Biên khảo

Các Vua, Chúa Triều Nguyễn (Nhã Nam)

Trích Tạp Chí Cách Mạng Số 65 Của Đại Việt Cách Mạng Đảng
www.daiviet. org
 
 
Các Vua, Chúa Triều Nguyễn
 
Nhã Nam
 
            Trước khi đi vào một trong những nét độc đáo của các vua, chúa triều Nguyễn mà các chế độ vương triều trước đó đã không có, chúng tôi xin được mạn phép lược qua khái quát về lị.ch sử hình thành chế độ phong kiến Việt nam từ thời kỳ khởi đầu cho đến giai đoạn cuối cùng\.
 
            Thời Kỳ Lâp Quốc (2879 trước Tây Iịch – 207 trước Tây Lịch):
            Theo truyền thuyết, Đế Minh cháu ba đời vua Thần Nông đi tuần thú phương Nam đến núi Ngũ Lĩnh (Hồ Nam) lấy Nàng Tiên (1) sinh ra Lộc Tục\. Lộc Tục làm vua phương Nam (2089 trước Tây Lịch), xưng là Kinh Dương Vương, đặt tên nước là Xích Quỷ\. Kinh Dương Vương lấy con gái Động Đình Quân ở Động Đình Hồ là Long Nữ (2) sinh ra Sùng Lãm\. Sùng Lãm lên ngôi lấy hiệu là Lạc Long Quân\. Lạc Long Quân lấy nàng Âu Cơ sinh ra trăm trứng, nở ra trăm con\. Năm mươi con theo mẹ lên núi và năm mươi con còn lại theo cha xuống miền biển (đồng bằng)\. Lạc Long Quân phong cho con cả làm vua nước Văn Lang (quốc hiệu đầu tiên của nước Việt Nam), xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu (Bạch Hạc, Vĩnh Yên)\.
            Đời Hùng Vương thứ 6 có Thánh Gióng, Phù Đổng Thiên Vương Phá tan giặc Ân và có Tiết Liêu được chọn nối ngôi vua cha sau này, qua sự tích Bánh Chưng, Bánh dày\. Đến đời Hùng Vương thứ 18, vì khinh địch nên Thục Phán chiếm được nước Văn Lang (257 trước Tây Lịch), đổi tên nước là Âu Lạc, kinh đô ở Phong Khê (Đông Anh, Phúc Yên)\. Thục An Dương Vương nhờ Thần Kim Quy giúp, đã xây thành Cổ Loa\. Triệu Đà dùng mưu kế kết nghĩa thông gia để tráo nỏ thần qua Trọng Thủy lấy My. Châu, nên thôn tính được nước Âu Lạc (207 trước Tây Lịch) và đã đưa nước ta vào vòng đô hộ của Tàu hơn một ngàn năm\.
 
 Thời Kỳ Bắc Thuộc (207 trước Tây Lịch – 939 sau Tây Lịch):
            Trong hơn một ngàn năm bị đô hộ, tinh thần quật khởi để giành lại độc lập của dân tộc Việt không bao giờ ngơi nghỉ, điển hình qua những cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (40 – 43), của Bà Triệu (248), của Lý Nam Đế (544 – 548), của Triệu Việt Vương (549 – 571), của Lý Phật Tử (571 – 602), của Mai Hắc Đế (722) v.v. và sự dấy nghiệp của Khúc Thừa Dụ (906 – 907) đã tạo nền tảng cho Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, mở ra thời đại Tự Chủ cho đất nước sau này\.
 
