Tin Văn Thơ Lạc Việt

Lê Văn Hải Tóm Lược: Mung Ngay Quan Luc! Mung Ngay Cua Cha!

Mừng Ngày Quân Lực! Mừng Ngày Của Cha! 

  

BỐ TÔI, NGƯỜI LÍNH VIỆT NAM CỘNG HÒA.

 

Hồi còn bé, tôi không hiểu được, vì sao không phải mẹ tôi, mà bố tôi luôn luôn ở nhà chăm sóc cho tôi. Từ từ tôi mới nhận ra, trong đám bạn bè, tôi là người duy nhất luôn luôn có người bố bên cạnh. Thiếu tình

mẹ, tuy nhiên, tôi cũng cảm thấy an ủi, mình là người rất may mắn, còn hơn nhiều đứa trẻ thiếu cả tình thương của cha lẫn mẹ.

Sau này tìm hiểu thì tôi biết, bố tôi là một lính VNCH, bị thương trên chiến trường, được mẹ tôi bảo lãnh đến Mỹ theo diện đoàn tụ, bà lo cho ông hưởng tiền trợ cấp tàn phế. Lúc tôi được hơn 3 tuổi, bố tôi và mẹ tôi ly dị, bà đã lập gia đình với một người đàn ông khác, nhường tôi lại cho bố tôi nuôi. Trong ký ức trẻ thơ, tôi có hình dung được hình ảnh của mẹ tôi một vài lần, khi bà đến thăm, nhưng rất xa lạ, vì luôn luôn

bà đi chung với một người đàn ông nhìn tôi với ánh mắt lạnh lùng. Tôi có tí mặc cảm về địa vị bố tôi ngoài xã hội, so với bố của những đứa trẻ khác, tuy nhiên việc chăm sóc tôi thì hoàn hảo, ông chăm lo cho tôi từ việc lớn đến việc nhỏ, không phải đụng tay vào bất cứ thứ gì. Trong suốt thời gian tôi học tiểu học, ông còn thuyết phục ông tài xế xe bus đón tôi đi học ngay tại cửa nhà, thay vì ở trạm xe , cách xa nhà

tôi 4 dãy phố. Khi tôi bước vào nhà, lúc nào bố tôi cũng chuẩn bị sẵn thức ăn trưa, nào cá kho, thịt kho, rau xào và có cả canh nữa. Lâu lâu cũng có thức ăn Mỹ, sandwich, hamburger, bơ đậu phộng, và còn thay đổi theo mùa. Giáng Sinh bánh có viền xanh hình cây thông, Valentine có hình trái tim..vv… Khi tôi lớn hơn một chút, vào năm đầu tiên trung học, tôi lại thích sống độc lập, tôi muốn thoát ra những cử chỉ yêu

thương dành cho con nít của bố, vì sợ chúng bạn trêu chọc. Nhưng chẳng bao giờ bố buông tha tôi cả, một đôi khi tôi rất bực mình. Cấp trung học, tôi không thể về nhà ăn cơm được nữa, phải bắt đầu tập tự lo cho

mình. Nhưng bố tôi lại thức dậy sớm hơn thường lệ để chuẩn bị bữa ăn trưa cho tôi. Ông cẩn thận ghi cả tên tôi bên ngoài túi giấy đựng đồ ăn. Lật dưới đít bao giấy, luôn luôn có một vài hình vẽ nhỏ, khi thì

