Con là đứa con gây nhiều phiền muộn cho bố mẹ nhất vì cái tính ngang bướng. Mẹ uốn nắn nhiều mà vẫn luôn sống theo ý mình, nếu cảm thấy điều đó không ảnh hưởng tới ai. Thuần phong mĩ tục, công dung ngôn hạnh mẹ dạy cũng không làm được bao nhiêu…
Con nhất quyết không làm theo chỉ vì những gì được đám đông thừa nhận, trở thành nếp sống, tín điều. Con muốn được đi con đường mà con cảm thấy tự do, hạnh phúc và có ích dù chỉ cho vài người con yêu thương. Con biết nhiều khi mẹ không muốn con sống như vậy nhưng mẹ vẫn âm thầm chịu đựng để con được sống theo ý mình. Lúc mẹ còn sống, con ít khi chia sẻ lý do tại sao con lại như vậy? Mà có tâm sự với mẹ thì con cũng không thể nói ngọn ngành câu chuyện.
Có lẽ vì con sinh ra đã là như thế. Con không thể cố tình nhốt mình vào một khuôn đúc sẵn, để khi ra khỏi đó, hình hài con sẽ bị biến dạng tuy điều đó có lợi cho con. Con đã trung thực với cuộc sống của con cho đến lúc này. Nếu con nói điều này chắc mẹ, và bố nữa sẽ hài lòng về con, cho dù con đang làm ngược lại những gì mà bố mẹ nhọc công theo đuổi với một tâm hồn trong sáng nhưng ngây thơ, ảo tưởng…
Có lần mẹ nói với con một câu sau một sai lầm của con: “Con muốn sống thế nào mẹ không can thiệp. Nhưng sống làm sao để nhiều người có thể không ưa con, ghét con, nhưng không ai có thể khinh con”. Đó là kim chỉ nam cho mọi lẽ sống, cư xử, quyết định của con trong suốt cuộc đời, cho đến lúc này. Nhưng nay con quyết định đứng vào hàng ngũ của những “kẻ suy thoái”. Vì lý do gì xin mẹ hãy bình tĩnh nghe con…
Thưa Đảng!
Không biết vì lẽ gì mà chưa khi nào tôi có ý tưởng được đứng trong hàng ngũ của ĐCS, cho dù bố mẹ tôi, rất nhiều bạn bè yêu quí của tôi đều là đảng viên? Từ rất trẻ tôi đã không lấy việc vào đảng để làm mục tiêu phấn đấu, kể cả khi giấy đề nghị học cảm tình đảng đưa về tận bàn làm việc. Và khi công việc đòi hỏi vào đảng như một yêu cầu bắt buộc thì tôi cũng lựa chọn cho mình cách sẵn sàng đứng sang bên để khỏi làm một việc mình không thích.
Có một lý do rất cụ thể khiến tôi dứt khoát đứng ngoài đảng ngay khi mới ngoài 20 tuổi: lãnh đạo cơ quan nơi tôi làm việc luôn lấy việc vào đảng và tiền lương để làm sức ép với nhân viên, khiến họ phải qui phục ông. Từ đó tôi không thấy việc vào đảng là vinh dự, là sự phục vụ vô tư nữa…Và với tư cách người cầm bút, càng đứng ngoài mọi tổ chức, tôi càng có thế năng khách quan nhìn nhận mọi việc hơn là hòa tan trong nó. Vậy nên việc trở thành một người tự do là lẽ sống của tôi.
Giờ nghe ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trong phát biểu về những sự thoái hóa trong xã hội Việt Nam hôm nay. Tôi có lời thề như sau để xin được đứng trong hàng ngũ của những “người suy thoái”. Vì:
– Không muốn đảng cộng sản độc quyền lãnh đạo vì qua 80 năm đã chứng minh, một mình đảng cộng sản độc chiếm quyền lãnh đạo đã khiến đất nước điêu linh. Việc chia sẻ sự lãnh đạo đất nước của chung hơn 80 triệu dân với các chính đảng khác là cách thoát khủng hoảng hiện nay.
