Thái Lan,  Trần Xuân Thời,  Văn Thơ

Người Việt Cao Quý

“Sướng gì hơn sướng làm lành,

    Cho bao nhiêu của để dành bấy nhiêu”

Cuộc đời từ chiếc nôi đến ngôi mộ quá lắm cũng chỉ ba vạn sáu ngàn ngày, nhưng thường phải trải qua không biết bao nhiêu là biến cố. Ba mươi năm đầu là thời gian học hỏi để nên người. “Tam thập lập thân”, cũng là 30 năm sinh tử của cuộc đời, thành bại sau này đều bắt đầu từ những năm trưởng thành của cuộc sống. Những năm đầu, con người hấp thụ kinh nghiệm của nhân sinh hệ lụy. Tùy hoàn cảnh giáo dục gia đình và học đường mà mỗi người mang một bản sắc khác nhau, người thì nhân từ độ lượng, trọng nghĩa khinh tài, đáng là bậc trượng phu; kẻ thì lòng dạ hẹp hòi, tham tiền bỏ nghĩa, phản trắc, bội tín và phi nghĩa.

Giáo dục đã ảnh hưởng đến sự hình thành tâm tính và quan niệm của con người về cuộc sống. Con người tính bổn thiện nhưng thế thượng thường tình có thể bị tà ma, lợi lộc làm mờ ám lương tri. Do đó cổ nhân đã để lại những nguyên tắc luân lý lưu truyền từ đời này sang đời khác nhằm điều chỉnh thái độ và giúp con người cải tà, quy chánh.

Các nguyên tắc luân lý đó thường được bàn bạc qua văn chương và triết học. Triết lý văn nghệ của các truyện nôm như Phan Trần, Nhị Độ Mai … nêu cao khí phách của con người lý tưởng, đạo đức:

                                      “Trời nào phụ kẻ trung trinh,

Dẫu vương nạn ấy, ắt dành phúc kia.

Danh thơm muôn kiếp còn ghi,

Để gương trong sạch, tạc bia với đời.

Gian tà đắc chí mấy hơi,

Mắt thần khôn dấu lưới tròi khôn dung.

Uy quyền một phút như không,

Xem bằng lứa đá, ví cùng đám mây.” (Nhị Độ Mai)

.

Đức tính truyền thống của con người cao qúy theo truyền thống của dân tộc Việt là con người có Trung, có Hiếu, có Tiết, có Nghĩa đúng theo ngũ thường Nhân-Lễ-Nghĩa-Trí-Tín

“Ai ơi lẳng lặng mà nghe,

Dữ răn việc trước, lánh dè thân sau.

Trai thời Trung, Hiếu làm đầu,

Gái thời Tiết, Hạnh là câu sửa mình.”

Nhưng giữ được cương thường đạo nghiã ở đời không phải là chuyện dễ vì lợi lộc, vinh hoa phú quý có thể mua chuộc lòng người.  Ngày trước nói đến chữ Trung có nghiã “trung thần bất sự nhị quân”, làm tôi ngay không thờ hai Chúa, “trung trinh ái quốc một lòng vì dân vì nước”! Ngày nay là trung thành với lý tưởng tự chống loài quỷ đỏ, độc tài CS, dù rằng kẻ trung nghiã đôi khi gặp rủi ro, bị gian thần hãm hại hoặc không được trọng dụng hay bị phụ bạc.

“Từ ngày đi sứ đến Tây Kinh

Thấy việc Âu Châu phải giật mình,

Kêu gọi đồng bào mau thức tỉnh

Hết lòng năn nỉ chẳng ai tin!” (Nguyễn Trường Tộ)

Người trung nghĩa và kẻ phản tặc thường được vạch trần mỗi khi quốc gia lâm nạn. Sau khi quân Pháp đánh lấy Nam Kỳ năm 1862, Tôn Thọ Tường phản quốc ra hàng làm sai cho Pháp. Sĩ phu thời bấy giờ cương quyết chống đối hành vi bất trung của Tôn Thọ Tường.  Tôn Thọ Tường làm 10 bài thơ liên hoàn nhan đề là “Tự Thuật”.  Đứng đầu môn phái chủ trương “trung thần bất sự nhị quân” là Phan Văn Trị.  Phan Văn Trị đã hoạ lại 10 bài thơ của Tôn Thọ  Tường.

Sự xướng hoạ đã tạo nên cuộc bút chiến về “Chính và Tà” vào hạ bán thế kỷ 19. Đặc sắc là bài “Tôn Phu Nhân Quy Thục”

“Cật ngựa thanh gươm vẹn chữ tòng,

Ngàn thu rạng kiếp gái Giang Đông,

Lìa Ngô bịn rịn chòm mây bạc,

Về Hán trau tria mảnh má hồng.

Son phấn đành cam dày gió bụi,

Đá vàng chi đễ thẹn non sông.

