Sức Khỏe

Lê Văn Hải sưu tầm : Ngộ Độc Thực Phẩm

Xem nhung hinh anh va tin tuc duoi day, moi hieu tai sao
Viet Nam hien nay, 2 ly do chet nguoi nhieu nhat:
Do la ngo doc thuc pham va tai nan xe co!
Hon nua the ky tien len Xa Hoi Chu Nghia nhu vay sao?
Dinh cao tri tue o dau? 

Sữa quá date !

Một chàng thanh niên rất trẻ rất đẹp trai cưới một bà rất giầu và rất… già.
Sau tiệc cưới, chú rể trẻ và bà dâu già đi hưởng tuần trăng mật.
Đêm đầu tiên, cô dâu và chú rể động phòng.
Ai cũng chợt lo cho bà già, e rằng chàng rể đang tuổi sung mãn sẽ khiến cụ bà không chết thì
cũng… lết!
Sáng hôm sau, mọi người nhận được hung tin: Chú rể trẻ lăn đùng ra chết lúc trời vừa hừng sáng.
Mọi người ai cũng quá đổi ngạc nhiên, không ai chịu tin cho đến lúc tận mắt nhìn chàng trai nằm thẳng cẳng!
Gia đình chàng trai quyết định nhờ một hội đồng bác sĩ rất giỏi khám nghiệm, tìm lý do.
Chỉ sau vài giờ làm việc, hội đồng bác sĩ rất giỏi đồng thanh kết luận:

"Chết do ngộ độc sau khi uống sữa quá hạn!" 

Giật mình ‘công nghệ’ nhuộm gà thành vàng ươm 

Để có được màu vàng ruộm, béo ngậy, bắt mắt, gà trước khi đem bán được nhúng vào một nồi nước sôi trong đó có hòa trộn một loại bột công nghiệp rất độc hại, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người.
Da gà vàng ươm nhưng mỡ lại trắng

Tâm lý lo ngại của người tiêu dùng khi dịch lợn tai xanh bùng phát trở lại khiến nhu cầu sử dụng các loại thực phẩm gia cầm, thủy hải sản tăng cao. Đặc biệt, thịt gà nhanh chóng trở thành món ăn thay thế quen thuộc trong mỗi bữa cơm gia đình. Giá gà ta sống luôn ở mức 100.000 đồng/kg, gà ta nguyên con làm sẵn 110.000 – 130.000 đồng/kg.

Giật mình 'công nghệ' nhuộm gà thành vàng ươm

Vịt quay đỏ au vẫn được bày bán tại vỉa hè nhiều nơi trên địa bàn Hà Nội mà người mua không thể biết việc chế biến được đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn VSATTP hay không?

“Hôm nào, không nhuộm bột sắt biết ngay, ai tới mua cũng nâng lên, hạ xuống hỏi: “Sao hôm nay thịt gà trắng ởn ra thế này,… như thịt gà chết ấy, nhìn đã không muốn ăn”, sau đó dù tôi có thuyết phục rằng: “Đây là màu thực của gà. Gà có màu vàng đều là gà có nhuộm hóa chất, rất độc hại” thì nhiều người vẫn xua tay cho là nhảm nhí, rồi quay sang hàng khác hỏi mua”, anh Quốc Huy, một người bán thịt gà ở chợ cóc khu vực Hoàng Văn Thái (Thanh Xuân, Hà Nội) phân trần về việc sử dụng hóa chất để tẩm gà của mình.

Thấy khách vẫn có vẻ nghi ngờ, anh Huy rành rọt nói về cách phân biệt: “Nếu không tin, khi đi mua gà hãy để ý mỡ trong bụng con gà, nếu da ngoài vàng ươm, tươi ngon, bắt mắt nhưng mỡ lại trắng thì chắc chắn là gà đó đã nhuộm hóa chất. Vì thông thường, người ta nhúng gà nguyên con (chưa mổ) trước khi đem bán, nên bộ phận bên trong con gà sẽ không chuyển màu”.

