Ngẫu Hồ

TRẦN NGẪU HỒ – Nguồn Gốc Của Vũ Trụ Trong Giải Thích Vĩ Mô & Vi Mô

Nguồn Gốc Của Vũ Trụ Trong Giải Thích Vĩ Mô & Vi Mô 

Trần Ngẫu Hồ 

Bắt đầu từ những năm 1995 – 2000 khi mạng internet còn đang phôi pha, phó tổng thống Al Gore, thuộc đảng Dân Chủ, lúc đó đã tiên đoán: “Rồi đây mạng internet sẽ thành World Wide Web (WWW), nhân loại sẽ nối kết được với nhau trên khắp thế giới, nhờ đó mà kinh tế toàn cầu sẽ tăng gấp bội, các quốc gia, con người sẽ gần gũi, nối kết với nhau dễ dàng với mọi hình thức”. 

Bây giờ, là năm thứ 24 của thế kỷ thứ 21, chuyện bùng nổ kinh tế và sự nối kết giữa con người với nhau đã thành sự thật và ngày càng nới rộng. Những siêu máy tính, với những trí tuệ thông minh, với những kỹ thuật mới đã tạo được những robot siêu thông minh, có thể đảm nhiệm nhiều lãnh vực của xã hội đời thuờng, robot thầy giáo, robot y tá, bác sĩ, robot giúp việc vv…rồi cũng sẽ xuất hiện cùng khắp. Con người ở khắp các nơi trên thế giới, có thể nhìn thấy mặt nhau, chỉ bằng vài động tác click… click, tiện lợi vô song. 

Trong lãnh vực vật lý, Lý Thuyết Dây (LTD) cũng đang dần hoàn thiện trọn vẹn, dẫn đến sự liên kết 4 tương tác: Tương Tác Mạnh, Tương Tác Yếu, Tương Tác Điện Từ, và Tuơng Tác Hấp Dẫn. Cũng sẽ nối kết được với nhau. Và như vậy sự hiểu các thế giới trong sóng hạ âm (dưới < 18 hz) sẽ dễ dàng. Nói như vậy, có nghĩa là KHHĐ có thể chứng minh các cõi giới khác chung quanh chúng ta. Thế giới khác mà LTD gọi là các chiều không gian, khác không gian 3 chiều của chúng ta 

Trong hiện tại LTD đã giải thích và chứng minh, ngoài thế giới 3 chiều của chúng ta, còn có 10 chiều không gian khác, tức 10 thế giới cùng với chúng ta, cùng với 1 chiều thời gian, dựa vào chiều quay của các thiên thể, trọng trường và những yếu tố riêng, mà đã tạo ra các hạt cơ bản riêng, những nguyên tử riêng, rồi từ đó tạo ra những sinh vật, chúng sinh, cơ cấu riêng của từng thế giới khác nhau. 

Thí dụ, mặt trăng có chiều quay riêng, cũng là 3 chiều, nhưng là 3 chiều theo dạng lò xo tròn, nên chiều của mặt trăng khác chiều trái đất của chúng ta. Khám phá này sẽ tạo ra chiều không gian thứ 5, do đó mặt trăng có đời sống, thế giới riêng. Như chúng ta đang nhìn thấy rõ ràng hình ảnh của mặt trăng, nhưng lại chẳng thấy sinh hoạt, vật thể, chúng sinh nào trên mặt trăng, chuyện này được Khoa Học Phi Hữu giải thích như sau: 

Chiều quay lò xo tròn của mặt trăng, đã tạo ra chiều không gian thứ năm riêng cho mặt trăng. Bây giờ chiều không gian thứ 5 đó, thí dụ đang là trong một vòng quay tròn thật nhanh (Chỉ là thí dụ nhé).  Và chúng ta, loài người đang ở chiều không gian thứ 3, chỉ thấy một vệt loang loáng trước mắt, mà không thể nhìn thấy gì trong đó cả. Chúng ta cũng không thể nhập vào vòng quay đó, vì chúng ta sẽ bị văng ra ngay. 

