Biên khảo

Thế Phong : MỘT BÀI THƠ MỚI NHẤT VIẾT CHO PHẠM CÔNG THIỆN .

MỘT BÀI THƠ MỚI NHẤT VIẾT CHO PHẠM CÔNG THIỆN .
Thế Phong

Phạm công Thiện - Thế Phong - Đinh Cường. Đà Lạt 1963 thời Thiện 22 tuổi
viết Ý Thức mới trong văn nghệ và triết học

Phạm công Thiện – Thế Phong – Đinh Cường. Đà Lạt 1963 thời Thiện 22 tuổi viết Ý Thức mới trong văn nghệ và triết học

 
Lới dẫn. Một thư điện tử FWD  báo tin Phạm Công Thiện " ra đi"- kèm tấm ảnh bộ ba: Thiện, Phong, Cường – họa sĩ Đinh Cường  chụp .  Vậy là đã 48 năm , tập truyện ngắn" Tuyển truyện Thế Phong ( Thế Nguyên bỏ vốn, lấy tên Nxb Hoa phương đông ,Saigon 1963)  cùng theo tôi lên  Dalat. Rong chơi và tiện thể  " ký gửi sách " tại nhà sách Duy Tân ( đường  Duy Tân  – Dalat  ) và gặp Thiện và Cường tại đó. 

Đinh Cường mặc "complet ", tôi sơ mi trần ,  và Thiện  còn khoác  " manteau  ", đầu đội mũ.
Nói  như  tây, Thiện quả  là " belle gosse’" mà không" beau gosse" – lại chưa” lấm bụi phong trần, vẻ  bất cần đời " bây giờ .  
Trước đó  vài năm, một buổi chiều ,Thiện gặp tôi đang ngồi uống cà phê ở quán Kim Sơn trên đường Bonard ( Lê Lợi ) , anh rủ về Mỹ Tho :" …có thể đi ngay chiều nay, được không?".
Gật đầu, bảo  ngồi đợi, tôi đem xe đạp qua   lề vỉa hè trái đường Nguyễn Trung Trực, khóa  vòng vào trụ điện xi  măng cho chắc  Đã có lần đi chơi  vài ngày, trở về, chiếc xe đạp vẫn  tại vị chờ chủ . 
 Lần ấy ,tôi ngủ một đêm tại nhà Thiện ở 41 Thủ Khoa Huân,- cha mẹ  mở cửa hàng bán toàn xe đạp.  Ba mẹ chiều chuộng con cả như " con cầu tự " vậy! 
Theo Trần Tuấn Kiệt viết trong" Tác giả, tác phẩm" –  Phạm Công Thiện sinh ngày 1-6-1941 ở Mỹ Tho. Gia đình  khánh kiệt, con cả mà chẳng giúp đỡ được gì cho ba mẹ, các em, cứ lang bạt kỳ hồ với’ túi chữ nghĩa ".
 "Anh ngữ tinh âm"-  cuốn tự điền  bỏ túi đầu tay của Thiện – tác giả  tròn 16 tuổi  ( tự bỏ tiền in ấn )  –  Nguyễn  Hiến Lê  cầm trên tay , khen như một" kỳ tích".!

  PCThiện qua đời , nhiều bài chiêu niệm ra đời.  Thân quen ít,  lạ hoắc vô kể –   chẳng biết có  phải đây  là một  cách  " tiếp cận khoa học" –  để " ăn theo" cái chết " một thiên tài  lỡ…" – thì hơi  "bị" nhiều!  

 Nguyễn  Hưng Quốc có  đôi ý tưởng khá hay hay:"… nhiều người cầm bút khác lại "ca tụng Phạm Công Thiện như một triết gia. Tôi thì tôi coi PCT chủ yếu là một nhà thơ  và một nhà  tùy bút" (…) .
( trích theo VOA – Blog của TS Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân, nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa kỳ).

Với tôi,  đúng quá đi chứ !  ấy là TS Quốc nhận xét về Thiện – nhưng trong đầu tôi nẩy  ngay một ý tưởng" kỳ quặc :" vậy ra TS Quốc viết về Thiện  là ý riêng thôi –   chẳng " phản ánh quan điểm  " chính phủ, chính phiếc " nào  cả   ?! 

 
Trước 1975, Thiện " rất can đởm, rất anh hùng" lên án " giáo sư đại học Nguyễn Nam Châu" đạo   văn"- một bài viết về văn chương Anh – đăng trên tạp chí" Đại Học"  ở Huế. ( chủ bút: Nguyễn Văn Trung). Nguyễn nam Châu còn đội  một bút danh  khác: Hoài Kim Yến – tác giả loạt bài" Hôn nhân dị chủng" đang in trên báo  Bách khoa – vậy mà Lê N.Châu  không   bỏ qua –  cho đăng ngay bài  PCThiện  lên án" đạo văn" – ( cũng  trên tạp chí" Bách Khoa " )-  quả  cũng " rất  anh hùng và  can đởm" !
 Kết cục,  " ngài giáo sư  đạo văn  của Đại học Huế  " biến" mất  trên  báo chí , bỏ viết, bỏ nghề ," sống" lưu vong"  trên đất  nước Belgique thì phải ? 
 
