Biên khảo

TÀI LIỆU QUAN TRỌNG- BIẾN CỐ 1-11-1963 (Cựu Tổng Truởng VNCH Tôn Thất Thiện) (phần 2).

                                              

Phần II

Phúc trình của phái bộ Liên Hiệp Quốc thâu tập dữ kiện về vi phạm nhân quyền ở Nam Việt Nam.

Tài liệu tham khảo: United Nations, General Assembly, Eighteenth session, Agenda item 77,

THE VIOLATION OF HUMAN RIGHTS IN SOUTH VIET NAM

Report of the United Nations Fact-finding Mission to SouthViet Nam

Document A/5630, 7 December 1963 (323 trương)

Hay:

Report of United Nations Fact-finding Mission to South Viet Nam

Published by the Subcommittee to Investigate the

Administration of the Internal Security and Other Internal Security Laws of the Committee of the Judiciary, United States, U.S. Government Printing Offlce, 1964

Đoạn I.- Hình thành Phái Bộ Liên Hiệp Quốc

1- Nguồn gốc của Phái Bộ.

Ngày 4/9, 1963, đại diện của 14 quốc gia thành viên, thuộc các khối Á, Phi, Nam Mỹ, sau đó thêm Mali và Népal, yêu cầu ghi vào chương trình nghị sự của Đại Hội một mục, số 77, mang tít là "Sự vi phạm nhân quyền ở Nam Việt Nam".

 Ngày 9/9 một văn thư được gởi cho tất cả các quốc gia thành viên. . . .

Ngày 13/9 một văn kiện ghi đầy đủ chi tiết về những vi phạm mà Chính Phủ miền Nam Việt Nam bị gán cho được gởi cho tất cả các phái đoàn ở Liên Hiệp Quốc. ]Để làm sáng tỏ rằng đây chỉ là những tội người ta gán cho Chính Phủ Việt Nam Liên Hiệp Quốc dùng danh từ "allegations” để nhấn mạnh điểm này toàn văn bản gán tội này sẽ được chép lại dưới đây để tiện bề so sánh với những phát hiện của Phái Bộ Liên Hiệp Quốc cho thấy rằng những điều gán trên đây là mơ hồ, không đúng với sự thực. (Xin xem trang 5)]

Ngày 20/9, Đại Hội quyết định ghi mục trên đây vào chương trình nghị sự.

Ngày 7/10, Đại Hội mang mục 77 ra cứu xét. Đại diện của Ceylon, Đại sứ Gunewardene, bạn thân của Đại sứ Lodge, đã kích Chính Phủ Việt Nam một cách rất gay gắt. Đồng thời Chủ Tịch Đại Hội thông báo cho các đại diện là ông có nhận được một bức thư của Đặc sứ Việt Nam ‘ [Giáo Sư Bửu Hội đề ngày 4/10/1963 nhờ ông chuyển lời của Chính Phủ Việt Nam mời Liên Hiệp Quốc gởi một phái bộ sang Việt Nam “đẽ thấy tận mắt những gì thật sự xảy ra giữa Chính Phủ và cộng đồng Phật Giáo ở Việt Nam."

Theo đề nghị của đại diện Costaria, Đại Hội nhận lời mời của Chính Phu Việt Nam, đình việc cứu xét đề nghị lên án Chính Phủ Việt Nam, và cho phép ông Chủ Tịch cử một Phái Bộ đi Việt Nam. Đề nghị này được 80 phiếu thuận, 0 phiếu chống, và 5 phiếu trắng.

Ngày 11/10 ông Chủ Tịch Đại Hội thông báo ông đã cứ một phái bộ gồm đại diện của 7 quốc gia (Afghanistan, Brazil, Ceylon, Costaria, Dahomey, Morocco, Nepal) với mục đích "thăm Cọng Hoà Việt Nam để thấy tận mắt tình hình thế nào về liên hệ giữa Chính Phủ Cọng Hoà Việt Nam và cộng đồng Phật Giáo."

Phái Bộ sẽ đến Sài Gòn ngày 24/10 và dự định rời Sài Gòn ngày 4/11/1963.

Tr­ớc khi Phái Bộ lên đường, Trưởng Phái Bộ (đại diện Afghanistan) ra một thông cáo nhấn mạnh đây là một "Phái Bộ Thâu Tập Dữ Kiện" (Fact Finding Mission) chớ không phải là một "Phái Bộ Điều Tra" (Inquiry Mission). Đây là một điều mà Chính Phủ Việt Nam coi như căn bản, vì phái bộ này do Chính phủ Việt Nam mời, chớ không phải bị áp đặt từ ngoài, và nó không có sứ mạng phán xét, chỉ có sứ mạng thâu tập dữ kiện mà thôi. (tr.7) [Để tránh danh xưng dài, bài này sẽ dùng danh từ "Điều Tra” thay vì "Thâu Tập Dữ Kiện”

