Văn Thơ

Thư Sinh : NGƯỜI LÍNH NĂM XƯA ĐOÀN PHƯƠNG HẢI

 Xin gửi một vài hình ảnh của Ông Nguyễn Phước Đáng ghi nhận được trong buổi ra mắt sách : Nhớ về …. Người Lính năm xưa của Đoàn Phương Hải, được tổ chức vào lúc 1:30 PM ngày Thứ Bảy 8 tháng 10 năm 2011 tại San Jose
 Theo sự nhận xét của giới truyền thông và của các vị đã từng tham dự rất nhiếu buổi ra mắt sách tại San Jose, đây là một trong những buổi  ra mắt sách thành công về số lượng người tham dự và số sách  bán  ra từ hơn 20 chục năm qua tại San Jose
 Các buổi ra mắt sách thành công như sau:
1- Khi Đồng Minh tháo chạy của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng
2- Hồi ký : Đất nước tôi của cố Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn
3-  Hồi ký : Tôi phải sống của Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ
4- Tâm pháp Khí Công của  nhà báo Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh
5- Bút ký, Tự truyện : Nửa Thế kỷ Viêt Nam của nhà văn Song Nhị
6- Huế, thảm sát Mậu Thân của cựu Thiếu tá CSQG Liên Thành

Vài hình ảnh buổi Ra mắt sách "Nhớ về Người Lính Năm Xưa" của ông Đoàn Phương Hải, tại trung tâm VIVO San Jose, chiều ngày 10/08/11.

Mời bấm vào các links sau đây :

 
 
DoanPhuongHai004.jpg

 Hình 1 : Không Quân Lê Văn  Hải, Trưởng Ban Tổ chức ( Hình Nguyễn Phước Đáng )

DoanPhuongHai004.jpg

 
Hình 2 : Không quân Trương Xương, bạn cùng khoá 19 Võ Bị Đà Lạt giới thiệu tác giả ( Hình Nguyễn Phước Đáng )

DoanPhuongHai004.jpg
 
 Hình 3: Nhà báo Thư Sinh Phạm Tài Tấn, cũng là một người lính năm xưa, giới thiệu tác phẩm (  Hình  Nguyễn Phước Đáng )

DoanPhuongHai004.jpg

Hình 4:  Cựu Thiếu Tướng Tư Lệnh Thủy Quân Lục Chiến Bùi Thế Lân và phu nhân  (Hình Nguyễn Phước Đáng )  

DoanPhuongHai004.jpg

 Hình 5: Toàn cảnh hội trường. Từ trái Cựu Thiếu tá BĐQ Lương Văn Ngọ và cựu Thiếu Tướng Tư Lệnh Cảnh sát Quốc Gia , Nguyễn khắc Bình  ( Hình Nguyễn Phước Đáng )

DoanPhuongHai049.jpg

 Hình 6 : Mũ Đỏ Đoàn Phương Hải ( Hình Nguyễn Phước Đáng )

 
DoanPhuongHai049.jpg
 
  Hình 7: Ông Bà Đoàn Phương Hải  ( Hình Nguyễn Phước Đáng )

=====================================================================

 Kính thưa Quý Vị Thi Văn Hữu thân hữu của Cơ Sở Văn Thơ Lạc Việt.

Chúng tôi xin trân trọng kính mời quý vị vui lòng tời tham dự buổi ra mắt sách viết về người lính VNCH được tổ chức tại
Trung Tâm VIVO vào lúc 1 giờ 30 ngày Thứ Bảy 8 tháng 10 năm 2011 của nhà văn chiến hữu nhảy dù Đoàn Phương Hải.
Anh Đoàn Phương Hải xuất thân khóa 19 Trường VBQG Đà Lạt là cựu Thiếu Tá Nhảy Dù, người đã từng tham dự những trận đánh
lừng danh của binh chủng Nhảy Dù. Anh cũng là người ở tại Charlie khi Đại Tá Nguyễn Đình Bảo hy sinh. Anh hát bài Người Ở Lại Charlie rất có hồn với giọng ca thổn thức.
Xin mời quý vị tới bắt tay người lính VNCH có rất nhiều chiến tích và cũng để biết về cuốn sách về Người Lính VNCH do người lính viết.
Xin hẹn gặp Quý vị tại ViVo chiều Thứ Bảy này.
Cảm ơn và kính chúc Quý Vị Vạn Sự Bình An
ĐA
 
Ðông Anh xin chúc Quí Vi An Vui Hanh Phúc

———————————————————————–

 

NGƯỜI LÍNH NĂM XƯA ĐOÀN PHƯƠNG HẢI

Một Tuần Tản Mạn

NGƯỜI LÍNH NĂM XƯA ĐOÀN PHƯƠNG HẢI
NHỚ VỀ… NGƯỜI LÍNH NĂM XƯA!

