Tác giả và Tác Phẩm

Nhà văn Nguyên Thanh Xuân (TT/VTLV 2016)

Nhà Văn Nguyễn Thanh Xuân

 

inviteh

Thanh Xuân là một đứa con gái sinh trưởng và lớn lên tại thành phố Đalat trong một gia đình mười hai anh chị em với người cha làm Trưởng Ty Thú Y kiêm Phó Trưởng Ty Nông Nghiệp.

Từ nhỏ Thanh Xuân được đi học trường Mến Thánh Giá , Đà lạt, sau được đổi tên là trường tiểu học Thiên-Hương do các bà sơ dòng Mến Thánh Giá thành lập.

Khi đến tuổi vào trung học, Thanh Xuân được thi đậu vào Trường Nữ Trung Học Bùi Thị Xuân năm 1970 học lớp đệ thất.  Đến năm 1975, khi đất nước bị rơi vào tình trạng khói lửa, bắt đầu từ tháng 3, những tỉnh lỵ miền trung mất dần theo bản đồ và bị cộng sản chiếm đóng.  Khoảng giữa tháng tư, dân chúng ở Đà Lạt kéo nhau bỏ chạy tuy rằng không có một tiếng súng nổ.  Gia đình cha mẹ Thanh Xuân và mấy anh chị em đi đường xe đò chạy về Nha Trang bỏ lại sau lưng ngôi nhà yêu quý và bao nhiêu kỷ niệm thời thơ ấu.  Năm đó Thanh Xuân vừa học hết lớp 11C (C tượng trưng cho môn văn chương) trường Bùi Thị Xuân.

Sau khi Viet Nam đã rơi vào tay cộng sản ngày 30 tháng tư năm 1975, cả gia đình cha mẹ anh chị em đang ở Saigon và trú ngụ tại nhà người chị thứ Ba nằm trên đường Công Lý gần phi trường Tân Sơn Nhất.

Tháng tư 1975 cả gia đình bị kẹt lại Saigon với niềm đau buồn của người dân bị bỏ rơi.  Thanh Xuân đã ghi tên vào học năm cuối lớp 12A tại trường Nguyễn Thượng Hiền và thi đậu tú tài toàn phần năm 1976.  Vì lý do gia đình cha cô làm cho chính quyền Việt Nam Cộng Hòa thời trước 1975 (bọn cộng sản liệt kê vào thành phần con ngụy) cho nên Thanh Xuân không được tuyển vào đại học.

Tuổi mới 18, cô mang một tâm hồn mơ mộng như tất cả những người con gái Việt Nam trong lứa tuổi này, nhưng trong một xã hội như cộng sản thì họ chỉ muốn vinh danh dân lao động cho nên ép buôt tất cả những thanh niên thiếu nữ trong lứa tuổi 17, 18, nếu không đi học thì phải đi về vùng kinh tế mới khai phá đất để trồng trọt phát triển kinh tế cho nhà nước.

Chính vì thế khoảng cuối tháng chín năm 1977, gia đình người chị lớn âm thầm thu xếp một chuyến đi vượt biển qua đường Rạch Giá, hai người em được chọn để mang theo làThanh Xuân và người chị kế Thanh Loan.  Sự lựa chọn để dấn thân trong một cuộc ra đi mạo hiểm mà người ta thường nói: “Một sống, hai chết” đã làm cho Thanh Xuân trở nên gan dạ, chấp nhận cái chết nếu đi không lọt.

Con thuyền định mệnh đã rời Rạch Giá vào một đêm không có trăng nên tối mịt, sau năm ngày năm đêm trôi dạt trên biển khơi đã được tắp vào một đảo bỏ hoang chỉ dành cho dân tị nạn lúc bấy giờ, đó là đảo Paula Tengah nằm gần Maylasia.  Trại tị nạn lúc bấy giờ có khoảng hơn 1000 người đang chờ giấy tờ đi định cư xứ người.

Trong danh sách những người chọn đi Mỹ, gia đình Thanh Xuân thuộc diên có làm cho Mỹ thời trước và có thể nói và đọc Anh ngữ lưu loát cho nên thời gian chờ đợi chỉ có ba tháng (so với những người khác đã chờ đợi hơn một năm mà vẫn chưa thấy được gọi tên).

Đầu năm 1978, Thanh Xuân và gia đình đã đặt chân đến Mỹ, định cư tại Mountain View, California dưới sự bảo lãnh của người anh rễ và chị dâu.

