Tạp ghi

NGÔ ĐÌNH DIỆM (1901-1963)

 

Ông là con thứ tư trong một gia đình chín anh chị em mà bốn người đã bị giết vì lý do chính trị. Thân phụ là Ngô Đình Khả làm Thượng thư bộ Lễ trong triều đình Thành Thái, nhà vua Việt Nam đã bị Pháp lưu đày sang đảo Réunion năm 1916 cùng với hoàng tử kế vị là vua Duy Tân vì cả hai đều mưu đồ chống Pháp. Ngô Đình Khả có hai thành tích đáng kể: thứ nhất là sáng lập trường Quốc Học là trường trung học đệ nhất cấp đầu tiên (thời Pháp gọi là École Primaire Supérieure tức Cao đẳng Tiểu học) vừa dạy bằng tiếng Việt vừa dạy bằng tiếng Pháp ở Huế; thứ hai là không chịu cùng với các đại thần trong triều đình tuân lệnh Khâm sứ Ferdinand Lévecque ký tên chung trong tờ biểu yêu cầu vua Thành Thái thoái vị năm 1907. Vì việc này, ông bị giáng chức và phải về hưu không được lãnh tiền hưu dưỡng. Cũng do việc này, ông đã được dân gian truyền tụng trong câu: “Đày vua không Khả, đào mả không Bài”.

Ngô Đình Diệm học rất giỏi, làm luận văn tiếng Pháp ở trường Quốc Học được chấm hạng nhì. Sau khi đậu bằng Thành Chung Trung học đệ nhất cấp), ông trở về nhà học thêm La-tinh và chữ Nho, hai năm sau 18 tuổi được mời vào dạy trường Quốc Tử Giám. Năm 20 tuổi thi và được nhận vào trường Hậu Bổ tức là trường đào tạo quan chức. Ba năm sau ông đậu thủ khoa trong số hai mươi người tốt nghiệp, đi tập sự trong hai năm thì được cử làm tri huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị. Năm 1929, mới 28 tuổi, ông được bổ nhiệm làm Tuần phủ tỉnh Phan Thiết. Ông Diệm làm quan nổi tiếng thanh liêm và cương trực, được nhiều người kính phục.

Năm 1932, khi Bảo Đại về nước chính thức cầm quyền dưới chế độ bảo hộ của Pháp, Ngô Đình Diệm được bổ nhiệm làm Thượng thư bộ Nội Vụ với sứ mạng thực hiện cải cách bộ máy hành chánh để thiết lập nền quân chủ lập hiến.
Chỉ ba tháng sau, ông xin từ chức vì đề nghị của ông thành lập Viện Dân Biểu với quyền lập pháp không được chính quyền bảo hộ chấp thuận. Hành động này cho thấy thái độ không nhân nhượng về chính trị của ông Diệm khiến giới ngoại giao Mỹ thường gọi ông là con người – all-or-nothing (được tất cả hay không có gì, nói theo kiểu Việt Nam là ‘được ăn cả ngã về không’).

Năm 1945 Mặt trận Việt Minh giành chính quyền, Ngô Đình Diệm cùng với một số người thân trong gia đình bị Việt Minh bắt ở Tuy Hoà, Phú Yên, bị giam giữ tại tỉnh miền núi Tuyên Quang, theo tài liệu của Mỹ, tại Hà Nội, Ngô Đình Diệm gặp Hồ Chí Minh. Ngô Đình Diệm hỏi chủ tịch Hồ Chí Minh lý do giết anh trai của ông thì được Hồ Chí Minh giải thích rằng đó một sai lầm do đất nước đang rơi vào tình trạng hỗn loạn. Sau đó, Hồ Chí Minh mời Ngô Đình Diệm giữ chức thủ tướng vì biết rằng ông là một người có tài lãnh đạo. Ngô Đình Diệm trả lời rằng ông chỉ đồng ý lời mời của Chủ tịch Hồ Chí Minh với điều kiện ông được Việt Minh thông báo về tất cả mọi hành động và biết riêng mọi quyết định của họ. Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chối yêu cầu này do đó Ngô Đình Diệm không chấp nhận hợp tác với Hồ Chí Minh, ông được trả tự do theo lệnh ân xá vào năm 1946.

Sau đó Ông trở thành Thủ tướng cuối cùng của Quốc gia Việt Nam và là Tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa.
Từ năm 1957 đến năm 1962 Tổng thống Ngô Đình Diệm bị ám sát hai lần nhưng ông may mắn thoát chết. Lần đầu tiên do một người cộng sản dưới lốt thành viên Cao Đài thực hiện ngày 22/2/1957 tại hội chợ Tây Nguyên, lần thứ hai do hai phi công là đảng viên Đại Việt Quốc dân đảng ném bom vào dinh Tổng thống ngày 27/2/1962.
Ngô Đình Diệm bị lật đổ và giết chết bởi các tướng lĩnh dưới quyền ngày 1 tháng 11 năm 1963, Hiện tại, mộ ông Diệm và ông Nhu đặt tại nghĩa trang Lái Thiêu, Thuận An, Bình dương, Mộ hai ông nằm hai bên mộ mẹ – bà Phạm Thị Thân.

Ảnh: Tổng thống Ngô Đình Diệm ngủ trưa khi đi thăm Tây Nguyên, tháng 2/1957.
Người chụp: Phóng viên JOHN DOMINIS của tạp chí LIFE.

Theo FB https://www.facebook.com/lsvnqa/photos/a.140966742615506.29228.133331390045708/1055173721194799/?type=3&theater

Thánh lễ cầu nguyện cho cụ cố TT Ngô Đình Diệm và thân nhân tại nghĩa trang Lái Thiêu.

 

error: Content is protected !!