Tác giả và Tác Phẩm

TOAN ÁNH NHÀ VĂN TIỀN CHIẾN CUỐI CÙNG ĐÃ RA ĐI

TOAN ÁNH NHÀ VĂN TIỀN CHIẾN CUỐI CÙNG ĐÃ RA ĐI


Ngồi dưới gốc cây khế ngọt thở không khí tươi mát của một buổi sáng sau một đêm Saigon mưa rả rich nhấm nháp ly cà phê đen pha bằng đường ”ăn kiêng” của người tiểu đường lọai hai một cách thích thú nhà văn Toan Ánh móm mém cười rồi thủ thỉ

”-Mình sinh năm 1914 năm khởi đầu cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất tại Thị Cầu Bắc Ninh.Hồi đó Thị Cầu là Đáp Cầu được người Tây” đô thị hóa” trước tỉnh lỵ Bắc Ninh nên dân Thị Cầu Âu hóa rất mau.Mình làm quen với chữ nghĩa không phải là viết khảo cứu hay chuyên luận như bây giờ mà là viềt truyện ngắn.Truyện ngắn đầu tiên mình viết năm mình hai mươi tuổi đó là chuyện viết về một người ăn trộm có nghề vào lọai cao cường [sau này truyện ngắn này được Toan Ánh triển khai thành bộ sách Nghệ Thuật Ăn Trộm và Bắt Trộm rất nổi tiếng] nhưng truyện ngắn đầu tiên mình đưa đăng báo lại là truyện ngânø Chiếc Nhẫn Qúi in trên tuần báo Tiểu Thuyết Thứ Bẩy của Kịch Tác Gia Vũ Đình Long do Vũ Bằng làm thư ký tòa soan năm 1935.Mình viết văn cùng nhóm với Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Lan Khai,Tchya Thanh Châu, Tô Hòai, Nam Cao

Hồi đó văn chương Việt Nam chia ra làm hai nhóm rõ rêt một bên là nhóm Phong Hóa Ngày Nay với Nhất Linh Khái Hưng Thế Lữ Thạch Lam Tú Mỡ và Tự Lực Văn Đòan một bên là nhóm Tiểu Thuyết Thứ Bẩy với những Vũ Trọng Phụng Lan Khai Nguyễn Công Hoan Nguyễn Triêu Luật Nguyễn Tuân Vũ Bằng Tchya Thanh Châu Tô Hòai Nam Cao nhóm này có nhà xuất bản Tân Dân ø tạp chí Tao Đàn và tuần báo Tiểu Thuyết Thứ Bẩy

Toan Ánh viết về văn hóa là do Lan Khai gợi ý

Hồi đó Kịch tác gia Vũ Đình Long có nhà xuất bản Tân Dân Tuần báo Tiểu Thuyết Thứ Bẩy bán nguyệt san Phổ Thông và nguyệt san Tao Đàn