2- Đặc điểm về Phái Bộ

Vô tư: Trước khi lên đường, Trưởng Phái Bộ đưa ra một tuyên bố nhấn mạnh tính cách "nhất thời" (ad hoc) của Phái Bộ, và quyết tâm "luôn luôn vô tư". Lúc đến Sài Gòn, trong một tuyêư khi ông lên đường nói rằng Phái Bộ "có ý định điều tra tại chỗ, nghe nhân chứng và nhận kiến nghị". Ông kêu gọi mọi phe tránh biểu tình. Ông nhấn mạnh tính cách vô tư của Phái Bộ. Ông nói:" Chúng tôi sẵn sàng ghi nhận mọi quan điểm và quyết tâm báo cáo dữ kiện". (tr. 9)

Tự do lựa chọn nhân chứng: Ông Trường Phái Bộ cũng nhấn mạnh rằng Phái Bộ hoàn toàn độc lập và họ hoàn toàn tự do trong sự lựa chọn nhân chứng, không cần báo trước cho chính quyền biết. Để chứng minh điều này, ông sẽ đưa cho bộ Trưởng Ngoại Giao một danh sách các nhân chứng mà họ muốn gặp [toàn bộ danh sách này sẽ được ghi lại d­ới đây. (Xin xem trang 6).]

Tự do đi lại: Trong các cuộc tiếp xúc với lãnh đạo cao cấp Việt Nam – Tổng Thống, Cố Vấn Chính Trị, các Bộ Trưởng liên hệ – họ đều yêu cầu được cam đoan là họ sẽ được tự do đi lại, và để giữ tính cách độc lập, họ quyết định trả lấy chi phí của họ.

Sau đây là bản ghi những vi phạm mà các tác giả bản dự thảo nghị quyết ngày 13/9/1968 gán cho Chính Phủ Việt Nam tại Đại Hội Liên Hiệp Quốc. Nó sẽ là căn bản của cuộc điều tra của Phái Bộ Liên Hiệp Quốc. Phái Bộ sẽ căn cứ trên đó để chất vấn các nhân chứng. Những vi phạm gán (allegations) cho Chính Phủ Việt Nam trong dự thảo quyết nghị của Đại Hội Liên Hiệp Quốc ngày 13/9/1963:

1) Cộng Hoà Việt Nam đã công khai vi phạm nhân quyền khi Chính Phủ Cọng Hoà Việt Nam ngăn cản không cho đa số công dân xử dụng những quyền được ghi trong Điều 18 của Tuyên Ngôn Nhân Quyền…

2) Ghi lại những chi tiết của Điều 18]

3) Tháng 5 năm nay, công dân Việt Nam xứ Huế muốn thực hành quyền được công nhận trong điều nói trên bằng cách làm những lễ thích ứng liên quan đến ngày sinh thứ 2507 của người lập lên tôn giáo mà hơn 70 phần trăm dân Việt Nam đã lựa chọn. Chính Phủ Ngô Đình Diệm đã không cho họ thực hiện quyền này. Thật ra sự từ chối này đã thực hành một cách tàn nhẫn. Chín ng­ời đã thiệt mạng khi quân đội đ­ợc Chính Phủ ra lệnh nổ súng vào công dân. Tai nạn này dẫn đến sự đòi hỏi Chính Phủ phải giải quyết những kêu ca và chấp nhận trách nhiệm của mình về sự chết chóc. Chính Phủ không làm điều nào cả trong hai điều này. Do đó, có sự gia tăng đòi hỏi biện pháp sửa chữa. Sự bất bình đối với Chính phủ về những bất công của Chính Phủ mạnh mẽ đến nỗi năm nhà sư và một ni cô đã tự thiêu, một hành vi bất thường đối với những người theo tôn giáo đó.

4) Chính quyền đã đáp lại kêu gọi của công dân đòi công lý với đe doạ và chế diễu, và tiếp theo đó, sau 12 giờ đêm ngày 20 tháng 8, tán công chùa sùng kính, Chùa Xá Lợi, ngôi chùa chính ở Sài Gòn của những người theo tôn giáo của đa số. Từng bầy cảnh sát được trang bị súng liên thanh và súng các bin xông vào chùa và bắt hàng trăm nhà sư và ni cô mang đi nhà tù sau khi đã gây thương tích cho họ. Hành động này được lặp lại khuya hôm đó ở một số chùa trong toàn xứ. Có ít nhất là 1,000 nhà sư bị giam tù hiện nay. Con số bị tử thương không biết là bao nhiêu.

5) Hàng trăm sinh viên Đại học Sài Gòn biểu tình chống những hành động độc đoán của Chính Phủ bị bắt hôm chủ nhật, 25 tháng 8, 1963. Chính Phủ càng ngày càng tiến về hướng dẹp bỏ các nhân quyền căn bản, như quyến hội họp, tự do ngôn luận, tự do thông thương, v.v… (tr.24)

Và dưới đây là các danh sách những ng­ời nhân chứng mà Phái Bộ thông báo cho Bộ Trưởng Ngoại Giao là họ muốn phỏng vấn.

