Văn

Phùng Nhân : HẦM CÁ VỒ VỚI MARY

HẦM CÁ VỒ VỚI MARY


Phùng Nhân

 

ASau những năm học trung học ở xứ Úc Châu nầy, anh bắt đầu ăn quen với những cái bánh Mc Donald, hay KFC mà họ quảng cáo đầy đường, nên cái tuổi như anh ăn vài lần thì bén mùi bén vị.

Rồi anh nghỉ học, đi làm như bao nhiêu người khác hiện đang tạm cư ở đây. Bởi tiếng Anh một khi học nó hết vô rồi, cho dù có nhồi nhét bao nhiêu cũng đều quên hết. Nhưng rồi sức vóc mỗi ngày một lớn, việc đòi vợ cũng là một việc hết sức tự nhiên của con người. Nhưng ai đã từng sống ở nước Uùc vào những năm 1975 cho tới năm 1985, thì mới thấy việc lấy được một cô vợ Việt Nam đâu phải dễ. Có khi chỉ có một đứa con gái, mà có tới cả chục thằng giành. Mấy ông già nào ở vào thời đó, nếu may mắn có được một đứa con gái, thì  sẽ được mấy đứa thanh niên vác bia tới nhà mời “bác” nhậu vậy thôi mệt nghỉ…

Trong khoảng thời gian đó, mấy đứa thanh niên người Việt tỵ nạn tới tuổi muốn vợ cũng không biết lấy ai, thôi thì lấy đại một con vợ Úc hay thổ dân cho rồi. Chớ còn muốn lấy con gái Việt Nam, thì biết ở đâu mà kiếm!

  Cũng chính vì niềm đau thầm kín đó, mà cậu Mai Cồ Tửng phải đành lấy vợ Úc, cho nên gặp cảnh ngôn ngữ bất đồng. Nhưng được có cái con nhỏ nầy nó cũng chẳng so đo, nhờ vậy mà cuộc sống của gia đình cũng ấm êm hạnh phúc.

Cái ngày mà hai đứa quyết định sống chung vô cùng quan trọng, con Mary nó bắt buộc Mai Cồ Tửng phải tiến hành thủ tục như Tây. Là hai đứa phải dắt nhau ra ngòai Park, rồi nó ngồi dựa ngữa trên một cái ghế đá công viên, còn anh ta thì qùy gối đầu cúi xuống đất để xin được cưới em và đeo nhẩn. Thủ tục như vậy mà cũng rầy rà, bởi thằng con trai mà qùy gối cầu hôn, thì sau nầy thế nào cũng mang trong người chứng bịnh sợ vợ suốt đời là cái chắc.

Thế rồi trong năm nay má anh gởi thơ qua thúc giục biểu về, để cho bà được gặp mặt con dâu, thì bà mới yên lòng mà nhắm mắt mà lià xa dương thế. Cho nên anh phải quyết định dắt Mary về Việt Nam thăm lại mẹ già. Cũng chính vì thế mà anh đi mua vé máy bay không một chút đắn đo. Trong khi đó thì khối cộng đồng người Việt hải ngoại hiện giờ lên án rất gắt gao, cho rằng những người đi du lịch về Việt Nam là đã phản bội lại quốc gia dân tộc. Chớ họ có biết đâu rằng, đã là con người sinh ra, thì làm sao quên được quê hương nguồn cội của mình, thì việc trở về thăm lại mẹ già, đó cũng là một điều nói lên tấm lòng hiếu thảo của một người con.

Trước khi đi thì Mai Cồ Tửng có mời bạn bè lại nhà để làm một tiệc tẫy trần. Có người khuyên anh nên để dành tiền gởi về cho bà gìa xài, hoặc cất nhà hay mua xe cộ thì lợi hơn, chớ còn đi về bển trở qua rồi hối hận. Bởi vì ngoài tiền vé máy bay ra, sẽ còn vô số tiền phí tổn khác nữa…

Trong một bữa tiệc vui đang hồi bốc khói, bởi hơi Beer đang phả kín một vùng, thì thằng Tấn Bộng đang làm chung một hãng với Mai Cồ Tửng cất tiếng hỏi:

– Vậy chớ mầy có đánh điện về Việt Nam, biểu bà gìa làm sẵn cai Toilet cho vợ mầy chưa? Chớ còn tụi đầm mũi lỏ mắt xanh nầy, thì nó làm sao đi cầu trên hầm cá vồ cho được. Lạng quạng thì nó bị cá vồ táp rụng lông háng như chơi, cả vùng Cái Bè của mầy tao biết hết, tìm đâu ra được một cái Toilet trong nhà. Chi bằng mầy đánh điện về bên đó, biểu lo làm trước để sẵn đó đi, chớ đợi tới mầy đem con vợ đầm về tới xứ rồi, thì việc ỉa đái cũng rất là phiền phức.

