Tạp ghi

Cao Sơn : GẦN 300 NGƯỜI ĐẾN VỚI “NỬA THẾ KỶ VIỆT NAM” CỦA SONG NHỊ

Trích bài đăng trên tuần báo Tin Việt News số 725 phát hành ngày Thứ Sáu 16/4/2010 tại San Jose

DÙ VÀO MỘT NGÀY CHỦ NHẬT THỜI TIẾT XẤU VỚI MƯA TO GIÓ LỚN VẪN CÓ GẦN 300 NGƯỜI ĐẾN VỚI “NỬA THẾ KỶ VIỆT NAM” CỦA SONG NHỊ

 

• Sự thành công của buổi ra mắt là tiếng nói của công đạo trả lại danh dự & uy tín cho tác giả cùng Cơ Sơ Thi Văn Cội Nguồn

 

SAN JOSE (TVNs) – Thời điểm buổi ra mắt sách trời mưa tầm tả, dai dẳng và nặng hạt cùng với những cơn gió thổi vùn vụt nhưng vẫn có khoảng gần 300 quan khách đến tham dự mang lại sự thành công cả tinh thần lẫn vật chất cho tác giả Nửa Thế Kỷ Việt Nam, nhà thơ, nhà văn Song Nhị.

Buổi ra mắt sách khai mạc vào lúc 2:00PM – chậm một giờ so với thư mời chính thức của Ban Tổ Chức – Chủ Nhật ngày 11-4-2010 tại Hội Trường Học Khu Trung Học East Side, số 830 North Capitol Ave., San Jose, CA 95133.

Sau phần nghi thức khai mạc chào cờ Hoa Kỳ và VNCH cùng một phút mặc niệm bởi chiến hữu Hoàng Thưởng, Lực Lượng Sĩ Quan Thủ Đức QLVNCH/Bắc California, nhà báo Thư Sinh đã giới thiệu thành phần quan khách.

Người ta nhận thấy những “vóc dáng” trưởng thượng, trí thức, văn nghệ sĩ tại thành phố San Jose và các thành phố từ xa như Nam Cali, Stockton, San Francisco, Richmond, San Rafael… Có những thân hữu từ Las Vegas cũng tìm về. Bậc cao niên trưởng thượng có cụ Võ Toàn đã trên 100 tuổi, cụ học giả Đặng Cao Ruyên cũng với cây gậy đi tới, bước vào hội trường. Các cụ lại là những người khách có mặt sớm nhất.

Ở mấy hàng ghế đầu, ngoài các cụ Nguyễn Hữu Hãn, cụ Trương Đình Sửu thuộc Hội Đồng Cư Dân Việt Nam thành phố San Jose; cụ bà Đặng Trần Khuê còn có ông Lân Nguyễn, Phó Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Dục Học Khu Trung Học East Side, buổi ra mắt còn có TT tướng Nguyễn Khắc Bình, HQ/ĐT Trần Thanh Điền, Đ/T Vũ Văn Lộc tức nhà văn Giao Chỉ,  ông bà Đ/T Nguyễn Trúc Long và ông Hoàng Cơ Định, BS Nguyễn Thượng Vũ, BS Đặng Phương Trạch, ông bà BS Nguyễn Kế Khoa, ông bà BS Phạm Đức Vượng, BS Võ Tá Đồng, BS Nguyễn Thanh Châu, BS Alisa Hồng Hà, BS Nguyễn Thanh Xuân tức nhà văn Đông Nghi, BS nhà văn Phạm Nguyên Lương và Bích Ty đến từ Los Angeles.

Ở một hàng ghế khác thấy có Tr/t Hàn Phong Cao, Tr/t Nguyễn Mộng Hùng, Hội Đồng Giám Sát CĐVNBC; Tr/t Phi đoàn trưởng Võ Ý đến từ Corana, Nam Cali; ông Lê Văn Phước, Trần Quả, nhà văn Phan Mộng Hoàn, Ông Nguyên Trung, bà Phạm Thu Đào, ông Lê Đình Thọ, Tổng Thơ Ký LH/CQN/QLVNCH/BC; ông Lê Thái Bường, Liên Minh Quang Phục Việt Nam, các alfa trong LLSQ/Thủ Đức: ông Ngô Tôn, ông Nguyễn Minh Đường, ông Hoàng Thưởng, Trương Kỉnh Thành, Phan Tuấn… Ông Trần Ngọc Ảnh, cựu Chủ Tịch Hội Ái Hữu Quảng Ngãi; GS Nguyễn Cao Can, ông bà Lữ Đình Trúc, ông Bùi Hữu Vị, ông Đỗ Minh Hưng, Hội Người Việt Cao niên Vùng Cựu Kim Sơn; Ô. Cao Hiền, cựu Phó chủ tịch Ban Đại diện cộng đồng Bắc Cali; ông Nguyễn Lực, cựu Chủ Tịch Hội Phú Yên Bắc Cali, chiến hữu Phan Lâm, chiến hữu Phan Nhi Tuấn thuộc Gia Đình Mũ Đỏ San Jose, ông Nguyễn Cao Thăng, Cố Vấn Hội Cà Mau, quý thành viên Nha Nhân Viên Hành Chánh Phủ Tổng Thống VNCH…