Nguyệt san Tao Đàn do Lan Khai làm chủ bút và Lan Khai đã yêu cầu Toan Ánh viết những ký sự về phong tục tập quán vì biết Toan Ánh đi nhiều và làm công chức có điều kiện tham khảo nhiều tài liệu nên  sẽ viết về đề tài này tốt ”hơn những anh em ngồi trong tòa sọan, Toan Ánh thành công trong lãnh vực này một phần nhờ con mắt xanh của nhà văn Lan Khai, Chuyện Toan Ánh viết truyện võ hiệp cũng do anh em nhất là Vũ Bằng khuyến khích Anh em cuối tháng thừòng  gặp nhau đi hát ả đào khi đi hát ả đào anh em thấy mình hay nói về hai thứ vũ khí thuần túy ø của người Việt Nam đó là Cây Bút Chì và Cây Thiết Lĩnh lại thấy mình là người tốt nghiệp trường huấn luyện viên thể thao Phan Thiết nên Vũ Bằng bảo rằng mình viết thử truyên võ hiệp và truyện trinh thám.Vũ Bằng  nói Phạm Cao Củng viết được hai lọai truyện này sao Toan Ánh rành võ nghệ lại không viết thật uổng và mình viết thử hai lọai truyện này đã thành công Nguyễn Tuân nghe mình kể về Cây Bút Chì tức  cái mai đào đất với sợi giây thừng đã viết thành truyện Ném Bút Chì trong Vang Bóng Một Thời mà ai cũng thích Toan Ánh chỉ là nhà văn nghiệp dư Theo Toan Ánh thì ông cầm bút hơn bẩy mươi năm nhưng nghề chính của ông không phải nghề văn vì vào đời ông làm công chức hành chánh rồi đi học trường hưấn luyện viên thể thao ở Phan Thiết thành huấn luyện viên thể thao,rồi quản thủ thư viện rồiThanh Tra Thuế Vụ và cuối cùng giảng viên đại học giáo sư trường Cao Đẳng Quốc Phòng [trường dạy văn hóa chánh trị cho các tướng lãnh VNCH] viết văn chỉ là một thú chơi tao nhã của Toan Ánh nhưng thú chơi này lại dai dẳng đeo  theo Toan Ánh xuốt một đời và khiến Toan Anh say mê không rời bỏ được.dù nhiều lúc vợ con thấy ông viết văn ”mất sức” quá khuyên nghỉ một thời gian,nhưng ngưng cầm bút chịu không nổi lại phải viết tiếp Ngay cái bút hiệu Toan Ánh cũng chỉ la cáchø nói lái lại cái tên Tóan của ông mà thôi trước khi ký bút hiệu này đó ông ký các bút hiệu Vương Quốc Sủng Hiển Vi nhưng không nổi ký bút hiêu Toan Ánh thì được bạn đoc thích Cái bút hiệu Toan Ánh nổi từ thiên ký sự Nếp Cũ đăng trên nguyệt san Tao Đàn và từ đó Nguyễn Văn Tóan chỉ sài một bút hiệu Toan Ánh mà thôi

Làm văn làm thơ làm sách thành công tất cả nhờ thầy mẹ và vợ Gặp anh em văn nghệ sĩ trẻ cũng như có tuổi nhà văn Toan Ánh luôn hỏi có đọc những gì Toan Ánh viết ra không đọc thấy có gì không vừa ý xin cho biết.Bởi vì con đường cầm bút của Toan Ánh là con đường tất cả cho Chân Thiện Mỹ ,ngườicầm bút  phải viết vì sự thật vì lẽ phải điều thiện và cái đẹp.Toan Ánh thành công vì có thầy là cụ đồ Chu Phượng Nghi cụ đồ Nghi không chỉ dạy Toan Ánh chữ nghĩa Thánh Hiền mà còn dạy Toan Ánh những ảo diệu của Lão Tử những Lễ Nghĩa của Khổng Tử con đường Tứ Diệu Đế của Phật Thích CaBên cạnh thầy đồ Chu Phượng Nghi là bà mẹ của Toan Ánh Theo nhà văn Toan Ánh mẹ ông là một ”liền chị” quan họ Bắc Ninh  mang trong đầu cả một kho tàng nh?ng câu ca quan họ Bắc Ninh truyền cho Toan Ánh qua chình tiếng hát ngọt ngào với tình mẹ bao la khiến cho Toan Ánh không thể nào quên đượcTuy nhiên người quan trọng hơn cả trong cuộc đời” trước thư lập ngôn” của Toan Ánh lai làø vợ người mà ông gặp lúc bà mới 15 tuổi và ”bỏ trầu”rồi tới 17 tuổi cưới” chạy tang” vi bà nội vợ ”hấp hối” sắp ”qui tiên”

