Tác giả và Tác Phẩm

Nam Giao Lê Thiện Bình : CHÍNH TRỊ NHÂN BẢN

                                 CHÍNH TRỊ NHÂN BẢN

 

I. DẪN NHẬP                                                                                                                                            

 

    Để xây dựng một thể chế chính trị nhân bản, chúng ta đã cùng nhau khảo luận và bàn luận về : « Thực Chất Những Cuộc Cách Mạng Trong Thế Giới và Những Giá Trị Căn Bản Cho Xã Hội-Chính Trị », hầu mong cho Đất Nước chúng ta có được một thể chế mới. Đó là thể chế chính trị nhân bản. Thể chế đó là lấy Tổ Quốc làm đầu, và xem trọng người dân là lẽ sống cho một đường hướng  chính trị. Đường hướng đó cũng thể hìện những chính sách an Dân, thuật trị Quốc, hầu mang phúc lạc cho dân, mà bất cứ một thể chế chính trị và một nhà cầm quyền chính danh nào cũng phải quan tâm và lo nghĩ chuyện này. 

   Từ những suy tư thực thể này, từ những gì Nước Việt, Dân Việt đã trải trăm đắng, nghìn cay với bao thể chế quân chủ phong kiến, thực dân tàn ác, Việt gian cộng sản dã man say máu người, cướp đoạt nồi cơm, manh áo, tự do, nhân quyền và sự sống cuả người dân (lý ra phải gọi họ là cướp sản cho đúng bản chất cướp bóc ăn vào trong máu và da thịt của chúng).  Đời sống của cha ông, chú bác, cha mẹ, anh chị em chúng ta nước mắt đổ ra hơn là trời mưa đổ xuống. Lại thêm một bọn Rợ Hán bá quyền, bá đạo và một bọn tư bản rừng rú được sự tiếp tay của phỉ quyền Hà Nội cho đất, dâng biển, bóc lột mồ hôi và máu của dân Việt chúng ta đến khốn cùng. Những thể chế đó đã tàn phá Đất Nước và làm dân Viêt đau khổ vô vàn! Cục đá, viên sỏi, cây rừng, chim cá, muôn thú của Nước Việt cũng nhỏ lệ cho dân chúng Việt Nam lầm than khốn khổ.

    Cục đá nhỏ lệ, viên sỏi thổn thức, cây rừng chim cá, muôn thú uất nghẹn, tức tưởi cho số phận đắng cay, chua xót của Dân Việt bị cưỡng bức sống dưới một chế độ phi nhân, phi dân tộc của phỉ quyền Hà Nội và cái Đảng thổ phỉ cướp sản của chúng. Lẽ nào chúng ta không quan tâm, không chia sẻ, không đi tìm một phương sách hữu hiệu để cứu cha mẹ, vợ con, anh chị em đau khổ của chúng ta ? Con tim bị xé nát, tâm tư chúng ta đòi chúng ta phải có bổn phận, trách nhiệm với họ. Tựu lại tất cả những thể chế chính trị đã đưa đẩy Nước Việt xuống bùn đen, và đày dân chúng xuống vực thẳm nghèo nàn, đau khổ đó, thì chúng tôi sau những năm miệt mài khảo cứu, sau những năm đi đây đi đó ở trời Âu Mỹ, để quan sát, để tìm hiểu vv., hầu rút ra nhũng cái hay ở xứ người cũng như cái kinh nghiệm đau thương ở Đất Nước Việt chúng ta … Từ đó chúng tôi ước mong muốn đưa ra sự thực thể của một thể chế chính trị mới, khả thể đem lại được những quyền tự do, dân chủ, nhân quyền, và dựa trên nhân bản làm gốc, hầu có thể tạo cho người dân một đời sống an lạc và hạnh phúc hay Quốc Gia được giàu mạnh phát triển.

     Bấy lâu này những thực thể chính trị liên quan đến đời sống chúng ta, của con người đã bị một lớp người làm « méo mó » đi bộ mặt của nó. Cũng thực thể chính trị đó có rất nhiều người đã tưởng lầm về chính trị và quyền hành chỉ là một. Có nghĩa họ nghĩ lúc làm chính trị phải có quyền hành và tham vọng cho cá nhân. Do từ ý này mà chính trị dễ trở nên « cái quyền lợi và đặc quyền » cho sự tiến thân của bản thân và gia đình hay đảng phái v.v. như bọn phỉ quyền Hà Nội và Đảng gian phi của chúng đã làm như vậy. Chính trị ở trong nghĩa hẹp hòi như thế, đã làm xấu đi ý nghĩa chính trị mà nhiều người nghe nói chính trị thì đã sợ hãi, rồi mang một ấn tượng không đẹp về chính trị – Xem như chính trị là thối tha, là có lừa lọc, gian ngoa và bí ổi. Qủa đúng như họ nghĩ! Lý thực, vì nhiều người không hiểu thấu đáo ý nghĩa chính trị. Hay họ là lớp người lợi dụng chính trị và lạm dụng quyền hành để ấm thân, để đạt đỉnh cao danh vọng và chức quyền, rồi trở nên độc đoán, độc tài và mù quáng cả lương tri : như các tay bạo chúa, quân phiệt mà lịch sử đã ghi lại  các hành động tàn ác của họ : nào Tần Thủy Hoàng, Néron, César của thời xa xưa, Lénine, Hitler, Stalin, Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Lý Bằng , Hồ Cẩm Đào, Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẫn, Lê Đức Thọ và tập đoàn phỉ quyền Hà Nội hiện nay, Polpot, Sadam Husen vv. của thế kỷ qua và nay. Bởi thế chính trị đã bị nhuốm cái ý nghĩa xấu do các hành vi tàn ác hại người, hại dân của họ.

    Tuy thế, chính trị không dừng lại ở các sự xấu, sự tồi tệ này, nhưng chính trị ở trong ý nghĩa sâu sắc hơn, khi chính trị đã trải qua giòng thời gian tranh đấu của con người thời trước cũng như thời nay, hầu trả lại cho « bộ mặt » chính trị với ý nghiã đẹp của nó. Vì chính trị hay quyền hành là để phụng sự con người như khoa học phải phụng sự nhân loại : Scientia debet hominem servire, la science doit être au service de l’homme, chớ không phải tàn sát con người ! Do đó qua bài khảo luận này chúng tôi muốn đưa ra một thể chế chính trị phục vụ con người. Trước tiên, chúng tôi xin nói đôi lời Dẫn Nhập, sau là các chương sau : I.Quan Niệm Chính Trị Và Quyền Hành ; II. Nhà Nước Và Chính Trị ; III. Tự Nhiên, Quyền Tự Nhiên Và Quốc Gia ; IV. Bạo Lực ; V. Quyền Hành ; VI. Nhà Nước Và Hiến Pháp ; VII. Sự Kháng Cự, Cách Mạng Và Nhân Quyền ; VIII. Bản Chất Dân Chủ ; Sau Cùng IX. Đôi Lời Tâm Huyết. Qua trong các chuơng khảo luận này chúng tôi sẽ bàn thêm các tiết mục nhỏ liên quan đến vấn đề chúng tôi nghiên cứu, để qúy vị và chúng tôi cùng nhau học hỏi và tìm hiểu thêm về một lãnh vực quan trọng của sự sống và đời người.

 

 II. QUAN NIỆM CHÍNH TRỊ VÀ QUYỀN HÀNH

 

    Qủa với thời đại hiện nay của chúng ta, có một quan niệm về chính trị như một đặc tính thực nghiệm sau : là dưới nhãn quan của phần đông người nghĩ thì ở đâu có chính trị, ở đó có quyền hành ; hay chính trị là thực thi quyền hành, là ảnh hưởng của con người trên con người. Có nghĩa là thực quyền của nhóm người này trên những con người khác. Thực rằng ít người chịu học hỏi, chịu khó nghiên cứu, tim hiểu sâu xa hơn, để thông hiểu hoặc là để khám phá cho đúng ý nghĩa của từ « chính trị », hay nữa là giảng giải  ý nghĩa của từ này trong ý nghĩa đẹp nguyên thủy của nó.

    Vả thêm nữa, có nhiều tác giả hoặc nhiều nhà tư tưởng của khoa học chính trị đã đồng hóa hai quan niệm của chính trị và quyền hành thường được sóng đôi với nhau. Vì khi nói đến chính trị, tất phải nói đến quyền hành của chính trị. Do thế, trong cuốn sách « Dẫn Nhập Vào Chính Trị, Introduction À La Politique » của Jean Luc Chabot, ông đã có một nhận định rằng : « nhiều tác giả và nhiều luồng tư tưởng của nền khoa học chính trị ở Âu Mỹ, nhất là ở Châu Âu đã đồng ý để cổ võ, và đồng hóa giữa hai quan niệm chính trị và quyền hành » (1). Và ngay cả nhiều nhà chính trị cũng đồng hóa ngôn ngữ này cho cả hai. Những theo chúng tôi nghĩ hiệu lực của « quyền hành » thường có trong các giáo phái (secte religieuse », trong các câu lạc bộ thể thao, trong các xí nghiệp, hảng xưởng. Cũng thế, người ta hay nói đến quyền hành trong các cộng đồng mà người ta gọi là chính trị. Tuy nhiên chúng ta phải biết phân biệt rõ những gì là đặc thù là quyền hành chính trị (pouvoir politique, political power », và những gì thuôc về chính trị (la politique même, same policy). Theo chúng tôi nghĩ chính trị cho những xã hội có nhiều sự « phức tạp, complex, complexe » : mà ở đó tác động một trong nhiều nhóm (đảng phái) tùng phục vào một mệnh lệnh  hay cái trật tự chung. Hay nữa, chính trị là thực thi những quyền hành, hoặc chính trị là sự tương quan của chánh quyền với người dân, hay nữa chính trị là giai cấp của quyền lực.

     Chúng ta biết rằng chung chung thì người ta hiểu ở quan niệm này, và từ đó chúng tôi nghĩ sẽ có các câu hỏi để biết ai là người nắm giữ quyền hành ? Làm thế nào người ta trở nên người nắm giữ quyền hành để lãnh đạo và điều hành guồng máy Quốc Gia ? Làm sao để họ tùng phục quyền lực chính trị đó ? Hay nữa, làm thế nào để chúng ta có thể đối lập với họ ? Vả nữa, làm thế nào để quyền hành được tổ chức và điều hòa trong guồng máy chánh quyền  và với các đảng đối lập ? Thế đó, khi chúng tôi đưa ra những câu hỏi trên đây, thì chúng tôi thấy người dân, các nhà văn hóa, tri thức, thiên hạ ít ai đặt câu hỏi về nó, hoặc là bản chất thực của chính trị và quyền hành, người ta đã nói nhiều về chính trị, thế nhưng đi đến sự khảo cứu và sự giải thích thì họa hiếm không mấy người tìm tòi suy luận. Và dẫu có đi nữa, thì các nhà khảo cứu, các học giả thường nói đến các khái niệm khái quát về các cộng đồng chính trị cùng cái chung chung của chính trị : như mục đích và kết cục của chính trị cho quyền hành và người nắm giữ chánh quyền. Họ không muốn nói gì hơn về nguyên nhân của chính trị. Chúng tôi thiết tưởng có thể thiên hạ muốn lưu giữ mãi trình trạng « bất khả tri » đối với chính trị và quyền hành chăng ?

    Tuy có khó khăn cho công việc khảo cứu này, song với sự khả thể của sức mình, chúng tôi cố gắng học hỏi, tìm tòi để đưa ra những suy tư của mình về mục đích và nguyên nhân của sự hiệu lực quyền hành – hầu hướng đến hành động của các nhóm người được chọn để nắm giữ quyền hành (chánh quyền). Vì với quan niệm này sẽ đưa ra các điều đặc biệt – Và có thế sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn thực tế để đi vào giữa hai thực thể chính trị và quyền hành. Nói như Jurgen Habermas, thì đây là « việc làm thông đạt, activité communicationnelle », được hiểu như là một xã hội thực thể và nền tảng chính trị cho con người. Tiến xa hơn chúng ta có thể nói đến chiều kích của chính trị, cũng như có thể nói đến các chiều kích chính trị của tôn giáo. Nhưng, việc ấy là trạng thái tích cực, hoàn toàn trong ý nghĩa tích cực. Hoặc nữa chúng tôi có thể nói đến một nền triết  lý tiến lại gần hơn với chính trị. Và vì sự tiến lại gần này với chính trị mà chúng tôi muốn cống hiến cùng qúy vị cùng người dân Việt Nam những suy tư, suy luận của chúng tôi, hầu mong có được một thể chế chính trị nhân bản cho Quê Hương và Đất Nước dấu yêu. Một nền chính trị nhân bản, để tất cả mọi người dân Việt trong Nước và Hải Ngoại, già hay trẻ, đủ mọi thành phần trong xã hội, đều chung lưng, góp sức, góp tài, góp của để tái thiết và thăng hóa con Rồng Việt tung bay lên cao với thiên hạ, với vũ trụ xinh đẹp này mà Tạo Hóa đã ban cho chúng ta cùng nhân loại sinh sống và sinh tồn.

 

III. NHÀ NƯỚC VÀ CHÍNH TRỊ

 

    Chúng tôi nghĩ rằng khi chúng ta nói đến một xã hội, thì tự nhiên chúng ta nghĩ ngay đến con người. Do thế, trong nên triết học chính trị của Eric Weil (2), ông đã khai triển ý nghĩ này : « Tất cả các xã hội của con người đều thiết tạo nên một cộng đồng việc làm. Xã hội thời nay được xem và hiểu rằng, tự bản chất của xã hội là sự tổ chức để chiến đấu chống lại cái bản chất sự ác, sự thoái hóa của những người lãnh đạo tạo nên cho xã hội (quốc gia) suy vong » (3). Qủa lời nói chí lý và đúng với xã hội hiện thực của Đất Nước Việt dưới sự cai trị « u tối » của tập đoàn phỉ quyền Hà Nội và cái Đảng gian phi Việt cộng. Thế mà có được mấy vị lãnh đạo tôn giáo, tinh thần, tri thức, văn hóa, nói lên tiếng nói hùng hồn tranh đấu chống lại sự ác, sự thoái hóa đạo đức, luân lý, phong tục truyền thống của cha ông, có mấy ai tranh đấu để tiêu trừ các việc nói này, để cho Đất Nước khỏi suy vong khi còn sự hiện hữu của « cái xã hội chủ nghĩa vô loại » cùng bọn phỉ quyền Hà Nội u tối, chúng hại Dân, bán Nước thì tài giỏi hơn thiên hạ. Cũng theo nhà chính trị học này, trong một vài ý nghĩa có tính cách chung thể thì « phương tiện của việc làm, là ngay chính trong tất cả các xã hội quyền lực của thời đại nay. Hay xã hội tân thời là nguyên tắc của tính toán, của vật chất và máy móc tân kỳ » (4).

   Chúng tôi nghĩ xã hội tân thời không phải là hoàn toàn hợp lý như những gì xã hội có. Nhưng trong xã hội đó được chia ra nhiều nhóm, nhiều khuynh hướng và nhiều giai cấp, có nơi còn chia đẳng cấp khác nhau. Cũng chính sự chia ra nhiều nhóm, nhiều khuynh hướng và giai cấp, đẳng cấp này mà nó đẻ ra lắm sự bất công của xã hội. Xã hội tân thời có một lịch sử riêng của nó. Từ lịch sử đó, chúng tôi thấy có một số người cảm thức rằng mình không hài lòng về lịch sử này. Sự không hài lòng đó của một số người nó trở nên như sự chống lại xã hội, và gây ra nhiều luồng ý tưởng khác nhau, nhất là ngày nay xã hội lại càng đa diện và phức tạp hơn nhiều.

    Qủa thực con người hằng bị tương thuộc vào « đời sống xã hội » ấy. Để rồi tự bản chất không giới hạn này, từ đó đã có ngay chính trị trong cái ý nghĩa đặc thù của nó, mà chúng tôi nghĩ trong chiều hướng này đã tạo nên một cộng đồng lịch sử. Cộng đồng đó có đủ khả năng để quyết định cho vận mạng của mình. Theo như triết gia Weil nghĩ, mặc dầu lý do bởi việc « thống trị » của xã hội, song luôn cần thiết có đến các cộng đồng chính trị hay lịch sử. Vả nữa, cộng đồng chính trị luôn có chỗ đứng quan trọng của minh, chính là chỗ vị trí của Nhà Nước (L’Etat). Khi đã gọi là Nhà Nước, thì không làm giảm bớt  các cơ cấu nền tảng của một thực thể chính trị. Lý thực Nhà Nước phải hành động do mình. Có nghĩa Nhà Nước hành sự bởi chiều kích của lịch sử phổ quát. Nhà Nuớc không bị giới hạn quyền hành của việc làm, hay bị áp lực, tùng phục vào « Đảng », hoặc nữa bị chi phối bởi quyền lực của một cá nhân nào đàng sau. Như cái kiếu Nhà Nước phỉ quyền Hà Nội, hằng bi chi phối và chịu sự lãnh đạo của  « Bộ Tà Trị » và Đảng thổ phỉ của chúng. Do thế, chúng ta hiểu chính trị là việc làm của một hành động phổ quát, có nghĩa của toàn dân chung sức. Qua chính trị, thì mọi việc được dựa theo kinh nghiệm nguyên khởi và phổ quát của chính trị, chớ không phải hành động của một cá nhân hay một nhóm người (đảng phái) đặc quyền độc đoán lãnh đạo mãi như cái Đảng gian phi của Việt cộng làm cho Đất Nước thoái hóa về mọi lãnh vực chính trị, kinh tế, ngoại giao, văn hóa, kỹ thuật. Để rồi trở thành một Quốc Gia lạc hậu, nghèo nàn, và trăm thứ tệ đoan xấu. Thế nên, chúng ta chớ xem chính trị chỉ là hành động của cá nhân hoặc là nhóm người thực thi quyền hành, nhưng nghĩ sâu xa hơn chính trị là hoàn toàn của giống người, của mọi người dân đóng góp.

    Chúng ta nghĩ và hiểu gì về chính trị thuộc về sự phổ quát của toàn dân này, khi mà thực thể chính trị không luôn đạt được trực tiếp sự hành động hoàn mỹ trong sự phổ quát ấy ? Đó là điểm đáng buồn mà chúng tôi nói đến của con người thời xưa cũng như thời nay hằng nghĩ chính trị chỉ do một cá nhân, hay một nhóm người có thực quyền nắm nó, làm giảm bớt đi cái ý nghĩa của chính trị toàn thể và chung thể của giống người. Nói như Aristôt : « con người là hữu thể của xã hội và chính trị ». Theo cảm nghĩ của Weil, thì chính trị của thời đại ta vẫn luôn ở trong trạng thái ý tưởng đáng buồn này, là dành độc quyền cho một cá nhân hoặc đảng phái nào đó cầm quyền Quốc Gia. Để rồi từ đó, thì Nhà Nước còn lại cho ta một ý nghĩa khác. 

    Từ ý ấy chúng tôi nghĩ rằng chính trị và Nhà Nước vẫn còn hiện hữu những sự « vụng về » trong các công việc thuộc lãnh vực xã hội : chẳng hạn với bao quyền lợi khác biệt, với các phức tạp của trăm ý muốn con người v.v. Đây chính là sự nan giải của Nhà Nước thời nay, để làm sao dung hòa được sự công chính của mình bằng các nguyên tắc của việc làm, hay bằng hiệu lực của các đề án, bằng các chương trình canh tân xã hội vv. cho có thành qủa. Đó chính là các quan điểm thực tế của xã hội mà Nhà Nước nào cũng phải quan tâm đến cho người dân. Có nghĩa là trong xã hội ắt có nhiều quyền lợi khác nhau, có nhiều việc làm khác biệt, song tựu trung các việc làm và quyền lợi đó phải dung hòa, bình đẳng và công bình, công minh, hầu tạo nên một xã hội bình an, hạnh phúc. Nhờ vậy xã hội tạo nên như cái đầu máy lôi kéo các hành động, các việc làm của cá nhân hay là nhóm người cùng các giai cấp trong xã hội cùng nhau tham dự và xây dựng cho Đất Nước thăng tiến. Thực các quyền lợi cùng các việc làm khác biệt được dung hòa và bình đẳng này, là công việc ý thức và là đối tượng mà Nhà Nước phải nghĩ đến – mặc dầu nó không phải là cái ý thức phổ quát đến mọi quyền lợi của cá nhân. Thế nhưng ít ra nó cũng là sự tương thuộc, hổ tương, và qua các tương thuộc cùng sự hổ tương này mà xã hội ngưòi dân sống, trong xã hội đó tất Nhà Nước thực thi quyền hành của mình cho phải lẻ, cho công bình, công minh, bình đẳng hầu thăng hóa người dân và xã hội.

    Do vậy, việc làm chính trị và Nhà Nước, cùng hành sự cho ý thức này được xem như là của cộng đồng đến từ chính trị phục vụ con người, và qua ý thức này thì đến từ sự can thiệp của Nhà Nước cho các điều chúng tôi đã nói trên, nếu như có ai đi ngược lại. Nói đúng nguyên nghĩa của Nhà Nước, thì Nhà Nước là « người » có bổn phận lo lắng, thu xếp các quyền lợi của mọi người dân, để nâng cao đời sống của họ, và việc làm này có tính cách phổ quát cho toàn dân. Vả nữa, Nhà Nước cũng có nhiệm vụ hợp tác với hết mọi thành phần công dân, để cùng chung xây dựng Đất Nước. Vì Nhà Nước chính là người thực thi nghiêm chỉnh sự công bằng xã hội, hay tái lập sự công bằng, sự an hòa và công minh khi xã hội có tham nhũng, hối lộ, lạm dụng quyền hành, cướp đoạt vv. Hơn nữa, quan niệm về sự công bằng xã hội không chỉ là khái niệm của xã hội, nhưng là một quan niệm hoàn toàn đặc biệt của chính trị, cho người làm chính trị qua mọi thời đại.

   Nói đến đây, cho phép chúng tôi có những lời về trình trạng của Đất Nước Việt Nam ta hiện thực. Qủa là quá đau lòng và xót xa cho Đất Nước dấu yêu ! Vì tập đoàn phỉ quyền Hà Nội và Đảng gian phi Việt cộng của chúng, quá kém hiểu biết ý nghĩa chính trị, việc làm thuộc chính trị và Nhà Nước. Thử hỏi một ông Thủ Tướng một quốc gia gần 90 triệu dân, mà chưa học hết cấp một (tiểu học), một ông Chủ Tịch Nước cũng không khấm khá gì hơn, chưa qua đuợc cấp ba. Đã kém học vấn như thế, đúng ra chịu khó học hỏi với người và với đời, để có thể thăng tiến bản thân và mở rộng kiến thức của mình mà cầm quyền trị nước cho phải phép, cho Nước phú cường, cho Dân an thái và hạnh phúc mới là người chân thực lo việc Nước, việc Dân. Thế nhưng, chúng không chiu học cái hay, điều đẹp, sự chân thật và đạo lý của giai cấp lãnh đạo. Chúng chỉ chiu hoc cái ác, cái tà đạo và cướp đoạt tài sản của dân chúng và của thiên ha. Chúng chỉ học giỏi gian dối, lừa bịp, chụp mũ, khủng bố, vu khống, giết người, bắt bớ các người đối lập và tranh đấu cho nhân quyền cho dân chủ và tự do báo chí, ngôn luận và tôn giáo.Thế đó, tập đoàn Việt gian cộng sản với cái tham vọng  vô đáy, cùng muốn nắm quyền hành, muốn giữ mãi quyền hành trong tay chúng và cho Đảng gian phi của chúng. Do đó, xã hội Việt Nam chúng ta mới bệ rạc : nào bất công, tham nhũng, đói rách và trăm thứ tệ đoan xấu hiện hữu tàn phá luân thường đạo lý của dân tộc Lạc Hồng, làm suy đồi bao thế hệ con dân Việt. Thử hỏi có một xã hội nào Ông Hiệu Trưởng lại rũ rê, dụ dỗ học sinh mình lên giường ăn năm với ông, hoặc thầy giáo tống tính, cưỡng dâm nữ học sinh mình. Duy chỉ có dưới chế độ « cộng hoà xã hội chủ nghĩa » của phỉ quyền Hà Nội.

    Vì vậy, chúng ta thấy trong xã hội thường xảy ra các cuộc cách mạng, các cuộc tranh đấu, các cuộc khởi nghĩa : như cách mạng xã hội, cách mạng kỹ nghệ, văn hoá và chính trị vv., để đánh đổ những người cấm quyền tồi tệ và chế độ phản lại văn minh cùng sự tiến hóa của con người. Tất cả các cuộc cách mạng hay tranh đấu này, được hiểu rằng hoàn toàn thuộc sắc thái chính trị. Có nghĩa là để tái lập lại sự công bình, hay là thể chế chính trị công minh cho toàn dân.

 

IV. TỰ NHIÊN-QUYỀN TỰ NHIÊN&QUYỀN TẤT NHIÊN VÀ QUỐC GIA

 

    Qua chương này chúng tôi muốn bàn đến một luật cùng một quyền tiên khởi, đó là luật cùng quyền tất nhiên, một quyền căn bản của loài người. Do thế, chúng tôi đề nghị chúng ta cùng nhau tìm hiểu về khái niệm của chúng. Hơn nữa, khái niệm về luật tự nhiên cùng quyền này đã chiếm một phần quan trọng trong truyền thống triết học của thời xưa, nhưng vẫn còn thực dụng đối với thời nay.

 

4.1. Quyền Tự Nhiên Và Quyền Tất Nhiên Ý Nghĩa Như Thế Nào?

    

    Quyền tự nhiên cùng quyền tất nhiên và khái niệm của chúng, đây chính là tư tưởng của Triết Gia Platon, được ông nói đến như một người công chính (l’homme juste). Vì theo ông thì sự công chính có trước chính trị (la justice procède donc la politique). Từ đó sự công chính đã thành một phần tư tưởng này của triết gia, và qua đó các tư tưởng này được đưa vào triết học. Vả nữa, theo một quan niệm khác của triết gia Platon, thì công chính có thể sinh ra một phần toàn thể của chính trị. Điển hình những nỗi lo âu bất thường của ông vào sự kết hợp với chính trị, và sự tùng phục của chính trị vào hồn của nó, đây là hình thái xem như các quan năng của tâm hồn tùng phục vào Lời (la manière des facultés de l’âme soumises au Logos). Tuy nhiên, chúng tôi cảm nhận sự xác quyết của Platon về vấn đề sự công chính là ưu tiên hơn cả. Vì đây là một quyền tiền thủ hơn tất cả mọi luật – Có nghĩa là luật bảo giữ những tính cách thực tế  hoặc chủ nghĩa thực tế (réalisme). Song chúng tôi thiết tưởng có tính cách hơi thái qúa, và bởi chủ nghĩa thực tế này được xem là sự sống động mạnh mẽ của truyền thống triết học Tây phương.

    Còn chính triết gia Aristôte cũng sử dụng đến ngôn từ tự nhiên này khi ông nói « con người là một hữu thể tự nhiên của xã hội, của chính trị, bởi vì họ nói, họ trao đổi và đối thoại, l’homme est un être naturellement social, politique, parce qu’il parle, échange, dialogue ». Nhất là, con người không bao giờ không nói và không trao đổi, vì thế các xã hội dân chủ thường tôn trọng đến vấn đề « tự do ngôn luận và tự do báo chí, truyền thanh và truyền hình là vậy ». Chỉ trừ các xã hội chủ nghĩa cộng sản chuyên chính, độc tài, độc đoán và loại quân phiệt rừng rú, lạc hậu : như Trung Cộng, Bắc Hàn, Cu Ba, Việt Nam, Lào, Miến Điện vv.,mới bóp chết các quyền tự do nói đây.Do đó, chúng ta thấy ở đây một ý niệm về nói rất hệ trọng được xem là một bản chất dính chặt vào con người một cái quyền nói tất nhiên của họ, mặc dầu triết gia Aristôte đưa ra ý nghĩa hơi khác với triết gia Platon. Tuy nhiên ở đây chúng ta có thể nói là một xã hội tự nhiên và một quyền tự nhiên cùng cái quyền tất nhiên của con nguời (người dân) được nói cái cảm nghĩ của mình với người khác, với quần chúng, có quyền phê bình chỉ trích những sai lầm của chế độ. Bởi thế, là một xã hội văn minh, tiến bộ ắt phải tôn trọng và áp dụng cái quyền tất nhiên này thành phổ quát vào đời sống quân chúng, nhất là cho Đất Nước Việt ta. Chúng ta thấy ở đây là những thực thể cụ thể của lãnh vực chính trị, để rồi từ đó, chúng ta có thể đối chiếu cùng làm tiêu chuẩn cho một xã hội lành mạnh. Hay nói cách khác, là chính trị nhân bản.

   Cũng từ quan niệm này, chúng ta có thể khai triển thêm với nguồn tư tưởng của chủ nghĩa khắc kỷ (stoicisme). Theo họ, thì tất cả con người, mọi tâm hồn tham dự vào một Hồn phổ quát nguyên thủy (Âme universelle primondiale). Chúng ta thấy theo tư tưởng của trường phái này, thì có một vài sự thuộc về thần linh ở đây. Thượng Đế có trước các xã hội loài người và mọi thể chế chính trị, và như ý nghĩ này, được xem là mẫu đối chiếu và tiêu chuẩn cho mọi thứ triết lý hoặc chủ thuyết xã hội và chính trị. Để từ ý đó, Kitô giáo với các thánh Ambroise và Augustin đã đón nhận và chấp nhận tư tưởng nguyên khởi này của chủ nghĩa khắc kỷ.

   Thực thế, qua trong các luồng tư tưỏng và con đường nói này, thì chúng ta cảm nhận có ngay được cộng đồng chính trị, như cộng đồng chính trị đã xuất hiện một cách tự nhiên (có thể hiểu đây là luật tự nhiên hoặc là Luật Tạo Hóa). Luật này như sự bắt buộc, hoặc đã định, bởi cái tự nhiên của con người trước tất cả hành động của mọi người (exigée, ou donnée, par la nature de l’homme, avant tout acte des hommes). Vì thế mà tư tưởng « tài sản chung, bien commun » cũng đóng một vai trò quan trọng ở đây, đuợc xem là cứu cánh đã được ghi khắc thành cái quyền, hầu tất định cho sự quân bình của luật tự nhiên của nó. Đó là điểm chúng tôi muốn lưu ý cho chúng ta trong truyền thống giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo về chính trị. Hơn thế nữa, chúng ta rõ luồng tư tuởng và truyền thống về quyền tự nhiên và quyền tất nhiên cùng tài sản chung này đã kéo dài cho đến thế kỷ thứ XVIII, và ngay cả nữa bán thế kỷ XIX, như một dấu chỉ đặc biệt trong tư tưởng cùng đời sống của mọi người Tây Phương.

 

4. 2. Luân Lý Và Chính Trị

 

   Để trả lời cho những vấn nạn, cho những nhũng loạn, cho những cảnh thối nát, cho trăm mối tệ đoan xấu, cho sự suy đồi của xã hội Việt Nam ta hiện thực : từ đó phải chăng chúng ta nghĩ chính trị phải tùy thuộc vào giá trị luân lý ? Nhất là, bởi sự tự do nói ở  đây vốn sẵn cái thực thể của luân lý.Thế nên, chúng ta hiểu tự do ở đây là sự ý thức của mình, tự do không là ý hoàn toàn làm nguợc lại lương tâm và đạo đức. Hay là tự do là một việc hành động tự do như ý muốn tự do (libre arbitre). Chỉ có tập đoàn phỉ quyền Hà Nội và Đảng gian phi của chúng, là những người thất học, kém văn hoá, thì luôn làm càn, muốn làm theo ý muốn « độc đoán và độc quyền tự do » của chúng. Chúng hành động tự do cướp đoạt tài sản của dân, ngang nhiên muốn bắt ai bỏ tù thì bắt : chúng chỉ cần chụp mũ mấy chữ « phản động, chống phá nhà nuớc xã hội chủ nghĩa, thế lực thù địch, âm mưu diễn biến hoà bình » hay chống lại Đảng gian phi và phỉ quyền Hà Nội, thì chúng tha hồ tàn sát dân lành và những người đối lập. Tuy nhiên, lý thực để hiểu tự do như một kim chỉ nam, giúp và chỉ cho ta đi đúng đường, đúng phương hướng. Tại sao? Bởi vì chính sự tự do đó, và hữu thể tự do ấy (l’être libre) như một danh từ, một định hạn, có giới hạn của việc thực thi tự do của con người. Nhất là, sự tự do có khỏang cách của việc làm tự do. Do sự kiện này, thì sự tự do mời gọi con người, mời gọi mỗi người chúng ta đến việc tạo nên một sự hiện hữu của luân lý cùng đạo đức và lương tâm con người.

   Chúng tôi nghĩ con người không thể tự do hành động các điều mình muốn như ý, nếu như không có các mẫu mực luân lý làm giá trị, quy tắc cho hành động của mình, thì xã hội chỉ có loạn, và bất ổn triền miên. Do thế, luân lý như là tiêu chuẩn để giúp con người và Nhà Nước tránh được các lầm lẫn chủ quan, của độc đoán, của độc tài, của thú tính. Qủa khi người ta tôn trọng đến các mẫu mực của luân lý, được xem là tiếng nói của lương tâm, hầu bảo giữ cho người dân đuợc an thái và quốc gia được yên hàn. Chúng ta rõ luân lý được xem là các nhân đức cao cả của con người. Đẹp hơn, chúng ta có thể nói luân lý ở đây là một sự thẩm mỹ hoá (une esthétisation) của chính trị, mà con người cần phải có nó như một việc thiết yếu để cho cộng đồng nhân loại hiện hữu vui sống, cùng hạnh phúc trong thể chế chính trị nhân bản và đạo đức.

   Do đó, chúng tôi nghĩ trong thể chế chính trị phải có luân lý, như chúng tôi đã nói ở trên luân lý là sự thẩm mỹ hóa của con người. Thiếu luân lý trong chính trị và hành động, thì dẫu thể chế chính trị nào đi nữa, nó cũng trở nên một loại chính trị vô luân, phi đạo đức, và dễ dẫn đến hạ cấp, hạ phẩm giá con người kém hơn cả loại thú : người bóc lột người, người cướp của người, người giết người, người ăn thịt người như  dưới chế độ Trung Cộng, người bỏ tù người một cách tự tiện, tùy ý như phỉ quyền Hà Nội vv. Điển hình là các Nuớc cộng sản, quân phiệt, chuyên chính độc tài như Trung Cộng, Việt Nan, Bắc Hàn, Cu Ba, Miến Điện, Lào vv.

   

4.3. Tương Quan Căn Bản Của Việc Tương Kính Lẫn Nhau Theo Quyền Tự Nhiên

 

    Chúng tôi nghĩ trong chiều hướng tốt đẹp mà chúng tôi đã nói qua về luân lý trong lãnh vực chính trị. Nay ở đây chúng tôi muốn nói đến sự tùng phục của chính trị vào luân lý, cũng thế, luân lý đó được xem như một quyền tự nhiên – Giải rộng nghĩa hơn, có nghĩa đây là một sự tương quan kính trọng lẫn nhau giữa con người với nhau. Sự tương quan kính trọng đó, phải đặt trước các sự tương quan khác của mình. Thực vậy, sự tương quan này được nhận ra như một định đề, truớc khi nhận ra nó như một sự thực hành. Có nghĩa sự tương quan kính trọng đó tác động như nguồn gốc của sự nhận ra trong bản chất tất nhiên của tự do, là tôi phải kính trọng tha nhân, nó cũng tác động trong sự kiện mà tự do đó là chiều hướng không thể tuyệt đối. Có nghĩa sự tự do đó có khoảng cách với chính mình, bởi sự tự do của tôi không thể vi phạm vào sự tự do của người khác. Tôi có tự do, thì người khác cũng có tự do. Tôi không muốn ai làm cho tôi những điều ác, điều xấu, thì tại sao tôi lại làm điều đó cho người khác ? Do từ ý nghĩa này, tôi muốn người khác kính trọng tôi, tất tôi phải biết kính trọng tha nhân. Đây là ý nghĩa của sự tương quan kính trọng lẫn nhau mà trong đời sống chính trị và việc làm chính trị phải có, và thể hiện ra cung cách sống thực tiễn với mọi người, với toàn dân.

    Cũng thế, từ ý nghĩ này mà người ta nói quyền tự nhiên như một tiềm năng hoặc tất định. Có nghĩa luật đó đưa ra sự hội tụ của các tự do, hay là trong quyền tất định này đã có sự hội tụ. Chúng ta biết trong quyền tất định cụ thể đó là sự chân thật, và càng không phải là sự bất ngờ không chắc. Bởi hữu thể của con người được xuất hiện trong nền tảng luôn hướng về kẻ khác, có nghĩa là sự lưu tâm đến tha nhân mà người ta gọi là đó là luật tự nhiên (không cần đến xã hội). Như thế, quyền tự nhiên là quyền không có nó, thì người ta không thể tưởng ra được một con người tự do gặp gỡ được một con người tự do khác.

   Để nhận ra sự tự do ở đây, thì được xem là một « khế ước », hầu mọi người nhìn nhận nó là nền tảng của sự sống tương kính lẫn nhau của các sự tự do đến ngay từ sự tự do này của con người : có nghĩa là chúng ta kính trọng sự tự do của nhau mà mọi người đều có thể sử dụng nó, và xem tự do là một điều kiện tất yếu của con người. Theo triết gia Lock, ông là người có cảm nghĩ rất đẹp về luật tự nhiên này. Qủa thật quyền tự nhiên được xem là một triết lý của triết lý sống của người xưa.

   Còn theo triết gia Hegel, thì ông bộc lộ tư tưởng dung hòa của quyền tự nhiên với ý muốn tự do (volonté libre) mà nhiều người nghĩ lầm : phải chăng ông không suy diễn về quyền tự nhiên, để đưa nó vào việc xây dựng các xã hội và chính trị bắt đấu từ ý muốn tự do? Thực ra, ông là triết gia của quyền tự nhiên, tuy nhiên triết gia lại nói đến ý muốn tự do này. Như thế chúng tôi nghĩ đây là cái việc « đạo đức chủ quan » đến cái « đạo đức khánh quan ». Chúng ta hiểu ở đây là gia đình và các thể chế cần thiết, hoặc là kinh tế và Nhà Nước nằm trong những nguyên tắc của triết lý về luật của triết gia. Chúng tôi xin trích lại đôi giòng tư tưởng của ông sau đây : « sự thiện, là bản chất phổ quát của sự tự do, nhưng vẫn còn dưới một hình thể trừu tượng, được định danh bằng các xác định và một nguyên lý của sự xác thực tự do này, do đó sự thiện được đồng hóa vào chính mình nó (sự tự do) » (5). Chúng tôi hiểu rằng nguyên tắc của sự xác định này được bộc lộ vào sự đồng hóa của sự tự do, đây là tâm điểm của tất cả triết lý cùng luân lý và chính trị của triết gia Hegel. Chúng ta biết với sự đạo đức khách quan (la moralité objective), thì Hegel tiến xa hơn một bước, đó là ý niệm tự do đã trở nên một thế giới thực (le concep de liberté est devenu un monde réel). Do thế, người ta có thể nghĩ sự dự định của sự tự do trở thành hiện thực. Cũng theo ông nghĩ thì « các luật lệ và các định chế hoặc thể chế không phải là vài sự việc của chủ quan, nhưng chúng được tiếp nhận là nhân chứng của các giá trị tinh thần của mình, xem thể như chúng có được cái bản tính đặc thù của mình (…) Đây là lý thuyềt mạch lạc  và vốn sẵn của các bổn phận, chỉ có thể khai triển các tương quan đó do kết qủa tất yếu của ý tưởng tự do, và sự hiện hữu bởi các sự kiện đi theo » (6). Do vậy, chúng tôi nghĩ rằng Nhà Nước « là thực thể trong hành động của bản chất ý muốn », và đồng thời là « thực thể bằng hành vi của sự tự do cụ thể, réalité en acte de la liberté concrete » (7).

    Thế đó tất cả các điều nói trên là theo ý tưởng của Hegel, phát xuất từ ý muốn tự do ; và nó nói lên sự hàm xúc của ý nghĩa này, tuy nhiên theo ông nghĩ đây là sự tương đương của quyền tự nhiên. Để rồi nhờ đó mà triết gia Hegel đã trình bày một cách xác minh sự hiện thực của quyền tự nhiên.

   Chúng tôi nghĩ rắng có thể sự sai lầm nếu như người ta xem sự kiện quyền tự nhiên như một quyền thực nghiệm – Và quyền ấy được áp dụng như một thực thể. Tuy thế, chúng ta có thể nghĩ rằng qủa là khó khăn hầu tạo ra được cái cụ thể tự nội tại của quyền tự nhiên làm căn bản cho thể chế chính trị ; mặc dầu quyền tự nhiên là một lý lẽ đương nhiên của ý muốn tự do. Song nhiên chúng tôi muốn trình bày ở đây cùng chúng ta sự tất yếu của quyền tự nhiên cũng như sự thiết yếu của sự tự do, được xem là nền tảng của các thể chế chính trị phải có, và thực thi việc này cho con người, cho toàn dân. Vả nữa, quyền tự nhiên hay sự tự do, liên quan đến  quyền căn bản mà chúng ta gọi là Nhân Quyền, Les Droits De L’Homme, Human Rights.

    Nhân quyền được xem là « những quyền tự nhiên, bất khả di nhượng và thần thiêng, les droits naturels, inaliénables et sacrés » mà mọi người hoặc các thể chế chính trị phải tôn trọng như đã được tuyên bố công khai trong Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Công Dân vào ngày 26 tháng 8 năm 1789, Déclaration Des Droits De L’Homme et Du Citoyen du 26 Aout 1789. Đây là Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền nói lên các cảm nghĩ về cái quyền làm người của người dân vào thời đó, tuy chưa được hoàn hảo lắm hấu nói lên cái quyền tất nhiên của con người. Vì Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Công Dân này nói đến các quyền lợi hơn là các bổn phận của con người, của người dân. Tuy nhiên, đây cũng chưa hẳn là ý kiến chung của mọi người, để rồi với thời gian, thì các Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền về sau được bổ túc thêm cho hoàn mỹ, hầu cho các phần tử là thành phần của xã hội hiểu rõ hơn các quyền lợi và bổn phận của mình.

    Do đó, sự hổ tương này giúp tạo thêm cho các thể chế chính trị được cụ thể các chính sách của mình, và hiệu nghiệm hơn khi dựa vào các Bản Tuyên Ngôn Nhần Quyền mà thực thi cho con người, cho người dân. Nhất là Đất Nước Việt dấu yêu của chúng ta càng khẩn thiết và cấp bách hơn hết, việc thực thi hóa và áp dụng những quyền tất nhiên này vào đời sống của dân chúng. Nhưng làm sao để thực hiện điều này đây ? Qủa thực chỉ có một phương sách là chúng ta nỗ lực tranh đấu hết mình, mới sớm giải thể đuợc chế độ phi nhân, vô luân của tập đoàn phỉ quyền Hà Nội, hầu giải thoát cho đồng bào là cha ông, chú bac, cô cậu dì, anh chị em, con cháu của chúng ta khỏi gông cùm của những tên Việt gian cộng sản bán Nước, bán dân làm nô lệ cho người. Để từ đó, dân Việt có thể hít thở được các thứ tự do và quyền làm người đúng nhân phẩm của mình.

 

 

4.4. Hình Thể Chính Trị Hay Tự Nhiên Của Chính Trị

 

    Qủa từ ngữ « tự nhiên » thật ra không luôn được người ta hiểu cho đúng nghĩa của nó, nhất là với ý nghĩa lý tưởng của sự tương quan – sự kính trọng tha nhân – vốn ở trong sự tự do : chúng tôi nghĩ có lẽ người ta đã sử dụng chính trị sẽ là một hình thể của các sức mạnh tự nhiên, có truớc các tự do và nó không có bên trong của các sự tự do này. Do thế mà sự tự nhiên ở đây không có trong ý niệm của tự do, có nghĩa là với tư tưởng tự do đây được xem là mục đích của tự do. Lý thực sự tự do ở đây ở bên ngoài sự hiện hữu của chính trị, có nghĩa là một sự kiện có trước. Chúng tôi có thể nói chính xác hơn là « những hiện thực » về sự tự nhiên này.     

    Chúng tôi xin phép giới thiệu với qúy vị nhà tư tưởng và cũng là chính trị gia nỗi tiếng của nước Ý vào thời Trung Cổ là Niccolo Machiavelli (1469-1527). Theo các tác phẩm của ông để lại thì ông không dùng đến từ ngữ « tự nhiên » giống như ông nghĩ. Với ông thì « các dự định tôi viết ra về các việc hữu ích cho những điều tôi đã nghĩ và sẽ đọc, nó đã cho tôi thấy cái giá trị tốt đẹp của sự hiện thực của các sự việc hơn là những điều tôi nghĩ có tính cách học thuyết. Mặc dầu thiên hạ đã tưởng tượng đến các thể chế cộng hòa và hầu quốc như thể người ta không bao giờ thấy và biết. Tuy nhiên có cái gì làm lợi cho các điều tuởng tượng này? Qủa thực hình thức tưởng tượng đi qúa xa mà người ta phải sống như thế cho những sự người ta phải sống như vậy hay chăng? » (8). Chúng ta thấy ở đoạn văn này như có một tự nhiên của sự hiện hữu chính trị mà người ta thấy đó như một sự tự nhiên xuất hiện.

    Còn Charles Maurras (1868-1952), chúng tôi thấy ở ông sự trình bày tư tưởng một cách rành rẽ hơn, để thiết tạo nên tự nhiên của chính trị này, có nghĩa ông muốn nói đến chính trị qua hình thức tự nhiên. Ông nghĩ vì có con người, thì xã hội trở thành theo nó, có nghĩa được hiểu như sự tương xứng với cái bản tính tự nhiên. Để hiểu ông hơn chúng ta có thể đọc qua tác phẩm : « Những Tư Tưởng Chính Trị Của Tôi, Mes Idées Politiques » (9). Chúng tôi xin trích ra đây đôi đoạn của ông : « nhiều người bắt thấy được một phần nào các ngạn ngữ chính trị, và họ cảm thấy các ngạn ngữ đó trực tiếp đối lại với các nguyên tắc tạo nên luật lệ của sự tự nhiên, mà người ta đã dẫn hướng như thế, rồi họ thử nghiệm các ngạn ngữ này : để từ đó phải chăng tự nhiên tạo nên một nguyên tắc, và xã hội con người đối kháng lại trên các nguyên tắc đó sao? Hay là hai nguyên tắc cũng giống nhau? Câu trả lời cho các câu hỏi này, đó là tư tưởng sinh vật học đã được đưa vào khoa học chính trị, đây là một hình thái chiếm hữu các dạng thức quan trọng của chính trị.Thực thế cái đặc biệt là các bản chất di sản của chính trị, của việc làm chính trị và của tính liên tục của chính trị » (10).

    Chúng tôi nghĩ rằng Charles Maurras đã nói đến việc này như « loại suy », tuy nhiên ông đã dẫn chứng tư tưởng loại suy rất hùng hồn và chính xác. Maurras từ chối « chương trình kết hợp của đời sống », vì ông cho là bị ngắt đi cái bước đầu của xã hội loài người. Con người và xã hội là một cách chân thực « tương quan và liên hệ lẫn nhau mà chúng bao trùm chúng ta cũng như ôm chặt chúng ta » (11). Chúng ta biết các xã hội, chính là « các sự kiện tự nhiên cùng thiết yếu, và chúng không phải là việc làm của ý muốn chung của tự do. Cũng thế, điều này trước hết không do ở cá nhân, nhưng tiên khởi là xã hội. Do thế các xã hội có thể là bất tử. Do từ ý đó mà Maurras nghĩ « sự hiện hữu của đời sống bao quát này nó bao trùm chúng ta và duy trì chúng ta » (12). Và ông nghĩ « xã hội không phải là một hiệp hội tự nguyện, chính nó là sự tự nhiên kết khối, la société n’est pas une association volontaire ; c’est un agréat naturel » (13). Vì vậy từ ý này, thì Nhà Nước cũng chính là được sinh ra từ sự tự nhiên như thế.

