-
(thơ song ngữ) CUỘC KIẾM TÌM của THANH-THANH
-
(tưởng niệm 9/11) LỬA CHÁY NIỀM ĐAU
-
Thơ Song Ngữ Anh Việt – MÓN QUÀ VU LAN – MY VU LAN PRESENT – Mạc Phương Đình & Thanh Thanh
-
Thơ Song Ngữ – Anh Về Đây
-
Linh Hồn Giao Hưởng – Tiếng Còi Xe Lửa
-
“THUYỀN VIỄN XỨ” VÀ “BÀI THƠ CUỐI CÙNG” – Lộc Lê cùng với Hung Duy Pham và Nhuận Lê.
“THUYỀN VIỄN XỨ” VÀ “BÀI THƠ CUỐI CÙNG”
Loc Le cùng với Hung Duy Pham và Nhuan Le.
Friday January 27-2023/ Saigon Quận 2.
Thăm Cô Huyền Chi (Khánh Ngọc) tác giả bài thơ “Thuyền Viễn Xứ” mà Bố Phạm Duy đã phổ thành nhạc.
Năm mới cầu chúc Cô có nhiều sức khỏe và sự bình an.
Cô bị đột quỵ đã 4 năm. Hơn 3 năm trước mình đã tới thăm cô. Lần này Cô đang ngủ nên mình nói người nhà đừng đánh thức Cô.
Tìm bài viết của mình về Cô Huyền Chi và Ba mình Thanh Thanh-Lê Xuân Nhuận, đăng trên tạp chí Thời Đại Saigon năm 2017 thì không còn thấy nữa, nhưng mà mình có chụp hình lưu giữ, nay xin đăng lại để làm kỷ niệm.
THUYỀN VIỄN XỨ VÀ BÀI THƠ CUỐI CÙNG
Bài viết của Lê Xuân Lộc (2017)
Xa rời Việt Nam hơn hai mươi lăm năm, Ba của tôi chưa hề một lần trở lại quê hương. Nỗi sầu xa xứ ngày càng chồng chất lên thêm trên tuổi đời của ông… Tôi nhìn thấy nỗi buồn nặng trĩu đó mỗi khi ông đứng lặng trước tấm bản đồ Việt Nam. Ông có một quê cha ở Hưng Yên ― Hà Nội chưa một lần đặt chân đến, một quê mẹ ở An Cựu ― Huế của thời niên thiếu và tuổi thành niên… Ông đã sống trên một cao nguyên trung phần với Quảng Đức , Ban Mê Thuột, Pleiku… rồi một Nha Trang thành phố biển xinh đẹp và một Đà Nẵng phồn hoa hưng thịnh…
Hai phần ba cuộc đời của ông đã trải qua ở miền Nam Việt Nam với biết bao sóng gió cùng “khóc cười theo vận nước nổi trôi”. Ông cũng như hàng triệu những người Việt Nam xa xứ khác, thân xác ở quê người mà tâm hồn vẫn hoài vọng đến quê nhà ngày xưa…
Tôi để ý thấy Ba của tôi thích nghe những bản nhạc thương nhớ quê hương, mà trong đó tất nhiên là có bài Thuyền Viễn Xứ của nhạc sĩ Phạm Duy với những lời hát thiết tha:
… “Chiều nay gửi tới quê xưa
Biết là bao thương nhớ cho vừa
Trời cao chìm rơi xuống đời
Biết là bao sầu trên xứ người”…
Tôi biết là Ba của tôi thường nghe bản nhạc này. Thế nhưng, tôi lại không hề hay biết rằng đã có một tình bạn tri kỷ giữa tác giả bài thơ Thuyền Viễn Xứ ― cô Huyền Chi ― và Ba của tôi ― thi sĩ Thanh Thanh.