Mai Cồ Tửng cười ruồi, rồi đáp nhỏ:

 – Bữa nay cận quá, có làm cũng không kịp. Về tới bển có kẹt quá, thì tao cho bả đi bô, hay là tao biểu bà chị của tao, làm ơn dắt con Mary tập đi cầu cá vồ dùm tao chắc được.

Cả bàn tiệc cưới lên như đàn ong vở tổ. Thằng Tấn Bọng nói tiếp:

– Tối nay mầy phải sinh hoạt trước với bả, là bên xứ của mầy hiện nay bà con mình còn đi cầu trêân hầm cá vồ, chớ khôâng phải như ở bên nây, đi cầu tiêu máy xong rồi bấm nút xả nước là xong. Còn đi cầu cá vồ khi ngồi xuống, rặn xong thì phải coi chừng, mấy con cá thấy cái đít của vợ mầy trắng quá, tụi cá giành coi rồi quẩy nước văng lên, biểu nó phải liệu hồn mà xách cái quần đứng lên cho kịp lúc…

Mai Cồ Tửng bưng ly Beer lên hớp, rồi để xuống nói:

– Tao đã dạy cho bả nhiều thứ lắm, nhứt là tiếng Việt. Nhưng bình thường khi nói chuyện với tao, có lúc bả nói nghe cũng được. Tao chỉ sợ khi đụng chuyện, bả xổ toàn là tiếng ăng lê khôâng quá…

Vợ Mai Cồ Tửng là Mary nghe lén được, bèn nói:

– Cám ơn mấy ông anh đã có lòng tốt lo cho em. Nhưng anh Tửng đã lo cho em nhiều thứ lắm, thương chồng em phải lụy cùng chồng. Mắm nêm mà em còn ăn được, thì hà tất gì đến việc đi cầu cá vồ. Khôâng chừng tới chừng đó, em còn thích thú nữa là khác.

Cả bọn cười ồ lên, rồi đồng thanh bắt buột mỗi thằng phải uống cạn một lon, để ăn mừng văn hoá chồng chuá vợ tôi của mình còn được phát triển trêân nước Úc. Càng về khuya, tiếng mở nắp Beer nghe lắt cắt nhiều hơn là tiếng nói. Những lon Beer khôâng xếp lớp trong thùng, đã tạo ra một bầu khôâng khí vô cùng thân thiết, cho những người đã lìa bỏ xứ sở quê hương. Ông thì say mèm ngồi gục tới gục lui, ông thì âm thầm lấy chìa khóa ra mở cửa xe vọt lẹ.

Đợi cho mọi người ra về hết. Mai Cồ Tửng lo dọn dẹp lại bàn ăn. Bởi người Việt Nam mà lấy vợ Úc, thì kể như mọi việc trong nhà đều do thằng chồng làm hết. Còn con vợ đầm, thì nó chỉ có việc nằm đó phơi nây chờ Sex, chớ đời nào mà nó chịu dọn dẹp như người đàn bà Việt Nam bổn xứ của mình, mỗi khi trong nhà có mở ra đám tiệc. Căn nhà về khuya cũng lặng lẽ âm thầm, khi sương khuya bắt đầu nặng hột. Mai Cồ Tửng nằm xuống thì ngủ một giấc mê mang, còn Mary thì đang lo lắng trong lòng. Bởi cô ta đã nghĩ, chỉ còn có một tuần lễ nữa thì sẽ về tới Việt Nam, một đất nước mà chiến tranh đã xảy ra trên hai mươi năm mới vừa chấm dứt. Liệu rồi đây, mấy người chánh quyền ở đó, họ sẽ nhìn những người như cô ta bằng cặp mắt như thế nào. Nhưng rồi cô ta cũng phải đi thôi, bởi đó cũng là tiếng gọi thiêng liêng, của đạo vợ chồng mà cô ta đã vừa nếm trải.

