Giới thiệu sách

HNQVN-TS Genève 20.7.10; Tuyển tập thơ Trần Khải Thanh Thủy : Ấm Thầm

Phim Tội Ác Cộng Sản Nga, có Phụ đề Tiếng Việt.

http://vimeo. com/12057428

*******************************************

Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

kính chuyển đến quý vị, quý bạn và quý diễn đàn

bài thơ Lời Người Dưới Mộ của nhà thơ và nhà văn Trần Khải Thanh Thủy,

viết năm 1989 và được in trong tập thơ Âm Thầm xuất bản năm 2004 tại Hà Nội, 

kèm theo hai bản dịch tiếng Pháp La Voix d’Outre -Tombe của bà Hoàng Nguyên

và tiếng An h Voice from Beyond the Grave của nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt.

               

                         * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *  

 

Lời Người Dưới Mộ

 

Tôi nằm lại đây chốn nghĩa trang

Trạm cuối cùng cuộc đời bao số kiếp

Đất phủ kín mình tôi giá lạnh

Khói nhang thơm mách nẻo đi, về

 

Quà chia tay – bạn hữu tặng trao

Nhị rữa nát, hám hôi mùi nghĩa địa

Gió cứ thổi, vật vờ khoang đất trống

Quạ tru, rên từ khoang đất không người

 

Cỏ đã xanh rờn… chân, tóc, tai

Hồn tôi thoát tục để băng ngàn

Lang thang rừng thẳm…muôn nơi ngắm

Cõi trần ai người sống đọa đầy

 

Thôi hãy xanh cùng với đất đai

Tạo hoá anh minh đã mỉm cười…

 

Trần Khải Thanh Thủy (1989)

 

Trích Tập Thơ ‘’Âm Thầm’’

NXB : Hội Liên Hiệp Văn Học Nghệ Thuật Hà Nội (2004)

 

————————————————————–

 

La Voix d’Outre-Tombe

 

Ci- gît ma dépouille mortelle

Dans le champ du repos éternel

Le terminus d’une vie passagère aux multiples destinées.

La terre glaise recouvre mon cadavre glacial

La fumée d’encens parfumés guide les allées et venues.

 

De belles fleurs, ultimes cadeaux d’adieu, offertes par mes amis

Commencent à être fanées, étamines et pistils décomposés

Aux exhalaisons du cimetière.

Le vent souffle et souffle, en tous sens, dans les passages libres

Les corbeaux geignards croassent au-dessus de l’emplacement désert.

 

L’herbe verte envahit mes pieds, mes cheveux, mes oreilles

Mon esprit quitte le bas-monde, survole les montagnes

Mon âme vagabonde au fin fond des forêts vierges

Observant, de haut, la condition du monde des réprouvés misérables.

 

Eh bien alors, me métamorphoser en verdure

Pour être en harmonie avec la nature

Aussi, l’Illustre Créateur, le Juste, a déjà manifesté son sourire.

 

Trần Khải Thanh Thủy (1989)

 

Extrait du Recueil de Poèmes ‘’Âm Thầm’’ (La Voix Silencieuse)

Editeur: Association ‘’Littérature et Arts’’ de Hà Nội (2004)

Traduit du Viêtnamien par Mme Hoàng Nguyên (2010) pour CEVEX.

* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *  

 

Voice from Beyond the Grave

 

Here lie my mortal remains

In the field of eternal rest

The last stop of a transient life with multiple destinies

The clay covers my icy dead body

The smoke of scented incenses guides the comings and goings.

 

Beautiful flowers, ultimate farewell gifts, offered by my friends

Begin to fade, stamens and pistils decompose

Into exhalations of the cemetery

The wind blows and blows in all ways on the free trails 

Moaning crows caw above the deserted place.

 

The green grass invades my feet, my hair, my ears

My spirit leaves the lower world and flies over the mountains

My soul wanders in the depths of the forests

Observing from above, the condition of the world of miserable reprobates.

 

Well then, let me metamorphose myself into greenery

To be in harmony with nature
Illustrious Creator, the Just one, has already shown his smile.

 

Trần Khải Thanh Thủy (1989)

 

Except from Collection of Poems ‘’Âm Thầm’’ (Silent Voice)

Editor: Association of Literature and Arts of Hà Nội (2004)

Translated from Vietnamese by Nguyên Hoàng Bảo Việt (2010),

Member of Vietnamese Writers in Exile Centre (CEVEX)

and PEN Suisse Romand Centre.