– Tôi ủng hộ đa nguyên, đa đảng vì chỉ có sự giám sát của các đảng đối lập thì mới mong đấu tranh với nạn tham nhũng, độc đoán, lạm quyền…Đối lập và phản biện chưa bao giờ là “mồ chôn chủ nghĩa tư bản” thì càng không thể là “mồ chôn” đất nước này, dân tộc này. Chính sự độc quyền lãnh đạo mới là nguy cơ khiến đất nước tụt hậu vĩnh viễn.
– Tôi luôn tham gia ký vào tất cả các kiến nghị, kêu gọi của các nhân sỹ, trí thức yêu nước trong mọi lĩnh vực bức thiết của đất nước: boxit; quyền con người, thay đổi Hiến pháp…Vì tôi nghĩ, đó là trách nhiệm công dân cần phải có ở mỗi người trước vận mệnh tồn vong của đất nước. …
Thưa đảng,
Trước khi có đảng cộng sản thì dân tộc Việt Nam đã từng nhiều lần đánh đuổi quân xâm lược và xây đắp những triều đại có nền văn hiến rực rỡ. Sự diệt vong của các triều đại đã minh chứng: chính sự suy thoái của giới cầm quyền mới khiến vương triều sụp đổ.
Tới đây tôi nhớ lại Chu Văn An với “thất trảm sớ” trình lên vua Trần Dụ Tông nhưng đã không được Dụ Tông cứu xét. Chu Văn An đề nghị vua cho chém bảy tên đại gian thần là:
– Mai Thọ Đức – Kẻ cai quản phi tần, đã làm dụng chức quyền để bày các trò dâm ô, trác táng dẫn nhà vua vào con đường vô đạo.
– Trâu Canh – tên ngự y người Hán bày trò giết 21 đứa trẻ lấy mật để vua phục hồi dương khí. Chính y bày trò để vua thông dâm với chị ruột của mình nói là phương thuốc trị bệnh.
– Bùi Khoan – Chính chưởng phụng ngự – kẻ bày trò cờ bạc, rượu chè dơ dáy ngay trong hoàng cung để y được hưởng lợi.
– Văn Hiến – can tội gây bè lập đảng khiến các đại thần chia rẽ, nghi ngờ lẫn nhau. Làm vua không phân biệt được người ngay kẻ gian nịnh.
– Nguyễn Thanh Lương – hành khiến tả ty lang trung, kẻ dẫn vua vào con đường ăn chơi xa xỉ tới cạn kiệt tiền của của quốc dân.
– Tâm Đức Ngưu – Tìm cách tăng thu thuế dân đen, tăng các sắc thuế từ thượng cổ chưa từng có để bòn rút lương dân, chi vào các cuộc ăn chơi của nhà vua. Mặc dân chúng đói kém cũng không tha.
– Đoàn Nhữ Cẩu – Bòn rút khẩu phần ăn của binh lính, các đồ binh khó đã cũ vẫn không thay thế để lấy tiền bỏ túi. Sao nhãng việc luyện quân, để ngỏ biên cương…
Điều tệ hại là lũ gian thần này mượn danh hoàng thượng để làm những việc mà nhìn bề ngoài cứ ngỡ chúng vì lẽ phải, vì vua, nhưng kỳ thực là để nhét vào túi chúng.
(Hoàng Quốc Hải – Vương triều sụp đổ)
Bài học từ cổ nhân chưa bao giờ là cũ.
Nếu cổ nhân như Chu Văn An là “người suy thoái” trong triều đại Trần Dụ Tông theo cách nói ngày nay, thì tôi tin, không chỉ mình tôi, nhiều người sẽ xin được làm học trò nhỏ của Người.
Và, sẽ còn nhiều “trảm sớ” được kiến nghị cho đến ngày đất nước được thay đổi, phát triển, tự do, dân chủ, công bằng, văn minh, hạnh phúc…
Sẽ ngày càng càng có nhiều người đứng vào hàng ngũ để được “suy thoái”, thưa đảng.