Cho đến một ngày vào cuối tháng 6 năm 2008, lúc đó Me của tôi đã mất hơn một năm và tôi cũng chính thức là con dâu của nhạc sĩ Phạm Duy, Ba của tôi mới kể lại “chuyện ngày xưa” cho vợ chồng chúng tôi nghe:
Khoảng năm 1949 tại thành phố Huế thi sĩ Thanh Thanh chủ trương thành lập Thi Văn Đoàn và Nhà Xuất Bản “Xây Dựng”, ấn hành nhiều thi tập và đặc san cho nhiều tác giả Bắc Trung Nam. Danh sách các tác giả và các tác phẩm do Xây Dựng xuất bản từ 1949 đến 1964 gồm có:
(xin xem hình)
Trong số các nhà thơ nữ cộng tác với nhà xuất bản Xây Dựng như Chí Lan (nhà văn Minh Quân), Bích Nga, Tường Vi… còn có nữ thi sĩ Huyền Chi.
Thời gian từ 1951 đến 1953 Thanh Thanh ở Huế và Huyền Chi ở Sài Gòn thường xuyên trao đổi thư từ và thơ văn với nhau rất tâm đầu ý hiệp. Qua thư và thơ, hai người bạn trẻ ở lứa tuổi đôi mươi đó đã thầm xem nhau là bạn tri kỷ.
Năm 1952 Huyền Chi in tập thơ Cởi Mở ở Sài Gòn (trong đó có bài Thuyền Viễn Xứ mà nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành nhạc). Khuôn khổ tập thơ lớn bằng tờ giấy đánh máy, ghi rõ là do Xây Dựng xuất bản. Điểm đặc biệt là Huyền Chi đã dùng con dấu mang tên thật Lê Xuân Nhuận của Thanh Thanh làm biểu tượng cho nhà xuất bản:
(Chữ Nhuận viết bằng chữ Hán gồm có 3 bộ. Phân tích thì thấy là tam+môn+ngọc: tam là bộ thủy (3 chấm) bên trái, rồi đến chữ môn, rồi giữa và dưới chữ môn là chữ ngọc.)
Sau khi “Cởi Mở” ra đời, một số nhà thơ nam giới như Tô Kiều Ngân (tiếng sáo Tao Đàn), Thanh Nam (sau này là phu quân của nhà văn Tuý Hồng) đã viết một số bài trên tuần báo Thẩm Mỹ “nói xấu” Huyền Chi. Nội dung đại ý là con gái gì mà lại… cứ “cởi” với “mở”!!! Thanh Nam là người có ý kiến nhiều nhất. Thanh Thanh phải viết bài trả lời đăng báo để bênh vực Huyền Chi.
Ngoài ra Thanh Thanh và Huyền Chi còn cùng nhau bút chiến với một nhà thơ trẻ tuổi khác vì tác phẩm của anh ta viết trùng nguyên tác với một nhà thơ tên tuổi lúc đó…
Năm 1953 chiến tranh Việt Nam chống Pháp đi vào vào giai đoạn quyết liệt. Thanh Thanh ở Huế và Huyền Chi ở Sài Gòn vẫn chưa một lần gặp mặt nhau. Một ngày nọ Thanh Thanh nhận được thư Huyền Chi báo tin là giáo sư Trần Phụng Tường ngỏ ý cầu hôn nàng.
Thanh Thanh ngậm ngùi viết “Bài Thơ Cuối Cùng” gởi cho Huyền Chi. Nàng cũng làm một “Bài Thơ Cuối Cùng” đề ngày 10-6-1953 gởi lại cho Thanh Thanh:
…
Đọc mãi vần thơ tự xứ Trung
Những vần thơ giá buốt như đông
Chao ôi sâu kín là rung động
Im lặng trong hồn, ai biết không?
….
Thanh ạ, lòng tôi là thế đấy
Tình tôi nhỏ quá, biết làm sao
Người xa hun hút, xa xôi quá
Muốn nối đường tim, chẳng chịu vào
…..
Chỉ mộng mà thôi, mộng đấy thôi
Hai ta xa cách, có trăm lời
Cũng không nối đuợc hai phương ấy
Cột được linh hồn cho cả đôi
…..
Muốn đốt làm gì trang giấy bé
Những phong thư lạnh gởi ngày xưa
Không! tôi muốn giữ trong tâm tưởng
Một bóng vời xa, nếu đã mờ…
Huyền Chi lập gia đình năm 1954. Thanh Thanh lập gia đình năm 1955. Họ đã hoàn toàn không liên lạc với nhau nữa.
