Tác giả và Tác Phẩm

Nam Giao Lê Thiện Bình: TINH THẦN ĐOÀN KẾT

TINH THẦN ĐOÀN KẾT

 

I. DẪN NHẬP

 

     Kính thưa qúy vị,

    Qua những bài viết «Thực Chất Những Cuộc Cách Mạng Trong Thế Giới, Những Giá Trị Căn Bản Cho Xã Hội Chính Trị và Làm Thế Nào Để Phục Hưng Nước Việt Nam » trên « mạng internet » và qua các báo Việt Ngữ đăng tải. Từ đó, chúng tôi đón nhận được những sự khích lệ, hổ trợ của qúy vi rất nhiều. Tâm tình ấy chúng tôi xin ghi khắc và chân thành cảm tạ lòng biết ơn đến qúy vị, đã cho chúng tôi có cơ hội học hỏi nghiên cứu, khảo luận những đề tài hiện thực và cụ thể mà qúy vị ưư tư, khắc khoải vv. Để rồi qúy vị cho chúng tôi cái vinh dự chia sẻ những ưu tư, những khắc khoải có thể gọi là nan giải về vấn đề «đoàn kết » của người Việt Nam. Chúng ta có thể bạo phổi đế nói « sư chia rẽ » cuả người Việt ở trong Nước cũng như ở Hải Ngoại, đã trở thành một căn bệnh, một tính xấu của người Việt chúng ta.

    Câu hỏi mới của qúy vị đưa ra cho chúng tôi hôm nay là làm sao để đoàn kết hoặc có tinh thần đoàn kết ? Qủa thực câu hỏi vừa có tính cách cụ thể, vừa có tính cách hiện thực cho chúng ta cũng như cho Đất Nước chúng ta hiện tại. Và đây cũng là câu hỏi làm « nhức đầu, khó nghĩ » cho người Việt Nam chúng ta ở trong Nuớc cũng như Hải Ngoại. Thực tế, người Việt chia rẽ, thiếu tinh thần đoàn kết và nhất tâm, lại còn phá nhau, xung đột, đả kích nhau v.v. Các điều nói này làm yếu đi tiềm năng chiến đấu của chúng ta đối với phỉ quyền cộng sản Hà Nội, cũng như làm giảm đi tinh thần hăng say, mất đi nhuệ khí tranh đấu của người Việt chúng ta.

    Nếu chúng ta đọc lại lịch sử Nước Nhà, thì chúng ta thấy nguyên nhân chia rẽ, thiếu đoàn kết, có từ thời Trịnh Nguyễn phân tranh, lại thêm người Pháp thực dân đã chia Đất Nước ta ra ba miền để dễ trị, để tạo sự ngăn cách, họ gây nên cái tự ái của vùng và địa phương. Vả nữa, hơn nữa thế kỷ này đồng bào ta dưới ách cai trị hà khắc của phỉ quyền cộng sản Hà Nội, thì chính họ thọc gậy bánh xe, đâm bị gạo, là kẻ gian tạo sự lũng đoạn trong các cộng đồng ngưòi Việt Hải Ngoại cũng như trong Nước. Để từ những lý do đó cho chúng ta nghi ngờ nhau, chụp mũ cho nhau, rồi đi đến xung đột, lắm lúc đả kích nhau thậm tệ v.v. Để rồi chúng ta xa lánh nhau và không còn hợp tác với nhau mà tranh đấu diệt Việt gian cộng sản.

    Qúy vị biết khi nói đến chuyện đoàn kết, chia rẽ, là nói đến cái tinh thần thiếu khiêm hạ, thiếu dung hòa, quảng đại, chưa hiểu rộng, không có cái nhìn xa, lại không hết lòng vì đại cuộc, vì Nước, vì Dân. Bởi chúng ta có bản tính tự tôn, tự đại, cái gì cũng cho mình hay hơn, giỏi hơn người khác, cho mình là mạnh, hội đoàn hoặc đảng phái mình là nhất vv,  mà quên đi mình còn thiếu xót thật nhiều, mình cần hợp tác ở người khác các điều hay, điều tốt cho mình, cho hội đoàn và đảng phái của mình. Như lời Khổng Phu Tử dạy « tam nhân đồng hành tất hữu ngã sư, ba người cùng đi ắt có người làm thầy ta ».

    Do thế, khi trả lời cho câu hỏi của qúy vị về vấn đề làm sao để tạo sự đoàn kết, hoặc có được tinh thần đoàn kết, thì chúng tôi xin ôn lại một vài điểm chia rẻ, nguyên do thất bại của chúng ta trước đây. Sau đó, chúng tôi sẽ đưa ra một vài mẫu người điển hình đoàn kết của người xưa hay nay. Để rồi nhờ vào sự đoàn kết này mà họ đã chiến thắng được quân thù. Vì như ông ba ta khuyên dạy :« đoàn kêt là sống, chia rẽ là chết », thực là chí lý thay! Và là bài học áp dụng cho mọi thời đại.

 

II. ÔN CHUYỆN CŨ

 

   Dể ôn lại chuyện cũ, chúng ta thấy miền Nam mất vào tay cộng sản Hà Nội, một phần lớn lỗi lầm do người miền Nam chúng ta : từ giai cấp lãnh đạo cho đến thứ dân thiếu đoàn kết, thiếu lòng quyết tâm diệt cộng. Người có tinh thần Quốc Gia và hiều cộng sản và Hồ Chí Minh hơn cả, lại  có phương sách triệt để diệt cộng hơn người, là Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, thì lại giết đi, lại có ý ỷ lại Mỹ đánh Việt cộng thế ta, cho nên chúng ta mới sống cảnh tha phương như hôm nay. Bão người miền Nam chúng ta « ngây thơ, nhẹ dạ » e nói không ngoa. Bởi nhiều người miền Nam nuôi Việt cộng trong nhà : tiếp tế lương thực, mua bán, che dấu cho Việt cộng ẩn thân hoạt động, thậm chí có kẻ còn tiếp tế vũ khí cho chúng. Vì là việc thiếu đoàn kết này : từ cấp tổng thống đến cấp tướng, cho đến quân và dân : tổng thống thì không dám sống chết cho đồng bào mình, tướng ngại không dám hy sinh vì binh lính, rồi dân quân ly tán không quy về một mối « diệt thù ». Vì chỉ nghĩ đến mình cùng gia đình mình, vì tham sống sợ chết, họ không nhin rõ được sự sống còn của miền Nam. Vả nữa, giai cấp lãnh đạo trị dân thì không đức độ, thiếu tài năng, kém học thức, lại tham, sân, si dục đầy mình ; dân tình thì năm bè bảy mối, đảng phái này, mặt trận nọ : rồi cứ thế mà đả phá nhau, chống nhau… Xin hãy nhìn lại chúng ta để thấy bao lỗi lầm của qúa khứ. Do thế chuyện mất miền Nam đã xảy ra như là lẽ đương nhiên! Vấn đề giữ Nước là bổn phận của mỗi người chúng ta, chớ không phải hoàn toàn cậy dựa vào người Mỹ đánh cộng cho ta, tin vào lời hứa của chánh quyền Mỹ, của tổng thống Nixon  bảo vệ Tổ Quốc  giúp chúng ta, do sự ỷ lại thiếu khôn ngoan và kém chính trị của ông Thiệu nên miền Nam mới ra nông nỗi mất vào tay Hà Nội.

    Bởi vậy, vấn đề đoàn kết, hội tụ toàn dân, toàn quân cùng một lòng, cùng một mối diệt thù, là điều hằng quan tâm của mọi người Việt Nam chúng ta. Lịch sử Đất Nước chúng ta đã chứng minh các điểm này, như bài học Hội Nghị Diên Hống, của Vua Lê Lợi và Nguyễn Trãi, của Đại Đế Nguyễn Huệ v.v.. Hãy cậy dựa vào sức mạnh và sự đoàn kết của toàn dân Việt chúng ta, chờ trông mong vào sức mạnh của Mỹ, Pháp, thì chúng ta mới có thể thắng được phỉ quyền Hà Nội. Do từ đó, để trả lời cho câu hỏi của qúy vị về vấn đề đoàn kết hoặc tinh thần đoàn kết, chúng tôi xin gợi lại các mẫu gương đoàn kết của người xưa và nay, có thể xem như một giải pháp cho chúng ta học hỏi và quy tụ nhau lại tạo nên một sức mạnh đồng tâm, hầu có thể đánh thắng được phỉ quyền Hà Nội và những tên Việt cộng gian độc.