Giật mình 'công nghệ' nhuộm gà thành vàng ươm

Thịt gà béo ngậy trở thành món ăn thường xuyên trong bữa cơm gia đình khi dịch lợn tai xanh hoành hành.

Khi được hỏi tại sao không nhuộm gà bằng nghệ hoặc màu thực phẩm khác, anh Huy thẳng thắn trả lời: “Nếu nhuộm bằng nghệ, gà sẽ có màu vàng xanh, chứ không được vàng ươm như thế đâu. Nhuộm bằng bột màu thực phẩm thì tiền đâu ra, vả lại chỉ cần rửa, bột màu thực phẩm lại trôi đi hết. Dùng bằng hóa chất vừa rẻ, màu lại không bị phai”.

Dùng bột độc cũng không sao

Từ tờ mờ sáng, trong căn nhà xập xệ, ẩm thấp của gia đình ông N.T.H đã ồn ã với những tiếng gà kêu quang quác. Là một người chuyên cung ứng gà đã chế biến cho các cửa hàng ăn trong khu vực Nội Bài, ông H. cùng người thân trong gia đình phải dậy từ 4 giờ sáng để chuẩn bị cho công việc làm gà.

Ông H. cho biết: Để gà có màu vàng tươi ngon, bắt mắt, sau khi vặt lông, rửa sạch, trước khi đem đi phân phối cho các bếp ăn tập thể, khu công nghiệp, quán bình dân,… gà được nhúng vào nồi nước sôi trong đó có hòa trộn một ít bột công nghiệp, loại mà người ta hay quen gọi là “bột sắt”.

Giật mình 'công nghệ' nhuộm gà thành vàng ươm

Gà sau khi nhúng vào nồi nước sôi hòa trộn hóa chất sẽ chuyển màu vàng ươm bắt mắt.

Cũng theo ông H, sản phẩm này được bán đầy rẫy ở các cửa hàng sơn tổng hợp, sơn công nghiệp, sơn gỗ,… Chỉ cần bỏ ra một số tiền khoảng 50.000 đồng là có thể mua một túi nhỏ bột sắt và “dùng cả năm không hết”.

Khi hỏi mục đích của việc sử dụng bột sắt, ông H. thủng thẳng: “Để làm đẹp con gà, nếu không tẩy trắng thì không bán được đâu. Bột này độc lắm, nhưng nếu dùng ít thì không có vấn đề gì” (?!) .Tuy nhiên, khi chúng tôi định sờ thử tay vào hóa chất này, ông H. vội xua tay: “Ấy, cẩn thận, khó rửa lắm đấy” khiến chúng tôi băn khoăn nếu vậy, gà tẩm với thứ bột này thì sẽ độc đến mức nào?!

Lần theo một số đầu mối quen biết tìm đến cửa hàng chuyên kinh doanh sản phẩm công nghiệp kiêm bán gà, vịt, chim quay của gia đình chị Nguyễn Thị P. (Sóc Sơn, Hà Nội). Trong vai một người chuẩn bị “vào nghề” buôn bán thịt gà, muốn xin một số kinh nghiệm chế biến thực phẩm, chị P. không ngần ngại “bật mí”: “Đây là sản phẩm độc hại nếu đem dùng cho thực phẩm, tuy nhiên, vẫn có khá nhiều người hỏi mua. Hiện chị không bán nhiều, cũng không tẩm vào con gà mà gia đình sử dụng hoặc không bán cho khách quen nữa”.

Chị P. cho biết thêm, mỗi 100gr hóa chất này được bán với giá 15.000 đồng, có thể sử dụng trong 4 – 5 tháng để tẩm ướp cho khoảng 3.500 – 4.000 con gà, vịt.“Cách pha chế rất đơn giản, chỉ cần xúc một ít cho vào xô, chậu rồi đổ khoảng 7-10 lít nước nóng ở nhiệt độ khoảng 70oC vào. Có thể dùng cồn cũng được nhưng đắt hơn nhiều”, chị P. giải thích cách làm cụ thể. Sau khi hỏi mua một ít, chúng tôi đã tiến hành pha thử, kết quả thu được là một dung dịch có màu vàng đỏ và rất tanh. 