Ai về nhắn vói Chu Công Cảnh:

Thà mất lòng anh được bụng chồng!” (Tôn Thọ Tường)

Tôn Thọ Tường tự thú theo Pháp vì mình như người con gái bán gả cho người ta nên dù mất lòng với vua y cũng theo Pháp:

“Thà mất lòng anh được bụng chồng!”

Phan văn Trị hoạ lại, cho Tôn Thọ Tường không phải là người trung nghĩa vì trai ngay phải thờ chúa, gái mới thờ chồng:

“Cài trâm sửa áo vẹn chữ tòng,

Mặt ngã tròi chiều biệt cõi đông

Ngút tỏa đôi Ngô in sắc trắng,

Duyên về đất Thục đượm mầu hồng.

Hai vai tơ tóc trên trời đất,

Một gánh cương thường nặng núi sông.

Ánh hỡi Tôn Quyền anh có biết:

Trai ngay thờ chuá, gái thờ chồng!”

Phải chăng vì vinh hoa phú quý, chức cao quyền trọng mà Tôn Thọ Tường phải hoá kiếp thành một nhi nữ thường tình.!

Người Việt cao quý

phải là người hiếu thảo với cha mẹ

Hiếu tức là hành vi của người con tốt (hảo tử). Khi cha mẹ còn sống thì hết lòng vâng lời, phụng dưỡng cha mẹ; khi cha mẹ mất thì hết lòng thương nhớ. Đó là hiếu đạo của con cái đối với cha mẹ. Kẻ bất hiếu là kẻ thờ ơ chểnh mảng với cha mẹ khi còn sống, lúc cha mẹ chết thì làm văn tế ruồi! Tục thờ kính Ông Bà Tổ Tiên thể hiện lòng hiếu thảo đối với thân sinh phụ mẫu. Đức Khổng Tử bảo rằng hiếu là “người con thờ đấng thân: Khi đấng thân còn sống thì phụng dưỡng cho phải lễ. Khi đấng thân mất thì tống táng cho phải lễ, khi cúng bái đấng thân thì tế cho phải lễ”. Điều quan trọng là khi thờ cha mẹ, nét mặt hoà vui, cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng, con nuôi cha mẹ không kể tháng kể ngày!  Nếu nghĩ là có tiền cho cha mẹ vào nhà dưỡng lão và lơ là việc thăm viếng, phụng dưỡng cha mẹ thì chưa phải là có hiếu vì có tiền bạc nuôi ăn không có tình với cha mẹ thì chẳng khác nào nuôi gia súc!

Hán Văn Du ăn ở với mẹ rất là có hiếu, mỗi khi có lỗi mẹ thường đánh đòn. Một hôm Văn Du phải đòn, khóc mãi, mẹ thấy vậy hỏi: Mọi khi mẹ đánh con biết lỗi, con câm ngay, lần này sao con lại khóc dai thế? Bá Du thưa: Mọi khi mẹ đánh, con thấy đau, con biết mẹ còn khoẻ mạnh. Lần này mẹ đánh con, con không đau mấy, con biết mẹ đã yếu, cho nên thương mẹ già yếu mà con khóc. Tình con thương mẹ như thế thật thấm thiết !

NHÂN- NGHĨA-L Ễ- TRÍ- TÍN

Người Việt Cao Quý là người trọng có NHÂN

Người nhân nghĩa khác kẻ tiểu nhân vì lúc nào cũng để tâm việc nhân vì cái tâm không tàn ác, không cường bạo phi lý. Nhân là thương yêu đồng loại, thương người như thể thương thân như lởi của Vua Trần Nhân Tông đối với thần dân. “Trẫm thương dân như thương con trẫm”. Lễ là xử thế hợp lý, lòng kính trọng con người, thánh hiền cư xử với người một cách kính trọng: không có giờ phút nào bỏ được lòng nhân hậu. “Thiên hạ nhất gia, toàn quốc nhất nhân”. Cả thiên hạ như một nhà, cả nước như người.

Người Việt cao quý là người trọng NGHĨA

Trong cuộc đời, con người phải có nghĩa khí với nhau thường được hiểu qua câu ơn nghiã người đồng liêu, với người trên kẻ dưới. C âu huynh đệ chi binh nói lên cái nghĩa khí một dạ, một lòng, quan quân như một. Làm việc nghĩa tức là làm phải, việc hữu ích chung, công bình ơn đức, con người sống vị nghiã dễ sinh tình mến phục. Nếu chỉ biết nhau trong lúc vô sự đến lúc nguy nan, bỏ bạn mà chạy, sống chết mặc bay thì là phi nghiã, bạc ác, bất nhân.

Cổ nhân nói rằng “Lễ nghiã liêm sỉ là bốn giường mối căn bản giữ vững quốc gia. Bốn giưòng vó ấy mà không căng lên được nghiã là vô lễ, vô nghiã, vô liêm, vô sỉ, thì quốc gia phải sụp đổ và diệt vong”. Khuất Nguyên cũng ca ngợi nghiã khí: “Một bên là quần chúng, một bên là bản thân, hai bên đều trọng cả. Nhưng nếu gặp trường hợp cần thì phải hy sinh bản thân đ cứu giúp quần chúng”. Vị nghĩa quên mình, vị quốc vong thân. Con người sống trong một ngày, nghe được một điều phải, làm một việc nghiã thì không phải là sống thừa.” Celui qui a planté  un arbre avant de mourir n’a pas vécu inutilement”.