Thanh Xuân bắt đầu một cuộc sống hoàn toàn mới lạ, ban ngày đi làm cho một hảng điện tử và ban đêm đi học ở Foothill College, sau đó chuyển qua San Jose State University học về kinh doanh, và hiện đang làm địa ốc tại Intero Real Estate Almaden về buôn bán nhà cửa.

Năm 1985, Thanh Xuân lập gia đình với một người Mỹ Ed Cutshaw và có ba người con trai.  Năm 1989 nhờ sự bảo lãnh của phu quân, Thanh Xuân đã đem cha mẹ và 4 chị em còn lại qua đoàn tụ tại San Jose.

Năm 2009, khi thân phụ qua đời, Thanh Xuân đi với con trai út về Việt Nam thăm quê hương lần đầu tiên sau 25 năm xa quê hương đất tổ.  Khi trở về Mỹ, cô có một cảm hứng dâng tràn và viết hai tác phẩm đầu tay bằng hai thứ tiếng Anh và Việt ngữ với chủ đề: “Con đường đi đến giàu sang và hạnh phúc” và cuốn thứ nhì “Bí ẩn của sự thành công”.  Hai cuốn sách xuất bản qua nhà xuất bản Mỹ và đã được đưa vào thư viện toàn cầu (library of congress) và đang hiện bán qua Amazon hoặc Barn and Nobble.

Sách của cô thuộc diện tâm linh và nói rất nhiều về những định luật của vũ trụ như luật thu hút, luận nhân quả, luận cho và nhận.v.v.

Nguyện vọng của Thanh Xuân là bằng cách nào cho người đời sống và biết cách áp dụng những định luật này trực tiếp vào những lối suy nghĩ và hành động của mình mỗi ngày để tạo cho mình một cuộc sống như những ước mơ mình có sẵn.

Cô còn nói rằng mỗi người, vật hay sinh vật đang sống trong thế giới vũ trụ đều phải theo như nhau, không một ai hay một vật gì có thể đi ngược chiều.  Nếu biết cách đi thuận buồm xuôi gió thì cuộc sống trở nên đẹp vô cùng.

Thế thì tại sao con người chúng ta luôn tìm kiếm hoài mà không thấy hạnh phúc?  Tại sao bao nhiêu người mơ ước được cuộc sống giàu sang nhưng mãi hoài vẫn loay hoay cơm gạo áo tiền, sống chật vật và thiếu thốn?  Nếu bạn nào chưa hài lòng với cuộc sống hiện tại và muốn thay đổi cuộc đời, hãy tìm đọc sách của Thanh Xuân. Website:  www.xuanthanhnguyen.com hoặc vào Amazon www.amazon.com tìm tựa đề : ”A Road to Wealth and Happiness” or “ The secret to success” by Nguyen Thanh Xuan.

con-duong-di-toi-sang-giau               bi-an-su-thanh-cong

Quê Hương Việt Nam trong ký ức
Nguyễn Thanh Xuân

 

Quê hương tôi trước 1975, một hình ảnh đẹp nên thơ cho dù trong thời chinh chiến, cho dù mãnh đất quê hương Việt Nam đã bị dày xéo bởi bom đạn khói lửa như những lớp hằn trên con lưng con ngựa hoang.  Riêng tôi, có lẽ tôi chưa lớn đủ để có nhận thức được bao nỗi hoang mang lo lắng từng ngày của mẹ cha, những ưu tư của mẹ tôi nhớ đứa con trai lớn đang đi ra chiến trường không trở về thăm nhà trong những dịp tết.

Tôi còn nhớ năm 1967 khi tôi được 9 tuổi, một năm trước biến cố Mậu Thân 1968, cảnh chết chóc mỗi ngày trên Tivi và cảnh tan tóc ở cố đô Huế.  Năm đó gia đình tôi cũng hay tin anh hai tôi tử trận, ba má tôi đau buồn mà người đau khổ nhất là má tôi, bà thương anh tôi vì đó là con trai đầu lòng, má tôi khóc sưng cả mắt.

Đám tang của anh ở Sài Gòn, vìcả gia đình tôi lại ở Đà Lạt cho nên chỉ có người chị thứ ba và má tôi đi đưa đám tang của anh với một vài người thân.  Gia đình năm đó mất đi một người anh nên vắng tiếng cười, tuy tôi chỉ mới 9 tuổi, chưa đủ tuổi để hiểu được sự mất mác lớn lao đến dường nào.