   Chúng tôi nghĩ rằng tất cả những tư tưởng của chính trị trên giúp thêm cho chúng ta những ý niệm phổ quát cùng những nhận định trong sáng hơn trong lãnh vực chính trị này. Vả nữa, điều đáng cho chúng ta lưu ý như chúng tôi đã gợi ra ở các giòng trên đây, thi từ ngữ « tự nhiên » của Maurras được sử dụng trong ý nghĩa có chút đối kháng lại với ý nghĩa của triết gia Aristôte nghĩ đến. Vì theo Aristôte, thì con người theo bản chất tự nhiên là một hữu thể xã hội. Điều này muốn nói rằng con người là do bản chất tự nhiên của mình để phân biệt với sự tự nhiên, tất con người đúng là hữu thể xã hội.Có nghĩa con người có ngôn ngữ, có đối thoại và lý do trong hành động. Còn theo Maurras, ông nói về tự nhiên, hoặc tự nhiên bởi chính trị, như chúng tôi đã nói ở các giòng trên.

   Do thế, con người và các xã hội tự nó không khác biệt, nhưng là quản trị bởi các nguyên tắc, các nguyên tắc ấy tạo thành các luật lệ của tất cả sự tự nhiên. Thế nên, con người và xã hội cùng lưu tại ở điểm này.

 

4.5. Quốc Gia

 

    Giờ đây chúng tôi xin phép được trình bày ý niệm của chữ « Quốc Gia » và muốn nói nghĩa rộng hơn về hai từ ngữ này trong bài khảo luận này. Hai chữ Quốc Gia đã lắm người nghị luận về nó để đối kháng với hai chữ Cộng Sản, để nói lên hai ý thức hệ khác biệt, là làn ranh phân biệt giữa Quốc-Cộng một cách minh bạch, trắng ra trắng, đen ra đen, cát trắng không thể trộn lẫn bùn đen mà xây nhà được.

    Phải chăng từ ngữ Quốc Gia (Dân Tộc) này không đến từ sự sinh ra, quốc gia cũng giống như từ ngữ tự nhiên chăng ? Theo chúng tôi nghĩ thì Maurras đã không đồng ý về từ ngữ quốc gia như Rousseau, hoặc là tư tưởng của cuộc cách mạng Pháp, thế nên từ ngữ « Quốc Gia » được tạo nên theo nghĩa do ý muốn. Thực ra, đúng ý của chữ quốc gia, thì nó đã đối kháng lại với các nghĩa khác, vì quốc gia đến trực tiếp từ sự sinh ra. Có nghĩa quốc gia là một dấu chứng của lịch sử, của di sản, là một sự đặc thù của một số người.

    Như chúng tôi đã nói quốc gia là đặc thù của một số người. Số người đó có ngôn ngữ, có giòng máu, giòng tộc, có truyền thống được xem là ký ức đặc biệt chung, có thể là đời sống chung trong sự tiến lại gấn nhau, kết hợp lại với nhau, và tiến xa hơn một bước nữa thì số người sống chung đó người ta gọi là « Quốc Gia ». Để rồi họ tạo ra một thể chế chính trị hầu sống chung và xây dựng cùng thăng tiến đời sống của mình. Qủa khi nói đến ý niệm quốc gia, thì tự bản chất của nó sinh ra một hiện thực chính trị, ý nghĩa của quốc gia không giống như các sắc dân thiểu số, hay các chủng tộc. Chúng ta phải nói mạnh rằng quốc gia có dặc thù hơn, quốc gia có sự tự nhiên, có truyền thống và lịch sử. Do đó, chúng ta phải nhận biết bản chất thực của quốc gia. Có nghĩa là chúng ta phải biết ý nghĩa cổ truyền, có truyền thống, được đâm rễ sâu trong qúa khứ. Song, quốc gia cũng là ý nghĩa và công việc của ngày nay, có nghĩa là phải biết nhận ra bản chất của quốc gia trong thời nay, và trong thực tại đời sống hiện nay của chúng ta.

    Như chúng ta đã nói từ ngữ quốc gia có ý nói là truyền thống. Và đã là truyền thống thì thật là sự việc quan trọng. Do thế, đã là truyền thống tất quốc gia tự nó là ý nghĩa nhận biết của hiện tại. Vả nữa chúng ta biết quốc gia luôn có sự tương quan giữa quốc gia (với ý nghĩa rộng trong mọi trường hợp) và thành phần của nó (người quốc gia) được tạo nên do các định chế của chính trị.Tuy nhiên người ta không thể gọi chung chữ « Quốc Gia » này với một nhóm người, một số người không chung cùng lý tưởng, một lập trường, cho dẫu họ có cùng một ngôn ngữ, một văn hóa, một giòng giống vv.. Nhưng họ lại khác chúng ta các định chế chính trị, các lý tưởng phục vụ Dân Tộc  và Đất Nước, hoặc không cùng một thành phần ý thức chính trị. Có nghĩa ta phân rõ nghĩa quốc gia và cộng sản, họ là họ, ta là ta. Để không vàng thau lẫn lộn, không lẫm lẫn được, chúng tôi xin đưa ra bằng chứng cụ thể : cộng sản Việt Nam, họ đương nhiên không thể đồng hóa vào nghĩa quốc gia được. Vì họ đã chối bỏ ý nghĩa nguồn gốc cùng truyền thống của quốc gia, có nghĩa là Việt cộng lấy chủ nghĩa cộng sản làm lý tưởng của mình. Việt cộng không phục vụ cho Đất Nước và Đồng  Bào Việt Nam, nhưng phục vụ theo những mệnh lệnh của quan thầy Nga hay Trung Cộng, phục vụ cho ngoại bang. Họ chửi chúng ta là « ngụy quân hay ngụy quyền », đúng họ là thằng ăn cướp hay la làng, để dấu đi cái tội cướp giựt của mình. Vi chính họ là những tên « đại ngụy », mất gốc dân tộc, quên đi giòng giống, cúi đầu làm nô lệ, nô dịch cho người. Họ chính là những người « rước voi về dày mã tổ », mượn thứ chủ nghĩa « quái thai » của Marx-Lénine-Mao đầy đọa đồng bào ruột thịt và tàn phá Đất Nước.

   Do vậy, tội của các người cộng sản Việt rất nặng đối với các vong linh ông bà, tiền nhân  và Dân Tộc. Đó là điều hiển nhiên, lịch sử đã chứng minh rõ ràng các hành vi tội ác của họ đối với người Việt. Do thế, họ không thể chối cải các hành động tội ác và sai trái của minh. Để nói có sách mách có chứng vế các tội ác của chúng : năm 1958 tên Thủ Tướng phỉ quyền Hà Nội Phạm Văn Đồng đã ký Công Hàm dâng quấn đảo Hoàng Sa cho bọn Rợ Hàn Trung Cộng. Vào cuối năm 2007 phỉ quyền Hà Nội cho công ty Chalieco của Trung Cộng vào Cao Nguyên Miền Trung khai thác quặng Bauxite. Ngày 9-1958, phỉ quyền Hà Nội tự nhiên công nhận vùng biển của Trung Cộng bao gồm cả Biển Đông của Việt Nam. Tháng 12.1999 phỉ quyền Hà Nội bán cho Trung Cộng 789 km đất để trả nợ cho bọn Rợ Hán cung cấp vũ khí, đạn dược để chúng gây ra cuôc chiến tương tàn và xâm chiếm Miên Nam chúng ta. Vào tháng 12. 2000, phỉ quyền Hà Nội lại bán thêm 11.362 km biển trong vùng vịnh Bắc Việt cho Trung Cộng với uớc giá khoảng hai tỷ Mỹ Kim. Chúng dùng số tiền này đút lót, chia chát cho Võ Văn Kiệt, Trần Đức Lương, Phan Văn Khải và một vài tên máu mặt trong Quốc Hội bán Nứớc của chúng hầu làm giảm bớt sự phẩn nộ (đây là những lời của tên chủ tịch Trần Đức Lương nói với Lý Bằng vào ngay 26.12.2000 tại Bắc Kinh). Tháng 11.2007, tên thủ tướng phỉ quyên Nguyễn Tấn Dũng đã hạ bút ký kết quyết định số 167/2007 cho Trung Cộng ngang nhiên khai thác tài sản Quốc Gia ta là quặng mỏ Bauxite trên vùng Cao Nguyên Trung Phần, Thời gian cho hợp đồng được khai thác là từ năm 2007 cho đến năm 2015. Vào tháng 12.2007, Rợ Hán Trung Cộng sáp nhập Quần Đảo Hòang Sa  và Trường Sa của Việt Nam vào quận Tam Sa của chúng. Vào thời điểm từ ngày 9-16 tháng 12.2007 Hà Nội đã thẳng thừng lộ bộ mặt Bán Nước, gia nô cho Trung Cộng khi đàn áp những anh chị em sinh viên, nhà báo, trí thức, dân chúng yêu nước, xuống đuờng tỏ sự phản kháng và chống đối các hành vi xâm lăng lãnh thổ và biển cả của Việt Nam. Tháng 6.2008 Rợ Hán Trung Cộng ùn ùn kéo sang Việt Nam hằng chục ngàn nhân công với thành phần an ninh lẫn quân đội và tình báo trong đó đến Cao Nguyên Trung Phần để khai thác quặng mỏ Bauxite (đúng ra chúng tìm uranium và polinium đẻ sử dụng biến chế các loại vũ khí nguyên tử cho việc quốc phòng của chúng). Tháng 2.2009. Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố với dân chúng Việt Nam rằng « việc khai thác Bauxite là chủ trương lớn của Đảng » cộng sản Việt Nam. Con tên Nông Đức Mạnh khi ở Bắc Kinh tuyên bố với bọn Rợ Hán rằng « tôi là người Zhuang-Giang). 

  Để hiểu thêm về ý nghĩa quốc gia, chúng tôi xin trích ra đây một vài quan niệm của người Pháp nói về quốc gia : « một quốc gia đúng thực của nó, đó chính là một số người kết hợp lại bởi ý muốn chung, là một cộng đồng tự chọn lựa vận mạng cho mình ». Còn triết gia Reneau, thì ông nghĩ có những nan giải về các liên hệ đến quốc gia, nhưng nó trong một ý nghĩa tự nhiên, hay đó là lịch sử tự nhiên. Lịch sử đó theo ông nghĩ là gần gủi hơn vào xã hội chính trị thời nay.

    Chúng tôi biết vào thời điểm của năm 1990, thì giáo sư Jugen Harbermas là người đã bàn luận sôi nỗi, và mạnh dạn đưa ra một ý tưởng mới về câu hỏi của từ quốc gia, để đề nghị cho việc thống nhất của nuớc Đức (propos de la réunification de l’Allemagne). Theo ông tranh luận và nghĩ, thì quốc gia Đức là một sự hiện thực có trước chính trị (vì sau năm 1945, nước Đức bị chia đôi). Ông chống lại một quốc gia dân sự, và quốc gia thị dân. Chúng tôi rõ Cộng Hòa Liên Bang Đức kể từ sau thời đệ nhị thế chiến, thì đã dựa vào trên một « Hiến Pháp của Lòng Ái Quốc, Patristisme Constitutionnel). Quốc gia dân sự này không có gì hơn để người ta phải xét lại…Bởi vì nước Đức được xem là có trước thời kỳ chính trị. Xin hiểu thời chính trị vào lúc đó Đất Nước Đức bị chia đôi. Cũng như Việt Nam ta vào ngày 20.7.1954, bị chia đôi Nam Bắc, bởi thế lực các cường quốc Pháp Nga, Trung Cộng… Nhất là với sự cấu kết của tên gian tặc Hồ Chí Minh cùng bọn xâm thực Pháp nên họ đã chia đôi và bán đứng miền Bắc cho loại qủy đỏ. Xin nhớ vào lúc đó đại diện chánh quyền quốc gia Việt Nam là cựu Ngoại Trưởng Trần Văn Đỗ và phái đòan Mỹ đã không chịu ký vào Hiệp Định Genève bán Nước này. Chỉ có tên Phạm Văn Đồng, Chu Ân Lai và phái đoàn Nga và Pháp ký vào Hiệp Định này thôi. Lý thực, người Việt Nam chúng ta (không Việt cộng) vẫn là một quốc gia, một dân tộc, giống như nước Đức, và chúng ta tự hào mình là con Rồng cháu Tiên. Do từ ý nghĩa quốc gia chúng tôi đưa ra đây, nên chỉ có ai tham danh vọng, vô liêm sỉ cúi mặt, khom lưng làm tay sai, nô lệ cho thế lực ngoại bang, thì họ không còn là người Việt Nam nữa. Chúng tôi nghĩ lịch sử đã phê phán và sẽ còn mãi phê phán những hạng người cầu vinh, bán nước và cẩu nô này!

   Như thế, nên dân chúng Đức hiểu rằng quốc gia của họ như một cộng đồng lịch sử định mệnh. Do đó quốc gia được hiểu là một cộng đồng có ngôn ngữ và văn hóa cùng tôn giáo, hơn nữa, có các cơ cấu xã hội cùng kinh tế như một cộng đồng chính trị, có đủ khả năng trở lại như trước đây. Qủa giáo sư Habermas đã thỉnh cầu lời đề nghị của ông vào biến cố của năm 1989 của nước Đức rằng, người ta không sợ nguy hiểm gì cả để tránh xa cái Hiến Pháp của Lòng Ái Quốc này (14). Do đó, chúng tôi nghĩ giáo sư Habermas có lý, vì để trở nên một sự ái quốc khác, theo ông thì điều này là sự mơ hồ, bởi đó là một sự thể chính trị sai lầm. Phải chăng như thế chính trị vẫn chưa là chính trị, vì từ bản chất của việc làm không có nổ lực sự ưng thuận của chính trị? Có nghĩa là sự ưng thuận của toàn thể dân chúng. Vì Nước Đức sau khi thua trận, đã bị các nước đồng minh chia đôi Đất Nước họ thành hai, trong lúc đó không hỏi ý kiến toàn thể dân chúng Đức lúc đó, chắc chắn rằng không người Đức nào muốn chia đôi Đất Nước mình cả. Cũng như Nước Việt Nam ta sau hiệp định Genève 1954, bị chia đôi Đất Nước, lấy con sông Bến Hải, cây cầu Hiền Lương ở vĩ tuyến 17 làm ranh giới chia đôi hai miền Nam Bắc. Thử hỏi người dân Việt Nam có ai muốn chia đôi Đất Nước mình chăng ? Không ai hỏi ý dân cả! Vì vậy mà chánh phủ Ngô Đình Diệm lúc đó không chịu ký vào Hiệp Định này là thế. Vì khi ngài ký vào là tự dâng nữa Nước cho loài quỷ đỏ một cách « hợp pháp » theo ý chúng. 

    Chúng ta nên lưu ý rằng Habermas đã đưa vào vấn đề thống nhất Đất Nước Đức trước diễn đàn quốc tế ngôn từ « trước thời chính trị-prépolitique ». Ngay cả dân chúng Đức cũng hiểu nước họ như một cộng đồng lịch sử của định mạng. Chúng tôi mong rằng các nhà chính trị Việt quốc gia hiểu cho hoàn cảnh Đất Nước Việt Nam mà tranh đấu. Cũng thế, như chúng tôi đưa ra đơn cử Nước Pháp mà Renau xem Đất Nước ông là một cộng đồng định mệnh đã được chọn thành quốc gia Pháp. Do vậy, chúng tôi có thể xác định quốc gia, là toàn thể  chính trị trong ý tưởng xác thực của nó. Ở đây chúng tôi thấy Renau có khi dùng từ ngữ « chọn lựa » làm nỗi bật cho tư tưởng của mình có sự khác biệt. Dẫu thế nào đi nữa, thì Giáo Sư Habermas đã xem nước Đức mình như thời trước chính trị, không phải chính trị như họ mong muốn. Xin qúy vị hiểu chính trị ở câu nói này là bị áp lực của các cường quốc đồng minh bắt ép điều ta không muốn, dân chúng không muốn, đây là tính cách lịch sử thuộc như qúa khứ, không thuộc như hiện tại ngày nay. Đó là nuớc Đức bi chia đôi, một bên Đông Đức cộng sản một bên Tây Đức quốc gia – theo các điều khỏan phải chịu. Cái lép vế của người thua trận và kẻ yếu thế ở chỗ này, và cái lối chơi cha cuả người thắng trận và kẻ mạnh  là ở chỗ đó. Hơn nữa, chúng ta hiểu cộng đồng chính trị là sự tạo nên cái hiện tại của việc trao đổi, hoặc là công việc thông đạt (activité communicationnel) theo như ý từ ngữ của nó.

 

4.6. Giai Cấp Và Chủng Tộc

 

   Qua phần này, chúng tôi nghĩ đến việc hữu ích của sự khảo luận về hiện tượng và hiện thực của giai cấp và chủng tộc, hầu cho chúng ta có cái nhìn phổ quát cùng lưu ý đến các sự kiện thực đã xảy ra mà người ta đã tạo thành nền tảng chính trị, và xem đó như là cộng đồng chính trị có tiếng nói.Thực đây chính là điều người ta bắt đầu có nỗi lo sợ các sự khác biệt nhau về ý nghĩa chính trị. Nói như giáo sư chính trị học Claude Lefort thì có một sự  đầu độc một cách độc đoán (của người cộng sản) để trình bày các tư tưởng của việc đồng hóa vào một xã hội đại đồng, việc đó báo trước cho việc dẫn đến sự độc tài » (15). Sự độc tài, thì với từ ngữ này có tính cách lịch sử, được xem là sự việc đó đã có rồi. Nhưng đặc biệt hơn từ ngữ độc tài này muốn nói đến các thể chế chính trị độc tài, nhất là các thể chế độc tài chuyên chế sắt máu, khát máu như cộng sản.

    Ở đây chúng tôi xin luợc dẫn lại đôi lời cảm nghĩ của giáo sư Lefort về thế giới của người cộng sản : Chúng ta thấy hình ảnh của người dân lành bị những tay « phù thủy » ru ngủ về một giấc mơ của thế giới đại đồng của giai cấp vô sản. Các tay phù thủy cộng sản này đã định nghĩa lại ý nghĩa quốc gia, cũng như ý nghĩa cho chủng tộc. Riêng chúng ta sẽ từ chối loại định nghĩa méo mó và thiếu tính chất khoa học thực nghiệm. Còn chủ nghĩa cộng sản và phát-xít (fascisme) thì họ không cho mình nhầm lẫn chuyện này. Tuy nhiên nhìn vào thực tế thì các xí nghiệp lớn của tư nhân đã bị họ đánh đỗ. Họ viện cớ này hay viện cớ khác để dẹp tan hết, và truất đi quyền tư hữu của người dân, Thực ra, thì người cộng sản muốn thu tóm lại tất cả, để tạo nên một quyền hành có bản chất hiện thực, hầu dẫn đến trong qũy đạo chuyên chế của họ. Người cộng sản muốn phủ nhận các giai cấp xã hội dưới mọi hình thái của nó. Họ ôm ấp một giấc mơ không tưởng để thực hiện lại một xã hội đại đồng (16). Thế nhưng chúng tôi thấy người cộng sản muốn xóa bỏ giai cấp, song họ lại tạo ra một giai cấp thống trị khác, rất chuyên chế, độc tài, đặc quyền và đặc lợi gấp ngàn lần hơn các xã hội tư bản tự do.

    Chúng tôi cảm nhận rằng giáo sư Lefort đã cố gằng làm nỗi bật sự khác biệt và các xảo thuật của người cộng sản « đánh lận con bài, tráo trở trắng thay đen » với quần chúng trong các xã hội nghèo khổ bị đô hộ. Cộng sản cho quần chúng này uống viên thuốc đắng bọc đường cho một tiến trình của thế chế dân chủ theo người cộng sản.Tội nghiệp người nông dân thật thà, anh công nhân thợ thuyền chất phác, đơn sơ nghe những luận điệu « Nhân Dân làm chủ, Nhà Nước quản lý, Đảng lãnh đạo » tuởng như mình  này đã làm chủ nhà máy, ruộng vườn rồi. Nhưng biết đâu lối xảo ngôn chơi chữ của cộng sản qúa tinh quái đánh lừa lòng chất phát của anh nông dân, chú thợ máy, chị thợ may vv..Để khi các anh chị bừng mắt dậy, nghĩ minh dại dột, khờ khạo bao năm hổ trợ, che dấu, và tiêp tế và theo Việt cộng thì chuyện đã rồi, vì chúng đã gài tất cả vào rọ như con cá ham mồi ăn đã vào rọ và lừ hết đường thoát thân.

   Bởi theo người cộng sãn, thì kẻ thù là đối tượng tiên khởi, sau là giai cấp hoặc chủng tộc của nhân dân, mà theo người cộng sản phải loại trừ tất cả. Giáo sư cũng lưu ý chúng ta đến sự lôi cuốn ma quái và hấp lực do các quan niệm cổ võ, bênh vực cho chủ thuyết cộng sản, hay biện minh cho các việc làm của người cộng sản của một số các triết gia hoặc những người đầu cơ chính trị, đầu cơ danh vọng. Thường thì các triết gia luôn bị lôi cuốn cùng mê hoặc do cái tính cách cộng sản hoá này (như mọi của cải là của chung). Điển hình là các triết gia Phương Tây là Jean Paul Satre,  Marcuse v.v. Việt Nam ta có Trần Đình Thảo, Lý Chánh Trung, Linh Mục Nguyễn Ngọc Lan, Chân Tín, Trương Bá Cần,  Phan Khắc Từ, Huỳnh Công  Minh, Vương Đinh Bích, Thích Trí Quang, Thích Nhất Hạnh mà có thời người Việt Nam chúng ta gọi các ông là trí thức ba phải và triết ngủ hay triết gà gật. Chính vi một số triết gia và trí thức « gà gật » này theo cộng, bênh vực và lý luận cho chúng, đã tạo thêm lý do cho người cộng sản có « hấp lực, lôi cuốn giới trí thức và lớp trẻ, và lôi cuốn bao lớp người theo cộng » (17).Còn một loại đầu cơ chính trị, đầu cơ danh vọng, tham vọng như Nguyễn Khắc Viện, Thuợng Tọa Thích Trí Quang, Thượng Tọa Thích Nhất Hạnh, Nguyễn Ngọc Lan, Phan Khắc Từ, Huỳnh Công Minh, Trương Bá Cần và Trịnh Công Sơn cùng Lý Chánh Trung vv. Những con người này theo cộng và nhờ công lao quấy phá Miền Nam của họ, giúp cho phỉ quyền Hà Nội một phần thành đạt trong việc cưỡng chiếm Miền Nam thân yêu chúng ta.

    Chúng tôi cảm phục và cám ơn tính ngay thẳng lòng can đảm của giáo sư  Lefort,  đã vạch trần cùng đưa ra các hình ảnh hèn hạ và khiếp nhược của các tay triết gia cúi mặt như Heidergger và Sartre, hầu cho thiên hạ và chúng ta thấy rõ bộ mặt thật của các ông trí thức và triết gia này hơn. Theo giáo sư Lefort nghĩ thì đây không phải là tùng phục vào một chánh quyền uy tín, nhưng họ lại bênh vực và nhập vào một chánh quyền độc tài quốc xã phát-xít để hảm hại con người và nhân loại, tệ hại hơn nữa họ lại liên minh với cái chủ nghĩa cộng sản, cha đẻ ra tội ác (18), để giết hại cả trăm triệu dân lành vô tội.

   Thêm nữa, bên cạnh các triết gia đã nói trên đây, chúng tôi xin đuợc phép viện ra lịch sử của một nhà xã hội học thời danh, đó là Max Weber. Chính ông những năm về sau này, ông cũng bị lôi cuốn vào một thứ lý tưởng « không tưởng » hầu tạo ra một thứ chính quyền uy tín có hấp lực, song ông đã thất vọng não nề cho sự « ảo vọng » của mình. Vì xã hội mà ông muốn ước mơ và lý do hóa đó, nó hoàn toàn nhốt kín con người trong một nhà tù sắt (cave d’acier)! Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ cho dẫu có các việc làm « khờ khạo » này của các ông triết gia gàn dỡ và các nhà xã hội học viễn vông, mơ tưởng xây dựng một « thiên đường » cộng sản ở trần thế, thì các ông đã vỡ mộng. Thiên đường đâu không thấy, chỉ là địa ngục trần gian. Đúng như câu nói « tiên tri » của Satre khi nói « l’autre c’est l’enfer, tha nhân chính là địa ngục », thâm thúy thay những lời nói để đời này. Vì sau biến cố 1956 của người dân Hung Gia Lợi, và biến cố 1968 của Tiệp Khắc, và 1975 của Miền Nam Việt Nam cùng Cam Bốt, Lào v.v.. thì các người dân ở các xứ này đã « tắm trong biển máu » của những tay « đồ tể » khát máu người cộng sản. Từ đó, các trại tù đua nhau mọc lên như nấm để nhốt dân lành, thêm nữa hằng chục triệu người dân chạy trối chết cộng sản, bỏ nhà, bỏ của, bỏ xứ ra đi tìm tự do và lẽ sống, đánh đổi sinh mạng mình trên đại dương gầm sóng. Người dân Việt tị nạn tuyên bố với các chánh quyền đón nhận mình rằng : « nếu cái cột đèn biết đi, thì nó cũng chạy trốn cộng sản như chúng tôi ». Tại sao thế, vì ở với cộng sản là cực hình của địa ngục trần thế! Qủa nghiệm thay như câu nói của Satre tha nhân chính là địa ngục. Chúng ta có thể nói với cảm nghiệm cay đắng của đời sống mình rằng :  «cộng sản chính là điạ ngục, le communisme c’est l’enfer ». Vâng địa ngục đây là sống với người cộng sản tàn ác. Nhờ các biến cố « long trời, lở đất » này mà triết gia Jean Paul Satre mới giác ngộ, quay lại với con đường thiên hữu, tố giác các tội ác tầy trời kinh địa của người cộng sản, nhất là cộng sản Hà Nội,  một thứ gian trá, bip bợm nhất thiên hạ .. Đề rồi từ sự giác ngộ và nhận thức được bản mặt và bản chất thâm độc giết người của người cộng sản, Sartre kêu gọi Quốc Tế giúp đỡ các người tị nạn cộng sản chúng ta.

   Còn phần chúng ta, là những người đã sống với cộng sản, có những người đã cầm súng đối đầu với Việt cộng, để bảo vệ Miền Nam trước đây. Có những người thân tù đày cả bao nhiêu năm thành thân tàn, bệnh hoạn, kẻ mất vợ, người mất cha mẹ, nguời mất chồng, kẻ mất con với Việt cộng, rồi nhà cửa, ruộng vườn bị chúng tướt đọat hết vv.. Đã thế chưa vừa lòng, chúng còn đày vợ con, cha mẹ chúng ta đi kinh tế, nơi những vùng sỏi đá « khỉ ho cò gáy », cho chết dần, chết mòn, lại nữa chúng con bắt con cháu Miền Nam chúng ta đi lính đánh nhau với Khờ-me đỏ, làm bia đỡ đạn cho chúng nuôi mộng làm «bá quyền » toàn cỏi Đông Dương. Thế đó không ai hiểu cộng sản hơn chúng ta, hiểu bọn Việt gian cộng sản tận xương tủy máu tim như chúng ta! Thế mà lạ thay ! Còn có một số người làm đến Tướng, làm Thủ Tướng (chủ tịch ủy ban hành pháp quốc gia), người thì nhạc sĩ tài danh : như các  ông Đỗ Mậu, ông Nguyễn Cao Kỳ, Phạm Duy lại trở cờ, phản bội Quốc Gia Dân Tộc, về Việt Nam lên đài truyền hình của phỉ quyền Hà Nội tuyền bố những câu « lếu láo » phản lại cái lý tưởng quốc gia của mình bấy lâu, một cách tiếp tay cho phỉ quyền Hà Nội đày đọa thêm dân lành. Còn một số tiếp tay, làm tay sai cho phỉ quyền Hà Nội dưới nhiều hình thức khác nhau : nào mở miệng thì đòi hòa hợp, hòa giải dân tộc, cổ võ các chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ, âm nhạc của Việt gian cộng sản, đòi đầu tư buôn bán đổi chát với chúng, rồi đề nghị xóa bỏ hận thù để xây dựng lại Đất Nước với Việt gian bán Đất, dâng Biển, dâng tài nguyên quốc gia cho bọn Rợ Hán Trung Cộng. Qủa đúng ý cái luận điệu và các « chiến lược, chiến thuật » của phỉ Quyền Hà Nội bày ra ru ngũ những người « nhẹ dạ » tình cảm, và những người « khờ khạo » chính trị.

    Các ông nói mà không biết « ngượng mồn », thua cả một em thiếu niên, các em còn biết thế nào là lòng tự trọng, biết giữ sự sỉ diện lương tâm của mình cho người Việt tị nạn cộng sản. Các  em còn hiểu tại sao ông nội, cha mẹ các em bị đi tù, dân tộc, đồng bào Việt cứ đói rách, nghèo khổ, mất nhà, mất ruộng vườn, đó là vì sự dã man, tàn ác của phỉ quyền Hà Nội. Chúng tôi không chống lại những người vì hiếu thảo với cha mẹ già, phải vể thăm hay chịu tang, hoặc những người về đem « lữa cách mạng, gió tự do, và hoa nhân quyền và dân chủ » cho chú bác, anh chị em và đồng bào ở trong Nước, mà chúng tôi còn cảm phục và khuyền khích những việc làm này của quý vị. Chúng tôi chỉ trách những người về Việt Nam làm lợi cho chế độ phỉ quyền Hà Nội. Hoặc nữa vể ăn chơi trác táng trên những sự đau khổ của anh chị em mình. Đã đau khổ lại thêm xót xa hơn cho sự tủi phận của anh chi em chúng ta trong sự nghèo nàn đói rách, thua người.

    Thực chúng tôi là những người quốc gia không tạo ra những hận thù này, lấy đâu mà chúng tôi xoá bỏ hận thù? Phỉ quyền Hà Nội và Đảng gian phi bán Nước của Việt cộng là những kẻ đã gây ra cuộc chiến dài đăng đẳng.. Họ đã diết chết gần cả chục triệu người Việt Nam của hai miền. Hết chiến tranh rồi, ai là người bỏ tù, đày đọa chúng tôi trong các trại « cải tạo, lao tù » cực hình của địa ngục trần gian này. Phỉ quyền Hà Nội và Việt cộng gây nên tội và trả thù tì tiện với chúng tôi như thế đó. Do đó, chúng tôi là người không gây nên hận thù. Chúng tôi vẫn mang tâm trí của những người quốc gia có lòng nhân ái, biết tôn trọng lẽ phải. Vì thế, tập đoàn phỉ quyền Hà Nội muốn chúng tôi quên đi cái qúa khứ tủi nhục đau thương ấy, thì họ phải tỏ ra cử chỉ biết sám hối nhìn nhận những lỗi lầm của mình một cách công khai với Quốc Dân, và đền bù xứng đáng cho những nạn nhân bị họ cướp tài sản, cướp ruộng vườn, cướp vợ, giết cha hay mẹ của người ta v.v. một cách sai trái. Sau nữa phải thực thi một chế độ dân chủ đa đảng, cho tự do ngôn luận và báo chí, giải tán Đảng cộng sản và công an trị,  cho phổ thông tranh cử, phổ thông đầu phiều bầu Tổng Thống, áp dụng các quyền căn bản vào đời sống của dân chúng, tôn trọng nhân quyền với toàn thể dân chúng vv.. Nếu Hà Nội tỏ thài độ chân thành này như chúng tôi nói trên, lúc ấy, chúng tôi sẽ ngồi lại với họ để đối thoại cho một chương trình xây dựng và tái thiết lại Việt Nam, hầu cùng sánh vai với các Nước anh em mà thẳng tiến trên con đường của thiên kỷ thứ ba. Thiên kỷ của tự do, dân chủ, nhân quyền, thịnh vượng và hạnh phúc cho ngươi dân Việt Nam.

 

4.7. Những Việc Chống Lại Chính Trị

 

    Qua tiểu luận nhỏ này, thì chúng tôi muốn đưa ra các việc làm có tính cách phản chính trị (antipolitiques). Xin qúy vị hiểu nghĩa chính trị với các việc làm nâng cao trinh độ dân chúng : như hạnh phúc, no ấm, an bình và tôn trọng các nhân quyền v.v, lấy con người làm cứu cánh cho đường hướng chính trị của mình. Do đó, mà bất kỳ ai, chính thể nào làm trái ngược các điều chúng tôi vừa nói đó, thì chúng tôi gọi họ là người phản chính trị. Cũng thế, dẫu hình thức nào hay phương thức khác, khi con người dẫn đưa chính trị đến một thể chế này, hoặc là theo thể chế khác của xã hội loài người, nhưng qua xã hội đó và thể chế họ chọn đó phải thực hiện được các việc tốt đẹp cho người dân. Hơn nữa, xã hội đó không có chỗ cho bạo lực đàn áp và sát hại dân hiện diện.

    Để triển khai phần này, chúng tôi xin phép đưa ra ví dụ điển hình, là vào đầu thế kỷ XIX này, thì Saint Simon (1760-1825), ông tin rằng thể chế chính trị sẽ bị tan biến trong nền kỹ nghệ của con người. Theo ông nghĩ thì chính trị như các con ký sinh trùng và nó quay hướng về sự thống trị. Còn kỹ nghệ thì quay hướng về các hiệp hội, và những hiệp hội ấy có các vai trò của mình, thì mọi hữu ích của chính trị sẽ mất đi, có nghĩa chính trị có thể chết. Cũng thế khi người ta nói đến chính trị, thì được xem như trong câu chuyện ngụ ngôn về các con ong thợ và con ong chúa (19).

    Còn Karl Marx, chúng ta biết ông xem Nhà Nước sẽ được thay thế vào các hiệp hội của thợ thuyền, công nhân, và đặt họ chung vào các việc làm của họ trong một thời gian tạm, sau đó, thì Marx nghĩ Nhà Nước sẽ tiêu tan vào ngày mai. Thế nhưng không có tiêu tan vào ngày mai theo như ý Marx suy tính mà Nhà Nước trở thành cái thượng tầng cơ cấu. Nhà Nước không phải là khách quan của các cuộc chính trị. Ví dụ, như dựa vào các nhân quyền. Do đó việc làm này mà Marx  chỉ có dựa vào một cuộc cách mạng xã hội : đó là giai cấp vô sản, đã chiếm được vai thế này (Nhà Nước), từ chỗ đó bỏ đi thân phận nghèo khổ của họ, và loại bỏ mọi giai cấp.

   Tuy nhiên, chúng ta thấy mọi sự việc xảy ra là hoàn toàn trái ngược những sự như Marx nghĩ. Có nghĩa Nhà Nước rõ ràng là sự dung hòa của người dân, nó đã không sinh ra sự phân chia này. Qủa thực, đây là sự sinh ra một xã hội mới không chính trị như ý Marx muốn, cũng như Saint Simon muốn. Những ý đó là các tư tưởng và việc làm phản lại chính trị, hoặc là chống lại chính trị như nhiều triết gia chính trị học nhận định về Marx và Saint Simon. Vì qủa là chinh trị, thì        người ta luôn thấy các diễn tiến luôn chạy đều trong các công việc của nó, và luôn bắt đầu lại sự nhổ tận gốc các hành vi bạo lực, đàn áp nguời dân. Song các nước cộng sản lấy chủ thuyết Marx-Lénine làm căn bản, thì hành động bạo lực và đàn áp, sát hại dân không bao giờ bị loại bỏ.

   Từ những nhận định này, chúng tôi nghĩ rằng đây là những hệ luận của ý nghĩa chính trị và Nhà Nước, theo chúng tôi thì Marx không cần đồng hóa các giai cấp và chủng tộc trong một tinh thần phản chính trị như thế. Cảm nghĩ của chúng tôi đề nghị, là dẫu trong mọi trường hợp nào của xã hội loài người, nhưng để thiết tạo nên cái quan niệm chính trị, thì bước tiên khởi của việc hành sự chính trị là nhìn nhận các giá trị tự do thiết yếu của người dân, và xây dựng cùng tôn trọng các tự do căn bản đó. Sau đó, thì phải nhổ tận gốc các việc bạo lực trong đường hướng chính trị của mình. Trong chương này chúng tôi trình bày cùng qúy vị, uớc mong rằng bằng mọi giá chúng ta chống lại sự cám dỗ muốn dùng chính trị như một con đường cho ta sử dụng tham vọng quyền lực cùng thống trị kẻ khác. Chúng tôi xin các vị hãy trả lại cho chính trị  ý nghĩa tự nhiên cùng ý nghĩa tốt đẹp của nó. Để rồi con người với con người sống thực bản tính tự nhiên trong tự do, trong nhân quyền của mình, cùng vui sống trong an hòa và sáng tạo.

 

V. BẠO LỰC

 

    Chúng tôi đã nói qua các hành vi bạo lực ở chương trên, và qua chương V này chúng ta cùng khảo luận nghĩa rộng hơn về các hiện tượng bạo lực này.

    Trước hết chúng tôi phủ nhận ở đây rằng ý nghĩa của bạo lực nó không liên thuộc hẳn về chính trị, song bạo lực hoàn toàn liên thuộc vào quyền hành. Chính quyền hành tạo nên bạo lực. Chúng tôi xin phép được giải thích từ đâu mà bạo lực này có? Ý nghĩa của bạo lực cùng sự xác thực của bạo lực ra sao? Nói một cách khác, bạo lực chỉ là sức mạnh, ngay cả việc bạo động, bởi sức mạnh là sự cảm nghiệm của con người khi hành động. Tuy nhiên sức mạnh mà chúng ta có ngoài ý nghĩa nói này. Hoặc là dùng quyền hành để tạo nên sức mạnh cho mình hay tạo nên bạo lực, thì các hành động đó không có chính đáng gì cả. Chính sức mạnh không chính đáng, không có tinh thần cao thượng và hấp lực của mình, mà chúng tôi muốn trình bày ở đây, thì họ đã lợi dụng sức mạnh và bạo lực đó để cướp quyền bất chính. Do từ đó, chúng ta sẽ thấy có các nguồn tư tưởng muốn giảm thiểu việc chính trị dựa vào sức mạnh để khống chế và thống trị con người.

 

5.1. Nền Tảng Và Nguốn Gốc Của Bạo Lực

 

    Chúng tôi vừa nói qua nghĩa rộng của sức mạnh, hay hành vi bạo lực đã có ngay trong thể chế chính trị chuyên chế và độc tài. Để từ đó chúng ta hiểu rằng hành vi bạo lực không xứng cho người làm chính trị chân chính, hầu ta thừa nhận các tự do căn bản để tôn trọng con người, và loại đi các bạo lực đê hèn. Tuy chúng ta đã nhận rõ sự bạo lực, nhưng bạo lực vẫn luôn xảy ra, và thường hăm dọa đến đời sống của chúng ta. Do thế, điều chúng tôi nói đây không thực tiễn chút nào cho ai hiểu chính trị như một tổ chức đơn giản, có kỹ thuật hoặc kinh tế như một lý do của một xã hội thuần túy, thì những người ấy chưa hiểu thấu suốt về chính trị. Bởi chúng tôi nghĩ các câu hỏi về chính trị thật là quan trọng cùng tinh tế hơn hẳn một vài câu hỏi về kỹ thuật học hay kinh tế học v.v. Bởi chính trị có nhiều sự khác khó khăn hơn để giải quyết các vấn đề của con người. Có nghĩa làm sao để giải quyết hết các vấn nạn của xã hội, rồi đến các tự do của con người, các vấn đề đạo đức của con người và luân lý của xã hội, tiếp đến các khả năng của con người phục vụ và sáng tạo v.v.. Nhất là, vấn nạn con người muốn tạo nên cho chính minh sự tuyệt đối. Chính khả năng tuyệt đối này mà Carl Schmite, tác giả cuốn sách « L’Essence du Politique, Bản Chất của Chính Trị », ông viết vào năm 1932. Chính ông đưa ra tư tưởng này, do thế tư tưởng của ông rất gần với chủ nghĩa « Quốc Xã, National-Socialisme ». Cũng chính chủ nghĩa Quốc Xã này đã tạo nên những hành động bạo lực khủng khiếp cho nhân loại. Hay nói như triết gia Hobbes đây là chiến tranh của một nhóm người điên cuồng chống lại tất cả mọi người, chống lại nhân loại.

    Thêm một nguyên do nữa để tạo nên bạo lực, hiện thực hơn chính là do các định chế của quyền sở hữu, chính vì các ông vua, các lãnh chúa, các ông hoàng và những thế lực của thời xưa tạo cho họ qúa nhiều quyền sở hữu, bắt các người hầu phục dịch họ nhiều sự qúa đáng. Và đây là nguyên do sự bất công, và mất đi sự an bình trong xã hội theo như Locke nhận định. Khi nói đến quyền sở hữu này thì chúng tôi nghĩ đến Rousseau và Engels, các ông đã nhìn thấy rõ vấn đề này. Chúng tôi xin trích ra đây đôi lời của Rousseau : « những người giàu có chỉ nghĩ đến bắt các người hầu cận phải phục vụ họ ». Rồi ông ví họ : « như những con chó sói đói khát, say máu muốn nếm thử thịt người, họ chán ngán mọi thức ăn khác, không muốn gì hơn nữa, là được cắn xé con người cho thỏa thích » (20). Để từ đó, ông đưa ra các luận cứ về quyền sở hữu không thể không có sự tác dụng của nó. Bởi theo Rousseau sức mạnh hơn cả chính là tạo nên các công việc, và đây là sự khéo léo hơn hết hầu lôi cuốn tiền lương của các thợ thuyền và công nhân, có người làm việc thật nặng nhọc nhưng kiếm đồng lương thật vất vã, còn người thì công việc nhẹ nhàng, nhưng đồng lương lại cao. Và ông cho đây là sự bất công bằng (21). Chúng ta thấy do các nguyên nhân này, mà các xã hội Tây phương hay các Nước kém phát triển và các Nước nghèo thế giới Thứ Ba, thường xảy ra các cuộc đình công, xuống đường, biểu tình của các thợ thuyền, công nhân và nghiệp đoàn, đòi tăng lương, hay giảm bớt các giờ làm việc, lắm lúc xảy ra các sự bạo động, vì chánh quyền hay các chủ nhân ông không đáp ứng các đòi hỏi cho quyền lợi của họ. Còn các Nước nghèo Thứ Ba, nhất là ở Châu Mỹ La Tinh, thì tài sản như đất đai, ruộng vườn, các đồn điền, dinh thợ lớn thì nằm trong tay của một số tài phiệt có thế lực, còn người dân đinh, trải qua bao nhiêu đời, hết cha lại con đến cháu vẫn là người làm thuê, kẻ làm mướn. Sự bất công bình này đã tạo nên các cuộc bạo động của người dân, và gây nên nhiều phong trào, cùng các quân du kích tranh đấu cho quyền lợi nông dân. Vì các lý do nói này mà bạo lực vẫn thường xảy ra trên trái đất ta ở.

    Giờ đây chúng tôi xìn đưa ra một kinh nghiệm về bạo động mà Bertrant  de Jouvenet đã tường thuật lại nguồn gốc của bạo động, mà ông loại suy từ đứa bé để đưa dẫn vào đời sống xã hội và chính trị. Ông kể lại rằng, một đứa trẻ lần đầu tiếp xúc với một thế giới ngoại kiều, thế giới đó xa lạ hoàn toàn đối với em. Vì trước khi đứa bé đến ở nơi xa lạ, thì đứa bé đã có được một thời gian ổn định ở quê nhà, thời gian đó đứa bé cảm thấy bình an. Nay bé lại bị ném vào một thế giới xa lạ từ ngôn ngữ, miếng ăn, con người cùng xã hội v.v., không khác gì tạo nên cho bé cái  « sốc ». Do thế ông nghĩ rằng tưởng đứa bé được đưa vào một xã hội chắc chắn là được bảo đảm, nhưng thực ra là trong một thế giới không chắc, từ đó đứa bé cảm nhận không được an toàn để sống trong xã hội loài người này (22).

    Cũng thế, ông tả thêm hình ảnh đứa bé được gia đình gửi vào ký túc xá để học, ông nói : « ngày mà đứa trẻ bị « bắt » đi một cách đột ngột rời khỏi gia đình, để rồi « bỏ » em vào trong trường học, hay vào trong ký túc xá (nội trú). Có nghĩa đây là thế giới mới của em, em cảm nhận xa lạ, nhất là khi người cha hay người mẹ bỏ em ra về. Lúc đó, em cảm nhận cô đơn, cảm nhận lạc vào trong một nơi ồn ào quay cuồng và náo nhiệt xâm nhập em, em đang rơi vào trong một vũ trụ của kẻ không quen và không thông cảm. Đùng một cái, biết bao khuôn mặt, biết bao tiếng nói, làm cho em phân biệt, có tính cách cá nhân hóa : trước tiên em phải quan sát các người khác, chính họ, con người đó một đôi khi là cá nhân, một đôi khi là con người cộng đồng, qua đó em phải dấn thân, chúng bao quanh và xiết chặt em. Con người đó do các hình thái khác biệt, một đôi khi em cảm nhận như một bức tường chống lại em. Cũng thế, khi thì em phải chịu một sự tấn công thình lình do các môi miệng của kẻ lạ này đặt cho em các câu hỏi, hay ra lệnh cho em phải kết hợp với họ, làm cho em choáng váng. Vâng, cái cảm tưởng nồng độ của lần đầu này, là cho cái không là tôi (non-moi), là một phần của các bí ẩn và đòi hỏi em, để rồi qua đó, kể từ này em phải tùng phục và vâng lời. Khi sự việc này đến, em cảm nhận như tiêu tán, hệ trọng hơn là em phải ở lại nơi đây, do thế, cái cảm giác em lúc này rằng « mọi người khác » ở đây, tại nội trú này là nguyên nhân của người lạ… Qủa đây là cái cảm giác sống thực cho chúng ta là người di dân, thì chính điều này báo cho chúng ta không thuộc cùng thân thể này (xã hội hoặc cộng đồng), mà qua đó (nơi ta đang sống) là các « kẻ khác », họ hiện diện liên quan đến ta » (23). Chúng tôi thấy Bertrant de Jouvenel đã tìm được một từ hay để chỉ rõ và xưng tên về « quê hương này mà ở đó có các cộng đống kẻ lạ, và kẻ lạ-cộng đồng liên hợp này, ông thử dùng danh từ mới « aultruie, người khác, thiên hạ, còn tiếng Anh thì gọi là otherdom ». Danh từ mới của chúng ta đây là tha nhân-aultruie. Và theo ý ông thì từ đó em có thể có những phản kháng tự nhiên, rồi dễ tạo các bất mãn khi chung đụng với bạn bè mà chúng có thái độ hách dịch, bắt nạt –Và theo ông thì bạo động phát xuất từ đây.