 

                                                                            ***

 

Sau những ngày chờ đợi, thì hai vợ chồng Mai Cồ Tửng cũng ngồi trêân chuyến bay Qantas đi từ phi trường Sydney về thẳng tới Việt Nam. Khi chiếc máy bay vừa quay mũi hướng ra biển thì cũng được nửa đường, nên mấy người chiêu đãi họ lo cho bữa ăn trưa, khiến cho mấy trăm hành khách trêân chuyến bay bắt đầu thức giấc. Mary và Mai Cồ Tửng tự nãy giờ đã bàn tính với nhau rất nhiều chuyện gia đình, chẳng hạn như con dâu khi gặp bà gìa chồng thì phải làm sao, chớ không phải như ở cái xứ Úc Châu nầy, chỉ cần nói Hello thì kể như xong cái màn thưa thốt. Nhưng Mary trong dạ vẫn lo âu, bởi những hình ảnh người phụ nữ Á Đông ăn trầu, và cái đầu bới tóc làm cho cô ta hơi ngờ ngợ.

Rồi chiếc máy bay cũng đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhứt Sài Gòn một cách bình an, sau đó thì mọi người hành khách lật đật bước xuống cầu thang, leo lên chiếc xe Bus đang đậu sẵn để chạy vào ga trình giấy tờ xong rồi đứng sắp hàng chờ nhận hành lý.

Đây là lần đầu tiên Mary mới chứng kiến cái cảnh nầy, mọi người ai nầy cũng sắp hàng rồi móc cuốn sổ Passport cầm tay, nhưng phần đông họ đều có nhét một tấm giấy $10 hay nhiều hơn vào cuốn sổ Passport tùy theo hoàn cảnh mỗi người đang đứng sắp hàng chờ đợi. Trong số nầy lại có Mai Cồ Tửng cũng phải bắt buộc làm theo, bởi số phận người Việt Kiều vượt biển năm xưa, bây giờ chánh phủ Việt Nam họ đang dụ khị nâng lên là khúc ruột xa ngàn dặm trở về, nhưng đâu có người nào không sợ công an, khi nhìn thấy gương mặt của họ hầm hầm tỏ ra không thiện cảm.

Mary đứng nép sau lưng chồng một hồi, rồi cái hàng dài cũng lần lượt tới phiên. Người công an hải quan kiểm soát phi trường, sau khi lật cuốn sổ Passport ra thấy tấm giấy $20 thì ông ta lật đật đùa xuống nằm yên trong hộc bàn. Sau đó ông ta lại ngước lên mỉm cười, rồi hướng dẫn Mai Cồ Tửng điền thêm những ô còn trống. Có lẽ ông ta cũng hơi ngạc nhiên, khi thấy cái ông Việt Kiều nầy nhỏ con, vậy mà lấy được con đầm cao lớn chưn dài nầy cũng lạ…

Khi hai vợ chồng anh vừa bước ra khỏi phi trường, thì cơn nắng miền nhiệt đới dội xuống như một chão lửa than, làm cho Mary thấm mệt. Bởi không quen với khí hậu như vầy, nên Mai Cồ Tửng vẩy chiếc Taxi, rồi biểu tài xế chất valy lên cốp xe, sau đó biểu chạy về khách sạn Hữu Nghị tại bến Bạch Đằng.

Qua ngày hôm sau thì Mai Cồ Tửng đi ra sở bưu điện đánh điện tín về huyện Cái Bè để báo tin cho bà già ngày mai anh về đến. Suốt đêm hôm đó, làm cho anh thao thức trong giấc ngủ chập chờn, khi anh nhớ lại từng con đường làng dẫn vào vườn cây rợp bóng. Ở nơi đó, ngày xưa đã có những con trâu nghé chạy giỡn tung tăng dưới cây rơm còn thơm mùi rạ mới. Bây giờ biết có còn không, bởi đã trải qua bao nhiêu năm vật đổi sao dời. Trong phút giây bùi ngùi, làm cho anh nhớ nôn nao. Vì anh đã bó xứ ra đi kể ra cũng hơn 10 năm trời rồi chớ đâu có ít…

Sáng bữa sau thức dậy, Mai Cồ Tửng nghe nơi vùng thái dương hơi nằng nặng. Anh dắt Mary xuống Canteen uống Café và ăn điểm tâm. Mùi Café Buôn Ma Thuột tỏa ra thơm ngát một vùng, hình như trong hương vị còn nồng mùi đất đỏ cao nguyên, còn thơm muì mồ hôi dầu dải của người dân sơn cước. Mary sau khi hớp vài ngụm Café, rồi hỏi:

– Café nầy họ nhập cảng ở đâu về mà ngon quá vậy anh?

