Tưởng Niệm Tháng Tư Đen – 50 Năm Ly Hương

Khi bước chân đời người Việt chạm vào con số 2025, những người lớn tuổi đều giật mình “mới đó mà đã là nửa thế kỷ rồi”!, Cái dấu mốc 50 năm của Tháng Tư Đen, Tháng Tư mất nước, Tháng Tư đầu hàng, Tháng Tư giải phóng, Tháng Tư của những kẻ man rợ chiến thắng kẻ văn minh…,xoáy vào mỗi trái tim đau đớnViệt Nam nơi viễn xứ,..và như không hẹn mà công đồng tị nạn khắp nơi trên thế giới đều tập họp lại, tổ chức những buổi Tưởng Niệm, nhớ về những mất mát, đau thương của hàng trăm ngàn đồng bào đã phải bỏ xác bỏ thây trong rừng sâu, trên biển cả và hàng triệu đồng bào trong nước phải sống trống trong khốn khó nghèo hèn dưới chế độ công sản”hèn với giặc, ác với dân”..Trong tinh thần đó, buổi văn nghệ Tưởng Niệm 50 năm Tháng Tư Đen của Công Đồng người Việt tại San José b
ắc California đã do ông Lê Văn Hải, Hội Trưởng Văn Thơ Lạc Việt đ
ứng ra tổ chưc, với sư cộng tác của Doàn Du Ca Bắc Cali, cùng Ban Văn nghệ Saigon nhớ, với sư bảo trợ của bà Better Dương Giám Sát viên Quận Hạt…, đã được khai diển tại Phòng Hội của Quận Hạt, 70 W, Hedding, Santa Clara vào hồi 3PM ngày hôm qua, Chúa Nhật 13 tháng 4-2025, Buổi Văn nghê được đông đảo đồng hương tham dự cùng với sự hiện diện của Giám Sát Viên Betty Dương và Nghị viên Khu vực 7 Biên Đoàn..Sau đây là một vài hình ảnh chúng tôi đã ghi lại, xin được chia xẻ đén Quý Vị cùng Các Bạn Xa gần.
MPĐ


















ĐÔI LỜI TỪ TÁC GIẢ PHẠM PHAN LANG
Tháng Tư lại về, mang theo từng đợt sóng ký ức cuồn cuộn dội về. Năm nay đánh dấu 50 năm ngày đau thương lịch sử – ngày chúng ta mất nước, mất quê, mất cả một thời tuổi trẻ hoa mộng… để rồi lưu lạc bốn phương trời.
Đã từ rất lâu, PL không còn làm thơ. Nhưng càng gần đến ngày Quốc Hận, lòng lại càng trĩu nặng, tim quặn đau khi nghĩ đến một quê hương vẫn còn chìm trong mù mịt, không ánh sáng của tự do. Trong nỗi buồn tái tê ấy, PL đã viết bài thơ “Tháng Tư Trong Tôi”, như một tiếng lòng hoài niệm và thương tiếc.
Xin kính mời quý vị cùng đọc, cùng cảm, và cùng thắp lên niềm hy vọng cho một ngày quê hương thanh bình để những người con xa xứ có thể tìm về, cho dẫu chỉ để cúi chào mảnh đất mẹ bằng đôi chân run rẩy.
PL chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe, an yên.
Kính quý,
PLang
THÁNG TƯ TRONG TÔI
Bốn bể trôi thân lạc
Tháng Tư đen u hoài
Quê hương thành mây khói
Một thời nét tranh phai
Gót lưu vong lạnh giá
Trời tự do chưa xanh
Mắt khô cùng năm tháng
Tim rướm máu không lành
Nghe quê nghèo nức nở
Ngục tù thay mái tranh
Tre già rơi tiếng nấc
Lúa non rụng đầu cành
Thuyền nhân trôi sóng dữ
Xác tan theo mộng lành
Chim bay không thấy tổ
Chỉ còn gió mong manh
Con lớn khôn đất lạ
Cháu quên tiếng mẹ hiền
Ta gom lời thầm lặng
Dệt giấc mộng đoàn viên
Năm mươi năm biệt xứ
Tóc pha sương mịt mù
Tim còn nghe thổn thức
Nhớ một thời hoang thu
Mái tranh xưa rêu phủ
Giếng làng còn đợi ai?