Nhìn qua những danh sách này, ta thấy rằng đây có thể nói là toàn bộ những cá nhân và phe phái đối lập Chính Phủ Việt Nam, thuộc đủ mọi giới, mọi thành phần chính trị, xã hội, tôn giáo…Tất nhiên, sau khi đã tự do phỏng vấn kín chừng ấy người, Phái Đoàn không thể nói là mình không biết rõ tình hình Việt Nam nữa. Và điếu này cũng là một sự phản bác những luận điệu xuất phát từ các báo Mỹ và viên chức Hoa Kỳ nói rằng Chính Phủ Việt Nam ngăn cản không cho Phái Bộ Liên Hiệp Quốc tiếp xúc với người này người khác vì muốn dấu diếm sự thật.

Danh sách những nhân viên cao cấp của Chính Phủ Việt Nam:

1. Tướng Trần Tử Oai

2. Tổng Thống Ngô Đình Diệm

3. Cố vấn Chính Trị Ngô Đình Nhu

4. Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ

5. Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ Bùi Văn Lương

6. Bộ Trưởng Phủ Tổng Thống Nguyễn Đình Thuần

7. Đại biểu Chính Phủ Trung Phần và Tư Lệnh Quân

Đoàn I, và viên chức khác

8. Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Trương Công Cừu

Danh sách các chức sắc Phật Giáo và nhân chứng khác:

Thành viên ủy Ban Liên Bộ:

1. Nguyễn Đình Thuần

2. Bùi Văn Lương .

3. Thành viên ủy Ban Liên Phái:

4. Thích Thiện Minh (Trưởng Ban)

5. Thích Tám Châu (ủy viên)

6. Thích Thiện Hoa (ủy viên)

7. Thích Huyền Quang (Thơ ký)

8. Thích Đức Nghiệp (Phụ tá Thư ký)

9. Thích Mật Nguyện (Tăng Trưởng Hội Tăng Già Trung Việt)

10. Thích Thiện Siêu.(Chủ Tịch Hội Phật Giáo Thừa Thiên).

11. Ngài Đặng Văn Kat [Cát ?] (sư)

12. Thích Chi Thu [Trí Thủ?] (sư)

13. Thích Quảng Liên (sư) ‘

14. Ngài Pháp Tri

15. Thích Tâm Giao

16: Krich Tang Thay

17. ông Mai Thọ Truyền

18. Diệu Huệ (ni sư)

19. Diệu Không (ni sư)

20. Tướng Phạm Xuân Chiểu (Tham Mưu Trưởng Quân Đội)

21. Trần Văn Đổ (Cựu Bộ Trưởng Ngoại Giao)

22. Cựu Bộ Trưởng Tư Pháp

23. Bác Sĩ Phan Huy Quát (Cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng và Quốc Gia Giáo Dục)

24. Lê Quang Luật (Cựu Bộ Trưởng Thông Tin Tuyên

Truyền)

25. Nguyễn Thái (Cựu Tổng Giám Đốc Việt Tấn xã)

26. Nguyễn Văn Bình (Tổng Giám Mục Sài Gòn)

27. Ông Trần Quốc Bửu (Chủ Tịch Tổng Liên Đoàn Lao Động)

28. Tôn Thất Nghiệp (Lãnh tụ sinh viên; Thư ký Hội Phật Giáo Sài Gòn)

29. ông Hồ Hữu Tường (Nhà văn và giáo sư)

30. Giáo Sư Phạm Biểu Tâm (Khoa trường Y khoa Đại học Sài Gòn)

31. ông Nguyễn Xuân Chữ (Nhà báo)

32. Cha mẹ cô gái bị chết trong dịp biểu tình ngày 25 tháng 8

33. Viên chức cao cấp của Hội Luật Sư Sài Gòn

34. Viên chúc cao cáp Liên Đoàn Lao Động (nếu có)

35. Uỷ Ban đề nghị thả các nhà sư.

36. HUẾ

37. Thích Tịnh Khiết (Lãnh đạo tối cao, Chủ tịch của tất cả các Hội Phật Giáo Huế)

38. Phan Binh Dinh (Lãnh tụ sinh viên Phật tử Huế, Thư ký của Hội sinh viên Phật tử Huế)

39. Thích Đôn Hậu (Chủ tịch ủy ban tổ chức Phật Đản)

40. Linh Mục Cao Văn Luận (Viện trưởng Công giáo Đại học Huế

41. Bùi Tường Huân (Khoa trưởng Luật Khoa Huế

42. Bác sĩ Lê Khắc Quyến.

Bản Phụ 1

1. Thích Quảng Độ

2. Các vi sư còn ở trong [các trại giam?]

3. Thích Hộ Giác

4. Thích Giác Đức

5 . Thích Thể Tịnh

6. Thích Thiện Thắng [?]

7. Thich Phạm Quang Thanh [?j

8. Thich Liên Phu [Phú?]

9. Thích Chánh Lạc

10. Nguyễn Thị Lợi (ni cô)

11. Diệu Cát (ni cô)

12. Nieo mu Tinh Bich (ni cô) [?]

Bản Phụ 2

1 . Nguyễn Hữu Đông [Đổng? Đồng?]