Người Việt cao quý Là người có LỄ

Lễ là xử thế hợp lý với lòng kính trọng con người. Thánh hiền cư xử với người một cách kính trọng: không có giờ phút nào bỏ được lòng nhân hậu. Cả thiên hạ như một nhà, cả nước như người. Thánh Phao lồ cũng khuyên nhân loại “ Hãy kính tha nhân như thượng cấp của mình thì mọi sự sẽ được yên vui”.

Người Việt Cao quý là người trọng TRÍ

Người trí là người tự biết mình như triết gia Socrate nói: “Ngươi hãy tự biết ngươi” (Connais-toi toi-même). Con người phải biết mình, phải tự hiểu mình rồi mới có thể hiểu người, tri kỷ tức là biết mình vậy. Có biết mình mới tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Có biết mình mới trọng tư cách của mình tức là tự trọng. Kẻ không tự trọng không phải là kẻ trí vì không hiểu và không trọng mình thì làm sao kẻ khác trọng mình được. Cho nên người Việt cao quý không những phải có nhân, có nghiã, có lễ mà còn phải có trí để biết mình và biết người, hanh động sáng suất. Đánh lưỡi baỷ lần trước khi nói “Il faut tourner la langue sept fois avant de parler”.

Người Việt cao quý là người trọng TÍN

Kẻ bất tín là kẻ gian tà. Ăn cơm Quốc gia, thờ ma Cộng sản! Đã là gian tà thì không thể là kẻ yêu nước, thương nòi được. Trong sự giao tiếp hằng ngày giữa người và người chữ Tín đóng vai trò hết sức quan trọng. Hành động bội tín, làm mất lòng tin tưởng, thì sống cũng chỉ là sống thừa. Chữ tín được liệt rõ trong ngũ thường: Nhân, Nghiã, Lễ, Trí, Tín. Trong sự giao thiệp, sinh hoạt cộng đồng, đoàn thể, chính quyền, phải luôn luôn lấy chữ Tín làm chuẩn. Đức Khổng Tử bảo rằng “Nhân vô tín bất lập” nghiã là phàm làm người mà bất tín thì không còn ai tin cậy và vì vậy không thể đứng vững ở đời được. “Tín vi nhân chi bảo” nghiã là chữ Tín là bảo vật của nhân thế.

Người Việt cao quý là người trọng LIÊM S

Liêm sỉ là căn bản đạo đức của văn võ bá quan.  Vua, quan mà vô liêm sỉ thì thượng bất chính hạ tắc loạn. Kết cuộc thì quốc gia phải sụp đổ, dân tộc phải diệt vong. Nhưng thế nào là vô liêm, vô sỉ? Liêm là liêm khiết (integrity), là nền tảng của đạo làm người, là tính thanh liêm, phân minh, ngay thẳng, không lấy của bất nghiã. Người mà không có liêm thì cái gì cũng lấy hay làm việc bất nghiã, vơ vét cho đầy túi tham “Có ba trăm lạng việc này mới xong” (Kiều).

Sỉ là hổ thẹn (shame), tự mình lấy làm hổ thẹn. Người vô liêm sỉ thì việc gì cũng làm, là kẻ không biết hổ thẹn (shameless) không tôn trọng luân thường đạo lý.

Thầy Mạnh Tử nói rằng “nhân bất khả vô sì” nghiã là người mà không biết xấu hổ thì không phải là người. Có liêm sỉ là nền tảng của đạo làm người, Có liêm sỉ thì có hiếu, để, trung, tín, lễ, nghĩa. Vô liêm sỉ thì còn gì là luân thường đạo lý.

Người Việt cao quý là người CƯƠNG TRỰC

“Phú quỷ bất năng dâm, bần tiện bất năng di và uy vũ bất năng khuất”. Người cương trực là người trọng lẽ phải, vì lẽ phải có sức mạnh hơn mũi gươm. Người có lòng cương trực, ý chí như sắt đá, trí tuệ sáng như sao bắc đẩu, dù nguy cấp thế nào cũng không thay lòng đổi dạ. Người cương trực là người giữ được tiết tháo, bảo vệ công lý để đối phó vói bạo tặc, cường quyền.  Biết bao chiến hữu dân, quân, cán, chính của VNCH đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, hoặc can trường bất khuất trong cảnh tù tội sau ngaỳ CS xâm lăng VNCH.  Gương anh dũng đáng kính phục nầy đã được sử sách lưu truyền, thể hiện niềm tự haò, danh dự của dân, quân, cán, chính VNCH.  Thái độ cương trực này là tấm gương sáng cho hậu thế soi chung.

