Trường Giang,  Văn Thơ

CÔNG ƠN CHA MẸ

Người ta đứng ở trên đời,

Ai không cha mẹ dễ trời sinh chăng ?

Công cha mẹ sánh bằng sơn hải, (1)

Đạo làm con ta phải báo ơn.

Ngồi mà nghĩ lại nguồn cơn,

Công Cha như núi Thái Sơn (2) chưa tầy.

Ôi từ mẫu (3) dài thay nghĩa Mẹ !

Nước đầy nguồn khôn lẽ nào đong.

Công Cha, nghĩa Mẹ mênh mông,

10- Để dạ từng phút, ghi lòng từng giây.

Ngày lên MỘT chân tay mềm mại,

Tuổi lên HAI ai phải giắt đi ?

aaaaLên BA thơ dại biết gì,

Ai cho học nói, ai thì dạy ăn ?

Ngày lên BỐN áo quần mặc ấm,

Hỏi ai người mua sắm cho con ?

Lên NĂM tuổi khá lớn khôn,

Con đau ai phải bồn chồn lo toan ?

Ngày lên SÁU họp đoàn bạn nhỏ,

20- Ai dạy câu nhớ Tổ Hùng Vương ?

Tuổi vừa lên BẢY đến trường,

Bút ai vẫn sắm, giấy thường ai mua ?

Ngày lên TÁM thi đua sớm tối,

Ai mong con học giỏi Thầy vui ?

Đến năm lên CHÍN, lên MƯỜI,

Ai mong con được sáng ngời tương lai ?

Ngày MƯỜI MỘT, MƯỜI HAI tươi thắm,

Tuổi thanh xuân như gấm thêu hoa,

Đến năm tuổi đã MƯỜI BA,

30- Văn chương, Sử địa,(4a) Kỷ hà (4bnhập tâm. (4c)

Tuổi MƯỜI BỐN, MƯỜI LĂM  đã tới,

Thời gian đi chẳng đợi ai đâu !

Xưa nay trong cõi hoàn cầu,

Nếu không Cha Mẹ, ai sau nên người ??

Tuổi MƯỜI SÁU tốt tươi dáng vóc,

Ai ngày đêm săn sóc cho con ?

Đến năm MƯỜI BẢY tuổi tròn,

Ai khuyên con luyện tâm hồn thẳng ngay ?

Tuổi MƯỜI TÁM tràn đầy nhựa sống,

40- Đem sức dài vai rộng đua chen.

Trả xong món nợ sách đèn(5)

Nghìn sau bia đá (6) còn tên rành rành.

Khi con đã trưởng thành khôn lớn,

Tuổi vào đời mơn mởn như hoa.

Anh trên em dưới thuận hòa,

Gả chồng dựng vợ ấy là hợp luân (7)

Rồi con cháu dần dần đông đúc,

Thuận lẽ trời kế tục (8) ông cha.

Măng non thay thế tre già, (9)

50- Nuôi con mới hiểu lòng Cha Mẹ mình.

Lời Cha Mẹ đinh ninh (10) trong dạ,

Chữ hiếu thân (11) chớ khá lãng quên.

Nếp nhà phải giữ lấy nền,

Để cho giòng họ vang rền tiếng khen.

Phải nghĩ đến ơn đền nghĩa trả,

Giọt máu đào nước lã một ao. (12)

Công Cha núi Thái ngút cao,

Thẳm sâu nghĩa Mẹ khác nào biển Đông.

Ăn trái chín, kẻ trồng phải nhớ, (13)

60- Uống nước trong ai nỡ quên sông. (14)

Người mà bỏ chữ gia phong (15)

Là không nhớ gốc Cha, Ông trong đời.

Ghi lòng tạc dạ con ơi !!

64-Đừng nên tiếng xấu để đời người khinh.

TRƯỜNG GIANG

GHI CHÚ : Chỉ dành cho giới trẻ VIỆT NAM sinh tại ngoại quốc

1-SƠN HẢI: SƠN= trái núi, Hải=biển nước. Ý nói : Công ơn Cha Mẹ sinh đẻ ra con cao như núi, rộng như biển, khó lấy vật gì khác dể so sánh được .

2- THÁI SON: Tên một trái núi rất cao và to lớn ở phía Tây nước Tàu.

3- TỪ MẪU:.Từ = hiền lành , mẫu = người mẹ. TỪ MẪU = Người mẹ hiền lành, phúc hậu, không làm việc gì độc ác  có hại đến người  ở xung quanh.

