Biên khảo

Thế Phong : TAM LANG- VŨ ĐÌNH CHÍ, CÁI UẤT ( LÊN ) CỦA VĂN CHƯƠNG… TRẦN TRUỒNG

TAM LANG- VŨ ĐÌNH CHÍ (1900-1986 ) :

“… CÁI UẤT ( LÊN ) CỦA  VĂN CHƯƠNG… TRẦN TRUỒNG… “

Thếphong.

 

1.- Trong đời văn  chương Tam Lang có 2 buổi mừng thọ  . Nói như Tam Ích –  đây là cách tôn vinh  Tam Lang- Vũ Đình Chí ,  tác giả :”…” Tôi kéo xe “ vẫn hay như xưa. Cho uất lên, thì cái uất cũng là rất trần truồng – altitude zéro…”

Ngày 20-2-1971, trùng năm sinh thượng thọ. Tam Lang –   Vũ Bằng , Thượng Sỹ…. khởi xướng , cùng một số  bạn bè họp mặt- với sự cộng tác nhiệt tình  tạp chí” Văn học

( Saigon- chủ nhiệm : Phan kim Thịnh)..

 

Vũ Bằng  : ” Tao phùng đêm 20, tao phùng để làm gì?”, tác giả giải thích:

“…tao phùng đêm hai mươi, khẩu hiệu nhỏ bé ấy truyền đi từ anh em này cho đến anh  em kia, tờ báo này qua tờ báo nọ trong vòng một tuần lễ, không có một lời đăng báo. . Vậy mà từ 5 giờ chiều 20-2 tới đây, anh em văn nghệ (…) đã gặp gỡ nhau đông đảo tại Nhà hàng Thanh Thế chật hơn cả một “ lầu nhì”. Ngoài các anh em văn nghệ tiền chiến như : Lãng Nhân , Thượng Sỹ ,Phạm Cao Củng, Đỗ Hồng Nghi ( Trương Linh Tử, Hoàng Ly )  Hoàng Lan – Nguyễn Xuân Huy , Phạm Minh Kha ( Ngọ Báo)… đến Tam Ích, Trần Văn Bảng ( bác sĩ săn sóc sức khỏe một số văn nghệ sĩ hậu chiến- TP chú thích) người  ta còn thấy nhiều văn nghệ sĩ hiện đại như giáo sư Thanh Lãng  / Đại học Văn Khoa, họa sĩ Tú Duyên…nhạc sĩ Phạm Duy…

Gặp mặt  là để  chúc thọ Tam Lang vào tuổi 70.

 Thượng Sỹ  dõng  dạc tuyên bố:

 

”…đó là đại hội thường  niên  của anh em văn nghệ sĩ còn sống hay sắp chết, đúng hơn là cảm tạ” Trời thương đến tuổi này vẫn được khỏe mạnh cả tinh thần, vật chất(…). Ấy là vì nghề cầm bút    “ cái nghề ăn gỏi sức lực thể chất và tinh thần của con người ta” vào bậc nhất, vì nhiều lý do hùng hồn nhất,: điều kiện sống của các văn nghệ sĩ trước, cũng như bây giờ “:

 

                                                      “ Văn nhân tự cổ như danh tướng

                                                         Bất hứa nhân gian kiến bạc đầu “

 …đã đành  là văn nhân  cũng như mỹ nhân, cũng có người sống dai; nhưng đa số  thì không để cho nhân gian thấy đầu mình bạc. 

Cái chết của những Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyễn Nhược Pháp,  Nguyễn Đình Lạp, TCHYA ( Đái Đức Tuấn ) , Lê Văn Trương …. chứng tỏ sự việc đó đã được phần nào … làm nghề cầm bút thiệt chốc đã năm  mươi ba, tư năm nay – anh  Tam Lang  cùng chúng tôi  đã trải nhiều buồn vui, qua nhiều biến cuộc.  Anh đã góp phần  không nhỏ cho làng báo, làng văn – nay đã được 70 – mà vẫn thiết tha với anh em. Thế là đáng quí !. Chúng tôi lấy làm vinh dự có một người anh em tận tụy với văn nghệ như anh (…) “.

 

Trong một bài viết khác-  Tam Ích rất “ tếu” , hơi hướm  hỗn xược”  gọi ba chàng văn sĩ cùng” họ Vũ ” là ” ba thằng họ Vũ”  điều này hơi’ lố bịch”!.  Giản dị,  Tam Ích-Lê Nguyên  Tiệp chưa hề  được coi ” đồng lứa, đồng sàng”với  Vũ Trọng Phụng, Vũ Bằng, Vũ Đình Chí-Tam Lang, và chưa bao giờ được ngồi chung, viết chạ với’ 3 thằng họ Vũ” kia , từ thời gọi là  tiền chiến ?!

 

Trở lại cùng Vũ Bằng kể chuyện  mừng thọ – Tam Lang được tặng một món quà thật độc đáo – ấy là Thượng Sỹ có sáng kiến đặt họa sĩ Tú Duyên vẽ bức họa- một trái đào thật lớn  tượng trưng thời còn để chỏm .( có lẽ Thượng Sỹ đã nhớ  “ tóc chỏm đào” các em bé còn thơ ấu được cha mẹ’ cắt tóc chỏm đào” chăng ? – và bây giờ” em bé Tam Lang  rất xa xưa nay đà 70 ). Bức tranh ấy có đủ tên , chữ ký các  văn hữu tham dự buổi mừng thọ tác giả” Tôi kéo xe” vào 1971 .

 

Có người  nào đó lên tiếng nhắc Phạm Cao Củng ( 1913 –       ) – cha đẻ nhân vật tiểu thuyết Kỳ Phát xưa kia.:…” sao nay  anh chàng lại thu mình ngồi trong góc khuất, chẳng nói năng, chẳng tham gia xướng, họa, hay là óc bố mày giờ này chỉ có “cút” – không thể có thơ nào hay bằng nuôi ” chim cút”  phải không?”

Tới lượt một chàng ồn ào nhất , đi tới đâu” ba hoa” tới đó, sao bữa nay  lại” tịt ngòi”- đó là Phạm Duy.

Một văn hữu trêu ;

          Ca dao  dành riêng cho   Phạm Duy “.. văn chương chữ nghĩa bề bề / Thần “lờ “ ám ảnh cũng mê mẩn đời  (  đúng ra “ văn chương bề bề” phải dành cho nhà văn Phạm Duy Tốn ,cha hắn mới đúng, còn hắn chỉ  là”  nhạc sĩ “ thôi !” ) bây giờ chàng ta chỉ mê thần tiềnthần tiên mà thôi !

Một bạn văn khác hùa theo:

                      Phạm Duy và Phạm cao Củng  chẳng chịu nói gì,  vác  thân xác tới mừng thọ’, còn” hồn phách vật vờ nơi chin suối, mười khe ?! 

Bỗng  nhiên Duy phản pháo :

          Im lặng là một” bí mật”.  Khi các  bạn được nghe ” tục ca”  của tôi sẽ rõ, chứ bây giờ sao đành ” “tiết lộ thiên cơ” được !