    Cũng thế, từ ý nghĩa của câu chuyện này dẫn đến chính trị, thì chúng ta thấy ở đâu có chiến tranh, thì ở đó cũng « bứng đi » bao lớp thanh niên trẻ phải lao đầu vào trong bạo lực của chiến tranh. Đôi khi cuộc chiến chỉ bởi một lớp người lãnh đạo có quyền hành và quyền lực tạo nên cuộc chiến với ý đồ tham vọng của họ. Như hai thế chiến đệ nhất và đệ nhị, cuộc chiến dài đăng đẳng của Việt Nam. Vì sự bạo lực cuồng điên của Hồ Chí Minh và Lê Duẫn, làm giết chết hàng triệu người dân lành của hai miền Nam Bắc. Rồi các cuộc chiến của người Cam Bốt, Savador, Nicaragua, Rwanda, Angola v.v.. Hay giữa dân Do Thái và Palestine. Dẫu bạo lực vẫn thường xảy ra trên trái đất lắm khốn khổ này, tuy nhiên con người luôn cố gắng để tìm một phương thế hòa giải và dung hòa hầu sống còn. Chúng ta rõ hai dân tộc Do Thái và Palestine thề không đội trời chung với nhau. Nhưng sau bao nhiêu năm họ dùng đủ các thứ bạo lực : nào khủng bố, đặt bom, ám sát, đánh nhau bằng nhiều cách, song cuối cùng hai nhà lãnh đạo hai nuớc là Arafat và Rabin đã bắt tay nhau giảng hòa. Để rồi hai vị ký kết một văn kiện hòa bình lịch sử giữa hai nước trên thảm cỏ tại Tòa Nhà Trắng ở Wasshington vào năm 1993. Tuy chỉ được một thời gian sống bình an, sau đó lại bất ổn vi cái chết của Thủ Tướng Rabin do một tên qúa khích cuồng tín cực hữu Do Thái ám sát ông. Từ đó bạo lực lại tái diễn làm nhiều dân lành chết oan, để rồi các nhà lãnh đạo hai nước là Ariel Sharon và Mahoumoud Abbas và này là Hamas và vi thủ tưóng mới của Do Thái là Benjamin Netanyahu phải đii vào  bàn hoà đàm lại, hầu tìm được sự ổn định bình an cho hai nước.

   Thường các cuộc hòa giải này thật là gian nan vất vả và khó khăn mới tạo được. Vì các cuộc hòa giải đó luôn đòi hỏi có sự tương quan và kính trọng lẫn nhau, cùng nhân nhượng lẫn nhau các quyền lợi về chính trị và kinh tế v.v.. Nhất là các cuộc hòa giải này luôn có các trọng uớc để giữ gìn hòa bình cho nhau. Vả nữa, các vị lãnh đạo và nhà cầm quyền phải ý thức cao độ cái giá trị của hòa bình cho nhau và tôn trọng các khế uớc mà mình đã ký kết, còn nếu không hiểu rõ luật lệ, chính trị, thì sẽ rơi vào lại bạo lực như đã xảy ra nhiều năm giữa hai nước Do Thái và Palestin hiện nay.

    Nói tóm lại, các cuộc hòa giải này chính là bản chất cứu lấy các sự tự do của con nguời, và nhận ra « tha nhân » cũng có quyền tự do sống bình an như tôi muốn. Do vậy, tại sao tôi phải dùng bạo lực để bắt ép người khác đang sống bình an, và bứng người ta đi ra khỏi nơi người ta đang sống an lành ấy? Như cộng sản Hà Nội trước đây đã dùng bạo lưc cưỡng ép, bắt biết bao triệu thanh niên, thanh nữ đi bộ đội để đánh chiếm Miền Nam. Hay sau này thì họ qua Cam Bốt là nước anh em, rồi dùng bạo lực chiếm Đất Nước người ta. Vi lý do này mà cả thế giới ai cũng lên án, và bao vây kinh tế cũng như chính trị với Hà Nội một thời gian dài.

    Thế nào là quan điểm chống lại quan niệm về việc bạo lực như thế? Điều này, như chúng tôi đã nói ở trên, đây chính là « khế uớc hóa ». Thế nhưng, đi xa hơn thì bất cứ giá nào chúng ta (con người) cũng phải loại bỏ các bạo lực ra khỏi các viện lý của nó. Do thế, chúng tôi nghĩ đến các lý thuyết gia, các sứ giả hòa bình, chính họ là những ngưòi làm công việc dấn thân cho công cuộc chính trị này, hầu có thể tạo nên một khế ước hòa bình chân thực. Hiệp định hòa bình này phải là sự hoàn toàn tinh tuyền của ý muốn chân thành của phía bên này cũng như phía bên kia. Chúng tôi nhớ lại điều này không những chỉ là trường hợp của Rousseau như chúng tôi đã nói ở trên. Song những lý thuyết hòa bình hòa giải này thật là thực tế và tế nhị. Vì lý thuyết này không tin tuởng vào bản chất của bạo lực cưỡng ép người ta vào bàn hội nghị, nhưng bằng con đường đối thoại và đàm phán, hơn nữa bạo lực là đàng sau hậu cảnh của sự hiện hữu chính trị. Bởi theo chúng tôi nghĩ bạo lực không phải là lý do thiết yếu như là một « động lực » để chúng ta sử dụng nó, hầu giải quyết các vấn đề của chúng ta. Trái lại, lý thuyết hòa bình hòa giải được xem là đưa lại cho chúng ta các ý muốn tự nguyện, tất cả được xem cho việc hiện hữu bởi các tự do (luật tự nhiên, nhân quyền). Cũng thế, tất cả sự tự do này phải có cho mọi người, cho người dân được sống bình an cùng hạnh phúc !

 

5.2. Sự Thừa Nhận Hòa Bình Và Công Bình

 

    Ở đây, chúng tôi mong rằng với ý nghĩa của sự thừa nhận, thì qua ý nghĩa đó : chúng tôi muốn nói là tất cả cho các tự do. Tuy nhiên, khi chúng tôi nói đến đây, thì chúng tôi cũng không phủ nhận các điều mà người ta nói đến sự thừa nhận này, mà không nghĩ đến các chiều kích của các tiềm năng của bạo lực. Vì bạo lực vốn sẵn có trong các sự tự do ( ví dụ, các hành vi bạo lực xảy ra, là do con người tôi nghĩ, tôi có tự do làm như thế và hành động như vậy). Do thế, khi đi vào các sự kiện tự do, thì chúng tôi thích nói đến sự kiện từ ngữ « thừa nhận ». Bởi con người khi biết thừa nhận thì sẽ làm « tươi nở » cho các khế ước, hiệp ước. Sự thừa nhận muốn nói lên sự nỗi bật của Hiến Pháp hay là thể chế, hầu hổ tương cùng củng cố các sự tự do (các sự tự do này phải thực sự được tôn trọng), để vượt qua các bạo lực. Thực ra Hiến Pháp của các tự do, nói ra có vẽ một cách nghịch lý (paradoxalement, paradoxically). Bởi vì, chúng ta biết sự tự do, thực ra chính nó sinh ra chính mình (la liberté nait vraiment à elle-même en sortant de soi), và tự do đó miệt mài đến một việc khác để tạo nên cái có. Sự tự do vẫn có tiềm năng đơn thuần như thế, và trở nên thiết thực. Cũng thế, tự do cũng có nghĩa là khả năng phủ nhận cái này, sự nọ. Thế nhưng kể từ này, thì tự do của tôi dựa trên tha nhân.

    Hiến Uớc-Pacte sẽ trở thành Khế Uớc-Contrat (là một giao ước, giao kèo). Từ đó người ta dấn thân, người ta vượt qua được tình thế trước đây (như xung đột, chiến tranh, hận thù v.v.) để bước vào một giai đoạn mới, đó là Giao Uớc Hòa Bình (Hiệp Ước Hòa Bình). Vả nữa, để làm nỗi bật bước đầu của sự việc chính trị, cho nên chúng tôi lưu ý đến trong mọi trường hợp để thiết tạo nền hòa bình, thì chúng ta phải nhận thức rõ tác dụng của nó (xin để khỏi hố như Hiệp Định Paris lố bịch, đã « giết chết » một Miền Nam Việt Nam trong tủi hận và đau thương). Để rồi từ sự nhận thức ấy được biểu lộ bằng một chuyển động, một sự vượt qua các khó khăn, cùng các nan giải của qúa khứ trước đây, để đi đến sự đối thọai, sự đàm phán và thỏa ước với nhau… Cũng thế, Hiến Ước (Hiệp Ước) này là một sự chuyển hoán, hoán đổi tình trạng hiện tại (chiến tranh), có nghĩa đây là sự nhận thức được giá trị sự sống của người khác, và đây cũng là việc vượt qua được cái qúa khứ hận thù trước đây, để ngồi lại với nhau mà chung sống hòa bình trong niềm ước vọng chung của mọi người, của toàn dân.

    Chúng tôi vừa nói đến từ ngữ hòa bình (pacte de paix). Đây chính là ngôn từ căn bản rất thiết yếu cho chính trị. Vì qua sự hòa bình này, trong thực tế người ta có thể gặp vài khả nghi (khó khăn) thật là quan trọng cho cứu cánh của chính trị. Có nghĩa chúng tôi muốn nói đến sự nan giải của hòa bình là công bình. Chúng ta biết đây là trong ý nghĩa nan giải của vấn đề luân lý hay chính trị rồi. Qủa đây mới chính là sự khó khăn, để làm sao ta dung hợp được hai từ ngữ hòa bình và công bình này. Từ điểm này chúng tôi tưởng nghỉ đến sự đảo nghịch của Machiavel đến hai từ ngữ thực tế này trong đời sống. Theo ông nghĩ thì hòa bình có trước công bình (vì lúc đó quê hương của ông có giặc giả nên ông nghĩ như thế, để cần sự cứu thoát quê hương mình). Tuy nhiên chúng tôi cảm nghĩ rằng  ý nghĩa này không nhận ra sự việc tương hổ : có nghĩa điểm này là điểm yếu của tư tưởng Machiavel chăng? Cũng từ ý nghĩ này chúng tôi thấy vẫn còn các điểm yếu khác của các tư tưởng gia chính trị xưa và nay. Vì họ là người luôn đặt hòa bình lên hàng đâu tiên của mọi cứu cánh, mọi mục đích. Họ bất cần sự hòa bình đó có công bình và chân chính không, miễn sao đạt mục đích và ý muốn cùng quyền lợi của họ là được. Điển hình là những chính trị gia đại bịp Nixon và Kissinger. Nhất là Kissinger, người đã bán đứng miền Nam Việt Nam bằng một thỏa thuận thương nhượng với Hà Nội và Trung Cộng, để tạo cho được Hiệp Định Paris, và giải thưởng Nobel vô liêm sỉ mà ông đi nhận lãnh. Nhưng sau biến cố của ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi cộng sản Hà Nội đã cưỡng chiếm Nam Việt Nam, thì thế giới Tây phương đã mở mắt cho sự khờ dại của mình khi họ mục kích miền Nam bị tắm máu trong hận thù và sự trả thù người dân trong tù đày, cùng hằng triệu người Việt Nam liều mình bỏ xứ ra đi tìm tự do, hằng triệu người  đã bị vùi thân  xác trong lòng đại duơng  gầm sóng.

   Ôi bài học đắt giá cho người làm chính trị cao ngạo, cho mình là tài trí hơn người, nhưng thật ra là thiếu thận trọng, khờ khạo trong phương sách, chiến lược chính trị, thế nên đã diết chết hằng triệu sinh mạng trong việc vô liêm sĩ, và gian trá của mình.  Người Việt Nam chúng ta có câu :« Hoàng Thiên Hữu Nhạn, Ông Trời Có Mắt,  ác giả thí ác báo, quả báo nhãn tiền », bởi sau biến cố tắm máu sau năm 1975 đã đốt cháy sự nghiệp và tên tuồi của Nixon và Kissinger. Do đó, chúng tôi xin những ai làm chính trị hay cầm quyền, muốn tạo được hòa bình thì phải có công bình, hãy đòi hỏi thực thi các điều kiện công bình trước khi nói chuyện hòa bình. Công bình chưa có lấy đâu được hòa bình chân thực ?

    Giờ đây chúng tôi xin đưa ra trường hợp của Jean Baechler qua tác phẩm của ông là « Précis De La Démocratie, Khái Yếu Của  Dân Chủ » (24). Đọc qua tác phẩm này chúng tôi thấy ông dẫn chứng đến các mục đích, các minh bạch của hòa bình và công bình. Theo ông nghĩ rằng việc chính đáng và hợp pháp trong sự thiết tạo hòa bình và công bình này, đó chính là tất cả việc làm của chính trị, cũng như mọi chính sách của chính trị phải phù hợp với các mục đích của hòa bình và công bình, hầu mới nói lên được tính cách xác thực của nó » (25). Do thế, vai trò của chính trị rất cần thiết để bảo giữ hòa bình vững bền, nói như ý Jean Baechler, thì chính trị là cái trật tự, nhận lãnh trách nhiệm bảo đảm bình an cho việc công bình của xã hội, hoặc bảo đảm công bình cho một chính sách đề ra, rồi việc làm chính trị phải quản nhiệm tốt các chính sách này (26). Vì thế, chúng tôi nghĩ chính trị sẽ là một sự xây dựng, là một việc thiết tạo hòa bình trong công bình. Có nghĩa chính trị ở đây phải có cái nhìn giả định trước. Cái giả định nhìn xa ở trong ý nghĩa này, là người ta không nhìn thấy các gian dối, lừa lọc và bạo lực xảy ra như trường hợp Việt Nam sau Hiệp Định Paris, mực bút ký chưa khô thì Hà Nội đã vi phạm trắng trợn, ngang nhiên xô quân bộ đội đánh chiếm Miền Nam. Khi nghĩ đến điều này, chúng tôi thấy nhiều người Việt Hải Ngoại vẫn còn ngây thơ, chóng quên những kinh nghiệm của gia đình mình, bản thân mình có biết bao đau thương với Việt cộng : Thế mà cứ muốn nghe chúng dụ dỗ đòi hòa hợp, hòa giải, giao lưu văn hóa : nói một cách công bình như chúng tôi bàn luận qua ở trên : họ đã thực thi công bình với chúng ta chưa ? Hãy đòi hỏi thực thi những công bình cho chúng ta thấy trước đi : như trả lại nhà cửa, ruộng vườn, giáo đường, nhà chùa của người dân, thả hết tất cả nhửng tù nhân lương tâm, cho đa đảng, cho tự do báo chí và ngôn luận vv. Khi Hà Nội nghiêm chỉnh thực thi những điều này, chúng tôi sẽ nghị luận với họ cho một chương trinh hòa giải những mối xung khắc và những mối hận thù do những chính sách sai lầm và tội ác của họ gây ra cho Đất Nước và người Dân Việt – Để từ đó có một ngày tạ tội với Tiên Tổ với Trời Đất, với Quốc Dân như các Vua Việt chúng ta trước đã cử hành nghi Lễ, làm Lễ Tế Trời, và Vua thì tạ tội trọng thể với Thiên Hoàng và Quốc Dân – Khi đó lòng Người, lòng Trời , lòng Dân và  toàn thể Dân Việt quy về một mối an hòa, mới mong cho một bước tiền xây dựng và canh tân Đất Nước cường thịnh về mọi lãnh vực văn hóa, chính trị, kinh tế và xã hội cùng tôn giáo.

 

5.3. Sự Bạo Lực Thái Qúa Nằm Trong Sự Sinh Động Của Tự Do

 

    Phải chăng người ta nói đúng rằng có một cái gì đó có trước của các hành vi bạo lực, nó ví như một sự sinh ra tuyệt đối của các tự do trên các nền tảng của bạo lực này ? Sự sinh ra đó có thể một cách tự nhiên theo một số phân tích gia nghĩ. Cái đáng nói là bạo lực thường nhắm vào đối tượng tha nhân hoặc người dân, mà khủng bố hoặc hăm dọa đến mạng sống của họ. Điểm mâu thuẫn ở đây,  chính bạo lực là sự vượt quá ý muốn của tự do thực. Vì bạo lực chính nó có đủ khả năng vượt qúa, có nghĩa là hành động bạo lực-acte violence, mà người ta tạo nên nó, rồi xem đó như là sự tự do hành động của mình. Điển hình các việc làm của Lénin, Stalin, Hitler, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Lê Duẫn, Lê Đức Thọ, và nhóm phỉ quyền Hà Nội hiện nay, rồi Polpot, Đặng Tiểu Bình, Sadam Husen, Kim Nhật Thành v.v.. đã tạo ra các bạo lực và bạo hành. Họ nghĩ « sai trái » rằng họ có tự do, có đủ quyền lực làm như thế. Đây chính là sự nghịch lý mà chúng tôi muốn nói đến. Hoặc một cách rõ ràng cùng chính xác, thì có lẽ do sự huyền vi của tự do, là năng lực tuyệt đối đã tạo nên chăng. Cái muốn tuyệt đối này đồng thời cũng là khả năng không giới hạn, dùng sự tự do, dùng sự tuyệt đối trong bản chất của nó : có nghĩa bản chất khác – vì bên cạnh của tự do có  ý chí tự do, song đồng thời tự do đó là tự do như mục đích, cái mục đích tự do của sự tự do khác. (Xin lỗi đọc giả, chúng tôi phải giải thích đôi giòng ở đây trong lãnh vực triết học, nên đôi lời và từ ngữ hơi khó hiểu, mong được sự thông cảm của qúy vị. Vì chúng tôi không thể làm gì hơn trong bài khảo luận này, cần đến nhiều ngôn ngữ triết học, xã hội học, chính trị học, luật học và tâm lý học v.v., dẫu chúng tôi đã cố gằng nhiều hầu đơn giản hóa từ ngữ cho dễ hiểu hơn).

    Do vậy chúng tôi nghĩ để có sự quân bình, thì phải có tư tưởng của Luật giữa lòng các sự tự do, hầu giảm bớt hay chặn đứng những hành động tự do (thiếu suy nghĩ, lệch lạc tư tưởng, vô luân, phi đạo đức vv.). Đây chính là việc tiên khởi và thiết yếu của chính trị, là một thứ chính trị đạo đức, hay nói nữa, là hành động trước hết hiện nay của các việc làm chính trị vị nhân. Chúng tôi nghĩ  sự khó khăn ở đây là ngôn từ « Luật », mà một số nhà tư tưởng hiểu là một vài việc gì đó bên ngoài chính sự tự do, được xem là ngoại thuộc. Trái lại, chúng tôi nghĩ là Luật, thì có vai trò của nó, và đủ ý nghĩa của nó nếu như con người xem Luật đuợc thể lộ trong các sự tự do (như chúng tôi đã bàn đến các chương về Luật tự nhiên). Có nghĩa  là trong hành động tự do của tôi làm, hành động đó không phương hại đến mạng sống người khác. Vì khi hành động tự do của tôi làm phương hại đến mạng sống tha nhân, thì tôi đã dùng hành vi bạo lực thô bạo đối với họ. Thế nên, vì Luật sự sống, tôi không có quyền gì để cướp đi sự sống của người khác. Tôi không muốn một ai cướp đi sự sống của tôi, lý nào tôi lại muốn lấy mạng sống của người khác ? Ý này nằm trong lãnh vực nhân quyền. Đúng hơn, đây là quan điểm của triết lý đạo đức thời đại (philosophie éthique) bàn đến. Do thế, một vài nước văn minh Tây Phương đã xóa bỏ bản án tử hình, thế vào đó là bán án tù chung thân. Bởi họ nghĩ rằng chỉ có Thượng Đế ban cho chúng ta sự sống và duy Ngài mới có thẩm quyền cất đi sự sống của chúng ta. Do từ ý nghĩ này, anh và tôi đều bình đẳng như nhau cùng làm người giống nhau, dẫu anh là gì đi nữa, anh không có quyền dùng bạo lực để cướp đi sự sống của tôi, ngược lại tôi cũng thế.

 

5.4. Cái Gốc Biến Tính -Tiếp Cận Trong Tính Năng

 

    Để nhận rõ, trước tiên, trong con người thì gốc biến tính, chính là ý muốn không có giới hạn, ngay cả sự tuyệt đối cũng thế, như chúng tôi vừa mới gợi ra ở các giòng nói trên đây. Vì bản chất của nó là sự gì khác. Nó không có hoàn toàn lý tưởng (người ta có thể gọi là luân lý), tuy nhiên nó được phát lộ tức thì trong tính năng. Và nhờ sự liên quan đến các liên hệ khác, hoặc là trong tính cách giữa mọi người với nhau. Đơn cử, sự chống nhau giữa chủ và tớ, hay giữa người nô lệ và chủ nhân, hoặc là người dân và Nhà Nước, hoặc nữa là các quốc gia bị trị với các đế quốc xâm thực – mà chúng tôi muốn mượn tư tưởng  của triết gia Hegel để nói về tính năng. Theo Hegel, thì tính năng bao hàm một sự phân chia, song tính năng cùng một thời gian là sự tiếp cận, liên hệ thân mật, nhờ qua sự thân mật này tôi có được sự cấu thành đó mà tôi chỉ là tôi do bởi người khác này mang lại các điều ấy cho tôi. Tôi chỉ là một người (sự cách biệt của cái tôi) bởi một người khác (chính tôi hoặc là cái tôi đối diện tôi). Để từ đó, thì tôi không bao giờ là người khác như thế, tôi không phải là phái tính khác. Do đó mà phái tính như là cái rễ chia làm đôi này.

   Chúng ta biết trong thời gian qua có nhiều luống tư tưởng của các triết gia đề cập đến điều này. Song đáng lưu ý đến là triết gia thời danh Emmanuel Levinas, chính ông là người đã khám phá ra cảm tượng đặc biệt về tha nhân, để xác định cái chính tôi bởi một người khác trong cái nhìn mà triết gia bàn đến. Cái nhìn ấy nó hoàn toàn khác với tất cả sự vật chiếm được. Cái nhìn quan sát. Cái nhìn hướng về chính tôi và đến người khác, chính là tất cả : nghĩa là không có gì chiếm đọat. Cái nhìn cho phép hiện diện diện. Cái nhìn mời gọi. Cài nhìn tìm kiếm. Do đó, khuôn mặt của kẻ khác (tha nhân), chính là một cách có khác, nói như triết gia Levinas. Đây không phải là một khách thể (người khác) tạo nên cái bức rào ngăn cản, song là một việc để cho tôi hiện hữu, tạo cho tôi hiện sinh trong cỏi trần này.

    Quả điều nói này, thì chúng ta thấy việc khởi đầu về sự liên thuộc của người nam và người nữ hay của người khác, thì phát xuất từ tư tưởng nói trên, để rồi từ đó con người có sự liên thuộc trong mối tương quan với xã hội. Cũng từ đó ta nhận diện ra ta trong kẻ khác.

    Trở lại vấn đề chính trị, thì ngay cả các vấn đề bạo lực, chỉ hiển lộ trên bản chất đó, có nghĩa nhắm vào kẻ khác để sử dụng bạo lực. Do thế, bạo lực không chỉ là bản chất của sự tự do, do sự hấp lực về tuyệt đối, hoặc là bản tính của tự nhiên, song cũng là bản chất của cá tính con người được lưu ý do sự biến tính của chính mình. Tuy vậy, biến tính không phải là sự xung đột, biến tính là tính năng. Bản chất của biến tính là sự biểu lộ sự tàn bạo của bạo lực. Tuy nhiên sự bạo lực do con người, thì con người cũng có thể ý thức được trong việc chủ tâm khắc phục bạo lực. Hơn nữa, vì chính trong con người vẫn còn có cái gốc của sự thiện (nhân chi sơ tánh bổn thiện) mà Ông Trời đã đặt vào trong lương tâm của con người, để khi chúng ta làm sự ác thì bị lương tâm cắn rứt dày vò. Nhờ đó con người có thể khắc phục, vượt qua được sự tàn bạo của bạo lực này khi nhận ra các lỗi lầm trầm trọng của mình đã phạm.

 

5.5. Chính Trị Và Các Khuôn Khổ Khác Của Xã Hội

 

    Chúng tôi muốn nói đến một sự việc chính trị trong  ý nghĩa chúng tôi đề cập ra đây, được xem là việc tiên khởi trong các chính sách của chính trị. Việc tiên khởi này là trong ý nghĩa đẹp của chính trị, từ đó chính trị mang lại một sự « cứu độ » cho kẻ khác, khi nhận ra được kẻ khác như chính tôi, tôi tôn trọng sự tự do của người khác như tự do họ có. Tôi kính trọng sự sống của người khác như tôi yêu chuộng sự sống của bản thân mình, hầu trong con đường sử dụng chính trị mới có thể loại bỏ sự bạo lực tàn bạo chết người nói này. Vì người khác đây cũng chính là tôi, là hình thể của con người tôi, người ta tôn trọng tôi, thì lý nào tôi không tôn trọng người ta. Đó là điều tất nhiên ! Lẽ sống hiển nhiên ! Hơn nữa, bạo  lực không phải là loại chính trị tự nhiên, hay nói cách khác là thứ chính trị thất nhân tâm. Nhất là, trong các tương quan khác của xã hội như xã giao, kinh tế, văn hóa v.v., thì chính trị (chánh phủ) phải nhận ra giữa mọi người hay các tự do của mọi người là sự gián tiếp tôi phải tôn trọng . Ý này chúng tôi muốn nói đến Chánh Phủ, Nhà Nước, Người Dân hay Thủ Tướng, Tổng Thổng, Nghị Sĩ, Dân Biểu đêu phải tôn trọng Hiến Pháp và Luật Pháp, tôn trọng các giao kèo, khế ước, thương ước, hiệp ước vv. lúc mình ký kết. Thế nhưng phỉ quyền Hà Nội và chánh phủ gian phi của chúng luôn vi phạm, và chẳng coi Luật Pháp và Hiến Pháp do chúng làm ra không ra cái thá gì.

    Cũng thế, trong các sự tương quan của việc buôn bán, trao đổi kinh tế, việc đầu tư của người dân vào các lãnh vực này, hay việc đầu tư của các hãng xưởng ngọai quốc vào Đất Nước, thì chúng ta không thể dùng « bạo lực » bằng sức mạnh quân sự hay công an, dùng áp lực để « tống tiền, ăn hối lộ, tham nhũng hoặc cướp đoạt tài sản » của người dân, của người ta. Vì hành vi chính trị đó thiên hạ gọi là « mafia » hay là loại chính tri « rừng rú ». Hoặc nói mạnh hơn là thảo khấu, chớ không phải là hành tác của nhà chính trị cầm quyền.

    Do thế, trong chính trị người ta hiểu rằng cần phải có sự tương quan, tương hổ, có việc thừa nhận các tự do, xem các sự do như là cái quyền căn bản của con người trong một thể chế chính trị, đương nhiên chánh quyền phải tôn trọng mọi người dân. Từ đó bằng bất cứ giá nào Nhà cầm quyền phải tìm ra các giải pháp để loại trừ các loại bạo lực « rừng rú, kém văn minh, mafia » ấy ra khỏi xã hội của dân mình sống. Thế nhưng Hà Nội đã không làm những điều này : Điển hình như vụ Xứ Họ Tam Tòa ở Đồng Hới tỉnh Quảng Bình thuôc địa phận Vinh, đã bị lũ côn đồ phỉ quyền Hà Nội thỏa hiệp cùng đi đêm với lũ « đầu gấu » xã hội đen, đã đánh đâp tàn nhần các tín hữu hiền hòa và các giáo sĩ lương thiện, tranh đấu cho công lý, và công bình cùng quyền sở hữu mảnh đất giáo xứ Tam Toà của mình.           

 

5.6. Tại Sao Có Bạo Lực ?

  

   Để trở lại vấn đề bạo lực, thì bạo lực chính là sự đe dọa đến sự sống của người khác, của thiên hạ, và cũng là sự đe dọa đến đời sống của tôi, của dân tộc tôi. Đây là sự vuợt qúa của chính trị, nhưng khổ thay bạo lực cũng nằm ở trong lãnh vực chính trị. Từ đó có thể xảy ra các thể chế chính trị độc tài, thường dùng bạo lực để đàn áp dân, bịt miệng dân, hay củng cố quyền lực, hoặc dùng bạo lực để đè bẹp tiếng nói trung thực bênh vực cho lẽ phải : như Hà Nội, Bắc Kinh, Bình Nhưỡng, Ngưỡng Quãng v.v., là những phỉ quyền chuyên chế dùng bạo lực trong các phương sách chính trị và chiến luợc của mình. Qủa thực bạo lực là cái thường tiềm tàng trong các xã hội cộng sản và quân phiệt.

    Chúng tôi thấy sư bạo lực với những hậu qủa tai hại và tang tóc của nó gây ra, đã để lại bao đau khổ cho con người. Vì đâu có bạo lực này, thì nhiều nhà tư tưởng và triết gia nghĩ rằng bạo lực khi gây ra, thì chính bạo lực đã có trước trong ý chủ động của con người như một sự thiết yếu hầu thúc đẩy cho chúng ta nhận ra nó. Tuy nhiên sự thiết yếu không phải là sự bắt buộc ta hành động. Song chúng ta có thể hiểu sự thiết yếu ở đây có nghĩa là tạo nên các dấu chỉ tự do : như tranh đấu cho tự do, độc lập của Dân Tộc, của Quốc Gia. Bởi sự tự do, độc lập ấy sẽ là mục đích mà mọi người đều muốn có nó, thực thi các sự ấy trong xã hội ta sống. Điển hình, như giữa dân Do Thái và Palestine trước đây. Người dân Palestine vì tranh đấu dành lại chủ quyền Đất Tổ của họ, mà có thời Arafat và người dân Palestine đã dùng đủ mọi phương cách bạo lực đối với người Do Thái, để bắt Nhà cầm quyền Do Thái phải ngồi vào bàn hội nghị đàm phán, thương thảo, hầu đạt thắng lợi dành lại được Đất Tổ như ngày nay. Nhưng dù sao các hành động bạo lực vẫn là một sự dã man, tàn bạo, khi dùng bạo lực để đánh phá dân lành. Chẳng hạn như Việt cộng vào Tết Mậu Thân 1968 sử dụng bạo lực, đã chôn sống hơn năm ngàn người dân hiền hòa xứ Kinh Thành Huế, làm cho thế giới kinh tởm Hà Nội. Hay vào năm 1972, Việt cộng đã dùng súng bắn xối xả vào những người dân lành Quảng Trị, Thừa Thiên chạy giặc vào Huế, mà chúng ta có một danh từ lịch sử để đời là « Đại Lộ Kinh Hoàng ». Hoặc như Đặng Tiểu Bình và Lý Bằng đã ra lệnh cho quân đội Trung Cộng dùng xe tăng và súng liên thanh bắn xối xả, cùng cán chết các khuôn mặt sinh viên hiền hòa tranh đấu cho một thể chế dân chủ được hiện hữu và sinh động ở Quốc Gia mình. Để rồi từ hành vi tàn bạo đó mà Thế gíới đã kinh hoàng, các đài truyền hình Tây Phương đã chiếu đi, chiếu lại một thứ bạo lực « rừng rú » thất nhân tâm, vô trí của những tên trùm cộng sản khát máu (27).

    Nói cách khác, là chúng ta biết sử dụng đúng tự do. Để rồi chúng ta thừa nhận và tôn trọng một cách cụ thể các sự tự do và sự sống của tha nhân, hầu chúng ta mới có thể vượt quá được sự bạo lực này. Và rồi đặt ra cho chúng ta sự thực thể của tha nhân : có nghĩa khi tôi đối diện với tha nhân, thì tôi tôn trọng họ như bảo toàn chính thân thể của mình. Tôi không muốn ai làm cho tôi các đau khổ về thể lý cùng tinh thần, thì tại sao tôi lại muốn làm cho kẻ khác đau khổ về hai điều này, khi tôi dùng hành vi bạo lực đối với họ?

   Khi bàn đến điều này, thì chúng tôi muốn giới thiệu đến qúy vị giáo sư và triết gia Hobbes, theo ông hiểu rõ sự thiết yếu (của bạo lực) này, nhưng người ta có thể nói rằng : phải chăng Hobbes hiểu được sự thiết yếu bạo lực này, tạo nên sự tự do ? Như trường hợp của Arafat và người dân Palestine mà chúng tôi đã đề cập qua.

    Dẫu sao sự hiện thực của bạo lực dưới hình thức nào cũng là sự xấu, gây bất an cho xã hội, và dễ gây nên nguy hiểm của sự vô luân, phi đạo đức. Vả nữa, có nhiều nhà chính trị cùng tư tuởng gia chủ trương ý tưởng hoá sự bạo lực (une idéalisation de la violence). Sự bạo lực, theo họ nghĩ như một năng tính và có hiệu năng, chính như tư tưởng của Georges Sorel qua tác phẩm : «Các Suy Tư Về Bạo Lực, Réflexions Sur La Violence » của ông xuất bản vào năm 1906. Ông nghĩ rằng ông hành động bạo lực trong tinh thần vì tranh đấu cho giai cấp vô sản, và các nghiệp đoàn công nhân hay nông dân. Theo ông cuộc tranh đấu hoàn toàn giống như một cuộc vũ trang khi tranh các chức vụ công quyền hoặc dân quyền vậy. Và cái tư tưởng độc đáo của ông  mà chúng tôi cảm thấy ở đây, là tất cả những gì khi xảy ra chiến tranh thì tự nó không sinh ra có hận thù cũng như không có tinh thần trả thù sau cuộc chiến. Theo ông lúc chiến tranh người ta không nên giết các kẻ chiến bại. Cũng thế người ta không nên cổ võ cho tinh thần trả thù khi cuộc chiến đã tàn, lúc mà các người lính đã hạ khí giới. Giờ này những người này trở thành kẻ vô hại, lúc đó sức mạnh của họ sử dụng lúc chiến tranh tự nhiên tiêu tán, và sau đó thì họ trở nên bản tính tự nhiên của mình. Do thế chúng tôi nghĩ sau cuộc chiến, thì con người đừng tạo ra các vụ án, vụ xử án nhân danh này, nhân danh nọ đối với các người chiến bại, vì họ chỉ làm theo lòng yêu nước của minh, và lệnh trên ban ra. Điều chúng tôi nói đây, thì phỉ quyền Hà Nội đã bỏ tù, ngược đãi, hành hung và xử án tử hinh nhiều quân nhân cán chính Miền Nam Việt Nam, và họ gán cho chúng ta nhiều thứ tội danh họ dựng nên như « nợ máu với nhân dân cùng chống lại cách mạng v.v. ». Vì đây không phải là việc làm công bình và chính đạo. Qủa  thực phỉ quyền Hà Nội  đã dạy cho dân chúng lòng thù hận cùng bắt họ phải tiêu diệt các kẻ thù. Chúng tôi không biết  làm thế nào để các người dã tâm chủ trương hận thù, và hành động tàn bạo đối với anh em cùng một dân tộc, một màu da hằng có đuợc lý tưởng của một sự công bình, một hồn vị tha, nhân đạo hầu bước về tương lai xây dựng cho một Việt Nam phú cường, dân chủ cùng tự do đích thực ?

    Chúng ta ai ai cũng cảm nghiệm với chính bản thân mình, những hành vi bạo hành bằng một chính sách hoàn toàn ngược đãi của Nhà Nước Hà Nội đối với chúng ta cùng dân chúng Miền Nam ta.

    Để nói thêm các việc bạo lực, thì qua lời tường thuật cùng suy tư của Sorel đã làm nguồn cảm hứng cho Mussolini, dùng phuơng pháp bạo lực để cuớp chánh quyền. Ngay cả cộng sản Việt đã dùng đến phuơng thế bạo lực này để thủ tiêu bao nhà cách mạng Quốc Gia, và các lãnh tụ đảng phái quốc gia, hấu cuớp công kháng chiến cùng cướp chánh quyền vào năm 1945… Theo họ cảm nghĩ, thì các hành vi bạo lực như khủng bố, tra tấn, đánh đập, ám sát, đặt bom, gài mìn v.v. đuợc xem như các cử chỉ « anh hùng hoặc người hùng ». Như vụ Nguyễn Văn Trỗi đặt bom ở cầu công Lý xưa kia. Và những biến chuyển mới đây như vụ Giáo Xứ Thái Hà, Tòa Khâm Sứ Hà Nội, Giáo Xứ Tam Tòa ở Quảng Bình, Và Loan Lý ở Thừa Thiên, Nhà Nước thổ phỉ Hà Nội đã hành sử bạo lực với dân mình như một lũ « du côn » chợ búa, đánh đập dã man và cướp của, cướp đất trắng trợn giữa ban ngày ban mặt thiên hạ.

    Chúng tôi thấy một hình thái khác mà chúng tôi bắt gặp trong tư tưởng của người mát-xít (marxiste), thực là một sự nguy hiểm của bạo lực, nhưng họ lại muốn làm cho có giá trị. Qủa vậy, theo tư tưởng của người mát-xít đề ra, thì họ sẽ thực hiện cho tương lai của con người có được một xã hội cộng sản. Xã hội đó là một sự hiện hữu của con người không có Nhà Nước và không có bạo lực. Theo chúng tôi rõ thì ý họ muốn « làm suy nhuợc Nhà Nước », và đây là ngôn ngữ của Marx, nhưng chính Lénine đã dùng lại và thực nghiệm, nhưng ông sử dụng triệt để bạo lực để tiêu trừ Nhà Nước Nga Hoàng bằng một cuộc cách mạng long trời lở đất vào năm 1917. Nhờ Marx ông đã khám phá ra được phương tiện cụ thể này, để rồi ông hệ thống hóa thêm phần của mình, nhờ qua đó ông đã đạt được. Thế nhưng, chúng ta hiểu rằng đây là sự trái ngược và mâu thuẫn của các người theo Marx. Vì như chúng ta mục kích thì hôm qua, ngày nay và ngày mai cho đến các xã hội cộng sản hiện nay như Trung Cộng, Việt Nam, Bắc Hàn, Cu Ba, Lào không có gì hơn đối với họ là sự bạo lực và thống trị bằng sắt máu. Nhà Nước, không gì hơn là cổ máy chém người, hay dụng cụ để thống trị, đàn  áp dân lành của một giai cấp này trên một giai cấp khác – có nghĩa của một giai cấp đỏ (Đảng) cầm quyền thống trị sắt đá trên một gai cấp khác : giai cấp đây là công nhân, nông dân, thợ thuyền, dân chúng đói khổ, là hình ảnh của một « thảm trạng » bi thương, được xem như một « định mệnh » đã được ghi ấn trong các chương đầu của Bản Tuyên Ngôn Người Cộng Sản-Manifeste Commumiste, mà họ đã nạnh miệng tuyên bố :« Lịch sử của tất cả các xã hội trong quá khứ là tranh đấu của các giai cấp, l’histoire de toute société passée est l’histoire de luttes de classes ». Để từ câu tuyên bố chất chứa đầy hận thù này mà trải dòng lịch sử dài suốt thế kỷ 20, những người cộng sản Liên Sô, Trung Cộng, Đông Âu Cộng, Việt Cộng, Bắc Hàn, Cam Bốt, Lào, Cu Ba v.v. đã diết cả trăm triệu sinh mạng người dân lành vô tội không gớm tay.

    Còn Lénine, chúng ta biết rằng các quan điểm về việc tranh đấu giai cấp, thì ông đã tạo cho mạnh thêm. Theo ông, thì tất cả sự bạo lực có tính cách toàn thể hơn ở Marx, vì trong thế giới mà ông gặp gỡ, ông thấy ở xã hội thời ấy vẫn còn nhiều bất công. Do vậy, ông đặt các việc làm của chính mình không gì hơn là các hành vi bạo lực – dưới mắt Lénine chỉ có một phương tiện cách mạng trong bạo lực để đánh đổ chánh quyền Nga Hoàng bằng bất cứ mọi giá. Ông nói chỉ có sử dụng bạo lực mới chiến thắng. Sau khi Liên Bang Sô Viết sụp đổ, thì người ta đã khám phá ra các lá thư, tài liệu mật về Lénine do Dimitri Volkogonov thu tập và tung ra cho thế giới biết, sau khi ông đã khảo cứu và tìm thấy nó trong các ngăn hồ sơ mật được lưu trữ trong các văn khố, song thời này được khui ra. Nhờ sự khám phá này mà những nguồn tài liệu mật được giữ kín mấy chục năm qua, nay thì lộ ra ánh sáng, người ta mới thấy các lời nói chứa đựng một tâm hồn độc ác, thú tính cùng các ý định tàn bạo hơn loài cầm thú của Lénine. Các lời đó như dùng « puissance-quyền lực hoặc pouvoir-quyền hành và fusiller-xử bắn vv., nói lên và phản ảnh Lénine là con người tàn ác, thích bạo lực diết người để thỏa mãn thú tính của mình.

    Danh từ « chế độ độc tài của người vô sản, la dictature du prolétariat » là thừa kế của Marx, Lénine đã sử dụng nó trong giai đoạn của cuộc cách mạng Nga, trong ý nghĩa căn gốc hơn cả mà ông đã đưa ra cho giai cấp vô sản. Chính tư ngữ độc tài của người vô sản này, được sự « mớm mồi » và khích động của Lénine, nên đã tạo ra sự bạo lực khủng khiếp trong giai đoạn cách mạng Nga vào năm 1917. Để từ đó các vị thừa kế ông như Stalin, đã dùng sự bạo lực khủng khiếp này mà xử bắn, bỏ tù, khủng bố hảm hại hằng chục triệu người dân Nga.

    Cũng thế, sự bạo lực không thua kém chủ nghĩa cộng sản là chủ nghĩa Quốc Xã (National-Socialisme) của nhà độc tài Hitler. Chúng tôi thấy qua tác phẩm « Mein Kamfs, Cuộc Chiến Đấu Của Tôi » của ông, thì tác phẩm này không thiếu sự qúa độ trong lịch sử tranh đấu của Hitler bằng bạo lực. Khi nắm giữ được quyền hành và quyền lực trong tay mình, thì ông đã tạo ra Đệ Nhị Thế Chiến. Hitler đã triệt để sử dụng bạo lực một cách dã man đối với người Dân Đức chống lại ông, hay đối với các quốc gia ông chiếm được, nhất là Hitler đã ra lệnh giết và triệt tiêu tàn bạo hơn sáu triệu người Do Thái trong các lò hơi ngạt.

    Tiếp đến, chúng tôi muốn đưa ra hình ảnh của Mussolini tại tòa nhà Quốc Hội Ý vào ngày 6 tháng 6 năm 1924. Lúc đó ông tuyên bố các lời sau :«chúng ta có tại Nga những vị thầy đáng thán phục. Chúng ta chỉ có cách là bắt chước các việc làm của họ đã làm tại Nga (…).Chúng ta chớ hoàn toàn nhầm lẫn để chạy theo các kiểu mẫu của họ. Nếu chúng ta thực thi các điều người Nga đó, thì các anh là những người cộng sản, tất ngay tự bây giờ sẽ làm những công việc khổ sai ở chốn này (tại Ý)…Lúc ấy, các anh sẽ gống gánh các quả tạc đạn nặng nề trên đôi vai mình. Chúng ta thiếu sự can đảm, và chúng ta làm sao để chứng minh được tư tưởng can đảm đó? ». Từ ý này, chúng ta không còn nghi ngờ gì nữa, vì các lời trích dẫn chính trị này được xem là một nền tảng sinh động của sự bạo lực. Sự bạo lực này là điểm lưu ý cho chúng ta, cho nhân loại bởi nó đã trải dài suốt thế kỷ XX vừa qua và vẫn còn tiếp diễn ở thế kỷ XXI ở một vài nước lạc hậu, kém văn minh và nhân bản làm người như Trung Cộng, Cu Ba, Bắc Hàn, Việt Nam, Lào, Miến Điện, Angola, Congo vv..

    Giờ đây, chúng tôi xin qúy vị được trở lại trường hợp chủ thuyết cộng sản.  Theo người cộng sản, thì ngày mai sẽ khác tất cả : có nghĩa là đổi hướng tình trạng của con người để đạt tới thân phận vô sản (le prolétariat). Vì theo họ nhờ chủ thuyết cộng sản này sẽ dẫn đến một sự hiện hữu dung hòa đối với mọi người. Nhưng trong đời sống thực tế thì hoàn toàn trái ngược những điều họ nói và việc họ làm đối với người dân, mà chúng ta là dân Việt và người Miền Nam là những nạn nhân đã có thừa kinh nghiệm cụ thể với người cộng sản. Chúng tôi nhớ lại câu nói bất hủ của ngạn ngữ Pháp : «Ne croyez pas ce qu’il dit, mais voyez ce qu’il fait, Xin anh đừng nghe những gì nó nói, nhưng anh hãy xem việc nó làm ». Sau này ông Thiệu có thể muợn từ ý câu nói này, nên đã nói một câu để đời :« đừng nghe những gì cộng sản nói, mà hãy thấy những việc cộng sản làm ». Qủa đúng thay và nghiệm thay cho thân phận người Việt, cho dân tộc chúng ta.

    Như Marx nói :« chủ nghĩa cộng sản này thực là giải pháp tranh đấu giữa con người và thiên nhiên, và giữa con người và con người » như là « giữa sự tự do và sự thiết yếu, giữa cá thể và loại giống » (28). Tuy thế, trong lịch sử Marx trình bày cho người cộng sản hành động này, thì chúng tôi nhận thấy Marx, qủa ra không hiểu thực gì khác về các việc tranh đấu, và để từ đó bạo lực của con người càng ngày càng tăng trưởng cùng đè nặng trên thân phận con người, và sau cùng là đè bẹp họ. Do thế, qua ý nghĩa cùng sự bạo lực xảy ra trong thế giới chúng ta sống, để từ đó chúng ta có thể đặt câu hỏi sau: làm thế nào để giúp con người tự chế được các bạo lực, làm sao để giúp họ vượt qua được các bạo lực này ? Bởi ngày nay, người ta đã ý thức được các tai hại của bạo lực  này, khủng khiếp thay đã xảy ra trong lòng các chế độ cộng sản, quân phiệt. Hơn nữa, chính ngay người cộng sản khi giác ngộ đã xem Marx và Lénine, là cha đẻ ra các tội ác tày trời kinh địa này.

    Trái lại, có một con đường khác không cần đến bạo lực để tranh đấu mà chúng tôi muốn giới thiệu : đó là lý thuyết khế ước hóa mà chúng tôi có nói đến ở các chương trước. Vì nhờ các khế uớc hóa nói này, mà người ta có thể kết hợp và hòa giải trong đường lối ôn hòa, chính là nhờ vào một xã hội trọng nhân, hầu sống tốt đẹp hơn, không cần đến các bạo lực như kiểu người cộng sản hô hào « đấu tranh » để « giải phóng » giai cấp thợ thuyền và nông dân v.v.. Cũng thế, như chúng tôi đã đưa ra lý thuyết của Locke hay của Rousseau, mấu chốt trong vấn đề các lý thuyết này là tài sản chung. Cũng chính tài sản chung này mà người cộng sản đã dùng bạo lực « đấu tranh », rồi cướp đoạt bao nhiêu ruộng vườn, nhà cửa và tài sản của người dân lành.