Khóm cau già lặng lẽ
Ngong bóng người lạc loài
Mơ một ngày đất mẹ
Tan khói lửa, yên lành
Ta trở về thăm lại
Lối nhỏ phủ cỏ xanh
Dẫu chân run, lưng mỏi
Dẫu trán hằn gió sương
Lòng vẫn mang quê cũ
Như thuở còn sân trường
Cầu quê hương thanh bình
Hận thù chóng đi qua
Cho cháu con ca hát
Giữa mảnh trời ông cha
phamphanlang
1/4/2025
Chuyển ngữ
April returns once more, bringing with it wave after wave of surging memories. This year marks the 50th anniversary of a historic sorrow – the day we lost our homeland, our country, and the youthful dreams we once cherished… leaving us scattered across the world.
It has been a long time since I last wrote poetry. But as the National Day of Mourning draws near, my heart grows heavier, and a deep ache stirs within me when I think of a homeland still shrouded in darkness, devoid of the light of freedom. In that aching sorrow, I penned the poem “April Within Me” – a voice from the heart, filled with remembrance and mourning.
Please read, feel, and together let us kindle hope – lhope for a peaceful homeland,
where one day, we – its faraway children – may return,
if only to bow with trembling steps upon the sacred earth of our motherland
With heartfelt thanks and wishes for your health and peace,
Respectfully,
Pham Phan Lang
APRIL WITHIN ME
Across four seas, I drift, alone—
Dark April casts its mournful tone.
My homeland fades in smoke and haze,
A portrait lost in youthful days.
Exile’s path, so cold and bare,
Freedom’s sky still veiled with care.
Eyes gone dry through endless years,
A heart still bleeds its silent tears.
I hear the cries from poor, scorched lands,
Where prisons rise on thatched-roof strands.
Old bamboo sighs with breaking groan,
Young rice falls from its tender throne.
Boat people lost in storm-swept flight,
Dreams shattered in the endless night.
No nest awaits the wing-worn bird,
Just trembling winds and voices blurred.
Our children grow on foreign shores,
Grandkids forget our native lore.
We gather silent words once more,
To weave the dream we’re longing for.
Fifty years in exile’s hold,
Hair now streaked in misty gold.
Yet still the heart can feel the sting
Of autumns lost, of vanished springs.
That mossy thatch of long ago—
Who waits beside the village well?
Old areca trees in silence grow,
Still watching for lost souls to dwell.
I dream one day the war will cease,
Our motherland will rest in peace.
And we return, though frail we be,
To find that path beneath the green.
Though legs may shake, and backs be bowed,
Though time has carved its mark and shroud—
This heart still holds the schoolyard’s grace,
That homeland love no age can erase.
May peace at last embrace our land,
May hatred pass like drifting sand.
So children sing with voices free
Beneath the skies of ancestry.
phamphanlang
April 1st, 2025
Mời nghe nhạc
“Tháng Tư Trong Tôi” – bài thơ mang nỗi niềm về ký ức tháng Tư, đã được người bạn Ns Thái Phạm, cùng với sự hỗ trợ của AI, phổ nhạc thành ca khúc song ngữ Việt-Anh đầy cảm xúc. Mỗi giai điệu là một hồi ức, mỗi lời ca là một tiếng vọng của lịch sử và tình quê.
Xin mời nghe và cùng cảm nhận một Tháng Tư không bao giờ phai trong trái tim người Việt ly hương.
(April Within Me is a poem filled with deep and tender reflections on the memories of April. Now, beautifully set to music by my musician friend Thái Phạm, with the support of AI, it is presented as a bilingual Vietnamese-English song. Each melody is a memory; each lyric an echo of history and homeland. We invite you to listen and feel the enduring spirit of an April that forever lives in the hearts of Vietnamese living far from home.)