 

II. CÁI LẼ TRỌNG VÀ ĐIỀU KHINH

 

    Thưa qúy vị, tại sao miền Nam mất ? Tại sao 34 năm rồi chúng ta chưa giải phóng được đồng bào Việt đau khổ của chúng ta thoát được cái ách tàn ác của phỉ quyền Hà Nội? Tại sao chúng ta chưa giải thể được tập đoàn phỉ quyền Hà Nội phi nhân, phi dân tộc, can tâm làm nô lệ hết Nga, đến Tàu cộng, và bọn tư bản rừng rú để bóc lột dân lành đến cùng khồ của đời người, chúng lại dâng Biển, bán đất của cha ông cho các tay thực dân trên, làm giàu cho bản thân mình, cho gia đinh mình và cho cái Đảng gian phi của chúng ? Theo chúng tôi nghĩ, một câu trả lời đơn giản : đó là chúng ta thiếu đoàn kết, không đồng lòng, ngại gian khổ, sợ khó khăn, không kiên tâm, bền chí, cầu hòa, tinh thần chủ bại : chưa đánh đã sợ thua, chưa làm đã sợ hỏng việc v.v. Một phần lớn nữa, là chúng ta chưa biết ta mà chẳng biết người. Như chúng tôi đã nói ở phần trên : Đảng chúng ta là nhất, Hội đoàn chúng ta là mạnh hơn cả, ta thì tài năng, giỏi hơn anh kia, chị nọ v.v..

    Quý vị hay trong đời con người cái khó nhất là biết nhận chân đâu là việc trọng, đâu là lẽ khinh, đâu là mục đích chính, đâu là lẽ tầm thường. Vì những người biết được điều trọng, việc khinh, biết được mục đích phải đạt cho lý tưởng,  cho quê hương và dân tộc; Và cái lẽ thường tình phải xem thường nó, thì mới là người hay, là người trí, người tài đức và hiền nhân, Vì từ ngàn xưa cho đến đời nay có biết bao nhiêu người hiểu biết điều trọng, xem thường việc khinh, biết rõ được mục đích mình phải làm. Nhưng đồng thời có lắm cái gương sờ sờ do nhiều người chẳng biết gì cả, mà cứ tự cho mình là hơn người về nhiều lãnh vực, làm việc thì thua người, tài đức, học vấn cũng thua người mà cứ thích nắm chức cao, quyền trọng mới lạ. Thực ra, hạng ngườì này chị vị kỷ, chỉ cầu danh, vì tự ái mà chỉ biết ta, mà phá hoại bao nhiêu công việc của các người thành trí, thành tâm hết lòng Vì Nước yêu Dân. Do vậy, những kẻ chúng tôi nói đây vì lòng ích kỷ, trí óc tự phụ, tự đại (có thể goị là hẹp hòi), nên họ chẳng rõ việc trọng và lẽ khinh, việc nào là yêu Nước thực sự, việc nào là làm mất Nước, hại dân. Bởi đó họ chẳng yêu Nước gì cả, mà còn hại Đất Nước, làm hại bao công việc của người chí tình cho Tổ Quốc. Điển hình như tập đoàn bán Nước, hại Dân của đám Việt gian Bắc Bộ Phủ Hà Nội, bán Đất dâng Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa cùng Biển cho bọn Rợ Hàn Trung Cộng. Rồi cái Bộ Tà Trị và cái ngụy chánh phủ Hà Nội lại cho bọn rợ Hàn Trung Cộng vào Tây Nguyên khai thác Bauxite, phá hoại môi sinh và sự sống của dận chúng và Đất Nước.

    Tai hại thay những kẻ vô tài, vô thức ấy đang nắm vấn mạng sinh tử cuả Đất Nước và Đồng Bào Việt chúng ta. Còn ở Miền Nam trước đây, không thiếu những kẻ vô tài, vô đức, vô thức ấy đã một thời nắm vận mạng quốc gia, và đã làm cho Miền Nam rơi vào tay cộng sản Hà Nội. Nay ra ở Hải Ngoại mà bản tính xưa của họ vẫn còn : họ « tối mặt » vì chức quyền, bởi danh vọng, vì địa vị, nên không chịu nhường cho ai một bước. Lại vì sợ mất danh, mất quyền và địa vị, cho nên họ cố bám cho bằng được mà không nghĩ đến sự tai hại của việc mình làm, sẽ nguy cho tiến trình tranh đấu chung của đảng, của các hội đoàn tranh đấu của người Việt ở Hải Ngoại cũng như trong Nước của chúng ta. Qúy vị rõ do các cuộc tranh chấp, bôi nhọ, chỉ trích, dèm pha, đả phá, nói xấu nhau của các hội đoàn, các đảng phái, hệ phái, cũng như giữa phe này, phái nọ, đã tạo nên một sự « khủng hoảng » trầm trọng niềm tin của người Việt Hải Ngoại cũng như trong Nước đối với họ. Cũng như làm mất ý chí vùng dậy của người Việt ở quê nhà. Than ôi! Họ quên mất kẻ thù chung, là bọn cộng sản Hà Nội, và cái tập đoàn phỉ quyền Việt gian bán Nước hiện nay, để rồi phỉ quyền Hà Nội chỉ chờ có thế là nhảy vào để « đục nước thả câu, hoặc thọc gậy bánh xe và đâm thủng bị gạo », hầu làm suy yếu nội bộ chúng ta, đem phần thắng lợi lại cho chúng.

    Do vì các lỗi lầm của một số hạng người mà chúng ta 34 năm qua chưa thắng được phỉ quyền Hà Nội. Lại thêm một số người Việt trong các cộng đồng ở Hải Ngoại, vẫn còn phân hoá, chia rẽ, lại có người vẫn tạo nên sự tiếp tay cho chế đô Hà Nội sinh tồn, bằng vịệc buôn bán, hợp tác, kinh tài, bỏ tiền túi của mình về Nước đầu tư làm ăn với Việt gian cộng sản. Thậm chí, có những tên thân đã là tướng, nhưng là tướng phản phúc, phản Thầy, phản dân tộc như Đổ Mậu về Việt Nam tuyên bố « phản lại chính lý tuởng quốc gia », để rồi « bợ đỡ, nâng bi », những tên Việt gian cộng sản. Hèn hạ hơn tên hèn tướng Nguyễn Cao Kỳ chỉ tài « chài gái, chài vợ người và đi lượm banh, xách cặp cùng chịu làm gia nô, làm tài lọt », để cho những tên Việt gian như Phạm Thế Duyệt, Nguyễn Tấn Dũng sai vặt vv. Vì một chút bã tiền bạc mà họ muối mặt, chịu khom lưng làm tay sai cho phỉ quyền cộng sãn Hà Nội, đâm truớc mặt, đâm sau lưng các đảng phái, các hội đoàn tranh đấu của người Việt quốc gia, để mong giải thế chế độ Hà Nội tàn ác. Điển hình như vụ trung tâm Thúy Nga cho ra cuốn băng Paris By Night 40, chủ đề Mẹ, vụ ông Trần Văn Trường ở khu phố Little Sài Gòn, thành phố Westsminter, ngang nhiên treo cờ máu cộng sản, treo ảnh tên đồ tể Hồ Chí Minh, là kẻ sát hại hằng triệu dân lành Việt Nam. Thêm nũa, cái ông nhạc sĩ phản cờ, phản thùng Phạm Duy và gia đình của ông là Duy Quiang, Duy Cường, vv.. Và một số ca sĩ như Evis Phương, Tuấn Ngọc, Hoài Linh, Huơng Lan, Trịnh Nam Sơn vv, về rêu rao hát vớ vẩn kiếm chút « cơm thừa, canh cặn » của Hà Nội thí ra cho. Nhục ơi là Nhục ! Nhục không thể tả được, để cho bọn phỉ quyền Hà Nội có cớ tuyên truyền cái sách lược  « nghị quyết 36 » của chúng. Quả các hành động của những người này đáng trách và đáng lên án thay !

    Giờ đây để trả lời cho qúy vị về vấn đề đoàn kết hay tinh thần đoàn kết, chúng tôi xin kể lại câu chuyện người xưa của Lạn Tương Như cùng Liêm Pha thời Đông Chu, để chúng ta suy nghĩ đến mục đích chính của chúng ta hôm nay là trọng, các lẽ khác phải xem khinh : như thù riêng, các mối xích mích và xung đột nhau v.v., là việc nhỏ. Vì việc cứu nguy Đất Nước và giải phóng cho toàn dân Việt Nam thoát được ách hà khắc của tập đoàn phỉ quyền Hà Nội mới là việc trọng, việc phải làm cho bằng được. Chúng ta chớ để cho phỉ quyền Hà Nội, thừa cơ chúng ta chia rẽ, có hiềm khích bất hòa, tư thù, để từ đó chúng nhảy vào dội thêm dầu, chất thêm củi, khơi thêm lữa cho bốc cháy các mối thù này lớn thêm…hầu phá đi cái tiềm năng chiến đấu, làm nản lòng nhiệt thành của chúng ta. Từ đó, làm suy yếu thực lực của chúng ta, sau là làm thất vọng bao con tim Việt đang ngày đêm trông chờ chúng ta có thể giải phóng cho họ thoát ách xích xiềng cộng sản Hà Nội này.