                      Tục ca” – lấy hứng từ nguồn  người nữ – “ thần” lờ” ám ảnh trở thành” tục ca” đấy thôi !  một văn hữu khác chêm vào .

                      Duy tiếp:

                      – .. đàn em rất thụ cảm với bài thơ của” đại ca Tam Lang ” :” sớm đầu xanh, tối đã bạc rồi!”, còn sống ngày nào còn phải tận hưởng’ của  Trời cho”,” chơi cho  phỉ chí, kẻo “ sớm đầu xanh mà tối đã bạc “ thì thật uổng !!”

                      ( có tiếng xì  xào nhắc chuyện  Phạm Duy tằng tịu “với vợ  của em vợ “ – rủ ca sĩ Khánh Ngọc “sớm  Nhà Bè ăn chè , trưa ngửa bàn đèn hâm tục ca, tối đêm mầu hồng vi vút tiếng ca tình ái” –  Khánh Ngọc tên thật  Lan Nam, vợ Phạm Đình Chương. – sau vụ báo chí làm rùm beng, Khánh Ngọc đành ly dị chồng , xin đi  du học ở  Huê Kỳ, sau lấy  chồng, một Việt kiều., bỏ hát, sống rất hạnh phúc. )

                                           

Anh em văn hữu dự tiệc- rượu vào, lời ra, mỗi người mỗi vẻ, mỗi  câu mỗi ý – bỗng có  người lên tiếng:

.. tại sao Vũ Hoàng Chương không có mặt ?

-.. chắc  Vũ Hoàng Chương sợ” giáo bão can qua, lùa ám khí vào cuộc đời,”, chàng ta’ tự cấm quân,” cấm trại 100 %  rồi !

– có tiếng  ai ngâm thơ Chương sáng tác

:

                                                     “…Ta van cát bụi trên đường 

                                                     Dù dơ dù sạch đừng vương gót này

                                                     Để ta tròn một kiếp say

                                                     Cao xanh liều một cánh tay níu trời

                                                     Thơ ta chẳng viết cho đời…” (…)

 

Vũ Bằng tiếp:

-.. có tin tung ra, Vũ Hoàng Chương gửi thơ  dự giải Nobel văn chương năm nay đấy!  Thơ V.H.Chương đã được dịch sang Pháp , Anh, Đức  ngữ. Nào là “ Poèmes Choisis”,” Nouveaux Poems”, “ Communions Poems”, “ Die achtundzwanzig Sterne”..

 

  Mọi người im lặng, khi chủ xị Tam  Lang  rời chỗ ngồi , tới bục đọc thơ:

 

                                              “ Còn bao năm nữa cái đêm tận cùng?”

nghe sao não lòng đến vậy !

 

Mọi người lục tục ra về.

Tiệc mừng thọ Tam Lang- Vũ Đình Chí 70 tuổi chấm dứt.

Đèn đường đã  bật sáng từ lâu !

 

                                                                   ***

  2.-Mừng thọ Tam Lang lần hai được tổ chức tại nhà  Mai Hồng  Khương ( bây giờ đổi tên Trần Hồng Khương ,  con gái “ thứ  thiếp”- Á Nam-Trấn Tuấn  Khải) tại 75 đường Lê Quốc Hưng, quận 4 .( tp. HCM) ngày 10-4-1983.

Khoảng 60 văn hữu tham dự.  Khởi xướng ý tưởng là Vũ Bằng, Giang Kim-Nguyễn Thế Bình, Trần Hồng Khương…

 Giang Kim tiết lộ:

-… với sự phân công rõ rệt. địa điểm : 75 Lê Quốc Hưng- nhà Mai Hồng Khương. Chạy đi mời là tôi, tường thuật, tiếp khách là Vũ  Bằng, làm văn tế sống là Trạng Đớp- Nguyễn Xuân Tài. Việc nào vào việc ấy, chúng tôi đã thực hiện được nhu dự định, với số  khách tham  dự gần 60 anh , chị em, già, trẻ- vào một ngày” cúp điện” nên phần khai mạc tới 11 giờ trưa ngày 10-4-83 mới khai mạc được…”(….)

 

Khác  buổi gặp mặt vào năm 1971  (trước 30-4-1975) – lần này có  tiếng xầm xì :

“… đây có phảimừng thọ, mừng thiếc” gì đâuchỉ là  vụ đầu cơ chúc thọ Tam Lang 83 tuổi  thôi   !”

 

Một bài viết của Trạng Đớp – đúng ra   thư Trạng Đớp gửi Chàng Ngô ( Ngô Trọng Hiến – nguyên chủ Nhà sách, xuất bản” Như Ý” ở Phú Nhuận trước 1975 ). Có đoạn  viết:

 

“…bàn của đệ cụ Tam Lang chủ tọa, nên anh em đều xoay quanh về tiêc thọ ngày 10-4-1983 vừa qua.  Có một vị khách nhắc đến chàng Ngô – bồ ruột của cụ Tam Lang. mà sao bữa đó không có mặt ?”

Như một cái máy phát thanh ( …) CảTếu trả lời lý do tại sao hôm nay chàng ngô không  đến ?  Đệ mới hỏi Cả Tếu vì lý do gì, thì Cả Tếu trả lời:

“…Cậu đ.. biết gì ? Thằng cha đó hiện nay có đủ giấy trăm để đốt chúng mình( ngay) tại đây .  ( Nó) là lái giấy, lái” óc” , cả tá con đi Mỹ, ( nhưng tại sao) hôm nay lại không đến ? ( Có phải) là vì ?

                                     “Tam Lang ơi hỡi Tam Lang

                                       Hôm qua tôi chửi” cả làng” nhà anh !”.

 (Nếu ) nó đến, anh em gặp( thì) sẽ khui ra, nên vắng mặt thì có gì là lạ ?

…-thế làm sao lại có tin, bữa tiệc thọ Tam Lang, do’ hai tên Lã Bất Vi Vũ Bằng và Giang Kim-Nguyễn Thế Bình ” lợi dụng xác sống tác giả” Tôi  kéo xe”  để” bắt tí tiền còm”.  Bữa ăn không đáng 6 đồng  / người, ( nên) Vũ Bằng cảm thấy không thể” xơ  múi”  gì nên “ lỉnh” trước   ( chứ gì ?” (….)

 Trạng Đớp tế sống Tam Lang ( anh em làng văn nhớ ra ngay – trước đây nhà thơ Tế Nhị  từng  có bài    tế sống Vương Hồng Sển.”.

 

 .. và dưới  đây  trích đoạn “tế  sống tác giả” Tôi kéo xe” , dịp mừng thọ lần 2 , của Trạng Đớp-Nguyễn Xuân Tài :

                                              (………………………… )

                                           Khi nhắm mắt ma to ma nhỏ

                                           Rồi điếu văn, ai có nghe đâu ?