                         Trích Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ngày 12 tháng 3 năm 2010

 

                

 

                                

Fifty Years of Women Writers in Prison

8 March 2010 – International Women’s Day *

2010 marks the 50th An niversary of the Writers in Prison Committee (WiPC) of International PEN, which has since 1960 helped many hundreds, if not thousands, of writers attacked for expressing their ideas and speaking their minds. (…) Throughout the year PEN members will be celebrating the courage of these writers and the work of the Committee. On 8 March Women’s Day, the WiPC celebrates and commemorates all women writers, past and present, who have suffered arrest, attack and even murder for having spoken out (…).

 

Nữ Tù Nhân Ngôn Luận TRẦN KHẢI THANH THỦY

Từng là hội viên Hội nhà Văn và Câu lạc bộ nhà Thơ Hà Nội, bà Trần Khải Thanh Thủy là một nhà văn được công nhận, có tinh thần độc lập, viết nhiều tác phẩm giá trị, dưới một số bút hiệu khác nhau (Nguyễn Thái Hoàng, Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Thái Bình, Nguyễn Quý Dân, Nguyễn Hải, Võ Quế Dương, Trần Thị Thanh Hằng, Phạm Xuân Mai, Mai Xuân Thưởng, v.v.). Bà còn là một nhà thơ, nhà viết tiểu luận, phóng viên và cộng tác biên tập với nhiều tờ báo, như bán nguyệt san Tổ Quốc (báo bị cấm, in không giấy phép CS). Bà là tác giả Nhật Ký Ngục Tù, Hang Đá, Đối Thoại cùng Sông và mấy mươi tác phẩm thơ văn, bài báo khác. Bằng ngòi bút bén nhạy, tinh tế, ngay thẳng, bà bênh vực những nạn nhân của bất công xã hội. Bà viết về các trường hợp cán bộ viên chức tham nhũng và lạm quyền, cướp đất chiếm nhà của hàng trăm nông dân không có khả năng tự vệ và chống đối. Bởi vậy bà Trần Khải Thanh Thủy trở thành đối tượng của nhiều cuộc sách nhiễu hung bạo và bắt giam để thẩm vấn của công an mật vụ. Kể từ tháng 9 năm 2006, bà là một tù nhân bị công an mật vụ sách nhiễu và canh chừng nghiêm ngặt tại nhà. Ngày 21 tháng 4 năm 2007, trong lúc bà bị mắc bệnh lao phổi nặng và bệnh tiểu đường, bà bị bắt giam cho đến ngày 31 tháng giêng năm 2008. Bà chỉ ra khỏi trại tù sau khi tòa CS tuyên phạt bà 9 tháng 10 ngày tù giam (thời gian bà đã bị nhốt tù) và 3 năm quản chế vì ‘’phá rối trật tự công cộng’’. Ban đầu, bà Trần Khải Thanh Thủy bị truy tố về "tội tuyên truyền chống phá nhà nước CHXHCNVN’’, theo Điều 88/Hình luật CS. ‘’Tội’’ của bà: đã phổ biến nhiều bài tiểu luận mà chế độ kiểm duyệt CS không ngăn chận được. Bà còn bị cáo buộc là hội viên hoạt động của Khối 8406, hỗ trợ Ủy Ban Nhân Quyền độc lập và tham gia tổ chức một Công đoàn bất hợp pháp đối với nhà nước CS. Cuối cùng, vì áp lực quốc tế và một số lý do khác, tòa CS đã biến cải cáo trạng nêu trên thành ra tội ‘’phá rối trật tự công cộng’’. Về nhà, bà còn mang những vết thẹo rất rõ trên mặt và trên chân bà, hậu quả của 9 tháng 10 ngày bị đày đọa, hành hung, ngược đãi.