Về phía văn nghệ sĩ có: Ấu Tím, Cung Diễm, Nguyễn Trung Dũng, Thanh Thương Hoàng, Trần Nhu, Mặc Lan Đình, Mạc Phương Đình, Duy An Đông, Trần Trị Chi, Trường Giang, cô Thanh Mai, Hoa Hoàng Lan, nhà thơ nữ Triều Nghi, nhà thơ Đông Anh, nhà thơ Chinh Nguyên, nhóm Mây Ngàn Phương…

Giới họa sĩ  thì có  Đào Hải Triều, Trương Thị Thịnh, Quế Hương, Vũ Thị Ngà..

Phía truyền thông báo chí có nhà báo Sơn Điền Nguyễn viết Khánh, ông Vũ Bình Nghi, chủ nhiệm Thời Báo; ký giả Lâm Văn Sang, báoVTimes; Bà Trần Thị Thu, chủ nhiệm Tin Việt News, ký giả Cao Sơn, nhà báo Bùi duy Thuyết, báoViet Herald – Nam Cali, ký giả Lê Bình, báo Việt Tribune; nhà báo Duy Văn báo Đời Mới; ký giả Vũ Khang, báoViệt Weekly; ký giả Hạnh Dương, báo Việt Báo, Nguyên Khôi , Đài phát thánh và TV/SBTN – Quê Hương; ông bà Nguyễn Vạn Bình-Mã Phương Liễu, báo Ý Dân; ông Nguyễn Xuân Nam, báo Cali Today và Tiến Sĩ Nguyễn Hồng Dũng, chương trình Việt Nam TV, ông Lê Minh Nguyên, Việt  Nam  nhật báo; ông Nguyễn Phước Đáng, nhà báo Nguyễn Châu, nhiếp ảnh gia Trương Xuân Mẫn, Huỳnh Minh Nhựt, Ngọc Thủy, báo Suối Văn .

Ngoài ra, còn có sự hiện diện của Hoa Hậu 2010 Trần Nguyễn Jessica, Á Hậu 4 Lương Thùy Dương Ana và Á Hậu Duyên Dáng Cao Mỹ Ngân được hướng dẫn của ông Vũ Ngọc Ân và Cô Huyền Trân thuộc Ban Hoa hậu Áo Dài Bắc California.

Trong lời khai mạc, anh Lê Văn Hải, Chủ nhiệm hệ thống tuần báo Thằng Mõ, Trưởng Ban Tổ Chức đã trình bày: “NTKVN theo tôi là tiếng rên siết của cả một dân tộc, dưới chế độ bão tàn tắm máu nhất trong lịch sử Việt Nam. Nửa Thế Kỷ Việt Nam vừa qua đã thiêu rụi gần 10 triệu người trong cuộc chiến Nam Bắc, cuộc chiến ý thức hệ giữa tự do và cộng sản”.

Nhắc lại thời điểm này của 35 năm trước và những hệ luy sau đó, anh Lê Văn Hải trình bày: “Không phải thời điểm 30-4 và sau đó, khi cả hàng trăm ngàn Quân Cán Chính VNCH bị lùa hết vào trại tù cải tạo, gần nửa triệu người vượt biển, vượt biên, lấy biển xanh và rừng thiêng nước độc làm mồ chôi, mới là thời diểm đau thương nhất của lịch sử. Mà niềm đau thương mất mát của cả một dân tộc, đã bắt đầu từ năm 1945, mà tác giả Song Nhị là người đã được chứng kiến khi mái đầu còn xanh.