Nhưng nếu chúng ta lên một cái vòng quay lớn hơn vòng quay của mặt trăng, và quay cùng chiều, với mặt trăng, đến khi khi tốc độ của chúng ta đuổi kịp và bằng tốc độ của vòng quay với chiều không gian mặt trăng, thì tất cả thế giới, sinh vật, sinh hoạt của mặt trăng hiện rõ trước mắt chúng ta, và chúng ta có thể bước từ vòng quay của chúng ta, sang vòng quay của mặt trăng một cách dễ dàng. Nếu tốc độ của chúng ta quay khác đi hay thụt xuống một nấc, mọi cảnh vật trên mặt trăng lại biến mất ngay trước mắt chúng ta. 

Những thí dụ trên, giải thích vì sao khi khác chiều không gian, chúng ta không thể nhìn thấy và thể nhập vào những chiều không gian khác đó. Tất cả những chiều không gian 5, 6, 7, 8…26… hoặc tới chiều n+1 đối với chúng ta đều như thế cả. Nếu Lý Thuyết Dây của Khoa Học Hiện Đại (KHHĐ) còn khó hiểu, thì 5 Lý Thuyết Mới của Khoa Học Phi Hữu, giải thích những thắc mắc này một cách trọn vẹn. 

Trong 5 lý thuyết mới gồm: Khoa Học Phi Hữu, Đồ Hình Liên Thông, Xa lộ Thiền Định, Tân Trường Thống Nhất và Tân Triết Học. thì 3 lý thuyết trong 5 lý thuyết mới (NLTM) là Đồ Hình Liên Thông (ĐHLT: Connecting Diagrams) Xa Lộ Thiền Định (XLTĐ: HighWay Of Meditation) Tân Trường Thống Nhất (TTTN: New General Field), góp phần làm sáng tỏ những thế giới xung quanh chúng ta. 

Bằng cách nào, chúng ta làm sáng tỏ những thế giới xung quanh chúng ta? Thưa, bằng cách nâng chiều của chúng ta, muốn nâng chiều của chúng ta, chúng ta phải nhập vào XLTĐ, mà muốn nhập vào XLTĐ thì chúng ta phải thường xuyên trong thiền định. Mà muốn thường xuyên trong thiền định, chúng ta phải: “Ngoài lìa các cảnh duyên, trong bặt nghĩ tưởng, tâm như tường vách, thì ấy là thiền định: Lời Lục Tổ Huệ Năng” Thường xuyên trong cảnh giới này thì ấy là đại định. Xuất nhập trong đại định là ra, vào trong XLTĐ.

 Xa Lộ Thiền Định là cụm từ mới, để cụ thể hóa và hình tượng hóa những hình thức thiền, đưa tới sự liên kết các chiều không gian khác, xin xem Đồ Hình Liên Thông (ĐHLT), qua hình minh họa và sự giải thích của ĐHLT, XLTĐ, TTTN phối hợp với Lý Thuyết Dây sẽ giải thích cùng với sự thể nhập được vào các chiều không gian khác chung quanh chúng ta. XLTĐ là sự nhập vào thiền sâu, khi xuất, khi nhập được dễ dàng thì gọi là trong XLTĐ. 

Xin hãy xem XLTĐ như một thế giới thiền định, cũng là cách nâng chiều thực tế và đơn giản để thể nhập vào các chiều không gian khác, xin hãy xem những chiều không gian khác như những lối vào, lối ra, bắt nguồn từ Xa Lộ Thiền Định, những chiều. 5. 6, 7, 8, 9 cũng là những lối vào, lối ra (Exit  5, 6, 7, 8, 9…) trên XLTĐ. 

Sự cụ thể hoá các cách thiền thành một hình tượng là Xa Lộ Thiền Định (XLTĐ) là để nối kết với các chiều không gian khác và cũng để dễ dàng giải thích sự nối kết đó, và như vậy XLTĐ liên hệ mật thiết với Khoa Học Hiện Đại (KHHĐ), nói cách khác thiền đạo có liên hệ tuyến tính với KHHĐ, là ngành Khoa Học Thiền Định. Thiền tông nêu một sự giải thích, một giá trị và liên kết khác như: Thiền là Đạo, Đạo là Tâm (Tâm rỗng lặng trong thiền), Tâm là Phật (Phật là sự rốt ráo sau cùng, thấu triệt toàn thể và cũng là vĩnh cửu). Tất cả đều có sự liên hệ. 