Vui lòng click vào hỉnh để đọc sách
Cuộc chiến tranh Việt Nam kéo dài hơn hai thập niên, hàng triệu người đã ngã xuống, hàng triệu gia đình tan nát, và hàng ngàn đứa trẻ sinh ra trong cảnh loạn lạc, mang trong mình hai dòng máu nhưng lại không được xã hội chấp nhận. Những đứa trẻ lai Mỹ-Việt, kết quả của mối quan hệ giữa lính Mỹ và phụ nữ Việt, đã trở thành một trong những hậu quả đau thương nhất của chiến tranh. Họ lớn lên trong sự kỳ thị, nghèo đói, và bị xã hội ruồng bỏ, trở thành những kẻ lạc loài trong chính quê hương mình. “Những Đứa Trẻ Lạc Loài” là một tác phẩm xúc động và chân thực, kể về số phận của những đứa trẻ lai Mỹ-Việt sinh ra trong thời kỳ chiến tranh và lớn lên trong sự kỳ thị, nghèo khó, và bị xã hội ruồng bỏ. Cuốn sách không chỉ là câu chuyện cá nhân của Tâm An, nhân vật chính, mà còn là tiếng nói đại diện cho hàng ngàn đứa trẻ khác cùng cảnh ngộ.

War is not merely a confrontation between factions but also a tragedy for innocent people whose lives are caught in the whirlpool of violence. It is not just an armed conflict but also the lingering pain of those trapped between the crossfire. The Vietnam War lasted over two decades, with millions falling, countless families shattered, and thousands of children born into chaos, carrying two bloodlines yet not accepted by society. The Amerasian children, the result of relationships between American soldiers and Vietnamese women, became one of the most painful consequences of the war. They grew up in stigma, poverty, and abandonment by society, becoming outcasts in their homeland. “The Unwanted Children” is a poignant and authentic work that tells the fate of Amerasian children born during wartime and growing up in stigma, hardship, and neglect. The book is the personal story of Tam An, the main character, and a voice representing thousands of other children in similar circumstances.
50 NĂM NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI BIÊN HÒA.
( kể từ 1975- 2025).
Hỏi nắng Biên Hòa gió Dĩ An
Bao nhiêu năm dài đã thân quen
Nắng gió về Nghĩa Trang Quân Đội
Xin một lần cho tôi quá giang.
*
50 năm tàn cuộc chiến trường
Những mộ tử sĩ ở lại buồn
Bức tượng Thương Tiếc không còn nữa
Tôi sợ mình đi sẽ lạc đường.
*
Hỏi Đền Tử Sĩ, Cổng Tam Quan
Có đợi người về thắp nén nhang?
Lạnh lùng lá khô rơi trên lối
Tiêu điều thềm cũ bóng thời gian.
*
Hỏi Nghĩa Dũng Đài, Vành Khăn Tang
Có còn nghe tiếng khóc đau thương?
Ngậm ngùi từng cành cây ngọn cỏ
Những lúc mưa chiều lúc nắng lên.
*
Hỏi mộ vô danh nằm ở đây
Nỗi sầu chinh chiến có nguôi ngoai?
Những ngôi mộ xanh rêu hoang phế
Người lính năm xưa, anh là ai ?
*
Hỏi người lính trẻ mộ bia tên
Trận địa nào anh đã hi sinh?
Mang theo những mộng đời dang dở
Có chạnh lòng không, ai cố nhân ?
*
Hỏi Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa
50 năm thời cuộc đã qua
Nghĩa trang đã đổi tên xa lạ
Có ngủ yên không những nấm mồ ?
*
Các anh nằm đây như một nhà
Những tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa
Dù ai hương khói, không hương khói
Vẫn ấm tình đồng đội bên ta.
*
Bốn mùa hàng cây cao nghĩa trang
Lá khô rơi chuyện trò cùng anh
An ủi 16 ngàn ngôi mộ
Ru hồn tử sĩ giấc ngàn năm.
*
Nguyễn Thị Thanh Dương
( Viết cho Tháng Tư 1975- 2025)
LÁ THƯ TÌNH 50 NĂM TRƯỚC.
Trên tờ nhật báo hiếm hoi còn phát hành ở Sài Gòn
Những ngày tháng Tư 1975
Ngập tràn tin chiến sự
Cộng quân phương Bắc tấn công miền Nam
Đau thương và chết chóc
Tôi đọc thấy một lá thư tình lẻ loi cô độc
Mỗi dòng thư là một dòng nước mắt
Của một cô gái cậy đăng
Gởi người tình, người lính không quân
Đã bặt tăm tin tức
Cô ghi rõ tên tuổi số quân và đơn vị
Khi mà những phương tiện liên lạc giao thông đều khó khăn
Qua tờ báo này cô hi vọng nhận được tin anh.