4a-SỬ ĐỊA ; Một cuốn sách ghi chép mọi việc quan trọng ở trong và ngoài nước Việt Nam

4b-KỶ HÀMôn toán đo lường trong toán học .

4c- NHẬP TÂMGhi nhớ trong lòng (trái tim)

5- TRẢ XONG MÓN NỢ SÁCH ĐÈNCuốn sách và ánh sáng của cây đèn là do cha me và các thầy cô cung cấp cho học trò sinh sống, học tập. Sau khi tốt nghiệp, các Tân khoa phải tận lực dùng sự hiểu biết của mình dể truyền dạy lại cho các thế hệ tuong lai. Đó là cách người học trò trả lại món nợ trong suốt thời gian học tập dể họ báo dáp công ơn::

A-Dưỡng dục của các đấng sinh thành

B- của các thầy cô đã tận tụy giảng huấn cho học sinh trở nên người trí thức..

Điều quan trọng là các tân khoa đã góp công vào việc làm cho dất nước văn minh giàu mạnh, không thua kém bất cứ mot Quóc gia nào trên thê giới.

6-BIA ĐÁ:Một tảng đá do thợ chuyên môn đẽo gọt thành một hình chữ nhật trong đó ghi tên vinh danh các Cử Nhân, Tiến sỹ thời xưa, đồng thời khuyến khích các thế hệ tương lai noi gương những người  đi trước dể cố gắng học hành.

7- HỢP LUÂNViệt Nam tuy đã văn minh, tân tiến,vẫn theo luân thường, dạo lý  do Thánh Tổ Khổng Tử người nước Lỗ bên Tàu sáng lập gọi là Đạo Nho..

Luân lý của Đạo Nho là:

Anh em nhu thể chân tay”

“Vợ chồng như đũa có đôi”

Trong gia đình, trai gái khi dã dến tuổi trưởng thành (18 tuổi) thì phải dưng vợ, gả chồng để nhân số trong giòng họ ngày một tăng thêm. Đó là nguyên tắc hợp luân, xưa nay tại VIỆT NAM chưa có gì thay dổi.

8– KẾ TỤC:  Kế tiếp, người đi trước, kẻ theo sau, tại Việt Nam chưa bao giờ thay dổi

9- THAY THẾ TRE GIÀ:Luật sinh tồn xưa nay, khi cây tre đã già, khô héo thì phải chết, nhường chỗ cho mầm  măng non thay thế. Người ta cũng vậy, khi  còn trẻ tuổi, có dùng sức khỏe đẻ nuôi nấng, chăm sóc cha mẹ thì mới biết đến công ơn khi mình còn trẻ, cha mẹ đã chăm lo, săn sóc dến mình như thế nào.

Có nuôi con mới biết long cha mẹ là như vậy đó….

10- ĐINH NINH:Luôn luôn ghi nhớ trong lòng, không bao giờ thay đởi

11- HIẾU THÂN:.Người con trai biết vâng lời cha mẹ.

12:NƯỚC LÃ MỘT AO Phương ngôn tục ngữ Việt Nam có câu : “ Một giọt máu đào, hơn ao nước lã”. Nghĩa là, Anh em cùng mốt cha mẹ sinh ra bao giờ cũng quý yêu nhau. Chính vì thế, người Việt thường nói” không ai có thể lấy một ao nước lã để làm thành một giọt máu  được.

13- KẺ TRỒNG PHẢI NHỚTục ngữ Việt Nam có câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Được ăn trái cây ngon ngọt, phải nhớ ơn người trồng ra cây đó. Ý nói, con dược nên người  có tài, có đức dộ hon người, không làm diều gì có hại đền ngườii xung quanh là nhớ có cha mẹ tận tình giáo huấn, Vậy bổn phận của con là phải có bổn phận báo ơn sự giáo huấn của cha mẹ mình.

14- AI NỠ QUÊN SÔNGTỤC NGỮ ViỆT NAM cũng có câu” Uống nước nhớ nguồn.. Khi được uống nước trong cho khỏi khát thì phải nhớ đến dòng sông chứa đựng nước đó.

Trong gia dình, nếu  con cái mọi người đều làm điều tốt lành là nhò có ông bà,cha mẹ phúc đức, chí làm việc tốt lành dối với mọi người xung quanh dể làm gương.Bởi vậy, con cháu phải nhớ ơn ông bà, cha mẹ  về phương diện này.

15- GIA PHONG:Lề thói, khuôn phép của mỗi gia đình, con cháu phải tuân theo./.