Trạng thái trong XLTĐ là không có thời gian trôi trong đó, không có độ dầy của vật chất, mà chỉ có năng lượng (tức sự hiện hữu còn gọi là Ngã) và những lạc thọ, tức những dây lạc (tức những bliss strings). Với những giá trị này, chúng ta có thể thể nhập vào bất cứ chiều không gian nào, khi chúng ta ở sâu trong định. Bài trước chúng ta đã nhắc tới Thiền Ni Satomi Myodo, với 2 lần vào định sâu để thể nhập vào thế giới cõi âm và nói chuyện được vói những hồn ma trong đó.

 Chưa bao giờ thế giới lại gần gũi nhau đến thế, với những chiều không gian, với Lý Thuyết Dây, Đồ Hinh Liên Thông và Xa Lộ Thiền Định, qua sự thống nhất giữa Tâm và Thức của từng con người. Xin đính kèm ĐHLT và clip youtube 

#316 Thông Não Lý Thuyết Dây – Đi Tìm Bản Chất Của Vũ Trụ! | Vũ Trụ #53 #316 Thông Não Lý Thuyết Dây – Đi Tìm Bản Chất Của Vũ Trụ! | Vũ Trụ #53

#316 Thông Não Lý Thuyết Dây – Đi Tìm Bản Chất Của Vũ Trụ! | Vũ Trụ #53

.

ĐỒ HÌNH LIÊN THÔNG:

Inline image

Nguồn gốc của vũ trụ trong trạng thái vĩ mô và vi mô: 

Vĩ mô của vũ trụ hữu vi, bắt đầu bằng vụ nổ lớn rồi lan tỏa, gọi là Big Bang (BB), ngày nay BB đã đuợc xác định, chứng minh rõ rệt với bằng chứng qua những bức xạ nền của vũ trụ để lại, sự giải thích và sự chứng minh của Khoa Học Hiện Đại (KHHĐ) về BB, cho thấy BB là một thực tế, khởi đầu bằng một dị điểm vô cùng nặng, vô cùng nóng. Nhưng câu hỏi sự nổ và lan tỏa của BB, đến từ đâu và trên khung cảnh nào? Là những tra vấn này, cho tới nay vẫn còn đang bị bỏ ngỏ. 

Từ những năm 1981 Lý Thuyết Dây(LTD) đã tìm ra cái nhỏ nhiệm nhất của vật chất, trong đó có con người, đã bắt đầu bằng những dây (Gọi là String theory), có nghĩa là nếu truớc kia, trong tận cùng nhỏ nhiệm của của tất cả vật chất, và DNA của con người, là những hạt nguyên tử, những hạt khác nữa, nhưng nay trong những hạt đó là những sự quẫy lộn của những dây vô cùng nhỏ, xin tóm tắt sự giải thích của lý thuyết dây: 

<Trích>… “Có thể nói không ngoa, việc nghiên cứu bản chất của vũ trụ, nó nằm trong bản chất DNA của con người rồi, bạn cứ nhìn bọn con nít là biết, chúng có xu hướng là luôn muốn tháo tung mọi thứ, và thường là không lắp lại được, hoặc là nếu lắp lại được, cơ mà, lại thừa vài con ốc. Khám phá bản chất vũ trụ thực chất chính là tìm ra thứ nhỏ nhất, đã tạo ra vũ trụ, hãy bắt đầu với một quả cam, hoặc bạn thích thứ gì đó kích thích hơn, hãy bắt đầu bằng một quả bưởi, thậm chí, hoặc một quả dưa hấu. 

Để biết, quả dưa hấu được tạo ra bởi cái gì? Bạn chỉ cần không ngừng zoom vào nó, và đến một lúc nào đó, bạn sẽ nhìn thấy các nguyên tử, nguyên tử là một từ có nguồn gốc là atoms, trong tiếng Hy Lạp cổ đại, có nghĩa là không thể cắt nhỏ, không thể chia nhỏ được nữa, nó được xử dụng lần đầu, bởi triết gia Hy Lạp cổ đại Dymocritoc, vào khoảng năm 400 trước công nguyên. Dymocritoc cho rằng, vạn vật trong vũ trụ đều có cấu tạo bằng nguyên tử, một loại hạt quá nhỏ để có thể nhìn thấy bằng mắt thường. 