Có thể anh đang bay trong vùng trời lửa đạn
Có thể anh đã gục ngã hi sinh
Cô cầu mong
Anh sẽ trở về bình yên
Anh sẽ trở về dù là một thương binh
Anh sẽ trở về dù là một bại binh.
Cô vẫn yêu anh và chờ đợi.
Các tỉnh thành miền Trung lần lượt thất thủ
Bao xác người chết ngoài đường ngoài phố
Dân chúng di tản
Chen chân lên những chuyến tàu, những chuyến xe
Về thủ đô Sài Gòn lánh nạn
Những tin tức nóng bỏng in to đậm trên trang báo
Mấy ai quan tâm đến một lá thư tình
Sự sống chết và chia ly không chỉ riêng mình.
Cộng quân tiến vào đánh chiếm thủ đô Sài Gòn
Thành trì cuối cùng của miền nam Việt Nam xụp đổ
Sài Gòn chết tháng Tư.
Trong nỗi đau chung kia
Tôi vẫn chạnh lòng
Chàng không quân của cô gái có đọc được lá thư không ?
………………..
Chỉ là một lá thư đọc tình cờ
Mà tôi còn nhớ đến bây giờ
Người con gái ấy
Lá thư tình tháng tư đẫm lệ thương yêu ấy
Tháng Tư năm nay
Tôi lại chạnh lòng
Cô là ai?
Người tình không quân của cô là ai?
Anh còn sống hay đã chết trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến?
Cuộc đời dâu biển
Đã 50 năm trôi qua
Có lần nào họ gặp lại nhau chưa?
Nguyễn Thị Thanh Dương
( Jan.22, 2025)
CUỐI ĐƯỜNG MẸ ĐI
(Quê hương, những ngày di tản đầy máu
và nước mắt, trong tháng 4, 1975 –
QUỐC HẬN)
Mẹ già đi từ Cam Lộ
Nước mắt chảy mềm Gio Linh.
Gia tài không đầy đôi rổ,
Mẹ nhìn máu lửa Thần Kinh.
Đá đổ mồ hôi: Thạch Hãn
Chạy dài đến đỉnh Hải Vân.
Leo đèo, Mẹ như mê sảng,
Chân voi: sưng đôi bàn chân.
Mẹ đi giữa trời thiêu đốt
Thây con lớp lớp trải dài
Dọc theo con đường Số Một,
Nằm bên dăm củ sắn khoai.
Tam Kỳ chạy vô Quảng Ngãi
Bầy con đói khát bên đàng.
Biển người xô nhau, quằn quại,
Ngã dần… trong tiếng khóc than.
Mẹ vào Quy Nhơn, Phú Bổn,
Nhìn trời khói lửa Pleiku.
Đoạn đường mang tên Mười Bốn
Thành mồ hoang lạnh, thâm u.
Thây ai quàng manh chiếu rách,
Bàn tay nào vói trời cao?
Ngập vùng tang thương Darlac,
Chân đi, Mẹ khóc nghẹn ngào.
Máu chảy lan dần mạch đất
Nha Trang chết vạn đàn con.
Vào Nam, sức già lây lất
Về đâu? – Nẻo sống không còn !
Cần Thơ, Hà Tiên, Rạch Giá,
Mẹ lần đến mũi Quê Hương
Cà Mau nhìn ra biển cả
Tàn hơi, Mẹ chết bên đường !
Mẹ già đi từ Cam Lộ
Cuối đường, chết mũi Cà Mau.
Trọn đời sống trong đau khổ
Chết còn trông thấy khổ đau !…
Võ Đại Tôn (1975).
MẸ VIỆT NAM ƠI! CHÚNG CON VẪN CÒN ĐÂY
Thơ: Hoàng Phong Linh (Võ Đại Tôn)
Sáng tác năm 1972
Mẹ Việt Nam ơi! chúng con vẫn còn đây
Mẹ Việt Nam ơi! chúng con vẫn còn đây
Những đứa con bầu nhiệt huyết dâng đầy
Mang giòng họ của Lê Lý Nguyễn Trần
Mẹ mặc cho con vải thô áo mầu lam
Mẹ dưỡng nuôi con giòng sữa Bắc Trung Nam
Con của Mẹ đều một giống da vàng
Quyết một lòng diệt hết lũ tham tàn
Trên đầu voi rạng ngời vung ánh thép
Gái Triệu Trưng bồ liễu chống xâm lăng
Hé môi cười nghe tiếng sóng Bạch Đằng
Con Hưng Đạo như Rồng Tiên vùng vẫy
Vượt Trường Sơn, Nguyễn Huệ, Bắc Bình Vương
Quyết một lòng đi giữ vững quê hương
Và còn nữa con của Mẹ toàn danh tướng
Lòng Mẹ vui hãnh diện với đàn con
Nhưng Mẹ ơi giờ đây sao Mẹ khóc?
