BÊN THẮNG CUỘC TỒI BẠI…BÊN THUA CUỘC VĨ ĐẠI

Lời tựa bài viết này tôi muốn ám chỉ đến chính quyền cộng sản VN hiện tại.”

Chúng ta hãy ôn lại lịchsử về cuộc chiến tranh Nam Bắc của nước Mỹ. Nội chiến Hoa Kỳ (1861–1865), hay còn gọi là cuộc chiến tranh giữa các Tiểu Bang (War Between the States). Sau khi Abraham Lincoln đắc cử trong cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ năm 1860, đã có 11 tiểu bang theo chế độ nô lệ ở miền Nam Hoa Kỳ, tuyên bố ly khai khỏi Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ và lập ra Liên Minh Miền Nam (Confederate States of America). Riêng 25 tiểu bang còn lại ủng hộ chính phủ Liên Bang Miền Bắc (Union).

Cuộc phân tranh Nam-Bắc, xảy ra tại các tiểu bang phía Nam, cuộc chiến kéo dài 4 năm và chấm dứt khi quân miền Nam, đầu hàng năm 1865 và chế độ nô lệ bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ. Cuộc nội chiến này là sự bất đồng trong quan niệm (Miền Bắc muốn xoá bỏ chế độ nô lệ. Miền Nam muốn giữ lại chế độ nô lệ) mặc dù cả hai bên Bắc và Nam, có chung một dân tộc, nhưng họ có những bất đồng về chính kiến về đường lối chính trị riêng biệt, từ đó dẫn đến cuộc nội chiến Nam Bắc.

Cho đến ngày nay đây vẫn là cuộc chiến tranh đẫm máu nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, dẫn đến cái chết của khoảng 750.000 binh sĩ, và một số lượng thương vong dân sự không thể xác định. Sử gia John Huddleston ước tính số người chết chiếm 10% toàn bộ số nam giới miền Bắc từ 20 đến 45 tuổi, và 30% đàn ông da trắng miền Nam trong độ tuổi từ 18-40. Cuộc chiến này thật sự khủng khiếp nhất trong lịch sử Hoa Kỳ về con số tử vong, nó còn nhiều hơn con số tử vong mà Hoa Kỳ đã tham chiến tại Việt Nam.

Chúng ta không bàn đến nguyên nhân của cuộc nội chiến Hoa Kỳ, mà chúng ta muốn nói đến ý nghĩa thật sự của những người Quân Tử, những người lính Anh Hùng của cả hai bên chiến tuyến, họ sẽ đối sử với nhau như thế nào khi chiến tranh kết thúc.

Bến Thắng Cuộc sẽ đối xử với Bên Thua cuộc như thế nào? Người chiến thắng có hận thù, giết chết hay đầy đoạ người lính bên thua cuộc. Lịch sử đã chứng minh, bên chiến thắng là miền Bắc đại diện là Tướng Ulysses Grant đã đối xử một cách rất anh hùng đối với bên thua cuộc, là miền Nam mà đại diện là Tướng Robert E. Lee.

Những sự kiện này khiến chúng ta so sánh về cuộc chiến tranh Việt Nam, sau năm 1975 miền Bắc Việt Nam đã chiến thắng, miền Nam VN đã thua trong cuộc chiến này, nhưng tất cả Quân Dân Cán Chính của người miền Nam đã bị đối xử như thế nào? Mặc dù cả hai bên đều có cùng chung một dân tộc, nói chung một ngôn ngữ và cùng chung một nguồn gốc.

