ chức như vậy cũng thành công lắm rồi. Một chương trình mang nhiều ý nghĩa và hữu ích thế này thì mình cần nhân rộng ra thêm, bằng cách quảng bá nhiều thêm để có thêm nhiều người biết đến.” Cô nói.

    Mẹ Đan Anh còn xin tôi để chụp hình lại bài thơ tôi viết vội tặng mọi người trong lúc chấm thi “để làm kỷ niệm,” cô nói. Và chúng tôi ra chỗ bàn thức ăn tham gia vài món cùng mọi người.

    Chiều đã gần tàn, mặt trời đang từ từ xuống núi, vài giọt nắng của buổi hoàng hôn còn sót lại bên ngoài rọi vào cửa kính của hành lang building, lấp lánh lung lay như những bàn tay vẩy chào, như chúc mừng sự thành công giữ gìn tiếng Việt của những người con xa xứ…

    Trên đường lái xe về nhà lòng tôi vui vô hạn. Chương trình Đố Vui Cùng Học của Tuổi Trẻ Hải Ngoại do nhóm Thanh Loan tổ chức khá thành công, vì được sự hưởng ứng mạnh mẽ của cộng đồng, đặc biệt là của nhiều phụ huynh gốc Việt.  Đây là sinh hoạt rất hữu ích trong việc bảo tồn Việt Ngữ và Văn Hóa nước nhà.  Xin kính giới thiệu chương trình non trẻ này đến với cộng đồng  Việt Nam tại San Jose và cộng đồng Việt khắp nơi trên nước Mỹ, mời hãy chung tay ủng hộ để cho chương trình được tồn tại và ngày càng phát triển.

        Phương Hoa – Miền Bắc Cali, cuối tháng 9, 2023

    BÀI NÀY ĐÃ ĐƯỢC ĐĂNG TRONG BÁO VIỄN ĐÔNG DƯỚI ĐÂY:

    Từ Trái: NS Thiên Phương, Nghị Viên Biên Đoàn, Phương Hoa, chị Thanh vợ cố vấn VTLV Chinh Nguyên

    Một góc của Hội Trường – Khán giả thích thú cười thoải mái với các em – những nụ cười ngập tràn hạnh phúc.