Hai vai gầy run rẩy nát tâm can
Mẹ lòng đau thương xót cảnh lầm than
Áo nâu nghèo Mẹ rách để phơi than
Một đàn con rồi quên ơn Mẹ nuôi dưỡng
Súng đạn cày tan nát luống quê hương
Mẹ lòng đau thương xót cảnh lầm than
Xót xa nhiều phương Bắc chiếm phương Nam
Nhưng Mẹ ơi! Mẹ đừng than khóc nữa!
Vì chúng con tuổi trẻ vẫn còn đây
Chúng con nguyện cùng ra sức đắp xây
Quê hương mình trong TỰ DO ấm no
Xin Mẹ yêu Mẹ đừng than khóc nữa!
Vì chúng con mười bảy triệu vẫn còn đây
Chúng con nguyện cùng ra sức đắp xây
Chúng con nguyện đi dựng lại Quê hương
Mẹ Việt Nam ơi! chúng con vẫn còn đây
Mẹ Việt Nam ơi! chúng con vẫn còn đây…
Không phản bội giòng sữa thơm nuôi đưỡng
Chúng con nguyện đi dựng lại Quê hương
Mẹ Việt Nam ơi!
Mẹ Việt Nam ơi!
Mẹ Việt Nam ơi!
***
Hồn Ca trên Biển Đông
- Kính dâng lên hương hồn hơn nửa triệu đồng bào đã tử
nạn trên Biển Đông, mong vượt thoát chế độ cộng sản
VN, mưu tìm Tự Do sau cơn Quốc Nạn 30 tháng Tư Đen
1975.
(Lưu niệm chuyến đi viếng thăm mộ bia Thuyền Nhân tại các
đảo Galang và Pinang (Nam Dương) cùng phái đoàn Văn Khố
Thuyền Nhân và các Bạn từ các quốc gia trên thế giới. CSVN
đang yêu cầu chính quyền Nam Dương đóng cửa các khu di
tích Thuyền Nhân trên các đảo. Ngày nào còn CSVN, ngay cả
những người đã chết trên các đảo hoang vu, lìa xa Tổ Quốc,
cũng không được yên nghỉ ngàn thu…)
Viết tại đảo Pinang ngày 14.10.2009
Võ Đại Tôn (Hoàng Phong Linh)
1.
Hồn ai đó?
Chập chờn trên khói sóng
Dòng máu tươi theo nước chẳng hòa tan.
Hồn ai đó?
Vạn tinh cầu chao bóng
Đảo ghềnh xa còn vọng tiếng kêu than.
Hãy về đây – trên sóng nước dâng tràn
Chung tiếng khóc nghẹn đau cùng Dân Tộc.
Hồn ai đó?
Đã lìa xa Tổ Quốc
Vẫn còn ôm sông núi xuống mồ hoang.
Tiếng oan khiên từ đáy vực còn vang
Hay chìm đắm giữa khơi ngàn sóng dữ?
Mảnh thuyền tan, bập bềnh trôi viễn xứ
Biết về đâu? Hồn phiêu bạt nơi đâu?
Thân cá Hồi tan tác đã chìm sâu
Không tìm thấy lối quay về chốn cũ!
Giữa trùng khơi vang tiếng cười dã thú
Hải tặc giằng co thân xác – kinh hoàng.
Tiếng Mẹ kêu, dòng máu chảy đầy khoang
Tay vời níu đàn con run khiếp sợ.
Biển lạnh chiều hoang, trần gian nín thở,
Vòng tai ương kiếp nạn đến vô cùng.
Hồn ai đó?
Bờ Tự Do bốn hướng, cõi mông lung
Tìm đâu thấy – giữa muôn trùng đen thẳm?
Tiếng kêu “Trời!” trước phút giây chìm đắm
Biến tan vào giông bão, thét trùng dương.
