Lê V. Hải,  Sức Khỏe

Chăm sóc sức khỏe của Bạn vào “Mùa Thu Yêu Thương!”

(LVHải lượm lặt)

thu da ve.jpg

Lời Hỏi Thăm Sức Khỏe.

Kính Quý Niên Trưởng, Quý Anh Chị trong Văn Thơ Lạc Việt.

Thời gian qua, Hải bận rộn với đám cưới đứa con gái, cha ông mình nói đúng “ma chê, cưới trách!” Có cố gắng nhiều, nhưng vẫn còn nhiều lỗi lầm, đáng trách. Mong Quý Vị bỏ qua cho những thiếu sót,… chắc chắn có! (Nếu Hải có 10 đứa con gái, gả chồng đến đứa thứ mười, lúc đó, việc tổ chức mới hoàn hảo hơn!) Còn có một đứa, thì đành chịu! “hổng” có kinh nghiệm!

Đến khi nhớ phải gởi lời cám ơn và hỏi thăm sức khỏe đến Quý Anh Chị, thì trời đã…vào Thu!

Mùa Thu là mùa đặc biệt dành cho những văn nhân, thi sĩ, riêng của Văn Thơ Lạc Việt.

Nhớ những ngày đầu tiên đến Mỹ, định cư ở tiểu bang Michigan, có lẽ lần đầu tiên trong đời, sững sờ với cảnh đẹp mùa Thu ở Ngũ Đại Hồ. Muôn mầu muôn sắc, là vàng ngập đường đi, có những con đường mòn, khi xe chạy qua, lá vàng từng đám bay cao, không còn nhìn thấy xe đàng trước, đàng sau, mở cửa sổ xe, giơ tay, cũng chộp được một nắm!

Cảnh mùa Thu trên đất nước Hoa Kỳ này thật đẹp như tranh! quá tuyệt vời. Nhưng người đẹp tên Thu này cũng kèm theo nhiều …rắc rối lắm đó Quý Vị ơi!

Kể từ mùa Thu năm đó, không có năm nào không bị Cúm mùa Thu vật! kể cả những năm sau này, cho dù đã chích ngừa!

Nên nhân đây, xin gởi một bài lượm lặt về sức khỏe, để Quý Anh Chị chú ý, khi chúng ta bắt đầu tiếp xúc với…Em Thu nhé! Em khó tính lắm đó. Hoa càng đẹp càng độc, Mùa càng đẹp càng…dễ Bịnh! (Hu! Hu!)thu mot.jpg

Chăm sóc sức khỏe của Bạn vào “Mùa Thu Yêu Thương!”

(LVHải lượm lặt)thu yeu thuong.jpg

*5 bệnh cần phòng tránh nhất trong mùa thu

       Ai cũng nghĩ mùa thu là mùa mát mẻ nhưng thực tế, đây lại là mùa mà bạn dễ mắc nhiều bệnh nhất, như hen suyễn, dị ứng, đau họng, suy tim, viêm loét dạ dàỵ và chục thứ bệnh liên quan đến mùa này.

Mùa thu được coi là thời điểm thời tiết có nhiều thay đổi, thậm chí là thời điểm nối kết giữa mùa hè và mùa đông. Chính vì vậy, vào thu, nhiệt độ ngày và đêm có thể thất thường, biến đổi nhiệt độ lớn. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến bạn có thể mắc nhiều bệnh, nếu không biết cách chăm sóc tốt cho sức khỏẹ, nhiều người có tuổi hay qua đời nhất, trong mùa này.

       Vậy, những bệnh cụ thể bạn có nguy cơ mắc nhiều hơn cả trong mùa thu là những bệnh gì?

       1. Đau họng

       Vào mùa thu, hệ thống miễn dịch của cơ thể thường bị suy giảm hơn so với các mùa khác, vì vậy bạn rất dễ bị cảm lạnh. Hơn nữa, vào mùa thu, sự thay đổi nhiệt độ, không khí lúc ẩm, lúc hanh khô, kết hợp với gió mạnh, có thể khiến cho các loại virus (vi khuẩn) gây bệnh sinh xôi, nẩy nở mạnh. Chỉ cần một chút lơ là trong việc chăm sóc sức khỏe, là sức đề kháng của bạn đã có thể giảm xuống, khiến cho khả năng mắc các bệnh viêm nhiễm, đặc biệt là viêm miệng, đau họng. Các triệu chứng khi bị đau họng có thể bao gồm: Sưng họng, ớn lạnh, sốt, đau đầu, buồn nôn và hay thỉnh thoảng bị nôn mửa. Họng tấy đỏ và amiđan sưng, đôi khi có hạch rất nguy hiểm.