Năm kế là biến cố tết Mậu Thân, Đà Lạt không ngoại lệ, mỗi ngày tôi đi học về thấy xác Việt Cộng nằm phơi trên đồi, máu me còn chưa khô.  Tôi vừa sợ vừa buồn vì không hiểu tại sao lại con người có thể giết nhau khi cùng một giống nòi.  Quê hương tôi đẹp quá nhưng cảnh tang tóc khắp nơi, gia đình nào cũng có ít nhất một người con hy sinh vì tổ quốc.  Hình ảnh mẹ ôm con chạy loạn ngoài miền trung mỗi ngày chiếu trên tivi ám ảnh vào trong đầu óc tôi.  Ngoài những buổi sáng đi học, những buổi trưa dài tôi thường đi vào rừng thông lượm củi đem về cho má tôi nấu bếp.  Những buổi trưa hè lang thang bắt bướm, bắt dế hoặc thả diều trên sân banh.

Quê hương Việt Nam của tôi, chiến tranh càng ngày càng khốc liệt khi tiến dần đến năm 1972, mùa hè đỏ lửa ở Quảng Trị, từng thị trấn một bị chiếm đóng và mất đi dần dần trên bản đồ, từ miền trung chạy đến miền nam và cuối cùng năm 1975, Viêt Nam đã hoàn toàn ngã gục trong hơi thở cuối cùng khi Sài Gòn thất thủ và giọng ca của Bill Cosby với bản nhạc White Christmas vang lên vào tháng tư như một dấu hiệu cho tất cả mọi người sự bỏ cuộc.

Trãi qua 10 năm lớn lên trong thời chinh chiến, năm 1975 tôi vừa mới 17 tuổi, tuổi đẹp nhất của thời con gái, tuổi vừa biết yêu và biết mơ mộng viễn vông.

Tôi thường ngồi lặng lẽ một mình để suy ngẫm về cuộc đời, tôi chưa biết yêu chàng trai nào, chỉ biết yêu quê hương và mẹ cha.  Khi gia đình phải rời bỏ Đà Lạt để về Sài Gòn năm 1975, tôi nhớ mái nhà xưa của tôi với căn phòng nhỏ, tôi nhớ cảnh mưa dầm trên Đà Lạt những ngày lội sình đi chợ với má tôi.  Tôi nhớ chiếc xe đạp mini màu đỏ và những con dốc đường Võ Tánh và hàng thông xanh.

Phải tôi là một cô gái trưởng thành hơn một chút thì đã là người yêu của lính rồi, ngôi trường Chiến Tranh Chính Trị và Võ Bị giáp lưng ngay sau sân trường Bùi Thị Xuân và cách nhau có một hàng rào kẻm gai.  Trường nữ trung học lại gần ranh giới của mấy anh chàng sinh viên trường võ bị trở thành những huyền thoại cho nhiều cuộc tình đẹp.

Tôi thường lén nhìn trộm những chàng trai oai hùng trong bộ đồng phục khi họ đi ra phố vào cuối tuần.  Dĩ nhiên mấy người chị của tôi cũng có vài người bạn phi công ghé nhà chơi, nhưng tuổi tôi lúc đó chưa được ai ngó ngàn đến.  Tôi chỉ lấp ló và nhìn trộm những anh chiến sĩ oai hùng này và mơ tưởng đến một ngày nào mình cũng sẽ sánh vai đi bên cạnh một người lính đẹp trai đó.

Quê hương tôi tuy dập vùi với chiến tranh nhưng nếu nói về tình yêu thì phải nói là một quê hương nhiều tình yêu nhất.  Bài hát “Những đồi hoa sim” nói lên cái chết của người em gái hậu phương thay vì người binh sĩ.  Bài ca “Anh không chết đâu anh” với giọng ca nức nở của Thanh Lan làm bao nhiêu người đổ lệ.  Quê hương của tôi chứa chan đầy tình yêu, đầy sự chia ly, kẻ ở người đi, hình ảnh người mẹ quê với đồng lúa chiều, hình ảnh khói lam chiều lan dần trong ống khói của từng nhà, hoặc tiếng chó sủa trong đêm làm cho người mẹ có cảm giác lo âu không biết Việt Cộng có về bắt con trai bà đi theo chúng.

Tình yêu quê hương nói rất nhiều về tình mẹ thương cho con trai đi đánh trận nơi xa và trông đợi con từng ngày.  Tình quê hương nói về những người chiến sĩ lấy trăng làm đèn để viết thư tình cho em gái hậu phương.  Tình cảnh của cô gái cầm trong tay tấm thẻ bài, quấn trên đầu vành khăn tang trắng, đứng bên ngôi mộ người yêu với dòng lệ tuôn tràn.