Tuổi vừa mới lớn, tâm hồn phơi phới yêu thương như tờ giấy trắng, tác giả được chứng kiến nạn đói Ất Dậu năm 1945, với cảnh con người còn tàn tệ hơn súc vật. Kế đó, chế độ cộng sản đã tạo ra những con người mất hẳn nhân tính qua hình ảnh cuộc cải cách ruộng đất, mà chính gia đình ông, cha ông, mẹ ông là nạn nhân mà ông được chứng kiến. Sau 30-4-1975, rồi ông bị bắt đi tù cải tạo để được chứng kiến cảnh tên bộ đội CSVN bắt người tù cải tạo đã ăn lén mấy củ khoai mì đứng trước hầm phân, để đạp từ đằng sau ra trước, khiến người tù phải té úp mặt xuống hầm phân, thì hắn mới hài lòng.

Riêng tôi, nói như nhà thơ Vũ Hoàng Chương “Lũ chúng ta đầu thai lầm thế kỷ”. Từ khi chào đời hơn 1 tháng tuổi, tôi đã là người vượt biển di cư vào Nam, trên con tàu há mồm. Mẹ tôi chỉ biết tuyệt vọng nghĩ rằng “Nếu tôi có chết cũng chỉ biết quăng xuống biển mà thôi”. Nên biển là tên tôi. Từ nhỏ cho đến năm 1975, không ngày nào tôi không được nghe tiếng súng, tin chết chóc từ chiến trường. Sau 1975, hai đứa em tôi bỏ mình trên đường vượt biên!

Nên đau thương của Nửa Thế Kỷ Việt Nam không chỉ riêng một mình cho tác giả mà cho cả dân tộc Việt Nam”.

Anh Lê Văn Hải kết luận: “Bài học Phù Sai, Câu Tiển nằm gai nếm mật, ôn lại những thương đau để từ đó vùng lên đạp đổ, dẹp bỏ một chủ nghĩa phi lý đã đè nặng trên quê hương, đất nước ta hơn nửa thế kỷ qua.

Trước khi dứt lời, xin quý vị đáp lại lời yêu cầu nhỏ của tôi, chúng ta cùng đứng lên để gởi cho tác giả Song Nhị một tràng pháo tay thật lớn, người đã thay mặt chúng ta, vẽ lại bức tranh của cả một dân tộc đau thương suốt Nửa Thế Kỷ Việt Nam”.

Sau khi mọi người cùng đứng vỗ tay thật dài để tặng tác giả Song Nhị, MC Khổng Trọng Hinh, một cựu Thẩm phán trẻ trước 1975, cựu SV Vạn Hạnh và là một trong những nhà địa ốc tiếng tăm vùng Vịnh giới thiệu bà Cao Ánh Nguyệt, Chủ nhiệm, chủ bút Tuần báo Phụ Nữ Cali lên diễn đàn nói về tác phẩm.

Bà Cao Ánh Nguyệt, với tiếng nói từ tốn, rõ ràng lưu loát,  đã phân tích và nhận xét những chủ điểm, nêu cao ý nghĩa diễn biến của một quá khứ 50 năm mà định mệnh của một dân tộc đã không may rơi vào tai họa do chủ nghĩa Cộng sản gây nên. Bà trình bày sôi nổi, mạch lạc. Cử tọa lắng nghe, chăm chú theo dõi diễn tiến những tiết mục trong tác phẩm được trình bày qua cây bút Song Nhị, một nạn nhân và là nhân chứng của lịch sử với tiếng nói của sự thật và lương tâm. Trong suốt hơn 20 phút trình bày, Bà Cao Ánh Nguyệt đã gây được motä ấn tượng tốt đối với tác giả.

Tiếp tục là phần trình bày tiểu sử tác giả của anh Nguyễn Hồng Đức, Chủ Tịch Hội Cựu Sinh Viên Đại Học Vạn Hạnh Hải Ngoại, mà tác giả vốn là đàn anh đồng môn với người trình bày.

Phần trao tặng hoa và quà, Hội Ái Hữu Vạn Hạnh tặng hoa, anh Lê Văn Hải tặng tác giả Nửa Thế Kỷ VN bức họa chân dung Song Nhị rất sống động do HS Lê Văn Hải vẽ đến tác giả và cháu Thúy Khanh, con gái của tác giả tặng hoa đến Trưởng Ban Tổ Chức với sự phụ giúp của Hoa Hậu Trần Nguyễn Jessica vá Á Hậu Lương Thùy Dương Ana. 