* Thư Sinh

Vào giữa năm 2000, người lính năm xưa Đoàn Phương Hải ra mắt tác phẩm đầu tay “Góc Biển Chân Trời”. Cuốn sách được đón nhận khá nồng nhiệt qua 3 lần tái bản. Như vậy, Đoàn Phương Hải khởi đầu việc viết lách của anh khá suông sẻ. Một khởi đầu mà các bạn văn cùng lứa với anh như Hoàng Khởi Phong, Huỳnh Văn Phú… cho là… muộn màng.
Vì cùng sống ở thành phố San Jose, bang California, và cùng sở thích tìm bạn bè đấu láo, nên tôi có nhiều dịp chuyện trò với Đoàn Phương Hải. Nên có đôi lần tôi thắc mắc rằng, anh viết rất “tới”, nhưng tại sao lại đến với văn chương trễ tràng như thế. Thì anh khiêm tốn trả lời: “Anh không dám nhận hai chữ “nhà văn” do bạn bè gán cho anh. Mà tập truyện “Góc Biển Chân Trời”, chỉ là một cách để anh giải tỏa những tiếc nuối, những kỷ niệm 12 năm làm lính trong binh chủng Nhảy Dù.
Nay, đúng 11 năm sau, người lính năm xưa, xưa và già hơn 11 năm trước, cho ra mắt cuốn sách thứ hai, mang tên là “Nhớ Về… Người Lính Năm Xưa”.
Tựa cuốn sách, lan man bởi ba cái dấu chấm chấm chấm, như muốn bày tỏ với bạn đọc rằng: Người lính năm xưa còn có nhiều điều để nói thêm, sau Góc Biển Chân Trời.
Hay nói cách khác, cuốn sách sau là tiếp nối cuốn sách trước, với cơ man ký ức về đời lính. Cũng hừng hực lửa, cũng đầy ắp tinh huynh đệ chi binh. Nhưng những yếu tố trên không chỉ loanh quanh trong binh chủng Nhảy Dù, mà còn liên quan đến các quân binh chủng bạn đã từng sát cánh, san sẻ máu xương với Nhảy Dù trên khắp các mặt trận.
Quả thế, với “Nhớ Về… Người Lính Năm Xưa”, chúng ta sẽ tìm thấy những bài: Mũ Đõ Mũ Nâu, Dambe Mũ Đỏ Mũ Đen, Không Quân… Nhảy Dù, Mũ Đỏ Mũ Xanh, Máu Lửa Trị Thiên…
Những trận đánh có sự phối hợp nhiều binh chủng như thế này, đều là những trận đánh lớn, đầy khốc liệt – được đánh đổi bằng xương máu, và sự hy sinh của rất nhiều người lính. Hầu hết những trận đánh ấy, đều có sự tham dự của Đoàn Phương Hải. Trong những giây phút tử sinh cận kề, những người lính “vai tựa vai, lưng đâu lưng” mà chiến đấu. Từ những hoàn cảnh ngặt nghèo đó, Đoàn Phương Hải và đồng đội mới cảm nhận được một cách thắm thía, thế nào là tình chiến hữu, tình huynh đệ chi binh. Thứ tình này, được Đoàn Phương Hải diễn tả nơi trang 75 như sau:
“Anh em nương nhau mà sống, mang tình huynh đệ vượt qua những gian nan, mang nghĩa đệ huynh dìu nhau lướt qua những cơn bão lửa… “Sống như thế này thì không thân thiết cũng trở thành thân thiết, không ruột thịt cũng trở thành ruột thịt”.
Mà khi những đồng đội ruột thịt đã rơi rụng ở chiến trường, thì làm sao những đồng đội còn sống sót sau mỗi trận chiến, không khỏi ngậm ngùi thương tiếc. Nên “Nhớ Về… Người Lính Năm Xưa”, đầy hình ảnh bóng dáng những tử sĩ. Họ là bạn đồng khóa, các đàn anh, đàn em xuất thân từ trường Võ Bị, trong đủ mọi quân binh chủng. Tất cả những anh em đồng đội không may đó, đã để lại biết bao nhiêu kỷ niệm trong ký ức người lính năm xưa Đoàn Phương Hải. Đó chính là những chất liệu phong phú làm nền tảng cho cuốn sách này.
Đến đây, thì chúng ta cũng nắm được một phần nào nội dung cuốn sách.
Muốn rõ hơn, hiểu tâm tình người lính năm xưa Đoàn Phương Hải nhiều hơn, chúng ta hãy lần theo dấu vết binh lửa, trong suốt 12 năm làm lính Dù của anh.