Hình ảnh của quê hương tôi với những nét mặt u buồn của người thua trận, khi mấy anh lính Việt Nam Cộng Hòa phải bỏ súng khi thấy đoàn xe tăng của Cộng Sản lăn vào đường phố Sài Gòn. Tôi không thể nào cầm được nước mắt khi chứng kiến một vài người lính trẻ vào nhà xin quần áo thường dân để thay bộ áo lính còn đóng đầy bụi ngoài chiến trường.

Nói về quê hương và tình yêu thì không bút mực nào tả cho xiết.  Tôi đã là một cô gái xuân thì đang ở tuổi mộng mơ thì phải trút bỏ chiếc áo dài trắng, xếp bút nghiên để bỏ nước ra đi trong một đêm tối.  Bước lên chiếc ghe nhỏ để vượt biên bằng đường biển.  Tôi đã bỏ lại sau lưng quê hương tôi, cha mẹ và anh chị em tôi để lên chiếc tàu định mệnh.

Đêm hôm đó, vào khoảng cuối mùa thu năm 1977 tại Rạch Giá, trời tối đen như mực vì họ lựa ngày không có trăng để dễ dàng tránh mặt bọn công an.  Bổn phận của tôi chỉ là một đứa con gái quêgiả vờ xách gào mên cơm đem xuống ghe cho mấy người đánh cá ăn.  Tôi chỉ việc đi lầm lũi trong chiếc áo bà ba cũ kỷ, không cần ngẩng đầu lên nhìn ai, cứ việc đi và khi nhảy được vào ghe rồi thì có người trong đó mở hầm đựng cá để nhảy xuống.

Sau khi vào hầm cá, có một người đậy nấp lại chỉ để hở một khe nhỏ đủ để thở.  Tôi còn nhớ rỏ mùi tanh tưởi trong hầm làm tôi khó chịu nhưng tôi cố gắng nhắm mắt và lẩm nhẩm đọc kinh cầu nguyện trong khi nước mắt chảy dài vừa lo sợ vừa thương quê hương, thương cha mẹ.

Đầu óc tôi quay lại như một cuốn phim dĩ vãng với tuổi thơ mà Phạm Duy từng phổ những bài hát nói về tuổi hồng, thời đi xe đạp với tà aó trắng.  Tôi thiếp đi trong một phút chốc để thấy đỡ buồn nôn vì sự chật chội tanh tưởi trong hầm cá.

Cuốn phim quay lại như một giấc mơ tuyệt đẹp, có những ngày hè tôi được má tôi dẫn về quê ngoại ở Bến Lức.  Nhà tôi anh chị em đông nên mỗi lần hè đến má tôi chỉchọn một đưá và tiếp tục mỗi năm sau đến lượt đứa kế tiếp.  Tôi thứ 11 trong gia đình nếu tính theo thứ, ba má tôi có 14 đứa con, nhưng nếu đếm theo những nhân vật còn sống thì chỉ có 12 anh chị em thôi.  Người Việt Nam thường có câu “Nhà đông con là nhà có phúc”, cho nên má tôi rất hãnh diện có được 12 đứa con xinh xắn, anh em trai thì khôi ngô tuấn tú, chị em gái thìđẹp mặn mà và thỉnh thoảng được đóng vai trò hoa khôi như chị thứ ba của tôi.

Mùa hè năm 1965 tôi được về Bến Lức thăm bà con bên ngoại, năm đó tôi chỉ lên bảy.  Nắm tay theo má tôi đi từ chuyến xe đò này qua chuyến xe đò khác, khi đến quê ngoại tôi là cánh đồng lúa bay thẳng cánh.  Từ ngoài lộđi vào trong làng phải đi qua những con đê sình lầy trơn trợt, phải đi bằng chân đất mới không trợt té.  Tôi rất sợ vì chưa bao giờđi như thế này nhưng có má tôi dẫn dắt nên tôi cảm thấy an tâm.  Từ đằng xa tôi nhìn thấy bóng cây dừa vàđàn vịt đang lội dưới ao, cảnh thanh bình quá, không một tiếng ồn ào chỉ trừ tiếng sáo diều quanh quẩn đâu đây.  Đây không phải là bức tranh vẽ hay trí tưởng tượng mà chính là cảnh vật thật, quê ngoại của tôi đẹp nhưng buồn quá.

Ngước mắt lên trời tôi thấy một vài con diều bay, có lẽ của một vài đứa trẻđang vui chơi thả diều ngoài ruộng.