Kinh hoàng ô nhiễm từ những lò mổ 

Mùi hôi thối từ những hộ dân giết mổ gia súc ở thôn Bái Đô (xã Tri Thủy, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) bốc lên nồng nặc, xộc thẳng vào khắp con đường ngõ hẻm nơi đây. Người dân rất khó chịu vì hàng ngày phải sống chung với ô nhiễm.

Là làng nghề lâu năm, nhưng đến nay các hộ gia đình ở thôn Bái Đô vẫn giết, mổ theo phương thức thủ công, hầu hết không được che chắn cẩn thận nên ruồi, nhặng bu đầy, rất mất vệ sinh. Theo một chủ lò, mỗi con trâu, bò khi mổ phải dùng từ 1 đến 2m3 nước. Như vậy, trung bình mỗi đêm, lượng nước, chất thải (gồm lông và phân) từ các lò mổ xả ra hệ thống thoát nước của thôn tới hàng trăm mét khối.

Hầu hết hệ thống cống, rãnh tại thôn Bái Đô bị tắc nghẽn và ứ đọng, bốc mùi hôi tanh nồng nặc. Nghiêm trọng hơn, một số hộ giết mổ tiêu thụ không hết số xương tươi lại đóng bao đem ngâm ở mương, ao khiến nguồn nước sinh hoạt của thôn bị ô nhiễm nặng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát sinh dịch bệnh.

Bác Đỗ Văn Sung, người làng Bái Đô bức xúc nói: “Do thiếu chỗ quy hoạch, nên phân, tiết cộng với xương động vật vứt bừa bãi khắp làng; vào buổi tối và sáng sớm, gió thổi nhẹ là xộc thẳng mùi hôi vào nhà. Ra ruộng đi làm cũng không được hưởng không khí trong lành, vì xương họ rải vào từng chiếc bì ném khắp bờ ruộng, hôi lắm!”. Anh Thăng, một chủ giết mổ gia súc, nói: “Vì mưu sinh, không gian giết mổ lại không có nên bí lắm mới làm như vậy, nếu xã quy hoạch được một địa điểm giết mổ hợp lý, chúng tôi sẽ thực hiện”.

Ông Phạm Chức – Trưởng thôn Bái Đô cho biết: "Người dân đã nhiều lần phản ánh về tình trạng ô nhiễm tại địa phương tới các cấp chính quyền và đã có cơ quan chức năng về xét nghiệm mẫu nước giếng khoan ở thôn. Theo kết quả đánh giá, nguồn nước ăn không sử dụng được. Tuy nhiên, người dân vẫn phải bơm và dùng bể lọc để lấy nước ăn và sinh hoạt hằng ngày". Anh Tạ Hữu Ích, công an xã Tri Thủy, cho hay: “Nhiều lần xã kêu gọi người dân có ý thức bảo vệ môi trường, nhưng cũng không thấm vào đâu, do những hộ dân giết mổ gia súc với số lượng lớn quá, tính trung bình, một đêm, một hộ giết mổ đến 3 con trâu hoặc bò”.

Ông Nguyễn Phú Kỳ, Phó chủ tịch xã Tri Thủy, cho biết: "Cách đây 5 năm, thôn Bái Đô đã có đơn xin được phép xây dựng khu giết mổ gia súc tập trung trên diện tích rộng 5 ha với kinh phí hỗ trợ lên tới hàng chục tỷ đồng, bao gồm khu nhà xưởng, đường điện, hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh, đạt tiêu chuẩn. Hiện, dự án đang được thành phố triển khai. Tuy nhiên, trong khi chờ dự án hoàn thành thì với lượng nước, chất thải từ các lò giết mổ xả ra khu vực ngày một nhiều, người dân vẫn phải tiếp tục "sống chung" với môi trường bị ô nhiễm.

