Bình luận

Gs Nguyễn Viết Khánh: ÐỊA BÀN CHỐNG KHỦNG BỐ

Gs Nguyễn Viết Khánh: ÐỊA BÀN CHỐNG KHỦNG BỐ

Vậy bin Laden và bọn al-Qaida có gốc gác như thế nào? Vào cuối năm 1979 Liên Sô đã mở cuộc tấn công đánh chiếm Afghanistan, lập một chính quyền Cộng sản, bị sự phản kháng dữ dội của các nhóm du kích Hồi giáo gọi là “mujahideen”, chủ trương dùng Thánh chiến (jihad) để tiễu trừ bọn ngoại xâm. Ðó là thời kỳ chiến tranh lạnh, Mỹ tìm cách giúp du kích Hồi giáo đánh Nga. Với sự yểm trợ của Pakistan, Mỹ cấp vũ khí, giúp cả việc huấn luyện cho du kích chống Cộng ở Afghanistan. Trong số các du kích này có một người trẻ tuổi từ Á Rập Sê-út ở Trung Ðông đến. Tên anh ta là Osama bin Laden. Năm 1989, Liên Sô chịu không thấu, phải ký kết hòa ước rút quân khỏi Afghanistan, để lại một Tổng Thống thân Cộng. Liền sau đó các nhóm du kích Hồi giáo đánh lẫn nhau để tranh cướp chính quyền. Ðến năm 1996 nhóm Taliban phần lớn gồm những thanh niên Hồi giáo chiếm được thủ đô Kabul, thiết lập một chế độ Thần quyền cai trị theo luật Hồi giáo. Ðến năm 1998 nhóm khủng bố có tổ chức xuất hiện ở một vùng núi hiểm trở phía Ðông Afghanistan gần biên giới Pakistan. Người cầm đầu nhóm này chính là Osama bin Laden, vốn là con nhà triệu phú Á-Rập có nhiều tiền đã lập một căn cứ huấn luyện nhóm khủng bố al-Qaida, dưới sự bao che của chính quyền Taliban.

Vậy tại sao bin Laden ra lệnh cho al-Qaida đánh thẳng vào Mỹ vào tháng 9 năm 2001? Rất có thể bin Laden đã có tư tưởng này ngay sau khi quân Liên Sô phải rút khỏi Afghanistan năm 1989. Hắn thấy một siêu cường tương đương với Mỹ vào lúc đó đã phải thất bại trước sức mạnh của “jihad”, vậy tại sao Hồi giáo không đánh luôn cả Mỹ và các nước Âu châu? Ðó là những nước từ lâu vẫn bị tố cáo lợi dụng di sản thời thuộc địa từ hơn hai thế kỷ trước để áp chế và trục lợi kinh tế ở các nước Trung Ðông. Tổ chức khủng bố al-Qaida lợi dụng việc Mỹ đánh Iraq trước hết để bành trướng thế lực ở Trung Ðông và sau ở nhiều nơi khác trên thế giới. Sở dĩ bin Laden cho tấn công Mỹ trước là để dằn mặt Mỹ không cho can thiệp vào việc nội bộ của Trung Ðông. Ngoài ra khủng bố đánh Mỹ mà Mỹ không ngăn chặn nổi cũng là một cách dằn mặt các nước Tây phương. Người ta đã thấy những gì xẩy ra trên hai mặt trận ở Afghanistan có quân Mỹ và quân khối NATO tham dự, và ở Iraq có quân Mỹ và quÐầu tuần này tình hình Iraq thật đáng quan ngại. Hai bom đặt trên xe vận tải đã nổ ở một làng người Hồi hệ phái Shi-a ở gần thành phố Mosul phía Bắc Iraq làm chết 28 nguòi, trong khi tại Baghdad 9 vụ nổ liên tiếp đã làm chết 22 người. Tính từ 3 ngày qua các vụ đánh bom đã giết chết 100 người Shi-a. Các vụ đánh bom đó do nhóm người Hồi Sun-ni nổi loạn hợp tác với al-Qaida (cũng gốc Sun-ni) thực hiện, nhằm gây lại các cuộc xung đột giữa hai hệ phái Sun-ni và Shi-a đã từng diễn ra khốc liệt trong những năm 2006 và 2007, làm chết hàng chục ngàn người. Vậy quân Mỹ có thể rút ra khỏi Iraq dự liệu vào năm 2011 hay không? Thủ tướng al-Maliki (gốc Shi-a) quả quyết nói các lực lượng an ninh của ông có đủ khả năng kiềm chế nạn bạo động trong khi quân đội Mỹ chuyển dần trách nhiệm an ninh cho chính quyền Iraq. Tôi nghĩ sự xung đột giữa hai phe Shi-a và Sun-ni ở Iraq đã có từ mấy chục năm qua, đây là chuyên nội bộ của Iraq, nên để cho dân nước này giải quyết.