    Chung chung thì các lý thuyết nói này, họ đưa ra trước tiên một xã hội chính trị và tài sản chung của nó – một tài sản chung, một mẫu ăn chung thực dụng, không cần nói đến căn nguyên của chúng. Do đó, chúng tôi nghĩ đến một xã hội chính trị như thế, đã có thể hiện hữu trong thế giới chúng ta sống. Con người tiếp nhận kiểu thức đó, và xem chúng là tài sản chung, như được cho chung. Các điều nói đây, chúng ta thấy trong tất cả truyền thống của triết lý kinh viện Công Giáo xa xưa cho đến các ngày tháng bây giờ, thì người Công Giáo vẫn giữ lại các kiểu tài sản chung này : như tài sản chung của giáo xứ, của địa phận, của tu viện và của Giáo Hội v.v. Đi xa hơn, thì tài sản chung đó đưọc thực hiện cụ thể và hoàn hảo hơn cả : như ăn cùng mâm, ngũ chung một mái nhà, làm việc chung cùng nhau, chia sẻ công việc và gánh nặng cho nhau, không giữ tài sản riêng, mọi của cải làm ra được đó là tài sản chung, và đây là cách sống của các cộng đoàn tu hay các cộng đoàn công giáo của người Kitô hữu nguyên khởi (xin xem Sách Công Vụ Các Tông Đồ, Chương 2, 44-46 ; hay xem Tu Luật Đức Thầy hay Tu Luật Thánh Biển Đức sẽ rõ). Hoặc nữa, trong các tu viện của các tu sĩ Phật Giáo, các vị cũng sống một kiểu thức như thế. Chúng ta có thể nói đời sống của các vị đây là một sự tự nhiên, tự nguyện cao độ, một cụ thể thực hiển nhiên, mà các vị đã sống trải bao nhiêu thế hệ, cả hai ngàn năm nay rồi. Trong lúc đó thì người cộng sản đã thất bại ê chề với các chính sách hợp tác xã nông nghiệp, ngư nghiệp, thương nghệp vv.! Vì họ đã sai lầm trong căn nguyên và tư tưởng cùng hành động sai trái của mình : như cướp tài sản, cướp mồ hôi xương máu của người dân.Người cộng sản tưởng dùng bạo lực một cách sắt máu cùng áp chế người dân thì có thể thắng được mọi sự, nhưng họ đã lầm. Bạo lực chỉ đem đến cho người dân lòng uất hận, và khi có cơ hội vùng dậy, thì người dân sẽ đạp đổ tất cả để đòi hỏi quyền lợi chính đáng cho đời sống của mình. Bằng chứng là Khối Liên Sô, Nga, Đông Âu, người dân ở các vùng này không còn sợ bạo lực, không còn sợ xe tăng và súng đạn, đã vùng lên dành lại chủ quyền của mình. Nói như Quân Sư Tôn Tử :« dẫu thắng được trăm thành mà không thắng được lòng dân xem như là thất bại ».

    Qủa thực, trong đời sống chính trị nguời ta vẫn thường thấy xảy ra các cuộc chiến tranh cục bộ, và chiến tranh đánh nhau với các quốc gia khác (cũng có thể nói một danh từ khác là sự bạo lực tự nhiên của các tự do). Tuy nhiên, chúng ta phải nhận ra rằng bạo lực xảy ra không cách xa con người. Cũng có sự bạo lực xảy ra mà người ta không ngờ trước, như cuộc nội chiến Tây Ban Nha trong thập niên 30 của thế kỷ 20, cũng như chủ nghĩa Quốc Xã tàn bạo của Hitler đã làm tan nát người dân Âu Châu và thế giới. Vả nữa, chúng ta cũng co thể thấy các cuộc nổi dậy của quần chúng tạo nên sự « bạo lực tự nhiên hay tự phát, la violence spontanée), để đánh đổ một chế độ độc tài hà khắc nào đó, thường các cuộc nổi dậy này lưu lại trong ký ức con người hình  ảnh đẹp và hào hùng. Điền hình như cuộc cách mạng bộc phát của người dân Pháp phá ngục Bastile vào năm 1789 làm thành cuộc cách mạng thời danh của thế giới. Hoặc nữa cuộc nỗi dậy hào hùng của người dân Ba Làng Thanh Hóa và Quỳnh Lưu Nghệ An. Hay nữa trong những năm tháng qua của người dân làng Kim Nổ và Thọ Đà, rồi Thái Bình và Trà Cổ cùng Nguyệt Biều. Nhất là, những biến động trong năm qua và những tháng vừa qua của Giáo Xứ Thái Hà Hà Nội, Tam Tòa Vinh và Loan Lý Thừa Thiên, người dân can cường đứng lên đòi hỏi công lý, công bình và công đạo. Đẹp thay các giáo sĩ và giáo dân đã can đảm, anh dũng, kiên cường phản kháng lại chủ trương cướp tài sản của dân cùng dùng sức mạnh bạo lực hà hiếp dân của Đảng phỉ Hà Nội. Chúng tôi nghĩ rằng đây là những nét đẹp của người dân Việt Nam.Những nét đẹp hào hùng thay! Chớ gì những người viết sử Việt sau này, nên ghi lại những mốc điểm lịch sử này cho con cháu biết tấm gương anh hùng, can cường tranh đấu cho công bình, lẽ đạo lý và luân thường của cha ông, chú bác, cô dì của các cháu.

    Chúng tôi thiết nghĩ với chủ trương dùng bạo lực giữa người với người, dẫu thế nào đi nữa thì vẫn mang một ý nghĩa không đẹp, chẳng hạn như cuộc nội chiến của người Mỹ (civil war), hay cuộc chiến dai dẳng của Việt Nam và Đông Dương, thêm nữa cuộc cách mạng văn hóa 1965 tại Trung Cộng, và cuộc cải cách ruộng đất của cộng sản Hà Nội v.v.. Trong các quốc gia nói này, chúng tôi nghĩ khi chính trị mà dùng bạo lực, ắt không còn là chính trị nữa, mà chỉ có sự thù hận, nó lột trần cảnh man rợ của thú tính con người đối xử tàn bạo, ghê rợn đối với người đồng loại, với người cùng một màu da, sắc tộc. Để từ các cảnh đó còn một danh từ khác nói đến là sự « bi thảm » không bao giờ cách xa trong cách xử thế của chính trị.  Bởi khi chính trị và quyền hành, quyền lực rơi vào tay những kẻ gian hùng, xảo trá, lưu manh và thất học, tất nhiên chỉ tạo nên các thảm họa và vô cùng bi thảm cho con người như Trung Cộng dưới thời Mao Trạch  Đông, Chu Ân Lai … ; Liên Sô dưới thời Lénine và Stalin…; Việt Nam dưới thời Hồ Chí Minh, Lê Duẫn và Phạm Văn Đồng cùng Đỗ Mười và Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng hiện nay, Kampuchea dưới thời Polpot…, Cu Ba dưới thời Fidel Catro, Bắc Hàn dưới thời Kim Nhật Thành…; Irack dười thời Sadam Husen v.v.. Thế đó sự bi thảm này vẫn còn xảy ra luôn trong các xã hội thời đại nay. Nói đâu xa, ngay tại lòng quê hương chúng ta, sự bi thảm nghèo đói, cảnh bị mất nhà cửa ruộng vườn, cảnh tham nhũng và đòi hối lộ, cảnh hà hiếp dân chúng của các ông cán bộ, đảng viên cộng sản Việt, rồi cảnh vô luật pháp, sống luật rừng, tùy tiện vv.. Còn Nhà Nước thì bắt ép dân, họ thu trăm thứ thuế vô lý, mạnh xã, xã ra luật thuế, mạnh huyện, huyện đòi thuế, đòi trà nước, đòi bồi dưỡng v.v.. Thật là cảnh nghịch lý tréo cẳng ngổng, và đây là sự bi thảm của Đất Nước chúng ta hiện tại. Vì do lớp người thiếu học, thiếu hiểu biết chính trị, thiếu nhận thức về luật pháp, không lòng đạo đức và luân lý, cho nên mới ra cảnh nhiễu nhương nông nỗi trăm mối đau thương như thế.

    Do đó, chúng tôi thiết tưởng để tránh các cảnh nhiễu nhương cùng các thứ bạo lực rừng rú và dã man, đòi hỏi mọi người chúng ta phải nghiêm chỉnh học hỏi chính trị và luật pháp, đòi hỏi cần đào sâu đạo đức và luân lý. Nhất là các đấng lãnh đạo các đảng phái, những người cầm quyền lại càng cần học hỏi, nghiên cứu, tham khảo các sách vở, các tấm gương trị quốc của cổ kim về chính trị cùng nghệ thuật điều hành guồng máy chính trị và Nhà Nước. Uớc mong thay và ước mong thay của chúng tôi, là cho Đất Nước mai hậu không còn tái diễn cảnh đau thương bi thảm như thế này nữa.

 

 VI. QUYỀN HÀNH

 

   Sau khi chúng ta đã cùng nhau khảo luận các chương trên để gợi ra các diễn tiến của đời sống xã hội con người, được xem là các trạng huống, các phương diện, các hình thái và các nền tảng của chính trị, hầu nhận ra « bộ mặt » của chính trị. Để rồi từ đó con người hiểu được sự nhận ra này. Cũng thế, từ bộ mặt của chính trị ấy chúng tôi muốn nói đến một ngôn từ « quyền hành, pouvoir, power » hoặc nguời ta gọi là « quyền hành chính trị, pouvoir politique, politcal power », mà biềt bao người nói đến trong các tác phẩm, trong các văn kiện Hiến Pháp, Luật Pháp v.v., và ngay cả trong đời sống thường nhật của chúng ta.

    Do đó, các câu hỏi về ý nghĩa của quyền hành được gợi ra, hầu tìm ra sự thực thể của nó được xuất hiện một cách xác thực trong xã hội, sau khi người ta đã « nắm bắt » những sự thực hành của chính trị, hoặc là các sự việc liên quan đến chính trị. Hơn nữa, như chúng tôi đã nói một chương dài về bạo lực, thì chính quyền hành là một nhu cầu phục vụ cho cộng đồng và tài sản cộng đồng dân chúng và quốc gia – xác thực hơn là để ngăn cản bạo lực vẫn có thể xảy ra làm bất ổn đến đời sống con người, thì chính quyền hành được sinh ra từ trong ý nghĩa này.

 

6.1. Sức Mạnh Và Quyền Hành

 

   Qủa thực sức mạnh và bạo lực không thể giống nhau. Vì trong quyền hành, thì sức mạnh tiếp tục được thể hiện, nhưng sức mạnh đó đã được tiết chế, điều gỉam, có thể nói là văn minh hóa hành động này, để chống lại sức mạnh tàn bạo của bạo lực và các sự tự do thiếu ý thức của các băng đảng mafia, trộm cắp, buôn bán thuốc phiện, các tổ chức khủng bố hay loạn quân vv., thường hăm dọa đến đời sống an sinh của người dân và xã hội. Do thế, sức mạnh trong quyền hành chỉ sử dụng một cách có giới hạn, là nhân danh cộng đồng quốc gia và tài sản chung của cộng đồng cùng sự sống của người dân trong cộng đống quốc gia, để tái lập an ninh và ổn định sự sống cho người dân. Đó là cách ngăn cản các hành vi ám muội phá hoại đến việc quyền hành thực thi bổn phận và trách nhiệm của mình. Cho dẫu một đôi khi việc thực thi quyền hành có lúc sinh ra một hành động như bạo lực, ví dụ như phải dẹp loạn quân, các băng đảng mafia, các tổ chức khủng bố… Tuy nhiên, chúng ta hiểu các hành động bạo lực quyền hành này, là để tái lập an ninh trật tự, hoặc là hoán cải người phá rối trị an, hầu phục vụ cho hết thảy mọi người có được đời sống an lành.

    Cũng thế, quyền hành có một đặc tính luân lý và cộng đồng, có nghĩa quyền hành được xem là dụng cụ của cộng đống và tài sản của họ, song quyền hành luôn là sức mạnh đặc biệt để bảo vệ đời sống chung của người dân trong xã hội. Do vậy mà đây cũng là lý do tiềm tàng của tranh đấu, của sở hữu, của bạo lực biểu lộ bên trong xã hội. Sự tỏ lộ này không chỉ xuất hiện ra bên ngoài xã hội, nhưng nó cũng là hành động xuất hiện ra bên ngoài của con người, tức là sức mạnh con người – như qua sự tương quan của các thành phần của xã hội chính trị tự tạo nên như thế. Nói như giáo sư Georges Burdeau, một trong những tác giả quan trọng của môn khoa học chính trị bằng tiếng Pháp của thế kỷ XX, theo ông nghĩ thì « quyền hành là một sức mạnh phụng sự một lý thuyết, le pouvoir est une force au service d’une idée ». Đây chính là sức mạnh được sinh ra của ý muốn xã hội, định hướng và hướng dẫn cộng đồng trong sự tìm kiếm tài sản chung, và có đủ khả năng để trao đổi trong mọi trường hợp, cũng như sức mạnh có trạng thái bảo đảm cho đời sống của cộng đồng » (29). Chúng tôi nghĩ sức mạnh như thế, thì trước hết phải nhấn mạnh trên phương diện của quyền hành này.

   Còn theo giáo sư Hobbes, thì chính ông đưa ra ý nghĩ rõ ràng hơn về quyền hành, cũng như ông khuyến khích và ủng hộ sự cần thiết của sức mạnh quyền hành. Chúng tôi thấy Hobbes là người nói một cách chính xác sự thực dụng của quyền hành. Ông chứng minh quyền hành là bởi ích lợi của người dân, là do nhu cầu của họ và để bảo vệ sự ổn định và bình an. Ở ông chúng tôi thấy luật tự nhiên thật rõ ràng như một bản năng phải được bảo giữ. Các nhu cầu bảo giữ này và sự bình an dẫn đến giao ước và khế ước. Nhưng căn gốc của khế ước này là khế ước chuyển giao cho Nhà Nước bằng các luật lệ và quyền lợi chung. Các quyền lợi và luật lệ chung này phải được bảo phòng, hầu có đuợc sự hòa bình cho mọi người. Như thế theo giáo sư Hobbes, thì phải có một sức mạnh là Nhà Nước (L’Etat). Nhà Nước ở đây đặc biệt là một dụng cụ phục vụ hữu ích cho dân chúng, chớ không phải là một guống máy trấn áp người dân như kiểu Nhà Nước phỉ quyến Hà Nội đã dùng công an thành  một cái máy chém cổ dân hơn là lo cho dân. Nhà Nước có tính cách dân sự, chớ không là Đảng trị, như công sản Việt là Đảng cai trị và lãnh đạo tất cả : Đảng là Nhà Nước, Đảng là quân đội, Đảng là công an và cảnh sát, Đảng là cơ quan công quyền, chỗ nào cũng có bàn tay « bạch tuột » của Đảng thò tay vào cuốn xiết hết mọi người dân.

    Theo luật tự nhiên, thì mọi người đều bình đẳng với nhau, bình đẳng theo quan niệm làm người mà Tạo Hóa đã dựng nên con người đều bình đẳng truớc tôn nhan Ngài. Nhờ điểm bình đẳng này, và qua quan điểm đó, mà con người có các tương thuộc liên hệ của các khả năng, cùng nhau về thể lý cũng như các khả năng của tâm linh, đuợc xem một bẩm sinh để cậy dựa nhau mà sống. Tuy nhiên, nói vậy mà không được vậy, vì chúng ta thấy ở trong xã hội không đơn giản như quan niệm này. Bởi trong xã hội có người này bộc lộ tài năng hơn nguời, có người kia thông minh đa tài hơn người nọ, có chị này làm chơi mà tiền vô như nước, có anh kia làm lụng tối mắt mà khổ vẫn rõ khổ. Anh đó giàu có, sao chú kia nghèo rớt mồng tơi, chú kia đẻ ra đã làm vua, làm quan, còn nhà bác kia sinh ra bao kiếp cũng là dân đen làm thuê, làm mướn v.v., điền hình như các đẳng cấp trong nển văn hóa Ấn Độ. Qua các điều này, thì chúng ta thấy các sự việc nói này đã có sự khác biệt giữa người này với người khác. Để rồi từ sự thực tế đó, chúng ta nghĩ người này có quyền đòi hỏi cho mình các nhu cầu bằng hay hơn người khác, và xem người khác thua mình vì kém tài năng, bằng cấp, trình độ học vấn v.v..

    Do thế, theo giáo sư Hobbes nghĩ, thì sự bình đẳng nói này bắt đầu có sự ngờ vực… Từ sự ngờ vực này bắt đầu có sự xung đột, rối nảy sinh ra tranh dành và tranh đầu, đôi khi tạo ra cuộc chiến : thực thế các quốc gia thường có sự xung đột, hạ bệ nhau của người này chống lại người kia. Trong một quốc gia mà xảy ra những chuyện như thế, sẽ không có một vị thế cho nền kinh tế và kỹ nghệ phát triển mạnh. Do vậy mà sự gặt hái không có kết quả, hậu qủa chỉ nhờ vào các canh tác nhỏ của nông nghiệp. Quốc gia thì không có các hải cảng tốt để giao thưong cùng chuyên chở hàng hoá trao đổi, còn người dân thì không có đủ các tiện nghi cần thiết, không có máy móc hóa làm giúp các công việc nặng nhọc quá sức người, không có sự học hỏi, khảo cứu đất đai, không có tính toán thời gian, không có nghệ thuật văn chương (trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng), không có xã hội sinh động. Nói tóm lại, tất cả các điều nói này là sự tồi tệ, đó chính là cái sơ sài kéo dài, và là sự nguy hiểm kéo dài các tàn bạo của sự chết. Đời sống như thế làm đần độn con người, làm đời sống người dân nghèo khổ triền miên, làm cho cuộc sống ngắn ngủi và hóa ra u mê (30). Chúng tôi xin cám ơn giáo sư Hobbes đã nói rất đúng các điều kể trên, được xem là cụ thể và hiện thực cảnh thực trạng của Đất Nước Việt Nam chúng tôi dưói chế độ phỉ quyền Hà Nội!  Chúng tôi xin phép đọc giả cho phép chúng tôi được phân tích sự thể Đất Nước chúng ta, với một chính sách « ngu dân » làm ngu dân hóa của Đảng cộng sản Việt, áp đặt trên miền Bắc hơn năm chục năm qua, và trong miền Nam hơn ba chục năm nay : Việt cộng đã áp đặt nào là cải cách ruộng đất, diệt trừ tư sản mại bản, cải tạo nông thương nghiệp, bắt dân vào các hợp tác xã thương nghiệp, nông nghiệp, đày dân đi kinh tế mới, bao lần đổi tiền, rồi các chương trình thủy lợi vv., « đề tiến nhanh tiến mạnh lên xã hội chủ nghĩa ». Ôi bi đát và não nùng thay! Tiến lên đâu  chẳng thấy mà quốc gia tụt hậu, thụt lùi xuống hàng một trong những quốc gia nghèo đói nhất thế giới. Chúng tôi biết rõ có những người nông dân miền Bắc ước mơ từ đời ông đến đời cha, nay đến đời cháu để mua một con trâu cày bừa mà họ cũng không thể thực hiện nỗi ước mơ đó! Những quốc gia như Việt Nam ta, Bắc Hàn, Trung Cộng, Lào, Cu Ba v.v., đau lòng thay dân chúng vẫn còn nghèo khổ. Nhất là Bắc Hàn, dân đói qúa đến nỗi gặm cả cỏ mà ăn hầu sinh tồn. Ôi cái thiên đàng cộng sản, cái bình đẳng của mọi giai cấp như các cấp lãnh đạo cộng sản họ thường khoát lát, rêu rao, mà người dân vẫn còn làm thân trâu ngựa kéo cày, đạp xe xích lô, xe ba gát kiếm từng chén cơm, manh áo độ thân.       

    Làm người, thì con người cũng có một khả thể vượt ra khỏi cái trình trạng đen tối nói trên do ý muốn được sống bình an. Họ sợ hãi cái chết, và có ý muốn thật tâm đuợc sống đời an lành. Hơn nữa con người ước mong thay vào đời sống làm việc cực nhọc của mình bằng các máy móc, hoặc là cơ khí hóa hay kỹ nghệ hóa cho đời sống của họ đỡ cơ cực hơn. Do thế mà các xã hội Tây phương đã đi tiên phong, họ đã làm các cuộc cách mạng kỹ nghệ , đẩy mạnh việc cơ khí hóa tân kỳ, để thay thế sức lao động cho thợ thuyền và con người. Nhờ từ đó dẫn đến các lý do đưa ra các điều khoản của hòa bình, hầu con người thỏa thuận sống bình an mà không cần đến các cuộc tranh đấu bằng bạo lực như người cộng sản. Hòa Bình và Khế Uớc, mỗi cái đều mang một ý nghĩa quyền lợi chung của nhau (của anh, của tôi) – Chúng tạo cho chúng ta một sức mạnh đấy đủ và hiệu lực, có đủ năng lực để nâng đỡ cho mỗi bên sự tôn trọng trong ranh giới của một sự tự do giới hạn của mình, hầu tránh đụng chạm đến các sự tự do của người khác.

   Bởi thế, chúng tôi nghĩ sức mạnh nói đây được xem là sự tự nguyện tôn trọng nhau của hai bên để giữ cho bản khế ước có hiệu nghiệm, và hòa bình thực được vãn hồi. Qủa chúng tôi thấy giáo sư Hobbes trong những nhận định của ông đưa ra đây, thì thật giáo sư là nhà tư tưởng lớn của chính trị. Có nghĩa giáo sư đã xác định vị trí của sức mạnh được thiết dụng giữa lòng chính trị ; và chính ông nhắc nhở chúng ta rằng đứng bao giờ mất đi cái nhìn thiết yếu này cho xã hội chúng ta sống.

 

6.2. Quyền Hành Của Công Việc Và Quyền Hành Của Luật Lệ

 

   Giờ đây, chúng tôi muốn qúy vị có được cái nhìn phân biệt rõ ràng về quyền hành của công việc, là việc chung và ích lợi chung, và quyền hành của luật lệ. Qủa thực trong quyền hành thì luôn có một yều tố công việc, luôn có sự thiết thực của sức mạnh. Do từ ý đó mà khởi đầu của chương quyền hành này chúng tôi đã gợi ra ý của quyền hành ; qủa quyền hành thường là sức mạnh được biểu lộ do một cá nhân đặc biệt được xem là người lãnh đạo, lãnh tụ, được mọi người biết đến và thừa nhận họ là người phục vụ cộng đồng, phục vụ quốc gia dân tộc, và họ chính là « người đại diện » cho quyền hành. Tuy nhiên, quyền lực thô bạo của các tay bạo chúa độc tài như Lénine, Stalin, Hitler, Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình và Hố Cẩm Đào ; Hồ Chí Minh, Lê Duẫn, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Đỗ Mười, Trường Chinh đến Nguyễn Minh Triết, Nông Đúc Mạnh và Nguyễn Tấn Dũng ; Fidel Castro; Polpot ; cha con Kim Nhật Thành v.v.. và các nhà cầm quyền cộng sản trước cũng như nay, thì họ luôn lẫn lộn để đồng hóa quyền hành cùng quyền lực chính trị là ta (bản thân họ). Vì không hiểu rõ ý nghĩa của quyền hành và chính trị, thế nên các bạo chúa này đã tạo nên các tội ác tầy trời của mình, là một bằng chứng hiển nhiên thiên hạ ai cũng biết. Bởi hiểu rõ được quyền hành dễ trở nên quyền lực tàn bạo gây thảm họa cho con người này, nên bên cạnh đó chúng tôi muốn đưa ra sự quyền hành của luật pháp : có nghĩa tôn trọng nhân quyền và luật tự nhiên, để giảm bớt hoặc có thể gọi là ngăn cản các cuồng vọng độc ác của các tay bạo chúa.

    Qủa là tiến bộ thay của thời đại này! Khi chúng tôi muốn nói đến việc người ta càng ngày càng đưa ra các điều luật của sức mạnh quyền hành, để cho các nhà cầm quyền xem đó mà đối chiếu các việc làm của mình, hầu sử dụng quyền hành trong các công việc chung của chính trị và quốc gia. Vi thế, ở đoạn này chúng tôi muốn lấy lại tư tưởng của Hegel khi ông nói đến quyền hành giữa chủ và tớ, hầu đảo ngược quyền hành của chủ và làm hữu ích cho các người làm công :« người chủ có ý thức (lương tâm) cho mình (…) nhưng ý thức cho mình gián tiếp bởi một người khác » (31). Đây được xem là sự trật tự của cái có độc lập, để từ đó mà lãnh vực của công việc cùng người làm công và ông chủ thể hiện sự thương nhượng và tôn trọng (32). Chúng tôi thấy ở đây có một sự hiểu biết của chủ bởi một sự ý thức về người khác. Do vậy, chúng tôi nghĩ rằng tư tưởng của Hegel nói đến quyền hành của chủ như là ý nghĩa của sức mạnh, để cho ta đối chiếu sự việc khi hành động chăng?

    Thường các dạng thái của lạm dụng quyền hành, và sự kiện thực của nó hay lộ ra bên ngoài, là khi ta có quyền hành và quyền lực trong tay mình, thì sự thường ta dễ sinh ra sự độc tài cùng độc đoán lúc hành động. Vấn nạn này chúng ta thấy thường xảy ra trong các xã hội chính trị xưa cũng như nay, đôi khi thật khó hoàn toàn làm tiêu tán nó đi. Nhưng không vì thế, chúng ta lại mất đi niềm hy vọng làm tiêu tán đi các quyền lực của bạo lực quyền hành này chăng. Bởi như chúng ta đã chứng nghiệm, thì quyền hành dựa trên bạo lực này đã bị loại bỏ do bởi sự ý thức chứa đựng các luân lý cùng đạo đức của con người, cũng như sự khao khát tự do an bình và luật pháp vv., mà người dân đã đánh ngã các sức mạnh quyền lực và bạo lực vô luân này – Như chúng ta đã mục kích và thấy tường tận tại khối Liên Sô, tại Nga và các nuớc Đông Âu cựu cộng sản trong những năm 1989-1991. Đây là điển hình và bằng chứng hùng hồn nhất, là khi nhà cầm quyền độc tài dùng quyền hành dựa trên sức mạnh bạo lực, để áp chế dân và bỏ tù hay sát hại các tiềng nói xây dựng của người đối lập, thì nhà cầm quyền ấy sẽ không được tồn tại mãi lâu, có một ngày họ sẽ bị nhận chìm cùng chôn vùi bởi sự quật khởi tự nhiên của người dân vùng dậy lật nhào họ. Nhà cầm quyền Trung Cộng, Việt Nam, Bắc Hàn, Cu Ba, Miến Điện, Lào vv. ngày đó sẽ đến với họ không xa đâu : « tức nước vỡ bờ, dồn chó đến chân tường, chó xé quay đầu lại cắn xé » là lý lẽ tất nhiên của quy luật sinh tồn của con người hầu tồn tại.

 

6.3. Quyền Lực Và Quyền Hành Hay Thẩm Quyền

 

    Chúng tôi nghĩ rằng để phân biệt phương diện luân lý-xã hội, thì quyền hành dùng sức mạnh của mình bảo vệ dân chúng, làm ổn định chính trị cùng sự an thái của người dân. Tuy nhiên vì có tính cách đặc biệt của sự việc, thế nên người ta nghĩ đến cặp đôi nay, là quyền lực (nhà chức trách, Nhà Nước) và quyền hành thừa tác công vụ. Vì vậy mà chúng tôi xin giới thiệu với qúy vị triết gia Gaston Fessard, người theo trường phái Hegel, ông có đủ khả năng và tài tình để nói đến cặp đôi đối nhau này là chánh quyền và quyền hành. Chúng tôi thấy ông thật khéo léo dùng biện chứng pháp của người giới thiệu, để giới thiệu cuốn sách :« Autorité Et Bien Commun, Chánh Quyền Và Tài Sản Chung » của mình.

    Theo triết gia Fessard giải thích, thì không có nhà chức trách nào mà không có sức mạnh, do đó chúng tôi xin trích ra đây đoạn văn của ông chứng minh về chuyện này, là « chắc chắn sự khác biệt về quyền hành này là các tên đạo tặc (quân cướp), do sức mạnh đặc biệt của nó, do hành vi tàn bạo của nó, sự quỷ quyệt không biết hổ ngươi của tên cướp, để nó trở nên chúa trùm băng đảng. Cũng thế, khi là vị thánh, thì bởi các hương thơm nhân đức của ngài và bởi sự tỏa sáng lòng nhân từ, bác ái của thánh nhân, ngài thu hút cùng lôi kéo được đám đông quần chúng, rồi có thể tạo nên một tôn giáo… » Tuy nhiên, ông nghĩ có cái gì trong hình thái của quyền hành hiện thực này, là nội dung qua các yếu tố thể lý, tâm lý, yếu tố thông minh và luân lý của nó, rồi qua các phẩm hạnh đa dạng và phức tạp của nó. Để từ đó, đôi khi chúng ta thấy có sự đối nhau, nhưng qua sự đối nhau này, thì ta thấy có cái nhìn của các quy luật chung. Các quy luật chung đó luôn có một sức mạnh được thể hiện bằng các nguyên tắc, hầu tạo ảnh hưởng để hành xử, và bởi đó người ta gọi là thẩm quyền hay quyền lực (33). Ở đây ông đưa ra cho chúng ta một sự so sánh và chứng minh một cách cụ thể giữa hai quyền lực khác nhau. Vị thánh tạo uy tín cá nhân bằng các nhân đức của mình để có quyền lực, khi ngài nói thì mọi người nghe trong yêu mến, kính phục. Trái lại, tên tướng cướp, tạo quyền lực cho mình bằng các hành động dã man, qủy quyệt, làm người ta sợ, chớ không ai ngưỡng phục nó. Cũng qua đọan văn này triết gia Fesard đưa dẫn chúng ta vào cái nhìn thực tế hơn, chính là đời sống chính trị. Như phỉ quyền Hà Nội dùng quyền hành và sử dụng bạo lực để cai trị dân hay đàn áp dân, thì người dân sợ, chớ không « tâm phục, khẩu phục » hoặc cảm mến kính trọng.

    Do từ cái nhìn này, chúng tôi cảm nghĩ qủa Triết gia Fessard đã bộc lộ sự rõ ràng trong hai câu chuyện nêu ra trong lãnh vực đời sống xã hội, mà ở đó người ta có thể nói đến quyền lực và quyền hành, thì hiển nhiên trong lãnh vực chính trị, lẽ tất nhiên có sức mạnh, đó là sự hiện thực của quyền hành hay gọi là thẩm quyền. Cũng thế, sự đặc thù của sức mạnh quyền hành được sử dụng trong lãnh vực chính trị, thì chúng ta rõ đó là một thẩm quyền. Trái lại, trong lãnh vực tôn giáo như vị thánh nói trên, có tính cách tâm lý và thể lý, thì nhờ ý chí và sức mạnh thánh thiện của ngài nên ngài đã lôi cuốn được mọi người tin và nghe lời ngài nói. Do thế, quyền lực là rõ ràng của phía bên kia của sự hiện thực sức mạnh. Và chúng tôi thấy theo như ý của Gaston Fessard, thì với ông tài sản chung, đây chính là quyền lực tự bản chất sâu thẳm của nó. Tự gốc của quyền lực đã có sức mạnh, và mục tiêu quyền lực là trên tha nhân, chính bản chất tác động này trên tha nhân làm con người tuân phục hoặc chống lại nó.

    Cũng Gaston Fessard đưa ra hình ảnh quyền hành của chủ nhân và người làm công, thì quyền hành sẽ được khai triển, sẽ được bắt đầu trở nên quyền lực thực sự. Do thế, để giải phóng thân phận tôi đòi, thì người làm công phải nhận ra sự tối thiểu của quy tắc, cùng hiểu được sự bình đẳng quyền lợi với chủ nhân, hiểu rõ luật tự nhiên, nhân quyền và các quyền lợi mình được hưởng v.v., hầu tranh đấu cho quyền lợi và lẻ phải của mình. Cũng từ ý này ông giải thích thêm làm thế nào để tài sản chung có thể sinh ra sự dung hòa qưyền lực giữa chủ và tớ. Vì ông nghĩ cộng đồng là do nhiều người kết tụ lại. Nếu chủ nhân vi sự ích kỷ hay ý muốn quyền hành mà ông ta từ chối sự dung hòa này : ông ta chỉ nghĩ đến quyền lợi của mình, cho sức mạnh và giai cấp của ông, hoặc nữa cho việc cai trị của ông ta, thì sớm hay muộn gì cũng có sự phản kháng tranh đấu chống lại các bất công trong xã hội.

    Vì vậy, chúng tôi nghĩ quyền lực, là phải phân biệt với quyền hành cũng như quyền lợi, và giữa quyền hành hay quyền lực phải có luật lệ, cũng như quyền lợi giữa chủ và tớ phải phân minh rõ ràng. Để nhờ đó họ có thể bắt đầu hiểu được  ý nghĩa tài sản chung, không đặc quyền cho một giai cấp hay một quyền hành nào vượt qúa sức tưởng tượng của chúng ta. Ông làm lớn, bà giàu có, thì con chó, con mèo nhà ông bà cũng được ăn uống sữa thịt phủ phê, còn tôi thân phận tôi đòi, bát cơm cũng không có mà ăn. Sự bất công nằm ở đây, sự vô nhân đạo cũng từ ý nghĩa này. Nói đâu xa, chỉ nghĩ dến mấy ông Trùm Đỏ Việt gian cộng sản và Bộ Tà Trị cùng Trung Ương Đảng Phỉ của chúng, thì gia tài của các ông ăn cướp tài sãn của dân Việt ta, có ông lên đến hằng tỷ Mỹ Kim, còn không cũng hằng trăm triệu và hằng chục triệu Mỹ Kim. Khi con người đã hiểu được ý thâm sâu của tài sản chung, thì lúc đó chúng tôi nghĩ sẽ có một chiều kích tâm linh cao độ, dẫu là nhà lãnh đạo, nhà cầm quyền quốc gia, các ông có quyền hành và quyền lực dân ban cho, thì ông cũng mặc chiếc áo như tôi, cũng ăn uống bình thường như tôi, không có mọi đặc quyền, đặc lợi thái qúa như trong chế độ cộng sản, hay như một vài chế độ độc tài khác.

   Giờ đây chúng tôi xin trở lại nhà xã hội học Max Werber với những tư tưởng của ông  khi nghĩ về quyền lực. Điểm đáng cho chúng tôi lưu ý các sự phân tích của ông khi nói đến quỳền lực, thì quyền lực có tính cách thuộc về xã hội hơn là các điều nói của Fessard, là có tính cách con người. Các luận cứ của Weber được xây dựng trên sự uy tín của cá nhân, hay là truyền thống có tính cách chính đáng, hay nữa ông dựa vào sự thẩm quyền. Theo Weber nghĩ chính sự thẩm quyền là của hai cái có thể sau : thứ nhất là phẩm hạnh do bản thân, thứ hai là vai trò được xã hội chỉ định, qua đó thì quyền hành hay quyền lực được xã hội ban cho, như  hội đoàn, đảng phái, các cơ quan công quyền v.v., được chỉ định để thực thi công việc. Do vậy, để hiểu quyền lực được xuất phát từ vài nguồn gốc nói này, chỉ trở thành quyền hành để hợp thức hóa cái khả năng hiệu lực mà sinh động các công việc chung, từ việc làm này đến việc làm khác. Hơn nữa, trong các công việc đó, họ phải cần đến sức mạnh như một sự « cưỡng hành » hầu công việc được trôi chảy. Cưỡng hành đây có nghĩa là nếu anh không làm công việc của trách vụ anh đây, thì sẽ có biện pháp chế tài kỷ luật anh vì ích lợi chung của cộng đồng, của mọi người. Vì thề, quyền hành luôn mang một chiều kích sau cùng này. Do đó khi sử dụng đến sự cưỡng chế thì được chấp nhận như sau : có nghĩa bản chất của sự cưỡng hành là sức mạnh nối kết giữa sự bất công và sự trừng phạt. Như thế, giúp cho quyền hành có thể truyền lệnh với lời nói hàm ẩn, được hiểu ngầm như một sự cưỡng chế công việc chung, hầu cac công việc được chạy đều trong các guồng máy công quyền hay tư quyền.

    Do từ ý nghĩa này chúng ta hiểu cùng một thời gian, thì quyền hành ban cho đó là chính trị thật, và quyền hành đó không phải là sức mạnh cưỡng chế khi mà sức mạnh ấy đuợc chính trị hành sự cho việc hữu ích chung của người dân. Có nghĩa sử dụng sức mạnh đây đã được phép hoặc có thẩm quyền, hoặc được xây dựng trên quyền lực của Nhà cầm quyền, Nhà chức trách. Chính lý do này mà sức mạnh được thừa nhận ở cái hữu quyền ấy. Để kết luận, thì chính tài sản chung của cộng đồng, nó thuộc về quốc gia. Đây cũng là cái gốc của quyền hành đã được ban phép cho Nhà Nước và các người chức trách cầm quyền được sử dụng trong các công việc chung hữu ích cho quốc gia, cho người dân : như xây xa lộ, bệnh viện, trường học, phi trường, hải cảng, xây cầu cống, xây các công sở của chánh quyền, xây cất các hảng xưỏng kỷ nghệ để sản xưất các đồ dùng cho dân chúng, trả lương cho quân đội và  các công nhân viên Nhà Nước v.v..

 

6.4. Hướng Về Luật Và Quyền Lợi

 

    Như chúng tôi kết luận ở các giòng trên đây, chúng ta biết quyền hành chính trị được sinh ra từ sự chấp nhận của người dân, được bảo đảm bằng một Hiến Pháp của các cộng đồng chính trị. Có nghĩa quyền hành ở bên cạnh các luật lệ và quyền lợi của ngưòi dân rồi. Do đó, trong ý nghĩa nói này thì quyền hành chính ở bên cạnh của cộng đồng và bên cạnh tài sản chung.

    Như thế, có một số chính trị gia muốn nói rằng quyền hành chính trị phải luôn tôn trọng và tuân phục luật cũng như tôn trọng hiến pháp, mà chính họ đã thừa nhận. Tuy nhiên chúng tôi nghĩ sự thừa nhận này có tính cách quy phục, nhưng chưa hẳn đã tuân phục. Vì đó, thánh Augustin đã ghi lại những giòng sau « Thượng Đế đã không muốn con người sai khiến con người, song con người có thể chỉ huy sai khiến con vật » (34). Chúng tôi xin trích tiếp ra đây câu nói thời danh cùng ý nghĩa sâu sắc của triết gia Proudhon « le gouvernement de l’homme par l’homme, c’est la servitude, chánh quyền của dân do dân, đó chính là phục vụ » (35). Đẹp thay ý nghĩa thâm trầm của các câu nói này.

    Từ đó chúng tôi nghĩ qua câu nói trên giúp chúng ta nhận định rằng chỉ có lý do này mới giúp con người sống an vui, có nghĩa tất nhiên không có một người đặc biệt có thể sai khiến được người khác ngoài lý do nói này. Xin chúng ta hiểu rằng, là có một nguyên tắc chung, hoặc nói cách khác là họ hành động, truyền lệnh nhân danh nguyên tắc này : chính là luật lệ, nội quy, hiến pháp v.v., để trở nên hình thái chung, hay có thể noí khác là quyền hành của xã hội được công minh.

 

6.5. Đối Diện Với Cái Nhìn Hiện Thực

 

   Qủa những điều nói đây chính là sự quan hệ bên trong của quyền hành, để thừa nhận cộng đồng, thừa nhận tài sản chung cùng quyền lợi của mọi người dân, cũng như thừa nhận luật lệ chung cho tất cả con người. Mặc dầu sức mạnh  là sự đặc thù của quyền hành, và chính sức mạnh đó thành sự hiện thực hiện có trong xã hội loài người. Để rồi do từ đó mà có những đề nghị, những tư tưởng của triết học nghị luận và bàn đến quyền hành. Thực qua tác phẩm nổi tiếng của triết gia Julien Freund là « Le Nouvel Âge » viết ra, chúng tôi xin tóm lược và trích ra đây đôi lời ý tưởng của ông :« tôi lắng nghe cái quyết định sai khiến (truyền lệnh) tùy thích của một người. Chúng ta rõ qua quyền hành thì sự sai khiến được xã hội cấu tạo; còn qua quyền lực, thì năng lực của quyền hành được tuân phục » (36). Chúng tôi cảm nhận những gì Freund đưa ra thì có thể tóm lại trong câu nói trên. Hoặc chúng ta có thể nhận thấy tất cà sự xác định rõ ràng đáng cho chúng ta lưu tâm đến ý nghĩa của sự lạm dụng quyền hành và quyền lực. Cũng qua ý nghĩa này thì chúng ta hiểu từ « xã hội » chỉ trình bày trong ý nghĩa là sự truyền lệnh, sự truyền lệnh đó được tổ chức hóa có tính cách xã hội. Do thế chúng ta hiểu rằng đây là dấu chỉ của một xã hội được thừa nhận và có sự tương hổ, tương đồng.

    Cũng thế, theo Freund nghĩ, tất cả mọi quyền hành làm sao có được sự tự nhiên của nó (37). Vì đó chúng tôi thiết tưởng để có sự tự nhiên này, ắt làm sao cho quyền hành có uy tín hơn, quyền lực có được hấp lực hơn, được tăng trưởng sự mở rộng của quyền lực hơn, hầu quyền lực có thẩm quyền, cũng như tất cả các việc làm của chính trị đều quy hướng về các việc khả thể này. Hơn nữa, chúng tôi nghĩ rằng, là giữa lòng một cộng đồng chính trị, thì tự nhiên được cấu thành quyền hành, cho dẫu chúng ta biết quyền hành đó là sức mạnh, thí quyền hành luôn là sức mạnh được chứa đựng trong công việc ích lợi cho quần chúng và quốc gia. Có nghĩa quyền hành là một khí cụ tốt cho xã hội, đó là bênh vực cho quyền lợi, quyền luật của người dân sống trong xã hội đó. Để từ ý đó, chúng ta suy thêm điều nói này gần với sự thực hơn về việc quan tâm đến các lệnh truyền, các công vụ, sự chỉ huy, sự sai khiến, sự quyết định. Cũng như chúng ta lưu ý đến khả năng hiệu nghiệm của việc tuân phục lệnh truyền của cấp trên, để hoàn thành các công việc chung hữu ích cho mọi người và quốc gia, dân tộc.

 

6.6. Sự Tiến Bộ Và Thấu Triệt Quyền Hành Bởi Luật Pháp

 

    Qủa chúng tôi đã trình bày vấn đề quyền hành như đã nói ở phần trên, thì quyền hành ấy đã đạt đến mức độ gần với luật pháp hơn. Thực ra trong lịch sử tiến bộ của con người về việc tạo ra luật pháp và hiến pháp, để quy định các khoản luật dành riêng cho người nắm quyền hành thấu triệt, đối chiếu ở đó, hầu sử dụng quyền hành của mình cho đúng luật, đúng phép, hay nguời ta gọi là sự thẩm quyền được ban cho họ. Để rồi nhờ đó như một kinh nghiệm mà hành sử quyền hành cho lòng dân mến phục.

   Chúng tôi nhận thấy vào thời này, nhất là ở các Nước Âu Mỹ : Mỹ Pháp, Đức, Gia Nã Đại, Anh, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Thụy Sĩ, Hòa Lan,  Bỉ, Na Uy, Đan Mạch, Thụy Điển vv, thì quyền hành đã dần dần vuợt qua được con người cá nhân đã nhân cách hóa mình, hầu chính xác hơn vào việc sử dụng quyền hành trong tinh thần thượng tôn luật pháp. Có người lại hỏi chúng tôi lấy đâu để làm chuẩn ? Chúng tôi xin trả lời nhờ vào những quy tắc kế sản của người đi trước để lại cho người đi sau, vả nữa chúng ta có thể làm ra các điều luật sau khi chúng ta có sự bàn thảo và thỏa thuận với nhau. Các quy tắc kế sản này, quả thực là những câu hỏi cụ thể được đưa ra cho các xã hội chính trị, mà ở đó nó đã được xuất hiện. Có nghĩa sự xuất hiện xã hội chính trị đó có quyền hành. Nói như sự giải thích của Pierre Antoine, ông là một triết gia chuyên biệt của xã hội sau thời đệ nhị thế chiến, nói về quyền hành cá nhân ( pouvoir  personnel). Theo ông nghĩ thì quyền hành cá nhân được xem là một quyền hành thực, được gắn chặt vào vị lãnh tụ, quyền hành đó được « đẻo gọt, uốn nắn » theo chiều hướng của ông để tạo thành một thân xác với ông. Tuy nhiên vị lãnh tụ chỉ là một con người, chớ không phải là một thần linh. Mặc dầu ông giữ chức lãnh tụ cho đến tuổi già, cho đến chết. Và cái chết của ông sẽ tạo ra một khiếm khuyết quyền hành trong một xã hội, mà ngay từ bây giờ đòi hỏi phải có một quyền hành hiệu dụng để cầm giữ sự trật tự ổn định cùng sự tiến triển của xã hội. Do thế sẽ có một lộn xộn, hổn độn xảy ra cho đến lúc xuất hiện một vị lãnh tụ mới, mà sự uy tín của ông được tôn lên. Để tránh khỏi những giai đoạn đi thụt lùi này, cần phải có một quy tắc kế vị nhất định. Qui tắc được mọi người thừa nhận (trong đảng hay quốc hội), hầu qui tắc cho phép việc ổn định một cách an bình, một cách minh bạch, và tránh được sự bàn cải và tranh chấp ai là người nắm giữ quyền hành (38). Đây cũng là kinh nghiệm bài học lịch sử của Việt Nam sau biến cố 1963, là một sự thất bại của chánh quyền Mỹ vì sự việc không tiên đoán, dự liệu chuyện gì xảy ra cho Miền Nam Việt Nam sau khi lật đổ thể chế Đệ Nhất Cộng Hòa và giết hại Tổng Thống Diệm và Cố Vấn Nhu. Đây là sự tối thiểu hiểu biết chính trị của chánh quyền Kenedy và các loạn tướng Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Trần Thiện Khiêm, Tôn Thất Đính, Đỗ Mậu, Lê Văn Kim, Nguyền Văn Thiệu, Nguyễn Hữu Có, Mai Hữu Xuân vv..  Sát hại Tổng Thống Ngô Đình Diệm rồi, tức thì Miền Nam rơi vào hổn loạn của các loạn tướng kiêu binh này. Các ông cầm quân đánh giặc thì dở, đánh cộng sản thì càng dở hơn, còn chính trị thì mù tịt, thế nhưng cứ nay đảo chánh, mai lật đổ chánh phủ này, mốt xuống đường lật đổ chánh phủ kia. Vì không có lãnh tụ đức độ và uy tín cùng sáng suốt trong các chánh sách an dân, trị quốc, diệt cộng và bình định lãnh thổ, để rồi cuối cùng miền Nam rơi vào tay cộng sản Hà Nội cho đến ngày nay là thế.

   Chúng tôi thấy nhận định của triết gia Antoine được xem là việc tiên khởi của luật chính trị, liên quan đền sự truyền kế của quyền hành. Do thế, những hiện tượng như thế phải được thận trọng tuân thủ, cho dẫu hiện tượng đó xảy ra vào thời xưa hay thời đại của chúng ta. Có nghĩa chúng tôi muốn nói là làm thế nào chúng ta thực thi nó qua con đường Hiến Pháp bằng việc có thể tu bổ, cải thiện lại Hiến Pháp liên quan đến người thừa kế (chánh phủ sau), để có được một  quyền hành thực, làm chạy đều các công việc của quốc gia. Đến đây chúng tôi đưa ra trường hợp của Nước Pháp mà chúng tôi có một sự tìm hiểu vào thập niên 50 của họ. Nước Pháp mà chúng tôi tìm hiểu, nghĩ phải có một quyền hành thực sự vào thời kỳ của Tướng De Gaule, quyền hành đó được sinh ra trong thời kỳ nuớc Pháp vào năm 1958, nhưng sau đó họ đã tái lập lại được sự ổn định chính trị cho Nước nhà. Tuy nhiên sau thời gian đó, thì quyền hành phải được tu chỉnh lại, hầu đi đến sự tạo lập nên bản Hiến Pháp vượt lên trên cá nhân hoặc đảng phái, là người nắm giữ quyền hành. Việc làm này của Nước Pháp đã được rõ ràng, minh xác, họ tạo được là nhờ sự tu chỉnh, đồng thuận và cải tiến lại bản Hiến Pháp Quốc Gia vào năm 1962. Cho dẫu cựu Tướng Charle De Gaule là một nhân vật ngoại hạng, với hòa quang Người Hùng của Pháp cùng uy tín sẵn có của ông, thì ông không cần bỏ thăm sự tín nhiệm của quần chúng. Trái lại, Hiến Pháp Quốc Gia thì cần thiết phải có sự minh bạch, trong suốt các khoản luật, các quyền lợi, các điều luật căn bản v.v., hầu giúp cho các vị thừa kế quyền hành dễ dàng khi thực thi công việc quốc sự.

