Tác giả và Tác Phẩm

Hồ Nam : TRẦN PHONG GIAO NHÀ VĂN BẤT TÚC NHÀ BÁO HỮU DƯ

TRẦN PHONG GIAO NHÀ VĂN BẤT TÚC NHÀ BÁO HỮU DƯ

Trần Phong Giao là bút hiệu của người tên Trần Đình Tĩnh sinh năm 1930 tại Nam Đinh  và là một trong hai đệ tử ruột của nhà văn Nguyễn Mạnh Côn đó là Duyên Anh và Trần Phong Giao.Thời còn sống Duyên Anh thường gọi nhạo Trần Phong Giaolà ông ‘’bao chỉ xanh’’ ông ‘’phu gạo’’ vì cái tường mạo to lớn dềnh dàngTheo nhà văn Văn Quang thì Trần Phong Giao tốt nghiệp khóa 4 trường sĩ quan trừ bị Thủ Đức khóa này ra trường năm 1954 và  ra trường Trần Phong Giao đã  đào ngũ ở lai Hà nội  vì ‘’ tưởng bở  sao đó’’nhưng ít lậu  vỡ mộng vôi vàng di cư vào Nam

Di cư vào Nam Trần Phong Giao được ông thầy Nguyễn Mạnh Côn giời thiệu với Văn Bút Viêt Nam  nhận  phụ trách tòa soạn tờ nội san Tin Sách của Trung Tâm  Văn Bút Việt Nam.Chính thời gian này Trần Phong Giao cho xuât bản hai tập truyện ngắn Ngồi  Lại Bên Cầu và Nửa Đêm Thưc Giac.Với lối viêt văn  ảnh hưởng nặng nề phong cách Tư Lưc Văn Đoàn  nên hai tập truyện ngắn này của Trần Phong Giao xuất bản không gây đươc tiếng vang nào  cả thành ra Trần Phong Giao phải xoay qua  xoay qua  lãnh vực dịch thuật

Năm 1964 nhờ sư đề bạt của Nguyễn Mạnh Côn Trần Phong Giao đươc ông chủ nhà in Nguyễn Đình Vương lúc nhà in thiếu việc làm phải xuất bản tạp chí Văn cho có công việc làm ăn nên ông Nguyễn Đình Vương trao cho Trần Phong Giao làm thư ký tòa soạn tạp chí Văn xuât bản mỗi tháng 2 kỳ với mục đích giúp  nhà in Nguyễn Đình Vượng có   việc làm  và có thu nhập

Với tạp chí Văn Trần Phong Giao có hai bút hiêu viêt báo đó là Thư Trung va Mõ Làng Văn .Với các bút danh này Trần Phong Giao khá nổi’’đình đám’’ nhưng tới giữa năm 1972 Trần Phong Giao viêt về hai câu thơ mô tả nhân cách ngươi xứ Huế của cổ nhân’’Sơn bât cao thủy bât thâm .Nam đa trá nữ đa dâm’’ đã khiến mây nhà văn nữ xứ Huế’’tác dăng’’ nổi giận làm khó chủ nhiệm tạp chí Văn Nguyễn Đinh Vương   khiến ‘’già’’ Vương phải cho Trần Phong Giao nghỉ việc dùng Nguyễn Xuân Hoàng thay thế Bị ‘’văng’’ ra khỏi tờ Văn Trần Phong Giao xuât bản tờ Chính Văn nhưng chỉ được một số phải ngưng vì  không có độc giả nên đành làm nhà xuất bản Giao Điểm sống qua ngày

Sau ngày 30 tháng tư 75 Trần Phong Giao không bị bắt đi cải tạo nên mon men làm nhà văn’’30’’ tuy nhiên lâu lâu có nhà văn nhà thơ cũ nào qua đời như Quách Tấn chẳng hạn thì nhà báo’’chầu’’Trần Phong Giao mới có một bài  do đó thiên hạ nên xỏ xiên gọi Trần Phong Giao là nhà báo’’ kên kên’’

Cuối thế kỷ hai mươi Trần Phong Giao phụ vơ bán chuối ở Chơ Tân Đinh và lâu lâu dịch sách tiếng Pháp ‘’ chui’’ cho mấy tay ‘’đầu nậu ‘’ sách.Sau cái năm Trần Phong Giao bị cháy căn nhà ở gần cầu Kiệu hàng xóm ca sĩ Duy TrácTrần Phong Giao bán nhà đi ở nhơ nhà con gái ở đương Hai Bà Trưng Trẩn Phong Giao có vẻ buồn.Tuy nhiên tới cuối đời khi Trần Phong Giao bị ung thư đai tràng con gái khá có nhà ở Binh Phú thì ông có vẻ vui với chuyện làm tự điển tiểu truyện về các tác giả Viêt Nam

