Tin Văn Thơ Lạc Việt

Việt Hải : Sài Gòn Có Em – Sáng Tác Nhạc Sĩ Phạm Mạnh Đạt

 

Quí vị muốn nghe tiếng đàn Hạ Uy Cầm của NS Phạm Mạnh Dạt xin vào link :

 
 


 

 

 Tiếng đàn có sức quyến rũ lạ thường, dù khi bản nhạc chấm dứt, người nghe cảm thấy dư âm còn đâu đó, đang đọng thành từng giọt thấm vào nỗi rung cảm trong tâm hồn. Các lớp nhạc Hạ uy cầm mở khắp nơi. Khắp nơi vang tiếng đàn Hạ uy cầm. Thế rồi, bẵng đi hai thập niên qua, Hạ uy cầm lặng vắng, khiến không ít người tri âm một vẻ đẹp dịu dàng, tha thiết và âu yếm của tiếng đàn vẫn tiếc nhớ khôn nguôi. Hiện tại, nghệ sĩ chơi Hạ uy cầm ở VN cũng rất hiếm hoi…Trên đây là tôi có sưu tầm một ít về cây đàn “thần diệu” mà âm thanh của nó phát ra làm mê hoặc lòng người. Khoảng 20 năm về trước tôi được nghe tiếng đàn này qua một cuốn băng cassette, giờ thì chỉ còn nhớ được mấy bài như Suối mơ, Nổi lòng người đi, và nhất là bài Nắng chiều (nghe hay không chịu được).

Nếu ai thích tiếng đàn Hạ uy cầm tôi xin giới thiệu một CD có độc tấu và đệm của Guitar Hawaii: 

Một thuở yêu đàn

Tôi được biết nhạc sĩ Phạm Mạnh Đạt cùng quý anh chị Chinh Nguyên và Mỹ Thanh từ San Jose sẽ xuống OC để tham dự buổi tiệc kỷ niệm 2 năm của CLBTNS được thành lập.

http://www.megaupload.com/?d=DVJQ1HH3

http://www.megaupload.com/?d=DVJQ1HH3

Đôi điều về người nhạc sĩ PHẠM MẠNH ĐẠT

 

 

Nhạc sĩ Phạm Mạnh Đạt nguyên quán tại tỉnh Hải-Dương miền bắc Việt Nam. Học nhạc lý trong chương trình Trung Học Phổ Thông ở hậu phương trong thời kỳ chống pháp, cùng thời gian đó ông cũng được học với nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát.

Chơi đàn Banjo Alto lúc 12 tuổi, khi ở Hà Nội ông học Vĩ Cầm (Violin) tại Âm Nhạc Đại Học Xá, những năm này vì say mê nên đã chuyển sang Hạ Uy Cầm ( guitar Hawiien), ngoài ra ông còn biết chơi một vài nhạc cụ khác như Tây Ban Cầm(Reg Guitar), Đại Hồ Cầm (Contrebass), nhưng sở trường chính vẫn là Hạ Uy Cầm. Mới đây ông đã cho xuất bản tập nhạc Tuyển Tập Tình Ca Phạm Mạnh Đạt

bản ” Hẹn Ngày Mai” do ca sĩ Lệ Thu hát là nhạc phẩm đầu tay được viết vào năm 1956.

Tại Hải Ngoại ông đã thực hiện tất cả mười hai tác phẩm âm nhạc gồm CD, DVD và VIDEO, trong đó có một số là hoà tấu Hạ Uy Cầm và những tác phẩm có lời ca phần lớn do ông sáng tác.

Phạm Mạnh Đạt và tiếng đàn Hạ Uy Cầm một thời vang bóng.

 

Phạm Mạnh Đạt

 đàn Hạ Uy Cầm

Những ai đã từng đi nghỉ mát tại Hạ Uy Di, đã từng nghe tiếng sóng biển Thái Bình rạt rào vỗ  bờ, đã từng ngắm nhìn hàng dừa ngả nghiêng soi bóng bên bờ nước xanh chắc không thể nào quên những điệu vũ Hawaii lả lơi mềm mại được trình diễn bởi những nhan sắc Á Đông mặn môi miền biển.