Thế nhưng, mãi đến năm 1981, con người lần đầu tiên mới được diện kiến các nguyên tử, nhờ sự ra đời kính hiển vi điện tử, một loại kính hiển vi có thể chụp các bề mặt ở cấp độ điện tử, cơ mà, chúng ta đều biết rằng nguyên tử thì có thể được cắt nhỏ, và chúng được cấu thành electron và các hạt nhân nguyên tử, mà hạt nhân nguyên tử gồm một nắm hạt hạ nguyên tử gồm protron và neutron, tiếp tục zoom vào protron và neutron, ta sẽ thấy chúng được cấu thành từ 2 hạt cơ bản là up quark mang điện tích dương và down quark mang điện tích âm, hạt quark là hạt cơ bản, vì chúng là giới hạn nhỏ nhất mà con người có thể zoom vào ở thời điểm hiện tại. 

Nói cách khác, hạt quark cùng với electron và một tá các loại hạt cơ bản khác mà con người đã tìm ra trong vài thập kỷ qua, chính là những thứ nhỏ nhất, cấu thành vạn vật trong vũ trụ, Cơ mà, không phải ai cũng nghĩ như vậy, một nhóm các nhà khoa học đã cùng nghiên cứu và phát triển một cơ sở lý thuyết có tên là lý thuyết dây (String theory) nhằm giải thích bản chất của vũ trụ. 

Lý thuyết dây giả thuyết rằng protron, electron, quark và tất cả các hạt cơ bản khác, chưa phải là những thứ nhỏ nhất và không thể chia nhỏ được, cơ học hiện đại cho rằng, nếu bạn phóng to một electron, một protron một quark lên bạn sẽ không nhìn thấy gì ở bên trong cả, vì chúng chính là những thứ nhỏ nhất, không thể chia được nữa. Lý thuyết dây lại cho rằng nếu phóng to những hạt cơ bản lên, bất cứ loại nào bạn cũng sẽ đều nhìn thấy một loại năng lượng nhỏ, dạng như một dây đàn ghi ta, đàn violon, đàn bầu, đàn cò, đang rung động, đang nhẩy múa với một tần số nhất định. 

Và nếu như các tần số, rung động khác nhau, của mỗi sợi dây đàn, tạo ra một nốt nhạc khác nhau, tần số của các dây năng lượng, tạo ra các hạt cơ bản khác nhau, với khối lượng, năng lượng và hành vi khác nhau. Nói cách khác, lý thuyết dây giả thuyết rằng, vũ trụ và vạn vật trong vũ trụ là tổng hòa vô vàn các sợi dây năng lượng rung động ở các tần số khác nhau, tớ là một số các sợi dây rung động, bạn là một số các sợi dây rung động, trái đất là một mả các sợi dây năng lượng đang rung động, không hơn không kém. 

Và vì giải thích được bản chất tồn tại của vạn vật trong vũ trụ, và bản thân vũ trụ, thông qua rung động của một đối tượng duy nhất là những sợi dây, lý thuyết dây được kỳ vọng là lý thuyết thống nhất đại diện cho toàn bộ vũ trụ. Nói đi, thì cũng phải nói lại, lý thuyết dây không tồn tại. Và nhấn mạnh, lý thuyết dây không tồn tại trong một vũ trụ chỉ 3 chiều không gian và 1 chiều thời gian, như những gì mà tớ và bạn đang cảm nhận. 

Nó cũng không tồn tại trong một vũ trụ 4, 5, 6, 7 chiều không gian, thay vào đó nó cần tới 10 chiều không gian và 1 chiều thời gian để tồn tại, vì vậy các nhà vật lý, đứng sau lý thuyết dây, có niềm tin mạnh mẽ rằng vũ trụ của chúng ta, thực sự có 10 chiều không gian và 1 chiều thời gian, tuy nhiên, 7 chiều còn thiếu là bởi chúng quá nhỏ để nhìn thấy, cảm nhận và thậm chí là đo đạc bởi những thiết bị tinh vi nhất của con người ở thời điểm hiện tại. 