căn nhà, khi thì dòng suối, ngọn núi, chim cá và hình trái tim với dòng chữ “I Love You Tammy!” Nào hết đâu, bên trong những chiếc khăn giấy cũng có những dòng chữ triều mến “Bố thương con nhiều”. Ông luôn viết, hay có những câu nói bông đùa như thế để nhắc nhở là ông yêu thương tôi nhiều, và muốn làm cho tôi vui. Tôi thường lén ăn trưa một mình để không ai thấy được cái túi giấy và khăn ăn. Nhưng cũng chẳng giấu được lâu. Một hôm, một đứa bạn tình cờ thấy khăn ăn của tôi, nó chộp lấy la lên và chuyền đi khắp căn phòng cho mọi người xem. Mặt tôi nóng bừng, bối rối, mắc cỡ muốn chui đầu xuống đất. Bữa hôm đó tôi về, đã làm mặt giận với bố tôi và “cấm” ông ấy không được viết, vẽ “bậy bạ” trên khăn giấy nữa, để bạn bè không coi tôi như đứa con nít lúc nào cũng cần người lớn chăm sóc. Lần đầu tiên tôi thấy bố tôi buồn, lặng lẽ vào phòng đóng cửa. Ngày hôm sau, tôi vô cùng ngạc nhiên vì tất cả bạn bè bu chung quanh tôi, chờ để được xem chiếc khăn ăn, nhưng lần này thì trống trơn, không có dòng chữ hay hình vẽ gì cả. Nhìn mặt bọn chúng thất vọng, hụt hẫng, tôi mới hiểu ra, tất cả chúng nó đều mong ước có một ai đó biểu lộ tình thương yêu ngọt ngào giống vậy đối với chúng. Lúc đó lòng tôi len lén cảm thấy vui vui, dâng lên niềm tự hào về bố. Tôi vội về làm lành với bố, và những giòng chữ, những hình vẽ yêu thương lại tiếp tục. Những năm còn lại trong trường trung học, tôi vẫn đều đều có những chiếc khăn đặc biệt ấy. Và từ đó, tôi giữ lại, chứa trong một cái hộp riêng, giấu kín. Chưa hết, khi vào đại học, tôi phải rời xa bố, tôi nghĩ thông điệp xưa kia của bố sẽ phải chấm dứt. Nhưng tôi và bạn bè rất vui sướng vì những cử chỉ biểu lộ tình cảm của bố tôi vẫn tiếp tục qua hình thức khác. Ở cấp đại học, dĩ nhiên không còn thấy bố tôi đứng chờ khi tan học, vì thế, tôi hay gọi điện thoại cho ông, chi phí điện thoại khá cao, nhưng không sao, tôi chỉ muốn nghe được giọng nói của ông mà thôi. Suốt năm học đầu tiên, chúng tôi quen lối nói chuyện như thế và sau đó kéo dài một năm. Thường thì sau khi tôi nói lời tạm biệt, câu cuối cùng không bao giờ thiếu. “Này Tammy” Tôi thường trả lời “Dạ, gì thế bố?” “Bố thương con nhiều.” “Con cũng thế. I Love You!” Hình như bố tôi nhận ra chi phí mắc mỏ cho những cuộc điện đàm, từ đó, tôi bắt đầu nhận thư mỗi thứ sáu. Ban thường trực phát thư của trường đều biết ai là người thường gửi lá thư này, mặc dù địa chỉ hồi âm luôn luôn ghi là KBC 1678. (Sau này tôi khám phá ra, KBC viết tắc là Khu Bưu Chính, địa chỉ trong quân đội ngày trước nơi bố tôi phục vụ. Còn số 1678 dễ quá, là số nhà tôi hiện tại.) Nhiều lúc bên ngoài bì thư, địa chỉ được viết bằng bút chì và tiếp theo đó là những lá thư có hình con mèo và con chó của gia đình tôi, có vẽ những hình tháp nhiều từng, hình cây cầu nhiều nhịp in trên sóng nước. Hè năm đó, bố tôi và tôi du lịch về Việt Nam, lúc đó tôi mới biết là Chùa Một Cột, Chùa Thiên Mụ, Cầu Tràng Tiền v.v…

 

Hải Lê

 

 

 

HỌ LÀ NHỮNG ANH HÙNG KHÔNG TÊN TUỔI, SỐNG ÂM THẦM TRONG BÓNG TỐI MÊNH MÔNG!

            Kể từ Tháng Tư Đen năm đó, gần nửa thế kỷ, đã hơn 36 năm bền bỉ, mỗi năm, vào mỗi Ngày 19 Tháng 6, tại khắp các quốc gia tên thế giới, nơi nào có người Việt tỵ nạn, nơi đó đều có tổ chức những buổi lễ nhằm vinh danh Những Người Lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

            Trong dịp này, ngoài những buổi văn nghệ, hay diễn hành trọng thể, nhắc nhở cho mọi người nhớ lại những hình ảnh của người lính thân yêu của Miền Nam Việt Nam trước 1975. Các cơ quan truyền thông Việt, Mỹ khắp nơi cũng trưng bày nhiều tài liệu, thước phim lịch sử, nhận định về một quân lực, đánh giá sự can trường, dũng cảm của những người lính và những khó khăn mà một quân đội quá thiếu thốn đủ mọi phương diện phải đảm đương. Thế mà vẫn vượt qua suốt trên 20 năm dài, qua hai nền Cộng Hòa trẻ trung, cuối cùng bị… bức tử! Đau thương hờn tủi “gặm một khối căm hờn trong cũi sắt” cho đến bao giờ!