    Hai đội Bướm và Ong đang ngâm Thơ tiếng Việt

  • Cao Mỵ Nhân

    CÕI THƠ CAO MỴ NHÂN & VĂN: THỞ DÀI RẤT NHẸ – CAO MỴ NHÂN

     TAN CUỘC RƯỢU.    CAO MỴ NHÂN 

    Say khướt trở về, vẫn đọc thơ

    Em ơi, anh xé một vuông cờ

    Biết ai chân chính mà than thở

    Thương bạn hoang đàng mãi mộng mơ

    Men đắng thấm vào môi đã lịm

    Hương nồng còn toả mắt trông ngơ

    Người về từ chiến trường tan lửa

    Tửu lượng bao nhiêu, ngó chửa mờ 

    *

    Chén rượu hoàng hoa khiến mắt mờ

    Nửa đời lưu lạc, tưởng ngu ngơ

    Sắc vàng hoa cúc còn vương mộng

    Mầu trắng cành lan đã nhạt mơ

    Trận mạc xong rồi im tiếng pháo

    Sa trường sao vẫn thiếu vuông cờ

    Em ơi, thắng bại chưa phân định

    Dựng Khải Hoàn Môn giữa cõi thơ…

           CAO MỴ NHÂN 

    ***

    SAU MỘT NĂM.    CAO MỴ NHÂN

    Nhà ai, ngõ trúc vàng trông đợi

    Ta cũng chờ ai suốt một năm

    Người trách sao ta không nhắn gởi

    Ngày này sang tháng khác băn khoăn

    *

    Đành thôi, ngày tháng mà chi nhỉ

    Năm cũng vừa qua đấy cố nhân

    Lòng sẽ bất ngờ thương nhớ nhé

    Tình cờ hạnh ngộ dạ bâng khuâng 

    *

    Một năm, ta sợ câu từ tạ

    Bởi gặp nhau rồi lại cách ngăn

    Bấm đốt ngón tay cùng hối hả

    Chao ôi, ngày tháng thật phù vân 

    *

    Trưa im, tiếng quạ kêu rời rạc 

    Vạt nắng mầu lam rớt xuống sân 

    Ngày tháng xứ người phờ phạc quá

    Vừa quay lưng bước thoắt xa, gần 

    *

    Viết bao nhiêu cũng như chưa viết

    Thành thử vô tình với bạn văn 

    Sách báo chất đầy, sao đọc hết 

    Tin thư biền biệt, để phân trần …

        CAO MỴ NHÂN 

    ***

     MỘT NĂM.    CAO MỴ NHÂN 

    Anh xa em thật rồi 

    Thư tình chưa ráo mực 

    Một năm quên nụ cười 

    Chỉ còn dòng nước mắt 

    *

    Em đang nơi biển bắc 

    Ngó mây bay phương nam 

    Một năm trời phai sắc 

    Trên cánh hoa hồng vàng 

    *

    Hỡi người anh yêu dấu 

    Xin đừng mãi tịnh ngôn

    Tình ơi sao ẩn náu 

    Trong trái tim cô đơn

    *

    Anh tâm hồn đấng thánh 

    Xoá sạch nỗi muộn sầu 

    Cho em giang đôi cánh

    Bay lên chốn thanh cao 

    *

    Hồn đắm say chất ngất 

    Em rớt xuống thảo nguyên 

    Sấp mình trên mặt đất 

    Từ đó em ưu phiền …

        CAO MỴ NHÂN 

    ***

    BUỒN NHÌN NĂM MỚI.    CAO MỴ NHÂN 

    Có những nỗi buồn không tránh được

    Dù năm mới mẻ, hoa tươi xanh

    Hôm qua xuân thắm mầu vui bước

    Đón nhận lời thơ đẹp của anh

    *

    Nhưng rồi hồn ướt mưa xa khơi

    Những nỗi buồn kia bỗng tuyệt vời 

    Mọc cánh trong trời giông tố lạ

    Kéo tình theo gió nổi chơi vơi

    *

    Khép chặt ưu tư , che cảm giác

    Giấu vào thân áo mỏng phù hoa

    Buồn như bao nỗi buồn chưa mất

    Còn ẩn nơi tim sáng chói loà

    *

    Hỏi anh yêu dấu, sao mê hoang

    Suốt một trăm năm đã lỡ làng 

    Ôi chuyến đò chiều không bến đậu 

    Nỗi buồn trải rộng đến mênh mang…

            CAO MỴ NHÂN 

    ***

    MỖI NGƯỜI MỘT TUỔI.    CAO MỴ NHÂN 

    Thế là anh và mình

    Mỗi người thêm một tuổi

    Ngó xuân sầu rã rượi 

    Nghe tin buồn bạn xa

    *

    Ô hay mới hôm qua 

    Còn kêu nhau điện thoại

    Sao ngày nay bải hoải

    Bạn đó đã ngủ yên 

    *

    Chẳng có gì đâu em 

    Anh cười vui … héo hắt 

    Khi nghe hồn mất mát 

    Mới hiu hắt cười buồn

    *

    Nỗi cô đơn bồn chồn 

    Đưa anh vào kỷ niệm

    Chẳng còn gì giấu giếm 

    Chúc: ” vạn sự bình an ” .

           CAO MỴ NHÂN 

    ***

    THẦM LẶNG. –  CAO MỴ NHÂN

    Mầu cúc đã vàng 

    Vườn sau bớt nắng

    Sắc hạ phai tàn 

    Thu về lãng đãng 

    *

    Em vào chải tóc

    Thoáng bóng mây bay

    Mắt sao lại khóc 

    Thương cuộc tình say

    *

    Nhớ anh khắp trời 

    Buồn rơi phiền muộn

    Bài thơ không lời 

    Hồn như bỏ trốn 

    *

    Trên mỗi ngày xanh 

    Thêm một xa vắng

    Yêu vẫn riêng anh

    Suốt đời thầm lặng…

    CAO MỴ NHÂN (HNPD)

       2 -10 – 2023

    ***

    VĂN: THỞ DÀI RẤT NHẸ – CAO MỴ NHÂN

    THỞ DÀI RẤT NHẸ.      CAO MỴ NHÂN 

    Năm 2003, tôi có những việc gì chung, riêng, mà tôi phải lên miền Bắc Cali tới cả chục lần. 

