Văn Thơ

Hoàng Minh Tường :THỜI CỦA THÁNH THẦN

Ai có thì giờ, mời đọc một truyện bị cấm ở VN.

THỜI CỦA THÁNH THẦN
nhà văn Hoàng Minh Tường

Theo BBCVietnamese ngày 03/9/2008, cuốn tiểu thuyết “Thời của thánh thần” của nhà văn Hoàng Minh Tường viết về những đổ vỡ của một dòng họ suốt nửa thế kỷ đã bị thu hồi sau khi ra mắt được vài ngày.

Trước đó, “Thời của thánh thần” được tờ báo mạng Vietimes (là một phụ trang của Vietnamnet, trực thuộc Bộ Thông tin – Truyền thông) khen ngợi là “tiếng nổ của văn xuôi”, nhưng hiện nay, Vietimes xóa đi bài viết sau khi có lệnh cấm lưu hành cuốn sách.

“Tiểu thuyết Thời của thánh thần được nhà xuất bản Hội Nhà Văn ấn hành. Thông tin trong sách ghi người chịu trách nhiệm xuất bản là Giám đốc Trung Trung Đỉnh, chịu trách nhiệm bản thảo, ông Nguyễn Khắc Trường.

Người biên tập cuốn sách là nhà văn Tạ Duy Anh, bản thân từng viết tiểu thuyết cũng bị thu hồi năm 2002, "Đi tìm nhân vật".

Ông Hoàng Minh Tường, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, sinh năm 1948 ở Hà Tây, tốt nghiệp cử nhân Địa lý.

Ông đã viết 11 tiểu thuyết, ba tập truyện ngắn cùng bốn tập bút ký phóng sự”.

Trang mạng của nhà thơ Trần Nhương cho biết Cục Xuất bản chính thức có lệnh thu hồi sách. Ngày 28/8/2008, tác giả Hoàng Minh Tường cùng nhà văn Nguyễn Khắc Trường (người chịu trách nhiệm bản thảo) đã “đi tất cả các hiệu sách Hà Nội để thu hồi sách trôi nổi”. “Tác giả tiểu thuyết xác nhận với BBC tin này nhưng không muốn trả lời phỏng vấn”.

“Vụ thu hồi diễn ra khá lặng lẽ và ngay cả ở Hà Nội, nhiều nhà văn cũng chưa kịp đọc cuốn sách dày 648 trang.

Nhưng một số người đã đọc thì cho rằng đây có lẽ là một trong số rất ít tác phẩm văn học trong nước gần đây phê phán chủ nghĩa cộng sản công khai nhất, mạnh bạo nhất, đau đớn nhất.

Cũng có người ở Sài Gòn cho biết sau khi có lệnh cấm, khi ra hiệu sách hỏi tên tác phẩm, ông vẫn được người bán "đi vào trong lấy sách đem ra đưa cho"”.

Chuyện xoay quanh số phận của dòng họ Nguyễn Kỳ suốt mấy chục năm từ Cách mạng tháng Tám đến ngày nay.

Người cha, Cử Phúc, được Việt Minh gài vào làm lý trưởng, hoạt động hai mang, vừa cho Pháp vừa cho Việt Minh.

Đến hồi cải cách ruộng đất, Lý Phúc bị quy là địa chủ của giặc, bị người con nuôi vu cho bố ngủ với vợ mình. Lý Phúc phải tự sát.

2

Ba người con trai ruột của ông có số phận khác nhau.
Nguyễn Kỳ Khôi trở thành cán bộ cao cấp ngành tuyên huấn.
Người thứ hai, Kỳ Vỹ, nhà thơ có tài, ban đầu được đưa lên làm ngọn cờ thơ ca cách mạng.
Nhưng sau vì nói thật, dám chê thơ của một cán bộ cao cấp, nên ông bị thất sủng, đi tù mấy năm, trở nên buồn chán, bất lực.
Người thứ ba, Kỳ Vọng, di cư vào Nam, trở thành phó giám đốc sở công chính Sài Gòn. Sau khi thống nhất, anh ở lại nhưng bị o ép, chịu không nổi đã vượt biên sang Mỹ.
Riêng người con nuôi lại có số phận khác lạ. Là người đã quay lại bán đứng bố mẹ, nhưng sau hối hận, anh ta trở thành người xây dựng lại họ tộc.

Xin quí vị nhấn vào đây để đọc tiếp.