Tin VN

Phỏng vấn ông Đặng Xương Hùng, nguyên lãnh sự Việt Nam tại Genève của đài RFA và SBTN.

 Link phỏng vấn của PV Hồng Vân/SBTN
https://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=fJ_8lWEjyz0

Link MP3 của PV Mạc Lâm/RFA
Nghe bài này

Ông Đặng Xương Hùng, nguyên lãnh sự Việt Nam tại Genève trong nhiều năm đã chính thức nộp đơn xin tỵ nạn vào ngày 18 tháng 10 năm ngoái và đơn xin của ông đang được Thụy Sĩ xem xét. Mặc Lâm phỏng vấn ông Đặng Xương Hùng để tìm hiểu thêm lý do nào khiến một cán bộ ngoại giao cao cấp từ bỏ chức vụ, quyền lợi để gia nhập vào lực lượng tranh đấu cho dân chủ nhân quyền cho Việt Nam.

Mặc Lâm: Thưa vào ngày hôm qua có nhiều thông tin cho biết ông xin tỵ nạn chính trị, xin cho biết là ông chính thức nộp đơn xin tỵ nạn vào lúc nào?

Ông Đặng Xương Hùng: Chiều hôm qua chỉ là thông tin trên báo chí còn thủ tục thì tôi đã làm cách đây ba tháng rồi.

Mặc Lâm: Bên Thụy Sĩ chính thức chấp nhận đơn xin tỵ nạn của ông chưa ạ?

Ông Đặng Xương Hùng: Chưa ạ. Đang trong quá trình xét đơn

Mặc Lâm: Thưa ông chúng tôi rất ngạc nhiên vì hành động dứt khoát và rất ngoạn mục của ông. Thứ nhất từ bỏ đảng rồi tiếp theo là xin tỵ nạn chính trị. Xin ông cho biết động cơ nào mạnh đến nỗi khiến ông chọn một thế đứng khác chấp nhận từ bỏ tất cả từ chức tước tới quyền lợi và đối mặt với chính quyền Việt Nam với vô vàn nguy hiểm trước mặt?

Ông Đặng Xương Hùng: Thật ra với thực tế đang diễn ra tại Việt Nam từ khi bức tường Berlin sụp đổ chúng tôi đã thấy sự thất bại của chính quyền, của đảng. Mọi chính sách điều hành đất nước đều thất bại. Tôi là người trong cuộc, một bộ phận của bộ máy nhà nước, của đảng trong thâm tâm nhất định nào đó tôi rất lo ngại nhưng cũng có niềm tin, nuôi hy vọng rằng một lúc nào đó đảng Cộng sản người ta sẽ sáng mắt ra và phải thay đổi

Thực ra trên thế giới này chỉ còn có Trung Quốc, Việt Nam, Cuba với Bắc Triều Tiên còn theo cộng sản thì một người bình thường người ta cũng thấy điều đó là một sự vô lý rồi. Mình cứ cười Bắc Triểu Tiên nhưng mình chả khác gì họ cả

Ông Đặng Xương Hùng

Thực ra trên thế giới này chỉ còn có Trung Quốc, Việt Nam, Cuba với Bắc Triều Tiên còn theo cộng sản thì một người bình thường người ta cũng thấy điều đó là một sự vô lý rồi. Mình cứ cười Bắc Triểu Tiên nhưng mình chả khác gì họ cả. Gần đây thỉ thôi rồi, không còn tin nữa! thất vọng hoàn toàn vì các bác cứ giữ điều 4 các bác ấy tuyên bố là một thế kỷ nữa chủ nghĩa Xã hội mới có thể thấy được tại Việt Nam, rồi sức mạnh nhân dân là ở sự lãnh đạo của đảng.

Rồi yếu tố Trung Quốc nữa. Họ không thấy được rằng lãnh đạo Trung Quốc đang ngồi cười khoái trá ở Bắc Kinh vì thấy Việt Nam đang trong tình trạng hỗn loạn nên nó thích lắm. Các bác không bao giờ nhận ra điều đó vì Trung Quốc chưa bao giờ ngưng việc muốn thôn tính Việt Nam. Bây giờ cơ hội cho nó thôn tính không cần bằng súng đạn nữa. Các bác cứ muốn có chỗ đứng trong lịch sử. Mình phải đứng trong lòng của người dân. Các bác và đảng tồn tại như thế này thì chỉ là tồn tại vật lý mà thôi.

