Tác giả và Tác Phẩm

Nam Giao Lê Thiện Bình: THUẬT TRỊ QUỐC VÀ GIỮ NƯỚC

THUẬT TRỊ QUỐC VÀ GIỮ NƯỚC

 

Kính Dâng Tổ Quốc Và Đồng Bào Việt Nam. Thành Kính Tạ Ơn Ba Mạ! Đấng Sinh Thành Đã Sinh Ra Con Và Nuôi Con Bằng Những Chén Cơm, Thịt Cá, Cây Trái Thơm Ngon Từ Ruộng Vườn, Sông Biển Của Đất Nước Việt Nam Yêu Dấu. Rồi Ru Con Khôn Lớn Bằng Những Bài Ca Dao, Đồng Dao, Hoặc Kể Cho Con Nghe Những Câu Chuyện Thánh Hiền Cùng Những Gương Anh Hùng Hay Anh Thư Có Công Dựng Nước Và Bảo Vệ, Đánh Đuổi Quân Xâm Lăng Ra Khỏi Giang Sơn Đất Việt. Từ Đó Cho Con Mẫu Gương Bắt Chước, Để Xứng Đáng Là Dân Việt Làm Người Trong Trời Đất, Góp Sức, Góp Mặt Hiện Hữu Với Thiên Hạ Năm Châu Và Bốn Bể.   

     

    Kính thưa qúy vị,

    Qua các bài tham luận trước chúng tôi đã cố gắng trả lời cho qúy vị một số câu hỏi và những ưu tư khắc khoải mà qúy vị đề ra, để cùng nhau chúng ta bàn thảo và suy tư, cùng nhau tìm ra một con đường cứu Nước, cứu Dân thoát nạn, thoát khổ.  Những câu hỏi đó liên quan đến các vấn đề : Làm Thế Nào Để Phục Hưng Việt Nam hay Tinh Thần Đoàn Kết v.v. Nay qua một câu hỏi mới qúy vị đưa ra cho chúng tôi về Thuật Chính Trị, hay có thể gọi là Thuật Trị Quốc và Giữ Nước. Có nghĩa là làm sao cho Hưng Nước, An Dân, Quốc Gia được Thái Bình, người Dân được No Ấm Hạnh Phúc …

    Như quý vị thấy, những mẫu gương về thuật chính trị từ xa xưa cho tới thời nay, theo chúng tôi khảo cứu và học hỏi, nghĩ rằng dẫu ngàn đời đi qua thì nó không thay đổi gì. Cho dù thuật chính trị có thay đổi, thì bằng cách tân kỳ, trì tá hơn, gian ngoa và độc ác hơn vv. Chẳng hạn như cộng sản và phỉ quyền Hà Nội, là một loại người gian ngoa, trì tá, độc ác và qủy quyệt hơn mọi thể chế chính trị của loại người hiện hữu trên trái đất này. Do đó khi dùng các thủ thuật chính trị thì tùy ở tầm hiểu biết của mỗi người, tùy ở thời gian và không gian mà thôi.

    Mặc dù là thời đại tân tiến khoa học, tin học, điện tử của chúng ta ngày nay, thì con người thời nay cũng đả áp dụng các kiểu thuật chính trị, phương sách giữ Nước, trị Dân của người thời xưa. Cái điểm đáng chúng ta lưu ý và nói đến, là làm sao chúng ta học hỏi cùng áp dụng cho đúng, cho tốt cái hay của người đi trước, để tùy theo giai đoạn, theo thời thế của Đất Nước mà thực hành cho phù hợp với lòng người và lòng dân thời nay.

    Qúy vị hay trong bất cứ lãnh vực nào, như văn chương, mỹ thuật hay khoa học hoặc chính trị và kinh tế, luật pháp, y khoa, kỷ thuật vv., thì thời đại chúng ta đã học được nhiều kinh nghiệm của người đời trước để lại cho chúng ta. Qủa như ông bà ta nói  « vô cổ bất thành kim, không có cái xưa thì không có cái nay ». Chí lý thay ! Cái triết lý và học thuyết của người xưa, thì người thời nay thấm nhập vào, rồi họ sáng tạo nên cái mới cho phù hợp. Thế nhưng, đúng hơn thì nó tựu trung và thai nghén từ các triết lý hay học thuyết cùng luận thuyết của các triết nhân xa xưa. Điển hình chủ thuyết « Dân Chủ » của Thầy Mạnh Tử chủ trương, đã có từ thời tiền sử qua câu nói bất hủ : « dân vi qúy, xã tắc thứ chi, quân vị khinh ». Theo ngài chủ trương khi cai trị thì phải lấy dân làm gốc, dân mới là trọng, xã tắc và vua chúa phải đứng dưới dân. Điều này chúng tôi thấy ở Đất Nước Thụy Sĩ, Chánh Phủ họ rất trọng người dân, và quả đúng là dân làm chủ và Chánh Phủ chỉ phục vụ dân, phục vụ Đất Nước. Do thế, chúng tôi cảm nghĩ thuyết dân chủ của thầy Mạnh Tử còn dân chủ hơn một vài thể chế dân chủ của thời đại nay.

    Vả nữa, như học thuyết Karl Marx, thì học thuyết này chỉ là một sự tổng hợp, chịu ảnh hưởng hay vay mượn các học thuyết của người trước. Đơn cử của Feuerbach, Hegel, nhất là thời tiền cách mạng như Fournier, Saint Simon, Owen, Cabet, Blanc của Pháp, chớ thật thì Marx chẳng có cái gì mới mẻ cả! Nếu qủa có chăng vài cái mới, đó là thuyết « tư bản luận » và cái thuyết « giai cấp đấu tranh » mà Marx lồng thêm vào cái thuyết « cộng sản », để Marx làm căn bản tranh đấu cho Marx và cho giai cấp vô sản mà thôi.

    Do đó, cái gì cũng phải có « cổ mới có kim », thì trong Thuật Chính Trị hay Thuật Trị Dân, theo chúng tôi nghĩ tất chúng ta cũng phải rút ra từ các bài học và cách áp dụng cụ thể của người xưa trước đưa ra các chính sách về phương pháp trị dân, giữ nước, hầu cho chúng ta có được một học thuật của chính trị. Vi tùy cơ và tùy thời mà những chính sách hay học thuật xưa đó vẫn còn hiệu nghiệm cho thời nay khi chúng ta biết áp dụng nó cho những hoàn cảnh hoặc tình trạng của Đất Nước Việt Nam.

    Cho nên câu hỏi và những thao thức của qúy vị, đã giúp cho chúng tôi những suy tư của hiện tình Đất Nước Việt về qúa khứ, hiện tại cũng như tương lai. Bởi thế thuật trị Quốc hay giữ Nước, làm cho hưng Nước, là cái nghệ thuật chính trị khôn khéo của người lãnh đạo Quốc Gia. Vì hưng thịnh hay suy vong đều do vào cái tài khôn khéo, vào cái đức độ, cái trí hiểu biết và cái tầm nhìn xa cùng biết dụng người của chúng ta. Ở dây chúng tôi thấy có một điểm cần đáng nói về cách dụng người và các cận thần của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Cố Vấn Ngô Đình Nhu : chúng tôi rất thán phục đức độ và sự thanh liêm trong sáng của Tổng Thống. Song cách dụng người của Tổng Thống Diệm, thì chưa hoàn hẳn là một nhà chính trị đại tài, lãnh đạo tài ba : biết nhìn ra cái xa, biết trông ra cái rộng, biết nhìn người và nhìn ta. Tại sao chúng tôi dám nói như thế ? Thưa, qúy vị nhìn đám tướng lãnh, đám tá cận thần chung quanh Tổng Thống Diệm, là thấy rõ câu nói trên của chúng tôi. Chung quanh Cụ chỉ là một đám tướng phản trắc, phản loạn. Theo Cụ chỉ để cầu danh vị và có hàm lon tướng, ngoài ra các ông không có thực tài, đức độ gì : nào Dương Văn Minh, Trần văn Đôn, Đỗ Mậu, Trần Thiện Khiêm, Lê Văn Kim, Tôn Thất Đính, Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Khánh, Mai Hữu Xuân, Nguyễn Văn Quang vv.. Thế mà lạ thay Tổng Thống Diệm lại giao cho các ông ấy nào chức cao, binh quyền hùng mạnh trong tay, thử hỏi sao chúng không phản Cụ và diết Cụ. Cái chết của Cụ và lịch sử ngày đảo chánh 1.11.1963 đã chứng minh cho điều chúng tôi nói đây thưa quý vị.  

  Và sau hết, là người lãnh đạo đáng làm lúc phải làm để cứu nguy Dân Tộc và Đất Nước, biết dung hợp và xử lý khi tình thế bắt buộc. Tiếp đến, chúng tôi thấy Tổng Thống Diệm có một sai lầm trong cách ứng xử của nhũng gây phút tối quan trọng cho vận mạng Miền Nam Việt Nam : là khi Thiếu Tá Duệ xin bỏ thành Cộng Hoà, và dồn lực lượng đem ba đại đội lính của Lữ Đoàn Liên Binh Phòng Thủ Phủ Tống Thống cùng với xe thiết giáp, kéo lên tấn công thẳng vào Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực. Vì lúc đó các tướng lãnh phản trắc, nòng cốt chủ mưu đảo chánh là Dương Văn Minh, Trần Thiện Khiêm, Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính, Lê Văn Kim, Mai Hữu Xuân và Đỗ Mậu đang có mặt tại Bộ Tổng Tham Mưu này. Tổng Thống Diệm vì thiếu sự cương quyết và thức thời, thiếu sự sáng suốt của một người Lãnh Đạo mưu trí, đảm lược trong những giây phút cuối cùng đó, mà lúc tình thế bắt buộc phải nhanh chóng nắm lấy thời cơ ngàn vàng này mà lật thế cờ ngay tức thì. Có nghĩa y lệnh cho Thiếu Tá Duệ thực thi lời xin lệnh,  thì với ba đại đội lính thiến chiến của Phủ Tống Thống, họ sẽ chiếm được Bộ Tổng Tham Mưu dễ dàng như trở bàn tay thôi. Để từ đó, Thiếu Tá Duệ  có thể lật ngược thế cờ, áp đảo và bắt sống trọn « ồ » đám tướng phản trắc, phản loạn bán Nước này, thì lịch sử Miền Nam Việt Nam và Đất Nước Việt khác hẳn  hơn bây giờ nhiều lắm.

   Một phút chần chờ, một phút của vận mệnh cho Dân Tộc và Đất Nước trong tay Người, nhưng Tổng Thống không hoàn thành được sứ mạng cứu nguy này. Khổ thay vì giờ phút đó mà tổng thống Diệm còn tin rằng mình có thể dàn xếp được với các đám tướng phản trắc, phản loạn này, thì là một « sai lầm » của Người, để rồi tổng thống Diệm và ông cố vấn Ngô Đình Nhu phải chết thảm và tức tưởi trong uất nghẹn! Còn Đất Nước, dân chúng Miến Nam phải ra thống khổ như hiện nay. Ở đây chúng tôi không có ý trách cứ cố tổng thống Diệm và làm giảm giá trị nhân cách và đạo đức của Người. Thế nhưng đã mang thân làm chính trị, thì đòi hỏi phải đặt lý trí trên con tim, đặt người Dân, Đất Nước lên trên gia đình và tình cảm cá nhân. Thế đó, lắm lúc ta phải nghĩ rằng thà phụ một ít người hơn là phụ cả một Dân tộc, một Đất Nước. Qúa khứ lịch sử là một bài học cho chúng ta, cho những người lãnh đạo sau này khi cần hành động cấp thời thì ta nên hành động ngay, không chần chờ suy tính để cứu nguy tình thế., và cứu nguy Đất Nước cùng Dân Tộc tồn tại.

 

I. NGHIÊM LỆNH £ CHÍNH SÁCH SÁT NHẤT NHÂN VẠN NHÂN CỤ CỦA THƯƠNG ƯỞNG

 

    Khi chúng tôi đọc các báo của cộng sản Hà Nội như Kinh Tế Thời Báo, Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Công An, An Ninh, Pháp Luật, Việt Nam Express vv., đều nói đến cái nạn tham nhũng trầm trọng như căn bệnh nan y trong guồng máy của chế độ phỉ quyền Hà Nội hiện tại. Lúc đó chúng tôi liên tưởng đến cái chiến thuật « diệt thượng trị hạ » của Thương Uởng thời xưa, mà chúng tôi muốn kể lại cho quý vị câu chuyện này :

  Thương Uởng sau khi được Tần Hiếu Công hoàn toàn tín nhiệm, thì Thương Uởng đuợc tấn chức Tả Thứ Trưởng như Thủ Tướng ngày nay. Lúc ông nắm hết quyền chính của nhà Tần, thì Uởng đã ban ra một tân lệnh cho toàn dân nhà Tần  lúc ấy phải nghe theo.

    Khi ông ban ra lệnh mới này thì dân chúng hoang mang và nghị luận với nhau, kẻ thi khen, người thì chê khắp cả Nước. Thương Uởng chẳng cần gì cả, ông liền thực thi quyền lực bằng cách cho bắt hết đám dân bàn tàn xôn xao, lời ra tiếng vào này vào phủ của ông. Ông khiển trách họ rằng :« chúng bay là dân, khi Nhà Nước ra lệnh tất phải tuân lệnh, chớ không thể người cho là dở, kẻ nói hay gì cả! Kẻ nào nói bất tiện hay là nói dở, là người nghịch lệnh. Còn người nào nói tiện hay nói hay, đều là kẻ mị lệnh, không phải là luơng dân ». Nói xong ông truyền lệnh cho quân lính biến tên họ tất cả đám người này thành lính thú, và đày họ ra biên cương. Còn các quan Đại Phu, như là Cam Long, Đỗ Chí cũng bị cách chức, phát vãn về làm thứ dân, ví cái tội nghịch tân pháp. Để rồi từ đó ai đi ngoài đường, cũng đều lấy mắt ngó nhau, chẳng ai dám mở miệng hé môi nói chuyện hoặc bàn luận gì. Thương Uởng đã gieo rắc sự sợ hãi cho toàn dân (như cách cộng sản dùng chính sách khủng bố ám sát cho dân sợ), dân chúng không ai dám phản đối chánh quyền. Thuơng Uởng cho đại pháp, để quân lính xây thành Hàm Dương, rồi chọn ngày dời đô.

   Thế Tử phật lòng, chê bai tân lệnh của Uởng là không tốt, không hay. Thương Uởng tức giận nói :« phép Nước không làm được là tại bề trên không nghiêm. Thế Tử là con của Chúa Công, ta không thể gia lệnh trị tội, thì phải trị tội gián tiếp những người không dạy đuợc Thế Tử ». Lúc nói xong Uởng thưa với Hiếu Công trị tội Sư Phó của Thế Tử là hai quan Thái Phó Công Tử Kiên và quan Thái Sư Công Tôn Cổ, một người thì bị cắt mũi, người kia thì bị chàm lên mặt. Do thế khi trăm họ nghe thấy vậy đều xanh mặt sợ hãi. Họ nghĩ rằng Thế Tử là con Vua khi vi lệnh còn bị bắt đến Sư Phó và trị tội, huống chi là ai khác. Từ lúc ấy, thì lòng dân mới định, và hết thảy mọi người đều cúi đầu vâng mệnh theo tân lệnh của Thái Uởng.

    Chúng ta thấy ở đây Thương Ưởng đã dùng chính sách độc tài bắt dân phải nghe theo, ông cấm mọi người « bất khả nghị luận » để đưa tân lệnh của ông ra thi hành. Cho dù là Thế Tử con Vua nhưng vẫn bị gia tội vì dám nghị luận chê bai tân lệnh của Uởng ban hành. Chúng tôi nghĩ Thương Uởng đã biết dùng cái thuật « diệt thượng, trị hạ » hầu định lại lòng dân hoang mang. Qủa dân sợ tội hình, bởi họ đã thấy như Thế Tử còn bị gián tiếp gia hình qua hình phạt Thái Phó Công Tử Kiên và Thái Sư Công Tôn Cổ, thì họ là hạng người dân đen khố rách, áo ôm, lúc vi lệnh tất tội lại càng nặng biết bao. Sách thuật mà chúng tôi thấy Thương Ưởng dùng đây giống như sách thuật « trảm tướng » của Tôn Vũ Tử trong lúc ông huấn luyện nữ quân, trong số những nữ quân này có hai ái thiếp của Vua Ngô dám khinh thường tuớng lệnh, nên Tôn Vũ Tử đã ra lệnh cho quân sĩ chém đầu hai bà làm gương, để trị ba quân cùng bá tánh. Qủa nhiên khi chém đầu hai bà xong, thì lòng quân định ngay, không còn ai dám vi lệnh nữa.

   Do đó, tùy thời và tùy thế, tùy lúc hoàn cảnh Đất Nước cần đến những nghiêm lệnh nhặt nhiệm để thi hành một chính sách nào đó có lợi cho Tồ Quốc, thì ta đừng ngại mà không dám thi hành. Vì như chúng ta thấy trường hợp của Thương Uởng, nếu như ông ngại không dám gia hình gián tiếp Thế Tử qua hai vị Sư-Phó, thử hỏi làm sao ông có thể thực hành tân lệnh ban ra cho nghiêm minh, hầu đưa lại sự thành công cho nhà Tần được ? Qủa như Thương Uởng không dám phạt hình các quan đại phu Cam Long, Đỗ Chí và hai Sư Phó của Thế Tử, thì lẽ tất nhiên dân chúng sẽ không sợ mà tuân hành tân lệnh của Nhà Nước. Do thế, qúy vị thấy đây là cái chính sách « sát nhất nhân, vạn nhân cụ » giết một người để cho vạn người thấy mà sợ. Viết đến đây, thì chúng tôi nhớ lại Việt Cộng cũng đã dùng chính sách này, để hoàn toàn đổ tội cho một người chịu, là đã chủ trương sắt máu cho cái cao trào đấu tố vào những năm 19954-1955. Chúng ta thấy cái chính sách này hóa thành cái sách :« sát nhất nhân, vạn nhân định », có nghĩa giết một người để làm cho lòng dân được định.