Ngoài ra, tứ đức: Công, Dung, Ngôn, Hạnh còn là đặc trưng của nhi nữ Việt Nam. Công tức là làm việc giỏi:

“Gái thì lo việc trong nhà,

Khi vào canh cửi, khi ra thêu thùa”.,

Dung tức là sắc diện vui hoà, phục sức thanh lịch.                                    “Hoa cười ngọc thốt đoan trang

                                                                                                                        Mây thua nước tóc tuyến nhường màu da”

Ngôn là tiếng nói phải dịu dàng:

“Chim khôn hót tiếng rảnh rang

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.”

Hạnh là hạnh kiểm tốt, kể cả vấn đề thờ cha kính mẹ. “Cái nết đánh chết cái đẹp”. Cái đẹp thì có hạn nhưng cái nết thì vô cùng, vẫn là câu tục ngữ truyền tụng trong dân gian để ca ngợi đức tính đạo hạnh của người con gái. Thể hiện giá trị luân lý vượt thời gian và không gian.

Sở dĩ có câu:

“Đàn ông chớ đọc Phan Trần,

Đàn bà chớ kể Thuý Vân, Thúy Kiều”.

Là vì trong nền luân lý cổ truyền, hình ảnh Phan Sinh trong tác phẫm Phan Trần, đã bị uỷ mị hoá. Phan Sinh thất tình vì ngưòi yêu mà đâm ra nản chí, khóc lóc thảm thiết. Tác giả đã mô tả Phan Sinh khi nghe đến người yêu thì đã “hai hàng lã chã nhường mưa”, không phải là hình ảnh hào hùng, phí phách của người trai nước Việt cao quý.

Thuý Kiều, trong tác phẩm “Đoạn Trường Tân Thanh”của Nguyễn Du, bán mình chuộc cha.  Thúy Kiều đã “Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần, trong vòng giáo dựng gươm trần, kề lưng hùm sói, giữ thân tôi đòi” là hình ảnh luân lý suy đồi.  Khi còn nhỏ không ở với cha mẹ, khi lấy chồng không ở với chồng,vi phạm luân lý tam tòng: “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Kiều đã “Giết chồng rồi lại lấy chồng, mặt nào còn đứng ở trong đời này”. Theo quan niệm cũ, người con gái không thể để cho “Ma đưa lối, quỷ dẫn đường, lại tìm những chốn đoạn trường mà đi”. Tuy nhiên, ngay nay vì quốc biến, gia đình tan nát, cũng có những trường hợp bất đắc dĩ xảy ra nên cũng được thông cảm qua chủ trương “chấp kinh nhưng cũng biết tòng quyền”.

Vậy thì nền luân lý cổ truyền thật là phong phú. Ngày nay, trên bước đường gió bụi của cuộc đời viễn xứ, dù áo rách nhưng phải giữ lấy lề. Người Việt cao quý vẫn là người hiếu đạo, trung nghiã, là người có nhân, có nghiã, có lễ, có trí, có tín, là người liêm sỉ, cương trực:

“Trai thì trung hiếu làm đầu,

Gái thì tiết hạnh là câu sửa mình.”

Truyện người tiết phụ đã là gương sáng truyền tụng trong Ngũ Đại sử: Vương Ngung đi làm quan chẳng may chết sớm. Vợ là Lý Thị trên đường đi nhận hài cốt của chồng, lỡ đường dẫn con vào một quán trọ bên đường xin trọ. Người chủ quán thấy đàn bà con nít có ý nghi ngờ không cho trọ. Người chủ quán nắm lấy tay Lý Thị dắt đuổi ra. Lý Thị ngửa mặt lên trời nức nở than rằng: “Ta làm đàn bà chẳng hay thủ tiết thờ chồng đến nỗi người ngoài cầm được cái tay này. Ta chẳng nỡ để vì một cánh tay mà bẩn lây cả thân ta”. Nói xong lập tức lấy dao thái thịt chặt phăng đứt ngay cánh tay! Xem thế thì tình nghiã vợ chồng cao quý biết dường nào!

Hiện nay các đức tính này cũng được nhắc nhở trong các bô luật luân lý nghề nghiệp (Professional Code of Ethics) dựa trên những ý niệm căn bản về cần, kiệm, liêm chính, nhân, nghiã, lễ, trí, tín. Những kẻ phi nhân, thất đức dù ở trong xã hội nào, vào thời nào chăng nữa thì cũng chỉ là kẻ xấu xa phá hoại nhân quần xã hội mà thôi.

Hoằng dương luân lý cổ truyền dân tộc tức là chuyển tải chủ trương đạo lý đến vói tha nhân về hình ảnh mẫu mực của “người Việt cao quý”. Cương thường đạo lý hướng dẫn hành vi của con người. Lúc thất thế, Nguyễn Công Trứ không trở thành đạo tặc cũng chỉ vì sợ nhục nhã gia phong:

“Mất việc toan trở nghề cơ tắc (1)

Tủi con nhà mà hổ mặt anh em.