 

                                                Nên nhất tề quyết định :

 

                                          “ Phúng anh phúng sống mấy câu:

                                            Anh nghe chắc sẽ gật đầu nhếch môi

                                             Rượu đế đây kính mời cụ Thủ

                                             Hãy hưởng đi cái thú trần gian

                                             Vững tay lèo lái làng văn

                                             Chừng nào đến 400 năm thì về

                                             Lúc ấy đệ cặp kè  chín chục ( 90)

                                              trời Tây lập tức “ điện” ngay  (*)

                                             Chia vui cùng đất nước này

                                             Tiễn đưa” văn nghệ một tay hào hùng !”

                                             “ Giới xe kéo”  vô cùng kiêu hãnh

                                              Đường luân hồi chuyển bánh muôn năm

                                               Làng văn nhớ mãi Tam Lang

                                            “ Làng xe” nhớ mãi  anh chàng” kéo xe”

                                    (………………………………….)

                                                                                 tháng 3.1983

                                                                                       TRẠNG ĐỚP

———-

(*)Nguyễn Xuân Tài được bảo lãnh đi Pháp, chưa đi thì đã qua đời.( T.P. chú thích) 

                                                                                  

 

Khi nhắm mắt ma to ma nhỏ” – ấy là nói về Tam Lang còn sống sờ sờ “ lúc sống thì  chẳng cho ăn / khi chết lại làm văn tế ruồi ! “. Trạng Đớp lên án “ ngầm” bạn thân Giang Kim, và nhà văn Vũ Bằng tận dụng hoàn cảnh”  ăn bo bo” lại gọ là ” cao lương”, khẩu phần  bo bo mỗi người , thực ra chỉ” vo viên làm được một cái bánh cỏn con đút vào miệng, ăn  rồi,  sao vẫn  còn thòm thèm  !“.

Vậy tại sao không nghĩ ra “ cách tế sống  Tam Lang, nhà văn tiền chiến  không di tản, xứng đáng vai” tiên chỉ làng văn”: – vừa được tiếng với bè bạn vừa “ cấu véo” chút đỉnh kiếm miếng cơm gạo trắng’ cải thiện  ?

 

Trạng Đớp vốn tay ” thợ thơ châm biếm  làng báo Saigon- ai  đặt hàng chỉ nháy mắt có bài” nộp, nhận tiền “ sống” ngay ”-  luôn khoe “….trong  làng “ choang” (lính )- “ –…trên là  tướng ,dưới   -đều biết  danh :” ông tiên sư  I ( trung sĩ 1)  Trạng Đớp-Nguyễn Xuân Tài đấy !”

 

Nhắc  tới “ tiên chỉ làng văn  Tam Lang”- Trạng Đớp không thể không thể không nhớ “ trương tuần làng báo tài danh Anh Hợp”.  Đó là môt  nhà báo nổi tiếng từ Hà Nội trước 1954 ( thư ký tòa soạn báo” Thân Dân “ / Nguyễn thế Truyền ,

 Dân Chủ” / Vũ Ngọc Các )..người thấp bé, mặt “ rỗ” ‘ nghiện hút- ở Hà Nội có vợ hẳn hoi ,  sau di cư  chỉ còn một thân  một mình bệ rạc.   Ký giả Anh Hợp nghèo, đói, quần áo  lếch thếch cáu bẩn, “ bạ đâu cũng là nhà”, “ nằm đâu cũng là giường  – so sánh với  một hành khất, thì : “ mày mười, tao mới được năm  thôi. !

Gặp lúc  Phật giáo gặp đại nạn 1963, Anh Hợp bèn nghĩ kế’ tuyệt thực phản đối chế độ độc  tài Ngô Đình Diệm   nằm vạ trước  chùa, nơi phóng viên quốc tế đến săn tin – dịp may bắt gặp – Trạng Đớp  bèn  xuống  bút “ tế sống đoạn đời bi đát Anh  Hợp: 

  

 “…chợt nhớ  lại trước đây , đệ giữ mục “ Tầm đại bác “  báo “ Sống”( chủ nhiệm: nhà văn  Chu  Tử – Chu Văn Bình  ) – có làm một bài tế sống nhà báo Anh Hợp- nhân dịp anh ta tuyệt thực trước Viện Hóa Đạo để phản đối nhà Ngô đàn áp Phật giáo.  Các hãng thông tấn, các phóng viên trong và ngoài nước đến quay phim, chụp hình, ghi âm, phỏng vấn rầm rộ.  Và sau đó nhà Ngô phải mang xe cứu thương đến rước Anh Hợp vào bệnh viện Grall điều trị, lại lót tay 500 ngàn đồng.  Lâu ngày nhớ lõm bõm bài đó như sau:

                                              “… Nấp vào bóng thiên đàng ma túy

                                                Hồn cố quên tục lụy nhớp nhơ

                                                Quên đi cái kiếp bơ vơ

                                                Cơm  nhờ nhà thổ, thuốc nhờ nhà thương

                                                Nghe đàn áp nằm đường tuyệt thực

                                                Nhà Ngô bèn bực tức gớm ghê

                                                 Phóng viên ngoại quốc chạy về

                                                Nào là phỏng vấn xè xè quay phim …”

 

“Toàn quốc gửi tiền về giúp đỡ Anh Hợp qua nhật báo” Sống” do Chu Tử chủ trương. Anh Hợp “ ẵm bộn bạc” , bèn mời đệ đi ăn cơm tây, tắm hơi ở Chợ lớn, và đưa ra một ngàn bạc cho Trạng Đớp – nhưng Trạng Đớp từ chối không nhận, đáp lời:

          Tao đâu cần tiền, tao thích viết thi tao viết, vì tao thấy hành động tuyệt đẹp của mà. Thế thôi ! Tao nghèo như mày, nhưng vẫn khinh” thằng trọc phú”.

           Nghe rồi, Anh Hợp đọc ngay thơ Nguyễn Bính:

           

                                               “ Trọc phú ti toe bàn thế sự 

                                                 Đĩ già tấp tểnh nói văn chương

                                                  Đã coi đồng bạc to hơn núi

                                                  Lại học đòi theo thói Mạnh Thường  “.

           Hơn nữa, cái việc” tế sống”  trên đất này ( hình như) chưa có ai nghĩ tới;

           thì ( chỉ) việc phát minh này ( thôi), cũng đáng giá ngàn vàng ( rồi )  ! …”

           

Trạng Đớp chưa hết bất bình với Chàng Ngô, nhưng ý của  tác giả không nói thẳng thừng ra.  Qua 2 câu thơ Chàng Ngô gửi Tam  Lang  trích dẫn trên kia, Trạng Đớp đặt câu hỏi  trực diện  :

 

“…-vì một dư luận không đẹp cho giới văn nghệ xứ này, ( chỉ qua) một câu” chửi tục” cho là “ đùa đi nữa, song đã  loan truyền khắp “ nước Sài Gòn”  ( rồi) ! (…).  (Vậy là ) cả làng đều được nghe” nó” chửi anh, ( vậy) anh nghĩ sao  ? Đây không  cần phải đến ban Tổ chức trả lời” đại huynh” , mà chỉ  là cá nhân” đệ”. Bởi” đệ” là 1 trong” 4” người chịu trách nhiệm trước dư luận anh em trong làng” văn).  ( Vậy thì) xin” đại huynh” một lời giải thích:

 

                                             “… Tam Lang anh hỡi Tam Lang ?