Tin vui là, họ đang tìm cách, để kiểm tra sự tồn tại của chúng và thiết bị dùng để test 7 chiều không gian còn thiếu và sự tồn tại của chúng có lẽ không còn quá xa với khán giả yêu sách khoa học, chính là máy gia tốc hạt lớn (Large Hardon Collider viết tắt là LHC, của tổ chức hạt nhân Châu Âu CERN) Siêu thiết bị này được đặt trong một đường hầm hình tròn, chu vi gần 27Km, nằm giữa độ sâu từ 50 đến 175m, dưới biên giới Pháp, Thụy Sĩ. 

Bằng cách cho các hạt protron bay dọc đường hầm với vận tốc lên tới 0, 999. 999. 990 so với vận tốc ánh sáng, tức là chỉ chậm hơn giới hạn của vũ trụ 3,1 mét/ giây hay 11km/giờ. Các nhà khoa học kỳ vọng là sẽ tạo ra sự va chạm mạnh tới mức, là nó sẽ bắn ra vài mảnh vỡ protron, từ không gian 3 chiều của chúng ta, vào các chiều không gian còn lại, các nhà khoa học, sau đó đo tổng năng lượng trước và sau vụ va chạm, nếu năng lượng sau va chạm, nhỏ hơn năng lượng trước va chạm, chứng tỏ đã có một lượng nhất định năng lượng chui qua các chiều không gian khác, và rằng lý thuyết dây đã được củng cố một cách mạnh mẽ về mặt khoa học, và đáng tiếc là ngày đó vẫn chưa đến, tóm lại, con người ở thời điểm hiện tại, có thể vẫn chưa hiểu rõ về sự tồn tại của mình. Tuy nhiên có một điều chắc chắn rằng chúng ta sẽ không ngừng tò mò. <Hếttrích> 

Như vậy, sự giới hạn của KHHĐ ở 2 đầu, một đầu là vĩ mô với thuyết vụ nổ lớn, lan tỏa. Một đầu là vi mô là những dây cực nhỏ đang chuyển động không ngừng. Gọi là giới hạn vì KHHĐ không trả lời đươc trước BB thì vũ trụ ở trang thái nào, cái gì đã tạo ra BB. Và ở đầu vi mô kia là những dây (Strings) từ đâu mà phát sinh, và làm bằng chất liệu gì? 

Nhưng những bế tắc này, sẽ được giải thích ngọn ngành bởi Khoa Học Phi Hữu với Đồ Hình Liên Thông, Xa Lộ Thiền Định và Tân Trường Thống Nhất như sau đây. 

Những bài trước, đã cho chúng ta đã biết, ngài Stephen Hawking đã từng tuyên bố: “Trước Big Bang (BB) là không có gì cả”. Từ đó cho tới nay, Khoa Học Hiện Đại đã dựa theo lời tuyên bố đó để cho rằng trước Big Bang là KHÔNG. Và mọi người, Khoa Học Gia (KHG) hay không phải KHG đều BIẾT trước BB là KHÔNG, mà đã là KHÔNG thì không ai cần thắc mắc cái KHÔNG này từ đâu mà ra?  Và ai đã làm ra cái KHÔNG đó? 

Sự BIẾT KHÔNG của trước BB là chính do TÂM của chúng ta, BIẾT là TÂM và TÂM là BIẾT, TÂM và BIẾT là một, đều ở trong TÂM của mọi người. Biết và Tâm sẽ nhập thành 1 Đại Lượng. 

Và muốn nhìn thấy cái KHÔNG trước BB, chúng ta phải vào TÂM KHÔNG của chúng ta, cách vào TÂM KHÔNG chính là THIỀN ĐỊNH, vì khi trong THIỀN ĐỊNH thì tâm của chúng ta không có biến đổi gì trong đó cả, nhưng chúng ta vẫn BIẾT. Khi nhập vào THIỀN ĐỊNH sự thấy cái KHÔNG như thế nào, thì cái tướng dạng của vũ trụ trước BB là như thế đó. Nó sẽ là cái KHÔNG, không ngằn mé bao la. Và tất cả chúng ta đều có thể thực hiện TÂM KHÔNG này, để có thể thể nhập vào nó. 