Mặc Lâm: Trước khi có quyết định này chắc là ông đã phải cân nhắc rất kỹ vì tính chất nguy hiểm của nó. Ông là người đương chức đương quyền nên sự nguy hiểm cao nhơn rất nhiều lần so với người khác…

Ông Đặng Xương Hùng: Cân nhắc chứ. Cân nhắc nhiều lắm chứ vì mình còn đang ở bộ phận được hưởng lợi mà bỏ đi. Rồi sự đe dọa nữa ai mà chả sợ? Ai mà chả sợ nhất là sợ sự tàn ác, trả thù của Việt Nam? Nó rất quỷ quái, nó không những chỉ trả thù cá nhân đâu mà vào gia đình, vào những người khác của mình làm cho mình nhụt chí đi. Có những người không sợ với cá nhân họ nhưng người ta sợ việc làm của họ sẽ ảnh hưởng đến gia đình người thân. Nếu người nào đã xác định được giới hạn cuối cùng của sự trả giá để vượt qua nỗi sợ đó thì chả còn gì là sợ nữa.

Họ không thấy được rằng lãnh đạo Trung Quốc đang ngồi cười khoái trá ở Bắc Kinh vì thấy VN đang trong tình trạng hỗn loạn nên nó thích lắm. Các bác không bao giờ nhận ra điều đó vì Trung Quốc chưa bao giờ ngưng việc muốn thôn tính Việt Nam

Ông Đặng Xương Hùng

Mặc Lâm: Thái độ quay lưng của ông có thể bắt đầu cho một hành trình mới đó là tranh dấu cho dân chủ tự do và nhân quyển bên ngoài đất nước?

Ông Đặng Xương Hùng: Tôi cho là ít nhất phải làm một điều gì đó. Trước nhất là tỏ thái độ cái đã. Đi là tỏ thái độ rồi. Ra đi bỏ cả chức vụ bỏ cả đảng là tỏ thái độ rồi. Tỏ thái độ dứt khoát hơn nữa mình sang đây rồi thì hòa nhập vào lực lượng đấu tranh cho dân chủ nhân quyền cho Việt Nam. Đấu tranh cho một nước Việt Nam có dân chủ, tôn trọng nhân quyền và hòa nhập với thế giới văn minh. Đó là tương lai tươi sáng cho đất nước Việt Nam chứ.

Mặc Lâm: Thưa ông trong những lúc gần đây rất nhiều người tuyên bố bỏ đảng rồi kể cả ông nữa…theo ông thì làn sóng này phát xuất từ nguyên nhân nào, có phải vì bất mãn cá nhân hay cái xu thế nhìn lại quan điểm chính trị của mình phải tới lúc như vậy?

Ông Đặng Xương Hùng: Theo tôi từ sau khi Quốc hội bỏ phiếu thông qua sửa đổi hiến pháp thì rõ ràng có một làn sóng bỏ đảng. Bởi vì sự bỏ phiếu của Quốc hội thông qua hiến pháp tức là việc đảng khăng khăng phớt lờ cái nguyện vọng của nhân dân đi, đi ngược lại với nguyện vọng đó thì làn sóng bỏ đảng, bỏ công khai như bác Lê Hiều Đằng hay như tôi cũng có, bỏ âm thầm cũng có, đốt thẻ đảng cũng có, bỏ sinh hoạt đảng mà không tuyên bố cũng có. Mỗi người chọn cho mình hình thức phù hợp nhất vì mỗi người một hoàn cảnh.

Theo tôi từ sau khi Quốc hội bỏ phiếu thông qua sửa đổi hiến pháp thì rõ ràng có một làn sóng bỏ đảng. Bởi vì sự bỏ phiếu của Quốc hội thông qua hiến pháp tức là việc đảng khăng khăng phớt lờ cái nguyện vọng của nhân dân đi, đi ngược lại với nguyện vọng đó

Ông Đặng Xương Hùng

Có người lo không chiến thắng được bản thân mình là vì bỏ đảng là công nhận nhận thức của mình từ trước tới nay vể đảng, về chủ nghĩa xã hội, về chủ nghĩa Mác Lê là sai lầm. Nhất là các bác lớn tuổi phần lớn bây giờ bỏ sinh hoạt vì họ cho rằng sinh hoạt đảng, đóng góp cho đảng là vô giá trị bởi vì ai có tâm huyết đến đâu chăng nũa thì tiếng nói của mình chả đi đâu vào đâu cả. Họ nghĩ rằng chẳng ích lợi gì cho đất nước khi sinh hoạt đảng.