Túng đường mong quyết chi cùng tư 

E phép nước chưa nên gan sừng sỏ,

Cùng con cháu thuở nói năng chuyện cũ

Dường ngâm câu “lạc đạo vong bàn

Gặp anh em khi bàn bạc sự đời,

Lại đọc chữ vi nhân bất phú.

Tất do thiên âu phận ấy là thường

Hữu kỳ đức ắt trời kia chẳng phụ…”

Vậng, sống đức hạnh thì trời không phụ lòng người. “Grace respects nature”. Người Việt mình ăn ở đức hạnh, hãnh diện với dòng giống Lạc Hồng. Chính lòng tự hào về nguồn gốc dân tộc mà chúng ta duy trì cuộc sống thanh đạm ở xứ người, dù thất cơ lỡ vận nhưng không trổ nghề cơ tắc vì sợ “Tủi con nhà mà hổ mặt với anh em”.

Tư tưỏng lên khuôn cho hành động. Dân tộc Việt chúng ta là một dân tộc tự trọng và hào hùng, niềm kiêu hãnh đó dù trải qua phong ba bão táp, vẫn lưu mãi trong tâm khảm mọi người, điều hướng hành động của chúng ta: hành động tốt của người Việt cao quý. Nhờ đó công đồngg được vui hoà, đoàn thể sinh hoạt được hanh thông.

Nền văn hoá cổ truyền của người da đen, da đỏ đã bị băng hoại vì người da trắng tiên phong đã lầm lẫn huỷ hoại văn hoá của hai nhóm thiểu số này khiến cho họ mất cả gia bảo, không còn gì để bám víu, để hãnh diện. Một số người bị lôi cuốn vào cuộc đời đầu đường xó chợ, “như thuyền không lái, như ngựa không cương”, sổng cũng không thể sống nên hồn, muốn chết không xong! Tai hoạ này kết quả không sao lường được, là một vấn xã hội trầm kha trong xã hội ngày nay của Hoa Kỳ ảnh hưởng đến mọi hoạt động giáo dục, an sinh xã hội, kinh tế, chính trị, tội phạm…

Tai họa nầy cũng đang hoành hành xã hội Viêt Nam, nền văn hoá hơn bốn ngàn năm văn hiến đang bị băng hoại vì chủ nghĩa Cộng Sản vô thần. Khôi phục, bảo tồn, phổ biến về quê hương những đặc nét luân lý của nền văn hóa cỗ truyền cũng là môt sứ mệnh trong công tác phục hung quốc tổ thân yêu của chúng ta.

Chúng ta đến Hoa kỳ vì tinh thần yêu chuộng tự do. Bảo toàn những đặc nét của gia bảo luân lý cổ truyền là nhiệm vụ thiêng liêng chung của chúng ta.  Được như vậy, tập thể tỵ nạn Viêt Nam sẽ là tập thể gương mẫu, để xây dựng môt hậu phương vững mạnh, sẵn sàng hổ trợ đại nghiêp cứu quốc và kiến quốc.  

“Trong đầm gì đẹp bằng sen,

Lá xanh, bông trắng, lại chen nhụy vàng

Nhuỵ vàng, bồng trắng, lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.”

Trần Xuân Thời

The Noble Vietnamese

Nothing brings more happiness than doing good deeds

All the rewards will be with you forever

Our life from cradle to death will not be longer than thirty-six thousand days (100 years), but it may encounter so many situations. The first thirty years is for us to learn how to be a decent person. “The thirty years that should help establish one’s career” are of crucial importance, for your achievements or failures are borne from the years you transformed into an adult. During the first years, man absorbs experiences of mankind. Based on the education one receives from family and school, one develops one’s own character and personality. Someone might become kind and generous, a noble gentleman, while another might be mean, greedy, treasonous, unfaithful, and immoral.

Education has an impact on the formation of personalities and outlooks on life. Man is good by nature; however, materialstic wealth can drive him toward blind greed and turn away his conscience. Ancient elders have left mankind moral principles from generation to generation to to guide man on the correct path, so that he can turn away from wrongful temptations and follow correct guidance.

Those principles of life have been discussed in literuature and philosophical works. Artistic morals from Vietnamese works such as Phan Trần, Nhị Độ Mai, glorified the noble features of a person who follows correct ideals and morals.

God will not fail the pure of heart

In distress you might find some time; but elsewhere you will reap rewards

Good reputation will last forever

Shining examples will be honored for generations and carved in stone for future generations to revere

The evil might feel a short moment of pride

But he cannot escape God’s eyes nor run away from His net

Earthly power lasts but a fleeting moment

Just like stone and fire, incomparable to noble clouds in the sky.

Traditional qualities expected in a noble Vietnamese are: loyalty, filial piety, and constancy, according to the five principles Kindness-Respect-Justice-Wisdom-Trustworthiness.

Listen up! Folks!

