Văn

Tâm Phương : Mùa Xuân Đã Đến Em Chưa ?

MÙA XUÂN ĐÃ ĐẾN EM CHƯA ?

 

 ( Truyện này đã được Giải Văn-chương viết về Thuyền-Nhân do Hội

   Văn-Hoá Việt-Mỹ trao tặng July 18,2009 tại San Jose  )

 

                                       Tâm Phương

                                                    

     tôi biết cách đây hơn hai mươi lăm năm qua, đã làm tôi nhớ mãi không bao giờ quên được trong đời .

Những năm sau này, có lúc tôi cố tình hỏi han tìm kiếm, nhưng vì bận rộn sinh kế gia-đình nên bỏ cuộc nửa chừng . Có diều tôi biết chắc chắn là cô A-Diệp đang sống ở Mỹ .

Nhớ lại khoảng cuối năm 79, đầu năm 80 . Khi tôi xong Đại-học đúng vào thời điểm kinh-tế Mỹ trên đà tuột dốc, các hãng xuởng sa thải nhân-công nhiều hơn mướn vào . Ngày nào tôi cũng lang thang đến Hãng này, Hãng nọ nạp đơn xin việc nhưng chẳng có Hãng nào gọi phỏng vấn .
     Thời gian buồn chán chẵng bao lâu thì nghe đuợc Hội Hồng-Thập-Tự cần tuyển một số nhân viên bán chính thức , nghia là họ cần nhân viên thiện-nguyện và trả lương đại khái cùng với bao ăn bao ở để giúp người tỵ-nạn mới đến ở các trại tỵ-nạn Đông-Nam-Á .

Tôi đến nạp đơn và được phỏng vấn nhận ngay, có lẽ vì thông thạo Anh ngữ , hơn nữa thời gian này không một người Việt nam nào muốn đi ra khỏi nước Mỹ bỡi công-danh sự-nghiệp chưa lo xong, hoặc vì đồng lương ít ỏi, không ai muốn đi làm xa .

Tôi chỉ có một tuần thu xếp hành trang, trả nhà trọ, nhận vé máy bay lên đường đi Mã-Lai-Á .

Đến Mã-Lai chiều hôm trước, sáng hôm sau bắt đầu làm việc . Nơi làm việc của tôi cũng giống như hàng chục người khác trong cùng một lều vải quân đội, một bàn gỗ nhỏ và chiếc ghế ngồi , bao quanh bốn tấm ván ép, có chừa khoảng trống dùng làm cữa ra vào . Truớc bàn làm việc có hai chiếc ghế nhỏ để làm kiểu hơn là để cho khách ngồi . Vì mỗi lần gọi vào phỏng vấn , hầu hết là nguyên cả gia-đinh , năm bảy nguời quần áo tả-tơi bỡi vừa bước chân lên đảo, đứng vây quanh chiếc bàn bé nhỏ của tôi .

Tôi phải lấy lý-lịch của họ thật nhanh , xếp gia-đinh họ thuộc thành phần Quân- đội, Cảnh-sát , Công-chức Chính phủ hay Thường-dân ….

Ngày nào như ngày nấy ,làm việc đầu tắt mặt tối, bỡi lúc này làn sóng vượt biên ào ạt, cùng với sự ra đi bán chính thức do Nhà nuớc Việt-nam tổ chức nên số người đến đảo hàng ngày đông kinh khủng .

 

Một buổi chiều nọ, sau một ngày oi-bức làm việc mệt mỏi, đang lay-hoay xếp gọn lại hồ-sơ trước khi ra về, Bà thư ký người Mỹ dẫn vào một bé gái Việt nam chừng mười tuổi, tóc tai bù-xù, áo quần rách rưới, bà nói .

– Em bé này tàu đánh cá Mã-lai vừa vớt được, hình như tàu em bị đắm, mọi người trên tàu chết hết, chỉ mình em sống sót . Nhờ Anh làm Hồ-sơ lý-lịch trong khi tôi đi đến kho quần áo kiếm cho em vài bộ để thay . Nói xong, Bà để em ở lại với tôi và quay lưng đi ra .

Tôi chỉ tay bảo em ngồi xuống ghế . Em rụt rè sợ hãi, tay ôm chặt bịch nylon màu đỏ ép vào ngực và không dám ngồi . Tôi nhỏ nhẹ lên tiếng :

– Cháu đừng sợ – Cứ ngồi xuống ghế, đây không phải Việtnam Cọng sản đâu .Em rón rén ngồi xuống . Chiếc ghế vừa phải nhưng bây giờ lại quá rộng so với thân xác gầy gò của em .

Nhìn thoáng qua em , tôi thầm đoán , chắc là em không phải con nhà khá giả .

Thân em gầy guộc , da thịt xanh xao, có lẽ đói khát đã mấy ngày . Nhưng em có đôi mắt to đen và trong sáng , mặc dầu đang nhạt nhòa nước mắt và rưng rưng muốn khóc . Tuy nhiên nếu ở trạng thái bình thường, chắc là xinh xắn hơn những bé gái cùng trang lứa, nhờ đôi mắt đẹp, sóng mũi cao, miệng trái tim  .

Tôi đứng dậy rót ly nước ấm trao cho em và nói :

– Hãy uống ly nước ấm để tĩnh táo tinh thần, trước khi Chú hỏi lý-lịch của Cháu .

Em nhanh tay bưng ly nước để lên môi và nốc cạn . Tôi lấy ly rót thêm nước, em bưng lên uống tiếp . Trông thật tội nghiệp, không biết em đã đói khát bao nhiêu ngày trên biển ?? Tôi bắt đầu phỏng vấn em .

– Trước hết Chú muốn biêt Cháu tên họ là gì ?

Im lặng một lúc, tự nhiên em òa lên khóc . Tôi chờ đợi em bớt khóc và lập lại :

  Cháu tên họ là gì ?

Em nhìn tôi với đôi mắt đẫm lệ, trả lời nho nhỏ  :

– Cháu tên Trần thị kim Diệp…..

Ngừng giây lát  …Rồi em ú ớ …à …à …như sực nhớ điều gì  …..và ấp úng nói :

  Không phải …không phải …Cháu tên… Lý …Trần …A-Diệp …

Đã mấy tháng làm việc, tôi quen thuộc với những nguời khai gian lý-lịch .

Ví dụ như có gia đinh Thương-buôn lại khai đã ở trong Quân-đội để được đi Đệ-tam quốc-gia nhanh hon . Nhưng ngược lại, họ bị đưa vào trại điều-tra nên ra đi chậm hơn .