Toan Ánh đã làm thơ về vợ như sau

Biết em năm ấy tuổi mười lăm

Mơn mởn trăng tơ giữa buổi rằm

Cô nữ học sinh trường tỉnh lỵ

Nhiều chàng trai trẻ vẫn yêu thầm

Biết em cách đó chẳng bao lâu

Anh đến anh xin bỏ miếng trầu

Bà nội bảo rằng em nhỏ quá

Nhưng thôi đôi trẻ đã thương nhau

Toan Ánh ở với vợ được có 29 năm vợ sinh đươc cho ông 11 người con thì qua đời vào năm 1969 vì bệnh xuất huyết bao tử ông ngồi liền 4 tháng trới viết cuốn hồi ký Nhớ Thương nói về vợ và ở góa 50 năm và còn ở gĩa lâu hơn nữa để làm thơ làm văn làm sách với sư phụ tá của trưởng nữ là tiến sỉ luât kiêm lương y ngành y học cổ truyền tên Uyển viết sách chung với trung tướng Nguyễn Bảo Trị.
Theo Toan Ánh sau khi ông xuất bản cuốn Nếp Cũ trung tướng Nguyễn Bảo Tri lúc đó đang làm bộ trưởng bộ Thông Tin ngỏ ý muốn làm chung với ông một bộ sách về Đất Nước và Con Người Việt Nam Toan Ánh đã nhận lời nhưng yêu cầu trung tướng Nguyễn Bảo Trị ký bút hiệu khi viết sách chung với ông.Trung tướng Nguyễn Bảo Tri đã đồng ý và ký bút hiệu là Cửu Long Giang

Bộ sách viết chung với tướng Nguyễn Bảo Tri của Toan Ánh đã được nhà xuất bản Nam Chi của nhà văn Phùng Tất Đắc in và phát hành bộ sách này rất được bạn đọc hoan nghênh.Theo Tóan Ánh bộ sách này thành công nhờ tác giả Cửu Long Giang có nhiều người giúp ông sưu tầm tài liệu vàCửu Long Giang có phương pháp làm việc khoa học biết sàng lọc tài liệu kỹ lưỡng trước khi xử dụng và Cửu Long Giang viết rất sách nghiêm chỉnh đâu ra đó Toan Ánh rất hãnh diện có một người công tác  với ông đàng hòang như Cửu Long Giang và ông rất sung sướng sau bao nhiêu vật đổi sao rời ông liên lạc lai được với Cửu Long Giang Tìm lai chiếc máy chữ để tiếp tục viết.

Hiện Toan Ánh đang ở với trưởng nữ là tiến sĩ luật kiêm lương y tên Uyển tại một căn nhà bề ngang 3mét bề dài 15 mét trong một con hẻm tại vùng Phú Nhuận [nữ tiến sĩ Uyển có nhà rất lớn tại cư xá ngân hàng ở Thảo Điền quận 2 nhưng bi công sản chiếm trao cho căn nhà ở con hẻm chùa Kỳ Viên Phú Nhuận. Toan Ánh cũng có một căn biệt thự tai đương vô phi cảng Tân Sơn Nhất nhưng ông không ở vì nơi này ồn ào quá.

Hơn mười năm nay Toan Ánh ở với trưởng nữ đươc con gái săn sóc từ ăn uống tới tắm gội thuốc men Toan Ánh bi bệnh tiểu đường lọai hai phải ăn kiêng và tập thể dục đều đặn. Thức ăn của Toan Ánh rất đơn giản sáng cháo gạo lức nấu nhừ với đậu đen đậu đỏ thêm một chút thịt một chút cá chỉ một chút thôi cho có hương vịù thịt cá trưa cơm gạo lức nấu nhừ nuốt chửng một muỗng canhvì Toan Ánh không còn một cái răng nào để nhai cả kèm một chén súp rau thịt chiều cũng vậyTóan Ánh rất thèm thuốc lá nhưng ngày chỉ đươc hút một điếu thức uống chính la nước nụ vối nấu với gừng nhưng lâu lâu cũng được nhấm nháp một chút trà và cà phê, chỉ một chút thôi cho đỡ thèm Tân truyền kỳ.

