Tạp ghi

Trường vẽ Gia Định

Năm 1917 trường vẽ Gia Định là trường Mỹ Thuật duy nhất được xếp vào loại “trường Trung học đệ nhất cấp” và được nhận là hội viên của “Hiệp hội Trung ương trang trí Mỹ thuật Paris”.

Năm 1940, trường vẽ Gia Định được đổi tên thành “Trường Mỹ nghệ thực hành Gia Định” (Ecole des Arts appliqués de Gia Định). Năm 1945 nhiều học sinh của “Trường vẽ Gia Định” xếp bút nghiên để đi kháng chiến như: Huỳnh Công Nhãn, Hoàng Trầm… Thời gian này, trường cũng tạm ngưng hoạt động.

Năm 1954, chính quyền VNCH cho thành lập trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn. Cái mốc lịch sử quan trọng về đào tạo mỹ thuật ở Sài Gòn thời kỳ này là chủ trương nâng cấp về đào tạo của 2 trường: Quốc gia Cao Đẳng Mỹ thuật Sài Gòn và Trung học Trang trí Mỹ thuật Gia Định (tiền thân là trường vẽ, trường Mỹ nghệ Gia Định).

 

Năm 1975, hai trường nói trên được nhập làm một. Ngày 29-9-1981, trường được đổi tên thành “Trường Đại học Mỹ Thuật TP.HCM”.

 

Được biết ngôi trường cũ kiến trúc trăm tuổi đã không còn tồn tại từ trước năm 1975. Phần đập bỏ hiện nay là phần xây dựng sau này. Dù biết công trình đã cũ thì phải bỏ để xây cái mới an toàn, hiện đại và phục vụ hoạt động tốt hơn, nhưng lịch sử của ngôi trường là nơi đã và đang đào tạo biết bao thế hệ nghệ sĩ, họa sĩ tài danh ở miền Nam trong cả trăm năm vẫn khiến nhiều người lưu luyến.

 

Xem trọn bài