Bằng những sự chỉ dẫn căn bản của các phương pháp THIỀN, của các tông phái của Phật Giáo, tất cả chúng ta đều có thể thực tập và thể nhập TÂM KHÔNG rồi vào THIỀN ĐỊNH, vào thường xuyên và quen thuộc, xuất nhập trong THIỀN ĐỊNH, thì là ta đã quen thuộc vào trong Xa Lộ Thiền Định (XLTĐ). 

Qua sự giải thích này, chúng ta tư duy rằng, trước Big Bang vũ trụ ở thể TÂM KHÔNG (Còn gọi là Vô), tướng dạng của nó là một ĐẠI ĐỊNH. Có thể thấu hiểu và thực hiện bởi từng con người chúng ta. 

Vũ trụ ở thể TÂM KHÔNG này có 4 giá trị thực tế là: THƯỜNG, LẠC, NGÃ, TỊNH. Thường là mãi mãi như vậy, không bao giờ thay đổi, là trạng thái luôn luôn ở trong THIỀN. LẠC còn gọi là ĐẠI LẠC là trạng thái lúc nào cũng sung sướng, hạnh phúc trong thanh nhẹ, ví như TÂM đang nghe một bản đại hòa tấu với những cung bậc tuyệt hay. NGÃ là sự hiện hữu, nhưng không chạy theo, không biến đổi theo bất cứ điều gì cả, còn gọi là NGÃ VÔ SANH. TỊNH là sự bình lặng với lòng yêu thương tất cả, còn gọi là Đại Bi. 

Bốn giá trị này của vũ trụ thể TÂM KHÔNG, thì 3 giá trị là thường, ngã và tịnh đã cân bằng, riêng Đại Lạc có sự chuyển đổi cung bậc hầu tạo ra sự thoải mái cho LẠC, sự thay đổi này khiến tạo ra nhiều cung (dây) lạc, những dây lạc này thải ra từ đại lạc trong vũ trụ thể KHÔNG (Vô), tìm chặp vào nhau, những cung lạc cao tìm tới những cung thấp, những cung vui tìm chặp vào cung trầm, đó là những tiến trình tự nhiên, do sự khác nhau của bản chất. 

Tợ như 2 viên nước đá, khi cho vô 1 ly nước nóng, nhiệt lượng vùng ngoại biên tan nhanh hơn bình thường, khiến nhiệt lượng ở trung tâm chạy nhanh ra ngoài để  bù đắp nhiệt lượng mất đi, tạo sự chênh lệch nhiệt ở vùng ngoại biên, nên chúng hút chặt vào nhau, 2 cung lạc trong vũ trụ thể không tìm chặp vào nhau do sự khác biệt, cũng chặp vào nhau như vậy, nhưng ở vũ trụ thể không, những hằng số vũ trụ chưa thành lập, nên chúng sụp đổ vào trong, sự sụp đổ này, gọi là sự sụp đổ nhỏ (Small Crunch) 

Từ sự sụp đổ này, chúng quyến rũ những sự sụp đổ của những cặp lạc khác xung quanh, để đi tới sự sụp đổ lớn hơn, khi tới chân trời biến cố, vì những yếu tố: Càng lúc càng quyến rũ những sự sụp đổ khác xung quanh do ái lực, chúng cũng không thể thoát ra ngoài, càng lúc càng gần tới một dị điểm. Khi càng lúc càng gần một dị điểm, để đi tới một sự sụp đổ lớn, chúng sẽ trở thành là Big Bang lan tỏa, như thực tế giải thích của Khoa Học Hiện Đại.

Thời gian bắt đầu từ sự biến đổi từ Big Crunch sang Big Bang, như vậy biến đổi và thời gian sẽ nhập thành một đại lượng “Biến Đổi & Thời Gian”, là một hỗn hợp thực tế, có tuổi đời già là 13, 7 tỷ năm. Nhưng với một Tâm Thiền thì thời gian đó chỉ là ảo ảnh, vì trong Thiền sẽ không có thời gian nào trôi đi cả. 