Nguồn:
Việt Nam : Vấn đề Hiến Pháp ///
Sinh việt Luật trong nước nhập cuộc với bản KIẾN NGHỊ về việc sửa đổi " Hiến Pháp CHXHCN 1992 độc đảng, giai cấp chuyên chính" thành Hiên Pháp Dân chủ ! Phong trào nhân dân đòi dân chủ đang từ từ lớn mạnh như Thánh gióng Phù đổng Thiên vương ?! Hãy hy vọng và hành động ! TS
Thư ngỏ
Các bạn sinh viên và cựu sinh viên Luật thân mến,
Xã hội chúng ta đang ở trong một thời kỳ đặc biệt, khi bản Hiến pháp 1992, sửa đổi năm 2001 đang được cân nhắc sửa đổi một cách toàn diện. Bất kỳ ai đã từng là sinh viên trường Luật đều hiểu rõ vai trò đặc biệt quan trọng của Hiến pháp đối với sự vận hành của một xã hội. Không chỉ là văn bản pháp lý có giá trị hiệu lực cao nhất, chi phối toàn bộ hệ thống pháp luật quốc gia, Hiến pháp còn là thỏa thuận căn bản nhất giữa người dân trong một quốc gia nhằm lập ra một nhà nước và định ra những nguyên tắc để cùng nhau chung sống trong một không gian lãnh thổ. Hiến pháp vượt ra ngoài mọi giá trị thông thường của một văn bản pháp lý để trở thành bản cam kết chung về tương lai của một quốc gia, thể hiện những nhu cầu và khát vọng chung của cả một dân tộc.
Lịch sử lập hiến của các quốc gia trên thế giới cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của những người tốt nghiệp từ trường luật, nếu không muốn nói rằng chính họ là những người dẫn dắt và thúc đẩy sự tiến bộ của tư duy lập hiến ở khắp mọi nơi. Tính thiêng liêng của Hiến pháp không cho phép bất kỳ một sự bất cẩn nào và đòi hỏi phải huy động trí tuệ của toàn xã hội. Hơn lúc nào hết, các sinh viên và cựu sinh viên Luật Việt Nam, bất kể ở Việt Nam hay nước ngoài, tốt nghiệp từ các trường Luật ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, đều đang đứng trước cơ hội và trách nhiệm to lớn trong việc xây dựng nên nền tảng cơ bản của hệ thống pháp luật Việt Nam.
Chúng tôi, những người khởi xướng, kêu gọi sự lên tiếng và ủng hộ của toàn thể giới sinh viên và cựu sinh viên Luật Việt Nam, từ ĐH Luật Hà Nội, Khoa Luật – ĐHQGHN, đến ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh, ĐH Kinh tế – Luật (ĐHQG TP.HCM), các Khoa Luật của ĐH Ngoại thương Hà Nội, Học viện quan hệ quốc tế, ĐH Kinh tế quốc dân, Viện ĐH Mở Hà Nội, ĐH Công đoàn, ĐH Vinh, ĐH Huế, ĐH Đà Nẵng, ĐH Đà Lạt, ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Sài Gòn, ĐH Cần Thơ và các cơ sở đào tạo Luật khác trong nước cũng như nước ngoài, đối với bản Kiến nghị
về việc sửa đổi Hiến pháp này.
Chúng tôi kêu gọi các luật sư, luật gia, giảng viên Luật, sinh viên Luật và cựu sinh viên Luật Việt Nam ký tên vào bản Kiến nghị này, như một trong những cách chúng ta đóng góp cho nền lập hiến nước nhà, cũng chính là hoạch định cho tương lai của mỗi chúng ta và gia đình chúng ta.
Cụ thể, bản Kiến nghị có hai nội dung:
1. Kiến nghị bãi bỏ thời hạn góp ý sửa đổi Hiến pháp.
2. Kiến nghị ghi nhận và tổ chức để nhân dân thực hiện quyền phúc quyết Hiến pháp.
Chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ của các bạn.
Trân trọng.
—————————
Dưới đây là toàn văn Kiến nghị và danh sách những người ký tên đợt đầu. Mời bạn xem danh sách cập nhật tại đây.
KIẾN NGHỊ
Về việc sửa đổi Hiến pháp 1992
Hà Nội, ngày 21 tháng 02 năm 2013.
Kiến nghị này được gửi đến toàn thể nhân dân Việt Nam với tư cách là những người nắm giữ quyền lập hiến, đồng thời gửi tới Quốc hội và Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 với tư cách là những cơ quan chủ trì việc thảo luận sửa đổi Hiến pháp của nhân dân.