 

II. CHÚNG TA THỬ DÙNG CÁI THUẬT DIỆT THƯỢNG, TRỊ HẠ ĐỐI VỚI BỌN SÂU DÂN MỌT NƯỚC

 

    Qúy vị hay ở bất cứ thời đại nào, chế độ nào cũng có những bọn sâu Dân, mọt Nước, tham nhũng, hối mại, cậy quyền thế. Nhất là vào thời nay tại quê nhà, khi đọc các báo của phỉ quyền Hà Nội và Đảng cộng của chúng, qúy vị thấy nào Lê Khả Phiêu, Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Trần Đức Lương, Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải, Nguyễn Minh Triết, Nông Đức Mạnh, Nguyền Tấn Dũng vv., mạnh miệng gào thét, rống to lên diệt trừ tham nhũng. Ôi nào là đại hội Đảng, nào nghị quyết của Đảng, của Nhà Nước, phải diệt trừ cho bằng được. Các ông lớn càng kêu gào, thì bọn tham nhũng càng bành trướng mạnh từ giai cấp lớn đến giai cấp bé trong xã hội Việt Nam hiện thực. Chuyện tham nhũng, hối lộ, tranh dành nhau ăn cướp của dân, trở thành như một chính sách, một căn bệnh trầm kha của chế độ phỉ quyền Hà Nội thời nay. 

    Chúng tôi nhớ lại với hai thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa Miền Nam, Chánh Phủ đã có lần dùng đến sách thuật « Diệt Thượng, Trị Hạ », hay cái sách thuật « Sát Nhất Nhân, Vạn Nhân Cụ » qua việc xây pháp trường để xử bắn các gian thương. Song chuyện đáng buồn và đáng tiếc, là chỉ bắn có một tên là xong, rồi êm ru luôn. Qủa thực, khi Nhà Nước muốn áp dụng cái chính sách này mà áp dụng không đến nơi, đến chốn, thì hoá ra là cái bất lợi, làm nghịch lại cho mình. Vì các gian thương khác thấy Chánh Phủ không quyết tâm diệt họ, thì họ lại càng lộng hành hơn. Bởi họ nghĩ Nhà Nước chỉ làm cho lấy lệ, không thật tâm tiêu trừ họ. Do thế mà chúng không sợ, lại còn gian thương hơn nữa. Chúng tôi nghĩ gian thương ở Sài Gòn trước đây có cả ngàn tên, mà xử bắn có một tên, thì chẳng khác chi nhổ một cây cỏ dại trong đám cỏ của vườn hoa. Chúng tôi thấy đây là điều nguy to! Vì khi chúng ta đã áp dụng một chính sách, thì phải áp dụng cùng thi hành cho tận lực, triệt để đến cùng cái chính sách đó hầu mới có hiệu qủa. Còn trái lại, chúng ta làm cho có, nữa vời, làm lấy lệ thì là sự đại họa. Phải chi vào lúc đó, ông Kỳ chém thêm vài chục cái đầu « đại xì thẩu » nữa, không chỉ là cái đầu của Tạ Vinh thôi, thì chắc chắn các bọn gian thương hạng trung, hạng xoàng thấy thế sẽ mất hồn, hoảng sợ mà chừa bỏ cái thói gian thương, trục lợi cho mình hết rồi.

   Do vậy, từ câu chuyện này chúng tôi nghĩ đến tình trạng bi đát của Nước Việt Nam hôm này do cái nạn tham nhũng, hối lội, buôn lậu, thụt két, ăn cướp tài sãn của Dân và Nhà Nước vv.. của chế độ Hà Nội, không có gì là không trị được. Chuyện là chúng ta có dám làm không? Mà khi chúng ta trị, thì phải triệt tiêu trị tận gốc. Nếu như ông Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết có được cái hào khí và đủ can đảm như Thương Uởng hay Tôn Vũ Tướng, ông dám ra lệnh cho quân lính đem ra pháp trường xử bắn hằng trăm ông quan lớn lãnh đạo từ trong Bộ Chính Trị , trong Trung Ương Đảng, trong các Bộ Phủ, trong hàng ngũ Tướng lãnh cao cấp hoặc các ông cựu Tổng Bí Thư, Chủ Tịch, Thủ Tướng, các đảng viên cao cấp vv., mà dân chúng đâm đơn tố giác, báo chí vạch mặt, thưa kiện, vạch tên họ rõ ràng về các tội tham nhũng, hối lộ, cướp đất đai của dân chúng, buôn lậu, thụt két, tống tiền, làm ăn phi pháp, cậy quyền thế hà hiếp dân lành, ăn cướp nồi cơm, manh áo của dân đen…, thì các ông quan nhỏ, cán bộ, đảng viên hạng trung, các chú công an huyện xã khu phố, công lộ, an ninh vv., thấy đó mà khiếp vía, không dám còn cái tật vòi vĩnh « tiền trà nước, bồi dưỡng, thủ tục đầu tiên » một cách trắng trợn, nhờ vậy cái nạn tham những, hối lộ giảm dần và hết hẳn. Các ông nên bắt chước như gương Nước Nam Hàn, Đài Loan, Phi Luật Tân, Thái Lan vv.. Như Nam Hàn, họ đã xử án nặng và bỏ tù nhiều năm hai ông cựu Tổng Thống Chung Đỗ Hoán và Lỗ Đại Ngu về tôi tham nhũng, ăn tiền hội lộ, cùng hối mại quyền thế trong lúc đương quyền.

    Tuy dùng những sách « Diệt Thượng, Trị Hạ hay Sát Bách Nhân, Vạn Nhân Cụ hoặc Sát Nhất Nhân, Vạn Nhận Định » có chút hơi ác – Nhưng một khi vì Quốc Gia, vì xã hội, vì nhân dân, hầu cho lòng dân đưọc ổn định, xã hội được vãn hồi, thì ta phải bỏ những tiểu tiết để cứu lấy sự ổn định cho Quốc Gia, Dân Tộc, để Đất Nước thăng tiến hay là cứu lấy mọi người. Do đó, chúng ta không thể vì cái thiện nhỏ mà bỏ mất cái đại thiện của toàn dân. Nếu qủa ta đã có chính sách chống tham nhũng, hối lộ, chống buôn lậu, trộm cướp dù dưới hình thức nào vv., thì ta dùng biện pháp  mạnh đối với hạng sâu Dân, mọt Nước này cho dù là gì đi nữa : Tổng Bí Thư, Thủ Tướng, Đại Tướng, Tổng Trưởng, Cục Trưởng, cựu Bí Thư này Bí Thư nọ, con ông cháu cha – Chánh Phủ dùng « Nghiêm Lệnh » bắn gục một vài chục người, vài trăm người trong lớp người sâu mọt hại dân, hại Nước này, hầu cứu lấy hạng muôn vạn người, cứu lấy gần 90 triệu người dân Việt được ổn định xã hội, thì điểm nào lợi hơn cho Quốc Gia, Dân Tộc, chúng ta nên suy xét lại ? Bởi chỉ có một số người vô lại này làm cho Quốc Gia  trì tệ không thể thăng tiến được, tắt ta cần phải loại trừ họ mới có thể làm cho Đất Nước thăng hoá .

    Chúng tôi nghĩ dùng cái sách «Sát Nhất Miêu Cứu Vạn Thử, Giết Một Con Mèo Cứu Ngàn Con Chuột », chúng ta có thể gọi là bá đạo trong sách thuật « Diệt Thượng, Trị Hạ » để ổn định cho xã hội Việt Nam hiện nay, thì không có điều nào lợi cho bằng. Vì nếu cứ để tình trạng tham nhũng, hối lộ, buôn lậu, làm ăn phi pháp kéo dài mãi, ắt Quốc Gia cứ mãi chậm tiến, lạc hậu, nghèo đói triền miên vv. không cất cánh lên được sự giàu có và hùng cường cho Nước Nhà. Thử hỏi ông Nguyền Tấn Dũng có bản lãnh làm chuyện này chăng ? Còn nếu không thì chớ có mạnh miệng thét gào chống tham nhũng, hối lộ, hay chính bản thân ông và gia đình ông cũng hối lộ, tham nhũng, cướp của một mè như nhau với cái Bộ Tà Trị và Đảng Cướp Sãn của ông ?

 

III. PHƯƠNG SÁCH TRỊ DÂN

 

    Thưa qúy vị, bất cứ thời đại nào khi nói đến phương pháp trị dân thì thực là khó, chớ không dễ như chúng ta ăn cơm ngày ba bữa, thỉnh thoảng « lai rai » cốc rượu, ly bia bàn chuyện đời, chuyện thời sự đây đó. Qủa biết bao nhiêu học thuyết của người xưa và kim thời đã viết ra rất nhiều pho sách, nói đến nhiều phương sách trị dân cho có hiệu qủa. Chúng ta cần làm sao để Đất Nước được hùng mạnh và dân tín nhiệm nơi chính thể, hầu họ sống chết với Đất Nước, với chính thể ? Làm thế nào cho người dân yêu mến chế độ, và làm cho người dân được an cư lạc nghiệp, thì chúng tôi nghĩ đây là vấn đề vạn nan. Mình chưa làm chủ được mình, tức là tu thân chưa nỗi, thì làm thế nào ta trị được nhà ? Chuyện trị nhà chưa xong, thì không thể nào ta trị Quốc được ! Rồi trị Quốc không làm được, thì cũng thế, làm sao ta bình thiên hạ được ?  Đây là những điếu mà Đức Không Phu Tử đã nói đến 2500 trước rồi, muốn trị Nước thì hãy « tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ ». Do thế, câu hỏi gợi ý của qúy vị về vấn đề này, thật qủa là vạn nan như chuyện lên thiên đàng hoặc vào cỏi niết bàn, hay là vào chốn bồng lai tiên cảnh vậy.

    Qúy vị biết Tôn Tử là một trong những nhà binh pháp hàng đầu của Trung Hoa và nhân loại, qua trong pho sách 12 Thiên Binh Pháp, Tôn Tử cũng chú trọng đến vấn đề trị Nước an Dân. Vì có trị được Nước, có an định được Dân, thì ta mới có thể dùng đến Binh Pháp. Chớ Nước mà ta trị chẳng xong, thì làm thế nào mà ta dụng binh được ? Trong Binh Thư Tôn Tử, ngài đã viết các phương sách trị quốc, phương sách an dân ; là Đạo, Thiên, Địa, Tướng, Pháp. Riêng cái trị Đạo, là đứng đầu, đây là thuật nằm được nhân hòa. Bởi theo Tôn Tử, thì Đạo làm cho dân vui hòa đồng với người trên, để người dân có thể cùng sống và cùng chết mà không sợ nguy nan. Do đó, nếu chúng ta muốn thực hành được Đạo, thì chúng ta có bổn phận phải làm cho dân yêu mến chế độ, yêu mến Nhà Nước (Chánh Phủ), hầu tạo được sự đoàn kết mọi người từ trên xuống dưới. Đây là phương sách Thứ Chi, quả chúng ta áp dụng và thực hành được viên mãn sách này, thì lòng dân sẽ quy về một mối, họ sẽ sống chết vì Quốc Gia, Dân Tộc.

   Thế nhưng phỉ quyền Hà Nội, Đảng cướp sản của chúng không có được các Phương Sách Đạo và Thứ Chi như chúng tôi đã nói trên. Chúng cai trị bằng bạo lực, khủng bố, gian dối, lừa lọc và cướp bóc tài sản của dân chúng, cũng như đem Lãnh Thổ và Lãnh Hải của Quốc Gia mà bán và cho không bọn Rợ Hán Tàu Cộng, lại còn chịu khom lưng làm nô bộc cho bọn bá quyền, bá đạo Bắc Kinh. Chúng trị dân bằng phương sách đem các anh chị em trẻ đi bán làm nô dịch lao động, thậm chí làm nô lệ tình dục ở xứ người.  Chúng lừa đảo cướp nhà, cướp mồ hôi chén cơm, cướp luôn đồng tiền làm thân gái ở xứ người. Nhất là    mới đây vào ngày 20.01.2010 và 29.01.2010 phỉ quyền Hà Nội muốn làm hai lòng đại ca Bắc Kinh,  nên chúng đã xử án các anh chị em Yêu Nước như Lê Công Định, Lê Thăng Long, Nguyễn Tiến Trung, Trần Kim Anh, Trần Huỳnh Duy Thức, Phạm Thanh Nghiên vv. một cách mọi rợ và bá đạo như lũ thảo khấu, không hiểu gì về Luật Pháp và Nhân Quyền. Mà đúng thật, chúng có biết gì về Luật Quốc Tế, Luật Hình Sự, Luật Nhân Quyền đâu. Chúng chỉ có hiểu được một luật là lệnh Đảng cướp, lệnh đại ca Tàu phù Bắc Kinh.

    Thêm nữa, chúng tôi nhận thấy Ngô Khởi, một Tướng Quốc tài ba vào thời Đông Châu, ngài cũng ghi chép lại các phương sách trị Nước các câu sau, để nhắc nhở các cấp lãnh đạo rằng :

    « Trong Nước bất hòa thì không nên ra quân,

       Trị quân bất hoà thì không nên ra trận.

       Trong trận địa bất hòa thì không nên tiến lên.

       Lúc tiến lên mà bất hòa thì không nên quyết thắng »

    Qúy vị thấy như Câu Tiễn Nước Việt (mà chúng tôi đã nói đến trong bài Tinh Thần Đoàn Kết ), bởi muốn trả cho xong cái nợ mối quốc thù, nên ông đã áp dụng phương thuật trị dân, an dân ; nhờ đó mà ông đã trả thù được Ngô, và tiêu diệt luôn Nước Ngô ! Cái hay và thực dụng của Việt Câu Tiễn vì muốn được nhân hòa, nên ông đã áp dụng một chính sách thân dân, vì dân, cùng đồng hòa với dân. Nói tóm lại nhất cử, nhất động tất tất vì Dân vì Nước, như cùng lao khổ, cùng sống chết, vui buồn với dân, ngay cả mang thân tù đày, làm tên nô dịch nuôi ngựa, thậm chí đến cả nếm phân vua Ngô, Câu Tiền không ngại và sợ nhục nhả. Trong đầu ông chỉ nghĩ một điều vì Dân, vì Nước để phục thù, nên ông không quản ngại và quan tâm đến những chi tiết nhỏ này. Nhờ thế, Việt Câu Tiễn trả được mồi thù Quốc Gia, mới tạo nên nghiệp Bá.

    Hoặc nữa, như Khổng Tử Nha lúc chưa gặp thời thì ngồi câu cá nơi sông Vệ, lúc ấy ông đã nghiên cứu ba mươi sáu kế sách an dân, trị nước như Đả Thảo Kinh Xà, Vô Trung Sinh Hữu, Tá Thi Hoàn Hồn vv.. Còn Quản Trọng, trước khi lập nghiệp Bá cho nhà Tề thì ông cũng đã lập ra được 7 kế sách : như Tắc, Tuớng, Pháp, Hóa, Quyết Tắc, Thâm Thuật và Kế Số. Tuy nhiên, chúng ta hay cái vần đề tranh thủ Dân Tâm là rất hệ trọng. Dân tâm không quy về chính thể, thử hỏi làm sao mà trị dân, an dân cho được ? Do vậy mà người xưa chia ra làm hai loại tranh thủ dân tâm :

 

1. Chính Sách Cầu Hiền Tài

 

    Người lãnh đạo giỏi, là người biết cầu hiền tài để họ giúp ta, cùng chúng ta lo gánh vác, chia sẻ việc trị Quốc và an Dân. Do thế, người Lãnh Tụ hay vị Quốc Trưởng là phải biết cách dụng nhân. Vì cần có nhiều nhân tài giúp Nước mới có thể trị an được Nước, và làm cho Quốc Gia hưng thịnh cùng giàu mạnh, dân chúng no ấm và hạnh phúc. Qủa Tề Hoàn Công tạo được nghiệp Bá là nhờ vào đám tôi thần giỏi như Quản Trọng, Ninh Thích, Thấp Bằng, Tần Tô Võ, Bào Thúc Nha. Hay Việt Câu Tiễn an định được dân, làm cho dân giàu Nuớc mạnh, là do công lao của Văn Chủng và Phạm Lãi. Hoặc nữa như Hán Lưu Bang lập nên được nhà Hán, là hoàn toàn do các hiền thần Trương Lương, Hàn Tín, Tiêu Hà vv.. Thực một vị vua, Tổng Thống, Thủ Tướng, Lãnh Tụ có tài giỏi mấy đi nữa, thì không thể quán xuyến hết được mọi công việc, mà cần các người tài đức, các chuyên gia giỏi về xã hội chính trị, binh bị, luật pháp, hiến pháp, kinh tế, an ninh quốc phòng, giáo dục, ý tế, khoa học kỷ thuật vv.. Như ngày nay qúy vị thấy các vị Tổng Thống, Thủ Tướng, bên cạnh các ông luôn có các vị cố vấn, các chuyên gia giỏi chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng, giáo dục, xã hội cùng luật pháp… Chính nhờ các vị chuyên gia và cố vấn trong các lãnh vực trên, giúp cho các vị Tổng Thống, Thủ Tướng, điều khiển được guồng máy Nhà Nước càng ngày càng thăng tiến trên mọi phương diện.

    Một điều hiển nhiên như ánh sáng mặt trời, là phỉ quyền Hà Nội và các cấp lãnh đạo của họ không có chính sách cầu hiền tài, mà chỉ có bè đảng cùng hạng người theo « voi » ăn bả mía, chia chát quyền lợi, « xôi thịt, cơ hội, nịnh bợ » như ông Nguyễn Bá Thanh, Bí Thư Thành Ủy Đà Nẵng, Ủy Viên Trung Uơng Đảng, viết bài « Nhân Sự Đại Hội Đảng 11 », nói đến tình trạng này. Nhất là, chúng là những ông tổ tham nhũng, ăn hối lộ, ăn chận, ăn bớt hàng tỷ Mỹ Kim của các chương trình và dự án phát tiển kinh tế, y tế , hạ tầng cơ sở cho Việt Nam : Đây là những số tiền viện trợ có tính cách nhân đạo giúp Việt Nam phát tiển và thăng tiến của các nước như Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Đức, Anh, Pháp, Ý, Liên Hiệp Âu Châu, Hoà Lan, Na Uy, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Úc, Tân Tây Lan vv.. Bởi vậy những ông lớn của phỉ quyền Hà Nội mới có tài sản hàng tỷ Mỹ Kim. Chúng tôi xin quý và đồng bào Việt Nam vào trang báo điện tử : Diễn Đàn VN-Politics đọc bài báo « Tỷ Phú Dollars Việt Cộng » ngày 31.10. 2010 sẽ thấy tài sản khổng lồ bằng Mỹ Kim của các ông lớn Việt gian Cộng Sản. Trong khi đó người dân chạy gạo ba bữa vẫn không đủ ăn, chạy xe ba gát và xe ôm từ sáng sớm tinh sương đến tối khuya, vẫn thiếu ăn triền miên.

