Tin tức

BỘ CHỮ VN 4.0 CỦA CÁC Ô.

KIỀU TRƯỜNG LÂM  & TRẦN TƯ BÌNH

Ở trong nước, sau khi Ô. Bùi Hiền đưa ra phương-thức cải-tiến chữ viết tiếng Việt vào năm 2017 (ref), thì vào đầu năm nay,  2020, có hai tác-giả Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình cũng đưa ra đề-nghị sử-dụng một số mẫu-tự thay cho các dấu sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng, để viết chữ Việt không dấu cho gọn và nhanh hơn cách-thức được viết hiện nay.

Hai tác-giả này không nhận là mình cải-tiến chữ viết Tiếng Việt, mà chỉ kết-hợp sáng-kiến “Chữ Việt Nhanh” của Ô. Kiều Trường Lâm (ở Việt-Nam) với sáng-kiến “Ký Hiệu Dấu” của Ô. Trần Tư Bình (ở Úc) để đưa ra những cải tiến ở dạng viết tắt không dấu.

Ngày 25-3-2020, hai ông đã nhận được giấy chứng-nhận bản-quyền do Cục Bản Quyền thuộc Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch cấp; và tác-phẩm của hai ông được gọi là “Chữ VN song song 4.0”

Song song là tùy-ý dùng bên cạnh chữ viết hiện có, chứ không thay-thế cách viết hiện nay.

4.0 là “trong thời-đại công-nghệ 4.0”.

Theo “Chữ VN song song 4.0”, người dùng sử-dụng tất cả 26 mẫu-tự La-Tin.  Riêng về dấu thanh và dấu phụ cho chữ Quốc-Ngữ thì dùng 18 mẫu-tự [trong số 26 mẫu-tự ấy] để thay thế các dấu.

*

Nói chung, tôi không tán-đồng phương-cách đổi mới chữ viết của 2 Ô. Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình trong chương-trình “Chữ VN song song 4.0

Sau đây là vài thí-dụ (lý-do):

Chữ I thay cho Y:

Các Ô. Lâm và Bình chỉ viết ngắn gọn là “chữ I thay cho Y” nên người-đọc có thể hiểu lầm là “I” thay cho “Y” ở bất-cứ vị-trí và chức-năng nào trong chữ Việt.

Về điểm này, tác-giả Lê Xuân Nhuận đã đặc-biệt nói rõ là mẫu-tự “i/I” chỉ thay mẫu-tự “y/Y” ở vị-trí đứng cuối 5 (năm) phụ-âm h/H, k/K, l/L, m/M, và t/T mà thôi (thí-dụ: “hi-vọng” thay cho “hy-vọng”, “kỉ-luật” thay cho “kỷ-luật”, “lí-do” thay cho “lý-do”, “mĩ-thuật” thay cho “mỹ-thuật”, và “tỉ-lệ” thay cho “tỷ-lệ”.  (Ref)

Y thay cho UY:

Theo “Chữ VN song song 4.0”, nếu ta muốn viết “Tuy an-ninh quốc-gia là ưu-tiên…” thì ta phải viết “Ty an-ninh quốc-gia là ưu-tiên…”.  

Cũng thế: Uyên-bác trở thành yên-bác    uyên-ương trở thành yên-ương.

Các chữ “Tuy” và “Ty” có nghĩa khác nhau.  Đổi mới như thế tức là xóa-bỏ chữ “Tuy” trong ngôn-ngữ Việt-Nam (làm nghèo tiếng Việt).

Đồng-thời, các chữ “yên bác”, “yên ương” có thể bị đọc là “iên bác/giên bác”, “iên ương/giên ương”.

C thay K:

Khi ta muốn viết “kẻng”, “kiêng”, “kênh”, “kinh”, ta sẽ viết là “cẻng”, “ciêng”, “cênh”, “cinh”.

Hơn nữa, theo luật “G thay NG” và “H thay NH” ở phụ-âm cuối chữ thì ta phải viết “kẻng” thành “cẻg”, “kiêng” thành “ciêg”, “kênh” thành “cêh”, “kinh” thành “cih”.

Nhưng lại có luật “W thay NG, NGH” [không nói là phụ-âm đầu chữ hay phụ-âm cuối chữ] nên ta lại cũng phải viết “kẻng” thành “cẻw”, “kiêng” thành “ciêw”.