Sau đây là một số hình ảnh ô nhiễm môi trường tại thôn Bái Đô, xã Tri Thuỷ, huyện Phú Xuyên.

Kinh hoàng ô nhiễm từ những lò mổ

Xương chất khắp đường làng, ngõ hẻm.

Kinh hoàng ô nhiễm từ những lò mổ

Mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, nhiều người không thể chịu nổi.

Kinh hoàng ô nhiễm từ những lò mổ

Dòng nước bốc mùi xú uế, nổi bọt nước trắng xóa.

Kinh hoàng ô nhiễm từ những lò mổ

Cá chết nổi lềnh bềnh trên các con mương.

Kinh hoàng ô nhiễm từ những lò mổ

Một khu chăn nuôi, ngay tại đồng ruộng và con kênh của làng.

Kinh hoàng ô nhiễm từ những lò mổ

Chăn nuôi trâu bò ngay tại nhà

Kinh hoàng ô nhiễm từ những lò mổ

Sau khi giết mổ, dòng nước thải chạy thẳng ra môi trường

Kinh hoàng ô nhiễm từ những lò mổ

Ruồi là bạn đồng hành trong các khâu giết mổ gia súc. 

Kinh hoàng ‘công nghệ’ chế biến nước mía 

Nước mía là thứ đồ uống “hot” của mùa hè và được ưa chuộng bởi cái mác “siêu rẻ” và “siêu sạch”. Nhưng nếu quan sát kỹ công nghệ chế biến, nhiều người không khỏi “hãi hùng”.

Trong cái nắng như đổ lửa, chúng tôi dạo quanh một vòng Hà Nội và nhận thấy: Vỉa hè trên các con đường lớn nhỏ hầu như đều được “tận dụng” dựng "lán" bán nước mía. Cứ tầm gần trưa, quán nào cũng đông nghịt khách. Khó khăn lắm, chúng tôi mới len được vào một quán ở đầu đường Vạn Bảo, phường Kim Mã, quận Đống Đa. Chị chủ cửa hàng tầm ngoại tứ tuần đon đả mời chào: “Vào đây em, uống nước cho mát, nước mía hàng chị ngọt mà sạch nhất ở đây đấy”.

Siêu sạch hay siêu bẩn?

Với vỉa hè chưa đầy 40m2 có tới ba quán nước mía, chúng tôi chọn quán giữa. Lúc này, chục chiếc bàn nhựa không còn ghế trống, nhìn vẻ mặt ai cũng rất sảng khoái sau khi rít một hơi cốc nước mía “siêu sạch” giữa cái nóng oi ả của mùa hè.

Kinh hoàng 'công nghệ' chế biến nước mía

Chiếc máy ép lâu không được lau chùi đầy cáu bẩn.

Ngay cạnh đó, chị chủ hàng tay trần thoăn thoắt nhét những đoạn mía được gọt sẵn vỏ vào chiếc máy ép đã hoen ố. Nhìn kỹ, có thể thấy chiếc máy ép dùng đã lâu mà không được lau chùi, những mảng cáu bẩn màu đen kịt bám quanh hai bên đầu bộ phận ép và cả khung máy. Dưới chân bà chủ, bã mía vương vãi, nước mía rớt ra từ máy ép nhớp nháp dưới nền, chỉ “sướng” lũ ruồi tranh nhau thưởng thức…

Có lẽ nắng nóng quá, lại đông khách nên thi thoảng bà chủ đang cầm đoạn mía ép dở, lại đưa tay lên trán quệt mồ hôi nhễ nhại. Rồi như một phản xạ tự nhiên, bà chùi chùi tay xuống chiếc quần lụa đen đang mặc và vẫn bàn tay ấy – cho mía vào… máy ép.