Chúng tôi, những công dân Việt Nam, đồng thời là những sinh viên và cựu sinh viên Luật, nhất trí ký tên vào bản kiến nghị này với tất cả tinh thần ái quốc và pháp quyền.Chúng tôi tin rằng, Việt Nam đang đứng trước một trong những cơ hội lớn trong lịch sử để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn thông qua việc sửa đổi Hiến pháp. Và để thiết kế được một bản Hiến pháp tốt cũng như tôn trọng tính thiêng liêng của Hiến pháp, quy trình lập hiến và nội dung của Hiến pháp nhất thiết phải đảm bảo một số tiêu chuẩn tối thiểu.Trên cơ sở đó, chúng tôi kiến nghị hai vấn đề sau đây:1. Kiến nghị bãi bỏ thời hạn góp ý sửa đổi Hiến pháp Theo Nghị quyết số 38/2012/QH13 ngày 23-11-2012 của Quốc hội về việc “tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992”, thời gian lấy ý kiến nhân dân “bắt đầu từ ngày 02 tháng 01 năm 2013 và kết thúc vào ngày 31 tháng 3 năm 2013”, có nghĩa là ba tháng. Chúng tôi cho rằng, việc hạn chế thời gian lấy ý kiến nhân dân đối với một trong những vấn đề quan trọng nhất của quốc gia như vấn đề sửa đổi Hiến pháp, là bất hợp lý. Thứ nhất, việc đặt ra khoảng thời gian lấy ý kiến nhân dân đồng nghĩa với việc chỉ có những ý kiến được nêu ra và gửi tới các cơ quan có thẩm quyền trong khoảng thời gian đó mới được tiếp nhận và xem xét đưa vào dự thảo Hiến pháp, mọi ý kiến ngoài khoảng thời gian đó đều không có giá trị. Như vậy thời hạn đó đã hạn chế cơ hội của nhân dân trong việc đóng góp để xây dựng một bản Hiến pháp hoàn thiện nhất có thể. Thứ hai, khoảng thời gian ba tháng mà Quốc hội đưa ra để lấy ý kiến nhân dân trùng với dịp mà người dân phải dành nhiều thời gian cho Tết Dương lịch 2013 và Tết Nguyên đán Quý Tỵ, do vậy, thời gian thực tế mà nhân dân có thể dành để góp ý Hiến pháp không còn nhiều. Thứ ba, và quan trọng nhất, chúng tôi cho rằng quyền lập hiến là quyền tự nhiên của nhân dân, Hiến pháp cũng là bản thỏa ước của nhân dân với nhau về việc định ra những thiết chế chung cho xã hội (hay còn gọi là khế ước xã hội) và nhân dân mới là chủ thể của quy trình lập hiến, nên nhân dân có quyền góp ý cho dự thảo Hiến pháp sửa đổi cho đến khi Hiến pháp sửa đổi được thông qua trên cơ sở phản ánh được ý chí, nguyện vọng của đa số nhân dân. Vì vậy, chúng tôi kiến nghị Quốc hội bãi bỏ thời hạn lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Hiến pháp sửa đổi được nêu trong Nghị quyết số 38/2012/QH13. 2. Kiến nghị ghi nhận và tổ chức để nhân dân thực hiện quyền phúc quyết Hiến pháp Quyền phúc quyết Hiến pháp là quyền quyết định đối với Hiến pháp của nhân dân, thông thường được tiến hành thông qua thủ tục trưng cầu dân ý. Trên thực tế, quyền phúc quyết Hiến pháp đã được thừa nhận tại Điều 21, Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, và là quy định phổ biến tại các quốc gia văn minh trên thế giới. Mặc dù vậy, qua các bản Hiến pháp và các lần sửa đổi, bổ sung sau này, quyền phúc quyết Hiến pháp của nhân dân Việt Nam không còn được ghi nhận.Quyền lập hiến là quyền tự nhiên thuộc về nhân dân và vì vậy quyền phúc quyết Hiến pháp của nhân dân cũng là đương nhiên. Nhân dân là chủ sở hữu của Hiến pháp, với ý nghĩa của Hiến pháp là