   

2. Chính Sách Đắc Dân

 

    Đây là chính sách đắc nhân tân, cũng là sách thuật làm thế nào chúng ta thuận được lòng dân. Có nghĩa là chúng ta tránh ghét cái điều dân thích, và đừng thích cái điều dân ghét. Đơn cử, dân thích có các thứ tự do căn bản : như tự do buôn bán, hội họp,  tự do đi lại, tự do tôn giáo, báo chí và ngôn luận, tự do thành lập hội đoàn, nghiệp đoàn, đảng phái đối lập vv.. mà chúng ta (Nhà Nước) lại cấm đoán. Cũng thế, chúng ta phải làm các điều cho dân mến, dân thích. Có nghĩa là vì họ mà chúng ta quan tâm lo lắng : như cùng chia sẻ lao khổ với dân, cùng sống vui buồn, cay đắng với dân. Ví dụ, dân không đủ cơm ăn, áo mặc, không mái nhà trú thân, mà ta cứ ở những ngôi nhà sang trọng, ăn uống phủ phê, đi đâu cũng xe hơi lộng lẫy đắc giá, thì là trái nghịch. Hoặc nữa khi bị giặc giã, dân chưa chạy mà ta lại cuốn gói, đảo tẩu chạy trước dân, thì làm sao dân kính mến, cảm phục được?  Bởi đó, chúng ta nói làm sao cho dân nghe lọt tai đây ? Chúng ta hãy bắt chước như Lưu Bị, khi bị Tào Tháo đánh đuổi từ Tân Dã chạy dài xuống Giang Lăng ra Hạ Bì, song Lưu Bị không thể bỏ dân ra đi một mình để thoát thân. Nhờ hành động sống chết với dân này nên dân chúng đã mến cái đức của ông. Vì họ đã thấy Lưu Bị lúc nguy ngập nhất đã cùng họ chia sẻ lao khổ, cùng sống chết và chịu hoạn nạn với họ trong lúc giặc Tào Tháo đang lăm le sát hại.

  Chúng ta thấy hai hành động của Câu Tiễn và Lưu Bị đây, đã biết hòa mình hết tình với dân, họ cùng sống lao khổ, chia ngọt sẻ bùi với dân trong mọi nghịch cảnh, nên dân mới mến đức hai ông mà hết lòng sống chết vì Nước, vì Vua hấu đánh đuổi quân thù. Nhìn gương Người mà nghĩ đến các vị lãnh đạo của chúng ta trước dây : nào ông Nguyễn Văn Thiệu, ông Trần Thiện Khiêm, ông Dương Văn Minh vv., không có được một chút anh dũng và khí tiết như Tổng Thống Diệm, Ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Cẩn. Vả nữa các ông Thiệu, Khiêm, Minh còn thua xa một người dân bình thường, chớ gì nói đến làm tổng thống, thủ tướng, đại tướng làm nhục cho cái chức và hàm lon tướng cao qúy của Quân Đội. Người thì giặc Việt cộng chưa đến Sài Gòn, nhưng các ông đã lo thoát thân với gia đình trước người dân Miền Nam. Còn ông hèn tướng Dương Văn Minh, chưa đánh đấm gì, chưa bắn được một viên đạn thì dã bàn tính chuyện đầu hàng và bàn giao Miền Nam cho phỉ quyền Hà Nội. Chúng tôi còn nhớ câu nói ông Thiệu tuyên bố khi từ chức Tổng Thống : «mất một tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, nhưng còn một Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, nguyện sát cánh bên đồng bào ». Sát cánh với dân chúng đến cùng, nghe sao mà đắng cay chua xót với thân phận dân đen chịu trận thế ông. Cái lon trung tướng của ông Thiệu, hay cái chức tổng thống của ông Thiệu, cái lon đại tướng của Ông Khiêm vá cái chức thủ tướng của ông cùng cái lon đại tướng Dương Văn Minh và chức tổng thống của các ông qủa không xứng mang lon tướng trên vai, không xứng ngồi chiếc ghế tổng thống. Tại sao ông Thiệu ra lệnh cho di tản Quân Lính của Quân Khu II, rồi kế tiếp cho di tản Quân Khu I ? Bảo rằng thiếu đạn dược vũ khí, không còn nguồn viện trợ dồi dào ? Chỉ là ngụy lý, không chính đáng! Chúng tôi sẽ bàn đến viêc này trong « chính sách tự túc » hầu qúy vị rõ. Dù có thiếu đạn dược vũ khí, nhưng chúng ta cứ chiến đấu cho đến viên đạn cuối cùng để làm tròn trách nhiệm của một người tướng, một vị tổng thống. Vì thân làm tướng thi phải chết trên chiến trường, lấy da ngựa bọc thây.  Chúng tôi tự hào có những người cha, người anh không chịu buông vũ khí, anh dũng chiến đấu cho dến giờ thứ 25. Người thì đền nợ Nước, Người thì bị bắt tù cải tạo ..

    Thưa quý vi, qua bài viết này kính xin qúy vị  thông cảm cho chúng tôi là những người đi tìm lịch sử   cần phân tích mô xẻ sự thật của lịch sử. Để từ đó rút ra bài học cho tương lai, hầu xây dựng lại một lịch sử mới cho mọi người Việt có thể ngẩng đầu vươn cao với bạn bè Quốc Tế Hoàn Vũ. Thế đó, qua cung cách, lòng tự trọng, lời hứa và danh dự của một vị tướng, thủ tướng và tổng thống thua xa và không xứng đáng bằng  hàm lon Binh Nhất, Hạ Sĩ của một anh lính Việt Nam Cộng Hòa vẫn chiến đấu và cố thủ cho đến giờ phút cuối của ngày 30.04.1975. May thay Miền Nam vẫn có những dũng tướng và nhưng dũng lính anh hùng, khí tiết để khỏi hổ thẹn với giặc thù cộng sản và với thiên hạ năm châu bốn bể : như  Trung Tướng Nguyễn Vinh Nghi, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Thiếu Tướng Lê Văn Hưng, Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, Thiếu Tướng Lý Tòng Bá, Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, Trung Tá Nguyễn Văn Long, đánh đến cùng và lấy cái chết để báo đáp ân tình với Non Sông Đất Nước. Người thì bị Việt cộng bắt, Ngưòi thì tự sát. Chúng tôi xin cúi  mình bái phục và kính trọng cái Đức, qúy mến cái Dũng của qúy Dũng Tướng, Dũng Tá, Dũng Lính này!  Đây là tấm gương soi trên bước đường tranh đấu và khôi phục lại Việt Nam trong Đạo Lý, trong Trung Hiếu và Nhân Nghĩa,  trong Tự Trọng cùng Danh Dự, trong Tiết Trung và Anh Dũng …nhất là, dám xã thân vì Nước vì Dân.

     Giờ đây, chúng tôi kính mời người trị Nước giỏi hay người lãnh đạo tài ba, vui lòng nên nghe lại lời nói của Quản Trọng nhắn nhủ chúng ta :« Nhà lãnh đạo đòi hỏi nơi dân những gi ? Có phải đòi dân vì Vua mà cố gắng lao khổ, vì Vua mà hết lòng hy sinh cho Đất Nước. Còn dân thì họ đòi hỏi những gì nơi nhà lãnh đạo ? Dân đòi hỏi cho họ ấm no, yên ổn, cho họ nghỉ ngơi, có công thì thưởng, có tội thì phạt. Nếu trường hợp vị lãnh đạo Quốc Gia không thỏa mãn cho dân các sự đòi đó, thì chớ mong đòi hỏi dân điều gì nữa ». Tuy lời nhắn nhủ này của Tể Tướng Quản Trọng đã trải qua hằng nghìn năm, thế nhưng luôn hợp lý và hợp thời qua mọi thời đại. Nhất là cho Việt Nam chúng ta hôm nay, qua sự cai trị của phỉ quyền Hà Nội không làm được cái điều người dân Việt đòi hỏi ấm no, yên ổn, nghỉ ngơi chút nào. Bao người dân bi chúng bóc lột đến tận xương tủy, nhà cửa ruộng vườn của dân bị phỉ quyền Hà Nội và Đảng thổ phỉ của chúng cuớp sạch.Trên Đất Nước Việt Nam, không có ngày nào mà người dân mất nhà, mất đất đi biểu tình hay thưa kiện.

    Riêng Không Tử, thì ngài đưa ra cái chính sách « Nhân Trị », cốt lấy đạo đức, nhân nghĩa mà trị dân, cho dân mến đức mà đi theo chính thể. Do thế, người lãnh đạo giỏi phải học cho hiểu được thuật đắc nhân tâm, để nắm được nhân hòa, là làm cho Quốc Gia vững bến và người dân thì được an cư lạc nghiệp, hầu Đất Nước có cái sinh khí thái bình cùng thịnh trị.

 

IV. TRỊ DÂN BẰNG CHÍNH SÁCH «KHOAN MÃNH TƯƠNG TẾ »   

 

    Khi chúng tôi viết bài này cùng những giòng này cống hiến cho Đất Nước và Đồng Bào Việt và Qúy Vị, thì chúng tôi liên tưởng đến một chính sách trị dân của người xưa để lại và có hiệu qủa, đó là sách thuật « Khoan Mãnh Tương Tế ». Chính sách này do Tư Sản làm Tướng Quân của Nước Trịnh đề ra. Qúy vị biết Tư Sản làm Tướng lâu năm hằng dùng phương sách khoan dung mà trị dân, thương người dân như con đẻ. Đến lúc phải từ giả cỏi trần ông mới cho gọi Tử Thái Thúc đến mà khuyên nhủ như sau :

    « Ta không còn sống bao lâu, sau khi ta tạ thế, nhà ngươi sẽ thay ta làm Tướng Quân Nước Trịnh. Ngươi hiểu rằng thuật cai trị rất khó, ngươi chớ xem thường và khinh lờn. Ngươi biết chỉ người có đức cao mới có thể lấy cái « Đạo Khoan » mà cảm phục lòng dân. Còn người thường, thì ta nghĩ nên lấy cái sách « Nghiêm » mà trị dân mới an được. Sách Nghiêm ví như lửa nóng, dân sợ mà ít chết bởi lửa. Còn Đạo Khoan, ví như nước mát, dân thấy nước mát cùng thích nước e không sợ, tất sẽ chết vì nước nhiều. Do đó, biết dùng cái Đạo Khoan thì thật khó, chỉ người hiền đức mới trị được cái Đạo này ».

    Lúc Tử San qua đời, Tử Thái Thúc lên thay Tư Sản làm Tể Tướng Nước Trịnh. Ông chẳng chịu nghe theo lời Tư Sản giáo huấn. Ông vẫn trị Nước bằng cái đạo Khoan, vì ông ngại dùng sách Nghiêm cho là hung bạo với dân. Qủa chẳng bao lâu thì dân chúng khinh lờn, nạn trộm cắp hoành hành khắp xứ, chúng ngang nhiên cướp phá giữa ban ngày ban mặt làm khổ người dân. Lúc ấy, Tử Thái Thức mới hối hận! Ông nghĩ rằng chớ gì ta nghe theo lới Tư Sản Tướng Quân chỉ bảo mà dùng sách Nghiêm thì đâu có đền nỗi như thế này.

    Sau đó, Thái Thúc bắt đầu dùng biện pháp Nghiêm lệnh mà trị dân. Ông sai quân lính đi bắt hết bọn đầu trộm đuôi cướp đem chúng ra giết hết. Từ lúc đó Nước Trịnh mới bớt nạn trộm cắp. Chuyện trị Nước của ngưòi xưa cũng thực nghiệm cho chúng ta thời nay vậy, nhất là hiện trạng của Đất Nước Việt Nam dưới chế độ xã hội chủ nghĩa. Chúng tôi nghĩ chớ gì ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Nông Đức Mạnh nên bắt chước hành động của Từ Thái Thúc vì dân lành đây, dám dùng cách Nghiêm lệnh bằng biện pháp mạnh cho ba quân bắt hết phường đạo tặc tham nhũng, hối lộ, tống tiền, buôn lậu, làm ăn phi pháp, trộm cướp của dân, từ các ông lớn ở Bộ Chính Trị, trong Trung Ương Đảng, trong các Bộ, Cục, các ông Bí Thư Tỉnh Ùy, các ông Tướng đến các anh cán bộ công an trong huyện lỵ, trong khu xóm mà đem ra pháp trường xử bắn sạch, thì các ông thấy Nước sẽ an, sẽ định lại ngay. Vì người « quân tử ngôn cố hành, hành cố ngôn, quân tử nói sao thì làm vậy ». Hơn nữa, mình là người lãnh đạo Quốc Gia thì càng triệt để cố giữ lời mình phát ngôn. Nếu chính sách diệt trừ tham nhũng của các ông, chỉ « đao to búa lớn » trên báo chí hay nói để nói trên truyền hình, truyền thanh, chớ các ông không dám đụng đến một sợi lông nào của các ông lớn tham nhũng, hối lộ, làm ăn phi pháp, ỷ quyền, ỷ thế ăn cướp tài sản của dân chúng và ăn chận. ăn bớt tiền viện trợ của các Nước Bạn ở trong Bộ Chính Trị, ở trong Trung Ương Đảng, thà đừng có chính sách diệt trừ tham nhũng thì hơn. Vì bao nhiêu năm qua các ông nói, các ông hô hào nhiều về sự diệt trừ này, song chẳng có một ai trong các ông lớn tội phạm, chẳng có một ông Tướng, một ông Bộ Trưởng hay Bí Thư tội phạm này bị đem ra pháp trường hành quyết công khai trước bàng dân thiên hạ cả. Lý tầt nhiên, những tên tham nhũng, hối lộ, làm ăn phi pháp khác vv., sẽ khinh lờn cái chính sách của các ông. Bởi họ thấy các ông không dám đụng đến họ, nên họ càng ngang nhiên tham nhũng, hối lộ, tống tiền, trộm cướp, làm ăn phi pháp hơn, để thách thức các ông rằng : « ông làm gì được tôi ? ». Đại nguy cho Đất Nước, cho Dân Tộc! Tham nhũng, hối lộ, trộm cướp thành Quốc nạn cho Đất Nước! Chìa khóa diệt trừ tham nhũng, hối lộ, buôn lậu, trộm cướp, làm ăn phi pháp ở trong sự can đảm, trong việc triệt để dám dùng biện pháp Nghiêm Lệnh, dùng sách Diệt Thượng, Trị Hạ, dùng sách Sát Bách Nhân, Vạn Nhân Cụ vv., để cứu lấy Đất Nước và cho dân lành bớt thống khổ với phường sâu dân mọt nước này.

    Khi Khổng Phu Tử nghe qua các đệ tử mình trình cho sự việc này của Thái Thúc, thì ngài liền phẩm bình hay lắm, hay lắm! Dùng cái đạo Khoan thì dân khinh thường luật Nước, thì ta lại dùng cái sách Nghiêm, Nghiêm tức là Mãnh. Nhưng Mãnh thì dân tàn, lúc tàn lại dùng cái sách Khoan mà giúp cho Mãnh. Khoan giúp cho Mãnh, Mãnh lại giúp cho Khoan thì mới an, mới hòa được lòng dân. Đây là chính sách « Khoan Mãnh Tương Tế » mà chúng tôi muốn bàn luận với qúy vị cho vấn đề thuật trị Nước.

    Thế đó, chúng tôi cảm nghĩ khi dùng cái đạo Khoan để trị Nước, thì như qúy vị thấy phải là người có Đức cao, Trí rộng mới cảm phục được lòng dân nghe mình. Còn người trí kém, thiếu đức, thì qủa khó mà trị dân như cái gương của Tử Thái Thúc, và nhất là như Đất Nước Việt ta hiện tại. Vi thế, Tư Sản trước khi chết ông đã có cái nhìn xa tương lai cho Thái Thức, mà khuyên Tử Thái Thức nên dùng cái sách Nghiêm mà trị dân. Nhưng Thái Thức không nghe lời khuyên Tư Sản, nên đã thất bại khi ông dùng cái đạo Khoan mà trị dân buổi đầu.

    Chúng tôi nhận thấy Tư Sản Tướng Quân đã đưa ra những lời ví dụ xác đáng và cụ thể về sách Khoan cùng Nghiêm. Ông nói lữa thì nóng ai cũng e sợ lửa nóng đốt cháy mình, cho nên họ sợ lửa mà tránh xa, cố gắng không lại gần với lửa, cho khỏi lửa đốt cháy mình. Lửa ví như phép Nghiêm, tất dân chúng sợ mà e dè không dám làm bậy, sợ bị phạm tội, nhờ đó xã hội sẽ được yên bình. Hơn nữa, dân ít phạm tội vì sợ lửa, lại không dám lại gần lửa, nhờ vậy dân ít chết bởi lửa. Còn nước thì mát, tất dân thích tắm cho mát, nên không đề phòng việc chết đuối, họ mới bị chết nhiều, do đó, dân chết vì nạn nước hơn là nạn lửa. Nước ví như đạo Khoan, nên lúc ta dùng sách Khoan mà cai trị, thế nhưng ta lại không có đức cao, trí rộng, thì dân sẽ khinh thường phép Nước, họ không sợ nên phạm tội càng nhiều, và người bị phạm lỗi lại càng đông. Chúng tôi xét thấy thực nghiệm thay cho hiện tình của Đất Nước Việt chúng ta hiện nay dưới sự cai trị u tối của phỉ quyền Hà Nội.   