                                            “ Thằng Ngô”  nó chửi cả làng chúng tôi

                                               Chắc có lẽ anh’ tồi”,  anh”  hủi” ?

                                               Nên  nó dám chửi :

                                                                         ” thằng này” láo ghê ?!

                                                     Xin anh vì nghiệp vì nghề

                                                                                  lý do

                                                                                     cho biết

                                                                                          để” ghè thằng Ngô “…

 

 Chuyện giai thoại văn chương  chẳng bao giờ  hết chuyện,  từ xưa tới nay chẳng bao giờ hết chuyện đâu? Các cụ thời xưa chẳng từng nhắc”… viết chẳng bao giờ hết lời, còn lời có bao giờ nói hết ý ? “ sao ?!

 

3 “… Hiện nay Tam Lang không còn sáng tác được một tác phẩm văn chương nào, có thể tương đối gọi là gía trị- để tiếp nối sự nghiệp văn nghệ của mình. Sự viết lách của ông bây giờ – cũng như Thiếu Sơn-Lê Sỹ Quý  chỉ là cách  ” kiếm cơm độ nhật “  qua những”mầu báo giá trị trong ngày …”  ( Lược sử văn nghệ Việtnam / Nhà văn hậu chiến: 1950-1956 / Thế Phong / Đại Nam văn hiến xb,  Saigon 1959)

 Đọc  lại nhận xét về Tam Lang cách đây đúng 39 năm  – (1956 bắt đầu viết sách nhận định văn học ) tôi nhận  ra ngay :

”… vội vã, xốc nổi, hấp tấp, thiếu chin chắn.. lai “ rất bất công” nữa …!“

  khi bàn về sự nghiệp văn học rạng rỡmột trong ba nhà phóng sự tài danh hàng dầu tiền chiến ?! ( Tam Lang là 1  trong bộ 3  họ Vũ ). Tôi không thể    bắt voi bỏ giọ”, kết luận  hời hợt, vu vơ về sự nghiệp phóng sự  to lớn của Tam Lang- Vũ Đình Chí như vây được ?!

 Chi cần đọc lại  toàn bài diễn  thuyết” Cuộc đời làm văn, viết báo từ 1932- 1971”, Tam Lang kể lại thật nhiều chi tiết cảm động  – nào chuyện áp bức, chống tham quan, ô lại, phản quyền lợi tổ quốc (….)…Tam Lang đã  dùng ngòi bút sắc bén diễn tả bằng một giọng văn châm biếm, tế nhị ( để) đả kích mặt trái xã hội, lên án mọi bất công gây ra bởi lớp người này với người khác …”

Đó là nhận định về Tam Lang qua  Thượng Sỹ  – một nhà phê bình văn học nổi tiếng tiền chiến, một cây bút bình luận văn học báo” Tin Mới”- bây giờ  gần 90 tuổi lại chưa có một tác phẩm nào được in thành sách.

Thương Sỹ đặt câu hỏi, vậy quan niệm viết văn Tam Lang ra sao ?    Cây bút ấy phải có lương tâm nghề  nghiệp, bởi đó là điều tối ư cần thiết.   Viết báo phải trung thực, không thể nói dở thành hay, hay thành dở, đen phải ra đen,  nếu đổi trắng ra đen, thì dầu  có biện minh thế nào đi nữa vẫn đáng khinh. – và chỉ được coi  trọng, đáng kính – khi  cây bút ấy thật sự hiểu công việc viết báo là phơi bầy được đúng sự thật vì công chính.  Thật rõ ràng vậy , nên  Tam Lang đã theo gương của  một nữ nhà báo Pháp, Maryse Choisi, tự khoác  vào mình thân phận một con điếm ,để viết được một tác phẩm trải nghiệm bằng  kinh nghiệm bản thân : hai tay  phu-xe-kéo cầm hai càng xe chạy kiếm khách đổ mồ hôi trán hạt lớn, hạt nhỏ…

 

Tam Lang  bỏ nhà, xin  đi làm báo. Được chủ nhiệm chấp thuận, Tam Lang  vào” bộ  ” một phu- xe- kéo    đến nhà Cai xe thuê chiếc xe kéo, hai tay cầm hai càng xe, lao ra đường kiếm khách.  Có đêm chạy suốt,như để  tự hành  hạ bản thân , và có được  cảm giác thật sự của  kiếp sống nhọc nhằn một  phu- xe -kéo chuyên nghiệp.  Sau đó, một phóng sự  điều tra xã hội về phu – xe -kéo được đăng tải  trên” Ngọ báo” nhiều kỳ .( chủ nhiệm Bùi Xuân Học).  Đăng báo xong, sách đươc in ra, trên đầu trang  tác giả  ghi :

 

                                               “ Kính tặng:

                                                  Ông Bùi Xuân Học, chủ nhiệm” Ngọ Báo” ,

                                                  người đã đội lên đầu tôi chiếc nón phu xe kéo”.

                                                                                                                       T.L.

.. sau khi sách phát hành, tác giả đọc được bài báo ,  gật đầu tán thành lời bình sắc sảo  của Vũ Ngọc Phan :

 

 “….dù những nhân vật được mô tả trong thiên phóng sự “ Tôi kéo xe”  đã là những xác chết thối tha, người ta cũng cần thấy cần phải khai quật cả lên, nếu người ta cũng chung quan niệm với Vũ Ngọc Phan- nhà phê bình văn học đã ghi lại trong” Nhà văn hiện đại” câu này : “…Không có lối văn nào giúp ích cho việc cải cách, cho nhà đương chức pháp luật, và cả nhà xã hội học bằng các thiên phóng sự ….”

 

 Năm 1971,  “ Tôi kéo xe” tái bản, vì tập phóng sự xã hội này được đưa  vào chương trình học lớp 8 ( 8/12)  miền Nam – bây giờ  thân phận phu-xe-kéo đã được đổi mới  khác hẳn     tác giả tự đánh giá:

 

“…( chỉ) hơn 10 năm sau, khi tập phóng sự” Tôi kéo xe” xuất bản, trên toàn quốc không còn bóng dáng chiếc xe kéo nào nữa, và hơn 30 năm sau, với chính sách chủ xe được phép mua xe trả góp , thành tư hữu, để làm phương tiện sinh sống; chế độ cai xe tuy hành nghề.   Từ ngày ấy đến nay, tính ( ra) đã được ngót thế kỷ- tôi thấy đạt được một  phần ước vọng đó, nhưng ( vẫn) là một phần nhỏ, chẳng thấm tháp gì….”.

 

Kể từ 1942 , lời  bình Vũ Ngọc Phan  về “ Tôi kéo xe”  – thì những năm trước đó  –Trương  Tửu, Hoài Thanh đã có nhận xét về tác phẩm phóng sự độc đáo ấy trên “ Tiểu thuyết thứ bẩy “(  Hoài Thanh ), báo “Loa”( 1938-  Trương Tửu,).