Tức là “kẻng” được viết thành 3 cách: “cẻng”, “cẻg”, “cẻw”!

kiêng” là “ciêng” hoặc “ciêg” hoặc “ciêw”!

v.v…

Viết thành 3 cách (1 chữ đổi mới thành ra 3 chữ khác nhau) thì làm sao mà “giản dị”, “nhanh chóng” và “thống nhất”?

K thay KH:

Khi ta muốn viết “khen ngợi”, “khi nào”, thì ta viết là “ken ngợi”, “ki nào”!

Vậy khi ý ta muốn nói “ken két”, “kỉ luật” mà ta viết đúng là “ken két”, “kỉ luật” thì, theo “Chữ VN song song 4.0”, ta phải đọc là “khen khét”, “khỉ luật”!

Các dấu:

Theo “Chữ VN song song 4.0” thì:

Đồng thời, có 18 ký hiệu dấu dùng để thay thế các dấu thanh và dấu phụ cho chữ quốc ngữ.

J=Dấu sắc,  L=Dấu huyền,  Z=Dấu hỏi,  S=Dấu ngã,  R=Dấu nặng.

Nhóm X, K, V, W, H thay thế 5 dấu: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng +

dấu trăng ᨆ hay dấu móc ˀ cho các chữ ắ ằ ẳ ẵ ặ, ớ ờ ở ỡ ợ, ứ ừ ử ữ ự.

Nhóm B, D, Q, G, F thay thế 5 dấu: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng +

dấu nón ^ cho chữ ấ ầ ẩ ẫ ậ, ế ề ể ễ ệ, ố ồ ổ ỗ ộ.

Nhóm O, Y, P, trong đó

chữ O thay thế dấu trăng ᨆ hoặc dấu móc ˀ cho chữ có thanh ngang như ă, ơ, ư;

chữ Y thay thế dấu nón ^ cho chữ có thanh ngang như â, ê, ô.

chữ P là ký hiệu chữ bỏ dấu thanh & dấu phụ, chỉ đặt P sau chữ không có dấu thanh và dấu phụ nào trong chữ có vần để không bị hiểu lầm qua chữ khác;

Đã có “J=Dấu sắc,  L=Dấu huyền,  Z=Dấu hỏi,  S=Dấu ngã,  R=Dấu nặng” mà lại còn chia ra làm 3 Nhóm, thì làm sao mà nhớ cho hết cách-thức bỏ dấu.

Đây là bài thơ “Mưa Xuân” của Nguyễn Bính:

Theo luật “Chữ VN song song 4.0”, thì “L” là dấu huyền.  “Em là” viết thành “Em lal” là đúng.  Nhưng “bán” (Mẹ già chưa bán) mà viết là “banl” thì nó là “bàn” chứ không phải “bán”.

Đưa ra ví-dụ (đối-nội: để tỏ là mình viết đúng; đối-ngoại: để giúp người khác viết theo cho đúng) mà lại viết sai, thì làm sao mà thuyết-phục được ai?

*

Luôn tiện cũng xin ghi thêm là Ô. Kiều Trường Lâm đã lại đưa ra một sáng-kiến mới, gọi là “Chữ viết bảo mật thời 4.0”:

Ô. Lâm cho biết là loại chữ này do ông một mình tạo ra (không có Ô. Trần Tư Bình), sau cả chục năm nghiên-cứu và hoàn-thiên, và đang tiến-hành thủ-tục xin cấp bản-quyền — nhưng nghĩa của nó [“bảo mật”] là gì thì ông chưa vội tiết-lộ.

Bề mặt đã “lộ” là nó có phần dựa vào chữ viết của Đại-Hàn. 

LÊ XUÂN NHUẬN  

GHI THÊM:

Trong đề-nghị cải-mệnh chữ viết của mình, Lê Xuân Nhuận không hề (không bao giờ) chủ-trương dùng “I” thay “Y” ở bất-cứ vị-trí và chức-năng nào trong chữ Việt, mà chỉ thay-thế trong 5 (năm) trường-hợp mà thôi – là khi đứng sau các phụ-âm H, K, L, M, T mà thôi (thí-dụ: hi-vọng thay cho hy-vọng, kỉ-luật thay cho kỷ-luật, lí-do thay cho lý-do, mĩ-thuật thay cho mỹ-thuật, và tỉ-lệ thay cho tỷ-lệ).

Không có vấn-đề “thâm-thúy” trở thành “thâm-thúi”!

(Ref: Dùng I Thay Y)

Cảnh-Sát-Hóa

ReplyForward
error: Content is protected !!