Biên khảo

TÀI LIỆU QUAN TRỌNG- BIẾN CỐ 1-11-1963 (Cựu Tổng Truởng VNCH Tôn Thất Thiện).

trích trong
"KỶ NIỆM 100 NĂM (1901-2001)
CHÍ SĨ NGÔ ĐÌNH DIỆM

Một tài liệu căn bản tối quan trọng soi sáng vụ Phật Giáo 1963:

PHÚC TRÌNH CỦA PHÁI BỘ LIÊN HIỆP QUỐC
ĐIỀU TRA VỀ VẤN ĐỀ
VI PHẠM NHÂN QUYỀN Ở NAM VIỆT NAM NĂM 1963

 

Thâu tập vào dịp Lễ Tưởng Niệm
Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm
(1901 – 2001)

Người thâu tập và trích dịch:
Tôn Thất Thiện

 Phần I:

Đại Sứ Hoa Kỳ Cabot Lodge vận động Quốc Hội Hoa Kỳ lên án Chính Phủ Ngô Đình Diệm và ém nhẹm phúc trình của Liên Hiệp quốc

1 – Lodge vận động Quốc Hội Hoa Kỳ lên án ông Diệm

(trích trong The Year of the Hare [America in Vietnam, January 25, 1963 – February 15, 1964] của Francis X. Winters do The University of Georgia Press, Athens and London, xuất bản nam 1997).

Trong buổi hội kiến với Tổng Thống Ngô Đình Diệm ngày 26 tháng 8, 1963 "Lodge nói rằng, theo hiến pháp, Quốc Hội Hoa Kỳ nắm quyền chi tiêu" về ngoại giao… Lodge muốn ám chỉ rằng Quốc Hội đòi Saigon phải cải tổ nếu muốn được tiếp tục nhận viện trợ. Thật ra, thì trong Quốc Hội Hoa Kỳ không có sự đòi hỏi đó. Cho nên, chính Lodge phải đích thân khuậy sao cho có sự đòi hỏi đó. Ông ta bèn hỏi Rusk có cách nào khuấy động để Ủy Bang Ngoại Giao của Hạ Viện đưa ra một sự đe dọa như thế không. Bundy và Hilsman thích dùng Thượng Viện làm nơi chính để chống ông Diệm hơn. Họ biết rằng Thượng Nghị Sĩ Frank Church không ưa ông Diêm. Do đó, họ cùng ông này thảo Quyết Nghị tháng 9 lên án ông Diệm "đối xử tàn bạo về tôn giáo. (tr.62)

2.- Lodge, Hilsman, McGeorge Bundy và Church toa rập vu khống ông Diệm

(Trích trong Lodge in Vietnam [A Patriot Abroad] của Anne E. Blair do Yale University Press, New Haven and London xuất bản năm 1995).

"ông Lodge là người nhiều kinh nghiệm về việc vận động Thượng Viện thông qua các dự luật. Do đó, ông hỏi Rusk có thể vận động Ủy Ban Ngoại Giao của Hạ Viện cắt đứt viện trợ cho Chính Phủ Việt Nam không. Ông ta giải thích rằng đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn bị bó tay, nhưng nếu vận động Hạ Viện được như vậy thì viện trợ sẽ tái cấp nếu ông Diệm chịu cải tổ. Hilsman và Mcgeorge làm việc với Thượng Nghị Sĩ Church, người cùng quan điểm với họ, để thảo một quyết nghị thích hợp cho Thượng Viện thông qua. Trong bài diễn văn đưa bản quyết nghị ra trước Thượng Viện vào tháng 9, õng Church nhấn mạnh rằng động lực thúc đẩy ông là "đối xử tàn bạo về tôn giáo". (p. 55)

Ghi chú: Nếu Bản Phúc Trình của Phái Bộ Điều Tra Liên Hiệp Quốc không bị ém nhẹm và được đưa ra trình Liên Hiệp Quốc và dư luận quốc tế, rõ ràng quyết nghị trên đây là một sự vu khống trắng trợn.

3. Lodge và New York Times vu khống Chính Phủ Việt Nam về vụ phái bộ Liên Hiệp Quốc đến Việt Nam điều tra.

(Trích trong A Death in November (America in Vietnam) của Ellen J. Hammer do E.P. Dutton, New York xuất bản năm 198?)

Ngày 24 tháng 10, 1963, một phái bộ của Liên Hiệp Quốc đến Sài Gòn để điều tra về vụ Phật Giáo.

Chính Phủ Việt Nam chưa có hành động gì cả, nhưng Lodge báo cáo với Kennedy như sau:

"Những người Việt có học thức hân hoan chờ đợi Phái Bộ, đồng thời phần đông tín rằng Chính phủ Việt Nam sẽ không để cho Phái Bộ được tự do hành sự’ (p 252)

Bộ Ngoại Giao Mỹ và báo New York Times phụ hoạ Lodge:

"Người Mỹ lúc đầu cho rằng Bà Nhu sẽ là đại diện của chế độ Sài Gòn, và Bà ấy sẽ dùng ngôn ngữ thóa mạ và làm cho dư luận Hoa Kỳ chống đối mà thôi. Nhưng người Mỹ lại được nghe Bà em dâu ông Diệm nói rằng chính phủ Bà hoan nghênh đón tiếp một phái bộ điều tra ùa sẽ chấp nhận những phát hiện của họ. Báo New York Times nói đây chỉ là một mánh khoé của Bà Nhu. Bà dùng mánh khoé này chỉ vì Bà ấy biết rằng sự đề cử một phái bộ điều tra như thế sẽ bị Đại Hội Liên Hiệp Quốc bác bỏ. Đại sứ Lodge đánh điện cho Washington nói rằng theo quan điểm của Toà Đại sứ Chính Phủ Sài Gòn "sẽ chống cự kịch liệt quyết nghị đề nghị cử một đại diện hay một phái bộ Liên Hiệp Quốc đến tận nơi để cứu xét về những vi phạm nhân quyền ở Việt Nam ". (tr. 253) Ghi chú: Trên đây là những hành động lừa gạt dư luận và Chính Phủ Hoa Kỳ của những cơ quan và cá nhân có sứ mạng đưa tin tức chính xác để dân Hoa Kỳ có thể lấy những quyết định đúng và phù hợp với quyền lợi của quốc gia họ. Đấy là những hành động đưa đến sự hy sinh của 58.000 binh sĩ Mỹ trong những năm tới.