Đời lính của Đoàn Phương Hải, khởi đi từ lúc anh tình nguyện gia nhập khóa 19 trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt. Một khóa đặc biệt, nhằm đúng vào thời nhiễu nhương, và chiến tranh bắt đầu lan rộng. Nên vì nhu cầu chiến trường, khóa rút lại còn 2 năm, với 4 lần thay đổi Chỉ Huy Trưởng. Mà theo Đoàn Phương Hải, đây là cách thanh trừng hạ bệ giữa các phe phái thuộc thế hệ lính đàn anh. Toàn khóa 19, gồm ngót nghét 4 trăm người, ra trường đều chọn các binh chủng tác chiến; mà giờ kiểm điểm lại, đã gần một nửa hy sinh cho Tổ Quốc.
Riêng Hải, anh chọn và được nhận vào binh chủng Nhảy Dù, là do… cao lớn hơn các bạn khác! Và trong hầu hết 12 năm làm lính dù đó, anh phục vụ ở hai tiểu đoàn 7 và 11 Dù.
Về Tiểu Đoàn 7 anh đụng trận Đồng Xoài, tưởng đã chết, nếu không được các chiến sĩ Mũ Nâu vào giải cứu kịp thời. Ở trận này, anh mất người bạn thân cùng khóa: Trần Trí Dũng. Cái chết của người bạn thân này, còn ám ảnh Đoàn Phương Hải đến tận hôm nay, và được Đoàn Phương Hải tả lại một cách gián tiếp, qua hình ảnh người Mẹ trong bài viết “Mẹ Việt Nam”.
– Về Tiểu Đoàn 11 Dù, anh đụng trận Charlie. Trên ngọn đồi đầy máu lửa này, anh chứng kiến tận mắt cái chết của vị Tiểu Đoàn Trưởng: Trung Tá Nguyễn Đình Bảo. Sự ra đi của người đàn anh mà anh kính phục cả về tư cách lẫn tài năng, là đề tài cho anh viết hai bài: Máu Lửa Charlie và Nhang Khói Charlie.
– Sau trận đánh, Đoàn Phương Hải l
ê đôi nạng gỗ về hậu cứ, anh nhìn thấy “khu gia binh, khăn số quấn trắng trên đầu những góa phụ” (trang 192)
Hoặc lúc được hoán chuyển về đơn vị cũ, thì:
“Cảnh cũ vẫn còn đây, nhưng những người lính năm xưa không biết ai còn ai mất. Chiến trường đã cướp đi hầu hết những người lính cũ mà tôi quen mặt biết tên” (trang 71).
Những câu văn được trích dẫn trên đây, đã cực tả được hậu quả tàn khốc của cuộc chiến trong từng đơn vị tham chiến. Tất cả những đau thương của đời lính đã là quá khứ, lâu đến mấy chục năm trời. Vậy mà, người lính năm xưa Đoàn Phương Hải vẫn nhớ từng chi tiết. Vì anh là người dự cuộc, và sống sót trở về. Vì anh là người chọn đời lính, yêu màu áo hoa dù. Như anh từng tâm sự cách đây 11 năm, trong lần ra mắt tác phẩm “Góc Biển Chân Trời”:
“Một phần tư thế kỷ đã trôi qua với bao vật đổi sao dời, dù ở góc biển chân trời nào, công việc, đời sống thay đổi ra sao, tôi vẫn yêu thích và nếu có dịp tôi vẫn mong muốn mặt bộ áo hoa dù với chiếc nón đỏ trên đầu. Vì tự thâm tâm tôi, tôi biết chắc một điều: người ta có thể đưa tôi ra khỏi quân đội, nhưng không ai có thể đưa quân đội ra khỏi tôi”.
Một phần thư thế kỷ cộng thêm 11 năm. Tâm sự của người lính năm xưa Đoàn Phương Hải trong cuốn sách “Nhớ Về… Người Lính Năm Xưa”, vẫn y nguyên như vậy.
Cuốn sách gồm tổng cộng 12 bài được anh viết trong những thời điểm khác nhau. Và cái thời điểm cuối cùng, là lúc anh trở về quê hương, thăm lại những chiến trường xưa.
Trước hết, anh về thăm trường Mẹ, rồi lần theo quốc lộ 1 thăm lại những nơi xảy ra những trận đánh lớn: Thường Đức, Huế, Quảng Trị, Gio Linh… đến tận đầu giới tuyến.
Về thăm trường mẹ, anh không được phép vào, mà chỉ đứng ở ngoài quan sát, để không khỏi đau xót trước những nét tàn tạ của ngôi trường, vốn từng là quân trường qui củ nhất vùng Đông Nam Á. Cám cảnh, anh ghi lại:
“Tự dưng tôi hối tiếc, giá đừng về, đừng thấy, đừng thăm, thì hình ảnh trường mẹ, Lâm Viên của một thời gươm súng ngày xưa mãi mãi êm đềm và đẹp mãi trong ký ức”.
Đúng vậy, cảnh cũ người xưa có quá nhiều thay đổi. Nên lần theo dấu binh lửa năm xưa, chỉ còn là kỷ niệm giữ trong ký ức. Những kỷ niệm đó, cứ ùn ùn kéo về trong tâm hồn người lính năm xưa Đoàn Phương Hải.
Và có thể nói, trong tất cả những nơi anh về thăm lại, thì việc anh trở lại ngọn đồi Charlie, được anh sửa soạn kỹ nhất. Ngoài phần nhang khói, một bó hoa có màu sắc lá cờ vàng ba sọc đỏ, anh còn mang cả chiếc máy thu thanh, cho phát lại bản nhạc “Người Ở Lại Charlie”, để “gởi gió mang lời ca tiếng nhạc bay khắp rừng xanh núi đỏ Charlie, để tiếc thương Anh (cố Đại Tá Nguyễn Đình Bảo, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 11 Dù)
cùng đồng đội”. (trang 208).
Khi đọc đoạn văn trên, chỉ c01 nhữngù người lính năm xưa mới cảm nhận được một cách sâu sắc tấm lòng người lính năm xưa Đoàn Phương Hải. Còn những kẻ đứng ngoài cuộc chiến, thì cho đây là… hư cấu!
Tôi cũng là một người lính năm xưa, nên tôi tin rằng, cảnh trên đây, là có thực. Vì tôi đã từng muốn khóc với Đoàn Phương Hải, khi anh hát bản nhạc này, trong một chương trình văn nghệ vinh danh người lính Việt Nam Cộng Hòa, do niên trưởng Vũ Văn Lộc tổ chức tại trường Foot Hill College cách đây vài năm.
Và, cũng vì vô tình nhắc đến mấy chữ “hư cấu” và “có thật”, nên tôi đâm ra không đồng ý lắm với Đoàn Phương Hải, ở hai chữ “Tâp Truyện” mà anh in trên bìa cuốn sách.
Cái sự không đồng ý này, không dính dáng tới nội dung cuốn sách. Mà nó dây dưa tới một câu hỏi:
Lối văn mà Đoàn Phương Hải xử dụng để viết cuốn sách “Nhớ Về… Người Lính Năm Xưa”, là thể ký hay thể truyện?
Hỏi xong, tôi cũng chẳng bắt người bạn văn của tôi phải trả lời. Vì nói cho cùng, tôi cũng chỉ là một kẻ bị méo mó bởi nghề nghiệp, với ý nghĩ -phải phân biệt rạch ròi giữa thế ký và thể truyện. Với lại, “ký” hay “truyện” chỉ có giá trị, khi người viết đạt được sự cảm thông nơi người đọc. Đó mới là giá trị đích thực của một tác phẩm.
Cụ thể tôi xin ghi ra đây 1 đoạn văn tả tình tả cảnh. Nếu đoạn văn này được Đoàn Phương Hải viết vào thời gian tôi đang dạy môn Việt văn ở bậc Trung Học Đệ Nhất Cấp, chắc chắn là tôi sẽ đem ra giảng dạy cho lũ học trò của tôi:
“Tôi ghé thăm hậu cứ tiểu đoàn.
Vẫn những căn nhà thân yêu nằm dưới những hàng cây xanh mát.
Vẫn những tiếng rơi khô cứng của những quả cao su khô rơi trên mái tôn. Hàng cây trước sân đại dội 72, nơi tôi vẫn tập họp binh sĩ ngày xưa, không có gì thay đổi. Trên cao, những chiếc lá vàng khô vẫn bay như bươm bướm, phủ đầy sân đại đội, mỗi khi có cơn gió thổi về.
Cảnh cũ vẫn còn đây, nhưng những người lính năm xưa không biết ai còn ai mất. Chiến trường đã cướp đi hầu hết những người lính cũ mà tôi quen mặt biết tên.
Tiếng kèn hạ cờ buổi chiều tan loãng trong không gian, lướt thướt trên rặng cao su, quyện tròn theo những căn nhà
vòm, len lỏi thật sâu trong ký ức, để tôi nhớ về những người lính năm xưa”.
Văn chương đến thế, là…. số dzách!
Và chắc hẳn, đoạn văn trên, sẽ gây xúc động nơi tâm hồn tất cả những người lính năm xưa như bạn. Phải không!
Hẹn gặp lại bạn trong buổi ra mắt tác phẩm này, được tổ chức vào lúc 1:30 chiều Thứ Bảy 8 tháng 10 nam 2011 tại Trung Tâm VIVO.
Thư Sinh