    Qúy vị thấy khi áp dụng sách Nghiêm tất làm cho dân sợ, song dùng sách Khoan cũng làm cho dân sợ, lại thấy khó hơn. Cả hai kiểu sợ đều như nhau. Tuy nhiên theo chúng tôi thiển nghĩ, khi dân sợ bởi Nghiêm lệnh, thì cái sợ này không có giá trị. Chỉ là cái sợ bên ngoài, bất đắc dĩ mà dân sợ, chớ dân không thật tâm tín phục chính thề. Điển hình như tháng giêng vừa qua phỉ quyền Hà Nội, chịu nghe lệnh của các quan Thái Thú Bắc Kinh, dùng Nghiêm lệnh loại rừng rú xử án một loạt những anh chị em trí thức và yêu Nước Việt Nam : như quý Anh Trần Kim Anh,  Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung vá qúy chị Phạm Thanh Nghiên và Trần Khải Thanh Thủy. Hà Nôi xử dụng Nghiêm Lệnh này chỉ là phường vô đạo, bán Nước và tay sai, nô bộc cho Rợ Hán Bắc Kinh mà thôi. Thế nhưng, cái sợ của đạo Khoan, qủa khó thực hành, tuy thế cái sợ sách Khoan này mới là cái sợ đáng qúy. Dân sợ vì tín phục Chánh Phủ, và vui lòng mà sợ Luật Pháp Nhà Nước. Do vậy, chúng tôi nghĩ muốn người dân tín phục điều sợ này, thì người lãnh đạo phải có đức cao, trí rộng, mới mong cảm hoá hóa được  nhân dân vui lòng sống theo phép Nước, tôn trọng Pháp Luật. Chúng ta nhận định qủa là khó đó! Mặc dầu hai chính sách này tuy trị dân có hiệu qủa, nhưng lại khác nhau về đường lối cùng hành động cai trị Nước. Thực chúng tôi nghĩ rằng đây cũng giống như hai sách thuật « Nhân Trị và Pháp Trị » vậy.

   Qua như lời phẩm bình của Đức Khổng Phu Tử thật là minh xác : « dùng Khoan thì dân xem thường, nên phải lại dùng sách Nghiêm ». Chúng tôi nhận thấy dùng sách Nghiêm qúa thì dân tàn. Nghiêm qúa lâu thì dân mất hết hồn nhiên và các căn bản tự do vui sống, họ không còn thấy sinh thú là gì. Do đó, ta lại trở về dùng Khoan, để dân cảm thấy cuộc đời đáng sống, an vui, phong túc vui vẻ làm ăn. Qua lời phẩm nghị này, qủa là người lãnh đạo giỏi, tài đức, trí rộng, phải hiểu sách Khoan giúp cho Mãnh (Nghiêm), Mãnh lại giúp cho Khoan. Hai sách có sự hổ trợ, tương tế với nhau, thì giúp cho Đất Nước hòa, được thịnh, dân an bình vui sống. Vì vậy phép trị Nước hay thuật lãnh đạo, nên xem rõ vào tình thế Nước Nhà, để tùy thời, tùy cơ, tùy lúc mà an, mà định, chớ không thể khăng khăng giữ mãi một chính sách trị dân được. Như lời ông bà ta dạy  « tùy cơ mà ứng biến ». Đây cũng là sách thuật từng giai đoạn, có nghĩa tùy thời, tùy cơ mà áp dụng cho hữu hiệu, hầu mong đem lại cho Đất Nước cảnh thanh bình, cho dân tộc được an thái thịnh vượng vậy.

    Kính thưa qúy vị,

    Mỗi một chính sách đều có cái hay của nó. Tuy nhiên, khi nhà lãnh đạo Quốc Gia nhu mì, thiếu trí rộng, cứ dùng một chính sách Khoan mãi, thì chúng tôi nghĩ phép Nước không được trọng, dân chúng xem thường, chẳng sợ mà tuân theo pháp lệnh, lúc đó xã hội sẽ loạn. Điển hình như các nước Tây Phương, nhất là ở Mỹ, Pháp, Đức, Ý vv.. Vì Chánh Phủ các Nước này đã dùng chính sách Khoan qúa, nên một số dân lờn mặt không còn sợ phép Nước là gì, nạn trộm cắp giết người xảy ra thường xuyên như ngày và đêm. Loạn đến độ con nít hỉ mũi chưa sạch, đã dùng súng liên thanh bắn xối xả và bừa bãi vào bạn học hay thầy cô của mình, gây ra không biết bao nhiêu là án mạng như ở Mỹ. Loạn đến độ lũ con nít, thiếu niên phá làng phá xóm, đi đập phá đốt không biết bao nhiêu chiếc xe hơi của người dân Pháp, thậm chí xô xát giết chết luôn cả nhân viên công lực. Loạn đến độ khinh thường Luật Pháp đến thế là cùng ! Chúng tôi nhận thấy cái thảm trạng xảy ra này, là do Chánh Phủ Mỹ  hay Pháp dùng sách Khoan qúa, như qúa cho tự do, tự do mua súng một cách dễ dàng, ai cũng có thể  giữ súng trong nhà. Khi tù tội thì nhà tù cho hưởng nhiều điều kiện tiện nghi thỏai mái. Chánh phủ không dám dùng nghiêm lệnh bằng các biện pháp mạnh, triệt để, là gia hình như Tử Thái Thúc hoặc Thương Uởng. Do đó, các băng đảng trộm cướp xem thường Luật Nước, mới xảy ra các nạn trộm cướp, giết người dân lành như thường luôn tại Mỹ.

    Chúng tôi còn nhớ một câu chuyện dùng sách Nghiêm trị dân, duới thời cựu Thủ Tướng Lý Quang Diệu. Luật Pháp Nước Tân Gia Ba phạt rất nặng những người dân nào ăn kẹo cao su (Cheiwing Gum ) hay hút thuốc lá mà vất bừa bãi xuống đuờng phố, sẽ bi đòn tùy theo hành động vi phạm. Có một anh thanh niên Mỹ khinh thường Luật, đã vất kẹo cao su xuống mặt đường phố, cảnh sát bắt được, bắt phạt và chiêu theo Luật Pháp do hành vi phạm pháp của anh Mỹ này. Chiếu theo Luật Pháp Tân Gia Ba, thi anh Mỹ phải tội đánh đòn 30 hèo. Anh nhờ đến toà Đại Sứ Mỹ can thiệp, nhưng cũng không xong, sau phải cậy đến Tổng Thống Bill Clinton can thiệp. Nhưng vi phép Nước là tối thượng không ai có quyền khinh lờn, dù anh là người ngoại quốc đến xứ tôi. Song nể tình Tổng Thống Mỹ, ông Chánh Án, bớt cho anh 10 hèo, anh  phải chịu đòn phạt 20 chục hèo. Nhờ vậy mà Nước Tân Gia Ba – Singapor rất an bình, và đường phố rất sạch. Hay như các Nước Hồi Giáo, Luật Đời cũng như Luật Đạo, họ dùng Nghiêm lệnh phạt những tội trộm cắp, phá thai rất nặng. Nhất là tội nói lộng ngôn phạm thánh đến Thượng Đế – Allah hay Tiên Tri Mohammed, sẽ có thể bị án tử hình. Xúc phạm đến sự Thánh Thiêng mà Đấng họ kính thờ thì đối với người Hồi Giáo không thể nào chấp nhận và tha thứ đuợc. Không như một lũ moi rợ của phỉ quyền Hà Nội và bọn du côn công an của chúng đem chất nổ để phá Thánh Giá ở giáo xứ Đồng Chiêm, là biểu tưọng Thánh Thiêng Tôn Giáo của người Kitô hũu kính thờ. Thế mà không có một đấng Mục Tử cấp lớn nào dám có hành động phản kháng mãnh liệt. Có nghĩa lên án, hay nữa dám một sống một chết để bảo vệ sự Thánh Thiêng với Đấng mình tôn thờ, can đảm thay chỉ có mây linh mục và người giáo hữu nhỏ bé dám xã thân bảo vệ Thánh Giá là biểu tượng hữu hình của Chúa Kitô hiện diện với họ.Nhất là Đấng Cứu Thế mà họ kính yêu cùng tôn thờ và tri ân . Xin qúy Linh Mục, Cô Bác, Anh Chị, các Cháu nhận nơi đây lòng kính phục sự can đảm và niềm tin mạnh mẽ của quy vị, cùng xin nhận nơi chúng tôi sự liên đới và lòng hiệp thông với qúy vị.

    Như chúng ta cảm nghiệm dùng chính sách Khoan mãi như một số Nước Tây Phương, họ thả nỗi tự do quá đáng, bởi đó bọn tội phạm giết người, cướp của, hiếp dâm một cách dã man, lắm lúc thấy mà rùng rợn kinh khiếp. Thế mà họ cho là loạn tâm thần, bệnh tâm lý này nọ, hinh phạt cho các tên giết người và hiêp dâm này một bản án qúa nhẹ. Vì các hình phạt khoan nhượng này, nên bọn cường hào, ác bá, các băng đảng mafia ngang dọc hoành hành : trộm cướp, giết người mọc lên như nấm. Kẻ mạnh có súng hiếp đáp người yếu, làm những điều càn dỡ, tạo nên một xã hội bất an loan lạc…như chúng ta thấy nhiều khu phố ở Mỹ, Pháp, Anh, Ý vv.. không có an ninh, người dân lành không dám lai vãng đến , nhất là về đêm, ngay cả cảnh sát công lực nhiều lúc không dám lẻ loi một mình lai vãng đến. Vì họ ngại bị cướp giựt và mất mạng như chơi. Bởi thế, dân gian giao động và khinh thường Chánh Quyền bất lực trước các tệ nạn trộm cướp ngang nhiên, trước cảnh các băng đảng mafia thao túng tự do, muốn giết ai thì giết, muốn bắn ai thì bắn, như các băng đảng mafia Ý và Mỹ vv. Tội nghiệp dân chúng mỗi lần ra đường đều nơm nớp lo sợ trộm cướp cùng mạng sống của mình.

    Trái lại, nếu Chánh Quyền cứ dùng chính sách Nghiêm trị mãi, thì dân óan hận, lo âu, sợ sệt, chỉ ngại khi phạm tội sẽ bị khổ hình, tù đày, chết chóc. Người dân cảm nhận cuộc đời như ngục tối, không được tự do thư thái vui sống, như thế mất đi phần góp tay sáng tạo, xây dựng cho Quốc Gia giàu mạnh. Nếu Chánh Quyền không sớm sữa đổi đường lối hay chính thể, mà cứ khăng khăng vẫn duy trì mãi phép Nghiêm như chính sách độc tài của phỉ quyền Hà Nội, Bắc Kinh, tất sự oán hờn và thù hận ngày ngày chất cao, sẽ có lúc bùng nổ, sẽ có cuộc nỗi dậy để lật đổ cái phép Nghiêm đó, như một chính sách độc tài, đàn áp của phỉ quyền Hà Nội và Bắc Kinh, hầu người dân có được một cuộc sống thanh bình, an lạc, hạnh phúc hơn.

    Như chúng tôi đã nói ở phần trên, chính sách nào cũng có cái hay, cái lợi của nó. Nếu người lãnh đạo không biết thức thời để cai trị, thì thay là cái hay lại hóa ra cái dở. Song nếu họ biết cai trị, biết dung hòa, thì hóa ra lại hữu ích cho Nước, cho Dân. Chính sách Khoan tuy khó mà dễ, đòi hỏi người cầm quyền lãnh đạo phải có đức cao, trí rộng, lòng chân thành mới mong trị được. Chính sách Mãnh cũng thế, tuy thấy dễ nhưng lại khó, người lãnh đạo phải có tầm hiểu rộng, nhìn xa, phải biết áp dụng, đúng thời. đúng lúc mới mong thành công. Nhất là dùng chính sách Mãnh này người lãnh đạo phải là người có lòng vì Dân Vì Nước. Dùng chính sách này để cho Nuớc Nhà được an định, được thăng tiến. Theo chúng tôi thì hay hơn cả, người lãnh đạo Quốc Gia phải biết dùng đường lối hổ trợ, tương tế giữa hai chính sách « Khoan Mãnh Tương Tế » trong công cuộc trị Quốc, an Dân, thì mới mong đưa Đất Nước đến được cảnh thái bình, thịnh vượng.

 

V. CHÍNH SÁCH TRỌNG DÂN     

 

    Qúy vị hay, không phải thời đại chúng ta ngày nay người ta mới nghĩ đến chính sách Trọng Dân, gọi là « Dân Chủ ». Nhưng từ ngàn xưa, hai ngàn năm trước đây, Thấy Mạnh Tử sống vào thời Đông Châu đã chủ trương :«Dân vi qúy, Xã tắc thứ chi, Quân vi khinh ». Dân mới là trọng, là qúy, trước cả Quốc Gia, trước cả Vua Chúa. Vì có Dân mới có Quốc Gia, có Vua Chúa, không có Dân làm sao có Vua Chúa được. Qủa là tuyệt và chí lý thay! Hai ngàn năm xưa, người thời ấy đã biết trọng dân, qúy dân như thế để áp dụng chính sách này trị dân. Ôi mãi cho đến hai ngàn năm sau, thời đại chúng ta mới đưa ra thực hành cái thuyết Dân Chủ này.

    Chúng tôi tiếc một điều là lý thuyết Dân Chủ của Thầy Mạnh Tử không được áp dụng trong thời đại phong kiến. Bởi lẽ các giai cấp qúy tộc, vua chúa, quan quyền ăn trên, ngồi trước không thích đi nghịch lại cái lề lối đã ăn sâu cổ hũ, thâm căn cố đế hằng ngàn năm rồi trong các Nước Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản, Đại Hàn vv.. Vả nữa, họ sợ mất quyền lợi, mất đi địa vị độc tôn, mất bổng lộc (không khác gì bọn cộng sãn Trung cộng, Việt cộng, Bắc Hàn cộng, Cu Ba cộng không chịu thay đổi thế chế, chấp nhận Dân Chủ là vậy). Do đó mà chế độ quân chủ cha truyền con nối vẫn trường tồn cả mấy ngàn năm dài, cho đến mãi thế kỷ chúng ta mới dứt được. Chúng ta biết các vua chúa, giai cấp qúy tộc, quan quyền không bao giờ muốn mất địa vị độc tôn cả, cho nên họ quyết định tranh đấu, bảo vệ tối đa bằng bất cứ giá nào, để bảo giữ cho bằng được ngôi vị « ông trời con », ngỏ hầu làm cha, ngồi trên đầu, trên cổ thiên hạ, dù họ dốt nát bất tài và vô đức. Vì thế, lý thuyết Dân Chủ của Thầy Mạnh Tử và học thuyết Trọng Dân, qúy Dân làm gốc cho việc trị Quốc bị mai một cùng chôn vùi theo giòng thời gian quên lãng.

    Vì sự mai một và quên lãng lý thuyết này, Qúy Vị thấy các Quốc Gia cứ loạn lạc, nhiễu nhương qua mọi thời, và các cuộc chiến tranh ngôi, tranh bá vẫn thường xảy ra : thịt nát, xương tan chất thành núi, máu đổ triền miên ngập giòng sông! Biết bao nhiêu cuộc chiến tranh chấp quyền lợi, địa vị, giai cấp trong xã hội cứ diễn biến không ngừng : giai cấp này hô hào tranh đấu với giai cấp kia càng lan tràn khắp thế giới hầu như kéo dài bất tận. Tội nghiệp cho khối « dân đen » thành một thứ « bung xung » chịu nhiều thiệt thòi cùng đau khổ nhất. Rồi đến những cuộc cách mạng long trời lở đất của người cộng sãn hô hào đấu tranh cho nhân dân, cho thợ thuyền, nông dân : lại máu đổ, xương tan, nhà tù mọc lên như nấm để nhốt người. Cuối cùng, người dân qua mọi thời đại vẫn là kẻ bị chịu nhiều đau khổ và mất mát lớn lao nhất.

    Chúng tôi nghĩ rằng chớ gì người xưa biết áp dụng chế độ Dân Chủ đứng đắn theo thuyết Thấy Mạnh Tử, thì ngày nay thế giới chắc chắn đã có bộ mặt khác rồi. Tiếc thay và thật tiếc thay !

 

1. Tại Sao Phải Qúy Dân ?

 

    Chúng tôi nghĩ như Thầy Mạnh Tử đã luận rằng :« tuy dân không có thể đáng tôn, nhưng lại có hình đáng sợ, đáng trọng, do thế dân là qúy nhất. Xã tắc là thể thần và cốc thần trợ hộ cho dân được yên, được sống, song nó cũng do dân mà được đặt ra, nên không thể so sánh với dân được. Còn vua tuy là chúa tể cả thần, cả dân, song thật ra phải nhờ lòng dân có yêu mến, xã tắc có yên ổn, thì vua mới được lâu dài. Do vậy, vua ví với dân, với xã tắc, tất vua không đáng trọng lắm. Vua là cái qúy thứ ba sau cái qúy trọng dân và xã tắc ».

    Hơn nữa, không có dân thì làm gì có vua phải chăng qúy vị ? Vua sẽ trị ai ? Dân chúng như Thầy Mạnh Tử nói là cái hình đáng sợ, qủa nghiệm thay! Vì thế vua hoặc các nhà lãnh đạo Thủ Tướng hay Tổng Thống mà trị dân chẳng xong, làm cho lòng dân bất định, căm thù, xao động, tất dân sẽ vùng dậy để lật đổ ngai vàng, lật đổ chế độ, đó là việc dĩ nhiên! Bởi tư ngàn xưa cho đến thời đại chúng ta, các nhà lãnh đạo Quốc Gia đều lo ngại, và e sợ cái sức mạnh cùng lực lượng vĩ đại đó. Do thế, chúng ta thấy mới có chính sách thân dân, do dân mà có, hầu làm nồng cốt cho việc trị Quốc, an bang cái thế…

    Chúng tôi nghĩ một nhà lãnh đạo giỏi thì phải có một chính sách An Dân, làm cho dân được cơm no, áo ấm. Bởi dân có no ấm, thì Đất Nước mới giàu mạnh, thiên hạ mới bình trị được. Trái lại các nhà lãnh đạo mà làm cho dân đói khổ, lại còn cướp tài sản ruộng vườn của dân như phỉ quyền Hà Nội, tất dân tàn, dân bất mãn và căm thù oán hận, Nước có lắm tệ đoan : trộm cướp, tham nhũng, hối lộ, gian dối, lừa đảo, trăm thứ tệ đoan gây ra cho xã hội, lúc đó ắt dân sẽ loạn. Thử hỏi đâu còn dân để họ cai trị? Các nhà lãnh đạo làm mất dân tâm, thì mối nguy cho xã hội, vì chẳng mấy chốc sẽ đi đến sự loạn lạc, trăm thứ đồi bại và tệ đoan xấu như chúng tôi đã nói trên. Buốn thay và nhục thay xã hội Việt Nam duới sự cai trị u tối của Đảng cướp sản Việt Nam, và phỉ quyền Hà Nội hơn mấy chục năm này là như chúng tôi nói đó.