Qua bút danh Nguyễn Bách Khoa, Trương Tửu   viết nhiều bài viết  phẩm bình “ Giọt lệ sông Hương”, “Một đêm trước”,” Đời niên thiếu “…-  riêng” Tôi kéo xe” –  thì hết lời ca ngợi  tác giả :

 

“(…)… ” Tôi kéo xe là quyển tiểu thuyết tả chân giá trị nhất trong văn học Việtnam hiện đại – bởi lẽ  Tam Lang đã thu góp chất liệu sống cực khổ, nhọc nhằn của phu xe kéo, tác giả biết loại bỏ những đoạn kịch trá hình (  détails mélodramiques )  để làm gì ?  Để nhìn rõ  : trong cặp mắt sâu hoắm như hai cái lỗ đáo ở chiếc đầu lâu,  anh ta để rơi xuống đất mấy giọt nước mắt khô khan như pha lẫn máu.  Những tình tiết ấy tạo thành cuốn tiểu thuyết ông có trí tưởng tượng của một thi sĩ, ông có ( sự) bình tĩnh của một  nhà báo- với 3 đức tính  này, ông có thể trở thành một nhà văn đại tài…”.

 

 đến Hoài Thanh, nhận xét về tác phẩm” Một đêm trước” của Tam Lang – Hoài Thanh cho rằng tác giả chuộng cảnh tả thực, qua sự ghê tởm thấy được, hơn là ghê tởm hình dung, tác giả đã sống trải nghề phu xe kéo-  nên khi tả về phu- xe- cao –su ( công nhân  được tuyển đi Tân Thế Giới làm đồn điền, trồng  cây cao su ) – thì Hoài Thanh rất tâm đắc với  lối nhìn’ của Tam Lang-  và Hoài Thanh dẫn  chứng :

 

“…trước mắt tôi, một bát canh bò bốc khói lên ngùn ngụt, nóng sốt như thế nào mà tôi đoán chừng nó chẳng ngon lành gì cho lắm; vì trong bát canh  đục ngầu như nước cống, mấy khoanh lòng bò  lều bều như nổi mấy xác chết đuối mấy đám hành răm …” ( Một đêm trước ) .

      Hoài Thanh kết luận:

“…… ông Tam Lang không tìm cái ghê tởm ấy trong tưởng tượng, ông chỉ tả cái ghê tởm ( mà ) mắt ông trông thấy, cho nên lại càng làm cho người xem ghê tởm ! Tôi đã có dịp nhận thấy cái đặc sắc này của văn Tam Lang trong “ Một đêm trước “.

 

   .. lại không đồng tình cùng Trương Tửu – Hoài Thanh chê” Tôi kéo xe” có “ những đọan văn thừa “.

  Vậy đoạn văn thừa kia là  đoạn nào, ở tác phẩm nào ?  Theo Hoài Thanh –  chính đoạn thừa là ” câu đề tặng  mà Tam Lang gửi ông chủ nhiệm” Ngọ báo” .

Kể ra Hoài Thanh khá khắc nghiệt, lại phi lý nữa –  xét tận  cùng kỳ lý : ” nếu không có chủ nhiệm “Ngọ báo” Bùi Xuân Thành’ đồng tình cho đăng tải, trước khi in thành sách, hẳn là  không thể có tuyệt phẩm ” Tôi kéo xe” được !? 

– kể  cả “ câu đề tặng” cũng  được Hoài Thanh  soi mói – “nên , hay không nên có ?

”…kiểu soi mói “ bần tiện” – giả thiết thôi-  nếu đặt dưới lăng kính “ nhìn bởi ”  Chế Lan Viên :  “…nhà phê bình khó trở thành nhà văn , nhưng nhà văn chỉ cần nghiên cứu ít lâu dễ trở thành phê bình ..”

 ( trích theo “ Phê bình trong cơ chế tự thỏa mãn trong văn học “ / Vương Trí Nhàn / Tạp chí “ Văn học và dư luận”, số 9/1991 xuất bản ở tp. HCM. ).Ở  đất nước ta, chỉ nói ở  thời tiền chiến thôi – rất khó có  nhà  văn nào trở nhà phê bình văn học tài ba như André Gide được?  Ấy là, tôi muốn bàn tới trường hợp André Gide viết sách phê bình văn học-  nói về Fédor Dostoievsky. -(“một cuốn phê bình văn học tuyệt vời của  Gide!”).

 

Trở lại Hoài Thanh phê bình” Tôi kéo xe’ – Hoài Thanh nhận xét  về cái nhìn “ ghê tởm cảm thấy được trong đội ngũ phu-xe-kéo “:

 

…” Tôi kéo xe “ vẫn là tập phóng sự giá trị. Tác giả đã làm cho ta nghe thấy những điều ở ngay trước mắt ta, bên tai ta, mà ta không nghe thấy …”

 

Trên kia vừa  trưng dẫn vài ý kiến các nhà phê bình văn học tiền chiến – vậy “ thời hậu chiến  nhận xét về “ Tôi kéo xe’  ra sao ?

 

Tam Ích, nhà phê bình văn học khuynh hướng mác xít ở miền Nam  – ông khởi nghiệp viết từ 1945, chủ soái nhà xuất bản” Chân trời mới “ ( với Thiên Giang và Thê Húc-Phạm Văn Hạnh ) –  Tam Ích nói huỵch toẹt,  rất không đồng  tình với Hoài Thanh lên án  ông Bùi Xuân Học được” Tam Lang đề tặng” ( sách ) là chụp cái mũ phụ xe lên đầu Tam Lang’ là thừa ? … vẫn theo Tam Ích  lý giải :”… bởi Hoài Thanh không thể hiểu được cái” altitude zéro” mà thôi ! “:

 

“…” Tôi kéo xe” vẫn hay như xưa. Cho có uất lên , thì cái uất cũ rất  là trần truồng – altitude zéro.” (in chữ đậm – TP).  Khi tâm sự  bối rối thì hỏi mình một cách trắng trợn.  Tại sao tôi lại chịu kéo người ? Thật lúc chính tôi cũng không biết : đó là một câu hỏi

 ( của) mình vào lúc đầu, sau khi ông Bùi Xuân Học chụp cái mũ lên đầu Tam Lang ! Cái ý của câu hỏi đem ra hỏi tâm tư,  lại cũng ở” altitude zéro”..?

 

Xem ra chỉ phê về một việc nhỏ : “… cái mũ được chụp lên đầu Tam Lang cũng rắc rối việc ?!”. Với Hoài Thanh là” thừa”- Tam Ích  thì” phải lắm”, còn hay là khác , hay một cách tự nhiên, sống dộng, trần truồng, không cần thêm bớt, màu mè mà vẫn hay !… “

 

4 .-Bàn về nhân cách trong văn chương nhân bản Tam Lang –  qua một chuyện thật trong đời tác giả , tác giả không muốn ai biết. Và không có ngày 20-4-1971 –  tại  giảng đường Đại học Văn khoa  ( Saigon)  – giáo sư Thanh Lãng mời tác giả tới diễn thuyết- hẳn  chuyện tình nhà văn phóng sự kỳ tài  sẽ được giấu kín mãi mãi.

 Tác giả cho rằng nhà văn rất cần có nhân cách ở ngòai đời thường,  thì  mới phản ánh  được nhân cách ấy trong nhân vật  văn chương được.