 Thời Kỳ Tự Chủ (939 sau tây Lịch):
            Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Ngô Quyền xưng vương lập ra Nhà Ngô (939), đóng đô tại Cổ Loa (Đông Anh, Phúc Yên)\. Vì ông mất sớm nên đến đời Ngô Xương Xí nhà Ngô chỉ còn là một trong 12 Sứ Quân đóng ở Bình Kiều (Hưng Yên) của thời bấy giờ, và đây cũng là cơ hội bằng vàng để anh hùng Vạn Thắng Vương Đinh Bộ Lĩnh, người Động Hoa Lư, dẹp tan 12 Sứ quân thống nhất đất nước, lên ngôi lấy hiệu Đinh Tiên Hoàng, mở ra triều đại Nhà Đinh (968), đóng đô tại Hoa Lư (Gia Viễn, Ninh Bình), đặt tên nước Đại Cồ viê.t\.
            Năm 979, Đinh Tiên Hoàng và con trưởng Đinh Liễn bi. Đỗ Thích giết\. Qua sự sắp xếp của Dương Thái hậu và Phạm Cự Lượng nên Thập Đạo Tướng Quân Lê Hoàn đã được quân sĩ tôn lên làm vua, tức vua Lê Đại Hành để khởi đầu cho triều đại Nhà Tiền Lê (980)\.
            Nhà Tiền Lê đã oanh liệt đánh tan quân xâm lược Tống và dẹp yên được sự quấy nhiễu của Chiêm Thành ở phương Nam\. Chính sự tán bạo của vau Lê Ngọa Triều (Lê Long Đỉnh) lúc còn sinh tiền đã làm cho dân chúng ta than, do đó khi ông vừa mất, Sư Vạn Hạnh và Đào Cam Mộc đã thuận theo lòng dân, đưa Lý Công Uẩn lên ngôi cửu ngũ, tức vua Lý Thái Tổ Và qua đó triều đại Nhà Lý được hình thành (1010)\.
            Nhà Lý, ngoài việc đổi quốc hiệu từ Đại Cồ Việt sang Đại Viê..t, thiên đô từ Hoa Lư về Thành Đại La, tức Thăng Long (Hà Nội ngày nay)\. Để tác động tinh thần chiến đấu của binh sĩ chống lại quân nhà Tống, danh tướng Lý Thường Kiệt đã làm bốn câu thơ, được coi như bản tuyên ngôn đầu tiên để khẳng định, đất Nước Nam là của người Nước Nam, nếu ai xâm phạm sẽ bị đánh bại:
            Nam Quốc sơn hà Nam đế cư
            Tuyện nhiên định phận tại thiên thư
            Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
            Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư\.
             Ỷ Lan Thái Phi thay vua trị nước, lập văn miếu,mở khoa thi tam trường, và nhất là đã có công mở đầu cho việc mở mang bờ cõi về phương nam với 3 châu Bố Chinh, Ma Linh và địa Lý (1068)\.
            Nếu không có sự độc đoán của Trần Thủ Độ trong việc bắt ép Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng Trần cảnh là vua Trần Thái Tông, sử Việt sẽ không có triều đại Nhà Trần (1225), thì làm gì có việc mở khoa thi Thái Học Sinh (tiến sĩ) với Tam khôi: Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, Thám Hoa (1244), mở khoa thi Tam giáo, lập Quốc Học Viện và làm thế nào có được vị tướng kiệt xuất Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn với bài hiệu triệu quân sĩ và nhân dân chống ngoại xâm qua Hịch Tướng Sĩ và với Hội Nghị Diên Hồng, đã tạo nên sức mạnh cho quân dân Nhà Trần được thể hiện qua 3 lần oanh liệt đánh bại quân xâm lược Nguyên, nhất là trận đánh trên sông Bạch Đằng (1288)\.