 

2. Một Chính Sách An Dân

  

    Qúy vị thấy thông thường thì nhiều Quốc Gia trên thế giới đã khôn ngoan áp dụng chính sách An Dân làm trọng tâm, cùng hệ trọng cho việc trị Quốc, an Dân. Vì một Nhà Nước đúng nghĩa của nó, thì hằng luôn quan tâm vì dân, lo toan cho dân tất cả. Xem dân như là gia đình của mình, như chính là da thịt và máu xương của minh phải nuôi sống vậy. Bởi dân có no ấm, hạnh phúc, sống vui tươi, tất họ mới tín nhiệm vào chính thể, vào chế độ. Họ nghĩ vì họ mà Chánh Quyền đã lo cho họ có đủ cơm ăn, áo mặc, nhà cửa, ruộng vườn, có đủ các quyền tự do căn bản, có cuộc sống sung túc thoải mái. Thử hỏi có người dân nào mà oán hận chế độ và Chánh Phủ hỉ ? Trái lại, khi Chánh Phủ không lo cho dân được cơm no, áo ấm thiếu thốn đủ mọi thứ vật chất, lại trước đoạt tài sản và các thứ quyền căn bản của dân, thì Nhà Nước  nói mà ai tin và nghe, như Hà Nội, nói một đàng làm một nẻo.

    Như qúy vị rõ vào thời Đông Châu sở dĩ có loạn, vì thiếu chính sách An Dân, cũng như Trung Hoa dưới thời tổng thống Trưởng Giới Thạch vào thập niên 30 và 40. Hay nữa, Việt Nam ta vào những năm 1946-1954 cũng loạn lạc như thế, nào cảnh xưng hùng, xưng bá : Lê Văn Viễn, Ba Cụt Lê Quang Vinh, và Nguyễn Văn Hinh vv. Nay thì với phỉ quyền Hà Nội, muốn cướp ruộng vườn, nhà cửa, nhà thờ, tu viện, giáo xứ của dân, ngang nhiên cướp giữa ban ngày ban mặt, dưới cái nhìn của muôn con mắt thiên hạ nhìn vào. Thế đó, Hà Nội không khác gì  là một thứ thảo khấu, một băng đảng cướp hiện đại, mang cái nhãn hiệu là « Xã Hội Chủ Nghĩa và Đảng Cộng Sãn Việt Nam » đã tạo nên sự loạn lạc trong Đất Nước Việt Nam mấy chục năm qua và hiện nay.

   Lại nữa, thời nay ở các Quốc Gia Á Châu, Phi Châu, Nam Mỹ, thường có loạn lạc chiến tranh, vì người dân qúa đói khổ, lại bị hà hiếp bởi cường hào, ác bá như ở Ba Tây (Brasil), Colombie,  một nơi do Chánh Quyền gây nên.. Do đó mới có các phong trào chống đối, quân kháng chiến hoặc du kích, mặt trận giải phóng nỗi dậy vv.. Như ông bà ta nói : « phú qúy sinh lễ nghĩa, bần cùng khởi đạo tặc » là thế.

    Thế đó, chúng ta muốn An Dân cho có hiệu qủa, lý đương nhiên chúng ta phải làm cho người dân yêu qúy chế độ, làm cho lòng dân quy tụ về một mối! Chúng tôi nghĩ lúc đó, tất người dân sẽ sống chết vì Quốc Gia, vì Dân Tộc mà không bỏ Nước ra đi, không bỏ chính thể lúc Nhà Nước bị nguy biến hay gặp giặc ngoại xâm. Đây là cái chính sách « Thứ Chi », để tạo cho toàn dân quy hướng về chính thể, về chế độ mà ủng hộ chế độ, ủng hộ cho Nhà Nước. Chúng ta phải biết làm cho dân giàu, dân mạnh, dân sống vui tươi qua các công cuộc khuyếch truơng kinh tế, thương mại, nông nghiệp, văn hóa và giáo dục vv., bằng các chính sách hợp thời, hợp thế và phù hợp với mong muốn của lòng dân cùng đà tiến của nhân loại. Có nghĩa là cơ khí hóa,  kỹ nghệ và kỷ thuật hóa, tự do hóa làm ăn, tôn trọng các tư tưởng sáng tạo và sáng tạo hóa ý kiến xây dựng cùng phục vụ Nước Nhà hưng thịnh hoặc dân chủ hóa toàn bộ các cơ cấu guồng máy của Đất Nuớc. Bởi một khi dân giàu có, hạnh phúc, đời sống thoải mái vui tươi, bình an, thì lý tự nhiên người dân tín nhiệm vào chế độ, vào chính thể của chúng ta, đã lo nghĩ đến họ và làm cho họ trở nên giàu có cùng hạnh phúc an bình vui sống : đây là sách « Phú Chi ». Sách Phú Chi có nghĩa làm cho dân giàu, tất Đất Nước nên hùng mạnh.

   Khi nói đến các chính Sách này, như là chính sách Trọng Dân, An Dân, Thứ Chi và Phú Chi hoặc  Cầu Hiền Tài hay «Khoan Mãnh Tương Tế » vv., thì chúng tôi nhớ đến một người tuyệt tài và kỳ diệu là Tổng Thống Park Chung Hee (Phát Chính Hy) Nam Hàn. Ông đã đưa Đất Nước Nam Hàn từ nghèo đói, lạc hậu, nạn hối lộ, tham nhũng ăn cướp của công dưới triều tổng thống Lý Thừa Vãn vào thập niên 60, trở thành một cường quốc vế mọi mặt chính trị, kinh tế, khoa học kỷ thuật và thương mại, giáo dục vv.. Làm cho dân Nam Hàn ngẩng đầu lên cao và tự hào với thế giới.

    Chúng tôi xin phép thưa chuyện cùng qúy vị : Park Chung Hee là người như thế nào mà đã làm được một « kỳ công » như thế cho Đất Nước và Dân Tộc Nam Hàn ? Tổng Thống Phát Chính Hee, là mẫu người linh động, hoạt bác, sống động, cương quyết, giàu nghị lực và quyết tâm, dám nói và dám làm luôn đi đôi với nhau, cùng mang một tâm hồn yêu Nước nồng nàn cháy đỏ con tim của mình. Không những ông chỉ áp dụng triệt để cho ly tưởng ông đưa ra với bản thân mình, nhưng ngay với gia đình mình và con cái cũng thế. Ông không gửi con cái mình đi du học Nước ngoài, đồ dùng trong nhà hay xe cộ, máy móc, áo quần ông đều dùng đồ của người dân Nam Hàn sản xuất. Hai chục năm làm Tổng Thống làm cho Dân Nam Hàn trở nên giàu có và Đất Nước thành Cường Quốc kỷ nghệ, thế mà khi ông nằm xuống, ngưòi ta khám phá trong tài khoản đẻ ở ngân hàng chỉ có khỏang mười ngàn Mỹ Kim.

   Trước hết để làm gương, sau là khuyền khích nên kinh tế và thương mại của Đất Nước. Ông rất trọng nhân tài và luôn cầu hiền tài giúp Nước Nhà. Các sinh viên gủi đi học ở Mỹ, Pháp, Anh vv. Ông đều nhắn nhủ họ hãy lo học và trở về phục vụ Đất Nước, hãy làm cho Nam Hàn và dân chúng ta thoát được cảnh nghèo khổ triền miên và lạc hậu so với các Nước bạn.

    Thưa qúy vị, những gì ông nói hằng đi đôi với hành động, lòng cương quyết và lòng yêu Nước  Nam Hàn. Chúng tôi còn nhớ sau khi đắc cử tổng thống, ông đã đọc một bài diễn văn nảy lửa trước một rừng người Nam Han và sinh viên tại đại học Seoul (Hán Thành)  vào năm 1961 rằng « Tôi xin dân Nam Hàn và anh chị em sinh viên, phải thắt lưng buôc bụng, phải nỗ lực hy sinh, chịu khó mà làm việc nếu muốn được tồn tại. Làm cách nào trong vòng 10 năm chúng ta tạo được một nền kinh tế đứng đầu vùng Đông Nam Á, và sau 20 năm, thì Nam Hàn sẽ trở thành cường quốc kinh tế trên thế giới. Chúng ta sẽ bắt thế giới phải ngưỡng mộ Nam Hàn. Hôm nay, có thể một số đồng bào anh chị sinh viên ở đây bất đồng ý kiến với tôi. Tuy nhiên, xin đồng bào và các anh chị sinh viên đó hiểu cho rằng Tổ Quốc quan trọng hơn quyền lợi cá nhân. Tôi không muốn mỵ dân. Tôi Park Chung Hee sẽ cương quyết ban hành một chính sách khắc khổ. Tôi sẽ đem bắn bất cứ kẻ nào ăn cắp của công dù chỉ là một đồng (won). Tôi sẵn sàng chết cho lý tưởng tôi đưa ra ». Hoặc « Xin Đồng Bào nhớ cho rằng, Dân Tộc Nam Hàn chúng ta đã mất cả thế kỷ thua sút người ta. Chúng ta không được phép làm mất thời gian nữa. Chúng ta phải thực hiện mười việc trong thời gian này, trong lúc đó các nước khác chỉ thực hiện có một. Chúng ta cần nổ lực tiếp tục làm việc, trong khi đó các dân tộc khác nghĩ ngơi. Ngày nay, bánh xe lịch sử quay một vận tốc rất nhanh. Do đó, khi chúng ta làm việc lười biếng, thì Đất Nước chúng ta sẽ tụt hậu đàng sau người ta một năm, nếu làm lãng phí một năm, tất chúng ta sẽ tụt hậu đến mười năm, hai chục năm hay hơn nữa… »

    Đẹp thay những lời nói cương quyết, chứa chan lòng yêu Nước và thể hiện một tâm hôn tràn đầy nghị lực và quyết tâm ! Tổng Thống Phát Chính Hy đã đưa Nam Hàn từ một Đất Nước dân chúng hầu như chán nãn sau cuộc chiến tương tàn, sau thời gian bi chế độ tham nhũng của Tổng Thống Lý Thừa Vãn soi mòn niềm tin và ý chí sáng tạo. Thế nhưng, qua chính bản thân, và lấy chính đời sống và cung cách làm việc hết mình của mình lam gương, để vực dậy niềm tin cho quần chúng. Từ đó dân Nam Hàn thấy nơi Tổng Thống Phát Chính Hy một con người chí tình vì dân tộc và Đất Nước, nên họ đã ủng hộ hết mình các chính sách của ông đưa ra : như siêng năng làm việc, tiết kiệm, hy sinh cho Tổ Quốc vươn lên với Thiên Hạ. Từ chánh quyền đến dân giả ai ai cũng thắt lưng buộc bụng với tâm nguyện « tất cả cho Tố Quốc ». Dân Nam Hàn làm việc nhiều, nhưng sống rất thanh đạm, mỗi tuần, mỗi người nhịn bữa ăn, không hút thuốc lá ngoại quốc, không uống café (Nam Hàn không có café) vào thời đó. Sản xuất ra được cái gì tốt đẹp thì ưu tiên cho việc xuất cảng kiếm ngoại tệ. Như vào năm 1970, Nam Hàn đã sản xuất được máy truyền hình màu, nhưng từ tổng thống đến người dân đều sài tivi trắng đen.

   Đây là những mẫu chuyện chúng tôi nghe được khi học ở Đại Học, và may mắn quen biết được một số anh chi em sinh viên Nam Hàn, nhờ qua những câu chuyện trao đổi : Họ kể cho chúng tôi hay về sự ngưỡng phục và cảm mến  cung cách sống của Tổng Thống Phát Chính Hy vô cùng. Nhờ đó, chúng tôi ghi nhớ và lấy đó như bài học cho chính mình, làm sao để cho Đất Nước Việt chúng ta có được cái tinh thần lãnh đạo như Tổng Thống Phát Chính Hy và Dân Nam Hàn : là « Tất Cả cho Tổ Quốc và Phải Giải Phóng Dân Việt Nam ra khỏi nghèo đói, đưa Đất Nước Việt lên hàng Cường Quốc Kinh Tế » Như Khối G 8. Chỉ có một con đường là chúng ta cố gắng tranh đấu giải thế cho được phỉ quyền Hà Nội hại Dân, Bán Nước này, mới hy vọng thực hiện được cái lý tưởng mình đề ra để phục vụ Đất Nước và Dân Tộc.

    Thực đáng khâm phục thay, Tổng Thống Phát Chính Hy và Dân Nam Hàn đã làm được phép lạ kinh tế, kỹ nghệ và khoa học kỷ thuật. Bằng chứng hùng hốn nhất cho thế giới nể mặt và ngưỡng phục, là  như họ thấy và chúng ta xem qua các tổ chức Thế Vận Hội vào năm 1994 và Giải Túc Cấu Thế Giới vào năm 2002 thì tường tận. Không hẳn chúng ta nể phục, nhưng cả hằng tỷ con tim trên thế giới đều khâm phục cho một Nam Hàn hiện đại ngày nay. Tất cả những đồ dùng do họ sãn xuất đã hiện diện khắp năm châu bốn bể : nào Tivi và máy Vi Tính, điện thoại di động Sam Sung, LG vv. Rồi xe hơi Huyndai, tủ lạnh, bếp điện, đến cả kỷ nghệ đóng tàu thủy hằng nghìn tấn vv., Nam Hàn không thua kém ai.

   Xin được trở lại về chính sách An Dân, như chúng tôi đã nói sách Phú Chi để làm cho Đất Nước giàu mạnh, dân an lạc, hạnh phúc. Tuy nhiên chúng ta (Chánh Quyền) cũng phải có các chương trình giáo dục nguời dân, hầu họ biết thế nào là bổn phận của người công dân, bổn phận làm người dân đối với Quốc Gia, Dân Tộc và xã hội nhà. Chúng tôi nghĩ rằng cần có sự giáo dục như thế, thì người dân mới hiểu rỏ các đường lối chính trị của Quốc Gia, mà nhiệt tình ủng hộ và yêu mến chế độ, yêu mến Chánh Quyền. Lúc ấy người dân sẽ không bị mê hoặc bởi một thứ chủ nghĩa, học thuyết ngoại lai nào khác, ngoài lý tưởng Quốc Gia mà chúng ta đề ra. Chúng tôi thiết nghĩ các Chánh Quyền Quốc Gia trước đây, đã thiếu xót trong sự giáo dục này chăng ? Thế nên các tay phù thủy cộng sản mới có cơ hội lợi dụng, lòn vào xã hội quần chúng, rủ rê, tỉ tê, nên đã mê hoặc được đông đảo người dân theo chủ nghĩa xã hội của chúng. Như đã nói đây là cái sách « Giáo Chi » của Tôn Tử Binh Thư, mà chúng ta có thể xem ở trong thiên thỉ kế có nói về cái đạo trị Quốc, mà ngài đề cập đến trong sách này.

    Chúng tôi nhận thấy ngày nay nhiều Nước văn minh tiên tiến và dân chủ, là nhờ vào các nhà lãnh đạo các Nước ấy biết áp dụng đứng đắn chính sách An Dân này, hầu tạo nên phú cường đúng như sách Tôn Tử dạy qua các vấn đế Thứ Chi, Phú Chi cùng Giáo Chi : Điển hình là Thụy Sĩ, Đức, Anh, Mỹ, Pháp, Gia Nã Đại, Hòa Lan, Na Uy, Thụy Điển, Ý, Phần Lan, Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan, Nhật Bản, Đài Loan, Nam Hàn, Tân Gia Ba vv.. Và họ đã thành công lớn! Hơn nữa, bởi các Quốc gia đó, các Chánh Quyền cùng các nhà lãnh đạo biết yêu thưong dân, lo nghĩ cho dân được hạnh phúc, nhất là họ hằng tôn trọng Luật Pháp và Hiến Pháp Quốc Gia mình. Thêm nữa, họ đã định được lòng dân, làm dân yêu mền chính thể qua chế độ Dân Chủ. 

    Chúng ta đang sống  trên Đất Nước họ, nên thấy rõ các Quốc Gia này làm cho người dân trở thành giàu có tiện nghi mọi mặt. Dân họ có một đời sống cao vượt bực hơn nhiều Quốc Gia khác, lại thêm cảnh sống tự do, an bình, hạnh phúc, qủa hơn rất xa Nước Việt Nam ta hiện nay dưới sự cai trị và lãnh đạo u tối của tập đoàn phỉ quyền Hà Nội. Vả nữa, các Chánh Quyền của các Nước này họ mở rộng các công cuộc giáo dục khai phóng trình độ nhận thức và hiểu biết cho người dân mình trong các học đường, các đại học, để cho người dân học tập tri thức cùng hiểu biết, đào tạo mình về các bộ môn khoa học nhân văn, khoa học kỷ thuật, khoa học chính trị kinh kinh tế, khoa học tôn giáo, luật học, xã hội, thần học, triết học, văn chương, mỹ thuật, toán học, vật lý hoá học, y khoa, thiên văn vv. Họ cùng nhắm mục đích cho người dân hiểu biết thêm chính trị, và rèn luyện giai cấp trí thức mà chúng ta gọi là chất xám cho Đất Nước, hầu phụng sự xã hội, phục vụ cho Dân Tộc mình.

