Tin Văn Thơ Lạc Việt

TS Đông Anh : Nữ Sĩ Trùng Quang qua đời.

 

Xin kính báo quý thi văn hữu và thân hữu tin buồn trong làng văn học Việt Nam hải ngoại.
Tinh ra chưa đầy một năm mà các vị trưởng lão đẵ quy tiên: Thi sĩ Hà Thượng Nhân, Giáo sư Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh nay đến Nữ Sĩ Trùng Quang. Thật là một mất mát lớn cho nền văn học Việt Nam tại hải ngoại.
Kính chúc quý vị An Khang
Đông Anh

 

 

THI LÃO VỀ TRỜI

 

 

 

Kính viếng Thi Lão TRÙNG QUANG

Tạ thế ngày 6-9-2012 tại Thành Phố SAN JOSE,

Tiểu Bang CALIFORNIA, HOA KỲ

 

Thi Lão TRÙNG QUANG đã mất rồi,

Tâm tư sầu thảm ới trời ơi !!!

QUỲNH DAO thuở ấy, NAM vang dội,

PHỤ NỮ ngày nay, BẮC sáng ngời.

Để lại nghìn sau, còn mãi ngẫm,

Lưu truyền muôn trước, vẫn hằng soi.

Anh thư rạng rỡ gương Trung Nghĩa

Lừng lẫy năm Châu đến vạn đời.

SAN JOSE ngày 9-9-2012

 

TRƯỜNG GIANG

 

Bài Họa

Khóc Thi Sĩ Trùng Quang

 

Tầng mây ngũ sắc bỗng tan rồi

Sầu thảm văn chương, chữ nghĩa ơi!

Thi bút QUỲNH DAO làn sóng dội

Đài Thơ PHƯƠNG CHÍNH tiếng ca ngời

Búp bê VĂN HÓA nghìn thu đẹp

Khí phách ANH THƯ vạn kiếp soi

Bắc Đẩu trời cao sao vội tắt

Để cho thương nhớ đến muôn đời

Đông Anh

9/9/12

 

 

Vĩnh Biệt Nữ Sĩ Trùng Quang   

Nữ sĩ Trùng Quang sinh tại Hà Nội năm 1912, đã từng hoạt động với các hội đoàn văn hoá Bắc Trung Nam Việt và cũng là Hội Trưởng Hội Phụ Nữ đầu tiên tại Việt Nam – Phụ Nữ Tương Tế – chuyên lo về công tác xã hội từ 1949 đến 1954. Nữ sĩ nguyên là Hiệu trưởng trường Việt Nữ tại Hà Nội và trường Phương Chính tại Saigon, giảng dạy Việt Ngữ, Sinh Ngữ, Nữ công… Tuy ưa thích văn chương nhưng vẫn chuyên tâm lo về công tác xã hội. Nữ sĩ đã từng sáng tác văn thơ, từng làm ký giả, viết thi thoại kịch. Tất cả các kịch bản đã được trình diễn tại Hà Nội và Sài Gòn. Nữ sĩ cũng đã phụ trách một chương trình trong đài truyền thanh nói về Vấn Đề Phụ Nữ, đồng thời giữ một tiết mục trong chương trình truyền hình chuyên bình diễn về thơ của nữ phái có tên là Đài Thơ Phương Chính. Năm 1956 Nữ sĩ đã sang Nhật Bản, chú trọng quan sát về sự sinh hoạt của phụ nữ Nhật.

Khi về nước mở xưởng làm tiểu công nghệ, đó là xưởng nghề đầu tiên chế tạo nhân hình Việt Nam mang tên Búp Bê Văn Hoá, và mở trường Nữ công với chủ chương là phụ nữ Việt Nam cầu tiến bộ trong chiều hướng Văn Minh Trong Thuần Túy. 

Ngày 5 tháng 6 năm 2007 kỷ niệm 15 năm thành lập Thi Đàn Lạc Việt, thi sĩ Trùng Quang vì lý do sức khỏe không tham dự đươc nên Bà có viết bài thơ nhan đề Vui Thơ để mừng Đông Anh và Thi Đàn Lạc Việt và đồng ý để ghi vào Tuyển Tập Lạc Việt 2007.

    Nữ sĩ Trùng Quang về trời lúc 9 giờ tối ngày 6 tháng 9 năm 2012 nhằm ngày 21 tháng 7 năm Nhâm Thìn. Hưởng đại thọ 101 tuổi

 

Ðông Anh xin chúc Quí Vi An Vui Hanh Phúc

 

 

 

 

 

TRÙNG QUANG

 

 

 

    Nữ sĩ Trùng Quang sinh tại Hà Nội năm 1912, đã từng hoạt động với các hội đoàn văn hoá Bắc Trung Nam Việt và cũng là Hội Trưởng Hội Phụ Nữ đầu tiên tại Việt Nam – Phụ Nữ Tương Tế – chuyên lo về công tác xã hội từ 1949 đến 1954. Nữ sĩ nguyên là Hiệu trưởng trường Việt Nữ tại Hà Nội và trường Phương Chính tại Saigon, giảng dạy Việt Ngữ, Sinh Ngữ, Nữ công… Tuy ưa thích văn chương nhưng vẫn chuyên tâm lo về công tác xã hội. Nữ sĩ đã từng sáng tác văn thơ, từng làm ký giả, viết thi thoại kịch. Tất cả các kịch bản đã được trình diễn tại Hà Nội và Sài Gòn. Nữ sĩ cũng đã phụ trách một chương trình trong đài truyền thanh nói về ”Vấn Đề Phụ Nữ”, đồng thời giữ một tiết mục trong chương trình truyền hình chuyên bình diễn về thơ của nữ phái có tên là ”Đài Thơ Phương Chính”. Năm 1956 Nữ sĩ đã sang Nhật Bản, chú trọng quan sát về sự sinh hoạt của phụ nữ Nhật.