Vực mồ sâu thịt rã máu còn vương
San hô trắng hay là xương ai trắng?
Dòng tóc đen bám ghềnh xa hoang vắng
Thành rong rêu sẫm tím một màu tang.
Hồn ai đó?
Chiếc thuyền Không Gian
Trôi về Vô Tận.
Bánh xe Thời Gian chuyển ngàn uất hận
Chập chờn mấy cõi U Minh.
Lịch Sử nghìn thu trang giấy rợn mình
Ghi chép lại phút kinh hoàng vượt biển!
2.
Hồn ai đó?
Đảo hoang sơ, ai về đây khấn nguyện
Mộ bia tàn, ai thắp nén hương dâng?
Nơi Ba-Đình vui chuốc rượu Vô Thần
Cười nghiêng ngả mừng reo hò chiến thắng!
Đồng ruộng phơi bày xương trắng
Oan khiên máu lệ thành sông.
Bao thây vùi trong sóng nước biển Đông
Còn sót lại mấy hoang tàn di tích?
Hồn ai đó?
Đảo xa xôi mộ phần cô tịch
Giấc ngủ chẳng bình an.
Họ còn theo, cố phá đập tan
Để tô hồng chế độ:
- “Chủ nghĩa huy hoàng, không ai chối bỏ
Không có người vượt thoát để tồn sinh !!!” (*CSVN)
Nhưng bia đời như nắng rọi bình minh
Luôn soi rõ từng vết sâu tội ác
Của loài dã tâm với ngôn từ khoác lác
Đang tôn thờ chủ thuyết lai căng.
Hồn ai đó?
Từ bao cõi vĩnh hằng
Xin về đây chứng kiến.
Tấm lòng chúng tôi, trọn đời Tâm Nguyện
Chí bền gan, xin vẹn Nghĩa Tình.
Dù ngăn cách Tử Sinh
Giữa hai bờ Nhật Nguyệt.
Dù có ai phá tan mộ huyệt
Đến nghìn sau hồn mãi còn đây.
Nhìn trùng khơi sóng nước dâng đầy
Gửi mơ về cố quốc.
Hồn vẫn sống trong lòng Dân Tộc
Vì hai chữ Tự Do.
Chiều GALANG bão tố sóng to
Hay tĩnh lặng trăng rơi thềm đá.
Sáng PINANG nắng xuyên rừng lá
Hay đêm vờn tiếng hát nhân ngư.
Hồn mãi còn đây, dù bia mộ hoang vu
Không tên tuổi – sá gì tên với tuổi!
Dù xác thân đã hòa chung cát bụi
Biển Đông còn – HỒN MÃI SỐNG THIÊN THU!
VÕ ĐẠI TÔN (HOÀNG PHONG LINH)
Kính gửi quý vị, quý chiến hữu, thân hữu và các thế hệ hậu duệ VNCH tự do nhân bản, hải ngoại/quốc nội,
Người ta thường nói: “Thời gian là thần dược có thể chữa lành mọi vết thương”, nhưng theo tôi suy nghĩ theo kinh nghiệm sống lưu vong của kẻ mất quê hương cội nguồn thì ngày nào chưa giải trừ được chế độ cộng sản bạo tàn, quang phục quê hương tự do dân chủ, thì ngày đó vẫn còn ngập tràn máu đen trong tâm não. Nằm trên giường bệnh cuối đời, chờ phút cuối theo lẽ vô thường kiếp nhân sinh, tôi nhớ lại những bài thơ của tôi đã hân hạnh được nhiều nhạc sĩ nổi tiếng phổ nhạc và nhiều ca sĩ có lòng thương trình diễn.
Tôi xin chân thành cảm tạ.
VÕ ĐẠI TÔN
Xin gửi đến quý vị ba (3) bài thơ dưới đây được phổ nhạc.
Kính mong chia sẻ chung nỗi lòng vong quốc.
- Youtube/Video – Mẹ VN Ơi Chúng Con Vẫn Còn Đây.
Thơ võ đại tôn (hoàng phong linh) – 1972 – cố nhạc sĩ nguyễn ánh 9 phổ nhạc – ca đoàn văn nghệ la-san trình diễn.