Mai Cồ Tửng đáp với vẻ tự hào:

– Café nầy là thổ sản của quê hương anh. Đâu Mary thử so sánh, coi có bằng của tụi Brasil không?

Mary hớp thêm một ngụm nữa, để nó thấm qua đầu lưỡi một hồi rồi nói:

– Café ở đây ngon hơn Café Brasil nhiều. Vị nó thơm mà dịu chớ không chát. Như vậy thì tại sao họ không xuất cảng ra bên ngoài thế giới hả anh?

Đây là một câu hỏi bất ngờ, nên Mai Cồ Tửng ậm ừ một hồi rồi nói:

– Hôm trước đọc báo. Anh nghe nói có hãng Café Trung Nguyên trụ sở ngoài Buôn Ma Thuột, cũng đang xin thủ tục xuất cảng nhưng không biết đến bao giờ mới xong.

Rồi anh ta nhìn xuống đồng hồ đeo tay, đoạn ngước lên giục:

– Nhanh lên đi Mary. Trễ lắm rồi, trả phòng xong thì mình nhờ bồi phòng kêu dùm một chiếc Taxi. Chớ từ đây về tới huyện Cái Bè, mình đi xe đò thì không tiện…

Trên đường đi từ Sài Gòn ra tới Phú Lâm, Mary thấy cái gì cũng lạ. Dân chúng họ cỡi xe Honda chạy trên đường như mắc cửi, chiếc nầy muốn đụng chiếc kia, vậy mà trên gương mặt của họ vẫn thản nhiên chớ không có gì là sợ hãi.

Chiếc máy chụp hình hiệu Canon được Mary đưa lên bấm liên tục, nhưng khi chiếc xe vừa chạy tới huyện Thủ Thừa thuộc tỉnh Long An, thì cô ta lại reo lên trong niềm vui thích thú, khi thấy một người nông dân đầu đội nón lá tơi, đang đánh cặp trâu cổ đi vòng quanh trên đụn lúa. Mary day qua Mai Cồ Tửng hỏi:

– Vậy chớ họ đang làm gì, mà đánh cặp trâu đi vòng tròn vậy anh?

Mai Cồ Tửng mỉm cười, rồi đáp:

– Người nông dân họ đang đánh trâu đạp lúa…

Mary nói với vẻ ngậm ngùi:

– Thời buổi nầy sao chánh phủ Việt Nam, không cải tiến nông nghiệp cho nó được tiến bộ hơn. Chớ còn bắt ông già, dang nắng như vầy mà năng xuất có được bao nhiêu!

Xe chạy thêm một đoạn đường nữa, bỗng nhiên có một hình ảnh hiện ra trước mắt làm cho Mary rất đổi xốn xang. Đó là một cảnh của hai vợ chồng nông dân, họ đang ngồi ăn cơm trong chòi vịt đã căng lên bằng tấm Nylon nơi mé lộ. Trong chòi vịt đó, đã có nhốt khoảng vài trăm con. Bộ lông ức vừa mọc ra lúng phúng, chung quanh được bao lại với những tấm liếp bện bằng phên tre vuốt mỏng, để giữ cho đàn vịt khỏi bị sút chuồng. Ông chồng ngồi ăn cơm trông mệt mỏi, có lẽ họ đang lo tới bầy vịt nầy khi nuôi lớn chừng một tháng nữa bán có lời hay không. Còn bà vợ thì ngồi thản nhiên, vạch vú ra cho con bú. Thằng nhỏ trong khẳng khiu, da nám đen nhíu lại nhưng chắc cũng hơi lớn tháng. Mary quay qua hỏi nữa:

– Họ sao trông khổ quá vậy anh? Đứa bé sao không gởi trong nhà trẻ, mà phải bồng theo dang nắng như vầy, và nó nút như vậy thì còn gì vú móm của người mẹ?

