Tạp ghi

Cần vinh danh những ai trong việc phát triển chữ quốc ngữ?

Cần vinh danh những ai trong việc phát triển chữ quốc ngữ?

Dương Quốc Chính

24-11-2019

LM Alexandre de rhodes. Ảnh: internet

Mấy hôm nay dân tình tranh cãi về phát biểu mang đầy tính GATO của thầy Thích Nhật Từ về việc không đặt tên phố bằng tên 2 ông giáo sỹ có công khai sinh ra chữ quốc ngữ. Nhưng đấy mới là phần nổi nhỏ của cả tảng băng.

Việc đặt tên phố cho mấy ông cha nghĩ ra chữ quốc ngữ chính ra rất nhạy cảm chính trị. Giờ đặt tên phố cho mấy ổng tức là vinh danh người đẻ ra chữ quốc ngữ, vậy sao không vinh danh những người khuếch trương để sử dụng nó? Thế mới công bằng. Nhưng mà công bằng thế thì thành phản động rồi.

Cứ thử suy xét mà xem, đẻ ra một loại chữ viết thì công to rồi, nhưng đấy mới là công sinh thành, thế còn công dưỡng dục, nuôi nấng nữa thì sao? Công đó to nhất lại là của… thực dân Pháp mới bỏ mẹ.

Bắt đầu từ khi ký hiệp ước Giáp Tuất 1874, Pháp lấy được 6 tỉnh Nam Kỳ, thì thống đốc Dupre đã bắt đầu cho học chữ quốc ngữ ở Nam Kỳ. Trước đó, năm 1869, chữ quốc ngữ đã được dùng làm ngôn ngữ hành chính, song song với chữ Pháp, thay cho chữ Hán, ở Nam Kỳ.

Ban đầu, người Việt, đặc biệt là các nho sỹ, tẩy chay chữ quốc ngữ, vì coi nó là sản phẩm của giặc, học là để làm tay sai. Vì thế, người Pháp phải cưỡng bức phổ cập giáo dục chữ quốc ngữ ở Nam Kỳ.

Sau khi thành lập LB Đông Dương, toàn quyền Albert Sarraut là người cho phổ cập chữ quốc ngữ trên toàn cõi Đông Dương. Vào năm 1915, bãi bỏ khoa cử bằng chữ Hán ở Bắc Kỳ, năm 1919 bãi bỏ nốt ở Trung Kỳ. Chữ Hán coi như mất đi vai trò là ngôn ngữ hành chính, thay bằng chữ quốc ngữ.

Người có công đầu tiên để phổ cập chữ quốc ngữ ra xã hội là Trương Vĩnh Ký, vì ông này là chủ bút tờ Gia Định báo, tờ báo đầu tiên sử dụng chữ quốc ngữ.

Hội nhóm có công lớn nhất để phổ biến chữ quốc ngữ ở Bắc Kỳ là phong trào Đông kinh nghĩa thục và Hội Khai trí tiến đức mà thành viên đều là thành phần tinh hoa đương thời như Phạm Quỳnh, Hoàng Trọng Phu, Thân Trọng Huề, Nguyễn Văn Vĩnh… toàn là phản động không!

Phạm Quỳnh có câu kinh điển liên quan đến chữ quốc ngữ nhân ngày giỗ của Nguyễn Du năm 1924:

Thề rằng: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn, còn non còn nước còn dài, chúng tôi là kẻ hậu-sinh xin rầu lòng giốc chí cố gia-công trau-chuốt lấy tiếng quốc-âm nhà, cho quốc-hoa ngày một rực-rỡ, quốc-hồn ngày một tỉnh-tao, quốc-bộ ngày một tấn-tới, quốc-vận ngày một vẻ-vang, ngõ-hầu khỏi phụ cái chi hoài-bão của tiên-sinh, ngậm cười chín suối cũng còn thơm lây!”

Sau khi Việt Minh đoạt chính quyền Hội bị giải tán theo sắc lệnh ngày 24 tháng 9 năm 1945 vì bị cho là “công cụ thống trị tinh thần và nô dịch văn hoá của thực dân”.

Sau này bần nông chỉ biết đến mỗi công lao phổ cập chữ quốc ngữ của đảng ta là phong trào Bình dân học vụ! Sao đảng không lật đổ nốt cả chữ quốc ngữ, quay lại sử dụng chữ Hán?

Tóm lại, nếu không có sự áp đặt của thực dân Pháp thì chữ quốc ngữ cũng chỉ là thứ ngôn ngữ chết, cũng gần như chữ Latin, không thể phổ cập, thậm chí có thể chết yểu.

Những người, tổ chức có công lao trong việc hình thành và phát triển chữ quốc ngữ có thể kể đến là 2 ông giáo sỹ nói trên, Trương Vĩnh Ký ở Nam Kỳ, Phạm Quỳnh ở Bắc Kỳ, trường Đông Kinh nghĩa thục, Hội Khai trí tiến đức, Toàn quyền Albert Sarraut (tên ông được đặt cho trường trung học danh giá nhất Đông Dương, tọa lạc ở vị trí nay là Văn phòng Trung ương đảng).

Tất cả những cá nhân, tổ chức trên đều xứng đáng được đặt tên phố cả. Thế mà trên thực tế chỉ có cha Alexandre de Rhodes được đặt tên một phố nhỏ ở SG, HN có quảng trường Đông Kinh nghĩa thục, có phố Lê Văn Can (đồng sáng lập ĐKNT).

Còn Trương Vĩnh Ký, Phạm Quỳnh, Hội Khai trí tiến đức đều trở thành phản động. Albert Sarraut thì là thực dân đầu sỏ cần căm thù sâu sắc!

Được biết, tên phố cũ ở Singapore đa số vẫn là từ thời thực dân Anh. Di sản thời thực dân vẫn được tôn trọng ở nước này.

error: Content is protected !!