Tiếp tục chương trình, tác giả SN phát biểu lời cảm ơn Ban Tổ chức, quan khách và văn nghệ sĩ hiện diện. Ông cũng trình bày cảm tưởng khi hình thành và hoàn tất nội dung tác phẩm, cùng một vài ý nghĩ thổ lộ tâm tình…

Sau cùng, nhà văn Diên Nghị trong phần “Tổng Kết 15 năm Sinh hoạt Cội Nguồn” đã trình bày:

“Xuất phát từ quan niệm và ý thức vai trò tị nạn, chúng tôi, một số công dân miền Nam từng trải đoạn đường đày đọa giữa quê hương, khi gặp nhau tại thành phố thân thương này, đã đồng lòng tham gia sinh hoạt sáng tác thơ văn, trong cùng tổ chức, dưới danh xưng “Cơ Sở Thi Văn Cội Nguồn”, và nhà thơ Song Nhị đảm nhiệm Trưởng Điều hành, điều hợp từ tháng Tư năm 1995.

Ngày qua tháng lại, thấm thoắt đã 15 năm. Khởi đi từ những bàn tay trắng, chỉ có thơ văn đóng góp in thành tuyển tập, cung cấp bài viết cho một vài tờ báo bạn, rồi như một cơ duyên CN dần dà nhận được những tác phẩm của nhiều tác giả gần xa gửi đến, gợi ý được xuất bản dưới danh nghĩa CN.

Từ tản mạn những bài viết cho báo chí, đặc san, CN đã được giao phụ trách trang Văn học Nghệ thuật hàng tuần trên Việt Nam Thời Báo của chủ nhiệm Vũ Bình Nghi từ năm 1998, đồng thời cũng phấn đấu hoạch định, tiến tới hình thành Tạp chí Nguồn – tạp chí Nhận định, Phê bình, Văn học Nghệ thuật phát hành ngày 15 mỗi tháng từ năm 2004 với Ban Chủ trương và biên tập khá hùng hậu. Ngoài ra, trang báo điện tử cội nguồn cũng góp mặt thường trực, song hành với những sinh hoạt khác.

CN cũng đã tổ chức hoặc bảo trợ những buổi “Ra Mắt Sách” cho nhiều tác giả tại Hoa Kỳ, tiêu biểu như cuốn Nguyễn Khoa Nam do Hội Phát Huy Văn Hóa VN ấn hành, cuốn Dòng Họ Ngô Đình – Ước mơ chưa đạt của Nguyễn Văn Minh, cuốn Ngã Tư  Hoàng Hôn của Văn Quang, cuốn Cung Oán Ngâm Khúc, bản dịch và chú thích của GS Nguyễn Ngọc Bích…

Một số tác giả đến từ các nước khác: nữ nghệ sĩ Bích Thuận, nhà thơ Bích Xuân từ Paris; GS Vũ Ký từ Bỉ, cuốn Biên giới Việt Trung của Ngô Quốc Dũng và cuốn Tự điển Pháp Luật của Lê Đình Hồ từ Úc v.v.. cùng với hàng chục buổi tổ chức RMS và bảo trợ cho các tác giả tại địa phương.

15 năm qua, 41 tác phẩm đủ thể loại đã được ấn hành, hàng ngàn trang viết chuyên đề văn học nghệ thuật trên nhật báo Thời Báo và 50 tạp chí Nguồn đã đến với bạn đọc. Hàng trăm người cầm bút và bạn hữu quan tâm đã hợp tác, tham gia các sinh hoạt của CN. Hàng trăm ngàn  độïc giả đã thường xuyên theo dõi, đọc và viết cho tờ báo mạng coinguon.us.

Những con số thống kê này ắt hẳn chưa nói lên đủ giá trị chất Văn học Nghệ Thuật dàn trải, tiềm tàng, lấp lánh trong từng trang viết, sau từng dòng chữ mà chúng tôi nghĩ, bạn đọc là thẩm quyền định tính và nhận xét trung thực nhất.

Thưa quý vị,

Thành quả này tuy khiêm tốn, nhưng rõ ràng thể hiện phần đóng góp của CN cho sự nghiệp đấu tranh mọi mặt của cộng đồng tị nạn, để sớm hoàn thành sứ mạng trở về. Đề cập đến kết quả của tổ chức, mà không nhắc tới tác nhân trách nhiệm hoàn thành, e rằng khiếm khuyết đáng tiếc. Chúng tôi xin thưa cùng quý vị ý kiến hầu như thống nhất của CN: “Nếu không có nhà thơ Song Nhị thì sẽ không có những may mắn đến ngày nay”.