Mai Cồ Tửng buồn bã nói:

– Chắc gia đình đơn chiếc. Tháng nầy ai nấy cũng ra đồng, nếu đem gởi con, hay mướn người ta giữ thì tiền đâu mà trả. Bởi cái xứ nầy còn nghèo lắm em ơi!

Mary chặc lưỡi, than:

– Tội quá hả anh. Bên nước Úc Châu của mình, một con hưu con, một ngày tiêu chuẩn của nó là 16 lít sữa tươi, đó là chưa nói tới mấy thứ phí tổn khác…

Chiếc xe vẫn chồm lên lướt qua những ổ gà, quốc lộ 4 nầy là huyết mạch nối liền từ vùng Hậu Giang lên tới Sài Gòn. Tuy chính quyền hiện nay, có nới rộng ra, có tu sửa thêm nhiều chỗ. Nhưng hiện thân của nó, cũng là con đường quốc lộ ngày xưa. Nghe nói chánh quyền, đang có dự án để nâng cấp nó lên thành xa lộ…

Trong lòng Mary đang hổn độn, vừa thương cho đất nước Việt Nam sau hơn 10 năm thống nhứt chấm dứt chiến tranh, vậy mà đời sống của dân chúng cũng vẫn còn nghèo nàn lạc hậu. Mai Cồ Tửng vẫn nhắm mắt, dựa đầu vào nệm ghế. Thỉnh thoảng anh ta cũng hé mắt ra nhìn lại đất nước sau mười năm xa cách. Tình trạng vẫn y nguyên, có khi còn tồi tệ hơn nữa là khác.

Mary để yên cho chồng nằm nhắm mắt. Chị ta bắt đầu nhìn đất nước Việt Nam qua lăng kính của bà đầm. Khi chiếc Taxi chạy tới xã Tân Hội, ranh giới Mỹ Tho – Long An thì dưới ruộng nước có một bầy trâu và vài con nghé, xa xa còn có vài cánh cò bói cá thật nên thơ. Trên lưng trâu đưá bé trạc 12 tuổi ngồi vắt vẻo với chiếc roi tre, đầu đội cái nón đệm rộng vành bẻ cúp xuống bít phần gương mặt. Thích quá, Mary đưa máy hình lên bấm. Hy vọng đây là một tấm hình đồng quê sống động, mà cô ta đã từng mơ ước, xem đó là một tác phẩm nghệ thuật của mình. Bởi ở bên nước Úc chỉ có xa lộ và đồi núi mênh mông, chớ làm sao nhìn thấy một đứa trẻ đang ngồi trên lưng trâu trông nhàn nhã.

Khi chiếc xe Taxi vừa chạy tới thị trấn Trung Lương, Mai Cồ bừng tỉnh mắt. Anh ta biểu tài xế Taxi tốp lại, rồi anh hỏi Mary có muốn đi tiêu, tiểu gì không. Bởi đã ngồi trên xe Taxi tới mấy giờ đồng hồ rồi, chắc bây giờ cũng đang tới cử.

Nhưng Mary lại lắc đầu, chiếc xe Taxi tiếp tục chạy trên quốc lộ. Hai bên vườn cây, ruộng lúa lùi dần lại phía sau như một cơn sóng chạy dài. Khi chiếc xe chạy ngang qua huyện lỵ Cai Lậy, làm cho Mai Cồ Tửng nhớ lại ngày xưa. Trong lúc anh ta còn đang học bậc tiểu học ở đây, thì bỗng dưng có một trái hoả tiển 22ly không biết từ đâu bay tới, rồi nổ một tiếng long trời, làm cho học trò, cô thầy giáo lớp chết lớp bị thương không biết bao nhiêu mà kể!

Chiếc xe Taxi vẫn chạy với tốc độ đều đều, khi qua khỏi cầu Bà Tồn thì ngọn gió chướng thổi lồng lộng thốc vào mạn xe, bật ra những tiếng kêu u u như tiếng dều giấy thả bay trong mùa chướng.