Hai Dây (cung) Lạc thoát ra từ Vũ Trụ Thể Tâm Không, tìm chặp vào nhau vì sự khác biệt và cô đơn, có phải là một nhận định tùy tiện, hư cấu không? Thưa không, đó là nhận định dựa trên sự kiện thực tế. Hai con người ngày nay, tìm chặp vào nhau (vì nhu cầu yêu đương, làm tình với nhau) rồi sụp đổ vào trong trước tiên (small crunch), kế tiếp trong tiến trình tiến tới bùng nổ khoái cảm xuất tinh đạt kích ngất (Big Bang), cũng chỉ là lặp lại phiên bản đầu tiên, khi 2 cung lạc chặp vào nhau ở Vũ Trụ Thể Tâm, từ lúc khởi đầu để thành Vũ Trụ biến đổi, sinh diệt Big Bang mà thôi. Không có sự liên kết nào rõ ràng hơn thế nữa? 

Vã lại, Khoa Học Hiện Đại cũng đã có nhận định tương tự, có điều là Khoa Học không đẩy nhận định đi tới rốt ráo, sau cùng mà thôi. 

Heisenberg: Werner Heisenberg won the 1932 Nobel Price in physics đã tuyên bố: 

“Thế Giới giống như một chuỗi phức tạp sự kiện, trong đó những mối liên hệ sự kiện đan xen vào nhau, chúng chập lên nhau và kết hợp với nhau, qua đó quyết định nền tảng tổng thể”]. 

Những Dây Lạc có đầy trong từng con người, đã thôi thúc con người tim đến nhau, rồi chặp vào nhau, đúng như sự nhận xét của Khoa Học Hiện Đại và sự kết luận của Khoa Học Phi Hữu. Nếu không có sự chặp vào nhau, thì không có thế giới, cũng như không có Big Crunch thì không có Big Bang, đó là một thực tế. 

Thưc tế này, dắt tới kết luận thực tế khác: Thế giới và con người ngày nay, thúc đẩy thế giới tiếp tục đi tới bằng tình yêu và dục lạc, thì ở giai đoạn Vũ Trụ khởi đầu cũng bắt đầu bằng 2 dây (cung) Lạc chặp vào nhau, chung quy cũng vì khuynh hướng dục và ái lực (tình yêu) mà thôi. Kết luận trước Big Bang là một Big Crunch là một thực tế. Và Big Crunch chính là Vũ Trụ Phi Hữu. Như vậy Vũ Trụ Vô, Vũ Trụ Phi Hữu, Vũ Trụ Hữu Vi và các Thế Giới khác trong đó đã được giải thích rõ. 

Như vậy, vĩ mô của vũ trụ là Big Bang, đã được hình thành từ những vi mô là những dây lạc thoát ra từ Đại Lạc của vũ trụ thể TÂM với 4 giá trị là THƯỜNG, LẠC, NGÃ, TỊNH, những dây lạc chính là những LẠC THỌ đã có mặt ở mọi nơi, tất cả mọi vật chất, con người, sinh vật và các hạt nhỏ nhiệm cùa các hành tinh, thiên thể và ở cả trong XLTĐ. Trong XLTĐ chúng cũng chính là những lạc thọ. Khoa Học Hiện Đại với Lý Thuyết Dây cho rằng: (Diễn giải thêm từ tác giả) 

<Trích và sửa đổi một tiểu đoạn>…“Nói cách khác, lý thuyết dây giả thuyết rằng, vũ trụ và vạn vật trong vũ trụ là tổng hòa vô vàn các sợi dây năng lượng rung động ở các tần số khác nhau, con người và vạn vật là một số các sợi dây rung động, vật chất là một số các sợi dây rung động, trái đất là một mả các sợi dây năng lượng đang rung động, tất cả các thiên thể trong vũ trụ cũng là những sợi dây đang rung động, không hơn không kém, các thiên thể sẽ không có những sợi dây đang rung động, nếu chúng không tạo bởi các hạt…” <Hếttrích> 

Từ năm 2016 trang 122 của Tuyên Ngôn Về Thể Trạng Vũ Trụ Tiền Big Bang (TNVTTVTTBB) & Năm Lý Thuyết Mới (NLTM) đã viết: Tóm lại, sự thành lập vũ trụ Big Bang theo lập trình như sau: 