2. Nghiêm Xuân Thiện

3. Đức Nhuận

[Tất cả là 60 người, thuộc đủ thành phấn, xu hướng.

Những tên kèm theo dấu [?] là những tên không biết chính xác là gì (tr. 271-273)

Đoạn II. Phỏng vấn các nhân viên Chính Phủ. 

Tướng Trần Tử Oai

Trong một bản tuyên bố dài (12 trương: tr. 27-39) Tướng Trần Tử Oai trình bày vấn đề Phật Giáo. Theo ông, đó là một cuộc khủng khoảng khởi phát từ vụ va chạm ở Huế về vấn đề treo cờ. Lúc đầu nó chỉ là một cuộc va chạm riêng biệt và không quan trọng gì, nhưng sau đó "do sự can thiệp của các phần tứ quá khích" nên nó lại trở thành một phong trào lớn đòi hỏi chống Chính Phủ.

Bản tuyên bố kết thúc như sau: "Nếu ta xét kỹ dữ kiện ta sẽ thấy rằng vụ Phật Giáo chỉ có một khía cạnh tôn giáo giới hạn, và chính trị là phần chính, nhất là ở giai đoạn cuối của nó" (tr.37). Ông nhấn mạnh rằng "một số cơ quan thông tín ngoại quốc, chẳng hiểu gì về vấn đề từ đầu, đã vô tình hay cố ý đầu độc dư luận quốc tể”, và "không hề có ngược đãi hoạc kỳ thị đối với Phật Giáo" (tr.38).

[Tướng Oai không nói gì mới lạ, nhưng điều quan trọng ở đây là: đây là lần đầu mà đại diện các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc được nghe một viên chức của Chính Phủ Việt Nam trình bày tường tận vấn đề với một quan điểm hoàn toàn khác với những quan điểm mà họ đã được biết qua tường thuật bóp méo và cục bộ của báo chí và các nguồn tin khác có ác cảm với Chính Phủ, mà họ đã dùng làm căn bản để thảo bản vi phạm gán cho Chính Phủ Sài Gòn được đưa ra Đại Hội Liên Hiệp Quốc ngày 13 19/1963 (đã được chép lại nguyên văn ở trang 5).

Những tuyên bố của các lãnh tụ cao cấp khác của Chính Phủ được trình bày dưới đây tất nhiên cũng có tác động tương tự, nếu không nói là quan trọng hơn nữa, đặc biệt là những tuyên bố của ông Cố Vấn chính trị Ngô Đình Nhu, và ông Bộ Trưởng Nội vụ Bùi Văn Lương vì nó tiết lộ nhiều chi tiết mà từ trước ít ai được biết đến].

Tổng Thống Ngô Đình Diệm 

Cuộc tiếp xúc với Tổng Thống Ngô Đình Diệm rất ngắn. Trong bản Phúc Trình của Liên Hiệp Quốc nó chỉ chiếm có một trang. Tổng Thống chỉ nói vắn tắt, và "nhắc lại lời hứa của ông về việc sẵn sàng cung cấp cho Phái Bộ tất cả những dễ dãi để họ làm tròn nhiệm vụ” [trái với những tuyên bố của ông Lodge nói Chính Phủ Việt nam sẽ cản trờ không cho Phái Bộ tìm ra sự thực]. Tổng Thống Diệm chỉ nói ít thôi vì chắc ông biết là các ông Ngô Đình Nhu và Bùi Văn Lương sẽ nói nhiều và đi vào chi tiết của vấn đề.

Ông Cố Vấn Chính Trị Ngô Đình Nhu

Trái với trường hợp Tổng Thống Ngô Đình Diệm, cuộc tiếp xúc giữa Phái Bộ và ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu rất dài (24 trang trong Bản Phúc Trình, tr. 42-56 -). Cùng với những tuyên bố của Bộ Trưởng Nội Vụ Bùi Văn Lương, những tuyên bố của ông Ngô Đình Nhu chiếu rất nhiều ánh sáng vào vấn đề Phật Giáo 1963. Nó tiết lộ rất nhiều chi tiết mà tới nay ít ai biết và hiểu, vì có những khía cạnh lịch sử và xã hội mà họ không biết hoặc không để ý đến. Đây lại chính là những khía cạnh mà ông Nhu đã giải thích rất cặn kẽ cho Phái Bộ Liên Hiệp Quốc.

Trong khung cảnh bài này không thể chép lại toàn vẹn những tuyên bố của ông Nhu. Chỉ có thể trích dịch một số đoạn chứa đựng nhiều tiết lộ quan trọng nhứt.

a. Một khía canh của vấn đề châm tiến: Trong nhãn quan ông Nhu, vấn đề Phật Giáo là một khía cạnh của vấn đề chậm phát triển của Việt Nam. Các phong trào chính trị, xã hội và tôn giáo đã phát triển rất mạnh từ khi nước Việt Nam độc lập. Nhưng, cũng như chính phủ, các phong trào ấy thiếu cán bộ, và sự thiếu cán bộ này đã gây ra nhiều vấn đề.