 Tam Ích  rất  tán dương quan niệm ấy  , một khi đem  áp dụng vào đời viết văn Tam Lang. Ông  phê : ” Thật hay tuyệt !”.

 Đó là sự trung thực ngay đối  với chính  bản thân, tránh được tình trạng :  hãy làm theo lời tôi nói, đừng theo sự tôi làm “và, cũng  là điều tôi dẫn chứng; “  đời sống riêng tác giả và văn chương là một “…

 

Câu chuyện kể dưới đây, giữa tác giả và Ngô Văn Mậu ( phóng viên, đồng nghiệp) – có một buổi , ông  Mậu đi  nhặt tin các quận , rồi trở về  tòa soạn –  còn Tam Lang  ở nhà biên tập viết lại tin  đăng báo .

Môt buổi khác ,  phóng viên Mậu đi nhặt tin, lại không có tin  – thư ký tòa soạn Mai Du Lân mắng nhiếc  phóng viên lười biếng  thu nhặt tin tức, kể cả “  tin chó chết “.Phóng viên Mậu cho  biết toàn thành phố Hà Nội bữa nay chẳng có chuyện gì xảy ra,  thì  lấy đâu ra‘ tin với tức, dù là tin” chó chết”  “- chẳng lẽ phóng viên muốn có tin giật gân để đăng  -thì” đút cẳng”  vào bánh xe ô tô để có tin chăng ?”  Điều qua tiếng lại, Mai Du Lân ỷ quyền chức vụ lớn, chửi mắng   phóng viên Mậu:”..  cho rằng cậu có đưa đầu vào xe ô tô thì vẫn chỉ là tin vặt, loại “ tin tức chó chết” mà thôi !“.

Tam  Lang chứng kiến, ức lòng,  bênh đồng nghiệp, bèn đứng phắt dậy, ném mạnh cán bút xuống bàn để  phản đối –tên quản lý kiêm chủ báo Mai Đăng Đệ ngồi gần đó ra mặt  bênh cháu ( Mai Du Lân) chêm một câu: “… chó chết vị tất đã hết chuyện !”

Tam Lang thấm thía  câu nói kia , cho đây là bài học nghề nghiệp cần  khắc ghi trong nhật ký: “…gieo vào đầu óc tôi một cảm nghĩ miên man, mà tôi cho là có giá trị của bài học khôn ngoan nghề nghiệp “.

Cả tòa soạn – phóng viên, biên tập phản đối , bỏ việc không cộng tác với báo” Thực nghiệp” nữa.  Riêng Tam Lang  mất 15 đồng lương hàng tháng, gia đình túng quẫn  tài chính.  Dầu vậy buổi tối, ông vẫn theo học Pháp văn, và không chịu được cảnh gia đình nói vào, nói ra   ông lẩn tránh tới nhà một bạn quen xin ở nhờ. Chủ hiệu Trực Thành, mở cửa hàng bán xe đạp  Place Négrier ( Cửa Nam bây giờ ) Chủ tiệm Tiết Hiếu Trung  tính tình quảng giao, tuy bán xe đạp lại  có máu “ văn nghệ”.  Trung dành ngay  cho bạn một phòng riêng, buộc bạn phài viết xong một  cuốn  tiểu thuyết, cốt truyện do Trung kể lại . Trung  nói với bạn –  cơm hầu nước dót, đệm ấm, giường êm, nhưng cửa  khóa  hàng ngày – chỉ khi nào viết xong cuốn tiểu thuyết này mới được  tự do. 

Câu chuyện kể lại đời sống một cô gái gốc Huế- người nhân tình cũ Tiết Hiếu Trung – bị cha mẹ cô gả bán   cho gia đình thượng quan triều đình Huế.  Trung hứa  viết xong bản thảo, cuốn tiểu thuyết  sẽ được  in ngay, phát hành trên toàn quốc, tiền bạc  do chủ tiệm lo chu toàn.

 

Vậy là” Giọt lệ sông Hương” ra đời. Tác giả chưa sống ở Huế bao giờ – bây giờ truyện  có bối cảnh ở Huế thì làm sao đây ? Tiết Hiếu Trung   trả lời , chuyện này đã có  Vệ Lan ‘ cố vấn” . Lần đầu Tam Lang  nhìn thấy  vợ  Trung, đã khen thầm, đó là : ” một giai nhận tuyệt sắc !”.

 Vệ Lan  được chồng  giới thiệu, nàng cầm bút vẽ sơ đồ phố xá cố đô Huế, nào đây sông  Hương, kia núi Ngự, xa hơn  Vườn Tĩnh Tâm, thôn Vỹ Dạ, cửa Thượng Tứ,  quán Âm Hồn .. vv.. tâm tính dân xứ Huế ra sao được Vệ Lan  kể vanh vách, rành rọt cho nhà văn nhập tâm.

Tam Lang nghĩ ngay đến thể ”văn biền ngẫu” sẽ được dùng trong cuốn tiểu thuyết này, nhà văn ghi ngay tiếng tây lên giấy” parallélisme littérature “ cùng tựa truyện tình” Giọt lệ sông Hương”.

Mỗi khi viết xong một đoạn, Tam Lang đọc , Vệ Lan nghe, nước mắt nàng giàn giụa, thông cảm “ mối hận tình  của chồng , và nàng” ới” ngay chồng lên phòng văn  cùng thưởng thức . Vệ Lan  quan sát  nét mặt buồn rượi,  khi chồng nghe đoạn  văn  vừa đọc, hẳn chồng  nàng còn nặng lòng với giọt lệ sông  Hương chảy vào triều đình quan cách.

Tác phẩm viết xong, năm sau Tiết Hiếu Trung bỏ vốn  in – sách in xong, Trung trao cho Tam Lang 50 cuốn để tác giả tặng báo chí, bạn bè – bản thảo” gốc’ Trung cho đóng gáy da, chữ mạ vàng giữ  làm kỷ niệm. 

Và cũng từ đấy, chuyện tình âm thầm giữa Vệ Lan và tác giả “Giọt lệ sông Hương” xảy đến.   Vệ Lan bắt đầy “ yêu thực sự  tác giả- bằng cách thêu một tấm khăn nhỏ lụa trắng   với hàng chữ” Giọt lệ sông Hương , chắc anh không ngờ giọt lệ châu của Ngọc  đã đổ ra suốt một năm trời “.  Vệ Lan dùng khăn này lau nước mắt, và dặn :” …đừng cho Trung biết chuyện này . Lan xin anh giữ kín để làm kỷ niệm của Lan “.

Ở giữa trang sách, Vệ Lan gài  ảnh chân dung chụp nghiêng, với lời : ” đề tặng Tam Lang”- dưới hàng chữ ghi thêm “…dáng đứng nghiêng nghiêng trên lan can căn gác nhìn ra đường “.

Tác giả nhìn thấy khăn, bàng hoàng, vội vã  tìm  gặp Vệ Lan- khi  nhà văn tới trước cửa phòng , định đưa tay  vào quả đấm – bỗng trùn tay  buông ra, ngập ngừng không dám xoáy vặn quả đấm nữa.   Tác giả bỏ ra ngoài,  một mình lang thang, suy nghĩ vẩn vơ  vào một đêm khuya dưới trời mưa  phùn  Hà Nội.