một thỏa thuận của nhân dân với nhau về việc lập ra một nhà nước và thiết kế những nguyên tắc cùng chung sống trong một xã hội. Hiến pháp là của nhân dân và hướng tới phục vụ lợi ích của nhân dân. Do đó, nhân dân là người phải trực tiếp quyết định các nội dung của Hiến pháp. Việc ghi nhận và tổ chức để nhân dân thực hiện quyền phúc quyết đối với Hiến pháp là việc tất yếu phải thực hiện và đây chính là thời điểm cần phải thực hiện việc này.Từ quyền lập hiến thuộc về nhân dân mới sinh ra các quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp, được nhân dân quyết định trao cho nhà nước để quản lý xã hội. Bản thân Hiến pháp hiện hành cũng đã quy định tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Điều đó có nghĩa là, nhân dân có quyền quyết định đối với việc phân bổ quyền lực nhà nước. Việc Quốc hội – một bộ phận của nhà nước – nắm giữ quyền lập hiến, quyết định Hiến pháp thay cho nhân dân, là không phù hợp với nguyên tắc này. Bên cạnh đó, theo quy định hiện hành, việc sửa đổi Hiến pháp 1992 sẽ được tiến hành theo thể thức: Quốc hội biểu quyết thông qua một Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp 1992, và Nghị quyết này của Quốc hội sẽ làm thay đổi nội dung Hiến pháp. Điều này không hợp lý ở chỗ, Nghị quyết của Quốc hội là văn bản có giá trị pháp lý thấp hơn Hiến pháp, do đó không có giá trị thay đổi nội dung Hiến pháp. Chúng tôi cho rằng, một bản Hiến pháp ban hành mà không thông qua thủ tục phúc quyết sẽ mất đi phần lớn ý nghĩa vốn có và không được nhân dân cũng như cộng đồng quốc tế ghi nhận.Trên cơ sở
đó, chúng tôi kiến nghị:(i) Bổ sung quy định ghi nhận quyền phúc quyết Hiến pháp của nhân dân vào dự thảo Hiến pháp sửa đổi. (ii) Tiến hành thủ tục để nhân dân phúc quyết Hiến pháp trong lần sửa đổi này một cách dân chủ, công bằng và minh bạch. Việc Hiến pháp hiện hành không quy định thủ tục phúc quyết Hiến pháp không cản trở thủ tục này được tiến hành, bởi phúc quyết Hiến pháp là quyền tự nhiên, vốn có của nhân dân.Lời kết:Hiến pháp là vấn đề hệ trọng mang tính sống còn của một quốc gia, quyết định tới tương lai đất nước cũng như tương lai của mỗi cá nhân và các thế hệ người Việt Nam sau này. Do đó, việc sửa đổi Hiến pháp cần được tiến hành dựa trên những chuẩn mực khoa học và tinh thần trách nhiệm cao nhất. Với tư cách là những người có chuyên môn về pháp luật, bên cạnh tư cách công dân Việt Nam, chúng tôi – những sinh viên và cựu sinh viên Luật – mong muốn đóng góp trí tuệ và tâm huyết của mình nhằm xây dựng một bản Hiến pháp có giá trị nền tảng cho sự phát triển của đất nước trong một tầm nhìn dài hạn.
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI KÝ KIẾN NGHỊ (đợt 1):
1. Trần Ngọc Cảnh – cựu sinh viên lớp KT29E, Đại học Luật Hà Nội, niên khóa 2004-2008; sáng lập viên, Admin Diễn đàn SinhVienLuat.vn; Luật gia.
2. Trịnh Hữu Long – cựu sinh viên lớp KT29A, Đại học Luật Hà Nội, niên khóa 2004-2008; sáng lập viên, Admin Diễn đàn SinhVienLuat.vn; Phóng viên
3. Trần Duy Bình – cựu sinh viên lớp KT26B, Đại học Luật Hà Nội, niên khóa 2001-2005; cựu học viên sau đại học, khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; Luật gia.
