Biên khảo

Khổng Trọng Hinh : Hoa Phù Dung

 

 

 

 Trong quyển tình sử cải lương Cuộc Đời Thanh Nga tác giả Ngành Mai có đề cập đến vở tuồng đầy ắp những thơ này, và có ghi lại câu thơ: “Chính em đã nói với anh, chọn màu áo cưới màu xanh biển nhà…” Và lời ca của Hữu Phước xuống hò vọng cổ: “Xuân Tự em! Anh bị bắt làm phu khiêng kiệu, nào ngờ đâu chiếc kiệu nọ lại đưa em. Khi anh về đến bến Hà Tiên thì chiếc kiệu hoa đã đưa em về chốn dinh… đường…”

Thiên hạ kể lại rằng, trong số du khách đến Hà Tiên viếng chùa Phù Dung, có người từng là khán giả cải lương xem tuồng, nhớ lại tình tiết câu chuyện đã hỏi vị sư trụ trì:
– Chiếc áo cưới của nàng Xuân Tự ở trước cổng chùa năm nọ, quí thầy còn giữ tại đây không vậy?
Và cũng có người hỏi:
– Còn cái lu nhốt nàng Xuân Tự ở đâu, xin thầy dẫn tôi đi coi.
Dĩ nhiên câu chuyện từ mấy trăm năm trước theo truyền thuyết nhân gian, thì các nhà sư thế hệ sau này đâu có biết, cũng chẳng hề thấy một vết tích nào. Nghe được câu hỏi trên, có người cười nói rằng muốn rõ hơn thì cứ hỏi thẳng thi sĩ Kiên Giang, ông hiện vẫn sống ở Sài Gòn.

 

Người dân Hà Tiên không ai là không biết về mối tình của Tổng trấn Mạc Thiên Tích dành cho nàng Phù Dung – Nguyễn Thị Xuân, cũng là vị trụ trì đầu tiên của ngôi chùa này. Nếu bạn không phải là dân Hà Tiên, nhưng đã từng đọc tác phẩm "Nàng ái cơ trong chậu úp" của nữ sĩ Mộng Tuyết hoặc xem "Áo cưới trước cổng chùa" của soạn giả Kiên Giang thì cũng sẽ biết về câu chuyện này. Các tác giả đã dựa vào chuyện tình đã có thật trong lịch sử để làm nên tác phẩm để đời.
Theo tích trong "Áo cưới trước cổng chùa", mà soạn giả Kiên Giang viết từ năm 1959 đã miêu tả một chuyện tình đã xảy ra hàng mấy thế kỷ trước:
Ở xứ Hà Tiên dưới thời Tổng trấn Mạc Thiên Tích, có một thiếu nữ tài sắc và rất hiền dịu là Xuân Tự (chính là bà Phù Dung – Nguyễn Thị  Xuân). Xuân Tự đã được gia đình hứa hôn với Tô Châu. Và trong một dịp đi lễ chùa vào Tết Nguyên tiêu (rằm tháng giêng), Xuân Tự đã gặp Tổng trấn Mạc Thiên Tích, khi đó ông cũng đang đi lễ chùa để cầu tự. Cuộc hội ngộ này đã khiến Tổng trấn đem lòng sủng ái người con gái xinh đẹp, chân chất, đang lấy lá sen che đầu là nón, ông không chỉ họa hình nàng vào tranh mà còn quyết định chọn nàng làm ái thiếp. Sau đó, ông cho người tìm kiếm và đưa Xuân Tự về dinh Tổng trấn, nàng phải bỏ dở lại phiên chợ chiều, bỏ lại người chồng hứa hôn đau khổ đứng trông theo, chỉ kịp cầm theo tà áo dài cưới màu xanh nước biển mà lên võng hoa.
Khi đón được Xuân Tự về đến dinh Tổng trấn, chưa kịp làm lễ cưới với nàng, thì Mạc Thiên Tích phải cấp tốc ra trận để diệt bọn hải tặc đến quấy phá. Trước khi gặp Xuân Tự, Thiên Tích đã có một người vợ chính thất, nhưng không có con. Người vợ lớn này vốn đã rất hờn ghen với tình cảm của Tổng trấn dành cho Xuân Tự, nên nhân lúc ông vắng nhà, bà đã đầu độc Xuân Tự đến bại liệt và vô sinh, sau đó nhốt vào 1 cái lu chứa nước ở Ngọc Hồ Trang.
 