     Qúy vị thấy rõ ràng các nhà lãnh đạo cộng sản Hà Nội, trong mấy chục năm qua đã không chủ trương được các chính sách như chúng tôi nói trên. Có nghĩa đã không định, không an được dân, không làm cho dân giàu, Nước mạnh. Trái lại, Hà Nội chỉ tạo thêm hận thù chồng chất và chia rẻ người dân bằng các chính sách độc ác : cải cách ruộng đất, đấu tố điạ chủ, cải tạo công thương nghiệp, diệt trừ mại bản, đổi tiền nhiều lần, để cướp máu xương người dân, đày dân Miền Nam đi kinh tế mới nơi khỉ ho cò gáy toàn là đá sỏi, bỏ tủ cả triệu quân cán chính Miền Nam trong các trại tù khổ dịch mà chúng gọi là trại « cải tạo », bắt dân vào các hợp tác xã nông nghiệp, ngư nghiệp, thương nghiệp vv.., lại còn đi cướp nhà cửa, đất đai ruộng vườn và tài sản của dân. Một tội diệt chủng và chống nhân loại của tập đoàn phỉ quyền Hà Nội : là « Tội Ác Thủ Tiêu Mất Tích 165.000 Quân Dân Cán Chính Việt Nam Cộng Hoà » qua Báo Điện Tử của Người Việt Ly Hương Úc Châu, có đăng bài viết của Đỗ Ngọc Uyển : « Mang Kẻ Phạm Tội Ra Trước Công Lý Và Mang Công Lý Tới Nạn Nhân ». Do thế, tủi nhục cho Dân Tộc chúng ta, Việt Nam vẫn còn là một trong những Nước lạc hậu, chậm tiến và nghèo đói của thế giới. Bởi người dân Việt Nam mức bình quân hàng năm chỉ uớc khoảng 600 Mỹ Kim, vẫn nằm trong mức nghèo đói và chậm phát triển. Theo Liên Hiệp Quốc đinh giá PIB của một người dân dưới 1000 Mỹ Kim là các Quốc Gia Sous Développement- Undervelopmen-Chậm Phát Triển. Hà Nội hô hào đổi mới kinh tế hơn hai thập niên nay rồi, mà kinh tế ì ạch trì tệ không khác chi chiếc xe bò kéo lúa trên những con đường ổ gà ổ voi. Đau ôi là đau ! Buồn ơi là buồn, tê tái cả cỏi lòng  và tủi nhục với các Quốc Gia bạn qúa !Việt Nam thua cả Nuớc Cam Bốt, họ đã bóp còi qua mặt chúng ta. Còn các Nước như Maroc và Congo mà cha ông chúng ta có câu thành ngữ khinh khi họ là « Tết Congo,  Tết Maroc ». Vì ngày xưa những người lính Lê Dương (Légionnaire) là những người lính Phi Châu hay các thuộc địa của Pháp, đầu quân đi vào các binh đoàn này, như một loại lính đánh thuê, đánh mướn cho Pháp. Cha ông ta ám chỉ sự nghèo khổ của họ, thân làm linh đánh thuê, đánh mướn, tất làm gì có Tết mà ăn với nguời ta. Nay thi khác hẳn, người dân và người lính các Nước này,  vừa lái xe hơi bóp còi vừa vượt mặt xa xe bò Hà Nội trên đương phát triển kinh tế.. Hà Nội chỉ có thể hít khói xe hơi của họ xả ra thôi. Bởi họ là những Quốc Gia có mức bình quân PIB. đầu người là 2000 đến 3000 Mỹ Kim, mà Liên Hiệp đánh giá theo tiêu chuẩn đó để gọi họ là những Quốc gia trên đường phát triển Sur La Route Développement-On The Way Development. Do đó, dưới sự cai trị hà khắc, độc tài, độc đoán, chuyên chính kèm với sự lãnh đạo u tối của phỉ quyền Hà Nội, dân Việt vẫn còn nghèo đói triên miên. Ôi thương thay cho dân Việt ta vẫn còn hiện hữu của nghèo đói bám mãi.

  Nếu qúy ông Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng, và cái Bộ Chính Trị của qúy ông còn một chút tự trọng và thương dân, thì hãy dẹp bỏ cái Đảng u tối của mấy ông đi ! Và từ đó các ông hãy đồng loạt từ chức, rút lui cho dân nhờ, để cho những người tài đức, thực tâm yêu Nước lên nắm quyền, hầu vực dậy Đất Nước khốn khổ, tạo lại niềm tin, và giải phóng kiếp nghèo đói triền miên của ngưòi dân Việt đã  bao thế hệ nay : hết đời ông qua  đời cha nay đến đời cháu mà các ông vẫn mãi làm cho họ nghèo đói.

 

VI. CHÍNH SÁCH DỤNG NHÂN VÀ CẤU HIỀN TÀI

 

    Bất cứ một Quốc Gia nào trên trái đất này, người lãnh đạo giỏi, tài đức, là người biết dùng người hiền tài, diệt kẻ dữ, kẻ tàn bạo và các tay nịnh thần, để có một sách thuật dụng nhân hiệu qủa. Vì đây là một yếu quyết trong vấn đề trị Quốc, và làm người lãnh đạo một Quốc Gia cho nên phải biết cách dụng nhân này.

    Nếu chúng ta biết dùng người hiền, kẻ có đức độ và người tài, tất Nước Nhà được yên ổn cùng hữu ích cho dân chúng. Bởi các vị đó sẽ quên mình để phục vụ Quốc Gia, Dân Tộc. Thật sự những người hiền đức tài nhân, thường là các kẻ trọn đời mình chỉ biết đặt quyền lợi của Nước trước cái lợi của mình. Họ là người chỉ biết « tiên thiên hạ chi ưu, nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc, nhi lạc ». Có nghĩa là họ lo trước cái lo của thiên hạ, và vui sau cái vui của người ta. Họ là người chỉ vì người, vì thiên hạ mà thôi. Thế nhưng Hà Nội không có chính sách dụng nhân này. Họ toàn dùng người của gia đình và gia tộc, phe cánh hay đảng viên Việt cộng cả, nắm giữ các công ty lớn Quốc Doanh hay tư nhân. Mới đây tớ báo Foreign Policy ra ngày 21.01.2010 có bài viết của Bill Hayton với tựa « Vietnam’s New Money, Đồng Tiền Mới Việt Nam ». Ông cho biết con gái Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Thanh Phượng 27 tuồi, chủ tịch công ty đầu tư Vietcapital lấy Nguyễn Thanh Hoàng 36 tuổi, là chủ tịch công ty đầu tư IDG Ventures Vietnam. Vốn đầu tư của hai người gom lại ước chừng 150 triệu Mỹ Kim. Ngoài ra thị tộc anh chị em của Nguyền Tấn Dũng là chủ nhân hơn 10 ngân hàng lớn làm ăn lớn của Việt Nam.

 Người thứ hai là Trương Gia Bình, phò mã tên đại tướng Võ Nguyên Giáp biệt danh là « cầm quần chị em » (vì sau khi bị Lê Duẫn và Lê Đức Thọ đá ra khỏi Bộ Tà Trị, còn một chút vị tình nên ban cho cái chức danh là Phó Thủ Tướng Trưởng Ban Kế Hoạch Hóa Sinh Đẻ. Bởi vậy dân gian có thơ rằng : ngày xưa Đại Tướng cầm quân, ngày nay Đại Tướng cầm quần chị em ). Tên Bình này hiện thời là chủ tịch công ty tin học F.P.T lớn nhất Việt Nam. Và người thứ ba ông Bill Hayton nói đến là  Đinh Thị Hoa, sau khi tốt nghiệp MBA-Cao Học Kinh Doanh tại đại học Harvard về Việt Nam. Khi Hoa về Nước thì thiết lập công ty Galaxy, lại sở hữu thêm hãng PR (tiếp thị quảng cáo), là chủ nhân hầu hết các hệ thống tiệm ăn theo cách Tây Phương tại Việt Nam, lại có một rạp hát lớn ở Sài Gòn, và cả một hãng sản xuất phim ảnh. Hoa là con ông lớn Thứ Trưởng Ngoại Giao. Galaxy là một trong nhiều công ty khác là sỡ hữu của các con ông lớn, cán nhớn của Đảng cộng.

  Qủa phỉ quyền Hà Nội áp dụng một loại chính sách hóa gia đình trị, đảng trị như chúng tôi đã nói qua trong bài « Chính Trị Nhân Bản . Chúng hay con cái nắm hết các công ty lớn, các ngân hàng lớn, các hảng xưởng lớn của Việt Nam hiện nay. Rồi chia chát nhau quyền lợi kinh tế, chia chát nhau tiền kiếm được và tẩu tán tài sản kiếm được một cách bất chánh đó ra nước ngoài bỏ ở các ngân hàng Thụy Sĩ, Lục Xâm Bảo vv. Đó là thành qủa « đổi mới kinh tế » của tập đoàn phỉ quyền Hà Nội và cái Đảng thổ phỉ cướp của dân chúng Việt Nam hơn hai thập niên qua !

    Thế đó, thưa qúy vị cách dụng nhân là vấn đề tối quan trọng, một chính sách hay, song không có người hiền đức, tài ba giúp cho thì chính sách ấy sẽ hư đi, làm cho lòng dân thêm phân tán và căm thù. Vì chính sách này rất hệ trọng, nên ngày xưa Tể Tướng Quản Trọng đã nói với Tề Hoàn Công rắng :« Trong Nước có người Hiền Đức mà không biết là cái hại. Biết người Hiền Đức lại không dùng là cái hại thứ hai. Dùng họ mà không dám giao việc lớn và chuyên nhất là cái hại thứ ba ». Qủa nghiệm thay câu nói của Quản Trọng Thừa Tướng đối với Đất Nước chúng ta hiện thực. Với chính sách « ngu dân hóa », Nhà Nước và Đảng Cộng Hà Nội đã xem thường tri thức, người hiền tài như Mao Trạch Đông xem trí thức thua cả cục phân. Họ trù dập, bắt bớ tri thức và kẻ hiền tài, đức độ qua chính sách tiêu trừ « tri, phú, địa, hào » đào tận gốc, trốc tận rễ rập khuôn theo đường lối Trung Cộng thời Mao Trạch Đông, dã tâm không cho người hiền đức, trí thức tài ba ra giúp Nước với các chương trình, đề án xây dựng làm cho dân giàu Nước mạnh của họ. Như vậy, qúy vị thấy cầu hiền tài là một việc đại trọng biết bao cho Đất Nước. Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ cũng có cái khó khăn là phải biết dùng người, có nghĩa là chúng ta phải rõ sở trường, sở đoản, tài năng, kiến thức của họ, thì cái tài và sở trường ấy có thể phát huy đúng tài năng của họ, hầu ích Nước lợi Dân. Nếu chúng ta không biết dùng tài năng của họ đó, tất các tài năng này sẽ bị mai một với thời gian và tuổi tác.

    Quả từ ngàn xưa cho đến thời nay, Quốc Gia có hưng thịnh là nhờ các hiền tài giúp Nước. Các người hiền tài góp phần làm ích Quốc lợi Dân không nhỏ. Các nhà lãnh đạo dầu họ có giỏi mấy đi nữa, cũng không thể biết hay làm hay được hết. Do thế, các vị ấy cần phải có những người hiền tài giúp tay vào guồng máy chính trị, hầu Quốc Gia mới thăng tiến được. Chúng tôi nhận thấy phải là bậc Minh Quân, Lương Tướng mới được người hiền tài giúp Nước. Chúng ta thấy Châu Văn Vương biết trọng dụng Khương Tử Nha mà làm nên nghiệp Nhà Châu. Tề Hoàn Công tạo dựng được nghiệp Bá là nhờ tài điều binh, khiển tướng, an dân, định quốc của Quản Trọng. Qủan Trọng là bậc Tướng tài mới có được những hiền tài Thập Bằng, Tân Tô Võ, Nịnh Thích, Bào Thúc Nha phò giúp cho. Hay như chúng ta thấy Lưu Bang nếu ông không dụng được hiền tài giúp, thì làm sao ông lập nên được Nhà Hán lừng danh thiên hạ. Vì Tào Thám, Trương Lương, Tiêu Hà, Hàn Tín, đều là các bậc hiền tài hơn người. Qủa như Lưu Hán Bang không biết trọng dụng các vị này, thì họ Lưu chắc chắn khó trở nên Nhà Hán, mà suốt đời ông chỉ là anh Đình Trưởng một làng nhỏ vô danh mà thôi, không ai biết đến.

    Thời thế nào cũng thế, xưa cũng như nay : chúng ta xem trong thời đại Quốc Xã, tàn ác như Hitler, ông cùng biết đến sách dụng nhân, mà đã trọng dụng Rommel, Ribbentrop, Himler, Goering, để lập nên một Đức Quốc Xã hùng mạnh làm khuynh đảo cả Âu Châu. Hoặc các cựu Tổng Thống Mỹ, như J.F.Kenedy có được một ban tham mưu hùng hậu, gồm các người tài nhân giỏi về quân sự, an nình, kinh tế, giáo dục, xã hội, luật pháp, chiến thuật và chiến lược. Còn Tổng Thống Johnson ông có đến 18 bộ óc nhân tài giúp cho. Rồi đến Reagan, ông có biết bao nhân tài giúp cho trong chiến lược « Chiến Tranh Các Vị Sao-Stars War » làm cho Liên Sô phải sụp đổ tan tành khi theo đuổi sự chay đua vũ khí chiến lược với Mỹ. Trong 8 năm cầm quyền ông đã đề nghị Quốc Hội Mỹ một ngân sách khoảng 2000 tỷ Mỹ Kim cho Bộ Quốc Phòng, để chế tạo các loại vũ khí chiến tranh tối tân, hiện đại hóa quân lực Mỹ bằng các loại chiến đấu cơ, máy bay bỏ bom, trực thăng  chiến đấu, hàng không mậu hạm, radar, súng ống, hỏa tiên liên lục địa vv. bằng kỷ thuật cao, và độ chính xác. Thế đó « bất chiến tự nhiên thành » là vậy! Rồi đến Tổng Thống Bush Cha cũng như Bush con cũng vậy, bên cạnh các ông có nhiều cố vần tài ba trong đường hướng ngoại giao cũng như quân sự, nên mới thắng hai cuộc chiến tranh với Taliban và Sadam Hussen. Nay đến thời Tổng Thống Obama, bên cạnh ông cũng có nhiều người hiền tài giúp ông. Nói tóm lại, các ông đều có những hiền tài giúp cho mà thành danh tiếng để đời. Vả nữa, sở dĩ Nước Mỹ trở nên giàu có và hùng mạnh lạ thường, một phần lớn là họ biết trọng dụng nhân tài và ưu đãi người hiền tài , những nhà tri thức và tài nhân, rồi cho các vị ấy có đất dụng võ. Người Mỹ và Chánh Phủ Mỹ biết trả lương bội hậu cho các nhân tài một cách xứng đáng với các tài năng của họ như về các ngành chính trị, kinh tế, thương mại, khoa học kỷ thuật, y tế, luật pháp vv..

    Vì thế, người lãnh đạo giỏi là người khôn ngoan biết xử thế, có con mắt nhận diện con người. Có nghĩa biết trọng dụng người hiền đức tài ba cùng ngay thẳng, và loại tức thì kẻ gian tà nịnh hót cùng sám tấu tào lao. Bởi người hiền đức tài ba và ngay thẳng làm ích rất nhiều cho Đất Nước cùng Dân Tộc. Trái lại, kẻ gian tà, phường nịnh hót, sàm tấu và người hài lòng chỉ làm hại cho Nước, cho Dân thôi. Vậy, muốn cho Đất Nước bền vững, thì ta phải làm sao cho an dân, và biết dụng nhân cho đắc nhân tâm, ắt Nước Nhà được hùng mạnh, dân thái được giàu sang. Nói tóm lại, những người làm chính trị giỏi, là biết nhìn ra, trông rộng, hầu tạo nên một thế đứng cho cục diện tương lai … Theo chúng tôi nghĩ, thì cuộc tranh đấu chính trị của chúng ta hôm nay cũng như trong tương lai, có lợi hay không là do vào các đấng làm chính trị, lãnh đạo các Đảng phái có thực tâm yêu Nước, yêu Dân chí tính và có một kiến thức uyên bác biết trông rộng, nhìn xa chăng… ? Nhất là, cần có chính sách An Dân, Dụng Nhân, Cầu Hiền Tài như chúng tôi đã nói trên, thì hy vọng mới gặt hái được thành qủa tốt đẹp cho Nước Nhà.

 

VII. CHÍNH SÁCH TỰ LỰC VÀ TỰ CƯỜNG

 

    Kính thưa Qúy Vị,

    Qủa như qúy vị nghĩ, qúy vị muốn có một đời sống độc lập để tự tạo sự nghiệp và cơ nghiệp cho mình, thì chúng tôi nghĩ không gì hay bằng qúy vị biết tự lực lấy mình. Đây là một yếu quyết tự lập thân, nếu qúy vị không muốn bị ràng buộc với ai hoặc bị thiên hạ đè nén.

     Cũng thế, một Quốc Gia muốn vững mạnh, muốn tạo cho mình thế đứng mạnh, có tiếng nói được người người lắng nghe trên Thế Giới Năm Châu hoặc trên diễn đàn Liên Hiệp Quốc, thì không gì bằng phải biết tự cường, từ vị Quốc Trưởng đến Toàn Dân đồng lòng tự xây dựng lấy Quốc Gia mình. Trái lại, Quốc Gia đó lúc nào cũng chỉ ỷ lại, cậy dựa vào cái thế mạnh của người Nước ngoài, cho dẫu họ là đồng minh với mình đi nữa, thì sớn muộn gì Quốc Gia đó cũng bị người ta bóp chẹt đủ điều và thường đi đến chỗ là thuộc hẳn ngoại bang. Đây là lý lẽ tất nhiên không ai chối cãi được. Bài Học của ông Thiệu với Mỹ, cũng như bài học Hồ Chí Minh và phỉ quyền Hà Nội hiện nay với Trung Cộng là cụ thể.

    Trước hết, chúng tôi xin thuật lại câu chuyện cụ thể của Nước Đằng vào thời Đông Châu, để cho chúng ta thấy rõ cái lý tự lực cùng tự cường quan trọng như thế nào.

 

Văn Công Nước Đằng Với Thầy Mạnh Tử

   

    Vào một buổi đẹp trời Văn Công Vua Nước Đằng xin vấn kế Thầy Mạnh Tử như sau 

   Thưa Thầy, Thầy biết Nước Đằng chúng tôi là một Nước nhỏ, ở vào cái thế gọng kìm của hai Nước lớn Tề và Sở. Kể về phận thì phải lụy cả hai Nước, còn kể sức thì ta không thể chịu được cả hai. Như thế, theo Thầy ta phải làm sao, chiều Tề hoặc chiều Sở ? Qủa thực ta không biết nương tựa vào Nước nào cho Nước Đằng ta được yên ổn. Vậy ta kính nhờ Thầy có mưu kế vẹn toàn nào khá hay, xin kính giúp cho ta xem.

    Thầy Mạnh Tử đáp lời

   Theo tôi nghĩ, việc Nước mà cứ trông cậy vào người ta, thì không thể vững được : nếu ngài chiều Tề thì Sở giận, mà chiều Sở thì Tề giận, mưu ấy tôi chưa nghĩ kịp. Song tôi nhận thấy hiện tình Nước Đằng chỉ còn một cách là mình hãy cứu lấy mình. Tự mình giữ lấy Nước, có nghĩa bằng cách đào hầm cho sâu, đắp thành chận địch cho cao. Thêm ngài hãy huấn luyện quân lính cho giỏi thiện chiến, cai trị một cách công minh, chính trực hầu tạo thế cấu kết dân tâm, để cùng một lòng với dân mà giữ Nước, thì dân theo gương đó mà nhiệt tình giữ Nước không nở bỏ Vua, bỏ giang sơn vậy. Thế là ta cùng lấy lòng dân hầu giữ lấy Đất Nước, tự cường mà lo toan việc Nước. Còn việc chiều Tề hay chiều theo Sở thì tôi không thể quyết cho ngài được.