Khi về nước mở xưởng làm tiểu công nghệ, đó là xưởng nghề đầu tiên chế tạo nhân hình Việt Nam mang tên ”Búp Bê Văn Hoá”, và mở trường Nữ công với chủ chương là phụ nữ Việt Nam cầu tiến bộ trong chiều hướng Văn Minh Trong Thuần Túy. Hiện Nữ sĩ định cư tại San Jose, California.

Ngày 5 tháng 6 năm 2007 kỷ niệm 15 năm thành lập Thi Đàn Lạc Việt, thi sĩ Trùng Quang vì lý do sức khỏe không tham dự đươc nên Bà có viết bài thơ nhan đề Vui Thơ để mừng Đông Anh va Thi Đàn Lạc Việt và đồng ý để ghi vào Tuyển Tập Lạc Việt 2007. Chúng tôi xin in  cùng với bài họa của nhà thơ Đông Anh Thi Đàn Trường TDLV.

 

 

 

 

Kính chị Cao Ánh Nguyệt

Cụ bà Trung Quang đã ra đi. Chắc chị rõ rồi. Nay xin gửi chị các tài liệu về nữ sĩ Trùng Quang để tùy nghi.

Xin Anh Hải soạn lại và đưa lên báo theo ý anh (xin đưa thêm ảnh vào).

Anh chinh Nguyên đưa lên trang net của VTLV. Bài khoác nữ sĩ Trùng Quang sẽ gửi đến quý vị sau

Văn Học Miền Bắc Cali mất đi một cây bút cương trực và những vần thơ kim cổ làm sáng nền văn học nước ta.

Kính chúc anh chị An Bình và báo nhà PNCL ngày càng phát đạt.

Báo Mõ trường tồn

Thân ái/ĐA

 

Ðông Anh xin chúc Quí Vi An Vui Hanh Phúc

 

 

 

 VUI THƠ

Mừng Thi Sĩ Đông Anh

 

Lạc Việt hôm nay đã phục hồi 

Nghe tin “hồi phục” bạn bè vui

Sáu mươi thi sĩ than thân lão

Sáu bảy giờ đây trẻ lại rồi

 

Sáu mươi xưa ước lên tiên ở (1)

Bao chuyện trần gian bỏ mặc đời

Nhưng… bảy năm qua tư tưởng khác

Hội thơ nhóm bạn để làm vui (2)

 

Vui thêm trẻ lại mừng thi sĩ

“Hoa Giáp Đông Anh” đã cũ rồi

Mái tóc còn xanh chưa đủ bạc

Vần thơ thêm đẹp, ý thêm tươi

 

Bỏ ý lên tiên tâm não mới

Thức thời âu cũng gọi là tiên

“Tình xưa xin góp làng văn học”

Mực lại tươi dòng. Thơ đậm duyên

 

Trùng Quang

6-2007

 

(1)        Hoa Giáp Đông Anh năm 2000

(2)        Ra mắt Tuyển Thơ Lạc Việt 2007

 

 

 

THƠ  DUYÊN

Đáp tạ bài Vui Thơ của Nữ Sĩ Trùng Quang

 

Nhận thơ thi sĩ dạ bồi hồi

Biết tả làm sao hết nỗi vui

Lời dạy xin nghe hàng trưởng lão

Văn chương Lạc Việt sẵn sàng rồi

 

Anh em gom lại chung nhau ở

Nghiên bút thơ văn góp với đời

Sau trước một lòng không đổi khác

Vui nguồn thanh bạch trọn niềm vui

 

Non sông vạn cổ bao danh sĩ

Bồi đắp quê hương thịnh vượng rồi

Theo gót tiền nhân mài kiếm bạc

Chiều vàng rạng rỡ nước non tươi

 

Hôm nay Lạc Việt, con đường mới

Tìm chữ gieo vần nối giáng tiên

Tạm mượn lời quê theo sở học

Gửi về Thi Lão chút thơ duyên

 

Đông Anh

6-2007

 

 

MỪNG SINH NHẬT NỮ SĨ TRÙNG QUANG

DƯ THỊ DIỄM BUỒN

Kính mừng sinh nhật nữ sĩ Trùng Quang
Trải trăm niên kỷ thuở tuổi ngọc vàng
Văn thơ phú lục toát lòng trung, hậu
Tài nhân mỹ đức phước lộc an khang…
Danh cụ tỏ rạng như ánh bình minh
Đồngđiệu quý thương tài, đức, nghĩa, tình…
Vẫn
“Văn kỳ thanh, kỳ hình bất kiến”
Mừng cụ trăm tuổi sức khỏe an bình…

DƯTHỊ DIỄM BUỒN

 

 

Vài Nét Về Nữ Sĩ Trùng Quang

Bà Trùng Quang sinh ngày 1 tháng 1 năm 1912, tại làng Hạ Vĩnh, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, thuộc Lê tộc, dòng họ từng góp nhiều công sức cho các lãnh vực y khoa, văn học của đất nước ở cả hai miền Bắc và Nam Việt Nam.