Ông nói: Tình hình của Phật Giáo cũng như vậy; nó đã phát triển rất mạnh, nhưng nó không đủ cán bộ, và sự kiện này là nguyên do của một số sai lầm, một điều không thế tránh được. Tôi nghĩ rằng ngay cả chính phủ cũng bị một sổ sai lầm… (tr. 42)

b. Khía canh sử hoc và xã hôi hoc.: "Vấn đề Phật Giáo phát khởi từ những ngày chót của chế độ thuộc địa, và ngay từ trước Thế Chiến II. Sự kiện này không áp dụng riêng gì vào Phật Giáo. Các đoàn thể chính trị và tôn giáo khác đặc( biệt là Khổng Giáo cũng như thế. Mỗi đoàn thể đều có vấn đề riêng của mình.

Thời kỳ này là thời kỳ mà tất cả các dân tộc Á Đông đều bị yếu đi, vì chính sách của Nhật, vì Hitler và phát xít… Đồng thời có một sự phục hưng về tôn giáo…Vấn đề của Phật Giáo ngày nay là làm sao vừa đáp ứng được những đòi ỏôi của cuộc tranh đấu chống cọng sản vừa đáp ứng được những đòi hỏi của kỹ nghệ hoá? hoặc làm sao tìm ra một thần thuyết nối liền được Tây với Đông. Phật Giáo có đủ khả năng giải quyết nhiệm tác cấp bách và sinh tồn này không? Sự phục hưng của Phật Giáo đã xảy ra trong bố cảnh này. Những vấn đề này đã có từ năm 1933. . .

Phong trào Phật Giáo là một phong trào lành mạnh của một tồ chức bị bóp nghẹt dưới thời thực dân và đang tìm cách phát triển trong điều kiện thực dân bị giải thể. Nó là một phong trào lành mạnh. Nhưng nó phát triển trong những điều kiện không thuận lợi. Nó bị áp lực của Đông lẫn Tây. Hai ý thức hệ này đều tìm cách lợi dụng nó." (tr.43)

c- Sứ mạng tôn giáo và sai lầm: (trong tất cả các cuộc phục hưng đều có sự trở lại nguồn gốc. Nếu Phật Giáo muốn trở lại nguồn gốc, là sự lựa chọn của vài vị thánh hiền mà sứ mệnh là bảo chúng ta, những người đang phải vừa lo chiến tranh vừa phải lo kỹ nghệ hoá, rằng vật chất không phải là tất cả, của những vị thánh thiện nhắc nhỡ chúng ta, những người tay bùn chân lấm, rằng có một lý tưởng ở trong giá trị tinh thần và tu định, một huyền lực bẻ gãy dây chuyền của vật chất. Đó là sứ mạng của tôn giáo. Nhưng trong bối cảnh lịch sử của Việt Nam, phong trào Phật giáo đã đi lại con đ­ờng của nó. Nó dã tự đặt cho nó những mục tiêu chính trị đến mức nó tham vọng lật đổ chính phủ.

Có nhiều lý do giải thích tâm trạng đã đưa các lãnh tụ Phật Giáo đến sự sai lầm này. Về căn bản, Phật Giáo ở một tình trạng lưỡng nan (nhưng chỉ ở Việt Nam). Nó không thể giữ được tính chất Phật Giáo thuần túy nếu nó thành một lực lượng chính trị. Đó là sự mâu thuẫn căn bản ở Việt Nam. Những người Phật tử đã khổ sở về sự mâu thuẫn này. Họ thấy các phong trào tôn giáo khác bành trướng, và họ đã coi sự kiện này như là một bằng chứng rằng có một cái gì đang chèn ép họ. Các tôn giáo khác Hồi Giáo và Thiện Chúa Giáo có cách giải quyết các vấn đề sinh sống hàng ngày của họ. Phật Giáo thì không thế, nó là một tôn giáo chủ trương hoàn toàn tách rời thế sự. Thấy các tôn giáo khác bành trướng họ kết luận rằng họ đang bị đàn áp (tr.44)

d- Cộng sản, Công Giáo, và Phật Giáo: "Cộng sản đã tổ chức việc cải đạo từng loạt xã thành Công giáo, và đã núp sau các xã này để xâm nhập Việt Nam. Khi Phật tử thấy các xã cải đạo theo Công giáo họ tưởng rằng đó là vì họ bị áp lực của Chính Phủ. Nhưng khi ta đọc các tài liệu ta thấy rõ rằng Chính Phủ cũng lo lắng về những vụ cải đạo ào ạt này, và tuyệt không khuyến khích việc này vì chủ động việc này là cọng sản trá hình. Sự kiện này đã gây nhiều tai hại vào năm 1960, lúc mà cọng sản phát động chiến tranh phá hoại; những làng ấy là những làng chống chúng tôi. Chính Phủ Ngô Đình Diệm đã xung khắc với giới lãnh đạo Công giáo về những vụ cải đạo ào ạt này vì các cơ quan an ninh của chúng tôi canh chừng những xã ấy chặt chẽ hơn các xã khác.