   Khi chúng tôi trình bày cùng qúy vị đến đây, chúng tôi xin phép qúy vị nghĩ đến hoàn cảnh Đất Nước Vìệt ta sau thời hậu cộng sản, sẽ có một khoảng trống quyền hành, hoặc là thiếu chưa xuất hiện, chưa tìm ra một vị lãnh tụ tài ba, đức độ, cống hiến cả cuộc đời mình cho Đất Nước thực sự. Do thế, chớ gì chúng ta phải nghĩ ngay từ lúc này các việc chúng tôi trình bày tự lòng mình ở đây. Để rồi khi chuyển tiếp có một chế độ mới, thì chúng ta đã có lãnh tụ đức độ, tài ba và anh minh, có Hiến Pháp (có thể tạm thời), có đủ người nắm quyền trong các guồng máy công quyền cũng như dân quyền, hầu kịp thời tạo được sự ổn định chính trị cho quốc gia, và an sinh xã hội cho người dân. Nhất là, tránh cho quốc gia khỏi rơi vào cảnh « loạn sứ quân » hay một cuộc « nội chiến », để dành nhau nắm quyền mà Đất Nước chúng ta đã có thời xảy ra. Với tâm tình thiết tha đến sự hưng vong của Đất Nước, chúng tôi mong lắm thay thấy được Đất Nước chúng ta thăng tiến, cất cánh bay cao với các con rồng Nhật Bản, Hồng Kông, Tân Gia Ba, Mã Lai, Thái Lan, Đài Loan, Đại Hàn v.v. làm tự hào và hãnh diện cho giòng máu con Rồng cháu Tiên trong máu huyết da thịt chúng ta. Giờ đây, chúng tôi xin luận bàn đến  Nhà Nước và Hiến Pháp trong chương kế tiếp.

 

6.7. Quyền Hành Phải Phục Tùng Luật Pháp Ngay Trong Lúc Thực Thi Các Công Việc Mình

 

    Lý ra cái đặc tính cá nhân của quyền hành thì có thể không bị giới hạn bởi những quy tắc của người thừa kế. Song để vấn đế thượng tôn luật pháp, để quyền hành hòan thành các công việc liên quan đến xã hội, đến người dân, thì quyền hành phải vẫn còn tùng phục luật pháp. Có nghĩa chiếu theo Hiến Pháp và Luật Pháp quốc gia trong việc thực thì các công việc chung của mình, thì dựa vào các quy tắc thích ứng, quy nhập vào lý tưởng, lợi ích của xã hôi nhà. Do đó, quyền luật trở nên yếu tố khởi đầu cho quyền hành thực thi các việc chung của quốc gia. Hoặc nói một cách khác, thì quyền hành trở thành hợp pháp (le pouvoir devient juridique). Để kể từ đây thì tất cả các liên thuộc của chính trị sẽ dung nạp một yếu tố của luật vô ngã (le droit impersonnel) như sư đối chiếu của các luật khác đòi buộc. Nói như Montesquieu là « trong sự sinh ra các xã hội, thì chính là vị Quốc Trưởng của các nên cộng hòa, và các vị ấy đã tạo nên thể chế, và cũng chính thể đó tạo nên vị Quốc Trưởng » (39).

   Chúng tôi xin qúy vị lưu ý đến một từ ngữ khác, từ ngữ đó là liên quan đến chính trị, và được ghi dấu trong hai chữ Nhà Nước, L’Etat, The State. Chữ Nhà Nước xuất nguồn từ chữ « Stato », ngôn từ này được xuất hiện đầu tiên tại Ý Đại Lợi, có nghĩa cơ quan công quyền đã định. Nhưng qua nó, thì dễ trở thành độc tài cá nhân, điển hình như các nước công sản. Nhà Nước là thể chế hóa của xã hội chính trị (L’Etat est l’institutionnalisation de la société politique), qua đó, thì trình trạng nguyên khởi của Nhà Nước là được cai quản do nhân cách của cá nhân. Song ý niệm thực về Nhà Nước như chúng tôi đã nói là người thừa hành các công việc chung của quốc gia mà người dân đã tín nhiệm. Có nghĩa là can thiệp bằng mọi trường hợp làm mật đi tính cách cá nhân hóa, hoặc làm mất đi sự tập trung quyền hành thái qúa vào một người, như chúng tôi đã nói là con người phàm tục, chớ không phải là thần linh. Do thế mà người ta cũng có thể nói đó là sự hợp pháp hóa của Nhà Nước (légalisation) , hay nữa được gọi là đồng hóa vào Luật Pháp, để rồi Nhà Nước phải phục tùng Luật Pháp. Không có cái kiểu Nhà Nước ngồi « xổm » trên Luập Pháp như Đảng và Nhà Nước Hà Nội, thật là không dân chủ chút nào, hành động như vậy, là mọi rợ luật pháp cùng kém văn minh tiến bộ. Có nghĩa khi gọi Nhà Nước, thì chính là Nhà Nước Pháp Quyền. Vì thế sự lưu ý này của chúng tôi rất quan trọng có tầm mức ý nghĩa của nó, hầu xây dựng nên một thể chế Nhà Nước Pháp Quyền cho Việt Nam mai hậu (chúng tôi xin phép sẽ bàn đến trong chương sau), Chúng tôi cũng muốn nói thêm để kết luận điểm quan trọng này, tất cả quyền hành phải đi theo một kinh nghiệm, có nghĩa quyền hành phải được hợp pháp hóa và có cả luật pháp hóa. Vì dụ, Hiến Pháp Quốc Gia đã quy định cho mỗi nhiệm kỳ tổng thống là bốn năm, có thể được ra ứng cử hai nhiệm kỳ. Sau hai nhiệm kỳ tự động rút lui. Chớ không thể dùng quyền hành bắt ép, hay bỏ tiền mua chuộc Quốc Hội cho ra ứng cử thêm nhiệm kỳ nữa hay vài lần nữa, thì là cưỡng hiếp Hiến Pháp và cưỡng lực Luật Pháp của Nhà Nước. Thực vậy, chỉ có kẻ tham quyền cố vị, độc tài, kém nhân cách, vô liêm sĩ, không có lòng tự trọng mới có những hành vi quái gỡ này.

   Lý thực mọi sự tuân thủ cũng đều ở trong sự phán đoán này, là những nhà cầm quyền có chiếu theo Hiến Pháp để hành sự chăng. Bởi vì như qúy vị thưòng thấy, thì những người nắm quyền hành hay có xu hướng lạm dụng quyền hành, họ có thể vượt qúa các giới hạn của các khoản luật đã được Luật Pháp hay Hiến Pháp cho phép. Do từ ý nghĩa chúng tôi nói đây, khi người nắm quyền hành vượt qúa các điều khoản Hiến Pháp hoặc Luật Pháp Quốc Gia đã định và cho cho phép, thì quốc gia lúc đó có thể trở lại cái vòng lẫn quẫn là có bạo lực, có tang thương và chết chóc. Hơn nữa, các thành phần trong guồng máy Nhà Nước, của Đảng, chính họ là các người tạo ra sự bạo lực này, để chính từ nguyên nhân này họ tự biện minh hóa cho quyền hành trong cái đặc tính của sức mạnh (justification du pouvoir dans sa caractéristique de force) như Đảng cộng sản Việt Nam. Cũng thế, vì ngay trong quyền hành đã có thể đẻ ra bạo lực. Bởi thế, từ sự thiếu ý thức phân rõ này mà có các tay bạo chúa, đồ tể như Lénine, Stalin, Hitler, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Lê Duẫn, Polpot, Kim Nhật Thành, Causescu v.v., đã hành động một cách độc đoán, tàn ác diết chết cả trăm triệu sinh mạng người một cách dã man.

    Cho dẫu có các tay bạo chúa, đồ tể phản chính trị này, bất tuân Hiến Pháp và Luật Pháp chung mà mọi người tôn trọng, thì chưa hẳn là cánh cửa hòan toàn đóng kín cùng nỗi niềm thất vọng chung cho mọi người. Vì vẫn còn con đường đối kháng lại với những người dùng quyền hành độc đoán cùng sử dụng bạo lực rất tàn bạo này, đó chính là những người dân cùng các kháng chiến quân, Vì chính họ là các người triệt tiêu cái bạo lực này cùng các tay bạo chúa, và rồi tạo lập lại Hiến Pháp minh xác. Quả lịch sử đã chứng minh rõ ràng cho chúng ta thấy, người dân của các nước Ba Lan, Tiệp Khắc, Đông Đức, Lỗ Ma Ni, Hung Gia Lợi, An Ba Ni, Liên Sô, Nga vv., đã vùng dậy dành lại chủ quyền, đập tan các tên độc tài khát máu, và tạo lập một Nhà Nước Pháp Quyền, cùng tạo nên một thể chế dân chủ nhân bản, cùng một nền kinh tế tự do phồn thịnh.

 

VII. NHÀ NƯỚC VÀ HIẾN PHÁP

 

    Như chúng tôi đã nói đến một Nhà Nước Pháp Quyền, tất nhiên quyền hành phải được tiến triển trong con đường tôn trọng Hiến Pháp và tuân thủ Luật Pháp. Hơn nữa, nhờ đó làm mất đi các bạo lực của quyền hành tùy tiện hành sử theo ý mình. Đồng thời Nhà Nước Pháp Quyền thì làm mất đi tính cách cá nhân hóa, mà sự việc cá nhân hóa dễ đưa đến thần thánh hóa. Để rồi bạo lực được gắn chặt vào cá tính độc ác của người đó, hay nữa quyền lực của một nhóm người (Bộ Chính Trị), của đảng (như Đảng cộng sản), đã tạo ra bao thảm họa cho con người, cho dân tộc. Do thế để tránh tình trạng bạo lực và độc tài, chúng tôi xin trích ra câu nói hợp lý của Georges Burdeau là :« Nhà Nước được cấu thành, khi mà quyền lực có trụ sở của nó, song không phải trong một con người, nhưng là trong một thể chế dân chủ » (40).

 

7.1. Thể Chế Hóa Và Lý Do Hóa

 

    Những hiện tượng thể chế hóa của quyền hành và sự sinh ra Nhà Nước đuợc chúng tôi lấy lại tư tưởng của Georges Burdeau trong tác phẩm thực dụng và thời danh của ông là « Traité De Science Politique, Khảo Luận Khoa Học Chính Trị ». Ông dẫn chứng những lời như sau :« việc thể chế hóa quyền hành là việc làm pháp lý, qua đó quyền hành chính trị được giao lại từ cá nhân của các việc cai trị đến một thực thể biểu tượng là Nhà Nước. Hiệu qủa pháp lý của việc làm này chính là sự tạo nên Nhà Nước. Nhà Nước được xem là nơi nương tựa có tính cách độc lập của quyền hành, hầu con người qua đó thừa hành cho các việc cai trị » (41). Chúng ta thấy sự độc lập của sự tương quan này đến cá nhân hoặc các người khác là đã đuợc phân định rõ ràng. Vì quyền hành ngay từ nguyên khởi khi nắm quyền đã được gắn liền với tư tưởng luật pháp, luật pháp chính là sự thiết yều hầu dựa vào các điều tốt đẹp để hành sự. Do vậy, kể từ nay quyền hành đi đến sự thực hiện hóa các mục đích tốt, hữu lợi hầu trở nên mọi thực thể pháp lý. Thế đó, nhờ vào việc thể chế hóa cái quyền hành này, thì tự dưng « nó » cho phép các người lý tưởng, xem quyền hành là một kỹ thuật hoàn thiện hơn, hầu tìm kiếm tài sản chung, là những công việc ích Nước lợi Dân. Sự thể chế hóa này bảo đảm một sự kết hợp thân tình hơn giữa các việc làm của người cai trị và việc cố gắng thỉnh cầu của các kẻ bị trị. Nhờ thế, theo Burdeau nghĩ thì cả hai người nắm quyền cùng người dân đều nhạy cảm được cái kinh nghiệm của tư tưởng Luật, cũng như các quyền lợi căn bản chung của xã hôi, qua đó thiết tạo được sự tiến bộ hơn cả. Để rồi nhờ vậy, người ta có thể thực hiện được trong một xã hội chính trị dân chủ và văn minh tiến bộ (42).

    Chúng tôi biết vào thời hiện nay, thì hầu như mọi xã hội chính trị đều sinh động bằng các việc thay đổi thể chế chính trị cho phù hợp với sự tiến hóa của con người ngày nay. Qúy vị nên biết sự lãnh đạo của Nhà Nước, đuợc xem như một việc quản trị hành chánh được hợp thức hóa, đó là theo như ý của Max Weber giải thích. Chúng tôi nghĩ các cơ cấu quốc quyền này còn có một lý do khác nữa, mà theo Weber thì đây là sự hợp tác để bành trướng các cơ cấu của những tay đại tư bản (organisation capitaliste)- Theo ông các cơ cấu được sinh thành một cách lịch sử của một hiện tượng tâm linh như chủ thuyết Đạo Tin Lành (Protestantisme), hay chính xác hơn là Thánh Giáo (Puritanisme).  Nói như Max Weber bàn về Đạo Tin Lành khổ hạnh này, thì sự ưng nhận của việc lý do khổ hạnh ngay trong đời sống trần thế này. Weber nghĩ Đạo Tin Lành Khổ Hạnh là đạo duy nhất của con người có sự liên kết qua các nguyên tắc của đạo trong một thế giới kết hiệp có hệ thống bất khả giảm.Đó là đạo đức của niềm tin trong thế giới tâm linh hầu bảo đảm được ơn cứu rỗi (43). Qúy vị rõ hiện tượng tâm linh đó phát triển một cách nhanh chóng. Song chúng tôi nhận thấy vì qua thời gian người ta đã quyên đi mọi lời nhắn nhủ và lưu tâm của Max Weber. Tuy thế, điểm đáng làm cho chúng tôi lưu tâm đến quyển sách nhỏ có giá trị của ông là « L’Ethique Protestante Et L’Esprit Du Capitalisme, Đaọ Đức Tin Lành Và Đầu Óc Tư Bản ». Dẫu thế nào đi nữa, ông cho chúng ta những nhận định sâu sắc về sự đạo đức của con người và đấu óc tính lợi nhuận chi ly của các tay tư bản. Tuy nhiên chúng tôi thấy hiện tượng tinh thần của Max Weber nghĩ này chỉ « nở rộ » có một lần, và diễn tiến của việc lý do hóa này không viện dẫn đủ lý chứng cho tinh thần con người được. Có nghĩa là cấu tạo nên một xã hội có thể duy trì lâu bền. Do đó mà triết gia Raymond Aron chú giải về Max Weber như sau : « thời đại của chúng ta, thiên hạ không cần đến sự viện lý siêu hình học hay luân lý cho cá nhân, hầu thích hợp vào các luật của tư bản một lần như điều hiện hữu ở đây (theo Max Weber). Theo quan điểm của lịch sử-xã hội (au point de vue historico-sociologique), thì phải biết phân biệt giữa sự giải thích của sự cấu tạo nên chế độ và sự giải thích của việc điều hành nên chế độ » (44). Còn Weber thì nghĩ rằng : « Người Tin Lành khổ hạnh muốn là người túng bần, trong lúc đó thì chúng ta muốn trở thành người giàu có » (45).

    Với lịch sử này, thì chúng tôi cảm nhận như người ta nói về Đạo Tin Lành khổ hạnh của người Mỹ là một đặc thù. Tuy nhiên nét đặc thù này và diễn tiến của nó lại đưa ra các câu hỏi không giới hạn cho mọi người. Bởi chủ nghĩa tư bản, theo chúng tôi nghĩ còn có một cái gì khác hơn nữa, mà Max Weber chỉ giải thích theo quan điểm của ông thôi, dẫu sao ông cũng giúp chúng ta một cái nhìn có thể khám phá về chủ thuyết xã hội. Nhất là, qúy vị thấy các lý do của cơ cấu Nhà Nước là một hiện tượng được xem như sự mở rộng. Và chắc chắn rằng Nhà Nước là một cơ cấu lý do hoá như thế, Nhà Nước bận bịu với các công việc chung. Cũng theo ông, thì vào năm 1918 ông quan sát tại Đức và thấy được sự sụp đổ của đế quốc này qua cuộc cách mạng : để rồi ông nói sự điều hành của các người cầm quyền sau này, là họ không đụng chạm, không xung đột, không trả thù đê tiện cùng ngược đãi với nhà các các nhân viên và các nhà lãnh đạo của chánh quyền trước. Còn các quy tắc, các công việc cũ trước đây vẫn được các nhà cầm quyền mới tôn trọng, qua cung cách xử thế tế nhị như thế cho chúng ta một mẫu gương thật tuyệt vời, đáng khâm phục. Thế đó, họ ý thức được trách nhiệm và bổn phận của mình, là cùng với các nhân viên cũ và mới, họ chung lưng bắt tay nhau đều hành công việc chung của Nước Nhà cho được hiệu qủa hơn (46). Do vậy mà từ ý nghĩa này, thì Nhà Nước cũng là Nhà Nước đó, để vẫn tiếp tục điều hành thực thi quyền hành do các lời cố vấn của các cán bộ cùng các người lính của chánh quyền hợp tác.

    Chúng tôi thấy cái hay của Max Weber là ông đã lưu lại cho lịch sử của thời đại chúng ta các lý do của các cơ cấu lớn, mà chúng ta hôm nay gọi là Nhà Nước. Cũng như ông để lại các hình ảnh cao thượng và tuyệt đẹp của việc chuyển tiếp giữa hai thực thể chánh quyền cũ và mới, đó là không có sự trả thù đê tiện, và chuyện đáng lo nghĩ chính là việc hợp tác với nhau cho ích Dân lợi Nước hầu Quốc gia thăng hóa.

 

7.2. Tính Cách Phổ Quát Của Hiện Tượng Nhà Nước

 

    Vừa qua quý vị hiểu thêm với tư tuởng mới của Max Weber do chúng tôi đưa ra, thì ngay nay các tư tưởng gia đã bàn luận nhiều về sự hiệu qủa của nó trong sự diễn tiến của xã hội. Một trong những tư tuởng gia bàn luận vấn đề này là giáo sư chính trị học Bertrand Badie. Ông đã lưu ý đến các đa tạp khác nhau trong những truyền thống của con người, theo ông nghĩ thì họ mỗi người giải thích theo mỗi kiểu, theo mỗi trường hợp của chữ Nhà Nước theo như ý mình. Đơn cử như phỉ quyền Hà Nội dạy dân và nhồi sọ người dân, là Đảng lãnh đạo, Nhà Nước quản lý, Nhân Dân làm chủ. Để rồi từ đó việc điều hành phản lại các tư tưởng mà những gì người ta đã đạt đến ý nghĩa của một Nhà Nước đích thực chỉ biết phục vụ cho dân.

    Chúng tôi nghĩ do sự « nhập cảng » các kiểu mẫu mới này, mà mỗi quốc gia theo ý của mình, nhất là các quốc gia đang phát triển và kém phát triển ở vào những thập niên 50 và 60 của thời đại chúng ta, đã không nhất thống một kiểu mẫu chính xác của hệ thống Nhà Nước. Do đó Bertrand Badie nghĩ răng các Nhà Nước ở Á Châu và Phi Châu vào giữa bán thế kỷ 20 đã không tương hợp với các kiểu mẫu trước đây. Còn các xã hội Tây Phương, thì thường bị sự phân tư giữa sự chấp nhận hợp lý và một sự hợp lý canh tân (entre la logique d’adaptation et une logique d’innovation). Do thế, sự tổng hợp qủa là khó khăn ngặt nghèo, nhất là nó rất mong manh (47). Chúng tôi xin đưa ra vai đơn cử, như sự điều hành của các Nhà Nước tân thời trong vùng Trung Đông có nền văn hóa Ả-Rập và Hối Giáo, thì Nhà Nước luôn bị quấy nhiễu, lộn xộn bởi một số đông người, nhất là các ông Iman, đạo trưởng qúa khích của tôn giáo này, hằng luôn muốn Hối Giáo là Quốc Giáo và chánh quyền giáo. Tuy thế, nước Ấn Độ đa số dân là theo đạo Hindou, Bà La Môn, nhưng Ấn Độ đã biết áp dụng tốt kiểu mẫu Nhà Nước Anh Quốc cho quốc gia và người dân mình, hầu tránh được cảnh tranh dành Quốc Giáo của đạo mình. Vả nữa sau thời đệ nhị thế chiến, thì ngọn gió cách mạng và dân chủ như một phong trào sinh động cho Á Châu, Phi Châu, điển hình như Nhật Bổn chẳng hạn, nay thì có Nam Hàn và Đài Loan v.v. biết áp dụng thức thời cho quốc gia mình thăng tiến trên hai lãnh vực chính trị cùng kinh tế. Hiện nay các nước này đã trở thành những quốc gia giàu có đáng nể. Để rồi nói như Bertrand Badie, đây chính là phương thế biết dung hòa giữa các việc quản trị Nhà Nước và các nền văn hóa của cộng đồng địa phương (48).

    Thực vậy, mỗi một dân tộc có một bản sắc riêng của mình, có văn hóa, phong tục, lịch sử lập quốc, kiến quốc khác nhau, nên đòi hỏi luôn có một sự « dung hòa » để du nhập các kiểu mẫu Nhà Nước nào đó cho thích hợp với tâm thức của quần chúng. Chớ đừng như kiểu tréo cẳng ngỗng Đảng cộng là ông nội dân, Nhà Nước là chủ nhân, còn Dân thì tôi tớ phục dịch cho Đảng và các ông lớn, các cán bộ theo cách Việt cộng đã du nhập kiểu Nhà Nước Liên Sô và Trung Cộng của Lénine, Stalin và Mao Trạch Dông, chỉ làm khổ dân thôi, và thật họ đã làm khổ dân trăm đắng ngàn cay. Do vậy, chúng tôi nghĩ để giới thiệu một tinh thần trong sáng và một việc làm xác thực rõ ràng, tất chúng ta phải biết thừa nhận có các giá trị tốt đẹp qua các nền văn hóa, qua lịch sử, cũng như có sự khác biệt to lớn của các hình thái và cơ cấu của chính trị cũng như kinh tế. Tuy nhiên, để chúng ta khi thiết lập chánh quyền hậu cộng sản, cần lưu ý là khi thiết tạo thể chế hoặc là tạo lập quyền hành, thì quyền hành đó phải tuân thủ vào các quy tắc nhất định được đề ra, vào một luật minh định (pháp lý) hẳn hoi, hầu phát triển quốc gia. Nhất là, để cho quyền hành không thể khống chế và vượt quá được, là rơi vào quyền lực của một cá nhân như Hitler, Mao Trạch Đông, Stalin, Hồ Chí Minh, Lê Duẫn, Polpot v.v.. Vả nữa, một Nhà Nước, thì không thể cuỡng lực nó thành Nhà Nước trong tay một người, một Đảng. Hay trong tay vài người như Bộ Chính Trị Hà Nội, rồi thao túng muốn làm gì thì làm, muốn bắt ai thi bắt, muốn giết ai thi giết, muốn bán đất dâng biển lãnh thổ cho Trung Cộng thì làm, và muốn cướp ruộng vườn , nhà cửa, đất đai của dân, thì ngang nhiên cướp. Đúng ra phải gọi Đảng và Nhà Nước Hà Nội là những người phản chính trị như chúng tôi đã nói ở tiết mục trên. Hãy trả lại cho Nhà Nước ý nghĩa đích thực của nó : có nghĩa là Nhà Nước của mọi người, của quần chúng, của người dân. Còn các người nắm các cơ quan điều hành guống máy Nhà Nước, tất chỉ là những người phục vụ dân, phục vụ Đất Nước cho hùng cường, giàu mạnh, an thái. Nhà Nước không phải là ông nội, cha chú,  quan liêu và là bạo chúa hà hiếp dân lành như  chế độ phỉ quyền Hà Nội.

 

7.3. Quyền Hành Trong Ý Nghĩa Loại Trừ

 

    Theo nguyên tắc của pháp lý và chiếu theo luật pháp, thì quyền hành được hiẻu trong một ý nghĩa của loài trừ. Vì nói như Georges Burdeau trong tác phẩm : «Traité de Science Politique, Khảo Luận Khoa Học Chính Trị », ông nghĩ phải triệt để loại trừ cái tôi đặc quyền của quyền hành (49) Tại sao? Bởi khi giao cho một người các đặc quyền của quyền hành, dễ tạo ra quyền lực, quyền thế và dễ trở nên độc đoán, độc tài sinh ra nguy hại cho xã hôi và người dân. Đìển hình là Hitler, Lénine, Stalin, Mao Trạch Dông, Đặng Tiểu Bình, Kim Nhật Thành, Hồ Chí Minh, Lê Duẫn dến Nguyễn Tấn Dũng, Nông Dức Mạnh  Polpot, Sadam Husen vv. Thực thế, từ đó chúng tôi nghĩ sự sinh ra Nhà Nước thì Nhà Nước phải đạt được ý nghĩa « nhân cách » của quyền hành, với ý nghĩa nghiêm túc này thì quyền hành không cần phải loại trừ. Tuy nhiên trong xã hội chính trị như chúng ta thấy thường xuất hiện nhũng điều trái ngược như chúng tôi nói đây.Vì thực ra Nhà Nước là sự tạo nên quyền hành. Vả nữa, tất cả các đặc tính của nó mà chúng ta đã phân biệt, được xem như là riêng biệt của quyền hành mà nó vẫn còn gắn chặt vào trong Nhà Nước. Do đó, chúng tôi nghĩ để tránh cho sự « tai hại » này, thì chúng ta phải loại trừ và ngăn cản sự diễn tiến của quyền hành có tính cách máy móc cùng đặc quyền. Cũng như tránh xa một Nhà Nước có tính cách kỳ thị và phân biệt chủng tộc cùng sắc tộc và màu da như Nam Phi trước đây, hay một Nhà Nưóc độc tài, độc đảng như Việt Nam ta hiện thực – thêm nữa, qúy vì rõ sự điều hành các công việc của Nhà Nước, và các người cầm quyền trong guồng máy quốc gia, thì phải luôn hướng về phận vụ chính đáng : đó là phục vụ quần chúng và Tổ Quốc của mình.

    Để tránh các nan giải của việc đưa đến một Nhà Nước độc tài về nhiều mặt, khi các người cầm quyền lãnh đạo thì tham nhũng, hối lộ, cậy quyền, cậy thế như Nhà Nước Hà Nội đương thời, thế nên chúng ta cố gắng phải loại trừ đi cái quyền hành độc tôn, độc Đảng này, hầu không còn tính cách cá nhân, bé phái nữa. Để rồi từ đó Nhà Nước một cach rõ ràng là trở nên các cơ quan chánh quyền, các cơ quan công quyền như các bộ, tỉnh, quận, huyện, xã vv., biết lo lắng, chăm sóc, quan tâm phục vụ cho sự ấm no, an thái và hạnh phúc của người dân, chính lúc đó các cơ cấu của một Nhà Nước mới thực chính danh. Hoặc nữa, chúng tôi nghĩ chúng ta phải có tinh thần xem sự phụng sự cho lý tưởng chính trị là một ơn gọi « vocation ». Xin qúy vị hiểu chính trị cũng là một ơn gọi như những ơn gọi làm bậc cha mẹ, tu sĩ, bác sĩ, khoa hoc gia, kỹ thuật gia vv.. Để ơn gọi chính trị này, là không có nghĩa tập trung mọi quyền hành cho cá nhân mình và cho Đảng mình, rồi bắt mọi ngưòi phải làm theo ý mình, ai không tuân phục, không làm theo ý ta, thì tìm cách loại trừ hoặc thủ tiêu. Chúng tôi xin các vị ấy hiểu cho là ơn gọi làm chính trị này, chính là sự phục vụ người dân, phụng sự xã hội và Đất Nước như cha mẹ lo lắng nuôi dưỡng con cái mình thành thân. Còn làm trái ngược lại ơn gọi chính trị này như các nguời cầm quyền hiện tại ở Việt Nam, không thực phụng sự cho dân chúng và Đất Nước : chánh phủ bất chánh cuả Nguyễn Tấn Dũng và Bộ Tà Trị cùng Đảng Phỉ của ông đã bán đất Tổ, Dâng Biển Mẹ và ký cho bọn Tàu Phù, Rợ Hán của Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo khoảng 50 tỷ Mỹ Kim, để chúng có đặc quyền khai thác  tài nguyên quốc gia Việt Nam : như quặng mỏ,  và quyền cho chúng đem nhân công và gia đình chúng qua chiếm đất đai, biên cả, sông núi của giang sơn ông bà ta để lại : thì  quyền hành và quyền lực này không thích hợp cho một xà hội chinh trị nhân bản, mà chỉ là phường thảo khấu, hay loại vong nô Tàu cộng, rước voi vê dày mà tổ, phá hoại Đất Nước và làm nhục Quốc Thể.

    Vì đúng là xã hội chính trị nhân bản thì lấy con người làm gốc, xem dân là trọng, và lấy Tổ Quốc làm đầu, để lo sống báo hiếu như một người con hiếu đạo với Tổ Quốc và trung nghĩa với Đồng Bào cùng Dân Tộc, hầu lo cho dân được no ấm, hạnh phúc, Nước Nhà được phát triển, sung túc, phú cường làm vẽ vang cho Dân Tộc. Nói tóm lại lấy quyền hành hợp pháp người dân ký thác để phục vụ  con người, phụng sự Đất Nước và phục vụ dân, chớ không phục vụ cá nhân, cho gia đình, cho tập đoàn hoặc đảng phái và cầu vinh mại bản. 

             

7.4. Ý Nghĩa Dân Tộc Và Quốc Gia

 

    Qua tiểu đề này chúng tôi muốn đưa ra cùng qúy vị một sự hiện thực và một thực thể, đó là Dân Tộc, mà chúng ta đã khảo luận qua các chương trước đây. Dân tộc nói cách khác rộng nghĩa hơn là Quốc Gia, chính Dân Tộc là một dân số, một số quần chúng, một Dân tộc với cá tính đặc thù của mình. Do thế cái quan điểm này như một lý lẽ tất nhiên. Nhưng để chúng ta hiểu rõ hơn, thì Quốc Gia tự bản chất là cái thực thể được kết cấu của từng cá nhân hợp lại thành một cộng đồng xã hội chính trị, Nhất là Quốc Gia có được sức mạnh vừa tiềm ẩn vừa bộc lộ một cách cụ thể ở nơi quần chúng, hay nói cách khác là sức mạnh của một Dân Tộc mà ông bà ta gọi là Hồn thiêng liêng, nôm na nữa là Hồn Dân Tộc. Quả chính cái Hồn này quyện lẫn trên một giải đất rộng chung sống cùng với  những mảnh đất của Quốc Gia mà người dân sống. Cũng thế, cái Hồn này quyện lẫn trong biển cả, sông rạch, hồ ao, mà người dân giả gọi một tiếng trìu mến yêu thương, xem sông biển là Mẹ. Hồn cũng quyện lẫn trong không gian, trong không khí của Đất Nước trong ruộng vườn, cây trái, trong Núi Đồi mà ông bà ta gọi một cái tên kính trọng yêu mến : là Cha. Cũng chính các sức mạnh của quần chúng kếp hợp này là dấu chỉ của Quốc Gia còn tồn vong. Thế mà bọn phỉ quyền Bắc Bộ Phủ : Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng, là những quân vô đạo lý, tán tận luơng tâm dám đem Cha Mẹ mình đi bán cho bọn Tàu phù, Rợ Hán Trung Cộng. Đời thủa từ thủa lập Quốc dựng Nước Việt cho đến bây giờ, không người con Việt nào mang giòng máu Lạc Hồng dám  đem bán Cha Mẹ mình cho lũ ngoại bang. Vi đây là cái tội tầy trời, kinh thiên địa chấn, bất đạo, vô luân như loài cầm thù không có lý trí. Chúng tôi tha thiết van xin tất cả người dân Việt trong Nước hay Hải Ngoại hãy cứu nguy Cha Mẹ mình có nghĩa là cứu nguy Dân Tộc! Xin các vị chức sắc lãnh dạo Tôn Giáo, lãnh đạo tinh thần các tín hữu và hết moị người dân cần lên tiếng, tỏ thái độ yêu Cha Mẹ của mình, thì xin hành động cụ thể ngay … Còn im lặng, cầu an, không khác gì là chấp nhận hoặc động lõa với hành động bán Cha Mẹ  mình của Hà Nội là dâng biển cùng các quần đảo Hoàng Sa và Trường sa. Hà Nội vừa bán vưà dâng đất Tổ như Ải Nam Quan và Thác Bản Dốc, cho khai thác quặng mỏ Bauxiste ở Đắc Nông Tây Nguyên, rồi cho Tàu phù Trung cộng đem cả trăm ngàn nhân công và gia đình của chúng vào lảnh thổ Việt Nam sinh sống.

   Do đó những thực thể lưu tại này : như dân số, dân tôc, sông biển, núi đồi, có ngôn ngữ, các sắc dân, có văn hóa vv.. là cái có trước Quốc Gia. Sự có trước đó mà chúng tôi đã nói qua là tiền chính trị. Vi thế Dân Tộc được cấu thành dân tộc chưa có chủ này, đơn cử Dân Tộc Chàm vẫn sống lế lối phong tục, văn hoá Chàm, nhưng họ không thể gọi là Quốc Gia được, đã mất đi ý nghĩa của chính trị, không có chủ là vậy. Hoặc nữa, như dân tộc Palestine trước thập niên 80, người dân Palestine cũng giống như Dân Tộc Chàm, bi người Do Thái chiếm đất Tổ của họ, đuổi họ ra khỏi quê cha Đất Tổ của mình. Họ buộc phải lưu vong ở các Nuớc lân bang hay trên toàn cầu, nhưng họ tìm đủ mọi cách để lấy lại đất, dành lại chủ quyền của Đất Nước mình. Nhờ vậy chúng ta hiểu hơn các việc tranh đấu của lãnh tụ Arafat và người dân Palestine, là bằng đủ mọi cách họ nỗ lực cố gắng dành lại Đất Tổ. Thế đó, là sự cấu tạo lịch sử của các xã hội đa dạng của loài người thời xưa, nhưng vẫn còn hiện hữu cho đến thời đại bây giờ.

    Do thế, như tư tưởng của Burdeau mà ông đã bỏ công nhiều năm nghiên cứu, theo ông nghĩ trên thế giới có sự hiện diện của nhiều xã hội. Xã hội đó có nhiều nhóm người sống chung trên một mảnh đất riêng, họ tùng phục và liên kết vào một vị thủ lãnh, thì trường hợp này ông nói không phải là quốc gia. Vì khái niệm của Quốc Gia không phải do một nhóm người kết hợp lại, có một mãnh đất và một vị thủ lãnh. Và Burdeau nghĩ đây chỉ là hình thái trở nên quyền hành như các vị tù trưởng của Bộ lạc. Bởi vì ý nghĩa của Quốc Gia cho phép chúng ta giải thích các đặc thù của nó như sau : sự hiệp nhất, tiếp tục tồn tại, còn sức mạnh cùng các giới hạn của quyền hành do luật pháp hay theo thói tục, để rồi chúng ta xem đó là phần toàn diện của lý thuyết chung của Quốc Gia (50). Tất cả những điều nhận định của giáo sư Burdeau, theo chúng tôi  cảm nghĩ qủa rất đúng và hợp lý của khái niệm về Quốc Gia. Vì lịch sử của nhiều xã hội đôi khi được tạo thành theo như kiểu các sắc dân thiểu số, cho nên không thể gọi là Quốc Gia được.

 

7.5. Những Con Người Và Nhà Nước

 

   Theo chúng tôi nhận định, để phân biệt rõ vai trò của sự thông minh tài trí hơn người của các tư tưởng gia, và ý muốn cộng tác của Nhà Nước với họ trong một sự hợp tác để tạo nên cái « khế ước » xây dựng hữu ích cho cộng đồng con người và dân tộc, thì chúng tôi xin dẫn lược ra đây đôi giòng tư tưởng của Goerges Burdeau. Theo giáo sư Burdeau, thì ý muốn hơp tác của họ không phải tự do sáng tạo nên sự hảo huyền, trong lúc đó ý muốn hợp tác này tạo nên một ý nghĩa của các yếu tố xây dựng cộng đồng và dân tộc này. Cũng thế, chúng ta hay sự tạo nên lịch sử và xã hội, thì nó có đặc tính riêng của nó. Cái đặc tính đây là ý muốn con người, và duy ý muốn cộng tác này giữa con người và con người tất sinh ra Nhà Nước. Thế nên, Nhà Nước là người trung gian nối kết lại các sự hợp tác và cộng tác của những con người lại với nhau. Cũng tư ý này, thực vậy thể chế hóa là thành qủa của một trạng thái thông minh của con người đối với sự nan gỉai của quyền hành. Có nghĩa Nhà Nuớc là một khái niệm, là nơi nương tựa lý tưởng của sức mạnh quần chúng. Hoặc nói cách khác, Nhà Nước là thuộc về con người đẻ ra khái niệm này, và chúng ta có thể nghĩ Nhà Nước trong ý như vậy.

    Do thế, với ý Nhà Nước như vậy, thì đời sống chính trị đuợc hiểu nằm trong lòng xã hội, nằm trong lòng dân tộc cùng đồng hành với dân chúng. Lý thực Nhà Nước hay chính trị, thì luôn ý thức việc phục vụ cho dân tộc, cho con người, cho xã hội và quần chúng, chớ không phải phục vụ cho Đảng, cho cá nhân mình. Đó là những ý nghĩa mà chúng tôi muốn nói và lập lại nhiều lần qua các chương chúng tôi bàn đến trong bài « Chính Trị Nhân Bản ». Nhà Nước-Con Người-Dân Tộc, xem như có một định mệnh chung, trong đó chính trị đóng một vai trò quan trọng, cũng như sự đóng góp của của các tư tưởng gia, lý thuyết gia (không cộng sản, quân phiệt), sự đóng góp luân lý và đạo đức gia cũng thiết yếu không kém cho sự sinh tồn của một Quốc Gia. Xã hội và Quốc Gia được thăng tiến hay thoái hóa, là do vai trò đóng góp của những người làm chính trị, của những tư tưởng gia, luân lý gia, lý thuyết gia và những đấng bậc lãnh đạo Tôn Giáo v.v., cùng chung hợp tác và lên tiếng xây dựng, là rất hệ trọng đến vận mạng của Dân Tộc, của Đất Nước. Bại luân, suy vong hay có thể mất Nước là do ở thái độ và hành động của chúng ta!

 

7.6. Đời Sống Trong Nhà Nước Hay Quốc Gia

 

   Những gì chúng tôi vừa nói qua với qúy vị có tính cách lý thuyết và chuyên môn trong lãnh vực chính trị và xã hội. Qua đó nó được bao gồm các sự việc của con người để dẫn đến y nghĩa Nhà Nước cùng các yếu tố điều hành thực tế của nó, hầu cho mỗi người chúng ta nhận thức được sự việc quan trọng, mà chính đời sống của chúng ta gằn chặt vào với Nhà Nước  Do đó, chúng tôi nghĩ để điều hành và cai trị cùng với mục đích của việc thể chế hóa chế độ dân chủ,  thì chính đây là việc thực thi ích lợi chung cho Quốc Gia và người dân. Từ đó nó tự cho phép tạo ra một quyền hành ổn định và công việc được trôi chảy, hầu cho các công việc chung và đời sống chung của mọi người được bảo đảm. Cũng thế, các trình trạng chung của quyền hành phải được chính thức hóa, là đối chiều và dựa vào Luật Pháp. Vì vậy mà tư tưởng Luật này phải có các quy tắc minh xác. Để rồi nhờ sự minh xác đó, chúng ta vui sống trong một Quốc Gia có luật pháp hiển minh, chớ không phải sống trong một băng đảng mafia hay là một bộ lạc du mục, hoặc nữa là sống trong cộng đồng riêng rẻ. Vì sống trong một Quốc Gia như nói trên, thì chúng ta được bảo đảm các quyền lợi và được quyền luật quốc gia bảo vệ.

    Qúy vi rõ cái quyền hành hiện hữu và ở trong sự hiện thực đó, giờ đây quyền hành ấy được lồng vào trong thể chế, rồi xem đó là « chức vụ » phụng sự Quốc Gia Dân Tộc. Do thế mà vị cầm quyền qua đời, thì các vị kế nhiệm phải có để tránh đi cái khoảng trống không có người cầm quyền phục vụ Đất Nước. Vì đây cũng là yếu tố của đời sống ổn định chính trị và ổn định xã hội và Nhà Nước. Qúy vị cũng hiểu thêm  nhờ vào việc thể chế hóa của Nhà Nước , thì làm mất đi quyền hành cá nhân, bởi quyền hành đó đã trở nên cho mọi người-ngay cả các người không cầm quyền, có thể đồng hoá vào, và hiểu một cách tích cực rằng đó là chiều sâu của chính trị trong một thể chế dân chủ đích thực. Do đó từ quan niệm này thì Nhà Nước kể từ đây là việc làm của tôi, là tài sản và danh dự của tôi. Nhờ đó mà quyền hành không ở trong cá nhân, không ở trong Đảng, còn Nhà Nước là của chung mọi người, ai cũng có bổn phận làm vinh dự cho Nhà Nước của mình. Đơn cử, trong các cuộc thi tranh giải điền kinh, thể thao và đá banh, thì các thể thao gia, hay điền kinh luôn cố gắng tập luyện hết mình hầu mong đoạt giải để làm vinh dự cho Quốc gia mình là thế. Vi từ ý nghĩa này, khi những vị lãnh đạo Nhà Nước làm bậy, thoái hoá : như ăn hối lộ, tham nhũng, tống tình, cuỡng dâm, cướp của v.v., thì tất cả các hành động nói này làm ô danh Dân Tộc và làm mất thể diện Quốc Gia trên chính trường Quốc Tế!

 

7.7. Hiến Pháp

 

   Quả thực biến cố quan trọng cho một Quốc Gia độc lập chính là sự sinh thành ra bản Hiến Pháp.Vì sự cấu tạo của Nhà Nước cùng các cơ chế của nó được cụ thể hóa trong hành vi pháp lý này. Theo chúng tôi tìm hiểu và được biết, thì qủa có các bản Hiến Pháp có thể dựa theo phong tục, tập quán, nhưng không ghi thành văn bản, cũng có các bản Hiến Pháp được ghi chép thành bản văn rõ ràng. Nhưng sự quan trọng là bản Hiến Pháp phải được xác định bằng một hình thái đồng quyết. Có nghĩa là được mọi người dân chấp thuận, là toàn dân bầu cử Quốc Hội để chọn các vị cầm quyền và trao cho các vị trách nhiệm lãnh đạo Quốc Gia. Để qua đó họ thực thi nhiệm vụ và quyền hành được người dân tín nhiệm và giao phó. Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Nước Việt Nam tuy có bản Hiến Pháp ghi thành văn, nhưng bản Hiến Pháp đó không do toàn dân đồng quyết và chấp thuận như chúng tôi nói trên. Bản Hiên Pháp đó là do Đảng Cộng nặn ra, nên hoàn toàn chuyên chế và độc đoán,  độc tài, không phục vụ đích thực quyền lợi cho toàn dân và phụng sự  Đất Nước.    

   Thế nên ở đâu là sự quan trọng của bản Hiến Pháp trong tinh thần của mọi người dân? Thưa bản Hiến Pháp phải đuợc Quốc Hội và những cố vấn chuyên về Hiến Pháp Học và Luật Pháp Học soạn thảo. Ho là những chuyên gia già kinh nghiệm nghiên cứu và học hỏi, rồi ghi chép các điều luật, các quyền lợi hợp với ý chung của toàn thể người dân. Hiến Pháp được xem là mẫu mực để mọi người dân bất phần là ai, là tổng thống, thủ tướng, nghị sĩ hoặc người dân, tất cả đều phải tôn trọng Hiến Pháp. Cũng thế, bản Hiến Pháp được xem là một khuôn khổ, không bất biến, bất dịch, nhưng bình thường thì vững chắc, hầu tạo nên sự bảo đảm ổn định và bình an cho toàn dân. Qủa đúng nhu thế! Theo chúng tôi học hỏi, thì vào thời tiền sử, một cách đặc biệt tại thành phố Athène bên Hy Lạp, người dân ở đó đã có bản Hiến Pháp. Cũng thế người ta khám phá ra được nhiều bản Hiến Pháp có từ thời Trung Cổ, nhất là kể từ thế kỷ XVIII cho đến hiện nay.

   Như chúng tôi tìm hiểu về từ Hiến Pháp, khi người ta nói đến từ ngữ « Hiến Pháp, Consitution », tiên khởi chữ Hiến Pháp người ta viết số nhiều để chỉ các bản Hiến Pháp khác nhau giữa các văn bản Hiến Pháp của Thụy Sĩ, Anh, Mỹ, Nga, Đức, Pháp, Ý v.v.. Quả thực có sự khác biệt giữa các bản Hiến Pháp của các Quốc Gia này. Nhưng điều làm cho người ta lưu ý, chính là sự ý nghĩa trong mọi cảnh ngộ và trong tất cả trường hợp của một bản Hiến Pháp. Ví dụ, như việc định nghĩa chủ quyền tối thượng của Quốc Gia, xác định các vai trò, nhiệm vụ, và bổn phận của các người cầm quyền, cùng xác minh mục đích các việc làm của họ, hay nói rõ các cách thức thực thi quyền hạn và thẩm quyền của họ v.v., hoặc nói rõ các điều khác như quyền lợi của người dân, và các nhân quyền… Mọi điều này được ghi rõ ràng trong bản Hiến Pháp và yêu cầu mọi người dân đều tôn trọng cùng thực thi nghiêm chỉnh. Song trước hết bản Hiến Phái phải xác định các quy chế, điều lệ cho các người cầm quyền, hay hơn thì bản Hiến Pháp ghi rõ các quy chế trước hết cho họ.

    Do thế chúng tôi nghĩ, để tham chiếu vào bản Hiến Pháp, thì đây là sự trả lời và xác định rõ các công việc của người có chức quyền cũng như của mọi công dân. Bản Hiến Pháp cũng giúp các người cầm quyền tự chủ được mình trong khi hành sử quyền hành, hầu giúp họ hòa hợp đuợc các công việc thực thi quyền hành cho lợi ích chung của Đất Nước. Bản Hiến Pháp cũng làm phân tán quyền hành, hầu không có trình trạng tập trung quyền hành vào cho một cá nhân, cho một nhóm nguời như Bộ Chính Trị của phỉ quyền Hà nội, hay chỉ duy một Đảng phái lãnh đạo, như bản Hiến Pháp của Nhà Nước Công Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã dành đặc quyền cho Đảng thổ phỉ của Hà Nội lãnh đạo. Vả nữa, bản Hiến Pháp tạo nên cho tất cả mọi người dân sức mạnh của Luật Pháp, và họ là người thực thi đúng Luật Pháp chung của Quốc Gia. Qủa Hiến Pháp minh định rõ như thế, thì được xem là hiệu chính và tu bổ thêm pháp lý của của các hiện tượng chính trị, ( mà chúng ta rõ chính tri dễ đưa đến quyền lực). Bởi thế, bản Hiến Pháp phải có các quy chế trừng phạt, cũng như đưa ra các điều khoản tùng phục vào một nền tảng pháp lý chính trị. Nhờ vậy mà Hiến Pháp mới giúp làm vô hiệu hoá các ý muốn « bốc đồng, tùy thích » của các cá nhân cầm quyền một cách độc đoán, độc tài như Lénine, Stalin, Hitler, Mussolini, Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Hồ Cẩm Đào, cha con Kim Nhật Thành, Polpot, Hồ Chí Minh, Lê Duẫn, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng v.v. Dó đó chúng tôi nghĩ, bản Hiến Pháp khi được ghi lại và tuyên bố với quần chúng, thì xin các nhà làm Luật và Hiến Pháp cho Quốc Gia, phải có các dự đoán và tầm nhìn xa này. Thêm nữa, nhờ qua sự nhìn xa và rộng này, hầu giúp cho các nhà lãnh đạo, các chức sắc cầm quyền cai trị cùng các người dân làm tròn được nhiệm vụ của mình đối với Quốc Gia và Dân Tộc.