Những điệu vũ Hawaii ấy thật đẹp, thật uyển chuyển và đắm say. Nhưng không thể đẹp, không thể đắm say toàn vẹn, nếu không có sự dẫn đưa của tiếng đàn Hạ Uy Cầm lả lơi réo rắt. Đó là tiếng đàn có sức quyến rũ lạ thường, cho nên dù khi nhạc bản chấm dứt, người nghe hầu như cảm thấy dư âm còn đâu đó, đang đọng thành từng giọt lãng mạn để vỗ nhẹ vào nỗi rung cảm trong tâm hồn.

Hạ Uy Cầm là tiếng đàn đã một thời vang bóng ở Quê hương Việt Nam chúng ta vào những thập niên 50, 60 và 70. Thuở ấy tiếng đàn là những đợt sóng xôn xao trong giới âm nhạc và giới thưởng ngoạn vì cái vẻ đài các lẫn lả lơi lãng mạn của nó. Đâu đâu hình như cũng có lớp nhạc Hạ Uy Cầm, đâu đâu hình như cũng có tiếng nhạc Hạ Uy Cầm. Nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ đã tiên phong và nổi danh một thời với tiếng đàn Hạ Uy Cầm, rồi đến các nhạc sĩ khác như ưng Lang và Phạm Mạnh Đạt… đã tiếp nối tiếng đàn thanh thoát mê hoặc đó.

Nhưng bẵng đi từ khoảng hơn hai thập niên, tiếng đàn Hạ Uy Cầm đột nhiên vắng tiếng. Phải chăng Nàng Hạ Uy Cầm đã sớm tường mình là  một nàng cung nữ tàn xuân để mà bâng khuâng dấu kín dung nhan? Những ai tri âm, những ai vẫn si mến một vẻ đẹp dịu dàng, tha thiết và âu yếm của tiếng đàn Hạ Uy Cầm phải chăng chỉ còn một mình Phạm Mạnh Đạt, người nhạc sĩ vẫn còn còn tấm tình thuỷ chung cho tời bây giờ?

Quá khứ hình như bao giờ cũng đẹp, nhất là về phương diện nghệ thuật. Nói về nhạc phẩm, có ai bao giờ muồn những bài tình ca bất hủ như Con Thuyền Không Bến của Đặng Thế Phong. Dư âm của Nguyễn Văn Lý, Nỗi lòng của Nguyễn Văn Khánh. Biệt Ly của Doãn Mẫn hay Thiên Thai của Văn Cao ..v..v.. trở thành tro tàn đâu?

Như thế thì một tiếng đàn hay, như tiếng đàn Hạ Uy Cầm, thì cũng đừng nên để nó tàn lụi và thất truyền. Và may mắn thay chúng ta vẫn còn nhạc sĩ Phạm Mạnh Đạt, người tình nhân đôn hậu của nàng Hạ Uy Cầm, vẫn còn hiện tại gẩy khúc Hạ Uy Di và dạy đàn Hạ Uy Cầm với nỗi hăng say và luyến lưu chẳng thể phai nhoà.

Xin hãy nghe lại tiếng đàn Hạ Uy Cầm để tìm lại dòng âm thanh chơi vơi nổi trôi trong vùng trời xao xuyến. Xin hãy thưởng thức tiếng đàn lả lơi dịu ngọt ấy trong cuốn CD ” Những bản tình ca Việt, Mỹ, Hawaii” và những cuốn CD hoà tấu khác của Trung Tâm Hoa Vàng với ngón đàn Hạ Uy Cầm điêu nghẹ của nhạc sĩ Phạm Mạnh Đạt. Xin hãy đến với Trung Tâm Dạy Nhạc Hạ Uy Cầm của Nhạc sĩ Phạm Mạnh Đạt để tìm học lại những dòng âm thanh mà một thời đã cuốn hút trái tim người thưởng ngoạn…

Nhạc sĩ Phạm Mạnh Đạt là người đã say mê và đã chơi đàn Hạ Uy Cầm từ những thập niên vàng son của nó và đến nay, ông vẫn không lìa xa tiếng đàn ấy. Mối duyên tình nghệ thuật giữa người và đàn vẫn đẹp và sắt son như thuở nào. Có thể nói hiện nay nhạc sĩ Phạm Mạnh Đạt là người nhạc sĩ Việt Nam duy nhất còn  yêu mến và còn chơi đàn Hạ Uy Cầm với tất cả những thiết tha và say đắm của tâm hồn. Độc hành trong sứ mạng nghệ thuật tự mình rằng buộc lấy, tôi không nghĩ rằng nhạc sĩ Phạm Mạnh Đạt cảm thấy cô đơn, bởi vì chung quanh ông, vùng âm thanh xao xuyến ấy vẫn là những sợi tơ luyến lưu chẳng rời; chung quanh ông, những người ái mộ và những lá thư cảm mến vẫn là niềm an ủi không nguôi.