Nưng điều quan trọng hơn cả là Phật tử coi phong trào tị nạn như là bằng chứng rằng Chính Phủ khuyến khích Công giáo nhưng không khuyến khích Phật giáo, vì trong số 1.000.000 tị nạn từ miền Bắc vào Nam có 700.000 Công giáo. Người theo Phật giáo tin rằng đó là vì Tổng Thống là ng­ười theo Công giáo. Họ không hiểu rằng đó chỉ là một vấn đề tổ chức: vì người Công giáo có tổ chức tốt hơn về việc đời, cả giáo khu có thể động viên để ra đi, trong khi người theo Phật giáo tán mát và không có tổ chức." (tr.45)

e- Chính Phủ từ chối không cho Công giáo đặc quyền.

"Chính phủ áp dụng một chính sách chung cho tất cả mọi người. Chính Phủ khuyến khích tất cả các tín ngưỡng để chống lại chủ nghĩa vô thần của cọng sản…Sau 1955 có vấn đề các giáo phái muốn thiết lập những quốc gia trong quốc gia. Năm 1957 người Công giáo muốn được đặc quyền -trường học không có sự giám sát của Chính Phủ và cọng đồng riêng. . . [Họ bất mãn vì không được nhưng] Họ chỉ không bỏ phiếu cho ông Diệm [chớ không biểu tình ồ ạt như ngày nay] " (tr.46)

f- Mỹ và âm mưu chống chính Phủ: “Âm mưu chống Chính Phủ do Ủy Ban Liên Phái tổ chức. Ủy Ban này chỉ đại diện cho một phần của Phật Giáo) Việt Nam. Những phái khác không đồng ý với họ, nhưng bị phiền thoái vì thiện cảm với họ. Cùng một tôn giáo, họ cảm thấy phải liên đới với ng­ười đồng đạo Đây là điều người ngoại quốc lợi dụng. Cuộc âm mưu thành hình vì có những kẻ kích thích, đặc biệt là giới báo chí Mỹ; họ khuấy động dư luận quốc tế chống Chính Phủ. Tất cả các tổ chức đều do Ủy Ban Liên Phái điều khiển (tr.46)

"Tin các ông đến có tác động khuyến khích người ta biểu tình. Chính Phủ thấy trước việc này và đã bắt được tài liệu liên quan đến chuẩn bị biểu tình. Các tài liệu đó xuất phát từ những người Phật tử quá khích, cọng sản và ngoại nhân…Tình hình thật là gay go. Sự hiện diện của các  ông là một dịp tốt để thiêu vài người nhằm gây xúc động. Đối với Tây phương cũng như Đông phương vụ Phật Giáo là một cơ hội như vàng để chia rẽ Việt Nam. Một dịp duy nhứt để lợi dụng cực đoan chống Chính Phủ (tr.47)… âm mưu là khiêu khích dồn Chính Phủ vào thế phải bắt càng nhiều ng­ười càng tốt và gây đổ máu bằng cách bắn vào cảnh sát. (tr.48)

g- Tỷ lệ phật Giáo trong Chính Phủ và Quân đôi ông Gunewardene: "Trong Chính Phủ có bao nhiêu người theo Phật Giáo?"

Ông Cố vấn chính tri: “Ba phần tư [9/13]

Ông Gunewardene: “Và bao nhiêu trong quân đội?"

Ông Cố Vấn Chính Tri: “Trong 17 ông tướng, 14 là người theo đạo Phật…" (tr. 50) 

Phỏng vấn Phó Tổng Thống nguyễn Ngọc Thơ

Cuộc tiếp xúc giữa Phái Bộ và Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ tương đối ngắn (3 trang trong Phúc Trình, tr. 53 56), và Phó Tổng Thống không có nói gì đặc biệt.

Tiếp theo phỏng vấn Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ, cuộc phỏng vấn ông Bộ Trưởng Bùi Văn Lương là một trong hai cuộc phỏng vấn quan trọng nhứt về phía Chính phủ Việt Nam. Do đó, dưới đây nó được trích khá dài.