Tôi nhìn thẳng vào em và nói nhỏ :

– Cháu muốn đi định-cư sớm, phải nói thật tất cả . Nếu sau này có ai tìm Cháu thì dễ dàng hơn . Vậy thì Trần thị kim Diệp và Lý Trần A-Diệp , tên nào là tên thật của Cháu ? .

Em lại sụt-sùi khóc rồi không nói thêm gì nữa .Tôi vẫn kiên-nhẫn đợi chờ .

Thình lình Bà Mỹ trở lại, hai tay ôm áo quần và ổ bánh mì . Bà nói :

– May quá , chọn được ba bộ vừa cỡ và ổ bánh mì cho nó ăn đỡ đói .

Khi Bà bỏ áo quần và bánh mì lên bàn rồi quay gót đi ra,  tôi vội vàng gọi lại :

– Barbara !( Tên bà Mỹ) – Tôi nghĩ là Bà nên dẫn nó về ăn uống nghỉ ngơi đêm nay, sáng mai tôi sẽ làm hồ-sơ sớm nhất . Bây giờ mệt mỏi, nó chỉ khóc ,không trả lời được gì .

Bà Mỹ nói OK rồi gom áo quần, lấy bánh mì đưa nó và dắt đi …….

Em vừa đi vừa cạp bánh mì trông thật đáng thương  …………………………………

 

Trời chiều trên đảo, không có cây cao, nên bóng tối tràn về rất chậm . Thông thường khoảng hơn chín giờ tối mới nhìn thấy mặt trời đỏ ối chìm dần xuống lòng biển phương Tây .

Trại tỵ-nạn là nơi tập-hợp hàng ngàn căn lều vải quân-đội màu xanh lá cây, nằm san sát ven biển . Mỗi Lều chứa chừng vài ba chục người, và cai-quản bỡi Quân-đội Mã-lai . Dân tỵ nạn tại đây hầu hết là người thuộc Nam Việt-nam .

Chỉ có trại tỵ-nạn Hongkong là người miền Bắc Việt-nam chiếm đa số .  Họ sống trong trại chỉ để đợi chờ thủ tục đi định-cư nên không có những sinh- hoạt gì đáng chú-ý ngòai các Cha, các Sư, các Linh mục tập họp những người

mộ-đạo mỗi buổi tối để rao giảng, thuyết-pháp .

Như thường lệ, sau khi ăn tối, Tôi đi chân không trên cát ven biển để hít thở không khí trong lành, và đôi bàn chân được ngâm trong nước biển lạnh mát .

Nhìn lên bờ biển, nơi này vài đám thanh-niên chơi đá banh, nơi kia một đám khác đánh bóng chuyền . Đám trẻ con cũng chia phe đá banh hoặc chơi trò rượt bắt .

Một hình ảnh vui chơi nhộn nhịp bao quanh bỡi trời nước biển khơi .

Tôi vừa lội nước dọc theo bờ cát vừa suy nghĩ mông lung, nếu đất nuớc ta thanh-bình thực sự thì làm gì có thảm cảnh vượt biên ? Làm gì có gia-đình ly tán ? Làm gì có hàng chục ngàn người chìm xác dưới lòng biển sâu làm mồi

cho cá ?……..Và mình cũng không chứng kiến cảnh em bé áo quần tơi tả, da thịt xanh xao, thân xác gầy gò,  mặt mũi còn khiếp sợ hãi-hùng với hai hàng nước mắt chảy dài như em bé chiều nay ?

Khi lội qua khu lều dành riêng cho thiếu nhi tỵ nạn không Cha mẹ hoặc thân-nhân tháp tùng . Tôi bước chân lên bờ cát, thình lình bắt gặp hình ảnh một em bé ngồi bó gối, bất động, hai tay chống lên cằm, không buồn để ý những gì xung quanh, mặt hướng về biển khơi, trong khi nhiều em khác đang đùa giỡn, chơi rượt bắt hoặc đá banh đàng xa .

Tôi bước nhanh lên bờ và nhẹ nhàng đi bọc phía sau lưng em . Càng tiến đến gần, càng nhận ra hình dáng quen thuộc của em bé chiều nay, nhất là khi thấy bịch Nylon màu đỏ em ôm trước ngực .

Đến gần sát bên em nhưng em chẵng buồn quay lại . Tôi để ý thấy đôi vai gầy guộc có lúc rung lên bỡi tiếng khóc nức nở .

Tôi không muốn khuấy động giây phút riêng-tư, nhớ thương quê nhà và những  nguời thân thuộc của em, bèn đứng im lặng bên cạnh nhìn ra biển khơi và thầm nghĩ, tại sao mới ngần này tuổi mà em quá rạt rào tình cảm . Khác với hầu hết những đứa trẻ kia, bước chân lên đảo là vui chơi, có khi đánh nhau với những đứa khác và quên hết mọi chuyện hãi hùng xãy ra trên đường vượt biên .

Vài phút sau, tôi nhẹ nhàng ngồi xuống và khẻ gọi :  Diệp……Em ngước mặt quay sang, nhận ra tôi, em khoanh tay cúi đầu chào, trong khi nước mắt vẫn tuôn trào trên đôi gò má xanh xao  .  Tôi quàng tay vuốt nhẹ lưng em vỗ về :

– Thôi ! … Đừng khóc nửa ……

Trong khi chờ đợi em bớt khóc, tôi cố moi móc trong đầu những từ-ngữ nào dễ hiểu để khuyên nhủ em hãy chóng quên đi dĩ-vãng hãi hùng và sẵn sàng phấn- đấu hội-nhập vào xã-hội mới cho bước đường tương-lai còn quá dài của em .

Mặt khác, tôi cũng suy nghĩ làm thế nào để em xem tôi như người thân thuộc hầu vơi đi niềm đau-buồn đã trải qua, và tâm sự hết cuộc đời em cho tôi biết .

Muốn thế, trước tiên làm sao cho em vui rồi sắp đặt thứ tự những câu hỏi dễ dàng cho em .

Thấy em hết khóc, tôi hỏi :

– Chắc là Cháu nhớ Trường học, nhớ Bạn bè, Thầy Cô hả ?

Em chỉ lắc đầu, và không lên tiếng trả lời . Tôi nói tiếp với lời đùa cợt  :

  À ! Chú biết rồi, Cháu nhớ con búp-bê trên giường ngủ và hủ kẹo cuả Cháu  cất giấu trong phòng chứ gì ?