    Thực thế Hiến Pháp lập nên nhờ các việc chính xác và hợp pháp của họ. Và cũng từ đó, khi một chánh quyền có Hiến Pháp minh xác, thì các nhà cầm quyền phải bảo đảm được phẩm tính nhân đức của bổn phận và trách nhiệm lúc được người dân ủy thác cùng tín nhiệm. Vì vậy mà Tổng Thống Nước Mỹ khi tuyên thệ nhậm chức phải đặt tay mình trên cuốn sách Thánh Kinh, thề cố gắng làm tròn trách nhiệm của mình với Tổ Quốc và toàn Dân. Còn nữa, nhiều Hiến Pháp Quốc Gia đòi hỏi vị Tổng Thống phải có nhân cách đạo đức cá nhân trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Vì danh dự của Quốc Gia, vì ích lợi của người dân, nên Hiến Pháp Quốc Gia đòi hỏi ở các vị cầm quyền chăn dân cần có những giá trị đạo đức cá nhân này. Thật sự con người chỉ có thể điều hành guống máy Nhà Nước tốt đẹp, công bằng cùng thăng hóa Đất Nước, qủa thực một phần lớn nhờ vào các nhân đức cá nhân cùng tài năng lãnh đạo của Quốc Trưởng : « tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ » là đây. Để từ ý đó, chúng tôi nghĩ rằng phải có một điều khoản ràng buộc họ, phải có một cái tên cho họ áp dụng, để bảo đảm cho các vị cầm quyền thực hành công việc chung: đó là bản Hiến Pháp có Công Lý,Công Bằng, Công Mình, Bình Đẳng, Tự Do, Đa Đảng, Nhân Quyền, Nhân Ái, Nhân Luân, Dân Quyền, Pháp Trị, Quyền Lợi, Bổn Phận và Trách Nhiệm… Để rồi qua bản Hiến Pháp định rõ các điều kiện, các nhu cầu căn bản của lẽ sống con người, và nhờ qua các điều kiện cùng các nhu cầu nói này hầu giúp tất cả mọi người dân cảm thấy được sự thoải mái sống trong một Quốc Gia mà Nhà cấm quyền biết tôn trọng họ. Thế nên, Hiến Pháp là dấu chỉ giúp cho các Nhà cầm quyền cùng người dân xem như cái nền tảng chính thức hóa và hợp pháp hóa của họ. Hơn nữa, như câu nói thời danh của Jean-Jacques Rousseau là : « để trở nên hợp pháp hóa , thì không có sự nhầm lẫn giữa guồng máy chánh quyền với chủ quyền (quốc gia), nhưng đó là sự thừa hành công việc của Nhà Nước » (51).

    Do thế, Hiến Pháp ban cho những người cầm quyền có được các cơ cấu của Nhà Nước. Tuy nhiên qúy vị hiểu, không phải trong ý nghĩa là những người cầm quyền tạo nên ý muốn hợp tác chung, khi trước đó đã có Hiến Pháp. Đây cũng là các tư tưởng khác nhau của nhiều chính khách người Đức vào cuối thế kỷ XIX. Đơn cử như Gierke, theo ông nghĩ răng các nhà cầm quyền có các cơ quan công quyền trong một ý nghĩa hoạt động. Họ đóng góp thực sự, và hợp thành ý muốn chung của cá nhân mình, để rồi các nhà cầm quyền thực hiện một sự việc đã được cho phép. Tuy nhiên, sự cho phép này với một điều kiện là làm triệt tiêu cái tôi cùng sự tham vọng của họ. Bởi sức mạnh cho nhà cầm quyền thực hiện các công việc chỉ được xem là sức mạnh riêng, mà họ chỉ là các « khí cụ » của quyền hành Nhà Nước để làm các công việc chung cho Đất Nước. Nhà Nước sử dụng họ có tính cách ích lợi chung cho toàn dân. Cũng thế, chúng ta hiểu rằng cái quyền hành ban cho này cũng có cái mục đích của nó, để khi các người cầm quyền thực thi quyền hành, thì chúng ta nhận thấy ở họ hoàn thành được nhiệm vụ của mình. Nhất là, người cầm quyền mặc cho mình giá trị pháp lý của Nhà Nước.

    Do thê, để trở nên các điều như trên, tất ý muốn của các nhà cầm quyền vẫn phải còn tuân hành vào quy chế, vào các khoản luật và quy tắc được xác định, xác minh rõ ràng của Hiến Pháp. Nhờ các việc làm nghiêm chỉnh của các người cầm quyền, nhờ bản Hiến Pháp ghi rõ các điều lệ minh bạch, hầu giúp cho những công việc chung được diễn tiến tốt đẹp, không hẳn cho các vị lãnh đạo nhưng cũng cho hết thảy mọi người dân. Chúng tôi nghĩ rằng Hiến Pháp là của mọi người dân, không dành riêng độc quyền cho một Đảng phái nào lãnh đạo Đất Nước (như Hiến Pháp của phỉ quyền Hà Nội, ở điều  IV đã dành độc quyền cho Đảng thổ phỉ Việt cộng, cho nên đã gây biết bao thảm họa cho Đất Nước và Dân Tộc cùng người Dân Việt chúng ta). Bởi Hiến Pháp khi dành riêng cho Đảng minh (độc Đảng), thì dễ gây nên độc đoán, độc tài, bạo chúa, và trở nên « thần linh » hóa cá nhân cùng Đảng hóa như gương các nước cựu Liên Sô, Đông Âu, Trung Cộng, Bắc Hàn, Cam Bốt, Lào, Cu Ba vv.. Do vậy, khi lập Hiến Pháp phải ghi rõ cho nhiều Đảng phái, hay các đoàn thể, những người đối lập, được có quyền sinh hoạt chính trị và xã hội , với mục đích là phục vụ dân chúng và Đất Nước giàu mạnh, hạnh phúc cùng an lạc. Hơn nữa, qúy vi rõ Nhà Nước cần có các đảng phái và người đối lập sinh hoạt chính trị chung, thì tránh được  nạn chủ quan sai lầm, ngăn cản được các thể chế độc tài chuyên chính, các nhà độc tài vô luân và vô đạo.

    Chúng tôi thiết tưởng khi chúng ta nắm được Chánh Quyền, và tạo nên các người cầm quyền của các cơ quan chánh phủ, thì chúng tôi xin các vi, nhất cử nhất động lúc thực thi công việc, nên học hỏi, tham chiếu Hiến Pháp, hầu tránh cho qúy vị các lỗi lầm, các sai trái, cũng như tránh cho Chánh Quyền khỏi rơi vào quyền lực « cá nhân hóa, bè phái hóa, tham nhũng hóa, hối lộ hóa, tệ nạn hóa, trộm cắp hóa, cướp của hoá, dối trá hóa, gian xảo hóa, bạo lực hoá và khủng bố hóa v.v.. thành một chính sách như của Đảng cộng và Nhà Nuớc Hà Nội, làm thối nát, suy yếu cả Đất Nước, mà dân chúng Việt gọi cho bọn chúng một cái tên là « tập đoàn mafia đỏ hoặc đảng mafia đỏ ». Cũng như nhờ học hỏi và tham chiếu đó, giúp cho qúy vị hiểu được cái gì thuộc về quyền hành phục vụ công ích cho Quốc Gia, cho Đồng Bào, và cái gì thuộc về con người ích kỷ, cá nhân hoá, gia đình hóa, đảng hóa v.v.. Nói tóm lại, nhờ Hiến Pháp minh định mà có các tư tưởng Luật Pháp minh bạch, tất tạo nên sức mạnh vô hiệu hóa quyền hành hoặc quyền lực trong tay một người, hay một nhóm người.

    Chúng tôi nghĩ bản Hiến Pháp lúc sinh thành cần được soạn thảo kỹ lưỡng, và được tham khảo cùng viết ra không quá nhắm mục đích vào các giá trị của thiên tài chính trị (le genie politique). Song nhờ vào bản Hiến Pháp như « Kim Chỉ Nam » hướng dẫn chúng ta, hướng dẫn mọi người quy hướng về các điều ích lợi, vào các kinh nghiệm tốt đẹp của con người, của các thể chế dân chủ, của các giá trị văn hoá đạo đức và các giá trị luân lý phong tục tốt đẹp v.v. của cha ông ta. Những giá trị nói này làm nên giá trị văn hiến cho Quốc Gia, làm nên các gía trị nhân bản cho con người, cùng tạo nên văn minh tiến bộ cho Đất Nước. Cũng từ ý nghĩa này, mà hành động của các người cầm quyền sẽ phải thích ứng và tuân thủ vào các quy tắc nền tảng đã được tuyên bố qua bản Hiến Pháp. Điển hình Luật Nhân Quyền, mà chúng tôi đã bàn đến trong bài « Xây Dựng Những Giá Trị Căn Bản Cho Xã Hội Chính Trị ». Thế nhưng chúng tôi cũng xin được phép bàn luân tiếp một tiết mục ở chương sau với quý vị.

   Do thế, chúng tôi nghĩ rằng Hiến Pháp (mới) là một khúc quanh của lịch sử Đất Nước, là một sự quyết định rất quan trọng của chúng ta, là những người Quốc Gia còn nghĩ đến sự tồn vong của Dân Tộc mai sau (thời hậu cộng sản). Vả nữa, chúng tôi cũng nghĩ bên cạnh Nhà Nước thường phải có một cơ quan đặc biệt : có các nhà chuyên môn về Hiến Pháp và Luật Pháp Quốc Gia và Quốc Tế, cùng những vị cố vấn uyên bác trong nhiều lãnh vực chính trị, văn hoá, xã hội, kinh tế, quốc phòng v.v., để theo dõi sự hiệu lực và hiệu nghiệm của Hiến Pháp cùng làm tròn nhiệm vụ và bổn phận của mình, là Hiến Pháp Hóa cho Quốc Gia (La Constitutionnalisation de l’Etat). Nhờ đó mà chánh quyền đạt được các thành quả của nhiều lãnh vực như chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế vv., và đời sống an sinh của người dân. Vì thế, Hiến Pháp đã trở nên cái khung cảnh của đời sống chính trị, của đời sống người dân, Hiến Pháp hằng nhắc nhở chúng ta trong mọi trường hợp, trong tất cả mọi cảnh ngộ, để rồi qua lời phán đoán của vị Thẩm Phán Hiến Pháp giúp cho các nhà cầm quyền ý thức lại hành động vi hiến của mình hơn.

 

7.8. Thế Quân Bình Của Quyền Hành Riêng Biệt

 

    Qua phần này chúng tôi xin phép nói đến một hình thái đặc biệt của việc Hiến Pháp Hóa, đó chính là cái nền tảng của lịch sử, là cái quyền hành riêng biệt tạo nên sự quân bình. Điều này chúng tôi muốn nói là sự độc lập riêng của dân chủ hóa. Điều này cũng là sự chính xác của tư tưởng tự do xưa kia, mà người trình bày tư tưởng này chính là Montesquieu thời danh của Pháp và nhân loại. Tư tưởng của ông dựa vào sự điều hòa của quyền hành, là nhờ vào các cơ quan của quyền hành, để khỏi tập trung hóa quyền hành và quyền lực vào một người  (hoặc một vài người như Bộ Tà Trị của Hà Nội », có nghĩa là chia quyền hay tản quyền. Qủa thật đây là những tư tưởng độc đáo của Montesquieu, hầu thắng lại và giảm bớt theo « luật thừa trừ » của một quyền hành bởi một quyền hành khác. Và qua quyền hành đó, thì quyền hành đầu không không thể vượt quá.

    Giờ dây chúng tôi xin tóm lược đôi giòng tư tưởng của Montesquieu : chính thể dân chủ và chính thể qúy tộc (aristocratie, aristocracy) không phải là các Nhà Nước Tự Do bởi bản chất của nó. Sự tự do chính trị chỉ bắt thấy ở trong các chánh quyền dung hòa. Song tự do chính trị đó lại không có luôn trong các Nhà Nước dung hòa. Vì tự do chính trị chỉ có khi nguời ta không lạm dụng quyền hành. Theo ông sự lạm dụng quyền hành đó là một cái gì thường hằng mà người ta nghĩ đến phải lạm dụng nó. Tuy nhiên Monstesquieu nghĩ rằng quyền hành phải nhận thấy được sự giới hạn của nó. Và ông nói rằng phẩm hạnh của con nguời chính là đìều kiện của sự giới hạn này. Để rồi nhờ đó người ta không thể lạm dụng quyền hành. Cũng chính nhờ sự đề nghị đưa ra các sự việc này, thì chính quyền hành ngăn chận quyền hành (52). Do thế, chúng tôi nghĩ phải sinh thành một bản Hiến Pháp với tinh thần thượng tôn Luật Pháp, thì mới giúp cho con người không làm những việc trái nghịch. Cũng nhờ bản Hiến Pháp đó, được xem là « hàng rào » ngăn chận được các người cầm quyền có tham vọng độc tôn quyền hành cùng quyền lực và trở nên bạo chúa.    

   Chúng ta thấy tấm gương cụ thể của người xưa theo tinh thần của Montesquieu là Nước Anh. Ông nghĩ phải có một quốc gia trong thế giới này có lý do trực tiếp thể hiện bản Hiến Pháp của mình, theo con đường của sự tự do chính trị (53), Nhưng làm thế nào có được như lời Montesquieu nói? Chúng ta nghe ông trả lời như sau :« mỗi một quốc gia có ba quyền hành khác nhau, là quyền hành lập pháp, còn quyền hành của hành pháp thì tùy thuộc vào quyền lợi của người dân, và quyền hành pháp như thế thì tùy thuộc vào dân luật. Qua quyền hành thứ nhất, ông Hoàng hay vị Thẩm Phán làm nên các luật cho một thời hạn hoặc là cho mãi mãi ; và họ có thể tu chỉnh hay bãi bỏ các luật mà họ làm nên đó. Qua quyền thứ hai, họ tạo hòa bình hay chiến tranh, gủi các vị đại sứ hoặc tiếp nhận các vị đại sứ của nuớc bạn, hầu thiếp lập sự an toàn, cùng dự phòng các sự xâm lược. Qua quyền thứ ba, là quyền tư pháp, thì họ có thể trừng phạt các tội nhân hay phân xử những cuộc tranh chấp. Người ta sẽ gọi quyền cuối cùng là quyền tư pháp (pháp lý), và hai quyền trước đơn thuần là quyền hành của Nhà Nước (54). Chúng tôi nhận thấy  sự phân định các quyền hành Lập Pháp, Hành Pháp, Tư Pháp thật rõ ràng. Đó cũng là lý do chúng tôi xin được tóm lược đôi giòng tư tưởng thâm sâu của Montesquieu cho chúng ta cảm nghiệm, theo ông thì trong cùng một con người đó hoặc cũng là chính vị thẩm phán của ngành lập pháp taọ kết hợp với sức mạnh của ngành hành pháp, thì thực không có tự do chút nào. Bởi người ta có thể sợ rằng chính ngay vị quân vương hay các ông nghị thượng (sénat) sẽ tạo nên các luật bạo ngược, để rồi họ thực thi các việc tà đạo và tàn bạo. Vì vậy sẽ không có thực sự tự do nếu người ta không tách biệt các vị thẩm phán ra khỏi quyền lực của lập pháp và hành pháp. Nếu như quyền tư pháp gằn liền với quyền lập pháp, thì quyền hành ở trên đời sống và sự tự do của người dân, từ đó sẽ thành độc đoán, độc tài chuyên chế, bởi vì các vị thẩm phán đã là các người làm luật (legislateur, legislator or lawmaker). Còn nếu như ngành tư pháp gắn chặt với ngành hành pháp, thì các vị  thẩm phán có thể có một sức mạnh của người áp chế (55). Quả nghiệm đúng thay tư tưởng sâu sắc của Montesquieu vẫn còn sống thực cho đến ngày hôm nay, khi chúng ta nhìn lại quảng thời gian dài sống cùng với Việt cộng sau biến cố năm 1975. Ai trong chúng ta hoặc người dân Việt Nam không có kinh nghiệm hoặc không rõ bản chất của cộng sản, dù họ là Nga cộng, Tàu cộng, Bắc Hàn cộng, Cu Ba cộng, Việt cộng, Lào Cộng vv., thì chúng vẫn là cộng sản. Đã là cộng sản, thì thực sự không có tự do, đa đảng, nhân quyền, chỉ luôn có chuyên chế, độc tài, áp chế. khủng bố…Vì đó chính là bản chất của chúng, của chủ thuyết họ. Do đó mà thể chế xã hội chủ nghĩa hay cộng sản chủ nghĩa, thì mãi mãi và mãi mãi không bao giờ thực hiện đúng và tôn trọng ba cái quyền tách biệt này như tư tưởng nhân bản và độc đáo của Montesquieu có hơn hai thế kỷ rưỡi này rồi. Chính nhờ tư tưởng nhân bản tuyệt hay cùng thực tế của Montesquieu, thì nay đã trở thành là một học thuyết về Hiến Pháp (Constitutionnalisme), được chia ra ba quyền lập pháp, tư pháp và hành pháp tách biệt. Riêng với người cộng sản thì ba quyền này họ chỉ muốm gom lại một quyền cho Đảng lãnh đạo. Dẫu chúng ta thấy người cộng sản có Quốc Hội, nhưng Quốc Hội của họ chỉ là thứ bù nhìn, còn Nhà Nước hay Tư Pháp thì chỉ là hình thức theo với người ta cho « màu mè », nhưng thực chất của Quốc Hội chúng là « công cụ, nô bộc, gia nhân » của Đảng cộng nặn ra, và theo lệnh Đảng chỉ đạo mà hành sự.

    Chúng tôi ví người người cộng sản hay Việt cộng cũng giống như cón rắn hổ mang. Con hổ mang có thay đổi lột ra bao nhiều lần đi nữa thì rắn vẫn vĩnh viễn là  loài rắn không thể hoá rồng. Ai dám bảo rắn hổ mang khi thay đổi lột da thì rắn hổ mang cắn không chết người, nọc nó đã hết độc rồi chăng? Hay nữa, chúng tôi ví họ như con tắc kè thay đồi màu da : khi thì nâu, khi vàng, khi màu xanh, màu lục v.v., cho phù hợp với môi trường sinh tồn của nó, và khi con tắc kè thay đổi màu da, nó không còn là con tắc kè nữa chăng? Do hai hình ảnh cụ thể hiện thực này, thì với người cộng sản Việt và chế độ Hà Nội cũng thế thôi, chúng cũng giống như con rắn hổ mang khi thay da, và con tắc kè lúc đổi màu sắc của da bên ngoài khi lâm nguy. Bởi thế, nay chúng đóng vai thế này, mai chúng đóng vai thế khác cho phù hợp với chiến lược, sách lược và chiến thuật của chúng để sinh tồn. Qủa là « lố bịch » của những chiếu kế phủ dụ, tung lắm « hỏa mù » của Việt cộng : nào Nguyễn Hộ với những lá thư trần tình, nào Trần Độ với những lá thư xây dựng Đảng, rồi Võ Văn Kiệt, qua lá thư « hở » gửi Bộ Chính Trị, nào Dương Thu Huơng toát miệng chửi Đảng như tát nước, nào Võ Nguyên Giáp lên tiếng qua nhiều lá thư phân trần về việc cho Tàu cộng khai thác Bauxite vv.. Ôi nào là giao lưu văn hóa, tình tự dân tộc và giúp đỡ nước nhà, thêm nữa kiểu nịnh đầm cùng vuốt ve  người Việt tị nạn cộng sản chúng ta là « khúc ruột ngàn dặm » của Quê Hương. Thực là mặt chai mày đá, chúng chỉ thực dụng cái thủ đọan « xỏ lá ba que » của Đảng cộng Hà Nội nặn ra.

   Do thế, chúng tôi với một tấm lòng tha thiết của ngườiViệt Quốc Gia, xin qúy vị là những người Quốc Gia nên nghĩ đến sự hưng thịnh của Đất Nước và hạnh phúc của Đồng Bào. Để từ ý nghĩa chính đáng này chúng tôi xin các Đảng phái Quốc Gia, các Hội Đoàn tranh đấu, các nhà làm chính trị, làm cách mạng vv,  xin quý vị bình tâm nghĩ cho sâu : là chớ có thỏa hiệp với Việt cộng, với phỉ quyền Hà Nội bằng chiêu bài của chúng là « hòa giải, hoà hợp dân tộc, hay là đối thoại với tinh thần dân chủ ». Chúng tôi xin thưa với quý vị rằng, chúng ta vẫn là một dân tộc Việt, có hai dân tộc đâu mà hòa hợp dân tộc. Vẫn nói tiếng Việt, có nói tiếng Mỹ, tiếng Pháp, Đức và Nga cùng Tàu đâu v.v. Vẫn da vàng, tóc đen, như chúng tôi đã bàn qua về ý nghĩa dân tộc và quốc gia ở các chương trên. Thế nên sáu chữ « hoà giải, hoà hợp dân tộc » nghe qua đã thấy nghịch tai. Đi xa hơn nữa đã là nghịch lý cho những lời kêu gọi này. Chúng tôi là những người Quốc Gia không chối bỏ mình là người Việt. Chỉ có người cộng sản Việt, chối bỏ cội nguồn, chối bỏ dân tộc, đạo lý của tổ tiên ông bà mà cam lòng theo cái lý thuyết tam vô « vô tổ quốc, vô gia đình, vô tôn giáo ». Lý ra Việt cộng mới chính là ngưòi xin hoà giải cùng trở về với Dân Tộc, hầu hòa hợp lại với người dân, cũng như nhận mọi lỗi lầm, tội ác của mình với Đất Nước và Đồng Bào.

   Từ ý thức đó, để có những bước đi hòa giải và hòa hợp với dân tộc hay đối thoại trong tinh thần dân chủ, là khi chúng ta thấy phỉ quyền Hà Nội có thực tâm làm những công việc sau : thú nhận các tội lỗi của mình đối với Đất Nước và Đồng Bào một cách công khai, tiếp đến là giải tán Đảng cộng sản, giải thể các ngành công an, mật vụ, tình báo, vì nó là công cụ, tai mắt, vũ khí sắc bén của Đảng tạo ra để đàn áp và bắt bớ, khủng bố người dân. Tiếp nữa là đình chỉ tức khắc các tờ báo Đảng như Nhân Dân, Lao Động, Sài Gòn Giải Phóng. Công An, An Ninh v.v. là các văn nô, thi nô, báo nô của Đảng. Thêm nữa, Hà Nội phải trả tự do ngay cho các tù nhân lương tâm, chính trị và tôn giáo vô điều kiện. Sau, là giải tán tức khắc Quốc Hội vì chỉ là bù nhìn, rồi cho bầu cử một cách tự do, mọi công dân đều có quyền ra ứng cử kể cả những người đối lập. Cuộc bầu cử Quốc Hội hay Tổng Thống phải có sự giám sát của Liên Hiệp Quốc và các cơ quan truyền thông, truyền hình cũng như báo chí quốc tế thẩm định, hầu cho việc bỏ phiếu vừa có tính cách dân chủ vừa có tính cách khách quan.

   Sau cùng, chúng tôi nghĩ Hà Nội phải phục hồi danh dự cho các chiến sĩ, các tù nhân chính trị. Bồi thường xứng hợp cho các nạn nhân bị họ bắt bỏ tù, vu oan hoặc bắn chết : điển hình như vụ thảm sát Tết Mâu Thân năm 1968 ở Huế, mà Hà Nội đã bắn chết cùng chôn sống hơn năm ngàn người dân lành xứ Kinh Thành hiền hòa. Hoặc nữa là các vụ cải cách ruộng đất, đánh tư sản mại bản, đày dân miền Nam đi kinh tế mới, cướp nhà ruộng vườn, cướp vợ của dân Nam. Qủa khi người cộng sản Việt và Hà Nội can đảm làm được các việc chúng tôi nói đây, thì đây mới chính là sự tỏ hiện sự thật tâm của họ muốn quay về với lòng Dân Tộc trong tinh thần « hòa giải, hòa hợp dân tôc ». Để rồi trong tình anh em con một Mẹ Âu Cơ và một Cha Lạc Long Quân, sinh ra cùng một bọc, thì lúc đó chúng ta và họ mới có thể ngồi lại bàn thảo cùng nhau trong tinh thần dân chủ tương kính lẫn nhau, hầu lo chung cho việc tái thiết cùng xây dựng lại Đất Nước. Trái lại Hà Nội vẫn cố đi ngược lại các điều chúng ta đề nghị ra đây, cứ còn khăng khăng cố chấp bám lấy cái chủ nghĩa xã hội cộng sản làm mục đích cùng tham vọng cho quyền lực của họ hay Đảng cộng, thì không còn gì để nói và để bàn luận cùng đối thoại về việc « hòa giải, hòa hợp dân tộc ». Vì theo cách đó của phỉ quyên Hà Nội, tức làm trái đi lý tưởng của người Quốc Gia chúng ta. Không khác gì chúng ta là những người tiếp tay cho giặc, cho bạo lực, cho cường quyền Việt cộng xiết thêm sợi dây thọng lọng vào cổ dân, giúp cho họ thêm những cái kềm để kìm kẹp chặt cứng đồng bào ta. Bởi chính trị không phải cứ lấy tinh thần dân chủ mà đem ra đùa chơi với bạo lực cường quyền, quân vô đạo, vô luân, thì vẫn còn ấu trĩ với việc làm chính trị. Như ông bà ta dạy : « ai chơi dao thì có ngày đứt tay, đùa với chó có ngày chó liếm mặt, đi đêm có ngày gặp ma ». Bởi thế, để phòng bị xa cho con cháu, ông bà chúng ta để lại các lời khôn ngoan, khuyên dạy : « làm thầy thuốc, có bốc thuốc sai lầm thì chỉ hại có một người, còn làm chính trị sai lầm thi giết chết cả một dân tộc » Thực là chí lý và thâm thúy thay các lời cha ông nhắn nhủ ! Và cái gương làm mất Miền Nam vì những tay làm chính trị. làm cách mạng « gà mờ » như Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Trần Thiện Khiêm,  Tôn Thất Đính, Đỗ Mậu, Mai Hữu Xuân, Nguyễn Khánh, Nguyễn Văn Thiệu, Cao Văn Viên, Nguyễn Cao Kỳ vv., họ chỉ tham danh, tham tiền, háo sắc, tham sống, sợ chết, giặc cộng chưa đến nơi thì đua nhau đào ngũ, chạy trốn như những kẻ hèn nhát. Không có được cái hào khí can đảm, tự trọng và danh dự như các Danh Tuớng Phạm Văn Phú, Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai, Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, Trung Tá Nguyễn Văn Long vv., là những anh hùng không chịu hàng giặc, can đảm chiến đấu cho đến giờ thứ 25, và biết cách tự xử mình của người làm tướng, của người chỉ huy : thực  xứng danh lưu truyền cho hậu thế soi gương bắt chước. Hào Hùng thay là Một Nam Tử Việt không làm xấu mặt Tiền Nhân và Đất Nước cùng Dân Tộc với người và với đời.

    Chúng tôi có đôi lời tâm huyết muốn nói lên những sự thực này cùng qúy vị, dẫu những điều nói này có mích lòng một ai đó, nhưng đó là một sự thực, và sự thực thì không thể nào phủ nhận được, đã là sự thực thì ai cũng muốn tỏ. Nhất là, không ai có thể lấy bàn tay mình mà có thể che được hết ánh nắng mặt trời. Hơn nữa, như chúng ta đã thấy, đã biết, là người cộng sản Việt và phỉ quyền Hà Nội chưa làm được một hành động gì gọi là trung tín, trung nghĩa, nhân ái với đồng bào ta từ lúc họ cướp được quyền cai trị từ ngày 2.9.1945 cho đến nay. Vì ngay cả cha mẹ đẻ ra mình mà Việt cộng còn chối bỏ, đem ra đấu tố, chặt đầu, xử bắn không một chút xót thương. Hay những bà mẹ nuôi như má Nguyễn Thị Năm, là đại ân nhân nuôi ăn, góp của,  giúp đỡ, che chở cho Hồ Chí Minh. Trường Chinh, Lê Đức Thọ vv., mà chúng cũng đem ra nhục mạ, đấu tố và bắn bỏ. Thêm nữa, những người sát cánh cùng một Đảng của chúng, chúng cũng bắt bỏ tù hảm hại cho đến chết như ông Vũ Đình Huỳnh, Hoàng Minh Chính, Đặng Kim Giang vv.. Vả nữa, đến như con trai mình, là giọt máu mình tạo ra, thế mà Hồ Chí Minh vẫn bỏ rơi. Rồi những phụ nữ được xem là vợ  của mình chung chăn, tay gối má ấp là Nguyễn Thị Minh Khai và Nông Thị Xuân, Hồ Chí Minh còn ra lệnh ngầm cho đàn em là Trần Quốc Hoàn tự do được thỏa mãn dục tính rồi sau đó tìm cách giết đi. Xin lỗi qúy vị, chúng tôi phải nói lên đôi điều về thực trạng này cho rõ, hầu chúng ta tránh đuợc những cám dỗ tình cảm, tình tự dân tộc hay máu chảy ruột mền. Bởi vì chúng ta có một qủa tim nhạy cảm nên dễ bị mắc phải sự « ru ngủ » tình tự dân tộc, họ cũng là anh chị em ta, là đồng bào ta, mà dễ rơi vào cái « bẫy chiến lược cùng chiến thuật tinh xảo » và sách lược phủ dụ của phỉ quyền Hà Nội. Chúng tôi xin được nhắc lại câu nói qủa cảm can trường của cựu Tổng Thống Reagan nói cho thế giới biết trước đây rằng « Điện Kremlin là ổ của sự dữ ». Có nghĩa ở đây đã tạo ra vô vàn sự ác, biết bao nhiêu là thảm họa cho nhân loại!  Hay như câu nói khẳng định của cựu Tổng Thống Nga Boric Elsine « cộng sản chỉ đẻ ra nghèo đói, dối trá, lừa đảo và tội ác ».

    Chúng tôi xin phép đuợc trở lại bài viết, thế đó sự riêng biệt hay tách rời ba quyền hành nói trên là một việc bảo đảm cho sự điều hòa của quyền hành. Vì nhờ qua phương thức áp dụng và cách thế kiểu này, thì sự tự do của các người dân được thể hiện nghiêm túc. Đây là bằng chứng cụ thể tư tuởng của Montesquieu được áp dụng tại Anh quốc xưa kia. Cũng thế, chúng tôi cảm nghĩ qua sự tách biệt và riêng biệt của ba cơ quan quyền hành Lập Pháp, Hành Pháp và Tư Pháp, thì không chỉ có một sự riêng biệt của chức vụ, song cũng có một riêng biệt của cái quyền hành xã hội thực, được tác động bởi con đường đa dạng của quyền hành chung, và nó được tách biệt giữa chúng với nhau. Do thế, mà Georges Burdeau đã lưu ý đến điểm này khi ông nói : « sự tự do không phải là một sản phẩm của một việc phân biệt giữa nhiệm vụ của quốc gia cùng sự phân chia công việc của họ giữa các cơ quan khác nhau » (56). Vì vậy, để hoàn thành bất cứ nhiệm vụ hay công việc nào, thì ý muốn của Nhà Nước chỉ có thể lập thành các cơ quan công quyền hầu tạo cho các kế họach, các dự án của chánh phủ được điều hòa và chạy đều. Trong tinh thần này, thì Nhà Nước can thiệp vào công việc bằng sự quan tâm, là chia đều các công việc cho các cơ quan công quyền ; có như thế thì hệ thống quyền hành được tản quyền và cấu tạo nên một sự tiến bộ lớn trong con đường thể chế hoá Nhà Nước là đây.

 

7.9. Một Nhà Nước Pháp Quyền

 

   Chúng tôi đã nói qua ở các phần trên về một Nhà Nước Pháp Quyền. Nhà Nước thì phải là Nhà Nước Pháp Quyền, lẽ tự nhiên chính đây là của một thể chế dân chủ pháp trị công minh.Qủa thực, theo nguyên tắc, thì Nhà Nước phải là một Nhà Nước của các cơ quan công quyền thực thi nhiệm vụ phục vụ người dân và phụng sự Đất Nước. Nhà Nước đó có Pháp Quyền hẳn hoi, nó đương nghĩa chính thực của Nhà Nước, vượt lên trên kiểu :  « Nhà Nước chính là ta, L’Etat c’est moi » của vua Louis XIV. Hay như kiểu nói « xấc xược » của Lê Đức Thọ « Đảng là tao, tao là Đảng » (57). Đúng hơn, Nhà Nước là nơi thực thực thi tốt đẹp các công việc thể chế hóa luật pháp và tuân thủ luật pháp. Vì trước khi đòi hỏi việc thực thi dân chủ, thì phải có một Nhà Nước Pháp Quyền, đây là bước đầu tiên và nền tảng căn bản cho dân chủ cùng dân quyền. Qúy vị hay chính bởi muốn có một Nhà Nước Pháp Quyền này, mà vào thế kỷ XIX người dân Đức đã có tư tưởng loại bỏ nhũng gì còn lưu dấu tích của chế độ phong kiến quân phiệt của người Phồ (đê quốc phổ có Hung Gia Lợi, Áo, Đức vv). Cũng chính người dân Đức thời đó đã có một thời kỳ sống theo chế độ độc tài trong trong thế kỷ XX với thể chế Quốc Xã Hitler và sắc máu với Cộng sản Đông Đức. Cũng chính Đức Cố Giáo Hoàng Phao Lô Đệ Nhị, Ngài đã nói rất mạnh vào các chủ thuyết này vào năm 1991 trong các chuyển biến lớn của các năm trước đó của Đông Âu, của Liên Sô và thế giới.

    Nói đến đây chúng tôi không thể nào quên được vị tiền nhiệm của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phao Lô Đệ Nhị là Đức Giáo Hoàng Léon Thứ XIII, cũng chính Ngài đã nhắc đến vào năm 1991 nhân kỷ niệm Bách Chu Niên (100) năm Thông Điệp « Rerum Novarum-Tân Sự » thời danh. Trong Thông Điệp Tân Sự Đức Léon XIII đã « trinh bày các cơ cấu của xã hội qua ba quyền hành là : Lập Pháp, Hành Pháp và Tư Pháp ; và việc trình bày này của Đức Léon, được xem là một điều mới trong giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo » (58). Để qua đó, Đức Gioan Phao Lô Đệ Nhị nói tiếp sự tin tưởng của mình vào ba cơ quan công quyền này là : « với các cơ cấu kiểu này thì phản ảnh rõ một quan niệm thực tế của bản chất xã hội con người, là đòi hỏi một pháp chế (lập pháp) thích ứng để bảo vệ sự tự do cho mọi nguời dân. Trong tiến trình này, Ngài ước muốn cho mọi quyền hành được quân bình nhờ vào một quyền hành khác, và cái quyền hành khác đó có thẩm quyền hầu duy trì được giới hạn sự công bình của nó » (59). Qủa thực khi chúng tôi đọc đoạn văn này thì thấy Ngài nhắc lại trực tiếp lý thuyết của Montesquieu. Để rồi Đức Gioan Phao Lô lại nói tiếp « chính đây là nguyên tắc của Nhà Nước Pháp Quyền », qua Nhà Nước Pháp Quyền thì quyền hành tối thượng là lệ thuộc vào Luật, chớ không phải vào các ý muốn độc đoán, độc tài của con người » (60).

    Do từ ý nói trên, chúng tôi nhận thấy qua Thông Điệp này làm cho chúng tôi ngạc nhiên cùng cảm phục, là được Đức Cố Giáo Hoàng dẫn hướng lại hoàn toàn một Nhà Nước Pháp Quyền. Và Nhà Nước ấy tách biệt ra ba quyền hành, là Tư Pháp, Lập Pháp và Hành Pháp, dựa theo ý tuởng và lý thuyết của Montesquieu, hầu để điều hòa cùng dung hợp quyền hành. Thực chính nhờ sự tách biệt rõ ràng này tạo nên một hình thái là đặt luật pháp cùng quyền lợi của người dân và Tổ Quốc lên trên hết, cũng nhờ vậy người ta mới có thể ngăn chận được những ai muốn trở thành có quyền hành tuyệt đối. Vì thế, nhờ tách biệt hẳn ba quyền này, mà nó tác động thành một Nhà Nước Pháp Quyền với nghĩa Nhà Nước tùng phục Luật Pháp, tất đây chính là nền tảng căn bản trong sự tiến bộ của chính trị, cũng như trực tiếp đối kháng lại sự độc tài chuyền chế. Qúy vị đã rõ sự chuyên chế độc tài là cấu trúc tư tưởng của những người marxiste-leniniste, đã đem lại cho những nhà lãnh đạo cộng sản như Lénine, Stalin, Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình.. Causescu, Fidel Castro, Kim Nhật Thành, Hô Chí Minh, Lê Duẫn.. Polpot vv. có được một quyền hành tuyệt đối, và gom lại mọi quyền bính và quyền lực trong tay họ.

    Qúy vị cũng nên biết trải qua các giai đoạn của các chế độ vua chúa  ở vào những thế kỷ XVII và XVIII, nhất là trong chế độ độc tài sắt máu của cộng sãn của thế kỷ XX vừa qua, đã tạo nên những xã hội nghèo đói, lạc hậu, ngu dốt, gian dối, và cảnh thảm sát dân lành một cách rùng rợn dã man, mà lịch sử đã ghi chép lại có hơn trăm triệu người dân chết oan uổng với chế độ cộng sản này trải dài từ khối Liên Sô, Đông Đức, Tiệp Khắc, Ba Lan, Hung Gia Lợi, Lỗ Ma Ni, An Ba Ni, Bun Ga Ri, Nam Tư, Trung Cộng, Việt Nam, Bắc Hàn, Cu Ba, Lào, Cam Bốt vv.(61). Do cái thể chế cộng sản phi nhân, vô đạo lý đó, mà ngưởi ta nghĩ ngay đến sự hiệu lực hệ trọng của một Nhà Nước Pháp Quyền, hầu có thể ngăn chận được những sự độc tài chuyên chế loại này, đã giết hại và thảm sát dân vô tội vạ hơn cả những loài thú dữ.

      Từ ý nghĩa này, để trước khi chúng ta muốn nói đến dân chủ, thì tất nhiên đòi hỏi trước hết phải có một Nhà Nước Pháp Quyền cho người dân. Có thể nói một cách khác, một chế độ dân chủ đích thực, thì chế độ ấy chỉ có thể được sinh ra trong lòng một Nhà Nước Pháp Quyền, cùng dưạ trên căn bản của một quan niệm đứng đắn về con người của mình. Nói như ý của Đức Cố Giáo Hoàng Phao Lồ Đệ Nhị thì đó có nghĩa là dân chủ. Sự dân chủ nói này phải trên hết, phải có thực và trước tất cả mọi sự khác, vì đây là sự tôn trọng vào một Nhà Nước Pháp Quyền. Có nghĩa là tôn trọng sư thật, công lý, công bằng, coi trọng con người và nhân quyền của người dân. Buồn thay và đau khổ thay phỉ quyền Hà Nội không có được một Nhà Nước Pháp Quyền như thế này, lý chính xác phải gọi họ có một Nhà Nước Rừng Quyền hay Tà Quyền, Thổ Quyền mới  đúng đích thực những hành sử và cung cách xử thể vô pháp luật, vô văn hóa của phỉ quyền Hà Nội và các cán bộ nô bộc cùng công an nô bộc của chúng đối với người dân. Điển Hình là những hình ảnh thời sự mới đây như vụ đất Nhà Dòng Thiên An, Toà Khâm Sứ Hà Nội, Giáo Xứ Thái Hà, Giáo Xứ Tam Tòa, Giáo Xứ Loan Lý và Tu Viện Bát Nhã vv., mà cả thế giới đều lên án và cười chê cho một chế độ phi nhân, phi đạo đức, phi dân tộc, vẫn còn tồn tại cùng sót lại vào thế kỷ 21 văn minh của tin học và tiến bộ của mọi mặt kỹ thuật này. 

   Chớ gì qúy vị cùng chúng tôi là những người chủ trương nhân bản và đạo nghĩa dân tộc, hằng luôn xem trọng dân là gốc, dân tộc, quê hương là cội nguồn, là chiếc nôi nơi minh sinh trưởng và nuôi sống chúng ta. Cũng như xem ruộng vườn, sông nước, biển cả, đất đai, núi non cây trái của Đất Nưóc Việt chúng ta là thân thể, da thit cùng máu huyết của tổ tiên và cha ông chúng ta đã xây đắp bồi bổ cho Tổ Quốc thân yêu ta thêm đẹp, thêm hùng vĩ và mỹ miều. Thân Xác, Máu Huyết và Hôn Thiêng của Tổ Tiên Cha Ông chúng ta vẫn luôn quyện lẫn trong ruộng vường, trong sông nước, biển cả, núi non và đất đai của Quê Hương ta. Do đó, không thể để mãi cho chế độ phỉ quyền Hà Nội cứ tồn tại và tác oai, tác quái mãi đối với ngưòi dân và Đất Nước : nay chúng bắt người này bỏ tù, mai kết tội người khác « phản động », hôm nay chúng cướp ruộng vườn, đất đai tu viện này, ngày mai chúng cướp trắng trợn đất giáo xứ khác một cách hiển nhiên dưới ánh sáng mặt trời. Hôm nay Hà Nội nhượng đất bán biển, dâng đảo này cho Rợ Hán Trung Cộng, ngày mai hay ngày mốt Hà Nội nhượng quyền hiến dâng cho bọn Rợ Hán Trung Cộng đặc quyền khai thác các quặng mỏ và tài nguyên của Quốc Gia Dân Tộc chúng ta. 

   Không thể để cho sự thật, công lý và công bằng bị xem thường,  và để Hà Nội hết ngày này và ngày khác chà đạp mãi người dân, rối xác thân của Tổ Tiên Cha Mẹ bị chúng cứ cắt dần da thịt, rồi xương máu của Tổ Tiên Cha Mẹ chúng hút mà bán, mà dâng cho ngoại bang mãi. Xin đứng dậy và đứng dậy hởi các vị lãnh đạo tinh thần, lãnh đạo tôn giáo, các nhà tri thức văn hoá, các anh chị sinh viên yêu nuớc, các anh lính bộ đội quốc gia, thành khẩn cần làm tròn bổn phận đạo hiếu của chúng ta với Tổ Tiên và Cha Mẹ, đó là bằng mọi cách phải giải thể cái chế độ nô dịch bán nước, hại dân, giết dân này.

 

VIII. SỰ KHÁNG CỰ, CÁCH MẠNG VÀ NHÂN QUYỀN

 

    Như các nhà chính trị xã hội học nói, thì theo thể chế Hiến Pháp có thể được xem là ít khiếm khuyết hay tương đối hoàn mỹ hơn với phương cách phân chia quyền chính đáng của việc thể chế hóa quyền hành. Và các quyền hành được định đó là Lập Pháp, Tư Pháp và Hành Pháp phải hoàn toàn tuân thủ Luật Pháp. Đó cũng là ý nghĩa cùng mục đích của Nhà Nước theo đuổi việc thực thi và phục vụ Quốc Gia và người dân.

   Một lý tương đối tự nhiên, thì sự kháng cự và làm cách mạng là tự nó bị cấm đoán theo nghĩa sự ổn định của quốc gia. Đây cũng muốn nói lên cách hàm ẩn của sự việc này. Tuy nhiên các sự cấm đoán này, thường có các sự kiện để giải thích lý do của sự việc : vì bảo đảm an ninh, ổn định cho Nhà Nước vv., mà trong các bộ Luật Hình Sự đề cập, chớ không có một cách « méo mó » phản nhân quyền và dân chủ trong các bộ Luật của Nhà Nuớc độc tài chuyên chế như cộng sản, nhất là cộng sản Hà Nội. Người ta có thể làm gì khác để chống lại sự bất công này? Vì do các tương quan vào các sự cấm đoán, vào các luật tạo ra mâu thuẫn này, tất nhiên có sự kháng cự, có việc làm cách mạng tự nhiên của người dân, bởi họ không thể chịu mãi nhiều điều thiệt thòi, cũng như không có được sự công bình trong đời sống của họ. Điển hình như những Luật về Nhà Đất, về Báo Chí, nhất là Nghị Quyết 36 của phỉ quyền Hà Nội.

 

8.1. Sự Kháng Cự Và Làm Cách Mạng

 

    Thực sự kháng cự và làm cách mạng có một vai trò cùng một chỗ đứng quan trọng trong giòng lịch sử của nhân loại, và nó luôn có lý do của các việc làm này. Trước hết, chính là do việc lập hiến không được chân thật, và các cơ quan Nhà Nước không thực thi đúng như những điều họ nói, họ ghi chép trong bản Hiến Pháp, thế là họ đã làm nghịch các ý nghĩa đẹp của những tư tưỏng, luật định trong Hiến Pháp. Nói tóm lại các người cầm quyền là những người đã làm phản lại tất cả ý nghĩa đẹp trong bản Hiến Pháp, gọi là vi pháp hay vi hiến, mà chính họ là những người phải tôn trọng Hiến Pháp và Luật Pháp hơn tất cả mọi người dân.

   Hơn nữa, các người cầm quyền thiếu đi sự tế nhị, sự nhẹ nhàng lịch lãm cần thiết để thích ứng với các quyền lợi sống thực của người dân trong xã hội. Chúng tôi lấy vị dụ, Nước Pháp vào năm 1968, lý do chánh quyền Pháp cần nhu cầu thích ứng với một thế giới mới. Chính ước muốn này của chánh quyền Pháp đã bị sự phản kháng dữ dội của sinh viên cùng dân chúng Pháp. Do thế, vào thời điểm lúc đó, nói như Pierre Antoine là sự tiến hóa của xã hội qủa thật là nhanh, mà cứ dùng luật áp dụng thì qủa là liều lĩnh, để bảo giữ sự nghiêm nhặt, cứng nhắt của luật là nguy hiểm. Thế nên, chớ có ra một cái lệnh không thích ứng và hiệu lực đối với dân chúng vào lúc ấy (62). Bởi vậy, chúng tôi nghĩ rằng những chính thể chính trị chỉ lấy sức mạnh và bạo lực để đàn áp và cưỡng chế dân như phỉ quyền Hà Nội, tức người dân sẽ quay lại tìm sức mạnh tinh thần ở quốc gia và dân tộc cùng tôn giáo, để nuôi một tư tưởng quyền luật mới. Quyền luật mới này được bộc lộ sự phản kháng tự nhiên đối lại với những gì là luật pháp của quyền hành độc tài. Đó là lẽ tất nhiên, và hậu qủa của các nước cựu cộng sản Đông Âu vào năm 1989 và Liên Sô, rồi Nga vv, trả giá cho sự áp bức, cưỡng chế, đàn áp một cách tàn bạo người dân bao chục năm : là tức nước vỡ bờ, người dân đứng lên dành lại quyền cai trị và làm chủ chính vận mạng và sự sinh tồn của mình, mà chúng ta đã thấy rõ cùng mục kích tường tận sự sụp đổ và vỡ vụn, tan rả của các chế độ sắt máu cộng sản phi nhân này.