            Triều Nhà Trần cũng không thoát khỏi được luật thường tình hưng, vong của tạo hóa\. Do đó những tháng năm cuối cùng của Trần triều kể từ 1394 trở đi, quyền bính nằm trong tay Hồ (Lê) Quý Ly và không lâu sau đó, Quý Ly đã soán ngôi để lập ra Nhà Hồ (1400) và đây là lý do để quân Minh thực hiện âm mưu sang xâm chiếm Đại Việt (1414)\.
            Cho là mệnh trời khi dân chúng nhặt được những chiếc lá trôi trên các dòng sông với hàng chữ" Lê Lợi Vi Quân, Nguyễn Trãi Vi Thần", cộng với chính sách cai trị bóc lột, hà khắc của quân Minh đã đưa nhân dân khắp nơi nô nức theo về đầu quân với anh hùng áo vải Bình Định Vương Lê Lợi đang khởi nghĩa chống quân Minh tại vùng Lam Sơn (Thụy Nguyên, Thanh Hóa).Sau 10 năm kháng chiến gian khổ (1418-1427) cùng với sự hy sinh cứu chúa của Lê Lai, Lê Lợi đã giành lại độc lập cho đất nước, lên ngôi hoàng đế tức Lê Thái Tổ, lập ra triều đại Nhà Lê (1428)\.
            Trong thời gian trị vì, các vua triều Hậu Lê đã để lại một số công trình xây dựng đất nước, tiêu biểu: lập nhà Quốc Tử Giám, mở khoa thi tiến sĩ, viết bô. Đại Việt thông Giám, bô. Luật Hồng Đức (nâng cao địa vị của người phụ nữ), mở mang đất nước về phương Nam cho đến tận biên giới Phan Rang của Chiêm Thành\. Ngoài ra còn có những áng văn chương bất hủ của vua Lê Thánh Tông, của vị quân sư đại tài về quân sự lẫn văn chương Nguyễn Trãi…qua Bình Ngô Đại Cáo, Ức Trai Thi Tập, Gia Huấn Ca\.
            Sau thời vua Lê Thánh Tông trở đi, nhất là từ năm 1516 vua Lê chỉ còn hư vị nên khi vua Lê Chiêu Tông bị giết chết, Mạc Đăng Dung đã dùng quyền uy để cướp ngôi, lập ra nhà Mạc (1527)\. Khi hay tin quân Minh mang quân sang hỏi tội, vì lo sợ, Mạc Đăng Dung đã hèn hạ tự trói mình sang hàng quân Minh ở cửa Nam Quan và xin dâng 5 động và đất Khâm Châu cho nhà Minh (1540)\. Cũng như tập đoàn cộng sản Hà Nội ngày nay, chỉ vì quyền lợi bè, nhóm đã dâng Ải Nam Quan, thác Bản Giốc và một phần lãnh hải của vịnh Bắc phần cho Trung Cộng\.
            Biến cố nhà Mạc soán ngôi, tạo nên cuộc tranh chấp giữa các thế lực mà vua Lê chỉ còn là hư vị hay chiêu bài, để che dấu mộng tranh bá đồ vương của mình đã đẩy đất nước rơi vào tình trạng phân ly, Nam – Bắc Triều (1527 – 1592), Bắc Triều thuộc Mạc và Nam Triều thuộc Trịnh; rồi đến Trịnh – Nguyễn phân tranh (1600 – 1786) giữa ho. Trịnh ở Đàng Ngoài và ho. Nguyễn ở Đàng Trong\.
            Nếu tính từ Đoan Quốc Công Nguyễn Hoàng vào trấn đất Thuận Hóa (1558) để đương đầu với ho. Trịnh, trong Trịnh – Nguyễn phân tranh đến vua Bảo Đại thoái vị (1945), nếu không kể thời gian trị vì ngắn ngủi của Nhà Tây sơn (1788 – 1801) với vua Quang Trung đại phá quân Thanh (1789) thì các vua, chúa triều Nguyễn là triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến và cũng là triều đại với vua Gia Long có công thống nhất sơn hà (1802) đặt tên nước Việt Nam, đóng đô ở Phú Xuân, Huế đã chấm dứt được tình trạng chia phân đen tối nhất của lị.ch sử đất nước kéo dài hơn 2 thế kỷ, đã truyền được 9 đời chúa và 13 đời vua\.