Là tiểu thư thứ sáu của một đại thần triều Nguyễn trấn nhậm tại miền Bắc, ăn học và lớn lên ở Hà Nội, ngay từ thời đầu thế kỷ trước, bà đã là nhà hoạt động nữquyền tiên phong. Đời hoạt động của bà trải dài hơn 8 thập niên, nối tiếp hai thế kỷ, ở cả trong nước và hải ngoại.

Từ những năm 1930′, khi phụ nữ Việt Nam còn bị nhốt kín sau cánh cửa gia đình, bà là người đầu tiên phát động phong trào nữ sinh Hà Nội đi xe đạp, chủ độngđoàn ngũ hoá phụ nữ, tham gia các hoạt động văn hoá xã hội.

Đầu thập niên 1940, thế chiến thứ hai, quân Nhật tràn vào Việt Nam, không chếthực dân Pháp, gây nạn đói năm Ất Dậu làm chết hơn một triệu dân, bà dự phần thành lập và điều hành phong trào thanh niên khất thực cứu đói. Sau khi Việt Minh cướp chính quyền, người bạn đời của bà -một nhà hoạt động cách mạng ở phía quốc gia- bị cộng sản giết hại. Goá bụa trước tuổi ba mươi, từ đây, bà là người phụ nữ một mình trọn đời và một mình phấn đấu.

Thập niên 1950′, trong 4 năm đầu tại Hà Nội, bà là hiệu trưởng trường Việt Nư,chuyên dạy nữ công gia chánh và sinh ngữ. Năm 1951, bà thành lập Hội Phụ NữTương Tế, hội đoàn phụ nữ đầu tiên tại Việt Nam. Chiến tranh Việt Pháp lan rộng, bà tận lực tổ chức trợ giúp đồng bào hồi cư về thành phố. Chính do nỗ lực này, khi đến thăm Hà Nội vào năm 1951, Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Richard Nixon đã trực tiếp gặp bà tham khảo ý kiến để trợ giúp dân chúng rời bỏ vùng cộng sản. Năm 1953, có cô học trò tại trường Việt Nữ được chọn diễn trong kịch thơ do bà viết và đạo diễn trên sân khấu Nhà Hát Lớn Hà Nội. Cô học trò của bà sau này chính là nữ diễn viên điện ảnh Kiều Chinh.

Sau khi đất nước qua phân năm 1954, ngay trong những ngày đầu của Đệ Nhất Cộng Hoà tại miền Nam, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã yêu cầu bà ra giúp dân giúp nước. Bà xin kiếu, nói chỉ mong có cơ hội xuất ngoại thâu thập kinh nghiệm thực tế từnước ngoài mang về giúp bà con làm ăn. Được Tổng Thống Diệm đồng ý, bà một mình lên đường sang Nhật Bản, theo học tại Đại Học Quốc Tế ở Tokyo.

Thập niên 1960′, sau khi về nước, với kỹ thuật thâu thập từ Nhật và Pháp, bà khai sinh ngành nghề làm búp bê Việt Nam, mở trường Phương Chính chuyên về sinh ngữ, nữ công, dạy nghề hướng nghiệp thích hợp cho phụ nữ. Tại Saigon, nhiều chủtiệm uốn tóc, trang điểm, mỹ nghệ… xuất thân là học viên của bà. Đồng thời, bà tham gia thi đàn Quỳnh Dao, khởi xướng nhiều sinh hoạt văn chương được các bậc thức giả hưởng ứng. Do những nỗ lực trên, bà đã lần lượt được chính phủ trao tặng Huân Chương Văn Hóa Giáo Dục, Kinh Tế bội Tinh và Lao Động Bội Tinh.

Thập niên 1970′, bà sáng tác và ấn hành một số thi tập, trong số này có kịch thơ "Mỵ Châu-Trọng Thuỷ", được trình diễn trên đài truyền hình quốc gia và tại trụ sở Hội Việt Mỹ. Trường Phương Chính tiếp tục phát triển. Cơ sởnhà trường trên đường Nguyễn Đình Chiểu, Saigon, được bà tự tay hoạch định xây cất thành một cao ốc, bề thế không kém những cơ sở kế cận nổi tiếng như Saigon Ấn Quán, trường anh ngữ Nguyễn Ngọc Linh…

Tháng Tư 1975, cộng sản chiếm miền Nam, trường Phương Chính bị đóng cửa, kiểm kê. Bốn năm sau, 1979, bà cùng người thân vượt biển, tới được nước Pháp.

Năm 1980, bà rời Pháp sang Hoa Kỳ định cư. Ngay những ngày đầu đến Washington D.C. bà cầm bút trở lại, các bài viết ký tên bà Trùng Quang lần lượt xuất hiện trên báo Văn Nghệ Tiền Phong. Gia đình di chuyển về vùng Bắc California, bà liên lạc lại với các bạn văn định cư trong vùng, khôi phục các sinh hoạt văn chương nghệ thuật. Dù tuổi đã 80, bà vẫn tự mình trở lại đại học. Hình ảnh một cụ bà sinh viên trường Evergreen, San Jose, hàng ngày đi học bằng xe bus là chuyện thường được nhắc đến như tấm gương học hỏi cho lớp trẻ gốc Việt tại San Jose trong những năm 90′.