    Nguyên nhân của các cuộc phản kháng hay cách mạng của người dân đánh đổ chánh quyền độc tài, là do bộ máy chánh quyền chỉ lạm dụng quyền hành bởi những người cầm quyền chỉ biết phục vụ cho ích lợi của mình, và họ đã làm trái lại những mục đích của mình khi họ hứa với dân hoặc khi họ ra tranh cử. Vả nữa, Nhà Nước khi hành sử các công việc phải phù hợp với luật pháp định ra, chớ không phải loại bỏ cùng khinh thường, ngồi xổm trên luật pháp quốc gia, cũng không thể hành sự như kiểu Nhà Nước mang bản chất facisme và chuyên chế cộng sản. Lý ra Nhà Nước được hiểu và nhìn nhận như bộ mặt thật nhân tính. Để rồi ngươi dân mới sống cho Nhà Nước và nhờ Nhà Nước. Nói như Mussolini thì « Nhà Nước chính đạo là cái đạo đức phổ quát tạo nên luật pháp » (63). Thế nhưng, ít ai sống được đúng nghĩa của câu nói này. Vi biết bao người cầm quyền lãnh đạo Đất Nước, đã lạm dụng Nhà Nước, nhân danh Nhà Nước để bắt buộc người dân phải làm theo ý muốn hoặc chỉ phục vụ cho quyền lợi cá  nhân, cho một giai cấp, cho Đảng : như Hitler, Lénine, Stalin, Mao Trạch Đông, Đặng Tiều Bình Hồ Cẩm Đào, Hồ Chí Minh, Lê Duẫn, Đỗ Mười, Nguyễn Tấn Dũng, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết., Polpot, Sadam Husen vv..

    Do đó, mà tạo trong lòng dân sự bất mãn, sự khinh bỉ, gây nên sự phản kháng, đối đầu : Như Linh Mục Nguyễn Văn Lý và Thượng Tọa Thích Thiện Minh, Luật Sư Lê Thị Công Nhân, Chị Phạm Thanh Nghiên, Luật Sư Nguyên Văn Đài và Lê  Chí Luật, Anh Trần Văn Thạch,  Ông Vũ Văn Hùng, Anh Phạm Văn Trội và Anh Nguyễn Xuân Nghĩa, Anh Ngô Quỳnh và Nguyễn Văn Túc, Anh Nguyễn Mạnh Sơn và Anh Nguyễn Văn Tình, Anh Nguyễn Kim Nhân và Anh Đỗ Văn Hải, Anh Lê Thanh Tùng và Anh Nguyễn Văn Chiến, Chị Phạm Đoan Trang và Chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cùng Anh Bùi Thanh Hiếu (Nguời Buôn Gió)  vv., để đi đến điểm cuối cùng thì loại hẳn một chế độ độc tài, áp bức, không có tự do, nhân quyền và dân chủ. Chúng ta thấy ở đâu có áp bức, sinh cảnh bất công thì có sự phản kháng hay cách mạng. Sự phản kháng hay cách mạng thường xảy ra trong các chế độ độc tài quân phiệt, chế độ độc tài chuyên chính cộng sản. Như Việt Nam trong bao năm qua : những cảnh hiện thực cán bộ, ông lớn của chế độ phỉ quyền Hà Nội, đã cướp trắng trợn ruộng vườn, đất đai nhà cửa của người dân hay của các Tôn Giáo. Do đó, khi đi đến sự cùng cực của sự chịu đựng bất công, đán áp, khống chế, tức người dân phản kháng chống lại chánh quyền một cách tự phát như vụ dân làng Kim Nổ, Thọ Đà  Giáo Xứ Thái Hà ở Hà Nội, người dân Thái Bình và Trà Cổ ở Biên Hòa, Nguyệt Biều, Loan Lý ở Thừa Thiên Huế, và Tam Toà ở Quảng Bình, cũng như người dân đi biểu tình từ Hà Nội. Sài Gòn, Cần Thơ. Đẹp thay, can đảm và anh hùng anh thư thay! Dân chúng bất chấp súng ống, bất chấp tất cả quyền lực của Đảng thổ phỉ cộng sản khát máu, đòi hỏi công lý, công bằng, đòi lại quyền lợi, quyền làm chủ của mình trên mảnh đất mình sống đã bị phỉ quyền Hà Nội và Đảng thổ phỉ của chúng cướp đi.

 

8.2. Các Cấp Độ Của Sự Phản Kháng Và Cách Mạng

 

   Trải giòng thời gian của lịch sử nhân loại, trong quá khứ thời nào cũng có các cuộc phản kháng và cách mạng của người dân. Dân chúng vùng dậy chống lại các chế độ quân chủ bạo chúa, chống lại các đế quốc thực dân cùng chống lại các chế độ phát-xít quân phiệt và các chế độ cộng sản độc tài khát máu vv., như chúng tôi đã nói qua trong bài khảo luận Tìm Hiểu Thực Chất Những Cuộc Cách Mạng Trong Thế Giới. Điển hình và đáng lưu ý nhất, là trong thế kỷ XIX và nữa bán thế kỷ XX, nhất là vào các năm 1989-1991 của sinh viên Trung Cộng và các Nuớc Đông Âu cùng Liên Sô cũ.

    Chúng ta hay có ba cấp độ của cuộc phản kháng. Trước hết là không tuân phục vào Luật, vì xã hội không công bình. Việc thứ hai của cuộc phản kháng, là chống lại sự đàn áp cưỡng bức có tính cách lan rộng hơn : có nghĩa là dân chúng nỗi dậy chống lại các bạo lực áp chế quá đáng của các cơ quan Nhà Nước, mà các người nắm giữ quyền hành là người lạm dựng chức quyền và quyền thế hay làm sai luật (có tính cách luật rừng, luật theo ý họ mới có sự phản kháng của người dân Thái Bình, Trà Cổ, Thọ Dà, Kim Nổ, Nguyệt Biều, Thái Hà, Tam Toà, Loan Lý vv.). Cuối cùng cấp độ thứ ba là cuộc cách mạng. Đây là lúc mà toàn dân đứng dậy, có thể có bạo lực để đánh đổ chánh quyền thối nát, với một ý muốn tái lập lại một trật tự xã hội mới tốt đẹp hơn, công lý và công bình, tự do, nhân quyền, dân quyền được thể hiện. Xã hội mới đó sẽ được chứng minh cụ thể bằng các tư tưởng nhân bản của một việc áp dụng nghiêm chỉnh luật pháp công minh cùng tạo nên sự công bình cho xã hội thăng tiến.

    Chúng tôi biết hơn hai thế kỷ trước đây, thì người ta đã  dự tính  xa rồi, nên đã lâp pháp hóa và hiến pháp hóa những quyền luật của sự phản kháng-Vì quyền phản kháng lại sự áp bức, bất công bình, thì đây là một trong các luật tự nhiên không thể thiếu của con người, và đó cũng là một trong những điều khoản của các bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền vào năm 1789. Chúng tôi xin kể ra một vài quyền sau là « quyền tự do, quyền sở hữu, quyền bình an, quyền phản kháng lại sự áp bức » (64). Còn bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền vào năm 1791 thì nói cẩn trọng hơn là : « nhiều người họp lại trong xã hội, tất phải có một phương thế hợp pháp hóa sự phản kháng chống lại các sự áp bức, áp chế » (65). Vả nữa, bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ nhân kỳ họp đại hội tại Philadelphie vào ngày 4 tháng 7 năm 1776, họ đã xác định những lời sau, chúng tôi xin tạm dịch một đọan là « các cơ quan chánh phủ được thiết lập do các nguời dân, để bảo đảm quyền luật, quyền lợi mà các quyền luật và quyền lợi đó đã được thiên bẩm bởi Đấng Tạo Hóa, và các quyền hành đúng này được phát xuất từ việc ưng thuận của người dân. Do đó cứ mỗi lân mà hình thái của chánh phủ trở nên sự phá hoại những mục đích này, thì người dân có quyền thay đối hay loại bỏ và lập nên một chánh phủ mới bằng việc xây dựng trên các nguyên tắc, và bằng việc xây dựng các cơ cấu với hinh thể mà người dân cảm nhận các nguyên tắc đó thích ứng cho mình, và chúng bảo đảm cho mình sự bình an cùng hạnh phúc » (66).

 

8.3. Những Lý Thuyết Của Sự Phản Kháng

 

    Thực những lý thuyết chúng tôi nói đây có nhiều sự khác nhau. Tuy nhiên các lý thuyết này, là để phụng sự việc thực tiễn của nguời dân bị một chế độ phi nhân đi ngược lại những nguyện vọng của người dân. Do thế, những lý thuyết này chứng minh cho việc đề khởi trong các trường hợp phản kháng. Giờ đây chúng tôi muốn đưa ra hinh ảnh của Nuớc Pháp trong thời kỳ của chánh phủ Vichy, mà Gaston Fessard đã nói đến trong ngôn ngữ « ông hoàng và kẻ nô lệ, prince và esclave » để chỉ đích danh chánh quyền khiếp nhược, và qua chánh quyền đó ông khẩn cấp báo cho chánh phủ Vichy biết sẽ có một sự kháng cự mãnh liệt của người dân Pháp. Chúng tôi thấy tình cảnh Nước Pháp năm xưa cũng giống như tình cảnh của phỉ quyền Hà Nội khiếp nhược với những tên hèn nhác như Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng và Bộ Tà Trị và Quốc Hội bù nhìn của chúng. Chúng tự ngoảnh mặt làm ngơ cho những việc bọn Rợ Hán Trung Cộng đòi dâng biển, dâng đất và cấm dâng ngư phủ Việt Nam đánh cá trong vùng biển của Đất Nước chúng ta, lại còn ngang tàng bắt các tàu đánh cá và đánh dân ngư phủ của chúng ta một cách dã man. Thế mà, phỉ quyền Hà Nội không lên tiếng bênh vực hay đánh trả lại bọn Rợ Hán, dù một công hàm phản kháng cũng không có. Chúng khiếp nhược và hèn hạ đến thế là cùng. Phỉ quyền Hà Nội và Bộ Tà Trị của chúng thua một em bé lên sáu, còn biết tỏ thái độ yêu nước và công phẫn trươc giặc Tàu Phù xâm lấn lãnh thổ và biển cả của Nước Nhà.

    Gaston Fessard ví chánh phủ Vichy đó đã quá tùy thuộc vào người Đức là kẻ xâm lăng quê hương Pháp. Chánh phủ đó tham sống sợ chết, cầu vinh, cầu lợi, không màng nghĩ gì đến dân tộc đang bị gót dày xâm lăng của quân Đức dày xéo. Chánh phủ không một chút sỉ diện, tự ái quốc gia, mà đành tâm cúi mặt làm « nộ lệ » cho kẻ xâm luợc bờ cỏi Đất Nước Pháp, thực là những kẻ làm nhục Tổ Quốc. Ông ví những người này là ông Hoàng, và ông Hoàng có thể trở nên nô lệ cho những đam mê dục vọng đê hèn của mình, là quyền hành hoặc tiền bạc. Thực thế, nguồn gốc của một chánh quyền Vichy cúi mặt này, đã tạo nên một cuộc kháng chiến anh hùng của người dân Pháp đối với Đức Quốc Xã, điển hình là những danh tướng De Gaule, Leclers v.v..

    Còn theo Thánh Thomas d’Aquin, ngài nghĩ rằng dẫu một chánh quyền quân chủ truớc đây là tốt đẹp, nhưng thời gian sau thì trở thành bạo chúa, thì ngài khuyên cần có một thời gian để thảo luận với tên bạo chúa qua các công việc của ông ta tạo nên, cố gắng nhẫn nại thuyết phục ông cho công việc được tốt đẹp. Nguyên tắc đầu này, có thể giúp tên bạo chúa tránh được các sự xấu không xảy ra nữa trong vương quốc. Đây cũng là một cách khôn ngoan, và bằng con đường ôn hòa của các người đối kháng. Vì với thánh nhân dẫu tên bạo chúa có lạm dụng quyền hành thật đó, nhưng chúng ta có sự khoan dung cho ông một thời gian để sửa đổi « thái độ, tính nết » mình, cũng như để cho chế độ bạo quyền khả thể có thời gian điều hòa lại các công việc. Qủa điều này có thể đạt được ! Còn nếu như các người đối kháng vượt qua sự giới hạn của mình như gây bạo động và bất ổn, thì đây cũng là cái cớ cho bạo quân nghiêm trị và sử dụng  đến bạo lực để trừng phạt. Ngước lại, qủa các người đối kháng và dân chúng đã đề nghị bằng những việc ôn hòa khoan dung với bạo vương, nhưng ông không chịu nghe, thì người dân có quyền khởi nghĩa, và sau đó có thể trục xuất ngôi báu, loại bỏ tên bạo vương, quần chúng có thể đề nghị thiếp lập nên một vương triều (chánh quyền) mới cho quốc gia.

    Tuy thế, thánh Thomas khuyên chúng ta cần lưu ý về sự việc này, là một đôi khi sự việc này được thành công, quần chúng đánh đuổi được tên bạo vương nhờ vào một người cầm đầu lãnh đạo, sau khi chiến thắng thì người cầm đầu lãnh đạo cuộc khởi nghĩa này tiếp nhận quyền hành, rồi tham vọng chiếm đoạt ngôi báu của tên bạo vương. Lúc đó, chính ông sẽ làm khổ người khác đau khổ, ông sẽ nghiền nát các mục đích khởi nghĩa của người dân. Ông bắt dân phục vụ mình, và chế độ của ông hà khắc hơn trước. Thật vậy, các việc làm này thường thấy xảy ra trong các chế độ bạo quân, mà tên bạo quân mới còn tàn ác hơn, làm người dân không thể chiụ đựng ông vua mới như các ông vua cựu (67). Chúng tôi thấy thánh nhân nói rất đúng về các trường hợp xảy ra này trong lòng thế giới. Nhất là, trong các chế độ chuyên chế độc tài cộng sản, tên lãnh đạo mới còn tàn ác hơn tên lãnh đạo cũ, chế độ sau còn tồi tệ hơn chế độ trước đây nhiều.

    Gần chúng ta hơn cả, là theo tinh thần Công Đồng Vatican Đệ Nhị của Giáo Hội Công Giáo, đã giáo huấn con cái của mình trong « Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng – Constitution Gaudium et Spec », ở trong mục đời sống cộng đồng và chính trị, thì Công Đồng xác định như sau : « việc hành sử quyền bính chính trị trong chính cộng đoàn, hoặc các cơ quan đại diện cho quốc gia luôn phải nằm trong giới hạn của trật tự luân lý để đem lại kết qủa mưu cầu công ích. Công ích ở đây phải hiểu theo năng động – tùy theo trật tự pháp lý đã hoặc sẽ được thiết lập cách hợp pháp… Trong trường hợp đó mọi công dân buộc phải theo luơng tâm mình mà tuân phục (…)

    Tuy nhiên, khi công quyền vượt qúa quyền hạn của mình mà đàn áp người dân, thì lúc đó chính người dân cũng không nên từ chối những gì khách quan xét thấy phù hợp với đòi hỏi của công ích. Do thế, họ được phép bênh vực quyền lợi của riêng mình cũng như của đồng bào chống lại những lạm dụng của công quyền, trong khi vẫn tôn trọng những giới hạn của Luật tự nhiên cũng như của Luật Phúc Âm »(68). Khi đọc đọan văn này chúng tôi rất cảm phục và ngưỡng mộ tinh thần tranh đấu của các giáo hữu Trà Cổ Biên Hòa và Nguyệt Biều Quảng Trị, người dân Thái Hà Hà Nội và Tam Toà Quảng Bình cùng Loan Lý Thừa Thiên, đã cam đảm và anh hùng chống lại bạo quyền Hà Nội đã cướp đất của họ. Chúng tôi xin ghi lại đây đôi lời tâm nguyện, xin chúng ta sau này có viết lại sử cũng nên ghi lại các cuộc tranh tranh đấu hào hùng tự phát của các mẹ già, cha già cùng các anh chị em trẻ chất phát này vào trang sử mới của Dân Tộc.

   Nhất là, chúng tôi ngưỡng phục tinh thần của Đức Cố Giáo Hòang Phao Lô Đệ Lục, vị Giáo Hoàng của người nghèo, và hằng tranh đấu cho sự công bằng của xã hội hay hòa bình cho thế giới. Ngài luôn quan tâm đến những nơi nào có bạo lực, vì ở đó một cách minh bạch được xem có cuộc khởi nghĩa cách mạng của người dân chống lại các chế độ bạo quyền. Bởi các chế độ bạo quyền ấy thường xúc phạm trầm trọng đến các quyền căn bản của con người là nhân quyền, và gây nên tổn hại cùng nguy hại đến tài sản chung của quốc gia (69).

    Chúng ta thấy người xưa cũng như ngày nay, thời đại nào cũng thế, thì người dân và người tín hữa đạo giáo cho đến các chức sắc tôn giáo : các vị vẫn hằng lưu ý đến các chế độ bạo quân, hay chuyên chế độc tài, áp bức, cuỡng bức người dân, vi phạm, xúc phạm đến những quyền căn bản của người dân, thì lý thuyết thời xưa cũng như nay vẫn luôn đứng bên cạnh người dân, hầu bênh vực và ủng hộ các lý lẽ chính đáng của người dân chống lại các áp chế, bất công đó. Hay là đi xa hơn, là làm cuộc cách mạng để lật đổ các chế độ bạo quân, bạo lực và bạo độc tài tàn ác như chế độ cộng sản, hầu xây dựng một chế độ dân chủ , tự do, công bình và nhân bản hơn. Điển hình khuôn mặt tỏa sáng trong những thập niên gần đây là Đức Cố Giáo Hoàng Phao Lô Đệ Nhị. Người chiến sĩ can trường, anh dũng chiến đấu cho « Nhân Quyền và Lẽ Sống » của tất cả mọi người trên hòan vũ. Vì ở đâu có bất công và áp bức, có xúc phạm đến nhân phẩm con người, thì ở đó luôn có tiếng nói của Ngài cất lên hay gửi đến bênh vực cho các người thấp cổ, bé họng không có tiếng nói. Ngài can đảm đi đến các vùng xa xôi trên khắp hòan vũ, qủa cảm đi vào trong lòng chế độ cộng sản độc tài sắt máu Ba Lan, Cu Ba, để ở bên cạnh các người dân bị đàn áp, bị áp chế, bị trước đoạt hết các nhân quyền, hay ở bên cạnh những tù nhân chính trị vì đối lập với chánh quyền cộng sản độc tài và quân phiệt. Và lúc đó, thì Ngài vang tiếng nói bênh vực, đòi hỏi sự công bình và sự sống cho họ đối với các nhà lãnh đạo quốc gia. Đây là mẫu gương tuyệt vời tranh đấu cho lẽ phải và nhân phẩm của con người, đáng cho chúng ta, cho các nhà lãnh đạo tinh thần, các chức sắc lãnh đạo tôn giáo nên bắt chước cái hào khí can đảm, anh hùng và lòng nhân ái vị người của Ngài!

 

8.4. Nhân Quyền Hay Các Luật Căn Bản

 

    Qúy vị và chúng tôi đã cùng nhau khảo luận tìm hiểu về việc sinh động của đời sống chính trị. Đó là sự phản kháng và cách mạng, mà chúng tôi đã chứng minh trong vài trường hợp, cũng như điều thực tế của việc làm này. Tuy thế, chúng tôi muốn nói đến một cố gắng mới của con người để thể chế hóa cái pháp lý cho người dân mà nhiều Quốc Gia-Nhà Nước thừa nhận đến sự pháp lý này. Đó chính lá các Luật Căn Bản hay gọi là Nhân Quyền mà thế kỳ XX vừa qua và nay, thì người ta hằng nhắc đến, nhất là trong các thập niên gần đây nảy sinh ra nhiều hội đoàn tranh đấu cho nhân quyền.

    Đẹp thay đây là một bước quyết định chung của các nước dân chủ tự do, một bước xác quyết của con người đã được ghi chép thành văn bản có các điều khoản hẳn hoi, minh định cho các khỏan Luật Nhân Quyền, rồi được công khai tuyên bố trên diễn đàn Liên Hiệp Quốc, hầu đòi hỏi cho con người khi được sinh ra phải có được các quyền như thế. Từ đó chúng ta thấy có các quyền luật hơn cho quyền lợi của con người, và tôn trọng mọi quyền hành được thiếp lập. Vả nữa Khế Uớc Nhân Quyền đã được nhiều Quốc Gia ký kết và thừa nhận trong đó có Việt Nam, mong rằng chánh phủ của các Quốc Gia đã ký kết Hiến Chương Nhân Quyền đó nên tôn trọng nhân quyền của nguời dân như việc mình đã đặt bút ký trước bàng quan thiên hạ.

     Hiến Chương Nhân Quyền này không chỉ nói lên các quyền tự nhiên của con người, nhưng còn tuyên bố các quyền tự nhiên đó một cách công khai bằng viêc ghi lại trong các văn bản, và các quyền đó được đặt vào hàng đấu của bản Hiến Pháp – Qủa có một điều không rõ lắm như chúng tôi đã nói ở đây là Luật tự nhiên nó vượt lên trên chính mình, song vẫn được tuyên bố một cách tích cực. Chính Luật đó vẫn được xem là thực tiễn như một luật thường nghiệm. Do vậy chúng tôi thấy bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền có một ích lợi lớn cho mọi người, cho nhân loại. Và chẳng bao lâu chúng ta thấy các pháp quyền (juridictions) như Tối Cao Pháp Viện của Mỹ và Hội Đồng Hiến Pháp Viện của Pháp đã hoan hỉ đón nhận, bằng cách loại lọc lại, hoặc bằng điếu chỉnh lại các luật hay là đón nhận các quyền một cách trân trọng. Để rối được hai Quốc Gia này ghi lại trong bản Hiến Pháp của mình, theo thể chế Cộng Hòa như Pháp, hay Hiệp Chủng Quốc như Mỹ.

    Như chúng tôi biết tại Pháp, thì Hội Đồng Hiến Pháp Viện khi lập bản Hiến Pháp năm 1958, thì các vị trong Hội Đồng Hiến Pháp Viện đã không ngần ngại đưa vào những nguyên tắc rất phổ quát được tích chứa trong bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền năm 1789 vào bản Hiến Pháp Quốc Gia. Cũng thế, một phần nào sau khi bổ túc lại bản Hiến Pháp mới, thì họ cũng lấy lại phần nhiều giống như bản Hiến Pháp của năm 1946. Qủa đây là một bước tiến bộ lớn của Nuớc Pháp đáng cho chúng ta ngưỡng phục và bắt chước.

    Thế đó, nhân quyền phải được tỏ lộ trước hết cho thiên hạ thấy như một khuôn mặt xinh xắn, thiện cảm của thế chế Quốc Gia. Vì đó là cảm nghĩ của sự tự do, sự tự do đó đòi hỏi đứng trước các thể chế. Tuy nhiên vì cảm nghĩ của sự tự do này, mà nguời ta đã tìm kiếm tức thì để thể chế hóa chúng cho đươc toàn hảo, và trực tiếp đi vào đời sống của người dân những việc thể chế hóa những điều người ta có thể làm cho người dân được hạnh phúc cùng vui sống trong bình an. Đơn cử ở các Nước Âu Mỹ luôn có các hội đoàn và các tổ chức tranh đấu cho nhân quyền cùng bênh vực cho nhân quyền, điển hình là Annesty International mà trụ sở chính tọa lạc tại London.

    Đến đây chúng tôi xin trích ra một vài điều khoản trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền vào ngày 10.12.1948.

  Điều 1. Tự Do, Bình Đẳng, Huynh Đệ

    Tất cả mọi người từ lúc sinh ra đều có tự do và bình đẳng trong phẩm giá và quyền lợi, được thiên bẩm bằng lý trí và lương tâm. Do thế mọi người phải cư xử với nhau trong tinh thần huynh đệ.

  Điều 2. Quyền Sống và Quyền Tự Do

    Mỗi nguời đều có quyền sống, quyền tự do và quyền bảo vệ cá nhân.

  Điều 5. Cấm Tra Tấn

    Không được tra tấn, đối xử hay trừng phạt dã man, vô nhân đạo và hạ cấp (với tù nhân).

  Điều 9. Sự Bảo Vệ Chống Lại Việc Bắt Giữ Và Trục Xuất

    Không ai được phép bắt giữ, giam cầm hoặc trục xuất bất cứ ai ra khỏi Nước mình.

  Điều 13. Tự Do Đi Lại, Tự Do Cư Trú

   1. Mọi người đều có quyền tự do đi lại và quyền tự do chọn lựa nơi cư trú trong một quốc gia.

   2.  Mọi người có quyền rời bỏ nước mình đang sống để sang nước khác xin cư trú, và có quyền về lại nước mình trước đây.

  Điều 18. Tự Do Lương Tâm Và Tự Do Tôn Giáo

    Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo (niềm tin) ; quyền này bao gốm tự do thay đổi tôn giáo hoặc niềm tin cũng như tự do quảng bá, rao truyền tôn giáo hay niềm tin của mình nơi công cộng, nơi tự nhân, bằng giáo lý, bằng nghi lễ, bằng những nghi thức truyền thống hoặc các hình thái khác, hay nữa là một mình hoặc trong một tập thể.

  Điều 20. Tự Do Hội Họp Và Tự Do Lập Hội

   1. Mọi người đều có quyền tự do hội họp và quyền tự do lập hội với những mục đích ôn hòa.

   2. Không được phép cưỡng bức hay bắt buộc ai gia nhập một tổ chức nào.

  Điều 21. Quyền Đầu Phiếu Bình Đẳng

   1. Mọi người đều có quyền tham dự vào việc lãnh đạo quốc gia của mình, hoặc trực tiếp hoặc qua các đại biểu đã được tuyển chọn theo tinh thần tự do.

   2.  Với các điều kiện giống nhau, mỗi người đều có quyền được chấp nhận đẻ đảm nhiệm một cơ quan công quyền trong nước họ.

   3.  Nguyện vọng của dân là nền tảng của công quyền ; nguyện vọng này phải được biểu lộ qua các cuộc bầu cử theo chu kỳ và nơi chốn đối với quyền đầu phiếu chung và bình đẳng, có thể qua việc bỏ phiếu kín hay một phương pháp nào khác có giá trị tương đương.

  Điều 23. Quyền Lao Động, Quyền Bình Đẳng Luơng Bổng, Quyền Tự Do Liên Hiệp

    1. Mọi người đều có quyền lao động, quyền lựa chọn nghề nghiệp, quyền có những điều kiện lao động thích hợp và thỏa đáng, cũng như quyền được bảo vệ chống thất nghiệp.

    2. Mọi người đều có quyền bình đẳng lương bổng cho cùng một việc, không được phép có sự đối đãi phân biệt dưới mọi hình thức.

    3.  Mỗi cá nhân lao động đều có quyền được thích hợp và thỏa đáng để bảo đảm cho đời sống của chính họ và gia đình họ hầu xứng đáng với nhân phẩm, và nếu cần được bổ xung bằng những biện pháp khác.

    4.  Mỗi người đều có quyền thành lập nghiệp đoàn hay tổ chức tưong tự với mục tiêu bảo vệ các quyền lợi của họ.

   Điều 24. Sự Nghỉ Ngơi Và Ngày Nghỉ

    Mỗi người đều có quyền đòi hỏi cho mình có được sự nghỉ ngơi và các ngày nghỉ, cũng như sự giới hạn giờ giấc làm việc cách hợp lý cùng một thời gian nghỉ theo chu kỳ (như nghỉ hè, nghỉ thường niên) và được trả lương (70).

    Chúng tôi chỉ xin trích ra một số điều căn bản của bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, qua bản Tuyên Ngôn và các điều nêu ra đây là một cách trong sáng. Thực điều ước mong chung của con người là thể chế hóa và luật hóa các Nhân Quyền vào trong các quốc gia trên thế giới. Tuy bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền đã được rất nhiều quốc gia hạ bút ký thừa nhận. Thế nhưng trong thực tế như chúng ta thấy, thì vấn đề nhân quyền, công bình mà nói vẫn chưa được thực hiện đúng cho mọi người trong tất cả các trạng huống cụ thể. Nhất là, chúng ta thấy trong tất cả các quốc gia chuyên chính độc tài như Hà Nội, Trung Cộng, Lào, Cu Ba, Bắc Hàn, Miến Điện, Iran và Turkmenistan vv., thì chính họ luôn vi phạm trắng trợn các nhân quyền. Cũng thế vì quyền lợi kinh tế và chính trị mà nhiều quốc gia Tây Phương đã làm ngơ trước các vấn đề nhân quyền, hoặc là tranh đấu bằng áp lực ngoại giao cho người dân thống khổ, các tù nhân lương tâm, tôn giáo và chính trị của các nước chuyên chính độc tài và quân phiệt.

    Vả nữa, chúng tôi muốn nói đến một quyền mà người ta gọi cái quyền thông thường hơn, đó là quyền xã hội, bổ túc thêm cho các tự do chung của quyền xã hội. Đề rối từ sự suy tư đó, tất cả các quyền đặc thù, thì nó có một chỗ cho người dân quyền tham dự vào đời sống xã hội và chính trị như nhân quyền trong một căn bản vững chắc hơn. Bởi chúng ta rõ con người không phải là một hữu thể cô độc. Hơn nữa, con người thiết tạo nên xã hội mà lại không có các liên hệ tương quan với tha nhân sao? Do thế, với ý nghĩ chúng tôi trình bày đây với qúy vị, qủa cần để cho chúng ta bàn đến một chương tiếp về việc khai triển của ý nghĩa chính trị, mà ở đó chúng tôi thấy rằng chế độ dân chủ không đơn giản là một chánh quyền khác thường. Nhưng lý hơn là một giai đoạn chính yếu, một nhu cầu cần thiết, cấp bách cho một đòi hỏi chính đáng, và một việc tìm kiếm thực chất của Dân Chủ. Do vậy mà Nhà Nước Pháp Quyền hoặc Nhà Nước Nhân Quyền (L’Etat Des Droits De L’Homme) phải được nở rộ trong một Quốc Gia Dân Chủ nói này.

 

IX. BẢN CHẤT DÂN CHỦ

 

   Qủa thực để có một Nhà Nước Hiến Pháp hội đủ những việc tốt đẹp của nó, thì Luật Pháp phải được bảo đảm giữa sự tương quan với chính trị. Do đó, việc thể chế hóa nhân quyền phải là điều hiện thực và là dấu chỉ bên trong của việc quan hệ chính trị. Có nghĩa là sự thừa nhận mọi nguời, mọi kiểu thức cùng tất cả phương sách xây dựng của người dân đóng góp, để kể từ nay các việc này được xem là mục đích chính của các chính sách hữu ích của Nhà Nước, và đây là một bước dài của chính trị thể hiện ra bên ngoài xã hội và được quyền hành thực dụng. Thực vậy, nhân quyền được xem là cái bên trong của chính trị, và là những điều khỏan của Hiến Pháp Nhà Nước, rồi đặt nó thành những Luật căn bản, mà các cơ quan công quyền phải nghiêm chỉnh tùng phục các Luật chung này.

    Sau nữa, nhờ sự tản quyền của các cơ quan này, cũng như sự tách biệt rõ ràng các quyền Tư Pháp, Hành Pháp, Luật Pháp, thì Quốc Gia mới hy vọng tạo nên một sự điều hòa cùng quân bình. Tuy nhiều quốc gia có ba cơ quan tách tách biệt này, nhưng trong thực tế thì nhân quyền một đôi khi vẫn có khuynh hướng bị làm hạ giá, cụ thể như các tự do của quần chúng bị thu hẹp lại – và chỉ tóm lại bên trong các cơ quan Nhà Nước. Thế nên, chúng tôi mới nghĩ muốn bàn rộng thêm ý nghĩa dân chủ, để nhận ra sự cụ thể mà chúng tôi đã khảo cứu và thực nghiệm hầu trình bày cùng qúy vị.

    Trước hết, chúng tôi nghĩ các « quyền xã hội » thường chúng được nhìn theo quan niệm tạo nên nhân quyền cụ thể, và qua đó thì được người ta thực thi và tôn trọng. Tuy nhiên các quyền xã hội này chánh quyền chưa tạo được các ích lợi chung cho người dân. Do thế mà quyền hành của chánh quyền phải nhân đạo hóa bằng các cách phục vụ các mục đích như thế, bằng cách trả lời các đòi hỏi về các quyền xã hội này : như các quyền tự do hội họp, tự do lập hội, lập đảng đối lập, an ninh xã hội, quyền lao động, quyền bình đẳng lương bổng, quyền nghỉ ngơi và các ngày nghỉ, quyền lợi hưu bổng và những quyền khác như quyền tham dự vào chính trị và việc cai trị vv., là bằng cách Nhà Nước phục vụ hết mọi người dân các thứ quyền đó. Vì theo quan niệm đạo đức, thì chánh quyền là cho dân, chánh quyền là của dân (le gouvernement pour le peuple).

    Sau cùng, như chúng tôi đã mục kích cùng quan sát những sự tiến bộ phản ảnh về nhân quyền của nhiều quốc gia dân chủ Âu Mỹ, qua đó những quyền đặc thù của người dân được thừa nhận, được bình đẳng, và đó là mục đích của Nhà Nước phải thực hiện cho toàn dân mình. Điển hình là Thụy Sĩ, Đức, Pháp, Hoà Lan, Na Uy, Đan Mạch, Thụy Điển, Ý, Bỉ, Anh và Mỹ vv., chánh quyền các nước này họ nghiêm túc thực thi các thứ quyền đó cho người dân, hầu làm thỏa mãn các nhu cầu chính đáng của những quyền xã hội hay đời sống xã hội an vui cho mỗi một người dân. Ví dụ quyền tham dự, người dân phải có phần của họ, và quyền đó thì người dân có tiếng nói trực tiếp của mình, cũng như ưng nhận và tiếp nhận theo ý chọn của mình muốn. Vì vậy mà Dân Chủ, người ta sẽ nói ngay rằng là chánh quyền cho dân và vì dân. Cũng chính vì người dân mà giờ đây chúng ta bàn luận thêm, cũng như chính cái cảm nghĩ này là một dấu chỉ đặc thù, một bản chất kết liền với con người, mà chúng ta có bổn phận phải đòi hỏi cái quyền của chúng ta cùng của người dân cho bằng được.

 

9.1. Việc Tham Dự Và Quyền Lợi

 

    Qủa thực, sự đòi hỏi tham dự của người dân vào chính trị được thiết tạo như một điều mới và sâu sắc của việc tranh luận, bàn cải của các tư tưởng gia về thể chế Nhà Nước. Bởi vì sự bình đẳng nhân quyền trở thành là các tự do chung, nói lên sự liên quan đến các mục đích và các thực thi của quyền hành, do vậy mà các đề nghị nói này làm điều hòa cùng trực tiếp tiết chế các cá nhân của mỗi người, và của người công dân. Để rồi từ đó, thì các cơ quan của Nhà Nước theo nguyên tắc đã có, hầu khả thể bảo đảm cho các tự do chung của người dân, cùng khởi xướng việc thực thi tôn trọng nhiều quyền khác nữa của người dân. Nhờ vậy Nhà Nước mới có thể phục vụ một cách cụ thể tốt đẹp cho mọi người dân, bằng cách làm hài lòng các quyền lợi xã hội của họ. Tuy nhiên trong hiện thực xã hội của nhiều quốc gia như trong các nước cộng sản, chẳng hạn như Hà Nội, Bắc Hàn, Trung Cộng, Cu Ba, Lào vv., thì người dân chưa hoàn đủ các quyền lợi này. Vì qủa thực các cơ quan của Nhà Nước cộng sản không hoàn toàn giúp đỡ thực hiện các quyền lợi xã hội nói này, cũng như họ « bóp chết » sự tham dự cùng thông phần của người dân vào điều nói trên trong đòi sống xã hội và chính trị, mà Nhà Nuớc cần thể hiện và thực thi các quyền lợi xã hội này cho người dân như là điều cốt yếu cho họ.Thêm nữa, sau nhu cầu Hiến Pháp, và sau khi thể chế hóa nhân quyền hòan đủ, thì cần xuất hiện một nhu cầu thứ ba, đó là sự đòi hỏi « Dân Chủ ».

    Thế đó, dân chủ qủa đuợc nói đến trong các bản Hiến Pháp của chánh quyền. Tuy nhiên dân chủ còn vượt hơn thế nữa, nói như Georges Burdeau, một kiểu nói hóm hỉnh thì : « dân chủ ngày hôm nay là một triết lý, một hình thức sống, một tôn giáo và một cách phụ thuộc, đó là một hình thể của chánh quyền » (71). 

Qủa ông nhắn nhủ chúng ta sự ý nhị của câu nói này. Do thế, chúng tôi nghĩ rằng dân chủ được xem là thời kỳ chính yếu của chính trị cho Đất Nước Việt chúng ta, cũng như một xã hội tự do đương nhiên phải có trong một chánh quyền. Vì ai ai cũng khao khát dân chủ, và mình được tham dự vào thể chế dân chủ đó như là một dấu chỉ bình thường của tiến trình văn minh và kỷ thuật của thời nay, là quyền của người dân, để nói lên sự hiện diện của người dân trong lòng xã hội con người.

 

9.2. Phải Chăng Thể Chế Dân Chủ Là Một Chế Độ Ở Giữa Mọi Chề Độ?

 

    Chúng tôi nghĩ rằng nhiều người không tin vào sự hữu lý của thế chế dân chủ, đó là phỉ quyền Hà Nội, họ không thừa nhận dân chủ là một dấu chỉ phổ quát của con người, của người dân. Và họ từ chối thể chế dân chủ thực như chúng tôi nói đây, và hiểu một cách « méo mó » hoặc kém hiểu biết như người cộng sản hiểu sai nghĩa tự do và dân chủ. Vì dân chủ được xem là một chế độ chính trị ở giữa các chế độ chính trị. Chúng ta cần hiều rằng sự khác biệt ở giữa các chế độ này, chính là sự liên quan đến cái cốt yếu và bản chất của dân chủ. Theo như giáo sư chính trị học Julien Freund trong tác phẩm « Essence Du Politique, Bản Chất Chính Trị » (72), cũng như trong tác phẩm :  « Le Nouvel Âge, Thời Đại Mới », ông nghĩ rằng « dân chủ không là một chính trị gì mới, mà người ta không biết đến trong thời đại chúng ta, cũng thế dân chủ không là một thể chế chính trị hoàn toàn trong sạch, nó thay thế cho một thể chế chính trị phạm tội. Trái lại, dân chủ là một trong các cách thức trường cửu đề cập đến sự trường cửu của chính trị, mà dân chủ sẽ điều hòa lại các luật xác định » (73). Qủa chúng tôi thấy rất sâu sắc và ý vị thay câu nói này của giáo sư.

   Cũng thế, vẫn theo giáo sư Freund thì các luật xác định của chính trị, hoặc là giả thiết trước các luật này, ví như sự tương quan điều hành và tùng phục của những người cầm quyền, và theo ông cặp đôi này là như Bạn-Thù (Ami-Ennemi). Sự đầu tiên điều hành là một danh gọi khác cho quyền hành. Theo ý ông thì dân chủ luôn tìm kiếm sự vô hiệu hóa cái quyền hành này và tránh cho người cầm quyền không dành hết mọi quyền hành và quyền lực trong tay mình hoặc đảng phái mình (có nghĩa khi Thủ Tướng hay Tổng Thống ban ra một đạo luật nào đó phải thông qua quốc hội bỏ phiếu và cho phép). Giáo sư giải thích tiếp nguyên ngữ của chữ « dân chủ là một cratie, là chế độ qúy tộc, chế độ chuyên gia trị, lý thuyết gia trị, chính thể lão trị – la démocratie est une cratie, comme l’aristocratie. Le technocratie, la théocratie, la gérontocratie, dân chủ như một loại giống, như một hình thể quyền hành (74). Thế nhưng « tất cả mọi quyền hành đưa đến từ tự nhiên thì quyền hành hơn, trở nên mạnh hơn và tăng trưởng hơn, quyền lực rộng hơn, có thẩm quyền hơn. Như bất kỳ hành động nào của con người, thì tất cả chính trị đưa đến sự tột độ có thể của quyền hành này » (75).  Do đó mà Freund nghĩ là « để dốc toàn lực đối lực với chủ nghĩa bảo hoàng, thì hướng về một tột cùng khác, có nghĩa đó là chính tri không có quyền hành hoặc vô chánh phủ » (76). Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ thể chế dân chủ như giáo sư Freund trình bày cho chúng ta hiểu đây là một trạng thái không vững, dân chủ trong trình trạng ở giữa sự tột độ của chế độ bạo chúa và vô chánh phủ. Để từ ý khơi ra đây, giáo sư giải thích tiếp, là dân chủ thực, thì tìm kiếm sự kiểm soát quyền hành, để đập vỡ sự trọng lực tự nhiên của nó thường gây ra chế độ bạo quyền (cộng sản, quân phiệt), dân chủ cũng đủ sức mạnh trục xuất chính trị tự nhiên của con người, dân chủ cũng giống như một « trò chơi » bởi thể chế vô chánh phủ. Cũng thế, giáo sư giải thích dân chủ là một sự trung gian, một « metaxu » – dân chủ đóng một vai trò xem ra là nghịch lý, là một sự trung gian của niềm tin và của sự xem thường của mọi người (77) (Metaxu là từ Hy Lạp, muốn nói là : đi vào, ở giữa cả hai).

    Cũng thế, dân chủ lắm lúc như sự cạm bẩy, khi chúng ta tin rằng thể chế ấy có hội đủ khả thể có được sự hòa bình hơn các thể chế khác chăng?  Bởi theo ông thì «  khi hiện hữu chính trị ở đây, thì ở đó có địch thù », và nữa « chế độ dân chủ không tránh đuợc cái định mệnh của nó (như một vận số rủi ro) » (78). Tuy nhiên, giáo sư Freund đưa ra luận cứ tiếp, dân chủ là sự chiến đấu chống lại kẻ thù bên trong và bên ngoài, như đây là việc gò ép của dân chủ, có nghĩa để đề phòng, để bênh vực dân nhờ vào các phương thế tự do mà chỉ có chế độ này mới có. Các phương thế này đôi khi có sự mâu thuẫn, không chỉ với những nguyên tắc của nó, nhưng còn với các luân lý đạo đức chung và lòng nhân đạo. Vì theo giáo sư những điều nói này đây chúng nằm ở trong lòng chính trị. Những điều nói này dễ làm tổn thương các việc không công bình, nó sử dụng một cách qủy quyệt, sử dụng cả đên sự bạo lực, và một đôi khi nó núp bóng cùng dựa vào lý do là Nhà Nước để hành sự. Do đó mà tạo nên các nạn nhân của chế độ (79).

    Để rồi giáo sư Freund kết luận vì sự đó và để thực hiện một cách cụ thể chế độ dân chủ trong sự hoàn mỹ của nó, thì nên phải loại bỏ ngay chính trị trước tiên. Điều này muốn nói là phải thay thế con người cũ đi bằng một sự việc khác, là thế vào một người mới. Có nghĩa là khi chúng ta bầu ông thủ tướng, tổng thống hoặc dân biểu, nghị sĩ, để thực thi công việc chung của Nhà Nước không được chu toàn, làm mất lòng dân, thì hết nhiệm kỳ của ho, người dân không bầu họ nữa (80). Hay nữa, trong lúc tổng thống hay thủ tướng tại chức mà có những việc làm gây nhiều tai tiếng cho Quốc Gia, thì Quốc Hội và dân chúng có thể đòi các ông từ chức, hay truất phế các ông. Đơn cử là cố tổng thống Richard Nixon về vụ « Watergate » nghe lén vào năm 1974, buộc phải từ chức tức thì, hay như Bà Bộ Truởng Nội Vụ của Thụy Sĩ là Elizabeth Kopp,  bị báo chí khui ra việc Bà thông báo cho chồng về tội phạm rữa tiền, để ông trốn thoát, thế là dân chúng yêu cầu bà từ chức lập tức.   

    Ở đây chúng tôi  nhận thấy Freund đưa ra nhận xét rất đúng về thể chế dân chủ. Freund không xem dân chủ là một chế độ ở giữa các chế độ chính trị. Song ông xem dân chủ hơn hẳn các chế độ khác, đó chính là người dân có quyền chọn các vị lãnh đạo Đất Nước theo ý mình. Nếu các chính sách của ông đề ra làm tốt công ích cho Dân Tộc, cho Đất Nước thì tôi bầu cho ông tiếp, qủa tồi, thất hứa không làm tròn nhiệm vụ mình, thì tôi sẽ chọn một người khác lên lãnh đạo. Cái hay và cái đẹp của thể chế dân chủ,  là tôn trọng ý dân và quyền lợi chính trị và tham dụ trực tiếp vào chính trị của người dân qua lá phiếu, hoặc sự tín nhiệm của họ với những vị cầm lái vận mệnh Quốc Gia Dân tộc.

    Freund chứng minh tiếp về cái tốt hơn của dân chủ đối với các thể chế khác, là người ta có thể tin tưởng hoặc có thể cảm nghiệm về dân chủ, đó chính là sự so sánh các quan niệm, các sự phân tích giữa dân chủ và các quan niệm được xem là nhân đức. Các nhân đức ấy là hòa bình, là công bằng xã hội, công minh và công lý của Luật Pháp, rồi sự tiến bộ và văn minh, với nghĩa là thiên hạ có thể nghĩ rằng dân chủ là chế độ duy nhất có năng lực để giải quyết một cách thích hợp với các vấn đề nói này (81). Thêm nữa, giáo sư lại dẫn chứng, là kể từ khi có sự hiện hữu của các thể chế dân chủ, thì các chế độ đó đó cũng tạo chiến tranh và tạo hòa bình, đúng thế, vì cũng như bất cứ các chính thể nào khác, thì dân chủ cũng là một chính thể. Theo Freund thì một vài chính thể quân chủ cũng có tạo chiến tranh và tạo nền hòa bình vững chắc cho chúng ta hơn là các hòa bình của các chế độ dân chủ của thời đại ta. Vì giáo sư nghĩ, thì không có thể chế chính trị nào tự nó có hòa bình bởi tự nhiên, trong lúc đó thì các chính thể khác là có sự hiếu chiến chăng (82). Chúng tôi nghĩ rằng như Freund nói sự tương quan Bạn-Thù là hiện diện khắp cả khi ở đâu có chính trị. Do thế, giáo sư nghĩ là « chiến tranh đã ở ngay trong lòng chính trị » rồi (83).

    Thế nhưng qúy vị rõ vẫn còn một dạng thái khác nữa, đó là dân chủ có thể làm các việc gì trái ngược lại với dân chủ. Có nghĩa là dân chủ thì phải có đối lập. Do vậy thể chế dân chủ luôn phải có hai đảng phái hay hơn (hữu hay tả) để tạo một thế quân bình hầu ngăn chận sự độc đoán và độc tài của quyền hanh.