    Vì Nước là trọng, vì Dân là đại nghĩa ! Do thế như câu châm ngôn cha ông dạy cho con cháu lẽ sống trường tồn :« đoàn kết là sống, chia rẽ là chết ». Bởi chia rẽ năm bè bảy mối của người dân Nam chúng ta không hết lòng đoàn kết đánh cộng, diệt cộng : nào chống phá Ông Diệm gọi là gia đinh trị, độc tài, rồi phật giáo và công giáo chống nhau : chúng ta được gì khi giết Anh em ông Diệm, ông Nhu và ông Cẩn, và rồi  bắt bỏ tù bao anh em đảng Cần Lao, đã hết lòng đánh cộng, diệt cộng bảo vệ Miền Nam đuợc no ấm và an bình ? Chúng ta được gì khi cứ tranh dành ảnh hưởng Phật Giáo và Công Giáo, rồi đánh phá chống nhau ? Câu trả lời sáng như ánh nắng mặt trời là khống được gì cả. Chúng ta có được là cái kinh nghiệm đau thương dẫn đến sự mất Miền Nam trong tay cộng sản Hà Nội. Có nghĩa là mất cha, mất mẹ, mất con cháu, gia đình tan nát, ruộng vườn, tài sãn bị Việt cộng cướp sạch.  Để từ đó chúng ta phải làm thân tù nhân, lao động khổ dịch, làm thân sống kiếp người tị nạn xa xứ.. ? Vâng, chí lý thay lời di chúc truyền dạy lại cho con cháu của cha ông ta : « đoàn kết là sống, và chia rẽ là chết ». Lý thực chúng ta đã chết một lần, Miển Nam đã mất, bao người thân tàn ma dại, có sống thì cũng dỡ sống, dỡ chết. Chúng ta nay cần đoàn kết lại, không thể để chết nữa, không thể và không thể chết tức tuởi một cách đau thương vì chia rẽ và thiếu đoàn kết, thiếu nhất tâm, thiếu quyết tâm diệt cộng và giải thể chế độ phỉ quyển Hà Nội hiện nay, thì chúng ta con cháu chúng ta mới có con đường sống tự do, an bình và hạnh phúc cùng tồn tại.

 

VI. GƯƠNG ĐOÀN KẾT CỦA LẠN TƯƠNG NHƯ ĐỐI VỚI LIÊM PHA

 

   Dể nêu gương đoàn kết của người xưa như một bài học cho chúng ta hồi tâm, chúng tôi xin kể lại câu chuyện sau với qúy vị :  

   « Lạn Tương Như sau khi bào giá Triệu Vương từ Tần trở về Triệu, vì có công lớn nên vua Triệu đã phong Tể Tướng cho Lạn, còn Liêm Pha phải đứng dưới một mức quyền hành của Lạn Tương Như. Do thế, Liêm Pha lấy làm tức giận, quyết tìm cách hạ nhục họ Lạn cho hả mối căm hờn. Họ Liêm tự cho rằng mình mới là kẻ có công lớn, còn tên họ Lạn kia chỉ là một xá nhân gặp thời nhờ cái tài nơi chót lưỡi mà nên danh. Lạn Tương Như nghe thế thì liền cố tránh đi, không muốn gặp mặt họ Liêm để khỏi bị hạ nhục. Bọn xá nhân không hiểu được chủ ý của họ Lạn, nên cho hành vi đó là sự hèn nhát. Chúng có ý định bỏ họ Lạn mà đi không muốn ở lại hầu hạ ông nữa. Họ Lạn không muốn để chúng buồn vì mình nên mới tỏ bày hành vi này :

    « Các người xem vua Tần Thủy Hoàng uy lực như thế nào? Liệu có bằng Liêm Tướng Quân chăng? Các người trả lời đi ta sẽ nói cho các người nghe.

   – Liêm Tướng Quân đâu có thể bằng uy lực vua Tần được!    

   – Các người thấy lấy cái uy lực của vua Tần thì trong thiên hạ ngày nay không ai dám chống, mà chẳng ai dám khinh lờn! Ấy thế mà ta đã dám chống, đã ngang nhiên mắng vào mặt vua Tần, lại còn làm nhục luôn đám quần thần vua Tần. Như thế ta dù hèn, đâu cò lẽ nào ta lại sợ Liêm Pha hay sao?  Tuy nhiên để cho các người rõ, ta nghĩ rằng Tần sở dĩ sợ Triệu vì có ta và Liêm Pha. Nếu ngày nay, vì chuyện nhỏ nhặt Liêm Pha hạ nhục ta, mà ta và Liêm Pha xung đột, tranh chấp nhau (hoặc chia rẽ nhau), ắt Tần sẽ thừa cơ hội tốt này mà đem binh đánh Triệu, cho nên ta đành chịu nhường họ Liêm một bước. Ta vì xem Nước Nhà là trọng, còn thù riêng là khinh nên ta xử nhún chịu nhịn một chút, để Nuớc Nhà được yên ổn, thoát nạn mất Nước, các người hiểu ý ta chưa? »

    Khi nghe qua, thì bọn xá nhân vô cùng cảm phục, liền cùng nhau bàn bạc :

 – Chủ ta vì nghĩ đến Nước Nhà là trọng, thù riêng thì khinh, là để bảo toàn cho xã tắc, non sông, mà nhường bước cho họ Liêm một lúc, chớ ngài chẳng phải là người hèn nhát. Như thế, lẽ nào chúng ta lại chẳng theo lệnh chủ mà nhịn nhục với họ, cho nhà được yên, Đất Nước khỏi loạn hay chăng? Chúng ta hãy nên noi gương của chủ lấy nghĩa trọng làm gốc, mà đành nhịn nhục một lúc, thì cũng chẳng xấu mặt nào.

    Còn Liêm Pha và bọn gia nô từ đó thì càng vênh váo, nghinh nghinh cái bản mặt, ngang nhiên miệt thị với Lạn Tương Như, chúng xem ông chẳng ra cái thá gì cả! Thần dân Nước Triệu đã đàm tiếu rất nhiều, nhưng riêng nhà vua, thì chưa hay việc tranh chấp này.

    Ngày kia, có một người biện sở đất Hà Đông tên Ngu Khanh đến chơi Nước Triệu, khi nghe qua việc xung đột của hai trung thần của Triệu, nên ông xin vào tâu bày với vua để vua biết tự sự. Trinh bày với vua xong thì Ngu Khanh tiếp :

  – Lạn Tương Quân càng nhường, thì Liêm Tướng Quân càng khiêu khích. Ở triều có việc họ không cùng bàn, lúc hoạn nạn tất sẽ không cùng giúp nhau, như vậy Đại Vương làm sao trông cậy vào họ được. Trong triều có hai trung thần, song họ lại xung đột nhau, mai kia khi Tần hay được chuyện này, sẽ tìm cách ly gián mà đem binh đánh Triệu, thử hỏi đại vương làm sao mà chống nỗi quân Tần hùng mạnh, Tôi vì đại vương ra sức một phen, để nối lại tình đồng liêu của hai vị ấy.

    Triệu vương khi ấy mới rõ chuyện này, và nhờ Ngu Khanh đi đóng vai thuyết phục. Trước tiên Ngu Khanh đi đến dinh thự của Liêm Pha và ra mắt họ Liêm, rồi ca tụng công đức nâng thành đỡ vạc của Liêm Pha. Liêm Pha mừng lắm và tạ ơn. Ngu Khanh lại nói tiếp cho Liêm Pha nghe :

 – Kẻ có công lớn tại Nước Triệu không ai bằng Tướng quân, nhưng nói đến cái đức thì không ai qua được Lạn Tương Như.

 – Chà! Họ Lạn là kẻ có đức sao? Hắn xuất thân là phường hà tiện, chỉ nhờ ở đầu môi, chót lưỡi mà lập nên danh, vậy thì có gì mà gọi là đức nào?

   Thưa Tướng quân, Tướng quân xét lầm người rồi! Nếu nói Lạn Tương Như là kẻ hèn mạt không đức, thì làm sao họ Lạn dám đứng trước vua Tần ngang nhiên làm nhục vua Tần trước bá quan thiên hạ. Việc làm của họ Lạn đây là cái dũng, cái đức « uy vũ bất khả năng », con người như Lạn Tương Như như thế mấy ai làm được. Do đó, việc xung đột giữa Tướng quân và họ Lạn, đâu phải là Tương Như hèn nhát không dám cùng Tướng quân tranh chấp đâu. Họ Lạn vì nghĩa lớn quốc gia, của dân tộc, nên nhường nhịn Tướng quân đó thôi.