       Để đề phòng bệnh phát triển, bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ để có thuốc ngừa và biện pháp phòng bệnh tốt nhất.

       2. Hen suyễn dị ứng

       Giống như mùa xuân, mùa thu là thời điểm mà con người dễ bị dị ứng hơn hẳn mùa hè và mùa đông. Với nguy cơ mắc bệnh dị ứng cao, bạn cũng rất dễ mắc bệnh hen suyễn dị ứng trong mùa nàỵ

       Hen suyễn dị ứng, thường là do cơ thể phản ứng với thứ gây dị ứng như phấn hoa, lông thú vật, nấm mốc, vật dụng bụi bặm gây ra. Triệu chứng thường gặp nhất của hen suyễn dị ứng thường là khó thở, đôi khi nghẹt thở!

       Nếu bạn là người dễ bị dị ứng với phấn hoa, thì hãy lập kế hoạch các hoạt động ngoài trời khôn ngoan để tránh phấn hoa và cây cỏ, đây là nguyên nhân dị ứng phổ biến nhất. Phấn hoa xuất hiện nhiều trong những ngày khô và gió, giảm nhanh vào những ngày ít gió, mưa hoặc ẩm ướt. Nếu bạn thường bị dị ứng với nấm mốc, bụi bặm hay chất gây dị ứng trong nhà, thì bạn cần giữ cho nhà cửa sạch sẽ, giữ độ ẩm trong nhà ở mức thích hợp, để hạn chế nấm mốc và các yếu tố khác có thể gây dị ứng phát triển.

       Dùng thuốc ngừa dị ứng cũng là cách để phòng bệnh, tuy nhiên, khi dùng thuốc, một vài loại, bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ.

       3. Loét dạ dày.

       Loét dạ dày là bệnh mà bạn có thể gặp tại bất kì thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, vào mùa thu, khi hệ thống miễn dịch của bạn giảm, thì cơ thể bạn cũng khó chống tác ảnh hưởng của các vi khuẩn gây bệnh, do đó, hệ tiêu hóa của bạn càng bị ảnh hưởng nặng nề, nguy cơ loét dạ dày càng tăng.

       Bệnh loét dạ dày, thường xuất phát từ nguyên nhân cơ bản như: hút thuốc lá, uống nhiều rượu, căng thẳng, thói quen ăn uống nghèo dinh dưỡng, mắc các bệnh mãn tính, di truyền, Các triệu chứng phổ biến nhất khi bị loét dạ dày là mất cảm giác ngon miệng, đau bụng và nôn mửạ. Đặc biệt, các cơn đau do loét dạ dày thường xuất hiện ngay sau bữa ăn. Có người xuất hiện sau khi ăn vài tiếng.

       Dù cho có bị đau lúc nào đi nữa, thì bạn vẫn nên đi gặp bác sĩ, để biết chính xác nguyên nhân tại saọ

       4. Suy tim, trụy tim.

       Vào mùa thu, những người có vấn đề về tim mạch, sẽ càng tăng nguy cơ bị bệnh tim. Đó là bởi vì, khi thay đổi thời tiết đột ngột, cơ thể phải đấu tranh để thích ứng với sự biến đổi khí hậu, từ đó có thể làm quá tải hệ thống tim mạch chịu đựng, gây hậu quả nghiêm trọng cho tim mạch, ví dụ như suy tim.

       Để phòng ngừa bệnh tim mạch, bạn nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nhiều rau xanh, hoa quả và cá, hạn chế chất béo có hại, không hút thuốc và chăm chỉ thể dục để điều hòa hệ tim mạch.