Trước những yếu kém điều hành đất nước lại cố tình đi theo cái cách làm cũ. Với cách làm cũ, với suy nghĩ cũ thì chỉ cho ra kết quả cũ mà thôi. Mà kết quả cũ thế nào thì mọi người đều thấy rối.

Mặc Lâm: Xin một câu hỏi cuối, thưa ông mới đây Phó thủ tướng Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã nói với báo chí rằng lúc nào cũng có thế lực muốn chống phá về vấn đề nhân quyền của Việt Nam mặc dù Bộ ngoại giao đã rất cố gắng cải thiện nó. Là một cán bộ ngoại giao ông nghĩ thể nào về những phát biểu đó?

Ông Đặng Xương Hùng: Với cá nhân anh Phạm Bình Minh Phó thủ tướng Bộ trưởng Ngoại giao thì tôi rất kính trọng và khâm phục. Tuy nhiên phát biểu của anh ấy vừa rồi thì tôi thấy là các anh ấy dù đã đứng trong vị trí Phó thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao nhưng vai trò của anh ấy cũng chỉ thực thi cái chỉ đạo của Bộ chính trị, do đó bài phát biểu của anh ấy thì bản thân tôi tôi thấy là không khéo léo. Anh ấy có thể nói theo một cách khác. Nếu nói như vậy trong nội bộ đảng để khuyến khích lẫn nhau thì được chứ còn nói ra với bên ngoài thì điều đó là cái bệnh của lãnh đạo khi phải thi hành chỉ thị của đảng.

Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.

Tin, bài liên quan

·         Đảng cộng sản và những điều khó nói mùa xuân

·         Cựu cán bộ ngoại giao Việt Nam xin tỵ nạn ở Thụy Sĩ

·         Bỏ Đảng, và những thông điệp đầu năm của đảng

·         Về việc từ bỏ Đảng và cái gọi là “lý tưởng cộng sản”

·         Bỏ Đảng Chạy Lấy Người

·         Phản ứng của dư luận về việc đảng viên bỏ đảng

·         Nhà báo Phạm Chí Dũng xin ra khỏi đảng


Chính ủy Quân khu 3 – Bộ Quốc phòng MỘT NGƯỜI XIN BỎ ĐẢNG!

CÁC ĐẤNG VỊT KÌU NGHĨ GÌ ? Quốc Nội Than Phiền "Việt

Kiều" Hải Ngoại

 

 

Tôi là người theo giỏi, ưu tư quê hương tổ quốc, 18 tuổi tôi đã bắt đầu tham gia học hỏi chính trị chống cộng tại hải ngoại này rồi mấy Bác. 

 

Càng ưu tư, theo giỏi, càng được cơ hội trèo sâu vào giòng đại lộ quốc tế, càng thấy rõ bản chất bất lương và bất tài của thành phần gọi là "Làm dân chủ tại hải ngoại". Xin thưa quí Bác, tiến trình Dân chủ giữa các cường Quốc đối với VN, giới trẻ chúng tôi nếu ai thật sự ưu tư, đều đã được cơ hội trèo sâu, lặn, lội, hụp càng sâu. Càng sâu thì càng thấy rõ mấy bác đã hoàn toàn bị loại khỏi cuộc chơi. 

 

Xin thưa với mấy bác, chúng tôi lấy làm khó xử lắm khi phải cắn răng mà nói một câu thẳng thắng: 

 

"Mấy bác Hải ngoại làm dân chủ như Con C người ta chứ trách chi mấy người thờ ơ "chỉ thích xem Thúy Nga, Văn Sơn" tội cho họ". 

 

 

 

 

2014/1/22 Ben Tran <lacvi…@gmail.com>

 

Gửi Các Bạn Ở Hải Ngọai

Trần Bình

 

“Về khía cạnh nhân đạo, không thể khoe khoang hưởng thụ ngay trên quê hương mình vốn vẫn đang rất nghèo với hàng chục triệu người dù phải làm việc cật lực mà mỗi ngày không kiếm được hơn một đô la (khoảng 16 ngàn VNĐ). Nói thẳng ra, đây là hành động vô lương tâm.”