    Nhưng không thể quên được mấy việc ” quan trọng ” với tôi, như thăm viếng, chia buồn đám tang cựu thượng nghị sĩ Trần Ngọc Nhuận, tức nhà văn, nhà báo Niên Dư, tác giả cuốn Đời Quân Ngũ . Rồi Kỷ niệm ngày thành lập tuần báo Tiếng Vang, của cựu thiếu tá Trần Văn Ngà.

    Và nhất là,  ra mắt tập Thơ Mỵ -”  Sau Cuộc Chiến ” của tôi, có sự hiện diện của 2 nghệ sĩ tên tuổi hàng đầu miền nam VN trước 30-4-1975, là nghệ sĩ cải lương, kịch sĩ, diễn viên điện ảnh Bích Thuận, và minh tinh ca sĩ Khánh Ngọc trong Ban hợp ca Thăng Long . 

    Vì quá lâu không nghe tin tức của danh ca, diễn viên điện ảnh Khánh Ngọc, nên tôi có vẻ nôn nóng đợi gặp chị. 

    Trong lúc nghệ sĩ cải lương, dân ca Bắc phần Bích Thuận, thì hầu  như mấy năm đầu thiên niên kỷ mới này, chị hay từ Pháp qua Mỹ thăm con  gái chị ở  San Jose, nên tôi thường được  hạnh ngộ chị nơi các hội thơ, hội nhạc vv…

    Mùa đã vào thu…

    Buổi đó, chương trình phát thanh của người Việt tị nạn ở Sacto, tức thành phố Sacramento, mở cuộc phỏng vấn bàn tròn về cuộc hạnh ngộ mấy văn nghệ sĩ, tưởng đã về hưu lâu rồi, nên khá vui. 

    Ca sĩ Khánh Ngọc bị kẹt xe,  đến chậm nhất, nhưng chị rất từ tốn, vui vẻ, hiếu khách …

    Chúng tôi ai cũng mến quý chị cao niên, theo tuổi tác, chứ nhị vị thì thật xuân sắc, lịch thiệp lắm. 

    Riêng tôi, tôi cứ nhớ lại giai đoạn ca sĩ Khánh Ngọc vào đầu thập niên 60 thế kỷ trước. Một sơ xuất tình cảm, đã khiến chị phải rời xa VN, trong lúc có cháu bé thì phải. 

    Tôi cứ bâng khuâng tưởng tượng bước đường gian truân, hồi đó, chị tới USA một mình …

    Mới đó mà hơn 40 năm ( 1960- 2003), chị Khánh Ngọc, ca sĩ trong ban hợp ca Thăng Long trước kia, chị đang rất lạc quan, sao tôi lại rưng rưng nước mắt, rồi tràn lệ luôn…

    Hình như người nghệ sĩ nào cũng dễ xúc động, nhất là biết được điều người ta khóc vì thông cảm, mến thương mình…

    Chị xiết tay tôi thật chặt, thấy thoáng nỗi buồn trong đôi mắt vốn hồn nhiên của chị. 

    Dẫu chúng tôi chưa hề gặp nhau bao giờ, chị thở dài rất nhẹ, lại tiếp tục cười vui vẻ.

    Tất nhiên chị hỏi thăm tôi, chị nói chị sẽ hiện diện trong buổi tôi ra mắt Thơ Mỵ – ” Sau Cuộc Chiến  ” ở San Jose vào tháng cuối năm 12/2003. 

    Vì cuốn thơ mang tựa đề ” Sau Cuộc Chiến ” và tôi lại là một nữ ” Chiến sĩ HO”, nên quả là thu hút quý huynh đệ chi binh và độc giả thân hữu . 

    Buổi đó, nhị vị nữ lưu Bích Thuận và Khánh Ngọc cũng đã thân mến hiện diện, nghệ sĩ Bích Thuận hát chèo cổ Bắc phần, còn ca sĩ Khánh Ngọc trình bầy bài ” Đôi Mắt Người Sơn Tây ” . 

    Trong lòng tôi vẫn vấn vương cái điều buồn bã, tôi hỏi chị : 

    ” Hay là chị hát bài Nửa Hồn Thương Đau, nhạc sĩ Phạm Đình Chương phổ nhạc thơ Thanh Tâm Tuyền …” 

    Chị nhìn tôi sâu lắng, rồi lại mỉm cười : 

    ” Bài Nghìn Trùng Xa Cách ” của Phạm Duy cũng được, chị còn gật gật cái đầu . 