Bộ Trưởng Nội Vụ Bùi Văn Lương 

Cuộc tiếp xúc của Bộ Trưởng Bùi Văn Lương và Phái Bộ rất dài (11 trang trong Phúc Trình, (tr. 57-68), và đề cập đến nhiều vấn dề. Cùng với những tuyên bố của ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu, những tuyên bố của Bộ Trưởng Bùi Văn Lương cung cấp giải thích rất rõ ràng về một số vấn đề lớn về vụ Phật Giáo được nêu ra thời đó và ngay cả ngày nay. Vì vậy dưới đây sẽ trích dài nhiều đoạn của những tuyên bố đó để soi sáng một số khía cạnh then chốt của vấn đề.

a. Về Du Số 10.. Có sự trao đổi giữa ông Trưởng Phái Bộ và ông Bộ Trưởng như sau:

Trưởng Phái Bô: "Thưa Ngài, điều thứ nhứt mà Phái Bộ muốn biết là tại sao Dụ Số 10 không được tu chỉnh tuy rằng trong 8 năm qua có tuyển cử và chính phủ dân chủ được thành lập, và tại sao Chính Phủ có đa số trong Quốc Hội lại không thấy cần tu chỉnh Dụ này. . . ."

Bộ Trưởng: "Về điểm thứ nhứt. Năm 1954 chúng tôi bận rộn về chiến tranh với các Giáo phái cùng nhu cấu định cư các người tỵ nạn. Như quý vị biết, chiến tranh chống các Giáo phái là một cuộc chiến tranh dùng vũ khí, chống ba Giáo phái: Bình Xuyên, Hoà Hảo, và Cao Đài. Năm 1956, chúng tôi có cuộc bầu cử Quốc Hội Lâm Thời. Từ 1956 đến 1959, chúng tôi hơi rãnh tay, và đó là lúc có thể tu chinh hoặc không tu chinh Dụ Số 10. Nhưng tôi phải nói rõ rằng, theo Hiến Pháp, sự tu chinh luật pháp phải do đa số dân biểu Quốc Hội yêu cầu. Trong Quốc Hội thứ nhứt, Phật tử chiếm đa số lớn; trong Quốc Hội được bầu năm 1959 cũng vậy. Nhưng không có yêu cầu tu chỉnh Dụ Số 10. Và vì không có yêu cầu của Quốc Hội, nên vấn đề tu chỉnh Dụ đó không được đặt ra…" (tr. 58)

Trưởng Phái Bô: " Câu hỏi của tôi là: tại sao Chính Phủ lại không tự mình khởi động việc tu chỉnh Dụ đó?"

Bộ Trưởng: "Đó chính là điều mà bây giờ tôi muốn giải thích. Trong thời gian 1956-1959, và cho đến tháng 5, 1963, tư­ớc khi xảy ra vụ Phật Giáo, Chính Phủ không hề được Quốc Hội yêu cầu cứu xét dự thảo luật nào về Dụ Số 10.

Tôi phải nói cho hết về người thứ nhứt có thể tu chỉnh luật pháp: đó là Quốc Hội. Chúng tôi có hai Quốc Hội từ 1956 đến 1959, và đến khi vụ Phật Giáo xảy ra, Chính Phủ không được yêu cầu tu chỉnh gì, không được yêu cầu cứu xét dự thảo tu chỉnh Dụ 10 nào.

Người thứ hai về tu chỉnh là chính Chính Phủ. Để quyết định có tu chỉnh hay không tu chỉnh một Dụ, có hai điều kiện: 1/ chúng tôi phải thấy có nhu cầu như vậy; 2/ phải có yêu cầu như vậy xuất phát từ dân chúng.

Về điểm thứ nhứt, cho đến khi có vụ Phật Giáo, chúng tôi không thấy có nhu cầu tu chỉnh Dụ Số 10 vì, tuy rằng trên giấy tờ những điều kiện trong văn kiện rất gắt gao về sự kiểm soát các hội, Chính Phủ không hề áp dụng các điều kiện đó.

Chúng tôi luôn rất rộng rãi về các vấn đề tôn giáo và đặc biệt trong đối xử với Phật Giáo. Có một số điều khoản trong Dụ, ví dụ điều kiện buộc phải đăng ký với Bộ Nội Vụ tên những thành viên của chùa, ủy ban, hay Hội Phật Giáo, thường đ­ợc bỏ qua, đặc biệt là ở các tỉnh. Cho đến năm 1960, trước khi tôi được cử làm Bộ Trưởng Nội Vụ, đó là thường lệ. Sau khi tôi làm Bộ Trưởng, lệ đó vẫn tiếp tục, và tôi cũng không kiểm tra. Nhưng năm 1963, tôi mở hồ sơ ra xem, thì tôi thấy rằng, từ 1954 cho đến 1963, chúng tôi không hề áp dụng Dụ Số 10, mà cũng chẳng hề khi nào có yêu cầu thơ tín, từ phía dân chúng đòi tu chỉnh Dụ Số 10"

…..

"Tóm lại, tôi thấy cần tuyên bố rằng từ ngày có thoả hiệp ngày 16 tháng 6 với Phái đoàn Phật Giáo, chúng tôi đã đưa vấn đề ra Quốc Hội và Quốc Hội đã cử một ủy ban đặc biệt để nghiên cứu phương thức tu chỉnh Dụ Số 10. Trong khi đó, chúng tôi đã ngưng áp dụng Dụ Số 10." (tr.59) ‘ 

b. Vụ rắc rối ở Huế: trước ngày 8/5/1963..