Chán nản, tôi liếc mắt sang quán bên cạnh thì đập vào là hình ảnh người đàn ông râu ria xồm xoàm đang hồn nhiên cho bàn tay “không lấy gì làm sạch sẽ” vốc đá vào cốc. Đựng đá là một thùng cách nhiệt của Pepsi cũ kĩ, đoạn bản lề đóng mở nắp của thùng cũng cáu bẩn không kém cạnh với chiếc máy ép hàng tôi đang ngồi. Chỉ nhìn đến đó, cũng đủ phát ớn, còn nghĩ gì đến chuyện thưởng thức nước mía “ngọt mà sạch” của bà chủ quán.

Kinh hoàng 'công nghệ' chế biến nước mía

Chiếc thùng đựng đá cũng không "kém cạnh".

Khuất mắt trông coi!

Lang thang “tìm hiểu” thêm một vài quán nước mía vỉa hè nữa ở các khu vực đường Khương Hạ, Lê Trọng Tấn, Bách Khoa mới thấy “công nghệ’ chế biến nước mía “sạch” cũng chẳng khác nhau là mấy. Tìm hàng treo biển quảng cáo “mía đá sạch” thì dễ mà tìm hàng chế biến sạch sao mà khó.

Theo quan sát, hầu hết những khách hàng uống nước mía có thể dễ dàng thấy được các bước để tạo ra thành phẩm ra sao vì các máy ép đều được đặt ngay cạnh nơi khách ngồi. Nhưng không hiểu vì trời quá nóng bức nên người ta không để ý hay là vì “khuất mắt trông coi” mà họ không hề quan tâm đến sức khỏe của mình.

Khi được hỏi về công nghệ chế biến nước mía, Kim Ngân, sinh viên ĐH Hà Nội, cho biết: “Mình và hội bạn cũng để ý thấy người ta làm chẳng sạch sẽ gì nhưng những lúc đấy vừa mệt vừa khát, uống cho đã chứ còn nghĩ gì được nữa”.

Còn một nhóm người đang thưởng thức nước mía tại đầu ngõ 29 Khương Hạ thì xua tay: “Ôi dào, bây giờ cái gì chẳng vậy, cứ để ý sạch hay không có mà chết đói, hàng nào mà chẳng như hàng nào, có riêng gì nước mía”.

Kinh hoàng 'công nghệ' chế biến nước mía

Bà chủ dùng tay trần ép nước mía cho khách.

Điều đáng nói là hầu hết các hàng nước mía vỉa hè hiện nay đều không có giấy chứng nhận VSATTP vì đơn giản chẳng có cơ quan chức năng nào đi kiểm tra. Khi chúng tôi hỏi về giấy này, chị Hoàng Bích Ngọc, chủ một hàng nước mía trên đường Tạ Quang Bửu, cho biết: “Bọn chị ngày bán ngày không, có phải thuê cửa hàng đâu, địa điểm bán cũng không cố định nên người ta cũng chẳng để ý, mà giấy chứng nhận VSATTP cũng chỉ là cái “thủ tục” thôi, quan trọng gì, khách vẫn đông là được

Rùng mình công nghệ biến gà chết thành… trứng vịt lộn 

Các ngành chức năng thành phố Công Chủ Lĩnh, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc, vừa kiểm tra và phát hiện một địa điểm gia công trứng vịt lộn từ gà con chết.

Trứng vịt lộn (đã thành con hoàn toàn) mà xưởng này xuất bán cho các tiệm đồ quay và quán ăn trong và ngoài thành phố thực chất đều là gà con ấp nở bị chết.

Khi đoàn kiểm tra tới nơi thấy một vạc lớn được đặt giữa xưởng, trong đó có hàng loạt xâu gà con chết, xung quanh ruồi nhặng bâu đầy. Trước yêu cầu xuất trình các giấy phép đăng ký kinh doanh và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, chủ cơ sở này đã không đưa ra được bất cứ giấy tờ gì.