    Tôi biết chị Khánh Ngọc rất thật thà, nhiệt tình trong ca hát , nhạc hay thì hát thôi, không vướng bận chi cả . 

    Sự thực là thế, ” Nghìn Trùng Xa Cách ” đã được nhiều ca sĩ tên tuổi trình bầy như Thái Thanh, Ý Lan, và cả Thái Hiền, ái nữ của nhạc sĩ Phạm Duy trong đại hợp xướng Ngàn Khơi biểu diễn rất thành công …đó toàn là thành viên trong đại gia đình ban hợp ca Thăng Long. 

    Vài tuần sau, nữ ca sĩ, mình tinh kịch ảnh Khánh Ngọc mời tôi đến nhà dự một bữa cơm hảo hạng, như tiệc lớn ngoài tiệm sang trọng. Vì chị có một bà chị nuôi gốc Trung Hoa, thạo tiệc tùng khách khứa, vốn chị cũng có chút lai Trung Hoa, quý danh Hàn Thị Nam Lan thì phải. 

    Chị bảo là chị chỉ có mấy người bạn gái thân, toàn đến Mỹ từ những năm 65-68 . Quý vị ấy đi du học, rồi ở lại, như chị đã đi năm 60 rồi ở lại vậy. 

    Có điều 2 trong số 4 bà bạn thân của chị hiện nay, lại là bạn tôi thời trung học Trưng Vương Saigon, nên chị nghĩ tôi cũng sẽ là bạn thân của chị . 

    Nhà chị ở trên xa hướng Bắc Los Angeles , là một khuôn viên đúng nghĩa, diện tích lớn đã đành, lại chỉ có chị và bà chị nuôi đó cư ngụ, vì các con chị ai nấy đều thành tựu, nên danh, nên phận, hết 3/6 người trai, gái, dâu, rể là …đại phu đấy . 

    Tôi không dám hỏi thêm. Điều tôi thích nhất ở gia trang biệt thự Khánh Ngọc, là hồ cá coi đẹp như trong truyện thần thoại, rất nhiều cá đủ mầu bơi lượn, và một bàn đào mà tôi tự đặt.

    Đó là một thân cây to, có chu vi khoảng 10 vòng tay nối lại, đã được cưa ngang ngọn lâu rồi . Nay mặt bằng của thân cây có thể trải chiếu hoa trên đó ngắm trăng, vịnh nguyệt …

    Cuộc sống quả là thần tiên, nếu tình cảm không bị xáo trộn bởi trăm thứ lý do phức tạp …

    Sao tôi vẫn chưa hết được cái cảm giác băn khoăn, là hồi đó, đầu thập niên 60 thế kỷ trước, làm sao có thể xuất ngoại,nếu không phải quân đội VNCH đi tu nghiệp, các công cán ủy viên đi du hành quan sát, thậm chí công chức chuyên biệt, sinh viên tài giỏi  vv…thì chị , nữ ca sĩ Khánh Ngọc, phu nhân của nhạc sĩ Phạm Đình Chương, đã lên đường bằng hộ chiếu nào ? 

    Như trên tôi đã trình bầy, là chị Khánh Ngọc rất thành thật hồn nhiên, chị trả lời : 

    ” Bác sĩ Trần Kim Tuyến lo cho mình đó, đi du học 4 năm ngành ca nhạc . Sau 4 năm có thể về bình thường, nhưng chị đã lập gia đình và ở  luôn Hoa Kỳ ” . 

    Là người dưng mà tôi vẫn … bâng khuâng . Chị đã kể thêm về chị , và khẳng định chị đã và đang rất sung sướng , hạnh phúc về con cháu…

    ” …Vài cánh xương hoa nằm ép trong thơ

    Rồi sẽ tan đi mịt mù… ”  ( Phạm Duy ) 

    Anh định nói gì vậy ? 

    ” …Trả hết về người chuyện cũ đẹp ngời 

    Chuyện đôi ta, buồn ít hơn vui…”  ( Phạm Duy ) 

    Thế là thế nào ? 

    “… Mời người đem theo toàn vẹn thương yêu…”  ( P. Duy ) 

    Mình không chịu được nữa, lại sắp sửa khóc như lúc gặp chị  Khánh Ngọc…

    Nhưng sự việc … mật thiết hơn, anh muốn mời mình đem theo toàn vẹn thương yêu của anh sao ? 