Sang thế kỷ 21, năm 2001, bà viết bài tham dự giải Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. "Đây là việc phải làm, để giúp con cháu chúng ta sau này biết gốc rễ của họ.Vì vậy, dù đã 90 tuổi, tôi vẫn viết bài này để cổ võ mọi người cùng viết về nước Mỹ." Bài "Tôi Đi Tìm Tự Do, Dân Chủ", ký bút danh Lê Tâm. Sau khi bài viết vào chung kết, mới biết tác giả chính là Bà Trùng Quang. Họp mặt Việt Báo Viết Về Nước Mỹ 2002 đã trân trọng vinh danh tác giả. Các quan chức dân cử địa phương khi trực tiếp vinh danh bà đã ngạc nhiên thấy cụ bà gốc Việt 91 tuổi ứng đối đĩnh đạc bằng tiếng Anh. Từ đây, mỗi năm bà đều có bài viết mới cho báo xuân Việt Báo.

Năm 93 tuổi, 2004, bà Trùng Quang tổ chức việc biên tập, phiên dịch Anh Pháp ngữvà ấn hành sách "Bình Ng&oci
rc; Đại Cáo" của Nguyễn Trãi. Năm 95 tuổi, 2006, bà chủ biên và xuất bản tuyển tập "Bóng Cờ Nương Tử", gồm các truyện ngắn của 11 nữ tác giả.

Tại San Jose, các hội đoàn văn hoá đã tổ chức vinh danh bà Trùng Quang. Các vịthị trưởng San Francisco, Milpitas tặng bà bảng vinh danh của Hội Đồng Thành Phố.Trên bục sân khấu, bà mặc áo lụa vàng, tóc bạc bới cao, hiền hoà nhận lời chúc mừng của nhiều thế hệ văn chương.

Vào đời từ tuổi đôi mươi, suốt 80 năm vận nhà vận nước đầy giông bão, bà một mình vững tâm bền chí, lấy cái đẹp và lẽ phải soi đường để góp phần phụng sự xã hội. Tấm lòng, ý chí và sức sống của bà là tấm gương chung cho con cháu.

 



Những vần thơ xướng họa 50 năm về trước của Thi Đàn Quỳnh Dao

 

Ghi Chú:  Bài thơ xướng của nữ sĩ Trùng Quang năm 1964 đã có 20 bài của thi đoàn Quỳnh Dao đáp họa và 30 bài của các thi khách –

Xin trích một phần sau đây:

 

Bài Xướng  : CUỐI THU SANG ÐÔNG

 

Trái quít hương pha lúa thoát đòng

Ngàn sương mờ trắng chớm tin Ðông

Cành không đón nắng trên đồi, núi

Lúa mới đưa hương dưới ruộng đồng

Băng nẻo trời Nam tung cánh nhạn

Cản đường gió Bắc vững thân tùng

Mưa rơi đất mát cây thêm nhựa

Ðợi ánh xuân sang nở nụ hồng

 

Trùng Quang  1964

 

Bài họa :

 

Nữ sĩ gieo thơ hạ vận đòng

Làng thơ ắt phải họa theo đông

Kết duyên văn tự bằng son thắm

Hẹn bóng trăng treo tạc chữ đồng

Vẫn lắng đàn êm men rượu cúc

Há quên quê cũ trống canh tùng

Dù không vũ kiếm thì nghiên bút

Cùng bạn văn chương giống Lạc Hồng

 

Ðào Vân Khanh  1964

 

Bài họa :

 

Em theo gót chị lúa ra đòng

Qua tết Trùng Dương họp vẫn đông

Trải tới bờ tơ hơi sóng lụa

Dâng lên mây bạc chút hương đồng

Khói sương chìm đắm e thân liễu

Mưa gió xông pha cảm nỗi tùng

May được trăng tròn không lỡ hẹn

Tiếng reo nổi khắp đón tin hồng

 

Ðinh Thục Oanh – Phu nhân Vũ Hoàng Chương 1964

 

Bài họa :

 

Miền quê mừng lúa mới ra đòng

Phường phố chờ mai đón gió đông

Ðất Bắc lạnh dần sương phủ núi

Trời Nam mưa rứt nắng phơi đồng

Thương người xa nếm mùi binh hỏa

Nhớ cảnh gần khuây thú cúc tùng

Ba tháng thung dung xuân lại tới

Tha hồ điểm lục với tô hồng

 

Á Nam Trần Tuấn Khải 1964

 

Bài họa :

 

Ðìu hiu sóng lúa thoáng hương đòng

Sương úa cành thu điểm lệ đông

Hiên lạnh đế ngâm lời biệt hận

Trải xa thư gửi nét tâm đồng

Dòng sông nước gợn vừng cô nguyệt

Sườn núi mây che lớp cổ tùng

Ai biết trong mùa thương nhớ ấy

Bao nhiêu tâm sự đã phai hồng

 

Bùi Khánh Ðản  1964

 

Bài họa :

 