Khi đến nhà bà ngoại, con chó mực chạy ra mừng nhưđã quen với má tôi từ xưa, tiếng một bà già vọng ra từ cửa trước: “Phải con Vận vềđó không?”, má tôi dạ lớn rồi kéo tay tôi tiến gần lại và thúc dục: “Con chào bà ngoại đi con.”

Tôi lúng túng nói không ra hơi vì thấy bà tôi ăn trầu và ngồi trên võng với gương mặt khóđăm đăm, sau này má tôi cắt nghĩa với tôi là mấy bà nhà quê rất tốt bụng, thương con cháu vô cùng nhưng họ luôn tỏ vẻ chay đá vì hờn giận con cái không về thăm thường xuyên hơn.

Tôi cũng ngạc nhiên khi nghe bà gọi tên má tôi là Vận, sau này má tôi cũng giải thích làông bà ngày xưa hay sợ gọi tên đẹp thì không tốt cho người đó vì ma quỷ sẽ hờn ghen vàám hại.

Tôi thích quê ngoại nhưng má tôi thường nói bà không thích ở dưới quê vì bà không muốn lấy chồng nông phu và các con bà phải ra ruộng cấy lúa mà không được đi học.  Bà quyết tâm lên thị thành và kiếm được công việc làm trong một nhà in sách ở Sài Gòn.  Mỗi ngày bán sách cho những người yêu thích đọc sách và cũng nhờ vậy gặp được ba tôi, một chàng trai trẻ mêđọc sách.

Thời đó còn là thời Pháp thuộc, ba tôi có khuôn mặt khôi ngô làm cho ai cũng lầm tưởng ông là người Pháp hay ít nhất cũng lai một phần.

Tình yêu của ba má tôi chớm nở bắt đầu từ cuốn sách “Gánh nặng cang thường” và “Ngọn cỏ gióđùa” của tác giả Hồ Biểu Chánh.  Vì hai cuốn sách này mà hai người gặp nhau và yêu nhau tha thiết.  Má tôi kể lại cho các con nghe chuyện tình của hai người, khi ba tôi mua hai cuốn sách đem vềđọc, trong cuốn Gánh nặng cang thường có nhiều trang bị lộn xộn và thiếu vài trang, ba tôi đem lại nhà sách để than phiền và đổi sách.  Cơ hội đầu tiên của một cô gái quê được nói chuyện với một anh chàng đẹp trai và trí thức, và từđó má tôi đã yêu thầm nhớ trộm người thanh niên đẹp trai này.

Thế là hai người yêu nhau và làm đám cưới một năm sau.  Ba má tôi thương yêu nhau như hình với bóng, từ thời Việt Minh, thời Nhật Bản, rồi đến thời Pháp thuộc, hai vợ chồng nương tựa, chung thủy sống với nhau qua nhiều thời đại.  Từ ruộng nương đến thành thị, từ thời thanh bình đến thời chiến, cả hai bồng bế con cái đi tìm nơi sinh sống.

Khi ba tôi bị Việt Minh bắt vì có người chỉ điểm làông đã từng làm việc cho Tây, cũng là một ngày ba mươi tết năm Ất Dậu 1946, má tôi sau hay tin ba tôi bị bắt, bà chuyển bụng và hạ sinh chị ba tôi ởmiền quê ngoại Bến Lức chỉ cómột bà mụ đỡđẻ, loay hoay với đứa con gái mới sinh và đứa con trai đầu lòng mới lên một, bà bồng chống con thơđi tìm chú tôi ở Sài Gòn để nhơ2chú giúp đỡđi tìm ba tôi.

Tình yêu của ba má tôi dài như cuốn tiểu thuyết của Hồ biểu Chánh, tình yêu đậm đà và ngọt ngào chan chứa đầy tình quê hương như một cuốn phim lịch sử.

Khi ba tôi nhận được giấy phép làm cho sở Thú Y vàđược chuyển lên Đà Lạt để làm Trưởng Ty Thú Y và Phó Trưởng Ty Nông Nghiệp năm 1956, gia đình tôi dọn về vàđịnh cư tại thành phố này, trong số những đứa con sinh sau trong đó có tôi sinh trưởng và lớn lên tại đây.

Những ngày sống ởĐà Lạt được xem như thời huy hoàng và hạnh phúc nhất của gia đình tôi, thời tổng thống NgôĐình Diệm và đến thời tổng thống Thiệu.