    Hơn nữa, chúng tôi nghĩ thế chế dân chủ, ngoại trừ bình đẳng và công bình, đó là tự do. Đây chính là tạo nên phần định nghĩa cho dân chủ. Lý thực dân chủ phải đưa đến sự bình đẳng và công bình xã hội cho người dân, tôn trọng nhân quyền và tôn trọng lẽ sống của ngưòi khác, thì dân chủ không trái ngược với mục đích của nó. Tuy nhiên các lời phẩm bình và nhận định trên giúp cho chúng ta một cái nhìn rõ hơn về dân chủ. Vì bất cứ một thể chế chính trị nào cũng có cái khuyết điểm của nó. Người cộng sản cũng dùng ngôn ngữ dân chủ, thế nhưng họ lại làm trái ngược lại tất cả ý nghĩa của dân chủ : trong chế độ cộng sản, thì người dân không có các thứ tự do, nhân quyền, và xã hội thì không công bằng, bất bình đẳng, hối lộ và tham nhũng, đàn áp và bỏ tù những người đối lập vv, như trình trạng phỉ quyền Hà Nội, Bắc Kinh, Havana, Bình Nhưỡng, Vạn Tượng, Ngưỡng Quảng vv.. Hay nữa các nước dân chủ Tây Phương như Mỹ. Pháp, Anh vv., thường ỷ vào cường lực mà bắp ép nhiều điều không công bắng đối với các nuớc nghèo và nhược tiểu vế lãnh vực chính trị cũng như kinh tế.

 

9.3. Chiều Độ Cốt Yếu Của Dân Chủ

 

    Qủa chúng tôi thấy rằng một vài tư tưởng phẩm bình cùng nhận định chung của giáo sư Freund trên đây có phần đúng! Tuy nhiên để so sánh giữa các chế độ với nhau : là dân chủ và các chế độ khác, thực rằng chúng có các khuyết điểm, và các khuyết điểm đó của các chế độ xảy ra : đơn cử, như sự tham nhũng và hối lộ trong chế độ này dưới hình thức này, và trong chế độ nọ dưới dạng thái khác. Do vậy, những khyết điểm này đối với chúng tôi, thì không thể ví lý do đó mà người ta loại đi các giá trị của dân chủ. Mặc dấu có các quan điểm khác nhau này, nhưng chính ta chiếu theo công việc của dân chủ, thì chúng ta thấy thể chế dân chủ càng ngày càng thực thi thêm sự can thiệp của người dân vào chế độ. Bởi nhũng người dân đó có quyền trực tiếp tham dự vào guồng máy chánh quyền qua cuộc đầu phiếu, qua lá phiếu của mình, qua các cơ quan báo chí, qua ngôn luận, rồi truyền hình và truyền thanh…Trong thể chế dân chủ người ta nói có thêm một quyên hành nữa chẳng thua kém sức mạnh và quyền hành như hai quyền Lập Pháp và Hành Pháp. Đó chính là Quyền Báo Pháp và Ngôn Pháp của báo chí, truyền hình, tuyền thanh, thi văn và ngôn luận quần chúng.

    Trong thể chế dân chủ tự do, chánh quyền tôn trọng hai quyền Báo Pháp và Ngôn Pháp này. Và cũng nhờ quyền ngôn pháp và báo pháp này giúp cho ngươì dân sáng tỏ những vụ « lem nhem tiền bạc hay tình ái lăng nhăng » của các ông lớn cầm quyền trị dân. Điển hình như vụ tai tiếng của cựu tổng thống Bill Clinton về tình ái với cô Monica Lewinsky, và cựu thủ tướng Helmut Kohl lem nhem tiền bạc cho Đảng, ông nào cũng phải ra hầu tòa làm sáng tỏ tội mình phạm  đối với bàng dân, thiên hạ. 

   Vả nữa, trong thể chế dân chủ tự do, thì người dân ý thức quyền hành của chế độ phải tự đặt mình đối diện với họ, đây là cái chiều độ cốt yếu của chế độ dân chủ, sự tất yếu hiện thời của chính trị, của những nhà làm chính trị. Thế nên, dân chủ không đối nghịch với chính trị, cũng không có khuynh hướng đi ra ngoài chính trị, chúng ta có thể hiểu dân chủ là quyền hành và quyền làm chủ của người dân. Nếu dân chủ không có vai trò tất yếu của tự do, cũng như không thừa nhận dân chủ ở giữa các sự tự do của con người, thì phải chăng tạo cho có dân chủ trong cái bản chất của chính trị xảo quyệt? Đây là điều lưu ý của chúng tôi đến những trò ma giáo xảo quyệt của Việt cộng chơi trò « dân chủ giả tạo ». Hà Nội đưa ra một vài khuôn mặt của cựu đảng viên cộng sản, hoặc những cán bộ cao cấp của cộng sản mà chúng ta cho là phản tỉnh, hoặc nữa đưa ra vài cựu tù nhân chính trị và vài chính khách trở cờ theo họ như tên Nguyễn Cao Kỳ chẳng hạn, để lừa bịp một số người nhẹ dạ muốn hợp tác với Việt cộng, hầu thực thì dân chủ cuội theo chính sách của Đảng cộng đưa ra.

    Một lẽ khác mà chúng tôi muốn trình bày với qúy vị ở đây, là dân chủ được xem là một chế độ cho mục đích bình đẳng, bởi theo như ý nghĩ của giáo sư Freund, thì chúng tôi nhận thấy người ta không thể bác bỏ và chối cãi điều này. Riêng phần chúng tôi nghĩ dân chủ được xem là sự trực tiếp tham dự của người dân vào nhiều lãnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá cùng xã hội vv., có nghĩa nữa là sự can thiệp của người dân vào chánh quyền. Vì chánh phủ là dân, cho dân và vì dân, đây mới là bản chất thực của dân chủ. Nhất là, qua đó thì mọi người dân cố gắng thực thi dân chủ, và họ sẽ thực thi dân chủ trong phần tối thiểu của mình, cho dẫu họ không đạt đến mục đích của quyền hành – Thế nhưng người dân luôn có quyền hành, tuy nhiên ở đây chúng ta hiểu rằng quyền hành là điều có thể ở bên trong các việc ích lợi này. Các việc lợi ích này mặc dầu không đạt được hoàn toàn như ý muốn của người dân, tuy nhiên thể hiện đươc ý dân chủ và tự do.

    Do thế, chúng ta hiểu dân chủ như một việc đơn giản là « làm cho mền dịu » của việc tương quan của sự chỉ huy và sự tùng phục. Dân chủ cũng có nghĩa là sự hoán đổi, là bằng các lời ra « lệnh » của chánh quyền, bằng việc ủy nhiệm người thực hành công việc chung của chánh quyền theo như ngôn ngữ của Freund nói. Do đó, dân chủ ở đây tạo nên một chiều độ tùy thuộc vào thực thể chính trị, đó là quyền hành (hoặc là sự tương quan củ sự chỉ huy và sự tùng phục) : để từ đó người dân biết thừa nhận sự hiện hữu sinh động của chính trị, và cũng nhờ vậy người dân hiểu rằng chế độ có tính cách dân chủ và tự do. Và để qua đó chế độ bảo đảm trước hết cho cái bên ngoài của chính trị của người thừa hành công việc là chỉ huy hoặc điều hành, cũng như đến người khác là sự ủy nhiệm hơặc thừa hành công việc chung của Nhà Nước. Sự nhận ra hay ý thức này là việc khởi đầu ngay từ lúc thiếp lập sự quan hện trước tiên của Chính Trị và Nhà Nước. Để rồi nhờ đó tạo nên sự dung hòa giữa Chính Trị-Nhà Nước, cùng Người Điều Hành-Kẻ Thừa Hành công việc. Và nói như ý của triết gia Raymond Aron, thì qua đó Chính Tri-Nhà Nuớc cũng như Người Điều Hành-Kẻ Thừa Hành tạo nên bằng chứng đủ chứng minh rằng cái lý thuyết này tương đối có giá trị của chế độ dân chủ, mà các triết gia đã không nhầm lẫn nhắc nhở rằng chế độ này khả thể có hòa bình như thế, làm chúng ta thích thú hơn các chế độ bạo lực (84).

    Thực vậy những điều triết gia Aron nói đây, theo chúng tôi thấy rằng lẽ tất nhiên người ta yêu cầu phải thừa nhận việc tranh đấu chống lại cái quyền hành bạo lực vẫn còn dính chặt vào các thể chế độc tài, thành một quyền của người dân. Khi người dân yều cầu và đòi hỏi như thế, thì chính đây là niềm khao khát dân chủ, và họ muốn quyền tranh đấu đó, có một vị thế chính thức trong bản Hiến Pháp Quốc Gia, hầu quyền đó tạo nên sự tương quan và liên thuộc vào chính trị. Ví dụ người dân Việt Nam bấy lâu nay đòi hỏi Đảng cộng sản và Hà Nội chấp nhận đa đảng, thừa nhận người đối lập chính trị, và tranh đấu đòi Đảng cộng không được độc tôn lãnh đạo Đất Nước một cách độc đoán và chuyên chính độc tài, hay người dân đòi hỏi bầu cử chánh phủ cùng quốc hội một cuộc đầu phiếu tự do … Các điều này phải được ghi thành văn minh bạch trong bản Hiến Pháp Quốc Gia. Thực tế, các điều nói này không chỉ ở sự cân bằng dưới hình thể của việc chỉ huy cùng sự tuân phục vào Hiến Pháp, vào Nhà Nước. Nhưng các việc này là không ngừng xuyên qua cái mới nhờ vào sự uyển chuyển và linh động của bánh xe lịch sử, của thời thế, hầu cho chúng ta nhận ra sự sinh động của các tự do ngay từ buổi đầu trong việc tranh đấu. Do vậy, mà có nhiều câu hỏi được đặt ra : biết làm thế nào thực thi đúng ý nghĩa chế độ dân chủ? Làm thế nào tạo nên thực quyền và các đòi hỏi theo thời thế của người dân, cũng như nhu cầu của dân chủ thời đại, mà không rơi vào trong không tưởng của sự loại bỏ tất cả uy quyền Nhà Nước?  Như qúy vị biết những biến cố lịch sử đau thương xảy ra trong những thập niên qua tại Đất Nước chúng ta, đây chính là sự khổ tâm và thao thức lo nghĩ của chúng tôi, là cố gắng tìm kiếm, quan sát và khảo cứu cùng phân tích, tổng hợp về  ý nghĩa của chính trị này, hầu chúng tôi hy vọng tìm ra một thể chế dân chủ nhân bản cho Nuớc Nhà như chúng tôi vừa nêu ra ở các câu hỏi trên.

    Theo chúng tôi học hỏi và biết rằng người tiền sử và người xưa trước đây, họ đã chọn chế độ dân chủ như một lý do chính đáng. Người xưa nghĩ dân chủ không phải là một chế độ tuyệt đối, song dân chủ là một chế độ tốt hơn ở giữa các chế độ khác ( quân chủ, cộng sản, quân phiệt). Còn triết gia Aristôte, ông thích một chế độ lẫn lộn : một nữa là quý tộc và một nữa là dân chủ. Còn Machiavel vào thời Trung Cổ, thì ông yêu thích chế độ cộng hòa. Thế nhưng vào thời của ông, thì có một thời gian Đất Nước ông bị chia rẻ trầm trọng, và vì vậy cần đến sự hiệp nhất, nên ông không ngần ngại chọn một chế độ quân chủ chuyên chế (la monarchi despotique). Riêng Hobbes, thì ông muốn tất cả những phán đoán, những phẩm bình về chế độ dân chủ, là sau « khả năng để tạo nên hoà bình và sự an thái cùng no ấm cho người dân », thì chính đó là mục đích trước hết của tất cả mọi quốc gia tìm kiếm chế độ dân chủ và thực thi dân chủ. Qúy vị rõ sự thảo luận về dân chủ mà chúng tôi tổng hợp trình bày cùng qúy vị đây, được xem là một chế độ giữa mọi chế độ, song dân chủ có sự tương đối, và nhất là chế độ dân chủ vẫn tốt hơn các chế độ khác mà người xưa trước đã biết chọn cho mình rồi.

    Tuy thế, giờ đây chúng tôi muốn giới thiệu lại triết gia Rousseau, và với cuộc cách mạng Pháp thời danh, sẽ đem đến một ý nghĩa mới của dân chủ cho chúng ta. Có nghĩa theo ý Rousseau, thì sự liên hệ khác biệt đối với hình thể chánh quyền phong kiến ở đây là lộn xộn, do thế mà dân chủ xuất hiện như một hình thái chấp nhận cái quyền hành chính trị. Thế nên dân chủ không còn quan hệ hơn một chế độ ở giữa các chế độ, nhưng dân chủ là một khuynh hướng căn bản, là sự cần thiết và tất yếu phải có của xã hội loài người.

    Thêm nữa, chúng tôi muốn qúy vị cùng nhau lưu ý đến tư tưởng của Rousseau, là một trong những tư tưởng gia lớn của thế giới về lãnh vực chính trị và xã hội, trong đó ông nói và bàn luận nhiều về dân chủ. Chúng tôi xin trích dẫn và tóm lại đây nhiều đọan tư tưởng hay của ông mà người ta đã bàn thảo rất nhiều qua mọi thời đại, đó  là hình thể nào tốt nhất của chánh quyền. Ông nghĩ rằng chúng ta không thể xem mỗi một trong các chế độ con người có này, là tốt nhất trong một vài trường hợp, còn sự xấu và tồi tệ là của các chế độ kia (85). Hoặc ông nghĩ là, khi người ta đòi hỏi sự tuyệt đối của chánh quyền, của chính thể nào là tốt nhất, thì theo ông người ta đưa ra một câu hỏi không thể giải thích, vì như thế không có xác định được (86). Có nghĩa là sự đòi hỏi của con nguời không thể có sự tuyệt đối, mà chỉ có sự tương đối thôi. Cũng thế, chúng tôi thấy Rousseau là người nói rất mạnh ý nghĩa dân chủ, theo triết gia nghĩ thì khi chánh quyền sử dụng thời hạn của mình để thiên vị cho một giai cấp, thì chánh quyền đó không bao giờ còn tồn tại thực dân chủ nữa, và chánh quyền đó sẽ không hiện hữu được lâu dài. Cũng vậy, chánh quyền đó chống lại cái trật tự tự nhiên, mà người ta có thể tưởng tượng rằng người dân không ngừng hội tụ lại để làm những công việc phản kháng, tranh đấu chung hầu đạt đến nền dân chủ hơn. Từ đó, Rousseau suy diễn răng nếu người dân là một dân tộc thần linh, tức họ điều hành guồng máy một cách dân chủ. Vì một chánh quyền đòi hỏi tuyệt đối toàn mỹ,  toàn chân thiện thì không đến từ con người (87).

    Chúng tôi cảm nghĩ sự việc giải thích những đọan tư tưởng trên đây, có thể làm nhiều người ngạc nhiên, họ hiểu rằng Rousseau là người hảo huyền, hoặc không đúng với những suy tư thâm thúy của ông. Đúng hơn, chúng tôi thấy Rousseau có những tư tưởng đi tiên phong « cách mạng » trước thời gian, theo ý ông thì chánh quyền (le gouvernement) là một việc chung, nhưng chánh quyền phải tùy thuộc vào quyền hành lập pháp, còn vua (souverain) là một việc khác : vua cầm nắm quyền hành lập pháp tối cao, và vị vua này phải là người của dân, thuộc về dân. Sự phân biệt rõ ràng này qủa là tư tưởng độc đáo của Rousseau. Bởi chính khi nghĩ đến chánh quyền thì người ta có thể nghĩ đến sự tương đối… Hơn nữa, chúng tôi thiết tưởng Rousseau không có thiện cảm cho sự việc ủy nhiệm hoàn toàn vào chánh quyền. Ông chỉ chấp nhận rằng chánh quyền phải là thiết thực của dân và vì dân, lo cho dân. Do thế, chúng tôi cảm nhận rằng thực là dân chủ khi chánh quyền đó làm hết mình phụng sự dân, còn người dân thì được hít thở thoải mái sự tự do và có đủ mọi quyền như họ muốn trong xã hội dân chủ kiểu này.

 

9.4. Phải Chăng Dân Chủ Là Một Chế Độ Tốt?     

 

    Trước hết chúng tôi nghĩ đến các lý do hoàn thành dân chủ này, là theo nguyên tắc đã được chúng ta cùng nhau khảo cứu qua các lời nghị luận của các triết gia, hầu ta có cái nhìn xác thực hơn về dân chủ được xem là một chế độ ở giữa các chế độ. Quả dân chủ là một khuynh hướng, là một nhu cầu, một đòi hỏi chính đáng của người dân trong xã hội, nhất là trong thời đại ta, và Đất Nước Việt ta, thì càng đòi hỏi cấp bách hơn cho Nuớc Nhà có được một thể chế dân chủ thực sự.

    Qua tác phẩm nỗi tiếng có thể gối đầu giường của người làm chính trị là « Précis De La Démocratie » của Jean Baechler, ông đả trình bày chế độ dân chủ là « sự tự nhiên của con người » (88). Chúng tôi thấy ông còn đi xa tư tưởng của mình hơn, đó là sự « tiếp cận tự nhiên của dân chủ vào các mục đích chính tị », và ông tỏ bày ý của mình là dân chủ nó đẹp biết bao, qủa là « một chế độ tốt ». Hơn nữa, theo Baechler thì dân chủ dự trữ sự may mắn hơn cả hầu đạt đến hòa bình, và giúp ta hiểu được sự công bình hơn hẳn chế độ xã hội chủ nghĩa hoặc cộng sản (89). Thực những điều vừa nói qua, ông cho chúng ta thấy được điều mới của dân chủ như một chế độ tốt, để rồi ông nghĩ là dân chủ được nghị phẩm sau cái kết qủa thành đạt của nó trong lãnh vực chính trị, kinh tế, khoa học và kỷ thuật vv.. Chúng ta nhìn xem các Nước dân chủ Tây Phưong và Mỹ thì rõ cái thành qủa nói này. Mới đây trên diễn đàn « hoangsa.org. » có đăng bài viết « Cũng Bởi Thằng Dân Ngu Quá Lợn » của Shinra, một người dân Việt trong Nước viết lên những so sánh rất sâu sắc giữa hai chế độ tư bản dân chủ và xã hội cộng sản Hà Nội độc tài, tham nhũng và cướp của dân. Chúng tôi xin chân thành cảm phục sự nhận định sâu sắc của Shinra về chế độ tồi tệ của phỉ quyền Hà Nội hiện thực, để nói lên đâu là một chế độ tốt nảy sinh ra những con nguời cầm quyền tốt và các mặt hàng hoá tốt, còn đâu là một chế độ tồi sinh xuất ra những con người cầm quyền tồi bại, các mặt hàng hoá dổm, xấu và không đủ tiêu chuẩn kỷ thuật và vệ sinh. 

  Thế đó, với chế độ dân chủ, thì Baechler nghĩ rằng sự tương quan với các mục đích  bằng các việc thực hiện bên ngoài hoặc có trước tiên, như là sự hòa bình và công bình, công lý. Nhưng tiên vàn là hoà bình và công bình phải có, để tất cả mọi công dân có niềm vui chung sống. Bởi thế, dân chủ đóng góp vào niềm vui sống chung này, vì theo ông thì « các công dân đoàn kết lại nhờ một khế ước, qua khế ước đó, họ từ bỏ các hành động bạo lực giữa họ với nhau » (90). Chúng ta lưu ý đến câu nói này, họ từ bỏ bạo lực, nhưng như thế là chưa hẳn không có sự đối nghịch chăng ?

    Tiếp đến là vấn đề công bình : đây chính là việc tất yếu hơn cả của xã hội, để phân biệt sự độc đoán, độc tài, việc trái phép, sự cướp đoạt tài sản của công cũng như của tư, tham nhũng hối lộ vv, và những việc làm « u tối » bên cạnh sự « trong sáng » cùng cần thiết. Hơn nữa, sự công bình là một đặc tính phổ quát của chế độ dân chủ, thế nên chánh quyền tự nguyện đề ra để dung hợp với các đòi hỏi của người dân cho sự công bình xã hội (justice social) này. Thêm nữa, dù có sự phân biệt giữa các ích lợi cá biệt và các ích lợi chung, song nên có sự phân phối đều một cách nghiêm túc giữa tư nhân và quần chúng ; nhất là Nhà Nước nên biết tuyển chọn những nhân tài trong nhiều lãnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học và kỷ thuật, và ưu dụng họ theo sở trường của họ. Theo dân chủ, thì tất cả những gì là độc đoán, chuyên chế độc tài, không minh bạch, khó có « chỗ đứng » trong xã hội này. Trong xã hội dân chủ thì luôn có sự thương luợng trong lãnh vực nghiệp đoàn, và thị trường buôn bán thì được tự do vv.(91), qủa chúng ta thấy đây là một hữu ích của chế độ dân chủ.

    Sau khi nói đến sự công bình mà Jean Baechler gọi là « theo khế ước-contractuelle », ông nói tiếp là thể chế dân chủ là thích hợp cho khế ước công bình nhờ váo đặc tính và bản chất của dân chủ. Dân chủ trị vì trước hết là một cuộc phổ thông « đầu phiếu » một cách tự do ở trong lòng chế độ ấy, Cuộc bầu phiếu này được xem là bản chất của khế ước đó. Cũng theo ông nghĩ đây là việc tiếp nhận các ngôn ngữ tri thức về lý thuyết của khế ước này. Do thế tất cả những việc làm này được gọi là một khế uớc dân chủ-công bình. Vả nữa theo ông nghĩ, thì dân chủ để cho cái lợi cá biệt được gặp gỡ một cách tự do của các sự trao đổi, cũng như dân chủ càng ngày càng tăng thêm việc thực hiện hoá các mậu dịch trao đổi hàng hoá, tiền tệ vv., và hiệu nghiệm hơn trong xã hội thương mại (92). Nhất là, chỉ có chế độ dân chủ mới có sự phát triển rộ nở tất cả những lãnh vực nói này một cách rộng rãi.

    Để kết luận, chúng tôi có thể nói dân chủ là một « chế độ tốt » cho người dân. Vì theo nhận định của chúng tôi sau bao nhiêu năm miệt mài nghiên cứu, học hỏi, quan sát, thực nghiệm, tranh luận vv., thì chúng tôi xin được « nhân danh » của một kết qủa, của sự hiệu nghiệm tốt của thể chế dân chủ cụ thể đó. Để rồi chúng tôi xin xác định ý mình rằng : đó chính là đặc tính tất yếu, bản chất tốt nếu như người ta muốn nói đến là dân chủ. Hơn nữa, chúng tôi nghĩ dân chủ là một sự tìm kiếm, là một nhu cầu, một đòi hỏi thực dụng, được ghi dấu trong sự tương quan tất yếu của chính trị. Cũng như dân chủ, là được tất cả chúng ta hoàn toàn quan tâm trong mọi vận động quốc tế và quần chúng, hầu có thể hoàn tất sứ mạng cao cả của lịch sử này, thực đây là sự tất yếu của sự việc chính trị nhân bản. Để rồi từ đó chúng ta mới hy vọng taọ nên cho Nước Việt một Nhà Nước Pháp Quyền, có Hiến Pháp đích thực, và tất cả quyền hành, quyền lực đều tùng phục Pháp Luật, còn Nhà Nước-Chính Trị thì tôn trọng nhân quyền và quyền lợi của người dân.

    Để tiến xa hơn trên con đường này mà qúy vị đã dấn thân : thực lòng chúng tôi cầu mong tất cả người Việt Nam là Quốc Nội hay Hải Ngoại, chúng ta cùng chung một lòng, cố gắng  tranh đấu để Đất Nước có được dân chủ hóa, cũng như làm tăng thêm phần tham dự vào chính trị-xã hội của mọi người dân Việt vào trong guồng máy chánh quyền. Qủa dân chủ đang ở trong con tim nồng nàn của qúy vị, cũng như đang ở trong khối óc xây dựng và đang ở trước mặt chúng ta mỗi ngày khi người Việt Hải Ngoại đang sống ở các nước Tây Phương  dân chủ. Để tư đó, phần chúng ta làm sao để cho dân chủ trở nên một chế độ hiện thực trong Đất Nước Việt Nam, như mọi chế độ dân chủ của nhiều quốc gia được hiện hữu trong lòng thế giới này!

    Dân chủ có hiện hữu trong lòng Quê Hương Việt chúng ta chăng?  Sự thực này ở điều kiện khi qúy vị vượt qua được sự « sợ hãi », can đảm đứng lên làm lịch sử mới cho Dân Tộc, hầu con cháu chúng ta được hít thở tự do, nhân quyền và hạnh phúc. Qúy vị biết chăng, mới đây vào ngày 21.09.2009 trên tờ báo Asia Sentinel  có đăng bài « Vietnam Seeks to Silence in China Critics, Việt Nam bịt miệng những người chỉ trích Trung Cộng » (93). Bài báo có đề câp đến Chánh Phủ Việt Nam và Đảng cộng bán Biển và Đất Việt cho bọn Rợ Hán Trung Cộng với sồ tiền là 5O tỷ Mỹ Kim đế cứu nguy quyền bính của chúng. Bởi lý do Đảng gian phi và phỉ quyền Hà Nội trong mấy năm vừa qua bị thất bại ê chề  trong vần đề kinh tế : làm ăn thì thua lỗ, cán cân mậu dịch xuất nhập bi thâm thụt, vốn đầu tư của nước ngoài càng ngày càng « teo lại », chỉ toàn là âm cực. Đảng và Bộ Tà Trị sợ một cuôc bùng nổ lớn trong lòng chế độ, nhất là đối với dân chúng. Rợ Hàn ta đánh hơi được những yếu huyệt sắp dẫy chết của bọn Bắc Bộ Phủ, nên ra tay vừa bắt bí vừa làm như cách cứu sống cho quyền bính của Đảng và Hà Nội : Nị muốn sống, muốn còn nắm quyền thi bán đất bán biển, nhượng quyền khai thác các quặng mỏ của Đất Việt cho Ngộ, không thôi thì Nị để cho các Ngộ đi chầu diêm vương.  

    Do đó đã đến lúc chúng ta phải hành động, không để cho sự  sợ hải Đảng và phỉ quyền Hà Nội chế ngự lòng chúng ta. Vi sự tồn vong của tiến đồ Tổ Quốc và sự sinh tồn của chúng ta và con cháu chúng ta là rất hệ trọng. Thế nên chỉ có con đường chúng ta cùng toàn dân đứng lên, thì Đảng gian phi và phỉ quyền Hà Nội mới giải thể toàn bộ. Lúc ấy chúng ta hy vọng mới có cơ hội xây dựng một chế độ dân chủ tự do, một thể chế chính trị nhân bản. Nhất là chúng ta mới tiếp tục xây dựng một Đất Nước giàu có và một quân đội hùng mạnh, để đòi hỏi lại những vùng biển Vịnh Bắc Bộ, vùng dất Ải Nam Quan, Thác Bản Dốc các quần đảo Hoàng Sa và Trường sa của Đất Việt chúng ta bị cưỡng bán, và bị Trung Cộng cướp đoạt.

 

X. ĐÔI LỜI TÂM HUYẾT

 

   Qủa chúng tôi đã nói qua, là sau nhiều năm sống xa quê hương, tạm lưu ở xứ người, hưởng được nhiều may mắn hơn đồng bào Việt ở quê nhà. Dẫu thế, chúng tôi luôn sống trong khắc khoải, ưu tư, xót xa thương đến thân phận của người dân Việt đang sống đau khổ dưới chế độ sắt máu tàn bạo của chế độ phi nhân Hà Nội. Thế nên chúng tôi tự nhủ thầm với lòng mình phải cố gắng học hỏi, tìm kiếm, khảo cứu trong các sách vở xưa cũng như nay, cố gắng quan sát đời sống sinh thực của các chế độ dân chủ của thiên hạ, rồi thực nghiệm để tìm hiểu lý lẻ và bản chất thực của chính trị. Để từ đó, chúng tôi rút tỉa những tinh túy, những cái đẹp, những cái thực của người, cộng thêm sự tổng hợp, phân tích, và đóng góp phần nhỏ của mình, hầu góp phần vào việc xây dựng một thể chế chính trị nhân bản cho Đất Nước.

    Đó chính là tâm nguyện cùng tâm huyết của chúng tôi, và ước mong sao thấy được ngày Đất Nước Việt Nam có được một thể chế dân chủ nhân bản thưc sự.  Bài khảo luận của chúng tôi trình bày với qúy vị tương đối khá dài. Do thế, để kết thúc, chúng tôi xin tóm lại đôi điều quan tâm và lòng thành của chúng tôi với quê hương Đất Nước, là bất cứ giá nào chúng ta cũng phải cố gắng tạo dựng cho được một thể chế dân chủ đích thực cho Nước Việt thân yêu của ta ; và xem sứ mạng này là một sự ân tình đối với Đồng Bào và Dân Tộc. Bởi một Đất Nước đã chịu quá nhiều tang thương và trầm thống. Đồng Bào thì chịu quá nhiều cay đắng, tủi nhục : nào một ngàn năm đô hộ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ giặc Tây, hơn nữa thế kỷ nay thì bị đô hộ giặc cộng sản. Một thứ chủ nghĩa không tưởng, phi nhân, vô thần, bất đạo nghĩa, phi dân tộc. Chủ nghĩa xã hội cộng sản này vừa tàn ác vừa độc hại đã gieo kinh hòang, tang thương, nghèo đói triền miên trên Đất Việt chúng ta từ lúc Hồ Chí Minh cướp đưọc chánh quyền vào mùa thu 1945. Hồ Chí Minh và những tên Việt cộng cuồng tín Lê Duẫn, Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ và đám đàn em đồ đệ của chúng đã vay mượn thứ chủ nghĩa « hùm beo của Marx-Lénine-Mao » về mà cắn xé, nghiền nát người dân lành Việt Nam. Chúng đã tước đoạt hết mọi thứ quyền căn bản của người dân : như nhân quyền thì bị chà đạp và coi rẽ hơn con vật. Do vậy, đã đến lúc chúng ta người dân trong Nuớc và Hải Ngoại ngồi lại với nhau, xoá các mặc cảm, dẹp đi tị hiềm, để nghĩ đến sự tồn vong và sự hưng thịnh của Việt Nam trong thế kỷ XXI này. Đây là thế kỷ của tin học và kỷ thuật tân kỳ tuyệt hảo. Xin chúng ta tất cả cùng nhau hiệp nhất, cùng nhau đứng lên đòi lại tất cả những thứ quyền của chúng ta, đòi cho bằng được phỉ quyền Hà Nội phải trả lại chánh quyền cho người dân.

    Từ đó, trong ý thức của một người Việt còn trái tim rỉ máu hồng, còn nước mắt mặn cay cho Dân Tộc, vì vậy mà chúng tôi có đôi lời tâm huyết sau đây xem la một kết luận của bài viết Chính Trị Nhân Bản. Lời tâm huyết của chúng tôi cầu mong là :

  Chính trị hay quyền hành là chỉ phục vụ con người, phục vụ người dân, đó là ý nghĩa cao cả của nó.

  Nhà Nước là của Dân. Do thế phải phục vụ cho các quyền lợi của mọi người dân, bất phân họ là ai. Nhà Nước phải bênh vực Dân và lo cho Dân được hạnh phúc, no ấm và an thái.

  Nhà Nước phải tôn trọng nhân quyền và tùng phục Luật Pháp.

  Dân chủ là do dân và bởi dân mà có, còn quyền hành là do dân ủy nhiệm cho các vị cầm quyền lo điều hành cho Quốc Gia thăng tiến. Vì vậy chế độ dân chủ cần phải thực hiện và tạo lập công lý, công bình, nhân quyền, tự do và an thái cho dân. Có đuợc như thế mới gọi là chế độ dân chủ thực sự đem lại hạnh phúc no ấm cùng nguồn vui sống cho dân.

   Đôi lời tâm nguyện, chúng tôi mong chờ thấy được Đất Nước Việt Nam sớm có ngày tạo được một thể chế chính trị nhân bản, hầu tất cả người dân Việt trong Nuớc cũng như Hải Ngoại đồng một lòng, chung một vai cùng một con tim, nằm tay nhau để xây dựng và tái thiết lại Quê Hương, Đất Nước dấu yêu. Chúng tôi mong lắm thay và ước mong thay thấy được ngày hoan hỉ và vinh quang đó của Dân tộc Việt mau đến!

   Một lần nữa, chúng tôi xin phép nhắc lại câu nhắn nhủ thời danh của Đức Cố Giáo Hoàng Phao Lô Đệ Nhị với các giáo hữu của mình là « các con đừng sợ ! ». Vâng nguời dân Ba Lan, Tiêp Khắc, Hung Gia Lợi, Nam Tư, Lỗ Ma Ni, Đông Đúc, Liên Sô, Nga Sô, Ukrain, Bun Ga Ri vv., đã nắm được chìa khóa của câu khuyên nhủ của Đúc Thánh Cha, giúp cho họ hiểu được sự chiến thắng không phải ở trên họng súng hay  gươm giáo. Nhưng sư chiến thằng là chế ngự được sự sợ hãi của bản thân mình, Tư đó họ đã quyết tâm, đồng lòng đứng lên đánh ngã các thành tri kiên cố cộng sản không tốn một viên đạn, song bằng chính sự không sợ hãi của mình trước những tên công sản sắt máu. Để rồi các người dân các xứ Đông Âu và Nga Sô đã có lại các thứ tự do và nhân quyền để thiếp lập nên chế độ dân chủ , và theo phương sách kinh tế thi trường tự do của chế độ tư bản mà nay các Nước Tiệp, Slovanie, Hung Gia Lợi, Ba Lan, Nga Sô đã khởi sắc thái đưọc sự giàu có và hạnh phúc cho người dân.

    Do đó, Việt Nam ta hiện nay không thể đi ra vòng ngoại lệ của tiến trình này. Bởi muốn dân chủ hoá cho Đất Nước kiểu như thế, tất đương nhiên đòi hỏi chúng ta phải cùng nhau đứng dậy ! Xin toàn thể quý vị cùng nhau đứng dậy: xin từ người dân thường, đến các vị tri thức và văn hoá, xin đứng dậy từ các chức sắc lãnh đạo tôn giáo và tinh thần đến các anh lính bộ đội, công an, xin đứng dậy từ chú đạp xích lô cùng xe ba gác và lái xe taxi đến anh chạy xe ôm, xin đứng dậy từ dì bán hàng rong đến cô chủ quán café, xin các em sinh viên học sinh đến các em bán vé số và đánh giày, xin bác nông dân đến qúy anh chị thợ thuyền vv. Tất cả chúng ta cùng nhau xuống đường đòi hỏi phỉ quyền Hà Nội và Đảng gian phi Việt gian phải trả lại quyền lãnh dạo Đất Nước vào tay chúng ta, đòi hỏi quyền tự quyết vận mang dân tộc cho người dân.

   Lúc đó, chúng ta ắt có đủ các thứ quyền tự do, có công lý công bình, công minh và nhân quyền, có đạo nghĩa, đạo lý truyền thống cha ông vv.. Nhất là, chúng ta mới có thể thiết lập được một chế độ nhân bản như lòng mình muốn.

                                                                               Kính Chào Quyết Thắng

                                                                               Nam Giao Lê Thiện Bình

 

 

         

CHÚ THÍCH

 

1.   Xin xem Jean Luc Chabot : « Introduction A La Politique », PUF. Paris 1991.

2.   Xin xem Eric Weil : « Phlosophie Politque », Vrin, Paris 1991.

3.  Sách đã trích dẫn, trang 61.

4.  Sách đã trích dẫn, trang 68 và 72.

5.  Xin xem Friedrich Hegel : « Principes De La Philosophie Du Droit », trang 141.

6.   Sách đã trích dẫn, trang 142.

7.   Sách đã trích dẫn, trang 147-148.

8.   Xin xem Machiavel (Niccolo Machiavelli) : « Le Prince », chap. XV.

9.   Xin xem Charles Maurras : « Mes Idées Politiques », Fayard, Paris 1937.

10. Sách đã trích dẫn, trang 96.

11. Sách đã trích dẫn, trang 97.

12. Sách đã trích dẫn, trang 98.

13. Sách đã trích dẫn, trang 113,

14. Sách đã trích dẫn, trang 120.

15. Xin xem Jugen Harbemas :« L’Industrie Des Allemands, Une Fois Encore » dans Ecrits Politiques, Le Cerf, Paris 1990, trang 249.

16. Xin xem Claude Lefort :« Essais Sur Politique, XIX-XX Siècle », Le Seuil 1986, trang 274.  

17. Sách đã trích dẫn, trang 274-275.

18. Sách đã trích dẫn, trang 275.  

19. Sách đã trích dẫn, trang 275.

20. Xin xem Saint Simon :« Œuvres De Saint Simon Et D’Enfantin », chap.XX, trang 17-26.

21. Xin xem Jean Jacques Rousseau :« Discours Sur L’Origine De L’Inégalité », chap. II.

22. Sách đã trích dẫn.

23. Xin xem Bertrand de Jouvenel :« De La Politique Pure », Calmann-Lévy, Paris 1963.

24. Sách đã trích dẫn, trang 87-88.

25. Xin xem Jean Baechler :« Précis De La Démocratie », Calmann-Lévy, Paris 1994.

26. Sách đã trích dẫn, trang 29.

27. Sách đã trích dẫn, trang 28.

28.   Xin xem :« Thảm Sát Mậu Thân », Định Hướng Tùng Thư, Pháp 1998.

28b. Xin xem K. Marx :« Manuscrits 1884 ».

29.   Xin xem Georges Burdeau :« Traité De Science Politique », LGDJ, I, trang 216.

30.   Xin xem Hobbes :« Léviathan », I, XIII.

31.   Xin xem Friedrich Hegel :« Phénoménologie De L’Esprit », IV.A.      

32.   Xin xem Friedrich Hegel, Triết gia Đức (1770-1831), các tác phẩm của ông gồm có : Phénoménologie De L’Esprit en 1807, La Science De Logique en 1812, et Principes De La Philosophie Du Droit en 1821.

33.  Xin xem Gaston Fessard :« Autorité Et Bien Commun », Aubier, Paris 1945, trang 15.

34.   Xin xem Saint Augustin :« La Cité De Dieu », XIX, 15, PL :XLI, 643.

35.   Xin xem Proudhon :« Condessions D’Un Révolutionnaire ». 1849.

36.   Xin xem Julien Freund :« Le Nouvel Âge », Marcel Rivière, 1970, trang 41 hoặc « L’Essence Du Politique », Sirey 1945.

37.   Sách đã dẫn, như trên.

38.   Xin xem Pierre Antoine :« Du Pouvoir Personnel À La Démocratie », dans Démocratie Aujourd’hui, Spéc., 1963, trang 20-29.

39.  Xin Xem Montesquieu :« Considérations Sur Les Causes De La Grandeur Et De La Décadance Des Romains », chap.I.

40.  Xin xem Georges Burdeau :« Traité De Science Politique », LGDJ, II, trang  128.     

41.  Sách đã trích dẫn, trang 188.

42.  Như trên, trang 190-191.

43.  Xin xem Max Weber :« Économie Et Société », Plon, Paris 1971, trang 567.

44. Xin xem Raymond Aron :« Les Étapes De La Pensée Sociologique », Gallimard, Colletion, Tel. 1967, trang 547.  

45. Xin xem Max Werber :« L’Éthique Protestante Et L’Esprit Du Capitalisme », Plon, Paris 1970, trang 249.  

46.  Xin xem Max Weber : « Économie Et Société », Plon, Paris 1971, trang 273.

47.  Xin xem Bertrand Badie :« L’Etat Importé », Fayard, Paris 1972, trang 191. 

48.  Sách dã trích dẫn, trang 194.

49.  Xin xem Georges Burdeau :« Traité De Science Politique », LGDJ, II, trang 295.

50.  Sách đã trích dẫn, trang 207-208.

51.  Xin xem Jean Jacques Rousseau :« Du Contrat Social », II, VI.

52.  Xin xem Montesquieu :« L’Esprit Des Lois », XI, V.

53.  Như trên

54.  Như trên, XI, VI.

55.  Xin xem Georges Burdeau :« Traité De Science Politique », LGDJ, II, trang 295.

56.  Như trên, trang 295.

57.  Xin xem Vũ Thư Hiên :« Đêm Giữa Ban Ngày », Thiện Chí, Đức Quốc 1997.

58.  Xin xem Jean Paul II :« Encyclique Centesimus annus », 1991.

59.  Như trên.

60.  Như trên.  

61. Xin xem Stéphane Courtois : « Le Livre Noir Du Communisme », Robert Laffont, Paris 1998.

62. Xin xem Pierre Antoine :« Du Pouvoir Personnel À La Démocratie », dans Démocratie Aujourd’hui, Spec. 1963, trang 21. 

63. Xin xem Mussolini :« Article « Fascisme » de L’Encyclopédie Italienne, 1927.   

64.  Xin xem :« Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền 1789 ».

65.  Xin xem :« Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Girondine » 1791.

66.  Xin xem :« Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ » vào ngày 4.7.1776 tại Philadelphie.

67. Xin xem Saint Thomas d’Aquin :« De Regime Principum, Du Gouvernement Royal », Librairie du Dauphine 1931, chap. VI. 

68.  Xin xem :« Constitution Gauduim Et Spec », 74, 4-5.

69. Xin xem : « Encyclique Populorum Progrssio » 31, của Đức Giáo Hoàng Phao Lồ Đệ Lục.

70.  Xin xem Yves Madiot :« Les Droits De L’Homme », Paris 1987 và xem thêm :« Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền », ấn bản đặc biệt của Nguyệt San Dân Việt, Hamburg 1996, và Luật Sư Nguyễn Hữu Thống « Luật Quốc Tế Nhân Quyền, The International Bill Of Human Rights », xuất bản Mạng Luới Nhân Quyền Việt Nam 1998.

71. Xin xem Georges Burdeau :« La Démocratie, Essai Synthétique », Neuchâtel-La Bacomière, Paris 1965, trang 5.

72.  Xin xem Julien Freund :« Le Nouvel Âge », Marcel Rivière, Paris 1970, trang 33.

73.  Sách đã trích dẫn, trang 41.

74.  Như trên.

75.  Như trên.

76.  Sách đã trích dẫn, trang 41-42.

77.  Như trên, trang 45.

78.  Như trên, trang 47.

79.  Như trên, trang 47.

80.  Như trên, trang 54.

81.  Như trên.

82.  Sách đã trích dẫn như trên, trang 54.

83.  Như trên, trang 62.

84.  Xin xem Raymonf Aron :« Démocratie Et Totalitarisme », Gallimard, Coll. Idées 1965, trang 358.

85.  Xin xem Jean Jacques Rousseau :« Du Contrat Social », chap. III.

86.  Như trên, IX.

87.  Như trên, IV.

88.  Xin xem Jean Baechler :« Précis De La Démocratie », Calmann-Lévy, Paris 1994, p. 67.

89.  Như trên, trang 85.

90.  Sách đã dẫn như trên, trang 88.

91.  Như trên, trang 88-89.

92.  Như trên, trang 99.

93. Nhật Báo Asia Sentinel ngày 21.09.2009, bài báo « Vietnam Seeks to Silence in China Critics ».    

 

 

NHỮNG SÁCH BÁO THAM KHẢO

 

  Jean Luc Chabot :« Introduction À La Politique », PUF. Paris 1991.

  Eric Weil :« Philosophie Politique », Vrin, Paris 1956.

– Friedrich Hegel :« Phénoménologie De L’Esprit en 1807, La Science De Logique en 1812 et Principes De La Philosophie Du Droit en 1821 ». 

  Marchiavel (Niccolo Machiavelli) :« Prince ».

  Charles Maurras :« Mes Idée Polirique », Fayard, Paris 1937.

  Jugen Harbemas :« L’Industrie Des Allemand, Une Fois Encore » dans Ecrits Politique, Le Cerf 1990.

  Claude Lefort :« Essais Sur Politique, XIX-XX Siècle », Le Seuil, Paris 1986.

  Saint Simon :« Parabole Des Abeilles Et Des Frelons, Œuvres De Saint Simon Et D’Enfantin ».

– Jean Jacques Rousseau :« Discours Sur L’Origine De L’Inégalitté Et Du Contrat Social » 

  Bertrand de Jouvenel :« De La Politique Pure », Calmann-Lévy, Paris 1963.

  Karl Marx :« Manifeste Communiste Et Manuscrits 1884 ».

  H.Chambre :« De Karl Marx  À  Mao Tsé-Tung » Biliothèque de la Recherche Social, éd. Spec 1960.    

  Pierre Masset :« Les 50 Mots Clés Du Marxisme », Ed. Privat, France 1970.

  René Coste :«Les Dimensions Politiques De La Foi», Collection Appui et Les Editions Ouvrières, Toulouse 1973.

–  Georges Burdeau :« Traité De Science Politique, et Démocratie, Essai Synthétique », Neuchâtel-La Bacomière 1956.

  Hobbes :« Leviathan »

  Gaston Fessard :« Autorité Et Bien Commun », Aubier, Paris 1945.

– Proudhon :« L’Essence Du Politique », Sirey 1945 ; et « Le Nouvel Âge », Marcel Rivière 1970.

  Pierre Antoine :« Du Pouvoir Personnel  À La Démocratie » dans Démocratie Aujourd’hui, Spéc. 1963.

– Montesquieu :« Considérations Sur Les Causes De La Grandeur Et De La Décadance Des Romains, et L’Esprit Des Lois ».

– Max Weber :« Économie Et Société »,Plon, Paris 1971, et « L’Éthique Protestante Et L’Esprit Du Capitalisme », Plon 1964.      

  Georges Sorel :« Réflexions Sur La Violence ». Marcel Rivière 1966. 

  Dimitri Volkogonov :« Lénine, Moucou, Novosti », 1994.

  Bertrand Badie :« L’Etat Importé », Fayard, Paris 1971.

  Thảm Sát Mậu Thân, Định Hướng Tùng Thư, Pháp 1998.

  Raymond Aron : « Les Étapes De La Pensée Sociologique », Gallimard. Coll. Tel 19967, et « Démocratie Et Totaliarisme », Gallimard, Coll. Idées 1965.

  Vũ Thư Hiên :« Đêm Giữa Ban Ngày », Thiện Chí, Đức Quốc 1997.

  Le Pape Jean Paul II : « Encyclique Centesimus Annus », 1991.

  Le Pape Paul VI :« Encyclique Populorum Progressio ».

  Mussolini :« Article « Fascisme » de L’Encyclopédie Italienne, 1927.

  Bản « Tuyên Ngôn Nhân Quyền » năm 1789.

  Bản «  Tuyên Ngôn Nhân Quyền Girondine » năm 1791.

  Bản « Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Hiệp Quốc Chủng Quốc Hoa Kỳ » năm 1776.

  Bản « Tuyên Ngôn Nhân Quyền », ấn bản đạc biệt của Nguyệt Sản Dân Việt, Hamburg 1996.

– Bản « Luật Quốc Tế Nhân Quyền » do Luật Sư Nguyễn Hữu Thống phiên dịch, Mạng Luới Nhân Quyền Việt Nam 1998.

  Yves Madiot : « Les Droit De L’Homme », Paris 1987.

  Saint Thomas :« De Regimie Principum, Du Gouvernement Royal », Librairie du Dauphine 1931.

  Thánh Công Đồng Vanticano II, Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt, 1972.

  Julien Freund :« L’Essence Du Politique », Sirey 1965 et « Le Nouvel Âge », Marcel Rivière 1970.

  Saint Augustin :« La Citté De Dieu » XIX, 15, Patologie Latin, XIX.

  Carl Schmite :« La Notion Du Politique », Flammarion, Paris 1992.

  Stéphane Courtois :« Le Livre Noir Du Communisme », Robert Laffont, Paris  1998.  

  Charles Journet :« Théologie De La Politique », Ed. Universitaires Fribourg Suisse 1987. 

  Nguyễn An Tôn :« Công Giáo Miền Nam Việt Nam Sau 30.4.1975 », Dân Chúa Xuất Bản, LA. 1988.