…Vũ Trụ Đại Định, thể Tâm gồm thường, Lạc, Ngã, Tịnh với Đại Lạc đào thải những cung bậc cũ ra è Hai Cung Lạc (các dây theo lối gọi mới) chặp vào nhau, co cụm, xẩy ra è Ái lực tạo ra từ 2 cung Lạc quyến rũ những sự co cụm khác tạo raè Big Crunch, khi tới chân trời biến cố, sẽ tạo ra vô cùng nặng, vô cùng nóng è Big Bang nổ bùng, lan tỏa, sinh è … 

Đối với Lý Thuyết Dây, thì con người và vạn vật là tổng hòa những sợi dây năng lượng luôn luôn nhẩy múa với tần số khác nhau, rồi tạo ra những hạt cơ bản khác nhau. Trong khi TNVTTVTTBB kết luận Vũ Trụ thể Tâm Không đầy rẫy những cung (Dây Lạc) lạc trầm bổng, đã đào thải khỏi Đại Lạc vì sự thay đổi cung bậc của chính Đại Lạc. Những Dây đang quẫy lộn, quay cuồng trong vạn vật chính là những Lạc Thọ, là 1 trong 4 giá trị của Vũ Trụ Thể Tâm 

Khi hành giả trong trạng thái thiền định miên mật, thì hành giả trong Xa Lộ Thiền Định, sẽ cảm nhận những Lạc Thọ, tức những dây Lạc (Bliss String). Như vậy Bliss String (Dây Lạc) ở khắp mọi nơi, chúng ở trong Vũ Trụ Thể Tâm Không, trong Xa Lộ Thiền Định (Tức siêu chiều, chiều chung kết), trong vạn vật, trong mỗi con người (Chúng ta sẽ thấy rõ, cảm thọ Lạc này khi trong thiền định), trong các hạt, và trong các chiều không gian khác. 

Kết luận: Dây Lạc (Bliss String) hay còn gọi là Lý Thuyết Dây chính là thành phần cơ bản, nối kết giữa Khoa Học Hiện Đại và Khoa Học Phi Hữu (Có thiền định, là có Lạc Thọ) Tức những Dây Lạc (Bliss Strings), những Lạc Thọ cũng chính là cuốn sổ thông hành để chúng ta có thể câu thông với các chiều không gian khác, còn gọi là các thế giới khác, các cõi giới khác, qua các exit 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6… hay exit (n+1), bằng Xa Lộ Thiền Định tức các cách thiền căn bản đã được chỉ dẫn từ các giảng sư Phật Giáo. 

Tới đây, chúng ta đã thấy, tất cả những bí ẩn của Vũ Trụ Vô, Phi Hữu, Hữu đã được giải thích trọn vẹn và rõ ràng. Tuy là tóm tắt, nhưng thật sự câu trả lời cho nguồn gốc của Vũ Trụ, và những liên hệ tuyến tính của chúng cũng chỉ đơn giản như thế thôi. Tôi gọi tư duy này là những tư duy phi hữu, lý thuyết từ phi hữu, lý thuyết này cần hợp tác với một tư duy toán học để biến nó thành sự giải thích thực tế và khoa học. Từ sự giải thích cơ bản như sau: 

Tạm đặt vũ trụ nguyên thủy là Y, vũ trụ hiện hữu là Y’. Big Bang là X, tạo thành bởi những sự sụp đổ nhỏ là Small Crunch, gọi là x, nhiều x tụ tập với nhau, để thành Big Crunch, nên chúng ta viết X = x n+1thời gian tbắt đầu vào giữa lúc chuyển đổi từ Big Crunch sang Big Bang (BB), sau đó BB liên tục trương nở, nên xin gợi ý bằng công thức như sau:  Y = Y’ (x n+1 + t+ X n+1). 

Mong có một cao nhân nào giỏi toán, giải thích, triển khai công thức này chi tiết, xin cám ơn. 

Để hiểu thêm về Vũ Trụ Vô, và về sự thành lập nên Vũ Trụ Phi Hữu, Vũ Trụ Big Bang hay Vũ Trụ Hữu Vi chi tiết hơn, tác giả xin hân hạnh giới thiệu Tuyên Ngôn Về Thể Trạng Vũ Trụ Tiền Big Bang (Bản 2) hiện đang có mặt trên Amazon.com. 

Xin cám ơn và xin chào đoàn kết cùng các đọc giả của Diễn Đàn Thật Nghĩa.