4. Hoàng Duy Tiến – cựu sinh viên lớp KT27E, Đại học Luật Hà Nội, niên khóa 2002-2006.
5. Nguyễn Hùng Cường – cựu sinh viên lớp QT28A, Đại học Luật Hà Nội, niên khóa 2003-2007.
6. Trần Long – sinh viên lớp 3404, Phó Chủ nhiệm CLB Kĩ năng luật, Đại học Luật Hà Nội, niên khóa 2009-2013.
7. Phạm Công Trình – sinh viên lớp 3417, Đại học Luật Hà Nội, niên khóa 2009-2013.
8. Trương Thị Thu Hà – cựu sinh viên lớp QT33A, Đại học Luật Hà Nội, niên khóa 2008-2012.
9. Nguyễn Như Chính – cựu sinh viên lớp KT29D, Đại học Luật Hà Nội, niên khóa 2004-2008.
Thien-Ung 01
CSVN lần đầu tiên công nhận nguy cơ mất nước Việt Nam là có thật – V1 – HNCè
http://youtu.be/BOg30P8slA8
CSVN lần đầu tiên công nhận nguy cơ mất nước Việt Nam là có thật
Video clip ghi nhận phần phát biểu của tên Trung Tướng Phạm Văn Dĩ, Bí thư Đảng Ủy, Chính Ủy Quân Khu 7, trong phần trả lời phỏng vấn với phóng viên đã xác nhận:
Nguy cơ mất nước Việt Nam, nguy cơ bị làm nô lệ là có thật –
Xin click vào link dưới đây: http://www.youtube.com/watch?v=BOg30P8slA8&feature=player_embedded!
Nếu Quý Vị muốn xem toàn thể video clip này có tên là : Vang Vọng Tiếng Gọi Non Sông… và phần phát biểu của trung tướng vẹm ở phút 4:12”…Xin click vào link dưới đây:
http://www.youtube.com/redirect?q=http%3A%2F%2Ftv.tuoitre.vn%2Ftin%2F1205%2Fvang-vong-tieng-goi-non-cua-non-song&session_token=tY0l3-LmKTT8su7Y8SCGlQjSrmB8MTMyNjg0MjgwNUAxMzI2NzU2NDA1
Xin mời theo dỏi và thẩm định…
BMH
Washington, D.C
Hồ Chí Minh toàn tập 1 giờ 48 phút. Lịch Sử Chính Xác Hồ Chí Minh
Ngẫm nghĩ "Long vĩ xà đầu" !
395 – Canh niên tân phá
396 – Tuất hợi phục sinh
397 – Nhị ngũ dư bình
398 – Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh – Năm 2012 – 2013
399 – Can qua tứ xứ loạn đao binh
400 – Mã đề dương cước anh hùng tận – Năm 2014 – 2015
401 – Thân dậu niên lai kiến thái bình – Năm 2016 – 2017
Nghĩa chính :
397- Nhị ngũ dư bình – cho chúng ta biết thời gian 10 năm.
395- Canh niên tân phá – chỉ từ canh dần (2010), tân mão (2011) là bắt đầu của sự phá hoại .
396- Tuất hơi phục sinh – chỉ mậu tuất (2018), kỷ hợi (2019) bắt đầu phục hồi.
Chu kỳ 10 năm {canh dần, tân mão, nhâm thìn, quí tỵ, giáp ngọ, ất mùi, bính thân, đinh dậu, mậu tuất, kỷ hợi} tức là {2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019} là thời gian này.
398 – Cuối năm rồng đầu năm rắn bắt đầu có chiến tranh,
399 – Khắp bốn phương sẽ có nạn đao binh,
400 – Cuối năm ngựa đầu năm dê, các nước lớn chết hết,
401 – Đến năm khỉ năm gà mới thấy thái bình”.
Thời điểm hiện nay tại lưỡi bò :
Nhìn tại biển đông "Lưỡi bò" của Trung Cộng sẽ cho ta thấy :
Bắt đầu thời điểm 2010 đến 2012, Trung Cộng cắt cáp tàu thăm dò dầu ở vùng biển Vietnam . Trung Cộng xung đột với Phi và Nhật Bản trên vùng biển lưỡi bò .
Gần đây nhất là cuối tháng 11.2012, Trung Cộng cho ra Hộ Chiếu hình lưỡi bò đã gây xôn xao trên thế giới, và tuyên bố năm 2013 sẽ kiểm soát tàu bè qua lại vùng biển lưỡi bò .