Nhà văn Diên Nghị nói tiếp “Nếu một người không tôn thờ, ấp ủ một lý tưởng cao cả thì không thể biểu lộ được tinh thần dấn thân và sức cống hiến tràn đầy như vậy.

15 năm qua, vừa sinh hoạt, vừa học hỏi, CN đã lấy truyền thống đạo đức, trật tự Nho giáo làm kim chỉ nam, lấy tương thân tương kính làm phép tắc ứng xử xã hội… đề cao thiên chức người cầm bút, cố gắng rèn luyện để tránh sự quyến rũ, mê hoặc bởi cái bã lợi danh nhất thời, phù phiếm. Không sợ hãi bạo lực cường quyền, và tuyệt đối trung thành với Lẽ Phải và Sự Thật.

15 năm qua, có may, có rủi, có vui, có buồn, CN đã đón tiếp các hiền nhân quân tử, văn nghệ sĩ, bè bạn bốn phương. Một số gần gũi với CN trong những buổi đầu nâng ly rượu Đào Viên thân mật, phấn khởi; nhưng cũng có bạn đến rồi đi vì lý do riêng tư nào đó….

CN, một tổ chức Bất Vụ Lợi, không đặt ra tiêu chuẩn ràng buộc hội viên. Đến với CN kể cả yểm trợ, giúp đỡ CN hoàn toàn tự nguyện và không có một trao đổi qua lại nào.

CN cũng không chủ trương vận động hội viên gia nhập, không thu nguyệt liễm. Một bạn hữu tuy đã ra đi, không còn đồng hành với CN tiến lên phía trước, nhưng CN không bao giờ dám nghĩ “con người đi ra từ ngõ VHNT dễ dàng qua đêm đã biến bạn thành thù!” CN vẫn một lòng sau trước, vẫn truyền thống dung thông:

“Đã trót tương phùng trong một quán

Dẫu trà ôi, rượu nhạt cũng là duyên…”

Nhà văn nữ Trần Khải Thanh Thủy, khoảng ba tuần lễ trước ngày xẩy ra tròï vu vạ do bạo quyền Hà Nội giàn dựng, đã tha thiết nói với CN: Xin chấp nhận cho bà trở thành hội viên thường trực của CN. Con người nữ nhi bất khuất ấy, nói ngắn gọn mà chúng tôi cảm nhận được thật dài về lòng thành của một cây bút anh hùng đã tìm ra nơi tin cậy.

Thưa quý vị,

Thi Hào Nguyễn Du dựng nhân vật Thúy Kiều, hồng nhan đa truân, hoa trôi bèo giạt, nghiệt ngã tận cùng, nhưng đã được kết thúc trong vòng 15 năm bằng mối tình thủy chung, siêu lý tưởng hiếm có.

Với CN, 15 năm, chỉ một đoạn đường. 15 năm không dài, cũng không quá ngắn, 15 năm đã soi rọi, kiểm điểm, khẳng định, hoàn thiện chính mình.

15 năm qua, mỗi thành viên tự nguyện của CN đã lượng sức mình, khai đào được những vũng nước nhỏ với khát vọng đi ra biển lớn.  

Quý vị ân nhân, mạnh thường quân, bạn đọc, bạn viết đã đưa bàn tay hào hiệp tiếp sức để CN vững bước đi đến hôm nay.

“15 năm ấy biết bao nhiêu tình”. Tình của quý vị, quý bạn dành cho Cội Nguồn không thể đo đếm nổi, tình đã thẩm thấu vào từng buồng tim, tế bào thành kích thích tố thúc đẩy chúng tôi tiến lên cùng ngọn trào tị nạn. Chúng tôi xin thành tâm nổ lực hơn để đáp tạ thịnh tình của quý vị và các bạn.

Thưa quý vị,

Hôm nay, hương sắc mùa xuân chốn tạm dung tỵ nạn còn nồng thắm, qua chặng dừng 15 năm, chúng tôi lại tiếp tục lên đường. Chúng tôi mang theo hành trang mới, tác phẩm “Nửa Thế Kỷ Việt Nam” – bút ký, tự truyện của Song Nhị đã được quý vị thương mến, đón nhận. Chúng tôi sẽ đi tới bằng tín hiệu của niềm tin và hy vọng đó”.