Lại thấy trời Nam lúa thoát đòng

Di cư thắm thoát đã mười đông

Nước non trách kẻ chia hai cõi

Thế giới mong ai hiệp đại đồng

Ðắp lại lâu đài nhờ tảng đá

Tạo thêm đền miếu cậy rừng thông

Ðấu tranh há kể nam hay nữ

Dân quốc lừng danh gái Lạc Hồng

 

Lữ Bình Vị Ðình Cảo ( Thi sĩ Trung Hoa )

 

Nữ sĩ Trùng Quang sinh tại Hà Nội năm 1912, tính đến nay vừa tròn trăm tuổi, đã từng hoạt động với các hội đoàn văn hoá Bắc Trung Nam Việt và cũng là Hội Trưởng Hội Phụ Nữ đầu tiên tại Việt Nam – Phụ Nữ Tương Tế – chuyên lo về công tác xã hội từ 1949 đến 1954. Nữ sĩ nguyên là Hiệu trưởng trường Việt Nữ tại Hà Nội và trường Phương Chính tại Saigon, giảng dạy Việt Ngữ, Sinh Ngữ, Nữ công… Tuy ưa thích văn chương nhưng vẫn chuyên tâm lo về công tác xã hội. Nữ sĩ đã từng sáng tác văn thơ, từng làm ký giả, viết thi thoại kịch. Tất cả các kịch bản đã được trình diễn tại Hà Nội và Sài Gòn. Nữ sĩ cũng đã phụ trách một chương trình trong đài truyền thanh nói về Vấn Đề Phụ Nữ”, đồng thời giữ một tiết mục trong chương trình truyền hình chuyên bình diễn về thơ của nữ phái có tên là ”Đài Thơ Phương Chính”. Năm 1956 Nữ sĩ đã sang Nhật Bản, chú trọng quan sát về sự sinh hoạt của phụ nữ Nhật.

Khi về nước mở xưởng làm tiểu công nghệ, đó là xưởng nghề đầu tiên chế tạo nhân hình Việt Nam mang tên ”Búp Bê Văn Hoá”, và mở trường Nữ công với chủ chương là phụ nữ Việt Nam cầu tiến bộ trong chiều hướng Văn Minh Trong Thuần Túy

 

Chức Mừng Nữ Sĩ Trùng Quang Bách Tuế

 

Nữ sĩ Trùng Quang trăm tuổi xuân

Trăm năm ngời rạng tiếng thi nhân

Búp bê văn hóa nâng trường học

Phụ nữ đài trang đẹp cõi trần

Phương Chính truyền thanh hồn tổ quốc

Quỳnh Dao xướng họa nước canh tân

Trăm năm đem mộng vào dân tộc

Để lại ngàn sau chữ đức ân

 

Đông Anh

 

 

 

TÂM SỰ CỤ TRÙNG QUANG TRONG BUỔI TIỆC MỪNG THỌ BÁCH NIÊN CỦA CỤ (1-1-12)

 

Cụ vốn khiêm nhường, thích lặng yên
Tiệc mừng Sinh Nhật giữa tân niên     
Ước nhìn dân tộc ngăn xâm lược
Mong thấy giang sơn thoát ngụy quyền 
Hồng Lạc hết vương mầm hậu hoạn
Việt Nam thôi mắc nợ tiền khiên
Cộng đồng hải ngoại luôn đoàn kết
Phục quốc thành công, mở kỷ nguyên

 

Thiên Tâm

 

 

 

CHÚC MỪNG SINH NHẬT

Thứ 100 Nữ Sĩ Trùng Quang

          (1-01-1912  đến 1-01-2012)

 

 

Mừng Cụ năm nay cõi bách niên      

Phước nhà sức khỏe được bình yên    

Mắt còn sáng suốt nhìn nhân thế        

Tâm vẫn anh minh chống bạo quyền  

Trắc ẩn toàn dân nhiều uất ức             

Quan hoài cả nước lắm oan khiên       

Chúc mừng Sinh Nhật, mừng Năm Mới 

 Thể chất, tinh thần mãi giữ nguyên.       

 

Từ Phong

 

Nữ Văn-Thi-Sĩ Trùng Quang vừa tạ thế, hưởng đại thọ 101 tuổi

Tác Giả: Hạnh Dương   
Chúa Nhật, 09 Tháng 9 Năm 2012 07:16

Nữ Văn-Thi-Sĩ Việt Nam được xem là “cây cổ thụ vĩ đại nhất” trong làng văn bút Việt Nam

NỮ VĂN THI SĨ “CỔ THỤ VĨ ĐẠI NHẤT” LÀNG VĂN BÚT VIỆT NAM HIỆN ĐẠI:
CỤ BÀ TRÙNG QUANG TẠ THẾ TẠI SAN JOSE NGÀY 06-9-2012 HƯỞNG ĐẠI THỌ 101 TUỔI.
 
San Jose (Việt Báo – Hạnh Dương):  Nữ Văn-Thi-Sĩ Việt Nam được xem là “cây cổ thụ vĩ đại nhất” trong làng văn bút Việt Nam trên khắp Thế Giới là bà TRÙNG QUANG đã vừa tạ thế vào lúc 9:00PM tối Thứ Năm, ngày 06-9-2012 tại nhà Dưỡng Lão Mission De La Casa, số 3501 Alvin Ave., San Jose, CA 95122. Hưởng Đại Phước Thọ 101 Tuổi.
 