Vì bệnh ung thư đai tràng Trần Phong Giao qua đời ngày 12 tháng 4 năm 2005

Trần Phong Giao khi qua đời đã đươc Trần Hoài Thư làm lễ tưởng niệm và ghi công tờ Văn đã tạo được một thế hệ nhà văn nhà thơ trẻ trong đó có Trần Hoài Thư Mường Mán Hồ Minh Dũng.Cùng với Trần Hoài Thư Nguyễn Xuân Hoàng và Du Tử Lê cũng viêt bài tưởng nhớ Trần Phong Giao

Tổng  kêt sư nghiệp của Trần Phong Giao có thể kêt luận Trần Phong Giao là nhà văn bât túc nhưng nhà báo hưu dư

HỒNAM

TRÍCH THƠ TRẦN PHONG GIAO

SÁU MƯƠI TUỔI CẢM TÁC

Khai bút đầu xuân gõ máy chơi

Tưởng mình’’cả tiếng lại dài hơi ‘’[1]

Nào ngờ mắt kém tay run rẩy

Đã lão tuy vừa chớm sáu mươi

Tuổi tri thiên mệnh tưởng được nghỉ

Nào ngờ vợ ốm thêm vận bĩ

Lại thưc thâu đêm mài chữ bán

Bẩy hào một từ sung sướng nhỉ?

Chữ nghĩa Tây Tầu chót dở dang

Nôm na phá nghiệp kiếm ăn soàng[2]

Mười ba năm đã quên cầm bút

Nghĩ đến Kiều thêm nỗi bẽ bàng?

Xin hiểu long tôi hỡi nguyệt vàng

Mưu sinh hệ lụy của trần gian

Tôi còn sống nhé tôi  chưa chêt

Chỉ có tên xưa cát bụi tan

Trà rượu xuân tình vẫn cứ chơi

‘’Cơm toàn rau muống chẳng chiên ngôi’’[3]

Đã lỡ phong lưu nên phải gượng

Sáng dầu kim tận cũng đành vui

Tưởng lúc về già được con nuôi

Chơi chim chơi cảnh hưởng nhàn chơi

Hào khí chưa mòn râu tóc bạc

Mới biêt cao xanh chẳng đãi ngươi

Trời cao mây trắng ngẩn ngơ trôi

Ngoài hiên hoa mướp nhởn nhơ cười

Thơ xuân đánh chữ chê ông quá

Chữ nghĩa Thư Trung chán mớ đời[4]

Đầu năm khai bút à khai máy

Rượu uống mềm môi vẫn chẳng say

Ngậm ngùi pha loãng men cay đắng

Hàng xóm hoa mai lơi lả bay

Một bầu tâm sự gửi về đâu?

Mênh mang giấy trắng ngản ngơ sầu

Trước đèn nào biết xuân hay tết

Chỉ biêt lòng riêng nỗi quặn đau

Khai bút đầu xuân gõ máy chơi

Tâm sự vô cùng cố hữu ơi

Đã  không thương nhớ đừng thương sót

Hãy mặc tôi và tuổi sáu mươi

1990

Trần Phong Giao

1.Mõ Làng Văn một bút hiêu ngày cũ

2.Thơ Tản Đà

3.Thơ Nguyễn Trãi’’bản duy mục túc tọa vô chiên

4.Thư Trung một bút hiêu ngày cũ

MINH HỌA

Bươc lạc vào trương văn trận bút

Với Mõ Làng Văn rồi Thư Trung

Viết ba diều bốn chuyện lăng nhăng

Gái Huế’’bề hội đồng’’ chêt giấc

Mất đât đứng như chó mât chủ

Đi làm tự điển các tác giả

Tiểu sử Thái Dịch Lý Đông A

Cuộc đời  cách mạng Trương Tử Anh

Làm chưa  bao nhiêu ung thư ruột

Đời ngươi luôn là kẻ lỡ tầu

Biết làm sao khi ta cầm bút

Luôn bước hụt trương văn mênh mông

VươngTân