 

“Đừng sợ mất lòng. Hãy đánh thức lương tâm, khai sáng dân trí của Việt Kiều để mỗi Việt Kiều bình thường khi về nước sẽ là một biểu tượng của tinh thần trung thực, công bằng, nhân ái, tự do và dân chủ.

 

Các bạn chửi Cộng Sản 38 năm nay chưa thỏa lòng sao? Đã hơn 38 năm, các bạn cứ tiếp tục chửi bới, và chế độ hà khắc ở Việt Nam vẫn tiếp tục tồn tại.


Xin lỗi mấy Bác Dân Chủ Trong nước và Ngoài nước. Cho tôi nói thẳng một câu: 
Hiện nay, ngay từ trong nước, đã có nhiều nhà dân chủ đứng lên bất chấp nguy hiểm để đấu tranh, điều này đã bộc lộ rõ những nhượng bộ và yếu kém của chế độ. Nhưng sao đến giờ vẫn chưa có một phong trào dân chủ đủ mạnh để thách thức chế độ?


Câu trả lời: bao năm qua, ta cứ mãi lo “địch vận”: Nói xấu, chửi bới chế độ hoặc kêu gọi chế độ tự thay đổi, mà không lo “dân vận”:


Củng cố sức mạnh dân chủ của cộng đồng hải ngoại để thúc đẩy “dân vận” trong nước và bước cuối cùng là tạo nên một sức mạnh toàn dân buộc chế độ phải thay đổi.
Như vậy, rõ ràng là thất bại không phải là do “địch” mạnh, mà do “ta” yếu. Nói rõ hơn, dân trí Việt Kiều, nhất là trong số những người hay về VN, quá yếu kém nên đã không thể thúc đẩy một phong trào dân chủ toàn dân ở trong nước.


Người trong nước thì bị bưng bít thông tin nên mù mờ về khái niệm dân chủ pháp trị đã đành, còn người Việt nước ngoài, những người đã định cư ở những xứ có nền dân chủ pháp trị cao nhất trên thế giới, thì sao?


Một sự thật đáng buồn: ngoại trừ một số ít trí thức hiếm hoi (tỉ lệ cao hơn ở các nước Châu Âu) có thể viết lách, lý luận và còn chút ưu tư đất nước, còn lại đa số Việt Kiều mặc dù đã tiếp cận với nền văn minh dân chủ Phương Tây đã lâu nhưng đã chẳng học hỏi được gì, bởi đa số họ vốn xuất thân từ một lối sống èo uột nửa Tây nửa phong kiến, khi ra được nước ngoài (dù là vượt biên, HO, con lai hay diện ODP) đều chỉ biết có một mục tiêu duy nhất là đồng tiền chứ không biết trau dồi tri thức (lười đọc sách, chỉ nghe nhạc hoặc xem Video).


Họ còn cư khư khư giữ lấy những cái “Việt Nam” lẽ ra phải bị đào thải từ lâu. Họ sợ lớp trẻ quên tiếng Việt nhưng lại không biết lo rằng coi chừng tiếng Anh của chúng chưa đủ để tiếp cận tinh hoa văn hóa của phương Tây. Họ còn thích nghe những bản nhạc than khóc não nùng èo uột muôn thưở kiểu Việt Nam vốn có khả năng làm con người mềm yếu, mất tính chiến đấu (kiểu băng nhạc TN Paris) mà trước năm 1975 đã góp phần vào sự bại trận của miền Nam.


Ngoại ngữ kém cỏi (tiếng Mỹ, Pháp…) cũng là một đặc điểm nữa của cộng đồng Việt Kiều. Không phải là điều đáng ngạc nhiên khi dư luận Mỹ (và ở các quốc gia Châu Âu khác) cho tới giờ này vẫn biết rất ít về công cuộc đấu tranh dân chủ của người Việt hải ngoại. Bởi vì trong đa số VK, khả năng viết, nói và đọc ngoại ngữ rất kém, cho nên không thể trao đổi tư tưởng hoặc truyền đạt thông điệp của mình cho người bản xứ.


Có một sự việc đáng buồn nhưng ít ai biết từ mấy chục năm qua, đến gần đây mới lộ ra. Ở New Orleans, US, nếu không có cơn bão Katrina vừa rồi, thì đâu có ai biết là rất nhiều người Việt định cư ở New Orleans không biết nói tiếng Anh và không thể tiếp xúc với Cảnh Sát khi có việc cần. (đây là những người qua đây từ 1975 đã có cơ nghiệp vững vàng, chứ không phải những người mới qua).