Phải nói rõ là đất Hà Tiên rất hiếm nước ngọt, nên nhà nào cũng có những cái lu to để chứa nước mưa, riêng ở dinh Tổng trấn có cả một khu vực chứa nước ngọt với vô số lu lớn nhỏ, gọi là Ngọc Hồ Trang, nơi đó có lính canh phòng cẩn thận, người ta thường gọi họ là lính lu.
 
Sau khi Tổng trấn thắng trận trở về, mong muốn gặp lại Xuân Tự, nhưng khi nghe người nhà nói là nàng đã mất, khiến cho ông rất đau khổ. Và trong 1 lần đang thẩn thờ đi dạo quanh dinh, tình cờ đến khu vực chứa nước ngọt, ông đã nhìn thấy một dãi lụa trắng ghi hàng chữ " nhất phiến băng tâm tại Ngọc Hồ" (1 mảnh tình trong trắng tại Ngọc Hồ). Chưa kịp tìm hiểu về mảnh lụa đó, thì trời đang nắng chang chang, bất thình lình đổ cơn mưa lớn, ông liền ra lệnh cho lính chuẩn bị lu cho việc hứng nước mưa, thì phát hiện được một phụ nữ bị nhốt trong lu, đến gần thì Tổng trấn nhận ra ngay đó là Xuân Tự. Dãi lụa trắng ông đã thấy cũng là do Xuân Tự đã nhờ một người lính lu tốt bụng canh chừng khi Tổng trấn có dịp đến khu vực Ngọc Hồ này thì treo lên, với mong muốn là ông sẽ phát hiện và giải thoát cho nàng.
Sau khi được cứu thoát, dù vẫn được Tổng trấn sủng ái, nhưng vì mặc cảm là người tàn phế, và vì giữ lễ nghĩa của một người đã được hứa hôn nên Xuân Tự đã 1 mực từ chối tình cảm của Tổng trấn và quyết định xuất gia để tìm đến cuộc sống tĩnh lặng nơi cửa thiền, và nàng cũng muốn giữ trọn chữ tình với người chồng hứa hôn là Tô Châu và tròn nghĩa với Mạc Thiên Tích.
Với tài diễn xuất và giọng ca trời phú của mình, nghệ sĩ Lệ Thủy đã lột tả được cách ứng xử thật trong sáng của Xuân Tự, 1 quyết định thật trọn tình vẹn nghĩa giữa một bên là người chồng đã hứa hôn và một bên là một Tổng trấn đã dành cho nàng một sự sủng ái hết mình, đã lấy đi biết bao là nước mắt của người đời. Xem Lệ Thủy diễn khi cô đã có tuổi mà vẫn đã cảm nhận được nét hay và cái hồn của vở diễn, huống chi là vai diễn của cô Thanh Nga ngày xưa. Sinh sau đẻ muộn, tôi không có cơ hội để xem Thanh Nga diễn, nhưng nghe nhiều người khen nức nở, thì tôi cũng phần nào hình dung được, với một sắc đẹp mảnh mai, một giọng ca buồn buồn như xoáy vào nội tâm người ta, thì ngày xưa cô Thanh Nga đã tạo nên một hình tượng Xuân Tự để đời trong lòng khán giả là đúng rồi. Đã trót là "fan" của Áo cưới trước cổng chùa" rồi, cho nên dù đã trãi qua thời gian gần 20 năm nhưng tôi vẫn nhớ như in những câu hát của lớp diễn này:
"Cho tôi trọn nghĩa,
Cho Ngài trọn tình,
Xem tôi như một bóng hình thoáng qua,
Rồi ngày tháng sẽ phôi pha…".

Cuối cùng không thể thay đổi quyết định của Xuân Tự, Tổng trấn đã cho xây dựng ngôi chùa và đặt tên PHÙ DUNG theo đúng ý nguyện của Xuân Tự để nàng yên tâm tu hành.
"Phù dung sớm nở tối tàn.
Thương thay một kiếp hồng nhan luân trầm”.
 