Đó là chuyện tình giấu kín tác giả” Giọt lệ sông Hương” từ bao năm trước – nay hé mở toang trước  đám sinh viên Văn khoa  Saigon của mấy chục năm sau.

  Từ 16 giờ 30, ngay tại giảng đường mang số P-202, sinh viên Văn khoa ngồi chen chúc, chật ních chờ đợi buổi nói chuyện của nhà văn phóng sự kỳ tài tiền chiến: Tam Lang- Tôi kéo xe.  Một số sinh viên tới trước có ghế ngồi, còn lại đều đứng hàng  một dọc theo hành lang . 

Tôi tự hỏi:” .. nếu không có giáo sư-nhà  phê bình văn học Thanh Lãng biết gía trị văn phóng sự Tam Lang, hẳn rằng bữa nay chúng ta sẽ không có một” tư liệu văn học” rất qúy giá này, bởi lẽ tác giả không tự bạch, làm sao ai biết ?..” 

Đó là nhân cách đáng  trân trọng của tác giả, rất đáng ngợi ca- bởi  trước đây,  khi đưa tay vào quả đấm định mở cửa phòng  Vệ Lan – rồi ngưng –  tác giả bỏ ra phố  lang thang, và  đó cũng là” nhân bản  trong văn chương  Tam Lang” cũng bắt đầu khởi nguồn  ở điểm này.

 Rồi sau hơn 10 năm lưu lạc- một ngày kia- tác giả nhận được một cánh thiệp từ Sài Gòn gửi ra Hà Nội  trước 1954 .( tôi đoán chừng, khi ấy, tác gỉa đang nắm chức vụ chủ bút nhật báo” Giang sơn”( chủ nhiệm: Hoàng Cơ Bình).

Mặt sau cánh thiếp có 4 câu thơ:

 

                                   “… Yêu nhau chỉ biết là yêu

                                     Có bao giờ nghĩ đến điều dở dang

                                     Mười năm mưa gió phũ phàng!

                                     Để ai nát Ngọc tan vàng vì ai ?”

 

Chính là Vệ Lan năm xưa ở Huế rồi !Vệ Lan với tên thật  Đào Thị Ngọc.

Say này, tác giả biết thêm Vệ Lan đã vào Saigon làm” thứ thất” cho một vị quan đứng đầu chính phủ khi ấy.

 Nhớ lại khi Vệ Lan sống cùng chồng Tiết Hiếu Trung ở Huế, được chồng giới thiệu với Tam Lang, mối tình câm bắt đầu nẩy nở, rồi lụi tàn  âm thầm. Đào Thị Ngọc yêu thầm, giấu trộm nhà văn- nàng nhớ lại chồng cũ nước mắt giàn giụa sau khi nghe nhà văn đọc một đoạn truyện mới viết xong- nàng đã ghi khắc hình bóng nhà văn từ khi ấy. Không được đáp trả, sau  nàng ly dị chồng vào  Nam, làm” thứ thất” một thượng quan đứng đầu chính phủ Quốc gia,  sau nàng bị bệnh hoạn, lại từ chối vào bệnh viện   Grall , qua đời  ở một nhà” thương thí” tự nguyện-   với 4 câu thơ gửi” người tình cũ”. Chuyện tình chưa được viết ra ấy chẳng kém gì chuyện tình viết lối” biền ngẫu” “Giọt lệ sông Hương !”

Tam Lang cầm tấm thiệp với 4 câu thơ của Đào Thị Ngọc- lại không quên lần bà Ngọc đến tìm tác giả ở nhà một người bạn, có phương danh  là Chính. Giữa buổi trưa, Tam Lang đang ngủ bỗng giật mình – bởi  cánh tay “ ai đó” ôm chầm lấy, đặt lên môi  ông nụ hôn  nồng nàn. Mở mắt ra, đó là Vệ Lan- Đào Thị Ngọc- vợ cũ  Tiết Hiếu Trung. Mặt nàng bữa ấy có vết máu bầm đọng, chuyển màu tím bồ quân- bởi nàng  bị đòn thù” chồng cũ.

 Một lời giải thích:

“(…)- việc ( này) không thể thực hiện được”, vì trên tình cảm của tôi còn có pháp luật, của tòa án, và lễ giáo gia đình( nữa)…

 Nàng vụt đứng lên, vẻ căm hờn, bước ra khỏi phòng, không thèm chào tôi và cả Chính nữa, cũng không( thèm) lau nước mắt..( đang rơi trên má nàng)… “

Đó là tác giả Tam Lang- Vũ Đình Chí ; một trong 3 vị viết phóng sự lừng danh tiền chiến, mà Tam Ích từng  gọi là ’ ba  thằng họ Vũ”.

 

Chẳng biết buổi sinh thời, nhà văn phóng sự kỳ tài Vũ Trọng Phụng có làm thơ   bút danh Thiên Hư không ? hay cô Hoàng thị Trâm ( một bút danh khác  Vũ Bằng)  có múa bút làm” thơ tình” ?  Không ai được biết điều này” có’ hay” không” ? Còn lại một chàng  tên VŨ Đình Chí, bút danh Tam Lang đã  từng có bài thơ tặng Vệ Lan:

 

                                         “…Yêu nhau, năm tháng cách xa nhau

                                           Ngấn lệ chưa khô đã bạc đầu

                                           Một sớm em đi, tình đã lỡ

                                           Trọn đời anh chịu kiếp thương đau ! “

 

Lại phải nhớ tới  Tam Ích thôi  – “Tam Lang : 1 trong’ ba thằng họ Vũ”- Tam Ích khen Thanh Lãng và Phạm Việt Tuyền    bởi” chàng” được Tam Ích   khen hết lời, hết nhẽ:

 

“… Thanh Lãng  và Phạm việt Tuyền in lại” nó “: ( đây là” Tôi kéo xe ? Tam Lang- TP chú thích)  thật cũng đã là những người tinh đời. Chứ ai in lại mấy cuốn dở –  dở là dở bút pháp ấy. Ai dám nói bài” Phở” của Nguyễn Tuân viết sau này là” dở’ ? Đã có Jérôme Lindon nói rằng một nhà văn lớn là nhà văn “ renouveler” nếp viết và suy tư của mình, chứ không sùng bái người mình đã biết rồi. Hình như Lindon nói về Samuel Beckett ..”(…) Tôi đã chuộc, vì văn anh vẫn hay . ( Tam Lang- TP chú thích) Đó là điều quý nhất. Mọi chuyện là thứ yếu …” ( 14)  ”.

 

 Khi Tam Ích  thấy” Tôi kéo xe” được tái bản , Tam Ích lầm tưởng là ‘ con mắt tinh đời của chủ biên” Cơ sơ Tự do” in ấn . Thật ra Tam Ích” khen” lầm “Cơ sở Tự do” cùng chủ biên Phạm Việt  Tuyến “ có con mắt tinh đời” khi  thấy “ Tôi kéo xe” tái bản . Chính xác hơn,” Tôi kéo xe’ được đưa vào chương trình học lớp 8 ( ban trung học miền Nam), thì nhà xuất bản Sống Mới liền cho” tái bản “ ngay để bán cho “thầy và trò dạy và học văn  Tam Lang”.