   Rồi Ngu Khanh kể lại các câu nói của Lạn Tương Như tỏ bày với bọn xá nhân cho Liêm Pha nghe.

 – Tướng quân không đặt mình ở Triệu thì thôi, nếu muốn ở Nước Triệu mà lại đi tranh chấp, tranh quyền và địa vị với đồng liêu, thì tôi e rằng lời luận bàn của thế gian sẽ dị nghị không tốt về Tướng quân đó.

  Liêm Pha hổ thẹn nói :« tôi thật ngu dạ, nếu tiên sinh đây không tỏ ngọn ngành thì tôi không thể nào biết cái lỗi của mình cả. Thật tôi kém trí và đức hơn Lạn Tương Như nhiều ». Nói xong thì cảm tạ ơn Ngu Khanh, rồi Liêm Pha tự trần vai áo, và cầm rồi đi bộ đến dinh thự của Lạn Tương Như mà xin lỗi. Tương Như cảm động cho chân tình hối qúa của họ Liêm mà xóa bỏ tất cả tị hiềm bấy lâu. Họ nguyền kết nghĩa anh em đồng sinh, đồng tử, để chung lo cho giang sơn Triệu được vững bền cùng an thái ».

   Thua qúy vị,

    Qua câu chuyện chúng tôi kể cho qúy vị nghe đây, thì chúng ta thấy Lạn Tương Như là con người xử sự có trí và đức là một. Con người Liêm Pha như chúng ta thấy chỉ là kẻ trí thiếu, đức kém. Tuy ông có tài điều binh khiển tướng là hay. Tuy nhiên nhận đính cho dúng, thì ông là mẫu người tầm thường, cho nên ông không thoát khỏi cái trí hẹp hòi của một kẻ tiểu nhân. Vì trứơc đó Triệu Vương cho vời Liêm Pha vào triều, và bảo ông hộ giá Vua Triệu đi sứ sang Tần, song họ Liêm không dám đi (bởi sợ Tần Vương như hổ lang). Chúng ta đủ thấy cái dũng của Liêm Pha thua xa Lạn Tượng Như. Dũng không có, đức cũng không, và trí thì kém thua người ta, ôi còn nói chi đến cái việc phân bì, óan trách Lạn Tương Như.

    Qúy vị thấy đó, xét lý lẽ của sự việc khi đem công của Liêm Pha so với công của Lạn Tương Như, thì cái công lao của Liêm Pha làm sao ví bằng cái công lao của Lạn Tượng Như có công bảo giá Triệu Vương, lại bảo toàn được Quốc thể Triệu trên chính trường ngoại giao đem thắng lợi vẻ vang về cho dân tộc, lại còn dám uy hiếp mắng nhiếc kẻ địch, làm hãnh diện cho thể thống quốc gia mình, thì cái công này lớn lắm thay.

    Qúy vị hay, cái tâm lý thế thường của người đời, của các hội đoàn, của các đảng phái, của các cấp lãnh đạo trong người Việt chúng ta cũng có lắm người có cái trí thấp kém của Liêm Pha : ghen tương với cái tài, cái công, sự thành đạt của người khác. Qua hành động của họ Liêm ở đây cho chúng ta thấy cái tâm lý tranh dành, tranh vị, danh lợi, ham quyền bính, ti tiện của hạng tiểu nhân trong người Việt chúng ta (tôi mới xứng là Thủ Tướng, Đảng Trưởng, ông chủ tịch này, bà chủ tịch kia v.v., còn cái ông kia, chị nọ tài cán gì mà ngồi ghế đó). Thật họ là hạng người chỉ biết vị quyền lợi cá nhân cho riêng mình, mà bất chấp tất cả dù có hại cho Nước, cho dân, họ cũng dám làm mặc cho nhiều người vị vọng khuyên can sự nguy hại của họ : Đìền hình như vụ cho Trung Cộng vào khai thác Bauxite ở Đắc Nông Tây nguyên, rồi dâng biển, dâng đất, bán đất cho Trung Cộng do Nguyễn Minh Triết, Nông Đức Mạnh và Nguyễn Tấn Dũng cùng cái Bộ Tà Trị Việt gian của chúng ký dâng.

   Còn ở Hải Ngoại chúng ta cũng lắm người mắc phải cái bệnh như thế, họ chẳng biết trông xa, nhin rộng, chẳng biết đâu là lẽ trọng, đìều khinh, điều tà, đâu là mục đích chính, đâu là chuyện phải bỏ qua. Và nữa, điều đáng buồn của chúng ta ở đây, là trong 34 năm qua các báo chí Việt Ngữ ở Hải Ngoại đã tốn không biết bao công sức, bao giấy mực cho các lẽ khinh này : bới móc, vạch lông tìm vết xấu của nhau mà chửi rủa, thóa mạ, mà đánh cho đả cái tự ái của ta đối với các anh chị em cùng chiến tuyến tranh đấu chống cộng, đánh cộng và giải thể bọn phỉ quyền Hà Nội.

   Chúng tôi ước gì mỗi người Việt Nam chúng ta, nhất là giai cấp lãnh đạo học đuợc kiểu cách của Lạn Tương Như trong cách xử thế của chúng ta đối với anh em đồng liêu, cũng như đối với Đất Nước và Dân Tộc. Vì con người Lạn Tương Như, quả có cái trí, cái dũng, cái đức, cái nghĩa, cái ân và cái minh hội đử, xứng đáng là mẫu gương cho chúng ta học hỏi cùng noi theo. Chúng tôi thấy cái đức, cái hiền của Tương Như là không vì thù riêng của mình, mà bỏ nghĩa Nước chung. Hơn nữa, Lạn Tương Như chẳng màng sự đời ra gì, nó giống như đám mây trôi giữa trời. Lợi danh, danh lợi chỉ ngần ấy thôi. Cái đẹp của Lạn Tương Như nghĩ đến phận làm trai, thì phải lo gánh vác giang sơn cho rõ mặt anh hùng, cho rạng danh Non Nước, cho nên ông chẳng màng nghĩ đến chuyện tranh đua mà làm chi. Cái cao cả của ông không màng thế sự hơn thua chức trước với người đời, ngồi trên hay ngồi duới cũng thế thôi. Theo ông cái hệ trọng là làm sao giữ được Nuớc Nhà được bình an, khỏi cảnh binh đao mất Nước.

    Thế đó, điểm chúng tôi muốm nói ở đây là cái nhìn xa, nhìn rộng của Lạn Tuơng Như cho Nước Triệu, cho Dân chúng, để đoàn kết với Liêm Pha khi ông giải thích sự chịu nhẫn nhục của mình cho những xá nhân : « ta đâu có sợ Liêm Pha, vua Tần dữ như hổ sói, thế vững mạnh hơn Thái Sơn, ta không có ngán kia mà! Thế nhưng ta nhường cho họ Liêm, vì chẳng muốn có cuộc xung đột giữa hai trọng thần, để Tần có thể thừa cơ đem binh xâm lấn. Tần ngại Triệu chúng ta là bởi có ta cùng Liêm Pha, nếu nay ta và Liêm Pha tranh chấp nhau, thì Tần không còn sợ gì nữa ». Qủa Lạn Tướng Quân nhận định rất đúng! Vì lẽ một khi trong hàng ngũ của Triệu bị rạn nứt, thì tiềm lực sẽ yếu đi, lòng người phân tán (kẻ theo phe họ Liêm, kẻ theo phe họ Lan) không còn đoàn kết với nhau, thì Tần lợi dụng cơ hội ngàn vàng này cất quân xâm lấn đất đai. Thật Lạn Tướng Quân đã đặt chuyện quốc gia lên trên hết, lên trên chính bản thân mình dù đang bị chịu sự sỉ nhục của Liêm Tướng Quân chỉa mùi dùi vào ông, ông gạt bỏ chuyện thù riêng, hầu lo cho chuyện đại sự mà thôi. Con người như thế là con người đại trí, biết nhìn xa, trông rộng, biết nghĩ đến tuơng lai Đất Nước, Dân Tộc mà tiên liệu tất cả. Lạn Tương Như qủa xứng là một đại nhân, là nhà chính trị tài ba lỗi lạc.