Lần này em quay sang nhìn tôi và buồn bả nói :

– Cháu chưa bao giờ có hủ kẹo và búp-bê trên giường ngủ . Cháu không đuợc

đi học từ lúc bảy tuổi và ở nhà đi vớt lục-bình về xắt nhỏ trộn với cám cho heo ăn.

Thấy em bắt đầu nói chuyện, tôi suy nghĩ phải nói điều gì cho em cười vui, tôi bịa đặt câu chuyện và nói – Chú nhớ lúc nhỏ, nhà Chú nuôi con heo nái đẻ đuợc năm con rất dễ thương .

Một hôm trong nhà đi vắng, Chú bắt một con heo-con đẹp nhất đem về phòng chơi với Chú . Heo mẹ mất con nên eng-ẻng kêu suốt ngày , nghe điếc tai .

Ông Anh bắt buộc Chú trả lại cho mẹ nó . Chú ôm heo-con xuống chuồng, thấy heo mẹ nằm cho con bú trong góc xa, Chú ráng chồm nguời ra xa để bỏ heo-con vào gần heo mẹ, không ngờ heo mẹ vùng dậy hét lên làm Chú giật mình té

vào chuồng, mình mẩy dính đầy phân heo . Hôi thối quá trời, Chú tắm hai ba lần vẫn không hết hôi ………

 

Không ngờ , Em ngữa mặt lên trời cười ngặt nghẽo ………… rồi hỏi :

– Sao chú không tắm bằng xà bông thơm ?

Tôi không trả lời, làm bộ cười thích thú để hòa cùng tiếng cười với em .

Thì ra, những buồn khổ đớn đau em đã trải qua, không thể xóa nhòa được bản tính hồn-nhiên của tuổi thơ đang có trong em . Tôi thầm nghĩ, Tôi đã thành công một phần trong việc kết thân để tìm hiểu lý-lịch em . Tôi nói tiếp :

– Hồi nãy nghe nói Cháu không bao giờ có hủ kẹo, vậy Cháu có thường ăn kẹo   không ?  . Em suy nghĩ một lúc rồi đáp :

– Mỗi năm có ăn vài lần, con Ông Chảy chạp-phô cho .

Từ khi làm việc tại trại này, tôi không thấy ai bán kẹo, ngoại trừ có vài gia-đình gửi tiền nhờ lính Mã-lai ra phố mua Đường, Đậu, Nếp…….. nấu xôi chè hoặc làm bánh bán loanh quanh trong trại mà thôi . Tôi nói với em :

– Chú muốn mua kẹo cho Cháu nhưng ở đây không ai bán kẹo, hay là ta đi ăn   chè, Cháu thích ăn chè không ? . Em gật đầu . Tôi nắm tay em kéo dậy, rồi dắt em đi tìm quán bán chè .

 

Trời bắt đầu nhá-nhem tối, những cột đen dã-chiến xung quanh trại đã sáng lên.

 Không khí nóng bắt đầu chuyển đổi thành mát lạnh rất dễ chịu .

Tuy nhiên em vẫn buớc đi co-ro bên tôi, tay bưng ly giấy đựng chè như muốn đổ ra ngoài .

Tôi giành lấy, bưng cả hai ly chè của em của tôi và đến ngồi duới cột đèn sang nhất . Em ăn trông có vẻ ngon lành như chưa bao giờ được ăn .

Vừa ăn xong ly chè , em lên tiếng :

– Cháu không biết tại sao Cháu sống đuợc đến hôm nay ? vì Cháu nghĩ chắc chắn sẽ chết vì kiệt sức hoặc sẽ bị cá mập ăn .

Tôi sợ em nhớ lại chuyện hãi-hùng trên biển rồi khóc, làm hỏng chủ đích phỏng vấn của tôi tối nay, nên gat ngang nói :

– Thôi, đừng nghỉ đến chuyện hãi-hùng trên biển nữa, để Chú kể chuyện này cho nghe . Một lần nữa Tôi sáng tác chuyện Phật Bà Quan-Âm cứu nguời trên Biển Đông  .

Sau khi nghe xong, tự nhiên em nói :

  Chắc chắn là Cháu đuợc Phật Bà Quan-Âm cứu rồi . Tôi trả lời :

  Ừ , có thể là đúng . Vậy từ nay, khi nằm lên giường ngủ, Cháu hãy nhắm mắt  cầu nguyện : " Lạy Phật Bà Quán-Âm, Con cám ơn Phật Bà đã cứu con và  xin    Phật Bà tiếp tục phò trợ Con những tháng ngày sắp tới . " .

Tôi bắt em lặp đi lặp lại nhiều lần truớc khi lấy cuốn sổ tay nhỏ và bắt đầu phỏng vấn em .

Một điều ngạc nhiên là em trả lời rất mạch lạc, như một nguời lớn đang tường thuật về cuộc đời mình . Có lúc cảm động quá, cả em và tôi cùng đưa tay mình lên chùi nước mắt .

Đã gần mười một giờ đêm, em bắt đầu ngáp vì buồn ngủ và câu chuyện cũng đến hồi kết thúc . Tôi dẫn em về trại, bảo em lên giường nằm, tôi đắp chăn, xoa đầu em từ giả , và không quên bảo em nhắm mắt cầu nguyện trước khi ngủ.

Trên đường vê, tôi tự nhủ , dù đêm nay có thức đến sáng, tôi cũng phải viết cho xong câu chuyện Ông Lý A-Chảy làm điều nhân-nghĩa ….

 

                                **         **

                                     **

 

Mọi người buôn bán trong chợ Cầu-quay hay Chợ mới Long-xuyên, không ai có thể quên đuợc hình dáng ông Chảy chạp-phô .

Cứ tưởng tượng những chú Chệt ở Chợ Lớn ngày nào, quần xà lỏn áo thun, phơi cái bụng phệ ra trước, cái đầu hói, đứng truớc tiệm tạp-hóa với nụ cuời chào mời khách hàng " Lị mua cái lày, hàng tốt mới dìa " thì ông Chảy chạp-phô cũng thế .

Tuy nhiên, ông Chảy chạp-phô có thêm những đức tính xuề-xòa, vui cười hiền hậu,và thương yêu giúp đỡ nguời khác, bất kể là Việt hay Tàu .

Ông có căn lầu ba tầng ở dãy phố cuối Chợ .Bà Vợ cũng mập phì chẵng kém gì ông . Hai đứa con trai, tuổi lên 9 và 11 noi gương Bố Mẹ nên đi không muốn nổi  Đúng là giòng-dỏi Họ-Mập .