Ở những nơi tập trung đông người Việt như California, Georgia, Texas, và vùng Washington DC, mọi giao dịch đều dùng tiếng Việt, kết quả là trình độ ngoại ngữ của người Việt rất kém.


Đã không tiến bộ, thì phải thụt lùi. Lối tư duy, lý luận và cách hành xử của Việt Kiều giờ này chẳng khá hơn bao nhiêu khi còn ở Việt Nam. Hãy xem xét những hoạt động “văn hóa” của Việt Kiều ở hải ngoại. Có mấy ai đọc sách, suy tư, hoặc viết lách khi rảnh rang. Họ chỉ biết, từ năm này qua năm khác (1984 đến giờ) khi rảnh thì đón mua băng TN Paris để nghe đi nghe lại những bài nhạc “quê hương” cũ rích chỉ thay đổi có ca sĩ trình bày và để nghe ông NNNgạn và cô “đào” dài chân mặc váy ngắn (và rất ưa “phô” nó ra) NCK Duyên nhai đi nhai lại ba cái chuyện đàn ông đàn bà ghen tuông nhảm nhí, thiếu vắng chiều sâu về tâm lý xã hội cũng như nghệ thuật hài hước.
Tương tự như vậy, giới Việt Kiều rất “mê” HLinh và VSơn với những trò hề rẻ tiền được lập đi lập lại muôn thuở: ỏng ẹo giả gái, giả giọng Phú Yên, giọng Bắc, giọng Quảng, lời lẽ chợ trời thô tục.


Những thứ giải trí thô lậu này xem ra vô bổ vô hại, nhưng thật ra là tai hại rất nhiều cho công cuộc đấu tranh dân chủ, vì chúng vô tình đóng góp vào chiến dịch “địch vận” của CSVN ngay trong lòng cộng đồng Việt Kiều. Nếu bạn là một cán bộ địch vận CS, còn gì mừng cho bằng khi những kẻ ngày xưa đã từng lớn tiếng tự nhận là “tị nạn chính trị” phải hy sinh cả tính mạng bản thân và gia đình để “đi tìm bến bờ tự do”, giờ này chỉ biết chạy đôn chạy đáo kiếm tiền, cơm ngày 3 bữa no nê nằm ễnh ngửa trên sa lông thưởng thức những băng nhạc hề nhảm nhí, những bản nhạc than khóc hay ca tụng (rỗng tuyếch) quê hương đất nước và hễ có dăm ba ngày nghỉ và dư vài ngàn đô là đem về VN “thả”, xây nhà cất cửa, du lịch, ăn nhậu – đàn bà thì khoe khoang đồ trang sức quần áo, đàn ông thanh niên thì đi tìm gái, lấy vợ “hai, hoặc ba”.


Mỗi năm, hàng triệu người Việt về thăm quê, ngoại trừ một vài trường hợp hiếm hoi chuyển tải một số tài liệu dân chủ vào trong nước, còn đại đa số là về VN để vung tiền đô la, khoe khoang, hưởng thụ, giải trí. Thậm chí còn buôn lậu nữ trang hoặc ma túy. Khi về VN, họ cố tình ăn mặc cho “ra vẻ VK”, họ đòi hỏi tiện nghi này nọ, chê bai đường sá, nhà cửa ở VN thiếu tiện nghi. Chẳng trách sao người Việt trong nước vẫn đang nhìn Việt Kiều qua lăng kính “đô la”. Dưới mắt họ, Việt Kiều là những “chủng loại” lạ lùng chẳng giống ai từ nước ngoài về, có rất nhiều tiền đô và cách ăn mặc, cư xử, dáng dấp ngoại hình không giống người trong nước (mập, trắng trẻo, xem “sang” hơn, hay đeo cái “bao tử (túi đựng tiền xu) ở bụng, đeo nhiều vòng vàng nữ trang hơn…), khi nói chuyện thì giả bộ quên tiếng Việt hoặc bập bẹ vài chữ tiếng Anh cho ra vẻ.


Về khía cạnh nhân đạo, không thể khoe khoang hưởng thụ ngay trên quê hương mình vốn vẫn đang rất nghèo với hàng chục triệu người dù phải làm việc cật lực mà mỗi ngày không kiếm được hơn một đô la (khoảng 16 ngàn VNĐ). Nói thẳng ra, đây là hành động vô lương tâm.