 

 

VII. GƯƠNG BIẾT LỖI VÀ PHỤC THIỆN CỦA LIÊM PHA

 

    Trong đời người ai cũng có lần phạm lỗi lầm, bởi « nhân vô thập toàn ». Song khi phạm lỗi mà biết nhận lỗi rồi ăn năn, phục thiện mới là đáng qúy. Như cái gương của Liêm Pha đây : Qúy vị thấy cái điều đáng phục của Liêm Pha là biết hồi tâm, hối đầu, khi nghe Ngu Khanh tỏ cho hay sự tường. Vì trước đó khi chưa nghe Ngu Khanh cho biết, thì Liêm Pha dũng chẳng bằng ai, trí đức cũng kém cỏi, đã như thế mà ông chẳng biết xét mình, mình thua người ta xa, lại còn tị hiềm, đem lòng oán hận, định tâm trả thù họ Lạn, thật là hành vi hèn mạt, như tư cách của kẻ vô lại thất học. Nhưng may thay, Liêm Pha biết hối đầu, tỉnh ngộ, sau khi nghe được Ngu Khanh giải bày lẽ hơn thiệt cho. Chúng ta thấy hành động biết lỗi và hối hận của Liêm Tướng Quân thật là kẻ hiền mấy ai làm được như ông. Dẫu sao chúng ta cũng phải tâm phục Liêm Pha là con người biết phục thiện, lúc hiểu mình đã quấy, thì ông đã vai trần, cầm roi đến tận dinh thự của họ Lạn mà xin tạ lỗi một cách thiết yếu. Qủa là hành vi hiếm thấy trong đời! Và thật là cái gương kẻ hiền, giờ ông đã rõ cái lẽ trọng, điều khinh, thế nên mới biết xử sự như vậy.

   Chúng ta thấy cái gương kẻ hiền của người xưa, mà nghĩ lại chuyện của Đất Nước của chúng ta ngày nay : Chuyện của mấy ông lớn trong Nước và chuyện mấy ông lớn ở Hải Ngoại : kẻ làm mất Miền Nam, kẻ bán Nước cho Rợ Hán Trung Cộng : bao giờ có một lợi tạ tội trọng thể với Dân Việt Nam đây? Bao giờ và bao giờ các ông Nguyễn Văn Thiệu, Dương Văn Minh, Nguyễn Khánh, Vũ Văn Mẫu, Trần Thiện Khiêm, Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính, Mai Hữu Xuân, Cao Văn Viên, Hồ Chí Minh, Lê Duẫn, Trường Chinh, Đỗ Mười, Võ Nguyên Giáp, Lê Khả Phiêu, Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải, Trần Đức Lương, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng, Nông Đức Mạnh và «Bô Tà Trị và cái Đảng Việt cộng gian » của chúng nhận lỗi sai trái của mình đối với Tổ Quốc, với các người nắm xuống và với đồng bào Việt ?

    Qúy vị rõ, thật cái hành động của Liêm Pha đây, thì muôn đời sau người đời cũng phải khen ông. Có nghĩa ông thú nhận các hành động mình đối với Lạn Tương Như là sai lầm, biết thật lỗi mình làm như vậy là sai trái nguy hại đến tiền đồ của Nước Triệu. Để rồi từ đó Liêm Tướng Quân thành tâm hối đấu quy lỗi, và qùy xin tạ lỗi với Lan Tưóng Quân thì qủa thật là người hiến thay! Ước gì câu chuyện của Liêm Pha chúng tôi kể cho qúy vị nghe đây, là mẫu gương cho chúng ta bắt chước : là ai trong đời người cũng có lầm lỗi, nhưng biết nhận ra lỗi khi người ta nói cho mình biết các lỗi mình, nó tai hại như thế nào đối với Đất Nước và đồng bào. Thế đó, chúng ta vẫn còn các sự hiềm khích, ganh tuơng, đố kỵ, thì xem Liêm Pha là bài học giúp chúng ta biết ngối lại với nhau, tha thứ, thông cảm cho nhau các lỗi lầm xưa trước. Để rồi vì mục đích trên hết, là giải phóng Dân Tộc Việt thoát được ách cộng sản Hà Nội, mà đồng sinh, đồng tử cùng nhau hầu đạt thắng lợi.

    Do thế, chúng tôi nghĩ rằng vấn đề đoàn kết hay liên kết người quốc gia, liên kết mọi thành phần dân tộc lại, là chuyện hệ trọng. Đây là cái lẽ chúng ta phải đặt lên hàng đầu trong mọi công việc và tính toán của người Việt chúng ta, hầu mới mong thắng được tập đoàn Việt gian cộng sãn Hà Nội đầy mưu mô, đôc ác và xảo quyệt nhất thiên hạ.

 

VIII. ĐOÀN KẾT ĐỂ PHỤC THÙ

    

a) Nỗi Đau Và Mối Phục Thù

   

    Như qúy vị hay trong thế gian này không có mối thù nào trọng đại hơn mối thù của Nước, của Nhà. Người dân mất Nước, bị trị căm thù địch, mới hy sinh thân thể, cửa nhà, ruộng vườn, để mong trả thù cho Nước, lập lại nền độc lập tự do cho quê hương, và đuổi quân giặc ra khỏi lãnh thổ Nhà. Người dân thường mà còn nghĩ được như thế, huống hồ người tri thức, nhất là người lãnh đạo có chức phận thì lại nặng thù sâu hơn. Lý đương nhiên, họ phải quyết sống chết trả thù cho Nước, cho Dân Tộc, một mất một còn với quân thù! Chúng tôi nghĩ chính họ là những người chịu nhục hơn ai cả, khi không giữ được Nước cho trọn, không giữ yên được mồ mã của tiền nhân ấm êm cho tròn, không giữ được sự nghệp của cha ông để lại cho vẹn, thì hỡi ôi còn mặt mũi nào nữa mà họ nhìn lại tổ tiên mình ở dưới suối vàng. Thật họ là người chẳng chịu khuất phục dưới sự cường bạo của quân thù. Đồng thời họ tự lấy làm hổ thẹn với đồng bào mình, là kẻ bất tài vô tướng. Bởi chuyện giữ Nước mà làm không xong, lại để rơi vào tay quân thù xâm lược, như Miền Nam chúng ta đã rơi vào tay cộng sản Bắc Việt hoàn toàn vào ngày 30.04.1975.

    Thưa qúy vị,

    Tuy đã bị thất trận và làm mất Nước là một mối nhục lớn, thân lại còn bị tù đày nô lệ, phải lao công khổ dịch, thì mối thù và nỗi nhục này làm thế nào cha ông ta có thể rữa cho xong. Vì các ngài đã mang lấy trách nhiệm của tiền nhân, của quốc gia dân tộc trao lại. Hơn nữa các ngài là người đứng đầu thiên hạ, nên các ngài quyết tâm rữa mối nhục quốc thù này bằng bất cứ giá nào, cho dù có hy sinh đến tánh mạng. Chúng tôi nghĩ đó là cái nợ, cái ân và cũng là bổn phận của các ngài phải chu toàn.

    Quả thực, chúng tôi nghĩ không có mối nhục nào ray rức tâm tư cho bằng nỗi đau của người mất Nước, thân bị tù đày, cảnh nhà nô lệ, dù nô lệ cho ngoại bang hay nộ lệ cho một thứ chủ nghĩa phi nhân, phi dân tộc, thì vẫn là nỗi đau chung cho mọi người. Như một thi nhân thời tiền cổ nói lên một câu để đời cho chúng ta suy gẫm : « nếu cục đá biết khóc, thì nó sẽ khóc cho cảnh Nước mất, Nhà tan trong tay giặc thù ». Chí lý thay! Thâm thúy thay! Vì nỗi đau nhức nhối làm rướm máu con tim do nỗi đau mất Nước này, mà cha ông chúng ta đêm đã không ngủ, ngày quên ăn. Lúc đi nghỉ thì nằm trên cỏ gai, đi ra, đi vào thì nếm mật đắng treo ở đầu cửa ra vào, để luôn nhắc nhở cho mình nỗi đau, nỗi nhục của người mất Nước mà quyết chí phục thù dành lại giang sơn. Ôi thù Nước, nghĩa Đồng Bào thật là trọng đại! Vì chỉ có kẻ vô sỉ, thất phu mới không xem thù Nước cùng lời thề Non Sông là nặng. Nhưng may thay, chúng ta đọc qua lịch sử Nước Nhà, cha ông dân Việt ta không phải là kẻ thất phu vô sỉ. Do đó, cha ông chúng ta đã bao lần nổi dậy, đứng lên phất cờ khỏi nghĩa chống lại kẻ thù của Đất Nước, hầu đuổi quân thù ra khỏi bờ cỏi Việt Nam : Nào Hai Bà Trưng, Bà Triệu Thị Trinh, Đức Ngô Quyền, Đức Trần Hưng Đạo, Đức Lê Lợi, Đức Nguyễn Huệ, Đức Nguyễn Tri Phương, Đức Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thái Học v.v.