Ba của tôi cho biết Huyền Chi không phải chỉ có một tập thơ “Cởi Mở”. Cô còn có thêm một tác phẩm khác tên là “Thơ Sang Mùa” mà Cô đã nhờ Thanh Thanh (tức nhà xuất bản Xây Dựng) loan báo trước sẽ phát hành (xin xem hình).
Năm 2010 Ba của tôi có hỏi Bố Phạm Duy về tin tức của Huyền Chi, nhưng Bố trả lời (nguyên văn): “tiếc rằng lúc này tôi không còn giữ địa chỉ của nhà thơ”.
Năm 2016 nhà giáo Lương Duy Cán (Hà Nhật) có email cho Ba, nhắc lại chuyện xưa, thời gian Ba của tôi viết bài bênh vực Huyền Chi, có Cán ngồi bên cạnh (xin xem hình).
Năm nay (2017) tôi viết bài này để kể lại một đoạn đời tuổi trẻ hoạt động văn chương của Ba tôi. Những người bạn văn-thơ-nhạc-họa cùng một thời với Ba nay đã dần dần khuất bóng…
Về tình bạn tri kỷ của Ba với Huyền Chi, tôi cũng đã từng đặt câu hỏi “Ba có muốn liên lạc lại với Cô?” Ba của tôi ngập ngừng im lặng… Tôi suy nghĩ: Ừ nhỉ, Cô có muốn liên lạc lại với Ba? Nếu Cô muốn thì việc đó quá dễ dàng. Chỉ cần tìm trên mạng internet tên Thanh-Thanh Lê Xuân Nhuận là có hết thông tin về Ba. Nhưng Cô đã không làm, có thể là vì Cô không muốn.
Tôi đã đọc một vài bài viết về Huyền Chi. Sau khi lập gia đình Cô đã hầu như không hoạt động thơ văn nữa. Năm 2005 khi Bố Phạm Duy về lại VN có nhắn tin tìm mà Cô không trả lời. Tập thơ Cởi Mở cũng đã thất lạc, Cô không còn giữ…
Tôi hỏi Bài Thơ Cuối Cùng của Ba gởi Cô Huyền Chi ra sao thì Ba bảo thất lạc rồi, không nhớ. Nhưng Bài Thơ Cuối Cùng của Huyền Chi lại đuợc Ba của tôi giữ gìn nguyên vẹn dù đã trải qua bao nhiêu năm biến loạn trong cuộc đời. Gần 65 năm trôi qua rồi! Nếu tôi không trở thành con dâu của nhạc sĩ Phạm Duy thì có lẽ Ba của tôi cũng không kể cho tôi nghe câu chuyện này.
Bài thơ dài tới 16 đoạn, tôi mạn phép ghi lại ở đây chỉ 4 đoạn mà thôi.
Cô Huyền Chi ơi, Cô có còn nhớ đến một “Bài Thơ Cuối Cùng”?
October 31-2017
Lê Xuân Lộc
-
(thơ song ngữ) NGÀY MẸ HIỀN của NGUYỄN PHÚ LONG & THANH-THANH
-
(thơ song ngữ) CHÍNH NGHĨA
-
TỰ-BẠCH
Đây là những vần thơ tha-thiết nhất
Tôi đã làm trong đáy ngục trần-gian.
Mẹ Việt-Nam càng khốn-đốn nguy-nan
Càng đau xót lòng con, dân hiếu-tử.Ấy là lúc lương-tâm mình tự-xử
Dù cho mình chẳng có tội-tình chi!
(Thà gian-tham, nhũng-nhiễu, bạo-tàn đi!Hay dốt-nát, biếng-lười, ham hưởng-lạc!)
Nhưng, đại-nghiệp đã lâm thời mục-rạc:
Oán trách gì thì cũng đã long-đong!
Tổ-Quốc ơi! Day-dứt lẽ hưng-vong*,
Sầu hận ấy biết ngày nào rửa sạch?“Quốc-Gia hưng vong, thất-phu hữu-trách!”
*
Gửi về đâu, niềm cô-trung thiết-thạch,
Khi biển trời khuất bặt bóng cờ thiêng?