       Nếu bạn có vấn đề về tim mạch, hay huyết áp bạn cần chú ý theo dõi và điều chỉnh hoạt động của tim và mạch, huyết áp, để ngăn chặn các cơn phát bệnh, không nên để đến khi bị bệnh trầm trọng mới điều trị. Bịnh tin còn được gọi là “ những tên sát thủ thầm lặng!”

       5. Bệnh đau mắt đỏ

       Bệnh đau mắt đỏ hay còn gọi là bệnh viêm màng mắt. Bệnh thường gặp vào mùa hè đến cuối mùa thu. Vào thời điểm này, thời tiết từ nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao, khi giao mùa, nên khiến cho hệ thống miễn dịch và sức đề kháng bị suy yếu đi nhiều, cơ thể mất khả năng phòng bệnh, nên dễ bị vi khuẩn gây bệnh tấn công.

       Bên cạnh đó, môi trường nhiều khói bụi, vệ sinh kém, sử dụng nước ô nhiễm, dùng chung khăn mặt, ka8n lau, cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh bùng phát.

       Bệnh đau mắt đỏ thường có biểu hiện rõ nhất là mắt đỏ và có “dỉ mắt.” Dỉ mắt có thể màu xanh hoặc màu vàng tùy vào tác nhân gây bệnh. Mi mắt sưng húp, mọng, mắt đỏ (do cương tụ mạch máu), đau nhức, chảy nước mắt.

       Để chữa bệnh đau mắt đỏ hiệu quả nhất, phải phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, nếu không may bị bệnh, tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ. Để phòng bệnh, bạn cần chú ý vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, khi ra ngoài phải có biện pháp bảo vệ mắt (đeo kiếng) và tránh tiếp xúc với người bị bệnh.em khong.jpg

*Bạn gái: 6 lời khuyên giữ gìn vóc dáng thon gọn trong mùa thu

       Mùa thu, thời tiết dễ chịu khiến bạn cảm thấy ngon miệng hơn, từ bữa ăn đến giấc ngủ. Điều này gây “nguy hiểm” cho vóc dáng thon thả của bạn.

       Dưới đây là 6 cách giúp bạn duy trì vóc dáng trong mùa thu nàỵ

       1. Tận dụng lợi thế của thời tiết

       Mùa thu với tiết trời dễ chịu, là khoảng thời gian tuyệt vời và thích hợp để bạn tập thể dục ngoài trời và tận hưởng không khí thoáng mát. Đi bộ, đạp xe, là những môn thể thao thích hợp trong mùa nàỵ

       Nhiều lớp học tại phòng tập thể dục và các nơi khác bắt đầu vào mùa thu, do đó, bạn cũng nên chọn và tham gia một lớp học nào đó thích hợp với mình.

       2. Xem tivi, kết hợp hoạt động

       Trong khi bạn xem tivi, bạn vẫn có thể đi bộ hoặc chạy tại chỗ, đứng lên hoặc ngồi xuống. Trong một chương trình dài, bạn nên dành ra khoảng 20 phút để tranh thủ vận động cơ thể.

       Mùa thu là khoảng thời gian tuyệt vời và thích hợp để bạn tập thể dục ngoài trời và tận hưởng không khí thoáng mát.

       3. Tập thể dục trong mọi tình huống

       Để đi tới những nơi không quá xa, thay vì đi ô tô, bạn có thể thay đổi thói quen lười biếng, bằng cách đi bộ. Trong những trường hợp khác, thay vì đi thang máy, bạn hãy đi cầu thang cấp để vận động được nhiều hơn.

       Vận động thường xuyên như vậy cũng sẽ giúp bạn đốt cháy được các chất béo dư thừa trong cơ thể, không phải lo đến chuyện tăng cân và “phát tướng”.

       4. Nâng niu, chăm sóc bản thân

       Mùa thu là thời gian để trẻ hóa cơ thể, tâm trí và tinh thần. Massage một chút, ngồi thiền hay tham dự một lớp học nghệ thuật, vẽ, nhạc, làm thơ, sẽ giúp bạn cảm thấy yêu bản thân mình hơn, đồng thời cũng tốt hơn cho sức khỏẹ

       Điều này giúp bạn cảm thấy tốt hơn về cả thể chất, tình cảm lẫn tinh thần. Một khi tâm trạng bạn đã thoải mái, bạn sẽ kiểm soát việc ăn uống của mình tốt hơn.