Về khía cạnh dân chủ, cách hành xử nhố nhăng của đa số Việt Kiều khi về nước đã vô tình phá hoại (undermine) sự nghiệp đấu tranh của các nhà dân chủ trong cũng như ngoài nước. Đất nước còn nghèo, người VN cần tiền để mưu sinh. Tiền đô có thể giảm cái đói nghèo tạm thời.

Nhưng để đổi đời, người Việt Nam cần một chế độ dân sinh dân chủ. Để được như vậy, người Việt trong nước cần những tấm gương dân chủ để noi theo, chứ không phải những tấm gương “đô la” qua lối hành xử nhăng nhít của Việt Kiều hiện nay.


Chừng nào mà người dân trong nước nhìn mỗi Việt Kiều về nước như là một biểu tuợng của tinh thần trung thực, nhân ái, công bằng, tự do và dân chủ, trái ngược với hình ảnh mà họ thấy từ những cán bộ Đảng giảo quyệt, tàn ác, tham lam, độc đoán, thì chừng đó sự nghiệp dân chủ cho Việt Nam mới hy vọng có cơ hội.


Không bắt buộc mỗi Việt Kiều về nước phải là một “chiến sĩ dân chủ”. Nhiều Việt Kiều bây giờ không màng đến chuyện chính trị vì lý do này khác. Đây là tự do cá nhân của họ, ta không thể bắt buộc. Tuy nhiên, với tư cách là một người Việt Nam sống ở những xứ sở dân chủ có nền dân trí cao độ, họ có trách nhiệm phải thể hiện một lối sống văn hóa xứng đáng với người dân và xứ sở đã cưu mang giúp đỡ họ trong những ngày khốn cùng chân ướt chân ráo mới nhập cư. Chính xã hội mang tính trung thực, năng động, nhân đạo, công bằng, dân chủ cao độ của người dân Tây Phương đã giúp cho người Việt định cư ở nước ngoài có thể hội nhập và thành đạt nhanh chóng.
Vậy thì những người Việt này sau khi thành đạt rồi phải có trách nhiệm, phải học hỏi và thực hành tinh thần này mỗi nơi, mỗi lúc.


Khi ở bản địa thì không được gian lận, luồn lách qua mặt luật pháp (kiểu giả nghèo xin foodstamps, giả ly dị để xin trợ cấp single parents, đi làm tiền mặt để trốn thuế…) để khỏi phá vỡ nền dân chủ quí giá mà chúng ta đang thừa hưởng.


Khi về Việt Nam thì hãy là tấm gương sáng về đạo đức, dân trí để hầu khai sáng dân trí và vô tình hay hữu ý thúc đẩy một lộ trình tự do dân chủ cho Việt Nam.
Mỗi Việt Kiều, khi về Việt Nam, phải hòa đồng (chứ không hòa nhập) với người trong nước. Phải ăn như họ. Phải mặc như họ. Phải chịu đựng cái họ phải chịu đựng và phải vui cái vui của họ. Tuy vậy, không đánh mất mình và luôn tận dụng mọi cơ hội để noi gương sáng dân trí. Không cần thiết phải đả động đến các vấn đề chính trị, nhưng phải gieo trồng hạt giống của tư tưởng dân chủ. Đây là con đường tuy dài nhưng thực tế và chắc chắn.


Hãy làm “dân vận” bằng những hành động cụ thể nhất có thể làm được. Nếu bạn đồng ý với bài viết này, hãy email hay đi mua ngay một máy in rẻ tiền, một xấp giấy in, và in bài viết này gửi tới địa chỉ của những người quen (hay không quen) của bạn ở Mỹ, Úc, Pháp, Đức, Nga…, nhất là những người mà bạn biết rằng hay về VN thăm thân nhân hay du lịch.


Đừng sợ mất lòng. Hãy đánh thức lương tâm, khai sáng dân trí của Việt Kiều để mỗi Việt Kiều bình thường khi về nước sẽ là một biểu tượng của tinh thần trung thực, công bằng, nhân ái, tự do và dân chủ.