Nữ Văn Thi Sĩ Trùng Quang tên thật là LÊ THỊ TUYÊN, sinh ngày 01-01-1912 tại Miền Bắc Việt Nam. Tính đến ngày tạ thế, cụ Trùng Quang đã sống 100 năm, 7 tháng và 5 ngày theo Dương Lịch. Còn nếu tính năm Âm Lịch thì cụ bà Văn Thi Sĩ Trùng Quang đã hưởng đại phước thọ 102 tuổi.
 
Bà Cao Ánh Nguyệt, Chủ nhiệm của tuần báo “Phụ Nữ Cali”, khi giới thiệu cụ bà Trùng Quang trong buổi vinh danh cụ vào năm 2008 tại Trung Tâm VIVO ở San Jose, đã kể về cuộc đời của cụ bà với những nét thăng trầm tiêu biểu như sau: “Ngay từ những năm đầu của thập niên 40 cụ đã là một  phụ nữ tiền phong trong các phong trào thanh niên, sinh viên hoạt động xã hội. Năm 1951 cụ thành lập Hội Phụ Nữ Tương Tế, là hội phụ nữ Việt Nam đầu tiên giúp chị em phụ nữ học tiếng Việt, Pháp, Anh, Nhật ngữ. Năm 1952, qua vận động của cụ, Nam Phương Hoàng Hậu chọn ngày Lễ Hai Bà Trưng làm ngày Phụ Nữ Việt Nam. Từ 1944 tới 1954, cụ Trùng Quang là một trong những bậc nữ lưu tiền phong, nổi tiếng thời 1953, 1954 tham gia các công tác hoạt động văn hoá giáo dục, xã hội cứu trợ đồng bào bị nạn đói. Cố Tổng Thống Nixon, hồi còn là Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ, khi tới thăm Hà Nội đầu thập niên 1950, đã từng đến gặp cụ để thăm hỏi về việc cụ giúp đỡ đồng bào tản cư vào các thành phố.”
 
Tại Hà Nội, cụ là Hiệu Trưởng sáng lập “Trường Nữ Công Việt Nữ”. Cuộc đời của cụ bà thật vô cùng đau khổ. Nếu như ngày xưa vào khoảng năm 1930 mà có Thi Hoa Hậu thì chắc chắn nàng thiếu nữ nhan sắc tuyệt vời Lê Thị Tuyên 18 tuổi sẽ là Hoa Hậu Hà Nội 36 phố phường. Nhiều gia đình và quan chức ngõ lời cưới người đẹp, nhưng nàng thiếu nữ yêu kiều kia đã trao trọn trái tim cho một chàng sinh viên tài năng và nhiệt huyết chống thực dân Pháp. Hai người cưới nhau chỉ được vài tháng thì chồng bà đã bị Việt Minh (tức tiền thân của Cộng Sản Việt Nam) ám sát chết vì lúc đó chồng bà lãnh đạo sinh viên Hà Nội chống Pháp và chống cả Việt Minh. Kể từ đó, cụ bà vẫn ở đơn độc như thế để thờ chồng và thay chồng nuôi các em chồng ăn học, đỗ đạt thành các Bác Sĩ nổi tiếng. Cụ bà trút nỗi buồn riêng qua thơ, văn với bút hiệu Trùng Quang. Cụ bà đem tình thương lập nên “Trường Nữ Công Việt Nữ” để dạy nghề và dạy chữ quốc ngữ cho phụ nữ Việt Nam tại Hà Nội vì thời bấy giờ không mấy ai trong giới phụ nữ biết được chữ Việt hay được học nghề gì cả ngoài việc làm vợ lo nội trợ hay làm con hầu !.
 
Dù vào ngày kỷ niệm Sinh Nhật 100 tuổi, cụ bà Văn Thi Sĩ TRÙNG QUANG vẫn minh mẫn,
mắt không cần đeo kính, đã ngồi phóng bút làm thơ trong ngày kỷ niệm Sinh Nhật 1 Thế Kỷ của mình.

“Hiệp Định Paris 20-7-1954 phân chia hai miền đất nước Việt Nam, Cụ bà đã di cư vào miền Nam và lập lại “Trường Nữ Công Phương Chính” lo dạy nghề và dạy chữ Việt cho phụ nữ tại Sàig-gòn. Các chứng chỉ tốt nghiệp của Trường Nữ Công Phương Chính được nhiều quốc gia ở Âu Châu như Pháp, Đức, Anh công nhận. C Cụ bà đã đào tạo được nhiều nhân tài sau nầy tại Việt Nam và quốc tế. Sự thành công của Cụ bà đã được Chính Phủ VNCH mời làm Bộ Trưởng Lao Động Xã Hội nhưng Cụ bà từ chối. Cụ bà thối thác với lý do bệnh nên được chính phủ VNCH cho đi Nhật để chữa bệnh. Lợi dụng dịp nầy, Cụ bà đã ở lại Nhật một thời gian học tiếng Nhật và học nghề làm Búp-bê của Nhật Bản. Khi trở lại Sài-gòn, Cụ bà cho mở xưởng sản xuất Búp-bê Việt Nam và sản phẩm của Cụ bà là những búp-bê mang tà áo dài Việt Nam rất yểu điệu, tha thướt được nhiều quốc gia Âu Châu ưa chuộng đặt hàng. Ban ngày Cụ bà dạy chị em về nghể nghiệp, thủ công; nhưng ban đêm Cụ bà dạy về văn hóa gồm tiếng Việt, chữ Việt, ngoại ngữ và nghề thư ký, kế toán. Nhiều học trò của Cụ bà đã xuất ngoại và sau đó đã trở về thăm và cám ơn Cụ bà. Vào thập niên 1950-1960, bút hiệu Trùng Quang của Cụ bà rất được giới yêu thơ ái mộ khi Cụ bà gia nhập Thi Đoàn Quỳnh Giao do bà Cao Ngọc Anh sáng lập. Những bài thơ của Cụ bà được phổ biến trên nhiều Nhật Báo và Tạp Chí ở Sài-gòn.”