            Riêng những nhà nghiên cứu về lịch sử, quân sử tất cả đều đồng ý rằng: Trong lịch sử thế giới gần đây, chưa có một quân đội nào phải gánh chịu nhiều đau thương, nghiệt ngã, tủi nhục như Quân Đội VNCH. Một quân lực có lúc được coi như hùng mạnh nhất miền Đông Nam Á, quân số lên đến cả triệu binh sĩ. Quân đội đó đã từng chiến đấu anh dũng, hiên ngang đối mặt với kẻ thù Cộng Sản trên khắp các mặt trận, đã từng nhiều lần chiến thắng vinh quang, đã từng gây cho kẻ thù những tổn thất kinh hoàng, nặng nề trên khắp vùng lãnh thổ. Đổ xương máu giữ từng tấc đất quê hương, không hề dâng cúng, sang nhượng lãnh địa, lãnh hải của tổ tiên cho quan thầy như “những kẻ chiến thắng” thô bỉ nhu nhược “hèn với giặc, ác với dân” đang làm. Trên 300 ngàn Người Con Yêu Của Tổ Quốc đã hy sinh để bảo vệ quê hương, hiến thân mình cho tự do, bảo toàn đất mẹ trong suốt 20 năm. Vậy mà chỉ có một sớm một chiều, quân đội hùng dũng, kiên cường ấy lại bị tan hàng buông súng! Dẫn đến một Tháng Tư đau thương bi thảm nhất trong lịch sử, để từ đó đân tộc Việt bị nhận chìm xuống vũng lầy Đỏ đến bây giờ vẫn chưa tìm ra lối thoát! Tại sao? Tại Sao và tại ai?

 

 

1.        LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐÓNG ĐINH MỘT QUÂN LỰC OAI HÙNG VÀO THẬP GIÁ?

Đó là dùng kỹ thuật cổ xưa như trái đất, nhưng khi áp dụng lúc nào cũng có kết quả. Tích xưa kể rằng: Có một người kia muốn làm thịt con chó nhà hàng xóm, hắn ta chờ con chó ra đường rồi rượt theo, la lớn: “Bớ làng nước ơi, con chó điên này nó định cắn tôi”! Thế là mọi người hưởng ứng tức thì, người cầm gậy, người đá, người đấm, con chó chết tươi! Nhìn con chó chết, kẻ lập mưu cám ơn mọi người rồi xoa tay nói lời ân nghĩa: “Để nó chết bờ chết bụi tội nghiệp, tôi xung phong đem nó về chôn”! Ai cũng khen anh ta biết lo chuyện an nguy cho mọi người và là kẻ tốt bụng! Đúng là được cả tiếng lẫn miếng! Vì thế, cố nhân đã tóm gọn trong câu: “Muốn giết chó, hãy gọi nó là con chó điên”!

Mưu kế hèn hạ này cũng đã được dùng để giết chết một quân đội oai hùng. Một đồng minh bội ước, tham lợi hơn tình, cấu kết với quân thù tạo nên phong trào phản chiến, bôi bẩn những người lính anh hùng, đang ngày đêm xả thân chiến đấu bảo vệ lý tưởng tự do. Thật đúng với câu: “Khi đồng tiền và quyền lợi xâm chiếm tâm hồn, lương tâm sẽ đội nón ra đi”!

Với Chúa Cứu Thế, người chủ trương hòa bình, yên thương với cả… thù! “Vã má này, đưa tiếp má kia” cho kẻ muốn đánh mình đánh tiếp. Hoàn hảo như thế làm sao có lý do để giết? Dễ thôi, gán cho Ông là người có máu cách mạng muốn lật đổ chính quyền để làm… vua! ( Dù chỉ muốn làm làm vua trên …trời!) Chỉ cần một lý do sơ đẳng này, đã quá đủ để đem nạn nhân ra đóng đinh, giết thoải mái.

Đau đớn thay một quân lực, chỉ vì quyền lợi của những cường quốc, những tham vọng thỏa hiệp trên bàn cờ quốc tế, đồng minh tin cậy nhất đã phản bội họ, bằng “Một nụ hôn GIU ĐA bán Chúa” qua Hiệp Định Bàn Tròn Ba Lê năm 1972, từ đó ngưng tiếp tế vũ khí, trói tay bạn trên chiến trường, lũng đoạn hậu trường chính trị để làm nản chí và mất niền tin chiến đấu, tạo điều kiện thuận lợi và dọn đường cho bọn Cộng Sản Bắc Việt cưỡng chiến miền Nam.

Lạ lùng thay, quân lực VNCH ngay khi bị bỏ rơi, vẫn kiên trì chiến đấu đơn độc, chiến đấu dũng cảm chống kẻ thù đông hơn gấp bội, vũ khí tối tân và dồi dào hơn nhiều, với sức yểm trợ tích cực từ tinh thần đến vật chất của Liên Xô, Trung Quốc và cả khối Cộng Sản Quốc Tế. Quân lực VNCH vẫn gan dạ, sừng sững kiên trì chiến đấu hiên ngang. Nếu cấp chỉ huy của họ không ra lệnh buông súng, chưa chắc ngày hôm nay phần thắng đã về ai! Niềm đau bị bức tử không chỉ nằm trong việc bị đồng minh phản bội, không cho người lính VNCH có cơ hội một mất một còn, đọ sức với quân thù. QLVNCH thất trận không phải vì thua kém, mà vì không có cơ hội chiến đấu; “Cọp trong cũi sắt phải giương mắt nhìn”, để đám khỉ mặc tình bày trò nhố nhăng. Những đau nhục sau khi cuộc chiến kết thúc, đã kéo dài gần nửa thế kỷ và còn mãi mãi cho đến khi nào QLVNCH có cơ hội chiến thắng lại kẻ thù mới thôi.