 

Trần Bình



Lương Cường

Trung tướng, Chính ủy Quân khu 3 – Bộ Quốc phòng MỘT NGƯỜI XIN BỎ ĐẢNG! Hôm ngày, 3/2/2014. Tròn 84 năm Đảng CSVN ra đời. 84 năm qua là 84 năm của 3 thế hệ gia đình tôi và bản thân tôi luôn trung thành và đi theo Đảng. Trong đó hơn 40 năm bản thân tôi đã sống và tin yêu Đảng. Hơn 40 năm đó, tôi chưa từng là một Đảng viên nhưng nếu trừ đi 5 năm thơ ấu chưa biết bước đi vững vàng: Tôi từ một Đội viên nhi đồng, một Đội viên thiếu niên rồi một Đoàn viên Đoàn TNCS HCM. Tôi đã luôn là một người trung thành tuyệt đối đi theo sự lãnh đạo của Đảng, luôn thực thi đầy đủ mọi nghĩa vụ theo bất cứ chính sách nào của Đảng! Khi theo đuổi con đường sinh kế, từ giã mọi vai trò tham gia các tổ chức các tổ chức chính trị của Đảng, làm một người dân, cho đến hôm nay tôi cũng chưa hề có bất cứ lý tưởng chính trị nào khác ngoài Đảng CSVN. Hôm nay, hoàn toàn không vì một thù hận, bất mãn cá nhân. Cũng không vì bất cứ ảnh hưởng nào khác ngoài nhận thức của mình. Tôi xin chia sẻ cùng bạn bè, anh em.. tất cả những người thân quen, từng gặp hoặc chưa gặp rằng: Tôi chính thức tuyên bố là người dân bỏ Đảng! Từ đây, tôi sẽ không tin và không ủng hộ bất cứ điều gì liên quan Đảng CSVN. Lý do của tôi. Tôi cho rằng: 

Một chính Đảng, một chế độ hình thành phải được kiến tạo trên tối thiểu là 4 điều kiện cơ bản: 
1 – Có các thành viên, người ủng hộ để hình thành cơ cấu tổ chức. Ở đây là nhân dân, dân tộc. 
2 – Xác lập ranh giới địa chính trị rõ ràng trong phạm vi hoạt động cụ thể. Ở đây là quốc gia. 
3 – Có mục tiêu chính trị, có các cam kết và hành động thực thi nghĩa vụ chính trị với các thành viên, với nhân dân một cách nghiêm túc. Ở đây là chính sách, trách nhiệm đối với quốc gia, dân tộc. 
4 – Mục tiêu chính trị phải có tư tưởng mới, thúc đẩy sự phát triển tiến tới một xã hội tốt đẹp hơn với các tư tưởng chính trị hiện tại. … 

Trong đó: Điều kiện 1 là cơ sở hình thành, 2; 3 là cơ sở tồn tại, 4 là cơ sở phát triển. Qua tìm hiểu lịch sử và những trải nghiệm thực tế trong cuôc đời cá nhân tôi: 
Đảng CSVN ra đời tới nay tròn 84 năm. Đã trở thành lực lượng chính trị duy nhất, lãnh đạo và tổ chức ra cấu trúc quyền lực nhà nước của xã hội Việt Nam. Thế nhưng: 

1 – Các cam kết chính trị mà Đảng đưa ra không được thực thi một cách nghiêm túc. – Cam kết "người cày có ruộng" giờ đây thực tế người dân không có ruộng vì tất cả ruộng đất tập trung về tay nhà nước. Các loại đất 5%, 15% chia cho dân đã bị thu hồi cách đây gần 20 năm. Chưa nói các giá trị tài sản liên quan quyền sử dụng đất đai được chính pháp luật thừa nhận cũng bị xâm hại mà các dân oan mất đất là minh chứng rõ ràng! – Cam kết "xây dựng chủ nghĩa xã hội" với: "Độc lập – tự do – ấm no – hạnh phúc..".. không được tôn trọng và thực thi đầy đủ với đa số nhân dân. Cuộc sống kinh tế ngày càng khó khăn, sự tụt hậu so với các nươc; vấn nạn lệ thuộc và thất bại dẫn đến mất đất, mất đảo về tay Trung Quốc là minh chứng cho điều này. – Cam kết xác lập chế độ "dân chủ, công bằng, văn minh.." cũng không được thực hiện! Cụ thể là xã hội Việt Nam ngày nay p
hân chia giàu nghèo một cách bất bình đẳng vì người giàu chiếm đa số được hình thành từ tham nhũng, lợi dụng quyền lực, trục lợi trên các hành vi gian dối, lừa đảo… chứ không phải từ những phương cách làm giàu minh bạch, làm ăn đàng hoàng. – Các chế độ, chính sách được ghi rõ trong Hiến pháp và Luật lệ không được tôn trọng: Các quyền tự do tối thiểu như: Tự do ngôn luận, tự do đi lại, tự do mưu cầu hạnh phúc.v.v. bị xâm hại nghiêm trọng. Việc chế độ nhà nước không cho tự do báo chí, ngăn chặn và bắt bờ, trấn áp những người có ý kiến bất đồng. Bắt tay với Trung Quốc trong thương mại dẫn đến tàn phá các ngành nghề sản xuất, cho lao động TQ ồ ạt vào Việt Nam làm việc.. khiến người lao động lâm vào tình trạng thất nghiệp. Mất cơ hội việc làm là những ví dụ cho sự thật này. 