       5. Nhớ quy tắc 30 ngày

       Phải mất khoảng 4 tuần để cơ thể thích ứng với những thay đổi trong lối sống, đó là lý do tại sao có nhiều người vội từ bỏ “kế hoạch” của họ trong vòng 30 ngày đầu tiên, vì cảm thấy không tiến bộ.

       Hãy cố gắng gắn bó với kế hoạch giữ dáng của bản thân trong một tháng, sau đó, bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn để tiếp tục.

       6. Tìm động lực của bạn

       Mỗi người có những mục tiêu khác nhaụ. Điều quan trọng cần làm đầu tiên là phải khám phá ra những mục tiêu cá nhân của mình, cho dù đó là giảm cân hay là giữ dáng sau khi đã giảm cân.

       Nhưng mục tiêu là không đủ để bạn cố gắng thực hiện hàng ngày. Vì vậy, hãy chọn một điều gì đó làm động lực thúc đẩy sẽ giúp bạn cố gắng hơn và có khả năng “hoàn thành” mục tiêu. Ví dụ như: Bạn phải giảm cân, để mặc vừa một chiếc áo khoác rất đẹp trong mùa Giáng Sinh, Tết Tây, Tết Ta sắp tớithu chin.jpg

       *Củ cải: thực phẩm dinh dưỡng tốt nhất cho mùa thu

       Ăn lá củ cải có tác dụng làm đẹp da. Bởi trong lá củ cải giàu vitamin A, vitamin C. Có thể phòng chống da lăo hóa, ngăn chặn h́ình thành các vết thâm nám, giữ cho da được trắng mềm.

       Ngoài vitamin, hàm lượng chất xơ trong củ cải cũng khá nhiều, đặc biệt là chất xơ thực vật trong lá càng phong phú. Các chất xơ thực vật này, có thể tiêu trừ táo bón, bài trừ độc tố, từ đó giúp cải thiện làn da, tránh da thô ráp, giảm mụn bọc.

       Giảm đau

       Hiệu quả giảm đau của củ cải rất tốt. Nếu bị đau mỏi cơ bắp hoặc đau khớp, bạn có thể trực tiếp lấy củ cải gọt vỏ, lấy vỏ đắp lên chỗ đau, cũng có thể bỏ vỏ củ cải vào trong một cái túi vải để chườm nóng.

       Khi bị đau răng, có thể đặt túi chườm nóng lên bề mặt da, trên má, hoặc cũng có thể dùng bông tăm nhúng vào nước củ cải và đắp vào chỗ răng đaụthu nam.jpg

*10 cách ngăn ngừa dị ứng trong mùa thu

       Khi chuyển sang mùa thu, cũng là lúc chuyển thời tiết, nên rất nhiều người dễ bị dị ứng. Sau đây là một số hướng dẫn đơn giản, giúp bạn đề phòng dị ứng hiệu quả và thiết thực.

       1. Kiểm tra định kỳ

       Nấm mốc thường phát triển nhanh vào đầu mùa thu và do vậy, thật khôn ngoan khi kiểm tra mọi khu vực trong nhà có nguy cơ ẩn chứa nấm mốc.

       Luôn thay thế những tấm thảm đã bị nước làm hỏng và ẩm ướt, cần bảo đảm những chiếc vòi nước nhà bạn không bị rò rỉ, sàn nhà bị thối mục.

       2. Đừng biến ngôi nhà thành hộp kính

       Cần giữ độ ẩm trong nhà ở mức 50% hoặc ít hơn, tránh sự phát triển của nấm mốc và các bụi bẩn trong nhà, nếu bạn có tiền sử bị dị ứng.

       Ở những phòng thấp như dưới tầng hầm, có thể là một trở ngại, khó khăn, trong trường hợp này, sử dụng mái giảm độ ẩm là lý tưởng nhất.

       3. Chú ý độ ẩm trong nhà

       Bạn có thể mua dụng cụ tạo và hút ẩm, để giữ độ ẩm ở mức thích hợp và giảm thiểu các triệu chứng dị ứng.

       Đồng thời cũng nên kiểm tra ảnh hưởng của mức hơi ẩm, do cây cảnh trong nhà gây ra, đặc biệt trong phòng ngủ.