Cô Debora Tường Vân là người say mê Thơ và Văn của cụ bà TRÙNG QUANG 
nên đã được sở Xã Hội nhờ chăm sóc cho cụ đến phút lâm chung. Qua chăm 
sóc người già, cô Debora Tường Vân đã viết đoản văn "Nơi Ở Cuối Đời" gởi dự 
thi giải Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm 2012 và cô được Ban Giám Khảo chấm 
trúng "Giải Đặc Biệt"

                                     
Cho đến khi biến cố Tháng 4 Đen lúc CSBV chiếm Sài-gòn ngày 30-4-1975, Cụ bà đã bỏ lại tất cả và theo một chiếc tàu cá nhỏ để vượt biển tìm tự do. Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển cả, chiếc tàu của Cụ bà đã được một tàu buôn của Pháp có tên là “Lumière” (Ánh Sáng) vớt đưa về tỵ nạn tại Pháp. Vốn là con nhà quý phái, nói tiếng Pháp như tiếng mẹ đẻ ngày xưa khi ở Hà Nội, thế nên Cụ bà hội nhập cuộc sống mới tại Pháp không khó khăn gì. Thế nhưng Cụ bà có các em chồng và người con nuôi mà Cụ bà thương yêu dạy dỗ và nay thành những nhân vật tên tuổi là những giáo sự Đại Học, Dược Sĩ, Bác Sĩ hiện sống tại Hoa Kỳ nên Cụ bà đã được qua định cư ở Mỹ.
 
Khi vừa đến định cư tại Mỹ, Cụ bà ghi tên đi học Lớp ESL (English as Second Language) để nói và viết tiếng Anh. Cùng thời gian, Cu bà chủ trương xuất bản một tuyển tập thơ gồm 142 Tác Giả hải ngoại và Hoa Kỳ mang tên “Đồng Tâm Hội Bút”. Sau khi học xong các lớp ESL, Cụ bà theo học College tại Evergreen và năm 84 tuổi Cụ bà thi vào Đại Học Cộng Đồng San Jose và luôn đạt điểm cao trong các kỳ thi Test. Mỗi lần Cụ bà đi vào lớp học, Thầy, Cô Giáo và các Sinh Viên đều đứng dậy vỗ tay chào mừng cụ bà cao niên đi học. Cụ chưa bao giờ đi học trễ hay bỏ học. Năm 89 tuổi, lúc thi Test về tiếng Anh, nữ sinh viên già nhất trong lịch sử Đại Học Cộng Đồng San Jose đã là người đạt điểm cao nhất. Ngoài tiếng Việt, Cụ bà nói giỏi tiếng Pháp, tiếng Nhật và nay cả tiếng Anh.
 
Năm Cụ bà qua khòi ngưỡng cữa 90 tuổi, tai bị nghễnh ngãng khó nghe nên Cụ bà không đi học nữa.. Cụ bà lấy làm tiếc là không hoàn tất được bằng Thạc Sĩ về xã hội học MBA. Nhiều Giáo Sư người Mỹ đến tận nhà khuyến khích Cụ bà đi học tiếp; nhưng Cụ bà nói rằng sức khỏe không cho phép, mặc dầu trí tuệ vẫn minh mẫn.

Từ 84 đến 89 tuổi cụ bà Văn Thi Sĩ TRÙNG QUANG thi vào Đại Học Cộng Đồng San Jose sau khi đã học xong các lớp ESL
về tiếng Anh cho người lớn. Cụ nói giỏi tiếng Pháp, tiếng Nhật và ‘cô Sinh Viên già nhất trong lịch sử Đại Học Cộng Đồng
San Jose" đã đạt điểm cao nhất về Thi Test tiếng Anh năm 89 tuổi. Qa năm 90 tuổi tai cụ nghễnh ngãng và tay chân
yếu nên cụ bỏ học và cụ nói là tiếc rằng không kịp lấy bằng Thạc Sĩ MBA về khoa xã hội học mà cụ bà rất thích.
 
Năm 2002, Cụ bà là tác giả lớn tuổi nhất đoạt giải thương “Viết Về Nước Mỹ” do hệ thống Nhật báo Việt Báo tổ chức qua bài viết của Cụ bà mang tựa đề “Tôi Đi Tìm Tự Do Dân Chủ”. Năm 2004 ở tuổi 93, Cụ bà cho xuất bản cuốn “BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO” viết về các sử liệu và chiến thắng hiễn hách của danh nhân Nguyễn Trãi và hịch chống Tàu xâm lược của ông. Khi bà cho ra mắt cuốn “Bình Ngô Đại Cáo”, mọi người đều yêu thích tinh thần yêu nước của Cụ bà và hiểu rõ tường tận hơn từng câu, từng chữ trong hịch “Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi do bà trích dịch và chú giải. Cụ bà nói như tiên tri rằng “Rồi đây giặc Tàu sẽ tìm cách cướp nước Việt Nam nên phải ra sách “Bình Ngô Đại Cáo để nhắc nhỡ con cháu noi gương tiền nhân Nguyễn Trãi chống Tàu giữ nước!” Cuốn sách đã bán hết sạch ngay khi ra mắt.
 