            Chín Đời Chúa:
 1/ Chúa Tiên, Nguyễn Hoàng (1558 – 1613)
 2/ Chúa Sãi, Nguyễn Phước Nguyên (1613 – 1635)
 3/ Chúa Thượng, Nguyễn Phước Lan (1635 – 1648)
 4/ Chúa Hiền, Nguyễn Phước Tần (1648 – 1687)
 5/ Chúa Nghĩa, Nguyễn Phước Thái (1687 – 1691)
 6/ Quốc Chúa, Nguyễn Phước Chu (1691 – 1725)
 7/ Ninh Vương, Nguyễn Phước Thụ (1725 – 1738)
 8/ Võ Vương, Nguyễn Phước Khoát (1738 – 1765)
 9/ Định Vương, Nguyễn Phước Thuần (1765 – 1777)
            Mười Ba Đời Vua:
 01/ Vua Gia Long (1802 – 1820)
 02/ Vua Minh Mệnh (Mạng) (1820 – 1840)
 03/ Vua Thiệu Trị (1840 – 1847)
 04/ Vua Tự Đức (1847 – 1883)
 05/ Vua Dục Đức (17/7/1883 – 20/7/1883)
 06/ Vua Hiệp Hòa (6/1883 – 11/1883)
 07/ Vua Kiến Phước (12/1883 – 6/1884)
 08/ Vua Hàm Nghi (8/1884 – 7/ 1885)
 09/ Vua Đồng Khánh (1885 – 1888)
 10/ Vua Thành Thái (1889 – 1907)
 11/ Vua Duy Tân (1907 – 1916)
 12/ Vua Khải Định (1916 – 1925)
 13/ Vua Bảo Đại (1925 – thoái vị 1945)\.
 Dù hiện nay, triều Nguyễn không còn nữa nhưng cách đặt Tên, Họ đã làm điên đầu không ít cho những ai đã không biết, nhưng lại thích thú cho những ai đang muốn tìm hiểu\.
            Nguyên thủy, dòng họ nhà Nguyễn không có chữ lót Phước\. Cha chúa Nguyễn Hoàng là Nguyễn Kim và anh là Nguyễn Uông nhưng sau đời chúa Tiên đều lót chữ Phước, vậy chữ " Phước " do đâu mà có\?
            Tương truyền rằng, vào một đêm trong lúc ngủ say, vợ chúa Tiên (Nguyễn Hoàng) mơ thấy thần cho tờ giấy viết đầy chữ Phúc, triều thần bàn nên đặt tên con là Phúc nhưng bà bảo, nếu đặt tên cho con là Phúc thì chỉ một người được hưởng phúc, sao không dùng chữ phúc làm tên lót thì tất cả mọi người đều hưởng được Phước (trong chữ Hán, chữ phúc hay phước viết cùng một chữ và có cùng một nghĩa nên Nguyễn Phúc hay Nguyễn Phước đều giống nhau)\. Do đó bà đặt tên cho con là Nguyễn Phước Nguyên, tức chúa Sãi và kể từ đó, con cháu Nguyễn Hoàng ở trong Nam đều là Nguyễn Phước\.
            Năm 1693, Nguyễn Hoàng ra bắc giúp vua Lê, chúa Trịnh trước khi trở về Nam, để chúa Trịnh khỏi nghi ngờ và tạo niềm tin, ông đã cho người con thứ năm tên Hải cùng các cháu nội ở lại đất Bắc, do đó con, cháu các vị này về sau có chữ lót là Hư..u, tức Nguyễn Hựu\. Do con cháu của công tư? Hiệp và Trạch (con thứ của chúa Tiên) can vào quốc sự nên về sau phải đổi ra Nguyễn Thuâ.t\.
            Mạc Cảnh Huống, người từng theo phò chúa Tiên Nguyễn Hoàng vào Nam lập nghiệp và con trai là phó tướng Vinh lấy con gái chúa Sãi Ngọc Liên nên được cải thành Nguyễn Hữu\. Chúa Sãi gả công nương Ngọc Đỉnh cho Nguyễn Kiều và sau do con cháu lập được nhiều công trận nên dòng họ được đổi thành Nguyễn Cửu\.
           Sự rắc rối và độc đáo không nằm ở chỗ, Nguyễn nào phải lót chữ phước, Nguyễn nào phải lót chữ hựu v.v.mà sự nhiêu khê chỉ thực sự xảy ra về tên, họ khi thái tư? Nguyễn Phước Đảm lên ngôi tức Vua Minh Mệnh (Mạng)\.