Người tà xế Taxi hảm chiếc xe cho chạy chầm chậm, rồi quẹo theo hướng chỉ mũi tên vô huyện Cái Bè. Chạy thêm một đổi nữa, thì Mai Cồ Tửng day qua nói với người tài xế:

– Căn nhà ngói trước mặt là căn nhà tôi, vậy anh coi cho xe đậu chỗ nào cho tiện, để tôi xách mấy cái valy, vì cái cửa ngỏ hẹp chắc xe vô không lọt…

Tiếng con Vện già cất tiếng sủa khô khan, khi nó ngó thấy có mấy người lạ mặt toan bước qua cửa ngỏ. Trong khi đó; thì có mấy người ngồi trong nhà, đã nhìn thấy chiếc Taxi nên chạy vội ra mừng vui ríu rít. Có người còn la lớn. Trời ơi thằng Sáu Tửng nó đã về tới nơi rồi nè. Vậy mà trong nhà mắc lo nói chuyện không hay, nhờ có con Vện nó sủa vang lên mới biết…

Mai Cồ Tửng dúi vào tay người tài xế $20 đô tiền bo. Hiểu ý, anh ta noí tiếng cám ơn, rồi lễ phép chào hỏi mọi người, sau đó bước trở ra xe, để còn tiếp tục một cuộc hành trình của một người tài xế Taxi, tối ngày cứ quần trên đường để mà bắt khách.

Ở đây, ngay lúc nầy. Chỉ có Sáu Tửng, chớ không có mai Cồ Tửng, nên anh ta vòng tay ôm chầm lấy bà già trong tiếng khóc nghẹn ngào. Mới ngày nào má anh còn mạnh khỏe tần tảo nuôi con, vậy mà ngày hôm nay già yếu. Chân bước đi thật là yếu ớt, phải có một cây gậy để nương vào, lại thêm đôi mắt đã phủ một lớp mây mù, mọi cảnh vật bây giờ đối với bà mờ mờ nhân ảnh.

Sáu Tửng ngước mắt nhìn lên bàn thờ cha, một bình nhang khói toả, làm cho quang cảnh quá đổi lạnh lùng. Họ hàng mỗi lúc thêm đông, họ hỏi thăm anh về đời sống của người Việt tha hương bên nước Úc. Nó sung sướng ra sao, mà phong trào vượt biển đang dâng cao rầm rộ. Có người còn nói, tao nghe thiên hạ họ bàn tán, là nếu cột đèn đi được thì nó cũng đi. Còn mầy làm ăn gì có khá hôn, mà dám cả gan bợ con vợ đầm rồi dẫn về đây, không sợ bà già bả giận, rồi mầy đứng cửa giữa làm sao đây hả!

Trong số họ hàng ngồi nghe anh nói, người ta ngạc nhiên từ điểm nầy đến điểm khác. Xe hơi gì mà lền như bánh canh, vợ một chiếc, chồng một chiếc của ai thì nấy chạy. Nhưng họ khoái nghe nhứt là vấn đề cư trú tự do và “an sinh xã hội”, muốn ở đâu cũng được, chớ không có cái cảnh phải trình với ông trưởng khóm, hay ông xã trưởng gì đâu, vậy mà người nào phạm tội thì đừng mong gì trốn tránh…

Người dân ở đây đã bị chế độ cộng sản kềm kẹp họ từ tháng 4 năm 1975 đến nay, thấm thoát cũng đã hơn 10 năm rồi, nên họ đâu có biết rằng trong thế giới nầy đã có những nước có quyền tự do như nước Úc. Cho nên họ hỏi những câu nghe qua thật là tội nghiệp. Còn vợ anh là Mary cũng bắt đầu làm quen với gia đình bên nhà chồng, nên cô ta cũng nói những câu tiếng Việt nghe lơ lớ. Cô ta nhìn thấy cái bếp tro cũng rất lạ kỳ, chỉ cần kê mấy cục gạch chụm đầu vào nhau cũng thành cái bếp. Vậy mà họ cũng nấu ăn, nấu uống cho tới hết đời nầy qua tới đời kia, chớ đâu có thấy họ than phiền điều gì lộ ra ngoài trên khuôn mặt.

Qua ngày hôm sau, sau bữa cơm trưa thì Mary mắc đi cầu, nên cô ta đi tới đứng kế bên cô giáo Phụng hỏi:

– Bây giờ em muốn đi cầu, thì phải làm sao?

  Cô giáo Phụng là chị thứ Tư của sáu Tửng, sau khi mỉm cười rồi đi vô buồng cầm ra một cuộn giấy Toilet Tissue rồi nắm tay Mary dẫn đi vòng ra sau vườn cách nhà chừng 20 thước. Nơi đó có một cái ao cá vồ cũng tới lứa ngoài kí lô 1 con, nhưng vì biết thằng Sáu Tửng sắp dẫn vợ nó về, nên bà già nuôi thúc để dành nấu canh chua chớ không có bán.