Người ta gọi ông là ông Chảy chạp-phô vì ông tên Lý A-Chảy, buôn sỉ và lẽ hàng tạp-hóa . Hầu hết những nguời buôn bán tạp hóa tại đây đều lấy hàng sỉ của ông . Nếu ai không có tiền trả trước , ông cho thiếu chịu , như trường hợp cô Kim-Hương , thuờng xuyên thiếu chịu nhưng ông vẫn cho lấy hàng . Có thể Kim-Hương là truờng hợp đặc biệt .

Nhớ lại mấy năm truớc, lần đầu tiên đến mua hàng, Kim-Hương đã nói thật với ông bằng những lời cảm động như van xin  :

– Cháu không có Cha Mẹ, ở tuốt trong ruộng với Bà Cô độc thân . Bây giờ Bà Cô bị bệnh qua đời nên Cháu ra thành phố lập nghiệp .  Vốn liếng chẵng có là bao nhờ ông giúp giùm cho mua hàng sỉ để bán kiếm lời .

Ông nhìn K.Hương từ đầu đến chân rồi hỏi :

– " Lị lược mấy cái tuổi ? " .

– Dạ , năm nay cháu mười chín .

Ông suy nghĩ một lúc rồi bảo :

– " Lược , muống báng cái gì cứ lấy li . Ngộ tính giá sỉ cho ." .

Những ngày sau đó, ông thường ra chợ, đến chỗ K.Hương bán hàng, chỉ vẻ sắp cái này chỗ này, xếp cái kia vào chỗ nọ theo thứ tự cho dễ bán . Hương răm rắp làm theo nên ông rất hài lòng .

Có những hôm bán hết hàng, ông sai hai thằng con đem hàng ra cho Hương .

Với bản tính nhân đức của Ông Chảy, khi đã tin tưởng rồi thì ông đem hết tấm lòng ra giúp mà không bao giờ đắn đo, suy nghĩ thiệt hơn .

Hơn thế nủa, đã hơn nửa năm giúp Hương buôn bán, bây giờ Hương đã có số vốn khá nhiều nhưng ông vẫn tiếp tục giúp, có lẻ vì Hương đã tuyên bố với mọi người trong chợ, Ông Bà Chảy là Ba Mẹ nuôi và Ông Bà rất vui vẻ nhận lời .

Một buổi sáng ông ra chợ, thấy Hương đang ngồi nói chuyện thân mật với một thanh niên đứng đối diện, mặc quân phục nhảy dù mang lon Chuẩn-úy . Ông xăm xăm đi tớí đứng truớc gian hàng, nhìn có vẻ dò xét . Hương hiểu ý nên đứng dậy cúi đầu chào rồi giới-thiệu :

– Thưa Ba nuôi, đây là bạn con, anh Trực ,  mới đi phép về đây .

Trực quay lại, làm một cử chỉ rất lễ phép, lấy cái mủ đỏ trên đầu xuống, khoanh tay cúi đầu chào :

– Dạ chào Kây-Pa ( Ba nuôi )

Ông Chảy chưng-hửng hỏi lại với vẻ ngạc nhiên :

– " Lị cũng nguời Hoa hay sao mà biếc cách xưng hô ? "

– Dạ không, con chơi với mấy đứa bạn nguời Hoa nên biết .

– " Lược dồi – Cứ lói chiệng chơi, ngộ phải dìa báng hàng . " .

Ông Chảy rất tế nhị, biết chuyện tình Hương và Trực còn nóng bỏng nên không muốn ở lại làm phiền .

Linh-cảm đuợc sự kết thân với ông bà Chảy là điều tốt lành nên tối hôm đó Trực mời Hương và cả gia-đinh ông Chảy đi ăn cơm tối .Trong bữa cơm, Bà Chảy thường nói bằng tiếng Hoa với Ông, đại khái Bà khen cặp này rất đẹp đôi, nếu nên duyên Chồng Vợ thì quá tốt . Dầu sao, Hương được xem như hoa-hậu trong xóm chợ này, còn Trực thì đẹp trai và trông rất oai hùng với bộ đồ trận rằn-ri có cánh hoa dù . Ông Bà Chảy thấy Hương có nguời yêu xứng đôi vừa lứa nên rất vui vẻ mừng rỡ .

Sáng hôm sau, khi Hương vừa mở cữa buôn bán, ông Chảy vội đến nói :

– " Bả bảo Ngọ lói với Lị nên đi coi tuổi để làm lễ cưới càng xớm càng tốt ." .

Hương buồn bả, cúi gầm mặt xuống và nói :

– Dạ thưa Ba nuôi con đã coi rồi . Anh Trực tuổi Dần ,con tuổi Tỵ nên ông Thầy         bảo không nên lấy nhau, vì Dần Thân Tỵ Hợi tứ hành xung . Lấy nhau sau này sẽ ly tán hoặc chết chóc .

Ông Chảy thở dài buồn bả đi trở ra, không nói lời nào, khiến Hương cũng buồn lây và rơm rớm nuớc mắt .

Buổi chiều khi tan chợ, thấy Bà Chảy xuất hiện, vừa buớc vào quán Bà hỏi :

– Hôm nay Trực có ra chơi không ?

– Dạ có, buổi sáng nay .

– Tối nay hai nguời có gặp nhau không ?

– Dạ, lát nửa tụi con sẽ đi ăn cơm với nhau .

– Ừ, tốt – Bảo nó nếu đa thương nhau thì nên tiến tới càng sớm càng tốt . Chuyện coi tuổi chỉ coi cho biết vậy thôi, sau này sống chung thì cùng nhau cầu nguyện, Ơn trên sẽ phò hộ cho . Như truờng hợp ông Chảy và Tôi cũng thế, Ổng tuổi Thân, Tôi tuổi Hợi, sống với nhau mấy chục năm nay có sao đâu ?

Khi Bà Chảy đi rồi, Hương ngồi thẫn thờ, suy nghĩ vẫn vơ :

Bây giờ tình yêu đa chín mùi rồi, làm sao thối lui cho đuợc . Làm sao tìm đuợc nguời cùng hòan cảnh với mình như anh Trực .  Điều mà Hương biết rõ nhất là mình không thể thiếu vắng Trực trong cuộc đời .

Yêu thương mình, hiểu rõ mình, đồng cảnh ngộ với mình thì còn tiêu-chuẩn nào hơn cho nguời con gái, trong việc lựa chọn người chồng tương lai ?