            Tuân theo thánh ý của vua Gia Long, sau khi lên ngôi cua Minh Mệnh cho sắp xếp thứ tự thân, sơ của dòng họ nhà Nguyễn\.
            Từ chúa Sãi Nguyễn Phước Nguyên (con Nguyễn Hoàng) đến vua Minh Mệ.nh đều mang ho. Nguyễn Phước, do đó con , cháu của các thế hệ sau này, con trai được đặt là Tôn Thất.., con gái là Tôn Nữ..Còn con, cháu của vua Minh Mệnh và anh em ruột của vua phải theo những bài thơ 20 chữ do vua sáng tác để dùng vào việc đặt Họ cho con cháu của 20 đời sau\.
            Vua Minh Mệnh đã làm 10 bài thơ, gọi là mười bài Phiên Hệ Thi cho các anh, em của mình\. Bài thơ cho người anh cả, hoàng tư? Cảnh được gọi là Anh Duệ Thi\. Cho mình là Đế Hệ Thi và cho các em, Kiến An Thi, Định Viễn Thi, Diên Khánh Thi, Điện Bàn Thi, Thiệu Hóa Thi, Qoảng Oai Thi, Thường Tín Thi, An Khánh Thi Và Từ Sơn Thi\.
 Ở đây, chúng tôi chỉ xin đơn cử hai bài thơ tiêu biểu được vua Minh Mệnh đã làm để các thế hệ theo thứ tự của các chữ trong bài thơ mà đặt Họ:
            Đế Hệ Thi Anh Duệ Thi
 Miên Hương Ưng Bửu Vĩnh Mỹ Duệ Anh Cường Tráng
 Bảo Quí Định Long Trường Liên Huy Phát Bội Hương
 Hiến Năng Kham Kế Thuật Lệnh Nghi Tàm Tốn Thuận
 Thế Thoại Quốc Gia Xương Vị Vọng Biểu Khôn Quang\.
            Căn cứ vào hai bài thơ trên, khi nhìn vào họ của ai đó thì chúng ta có thể biết được phần nào Họ, là con cháu thuộc vào hệ phái và thế hệ nào của các vua nhà Nguyễn\. Chẳng hạn, người lấy ho. Miên như Miên Tông, tức vua Thiệu Trị là con vua Minh Mệnh\.
            Hồng Nhậm (Hồng đồng nghĩa với Hường nên Hồng hay Hường cũng như nhau) tức vua Tự Đức,khi nhìn vào đó biết ngay, vua Tự Đức là cháu nội của vua Minh Mệnh và con Thiệu Trị.\… Vĩnh Thụy tức vua Bảo Đại thuộc dòng dõi vua Minh Mệnh\. Còn khi thấy người có ho. Cuờng như Cường Để được cu. Phan Bội Châu tôn làm Minh Chủ trong công cuộc cách mạng chống Pháp thì nhận ra, họ đó thuộc về dòng dõi của Hoàng tư? Cảnh\..
            Ngoài ra, đối với con gái của vua Minh Mệnh hay con của vua thuộc con cháu vua Minh Mệnh đều có cùng một cách gọi tên: con gái của vua là Hoàng nữ hay công chúa\. Con trai của Hoàng tử là Công tử và con gái là Công nữ\. Con gái của Công tử là Công Tằng tôn nữ (như Công Tằng tôn nữ Trà Mi) rồi đời kế tiếp Công Huyền tôn nữ (như Công Huyền tôn nữ Kiều Giang) Lại tôn.\. và cuối cùng là Tôn nữ.\.
            Việc đặt tên họ theo lối đặc biệt của triều nhà Nguyễn vừa nêu trên, dù là theo thánh ý hay không theo thánh ý của vua Gia Long, thì nó cũng đã biểu lộ được tính cách "Các Mệ " của các triều đại vua, chúa của một thời trước đây và biết đâu, đó cũng là những nét đặc thù, đặc trưng cho ngày nay khi nhìn lại chế độ quân chủ phong kiến Việt nam\.
 
Chú Thích: (1) nàng Tiên, (2) Long nữ\. Do sự tích này, người Việt Nam nhận mình là Con Rồng, Cháu Tiên\.
 
error: Content is protected !!