Gác nợ chung, về bám níu tình riêng;
Chính tổ ấm: đường cùng, nhưng lối thoát.Vâng! Giữa cảnh thân tàn, đời dập nát,
May-mắn thay! tôi đạt được thiên-đường:
Một gia-đình với vợ qúy, con thương,
An-ủi, dưỡng nuôi tinh-thần, vật-chất.Nên tôi dệt những vần trìu-mến nhất
Dành cho con, cho vợ, cho người thân,
Để phần nào ghi nhớ mối thâm-ân
Đã nâng đỡ, nếu không thì đã qụy!*
Trong đày-đọa, trong tận cùng thế-lụy,
Giữa đàn cừu dưới móng vuốt sài-lang,
Có những bạn tù khí-phách hiên-ngang
Đã đứng dậy, khinh lờm phường độc giống.Họ đã chết để cho mình được sống,
Được tự-hào mà ngửng mặt, vươn lên.
Thà ở nơi nào, không tuổi, không tên;
Chứ đã biết, làm sao quên họ được?Nên tôi chép một đôi lời tóm lược
Để di-lưu cho họ với gia-đình,
Và để họ dưới mồ đỡ tủi vong-linh
Đã xả thân lót đường cho mình tiến tới!*
Thơ tôi đó: có người xưa, cảnh mới,
Từ trong tù ra đất rộng, trời cao;
Có nghiã mẹ hiền bát-ngát trăng sao;
Có tình chị qúy bao-la đất nước;
Có anh, có bạn, có em… lỡ bước
Theo đường tà rồi mới thấy sa chân;
Có chàng “đối-lập” ngưỡng-vọng thù-quân
Đợi địch đến mới vỡ lòng, sáng mắt;
Có nàng thiếu-phụ, tay bồng, tay dắt,
Tìm Tự-Do mơ ước vượt trùng-dương;
Có chú tu-hành cũng vướng tai-ương
Phải nhập-thế để giành quyền sống đạo;
Và, chế-độ, với ngu đần, ngược-bạo;
Và, đồng-bào, trong kìm kẹp, lầm-than…*
Ở trong tù, có những lúc bầm gan:
Không chỉ giặc, mà còn do phía “bạn”!
Tôi đã dùng thơ mài gươm, đúc đạn…
(Nhưng, hiện-thời xin tạm gác sang bên)*
Có những bài thơ mà trí lụn vùi quên
Nên tiếc mãi, khôn vãn-hồi chính-xác:
Những ý xuất-thần, những vần tuyệt-tác,
Những con yêu phiêu-lạc của tinh-thần…*
Thơ cũng ào vào mạch máu, luồng gân
Với tin-tức về bà-con hải-ngoại:
Hoàng Cơ Minh, Võ Đại Tôn… thắp sáng lại
Ngọn đuốc soi đường giải-cứu Quê-Hương,
Và có em tôi, Lý Tống thân thương,
Với cuộc vượt ngục lừng danh thế-giới .*
Tôi hãnh-diện là không hề động tới
Hồn Thơ mình khi ở dưới búa, trên đe .
(Sao có người đem Nghệ-Thuật ra khoe
Làm của đút dâng cho loài ghẻ gớm!)*
“Cơn Ác-Mộng” tuy không ra mắt sớm
(Vì thiếu tiền!) song muộn vẫn hơn không.
Nó vẫn là chứng-tích của thuở gai chông
Mà Đất Nước rơi vào trong bất-hạnh.*
Xin cầu nguyện cho trời quang, mây tạnh,
Chôn chuyện buồn theo Thế-Kỷ Hai Mươi …THANH-THANH
(trong “Cơn Ác-Mộng”)
-
(thơ song ngữ) SAIGON GIỮA LÒNG PARIS
-
THƠ SONG NGỮ: TĨNH MẶC – QUIET ACQUIESCENCETHƠ – THANH THANH
TĨNH MẶC
Sông dài – có khúc
Chảy đi bốn bề
Lòng người – có lúc
Giãi bày lê thê
*
Nghêu ngao cho hết
Chặng đường dài xa
Dấu chân giống hệt
Vấp hoài không qua
*
Đời như khúc cây
Ký thân làm mọt
Đời như đường rây
Toa tàu theo trót
*
Niềm vui lướt trượt
Nỗi buồn bán lâu
Nhọc nhằn thân bước
Đích về – Là đâu?