Ngày 25 tháng 9 năm 2009, bà Trần Khải Thanh Thủy phổ biến bài viết ‘’Trò Hề Xã Hội Chủ Nghĩa’’. Truyện kể lại quang cảnh đồng bào, bà con, thân nhân nhiều tù nhân ngôn luận và lương tâm sáng ngày 24 tháng 9 năm 2009 chen chúc đứng chờ phiên tòa CS Hà Nội xử nhà dân chủ đối kháng Phạm Văn Trội. Rốt cuộc, phiên xử đã bị hoãn đến tháng 10 nhưng không có thông tri cho dân chúng biết. Ngày 8 tháng 10 năm 2009, bà Trần Khải Thanh Thủy đi Hải Phòng để ủng hộ thân nhân gia đình những nhà dân chủ đối kháng sắp bị tòa CS xét xử. Chưa đến thành phố hải cãng thì bà đã bị Công an CS chận lại và buộc bà trở về Hà Nội. Chiều hôm đó, bà và chồng bà đã bị những kẻ ‘’lạ mặt’’ đến tận nhà gây sự, khiêu khích để lấy cớ đánh đập vợ chồng bà khiến bà bị thương ở đầu, máu chảy ướt hết tóc, đổ xuống vai áo và nền gạch trước nhà. Nhưng công an CS lại bắt giam bà Trần Khải Thanh Thủy, ngụy tạo hình ảnh (ngày chụp ảnh 28 tháng 2 năm 2005 đổi thành ngày 9 tháng 10 năm 2009), tung tin trên báo rằng bà đã gây thương tích cho một người có mặt lúc đó. Thế giới đều biết dưới chế độ CS không có báo chí tự do và nhà báo độc lập được phép hành nghề. Cho nên, dù chi tiết tin tức về biến cố chưa đầy đủ và rõ ràng, các quan sát viên trung thực đều tin rằng nhà văn Trần Khải Thanh Thủy là nạn nhân của một vụ bạo hành có tổ chức và điều khiển trong bóng tối. Chẳng khác vụ nhà báo nước Tunisie Taoufik Ben Brik bị bắt giữ mới đây vì bị cáo là ‘’đã hành hung một phụ nữ trên đường phố’’. Phóng Viên Không Biên Giới xác quyết rằng tổng thống (độc tài) Zine El Abidine Ben Ali không bao giờ dung thứ ông Taoufik Ben Brik vì những bài báo ông viết chỉ trích chế độ Tunis . Bà Trần Khải Thanh Thủy bị nhốt lại tại trại Hỏa Lò Mới (Cầu Diễn Hà Nội), nơi mà hai năm trước, giữa những điều kiện lao lung tồi tệ, bà còn bị tù thường phạm nhốt chung hành hung và sỉ nhục .

Cần nhắc lại, từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 4 năm 2009, một chiến dịch thể hiện ‘’truyền thống văn hóa’’ phi nhân, đồi bại và quái đản, hiếm thấy trên thế giới, được tổ chức để ném phân người và xác chết thú vật vào cửa và mặt tiền căn nhà của bà Trần Khải Thanh Thủy. Sau khi bà Trần Khải Thanh Thủy bị giam cầm độc đoán đầu năm 2007, hội Nhà Văn Hà Nội dưới sự lãnh đạo của đảng CS đã xóa tên bà trong danh sách hội viên. Một hành vi làm kinh tởm các nhà văn hội viên Văn Bút Quốc Tế vì bà Trần Khải Thanh Thủy là hội viên danh dự của Trung Tâm Văn Bút An h . Hành vi của hội Nhà Văn Hà Nội làm nhớ đến phong cách của hội Nhà Văn Liên Sô thời bạo chúa Staline ngự trị tại "thành trì tổ quốc xã hội chủ nghĩa". Đài Quan Sát Nhân Quyền (Human Rights Watch) trao tặng bà Trần Khải Thanh Thủy Giải Tự do Phát biểu Lillian Hellman/Dashiell Hammet năm 2007. Năm 2009, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy và mục sư Nguyễn Công Chính đồng lãnh Giải Nhân Quyền của Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam .

Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy từng được Văn Bút Quốc Tế tuyên dương nhân dịp thế giới cữ hành Ngày Phụ Nữ Quốc Tế 8 tháng 3 năm 2007. Cùng với nhà văn và nhà báo Nga Politkosvkayav, nhà báo Umida Niyazo, nước Ouzbékistan, nhà báo Serkalem Fasi, nước Éthiopie, bà Trần Khải Thanh Thủy tiêu biểu cho những nhà nữ trí thức chân chính, những người cầm bút dấn thân, bất khuất, mà tù ngục, hăm dọa và cả đến giết hại không hủy diệt được tiếng nói chỉ trích bạo quyền và bạo lực.