    Người ta chỉ chia tay khi phải hy sinh, hay bị rơi vào thù hận . Anh với mình có cần gì phải hy sinh, lại càng tránh xa thù hận . 

    Chỉ có thương yêu và thương yêu mãi mãi … vì thực tế chỉ có những cành xương hoa được ép trong thơ …

    Nhưng ” anh thân kính, anh vô cùng huyễn hoặc “, mặc dầu vẫn ở xa anh , nhưng mình lại cảm thấy lúc nào cũng đứng bên anh rất gần . 

    Thế mới biết trên cõi đời này, không có mẫu mã, hình thức nào giống nhau …

    Điều hay là … đưa ra nguyên tắc, như anh đã từng không giao kết, mà mình cứ vanh vách thi hành …kỷ luật nhà binh  của anh, để lúc nào chuyện cũng đẹp ngời, chỉ có vui tươi tràn ngập ngày tháng thôi . 

              CAO MỴ NHÂN 

  • Chinh Nguyên,  Lê Tuấn,  Mạc Phương Đình,  Minh Thúy,  Nguyễn Hồng Dũng,  Như Thu,  PHÓNG SỰ,  Phương Hoa

    Phóng Sự Đặc Biệt: VĂN THƠ LẠC VIỆT Chào Đón Nhà Văn Hồng Thủy Đến Từ Washington DC -Chinh Nguyên – Hồng Dũng – Lê Tuấn – Phương Hoa – Minh Thúy – Mạc Phương Đình – Như Thu.

    Cắt bánh chào mừng

    Chiều Hội Ngộ Cảm TácPhương Hoa

    (Tam khúc liên châu)

    Chiều Bắc Cali nắng dịu dàng

    Mây trời vẹt lối tỏa hừng quang

    VĂN THƠ nhộn nhịp lời rôm rả

    LẠC VIỆT xôn xao tiếng rộn ràng

    HỒNG THUỶ dừng chân vùng điện tử

    Nhà văn lạc bước phố Hoa Vàng

    Cỏ cây xem cũng vui chào đón

    Hạnh phúc trào dâng buổi họp đoàn

    *

    Họp đoàn gốc Việt đất Cờ Hoa

    Con cháu Lạc Long vốn một nhà

    Bốn biển Đông Tây cùng kết nối

    Năm châu Nam Bắc mãi giao hòa

    Ly hương nghĩa nước lòng không nhạt

    Viễn xứ tình quê trí chẳng nhòa

    Đón khách DC nhiều xúc động

    Mặt mừng tim trổi khúc hoan ca.

    *

    Hoan ca hội họp thú không ngờ

    Đàn sáo cung tràn vút tiếng tơ

    VĂN BÚT VIỆT NAM hòa nghĩa bút

    VĂN THƠ LẠC VIỆT kết tình thơ

    Và đem vạn tự loang trần thế

    Rồi trải muôn hoa khắp cõi bờ

    Đất Tổ chờ ngày ta trở lại

    Rượu mừng ly cụng thỏa lòng mơ.

        Phương Hoa – SEP 24, 2023

    *

    Chiều Chúa Nhật 24 tháng 9, 2023, Hội Văn Thơ Lạc Việt (VTLV) San Jose, miền Bắc Cali, tổ chức buổi họp mặt chào đón một thành viên phương xa, nhà văn Hồng Thủy, đương kim Chủ Tịch Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Vùng Đông Bắc Hoa Kỳ (VBVNHN VĐBHK)

    Bầu trời San Jose chiều hôm nay nắng vàng như dịu xuống.  Gió nhè nhẹ, những chòm mây bạc bay tản mác, lung linh, như hoà cùng niềm vui và lòng hiếu khách của mọi người tại một góc nhỏ của thành phố Thung Lũng Hoa Vàng.  Nơi đó là tư gia của cựu Chủ Tịch, cũng là cố vấn VTLV, văn thi sĩ Chinh Nguyên.