Forwarnings for the future and to help you protect yourself

Man must abide above all by loyalty and filial piety

Woman should rely on constancy and virtue to be a good person

However, it is not easy to follow the principles of life, as wealth and materialistic temptations can corrupt man. Previously, loyalty means to be loyal to your king. “A loyal subject will not serve two different kings”, “to be patriotic is to be loyal to the king, to be devoted to the people and the country”. Nowadays, loyalty means to be loyal to nationalistic ideals, to fight against the red communist evils, even though the loyal citizen might run into danger and be harmed by sycophants, or to be in disgrace and not allowed to serve the country.

During my voyage to the West, representing our king,

I was shocked by what I saw in Europe

Wake up! Our compatriots!

But I impored in vain and no one believed me.  (Nguyễn Trường Tộ)

The loyal ones are usualy recognized and treasonists are usually revealed when the country is in danger. After the French conquered Southern Vietnam in 1862, Tôn Thọ Tường betrayed the country and served under the French. Vietnamese patriots were all against such unloyal act by Tôn thọ Tường. Tôn thọ Tường then wrote a series of ten poems entitled “Self Reflections”. The loyalist group who defended the motto “A loyal citizen does not serve two different kings”  was headed by Phan văn Trị. Phan văn Trị then responded to Tôn thọ Tường’s ten poems.

The duel act of poetic composing and responding created a war between “Right” and “Wrong” in the late 19th century. Of particular note is the poem “Lady Tôn came to the Thục Dynasty”

On horseback, holding on to my sword, I fulfilled my loyaty to my husband

I followed the age-old reputation of the women from Giang Đông

Leaving the Ngô Dynasty, dearly missing my old parents

I reluctantly go to Hán as a dutiful wife

Beauty, makeup will be faded with dust

Stone and gold (things of enduring quality) are not of consequence and should not bring me shame for giving up my country

To my brother Chu Công Cẩn, please relay to him:

I’m sorry if I displeased you by pleasing my husband. (Tôn thọ Tường)

In this poem, Tôn thọ Tường admits he came to serve the French just like a dutiful woman who was was married off to her husband. She will have to be with him.

I’m sorry if I displeased you by pleasing my husband.

Phan văn Trị responded to that poem, pointing out that Tôn Thọ Tường is not a loyal person, because a man has to serve his king, and a woman her husband.

I straighten my dress and put the hair pin carefully on my hair to be a dutiful wife

The sun is setting, and I am leaving the East

White vapor covers the hills on the Ngô side

A  pink shade shines from the Thục side

My duties are on my fragile shoulders

The burden of the correct principles to my country too

Brother Tôn, do you know

That a man’s duty is to serve his country, and a woman’s is to serve her husband

Did Tôn Thọ Tường come to serve the French for materislic wealth bestowed on him and for the high rank awarded him, and thus became like a woman?

The Noble Vietnamese

must  show filial piety towards his parents

Filial piety is a compliant son’s act. When his parents are alive, he must obey them  dedicatedly, support and honor them; when they passed away, long for them with all your heart. It’s the children’s filial piety towards their parents. The  irresponsible ones are indifferent, neglect their duties when the parents are still alive and when they pass away , offer them  funeral oration and invite just flies to enjoy offering feast.The custom to worship the Ancestors expressed our filial piety towards our dear parents. According to philosopher Confucius : filial duties : Children must venerate their parents : When they are alive, they must be honored and supported , it’s the right duty. When they pass away, the funerals must be organized decently; the celebration with religious rites must be dedicated accurately”. The prominant point is we have to be happy for the worship of our parents.

The parents must endure abundant troubles, and lots of worries to raise their children,  but when it’s their turn to support the parents back, the children must not count days and nights! If you think you are rich enough to leave your parents in nursing homes, then being delinquent, not visiting them regularly, not taking care of them, it’s not filial piety, thinking that just spend money for their needs, it’s just like feeding animals!

Hán Văn Du was really a good child, fulfilling his filial piety towards his mother; when he was bad, received punishment with whip. One day, he was punished, but didn’t stop crying, his Mom asked him: You used to admit your fault, and stop sobbing; why today you keep crying? Bá Du replied politely: Normally when you striked, I felt pain, and I knew you’re still healthy. But this time, it wasn’t painful, then I know you become weaker, I’m anguish for your feebleness and cried. How deepened was the son’s love for his mother!

 KINDNESS, DECORUM, UPRIGHTNESS, WISDOM, FAITHFULNESS

The Noble Vietnamese must respect KINDNESS

A person with benevolence and righteousness is differnet from a small-minded one because he always worries about kindness, his heart being not ruthless,  not acting with  absurd violence. Kindness is showing love to fellowmen, loving others like ourselves is King Trần Nhân Tông saying: ” I love my people as well as my own childen”.

  Uprightness is to behave logically, respect human; wisemen always treat others with respect: never renounce  large-heartedness. All people is like a family, all the nation is like ownself.