Về phần cô giáo Phụng nhìn thấy cái quần Jean cuả Mary đang mặc mà phát sợ, nó chật gần căng cái mông đít. Như vậy thì khi ngồi xuống đi cầu, bầy cá tra quẩy nước, thì làm sao nhóng cái đít lên cho kịp để tránh nước văng lên. Trong lúc đang chần chờ như vậy, tụi con nít ngó thấy con đầm tóc vàng sắp sửa đi cầu cá vồ thì bu lại cũng đông, nhưng tụi nó cũng đứng cách xa canh me chớ không dám tới gần, làm cho cô giáo Phụng thật là khó xử. 

Thôi thì đàng nào cũng lở, phải dạy con Mary biết cách đi cầu lúc nầy. Chớ còn không, thì làm sao giải quyết. Bởi trong lòng đã quyết như vậy, nên mới đưa cuộn giấy Tissue cho Mary, rồi nắm tay dắt lên cầu chớ không thì bị té.

Bởi thông thường cây cầu cá vồ gia đình nào cũng vậy, họ làm rất là sơ sài. Chỉ có bắt một cây đòn đi lên không tay vịn, còn bốn phiá thì họ chỉ che có mấy miếng lá chầm, để khi ngồi xuống nó che khuất cái mông đít mà thôi, cho nên mỗi khi đi cầu cá vồ người ta đều ngồi thủ thế. Khi thấy bầy cá giành ăn, thì họ nhóng cái đít lên một chút. Sau đó họ tiếp tục bình thường, cứ nhóng xuống nhóng lên, chừng nào sạch ruột thì thôi, chớ cũng không thì thế nào cũng bị văng nước ướt mông đít.Đàn cá vồ bắt đầu lượn dữ, sóng gợn từng hồi. Có con lại chạy nổi lưng, vì cái giống cá vồ từ lúc nhỏ cho tới bây giờ, nó thấy hơi người ta thì trừng đầu lên kiếm chác. Có con còn hả họng ra tác hoác để chực chờ, nếu không lanh lẹ thì làm sao no bụng.

Cô giáo Phụng ra dấu cho Mary kéo dây con rít trật ra ngồi xuống, trên bờ vườn phía bên kia, cái đám con nít bắt đầu chỉ trỏ. Bởi đây là lần đầu tiên tụi nó mới thấy một con đầm tóc vàng mà đi iả trên ao cá vồ, nên tụi nó mới hú hí bu lại coi chơi. Trong khi đó thì con Mary vẫn thản nhiên với bầy cá vồ, nhưng nào ngờ bầy cá vồ lại giành ăn với nhau phơi kỳ nổi lên như cá nằm trong rổ xúc. Có con lại hả họng ngước lên nhìn, dường thể nó muốn phóng lên để táp miếng mồi trước khi rơi xuống nước. Sợ quá Mary vội vả đứng lên mà quên kéo cái quần, cứ đứng như vậy mà xổ tiếng ăng lê tới mấy phút đồng hồ, để mặc cho mấy đứa con nít nhìn qua rồi cười ngất…

Vô tới nhà Mary oà lên khóc, khiến cho không khí trong nhà cũng bớt vui. Sáu Tửng ngồi kế bên an ủi, anh ta hứa chắc là nội ngày mai, anh ta sẽ rước thợ hồ đi lại nhà xây một cây cầu vệ sinh giựt nước đàng hoàng, chớ không thể để cho em đi cầu cá vồ nữa đâu, thôi em đừng sợ…

Cùng lúc đó, trong xóm nhỏ miền quê ở huyện Cái Bè, có một tốp con nít chạy đi khoe khắp xóm. Là tụi nó quả quyết, đã nhìn thấy con chim của con đầm nó không giống con chim ở đây, lông lá của nó vàng khè mà còn oăn như râu bắp nữa.

Khiến cho nhiều ông già nhậu vô cửng cửng, rồi đưa tay vuốt râu ngạnh trê nói phỏng. Tao biết trước hết rồi mà, như đám mạ cháy chớ có khác gì đâu. Bởi vậy tao đâu có thèm coi, ngồi nhà nhưng tao đây đều biết hết./-

                                                                                                                                                                    Phùng Nhân