Tạp ghi

Cánh Chim Lạc Lìa Đàn : Tịnh Nguyệt Anh Nương (1922-2009)

Cánh Chim Lạc Lìa Đàn

Tịnh Nguyệt Anh Nương (1922-2009)

 

Tháng 11 năm 1946 vở kịch thơ Kiều Loan của thi sĩ Hoàng Cầm được trình diễn lần đầu tiên tại nhà hát lớn Hà Nội. Nghệ sĩ Tuyết Khanh đóng vai Kiều Loan rất sống động. Sau buổi diễn kịch này nghệ sĩ và thi sĩ gắn bó không rời. Đến năm 1950 một Kiều Loan thực sự là tác phẩm của hai người ra đời. Mối tình lãng mạn ấy đành chấm dứt cùng với hiệp định Geneve chia đôi đất nước. Nhà thơ Hoàng Cầm ở lại miền Bắc, nghệ sĩ Tuyết Khanh bồng con theo đoàn người di cư vào Nam, từ đó nàng vừa làm thơ vừa dạy con làm thơ và diễn kịch thơ. Nhà thơ nữ lại có một bút hiệu trùng với một pháp danh, để sau này làm thơ dưới bóng mát bồ đề, bút hiệu Diệu Lộc theo mãi đến ngày nay.

Trong tập thơ Hương Sen xuất bản năm 1991, Hòa Thượng Thích Tâm Châu đã cho lời cảm tưởng như sau:

“Là con Phật đã có sẵn lòng từ bi, lại thêm có tâm hồn khoáng đạt, phật tử Diệu Lộc bâng khuâng trước cảnh vật sắc không vô thường; .. than thở trước kiếp sống lưu đày, đau khổ, chia lìa xa cách…  Nhìn vào tâm, tâm viên ý mã. Tâm vẫn chưa yên. Nhớ lại cảnh chùa xưa, bóng trăng xưa, lúa vàng thơm, bóng người sư nữ… tất cả là hoài tưởng. Thức tỉnh. Quy hướng. Trông vào giọt nước cành dương. Nhất tâm sám nguyện. Nhất tâm cầu nguyện. Tưởng niệm hồng ân trong mùa vu lan thắng hội. Noi gương tín nữ Thắng-Man. Ngước nhìn Hoa-Nghiêm ảnh hiện. Hướng theo mười Đại Nguyên Vương. Tâm nguyện giữ vững niềm tin, quán tâm, thiền hành, thấm nhuần hạt mưa cam lộ, nguyện mau chứng quả bồ đề. Biết rõ đường về, hoa vàng trải lối, ngát hương giải thoát, đem lại sự an vui như mùa xuân Di Lặc. Đó là hương sen tỏa từ tâm hồn an tịnh và trong sáng.”

 

Năm 1990, nữ sĩ Tịnh Nguyệt Anh Nương đã khuyến khích con gái mình là nghệ sĩ Kiều Loan diễn lại vở kịch ngày xưa đã làm tên tuổi của Tuyết Khanh vang lừng cả Sài Gòn Hà Nội. Bà chỉ vẽ cho Kiều Loan từng bước đi, điệu bộ, từng lời nói giọng ngâm để Kiều Loan thời nay làm sống lại Kiều Loan của Hoàng Cầm ngày xưa. Năm 1946 ở Hà Nội. Năm 1990 tại San Jose, Hoa Kỳ vở kịch thơ Kiều Loan đã làm say mê giới thưởng ngoạn, đã làm cho kịch thơ bừng sống lại. Năm xưa người mẹ là Tuyết Khanh, ngày nay người con là Kiều Loan đều đã xuất thần trong trình diễn. Cả hai vai nhập một làm điên đảo cả hội trường.

Giai thoại về thời xuân sắc, người ta thường nhắc đến những mối tình giữa các nhà thơ. Lúc đó Vũ Hoàng Chương và Tuyết Khanh cũng có khoảng thời gian “đôi mắt cùng liếc, đôi tình cùng ưa” Sau này khi sống tại hải ngoại, nữ sĩ viết bài thơ Đường nhan đề Gửi Gió Cho Hương đề tặng “gửi cố nhân VHC”.

Gưi Gió Đưa Hương

Gửi cố nhân VHC

 

Ngọn gió đưa hương đến suối đào

Nhắn rằng thế sự lắm gian lao

Duyên thơ se kết bây nhiêu đó

Nợ bút ràng thêm tự thuở nào

Lá thắm chưa ngưng dòng ảo mộng

Cờ hoa đã khép cánh chiêm bao

Sương thu mờ xóa đôi bờ thẳm

Bóng nguyệt lênh đênh sóng dạt dào

 

Trong tập Hương Sen, thượng tọa Thích Giác Lượng, bút hiệu Tuệ Đàm Tử viết lời tựa có ý giới thiệu tác giả.

Thật là Hương Sen tỏa ngát bầu trời, không gian vô tận, thời gian vô cùng. Người Phật tử so duyên phát nguyện, giữ giới thọ trì. Tam quy hướng trọn, vững chí định lòng, huệ thông tâm sáng thì lâng lâng hồn bay bổng tuyệt vời. Hương giải thoát quyện dâng lên Tam Bảo.