 

 

Buổi Ra Mắt Sách Đầy Ắp

Tình chiến Hữu

Của Thời Binh Lửa!

 

Tác GiĐoàn Phương Hải

Qua nét tốc họa của Mõ

 

Apr-24_Pics 001.jpg

 

Apr-24_Pics.jpg

 

 

nho ve 1.jpg

 

 

nho ve 2.jpg

 

nho ve 3.jpg

 

nho ve 4.jpg

 

nho ve 5.jpg

 

nho ve 6.jpg

 

Tưởng nhớ người anh cả Không Quân

  

 

 Niên trưởng Phạm Long Sửu (1925-2011)

* Nguyên Tham Mưu Trưởng Không Quân VNCH

* Nguyên Tổng Giám Đốc Hàng Không Việt Nam

 

 

Trần Dật/Ngô Ái Lan

 

Sáng sớm hôm đó, trong lúc đang mơ màng ngái ngủ, chuông điện thoại nhà reo. Ai gọi vào giờ này nhỉ? Mới chưa đầy 6 giờ sáng! Thói quen nghe điện thoại mỗi sáng sớm vào 6 giờ đã lâu không còn nữa, kể từ ngày chị Thân Thị Hảo, người chị cả trong Hội Ái Hữu QH/ÐK chúng tôi qua đời cách đây gần một năm. Nhấc điện thoại lên, bên kia đường dây một giọng nói quen thuộc, yếu ớt:

– Anh Dật ơi, tôi Sửu đây.

– Tôi chắc không còn sống được bao lâu nữa anh ạ! Xin anh nhớ những điều tôi nhờ anh trước đây.

– Khi tôi qua đời, xin đừng phủ quốc kỳ cho tôi.

Tôi ngạc nhiên hỏi tại sao? “Anh là người đã từng vào sinh ra tử, từ Nam ra Bắc, chinh chiến nhiều năm vì tổ quốc, anh quá đủ tư cách và xứng đáng được phủ quốc kỳ. Tại sao anh lại khước từ.”

Anh không trả lời câu hỏi của tôi mà bâng quơ hỏi lại tôi:

– Anh còn nhớ không? Tôi qua đây đã hơn 20 năm, hầu như ai qua đời cũng được phủ cờ, có phải thế không anh Dật?

Tôi lặng yêu không trả lời. Tôi hiểu ý anh.

Anh nói tiếp:

– Sau khi tôi qua đời, không muốn bạn bè, người thân nhìn khuôn mặt khô héo, tiều tụy của mình, chỉ nên để di ảnh, bình tro của tôi, bên cạnh bàn thờ Phật trang nghiêm là đủ.

– Ngày tang lễ tôi, nên tổ chức lễ cầu siêu, thăm viếng, di quan, an táng, chỉ một buổi, để khỏi phiền hà con cháu, bạn bè.

Những lời dặn dò ấy khiến tôi bùi ngùi xúc động, vì tôi biết rằng đây là những lời trăn trối cuối cùng của anh. Anh là một người bình dị, được tất cả anh em bạn bè cũng như thuộc cấp mến phục, và tính bình dị của anh vẫn còn thể hiện trước khi nhằm mắt lìa đời.

Hai ngày sau, cũng vào khoảng 6 giờ sáng, tôi được tin anh ra đi, thanh thản, nhẹ nhàng. Anh qua đời ngày Hai tháng Bảy, 2011.

Xin ơn trên phù hộ cho anh và mong anh siêu thoát về miền lạc cảnh.

Anh Phạm Long Sửu hưởng thọ 87 tuổi.

 

 

Niên trưởng Phạm Long Sửu tại trường bay phi cơ phản lực

 ‘Ecole de Chasse at meknes’, thập niên 1950s. (Hình: Tác giả cung cấp)

 

 

Kỷ niệm về anh lại dồn dập trở về trong ký ức tôi. Vào một ngày đầu hạ năm 1990, tôi tổ chức một buổi họp mặt, gây quỹ của nhóm “không gian thân tình” để giúp đỡ các anh em Không Quân và gia đình cô nhi quả phụ gặp khó khăn tại quê nhà. Tình cờ gặp lại anh sau nhiều năm tháng, anh đến nhà tôi cùng với người bạn thân cùng khóa, phi công Chuẩn Tướng Nguyễn Ngọc Oánh. Cuộc họp mặt thân tình và kết quả tốt đẹp. Trước khi ra về, anh xiết mạnh tay tôi, nói: “Việc làm của anh có ý nghĩa rất đáng khuyến khích. Tuy nhiên, trong vấn đề tài chính cần phải rõ ràng, minh bạch, và sử dụng đúng.”

Tính anh vốn cương trực nên lời nói của anh thẳng thắn, chân tình. Tôi càng quý mến anh hơn từ dạo đó.

Niên trưởng Phạm Long Sửu sinh ngày 25 tháng 11 năm 1925 (Ất Sửu) tại Hà Nội. Xuất thân trong một gia đình trung lưu, chỉ có hai anh em, một trai và một gái. Anh là con trưởng. Thân phụ anh mất sớm, lúc anh mới 17 tuổi, người mẹ đảm đang, tảo tần, ở vậy nuôi còn thành tài.