    Qúy vị thấy đó cho dẫu có ngàn năm đô hộ giặc Tàu, trăm năm đô hộ giặc Tây, dân Việt chúng ta đã bao lần vùng lên đánh đuổi quân ngoại xâm thật oai hùng, lớp này ngã xuống, thì có lớp người khác vùng lên quyết đuổi cho bằng được quân thực dân ra khỏi lãnh thổ nhà. Vì dân Việt chúng ta có giòng máu bất khuất chẳng chịu cảnh nhục mất Nước, làm thân nô lệ cho người. Hơn nữa, dân Việt là giòng giống Lạc Hồng, không sợ gian nguy, chẳng ngại khổ cực, để tranh đấu cho sự sinh tồn của con dân Bách Việt, hầu không thể bao giờ bị xóa tên dưới ánh nắng mặt trời. Do thế, khi dân Việt ý thức lẽ Nước la trọng, và mối quốc thù thì phải trả, cho dù có mạnh và hung tàn như đế quốc Mông Cổ, vó ngựa họ đã dẫm nát cả Âu Châu – Nhưng khi quân Mông Cổ đến xâm lấn Đất Việt ta, dân Nam chúng ta biết đoàn kết lại đuổi giặc thù, thì Thoát Hoan phải chạy bán sống bán chết, chui vào ống đồng mà thoát thân. Rồi Pháp là Nước văn minh, tiến bộ, xâm thực dân ta gần non thế kỷ, ấy khi dân Việt đồng lòng đoàn kết đuổi quân thù đã đánh cho Pháp thua trận nhục nhã.

    Dù ở trời Tây hay trời Đông, khi Nước đã mất, thì chuyên lo phục thù của người dân là lẽ đương nhiên hợp đạo lý tồn vong của một dân tộc. Qúy vị xem như Nước Đức thua trận đệ nhất thế chiến vào năm 1911-1918, họ đã ngậm đắng nuốt cay chịu nhục mất Nước hơn hai chục năm trời (thua Pháp). Song dân Đức với ý chí vùng dậy, không lấy làm thất vọng, họ tính toán quyết trả thù huyết hận cũ. Do vậy, mà hai mười năm sau người dân Đức lại nỗi dậy, vùng lên, phất cờ khởi nghĩa trả lại mối thù xưa thua Pháp. Và sau đó, trong thời đệ nhị thế chiến, thì Pháp đã bị Đức đô hộ mấy năm dài. Đối với người dân Đức khi trả được mối nhuc này, thì họ lấy đó làm hãnh diện cùng niềm tự hào cho dân tộc mình. Cũng như Nhật Bổn vào đầu thế kỷ này, vì sự nhục bại binh với Nga, cho nên vua quân họ đã quyết trả thù cho bằng được. Do đó vào năm 1903, Nhật dám khai chiến với Nga và đánh tan hạm đội hùng mạnh của Nga, để trả được mối thù cho Nước Xưa kia.

    Như qúy vị thấy rõ thù Nước thật là trọng! Và không ai có thể quên được chuyện quốc thù mà chẳng lo trả cả. Vì đó là cái « nợ » đối với Nước và cái « nghĩa » đối với đồng bào và dân tộc, cho nên chúng ta có bổn phận phải chu toàn.

    Xin nhìn lại người Việt chúng ta ở Hải Ngoại cũng như trong Nước, ai trong chúng ta không kẻ mất cha, người mất mẹ, kẻ mất vợ, người mất chồng, cha mẹ mất con cái v.v.. Vả nữa, tài sản mất hết, ruộng vườn bị tướt đoạt, lại thêm nhà tan cửa nát, thân bị tù đày trăm thứ cực hình phủ xuống trên thân thề …Ôi mối nhục này lấy gì trả đây ? Mối thù này lấy gì trả đây ? Nếu chúng ta không biết đoàn kết lại cùng nhau tâm nguyện, phải trả mối nhục này bằng bất cứ giá nào, phải trả mối quốc thù này một lần cho xong với Nước, với đồng bào dân Nam, hầu giải thể cái chế độ cộng sản Hà Nội vong bản, bán Nước, bán Dân, bán đất đai, biển cả và tài nguyên cho bọn Rợ Hán Trung Cộng, là kẻ thù muôn kiếp của Dân Việt chúng ta.

    Vì tầm tối hậu của sự đoàn kết này, vì sự tồn vong của Dân Tộc Việt Nam chúng ta, chúng tôi xin được kể cho qúy vị câu chuyện của thời Đông Chu với cái gương vua-tôi Nước Việt định quốc phục thù thật là độc đáo, để chúng ta cùng nhau học hỏi phải hành động như thế nào.

 

b) Chính Sách Định Quốc Cùng Ý Chí Và Mưu Lược Phục Thù Của Câu Tiễn

 

   Qúy vị rõ Câu Tiễn vua Nước Việt đã mang mối thù với Nước Ngô như nước sâu, như biển rộng, thế nên ông quyết chí phục thù cho bằng được với bất cứ giá nào. Và Việt đã thành công trong sự phục thù này, Ngô bị tiêu diệt hoàn toàn. Ở đây chúng tôi muốn ngụ ý nói lên cái ý chí sắt đá, cái guơng đoàn kết một lòng của vua Việt và thần dân.

    Chúng ta biết khi Câu Tiễn bị Ngô Vương bắt về Nước Ngô, thì ông phải làm thân tôi mọi ở đất người. Câu Tiễn lả kẻ nuôi ngựa cho vua Ngô. Từ đó Câu Tiễn đã nuôi hận, nhẫn  nhục, làm kẻ nhún nhường, khúm núm, hầu cậy được lòng tin của Ngô Phù Sai. Nhờ các hành động này (dưới mắt người trần thiên hạ cho là đê hèn, bạc nhược), càng ngày Phù Sai càng tin Câu Tiễn, nghĩ rằng Câu Tiễn không có ý định phục thù mình…Để rồi từ đó lúc được Ngô Vương thả cho về, thì Câu Tiễn ngày đêm nuôi tâm niệm mối thù mất Nước này. Cái hay chúng tôi thấy ở Câu Tiễn là biết dùng người và tạo được sự đoàn kết của toàn dân là bí quyết thành công, để trả mối quốc thù. Bởi ông giao quyên chính cho Văn Chủng và Phạm Lãi. Riêng Câu Tiễn vì muốn báo thù nhanh, cho nên ông quyết làm việc suốt ngày đêm. Khi nào buồn ngủ thì ông lấy cỏ gai đánh vào mắt, khi chán lạnh thì ông lấy nước lạnh rữa người cho lạnh thêm. Mùa Đông thì ông ngồi trên băng giá, còn mùa hạ thì ông ngồi trên đống lữa nóng. Khi mệt mỏi đi nằm nghỉ, thì ông nằm trên đống củi, chớ không nằm trên nệm êm. Ông làm vậy, với mục đích là luôn nhắc nhở cho mình sự cay đắng. Vả nữa, Câu Tiễn còn treo mật đắng trên đầu giường để nếm, đêm nằm thì nước mắt đầm đìa, hằng khóc cho mối nhục thua trận ở Cối Kê, rồi ông kêu không ngớt hai chữ Cối Kê, Cối Kê, để bắt mình luôn phải nhớ mối nhục phải trả.

    Còn chuyện Nước, Câu Tiễn thấy trong Nước suy bại, dân chúng ốm yều, thì ông liền ban lệnh cho con trai không được lấy vợ già, ông già không được lấy vợ trẻ. Con trai hai mươi chưa lấy vợ, con gái mười bảy chưa chồng, thì ông bắt tội cha mẹ. Đàn bà có thai sắp ngày sinh phải đi báo cho quan điạ phương biết, để thầy thuốc đến chăm lo săn sóc thuốc thang. Hễ ai sinh con trai thì thưởng cho một hủ rượu và một con chó, sinh con gái, thì thưởng cho một con heo và một hủ rượu. Ai sinh được ba con thì Nhà Nước nuôi giúp. Ai chết thì Câu Tiễn thân hành đi đứa đám tang và thuơng khóc như người thân.

   Hễ đi đâu, như lúc ra ngoài thì Câu Tiễn thường hay để cơm nưóc trong xe, để lúc gặp trẻ con thì ông cho ăn tử tế, và hỏi han tên họ cùng gia đinh một cách ân cần. Khi đến mùa cày cấy, ông cũng vác cày đi cày như dân chúng. Bà vợ thì chăm lo việc nuôi tằm, canh cửi, chia sẻ nỗi cực nhọc cùng với mọi người. Trong bảy năm dài, Nhà Nước không hề thu thuế của dân, đồng thời mọi người ăn mặc và tiêu pha rất tiếc kiệm. Song về phần Nước Ngô, Câu Tiễn khôn ngoan cho người sang cống sứ lễ vật, để tỏ lòng hoàn toàn thần phục theo phận tôi thần.