Anh Trực thuỡ thiếu thời, mồ côi Cha Mẹ, bà Dì nuôi ăn học cho đến khi Dì lâm trọng bịnh qua đời .Anh kẹt tuổi động-viên nên bỏ học vào trường Sỉ-quan Thủ-Đức rồi chọn Binh-chủng Nhảy-dù .

Lần gặp đầu tiên như có thần-giao-cách-cảm, nhất là khi anh nói :

– Trong đời này, ngoài nguời Vợ là tình thân ruột thịt, anh chẵng còn ai .

Cũng như Hương, ngoài người Chồng, chẵng còn ai là nguời thân thuộc .

Thế nhưng khi nhớ lại lời ông thầy bói ở Chùa Ông, đường Nguyễn Trung-Trực thì Hương có tâm trạng như tiến-thối lưỡng-nan .

Sau đó, có lần Trực bắt Hương hứa từ nay không đuợc nghĩ quanh-quẫn .

Trực nói : "  Con đường duy nhất chúng ta phải đi là con đường hạnh-phúc bên nhau ."

Bây giờ lại thêm Bà Chảy đốc thúc làm Hương yên lòng hơn, không còn suy nghĩ chuyện thối lui nửa .  

Do đó, lần về phép kế tiếp là tiệc cưới của Trần Xuân-Trực và Nguyễn thị Kim-Hương . Ông Bà Chảy đứng ra lo toan mọi chuyện . Đám cưới đơn sơ, chỉ có vài bàn mời bạn bè quen biết .

Những năm đầu, ôi ! biết bao hạnh phúc, cứ vài ba tháng Trực về phép một tuần hoặc có lúc Hương nghỉ buôn bán vài ngày lên Sài-gòn thăm chồng .

Đứa con gái đầu lòng ra đời lấy tên Trần thị Kim-Diệp từ đó .

Hương một tay vừa buôn bán vừa nuôi con với sự tiếp sức của Ông Bà Chảy.  Mãi tới đầu năm 1974,  Diệp lên bảy tuổi, Hương mới mang thai đứa thứ nhì .

Sự thực lâu nay Trực không muốn Hương mang thai và sinh đẻ nửa vì Bác-sỉ cho hay Hương bị bịnh yếu tim .

Năm nay là năm vận hạn xấu nhứt của Hương và Trực, và cũng là năm tồi tệ nhất về tình hình đất nuớc Việt Nam .

Chiến tranh leo thang, xã-hội rối loạn, kinh tế tuột dốc, vật giá tăng cao và khan hiếm .  Ngoài tiền-tuyến áp-lực địch gia tăng, noi hậu-phương địch quân len lỏi vào mọi tầng lớp quần-chúng cũng như Trường học nên thường xuyên có những cuộc biểu tình, bải trường, bải khóa ……..Dân chúng không bán buôn gì đuợc .

Cuộc chiến lúc này quá sôi động nên Trực đi hành quân liên miên . Khi thì vùng A-Sao, A-Luới hoặc những vùng biên-giới Việt-Lào , Việt-Miên nên không còn được đi phép như xưa .

Gần cuối năm 1974, Ông Chảy thấy tình thế quá xáo trộn và bất ổn , hơn nửa, hai thằng con đã đến tuổi quân-dịch,  Ông bèn bỏ ra mười mấy lạng vàng lo giấy tờ du-học và mua vé máy bay cho bà Chảy đem hai con đi Hồng Kông .

Ông Chảy dự tính ở lại bán xong tài sản rồi tìm cách trốn qua Hồng Kông sau này  .

Bà Chảy và hai con đi rồi Hương như mất một cánh tay , lúc này bụng mang dạ chửa sắp tới ngày sinh nở, ai là nguời giúp Hương đón đua bé Diệp học hành .

Anh Trực thì biền biệt mấy tháng nay không nghe tin tức .

Dân bán buôn trong chợ cứ cách vài hôm là có người đi nhận xác Chồng, xác Cha, xác Anh, xác Em .

Hương chứng kiến cảnh than khóc mà buồn thúi ruột .

Những lúc rảnh rỗi bán buôn là Hương ngồi nhắm mắt nguyện cầu  .

Có lúc quá lo sợ, Hương nhủ thầm, chuyến này Trực về phép, sẽ bảo anh đào ngủ, rồi Vợ Chồng con cái về quê làm ruộng sinh sống sẽ đỡ lo lắng hơn .

Chứ bây giờ ngày nào cũng lo âu sầu khổ , có ngày bệnh tim tái phát chắc chết mất .

Nhưng rồi chuyện gì đến cũng phải đến, một buổi sáng thức dậy Hương cảm thấy bồn chồn trong dạ . Hai con mắt cay cay và cứ chớp liên hồi.

Hương thầm nghĩ có lẻ vì bào thai đã lớn nên hành mẹ . Trong người bần-thần mệt mỏi, không dắt bé Diệp đi học đuợc  . Con bé mới bảy tuổi nhưng rất khôn ngoan, lanh lẹ, thường giúp Hương sắp xếp hàng hóa và bán hàng mỗi khi có khách đông .

Gần đến xế chiều, Hương nghe phía cuối chợ có tiếng xôn xao hỏi han chỉ vẻ :

– Đàng kia kìa , đàng kia kìa – Tin lành hay tin dữ hả chú ?  Sao không trả lời ? Hương ngẩng đầu lên nhìn, thấy Bà Sáu, bà Thông và ba bốn bà nửa đi theo anh lính mặc quân phục dù, nón bê-rê đỏ đi về huớng mình . Hương toát mồ hôi lạnh, mặt mày tái xanh, biết là sẽ nghe chuyện chẵng lành . Anh lính đến đứng truớc mặt Hương hỏi :

– Xin lỗi, có phải Chị Hương ?

Hương nhẹ gật đầu, cố lấy hết can đảm để lắng nghe và các Bà đi theo, ai cũng im lặng đợi chờ .

Bất ngờ anh lính oà lên khóc hu hu như đứa trẻ rồi vừa nói vừa nấc lên trong nghẹn ngào :

– Ông Thầy em… Thầy Trực của em ….bị thương nặng lắm ….đang nằm mê man bất tinh ở Bệnh viện Cọng Hòa Sài gòn ……..hu …hu …hu   .

Hương chỉ nghe đến đó, rồi bất tĩnh ngả lăn xuống đất . Bà Sáu và Bà Thông la hoảng lên :

– Tránh ra, tránh ra ….Ai có chai dầu gió xanh, đem lại cho tôi gấp .

Thế là các Bà kẻ xoa người bóp, nguyên cả Chợ xôn xao và lo lắng .