2. Youtube/Video – Cuối Đường Mẹ Đi.
Thơ Võ Đại Tôn (Hoàng Phong Linh) – Nhạc Sĩ Võ Tá Hân Phổ Nhạc.
- Youtube/Video – Hồn Ca Trên Biển Đông.
Thơ Võ Đại Tôn (Hoàng Phong Linh) Nhạc Sĩ Yên Sơn Phổ Nhạc.
NHỮNG NGƯỜI MUÔN NĂM CŨ –
BÀI VIẾT CỦA GIAO CHỈ – NHÂN DỊP KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY QUỐC HẬN
Chín lần cảm ơn
Giao Chỉ San Jose viết về lần tổ chức tại San Jose năm 2015. Đến năm 2017 dự trù sẽ trở lại San Jose nhưng không còn cô Hạnh Nhơn nữa. Cô ra đi 9 giờ tối hôm ấy. Xin đọc lại chuyện cũ để tưởng nhớ người xưa.
Hình ảnh Bà Hạnh Nhơn – ân nhân của thương phế binh VNCH

Kỳ đại hội văn nghệ Cám Ơn Anh, người thương phế binh VNCH tại San Jose đã ghi nhận có sự hiện diện của nhiều vị niên trưởng trong quân đội. Đô đốc Trần văn Chơn 95 tuổi vẫn không quản tuổi già bình tĩnh ngồi giữa trưa nắng với hàng ngàn khán giả. Một vị cao niên khác là trung tướng Hoàng Xuân Lãm 87 tuổi. Được tin ông qua đời nên bác đến tham dự cũng để bày tỏ ý nghĩa của lời ca nổi tiếng. “Anh không chết đâu em.” Đó là các vị cao niên trong hàng quan khách danh dự. Người đứng ra nhận trách nhiệm là đại tá không quân Nguyễn Hồng Tuyền. Năm ấy ông 85 tuổi. Mấy năm trước tưởng người đã đi xa, nhưng người vẫn quanh đây.Vị nữ lưu số một của cộng đồng bền bỉ 9 năm qua là trung tá nữ quân nhân không quân Hạnh Nhơn 87 tuổi. Chị là hội trưởng của tổ chức đứng mũi chịu sào tổng cộng 9 kỳ đại hội. Không có thành tích nào lớn hơn có thể so sánh với “9 lần gươm báu trao tay, thuyền quyên thay thế anh hùng một phen”. Tổng cộng kỳ nầy tổ chức lần thứ 3 tại San Jose thu được trên tám trăm ngàn. Trong đó có Canada góp 100 ngàn và riêng Texas đưa về 300 ngàn. Nếu tính chung tất cả các kỳ tổ chức thu được gián tiếp và trực tiếp con số đã lên đến trên 7 triệu mỹ kim. Trong khi đó hồ sơ thương phế binh ghi nhận hôm nay trên 14 ngàn.

Trung tá Hạnh Nhơn, nguyên trưởng đoàn nữ quân nhân không quân khi đứng ra nhận công tác hơn 10 năm qua, chị không biết đã bắt đầu trở thành con tằm.”Nàng” đã mang làm kiếp con tằm, dù cho đến thác vẫn còn vương tơ”. Câu chuyện năm xưa bắt đầu từ khi nhà văn Huy Phương dẫn cô Hạnh Nhơn lại gặp nghệ sĩ Nam Lộc. Xem ra chính Nam Lộc là người mở đường cho chương trình Cảm ơn anh từ đầu. Khi trận thứ nhất mở màn, Trúc Hồ vận dụng tối đa các nghệ sĩ của Asia nhập cuộc và tiếp theo sau này là phương tiện của truyền hình SBTN. Với khả năng truyền thông mở rộng toàn thể giới, tiếng ca của Asia chuyên chở hùng ca cùng nước mắt Việt Nam Cộng Hòa đã đem lại tiền bạc gửi về cho thương phê bình ở quê nhà.