    Một dãy bàn dài được bày biện rất tươm tất cạnh phòng thu âm ghi hình, nơi anh Chinh Nguyên dùng để phỏng vấn các nhân vật cộng đồng, các văn thi sĩ, và thực hiện Talkshow, cho chương trình của đài VNA-TV.  Tôi đến được một lúc thì cuộc phỏng vấn nhà văn Hồng Thuỷ do anh Chinh Nguyên thực hiện cùng với sự tham dự của nhà thơ Lê Tuấn hoàn tất.  Chị bước ra ngoài, nhìn tươi mát trong chiếc áo dài xanh được “design” hoa văn phá cách – nhưng rất nhu mì – dù nét mặt phảng phất chút mệt mỏi vì đã trải qua một chuyến bay dài từ miền Đông qua; và vì mấy ngày trước đó được bạn bè tại địa phương nhiệt tình chào đón, tiệc tùng suốt sáng thâu đêm.  Niềm vui gặp lại nhóm đàn em Văn Bút tại Văn Thơ Lạc Việt và những người bạn cố cựu từ thời Nữ Trung Học Trưng Vương Sài Gòn đã giúp chị khỏe ra.

                                          VTLV phỏng vấn nhà văn Hồng Thủy

    Khách đến lai rai. Mỗi người đều mang theo một hay hai món đặc biệt của riêng mình.  Thôi thì toàn mỹ vị cao lương hay có thể gọi là “Sơn hào hải vị”.  Từ bánh kem, bánh thạch, bánh carrot, bánh ít; đến xôi cẩm, xôi dứa, xôi đậu xanh; rồi thì miến xào cua, chả giò, cháo cá, bánh nếp trần, và trái cây các loại….

    Những vòng ôm, những câu chào câu hỏi, những ánh mắt rạng rỡ cùng những nụ cười … thả ga, làm cho bầu không khí thật rộn ràng, sôi nổi, vẻ hạnh phúc hiện rõ trên khuôn mặt mọi người.  Nói sao cho hết niềm vui. Một số trong nhóm hội viên VTLV và thân hữu có mặt hôm nay đồng thời cũng là thành viên Văn Bút VNHN VĐBHK, có người lâu nay chỉ sinh hoạt trong Văn Bút từ xa, đây là lần đầu gặp mặt Chủ Tịch Hồng Thủy, cho nên sự hào hứng càng nhân lên gấp bội.  Vừa đón “đồng môn” vừa đón “boss”; Có anh chị đến từ miền xa, xa tận Sacramento – thủ phủ Cali – như vợ chồng nhà văn Dương Vũ; một số đến từ vùng Đông Vịnh (East Bay), Vịnh Monterey, và Livermore phố Núi … Số còn lại và Ban Điều Hành VTLV thì toàn là “thổ Địa” của San Jose và vùng phụ cận. Tất cả thực khách cũng trên vài chục người, đủ làm cho ngôi nhà vốn ấm áp của ông cố vấn VTLV càng thêm ấm.

    Chủ Tich VTLV, Không Quân Lê Văn Hải, người nổi tiếng là “nhân-vật-rất-hào-phóng-và-chịu-chơi” (lời của bà con trong cộng đồng Việt ở San Jose).  Thành viên VTLV nào ở xa đến Bắc Cali đều được mọi người đón chào vui vẻ, huống chi là thành viên “nặng ký” như nhà văn Hồng Thủy, Chủ Tịch VBVNHN VĐBHK. Hồi tháng trước, trong buổi Tiệc mừng sinh nhật chung VTLV và Ra Mắt Sách của nhà thơ Cao Bồi Già, khi nghe tin chị Hồng Thủy sắp sang Cali dự đại hội cựu Học Sinh Trưng Vương Nam Cai, và chị sẽ dừng chân ghé lại Bắc Cali một tuần, anh Lê Văn Hải tỏ ra vô cùng vui vẻ và hào hứng. “VTLV chúng ta sẽ tổ chức đón tiếp chị Hồng Thủy thật long trọng nhé các bạn!” Anh nói với Ban Điều Hành.  Và chính anh Hải đã chọn ngày, lên chương trình, ra thông báo mời tham dự buổi tiếp đón chị Hồng Thủy, kể cả việc cùng anh Chinh Nguyên xếp lịch ghi hình phỏng vấn chị cho đài VNA -TV.  Mọi việc đã chuẩn bị kỹ càng.  Nhưng rất tiếc đến giờ chót anh Hải có việc “vui bất ngờ” phải bay đi Nhật gấp nên vắng mặt.