Vài phút sau, Bà Thông vùng đứng lên, vừa chạy vừa la :

– Gọi xích lô giùm – Gọi xích lô – Xích lô – Xích lô ……. Nó đa ngừng thở . Chở đi Bệnh viện gấp – Trời đất oi, xin Trời Phật cứu giúp cho ………….Bà vừa la hét vừa than khóc nghe xót xa, nảo nùng ….

Bé Diệp với nét mặt sợ hãi, khóc la và chạy về thông báo ông Chảy .. 

 

                          **               **

                                  **

Ông Trung-tá Bác-sỉ thuộc Quân-y Viện Long xuyên cầm xấp hồ sơ ra hành lang gặp ông Chảy đang ngồi ủ-rủ với bé Diệp, nói lời chia buồn và cho biết :

– Nếu lúc tim ngưng đập, có nguời nào biết làm hô-hấp nhân tạo thì có thể cứu sống khi đến bệnh-viện . Khổ nổi, các Bà ngoài chợ chỉ biết bôi dầu gió và xoa bóp tay chân .

Phải biết rằng chỉ có vài phút tim ngừng đập là đứa trẻ trong bụng sẽ chết . Huống gì từ khi cô Hương tắt thở đến khi vào đây đã hơn bốn mươi lăm phút . Do đó, cả Mẹ lẩn Con không thể cứu đuợc . Xin thành thật chia buồn …………

Ông Chảy đứng nghẹn ngào tức tưởi, ngữa mặt lên trần nhà, giang rộng hai cánh tay với đôi mắt đầm đìa nuớc mắt nói lớn :

– " Chời lấc ơi ! Sao Chời Phậc không cứu giúp người hiềng lức ?  . Chời ơi là chời  !."……Ông nấc lên nghẹn ngào và lặp đi lặp lại " Chời Phậc ơi ! " ….

Tiếng ông than khóc vang dội cả hành lang bệnh viện, hầu hết bệnh-nhân và y-tá thò đầu ra khỏi phòng để xem .

Trong giây lát, ông như sực nhớ điều gì, bèn lấy áo lau nước mắt và nói :

– Thưa Bác sỉ , đứa con trong bụng đa lớn, nếu khâm liệm như thế thì tội quá . Xin Bác sỉ mỗ đem đứa bé ra để chúng tôi chôn cất riêng rẽ  .

  Ông khỏi lo, Tôi đã nghĩ đến điều đó và tối nay cho thi hành . Bây giờ ông cứ về sửa soạn tang lễ, ngày mai đến nhận hai xác đem về .

Ông Chảy cúi đầu cám on rồi dẫn bé Diệp ra khỏi Bệnh viện ..

 

Ông Chảy giờ đây như nguời mất hồn, may mà có bé Diệp nghỉ học giúp ông buôn bán .

Thực sự từ lúc Bà Chảy và hai con ra đi, ông không lên Sài-gòn lấy thêm hàng hoá, cố tình bán hết hàng để lo chuyện sang Hồng Kông sống với Vợ Con .  Nhưng nay lại đeo thêm món nợ Dương-trần quá nặng, dù không muốn cũng phải mang . Đó là bé Diệp và nguời Cha tàn phế .

Khi chôn cất hai Mẹ Con Hương xong, ông có ý định để lại căn nhà và một ít tiền bạc cho hai cha con bé Diệp truớc khi sang Hông kông  .

Ông ráng làm tròn bổn phận người Cha nuôi để linh-hồn Hương nơi chín suối không buồn tủi .

Nhưng kể từ khi đem bé Diệp lên Bệnh viện Sài gòn thăm Trực, ông bắt buộc phải tính toán đường khác, bỡi Bác sỉ cho hay sự hy vọng sống sót của Trực chỉ có chừng 15 đến 20 phần trăm .

Đã gần hai tháng Trực chưa một lần hồi tĩnh . Nằm bất động và thở bằng máy Oxy, chân Phải cưa lên tới háng, chân Trái cưa đến đầu gối, ngực và bụng thì may không biết bao nhiêu đường, hoàn toàn không ăn uống gì đuợc . Chắc trước sau rồi cũng sẽ chết . Đó là hậu quả Trung -đội của Trực nhảy dù ban đêm trúng ngay bãi mìn .

Do đó, khi trở về Long xuyên, ông bỏ ra mấy chỉ vàng làm lại khai sinh cho Diệp với tên mới là Lý Trần A-Diệp, để dễ dàng làm giấy tờ ra đi sau này .

Ông Chảy là dân thương buôn, tính toán rất kỷ , nhưng không hiểu tại sao Trời Đất vẫn chưa giúp ông .

Khi giấy tờ xuất ngoại đang tiến hành nửa chừng, thì ngày định-mệnh u-tối của đất nước Việt Nam 30 tháng tu 1975 ập đến.

Một cuộc đổi đời hổn loạn từ thành thị đến thôn quê . Quân đội Việt cọng ào ạt từ Rừng xuống Phố, từ Bắc vào Nam mang theo gia-đình vợ con .

Thành phố nào cũng đông nghẹt Gia-đình Bộ-đội, xông vào chiếm cứ nhà dân miền Nam để ở, Nhất là những căn nhà lầu  . Căn nhà ông Chảy cũng cùng chung số phận.

Ba Gia-đinh Bộ-đội,  mỗi Gia-đinh một tầng lầu . Đuổi Ông Chảy và bé Diệp ra sống lang thang  ngoài Chợ .

Không một nguời dân nào kể cả ông Chảy được quyền kêu la khiếu nại, lý do là Nhà nước đang mở Chiến-dịch " Quét sạch Tư-sản Mại-bản đã dùng xương máu nhân dân xây nhà lầu . Giờ đây, Cán bộ nhân dân có quyền vào ở .  " .

Ai chống đối sẽ đuợc mang bản án " Chống Chính phủ Cách mạng " ở tù rục xương .

Quá chán ngán với cuộc sống hiện tại, ông Chảy ngày nào cũng đi thăm dò những bạn bè người Hoa để tìm đường vượt biên .

Qua kinh nghiệm mấy lần đổi tiền, nên khi đổi xong là ông mua vàng chôn giấu ngoài Chợ, chỉ chừa một ít tiền mặt sống độ nhật .

Thêm vào đó, để che mắt cán bộ phường khóm, mọi nguời dân phải làm việc để tăng-gia sản-xuất, ông mua hai con heo con, gọi là có nghề nuôi heo sinh sống, thả chạy rong ngoài Chợ, có bé Diệp trông coi và hàng ngày đi vớt lục-bình cho heo ăn  .