Đến năm 2006, sức khỏe của Cụ bà yếu hẵn đi, hai chân không đi xa được nên Cụ bà phải dùng cái xe guồng để tựa vào và bước đi chậm rãi quanh quẩn trong nhà. Thế nhưng Cụ bà đã viết và xuất bản cuốn tuyển tập truyện ngắn “Bóng Cờ Nương Tử” qui tụ 32 tác giả nữ Việt Nam hải ngoại, mà trong đó Cụ bà đã chiếm 3 tác phẩm. Tuyển tập truyện ngắn nêu cao những tấm gương hy sinh cao cả của những người vợ, người mẹ có chồng là các chiến binh VNCH hy sinh trong chiến cuộc bảo vệ tự do dân chủ cho Miền Nam, hoặc đã nằm xuống trong các trại cải tạo, trên đường vượt biên, vượt biển.
 
Tết Nguyên Đán Tân Mão 2011, Hạnh Dương thay mặt Ban Giám Đốc Việt Báo đến thăm cụ bà, cụ đưa ra 4 câu thơ:
 
“Ta nói cho Xuân được biết rằng
Ta đây trăm tuổi vẫn còn răng
Vẫn cười duyên dáng như Xuân nữ
Vẫn viết tình thơ thủa tròn trăng.”                  

 
Miệng của cụ bà bao giờ cũng mĩm cười duyên dáng. Vào đầu tháng 3-2011, khi người con nuôi đến căn nhà của cụ sống một mình, đã thấy cụ bà nằm té bên chiếc xe guồng và gãy 2 xương sườn! Sau khi được chữa trị và ra khỏi bệnh viện, theo lời khuyên của Bác Sĩ, cụ bà được đưa vào viện dưỡng lão (Nursing Home) Mission De La Casa.
                                   
Tết Nhâm Thìn 2012, khi Hạnh Dương thay mặt Việt Báo đến thăm cụ bà lúc cụ đã 101 tuổi, cụ vẫn còn minh mẫn và cụ khoe là đang soạn và dịch các bài Quốc Ca của các cường quốc trên Thế Giới để cụ so sánh với Quốc Ca VNCH. Cụ bà khen rằng Quốc Ca VNCH có tính nhân bản và bài Quốc Ca đó vẫn còn cả một tương lai.
 
Người chăm sóc cụ là cô Debora Tường Vân, một người say mê văn thơ của cụ, đã trở thành nhân viên xã hội chăm sóc cho cụ. Cô Debora Tường Vân đã viết một bài về “Nơi ở cuối đời” của những người già và đặc biệt nói về Cụ bà Trùng Quang và bài viết nầy đã được chấm đoạt giải đặc biệt cuộc thi Viết Về Nước Mỹ 2012.
 
Cô Debora Tường Vân cho hay rằng, cách nay 12 năm cụ bà Trùng Quang đã viết lại di chúc dặn con cháu rằng khi cụ tạ thế thì sẽ không được tổ chức tang ma linh đình, không đăng Cáo Phó làm phiền bạn bè và người thân; chỉ đơn giản hỏa táng cụ mà thôi. Hiện thi thể của Cụ bà Trùng Quang đang được quàn tại Palo Alto chờ gia đình tề tựu đông đủ để hỏa táng.

Sáng Chủ Nhật 26-8-2012, Hội Cao Niên Vùng Vịnh Cựu Kim Sơn đã mở tiệc kỷ niệm 33 năm ngày thành lập Hội, dịp nầy có 3 vị cao niên nhất được các Dân Biểu và Nghị Viên tặng Bằng Vinh Danh. Nữ Dân Biểu Zoe Lofgreen, Dân Biểu George Shirakawa, Nghị viên Kasen Chu và ông Dave Cortese, Trưởng Hôi Đồng Giám Sát quận hạt Santa Clara đã tặng Bằng Vinh Danh cho Cụ bà Nguyễn Thị Niềng 102 tuổi; cụ bà Trùng Quang 101 tuổi; cụ ông Võ Toàn 101 tuổi. Cụ bà Nguyễn Thị Niềng đã tạ thế cùng ngày ngay sau khi có buổi tiệc vinh danh cụ. Riêng cụ bà Trùng Quang chưa kịp nhận 4 bằng vinh danh thì cũng đã lìa đời!
 
Thay mặt nhóm Việt Báo và VietPress USA, chúng tôi vô cùng thương tiếc Cụ Bà Văn Thi Sĩ vĩ đại của làng văn bút Việt Nam khắp Thế Giới đã vừa giã từ chúng ta. Đạo đức của cụ bà, cuộc sống và sự hy sinh cao quý của cụ bà và những áng văn thơ tuyệt tác của cụ là di sản cho mọi người, mọi thời đại Việt Nam dù dưới chế độ nào.
 

error: Content is protected !!