Thái Lan

Hạnh Phúc Với Tuổi Hạc

3 đoạn dịch của ThaiLan

JÓN KALMAN STEFÁNSSON –  TLdich

Những bài dịch, nếu xét về phương diện tầm quan trọng  mà chúng mang đến thì thật là khó phân tích. 

Chúng làm cho mảng kiến thức của ta được nhân lên rất nhiều, cũng như khiến ta trưởng thành hơn, vì ta sẽ hiểu về thế giới nhiều hơn, cũng như hiểu chính bản thân mình sâu sắc hơn.

 Một quốc gia có rất ít kiến thức được dịch từ ngôn ngữ khác và hạn chế sự tìm kiếm, chỉ đào sâu kiến thức phong phú của ngôn ngữ trong những suy nghĩ của chính họ, sẽ có trí tuệ rất hạn hẹp, và nếu có nhiều đất nước như thế, sẽ trở nên mối nguy nan cho các quốc gia khác, bởi vì có vô số kiến thức cần thiết sẽ trở nên xa lạ với họ, vượt ra khỏi thực lực và tập quán đặc thù của họ. 

Những tài liệu được dịch sẽ mở rộng tầm nhận thức của con người và của thế giới cũng lúc. Chúng sẽ giúp bạn hiểu thêm về những dân tộc xa xôi. 

Con người sẽ bớt nghiêng về sự thù hận, hoặc nỗi lo sợ nếu như họ hiểu được người khác. 

Sự thông cảm có khả năng cứu vãn con người khỏi những khó khăn của chính họ. 

Nếu như bạn hiểu biết về kẻ thù thì các tướng lãnh rất khó để đốc thúc bạn đang là lính của họ phải chém giết phe bên kia-

Bạn hãy nghe đây, hận thù và thành kiến chỉ là thành quả của nỗi kinh sợ và sự thiếu hiểu biết – bạn có thể ghi nhớ cho rõ, bạn nhé –

JÓN KALMAN STEFÁNSSON

NGỢI CA TUỔI HẠC  – JEAN PIERRE SIMÉON – TLdich

Tôi yêu làm sao những vị cao niên ngồi sưởi nắng bên khung cửa sổ
Vui thích nhìn đám mây lơ lửng trên cao
Lúc vào Đông, ánh nắng phớt nhẹ lẫn vào từng con đường, bước thấp bước cao.
Tôi yêu làm sao
những gương mặt muôn vàn nếp nhăn
Là ký ức của vạn nẻo đường đời..
hình thành một quãng đời đã qua.
Tôi trân quý bàn tay run rẩy tuổi hạc
mơn trớn vầng trán mịn trẻ thơ
Như cành cây yếu đuối nghiêng ngả

vuốt nhẹ
con sông trong suốt.
Tôi yêu làm sao
Những cử động chậm chạp yếu mềm vào tuổi xế chiều
Nắm bắt từng khoảnh khắc cuộc đời
Như nâng niu chén quân bằng sứ .  .  .
và phần ta, cũng hay chăm chút từng khoảnh khắc như thế
Với năm tháng trôi qua-

JEAN PIERRE SIMÉON 

Thư của Victor Hugo gửi Lamartine 

“Đây là  lý do tại sao tôi thực hiện tác phẩm Những Người Khốn Khổ


Victor Hugo(1802-1885), cây đại thụ của văn học Pháp và văn học toàn cầu, tượng trưng cho tính hiện đại trong văn học thế kỷ 19, có tầm nhìn xa của một nhà văn dấn thân trước thời đại, là tác giả của tác phẩm Những Người Khốn Khổ, và nhiều truyện khác. 

Đó là một cuốn tiểu thuyết lịch sử, xã hội và triết học nhuốm màu lý tưởng của chủ nghĩa lãng mạn và  chủ nghĩa xã hội, một tác phẩm trọn vẹn, nhiều lần được chuyển thể thành phim: câu chuyện về Jean Valjean và Cosette đã đi vào thần thoại toàn cầu.

Trong bức thư gửi cho người bạn Alphonse de Lamartine, văn hào lần lượt nêu rõ ràng khởi thủy cấp tiến của tác  phẩm này, phù hợp với những lý tưởng và ước mơ của bản chất con người.

Một lá thư- một cú đấm từ cha đẻ của những kiệt tác của nền văn học Pháp!

                                                               ***

Gởi anh bạn danh tiếng của tôi

Nếu cực đoan là lý tưởng thì đúng vậy, tôi là người cực đoan.

 . . .

Phổ cập hóa quyền sở hữu (ngược lại với việc xóa bỏ nó) bằng cách loại bỏ chủ nghĩa ký sinh, đó chính là đạt được mục tiêu này: mọi người đều là sở hữu chủ , không ai là chủ của ai cả, đối với tôi đây là nền kinh tế học thực sự về chính trị và xã hội.

 Đích đến còn rất xa. Đó có phải là lý do để không bước đến đó?

Tôi nói gọn lại và tóm tắt.

Vâng, trong khả năng con người được quyền đòi hỏi bao nhiêu thì tôi muốn tiêu diệt định mệnh của con người; Tôi lên án chế độ nô lệ, tôi xua đuổi nghèo đói, tôi chỉ dẫn về sự ngu dốt, tôi điều trị bệnh tật, tôi soi sáng màn đêm, tôi căm ghét hận thù.

 Đây chính là con người tôi và đây là lý do tại sao tôi thực hiện Những Người Khốn Khổ.


Trong tâm trí tôi,  Những Người Khốn Khổ   chỉ là một cuốn sách lấy tình huynh đệ làm nền tảng và sự tiến bộ là đỉnh cao, không có điều gì khác.

Bây giờ xin hãy phán xét tôi. […]

========================

   Lettre de Victor Hugo à Lamartine “ Voilà pourquoi j’ai fait Les Misérables

Victor Hugo (1802 – 1885 ), géant de la littérature française et universelle, symbole de la modernité dans la littérature du XIXème siècle, esprit visionnaire et écrivain engagé avant l’heure, est l’auteur, entre autres, des Misérables. Roman historique, social et philosophique teinté des idéaux du romantisme et des exigences du socialisme, œuvre totale, maintes fois adaptée au cinéma, l’histoire de Jean Valjean et de Cosette est entrée dans la mythologie universelle. 

Dans cette missive adressée à son ami Alphonse de Lamartine, l’homme de lettres énonce haut et fort à son tour l’origine radicale de cette œuvre, à hauteur des idéaux et des rêves de la nature humaine. 

Une lettre-coup de poing du père de la littérature française!

+++++++

 

Mon illustre ami,

Si le radical, c’est l’idéal, oui, je suis radical.

[. . .]

 Universaliser la propriété (ce qui est le contraire de l’abolir) en supprimant le parasitisme, c’est-à-dire arriver à ce but : tout homme propriétaire et aucun homme maître, voilà pour moi la véritable économie sociale et politique. 

Le but est éloigné. Est-ce une raison pour n’y pas marcher ?

 J’abrège et je me résume.

 Oui, autant qu’il est permis à l’homme de vouloir, je veux détruire la fatalité humaine ; je condamne l’esclavage, je chasse la misère, j’enseigne l’ignorance, je traite la maladie, j’éclaire la nuit, je hais la haine.


Voilà ce que je suis, et voilà pourquoi j’ai fait Les Misérables.


Dans ma pensée, Les Misérables ne sont autre chose qu’un livre ayant la fraternité pour base et le progrès pour cime.
Maintenant jugez-moi. […]