The Noble Vietnamese must  respect DECORUM

During his life, a person must  be righteous with one another, must express gratitude to his colleagues in government departments, with his superiors and inferiors . Being like brothers in the army shows the righteousness with one  heart and mind, from the officer to the soldier. Being righteous means to act in the common sense, doing useful works for the public, fair gratefulness;  a person living with decorum will win admiration and respect. If you just be frequent with others in normal unharmed situations, then run away when they are in need, “every man for himself” is an unrighteous , a ruthless, inhumane behaviour.

Wise men in the past said: “Wisdom, Decorum, Incorruptibility, Shameless are four basic rules of conduct to be followed for maintaining the nation to be safe. Those four rules if they are not tightened,  if we don’t have wisdom, decorum, of we are corruptible, shameful, we don’t respect them, then the nation will be destroyed, the race had to perish.” Khuất Nguyên also praises Decorum: “One side is the people, the other side is one own self, both are equal importance. But in requisite situation, one must be ready for self-sacrifice to help and assist the public”.  Forget own self for decorum, for the nation devote yourself. “The one who has planted a tree before dying didn’t live uselessly”.

The Noble Vietnamese must respect UPRIGHTNESS

”  Uprightness is to behave logically, respect human. Wisemen always treat others with respect: never renounce  large-heartedness. All people is like a family, all the nation is like ownself. Saint Paul also admonished human kind :” Respect others like your superior, then everything will be peace and happiness”.

The Noble Vietnamese must respect WISDOM.

A wise man is the one who knows himself,  like the philosopher Socrate has said: “Know thyself” (Connais-toi toi-même). A person must know himself , must be self – understanding first, then after he can understand others. Know thyself, then you can self improve, manage household, govern the country, give peace in the world  . Know thyself then you can respect your conduct: it’s  self-respect. The one who doesn’t have self-respect  is not a wise man because he doesn’t understand himself , not self -respect either, how can others respect him? That’s why  The Noble Vietnamese , not only must have :  Kindness, Decorum, Uprightness,  but also must have Wisdom,  in purpose to know himself and then others, then can act with intelligibility.  “Turn your tongue seven times in your mouth before speaking”.

 The Noble Vienamese must be FAITHFUL

The one who is dishonest is unfaithful, devilish. Owing his life to the Republic of Vietnam, but still venerates the Communist devil! Being a devilish person, he can’t be a patriotic, can’t love his race.

During everyday contact with one another, Honesty plays a foremost role. A life with a betrayal act, depriving the confidence, is a needless life. Honesty is listed clearly in five constant virtues:  Kindness, Decorum, Uprightness, Wisdom, Faithfulness. In social relations, community ativities, organisations, government, Faithfulness is always considered as a criterion. Philosopher Confucius has told: Being a human, if a  person is unfaithful, no one will trust him; then he will never be able to have a stable position in life. For that reason, Faithfulness is the Treasure of  a human life in all over the world.

The Noble Vienamese must be INCORRUPTIBLE

Being Incorruptible is the basic of morals of all executives & officials in court retinue. If the emperor, officials are unscrupulous, the public will be rebels. The results are the nation will be destroyed, the race had to perish. But what does dishonest, perfidious means? Honesty is integrity, the base of human ethics, to be uncorrupted,  definite, upright, not rapacious for disloyal possessions. The ones who are not honest will always take anything or act with disloyalty, snatching  covetously all other belongings. “With three hundred taels, then it will be terminated” (Kiều).

Incorruption means shame, feeling disgraceful by ourselves. Unscrupulous individu will do everything, and is the one who is shameless, and doesn’t respect moral principles.

The philosopher Mạnh Tử said: If you are a human and you cannot be shameless, then you are not a human. Being incorruptible is the basic of the ethics to be  human. If you are incorruptible, then you will have filial piety,  benevolence, righteousness, wisdom, and propriety. If you are unscrupulous, you cannot think about moral principles.

The noble Vietnamesemust be HIGH-MINDED

A person with upright mind is the one who holds good sense in esteem, because good sense is stronger than the point of a sword. A person with upright mind has iron will, his intelligence brightens like the Great Bear, although in critical situations will not be fickle. A high-minded person is the one who can keep his decency, defending justice, dealing with tyrants, despotism. How many fighters, people, soldiers, officers in the government of Republic of VietNam have laid down their lives, fighting  for national independence till their last  exhalation, or fearless, undaunted in prison after the Communists agression to the Republic of VietNam.  This example of great fortitude, worthy to be admired is passed by tradition in history, showing pride, honor of  people, soldiers, officers in the Republic of VietNam government. This attitude of high-minded is a brightly light for the posterity to follow.

Besides, there are four virtues: Task, Countenance, Way to talk, Conduct, which are specific characteristics of Vietnamese female sex.

Task is the best way to work.

verses – not translated

Countenance is the cheerful appearance,elegant apparels.

verses – not translated

Speech,the way of talking must be graceful.

(POEM)-not translated

Conduct must be good behaviour one, including filial piety, to take reverent care of the parents.  ” Goodness is better than beauty”. Beauty is restricted but  good behaviour is unlimited, is still the proverb which is transmitted gloriously among the masses of the people to praise the moral virtue of the young woman. This concept  is to express the moral value non-temporel and above space.