       4. Chú ý tới chất chống dị ứng

       Nếu bạn bị dị ứng với các chất dị ứng ở trong nhà, nên phủ lên gối và đệm lớp chống dị ứng. 

       Một nghiên cứu gần đây của nước Anh cho biết “hạn chế thời gian sử dụng giường vào ban ngày” sẽ giảm lượng đáng kể bụi bẩn, nấm mốc ở giường.

5. Có kế hoạch hoạt động ngoài trời

Nên lập kế hoạch các hoạt động ngoài trời khôn ngoan để tránh phấn hoan và các vật ẩm mốc, nguồn dị ứng phổ biến nhất. Phấn hoa xuất hiện nhiều trong những ngày khô và gió, giảm nhanh vào những ngày ít gió, mưa hoặc ẩm ướt.

       6. Vệ sinh máy điều hòa

       Chỉ sử dụng máy điều hòa khi cần thiết và đừng quên vệ sinh, lau chùi máỵ

       7. Giữ nhà cửa thoáng sạch 

       Đời sống tình dục cũng có thể bị ảnh hưởng nếu tình trạng dị ứng không được kiểm soát tốt. Một nghiên cứu gần đây phát hiện ra rằng, có hơn 80% các cặp đôi thừa nhận, có những ảnh hưởng tiêu cực của dị ứng, đối với đời sống tình dục cũng như giấc ngủ. Do vậy, luôn bảo đảm các vật dụng sạch sẽ và cửa nhà thoáng mát, cũng là cách giảm nguy cơ dị ứng, nâng cao đời sống tình dục.

       8. Thuốc chống dị ứng

       Ngăn ngừa các triệu chứng dị ứng, bằng thuốc chống dị ứng. Cũng nên đi khám để được kê thuốc khi dị ứng da, giúp hạn chế đến mức tối đa các triệu chứng dị ứng khó chịụ

       9. Không để các chất gây kích ứng trong nhà

       Tránh để các chất gây kích ứng trong nhà, như các sản phẩm tẩy rửa, vật dụng gia đình, nhà vệ sinh nếu gia đình có người bị bệnh dị ứng và hen suyễn. Tốt nhất nên có thiết bị thông gió ở trong nhà.

       10. Chú ý chất liệu sàn nhà

       Sàn nhà tốt nhất là sàn bằng gỗ, có vải sơn lót sàn nhà và sàn bằng đá lát. Nếu sàn nhà bạn trải thảm, nên coi lại, sử dụng máy hút bụi có phù hợp không.thu ha noi.jpg

*3 điều cần làm cho chính mình trong mùa thu

       Mùa thu, nhiệt độ nóng lạnh thất thường, độ ẩm trong không khí tương đối cao và khí hậu có xu hướng khô. Khí hậu khô dễ dẫn đến khô miệng, khô da, viêm họng, ngứa.

       Vào mùa thu, nếu không cẩn thận dễ bị cảm lạnh, nhức đầu, đầy hơi, dạ dày, đau khớp và một loạt các triệu chứng khác.

       Dưới đây là một số mẹo giúp bạn khỏe mạnh hơn trong mùa thu:

       – Đầu tiên: Ăn uống đúng cách để bảo vệ đường tiêu hóa

       Trong mùa thu, vi khuẩn sinh sản nhanh chóng và thực phẩm dễ hư hỏng, nên càng dễ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. Mùa này, các rắc rối liên quan đến dạ dày và bệnh đường ruột xảy ra thường xuyên và liên tục. Những người bị viêm dạ dày mãn tính, nên chú ý giữ ấm bụng, để ngăn chặn đau bụng do lạnh bụng và làm cho các bệnh nặng thêm.

       Ngoài ra, chúng ta cũng nên chú ý tăng cường tập thể dục và chế độ ăn uống. Các chế độ ăn uống của những người bị bệnh dạ dày nên được giữ ấm, mềm và tươi. Bạn nên ăn nhiều, nhưng ăn làm nhiều bữa và mỗi bữa ăn một ít với một thời gian nhất định.

       – Thứ hai: Chú ý giữ ấm cổ, cột sống, chận tay.

