Sức Khỏe

ThS.BS Lương Văn Cần : 10 bài học sức khoẻ của người Nhật

10 bài học sức khoẻ của người Nhật

Bớt ăn thịt, ăn nhiều rau

Bớt ăn mặn, ăn nhiều chất chua

Bớt ăn đường, ăn nhiều hoa quả

Bớt ăn chất bột, uống nhiều sữa

Bớt mặc nhiều quần áo, tắm nhiều lần

Bớt đi xe, năng đi bộ

Bớt phiền muộn, ngủ nhiều hơn

Bớt nóng giận, cười nhiều hơn

Bớt nói, làm nhiều hơn

Bớt ham muốn, chia sẻ nhiều hơn

Những bài học trên có tác dụng rất lớn đối với những người bị tăng huyết áp, bệnh tim mạch, ung thư dạ dày, viêm gan…

Học người Nhật sống khoẻ

SGTT – Sống trường thọ là kết quả của sống khoẻ. Nhật Bản là quốc gia được mệnh danh “vương quốc tuổi thọ” vì có tuổi thọ cao nhất thế giới hiện nay. Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học, thường xuyên thực hành các phép dưỡng sinh cũng là bí quyết giúp người dân ở đất nước này sở hữu kỷ lục đó.


Hạn chế ăn thịt, bớt chất đường, mặn có tác dụng lớn trong phòng trị tăng huyết áp, tim mạch… Ảnh: Hoàng Dũng

Theo các nhà khoa học thuộc hội Dinh dưỡng Tokyo (Nhật), bí quyết sống khoẻ của người Nhật là sự tổng hoà của nhiều yếu tố: chế độ ăn uống, khí hậu, lối sống, vận động thể lực và cuộc sống tinh thần ổn định. Một yếu tố quan trọng khác là tâm trí thảnh thơi, không bị căng thẳng trước cuộc sống hàng ngày. Trong cuốn Cẩm nang sống khoẻ của người Nhật do hội này xuất bản đã trích giới thiệu một số động tác dưỡng sinh để mọi người thực hành hàng ngày. Động tác tuy đơn giản nhưng hiệu quả thì rất kỳ diệu, nếu thường xuyên tập luyện.

Ngủ dậy nên uống một cốc nước: khi ngủ các cơ phận của con người ít hoạt động hay hoạt động chậm lại, chức năng cũng giảm đi nhiều. Khi ngủ dậy buổi sáng, cơ thể đã bắt đầu hoạt động trở lại. Nước được uống vào lúc này sẽ được dạ dày hấp thụ một cách trọn vẹn và đầy đủ, truyền vào máu để cung cấp đủ chất dịch cho hoạt động cơ thể. Trước khi dùng trà buổi sáng cũng nên uống một ly nước lạnh. Nước uống nên pha thêm vào một chút muối và nên là nước sôi để nguội. Có thể bắt đầu uống 250ml, sau tăng lên từ 500 – 1.000ml.

Xoa mặt và cổ: dùng khăn mặt nhúng vào nước lạnh (mùa hè) hay nước ấm (mùa đông) để tuần tự kỳ cọ, xát mạnh vào những cơ phận trên mặt và trên cổ, cho đến khi da ửng đỏ lên. Thời gian trong khoảng từ ba đến năm phút. Xoa bóp cổ có thể kích thích tuyến giáp trạng, thúc đẩy kích thích tố. Xoa bóp mặt cải thiện tuần hoàn máu huyết, giảm các vết nhăn trên da mặt.

Tẩm quất đầu và cổ: nắm tay thành quả đấm tẩm vào trán 50 cái, cổ 50 cái sẽ giúp não bộ hoạt động minh mẫn hơn.

Tắm nước lạnh, tắm nước ấm: khi tắm, trước tiên dùng xà phòng xoa thành bọt, sau đó chà xát và xối nước lạnh. Người nam xối từ bụng đến tinh hoàn. Người nữ xối từ bụng xuống âm hộ. Xối lạnh bộ phận đó mục đích là kích thích hoạt động cơ năng này được tốt. Nếu mỗi ngày tắm xối hai hay ba lần thì hiệu quả rất cao.

Ấn đùi non: khi tắm dùng ngón cái ấn đùi non khoảng 50 cái. Khi mệt sẽ cảm thấy hơi đau nhưng ấn mười mấy cái là hết đau. Phương pháp này không những giúp loại trừ mệt nhọc ở đôi chân, mà còn có thể tăng cường ham muốn tình dục.

Ấn bụng: trước khi ngủ, đan ngón tay vào nhau, dùng lòng bàn tay (trừ hai ngón cái) ấn lên bụng, đặc biệt vùng chung quanh rốn, ấn lên bụng non. Làm từ trên xuống, mỗi tối khoảng từ 5 đến 10 lần. Phương pháp này làm khoẻ nội tạng, có tác dụng nâng cao chức năng dạ dày. Người yếu dạ dày có thể làm thêm mấy lần.\

ThS.BS Lương Văn Cần
 

 
Chúc an-mạnh 

http://www.thonhacviet.com/hoatrongnhac/

NỖI ĐAU TUỔI GÌA


Báo OC Register thứ sáu tuần trước có đăng tin một ông già bị người ta đem bỏ trước cổng một ngôi chùa ở thành phố Westminster. Ông lặng lẽ ngồi trước hiên chùa suốt ngày. Cảnh sát đến mang ông vào bệnh viện tâm thần. Ông không có trong người bất cứ một thứ giấy tờ nào để biết được ông là ai, ở đâu. Ông không nói một lời nào, chỉ biết lặng lẽ, đôi khi cười một mình như một người mất trí. Ông là một người châu Á, Việt Nam cũng chưa chừng, như vậy ông không phải sinh ra ở đây, hay từ trên trời rơi xuống như cô bé Maika trong một tập phim Tiệp Khắc. Vậy là có người chở ông tới và bỏ ông lại đây, không ai ngoài con cái hay thân thích của ông. Lâu nay thỉnh thoảng người ta thấy có những thiếu phụ sinh con rồi đem con bỏ vào thùng rác, nhưng chưa thấy ai đem cha mẹ vứt bỏ ngoài đường. Ông già chỉ cười vu vơ, trí nhớ của ông đã suy kiệt, nếu không ông sẽ đau khổ biết chừng nào?
      Trước đây người ta kể chuyện có người chở bà mẹ già bỏ ở cây xăng, tôi không tin, tưởng là chuyện đùa, nhưng bây giờ thực sự lại có người “đem cha bỏ chùa ”.