Xin chúc Nhạc sĩ Phạm Mạnh Đạt thành công trong việc làm sống lại, hay ít nhất là không làm thất truyền một tiếng đàn thật hay đã thuở nao một thời vang bóng.

Xin hãy trong một lúc nào thanh vắng, mở nghe tiếng đàn Hạ Uy Cầm của Phạm Mạnh Đạt, để thấy trong tâm hồn thấm lịm một nỗi mênh mang dịu dàng êm ái, tựa như cơn mưa hạnh phúc đang nhỏ từng giọt tươi mát trên mảnh đất khô cằn của miền nắng hạ.

 

 
DeNhiCLBTNS_2YEAR_NEW_

TÌNH NGƯỜI NGHỆ SĨ
—-GS Nguyễn Thanh Liêm—-

Người nghệ sĩ là người sống cho nghệ thuật, vì nghệ thuật, để tâm hồn hướng đến chân thiện mỹ. Khác hơn nhà khoa học, hay chính trị gia, là những người dùng suy luận, dùng lý trí trong sinh hoạt chuyên môn của họ, người nghệ sĩ phải sống bằng tình cảm, bằng cảm xúc nhiều hơn. Tâm hồn của họ giống như những sợi giây đàn căng thẳng, sẵn sàng buông thành tiếng, khi có ngọn nhẹ gió thoảng qua. Họ dễ buồn thương, họ nhanh chóng chia sẻ niềm đau nỗi buồn của nhân thế. Họ cũng dễ vui theo tiếng cười của tha nhân. Nói chung họ luôn đi trước người đời trên lãnh vực cảm xúc. Tình thương của họ rộng rãi, bao la. Họ đi đến đâu là mang tình thương đến đó, cho loài người. Họ không làm công việc từ thiện, bác ái, như nhà tôn giáo. Họ mang tình thương đến cho mọi người bằng nghệ thuật, bằng lời ca, tiếng hát, bằng nét vẽ, bằng hình ảnh, bằng thơ văn, bằng âm nhạc.

Nghệ thuật tuy có nhiều ngành, nào văn chương, nào âm nhạc, nào hội hoạ, nhưng cốt lõi vẫn là tâm hồn đa cảm, giàu tưởng tượng của con người. Các ngành nghệ thuật thường tương quan chặt chẽ với nhau. Người nghệ sĩ có thể vừa là một nhà thơ, vừa là một hoạ sĩ nổi tiếng. Trường hợp của Vương Duy chẳng hạn. Nhà Nho thường cho: “Quan Vương Duy chi thi, thi trung hữu họa; Quan Vương Duy chi hoạ, hoạ trung hữu thi” (Xem bài thơ của Vương Duy, thấy có một bức tranh trong đó; Xem một bức hoạ của Vương Duy thấy có một bài thơ bên trong). Nhiều nhà thơ cũng là nhạc sĩ hay hoạ sĩ, cũng như nhiều nhạc sĩ, hoạ sĩ cũng là nhà thơ. Cao Minh Hưng vừa là nhà văn, và cũng là một nhạc sĩ có tiếng. Lấy ý thơ của thi sĩ, phổ thành bản nhạc, Anh Bằng là người rất thành công trong loại này. Ngoài ra ai cũng biết là các cảm giác của con người cũng có phần tương quan mật thiết với nhau. Nghe một khúc nhạc dịu dàng, uống một chút rượu ngọt ngào, nhìn một bức tranh đẹp đẽ, tất cả đều đưa đến cảm giác nhẹ nhàng, êm ả, quyến rũ Mắt nhìn, tai nghe, lưỡi nếm như mật thiết liên quan nhau. Như một nhà thơ thời tiền chiến đã nói: “Này lắng nghe em khúc nhạc thơm, Say người như rượu tối tân hôn.” Người ta có thể nghe được mùi thơm của khúc nhạc.
Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ qui tụ các nghệ sĩ của các ngành quan trọng quen thuộc: Thi Văn, Âm Nhạc, Hội Hoạ (kể cả Nhiếp Ảnh, Điêu Khắc). Họ hội họp, gặp gỡ nhau thường xuyên, học hỏi, trau dồi tài nghệ, chia sẻ ý kiến, sinh hoạt chung với nhau, trong tinh thần giúp đỡ nhau, trong tình thân mật, yêu thương nhau, như anh em trong một đại gia đình, với đúng nghĩa của chữ Tình Nhệ Sĩ. Hãy nghe bài ca “Tình Nghệ Sĩ Hành Khúc” của họ, do Cao Minh Hưng và Anh Bằng sáng tác, với những lời ca đầy ý nghĩa cao đẹp: “Tình Nghệ Sĩ từ bốn phương trời, Về nơi đây cùng hát vang lời . . . Ca lên, ta vui bên nhau nối vòng tay ấp ủ tình người, Bàn Tay văn hoá ta viết nên tình ca quê hương. Ca lên ta tay trong tay ngước nhìn lên bước theo lời nguyền. Dựng xây văn hoá cho nước Nam tự do nhân quyền.” Họ không xem việc gia nhập câu lạc bộ như là có nơi để cạnh tranh, để khoe khoang, để phân biệt đối xử, kỳ thị, phân hoá. Bởi thế nên,  chỉ mới thành hình (hồi tháng 3, năm 2010) đến giờ chưa hơn hai năm, họ đã có hơn hai  trăm hội viên (với sự phát triển mỗi ngày một thêm rộng rãi), một ban hợp ca hùng hậu, từng đi trình diễn giúp các hội đoàn trong những dịp tổ chức đại hội. Họ có chương trình truyền hình hằng tuần nói đến những sinh hoạt của Câu Lạc Bộ trên đài Global TV 57.8, và một website khá hấp dẫn  www.CauLacBoTinhNgheSi.com. Họ đã phát hành và phổ biến mấy CD nhạc khá ăn khách. Để kỷ niệm hai năm thành lập, Ban Chủ Trương cố gắng thực hiện một Tuyển Tập Văn Học Nghệ Thuật Hải Ngoại với chủ đề Vườn Xuân.