Ngay từ lúc vào thu đã có sự khác biệt nhiệt độ giữa ngày và đêm. Vì vậy, nếu không cẩn thận, nhiều người có thể sẽ bị cảm lạnh. Trong trường hợp bị cảm lạnh, có thể dẫn tới co thắt mạch máu và độ cứng cơ ở cổ. Các chuyên gia cho rằng, trước tiên chúng ta nên chú ý đến sự ấm áp của cổ. Khi mùa thay đổi, đàn ông nên cố gắng mặc áo cổ cao, phụ nữ nên có khăn quàng hoặc khăn cổ, cần cả khăn choàng đầu.

       Các hoạt động thể chất vào mùa này sẽ giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt hơn, thực hiện các chức năng hay hơn. Ngoài ra, phát triển các thói quen làm việc đúng, chú ý đến tư thế ngồi trong công việc và đời sống, chú ý đến giấc ngủ, sẽ giúp bạn sống khỏe mạnh.

       – Thứ ba: Thay quần áo kịp thời để chống lạnh

       Cũng do sự khác biệt nhiệt độ giữa ngày và đêm, giữa trong nhà và ngoài trời, mà mùa này dễ gặp các bệnh như viêm họng, viêm phổi và các bệnh hô hấp xảy ra thường xuyên. Do vậy, chúng ta nên chú ý thay quần áo theo đúng điều kiện thời tiết thay đổi, để tránh bị nóng quá hoặc lạnh quá.

       Đừng đứng trước quạt hay điều hòa để làm mát sau khi ra mồ hôi, không ăn nhiều và ăn quá nhanh các đồ uống lạnh và các loại thực phẩm khác. Bạn nên uống nhiều nước đun sôi để giữ ấm cơ thể.thu vang.jpg

*Điều trị cảm lạnh và cảm cúm mùa thu

       Nếu trong thời điểm giao mùa này, bạn hoặc người thân trong gia đình bị cảm lạnh hoặc cảm cúm ghé thăm, thì hãy áp dụng những biện pháp tự nhiên sau để mau chóng thoát khỏi nó nhé!

       Vì sao cảm lạnh và cảm cúm thường hoành hành lúc thu đông?

       Nhiều người nghĩ rằng 2 bệnh này thường xuất hiện vào mùa đông nhưng thực tế mùa thu cũng là mùa có thể phát sinh bệnh.

       Nguyên nhân bởi vì mùa thu thường có những cơn mưa thu bất chợt, mỗi khi bạn đi ngoài đường hoặc khi ban đêm, bạn vẫn thường nằm trước quạt máy, mà lại không giữ ấm được phần ngực và cổ sẽ sinh ra cảm lạnh và cảm cúm. Khi ấy toàn thân bạn sẽ có dấu hiệu đau mỏi, khó chịu, sốt nóng sốt lạnh, nhức đầu, đau họng và họ.

       Do đó, thay vì sử dụng những loại thuốc giảm đau, hạ sốt bằng kháng sinh không cần theo toa để điều trị, bạn hãy sử dụng những biện pháp tự nhiên dưới đây nhé, để tránh những tác dụng phụ không cần thiết ảnh hưởng tới sức khỏẹthu muoi mot.jpg

9 mẹo tự nhiên điều trị cảm lạnh và cảm cúm mùa thu đông

       1. Hỉ mũi thường xuyên

       Điều quan trọng để hỉ mũi của bạn thường xuyên khi bị sổ mũi do cảm lạnh, là để chất nhầy không tiếp tục xâm nhập vào trong mũi. Nhưng khi bạn hỉ mũi, áp lực ấy có thể gây đau tai bạn đấy!

       Vì thế cách tốt nhất để hỉ mũi của bạn, là bấm một ngón tay trên một lỗ mũi, trong khi bạn nhẹ nhàng hỉ lỗ mũi kia. Cuối cùng, bạn nên rửa tay kỹ càng trước và sau khi hỉ mũi nhé!

       2. Nghỉ ngơi

       Nếu bạn bị cảm lạnh hoặc cảm cúm ghé thăm, hãy dành thời gian nghỉ ngơi để tiếp thêm năng lượng cho cơ thể, nhằm tạo ra hệ miễn dịch khỏe mạnh.