 
Khi nhìn bảng tên chùa Phù Dung bằng chữ Hán lẫn chữ Quốc ngữ, tôi cứ nghe văng vẳng đâu đây, câu hát của nghệ sĩ Thanh Tòng (vai Mạc Thiên Tích):
“Từ đây người đất Hà Tiên sẽ nhớ mãi
Một chuyện tình “nhất phiến băng tâm”
Hà Tiên kế tích Phù Dung tự,
Ta sẽ đề tên một ngôi chùa …
Tay ta run nên giọt mực rưng rưng,
Hay máu tim ta đã hòa theo cảm xúc.
Phù Dung tự đề đây chùa Ph&ugrav
e; Dung…”
Hay những lời thoại đầy tình nghĩa: "Ta sẽ giúp cho nàng thêm cương nghị, cho trọn nghĩa tình trước cũng như sau…". 
Yêu như vậy mới đúng là tình yêu chân thật, chứ trên đời này không ít người đã nói lời thương yêu nồng nàn lắm, nhưng khi không thành công, tình yêu không được đáp trả, họ đã quay ngoắt 180 độ, đi tìm tình yêu khác ngay. Cái đó phải gọi là yêu mình, yêu bản thân thì đúng hơn.
Xuân Tự xuất gia, và nhờ Phương Thành người chị em kết nghĩa sống cùng nhà, và cũng là người bạn thân nhất của nàng thay mình thành hôn với Tô Châu. Gần ngày cưới, Tô Châu không cam tâm nên đã lên chùa tìm Xuân Tự, và chỉ nhận được sự từ chối, và hình ảnh chiếc áo cưới đã treo trước cổng chùa, để gửi trả lại cho người xưa.
Đừng nói yêu đương trước cổng chùa
Nhắc làm chi nữa mối tình xưa…
Áo cưới em treo trước cổng chùa
Tình đầu trao trả lại người xưa
Đời em như cánh phù dung
Rụng trước cổng chùa tầm tả gió mưa…
Xuân tự quay lưng vào cửa Phật
Tô Châu trở bước xuống Đông Hồ
Áo cưới vẫn treo trước cổng chùa
Gió bay phất phới chuông chùa ngân vang…
Hết duyên hết nợ đành thôi thế!
Dù có ly tan chẳng phụ tình!…
 
Nói đến Dâm bụt (Hibicus rosa-sinensis) phải nhắc đến Phù Dung (Hibicus mutabilis), cô em gái xinh đẹp của Dâm Bụt.
Ai cũng biết tên hoa Phù Dung, rất nhiều người còn thuộc thơ văn nhắc đến Phù Dung nhưng ít người biết hoặc nhớ hình ảnh hoa Phù Dung như thế nào.
 
Phù Dung rất đẹp, được nhiều nhà thơ ca tụng.
Bạch cư Dị mượn hình ảnh phù dung để tả Dương Qúy Phi: Mặt đẹp hoa phù dung, Lông mày tựa lá liễu 
Cảnh xưa dương liễu, phù dung,
Vị Ương, Thái Dịch hồ cung vẹn mười.
Phù dung đó! Mặt ai đâu tá?
Mày liễu đâu? Cho lá còn như!
(Tản Đà dịch)
Trưòng Hận ca
Quy lai trì uyển giai y cựu,
太 液 芙 蓉 未 央 柳
Thái Dịch phù dung Vị Ương liễu.
芙 蓉 如 面 柳 如 眉
Phù dung như diện liễu như mi
 
Nguyễn Du cũng dùng hình ảnh phù dung để nói về những người đẹp khi ông tả về tính tình, tư cách hành động của Sở Khanh:
Bạc tình nổi tiếng lầu xanh,
Một tay chôn biết mấy cành phù dung.
 
Dâm bụt (Hibicus rosa-sinensis) , Phù Dung (Hibicus mutabilis), cả 2 chị em đều thuộc loại sớm nở, tối tàn nhưng với Phù dung, sự tàn tạ nhan sắc còn mau lẹ và khốc liệt hơn với Dâm Bụt rất nhiều.
Phù Dung đổi sắc hằng giờ. Khi mới nở hoa có màu trắng, trắng muốt, trắng trinh nguyên, trắng tinh khiết. Sáng sơm thấy hoa, vui quá, vào nhà nấu nước, pha bình trà tươi, trở ra, nắng lên, đã thấy một phần hoa chuyển sang màu hồng. Chiều về, hoa chuyển sang màu hồng đậm. Cánh hoa bầm dập, trong rất thê lương!
Vì vậy nên người ta mới nói hoa phù dung biểu hiện cho sự tạm bợ “sớm nở tối tàn”, được ví với những người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng bạc mệnh, thường được trồng ở chùa để biểu hiện cho cuộc người ngắn ngủi, mới thấy đó thì lại mất đó, sắc sắc, không không
 