Ngày 7 tháng 10, Đại Hội Liên Hiệp Quốc quyết định hoãn cuộc bàn cải về bản thảo quyết nghị kết án Chính Phủ Việt Nam và cử một phái bộ đi Việt Nam điều tra. Nghe tin này,

"Ở Sài Gòn Đại sứ Lodge không hiểu tại sao Phái đoàn Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc lại muốn tránh một cuộc bàn cãi tại Dại Hội và một quyết nghị lên án Chính Phủ Diệm. Ông ta điện cho Washington: Tôi nghĩ rằng sẽ có rất nhiều lo ngại về khả năng bản phúc trình [của Phái Bộ Liên Hiệp Quốc] sẽ thuận lợi cho Chính Phủ Việt Nam". (tr.258)

"Bửu Hội [Đặc sứ của Chính Phủ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc đã cam đoan với Ngoại Trưởng Rusk là sự mời Liên Hiệp Quốc cử một phái bộ đến Việt Nam không phải là một kế trì hoãn, và phái bộ sẽ được tự do đi bất kỳ nơi nào ờ Việt Nam và gặp bất kỳ ai họ muốn. Nhưng Lodge lại cho rằng phái bộ sẽ ngây thơ nếu họ tin như vậy; theo ông ta Chính Phủ Việt Nam sẽ không khi nào để cho họ thâu được những tin tức bất lợi cho Chính Phủ đó. Ông ta điện cho Kennedy rằng lãnh tụ sinh viên đang bị bắt, và tất cả bằng chứng cho thấy rằng Chính Phủ Việt Nam đang đe dọa đối phương để khép miệng những nhân chứng chống đối và ngăn cản không cho họ đến gặp phái bộ, và phái bộ sẽ được đi một vòng du lịch theo kiểu Cooks " (tr. 259)

4.- Lodge vận động Liên Hiệp Quốc đừng bàn về bản phúc trình của phái bộ Liên Hiệp Quốc điều tra vụ chính phủ Ngô Đình Diệm bị tố cáo vi phạm nhân quyền vì nhận thấy kết quả bất lợi.

(Trích trong Lodge in Vietnam [A Patriot Abroad] của Anne E. Blair do Yale University Press, New Haven and Lon on xuất bản năm 1995).

"Sau cuộc đảo chánh Lodge yên lặng vận động để Bản Phúc Trình của Phái Bộ Điều Tra của Liên Hiệp Quốc đã viếng Việt Nam vào tháng 10 và tháng 11 để điều tra về những sự than phiền của Phật Giáo về nhân quyền bị vi phạm khỏi được đưa ra bàn cãi ở Đại Hội Liên Hiệp Quốc. Viên chức Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc đã cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ biết rằng sự công khai hoá những điều mà Phái Bộ Liên hiệp Quốc phát hiện được sẽ gây lúng túng cho chế độ mới ớ Sài Gòn gồm những người đã phục vụ dưới ông Diệm. Thêm nữa, một cuộc bàn cãi công khai có thể cho thấy rằng chế độ mới này cũng chẳng kém độc tài hơn chế độ cũ và cho Hà Nội và Bắc Kinh thêm một dịp để tố cáo Chính Phủ Hoa Kỳ đã dính líu vào cuộc đảo chính. Lodge am hiểu sự khác biệt về ảnh hưởng của những tố cáo trước một diễn đàn quốc tế, sẽ được báo chí quốc tế quảng cáo rầm rộ, và những bằng chứng cục bộ trong một tờ trình viết được ít người đọc. Nhân một dịp viếng Washington vào tháng 12, ông ta thẳng thừng yêu cầu ông Senerat Gunewardene, đại sứ Ceylon, người dẫn đầu nhóm Liên Hiệp Quốc đã thâu tập dữ kiện về vụ Phật Giáo, đừng có đòi một sự bàn cãi về những gì ông ta đã phát hiện được. Gunewardene nhận làm như Lodge yêu cầu để làm vừa lòng một người bạn lâu năm, vào thời ông Lodge làm đại sứ đại diện Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc. Như nhiều người khác đã có dịp giao dịch với Lodge, Gunewarđene đã bị Lodge quyến rũ và coi ông này như là một người bạn" (tr. 77-78) ‘ .

Bà Blair đã ghi rằng những điều trên đây là do con gái của ông Gunewardene tiết lộ trong một bức thư gởi cho bà ta vào tháng 11, năm 1988, nghĩa là 26 năm sau, vụ toa rập ém nhẹm sự thật này mới được đưa ra ánh sáng. (Xem trích dẫn: Blair, tr.178).

Nhấn chuột vào dưới đây đọc tiếp

Phần II Phúc trình của phái bộ Liên Hiệp Quốc thâu tập dữ kiện về vi phạm nhân quyền ở Nam Việt Nam.

error: Content is protected !!