2.        TRẢ LẠI SỰ THẬT CHO LỊCH SỬ

Trở lại chiến dịch hèn hạ bôi bẩn để bức tử một quân lực kiêu hùng, quân thù đã cấu kết với bọn ngụy hòa bôi nhọ hình ảnh người lính VNCH. Nào là quân đội ấy chỉ có những tướng tá tồi tệ tham nhũng, những quân nhân vô kỷ luật hèn nhát, bỏ chạy trước quân thù, giỏi hà hiếp dân thôi, đi đến đâu thì ăn cắp gà, cắp heo… thật là rừng rú! Hình ảnh tướng Loan xử bắn tên đặc công Việt Cộng tại Chợ Lớn là một bằng cớ để cáo buộc tội tính chất dã man (?), ngậm máu phun người của kẻ thù và bọn tay sai. Đám bất lương khốn nạn này nâng cao kẻ thù lên tận mây xanh, báo chí phản chiến thì đăng hình ảnh chị tài tử Jane Fonda ngồi vắt vẻo, tươi cười bên họng súng phòng không, có các “anh bộ đội” vây chung quanh hít hà, bên cạnh tấm ảnh người lính VNCH đang chĩa súng vào đầu một người dân (thật ra là tên Cộng Sản trá hình) nhưng nào ai biết lòng lang dạ thú và mưu mô xảo quyệt của Việt Cộng đã dàn dựng. Chiến dịch bẩn thỉu này đã dìm hình ảnh người lính VNCH xuống tận bùn đen mà không có cơ hội được giải thích. Mặt trận tuyên truyền thật lợi hại, vừa ăn cướp vừa la làng, đến tất cả thế giới ngây thơ đều tin CSVN có chính nghĩa, kẻ xâm lăng trở thành kẻ tự vệ, và ngược lại.

Nhưng sau tháng Tư 1975, hình ảnh “hiền từ” (?) của kẻ chiến thắng đã hiện nguyên hình là những tên đồ tể khát máu đã làm thế giới sửng sốt. Trại tù “cải tạo” mọc lên khắp nước, hàng triệu người phải liều mình bỏ nước ra đi, một phần ba số người này đã vùi thân trong lòng biển cả, hoặc nơi rừng sâu nước độc, khi tìm đường chạy trốn bọn người “giải phóng”. Các lương tâm thật sự lu mờ, bán linh hồn cho quỷ đo,ũ đã bắt đầu nhìn thấy đâu là sự thật. “Anh giải phóng tôi hay tôi giải phóng anh?”

Bây giờ thì đã quá trễ để người đồng minh hối hận chuộc lại những tội ác tày trời, những lỗi lầm ân hận, vết nhơ còn mãi trong lịch sử, khi nhẫn tâm bỏ rơi miền Nam vào tay Cộng Sản. Phản bội một đồng đội can trường sống chết với họ trong mọi trận chiến. Đã bắt đầu có những bài báo thú nhận những hành động đốn mạt trong việc bôi bẩn một quân lực dũng cảm. Lương tâm cắn rứt, tác giả chụp tấm hình tướng Loan đã ngỏ lời xin lỗi. Các giới chức cao cấp nhất trong cuộc chiến (có cả tướng 4 sao) đã chính thức xin lỗi QLVNCH vì sự phản bội nhẫn tâm của họ.  Đài kỷ niệm các chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến Việt Nam mọc lên khắp nơi, hình ảnh người lính VNCH đã chiến đấu cho tự do bắt đầu được vinh danh. Từ miền Nam California, đến Texas, Úc, Canada khắp nơi bắt đầu mọc lên những tượng đài người lính VNCH. Riêng Úc đã cho những người cựu chiến binh VNCH, hưởng những phúc lợi như những người chiến binh Úc. Phải mất một thời gian, sự thật đã được trả lại cho lịch sử.

Hàng loạt những tác giả đã biết nhận thức đúng hình ảnh của người lính mà họ từng gọi là “bé nhỏ”, nhưng có một tấm lòng dũng cảm bao la, một lý tưởng cao cả vì dân, vì nước mà hy sinh thân mình. Những bài báo vinh danh sự chiến dấu dũng cảm của người lính VNCH bắt đầu xuất hiện trên nhiều cơ quan truyền thông.