The reason of those verses:

If you are a man, don’t imitate Phan

If you are a woman, don’t relate to Thuý Vân, Thúy Kiều

Because in the traditional morality , the image of Phan Sinh in the writing Phan Trần, became a slobby character. Phan Sinh being lovesick became discouraged, weeping bitterly. The author described  him, when talking about his lover, immediately “His tears streamed down endlessly”, is not a magnanimous, high-minded image of the noble Vietnamese hero.

Thúy Kiều, in the tale “A New Cry From a Broken Heart” (The Tale of Kiều) , author Nguyễn Du, has to sell herself to save her father. She has been ” Twice in brothels, twice beeing a servant, ….TRONG VÒNG GIÁO DỰNG GƯƠM TRẦN, KỀ LƯNG HÙM SÓI, GIỮ THÂN TÔI ĐÒI.”  is a depraved moral image. During childhood, not living with the parents, being adult and married, not living with her husband, violating the three moral rules  to follow:”Being at home, the woman must follow her father, when married must folow the husband, in case the husband pass away must follow the son”. Kiều has “Killed her husband, then remarried, how can she dared to continue to live “.In the past, a girl cannot ” Be guided by a ghost, nor leaded by devils, but searching sorrowfull paths tofollow”. However, in reason of the events of the country in the present, and miserable families, with reluctant circumstances, this concept still can be tolerated with the policy “observe the rules but still can be out of principles”.

Then the traditional morality is so abundant. In the present, with our days and nights of turmoils  of the life far away from motherland ,  A clear fast is better than a dirty breakfast. Noble Vietnamese still has to be in filial piety, faithful, must be  human, grateful, ethical behaviour, faculty of reasoning, trustful, conscientious, upright.

” Being pious, loyal and faithful are guidelines for men

And for women : chaste and virtuous”.

The story of the chaste wife was always a model example eulogized in Five Generations Stories: The King Ngung was a royal title,and unluckily, died soon. His wife Lý Thị  on her way to receive her husband’s remains, didn’t arrive to the place yet, must stopped by a hotel to stay. The owner seeing that they are just woman and kid, was in doubt, didn’t want them to stay. He hold her hand to send them away. Lý Thị with her face upward, sobbing, lamented:” Me, being a woman, I want to keep chastity to worship my husband, but now a stranger has held this hand; I can’t bear that due to a hand all my body will be infected with impurity “. After saying those words, she grabbed a kitchen knife and cut off the hand immediatly! For that example, see how noble is the warmhearted love of husband and wife!

Nowadays those virtuous qualities are still reminded in the Professional Code of Ethics, based on the fundamental concepts about  industrious and thrifty, honest,  kindness, respect,justice, wisdom, trustworthiness. The ones who are inhuman, unrighteous in any society, any time will still be vicious persons to breakup the social human community.

 Disseminating extensively  traditional morality of the nation is the work to transfer the guideline of ethics to altruists about the examplary  model of “The Noble Vietnamese”. The  principles of life guide human atcs. Nguyễn Công Trứ, in his fallen time didn’t became worst person in society just to avoid shameful for family manners and attitude:

(POEM)– not translated

It is true: If we live with righteousness, God won’t let us down. . “Grace respects nature”. We, Vietnamese people always behave, act with vertue, and we are proud of our Lạc Hồng race. It’s the pride of  the origin of our nation that we can maintain our frugal, pure and noble life in a foreign country, despite of being   in a predicament and our luck is running out, we didn’t  “show up” wrong jobs, being anxious of  “guilty with the famiy and shameful with others”

Thoughts mold actions. Our Vietnamese people is a self-respectfull and heroic nation; this prideful sense, despite we suffered from stormy periods, will be forever in our deepest heart, will guide the direction of our acts : The good acts

of a Noble Vietnamese. Owing to that, the community can enjoy, and society activities can  be proceeded smoothly.

The traditional culture of black, indian peoples were ruined because the white pioneers destroyed by mistake the cuture of those two minority groups causing the lost of their heirloom(inheritage), having nothing to cling on for life, to be proud of. Some were tempted to be in street life, “like an unsteered boat, a horse without bridle”, living an insignificant life, unable to stop it! This tragedy has unexpected results, and remains a chronic social problem in American society nowadays, influencing all educational activities, social security,economics, politics, crime..

  This affliction is also raging in Vietnamese society, the culture of more than four thousand years of literature is being ruined by atheist Communism. To restore, conserve, diffuse   special moral characteristics

 of traditional culture to our country is also a mission of renaissance for our dear motherland

We come to America because of the love of Freedom spirit. Preserve intact particular charateristics of traditional moral (ethics) heirloom is our divine duty. As such, the Vietnamese refugee community will be an examplary model, to build a strong back- line, ready to support the great  liability to save the nation and establish the nation.

(POEM)- not translated

&&&&&&&&&&&&&&

ORIGINAL: Trần Xuân Thời – Translation: Thúy M & TháiLan (Nữ Lan)