 

Đa mấy tháng nay lo suy tính quá độ nên bây giờ bị bịnh mất ngủ . Trưa nay ông Chảy cột chiếc ghe máy vào cành cây có bóng mát nằm nghỉ lưng .

Giờ đây tuổi tác đã cao, tóc đã bạc, mắt đã mờ, tai điếc, răng rụng gần hết, trí nhớ kém cỏi . Nhưng Ông nhất định phải vận dụng hết mọi khả năng để làm một chuyến vượt thoát cuối cùng dù có bỏ mạng trên biển cũng đành cam .

Ông thắc mắc sao mọi chuyện trong cuộc Đổi-đời xảy ra với thờì gian quá ngắn, chỉ có vài ba năm , không tưởng tượng nổi .

Một khúc film quay ngược về trong trí óc ông .

Kể từ lúc nhận vợ chồng Trưc-Hương làm con nuôi, ông rất hảnh diện và được mọi người trong nể . Đám du-đảng xưa kia thường đến làm tiền, bây giờ nghe danh ông Chảy có con là Thiếu-úy nhảy-dù nên không dám đến quấy phá.  

Chẳng đuợc bao lâu thì Sang, anh lính cận vệ của Trực về báo tin buồn Trực bị thương nặng, Hương bị bệnh chấn động tim bộc-phát nên qua đời .

Nguời lính cận vệ tên Sang, quê ở gò-vấp, gần Quân-Y  viện Cọng-Hòa nên thường ra vào thăm nuôi Trực cho đến ngày mất nuớc .

Sau khi mất nước, ông Chảy dắt bé Diệp lên Sài gòn thăm để từ giả Trực đi vuợt biên . Đến nhà Sang  dò la tin tức , Sang kể cho hay :

– " Bác Chảy ơi, thật là một cảnh tượng hãi-hùng, kinh-khiếp mà theo Cháu nghĩ chỉ có trên đất nước Việt nam này thôi . Thật quá tàn ác và vô-nhân-đạo .

Sáng ngày 01-05-1975, Thương bệnh binh thuộc tất cả Quân-Y-Viện  các Tỉnh miền Nam từ Quảng-trị đến Cà-mâu đều bị đuổi ra khỏi Bệnh viện . Họ không cần biết ai, bệnh nặng nhẹ cỡ nào .

Buổi sáng hôm sau Cháu đến thăm anh Trực thì chứng kiến cảnh hàng chục người mù đi được, đang cỏng những nguời què sáng mắt, rồi hàng trăm nguời khác, kẻ bò người lết ngổn ngang ra ngoài Cổng bệnh viện, không còn sức lực nên nằm chờ chết bên lề đường .

Mùi tanh hôi xông lên nồng nặc bỡi có những nguời đa chết sình thối . Các Thương binh nằm liệt giường như Anh Trực thì họ tháo gỡ ống thở, đẩy ra ngoài sân chờ xe đem đi chôn tập thể .

Cháu phải hối lộ Anh Bộ-đội hai cây thuốc lá, mới đuợc mang hai lít xăng và bó nhang vào phía sau Bệnh-viện làm lễ Hỏa-táng anh Trực …

Kể đến đó, Sang nấc lên khóc trong nghẹn ngào . Ông Chảy và bé Diệp cũng oà lên khóc theo  "….

 

Hơn một năm sau, ông Chảy tìm được đường dây vượt biên nhưng xui xẻo thay, gần ba giờ sáng xuống ghe nhỏ ở xả Long-phú gần Cữa Định-An để ra Ghe lớn đi Mả-lai thì tàu Công-an chận bắt một giờ sau đó .

Kết quả, Ông Chảy mất mười lăm cây vàng và ngồi tù sáu tháng . Bé Diệp trở lại sống lang thang ở Chợ Long-xuyên trong thời gian ông ở tù .

Khi ra tù, Ông Chảy gom góp số vàng còn lại, lần này ông tính toán thật kỷ . Ông trả hai cây vàng lo Hộ-khẩu sống trên chiếc ghe máy để làm nghề đánh cá, hoặc đôi lúc chuyên chở hàng hoá Long-xuyên Cần-Thơ .

Ban đầu Cán-bộ không tin, sợ ông dùng ghe vượt biên . Ông cố gắng đút lót thêm ít tiền nên mọi chuyện mới êm xuôi .

Nhưng rồi cung mất gần hai năm sau, Cán-bộ thuộc các trạm canh gác dọc bờ sông  mới quen mặt và tin tưởng đuợc ông .

Ông tính toán từ Long-xuyên đến Cữa Định-An có tất cả sáu trạm kiểm soát bờ sông . Nếu cho mỗi trạm hai ký thịt heo và năm lít rượu đế thì chỉ mất chừng một cây vàng . Thông thường các trạm kiểm soát bờ sông về đem thường ăn nhậu hơn là canh gác . Biết đuợc nhược điểm này nên chiều hôm trước ông đem rượu thịt đến biếu và khởi hành khoảng mười hai giờ đêm .

Mọi chuyện êm xuôi như đã định .  Chiếc ghe một block máy tăng tốc độ tối đa khi ra khỏi cuã Định-An . Đến lúc mặt trời vừa ló dạng phía Đông trước mặt thì nhìn lại đằng sau không thấy đất liền , ông yên chí bảo Diệp pha bình trà và làm tô mì gói .

Biển hôm nay sao thật êm, thật đẹp, ghe chạy trên biển mà giống như trong sông .

Truớc khi đi Ông đã lén lút học kinh-nghiệm đi biển từ Ông bạn thân . Ông bạn khuyên không nên đi biển tháng mười hai là tháng biển động . Nhưng ông Chảy thì nghĩ rằng vì gần ngày Tết, Bộ-đội và Dân chúng đều bận rộn sắm Tết, không ai để ý chuyện vượt biên nên ông nhứt quyết ra đi .

Ông bạn còn dạy cho cách xác-định phương-hướng, phải học thuộc lòng :

" Phải Đông, Trái Tây, Nam sau,Bắc truớc " , nghĩa là buổi sáng để vai Phải về phía mặt trời, tức vai Trái là hướng Tây . Buổi chiều thì để vai Trái về phía mặt trời, tức vai Phải là hướng Đông . Còn Nam sau, Bắc truớc thì không thay đổi .

Ngoài ra, khi biển động, tuyệt đối không được lái ghe đi sóng ngang, sẽ dễ dàng bị lật, mà phải đi theo chiều của đợt sóng .