Bia_Truoc_va_Sau_cua_Vuon_Xuan

Đây là Tuyển Tập I với nhiều bài văn thơ của văn nghệ sĩ hội viên ở các nơi gởi về. Hay hay dở tất nhiên còn tuỳ thuộc nhiều ở ý thích và sự phán đoán của mỗi độc giả, nhưng đối với người đóng góp bài vở cũng như đối với tập thể CLBTNS, thì đây là một nỗ lực phụng sự cho nghệ thuật, phụng sự cho chân thiện mỹ, cho quê hương, đất nước, cho đồng loại, và cho dân tộc Việt Nam. Người nghệ sĩ không đóng vai chính trị gia. Họ không làm chính trị khi sáng tác nghệ thuật. Nhưng họ là người Việt Nam, có tinh thần nhân bản, dân tộc, họ mang căn cước của người Việt quốc gia, không cộng sản, nên ít nhiều trong tác phẩm của họ không thể không ít nhiều thể hiện ý thức văn hoá tự do, nhân bản của người Việt quốc gia không cộng sản. Trong văn hoá tự do, nhân bản, nghệ thuật phải có tự do và phải tựa trên căn bản “nghệ thuật vị nghệ thuật” hơn là dùng nghệ thuật phục vụ cho chính trị, hay đảng phái. Lẽ dĩ nhiên là không có sinh hoạt nào của con người mà không ít nhiều liên hệ tới việc phục vụ cho con người. Nhưng ở địa hạt nghệ thuật thì nghệ thuật phải vị nghệ thuật trước nhất, rồi việc phục vụ cho nhân sinh cũng đương nhiên sẽ tới. 
Trong tinh thần đó, tôi xin cầu chúc cho Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ đạt được mục tiêu cao cả của mình qua Tuyển Tập Văn Học Nghệ Thuật Hải Ngoại với chủ đề Vườn Xuân. Và cầu chúc cho Tuyển Tập I này được đón nhận nồng nhiệt ở khắp mọi nơi để cho thấy sự phát triển của Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ đã đáp ứng đúng nhu cầu văn hoá nghệ thuật của đồng hương người Việt.
 
 Nguyễn Thanh Liêm
Cựu Thứ Trưởng Bộ Giáo Dục VNCH
Chủ Tịch hội Lăng Ông – Lê Văn Duyệt Foundation
Cố Vấn Văn Hoá Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ

 

error: Content is protected !!