       Vì thế, nếu cảm thấy mệt mỏi, bạn hãy đừng ngần ngại nằm xuống nghỉ ngơi, dưới tấm chăn ấm nhé! 

       3. Súc miệng

       Súc miệng có thể làm giảm tạm thời sự đau họng. Vì thế, bạn hãy thử pha một muỗng cà phê muối hòa tan trong nước ấm và dùng dung dịch này súc miệng ngày 4 lần. Hiệu quả lắm!

       Để giảm sự đau cổ họng, bạn hãy tự chế một loại nước súc miệng có chứa trà xanh (một chất tanin) để thắt chặt các màng tế bàọ

       Hoặc bạn cũng có thể sử dụng mật ong, bằng cách trộn một muỗng canh lá mâm xôi hay nước chanh, trong 2 ly nước nóng, với một muỗng cà phê mật ong. Hãy đợi cho đến khi hỗn hợp này nguội và dùng nước này để súc miệng.

       4. Uống nước nóng

       Uống nước nóng hoặc nước canh nóng, có thể làm giảm nghẹt mũi, giúp ngăn ngừa sự mất nước và làm dịu viêm màng mũi và cổ họng của bạn.

       5. Tắm dưới vòi sen

       Tắm dưới vòi sen giúp dưỡng ẩm mũi và giúp bạn thư giãn. Nếu bạn cảm thấy chóng mặt từ bệnh cúm, hãy dùng bọt biển để tắm khắp cơ thể nhé.

       6. Thoa tinh dầu bạc hà cho mũi

       Bạn có thể thoa một lượng nhỏ tinh dầu dưới mũi, để giúp thở tốt hơn và làm dịu da bị kích thích ở hốc mũị

       Bạn có thể sử dụng tinh dầu bạc hà, bạch đàn hoặc long não đều ổn, vì chúng đều có thành phần làm tê giúp làm giảm cơn đau của mũị

       7. Áp dụng chườm nóng hoặc lạnh

       Sử dụng chườm nóng hoặc lạnh xung quang xoang tắc nghẽn, có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn. Bạn có thể mua những gói chườm này tại nhà thuốc, hoặc tự làm gói chườm nóng hoặc lạnh của riêng bạn.

       Cách đơn giản nhất là bạn nên lấy một chiếc khăn ẩm và để nó trong lò vi sóng 55 giây (kiểm soát nhiệt độ để bảo đảm phù hợp với bạn.) Hoặc lấy một túi đậu Hà Lan đông lạnh nhỏ, để sử dụng như một gói chườm lạnh.

       8. Sử dụng gối đầu đặc biệt

       Nếu như bạn quá ngạt mũi, bạn có thể gối đầu bằng chiếc gối đặc biệt có đệm lò xọ Điều này sẽ trợ giúp mũi của bạn dễ thở và dễ thoát nước hơn.

       9. Không ra ngoài trời trừ khi cần thiết

       Thường thì những thay đổi áp suất không khí bất ngờ, sẽ càng làm cho tình trạng cảm cúm hoặc cảm lạnh của bạn trở nên trầm trọng hơn.

       Do đó, hạn chế ra ngoài không khí nếu có thể nhé. Nếu bạn phải đi ra ngoài trời, hãy sử dụng một loại thuốc thông mũi và mang theo một bình xịt mũi để sử dụng ngay trước khi đi và dừng lạị

       Ngoài ra, nhai kẹo cao su và nuốt thường xuyên cũng có thể giúp giảm bớt áp lực.

       Lưu ý:

       Nếu sau khi áp dụng những mẹo điều trị tự nhiên trên, mà các triệu chứng vẫn nặng hơn, thì bạn nên tìm tới thăm khám bác sĩ thôi!thu ba.jpg

*Thu về! khung cảnh đẹp muôn mầu, nhưng để không bị ốm lúc giao mùa!

       Bạn đừng để mình mắc phải chứng đau họng hay cảm cúm, tiêu chảỵ, khi thời tiết đang giao mùa bởi hoàn toàn có thể phòng ngừa chúng.