    Tuy nhiên trong lúc đó, chúng ta biết Văn Chủng đua ra chính sách làm suy yếu kẻ thù cho Câu Tiễn thi hành. Đây là 7 kế độc hại, để phá Ngô cho Việt được lợi, 7 kế đó như sau :

1.Tốn của để mua lòng vua Ngô.

2. Lấy giá đắt mua thóc và cỏ để cho Ngô khan hiếm.

3. Dâng Mỹ Nữ cho Ngô để vua Ngô xao lãng việc trị Nuớc.

4. Dâng gỗ tốt, thợ khéo cho Ngô xây cất đền đài, để hao tốn của kho làm cho dân tình ta thán.

5. Hại kẻ tôi trung của Ngô, cho Ngô thế cô, lực yếu.

6. Dùng kẻ mưu thần cho lọan Nuớc Ngô.

7. Tích của, luyện quân, để chờ lúc Ngô suy yếu thì đem quân sang đánh.

    Câu Tiễn nhất nhất đều nghe theo chính sách này của Văn Chủng. Còn Phạm Lãi thì mời người giỏi nghề kiếm kích như người xử nữ ở Nam Lâm và Trầm Âm, là người Nước Sở trốn sang Việt, có biệt tài cung nỏ, lưu lại Việt rồi dạy nghề cho quân lính Việt. Nhờ đó, chẳng bao lâu thì quân binh Việt rất hùng mạnh, mỗi lần xung trận là nắm phần thắng trong tay, và Việt chờ thời thuận tiện hầu diệt Ngô. Qủa nhiên, sau hai lần đánh Ngô, thì Việt Câu Tiễn đã tiêu diệt nhà Ngô tận tuyệt. Chúng ta xem đó, cái ý chí phục thù của toàn thể dân Việt thật độc đáo, đáng cho người Việt Nam chúng ta học hỏi bắt chước.

    Thua Qúy Vị,

    Bài học về Câu Tiễn mà chúng tôi ngụ ý đưa ra cho qúy vị đây, đó là thuật hòa mình với dân, thương dân thật tình để nắm được lòng dân (chúng tôi cũng có thể gọi là thế liên kết với dân, để tạo được sự đoàn kết cùng đồng tâm, hầu gây nên một sức mạnh). Chúng ta thấy Câu Tiễn đã dùng thuật này qua việc hỏi dân, vỗ về dân, cùng làm và cùng ăn với dân, thương dân và chia sẻ cay đắng với dân. Đồng thời, ông cũng chịu thức khuya, dậy sớm làm việc và tiết kiệm cùng dân.Lại thêm Nhà Nước không thu thuế trong bảy năm trường, để lấy ân huệ với dân, cho lòng dân cảm nghĩa mà cùng sống chết với Nước.

    Do vậy, dân chúng không cảm đức Câu Tiễn sao được ? Vì họ đã thấy vua thương họ, cùng chịu khổ với họ, thương họ như con đẻ và lo cho họ được sống giàu sang, no ấm. Thế tất, dân phải cảm đức mà thương lại vua, quyết một lòng với vua, vì Nước : vua đã dùng đức mà trị dân, ắt dân phải cảm do ân đức đó là lẽ dĩ nhiên. Do từ đó mà Câu Tiễn nắm được lòng dân, đoàn kết được quốc gia, dân tộc, để cùng chung lo việc trả mối quốc thù.

 

IX. PHƯƠNG THỨC ÁP DỤNG CÁC CHÍNH SÁCH

 

    Chúng tôi ước gì mỗi người Việt chúng ta, cũng như các giai cấp lãnh đạo của các hội đoàn, của các đảng phái, biết học hỏi và áp dụng lấy cái gương của người xưa đây mà đem ra thực thi trong đời sống mình, để tạo nên sự đoàn kết, hầu có thể đánh thắng được phỉ quyền Hà Nội.

    Khi viết đến các chính sách hòa mình và đoàn kết của Câu Tiễn với toàn dân, thì chúng tôi nhớ lại cái chính sách « tam trợ », gọi là trợ sống, trợ cư và trợ bệnh, cùng thêm cái chính sách « tam đồng », có nghĩa đồng ăn, đồng ở và đồng làm mà chúng tôi đã có thời học hỏi từ thủa xưa. Chúng tôi xin thuật lại cho qúy vị hay về phương thức áp dụng hai chính sách tam đồng cùng tam trợ này, trước hết để chúng ta thu hút nhân tâm, sau là tạo được sự đoàn kết, xây dựng quốc gia.

1. Chính Sách Tam Trợ

    Trợ sống, có nghĩa là giúp đỡ người dân được sống yên ổn, có công ăn việc làm, có cơm ăn áo mặc, để người dân vui sống yên hàn  mà tin tưởng vào chính thể.

    Trợ cư, có nghĩa là lo cho người dân, chúng ta (chánh quyền) phải lo cho mỗi người dân được một mái nhà trú ẩn, mái nhà ấy không cần tiện nghi đầy đủ, song chớ quá tồi tệ. Có nghĩa là có được một mái nhà đúng nghĩa với cái nhà để ở, không phải là túp liều tranh khi có gió bão thì bị cuốn đi. Khi được một mái nhà, chúng ta cũng phải tạo cho họ một mảnh vườn hay vài sào ruộng, để họ có thể trồng rau trái hoặc cấy lúa hầu sinh nhai. Các điều này chúng ta phải giúp họ tận tình, chớ không thể làm lấy có.

    Trợ bệnh, có nghĩa chúng ta giúp đỡ người dân lúc đau ốm hoặc nhà có tang chế. Chúng ta cố gắng tạo cho mỗi làng dù heo hút hay ở tận núi sâu có được một nhà hộ sinh, một bệnh xá chuyên lo sức khoẻ và chăm non việc sinh nở của dân chúng trong vùng đó.

2. Chính Sách Tam Đồng

    Đây là chính sách đồng ăn, đồng ở và đồng làm. Chính sách này có nghĩa là chúng ta hòa mình với người dân quê hay thị thành : chúng ta cùng ăn, củng ở cùng chia sẻ làm việc với họ, để hiểu tâm tình của họ. Nhờ cách ăn ở cùng làm này giúp chúng ta có thể hiểu người dân, mà tìm cách giúp đỡ hay khuyên bảo họ những lời lẽ hơn thiệt cho họ biết, hầu họ vui sống. Để rồi nhờ đó, chúng ta dễ dàng « rỉ tai » để nói về chính nghĩa của chúng ta, hầu cho người dân tin tưởng nơi lập trường và chính thể. Hơn nữa, chính sách đồng ăn, đồng ở và đồng làm, lâu ngày đầy tháng thì sinh ra cảm tình thêm sâu đậm, nhờ đó chúng ta lôi cuốn được người dân theo chúng ta.

    Hai chính sách tam trợ và tam đống, nếu chúng ta thực tâm thực hành nghiêm chỉnh, đồng làm, đồng giúp, đồng chia sẻ cùng nâng đỡ các sự khó khăn và cực nhọc của người dân, thì các hiệu qủa thu hút nhân tâm, và cho nhân dân đứng về phe mình, thì lúc ấy chúng ta nói gì mà dân chúng chẳng nghe theo. Chúng tôi nghĩ hiệu qủa thật lớn lao !

 

X. ĐỂ KẾT LUẬN

 

    Thưa qúy vị,

    Để kết luận cho những tâm thư này, chúng tôi xin phép được nhắc lại đôi điều với qúy vị, như chúng tôi đã nói ở phần trên, là chúng ta phải biết điều trọng, lẽ khinh, điều nào ưu tiên phải làm và điều nào phải tránh đi. Như qúy vị thấy gương Nước Mỹ và Liên Sô vào thời đệ nhị thế chiến, tuy là kẻ thù của nhau, nhưng vì hiểm họa Hitler, họ phải liên kết lại với nhau để diệt trừ Đức Quốc Xã cho nhân loại. Bởi nếu họ không liên kết lại cùng nhau, thì với sức mạnh của Đức quốc xã thời đó, dẫu Liên Sô hay Mỹ thì cũng có thể nguy hại đến Nuớc Nhà họ. Hay nữa, như gương của Cộng Đoàn Đoàn Kết Ba Lan, họ đã biết đoàn kết một lòng, từ các chức sắc lãnh đạo tôn giáo đến các nhà vị vọng trí thức của Ba Lan, đều tâm nguyện đứng sau lưng Lech Walesa để tranh đấu chống lại Nhà Nước Ba Lan cộng sãn. Và chính nhờ ý chí can trường, sự khôn ngoan, lòng yêu Nước thiết tha của Lech Walesa cộng thêm sự đoàn kết một lòng của dân chùng Ba Lan, mà họ đã đánh gục được cộng sản sắt mắu Ba Lan. Để rồi nhớ Công Đoàn Đoàn Kết đi tiên phong trong việc đánh đổ được Nhà Nước cộng sản Ba Lan, mà các Nước Đông Âu và Liên Sô cùng vùng dậy dành lại chủ quyền của mình, thoát ách được ách cai trị tàn bạo của cộng sản.