Hương Sen là tập thơ chứa đầy niềm tin chân chính của người phật tử tại gia, là một nữ thi sĩ, Tịnh Nguyệt Anh Nương đã trải lòng hiến tâm cầu đạo pháp mà lòng hướng về đất tổ quê cha cùng mẹ Việt Nam đang ngụp lặn dưới ách thống trị bạo tàn vời vợi xót đau”.

 

Hơn ba năm sống trong một viện dưỡng lão, nhà thơ sáng tác thưa thớt. Lúc mới vào đây bà đã viết bài Ngậm Ngùi để tưởng nhớ đến cố nhân, một người tự nhận là Thi Vương với một tình yêu mong manh khi còn tuổi xuân thời, nay đã nằm yên trong lòng đất lạnh tại quê nhà. Một tình yêu hơn nửa thế kỷ qua nay là nguồn an ủi vô biên trong những đêm vắng lặng. Muốn có một cái gì cho nhau, nhưng sáu chục năm qua rồi, nay đâu còn gì để tặng, để trao. May ra còn nỗi Ngậm Ngùi…

 

Ngậm Ngùi

 

Chiều nay bỗng nhớ cố nhân

Cảm thương thì đã âm phần cách xa

Người xưa lòng nặng thiết tha

Thờ ơ ta chẳng chung hòa chén xuân

Người xưa đã khuất cõi trần

Thôi còn đâu nữa một lần cảm thông

Cuộc đời thì vẫn mênh mông

Còn ta thì vẫn cô phòng bấy lâu

Bóng câu đã xế ngang đầu

Vắng tanh tri kỷ bỗng đâu trạnh lòng

Bừng lên một chút nắng hồng

Trái tim khép kín lạnh lùng bấy lâu

Chẳng còn chi để tặng nhau

Vài dòng tưởng niệm đôi câu tạ lòng

 

Năm 2007 cơ sở Văn Thơ Lạc Việt trong chương trình Tiếng thơ Lạc Việt, đã mượn làn sóng phát thanh để gửi hương cho gió bay khắp bốn phương những lời thơ của nữ sĩ Tịnh Nguyệt Anh Nương để cầu chúc nhà thơ được an bình hạnh phúc bên bóng Kiều Loan là hậu duệ của chính mình. Tính ra đã hơn hai năm rồi.

 

Nhà thơ Tịnh Nguyệt Anh Nương, bút hiệu Diệu Lộc, tức nghệ sĩ Tuyết Khanh tên th?t là Bùi Thị Khanh, sinh năm 1921 tại Hải Phòng, Việt Nam. Mất tại San Jose, California ngày 15 tháng 8 năm 2009. Hưởng thọ 88 tuổi. Linh cửu đựơc quàn tại

Chapel of Flowers, 900 South 2nd Street, San Jose , Ca 95112

Chương trình tang lễ và thăm viếng ???c ?n ??nh nh? sau:

                                                Thu Tư ngày 19 tháng 8 năm 2009:

                                                9:30 am 10:00am Lễ Nhâp quan và phát tang 

                                                10:00am đến 3:30 pm Giờ thăm viếng

                                                3:30pm đến 4:15 pm Cầu Siêu  

                                                4:15 pm đến 8:00pm Giờ thăm viếng

 

                                                Thứ Năm ngày 20 tháng 8 năm 2009:

                                                8:30am đến 10:00am: Thăm viếng, lễ tưởng niệm,

                                                10:00am: Lễ di quan đến nơi hỏa thiêu

                              Irvington Memorial Creamatory  41001 Chapel Way, Fremont 94538

 

Nhà Thơ Tịnh Nguyệt Anh Nương đã từng hoạt động với Cơ Sở Văn Thơ Lạc Việt và tham gia trong 2 Tuyển Tập Lạc Việt 2006 và 2007.  Tập Hương Sen, xuất bản năm Tân Mùi 1991 với bút hiệu Tịnh Nguyệt Anh Nương. Ngoài ra bà còn viết nhiều cho các tạp chí Phật Giáo với bút hiệu Diệu Lộc.

 

Hôm nay Văn Thơ Lạc Việt nhận được tin buồn là nhà thơ Tịnh Nguyệt Anh Nương đã từ biệt trần thế vào lúc 3 giờ chiều ngày 15 tháng 8 năm 2009 nhằm ngày 25 tháng sáu năm Kỷ Sửu. Một cánh chim Lạc lìa đàn lên cõi Niết Bàn để lại muôn vàn thương tiếc cho gia đình và cho tất cả anh chị em thuộc cơ sở Văn Thơ Lạc Việt. Xin nguyện cầu hương linh nhà thơ tác giả tập Hương Sen với pháp danh Diệu Lộc ngao du nơi tiên cảnh bên ánh hào quang sáng ngời của Đức Phật.

 

Văn Thơ Lạc Việt

error: Content is protected !!