Năm nay – 2010 – đánh dấu 50 năm thành lập Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị đàn áp và cầm tù (1960). Trong một thông cáo đặc biệt phổ biến vào Ngày Phụ Nữ Quốc Tế 8 tháng 3 năm 2010, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy lại được Hiệp Hội Nhà Văn Thế Giới nhắc đến, cùng với 14 nhà văn và nhà báo phụ nữ được tuyên dương vì là biểu tượng lòng can đảm của hàng ngàn người cầm bút nam lẫn nữ từng bị dọa giết, bị tra tấn và tù đày, bị sát hại hoặc mất tích trong nửa thế kỷ qua :

Nhà văn Nawal El-Saadawi, nước Ai Cập; nhà văn Alaíde de Foppa de Solórzano, nước Guatamala; nhà thơ Alicia Partnoy, nước Argentine; nhà văn Nien Cheng, nước Trung Hoa (mất năm 2009); nhà văn Lydia Cacho Ribeiro, nước Mễ Tây Cơ; nhà văn Shahrnush Parsipour, nước Ba Tư; nhà văn Maria Elena Cruz Varela, nước Cuba; nhà báo Martha Kumsa, nước Ethiopie; nhà văn Taslima Nasrin, nước Bangladesh; nhà báo Sihem Bensedrine, nước Tunisie; nhà thơ  Irina Ratushinskaya, nước Nga dưới chế độ Cộng sản Liên Sô; nhà báo Anna Politkovskaya, nước Nga (bị ám sát năm 2006); nhà văn Aung San Suu Kyi, nước Miến Điện; nhà báo Natalia Khoussaïnovna Estemirova, nước Nga (bị bắt cóc và sát hại ở Tchétchénie năm 2009) và nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, nước Việt Nam (dưới chế độ CS) (…). Ngoài Trung Tâm Văn Bút An h , bà Trần Khải Thanh Thủy còn là hội viên danh dự của Trung Tâm Văn Bút Hoa Kỳ và Trung Tâm Văn Bút Thụy Sĩ Ý Thoại.

          Ghi chú bổ túc : Ngày 16 tháng 4 năm 2010, bà Trần Khải Thanh Thủy bị tòa phúc thẩm Cộng sản y án tòa Cộng sản sơ thẩm 3 năm 6 tháng tù giam. Ông Đỗ Bá Tân, người chồng tình nghĩa thủy chung, hết lòng bênh vực và ủng hộ bà, bị phạt 2 năm tù giam treo và 47 tháng tù quản chế. Từ ngày 29 tháng 4 năm 2010, bà Trần Khải Thanh Thủy bị Công an Cộng sản đày về trại giam lao công cưỡng bách số 5 Lam Sơn tỉnh Thanh Hóa. Nơi đó, bà phải sống chung với nữ tù thường phạm, trong những điều kiện giam cầm vô nhân đạo. Phòng ở chung khoảng hơn 30 người, mỗi người được 60cm chiều ngang khi nằm. Đúng như lời tố cáo của nhà dân chủ đối kháng và luật sư Lê Thị Công Nhân từng trải qua ba năm tù giam nơi đây. Tất cả nữ tù nhân tắm trần truồng ở một giếng khơi giữa sân khu trại. Nắng nóng ‘’há mồm’’, giếng thì sâu mọi người tranh nhau múc từng gầu nước ít ỏi. Bà Trần Khải Thanh Thủy đang bị bệnh nặng : chứng đau đầu mất ngủ, hay bị triệu chứng ảo giác, hiện tượng đau lồng ngực đau co thắt vùng tim xảy ra nhiều lần trong ngày. Nếu tình trạng này kéo dài, bà rất có thể bị tái bệnh lao phổi, và bệnh tiểu đường sẽ có cơ hội hoành hành, và bệnh tim mạch nữa! Cơm tù rất khắc nghiệt và nghèo nàn dinh dưỡng. Cơm thì bữa sống bữa khê và nhão, thức ăn thì chỉ vỏn vẹn có rau, nhưng cũng không đủ, thỉnh thoảng trong khẩu phần ăn, mỗi người chỉ có thêm 1-2 miếng thịt thái nhỏ bằng ngón tay, và nước muối mặn chát. Mọi người ăn phải tự bổ sung khẩu phần bằng muối vừng muối lạc, hoặc trông chờ vào chút thực phẩm của gia đình thăm gửi (nhưng không phải ai cũng có điều kiện như vậy). Trong trại tù, bà Trần Khải Thanh Thủy bị chuyển vào đội 21 làm "Bạc Âm phủ" tại một xưởng sản xuất môi trường làm Bạc. Đó là một phòng kín gió không quạt (do yêu cầu công việc làm hàng Nhũ) làm cho nhiệt độ phòng lên tới 39- 40°C . Không khác gì ‘’chiếc lò hấp thịt khổng lồ". Sức khỏe ngày càng thêm suy yếu, người nữ tù ngôn luận sẽ chịu đựng đến bao lâu…


———————————————————————-

————————————————————————

Genève ngày 20 tháng 7 năm 2010

Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

Ligue Vietnamienne des Droits de l’Homme en Suisse

Vietnamese League for Human Rights in Switzerland

 

 

                                                         ******************************************************

Bao Giờ ?