Sinh ra ở Hà Nội nhưng tuổi thơ và cuộc đời của anh lại gắn bó với xứ Huế thân thương. Ðỗ tú tài năm 20 tuổi (1945) Ất Dậu. Vào thời điểm này, phong trào chống Pháp bùng phát khắp nước. Anh từ giã gia đình, mẹ và em gái để gia nhập lực lượng thanh niên tiền phong yêu nước ấy. Sau một thời gian, anh thấy phòng trào bị Việt Minh lợi dụng và anh bỏ về hậu phương tìm nguồn an ủi bên mẹ và em gái. Anh dành nhiều thì giờ trau dồi thêm ngoại ngữ và quyết tâm thực hiện giấc mộng trở thành phi công.

Trong thời gian này, anh gặp người yêu Hà Thị Bích Hà, thứ nữ của cụ Phó Thủ Hiến Trung Việt Hà Văn Lan. Năm sau, hai người thành hôn, hôn lễ Phạm Long Sửu và Hà Thị Bích Hà được cử hành tại Sài Gòn. Dịp may đến, mộng trở thành phi công của anh trở thành hiện thực. Vào năm 1951, khóa phi công đầu tiên được tổ chức, khóa thi và thụ huấn tại căn cứ Nha Trang. Anh là một trong 15 khóa sinh trúng tuyển. Trong kỳ thi tốt nghiệp, anh đậu thủ khoa với cấp bậc thiếu úy. Ðến bây giờ, hơn 60 năm qua, khóa anh chỉ con lại hai chiến hữu là Chuẩn Tướng Võ Dinh và Ðại Tá Trần Bá Quy. Ðặc biệt khóa học này có người hùng phi công Mai Văn Hạnh, nay cũng đã qua đời.

 

 

 

Ngày họp mặt của nhóm không gian thân tình tại tư gia ông Trần Dật vào mùa Thu 1990. Hàng ngồi, đầu tiên bên trái là niên trưởng Phạm Long Sửu. Hàng đứng, thứ nhì từ phải là tác giả Trần Dật. (Hình: Tác giả cung cấp)

 

Sau khi tốt nghiệp khóa phi công đầu tiên (bằng phi công số I của Không Quân VNCH), anh được điều động về phục vụ Phi Ðoàn I quan sát. Không lâu sau, anh được đề cử làm Biệt Ðội Trưởng sân bay thành nội Huế.

Ðầu năm 1954, anh lại trúng tuyển khóa phi công khu trục phản lực của trường “Ecole de L’Air at Salon de Provence,” trường không quân nổi tiếng của Pháp. Thời gian thụ huấn bốn năm, sau khi tốt nghiệp, sẽ được cấp bằng tương đương kỹ sư. Với tất cả ý chí, nghị lực, sau hai năm rưỡi miệt mài địa huấn và phi huấn, anh đỗ và được chuyển tiếp sang trường bay phi cơ phản lực “Ecole de Chasse at Meknes,” khóa học này thêm một năm rưỡi nữa, khóa sinh được huấn luyện trên các loại phi cơ khu trục và khu trục phản lực gồm có T33 của Hoa Kỳ, loại Vampire của Anh Quốc và Ouragan của Pháp Quốc. Trường gồm nhiều khóa sinh ngoại quốc, và bản xứ; với niềm đam mê, lòng quyết tâm và năng khiếu, lại một lần nữa anh tốt nghiệp thủ khoa.

Trước tài năng xuất sắc của anh, một người ngoại quốc, nhà trường và quân đội Pháp mời anh ở lại, sẵn sàng trả lương, với cấp bậc và quyền lợi như sĩ quan hiện dịch của quân đội Pháp. Ðiều này là một ước mơ của nhiều người. Nhưng với anh, dù vợ con, hiện đang sống trên đất nước Pháp đã lâu, vẫn không hề bị tiền bạc, danh lợi làm lung lạc. Anh từ chối lời đề nghị ấy, và nói: “Tôi đi du học để thêm kiến thức, trau dồi kỹ thuật mới để về phục vụ quê hương, đất nước đang cần tới.” Một quyết định đầy khó khăn, sáng suốt và can đảm!

Về nước, đầu năm 1958, anh được bổ nhiệm trưởng phòng hành quân Phi Ðoàn 1 khu trục đóng tại Biên Hòa. Suốt thời gian này, anh huấn luyện nhiều phi công nòng cốt cho Không Quân VNCH. Sau đó, chính anh thành lập và cũng là chỉ huy trưởng Phi Ðoàn 2 khu trục đồn trú tại Nha Trang.