Bên Thắng Cuộc (Cộng Sản) đã xem miền Nam (VNCH) như một chiến lợi phẩm, họ sẵn sàng tàn xát, cướp bóc, đày đoạ bên thua cuộc, bắt bớ tất cả những chiến binh bên thua cuộc, giam cầm trong các trại tập trung, họ đã đày đoạ cả một dân tộc để hàng triệu người Việt phải bỏ nước ra đi tìm tự do, để lại hàng trăm ngàn cái chết đầy thương tâm trên đường vượt biên và trong các trại tù của cộng sản, tất cả những điều này đã và đang sẩy ra trong lịch sử Việt Nam. Cho đến tận ngày hôm nay ‘Tháng 4 năm 2021”, có nghĩa là sau 46 năm sự hận thù này vẫn còn tiếp nối, bằng chứng hiển nhiên mọi người có thể nhìn thấy tại nghĩa trang Biên Hoà nơi chôn cất những tử sĩ của người lính miền Nam.

Chính quyền cộng sản (VN) luôn luôn hô hào (Hoà hợp, hoà giải dân tộc, xoá bỏ hận thù) nhưng thực chất thì khác hẳn, chính những người cộng sản họ không bao giờ muốn xoá bỏ, họ vẫn còn kiêu binh. Một ví dụ điển hình nhất đó là nghĩa trang Biên Hoà nơi chôn cất những người lính QLVNCH, cộng sản vẫn đào mồ bới mả, vẫn ngăn cấm những thân nhân đến thăm viếng (hương khói), chính quyền cộng sản muốn san bằng nghĩa trang này. Chính tại nơi nghĩa trang Biên Hoà những kẻ kiêu binh (Cộng sản Bắc Việt) không thể vượt qua lòng hận thù ngay cả đối với người nằm xuống, thì nói gì đến những người con sống.

Những ai đã từng một lần ghé thăm nghĩa trang Biên Hoà, cũng phải đau lòng thương khóc cho người chiến sĩ VNCH đang yên nghỉ trong vùng đất này, cộng sản đã biến nơi này thành hoang phế, ngang nhiên chà đap lên tình người và đạo lý, chúng ngăn cấm cả những người đến thắp nhang trên bia mộ, chúng muốn đào mồ bới mả những chiến sĩ QLVNCH đang yên nghỉ tại nghĩa trang Biên Hoà.

Nếu chúng ta thử so sánh cuộc chiến giữa quân Miền Nam và Miền Bắc Hoa Kỳ, chúng ta sẽ nhận ran ngay sự khác biệt giữa người Quân Tử và kẻ Tiểu Nhân.

Nó hoàn toàn khác biệt với tinh thần của người Mỹ trong cuộc nội chiến Nam bắc Hoa Kỳ. Hãy xem người Mỹ viết gì tại nghĩa trang những chiến binh Miền Nam

“Ở đây chỉ đơn thuần là nhiệm vụ.
Những người nằm ở đây đã hiểu rõ
là họ trải qua gian khổ, đã hy sinh
đã liều thân và sau cùng đã chết.”

Robert E. Lee                                                         Ulysses Grant

Đại tướng Liên minh miềnNam                             Đại tướng Liên bang miền Bắc  
                                                                                  

Một sự trùng hợp lạ lùng về ngày quân đội miền Nam (Hoa Kỳ) đầu hàng là ngày 9 tháng 4 năm 1865.  Ngày mà quân đội miền Nam Việt Nam đầu hàng là ngày 30 tháng 4 năm 1975. Cũng vào tháng Tư Đen và hai con số cuối của năm (65 – 75). Cách nhau đúng 110 năm. Nhưng cách đối xử hoàn toàn khác nhau, điều này cũng đủ nói lên tính chất cao thượng của người quân tử và kẻ tiểu nhân.

Lịch sử ghi lại rằng vào sáng ngày 9 tháng 4 cách đây 140 năm, thủ đô miền Nam là Richmond thất thủ, kỵ binh của miền Bắc cùng với 3 quân đoàn bộ binh vây hãm quân miền Nam, khiến cho quân miền Nam hết đường tháo lui.  Bộ tham mưu của Tướng Lee đề nghị phân tán để giữ lực lượng đánh du kích, nhưng Tướng Lee quyết định đầu hàng.