Toan Ánh đang viết bộ Tân Truyền kỳ, bộ này là những chuyện l ạ có thật viết liên hồi, đã ra được nhiều tập và còn ra tiếp nhiều tập nữa.Toan Ánh thường đọc cho trưởng nữ chép rồi trưởng nữ đọc l ại cho Toan Ánh chỉnh đốn chữ nghĩa câu cú, Lớn tuổi nhưng Toan Ánh làm việc rất chăm chỉ  ngày nào cũng nghe đọc báo thấy những chuyện lạ như chuyện Thánh Vật ở song Tô Lịch do kỹ sư Nguyễn Hùng Cường kể lại trên báo Người Bảo Vệ Pháp Luật nói về chuyện nạo vét sông Tô Lịch ở quận Cầu Giấy khúc gàn đền Qúan Đôi ”đụng” bẩy cây cọc gỗ lim co ghim xương người trên đó mà giáo sư sử học Trần Quốc Vượng bảo rằng đó là bùa ‘yểm” của Cao Biền ông xin mấy cái đĩa cổ về cất rồi” đột tử”Kỹ sư Cường thấy giáo sư Vượng đột tử và anh em đội thi công nhiều người có vấn đề về sức khiỏe ông đã tới chùa Hương ”thỉnh” hòa thượngThích Viên Thành một bậc cao tăng lập  trai đàn giải oan dùm, Hòa Thượng Thích Viên Thành đã vì lòng từ bi nhận lập trai đàn giải oan nhưng Hòa Thượng nói Hòa Thượng lập trai đàn giải oan xong ba tháng sau sẽ ” hóa” quả y như rằng ba tháng sau hòa thượng ”hóa” thật.

Truyện ly kỳ như vậy qua cách viết của Toan Ánh sẽ còn ly kỳ hơn. Mấy lúc sau này Toan Ánh đòi con gái kiếm lại cho ông cái mấy chữ Olympia ông dùng mấy chục năm nay để ông viết bằng máy chữ cho tiện. Không làm việc buồn lắm.

Toan Ánh tâm sự rằng tuổi già không đọc được phải nhờ người khác đọc nhưng nghe chuyện gì thích ông bắt con cháu phải tìm hiểu tới ngọn ngành để ông viết, Cái máy chữ giúp ông chuyển những ý nghĩ trong đầu thành văn rồi con gái chép lại đọc cho ông sửa cứ ngày vài ba trang”kiến tha lâu đầy tổ” sách chỉ mấy tháng là hòan thành ông đã có một trăm hai mươi bốn bộ sách và nếu trời cho sống thêm sẽ có nhiều hơn nữa.Toan Ánh nói thiên hạ bảo sách của ông là một bộ bách khoa tòan thư về phong tục tập quán của dân tộc Việt Nam nhưng ông vẫn thấy ông chỉ đáng là học trò của Phan Kế Bính mà thôi.

Theo Toan Ánh ông viết ông làm việc là chỉ để cuộc đời bớt buồn chứ chẳng có mục đích gì khác. Gặp khách nào Toan Ánh cũng hỏi sách ông viết có gì sai xin chỉ dùm.cái ông sơ nhất là viết sai với Toan Ánh nhà văn không được viết sai sự thật bẻ cong ngòi bút.

Ăn ngủ đi bộ và làm việc.

Nhà con gái trưởng của Toan Ánh rất chật nhưng phải dành một phòng cho Toan Ánh sông và làm việc Cái phòng nhỏ ngay kề phòng khách c ó kê một cái giường sắt cá nhân và một cái bàn nhỏ, Ngay trên bức tường kế giường sắt cá nhân của Toan Ánh là ảnh Toan Ánh phu nhân và hình ngày Toan Ánh 90 tuổi được con cháu và bạn bè chúc thọ. Toan Ánh lớn tuổi phải ngủ mùng và ở dưới đất cho tiện đi lại nhất là đi vệ sinh vì bênh tiểu đường thường đi tiểu nhiều nhất là về ban đêm

Với Toan Ánh đời chỉ còn ba cái thú là ăn ngủ và lách cách với cái máy chữ thú nhất là được làm việc được cho đầu óc bay bổng với chữ nghĩa

Cuối cùng thì lúc 23 giờ 45 phút ngày 14 tháng 5 năm 2009 Toan Ánh sau một c ơn ” đột quỵ”

cũng đã rời cõi thế để lại cho đời một trăm hai mươi bốn bộ sách đã xuất bản và một số di cảo

chưa in sẽ được con cháu in tiêp.

HÔ NAM