Toàn bộ số nguyên liệu và hàng thành phẩm chuẩn bị cung cấp cho nhà hàng và lò quay đều bị thu giữ, tiêu hủy.

Ngoài “đặc sản” trứng vịt lộn từ gà chết, xưởng này còn chuyên cung cấp “trứng gà tươi” mới ra thị trường được họ chế tác từ trứng ung, trứng thối và trứng cũ. Theo tìm hiểu ban đầu của phóng viên, những loại trứng đã hỏng được họ gom từ chợ về, lấy lòng trộn đều, đổ khuôn, chưng cách thủy và làm lạnh trở thành trứng gà mới và tuồn trở lại thị trường.

Hiện vụ việc vẫn đang được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ.

Dưới đây là những hình ảnh chụp tại hiện trường vụ kiểm tra ngày 9/7/2010 do tờ Nhân dân nhật báo đăng tải:

Rùng mình công nghệ biến gà chết thành... trứng vịt lộn

Gà con ấp nở bị chết được nhập về hô biến thành vịt non.

Rùng mình công nghệ biến gà chết thành... trứng vịt lộn

Người ta bỏ những xác gà con đã làm lông sạch sẽ vào nước lạnh rửa lại, sau đó bỏ ngăn lạnh bảo quản.

Rùng mình công nghệ biến gà chết thành... trứng vịt lộn

Bên cạnh món vịt lộn kinh hoàng này, xưởng sản xuất này còn cung cấp trứng gà làm từ trứng thối, trứng cũ. Nguyên liệu làm trứng gà sau khi đổ khuôn có màu xám tro.

Rùng mình công nghệ biến gà chết thành... trứng vịt lộn

Hơn 10 chiếc bẫy ruồi treo lủng lẳng vẫn không ngăn nổi sự hấp dẫn từ gà chết đối với lũ ruồi

Rùng mình công nghệ biến gà chết thành... trứng vịt lộn

Chất lỏng bầy nhầy đựng trong chiếc chậu xanh là lòng trứng ung, trứng thối, trứng cũ trộn đều chuẩn bị đổ mẻ trứng gà mới 

Kinh hoàng mứt thủ công! Đến hẹn lại lên, nhiều tuần qua, các khu vực làm mứt  thủ công trên địa bàn TP lại hoạt động tấp nập để chuẩn bị nguồn hàng tung ra thị trường

Và vẫn là “chuyện cũ” nhưng không thể không nói: Tình hình sản xuất không bảo đảm vệ sinh đang tràn lan khắp nơi.

Chuột, ruồi và hóa chất…

Ngày 17/12, chúng tôi có mặt tại khu vực cư xá công nhân đường sắt (phường 1, quận 3 -). Tại đây có cả chục hộ làm mứt, chỗ nào cũng trong tình trạng tạm bợ, nhếch nhác, mất vệ sinh. Nguyên liệu đem về liên tục đổ đống choáng cả lối đi chật hẹp; người thì gọt, ngâm; kẻ tìm chỗ phơi, vô bao khá nhộn nhịp.

Một hộ làm mứt me chiếm hết mặt đường hẻm, mọi hoạt động cắt gọt, tách vỏ, ngâm me đều tại mặt đường đầy nước bẩn. Mùi nước cống hôi thối bốc lên nồng nặc; chuột từ trong nhà, dưới cống chui lên chạy qua chạy lại, thậm chí bò cả lên đống mứt. Thấy chúng tôi đưa máy ảnh lên chụp thì ngay lập tức có năm, bảy thanh niên “bu” lại như sẵn sàng “bạo động”…

Kinh hoàng mứt Tết thủ công!