 

Tam Ích, nhà phê bình văn học hậu chiến thông minh – nhà viết sách chính luận sắc sảo-  viết bình luận “khen” hoặc” chê”,  “ đúng nhiều”, “ sai ít –  nhưng  rất hết lòng:

“…Tôi đã chuộc, vì văn anh vẫn hay; đó là điều quý, ích.Mọi chuyện khác chỉ là thứ ` yếu ….”

(Lần gặp anh- ở nhà  tôi thuê,  351 / 15… Trương Minh  Giản ,Saigon 3.(trước 1963) – tôi  nói đùa : ” Vous êtes   jusqu’auboutiste , Mr Tam Ích !”.) ( sau  anh  thắt cổ tự vẫn ở gác  trọ đâu đó, gần Nhà thờ Nguyễn Thiện Thuật, Saigon 3).

 

Còn tôi- viết bài  này  về Tam Lang, đó cũng là”  tôi đã chuộc  … “tội”… . ( nói theo kiểu Tam Ích) đây là chuộc tội của một người  trẻ 25 tuổi viết phê bình văn học, hình như tuổi này viết phê bình văn học  hơi quá sớm thì phải ?  Đúng ra,  tôi chẳng có ý viết “phê bình văn học, văn hiếc” –  và bộ” Lược sử văn nghệ Việtnam : 1900-1956”( 4 tập) – chỉ là  kết quả khi đọc các tác phẩm văn học tiền chiến, kháng chiến, hậu chiến, sau cùng viết tổng kết 60 năm văn nghệ- để làm vốn đời văn của tôi  ở bước đầu mà thôi.

 

Riêng tập 4 “ Tổng luận 60 năm văn nghệ Vietnam, 1900-1956 “ được chuyển ngữ” A Brief Glimpse at the Vietnamese literary scene, 1900-1956, translated by Đàm Xuân Cận / Dai Nam Van Hien Books, Saigon  1974  được  một số mạng toàn cầu tung lên mạng, dạng ebook :

– Amazon.com, Booknear, Theis,  Open Library,  vv…

 

(Amazon.com : Vietnamese Literature : Books A Glimpse  of Vietnamese  Oral Literature: Mythology, Tales, Folklore by Loc…Vietnamese Literature : A Brief Survey- by Nguyen Dinh Hoa ( Paperback- 1994)

www.amazon.com /s?ie- UTF8&index- books&field-keywords-Vietnamese %

( tóm tắt : Gs Nguyễn Đình  Hòa đem cuốn này  đi thuyết giảng tại các giảng đường đại học Mỹ, rồi  tự in ấn  ( paperback) , không thông qua tác giả , và Thư viện Quốc gia Úc mua được một “ bản in bất hợp lệ  từ giáo sư Hòa  in ra .

 

Amazon còn phổ biến một tác phẩm khác nữa của Thế Phong:

Thephong by  Thephong;: The writer, the work & the life, autobiography; The Phong Books ( www.amazon.com /Thephong-writer-work-life-autobiography/dp/B0007JUSLA-150F-Similar

 

tại Thư viện Quốc gia Úc:

-A Brief Glimpse at the Vietnamese Literary scene, 1900-1956 / The

Available in the National Library of Australia Collection . Author ThePhong; 1932-

Format, 42p.;27cm

ula.gov.au/cat-vn2 196750-26k-Cached-Similar

 

tại www.Booknear.com:

DaiNam Publisher Books: Booknear.com: A Brief Glimpse at the Vietnamese Literary Sene, 1900-1956 by The Phong…

www.Booknear.com/Dai-Nam-publisher_html-19kCached-Similar pages

 

tại Book Catalog:abri-vol.15 :

A Brief Glimpse at the Vietnamese scene, 1900-1956, The Phong Saigon,  Dai Nam Van Hien Books   [1974], 42p. A brief grammar and vocabulary of the…

col.bookmaps.org/a/abr 15html-34k- Cached-Similar pages

 

tại Open Library beta

[Edit][History] last modified april 1. 2008

 

A brief glimpse at theVietnamese literary scene, 1900-1956

Published in 1974, Dai Nam Van Hien Books

(Saigon)

 

CHANGE COVER

Other tittles        : Vietnamese literary scene from 1900 to 1956

By  Statement     :ThePhong, translated by Dam Xuan Can

Language             : English

Pagination            : 42.;

LCCN                  : 76368219

Dewey                  : 895.9/22/09003

LC                        :  PL 4378.9.T562 B71974

Subject                  : Vietnamese literature – 20 century

                                 -History and criticism.

http://openlibrary.org/b01. 4940841 M/brief-glimpse-at-the-Vietnamese-literary-scene %2C..

 

và môt vài cuốn khác:

I was an American militiaman , translated  by Dam Xuan Can .Dai Nam Van Hien Books, Saigon 1970.

 Bản việt ngữ:”Tôi đi dân vệ Mỹ” Saigon 1967, ký Đinh Bạch  Dân. Đại Nam văn hiến xuất bản, Saigon 1967).

The summing up of ten years of writing , translated by Dam Xuan Can, Dai Nam Van Hien  Books ( Saigon)

( bản  việt ngữ:” Mười năm văn nghệ tôi hứa hẹn điều gì ?“

  ký Thế Phong.

Uplipting  Poems, translated by Dam Xuan Can, Dai Nam Van Hien Books,  Saigon 1974.

( bản việt ngữ:” Thơ làm lớn dậy con người” ký Thế Phong.

 

vv…

 

 

 Trở lại Tam Lang : đó là  một  nhà phóng sự kỳ tài tiền chiến Tam Lang “, một tác phẩm” tuyệt hay”  Tôi kéo xe” – và đây, lời tạ tội chân thành của tôi , với bậc trưởng thượng.

 

Bởi lẽ, trước kia tôi  rất hồ đồ khi nhận định về sự nghiệp văn chương- phải thế này thế kia- là” láo toét” ; hoặc tại sao thời hậu chiến , ông chỉ viết báo lăng nhăng kiếm cơm, giá trị trong ngày – hoặc không có một tác phẩm nào để đời ? vv…

 Vẫn theo chân Tam Ích , cần “ renouveler” – tôi cũng phải” làm mới lại”  câu văn  xưa kia viết rất chưa chin chắn, lại vội vã, mơ hồ…bằng một cuốn sách nhỏ bé ra mắt bạn đọc:

                                      Cuộc đời viết văn, làm báo

                                   TAM LANG – TÔI KÉO XE (*)

——

 (*) ‘ Cuộc đời viết văn, làm báo: Tam Lang- Tôi kéo xe / Thế Phong / Nxb Văn hóa – thông tin  /  Hà Nội 1996 – Nxb Đồng Nai,( miền Nam  )  /  2004. Bài  tu chỉnh : tháng 3 / 2011 ).

 

T.P..