LÊ MAI
QUIET ACQUIESCENCE
A long river – has some section
To flow scattered about.
A human heart – has its reflection
To elaborate details all-out.
*
Crooning aimlessly to end
The long journey persuadable,
The footprints seem to blend:
I always stumbled – unevadable.
*
Life is either like the chumps
Designed for the woodworms,
Or of the railroad rails, pumps
That guide coaches in long terms.
*
Any joy would easily glide away.
Grief to dispel takes no cessation.
Just to relocate is a hard way
Where’s then the destination?
Translation by THANH-THANH
-
(thơ song ngữ) TIẾNG SÉT ÁI TÌNH của HOA ĐỘ & THANH-THANH
-
(thơ song ngữ) ĐỜI CHAN HÒA NHỮNG TIN YÊU của LÊ MAI & THANH-THANH
-
THƠ SONG NGỮ ANH VIỆT Cho Năm MÈO- THANH THANH & HUY PHƯƠNG
-
(thơ song ngữ) TUỔI GIÀ CỦA TÔI của THANH-THANH
-
(thơ song ngữ) TRONG NGÔI GIÁO ĐƯỜNG của VĂN BIA & THANH-THANH
-
(thơ song ngữ) NHỮNG TẤM LÒNG NHÂN ÁI – LẠC NẺO PHỒN HOA
-
(thơ song ngữ) HỒN THƠ THEO GIÓ của ĐỖ BÌNH & THANH-THANH
-
Thơ Song Ngữ: ĐẾN YOSEMITE NGHĨ VỀ VIỆT-NAM – DUY NĂNG + THANH THANH
ĐẾN YOSEMITE NGHĨ VỀ VIỆT-NAM
Tôi đến thăm Yosemite
Vừa từ một đất nước ra đi
Nhìn sông nhìn núi nhìn muôn vẻ
Thơ thẩn trong lòng những nghĩ suy
*
Ôi núi sông này ở một phương
Bên bờ xa thẳm Thái Bình Dương
Có chi khác lạ trong trời đất?
Sao thấy hồn đau nỗi xót thương
*
Bao nhiêu hùng vĩ núi sông này
Có khác gì không, đó với đây
Tôi đến thăm nhìn sao bỗng thấy
Niềm vui xen lẫn nỗi chua cay
*
Non nước tôi trời đất đã cho
Bốn thiên niên kỷ đắp vun bờ
Cớ sao non nước thành xơ xác?
Người một phương mà dạ ngẩn ngơ
*
Người đến đây, Yosemite
Từ khắp bao phương lạ đổ về
Cây cỏ chim muông đời rộng mở
Không nhìn sau trước, không e dè
*
Nói với nhau những gì muốn nói
Trên đường đi không ngại bót đồn
Con sóc nhỏ qua đường chậm lại
Người dừng chân đợi sóc thong dong
*
Ban đêm giấc ngủ đến yên lành
Rất đẹp em và rất đẹp anh
Cuộc sống thênh thang đời mộng tưởng
Lớn dần hương sắc chuyện năm canh
*
Nhởn nhơ ai cũng đầy mơ ước
Hiện rõ trên từng khuôn mặt riêng
Tiếng nói nụ cười không chải chuốt
Không vương vầng trán nét ưu phiền
*
Tôi đến đây dù mới thoáng qua
Lòng bâng khuâng với nỗi quê nhà
Núi sông đâu khác trời cao rộng
Chợt nghĩ mà dâng những xót xa
*
Có khác gì sao cõi lạ này
Cuộc đời mãi mãi rộng dang tay
Còn phương Bách Việt đời thăm thẳm
Tăm tối trùm lên ngày nối ngày
*
Tôi về đây, Yosemite
Mà nhớ mà thương đến những gì
Cuộc mới, nhìn lui về… cố xứ
Thấy ngày mai khác buổi ra đi …
DUY NĂNG
TO YOSEMITE THINKING BACK TO VIETNAM
To visit picturesque Yosemite, here I came
Just by becoming an exile being affected;
I looked at this scenery of universal fame
Upon which from my heart I sadly reflected.