Vốn liếng đi biển của ông Chảy chỉ có vậy và mua đuợc hai chiếc phao tròn nhỏ, bé Diệp có thể tròng lọt vào cổ rất an toàn nhưng ông Chảy vì thân hình quá lớn nên chỉ ôm vào ngực mà thôi .

Ông bạn còn khuyên không nên đi Hồng Kông, vì phải đi hướng Đông-Bắc, ngược sóng mùa này và đường dài hơn hai lần đi Mã-lai .

Tuân theo sự chỉ dẫn của ông bạn, bây giờ ông quẹo Phải chín mươi độ quay mũi ghe về hướng Nam đi Mã-lai . Dự trù khoảng chừng ba ngày ba đêm là tới .

Ông Chảy là người nổi tiếng cẩn thận, mặc dù biển êm gió lặng nhưng ông bắt buộc Diệp phải cột phao vào người thường xuyên và máng cái túi Nylon màu đỏ vào cổ . Túi này ông Chảy cẩn thận bọc chặt hai ba lớp, không cho nuớc thấm vào vì bên trong có tấm hình Ba Mẹ Diệp .

Sau khi đi đuợc ba ngày hai đêm, đêm thứ ba thì biển động mạnh . Mưa bảo ùn ùn kéo tới . Những đợt sóng lớn làm ghe bị bắn tung lên cao rồi như rơi xuống vực thẵm . Trong cơn mưa bảo tầm tả, ông vẫn ghì chặt tay lái, miệng kêu lớn :    Diệp phải ôm ghì chặt vào mạn ghe, coi chừng bị hất tung ra biển .

Khi trời còn sáng, ông còn thấy đường giữ tay lái để ghe đi theo đợt sóng . Nhưng khi trời bắt đầu tối đen như mực, ông chẵng thấy được gì nên có lúc ghe nằm ngang trên đầu sóng như muốn lật nghiêng .

Cứ tiếp tục hết cơn mưa bảo này ập tới rồi cơn mưa bảo khác . Ông cầm cự cho tới gần nữa đêm thì sức cùng lực kiệt, nước mưa nước biển làm ngập máy nên tắt luôn . Tay lái xem như bất khiển dụng . Hai Ông Cháu phó thác cho Trời Đất chỉ được vài giây đồng hồ, tiếp theo là cơn bảo lớn thổi lật úp chiếc ghe và hất tung hai ông cháu văng ra biển . Trong đêm vắng, Diệp chỉ nghe tiếng ông kêu thất thanh : D… i… ệ …. p……………

Thân xác ông Chảy to lớn, lại không biết bơi và cũng không chụp đuợc phao nên đã chìm sâu vào lòng biển ..

Còn Diệp nhờ chiếc phao cột sẵn vào nguời, biết bơi chút đỉnh nên cầm cự tới sáng hôm sau và được tàu đánh cá Mã-lai vớt ..

                                                                  

 Những ngày tháng bận rộn công việc, khiến đầu óc quay cuồng, nhất là chuyện bé Diệp nên thời gian trôi đi quá nhanh . Thấm thoắt Tôi làm  việc tại đây đã gần một năm .

Bé Diệp đáng lẻ có người bảo-trợ sớm nhưng Tôi chần chờ để cố gắng tìm Cha Mẹ nuôi thật tốt hơn, mặt khác, đang liên lạc Hồng Kông tìm bà Chảy .

Tuần rồi nhận thư thằng bạn kèm với những thư offer Job của các Hãng lớn .

Nghĩ rằng đây là cơ-hội tốt nên bắt buộc Tôi phải về Mỹ để chọn lựa công việc .

Chiều hôm qua khi tan sở, Tôi rủ Barbara cùng với bé Diệp ra bãi cát ngồi hóng gió biển, với chủ đích Tôi muốn gửi bé lại cho Bà ta lo lắng . Nhưng khi nghe Tôi kể xong câu chuyện thương tâm, Barbara với hai hàng nước mắt đầm đia, kéo bé Diệp ôm sát vào lòng và nói với tôi :

  Tôi sẽ là người bảo-trợ bé . Chính Tôi sẽ là Mẹ nuôi của Diệp .

Nhìn hình ảnh Barbara ôm bé Diệp, Tôi không cầm đuợc nuớc mắt, có lẻ vì vui sướng hơn là cảm động .

Bà Barbara đề nghị Tôi phải sửa lại Hồ-sơ bé Diệp để khỏi tìm kiếm bà Tăng Kim Huệ, vợ ông Chảy và hai con ở Hồng-Kông . Bỡi vì chưa chắc bà Huệ muốn bảo trợ bé, hơn nửa, bé Diệp qua Mỹ sẽ có nhiều cơ-hội tiến thân hơn .

Kể từ hôm đó, Bà Barbara chăm sóc và dạy Anh văn cho bé Diệp hàng ngày .

 

Đã gần ba mươi năm qua, kể từ lúc ông Chảy giả-từ Muà Xuân Trần-thế trên biển Đông . Bây giờ muà Xuân về trên đất Mỹ, nhìn hàng Anh Đào nở đầy hoa , trong Tôi vẫn chưa vơi niềm uẩn-khúc, nhất là khi nhớ lại lời ông Chảy than trách : " Sao Trời Phật không cứu giúp người hiền đức  ? " .

Điều này nếu để tâm tìm hiểu thêm kinh sách của Chúa, của Phật , ta sẽ thấy :

Những con Chiên của Chúa hay người theo Chúa khi chết thì xem như : " Đuợc Chúa gọi về " . Chắc chắn sống bên cạnh Chúa , trong " Nước Chúa " , sẽ đời đời sung sướng hạnh phúc . Đó là Thiên-Đàng hay Cõi Vinh-Hằng .

Những ai theo Phật khi chết được gọi là : " Đi đầu thai kiếp khác " . Sướng khổ tùy theo Nhân-quả Luân-Hồi . Có thể là " Niết-bàn , Miền Cực-Lạc  " hay " Địa-ngục " . Có nghiã là khi con người không còn vương vấn bụi-trần thì đuợc Chúa gọi đi hay chấm dứt cuộc đời Dương-thế để về miền Miên-Viễn .

Xem như ông Chảy đã dứt sạch Nợ-Trần, dù ông theo đạo nào chăng nửa, Tôi vẫn thắp Nén-Hương-Lòng nguyện cầu cho linh-hồn ông được sớm về miền Cực-Lạc .

 

 

                                                   Tâm Phương