Ru em câu hát ngày xưa
Đóa phù dung hỡi bây giờ nơi đâu ?
Mười năm câu hát còn đau
Vườn xưa hoang vắng lá nhàu bước chân.
Người đi hứng gió bụi trần
Cây phù dung đã mấy lần ra hoa
Em về nhặt tháng ngày xa
Nhặt thêm câu hát ươm qua nỗi buồn
Trong Tự Điển của Trung Hoa, đôi khi những từ sau đây được coi như đồng nghĩa
"Phật tang" 佛桑 "chu cận" 朱槿.  "mộc cận" 木槿 "phù tang" 扶桑. "phù dung" 芙蓉
 
Hibiscus_mutabilisred.jpg picture by hinhkhong1/ Thủy để phù dung
Đây là câu chuyện của nàng Nguyễn thị Bích Châu, có tiếng thơ văn, tài sắc, đức hạnh vẹn toàn. Năm 1373, bà được vua Trần Duệ Tông tuyển làm cung phi. Bà là ái phi của Trần Duệ Tông (1337 – 1377), là người giúp vua nhiều kế sách trong việc trị nước an dân.
Một đêm Trung thu, hội yến phi tần, vua tựa bao lơn nhìn ra bốn mặt, thấy nơi nào cũng múa hát, bóng người với bóng đèn lấp loáng xen lẫn bóng trăng.
Vua nảy hứng làm thơ, ngẫu nhiên thành một câu đối:
Thu thiên họa các quải ngân đăng, nguyệt trung đan quế
(Trời thu gác tía treo đèn bạc, quế đỏ trong trăng)
Vua ngâm nga một hồi rồi hỏi xem có ai đối lại được không, Bích Châu ung dung đối lại:
Xuân sắc trang đài khai bảo kính, thủy để phù dung
(Sắc xuân đài trang mở gương báu, phù dung đáy nước)
Câu đối thật tài tình, rất thơ mộng mà cũng uyên bác. Vua ngợi khen và ban cho bà một đôi hoa tai vàng nạm ngọc hình rồng leo, từ ấy đặt hiệu cho bà là Phù Dung. (Võ văn Chi)
 
2/ Thiếp không dám tham luyến hồng hoa, tiếc thân bồ liễu,
Năm ấy, vua Duệ Tông thân chinh mang 20 vạn quân, thẳng đến cửa biển Kỳ Anh thì gặp mưa gió nổi lên dữ dội. Vua hạ lệnh tạm đóng quân. Cuối canh ba đêm đó, vua chợt thấy một người nanh to, râu xồm, đầu đội mũ lưu tinh, mình mặc áo gấm vẩy, lắc lư đi tới, tự xưng là đô đốc vùng biển Nam Hải, đang thiếu người nội trợ, dám xin vua một cung tần. Nếu vua thuận lòng, xin báo đáp; nếu không thuận, quyết không thể bỏ qua được. Vua gật đầu. Lúc tỉnh dậy, vua cho vời các phi tần đi theo kể lại chuyện trong mộng. Các cung phi tái mặt, không ai nói một lời.
Phù Dung nước mắt chứa chan, quỳ trước mặt vua tâu rằng: “Cái nguy sóng gió kia, chứng nghiệm đã báo trước. Nếu không phải oan khiên ngày cũ, tất cũng chướng nghiệp ngày nay. Thiếp không dám tham luyến hồng hoa, tiếc thân bồ liễu, xin được trả cho xong cái nợ trước mắt kia… Sau khi thiếp chết, xin bệ hạ sửa văn nghỉ võ, kén dùng người hiền, làm điều nhân nghĩa, dựng mưu chước lâu dài cho quốc gia. Ðược như thế thì u hồn thiếp có thể ngậm cười nơi chín suối.”
Nói xong liền nhảy xuống biển, vua và các phi tần chưa hết kinh hoàng, thì bỗng chốc gió tan, mưa tạnh. Ngày ấy là ngày 27 tháng Giêng năm Ðinh Tỵ.
 