Vị danh tướng của Hoa Kỳ trải qua bao nhiêu chiến thắng nhưng sau cùng vì quân số và tiếp vận bị giới hạn nên đành bất lực chấp nhận thua cuộc. Với lá thư riêng ông gửi cho Tướng Grant của miền Bắc yêu cầu thu xếp buổi họp mặt.

Ông Grant nhận được thư hết sức vui mừng và bỗng nhiên thấy hết ngay cơn bệnh nhức đầu ghê gớm hành hạ ông từ nhiều ngày qua. Vị tư lệnh miền Bắc ra lệnh nghiêm cấm các sĩ quan và binh sĩ trực thuộc không được tỏ ra bất cứ hành động nào vô lễ với ông tướng tư lệnh miền Nam bại trận. 

Buổi trưa ngày lịch sử đã điểm, đó là ngày 9 tháng 4 năm 1865, Tướng Lee và một đại tá tùy tùng cưỡi ngựa vượt qua phòng tuyến đến nơi hẹn ước. Hình ảnh ghi lại hai người đi qua đoàn quân nhạc của lính miền Bắc thổi kèn chào đón. Các sĩ quan miền Bắc đưa vị tư lệnh miền Nam vào phòng họp. Nửa giờ sau Tướng Grant và đoàn tùy tùng miền Bắc đến.

            Cả hai vị tư lệnh đã biết nhau trong cuộc chiến tranh với Mễ Tây Cơ. Họ đã nhắc lại một thời bên nhau trong quá khứ. Tướng Grant sau này thú nhận là ông rất ngần ngại và thực sự hổ thẹn khi phải hỏi Tướng Lee nói về quyết định đầu hàng.

            Theo quy luật chiến tranh thời đó, quân miền Nam phải giải giới, tước bỏ khí giới và quân dụng. Người quân nhân được tự do trở về quê cũ như các dân thường. Tướng Lee đồng ý nhưng chỉ đòi hỏi một điều sau cùng là yêu cầu cho binh sĩ của ông được giữ lại lừa ngựa, vì lính miền Nam đem ngựa từ các nông trại của họ đi chiến đấu. Không phải ngựa của chính phủ cấp như lính miền Bắc. Tướng Grant thỏa hiệp là sẽ không sửa chữa chính thức trên văn bản, nhưng thực tế sẽ cho lệnh để lính miền Nam đem lừa ngựa về nhà mà xây dựng lại nông trại.

            Sau này khi viết về văn bản đầu hàng, lịch sử ghi rằng đây là thỏa hiệp của những người quân tử (The Gentlemen’s Agreement). Trên các bảo tàng viện và đặc biệt là bảo tàng viện ở Appomattox Virginia có tranh sơn dầu hình Tướng Lee hiên ngang quắc thước trong bộ quân phục xanh dương, tóc và râu bạc, thể hiện hình ảnh người Mỹ anh hùng không bị khuất phục dù thua trận. Toàn thể nước Mỹ hiểu rằng khi một người Mỹ bị nhục, thì dù là Mỹ miền Nam hay Mỹ miền Bắc cũng vẫn là một người Mỹ bị sỉ nhục.

Điều này khác hẳn với quan niệm của người Việt Nam. Khi một người Việt Nam bên thua cuộc bị sỉ nhục, thì làm tăng thêm lòng kiêu binh của người lính bên thắng cuộc. Người cộng sản Việt Nam không xem người thua cuộc miền Nam Việt Nam là đồng bào.

            Và hình Tướng Lee cưỡi ngựa đi đến nơi họp mặt với đoàn quân nhạc miền Bắc chào đón. Hình Tướng Lee ký tên trong bản thoả thuận đầu hàng, và ông cưỡi ngựa ra đi, đã được sĩ quan và binh sĩ miền Bắc tiễn đưa và vẫy tay chào.  Bây giờ hình tượng của tướng Lee tràn ngập ở miền Nam Virginia. Câu lạc bộ Lee, bảo tàng viện Lee, Lee Highway, Fort Lee và các đồn trại của quân đội liên bang mang tên vị tướng thua trận như là một biểu tượng anh hùng.