Năm 1964, Không Quân VNCH bành trướng, anh là người tiên phong tổ chức đưa căn cứ Không Quân Ðà Nẵng trở thành Không Ðoàn Bốn Mươi Mốt Chiến Thuật. Khi còn là một chỉ huy trưởng Phi Ðoàn 1, và Phi Ðoàn 2 khu trục, cũng như lúc đảm nhiệm chức vụ Không Ðoàn Trưởng Bốn Mươi Mốt chiến thuật, anh là cấp chỉ huy luôn nhận lãnh nhiệm vụ trong các phi vụ hiểm nguy. Ðặc biệt trong các phi vụ Bắc phạt, anh tiên phong chỉ huy 6 phi tuần khu trục nặng, gồm 24 phi cơ chiến đấu trực chỉ không tập Vĩnh Linh, Quảng Bình. Mặc dầu hỏa lực phòng không của địch ác liệt và vô cùng nguy hiểm, anh vẫn bất chấp và can đảm tiếp tục các phi vụ sau này. Trong những phi vụ Bắc phạt ấy, anh hùng Phạm Phú Quốc – người từng là chỉ huy phó Phi Ðoàn 1 khu trục của anh trước đây – đã hy sinh trên đất địch.

Ðầu năm 1965, anh được bổ nhiệm chức vụ tham mưu trưởng Không Quân. Ngay sau khi nhậm chức, anh muốn cải thiện và xây dựng quân chủng Không Quân có tầm cỡ. Ý định chưa được hoàn tất thì tháng sau anh lại được thuyên chuyển vào một chức vụ hoàn toàn dân sự: Tổng Giám Ðốc Hàng Không Việt Nam.

Ðối với gia đình, bạn bè, đây là một thăng tiến, một vinh dự cho gia đình; nhưng trái với sự vui mừng trước quyết định bổ nhiệm này, anh tâm sự: “Ðó là họ đuổi khéo mình ra khỏi Không Quân đấy!” Mặc dầu biết vậy, sau ngày nhậm chức tổng giám đốc Hàng Không Việt Nam, chỉ trong vòng hai năm, anh chỉnh đốn lại và đưa hàng không Việt Nam vào hàng tầm cỡ trong khu vực Ðông Nam Á. Trong việc canh tân này, cần phải tạo mãi thêm nhiều phi cơ tối tân và hiện đại hơn. Trong suốt thời gian đảm trách chức vụ tổng giám đốc trên đà phát triển, đã có nhiều đại diện hãng thầu cung cấp tiếp cận và thương lượng để được trúng thầu, dĩ nhiên là kèm theo những đề nghị huê hồng cho vị tổng giám đốc. Anh khước từ những đề nghị này. Sau đó, anh chỉ chấp thuận ký hợp đồng với hãng nào cung cấp đúng tiêu chuẩn, giá cả phải chăng, có lợi cho quốc gia, mà không cần đem lợi nhuận, huê hồng về cho cá nhân anh. Việt Nam Hàng Không đang trên đà vươn lên, thì được lệnh thuyên chuyển giã từ chức vụ về làm giảng viên trường chỉ huy Tham Mưu Trung Cấp Ðà Lạt. Với tinh thần của một quân nhân, anh luôn hoàn thành trọng trách được giao phó, cho mãi đến ngày mất nước.

Rồi biến cố tháng 4, 1975 xảy ra. Ðà Lạt thất thủ, anh trở về Sàigòn. Trong những ngày đầu rối ren, hỗn loạn của thủ đô, người người chạy tìm bằng mọi cách để ra khỏi nước. Gia đình các con anh cũng tìm được phương tiện và chuẩn bị di tản. Anh vẫn thản nhiên, các con anh năn nỉ và van xin anh hãy cùng ra đi. Anh bảo: “Ba đã từng này tuổi, đã từng sống và làm việc nhiều nơi ở nước ngoài, bây giờ chỉ muốn ở lại quê hương, dù sống nghèo ở quê nhà vẫn tốt hơn sống giàu ở nước ngoài.” Ðây là quyết định sai lầm quá lớn trong cuộc đời anh, anh phải trả một cái giá quá đắt: 13 năm tù.

Trong suốt thời gian tù đày, anh luôn giữ đúng tư cách của một sĩ quan, một cấp chỉ huy của QLVNCH, không luồn cúi, không nịnh bợ, không sợ sệt, không cầu xin, anh trải lòng sống với mọi người, biết hy sinh, san sẻ nguồn tiếp tế dồi dào của gia đình anh đến các bạn tù mà mọi người và ngay cả chính anh đã và đang đói lạnh triền miên.

Anh nhớ lại một sự việc khó quên. Vào một buổi sáng Mùa Ðông giá lạnh ở rừng núi Việt Bắc, tên cán bộ quản giáo cho gọi anh lên văn phòng và bảo: “Tờ khai lý lịch của anh thiếu sót.” Với thái độ hách dịch cố hữu, tên quản giáo quát lớn: “Anh ngoan cố! Anh có biết đại sứ Hà Văn Lâu không?” (Hà Văn Lâu là anh họ vợ anh). Anh vẫn từ tốn và bình tĩnh trả lời: “Vâng, tôi từng nghe tên ông ấy cũng khá nhiều nhưng chưa hề quen biết. Vả lại, suốt gần hai năm rồi, tôi vẫn ở trại giam này, chưa từng nhận được sự thăm hỏi, thư từ, hay viếng thăm của ông ấy. Ông đại sứ chẳng biết tôi là ai. Xem ra tôi cũng như mọi người trong trại giam này, thì tại sao tôi phải khai báo trong tờ khai lý lịch.” Sau câu trả lời rõ ràng và dứt khoát đó, tên cán bộ để anh về trại.