Tiếp ,PCT lại viết sách lên án Nguyễn văn Trung. Và có cuộc" đàm phán văn chương đá banh " giữa Trung và Thiện –  " trọng tài Lê N.Châu " cầm " còi"  chạy tung tăng trong "sân Bách Khoa.". Hai đối thủ  chân đau, miệng lở, mồ hôi nhễ nhại, chân nam đá chân xiêu, cỏn trọng tài cũng" bở hơi tai" , gọi"  Huân, nữ thư ký phu nhân  ‘ tiếp sức " cốc trà đá" .  Cả ba ra khỏi sân, riêng trọng tài  Châu hổn hển tuyên bố trước phóng viên báo chí :
 Kết quả trận đấu :  Thiện –  Trung 1-1 .
 
 Cả chục năm sau, Trung  sang tây chưa quên  chuyện  xưa –   lại  ngồi vào bàn  –  cầm quản bút chấm vào bình mực , hý hoáy lên án  đối thủ :
" …-  mày vẫn chỉ là thằng điên  trong thành phố thôi , Thiện ơi!..":
( người viết giả thiết – xin  giáo sư Trung ngồi xe lăn trên  đất  tây tha thứ  !)
"…hôm đó anh ta mặc áo nhà sư tiếp phái viên báo Pháp. Nói chuyện thì thấy anh ta chẳng điên tí nào cả, rất nhã nhặn và vui vẻ bình thường. (…) 
( theo" Thông luận ") .
 
và bây giờ xin mời đọc đoạn  thơ  xuôi  trích dưới đây  – họa sĩ Đinh Cường viết về Thiện – tôi khoái quá!

Cũng xin nói thật lòng",  đôi khi  "thích hơn một tí "  , khi  xem tranh" quý tộc  Đinh Cường " .Quen  nhau  từ  đầu thập niên 60- chàng  sinh viên  hội họa kẻ chữ’ rất nghề" – bốn chũ VĂN HÓA Á CHÂU  mới  ",thay " manchette " chữ cũ tròn trịa". và giới thiệu một số bài viết, dịch  về  hội họa đăng trên tạp chí " Văn Hóa Á Châu"  – có thể đôi ba bài  kia  – bài viết đầu tay  của họa sĩ tài danh Đinh Cường sau này. 

 T.P. 

PHẠM CÔNG THIỆN
Ý THỨC MỚI TRONG VĂN NGHỆ * TRIẾT HỌC.
 (……..)
 
Cuốn sách tôi mua lại được nơi hàng sách cũ
trước nhà thương Tử Dũ
trong phần cuối thư gửi cho Nietzsche
Sau khi đã phá hoại đến cùng cực… Đi vào im  lặng
Chào Dionyos Philosophos
 
Trên tất cả đỉnh cao là lặng im (5)
Thư quán Hương Tích in ở  Sài Gòn
"Thầy " (*) Tuệ Sỹ nhờ tôi đem về mấy quyển
giao cho Thiện, chỉ có một người liên lạc được
với  Thiện ở Houston.. còn thì lặng im
 
Bây giờ thì
Đã đi rồi đã đi chưa
Thượng phương lụa trắng đong đưa giữa trời
Đã đi mất hẳn đi rồi
Hạ  phương tịch mich trùng khơi phong kiều.(6)
 
Ngọn lửa tịch mịch đã tắt
nhớ xưa trên căn gác nhà Thanh Tuệ ở Lý Thái Tổ
Bùi  Giáng găp Nguyễn đức Sơn và Phạm Công  Thiện
cả ba mặt trời như muốn nổ tung
làm Bửu Ý phải can, tôi thì nhìn xuống con hẻm
chờ kêu mua mấy chén chè xôi nước
các ngài ăn cho ngọt giọng rồi cười
 
Ôi làm sao nhớ hết thời xa xưa ấy
thời Thiện ở dưới căn phòng nhỏ tầng hầm
đường Yagut, mê mải viết Saroyan
Đà Lạt nay tên đường vẫn vậy tôi ghé qua
muốn chụp tấm ảnh đưa về Thiện xem mà không kịp nữa
Ơi Hoài Khanh đang còn ở Biên Hòa tóc bạc phơ
nhớ đêm giáng sinh nào lên  Đà Lạt thăm Thiện
Ơi Hoàng  trúc Ly khuất mặt những câu thơ Thiện ngợi ca
bởi Thiện là thi sĩ là họa sĩ lạ lùng kia đã đi qua rồi
đi cho hết một đêm hoang vu trên măt đất .(7)
 
Thiện đã về Thiện đã tới…[]
 
(….)
  ĐINH CƯỜNG
 (   trích  từ…. hợp lưu, tiền vệ, vannghecuulong vv… đâu cũng có. –  xin phép tác giả –  chỉ trích một đoạn  thôi.- bài viết tu chỉnh -TP. )

 


 

—-
( 5, 6, 7  xem  chú thích của Đ.C. ở  www.hopluu.net, )

 (*  – tôi’ để trong ngoặc kép là có ý này. Đời là mênh mông, bể học cũng mênh mông,  không ai có thể tự xưng   là thầy với người khác. Nếu anh sử dụng chữ’ thầy"  cách chung chung-  gián tiếp buộc người đọc phải thừa nhận’ kẻ  thấy lạ mặt ấy :" thầy của tôi, của anh, của mọi người" . Kẻ này –  có thể   thầy người này mà không  của người kia .   Tốt nhất , nên xài’ thầy" trong ngoặc kép ! -TP )