    Chủ Tich VTLV Lê Văn Hải, nhà văn Chinh Nguyên, và nhà văn Hồng Thủy

    Trước khi nhập tiệc, anh Chinh Nguyên và TS Nguyễn Hồng Dũng đại diện Chủ Tịch VTLV Lê Văn Hải lên nói lời chào mừng nhà văn Hồng Thủy.  Anh Hồng Dũng với vẻ tôn kính, nhưng không kém phần dí dỏm, gọi chị Hồng Thủy là “nhà văn lão làng” vì khi chị bắt đầu viết văn thì anh mới… vừa được sinh ra. Và chị Hồng Thủy đã đáp lại bằng những câu rất khiêm nhường nhưng cũng dí dỏm với cái phong-cách-rất-Bắc-Kỳ, duyên dáng, và dễ thương.  Chị nói các anh ấy “long  trọng hóa” chị quá, chứ thực ra  VTLV đầy những “tôm hùm” còn chị chỉ là “con tép” và “Hậu sinh khả úy, tài không tính tuổi…” làm mọi người thích thú cười vang cùng những tiếng vỗ tay như rung rinh cả ngôi nhà; và tiếng cười tiếng nói vọng lại dội quanh rền cả phòng thu âm của gia chủ, như một bản hòa tấu vui tươi rộn ràng trong buổi chiều thu.

             Nhà văn Chinh Nguyên, TS Nguyễn Hồng Dũng, và nhà văn Hồng Thủy

    Xen vào giữa bữa ăn là mục ký sách, tặng sách, trao quà cho nhau. Chị Hồng Thủy là người nhận quà nhiều nhất, vì ai cũng muốn tặng người chị xa chút quà lưu niệm

    Thức ăn thật ngon, hình chụp thật đẹp, tình cảm thật đậm đà, ánh mắt nhìn thật ấm áp, chứa đầy yêu thương. Chiều tối mọi người chia tay ra về còn được togo rất nhiều món ngon, vì chị Thanh phu nhân hiền dịu của anh cố Vấn Chinh Nguyên ép uổng bắt thực khách phải chia sẻ bớt thức ăn đem về.

    Chưa xa mà đã nhớ. Tiễn chị Hồng Thuỷ ra xe, tôi hẹn gặp lại chị với cõi lòng đầy vương vấn.  Cảm xúc buổi hội ngộ cùng chị tại San Jose đến bây giờ vẫn còn đong đầy man mác trong tôi.  Chị Hồng Thủy và nhóm chị em San Jose chúng tôi còn có những tình cảm vô cùng thú vị và thân thiết không-thể-nói-hết-bằng-lời.  Đó là hai nhóm sinh hoạt toàn là “phe kẹp tóc”: Hội Cô Gái Việt do Hội Trưởng Phương Thúy điều hành, và Hội Minh Châu Trời Đông do Hội Trưởng Ngọc Hà và Đỗ Dung quản lý.  Chúng tôi cũng sinh hoạt đều đặn, văn thơ thi phú chia sẻ đủ bốn mùa tám tiết.

    Tóm lại, lần này Văn Thơ và Văn Bút gặp nhau tại San Jose trong tình nghĩa thật đậm đà trân quý đã đem lại cho mọi người niềm hạnh phúc vô biên.  

    VĂN THƠ và VĂN BÚT

    Dù hai hội văn thơ với tên gọi khác nhau, lần họp mặt này mọi người đã nhận ra, Văn Bút hay Văn Thơ trên bốn biển cũng đều là một nhà trong lãnh vực văn chương, có chung một mục đích bảo tồn Văn hóa và Quốc ngữ của dân tộc Viêt Nam, một dân tộc có lịch sử trên bốn nghìn năm văn hiến.

    Văn Thơ bốn bể chung nhà

    Văn Thơ – Văn Bút đều là… văn chương 

    Xin kèm theo đây YouTube của phóng viên VTLV Mạc Phương Đình, ghi lại một số hình ảnh và những lời tâm tình của nhà văn Hồng Thủy và các đại diên VTLV trong buổi tiệc chào đón:

    Và dưới đây là YouTube của nhà thơ Lê Tuấn – VTLV:

    Miền Bắc Cali – Sep25, 3023

         Phương Hoa

    THƠ MINH THÚY THÀNH NỘI

    Văn Thơ Lạc Việt Chào Mừng Chị Hồng Thuỷ

    Chị đã đến khi mùa thu thức dậy
    Bắc Cali nhộn nhịp nét hân hoan
    “Lạc Việt Văn Thơ “tiếp đón chu toàn
    Thành viên hội lần đầu tiên gặp mặt