Điển hình, trên tiêu đề Heroic Allies, tạp chí Việt Nam tháng 8, 1994, tác giả Hary F. Noyes đã viết như sau: “Thật đau lòng khi có nhiều cựu chiến binh Mỹ tham chiến tại Việt Nam lại đi cấu kết với đám phản chiến, với những tên trốn quân dịch và bọn chính khách hoạt đầu, xúm nhau vào bôi lọ một quân lực không có một cơ hội để tự bào chữa. Nhục mạ quân đội bị phản bội vì chính đồng minh của mình, hành động đó thật đê tiện, hèn hạ bất xứng.

Trong bài này, tôi sẽ nêu ra một số bằng chứng xác đáng để phản bác lại các luận điệu đê hèn đó. Họ mạ lỵ người lính VNCH thiếu tư cách, lòng can đảm và tinh thầân ái quốc! Bằng chứng đâu họ nói như thế? Chỉ riêng trận đánh Tết Mậu Thân đã chứng minh dư thừa khả năng chiến đùấu của họ. Cộng Sản với ý đồ đánh lén, bất ngờ tổng công kích vào thời gian thiêng liêng nhất trong năm, nhằm bẻ gãy ý chí phòng thủ của miền Nam. Nhưng chúng đã thất bại nặng nề, binh sĩ VNCH đã chống trả mãnh liệt, không một đơn vị nào tan rã, tháo chạy. Thậm chí cảnh sát, địa phương quân, nghĩa quân, nhân dân tự vệ, với vũ khí thô sơ, đã chống lại những tên lính chính quy Bắc Việt, trang bị vũ khi hạng nặng. Tất cả phần đất địch tạm chiếm, QLVNCH đã chiếm lại, từ Cổ Thành Quảng Trị, Cờ Vàng lại bay trên thành phố thân yêu! Sau thời điểm này, số người tình nguyện nhập ngũ bảo vệ đất nước lên quá cao, đến nỗi chính phủ phải ngưng tuyển mộ lính trong một thời gian dài. Nếu thiếu lòng can đảm, tinh thần ái quốc, sao họ làm được công việc thần thánh đó?

Ròng rã trong trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972, các chiến binh VNCH bị vây hãm tại An Lộc đã anh dũng tử thủ chống trả lại lực lượng hùng hậu của địch, kèm theo những trận mưa pháo triền miên bất tận, vậy mà cuối cùng họ cũng họ cũng bẻ gãy được những trận tấn công tới tấp của các chiến xa địch quân. Một cố vấn Mỹ đã kể lại: “Chỉ có một tiểu đội Bộ Binh, lại được lịnh phải phá hủy 3 cỗ xe tăng của địch. Ông tiếp tục kể, như lạc vào chuyện thần thoại, các binh sĩ này lại có ý định bắt sống những chiếc xe tăng kia, lạ thay, họ gần làm được điều đó, họ bắt sống được 2, còn một chiếc chạy thoát!

Những hành động đó đã nói lên tinh thần chiếu đấu cao độ và sáng kiến tác chiến tuyệt vời, không quân đội nào có thể thực hiện được điều đó, thế mà họ vẫn bị cáo buộc là hèn nhát, chưa thấy địch đã bỏ chạy, có công bằng không?

Một thí dụ khác nói lên cái nhìn thiên lệch của bọn truyền thông thành kiến, phản chiến chuyên đâm sau lưng chiến sĩ. Đó là trận vây hãm ở Khe Sanh, họ cho chiến thắng đó do nhờ đơn vị Thủy Quân Lục Chiến của Hoa Kỳ, nhưng họ đã quên ơn hơn một tiểu đoàn Biệt Động Quân đã cùng sánh vai chiến đấùu, chia xẻ nỗi gian lao mới có chiến thắng kể trên! Nếu không có được đơn vị thiện chiến này, trận đánh Khe Sanh đã không còn được nhắc nhở. Bất cứ tình cảnh nào, họ vẫn là những người lính dũng cảm, thiệt thòi!”.

Đại tá Robert Monelli đã kể lại trên báo Armed Force Jounal số 19 tháng Tư năm 1972 như sau: “Thật là một phép lạ, một tiểu đoàn VNCH với khoảng 429 binh sĩ, bị bao vây liên tiếp trong 3 ngày bởi một trung đoàn Cộng Sản từ 2,500 đến 3,000 tên. Vì địa thế hiểm nghèo không thể tiếp tế cho họ được, nên họ đã chiến đấu cho đến hết đạn, rồi mở đường máu bằng chính khí giới tịch thu của địch. Kỳ diệu thay, họ đã mang theo tất cả binh sĩ bị thương, cả những xác chết đồng đội của họ. Cố Vấn Mỹ không tin, cho không ảnh thám sát, chụp hình đếm được đúng 673 xác địch nằm ngổn ngang chung quanh căn cứ. Đến bấy giờ ông vẫn không hiểu tại sao họ đã làm được những điều lạ lùng như thế! Họ là những người lính cừ khôi, gan dạ, nhưng mang số phận bi thảm hẩm hiu, đơn côi nhất!