3/ Chế Thắng Đại Vương Thượng Đẳng Thần
Gần một thế kỷ sau, năm 1470, vua Lê Thánh Tông lại ngự giá thân chinh cất quân chinh phạt Chiêm Thành, mang 26 vạn quân Đại Việt theo đường biển thẳng về phương Nam qua cửa biển Cửa Khẩu Kỳ Hoa. Tới đây, vua được Phù Dung báo mộng, kể lai sự tình, dâng ngọc minh châu tên là Triệt hải, soi thấu cả nơi âm u. Vua bèn sai thị thần là Nguyễn Trọng Ý viết một bức thư trách Quảng Lợi Vương là thần cai quản đô đốc Nam Hải, kẹp vào đầu tên bắn ra biển. Lát sau, thi hài của nàng Phù Dung nổi lên, hương thơm ngào ngạt, nhan sắc vẫn như thuở bình minh…
Vua bèn xuống thuyền đích thân tìm hiểu, khám phá và phát hiện thấy có ngôi miếu nằm bên bờ sông gần Cửa Khẩu, hỏi kỹ dân địa phương, nhà Vua mới biết cách đây gần 100 năm, Quí Phi Phù Dung Nguyễn thị Bích Châu cùng Vua Trần Duệ Tông cất quân đi chinh phạt Chiêm Thành đã tử trận và được mai táng lập miếu thờ tại đây.

Vua bèn cho triệu các vị bô lão, chức sắc bản xứ đến để minh bạch, các vị bô lão và chức sắc bản xứ đã dâng bản sử tích Trần Triều lên Lê Thánh Tông, Vua Lê Thánh Tông xem xong khen rằng: “Đúng là Nữ trung hào kiệt” lâu nay còn khuất ẩn ở chốn này mà triều đình lãng quên.
Vua hạ lệnh cho soạn đồ tế lễ, đích thân ngự giá vào dâng hương và viết 4 chữ: “Nữ trung hào kiệt” dán lên bài vị và nói: “Tiền triều, người là bậc cứu quốc anh hùng vì nước, vì Vua mà bị vong thân, nay Ta cũng vì nước bảo toàn bờ cõi mà đi dẹp giặc, có linh thiêng thì giúp Trẫm kỳ khai đắc thắng, mã đáo thành công, khi về bản xứ về triều Trẫm sẽ khởi công lập miếu phong tặng”.
Đêm đó được mộng lành Vua Lê Thánh Tông liền cho xuất quân, đánh đâu thắng đó, ca khúc khải hoàn. Khi thắng trận trở về đến đất Kỳ Hoa, Vua cho quân đến trú tại Cửa Khẩu, sai quân sĩ vào rừng chặt gỗ, đào đá gọt thành từng viên, huy động thợ giỏi cùng dân chúng địa phương xây dựng lại lăng mộ và 3 tọa điện. Vua Lê Thánh Tông ngự bút viết: “Chế Thắng Đại Vương Thượng Đẳng Thần” và tự mình làm một bài thơ chữ Hán đề lên vách đền.

4/ Hằng năm, cứ vào ngày 12 tháng hai âm lịch, được coi là ngày giỗ của bà dân làng mở hội lớn, khách thập phương đến rất đông. Sự hy sinh cao cả của nàng Phù Dung quý phi vẫn là một tấm gương sáng ngời về tấm lòng trung vì nước, vì Vua của một liệt nữ.
 
PhuDungTrang5.jpg picture by hinhkhongHình Vân Chi
 
5/ Phù dung rũ cánh chiều tà. Héo hon nửa kiếp cũng là phù vân
Cảm xúc vì hình ảnh và những câu chuyện đóa hoa bạc mệnh, một thân hữu của chúng ta, nhà thơ Đông Anh, nhân ngày 30 tháng tư sắp đến, vừa viết ra những vần thơ cảm động dưới đây. Xin chép lại và gởi tặng tất cả những ai thương cảm Phù Dung.
 
Phù Dung
Tháng Tư nắng rụng bên ngàn
Dật dờ gió chướng điêu tàn phù dung
Bao năm mải miết trên rừng
Về đây thành phố ngập ngừng ra đi
Phù dung hoa nở đương thì
Nhạt nhòa nắng quái, rù rì gió ngang
Em đi nước mắt hai hàng
Gót son rướm máu bàng hoàng biệt ly
Bên trời lạnh ánh sao khuya
Bên mình ngàn nỗi phân chia hãi hùng
Nước non dâu bể khôn cùng
Tình ta bỗng chốc ngàn trùng cách xa
Phù dung rũ cánh chiều tà
Héo hon nửa kiếp cũng là phù vân
Ai về nẻo cũ quan san
Cho ta gửi cánh hoa tàn tháng Tư
Ba Mươi Năm cũng là dư!
Đông Anh
 
PhuDungTrang3.jpg picture by hinhkhong Share on FacebookShare on Twitter