    *

    Là chủ tịch “Văn Bút Vùng Đông Bắc “
    Biển văn chương sinh hoạt lớp hàng đầu
    Ý tưởng tràn diễn đạt nghĩa thâm sâu
    Chị Hồng Thuỷ mời vào không ngần ngại

    *

    Tình nghĩa đẹp Chinh Nguyên và Lê Hải
    Họp mặt cùng “Cô Gái Việt “ thân yêu
    “Minh Châu Trời Đông” nữa quý hóa nhiều 
    Lưu hình ảnh, tiệc tùng ôi mộng thỏa

    *

    Hòa vạt nắng hồn thu vừa buông xõa
    Giữa khung chiều gió thoảng lá vàng rơi
    Ôi giấc mơ dệt thắm bóng mây trời
    Cho tôi giữ vào ngăn vùng kỷ niệm
     Minh Thúy Thành Nội
        Tháng 9/24/2023

    THƠ NHƯ THU

    ĐÓN MỪNG CHỊ YÊU!

    Hai tư, tháng chín ngày vui!
    Đón chào Hồng Thủy chị tui đó mà!
    Mọi người đã đến từ xa 
    Đâu màng khoảng cách thật là quý ghê!
    Thức ăn một dãy ê hề
    Miến xào, xôi cẩm người mê quá trời!
    Chả giò hấp dẫn nào lơi
    Ít trần xanh, trắng xin mời nhón tay
    Phồng tôm giòn rụm đã bày 
    Tôm rim, cháo cá gừng cay ấm lòng 
    Rau câu, bánh ngọt chờ trông
    Quít, nho tráng miệng thầm mong đoái hoài!
    Tưng bừng chuyện vãn hăng say 
    Vàng, xanh, tím, đỏ…áo dài xôn xao!
    Chị em cất tiếng ngọt ngào 
    Phó nhòm chụp mãi làm sao khước từ
    Phone trao bấm lẹ đã nư
    Món ngon vẫn đợi nhưng chừ bụng căng!

    Bạn yêu lại quá ân cần 

    Bê tô cháo nóng tình thân dặn dò 

    Bỏ thêm chút đỉnh hành ngò 

    Mùi thơm ngào ngạt, quý O vô cùng!

    Cảm ơn Anh Chị nói chung 

    Trời Đông, Lạc Việt khắp vùng vang danh

    Hiên chiều nắng ngã thật nhanh 

    Ra về bịn rịn chẳng đành bước chân…

    Như Thu 

    09/25/2023

    VTLV – XƯỚNG NGÔN VIÊN ĐÀI TRUYỀN HÌNH VNA-TV, TS Nguyễn Hồng Dũng Phỏng Vấn nhà văn Hồng Thủy, Chủ Tịch VBVNHN VĐ HOA KỲ. (PHẦN 1)
    VTLV – XƯỚNG NGÔN VIÊN ĐÀI TRUYỀN HÌNH VNA-TV, TS Nguyễn Hồng Dũng Phỏng Vấn nhà văn Hồng Thủy, Chủ Tịch VBVNHN VĐ HOA KỲ. (PHẦN 2)

    Hình ảnh buổi tiền họp mặt đón nhà văn Hồng Thủy

  • Trần Công/Lão Mã Sơn

            THƠ THU GIEO NỖI NHỚ – TRẦN CÔNG/ LÃO MÃ SƠN

    THU GIEO NỖI NHỚ

    Hăm Ba tháng Chín ngày đầu Thu

    Ngoài song gió lạnh thổi vi vu

    Nhìn chiếc lá vàng bay theo gió

    Chợt nghe lòng mênh mông nỗi nhớ.

    *

    Nhớ bạn bè xưa còn ở Sài Gòn

    Không biết nay ai mất ai còn.

    Nhớ cố nhân thăm tôi lần cuối

    Lệ lưng tròng trong buỗi chia tay.

    *

    Nhớ SàiGòn, một góc của quê hương

    Giờ nầy SàiGòn đang mưa hay nắng ?

    Bến Bạch Đằng  những chiều tắt nắng

    Người SàiGòn còn hóng gió như xưa?

    *

    Bao nhiêu nỗi nhớ bấy nhiêu buồn

    Buồn phận mình sống kiếp tha phương

    Mỗi độ Thu về trên đất khách

    Bâng khuâng buồn, thương nhớ cố hương.

       Hoa Đô, ngày 23-9-2023                          

      Trần Công/Lão Mã Sơn