Văn hoá là những gì còn lại sau thử thách
Văn hoá là những gì còn lại sau thử thách
Xem những món đồ gốm thuộc hàng thượng đẳng, từ thế kỷ 15 của Việt Nam ở The Metropolitan Museum of Art, New York.
Bình con chim này chắc chỉ còn lại vài con, lưu lạc đâu đó ngoài Việt Nam. Năm 2000 khi chiếc tàu chở đồ gốm bị chìm ngoài cửa biển Hội An được vớt lên và thẩm định. Giới khảo cổ học và dân sưu tầm đồ cổ hoàn toàn “choáng” trước một kho tàng gốm cổ, chìm dưới đáy đại dương hơn 500 năm, lại là đồ gốm của Việt Nam. Trước đó, giới nghiên cứu đã đổ về Hải Dương để khai quật, tìm hiểu. Nhưng chưa có trong tay những hàng gọi là thượng đẳng. Đợt đấu giá lô hàng gốm đầu tiên tại San Francisco, gồm bình rồng. Ba chiếc bình đầu tiên kêu giá từ 30 ngàn đến 50 ngàn đollars, đã được mua với giá trung bình 65 ngàn đollars một bình.
Từ đó gốm cổ Việt Nam làm từ Chu Đậu, tỉnh Hải Dương lên đời; được trang trọng có mặt trong một số bảo tàng viện quốc tế; sánh vai cùng gốm đời Minh, đời Song của Tàu.Khi đem chiếc tàu bị chìm phân chất, giới nghiên cứu cho biết chiếc tàu này làm bằng gỗ Teak, một loại gỗ của Thái, rất tốt để làm thuyền. Cùng chung số phận của chiếc tàu, có hai bộ xương chết dưới tận khoang tàu. Có lẽ là của những người Thái đi qua Việt Nam mua bán đồ gốm, và trên đường về lại Thái thì ghe gặp bão bị chìm. Hàng trăm ngàn món hàng gốm, có món bị nước biển làm hư, nhưng cũng có món gần như còn giữ nguyên vẹn vẻ đẹp, cho dù hơn 500 năm đã bị nước mặn bào mòn.
“Văn hoá là những gì còn lại sau thử thách, được gìn giữ trong tim và tâm hồn của một dân tộc”. Thánh Gandi từng nói vậy. Văn hoá gốm cổ của Việt Nam hơn 500 năm vẫn được trân trọng. Còn văn hoá của bác và đảng, thứ văn hoá nghệ thuật mì ăn liền, hạ cấp và tuyên truyền như loại ca nhạc “chị Ba năm tấn”, mới có vài năm cọ xát với nhạc vàng của miền Nam; đã quay lưng ra lăn đùng chết một cách tức tưởi, không kèn không trống.
Đỗ T. Công