Trưởng Phái Bô: "…Chúng tôi muốn Ngài cho chúng tôi biết, càng nhiều càng tất, về vấn đề Chính Phủ có bằng chứng tuyệt đối về điểm: các vụ chống đối chính phủ gồm có xúi giục bạo động?"

Bộ Trưởng: "… Nếu tôi nghe đúng, Ngài Trưởng Phái Bộ muốn tôi giải thích tại sao trước ngày 6/5 không có rắc rối mang hình thức của những rắc rối xảy ra sau ngày 6/5. Như Ngài Trưởng Phái Bộ nói, ba khía cạnh liên quan mật thiết với nhau. Cho nên tôi sẽ đề cập đến nhiều điểm.

Sau những rắc rối xảy ra ở Huế, tôi tìm hiểu tại sao lại có bạo động thình lình như thế, và tại sao, lúc tôi có mặt ở Huế ngày trước đó, tôi không có một ý nghĩ gì về việc này. Tôi đã đích thân gặp tất cả các vị sư mà Phái Bộ đã phỏng vấn hôm qua, kể cả Thích Trị Quang (hiện đang ở trong Sứ Quán Hoa Kỳ). Tôi đã nói chuyện với họ. Tôi đã giải thích cho họ ý nghĩa của Thông Tư về việc treo cờ và bàn luận với họ, và họ đã xác quyết với tôi rằng những giải thích của tôi thích đáng và họ hài lòng và rất vừa ý, và như thế tôi có thể yên tâm trở về Sài Gòn. Tôi rất vui và tôi trở về Sài Gòn không hề đoán được rằng ngày sau đó sẽ xảy chuyện rắc rối.

Bây giờ tôi muốn làm sáng tỏ một số vấn đề. Thông tư ngày 6/5 đến Huế ngày 7/5. Tôi đích thân đến Huế ngày 7/5 lúc 10 giờ sáng. Nửa giờ sau tôi gặp những vị sư lãnh đạo yêu cầu được gặp tôi để tôi giải thích cho họ rõ nội dung và lý do tại sao có Thông tư đó. Tôi giải thích cho họ nghe, và tôi chỉ thị cho nhân viên hành chánh sở tại tạm thời đừng thi hành Thông t­ư. Lý do của chỉ thị đó là khi tôi đến Huế , trên đường từ sân bay về thị xã, tôi thấy cờ đã được treo như tr­ớc khi có Thông tư, và trong thời gian một ngày không thể hạ tất cả các cờ đã được treo lên. Các vị sư lãnh đạo rất vui lòng. Họ nghe tôi giải thích, và nói với tôi rằng tôi đã hoàn toàn thõa mãn những ý nguyện của họ. Không thể thay đổi gì theo Thông t­ư mà với tư cách là Bộ Trưởng Nội Vụ tôi đã gởi đi, vì cờ Phật Giáo và cờ Quốc Gia đã được treo ba ngày trước đó.

Sau khi tôi về lại Sài Gòn, tôi nghe nói rằng ngày 8/5 có lộn xộn đổ máu ở Huế. Tôi rất ngạc nhiên và tội lại bay ra Huế. Tôi tự hỏi tại sao những vị sư trưởng đã quả quyết với tôi rằng họ hài lòng, mà nay lại xảy ra vụ lộn xộn. Lúc đó tôi không hiểu tại sao, nhưng sau khi chúng tôi bắt được hai ba người, tôi được một tờ khai của một người công sự viên gần gũi Thích Trí Quang, ông Đặng Ngọc Lựu. Tôi đọc tờ khai đó, và lúc đó tôi mới hiểu. (tr. 61) 

c- Âm mưu cọng sản từ 1960.

Trưởng Phái Đoàn: "ông Lựu này bây giờ ở đâu?

Bộ Trưởng "ở đây với chúng tôi. Chúng tôi đã giữ ông ấy lại và trong lời khai, ông ấy nói rằng âm mưu (và vì vậy danh từ "âm mưu” mới được dùng trong tài liệu) là một âm mưu cọng sản, đã dự tính từ năm 1960, khi đạt thỏa hiệp về hình thức xáo trộn sẽ được gây ra.

Tôi chỉ có thể kết luận rằng Thông tư 6/5 chỉ được dung để làm lý do hữu lý để tạo ra rắc rối, vì âm mưu đã được quyết định ngay từ năm 1960 "

d.Vu rắc rối ở Huế ngày 8/5

1) Thích Trí Quang là người chủ mưu.

"Tôi dã điều tra ngay tại chỗ ngày tiếp theo khi xảy ra vụ rắc rối Huế. Tôi đến một thị xã đang còn rất sôi động; một số nhóm và cá nhân đang còn biểu tình ngoài đường phố. Tôi lại gặp các sư lãnh đạo, đặc biệt là Thích Trí Quang. Lúc đó, tôi chưa biết là ông ta là người cầm đấu vì, theo hệ thống cấp bậc, ông ta nằm dưới vị Hoà Thượng mà các Ngài

  

  còn tiếp