       Dinh dưỡng hợp lý

       Dinh dưỡng hợp lý giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể với bệnh tật. Chế độ ăn cần đáp ứng nhu cầu về năng lượng, ăn thiếu và thừa đều có hại. Bạn cần lên một chế độ ăn cung cấp đủ nhu cầu các chất dinh dưỡng bao gồm:

       – Chất đạm (chiếm 10 – 15% năng lượng do đạm cung cấp trong 1 bữa ăn) có nhiều trong thức ăn động vật (thịt, cá, sữa, trứng) và thức ăn thực vật như đậu, đỗ, lạc.

       – Chất béo và tinh bột giúp cung cấp năng lượng chính. Không nên chỉ ăn chất béo động vật (dầu, mỡ) mà nên có 1/3 là chất béo nguồn gốc thực vật (vừng, lạc).

       – Vitamin và khoáng chất có trong rau xanh và quả chín sẽ giúp cung cấp vitamin, chất xơ và các chất khoáng cần thiết cho cơ thể.

       Chế độ ăn cần đáp ứng nhu cầu về năng lượng, ăn thiếu và thừa đều có hạị

       Bên cạnh chế độ ăn dinh dưỡng bạn cần tuân thủ chế độ ăn hợp lý: ăn đủ 3 bữa chính nhưng luôn ưu tiên cho bữa sáng, vẫn bữa quan trọng nhất cung cấp năng lượng cho cơ thể.

       Một mặt quan trọng khác của dinh dưỡng hợp lý là thức ăn cần đảm bảo vệ sinh, thức ăn cần chế biến sạch sẽ, không bị ôi thiu, không chứa các chất có hại cho cơ thể.

       Hoạt động thể lực tăng sức đề kháng tự nhiên

       Luyện tập thể lực thường xuyên sẽ có những tác động tích cực lên hệ miễn dịch, đồng thời sự tiếp xúc với môi trường tự nhiên, sẽ giúp cơ thể dần dần có được nguồn kháng thể tự nhiên, là nguồn vũ khí quan trọng giúp đề kháng với bệnh tật.

       Bạn hãy chọn cho mình một môn thể dục, thể thao phù hợp với thể lực cơ thể để luyện tập hàng ngày. Thể dục thể thao không những giúp bạn có một cơ thể cân đối mà hơn cả là có khả năng giúp cơ thể bạn chống đỡ lại với nhiều loại bệnh tật.

       Cân bằng thời gian sinh hoạt và nghỉ ngơi

       Bạn phải làm được điều này vì sức khoẻ chỉ có hạn, bạn cần có thời gian để cơ thể nạp năng lượng mới có thể tiếp tục làm việc. Cân bằng được thời gian sinh hoạt và nghỉ ngơi sẽ giúp bạn tránh bị quá tải, tránh được stress, căng thẳng là những nguyên nhân hàng đầu làm phát sinh bệnh tật.

       Giữ vệ sinh thân thể

       “Việc rửa tay thường xuyên với xà phòng có thể ngăn chặn được 47% các bệnh liên quan tới đường tiêu hóa và hơn 30% các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp cấp” (Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)).

       Như vậy, chỉ với một thói quen đơn giản là rửa tay sạch sẽ, đúng cách trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, có thể giúp bạn phòng tránh vô số những bệnh truyền nhiễm qua đường tay, miệng như tiêu chảy cấp, viêm gan, nhiễm giun sán, nhiễm ký sinh trùng nguy hiểm đường ruột.

       Xúc miệng nước muối, nhỏ nước muối sinh lý để rửa mũi và rửa mắt, sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh về được hô hấp.

       Mùa Thu, mùa có nhiều cảnh đẹp nên thơ nhất trong năm, tuy nhiên lại không tốt với sức khỏe. Mùa mà ai cũng nên đi chích ngừa, để bảo vệ sức khỏe cho chính mình.

       Khung cảnh có nên thơ cách mấy đi chăng nữa, mà thân thể bịnh lên, bịnh xuống thì…cũng như không!thu bay.jpg

Kính Chúc Quý Văn Thi Hữu trong Văn Thơ Lạc Việt Một Mùa Thu mơ mộng, yêu thương, vui vẻ, hạnh phúc, sáng tác hăng say, ca tụng Nàng Thu mỗi ngày một bài thơ như Thi sĩ Lê Tuấn nhé.thu muoi.jpg

con nai vàng.jpg
kinh chuc.jpg