2 – Cam kết lãnh đạo đất nước, xây dựng đất nước, bảo vệ chủ quyền quốc gia. – Mục tiêu xây dựng xã hội chủ nghĩa sau 84 năm lãnh đạo của Đảng đến nay chưa có bất kỳ khả năng nào khả thi! Tiêu tốn cơ hội, tiền bạc, xương máu của nhân dân quá lớn. Những gì đạt được bề mặt phát triển thực tế nhỏ hơn so với chỉ một phần rất nhỏ những thất thoát từ tham nhũng, thiệt hại do chính sách gây ra. Bài toán giá trị hạ tầng kinh tế, những giá trị phục vụ xã hội hiện hữu đem so với những thất thoát từ các vụ án tham nhũng, lừa đảo, thua kiện, các dự án cấp quốc gia bị thua lỗ.v.v. là minh chứng không thể chối cãi! – An ninh và mối đe dọa lệ thộc, mất chủ quyền vào tay Trung Quốc ngày càng lớn: Việc các chính sách kinh tế gây tranh cãi làm mất cân bằng cấu trúc kinh tế xã hội. Sự lệ thuộc do cán cân thương mại với Trung Quốc đối với nên kinh tế. Các đe dọa, tổn thất quyền lợi và chủ quyền biển đảo ngày càng nhiều, phạm vi chủ quyền biên giới ngày càng bị thu hẹp trên biển. Các tuyên bố đe dọa xuất phát từ Trung Quốc ngày càng rõ ràng nhưng Đảng không có chính sách lãnh đạo hiệu quả, minh bạch rõ ràng để người dân tin tưởng! 

3 – Định hướng xã hội ngày càng sai lầm và thụt lùi chứ không có phát triển: – Định hướng văn hóa, giáo dục xã hội sai lầm khiến nền giáo dục ngày càng kém chất lượng. Ở cấp cao thì sau 84 năm giờ đây người dân phải đi học bằng tài liệu, phương tiện học liệu của Trung Quốc. Về phía người dân thì trình độ học sinh, sinh viện chỉ có cái bằng nhưng thiếu hẳn kỹ năng sống và kiến thức thực tế khiến hiện tượng sinh viên ra trường không có việc làm, không áp dụng được kiến thức vào đời sống. Tỷ lệ bằng cấp gia tăng nhưng hiệu quả giá trị chất xám ngày càng nghèo nàn. – Đạo đức, văn hóa dân tộc bị tàn phá. Tư duy lệch lạc và tệ nạn bùng phát ngày càng mạnh. Hành xử thô bạo, tàn nhẫn dần thay thế cho đạo đức và ứng xử công bằng. – Bất bình đẳng trong việc người dân phải đóng góp quá nhiều nhưng lại không được hưởng các chế độ, chính sách tương xứng ở mức tối thiểu. ……. 

Từ những lý do trên. Tôi tự nhận thấy rằng: Tôi không thể ủng hộ và tiếp tục tin tưởng, chấp nhận tư tưởng chủ nghĩa cộng sản cũng như đường lối lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Tuyên bố này mang tính biểu thị quan điểm cá nhân của một công dân. Không phải là một Đảng viên nên không có nơi nhận cụ thể, vì vậy tôi không đưa thông tin chi tiết cá nhân nhưng sẵn sàng cung cấp thêm chi tiết đầy đủ với bất kỳ ai, cơ quan, tổ chức nào cần thiết nếu thấy thông tin trên hồ sơ của tôi chưa thỏa mãn! Các anh em, bạn hữu có tư tưởng khác vui lòng không biểu thị các phát ngôn mang tính tục tĩu, thiếu văn hóa do bất đồng với tôi.
Xin cảm ơn!

error: Content is protected !!