    Vua Đằng sau khi nghe các lời chỉ giáo của Thầy Mạnh Tử thì mới mở mắt và trí hiểu rằng, tiên vàn phải biết tự lực và tự cường hầu giữ lấy Nước Nhà. Qủa nhiên, Văn Công Vua Đằng tất tất nghe theo lời Thấy Mạnh Tử mà thực hành nên giữ được Đất Nước. Từ đó, Tề và Sở ngại không còn lăm le, mưu toan để cướp lấy Nước Đằng nữa. Nhờ vậy Nước Nhà được bình an.  

    Qua câu chuyện này, chúng ta nhận thấy Văn Công Nước Đằng qủa là con người không ra gì. Thân làm Vua một cỏi, chúa tể của một Nước, nhưng không biết lo cấu kết với dân tâm mình, để nhờ vào sức mạnh của dân mà dựng cho Nước hùng cường – Thế nhưng, ông lại cứ nghĩ đến đi trông cậy vào người. Cái lạ đời la thế! Cũng vậy, chúng tôi thấy một số người Việt chúng ta, các Hội Đoàn hay các Đảng Phái Việt ta xưa cũng như nay, họ cứ trông ngóng chờ Mỹ, Pháp, Liên Hiệp Âu Châu vv., giúp hay bật đèn xanh cho thì làm. Chúng ta nên bình tâm nghĩ lại, cứ trông cậy và ỷ lại vào người, tất nhiên sẽ bị người ta trói buộc vào các điều kiện của họ, hoặc bị sai khiến làm lợi cho người ta, chớ ai dại gì mà giúp không công cho mình. Vì viện trợ nào cũng có mặt trái của nó như Mỹ, Pháp, Trung Cộng vv..

   Do đó, chúng tôi nghĩ rằng : cái sách giao tế và trông cậy, chớ không phải thần phục với Nước mạnh, vì đây là chỉ là cái thế nhất thời tùy giai đoạn mà thôi! Còn cái chính sách biết tự cường, tự lo lấy mình và lo cho Quốc Gia, thì đây mới là chính sách bảo đảm vĩnh cửu cho Dân, cho Nước được bình an. Tuy nhiên ở đây, chúng ta nhận xét Văn Công Vua Nước Đằng chỉ lo nghĩ đến thần phục Nuớc Mạnh (không khác gì phỉ quyền Hà Nội ngày đêm lạy lục, thần phục bọn Rợ Hán Trung Cộng), mà không ưu tư nghĩ đến việc làm cho Nước mình mạnh, Dân mình hùng cường, mới thật là người có trí lớn, người nhìn xa trông rộng. Vua Nước Đằng qủa đã quên, có sức mạnh nào bằng sức mạnh của lòng dân! Chúng tôi tự nghĩ thật Văn Công biết lo cấu kết dân tâm, và biết dùng các sách luợc dựng Nước bằng các đường lối « Thứ Chi, Giáo Chi, Phú Chi » cho người dân biết được nghĩa Nước, yêu chính thể, hiểu được cái đạo làm người và làm giàu mạnh cho mình – do thế, thì người dân sẽ đồng một lòng, một ý cùng quyết tâm sống chết với Đất Nước vậy. Khi được như thế rồi, thì Nước Đằng chẳng cần gì trông cậy vào Tề hay Sở, để bị người ta bó buộc, chè ép, và mình thì bị lệ thuộc cho nhục Quốc thề. Ôi Vua Nước Đằng chờ cho Thầy Mạnh Tử giảng nghĩa cho mới mở mắt ra mà biết cái sức mạnh của Nước mình đang có, để ngăn chận giặc, thì thật là người dở, người tồi!

   Riêng Thầy Mạnh Tử, chúng ta thấy qủa là Bậc Hiền Trí, là người tri mưu có một, mới có thể mở mắt, mở trí cho Vua Nước Đằng biết giữ Nước và dựng Nuớc.

    Do từ đó, chúng ta hiểu rằng một Nước mà biết Tự Cường Tự Tạo cho Đất Nước mình một thế đứng vững chắc, thì các Nước lân bang, các bạn đồng minh hay ngoại quốc, họ mới không dám khinh thường chúng ta. Còn nhân dân trong Nuớc, tất khỏi phải tủi hổ cho số phận làm giống dân « tầm gửi ». Khi chúng ta biết tự lực, tự cường, tự tạo thì không có một Nước nào dám xem khinh ta. Họ không dám xâm lấn vào chủ quyền của Quốc Gia chúng ta, mà chúng ta cũng chẳng bị Nước nào trói buộc, hoặc đòi hỏi yêu sách này nọ, hầu xâm phạm vào Chủ Quyền và Quyền Hành của Quốc Gia. Do vậy, nếu Văn Công Vua Nước Đằng không chịu nghe và thực hành theo lời chỉ giáo của Thầy Mạnh Tử, ông cứ khăng khăng theo cái chủ trương trông cậy nhờ người, thì Nước Đằng không còn là Nước Đằng nữa, vì dã mất hết Chủ Quyền rồi.

    Qúy vị thấy những điều chúng tôi nói  đây, thì chúng ta thấy rõ rằng : ta mà ỷ lại vào kẻ khác, thì lẽ dễ bị sai khiến, lệ thuộc vào người ấy. Còn một Nước mà chỉ biết dùng cái sách lược trông cậy vào ngoại quốc như Mỹ, Pháp, Trung Cộng vv., tất Nuớc đó sẽ bị trói buộc và mất chủ quyền, ôi không còn gì là thể thống của Quốc Gia, tự hào của Dân Tộc nữa.Tuy nhiên, vì hoàn cảnh ngặt nghèo năm trong tư thế kẹt phải trông nhờ vào người ta, thì nên chỉ trong một giai đoạn tạm thời mà thôi. Nhưng ít nhất Quốc Gia đó, phải biết tạo cho Nước mình một thế đứng vững phần nào, để khỏi bị lép vế, khỏi bị người ta đưa vào cái thế trói buộc và bắt bí – Thế đó, tài ba, mưu trí, đảm luợc, hay hoặc dở của người Lãnh Đạo là ở chỗ này.

    Chúng ta xem không hẳn cái gương Nước Đằng vào thời Đông Châu xưa mới như thế. Song ngày nay, chúng ta thấy nhiều Nước cũng lâm vào trường hợp này, hoặc bao nhiêu người lãnh đạo rơi vào cái thế như Văn Công xưa kia : Như trường hợp của ông Thiệu, Ông Bảo Đại, ông Hồ Chí Minh và Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Tấn Dũng hiện nay. Xin trở về xa hơn trong lịch sử Đất Việt, thì chúng ta có Trần Ích Tắc và Gia Long. Các vị này đã chẳng chịu nghĩ đến biết tự lực, tự cường và cấu kết với toàn dân để đánh và diệt cộng sản, đánh và đuổi Pháp hay đánh và đuổi quân Tàu ra khỏi bờ cỏi. Song họ lại đi cấu kết, trông nhờ vào người ta nên đã làm cho Nước Việt chúng ta bao lần điêu đứng lầm than và khốn đốn. Những người tối dạ, kém trí này (nói như ngôn ngữ của ngưòi Việt bên nhà, là đầu óc « toàn bả đậu ») đã ví quá ỷ lại, trông cậy và tín phục người ngoài, cho nên mới bị người ta trói buộc, kẹp chặt, bắt ép đủ điều…Điền hình cụ thể là bọn bá quyền Bắc Kinh bắt ép phỉ quyên Hà Nội đủ diều : nay chúng đòi ký giấy dâng Đất, mai chúng đòi dâng Biển, mốt chúng bắt ký hợp đồng cho khai thác quặng mỏ, cho dân tàu phù vào làm ăn ở Nuớc ta,  ngày nữa chúng đòi thuê rừng Nước ta vv. Lại nũa, bọn thồ phỉ Tàu cộng ngang nhiêm xâm lần đất đai, biển cả đi đi lại lại coi như không, còn nữa, chúng lại cướp bóc, bắn chết và đánh đập các ngư phủ Việt hiền hoà. Chúng xem thường chủ quyền Đât Nước ta đến thế là cùng ! Thế nhưng, Hà Nội và Bộ Chính Trị, và Đảng gian của chúng cứ cúi mặt, khom lưng răm rắp tuân theo những yêu sách, đòi hỏi của bọn bá quyền Rợ Hán Bắc Kinh. Lý thực họ là người chẳng biết tri thức thời cơ thuận dân, hòa Nước, nên mới tạo ra nhiều đổ vỡ, lắm đau thương, tạo nên vô vàn cảnh éo le, chảy máu mắt và bi đát cho Nước nhà thế đó.

 

Các Ông Dương Văn Minh, Nguyễn Văn Thiệu, Bảo Đại, Hồ Chí Minh, Gia Long Không Biết Tự Cường Và Tự Lực

 

    Người Việt chúng ta, nhất là người Miền Nam không ai lại không rõ các ông Bảo Đại, ông Dương Văn Minh, Nguyễn Văn Thiệu, tạo được nghiệp, lên được Vua, Quốc Trưởng, Tổng Thống, Chủ Tịch Nước, đều là nhờ các bàn tay phù thủy Nước Ngoài, là Pháp, Mỹ, Nga, Trung Cộng vv.. Nhờ người mà các ông mới làm Vua, Chủ Tịch, Tổng Thống. Chúng ta thấy như ông Minh vì hàm lon « Đại Tướng » mà chạy theo Mỹ để lật đổ nền Đệ Nhất Cộng Hòa và hèn hạ, bí ổi sát hại Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Cố Vấn Ngô Đình Nhu, làm đổ vỡ tất cả những Quốc Sách Diệt Cộng, Chính Sách Tự Cường, Tự Lực của Tồng Thống Diệm, Cố Vấn Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Cẩn.

   Cái xuẩn động của ông Minh, đã dốt về binh thư, chiến thuật và chiến lược, lại còn ấu trĩ và ngu dốt về chính trị khi đối đấu với Hồ Chí Minh và Đảng cộng tinh ranh, gian trá và lắm mưu mô, lừa đảo: Một trong cái ngu phá của ông Minh là ra lệnh phá bỏ Ấp Chiến Lược, là một Quốc Sách Tự Lực và Tự Cường bảo vệ thành lũy cho xóm làng có dân sinh sống. Hà Nội và Việt cộng phải điên đảo ví Quốc Sách Ấp Chiên Lược này, chúng không thể nằm vùng, và không có được sự tiếp tế, hay bám trụ, ẩn náu được, hầu phá hoại Miền Nam. Cái ngu thứ hai của ông Minh, lá bắt bỏ tù nhiều Anh Em Cần Lao cùng những Anh Em làm viêc trong «Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung », mà ông Ngô Đình Cẩ đã co công lập nên, họ là những chiến sĩ tình báo và diệt cộng hữu hiệu, phá tan bao cơ sở nằm vùng của Hà Nội cài lại Miền Nam sau ngày Hiệp Định 54. Chính khi Tổng Thống Diệm, Ông Nhu và Ông Cẩn chết, thì Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp đã nói Mỹ và Dương Văn Minh đã giúp cho chúng ta. Chúng nó ngu diết đi các ông ấy, giúp chúng ta dễ chiến thắng Miền Nam hơn – Và lịch sử đã chứng mình những điều nói này.

    Còn ông Thiệu thì khéo cúi lòn lấy điểm với Mỹ mà họ giúp cho trị vì 9 năm. Ông chỉ là con cờ cho một sách lược của Mỹ, là một sự đổi chác của Ngũ Giác Đài và Toà Nhà Trắng với cộng sãn Nga, Trung Cộng, Hà Nội cho quyền lợi của họ. Cũng như ông Minh, ông Thiệu trong 9 năm trị vì không biết tự lực, tự cường cho Miền Nam. Không chịu bắt chước học hỏi chính sách tự cường, tự lực như Tổng Thống Diệm, hay nữa là Tổng Thống Phát Chính Hy mà chúng tôi đã có nói qua ở phần trên.

    Ông Bảo Đại cũng thế, không khá gì hơn. Ông ta từ nhỏ đến lớn sống ở Pháp và học ở Pháp, rồi nhờ người Pháp đưa về mà lên ngôi Vua trị vì. Nhưng ông chỉ như một cái xác « bù nhìn », không có quyền, không có thực lực gì cả. Vì thật ông Bảo Đại chẳng phải tự sức, tự lực của mình mà dựng Nước Nhà, thế nên bị người ta trói buộc, tước đoạt hết quyền hành. Họ đưa ông lên ngôi báu để làm một vị Vua bù nhìn mà thôi. Nếu ông khôn ngoan tự tạo cho mình thế tự lực, liên kết được lòng dân về một mối, sống hòa mình với dân, chịu chia sẻ cay đắng, ngọt bùi với dân, nằm sương, nếm mật với dân, hầu tạo cho mình cái thế đứng vững trong giai đoạn ấy, thì nhân dân Việt Nam sẽ hết mình với ông, tạo cho ông một thế Nước lúc đó.Từ đó giúp ông một uy thế, và một thế đứng trên chính trường ngoại giao  quốc tế cho Việt Nam. Nhờ đó, người Pháp đâu dám có thể lạm quyền, có thể ngông ngang và lộng hành như vậy.

   Bảo Đại không thực tâm yêu Nước, yêu Dân chí tình. Không có đưọc một sự cộng tác đồng lao cộng khồ với dân. Hầu như cả cuộc đời của ông chỉ có « trai gái, cờ bạc và ruợu chè », hết sống tại Cannes ỏ Pháp, thì ở Hông Kông, lại đêm ngày trong các sòng bạc Casino. Mọi công việc ông giao khoán cho các ông Thủ Tướng mà ông sắc phong như ông Ngô Đình Diệm, ông Trần Trọng Kim, ông Nguyền Văn Tâm, ông Nguyền Văn Xuân vv.. Vả nữa, đường đường là một Quốc Trưởng mà lại giao du với tên Chúa Trùm Du Đảng khét tiếng Bảy Viển tức Lê Văn Viễn của những thập niên 30-50, làm « bảo kê và bảo vệ » cho hầu hết các phong trà ca nhạc, các cửa hàng làm ăn của các thương gia, tài phiệt Tàu -Việt ở Sài Gòn-Chợ Lớn, Bãy Viển có Nhà Hàng Đại Thế Giới  (casino) vv. Bảy Viễn là người như thế, mà Bảo Đại lại phong quân hàm Thiếu Tướng cho, là nhờ một sự cống nộp cho Bảo Đại nửa triệu Mỹ Kim để trác táng ăn chơi với các tình nhân của mình (Xin xem Liêm Anh : Bảy Viễn Một Đời Ngang Dọc, trang 495-496, Đai Nam Xuất Bản). Ông không có được sự sĩ khí anh hùng như các đấng tiên vương, làVua Hàm Nghi, Thành Thái và Duy Tân.

    Rồi đến ông Hồ Chí Minh, là người tệ hơn cả và đám thuôc hạ của ông bây giờ cũng thế. Miệng thì nói   « không có gì qúy hơn độc lập tự do », nhưng thực ra họ cũng chỉ là những người làm theo lệnh của quan thầy Trung Cộng, Nga Sô, chẳng tự lực, tự cường nỗi lấy gì. Họ Hồ hay đám đàn em Lê Duẫn, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp đến Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt, Lê Khả Phiêu, Phan Văn Khải và Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết cùng Nguyễn Tấn Dũng hiện nay, cũng phải cam phận làm thân « tầm gửi » vào thế lực của Trung Cộng, Nga Sô – Nay là Tây Phương và đám Tư Bản rừng rú, để được họ viện trợ các loạị vũ khí cho hoặc đem quân qua giúp cho như Trung Công, để đánh chiếm Miền Nam. Còn ngày nay thì có tiền để bỏ vào ngân hàng, nuôi Đảng cộng và chia ghế quyền lực với nhau. Nhờ vậy, phỉ quyền Hà Nội mới bóp chết hết các thứ tư do của người dân, và khủng bố, bắt bớ các tiếng nói đối lập và những người yêu Nước, tranh đấu cho dân chủ và chủ quyền Quốc Gia như Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Phạm Thanh Nghiêm, Lê Công Định, Lê Thăng Long, Phạm Anh Kim, Trần Khải Thanh Thủy Thủy vv..

    Chúng ta thấy trước đây Hồ Chí Minh hay đám thuộc hạ ở Bắc Bộ Phủ phải tất tất tuân lệnh Liên Sô và Trung Cộng, cùng rập khuôn theo các chính sách của họ đề ra : như cải cách ruộng đất, đấu tố địa chủ, diệt trừ tư sản mại bản, triệt hạ trí thức văn nghệ vv..  Ngày nay thì có « chính sách đổi mới kinh tế » nữa nạc, nữa mở, hơi tạp nhạp bắt chước Đặng Tiểu Bình, chẳng ra cái gì, chì vỗ béo cho túi tiền các quan chức lớn và gia đình của chúng.

    Thế đó, chúng ta thấy ông Hồ cùng đám thuôc hạ của ông, hoặc ông Thiệu cũng như ông Khiêm, và đám người thân cận các ông quá bị lệ thuộc vào người Nước ngoài. Tương lai xứ sở của mình, mình không thể quyềt định được, lại do các tay tổ đàn anh như Mỹ, Pháp, Nga, Trung Công vv., định đoạt cho số phận Việt Nam của chúng ta. Các ông đó vì không có được sĩ khí của người biết tự trọng, lại thiếu đi chính sách Tự Lực, Tự Cường cho nên Việt Nam ta mới nên nông nỗi như ngày nay. Hơn nũa, ngay cái tên cha mẹ mình đặt ra là Nguyễn Tất Thành, mà ông Hồ còn chối bỏ tên họ cúng cơm của minh, nhận đại cái tên Hồ Chí Minh vớ vẫn nào đó của bọn Rợ Hán Trung Cộng, thì Hồ Chí Minh là người như thế nào, xin qúy vị và đồng bào Việt phẩm nghị cho ? Là con người thì có cội, có nguồn, không mang họ cha, thì mang họ mẹ khi mình có cha me đặt tên cho.  Một người vong quốc như Hồ Chí Minh, chối bỏ Họ Tên của mình , của gia tộc, của Dân Tộc, thế mà Phỉ Quyền Hà Nội xưa cũng như nay tôn thờ, học hỏi « tư tưởng » bất hiếu, phản dân tộc, vô ơn, bội nghĩa với Đấng Sinh Thành, và giòng máu Việt. Ông Thiệu, tệ hại hơn, ông lại đi nuôi tên tình báo cao cấp Huỳnh Văn Trọng trong Dinh Đôc Lập của mình, không khác gì rước phỉ quyền Hà Nội  vào Miên Nam trong nay mai thôi. Vậy ông Thiệu là ai ? Có góp công sức cho Hà Nội làm sụp đổ Miên Nam chăng ? (xin xem Trần Trung Quân : Lái Buôn Tổng Thống, Tinh Báo Chiến Lược Tại Dinh Độc Lập, Nam Á  xuất bản 1990, trang 157-158).  