Sản xuất mứt trong một ngõ hẻm tại khu cư xá công nhân đường sắt, quận 3 –

Tại một hộ làm mứt mãng cầu cũng trong khu vực này, nguyên liệu đã được bóc hết vỏ đổ thành đống mặc cho bụi, ruồi bám. Một vài người thợ đang xúc mãng cầu cho vào xô ngâm chung với nước có màu đục trông rất dơ bẩn và dùng tay trần vò trộn rồi vớt ra đổ lăn lóc dưới lòng đường…

Tại một hộ làm mứt bí, khoai lang trong một con hẻm trên đường Âu Cơ (quận Tân Bình), tình hình cũng tương tự. Các công đoạn sản xuất đều diễn ra ngay một con hẻm nhỏ. Nguyên liệu làm mứt được ngâm trong những thùng phuy lớn bốc mùi nồng nặc. Một số nguyên liệu đã được ngâm tẩy xong được đổ ra phơi la liệt trong con hẻm cũng như trên mái nhà; ruồi, kiến bu đầy…

Quản lý còn… chờ

Các hộ làm mứt trái cây ở khu vực quận 6, Tân Phú, Tân Bình đều có điểm chung là các loại mứt chùm ruột, tắc, sơ ri, cóc… đều được tẩm màu lòe loẹt. Chúng tôi tỏ thái độ e ngại loại mứt có màu sắc sặc sỡ này thì một chủ làm mứt tại quận 6 trấn an: “Yên tâm đi. Có màu nhiều mới dễ bán. Tết năm nào cũng có người đến nhà đặt mua cả tấn. Ngay một số công ty bánh kẹo còn đến yêu cầu “gia công” cho họ nữa là”…

Ông Lê Hữu Tâm, từng là chủ một cơ sở làm mứt lâu năm ở quận 6, tiết lộ: Mấy loại mứt bí, mãng cầu cần có màu trắng để dễ tiêu thụ nên người làm thường sử dụng thuốc tẩy. Còn mứt trái cây, mứt dừa với màu xanh, đỏ, vàng sặc sỡ cũng toàn dùng màu công nghiệp mua ở chợ Kim Biên với giá rẻ chỉ bằng 1/3 so với hàng được phép sử dụng…

TS Phạm Thành Quân, Trưởng Khoa Kỹ thuật hóa học Trường Đại học Bách khoa , cho biết bánh mứt có màu sắc lòe loẹt phần lớn là do sử dụng màu công nghiệp. Màu công nghiệp thường chứa nhiều tạp chất, kim loại nặng dễ dẫn đến bệnh ung thư cho người sử dụng…

Để tìm hiểu công tác kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm tại các lò mứt thủ công, chúng tôi liên hệ với Trung tâm Y tế dự phòng TP  thì được trả lời cơ quan này không kiểm tra các cơ sở sản xuất mà chỉ có nhiệm vụ tập huấn và khảo sát đánh giá các cơ sở để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Tương tự, một số trung tâm y tế dự phòng các quận, huyện cũng cho biết là không có chức năng kiểm tra, xử lý các cơ sở này…

Kinh hoàng mứt Tết thủ công!

Nguyên liệu làm mứt để cạnh đường đi trong môi trường mất vệ sinh

Phòng Thanh tra Sở Y tế TP thì cho rằng do trên địa bàn có cả ngàn cơ sở sản xuất, một mình thanh tra sở không thể nào kiểm tra xuể nên phải phân cấp cho các quận, huyện kiểm tra các cơ sở nhỏ trên địa bàn. Còn theo thông tin từ các phòng y tế quận, huyện, hằng năm, họ đều có kế hoạch kiểm tra nhưng thời điểm này chưa sản xuất nhiều nên phải cận Tết mới ra quân…

Tuy nhiên, qua tìm hiểu của chúng tôi, việc sản xuất mứt  thủ công đã diễn ra cả tháng nay và hiện đã vào giai đoạn “nước rút” để kịp thời gian giao hàng, bỏ mối đi các nơi. Nếu để đến giai đoạn cuối mới kiểm tra thì dù có phát hiện vi phạm cũng không xử lý được gì nhiều do hàng hóa đã được tung ra thị trường tiêu thụ

NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM