Tin Văn Thơ Lạc Việt

Jenny Đỗ : Áo Dài Cultural Festival


Link Áo Dài Festival:

Chinh Nguyên

ÁO DÀI VÀ THI CA

 

Lịch sử chiếc áo dài phát xuất từ đâu ? Từ ngày lập quốc cho tới nay đều dựa trên lịch sử khai phá của dân tộc Việt. Nhưng sau một ngàn năm bị Tàu đô hộ, một trăm năm bị Pháp thống trị và tiếp theo là những oan khiên chính trị gây nên bởi ngoại bang làm chiến tranh tàn phá nước Việt và những chính sử về áo dài đã bị thất lạc.
Tuy nhiên nếu theo như khoa khảo cổ học ta nhận thấy trên mặt trống đồng Ngọc lũ, Hòa Bình, Hoàng Hạ và Đông Sơn chiếc áo dài Việt hai tà đã xuất hiện .

Nếu theo lịch sử về Hai Bà Trưng (40-43 AD) thì hai Bà Trưng cũng đả cỡi voi mặc áo dài vàng xung trận đánh đuổi quân Tàu ra khỏi đất Việt, tuy nhiên tới thế kỷ thứ 16 chiếc áo dài Việt vẫn còn bị ảnh hưởng cách may mặc của Tầu, và người Việt cứ ngỡ áo dài Việt bị ảnh hưởng Tầu.
Để giữ riêng cho dân Việt một đặc thái riêng Vũ Vương Nguyễng Phúc Khoát đã ra chỉ dụ về chiếc áo dài và từ đó chiếc áo dài Việt Nam được hình thành với đặc thù hợp với người việt và qua nhiều thay đổi theo thời gian, chiếc áo dài được biến hóa trở thành quốc phục như ngày nay.

Quốc húy của dân tộc Việt Nam là Con Rồng Cháu TIên : Rồng là một linh vật dũng mãnh nhưng khi bay lượn uốn khúc rất mềm mại, dấu đi sự mạnh bạo của vật linh này. Tiên là người đẹp hoàn mỹ . Hai Linh vật thực thể trong Quốc Húy Việt quyện lại với nhau đễ gói vào thân hình người thiếu nữ Việt một cách trang trọng vào uyển chuyễn của nền triết học Đông Phương lưỡng long chầu nguyệt : Mềm đẹp nhưng dũng cảm và hy sinh của phái nữ Việt Nam. Đặc trưng là hai Bà Trưng, bà Triệu yếu mền nhưng vẫn hùng tráng khi cần  trong bản thể giống Việt….!

 

 


Chiếc áo dài có những thay đổi với nhửng tên tiêu biểu như : Bắt đầu từ Áo Tứ thân (miền Bắc), áo ba tà (miền Nam), áo dài Le Mur do hoạ sĩ Cát Tường vẽ kiểu, áo dài hoạ sĩ Lê Phổ (1930-1934), Áo dài tay Giác Lăng (raglan) rồi áo dài Cổ Thuyền (bà Trần lệ Xuân hiền thê ông Ngô Đình Nhu thời đệ nhất Cộng Hoà) .

Qua nhiều thời đại đổi thay, chiếc áo dài vẫn giử nguyên hình ảnh đẹp của hai tà áo phất phơ như bướm liệng trong giờ tan học trước cửa những trường Trung học lớn tại những đô thị như Trưng Vương, Gia Long (sài Gòn), Trường Áo Tím (Huế), Nữ Võ Tánh (Nha Trang) và hòa lẫn vào những khuôn viên trường đại học làm mê mẩn lòng thơ của những chàng trai thi sĩ vừa lớn đang yêu…

Tôi muốn trịnh trọng nâng một cung bậc Áo Dài Quốc Phục Việt Nam qua bao thời đại hưng phế, và chiếc áo dài con gái Việt đã làm nên huyền diệu trong thơ ca.


Ai mà không ngây ngô trước một thân vóc yểu điệu thục nữ da mặt không phấn son, mặc chiếc quần lãnh đen, và thân vóc gọn gàng trong chiếc áo bà ba, bắt đầu hình tượng một chiếc áo dài thân trên   trong ca dao miềm Nam :

Đẹp thay chiếc áo bà ba.
Ôm tròn thân vóc cho tà áo bay.

Đó mới là chiếc áo bà ba đơn thuần mộc mạc đã làm “Hiền nhân quân từ ai mà chẳng” huống chi chiếc áo bà ba thêm hai vạt dài diễm tuyệt làm mỗi bước đi như có hai cánh bướm quyện chân trong gió nhẹ cuốn hút của một chiều thu vàng. Văn chương Việt cưu mang chiếc áo dài cũng vì sự uyển chuyền mơ mộng này.
Những thi sĩ, nhạc sĩ đã đưa chiếc áo dài vào thơ nhạc như một sự mê muội yêu thương dáng dấp nhẹ nhàng, duyên dáng e ấp của người con gái Việt :

Ô kìa vạt áo em như bướm
Quyện gót chân sen gió thu về
Dáng liễu, thân mai hờ chiếc nón
Hỏi ai không ước, ước u mê (Ước ao, Chinh Nguyên)

Xa xưa lắm chiếc áo dài tơ lụa màu mỡ gà tạo lên từ lụa Hà Đông miền Bắc , tà áo lụa bay lunh linh óng ánh trong nắng Hà Nội của Hàng Ngang, Hàng Đào, trên bờ hồ Hoàn Kiếm đả làm khách si tình mê mẩn như Thi Sĩ Nguyên Sa “Áo Lụa Hà Đông” :

 

  

 

“Nắng Sái Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông…

………………………………..

Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng”

Huy cận, một thi sĩ trữ tình lãng mạn nhìn tà áo bay lưu luyến hình bóng chiếc áo dài mơ mộng nữ sinh, ông đã viết

“Áo trắng đơn sơ mộng trắng trong
Hôm xưa em đến mắt như lòng
Nở bừng áng sánh em đi đến
Gót ngọc dồn hương bước tảo hồng (Áo Trắng).”

Rồi Thi Sĩ Phạm Thiên Thư, nhà thơ cửa thiền cũng phải mê mẩn vì chiếc áo dài trong bài thơ Ngày Xưa Hoàng Thị :

“Em tan trường về, đường mưa nho nhỏ….
………………..
Ôm nghiêng tập vở , tóc dái tà áo vờn bay…”

Cứ thế chiếc áo dài gái Việt đã trộn lẫn mơ màng đột ẩn hiện trong thơ, thí sĩ nổi danh “khùng thế sự” như thi sĩ Bùi Giáng cũng thoát tiếng thơ như một bửng tỉnh huyền thoại xuất thần trong áng thơ của ông :

“Biển dâu sực tỉnh giang sơn
Còn sơ nguyên mộng sau tà áo xanh (Áo Xanh).”

Chiếc áo dài con gái mê muội lòng trai, quyện tình thi sĩ  Đỗ Trung Quân, ông đã viết ra những vần thơ khi đứng nhin người con gái bước qua cửa lớp :

“Mối tình đầu của tôi….
Là cơn mưa giăng giăng ngoài cửa lớp
Là tà áo bay trắng cả giấc mơ (Phượng Hồng)”

Áo dài gái Việt là thế đấy, nó đã lôi kéo một nhạc sĩ tài danh phản chiến trong thời tuổi sinh viên của tôi trong khuôn viên đại học văn khoa, tôi muốn nhắc tới nhạc sĩ họ Trịnh và ca sĩ Khánh Ly. Ông đã gom cả mây trời vào chiếc áo dài thuần khiết Việt Nam trong “Hạ Trắng” :

Gọi nằng, trên vai em gầy đường xa áo bay…
Nắng qua mắt buồn lòng hoa bướm say
Lối em đi về trời không có mây…”

Đúng thế nhạc sĩ cũng thất hồn về cái đẹp của tà áo dài, đù ở đâu , trên mảng đất nào của thế gìới, khi chiếc áo dài xuất hiện nó cũng làm nhiều người chiêm ngưỡng ngất ngây ; Hãy lắng nghe nhạc sĩ Nguyễn Đức Cường với lời ca của ông trong nhạc phẫm “Em trong mắt tôi” :

“Ngàn đóa hoa rực rỡ không sánh bằng…
Nhẹ nhàng tung bay tà áo dài… Em phụ nữ Việt…
Ánh lên bao rạng ngời Phương Đông”

Chiếc áo dài quyến rũ, chiếc áo dài vờn gío quấn quyít chân em như bướm, chiếc áo dài ngàn nỗi chuân chuyên qua nhiều thời gian bể dâu đổi thay theo lịch sử dâu bể quê Việt.  thi sĩ Đinh Vũ Ngọc đã ví chiếc áo dái như một Việt Nam :

“Chiềc áo quê hương dáng thướt tha
Non sông gấm vóc mở đôi tà
Tà bên Đông Hải lung linh sóng
Tà phía Trường Sơn rực rỡ hoa
Vạt rộng Nam phần chao cánh gío
Vòng eo Trung bộ thắt lưng ngà
Nhịp tim Hà Nội nhô vòng ngực
Hương lúa ba miền thơm thịt da (Chiếc Áo Dài Việt Nam).

Chiếc áo dài Việt đã hấp dẫn những đôi mắt nhìn của thế giới, đã lung lạc hồn thi nhân, nhạc sĩ. Tất cả đã tô điểm thêm cho dáng diệu hiền thục Phương Đông của dân tộc Việt. Một nhân sinh quan hồn việt gói trong  tấm áo dài dáng dấp Tiên Rồng của Trống Đồng Ngọc Lũ. Chiếc áo dài đã tạo nên cái đặc biệt của giống tộc Việt, một cá tính độc lập và là niềm kiêu hãnh của giống Việt ngàn năm văn hiến.
Chính vì thế mọi người Việt dù ở nơi đâu, chúng ta nên giữ lấy cái đẹp thuần khiết Phương Đông của chiếc áo dài Việt mặc dù hiện tại chúng ta vẫn mang thân tầm gởi lưu vong.

Ô kìa chiếc nón bài thơ
Tay nghiêng vành nón mắt chờ duyên ai
Đẹp ơi ! Thân vóc trang đài
Trong mê mờ ảo tóc mai hững hờ
Áo dài vạt nắng gây thơ
Đùa như cánh bướm trong mơ xuân về
………………………………..
Hỏi người bến thực hay mê… (Thực hay mê, Chinh Nguyên)
  

Share on FacebookShare on Twitter