Rồi một luận điệu khác, nếu anh dũng như vậy, sao không chịu đánh đến viên đạn cuối cùng? Trách người sao không nghĩ đến ta. Nếu binh sĩ Hoa Kỳ bị bỏ rơi như binh sĩ miền Nam Việt Nam, có lẽ họ ứng xử chẳng có gì khá hơn, ngược lại còn tệ hại hơn nhiều. Hãy nhớ là Hoa Kỳ đã cắt viện trợ nặng nề từ năm 1973, hậu qủa là không còn nguyên liệu, đạn dược đủ cung cấp cho chiến trường. Phi cơ, quân xa nằm ụ trong bãi, đại bác chỉ được bắn tối đa 3 trái mỗi ngày, họ bị trói tay toàn diện. Chính điều này đã được tướng VC Văn Tiến Dũng công nhận trong tác phẩm Đại Thắng Mùa Xuân: “Từ khi Mỹ cúp viện trợ, khả năng di động và hỏa lực, sức chiến đấu của quân đội VNCH sa sút hơn phân nữa”. Vậy mà tại sao Cộng Sản vẫn phải kinh khiếp, “họ vẫn không ngờ là họ đã thắng”! Chữ chiến thắng ở đây là một điều mỉa mai, vì có đánh đâu mà thắng.

Thành thật mà nói, chính vì lịnh chỉ huy sai lầm, không đúng thời điểm của những tướng lãnh của họ, qua cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên, quân đội VNCH đã chiến đấu gần như tầm thường trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến, ngoại trừ trận đánh hào hùng tuyệt vời tại mặt trận Xuân Lộc. Họ chỉ bất hạnh một điều là đã cộng tác với một đồng minh thiếu sự chân thành. Nếu được yểm trợ đầy đủ, họ có thể tạo ra những trận thư hùng nẩy lửa, không thua bất cứ một quân lực nào trên thế giới này! Chúng ta phải ân hận, đấm ngực vì phạm những lỗi lầm bỏ lỡ cơ hội giúp họ có dịp cứu vãn đất nước. Ngoảnh mặt làm ngơ cho tội ác chiến thắng công lý, lịch sử mang một vết nhơ suốt đời không thể gột rửa được. Chúng ta đã đánh mất lương tâm khi để “kẻ ác chiến thắng!”

 

3.        VƯƠN LÊN TỪ ĐAU THƯƠNG, BIẾN ĐAU THƯƠNG THÀNH HÀNH ĐỘNG, HOA TỰ DO PHẢI ĐƯỢC TƯỚI BẰNG MÁU!

Hơn ba trăm năm mươi ngàn (350,000) chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã bỏ mình trong cuộc chiến, họ đã vì dân vì nước mà hy sinh thân mình. Đây là những hạt giống để cánh đồng tổ quốc sẽ nở hoa Tự Do.

Lịch sử dân tộc nào cũng đã chứng minh, nếu biết biến đau thương thành hành động sẽ là sức mạnh vô biên. Đau thương là kho tàng vô tận nếu ta biết khai thác. Nếu người Do Thái không bị đưa hàng triệu người vào phòng hơi ngạt, đã không có nước Do Thái như ngày nay. Nếu chồng bà Trưng Trắc không bị giết, chưa chắc chúng ta đã có một trang sử oai hùng như thế. Nếu phải nung nấu đau thương như người dân nước Việt bên Tầu thưở xưa, chất gai làm giường, treo túi mật trước mặt. Khi nằm trông thấy túi mật, khi ăn thì nếm xem mật đắng ra sao? Thấm thía nỗi đau từ thể xác đến tâm hồn của đoạn trường thâu canh, nuốt nỗi đắng tê rụng rời của kẻ mất nước, từ vua cho đến dân, bền gan vững chí phục thù, cuối cùng cũng lấy lại được giang san. Nên nhắc lại những hình ảnh bạo tàn của Cộng Sản đối xử với người lính chế độ cũ, cũng là mục tiêu số 1 để trả thù, mang chịu nhiều thương tổn nhất, sau khi người Cộng Sản chiếm được cả đất nước, tưởng cũng là điều cần thiết cho sự quang phục quê hương.

Làm sao quên được hình ảnh hàng ngàn người thương binh, què cụt đó, trên mình mang đầy thương tích, máu me, lê lết rời khỏi nơi họ đang nằm điều trị tại các Quân Y Viện ngay trong những ngày đầu tiên khi Cộng Sản vừa cưỡng chiếm miền Nam.

Chúng đã tàn ác đuổi những thương binh này ra đường để lấy chỗ cho những thương binh của chúng và nhất là để trả thù. Không ai biết được số phận của những người bị thương nặng không thể đi được, ra sao. Và ngay cả những người lê lết kia, nếu quê họ ở xa, thì làm sao họ có thể trở về với gia đình để được những người thân săn sóc. Và cho đến bây giờ, qua hơn 36 năm, vẫn còn phải lê lết tấm thân tàn trên hè phố, ngửa bàn tay xin ăn sống qua ngày, đọa đày trên chính quê hương của mình. Vì trên thân thể mang những bằng chứng tội ác, họ được chính quyền liệt kê vào công dân hạng chót, không bỏ tù là đã may! Không một chính sách giúp đỡ, kẻ chiến thắng hành động đê hèn với người ngã ngựa như thế ấy, mong gì chút máu “anh hùng mã thượng” nơi họ.

Làm sao quên được những cái chết hào hùng và bi thảm của những Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai, Hồ Ngọc Cẩn, Lê Nguyên Vỹ, Phạm Văn Phú và hàng trăm sĩ quan, binh sĩ đã tuẫn tiết trong ngày cuối cùng của cuộc chiến, cả tiểu đội cùng chui vào chiếc thiết giáp, chết chung bằng một trái lựu đạn, đã làm cho chính kẻ thù phải kinh ngạc và thán phục.

Làm sao quên được hình ảnh của hàng ngàn trại lao động khổ sai rải rác suốt từ Bắc chí Nam vào giữa thập niên 1970 và suốt thập niên 80 mang mỹ danh là “Trại Học Tập Cải Tạo”. Trại cấp trung ương, trại cấp huyện, trong đó hàng trăm ngàn sĩ quan, binh sĩ Cộng Hòa kéo dài cuộc sống đầy đọa, bị lăng nhục về tinh thần, bị hành hạ về thể xác và có người đã sống trong tình trạng hỏa ngục đó trong gần hai chục năm trường.

Làm sao quên được những người bạn cùng chiến đấu đã bỏ nắm xương tàn tại những nơi rừng sâu núi thẳm, vì không chịu đựng được sự hành hạ của trại tù Cộng Sản, đói không có cơm, đau không có thuốc.

Làm sao quên được cảnh tượng những người chết chẳng được yên mồ: Bao nhiêu nghĩa trang quân đội bị Cộng Sản đập phá, đào bới nhằm lăng nhục và trả thù cả những người đã nằm xuống.

Chỉ bấy nhiêu thôi đã quá đủ cho lời thề một mất một còn với quân thù Việt cộng, những kẻ không còn tim óc mà loài thú hay quỷ hỏa ngục cũng không có những hành động dã man, tàn tệ như thế đối với đồng loại của chúng. Chưa kể bán cả giang san cho quan thầy của chúng, chuyện gì chúng chẳng làm được, chó không ăn thịt đồng loại, nhưng với người CS, sẵn sàng bới xác đồng loại mình để ăn dù khi…đã chết!

Than ôi chẳng có chữ nghĩa nào diễn tả, viết đến cạn máu tim cũng không thể nào tả hết nỗi oán hận thấu trời này. Như người thợ rèn, biết biến thanh sắt vô dụng thành thanh gươm báu, biến đau thương thành lời thề, ý chí, niềm tin. Chính nghĩa có nhiều khi bị vùi dập, nhưng cuối cùng bao giờ cũng vươn cao sáng ngời.

Anh linh tử sĩ của hơn 350,000 chiến sĩ VNCH cùng với hồn thiêng sông núi sẽ giúp chúng ta lấy lại được quê hương trong tay những kẻ man rợ.

 

 

NÀY BAO HÙNG BINH TIẾN LÊN, BỜ CÕI VANG LỪNG CÂU QUYẾT TIẾN!

Noi theo gương lập quốc của người Do Thái, gần đây nữa mà ai cũng biết: Năm 1976, Indonesia cưỡng chiếm Đông Timor là một nước Dân Chủ Cộng Hòa bé nhỏ, với diện tích 14,874 km2 và dân số vỏn vẹn dưới một triệu người, nói chính xác là 714,847 công dân. Đông Timor chiến đấu liên tục một phần tư thế kỷ, 25 năm. Với hàng ngàn người chết, hàng vạn người mất tích, tù đầy vì lý tưởng tự do, độc lập thật sự cho quê hương họ. Cuối cùng, người dân Đông Timor đã giành lại được độc lập, trở thành quốc gia đầu tiên trong tân thiên niên kỷ, làm cả thế giới ngưỡng mộ và khâm phục!

Sự kiện kiên trì đấu tranh của một dân tộc nhỏ bé kia trong cuộc chiến không cân sức, đã cho chúng ta rút tỉa ra một bài học đáng giá. Phải chăng cuộc chiến thắng anh dũng thần thánh đó, cứ lớp người này ngã xuống thì lớp khác tiếp tục đứng lên, miễn là cùng một lòng bền gan, vững chí thì bạo quyền nào cũng khiếp sợ, thế lực nào cũng phải lùi bước. Sức mạnh không nằm ở vũ khí, quân đội, mà nằm ở lòng người. Trang sử oai hùng dân tộc Việt đã chứng minh bao lần nguyên lý vững chắc này. Giặc phương Bắc đông như kiến cỏ, nhưng cứ đồng tâm hiệp lực, trong một hội nghị Diên Hồng, giặc kia cũng phải tiêu tan.

Chúng ta hôm nay còn có gì để tự lực đấu tranh để cứu quê hương? Nhiều người bi quan hỏi như vậy. Xin thưa chúng ta còn, còn rất nhiều, còn tất cả các yếu tố tất thắng! Chúng ta còn giòng máu quật cường, bất khuất hun đúc lưu truyền bao đời từ các đấng tiền nhân diệt giặc giữ nước. Chúng ta còn sĩ khí của những kẻ đã từng một đời phụng sự dưới ngọn cờ Vàng Ba Sọc Đỏ. Chính nghĩa đang đứng về phía QLVNCH, lòng dân đang đứng về phía chúng ta.

Chúng ta còn đầy đủ chí khí, mang nặng lời thề để biến những thất bại, đau thương thành hành động tích cực đấu tranh cho tự do dân chủ. Kìa nước sắp mất về phía bắc phương, CSVN thì nhu nhược hèn yếu, chúng ta ngồi yên được sao?

Chúng ta còn trách nhiệm chưa hoàn thành trước Tổ Quốc Dân Tộc đang bị điêu đứng, lầm than. Cuộc chiến của chúng ta vẫn chưa chấm dứt, phải bền gan chiến đấu cho đến ngày toàn thắng bọn quỷ đỏ mới thôi.

Chúng ta còn bè bạn và thế giới hiểu biết sẽ hỗ trợ chúng ta, còn nhân dân trong nước và đồng bào hải ngoại sẽ đồng loạt đứng dậy cùng với chúng ta hành động.

Giờ đã điểm, bọn bán nước cầu vinh sắp bị lật đổ, cả nước đang biểu tình sôi sục đòi trả nợ những tội ác mà chúng đã gây ra. Hài tội bán nước hại dân của chúng.

Ba trăm năm mươi ngàn đồng đội của chúng ta đã làm xong nhiệm vụ, mang thân đền nợ nước. Còn chúng ta? Thân phận trôi nổi trên xứ người không thể một sớm một chiều quên cả màu cờ sắc áo của một thời phục vụ hay chiến đấu, một thời vinh quang hay điếm nhục, đau xót tội tù. Thử hỏi chúng ta trả lời ra sao với những đồng đội đã hy sinh, với các đấng anh hùng đã khuất? Ngày nào còn quân thù, nhất định không được quyền sống nhục!

CUỘC CHIẾN VẪN CÒN ĐÂY, ĐÀO NGŨ LÀ HÈN NHÁT!

Sau 75, Chưa có người lính VNCH nào nhận được giấy giải ngũ cả! Nên không được quyền giải tán, tan hàng. Vẫn còn nắm tay nhau, hiên ngang hào hùng bước theo tiếng Mẹ kêu! Chiến dấu cho đến hơi thở cuối cùng!

Các bạn đồng đội ơi, hãy dành cho tôi một mộ phần để được nằm bên các bạn, hãy dành cho tôi một lá quốc kỳ để gói trọn thân xác này tan rữa thành phân bón cho đất Mẹ có ngày nở hoa. Có như thế, tôi mới trả nợ xong một thời mang trên người bộ quân phục “TỔ QUỐC, DANH DỰ VÀ TRÁCH NHIỆM”.

Nhân ngày Quân Lực, ngày của các bạn và tôi. Tôi xin hứa với những đồng đội đã nằm xuống, ngày nào còn sống, tôi vẫn còn chiến đấu với quân thù, dù…bằng tay không! Có như thế cuộc đời còn lại của tôi mới còn một chút ý nghĩa của tình huynh đệ chi binh, sống chết có nhau: “ Không bỏ rơi đồng đội, không quên bạn bè!” Tôi sẽ giữ mầu cờ sắc áo này mãi mãi! Không có sức mạnh nào có thể mang máu Quân Đội ra khỏi trái tim của tôi. Tôi mãi mãi yêu thương và ấp ủ nó, cho đến ngày xuống……mộ sâu! để gặp lại các bạn.

QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA MUÔN NĂM!

Thung lũng đấu tranh 19/6/2011

Không quân Lê Văn Hải

Click vào đây để đọc tiếp

Hoặc vào link : https://www.vantholacviet.com/extra-2200/2/Noi-dung-mo-rong/Tin-dang-duoc-chu-y-nhat.html

error: Content is protected !!