– Đây là dấu hiệu "Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh – Năm 2012 – 2013".
– Can qua tứ xứ loạn đao binh : Chiến tranh tại vùng lưỡi bò là có nhiều nước thuộc Asian tham dự …
– Mã đề dương cước anh hùng tận – Năm 2014 – 2015: Hai năm này chiến tranh bùng nổ mạnh để phân thắng bại . Mỹ sẽ nhảy vào trị Trung Cộng. Kết quả, Trung Cộng sẽ bị tiêu diệt và phân chia nhiều nước nhỏ .
– Trung Cộng là nước cộng sản cầm đầu các nước cộng sản như Bắc Hàn, Việt Nam…Trung Cộng bị diệt thì các nước cộng sàn nhỏ cũng sẽ tiêu diệt theo. Cho nên chữ "Anh hùng" cũng mất luôn, vì các nước cộng sản luôn luôn xưng là anh hùng. Và những kẻ gian ác tự xưng anh hùng cũng bị diệt.
– Thân dậu niên lai kiến thái bình – Năm 2016 – 2017 : Tiêu diệt xong cộng sản và kẻ gian ác . Tất nhiên người dân mới được sống tự do, dân chủ và nhân quyền. Nhất là sự "Bình đẳng" con người với con người được tôn trọng lẫn nhau, tình người yêu thương nhau . Đây mới chính là "Thái Bình" của người dân hiền .
Còn cộng sản thống trị thì người dân không bao giờ có bình đẳng, tình người phân hóa… luôn luôn có các "thế lực thù địch" . Các nước cộng sản nhỏ sẽ bị nô lệ cho nước cộng sản anh cả là Trung Cộng . Cho nên không gọi là thái bình được .
Luận bàn trước mắt :
Đây là thiên cơ định Trạng Trình cho biết . Và sự thật hiển nhiên trước mắt thấy tại "Lưỡi bò", sự lớn mạnh của Trung Cộng đang hung hãn phủ màn đen cho cả vùng Đông Nam Á cũng đe dọa cả nhân loại .
Trung Cộng hiện đang răn đe Phi và Nhật, nhưng bước đầu tiên chiếm Vietnam . Vietnam là đỉnh cao chiến lược quan trọng nhất của "Lưỡi bò", vùng châu Á và vùng trung đông .
– Về mặt chính trị : Trung Cộng nuôi dưỡng và xây dựng bộ máy đảng "Cộng Sản Vietnam" gần 100 năm, và bây giờ đã nắm trọn trong tay . Rất quan trọng là Vietnam và Mỹ không có sự đồng thuận hợp tác bang giao mật thiết với nhau . Và hiện nay Vietnam đứng riêng đơn độc, chỉ dựa theo Trung Cộng để tồn tại Đảng cộng sản vietnam .
– Về mặt quân sự : Trung Cộng xây dựng vũ khí, quân đội hùng mạnh, vũ khí nguyên tử không thua gì Mỹ . So với Vietnam, Trung Cộng nuốt sống không cần nhai . Sức mạnh vũ khí của Vietnam qúa thấp .
– Về mặt tinh thần quân và dân phân hóa . Và mất sạch niềm tin giới lãnh đạo từ việc "Tham nhũng và độc tài" mà Trung Cộng đã và đang gây ra tại "Chế Độ" vietnam . Thành phần trí thức, sĩ phu bị một số ngồi tù và một số chán nản sự bè phái quyền lực trong đảng đã âm thầm xuôi tay lạnh lùng với Tổ Quốc . Thật sự là họ bị trói tay bỡi "Chế Độ Độc Tài Gian Ác" . Thành phần lãnh đạo đất nước hiện tại, đa số "óc nhỏ quyền to" và lệ thuộc Trung Cộng .
Đây là trước mắt thấy đã luận bàn như trên . Nếu hiện tình tại "Lưỡi Bò" không đúng như Trạng Trình tiên đoán, thì Vietnam sẽ bị Trung Cộng thôn tính làm "Nộ Lệ" lần thứ hai . Lần này không chỉ ngàn năm mà thiên thu "Nô Lệ" Trung Cộng .
Ngẫm nghĩ chờ xem .
Vivi
Norway 12.12.2012
|