Cali Today - Nguyễn Xuân Nam,  CAO MINH HƯNG,  Lê V. Hải,  Minh Thúy,  Phương Hoa,  Thơ,  Video

GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG

LÊ VĂN HẢI

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày Giỗ Tổ Mồng Mười Tháng Ba!”

Hầu như người Việt Nam nào, ai cũng thuộc câu ca dao này, câu này được học từ nhỏ, thời tiểu học.

Hàng năm, cứ đến ngày 10 tháng 3 Âm lịch (năm nay ngày Tây, rơi đúng vào Chủ nhật tuần này! ngày 10 tháng 4 năm 2022)

Ngày này, con dân đất Việt ở khắp mọi nơi, đều hướng lòng về Quốc Tổ Hùng Vương, nhất là về đất Tổ Phú Thọ, nơi có đền thờ và bia tưởng niệm các vua Hùng. Để nhớ về nguồn cội, cảm tạ các Tiền Nhân đã có công lập quốc, giữ nước, thành một dân tộc Việt, với những trang sử oai hùng chống ngoại xâm, để lại cho con cháu một dải giang sơn gấm vóc, trường tồn trên 4 ngàn năm! Không một tấc đất nào về tay ngoại bang!

(Càng tự hào truyền thống Cha Ông bao nhiêu, càng căm thù CSVN bấy nhiêu, hết nhường đất biên giới, biển đảo, đặc khu…còn nuôi âm mưu bán nước cho Tầu Cộng, chỉ cần đạt mục đích “còn đảng còn mình!” Mà CS làm gì có Tổ! chúng đã công nhận tổ của chúng từ Nga, từ Tầu!)

Thời VNCH, trước 75, đây là Ngày Lễ Quốc Gia! ăn mừng rất lớn. Hành động VNCH giữ nước dũng cảm, với trận chiến “Hoàng Sa, Trường Sa!” Thà chết, chứ không để một tấc đất nào lọt vào tay giặc!

Ra hải ngoại, cộng đồng người Việt khắp nơi, cũng giữ được truyền thống “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” tốt đẹp này, nên luôn luôn có những sinh hoạt, để nhớ về Tổ Tiên dòng giống Lạc Hồng.

Chút Lịch Sử Đời Hùng

Theo truyền thuyết, triều đại Hùng Vương có 18 đời vua. Hùng Vương thứ nhất lên ngôi vào năm 2879 trước Công nguyên, đặt quốc hiệu là Văn Lang, chia nước làm 15 bộ, truyền đời đến năm 258 trước Công nguyên, thì mất ngôi vào tay Thục Phán An Dương Vương.

Như vậy, triều Hùng trải qua trong khoảng 2.600 năm, nếu chia trung bình cho 18 đời vua thì mỗi đời vua xấp xỉ 150 năm.

Giải thích điều hơi khó hiểu này, một số học giả cho rằng thực chất 18 đời vua Hùng không phải là 18 cá nhân cụ thể, mà là 18 chi, mỗi chi này có nhiều vị vua, thay phiên nhau trị vì, và dùng chung vương hiệu. Ngay cả con số 18 cũng chỉ mang tính tượng trưng, ước lệ, vì 18 cộng lại là 9, con số thiêng đối với người Việt.

Như vậy, theo một số tài liệu lịch sử ghi lại, ngày giỗ tổ đã có từ cách đây 2.000 năm. Dưới thời Thục Phán An Dương Vương. Bằng chứng đã tìm thấy cột đá thề, được dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, ghi rõ: “Nguyện có đất trời lồng lộng chứng giám, nước Nam được trường tồn lưu ở miếu Tổ Hùng Vương. Xin hứa đời đời trông nom lăng miếu họ Hùng và gìn giữ giang sơn mà Quốc Tổ trao lại. Nếu thất hẹn, sai lời thề, sẽ bị gió giăng, búa dập, tan thây!”.

Các đời vua khác sau này cũng luôn ghi nhớ, khẳng định vai trò các vua Hùng trong việc xây dựng giang sơn Đất Việt. Chính vì thế mà hàng năm, người Việt dành riêng một ngày để mừng, tưởng nhớ những người đã lập và xây dựng nên đất nước. Trong tinh thần nhớ về Cội Nguồn  “Cây có gốc, chim có tổ, người có tông!”

THÁNG BA XUÂN

     (Điệp tự)

Tháng Ba Âm Lịch, tháng Ba mừng

Giỗ Tổ Hùng Vương, giỗ Tổ Ân

Mười tám đời Vua, mười tám Đế

Bốn nghìn năm sử, bốn nghìn Xuân

Văn Lang nối gót, Văn Lang tiến

Việt Tộc theo đà, Việt Tộc nâng

Danh tiếng nhà Nam, danh tiếng rạng

Kính tiền Quốc Tổ, kính tiền nhân

*

 Phương Hoa – Tháng Ba Ngày Giỗ Tổ

LE VĂN HẢI

Tại Sao Lăng Vua Hùng Lại Ở Phú Thọ?

Theo Ngọc phả Hùng Vương chép thời Hồng Đức hậu Lê, thì từ thời nhà Tiền Lê, nhà Lý, nhà Trần rồi đến Hậu Lê, các vua và người dân địa phương, đều đến lễ bái các vua Hùng. Vua đã giao thẳng quản lý Đền Hùng cho cư dân tại đó rông nom, sửa chữa, cúng bái. Và có bổn phận tổ chức ngày giỗ 18 đời Hùng Vương, vào ngày 10 tháng 3 âm lịch mỗi năm.

Để đền bù công lao gìn giữ, tổ chức, dân địa phương được triều đình miễn cho những khoản thuế ruộng, nhiều quyền lợi khác. Như thanh niên, có thể miễn đi lính trong thời chiến, nếu có nhiệm vụ trông coi, hương khói cho Đền Vua.

Sang thế kỷ 20, năm 1917, triều vua Khải Định. Bộ Lễ chính thức gửi công văn đến tỉnh Phú Thọ, chính thức lấy ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch, cử hành “quốc lễ” hàng năm.

Ngày Giỗ này, nếu điều kiện cho phép, vua và các quan phải mặc phẩm phục, lên đền Hùng cúng tế tổ tiên rất trang trọng.

https://www.facebook.com/ted.nguyen.14418/videos/362650918960247

LÊ VĂN HẢI

Truyền Thuyết Con Rồng Cháu Tiên

Hay còn gọi sự tích Trăm Trứng Trăm Con, nhằm giải thích về nguồn gốc dân tộc, cũng như đề cao lòng tự hào và tinh thần truyền thống đoàn kết của Người Việt Nam.

Câu chuyện “dã sử” có tính cách “thần tiên” như sau:

Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Miền Bắc nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ.

Thần giúp nhân dân diệt trừ Ngư tinh, Hồ tinh, Mộc tinh, là những loài yêu quái, bấy lâu nay tung hoành, làm hại dân lành. Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi, cả cách sống, đạo đức, lẽ phải. Xong việc, thần thường về thủy cung, khi có việc cần, thần mới hiện lên.

Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, tò mò bèn tìm đến thăm.

Nhân duyên tiền định, Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu thương. Rồi trở thành vợ chồng, cùng nhau chung sống trên cạn ở điện Long Tráng.

Ít lâu sau, Âu Cơ có mang (bầu), đến kỳ sinh nở. Chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng! nở ra một trăm con! Con nào con ấy hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Hay hơn nữa, đàn con không cần bú mớm, mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần! đẹp như tiên!

Thế rồi một hôm, Lạc Long Quân vốn quen sống ở nước, cảm thấy mình không thể sống mãi trên cạn được. Đành từ biệt Âu Cơ và đàn con, để trở về thủy cung. Âu Cơ ở lại một mình nuôi đàn con, tháng ngày chờ mong, buồn tủi. Cuối cùng nàng gọi chồng lên và than thở.

– Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi đàn con nhỏ?

Lạc Long Quân nói:

– Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là giòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi, lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.

Âu Cơ nghe theo chồng, rồi cùng nhau chia tay nhau lên đường.

Người con trưởng được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang.

Triều đình có tướng văn, tướng võ, con trai vua gọi là quan lang, con gái vua gọi là mỵ nương, khi cha chết thì được truyền ngôi cho con trưởng, gần 29 đời truyền nối ngôi vua, đều lấy danh hiệu Hùng Vương, không hề thay đổi.

Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam chúng ta đều là con cháu vua Hùng. Đều từ một bọc trứng mà sinh ra, Cùng gọi nhau là “Đồng Bào!” (từ một bào thai) và đến bây giờ, hơn 4 ngàn năm, vẫn tự hào mình là Con Rồng Cháu Tiên!

Người Việt Hải Ngoại Sinh Hoạt Giỗ Tổ Hùng Vương Năm 2022

-Tại Bắc Cali:

Được Tổ Chức, Vào Ngày Chủ Nật 10 Tháng 4 Năm 2022, Lúc10:00 Sáng

Tại Vườn Truyền Thống Việt

1499 Roberts Ave San Jose Ca 95122

-Tại Seattle:

Lúc 10 giờ sáng Chủ Nhật, ngày 10 tháng 4 năm 2022

Tại Tổ Đình Việt Nam

2234 SW. Orchard St, Seattle, WA. 98106

Phone (206) 779-6875

NGÀY GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG

*

Ngày Giỗ HÙNG VƯƠNG nhớ Tổ Tông

Tự hào dân Việt giống Tiên-Rồng

Chinh Nam ngạo nghễ hưng bờ cõi

Chiến Bắc oai hùng vững núi sông

Xã tắc, tiền nhân gìn nhọc sức

Giang san, hậu thế  giữ dày công

Nay bầy Cộng Sản ôm tà thuyết

Bán nước mọp Tàu, nhục mặt không??

*
DUY ANH

Mồng Mười, tháng Ba, Nhâm Dần04/10/2022