Đà Lạt là nơi tôi được sinh ra và lớn lên, một thành phố đầy mộng mơ và tình tứ.  Khi đi học trong trường, chị em chúng tôi được mệnh danh là “Con ông bà Thú Y”, chúng tôi rất hãnh diện vô cùng.

Năm 1975 đất nước bắt đầu cảnh loạn ly, khi gia đình tôi di tản bằng đường đèo để đến Nha Trang, rồi từđó vào Sài Gòn cũng là những tuần lễ cuối cùng của thời Việt Nam Cộng Hòa.

 

*****

 

… Tiếng động lớn và có người mở nấp hầm làm tôi giật mình để trở lại với thực tế là mình đang nằm trong một chiếc ghe bé nhỏ chòng chành trên biển cả.

“Mọi người có thể lên bong được rồi vì chúng ta đã ra được hải phận quốc tế an toàn rồi”

Nhiều tiếng thở phào hòa lẫn với vài tiếng reo hò, ánh mặt trời chói chan trên bong tàu làm đôi mắt tôi cay xè, tôi đưa mắt tìm kiếm thì thấy người hai chị tôi, anh rễ và đứa cháu gái mới lên năm.  Mừng mừng tủi tủi tôi ôm chầm chị khóc ròng.

Thế là cuộc sống thay đổi như lật một trang sử mới, tôi khóc thật nhiều vì vui mừng mình đã thoát tay bọn cộng sản, nhưng đau khổ vì mình đã bỏ một quê hương yêu dấu và cha mẹ lại sau lưng.

Tôi muốn quay đầu trở lại nhưng không được nữa, nhìn nước biển đen nhánh như mực tàu và mặtnước biển chấm với chân trời, không thấy đất liền.  Con tàu còn lênh đênh giữa biển rộng mênh mông, tương lai sẽđi vềđâu?  Hàng ngàn câu hỏi bấn loạn trong đầu, cổ khô, miệng đắng, tôi cúi đầu nuốt vào những nỗi đau thương.  Tình yêu quê hương chưa bao giờ thấm thía như lúc này, tình yêu cha mẹ và anh chị em chưa bao giờ được đánh giá cao hơn bao giờ.  Đúng vậy, trong cuộc sống chỉ khi nào mình mất trong tay rồi thì mình mới thấy giá trị thật của nó.

Quê hương tôi chan chứa đầy tình yêu, đậm đà tình ruột thịt máu mủ, đầy những vết hằn vì chiến tranh và tan tóc, nhưng vẫn là một mảnh đất linh thiêng của bao nhiêu đồng bào, tổ tiên đã đổ xương máu.  Quê hương Việt Nam ơi, tiếng quốc ca còn văng vẳng như mỗi buổi sáng thứ hai chào cờ trước sân trường Bùi Thị Xuân.

Tiếng nước biển gầm thét làm cho chiếc tàu bé nhỏ chòng chành như muốn lật, sau 5 ngày 5 đêm vật lộn với tử thần, chiếc tàu bé nhỏ trung thành cũng đưa 27 người trong ghe và chị em tôi đến đảo Pulau Tengah gần Malaysia.

Khi tàu tôi đến gần bờ biển, vài người trong hội Red Cross ra dấu cho chúng tôi dừng lại và không được tiếp tục vào bờ.  Ngồi trên tàu chờ đợi mấy tiếng đồng hồ sau mới được cập vào bờ.

Ai cũng nhảy xuống tàu để vào làm thủ tục giấy tờ, chỉ còn tôi ngồi lại trên tàu. Bổng nhiên òa khóc nức nở vì bắt đầu thức tỉnh với thực tế phủ phàng.  Tôi đã xa quê hương tôi vĩnh viễn, tôi đã xa cha mẹ tôi vĩnh viễn.  Tiếng khóc nức nở hòa điệu với tiếng sóng đang rì rào như vỗvề, tôibước chân xuống đất liền với một cảm giác mát rượi của cát, với tay hất một chút nước để rửa mặt, nước biển mặn và nước mắt pha trộn làm cho cặp mắt cay xè như ai chà xát muối.  Nhìn bóng dáng bơ phờ của tôi trong mặt nước đang bị sóng đánh vỡ tan nhưđang cố tình xóa đi những dĩ vãng.

Tôi ngước nhìn lại góc chân trời xa tắp bên kia biển đông, tôi vẫy tay chào Việt Nam, chào cha mẹ mà không biết bao giờ mình sẽ trở về.  Từ giã quê hương, xin chào tạm biệt quê hương dấu yêu.