Bởi vì người Mỹ đã thấm nhuần bài học rất Hoa Kỳ. Bài học của người lính dũng cảm cả hai phe trong chiến tranh và người quân tử của thời hậu chiến.

            Năm 1900 tức là gần 40 năm sau cuộc chiến, mở đầu cho giai đoạn hòa giải dân tộc và năm 1991 thì các liệt sĩ miền Nam được cải táng đưa vào một khu đặc biệt trong nghĩa trang Arlington gọi là “Confederate Section”.

Tổng cộng gần 500 mộ phần quây tròn chung quanh một tượng đài do nhà tạc tượng danh tiếng là điêu khắc gia Moses Ezekiel thực hiện.

            Trên đỉnh của chân bệ hình vòng cung như nóc Tòa Quốc Hội là hình tượng cao 32 feet của một thiếu phụ tượng trưng cho miền Nam. Ðây là hình ảnh bà mẹ của phe bại trận đã có con trai hy sinh cho cuộc chiến. Phía dưới là bài thơ đại ý như sau:

“Ở đây chẳng có vinh quang hay tưởng lệ.
Ở đây chẳng phải binh đoàn hay cấp bậc.
Ở đây chẳng có tham vọng hay mưu cầu.
Ở đây chỉ đơn thuần là nhiệm vụ.
Những người nằm ở đây đã hiểu rõ
là họ trải qua gian khổ, đã hy sinh
đã liều thân và sau cùng đã chết.”

Not for fame or reward

Not for place or for rank

Not lured by ambition

Or goaded by necessity

But in simple

Obedience to duty

As they understood it

These men suffered all

Sacrificed all

Dared all-and died.

Nước Mỹ đã có những bước ngoạn mục đầy màu sắc văn minh ngay từ khi chiến tranh chấm dứt để chấp nhận và tôn trọng người bại trận như những anh hùng….

Trong khi đó, Việt Nam sau biến cố 1975, Cộng sản Bắc Việt đã đối xử tàn độc, dã man đối với chiến binh QLVNCH và người dân VNCH. Họ đã trả thù bắng cách đày đọa những người lính bên thua cuộc, phải tù đày trong các trại tập trung cải tạo, bằng bản án cao su, không có thời gian, có người đã phải ngồi tù 20 năm.  

Hôm nay tôi viết lại ngày tưởng niệm tháng tư đen, tưởng niệm ngày 30 tháng 4 năm 1975, mà lòng vẫn ngậm ngùi thương xót đến những người chiến sĩ bên thua cuộc. Chính tôi cũng phải trải qua 8 năm tù tội, lưu đày trên vùng rừng núi Việt Bắc.

Tháng 4 năm 1975 và tháng 4 năm 2021, đã trải qua 46 năm, chúng ta lại bồi hồi nhớ đến những vị tướng miền nam, những vị anh hùng không phân biệt cập bậc hay chức vụ, đã tuẫn tiết chết theo thành. Chúng ta lại đau xót nhớ đến vị Đại Tá VNCH đó là Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, ông đã bị xử bắn tại sân vận động Cần Thơ, với lời nói bất hủ trước khi bị xử bắn: 

 “Nếu tôi thắng trong cuộc chiến, tôi sẽ không kết án các anh như các anh kết án tôi. Tôi cũng không làm nhục các anh như các anh làm nhục tôi. Tôi cũng không hỏi các anh câu mà các anh hỏi tôi. Tôi chiến đấu cho tự do của người dân. Tôi có công mà không có tội. Không ai có quyền kết tội tôi. Lịch sử sẽ phê phán xét đoán các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy quân”

AET Lê Tuấn

error: Content is protected !!