    Do thế chuyện đoàn kết hay tinh thần đoàn kết đòi hỏi tâm thức chúng ta biết nhận định điều phải, lẽ hay, xem Nước Nhà là trọng, và các sự hiềm khích hay mối bất hòa là chuyện nhỏ, để lo chung việc đại sự là việc Nước. Nhất là khi chúng ta cùng nhau một lý tưởng, một mục đích là giải thể cho được chế độ phỉ quyền Hà Nội hiện nay. Chúng ta cần nhận thức cho rõ ngày nào còn cộng sản Hà Nội, ngày nào còn những tên Việt gan công sản bán nưóc, bán dân, thì các quyền tự do và dân chủ không có, nhân quyền bị coi rẽ, và Đất Nước vẫn cón lạc hậu cùng nghèo nàn. Do đó, còn Đảng Việt gian cộng sản là còn mối họa cho Dân Tộc tiến lên sự tự do, dân chủ, giàu mạnh và an thái. Vì như mới đây báo chí thế giới đã phanh phui tên Việt Gian Nguyễn Tấn Dũng đã nhận tiền « hối lộ » của các tập đoàn công ty của Tàu Cộng, đế ký cho chúng vào khai thác « bauxite », bất châp các lời phản đối của dân chúng và các nhà khoa hoc và tri thức Việt Nam về tầm ảnh hưởng môi sinh và an ninh quốc phòng của Quốc Gia.

 Thế nên hơn lúc nào hết, Đất Nước đang lâm nguy vì những tên vô lại không còn máu huyết người Việt nữa trong thân xác và tâm hồn trí óc của chúng.  Chúng chỉ biết tiền, biết mấy « ả xẩm » con cháu của lũ Rợ Hán chuyên lo đi xâm thực Đất Việt chúng ta.  Như thế vấn đề đoàn kết là tiếng chuông gọi mời hết tất cả những người Việt Quốc Nội cũng như Hải Ngoại cùng một lòng, một tâm trí liên kết lại để tạo sức mạnh. Và để tạo dược sức mạnh như thế, thì chúng tôi nghĩ chúng ta nên bắt chước như gương các nhà lãnh đạo tôn giáo và các vị trí thức Ba Lan, họ quyết tâm đoàn kết đứng sau lưng Lech Walesa và Cộng Đoàn Đoàn Kết, hổ trợ mọi mặt tinh thần cũng như vật chất cho Lech Walesa và Công Đoàn Đoàn Kết đạt được thắng lợi.

     Để rồi cái gương đoàn kết của người dân Ba Lan cho người Việt chúng ta một bài học một kinh nghiệm thực tế, là chớ khinh thường anh ấy chỉ là thường dân, ít học, hạ cấp, ông kia chỉ là trung sĩ quèn, mà không chịu phò tài bà lãnh đạo, chính sách cứu Nước của người ta. Cái bệnh « nằm mơ » qúa khứ, rồi cái « mặc cảm « tự tôn và tự tri » vẫn còn đeo mãi trong một số người Việt chúng ta : tôi trước đây là thủ tướng, tướng lãnh, sĩ quan cáo cấp, là tổng trưởng này, nghị sĩ này, dân biểu nọ, rồi là đảng trưởng đảng phái này  hay đảng phái nọ. Hoặc nữa, tôi trước đây là bác sĩ, kỹ sư, giáo sư vv., thì tôi phải lãnh đạo các hội đoàn A, đảng phái B.. Họ không chịu nghĩ lại một số vị trong họ : từ ông tổng thống, thủ tướng, đại tướng, bao tướng lãnh, sĩ quan cao cấp, bao ông nghị sĩ, bao ông đảng trưởng, bao ông bộ trưởng tai to mặt lớn này, giặc cộng chưa đến nơi thì họ đã bỏ hàng ngũ binh lính cùng người dân, bỏ đảng viên mình, để cùng gia đình chạy thoát thân trước tiên.

   Thế đó, điều chúng tôi muốn nói ở đây, dẫu anh là trung sĩ, hay cán bộ tầm thường vv., nhưng anh có tâm huyết vi Nước, có tài lãnh đạo, có uy tín với đồng bào, quần chúng, dám sống chết vì dân tộc cho chuyện đánh gục tập đoàn phỉ quyển đỏ Hà Nội, giải thoát gông cùm cho người dân Việt – Tại sao chúng ta không đứng sau lưng anh, hổ trợ tinh thần cùng vật chất cho anh, cho hội đoàn, cho đảng phái của anh, hầu anh hay hội đoàn hoặc đảng phái của anh, có phuơng tiện hay sức mạnh cần thiết để đạt thắng lợi ?

   Do vậy, qúy vị thấy chuyện đoàn kết hay tinh thần đoàn kết thật hệ trọng! Bởi một giai đoạn lịch sử của Dân Tộc, của Đất Nước Nhà (hoặc của nhân loại) cần có một lãnh tụ, hoặc tạo nên một lãnh tụ, cần có một đảng phái v.v. cho một giai đoạn tranh đấu với quân thù như gương Lech Walesa, anh thợ điện đóng tàu ở hải cảng Dansk, anh có công ủi sập chánh quyền sắt máu của tướng Jaruzelski. Và anh cũng có công rất lớn, đóng góp vào sự sụp đổ của các chế độ cộng sản Đông Âu và Ấu Châu, nhờ đó mà chấm dứt vĩnh viễn cuộc chiến tranh lạnh trên thế giới. Anh trở thành người hùng của dân tộc Ba Lan và vĩ nhân của nhân loại. Để trở lại chuyện lịch sử  Nước Việt, thì chúng ta xem gương Nguyễn Trãi phò  Vua Lê Lợi. Vua Lê Lợi xuất thân chỉ là ông nông dân giàu có, ít học, cày sâu cuốc bẩm. Song ngài dám bỏ công, bỏ của ra chiêu mộ nhân tài, luyện tập binh bị để đánh đuổi quân Minh cướp Nước, đến nỗi Nguyễn Trãi, là nhà đại trí thức văn võ song toàn nghe danh ngài, thì đến xin ra mắt đầu quân, dâng kế binh sách đánh giặc Minh. Vì Nguyễn Trãi nhìn thấy ở Vua Lê Lợi là người có chí khí hết lòng cho Non Sông Dân Tộc, lại có tài lãnh đạo như bậc quân vương. Hơn nữa Nguyễn Trãi biết xem điều trọng, là thù Nhà, nợ Nước cùng mối quốc thù, mà phò Bình Định Vương Lê Lợi, để dân Việt chúng ta có được sự chiến thắng quân Minh oai hùng.

    Lịch sử của các anh hùng, các vĩ nhân của dân tộc, của nhân loại đã có công dựng Nước, cứu đồng bào và nhân loại, luôn luôn là mẫu guơng cho chúng ta học hỏi noi theo. Chúng tôi nghĩ rằng, quả mỗi người Việt Nam chúng ta trong Nước hay Hải Ngoại, biết nhận thức rõ các điều quan hệ này, là hiểu thầu được mối nhục, mối quốc thù nhà tan cửa nát, gia đình phân tán ví những tên Việt gian cộng sản Hà Nội – Để rồi chúng ta : các tôn giáo, các ngưòi dân Việt : Kinh hay Thuợng đoàn kết lại, là nông dân, thợ thuyền, trí thức hay dân giả cùng xiết tay nhau, đồng một lòng, quyết đồng sinh đồng tử : chung một ý tất cả cho Đất Nước, vì Đồng Bào, cho tương lai con cháu chúng ta – Cộng với chính sách tam trợ, tam đồng, hổ trợ thêm cho lòng dân quật khởi, rồi như ngọn lữa gặp được gió và dầu lan mạnh cùng bừng cháy mãnh liệt, quét sạch cái « Bộ Tà Trị Hà Nội » và Đảng gian phi Việt gian cộng sản một lần, để trả nợ cho xong mối quốc thù.

                                                                               Thân Chào Quyết Thắng

                                                                                Nam Giao Lê Thiện Bình

error: Content is protected !!