      Cũng lại câu chuyện của một người già. Tháng trước, trong một dịp đưa người thân đi Việt Nam, tại quầy vé China Airline ở phi trường Los Angeles tôi đã chứng kiến một cảnh khá đau lòng. Trong khi mọi người đang xếp hàng trình vé, cân hàng thì một bà cụ người Việt cứ loay hoay lúng túng trước quầy vé với các thứ giấy tờ vương vãi, bề bộn trên sàn nhà. Bà ngồi bệt xuống đất hết móc túi này đến túi nọ, vẻ mặt lo lắng. Một nhân viên an ninh phi trường thấy tôi cũng là người Á Đông, ngỏ ý muốn tôi lên giúp bà cụ. Nhân viên quầy vé cho biết bà có vé máy bay, một visa nhập cảnh Việt Nam nhưng không có passport hay thẻ xanh. Tôi giúp bà moi từ đống giấy tờ ra chỉ thấy một cái hộ chiếu của Việt Nam cấp cách đây mười mấy năm khi bà đến Mỹ đã hết hạn và một cái ID của bà do tiểu bang Florida cấp. Bà mới từ Florida đến phi trường Los mấy giờ trước đây một mình và trình giấy tờ để lên máy bay đi Việt Nam.

      Cuối cùng, bà cũng lên được máy bay, nhưng bà sẽ không bao giờ có thể trở lại Florida nữa vì trong tay bà không có passport của Hoa Kỳ, không thẻ xanh, không “entry permit”. Đây là trường hợp một bà mẹ già, quê mùa bị con cái “mời khéo” về Việt Nam. Tội nghiệp cho bà đã ngồi trên máy bay năm sáu tiếng đồng hồ để đến phi trường LAX, sắp tiếp tục chặng đường về Việt Nam nhưng không biết là mình không thể trở lại Mỹ và lòng bất nhân của con cái.
 
      Hình ảnh bà già này cứ ám ảnh tôi mãi. Bà vụng về, quê mùa, có lẽ cũng chẳng giúp ích được gì cho con cái mà chỉ thêm gánh nặng. Thôi để cho bà đi, khi biết mình không trở lại Mỹ được thì chuyện đã rồi. Tuổi bà có nằm lại trên quê hương cũng phải, sống chẳng giúp ích gì được cho ai, chết ở đây bao nhiêu thứ tốn kém.

      Hai vợ chồng sang Mỹ từ hai mươi năm nay, đi làm nuôi con, mua được căn nhà đã pay off. Khi các con đã có gia đình ra riêng thì ít năm sau ông cụ cũng qua đời. Thấy mẹ hiu quạnh trong một căn nhà khá lớn, mà giá nhà đang lên, các con bàn với mẹ bán nhà đi rồi về ở với các con. Bà mẹ bán nhà, thương con chia đều cho mỗi đứa một ít, còn dăm nghìn dắt lưng, rồi về ở với con. Bà không biết lái xe, không biết chữ nghĩa, cũng không biết trông cháu làm home work, nên cha mẹ chúng phải nhờ người đưa đón. Bà thích nấu ăn, gói bánh, kho cá, nhưng sợ nhà hôi hám, con cái không cho. Lúc đầu thì chẳng sao, lâu dần mẹ thành gánh nặng. Buổi chiều, đứa con gái xô cửa trở về nhà, thấy mẹ đang gồi xem TV, nó hất hàm hỏi:
-“Có hiểu gì không mà thấy má ngồi coi suốt ngày vậy?”
Có lúc chuông điện thoại reo, đứa con nhấc máy, bên kia không biết ai hỏi gì, trước mặt bà già, nó trả lời nhát gừng:
-“Bả đi khỏi rồi!”

      Một bà mẹ khác, ở chung nhà với một đứa con nhưng nhờ một đứa con khác đưa đi bác sĩ. Xong việc, nó đưa mẹ về rồi lẹ lẹ dọt xe đi làm. Bà già vào tới cửa, móc túi mãi không tìm ra cái chìa khóa nhà. Bà không có chìa khóa, không cell phone, cũng không có tiếng Anh, sợ sệt không dám gõ cửa hàng xóm. Bà ngồi đó, trên bục cửa cho tới chiều, khi đứa con ở chung nhà đi làm về, thì bà đã kiệt sức vì khô nước, phân và nước tiểu đầy mình.

      Đời xưa, người ta kể chuyện trong một gia đình, có hai vợ chồng đối
xử với ông cha già đã run rẩy của mình tệ bạc, cho cha ăn trong cái “mủng dừa”. Một hôm hai vợ chồng đi làm về thấy đứa con nhỏ của mình đang hì hục đẽo một cái gáo như thế, được cha mẹ hỏi, nó “thành thật khai báo” rằng “để dành cho cha mẹ lúc về già”.

      Đâu phải ai nuôi con cũng nghĩ tới lòng cha mẹ, cũng như nhớ truyện “trồng đậu có đậu, trồng dưa có dưa”.