Suốt thời gian mười ba năm tù đày trong các trại chuyển tiếp từ Bắc vào Nam, anh cảm nhận thấm thía được sự quý giá của tự do. Vì vậy, vừa ra khỏi tù sau mười ba năm khổ nhục, anh quyết định bằng mọi giá phải rời khỏi nơi chôn nhau cắt rốn này, càng sớm càng tốt. Nhờ sự vận động của người con gái làm việc ở tòa đại sứ Pháp, anh được rời Việt Nam sang Pháp vào cuối năm 1988. Một năm sau, anh sang Mỹ do sự bảo lãnh của con gái đầu.

***

Hơn hai mươi năm, chúng tôi sống cùng trong một thành phố nhỏ ở miền Nam Cali, giữa anh và tôi có nhiều kỷ niệm. Cách đây gần hai năm (2009), một buổi sáng cuối Thu đẹp trời, anh gọi tôi thật sớm, sớm hơn mọi ngày và hỏi: “Anh Dật ơi! Hôm nay trời đẹp, có rảnh không? Chúng mình cùng đi ăn trưa và tiện thể ghé lại thăm chị Hạnh Nhơn, bạn thân của em gái mình, nhưng đừng báo trước.” Khi hai anh em chúng tôi đến, chị Hạnh Nhơn đã rất đỗi ngạc nhiên, niềm nở trách: “Ôi! Răng mà không điện thoại trước để cho tôi sửa soạn đón tiếp quý khách”. Nhìn trên bàn làm việc của chị, một chồng hồ sơ thương phế binh và cô nhi quả phụ đang còn làm dang dở. Anh Sửu nói đùa: “Thượng cấp đi thanh tra mà báo trước thì còn ý nghĩa gì nữa hè!” Cả ba đều cười, trong lòng chúng tôi, mọi người mang cùng một niềm vui chung. Lúc ra về, anh nói: “Chừng ấy tuổi mà chị Hạnh Nhơn vẫn con hăng say làm việc, đáng phục!” Cầu mong sao chị ấy khỏe mạnh và sống lâu.

Mỗi độ Xuân về, anh thường đến nhà tôi, tâm sự, có một lần anh hỏi tôi: “Năm nay, anh có về quê không?” Tôi đáp: “Dạ có.” Có lẽ anh đang buồn, hỏi tiếp: “Dân quê mình ở vùng xa xôi, hẻo lánh vẫn còn nghèo khổ lắm phải không anh?” “Thưa anh, dạ vẫn còn.”

Anh trầm ngâm, suy tư, anh lại hỏi tiếp: “Tại sao đất nước mình giàu tài nguyên mà dân ta vẫn cứ nghèo mãi thế?” Tôi chưa kịp trả lời, anh cười tự tin và nói: “Anh cứ yên trí đi, tin tưởng vào thế hệ tương lai con cháu mình sẽ đưa đất nước đến phú cường, thịnh vượng và tự do trong một ngày không xa.” Chúng tôi mỉm cười, xiết chặt tay nhau với ý nghĩa đồng tình và hy vọng.

Ngày thất tuần của anh được tổ chức trong vòng thân mật, con cháu và một số bạn bè thân hữu tham dự. Ðứng trước bàn thờ Phật uy nghi, trước di ảnh của anh, tôi thầm cầu nguyện cho hương linh anh siêu thoát về miền tịnh độ. Kể từ nay, tôi không còn nghe giọng nói thân thương, tiếng cười hồn nhiên và những tiếng chuông điện thoại vào mỗi sáng sớm nữa. Nhưng hình ảnh hào hùng, khí phách can trường của một phi công đầu đàn trong Không Lực VNCH với nhân cách cao đẹp, liêm khiết, tốt bụng và lòng yêu nước vẫn luôn luôn hiện hữu, sống mãi trong tâm hồn tôi.

Xin cám ơn trên đã cho tôi cơ hội được gặp và quen thân anh ở thành phố Glendalenày. Tôi đã học được rất nhiều điều quý giá từ nơi anh.

Xin vĩnh biệt anh!

 

Trần Dật (ailanlengo@yahoo.com)

Nhóm Không Gian Thân Tình

***

 

 

 

 

 

nho ve 7.jpg

 

nho ve 8.jpg

 

hoi ngo 6.jpg