    Qúy vị khi nhìn lại lịch sử Nước Nhà vào những thế kỷ trước đây, để suy gẫm sâu xa về chính sách này. Qúy sẽ thấy buồn lắm thay : một Gia Long kém trí nhìn xa, không biết tự lực cấu kết lấy nhân tâm để chống lại Tây Sơn, mà chỉ lo đi cầu khẩn hết Xiêm La đến Pháp, lo van nài cầu lạy Giám Mục Bá Đá Lộc, nhờ ông ta cầu viện Nước Pháp giúp cho mình hầu thắng quân Tây Sơn. Đề rồi không ngờ rằng mấy chục năm sau cái chết của Gia Long, thì người Pháp đã theo vào lập nên chế độ đô hộ ngót gần một thế kỷ dài trên Giang Sơn chúng ta. Gia Long đã vô hình chung tự « rước voi về dày mả tổ » như Trần Ích Tắc đời Trần xưa kia. Nếu như ngày xưa đó Gia Long biết tự lực và tự cường mà lo cấu kết với nhân tâm hầu chống lại Tây Sơn, thì nay bộ mặt Nước Việt Nam chúng ta đã đổi khác nhiều lắm! Cũng thế, nhìn lại mấy chục năm qua thì Hồ Chí Minh chỉ biết cậy dựa vào Nga cộng, Tàu cộng và làm theo lệnh quan thầy, để rồi rước cái đại họa cộng sãn vào cho Đất Nước, và nó còn kéo dài mãi cho Dân Tộc chúng ta đến ngày hôm nay. 

    Bởi thế, lãnh đạo mà không biết tự lực hầu tạo cho mình cái thế vững, cứ trông ngóng và ỷ lại vào người, thì lại nguy hiểm không kém gì Quốc Gia không biết tự cường. Do đó, chúng tôi nghĩ các Đoàn Thể, Hội Đoàn và Đảng Phái chính trị mà không tạo cho mình một thế đứng, tạo cho mình được tiếng nói có người nghe, hay tạo cho mình uy thế – cứ ỷ lại trông chớ vào Mỹ, Pháp, Liên Hiệp Âu Châu vv. giúp cho hoặc « bật đèn xanh » cho chúng ta, thì cũng sẽ bất ứng như vậy thôi. Chúng ta ôn lại bài học Miền Nam : ông Thiệu và các cố vấn thân cận ông qúa ỷ lại và trông chờ vào sự giúp đỡ các nguồn viện trợ vũ khí cũng như tài chánh và kinh tế … Sự kém trí và tối dạ chính trị của ông Thiệu và các cố vấn của ông như Hoàng Đức Nhã, Nguyển Tiến Hưng đặt trọn tin tưởng vào sự hứa « lèo » qua các lá thư của tay đại bịp Nixon sẽ giúp Miên Nam đến cùng, không bỏ rơi ông và Miền Nam. Cái khờ và lãnh đạo tồi của ông Thiệu và đám thân cận ông ở chỗ này : không biết lo tự lực, tự cường cho mình, cho Quốc Gia đánh cộng, diệt cộng, lại còn tham nhũng, ăn hối lộ, vơ vét tiền và tài sản của Nước Nhà, đào ngũ, chạy trốn khi Miền Nam đang dầu sôi, lửa bỏng một mất một còn với Hà Nội.

    Từ ý nghĩa chúng tôi nói đây, là các đoàn thể tôn giáo, hội đoàn hay đảng phái chính trị của chúng ta hôm nay, chẳng biết tự lực, tự cường cùng tự quyết (hoạch định các chính sách, chủ trương của mình), thì tất dễ tan rã, phân hóa, bị người giật dây chỉ huy, chi phối không còn tính cách độc lập, song chỉ còn là một công cụ của người xử dụng mà thôi. Đây là bài học các đòan thể tôn giáo ta trước năm 1975, và sau 1975 cũng thế, như Công Giáo yêu Nước, Phật Giáo yêu Nước, mà người dân gọi là Quốc Doanh. Bất cứ Đảng Phái hoặc Tổ Chức, Mặt Trận Chính Trị nào mà chẳng tự lực nỗi mình, hoặc chẳng tạo cho mình một thế đứng uy tín, lại không được hậu thuẫn quần chúng tán trợ, thì tất chẳng được bền lâu.

    Chúng ta xem cái gương của các Nước Anh, Pháp, Đức, Nhật , các Nước này trong thời Đê Nhị Thế Chiến đã bị tàn phá nặng nề, như Đức và Nhật nhiều thành phố hầu như hoang tàn. Thế nhưng, các Nước này nhờ vào các vị lãnh đạo giỏi, với một lòng yêu Nước nồng nàn như Winston Churchill, Charles De Gaulle, Konrad Adenauer, hợp cùng với dân chúng họ, họ biết tự cường, tự lực lấy mình nên sau bao năm xây dựng và tái thiết, thì Pháp và Anh đã trở thành một trong năm cường quốc mạnh về vũ khí nguyên tử, cũng như họ tạo cho mình được một quân lực hùng mạnh làm cho thế giới phải kính nể. Còn Đức và Nhật, thì trở thành một trong mười cường quốc giàu mạnh về kinh tế cùng khoa học kỹ thuật. Do thế, chúng tôi nghĩ một Chánh Phủ biết tự quyết lấy vận mạng mình cũng như vận mạng Quốc Gia, mà lo tự cường cho Đất Nước, biết lo cho dân được giàu có, sung túc và an thái, thương dân, nghĩ đến dân truớc hết, thì người dân sẽ hết lòng vì họ và Dân Tộc. Và Chánh Phủ không vì cá nhân, gia đình, bè phái, tham nhũng .. không tham sân, si, dục… Song họ chỉ tâm niệm một lòng cấu kết lấy dân tâm để giữ gìn Đất Nước và tạo lực tự cường cho Quốc Gia, thử hỏi làm sao Mỹ, Pháp, Nga, Trung Cộng vv., lung lạc được ta, chè ép được chúng ta hỉ ?

    Vì là chuyện đại trọng và sự sinh tồn cho Đất Nước, chúng tôi nghĩ rằng chúng ta (các vị lãnh đạo) phải cố công nắm cho được nhân hòa là có lực mạnh rồi, thì chẳng cần trông cậy vào một ai cả! Xin hãy tự lực cho mình trước đi, chớ bao giờ  trông cậy và ỷ lại vào ai cả (Mỹ, Pháp, Trung Cộng vv.). Bởi cái thân làm « tầm gửi, nô bộc, tay sai » không ra thể thống gì! Chúng ta phải biết đó mà phòng thân, lo xa cho Quốc Gia, Dân Tộc mình.

 

VIII. ĐỂ KẾT LUẬN

   

   Thưa qúy vị,

   Cái Thuật Trị Quốc và Giữ Nước đòi hỏi ở người lãnh dạo, là ngưởi cầm lài vận mạng Quốc Gia, Dân Tộc, cần có một trí sáng suốt, một đức độ và tài năng hơn người, một kiến thức uyên bác, để có thể khôn ngoan biết áp dụng các chính sách như « Diệt Thượng, Trị Hạ, Khoan Mãnh Tương Tế, chính sách Trọng Dân, An Dân, Dụng Nhân, Cầu Hiền tài, chính sách Tự Lực, Tự Cường và Tự Quyết » mới hy vọng Đất Nước được bình an, người dân an lạc hạnh phúc, Quốc Gia giàu có hùng cường. Một người lãnh đạo giỏi, là người biết tùy thời, tùy cơ mà áp dụng các chính sách nói trên cho hiệu qủa, hầu đưa đẩy Quốc Gia, Dân Tộc thăng tiến.

   Nhà lãnh đạo và chính trị giỏi, khôn ngoan, là nên biết nương thế vào nhân dân mà an trị. Thế nương nhân dân, nghĩa là tỏ lòng nể trọng người dân, giúp đỡ người dân khi họ túng thiếu, và bảo vệ nhân dân như tài sản, của cải cùng sự sống của họ.

    Thêm nữa, Thuật Trị Quốc và Giữ Nước, cũng đòi hỏi người lãnh đạo khôn ngoan, biết nương thế mà vươn lên – Nên tránh cho mình cùng Quốc Gia cái hiểm họa bị xâm lấn hoặc đè bẹp. Nhà lãnh đạo tài ba, khôn ngoan, thì tạo cho Đất Nước một thế liên kết đồng minh, để nhờ vào các Nước mạnh hay nhiều Nước giúp mình, hầu tránh cho Đất Nước cái hiểm họa bị các Nước khác ăn hiếp. Điển hinh là Trung Cộng, Đài Loan, Phi Luật Tân, ngang nhiên đi chiếm các đảo trong Quần Đảo Trường Sa và Hoàng Sa của ta, rồi đưa quân đội ra đó, tuyên bố chủ quyên là đảo của họ.

   Chúng ta thấy ngày nay như các Nước Đông Âu : Ba Lan, Hung Gia Lợi, Tiệp Khắc, Lỗ Ma Ni, Bun Ga Ri, Slovanie vv. cùng Nhiều Nưóc nhỏ cựu Liên Sô và Đông Âu, gia nhập vào Cộng Đồng Âu Châu hay Khối Nato, để nương thế nhau mà sống, mà sinh tồn. Nhìn lại chúng ta, thì có Khối Đông Nam Á truớc đây đã liên kết với nhau, nương thế nhau để tránh cái hiểm họa cộng sản nhuốm đỏ. Ngày nay, thì một Trung Cộng ỷ thế mạnh, nuôi mộng bá quyền lam Bá Chủ Á Châu, họ ngang nhiên cướp Trường Sa cùng Hoàng Sa của ta. Do đó, đòi hỏi chúng ta phải khôn ngoan dựa vào cái thế liên kết và nương thế này, hầu tránh cho Đất Nước khỏi bị Tàu cộng lấn át, xâm lấn thêm bờ cỏi. Chúng ta nên nhớ nắm lòng liên kết và nương thế sức mạnh của người khác (Mỹ, Pháp, Liên Hiệp Âu Châu) để khống chế lại họ. Chớ không phải thần phục và qụy lụy như phỉ quyền Hà Nội đối với Bắc Kinh hiện nay, làm nhục cho vong linh Tiên Tổ có công dựng Nước, bảo vệ Nước, và đánh đuổi quân giặc xâm lăng ra khỏi bờ cỏi.

    Chúng tôi uớc gì những giòng suy tư đưa ra về Sách Thuật Trị Quốc và Giữ Nước này, sẽ giúp cho qúy vị hiểu rõ tầm đại trọng của nó về các chính sách có lợi cho Nước, ích cho Dân mà chúng tôi đã cố gắng khảo cứu học hỏi, và rút ra những kinh nghiệm đau thương của Lịch Sử Việt Nam, mà cố gắng luận qua. Chúng tôi mong rằng chớ gì các nhà lãnh đạo, các vị làm chính trị, cầm quyền trị Quốc, hiểu được những ích lợi của các chính sách chúng tôi đã luận đây, áp dụng cho Dân Tộc được nhờ, cho Nước Nhà được cất cánh bay cao trên con đường dân chủ, thịnh vượng và hùng mạnh. Đó là tâm nguyện và tâm vọng cùng lòng gắn bó của chúng tôi đối với Quê Hương cùng Đất Nước Việt muôn đời kính yêu!

                            

Viết Xong Đêm Mồng  Hai Tết Nguyên Đán Kính Tổ Tiên, Ông Bà Và Cha Mẹ

Canh Dần , Ngày Hai Tháng Giêng Năm 2010

Thân Chào Quyết Thắng

Nam Giao Lê Thiện Bình

 

NHỮNG SÁCH BÁO THAM KHẢO

 

   Mộng Bình Sơn :« Ôn Cố Trí Tân », Nhà Xuất Bản Bùi Viện, Sài Gòn 1974.

   Mộng Bình Sơn :« Đông Châu Liệt Quốc », Nhà Xuất Bản Zieleks, Houston 1978.

   Nguyễn Duy Hinh :« Binh Thư Tôn Tử », Nhà Xuất Bản Văn Hữu, Sài Gòn 1973.

  Nghiêm Xuân Hồng :« Từ Binh Pháp Tôn Ngô Đến Chiến Lược Nguyên Tử », Nhà Xuất Bản Quan Điểm, Sài Gòn 1966.

   Viện Sử Học :« Binh Thư Yều Lược, Hổ Tướng Khu Cơ », Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội, Hà Nội 1977.

   Thanh Lan & Võ Ngọc Thanh :« Nhân Vật Đông Châu, Chính Trị Đạo Đức Cổ Nhân », Bộ Văn Hóa Giáo Dục Thanh Niên Xuất Bản, Sài Gòn 1968.

   Ngô Tỵ :« Mưu Lược Chính Trị Đông Phương », Nhà Xuất Bản Sống Mới, Sài Gòn 1972.

   Mã Nguyên Lương & Lê Xuân Mai :« Khổng Minh », Nhà Xuất Bản Khai Trí, Sài Gòn 1968.

   Nguyễn Hiến Lê :« Chiến Quốc Sách », Nhà Xuất Bản Lá Bối, Sài Gòn 1973.

   Nguyễn Tứ Qúy :« Chính Trị Cổ Nhân », Nhà Xuất Bản Khai Trí, Sài Gòn 1965.

  Nguyễn Văn Ngọc & Tử An Trần Lê Nhân :« Cổ Học Tinh Hoa »,Nhà Xuất Bản Thọ Xuân, Sài Gòn 1962.

  Phạm Tất Đắc Biên Dịch :« Học Thuyết, Tư Tưởng, Đường Lối Chính Trị Của Quản Tử Tức Quản Di Ngô Hay Quản Trọng », Việt Nam Quốc Học Tùng Thư Xuất Bản, Sài Gòn 1960.

   Nguyễn Văn Thọ :« Khổng Học Tinh Hoa », Nhà Xuất Bản Khai Trí, Sài Gòn 1970. 

  Khổng Tử :« Xuân Thu Tập Truyện », Dịch Giả Hoàng Khôi, Trung Tâm Học Liệu Xuất Bản , Sài Gòn 1969.

  Khổng Tử :« Tứ Thư Luận Ngữ », Dịch Giả Đoàn Trung Côn, Trí Đức Tòng Thơ Xuất Bản, Sài Gòn 1950.

  Mạnh Tử :« Mạnh Tử Chu Hy Tập », Bộ Văn Hóa Giáo Dục Xuất Bản, Sài Gòn 1968. 

  Mạnh Tử :« Tứ Thu Hà », Bộ Văn Hóa Giáo Dục Xuất Bản, Sài Gòn 1968.

  Nguyễn Cả & Lê Sơn Cương :« Nghệ Thuật Lãnh Đạo Chỉ Huy », Nhà Xuất Bản Khai Trí 1972.

  Hoàng Văn Lạc & Hà Lạc Việt :« Nam Việt Nam 1954-1975 Những Sự Thật Chưa Hề Nhắc Tới », Xuất Bản Mỹ Quốc 1990.

  Nguyễn Tiến Hưng & Jerrold L. Schecter :« Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập », Ed. Happer & Row, New York 1986.

   Nguyễn Tiến Hưng :« Khi Đồng Minh Tháo Chạy », Nhà Xuất Bản Hứa Chấn Minh, San Jose 2005.

  Lưu Kiệt & Phong Đảo, Biên Khảo và Dịch Thuật : « Những Mẫu Chuyện Lịch Sử Nỗi Tiếng Trung Quốc 10 Đại Thừa Tướng Trung Quốc », Nhà Xuất Bản Thanh Niên, Sài Gòn 2002.

  Vũ Đại Quang & Bùi Hữu Hồng, Biên Soạn và Dịch Thuật :« 100 Nhân Vật Ảnh Huởng Lịch Sử Trung Quốc », Nhà Xuất Bản Trẻ, Sài Gòn 2001.

  Lê Trọng Quát :« Việt Nam Đi Về Đâu? Huyền Thoại Và Sự Thật », Văn Nghệ Xuất Bản, San Jose 2003.

  Cao Thế Dung & Lương Khải Minh :« Làm Thế Nào Để Giết Một Tổng Thống », Đông Phương Tái Bản, Sài Gòn 1970.

  Nguyễn Văn Minh :« Dòng Họ Ngô Đình Uớc Mơ Chưa Đạt », Hoàng Nguyên Xuất Bản, California 2005.

  Nguyễn Hữu Duệ :« Nhớ Lại Những Ngày Ở Cạnh Tổng Thống Ngô Đinh Diệm, Tác Giả Tự Xuất Bản, San Diego 2003.

   Minh Võ : « Ngô Đinh Diệm Lời Khen Tiếng Chê », Thông Vũ Xuất Bản, California 1998. 

  Trần Trung Quân :« Lái Buôn Tổng Thống, Tình Báo Chiến Lược Hà Nội Tại Dinh Độc Lập », Nhà Xuất Bản Nam Á, Paris 1990.

   Lý Tòng Bá :« Hồi Ký 25 Khói Lửa » Tác Giả Tự Xuất Bản, California 1996.

   Liêm Anh :« Bảy Viễn Một Đời Ngang Dọc », Nhà Xuất Bản Nguồn Việt Tái Bản, Đức Quốc… ?

   Hoàng Quốc Kỳ. « Ma Đầu Hồ Chí Minh », Mặt Trận Quốc Dân Xuất Bản, Úc Đại Lợi 1995.

   Trần Khải Thanh Thủy :« Hồ Chí Minh Nhân Vật Trăm Tên – Nghin Mặt », Nhà Xuất Bản Tân Văn, Đông Kinh-Nhật Bản 2008.

   Gert Buchheit :« Hitler Chef De Guerre », Ed. Walter Beckers, Bruxelles 1999.

   Những Bài Báo Trong Tập Sách Nhỏ Về « Lễ Giỗ Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm 1963-2004 » Mỹ  Quốc 2004.

   Minh Võ :« Cái Chết Của Tổng Thống Ngô Đình Diệm ». Báo Người Việt ngày 28.10.2004.