Xen kẻ giữa các bài nói chuyện là chương trình văn nghệ phụ diễn với tiết mục ngâm thơ do nữ nghệ sĩ Bích Ty, đến từ miền Nam, chị cũng là MC phụ trách phần văn nghệ, diễn ngâm bài thơ “Ký Ức Những Trang Đời” của Song Nhị trích trong tập “Tiếng Hót loài Chim di”. Ca sĩ Nguyễn Mạnh Hùng trình bày bài hát “Vùng Sau Lưng” thơ Song Nhị, Ngọc Loan phổ nhạc. Ca sĩ Thanh Vũ hát bài “Chặng Dừng” thơ Song Nhị nhạc sĩ Đào Nguyên phổ nhạc và chính cô đệm đàn cho Thanh Vũ hát. Các ca sĩ Lệ Hằng, Ái Lan, Mỹ Thể , Phạm Nguyên Lương  trình bày các khúc tiếp theo.

Buổi ra mắt sách NTKVN của Song Nhi đã để lại một ấn tượng tốt đẹp trong dư luận vườn hoa văn nghệ miền Bắc Cali. Kể từ khi xảy ra hệ lụy qua 2 cuốn sách của 2 nhà văn quốc nội, ngay đến trước buổi RMS vẫn có đôi người “bè xỉu, tiếng ong tiếng ve” không những nhắm vào cá nhân tác giả và CN mà còn cả đối với một số thành viên BTC. Tuy nhiên, qua buổi ra mắt sách, những điều mà cựu Trung Tá Không Quân Võ Ý gởi cho tác giả qua email hết sức chân thành nhưng vẫn chưa chính xác 100%. Phải nói, buổi RMS đã trả lại danh dự và uy tín cho tác giả và CN. Những điều nghiệt ngã trong cuộc sống bao giờ cũng có, và nghiệt ngã đó sẽ được xóa tan theo thời gian. Nhưng, nghiệt ngã đến tự những con người “bất tài vô tướng”, những con người “ăn xổi ở thì, vong ơn bội nghĩa”, hay một số người vị tị hiềm, gánh ghét dựng ra thì “nhãn tiền trước mắt” thì sự xóa tan không cần đợi thời gian.

Nếu những nghiệt ngã đã đổ lên nhà văn Song Nhị và CN vài năm trước là sự thật thì khoảng thời gian từ khi chuyện hàm oan xảy ra cho đến ngày 11-4-2010 vừa qua, sẽ không có cách gì để cho buổi RMS có thể thành công được, cho dù NTKVN có là tuyệt tác đến đâu và cho dù BTC có tài giỏi, hùng hậu đến đâu đi nữa.

Cái chính là dù có những chuyện xuyên tạc, dựng đứng đối với Song Nhị và CN hoàn toàn không có giá trị gì, mà giá trị được nhìn thấy chỉ là bài học cho bất cứ ai về tình người, tình văn nghệ. Không bao giờ có tình người, tình văn nghệ ở những con người không có phong cách văn nghệ.

Mưa to, gió bạo trong suốt 2 tiếng đồng hồ và vào lúc cao điểm của buổi RMS cơn mưa bắt đầu nặng hạt và những đợt gió thổi vùn vụt. Nhưng, điều lạ xuất hiện…! Mưa gió cứ mưa gió, từng chiếc xe, từng tốp người cứ nối đuôi nhau vào bãi đậu, vào sân trước hội trường dồn dập. Khách mời, người tham dự nườm nượp đi vào phòng tiếp tân, đến bàn mua sách, chuyện trò rôm rã. Con số gần 300 người tham dự là một sự bày tỏ thái độ chính xác cho sự hàm oan của Song Nhị và Cơ Sở Thi Văn Cội Nguồn.

Ở Song Nhị, khi chúng tôi đọc lời tựa của anh in trên tập truyện “Hương Hồng Quế” của tác giả Vũ Lưu Xuân đã viết: “Năm 1981, Vũ Lưu Xuân bỏ nghề dạy học, gom toàn bộ sách vở cân bán “ve chai”, tự nguyện làm “tên vô học”, nhưng Vũ Lưu Xuân đã không thể buông bút…”.

Song Nhị nói cho tác giả Vũ Lưu Xuân hay là tự nói cho chính mình? Vì bản chất, một Song Nhị không thể buông bút hay một Trần Kim Lý không thể từ bỏ lập trường chống Cộng của mình trong mọi hoàn cảnh.

error: Content is protected !!