Trong khi đó cuộc chiến ở Afghanistan, có nhiều chuyện phức tạp hơn. Ở đây hiện có 101,000 quân NATO và quân Mỹ tham chiến. Trong số này quân Mỹ có 62,000 quân, tức là Mỹ đã tăng gấp đôi số quân. Từ đầu tháng 7 bọn phiến loạn do Taliban cầm đầu đã gia tăng các cuộc tấn công, khiến tháng đó là tháng thiệt hại nhiều nhất cho quân đồng minh: 74 người chết trong đó có 43 quân Mỹ. Người ta e rằng các trận chiến còn gia tăng hơn nữa trước ngày 20/8 là ngày bầu cử nhiệm kỳ mới của Tổng Thống, hiện vẫn do ông Hamid Karzai tại chức. Tình thế đặc biệt là dân nước này nghèo khổ, ít học, chỉ sống bằng nghề trồng nha phiến, và đa số cũng nghiền nha phiến. Quân NATO theo lệnh của LHQ cấm dân trồng nha phiến, nhưng bọn Taliban lại sẵn sàng cho dân trồng để lấy nha phiến bán ra nước ngoài đem tiền về dùng làm chiến phí. Thành ra quân NATO đi đến đâu, dân làng “nghiền” cũng ngấm ngầm báo động Taliban. Ðây là cuộc chiến rất khó khăn cho Mỹ và NATO.

Tôi đã viết dùng quân đổ bộ vào một nước để đánh khủng bố là một sai lầm chiến lược. Ðịa bàn chống khủng bố nhằm chỉ một khu vực rộng lớn gồm đủ mọi nơi trên thế giới, không phải để tổ chức một thế liên minh quân sự, mà để tìm một sự hòa hợp cộng tác trong hòa bình vì lợi ích chung của cả thế giới. Các thế liên minh quân sự đã hết thời. Ở Iraq, quân Anh đã rút khỏi Iraq. Ở Afghanistan quân đồng minh NATO chỉ có danh nghĩa thời chiến tranh lạnh, còn bây giờ tham chiến chống khủng bố là hời hợt, chính vì thế Mỹ đã phải tăng thêm quân. Với chiến lược hòa hợp cộng tác, Mỹ nhằm vào đâu? Âu châu đã hết thời với NATO, các nước Nam Mỹ chỉ lo chuyện địa phương trên lục địa của họ. Phi Châu phần lớn nghèo khổ, chỉ Bắc Phi có các nước mạnh, dân trí cao, bọn khủng bố không bén mảng tới. Ở Á châu có Trung Quốc và các nước Ðông Nam Á là địa bàn Mỹ có thể nhìn đến để áp dụng chiến lược hòa hợp cộng tác về mặt kinh tế.

Trung Quốc đang phải đối phó với Tân Cương, nhưng không lo người Hồi Trung Á đi theo khủng bố, mà chỉ lo phát triển kinh tế cho 1 tỷ 3 trăm triệu dân khỏi nổi loạn vì nghèo khổ. Trong khi đó ở Nam Á, Ấn Ðộ theo Ấn giáo đã thẳng tay trừng trị bọn Hồi giáo quá khích sau vụ đánh bom ở Mumbai. Ở Ðông Nam Á có khối ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Ðông Nam Á) là một thế lực kinh tế đang lên mạnh, tạo thành một thế chân vạc với kinh tế Trung Quốc và Nhật Bản. Xét trên toàn cầu, đây là một địa bàn quan trọng nhất. Mỹ nên tăng cường mối quan hệ hòa hợp với địa bàn này. Và khi Mỹ đã thay đổi địa bàn chiến lược, tất nhiên cũng phải thay đổi cả chiến thuật. Mỹ nên đánh khủng bố từ trên cao hay từ biển, thay vì dùng quân đổ bộ ở những nơi không có trận tuyến rõ rệt.

Sơn Ðiền Nguyễn Viết Khánh.