*
Oh, this land in this corner of plain mirth
Over this far-away Pacific Ocean shore!
Any unusual things in the entrails of the earth
That send my sobbing soul sinking in sore?
*
How great mountains and rivers: this version!
But, why is it to differ from this glitter
So that suddenly I felt on a mere excursion
A confusing mixture of blithe and bitter?
*
My native home Nature had favored its flag
Nearly five thousand years to fly in its domain.
Alas! Who began to render it a tattered rag?
Its subjects scattered, sulking, suffering pain!
*
People have flocked to Yosemite here,
Each a contentment receiver and a peace giver.
Plants and trees, birds and beasts: clear sphere;
No cause to worry, fear, hesitate, shiver.
*
You may express to one another each view:
No police cordons on your way, the heavy load.
Everybody would stop and wait as due
For the tiny squirrel carefree to cross the road.
*
Night after night your sleep comes securely,
All right for you, honey, and for me too.
Life is wide and smooth like dreams to surely
Increase sounds and colors all the time through.
*
One nurtures of happiness a good sense
Obviously on his or her own face to tomorrow.
His talk and her smile need not be a pretense;
Your foreheads are not furrowed by sorrow.
*
Although for a brief moment here I came,
I did bear a grief for my old nation’s sake.
Such high sky and deep waters are the same,
But just pondering over it makes my heart ache.
*
No difference, yet why in this strange world
Life has incessantly offered its open arms
While my left-behind Vietnam is swirled
Down into misery by the evil that only harms.
*
Well, Yosemite! I have already come here,
This beautiful site, from such a dark chapter.
I think back to my former country dear
And crave for a near future filled with rapture.
Translation byTHANH-THANH
-
Chùm thơ THANH THANH
-
THƠ SONG NGỮ – NGÔ BÍCH LAN & TRONG GIÓ SỚM – Hồ Trường An – THANH THANH Chuyển Dịch
-
THƠ SONG NGỮ: “NGƠ NGÁC CÕI NGƯỜI” – LUÂN HOÁN & THANH-THANH.
Nguồn internet NGƠ NGÁC CÕI NGƯỜI
đời lưu lạc mỗi ngày là một tuổi
dài vô cùng nhưng không đủ xót xa
ta hổ thẹn muốn giấu người tất cả
giấu được người, nhưng đâu giấu được ta
thư viết cho người mấy lần không gởi
ta đốt để nhìn làn khói trắng bay
từng chữ của ta hóa thân trong lửa
ta cũng cháy vèo sao vẫn chưa hay*
ta biết người chờ từng giây từng phút
bó gối quê nhà nhẫn nhục chờ trông
ta thẹn làm người tự do viễn xứ
ngó lại đời mình trùng điệp số không
đã hẹn với người sao ta chợt khócsống phải làm người xứng đáng đương nhiên
tội nghiệp thân ta trót già trước tuổi
ngơ ngác cõi người hiu hắt đuốc thiêngxin gửi về người niềm tin chưa chết
cùng giòng thơ và chút nhớ thươngthơ hơi mặn vì hình như có máu
có lá cờ vàng đắp mặt quê hương.
LUÂN HOÁNBEWILDERED ABROAD
To an exile, each day seems one more year to drain;
Quite long, but not enough comparing with my pain.
And my shame, I want to hide it from everybody;
I can hide it from others, but from myself: in vain.
The letters many times were written but not sent;
I burnt them to stare at where the white smoke bent.
Each word of mine became in the fire incarnate:
I was burnt too, but not aware of what that meant.*
I am aware that you’ve been waiting each second,
At home, inactive, patiently expecting some beckon.
Feeling ashamed of being a free man abroad,
I look at my life and find a repeated zero to reckon.
I made you the promise, but why I suddenly cry?
To be a worthy being is to live up to one’s good ply.How pitiful is my condition, aged ahead of age,
Bewildered to watch the sacred torchlight stultify.Let me convey to you my undying faith as our base,
Together with nostalgia and my rhymes to embrace:My verse tastes salted for there appears to be blood
And the yellow flag to cover our motherland’s face.
Translation by THANH-THANH