 

Ta ép chặt trái tim

Để giết chết nỗi buồn

Trong nhà tù Cộng sản

Bao ước mơ nhấn chìm

Ngày gọt bớt suy tư

Đêm xén mòn tâm tưởng

Bảy tháng trời chết chóc *

Hồn ta thành vườn hoang

Ngoài trời mây thôi bay

Đời ta trong ngục tối

Chẳng sao trời dọi tới

Bao hoài vọng tả tơi

Sáng qua rồi trưa tới

Ta kiệt quệ mỏi mòn

Chỉ bài bạc ăn thua

Vui đùa cùng lũ phạm

Ôi! Số phận tai ương

Bao nhiêu là nghiệp chướng

Bao giờ ta thoát khỏi

Để ta lại là ta?

 

Trại giam Hỏa Lò 28.04.10

Trần Khải Thanh Thủy

Hội viên danh dự các Trung Tâm Văn Bút An h , Hoa Kỳ và Thụy Sĩ Ý thoại 

 

* 6 tháng 21 ngày từ 8.10.09 đến 29.4.10 trước khi bị đày về trại tù tập trung khổ sai số 5 Yên Định Thanh Hóa, gần biên giới Lào – Việt Nam

(nơi mà nhà dân chủ đối kháng và luật sư nhân quyền Lê Thị Công Nhân từng bị giam nhốt 3 năm trời).

 

———————-

 

Jusqu’à Quand ?

 

Je serre fort mon coeur

Pour tuer la tristesse

Dans la geôle communiste

Tous mes rêves sont noyés

Le jour rabote mes pensées

La nuit sectionne mes réflexions

Sept mois d’agonie interminable *

Mon âme devient un jardin sauvage

Dehors, les nuées cessent de se mouvoir

Ma vie est ensevelie dans la cellule obscure

Sans la moindre lueur d’étoile

Toutes mes espérances s’effondrent en lambeaux

Matin et après-midi défilent, monotones

D’usure, je suis à bout de force et de souffle

Seul rare divertissement, les jeux de société

Avec d’autres prisonnières de droit commun

Ô ma destinée de grands malheurs

Que de malédictions, de mauvais karma

Comment y échapper

Quand est-ce ma délivrance

Afin de me retrouver moi-même?

 

Camp Hỏa (Le Brûlant Fourneau) 28.04.10

Trần Khải Thanh Thủy

Membre honoraire des Centres PEN Américain, An glais et Suisse Italien et Rhéto-Romanche

* 6 mois et 21 jours du 08.10.09 au 29.04.10,

avant d’être déportée au camp de travaux forcés no 5 Yên Định Thanh Hóa,

situé près de la frontière Lao-Viêt Nam

(où la cyberdissidente et l’avocate des droits humains Lê Thi Công Nhân a été détenue pendant 3 ans).

Traduit du Vietnamien par Mme Hoàng Nguyên (pour CEVEX).

———————-

 

Until When ?

 

I hug my heart tight

To kill the sadness

In the communist prison

Where all my dreams are drowned

The day wears down my thoughts

Night splits up my reflections

Seven months of endless agony *

My soul has become a wild garden

Outside, the clouds cease to move

My life is buried in the dark cell

With not the slightest glimmer of star

All my hopes crumble into pieces

Morning and afternoon pass by, monotonous

Exhausted, I have neither breath nor strength left

Only rare entertainment, the parlour games

With other common law women prisoners

Oh my destiny of great misfortunes

What curses, what bad karma

How to escape from them

When will come my release

In order to find myself again?

 

Camp Hỏa Lò (The Burning Furnace) 28.04.10

Trần Khải Thanh Thủy

Honorary member of American, English and Swiss Italian and Reto-Romansh PEN Centres

 

* 6 months and 21 days from 08.10.09 to 29.04.10,

before being deported to the forced labour camp nr 5 Yên Dinh Thanh Hoa, located close to Lao Viêt Nam border

(where cyberdissident and human rights lawyer Lê Thi Công Nhân had been detained during 3 years).

Translated from Vietnamese by Nguyên Hoàng Bảo Việt

(Vietnamese Writers in Exile Centre and Suisse Romand PEN Centre)