Những yếu tố thành công

40 năm xưa, khi miền Nam thất thủ, Ngày 30 tháng tư một trăm ba mươi tư ngẩn người chạy thoát. Ngày 15 tháng 5-1975 chiến hạm của đệ thất hạm đội Hoa Kỳ rút khỏi biển Đông sau khi vớt hết dân ty nạn. Từ sau ngày đó, những con thuyền ra đi được coi là thuyền nhân đầu tiên. Những chuyến đi liên tiếp kéo dài từ 75 đến 95 với 1 triệu người vượt biển. Tiếp theo là ODP, HO, con lai chúng ta làm thành các cộng đồng tại hải ngoại. Ngày nay tổng cộng có 3 triệu dân tỵ nạn rải rác khắp năm châu. Nhưng chúng ta đã để lại 16 ngàn tử sĩ tại nghĩa trang quân đội Biên Hòa. Đã để lại hơn 50 ngàn thương binh và trên 100 ngàn quả phụ. Ngay từ giữa thập niên 80 khi Việt Dzũng viết bài ca gửi chút quà về quê hương thì đã có nhiều người nghĩ đến thương binh chiến hữu còn ở lại Sài Gòn. Hai mươi năm sau, giữa thập niên 90 khi người Việt về thăm gia đình thì việc cứu giúp thương phế binh đã trở thành phong trào tại Âu châu, Úc châu, Canada và Mỹ châu. Qua đến thập niên đầu thế kỷ 21 thì lời cảm ơn anh mạnh mẽ cất lên bằng tiếng hát đã trải qua 9 mùa thu từ 2006 đến nay 2015.
Trong số các phong trào quần chúng hải ngoại 40 năm qua thì Cảm Ơn Anh đã trở thành truyền thống tốt đẹp và thành công nhất. Yếu tố căn bản là lòng người vẫn hoài niệm tinh thần Việt Nam Cộng Hòa và người lính Cộng Hòa. Đã gần nửa thế kỷ trải qua mà nam nhi vẫn còn muốn mặc bộ quân phục oai hùng và nữ nhi vẫn mãi mãi là người yêu của lính. Thêm vào đó, cuộc chiến ngày này không phải bằng vũ khí mà bằng phương cách đấu tranh chính trị thì nghệ sĩ, danh ca đã trở thành chiến sĩ và truyền thông Việt ngữ đã chuyển tải các thông điệp cảm ơn anh vô cùng hữu hiệu để nhận về tình nghĩa từ khắp bốn phương trời. Trong việc phối hợp tổ chức xem ra vẫn có nhiều khiếm khuyết, nhưng tinh thần hợp tác vì mục đích chúng đã thể hiện được sự thành công tốt đẹp sau cùng. Về phương diện quản trị và điều hành tài chánh lên đến hàng triệu mỹ kim, chắc hẳn cũng có nhiều điều cần cải tiến và công bố. Chúng tôi sẽ có dịp tìm hiểu và đóng góp ý kiến xây dựng sau này. Nhưng nói chung sự hưởng ứng của đồng bảo là điều quan trọng nhất. Xin chúc mừng đại hội thành công.

Các nghệ sĩ như Nam Lộc, Khánh Ly, Ý Lan, Kiều Chinh, Việt Dzũng và nhiều tài danh khác đã từng đến thăm viếng Viện bảo tàng Việt Nam tại San Jose. Buổi tối chủ nhật thêm anh chị Trúc Hồ là những người khách thăm viếng rất muộn. Sau một ngày dài đại hội, Trúc Hồ và Diệu Quyên đến vào lúc 7 giờ chiều. Kelley Park đã chính thức đóng của từ 5 pm nhưng Viet Museum cũng mở cửa đặc biệt dành cho người thanh niên vượt biên đường bộ hơn 30 năm trước. Trúc Hồ đến thăm Museum đồng thời cũng thăm lại người bạn văn nghệ Việt Dzũng với đầy đủ hình ảnh và đôi nạng sắt được lưu lại ở đây cả trăm năm sau. Sau khi thăm viếng suốt một giờ,
Trúc Hồ hỏi bác Lộc rằng cháu có thể làm được chuyện gì. Tôi nói rằng bác là quá khứ, cháu là hiện tại. Museum này là di sản quý giá từ quá khứ muốn giao cho hiện tại để chuyển cho tương lai. Hãy xử dụng phương tiện của Asia và SBTN để hải ngoại quan tâm đóng góp di sản và nuôi dưỡng lâu dài. Bản thông điệp từ quá khứ đã trao cho hiện tại vào buổi tối sau một ngày dài đại hội văn nghệ lần thứ 9 tại San Jose.
Đăng lại để tưởng niệm chị Hạnh Nhơn.
Giao Chi San Jose. giaochi12@gmail.com (408) 316 8393